HÔN NHÂN GIA ÐÌNH

Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả

Giáo Hoàng Biển Đức XVI Huấn Dụ Học Viện Gioan Phaolô II Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Sứ Điệp cho Hội Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh về Hôn Nhân là “Gia Sản của Nhân Loại”

Những Dữ Kiện Đen Tối về Hôn Nhân Gia Đình ở Các Quốc Gia Văn Minh Âu Mỹ

ĐTC GPII với tham dự viên Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc về tình hình gia đình bị tấn công mạnh liệt hơn

Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm Ngày Kỷ Niệm Đệ Thập Chu Niên Năm Quốc Tế về Gia Đình

“Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”

Giáo Hội ở Á Châu chú trọng đến Đời Sống Gia Đình

ÐTC với Cuộc Hội Luận Của Những Người Âu Châu về Chủ Đề “Gia Đình ở Âu Châu”

Các Vị Giám Mục Mỹ Châu về Giá Trị của Đời Sống Gia Đình

Gia Đình đang phải đối diện với “những đe dọa làm bại hoại nhân bản”

Căn Nguyên của Cuộc Khủng Hoảng Hôn Nhân Hiện Nay

“Gia Đình Kitô Giáo: Tin Mừng Cho Thiên Kỷ Thứ Ba”

“Cuốn Tự Điển về Gia Đình” của Tòa Thánh nhằm đánh tan những mập mờ về từ ngữ lừa đảo

Ngày Thai Nhi

HÔN NHÂN BẤT KHẢ PHÂN LY

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

Những Nhận Ðịnh của Cuộc Họp Quốc Tế Lần Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Châu Âu

CHỐNG LẠI NÃO TRẠNG VÀ TRÀO LƯU PHÁ SẢN GIA ĐÌNH KHẮP NƠI

Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả

Kinh Cầu Cho Gia Đình

 

 

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI Huấn Dụ Học Viện Gioan Phaolô II Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình

 

Trong cuộc gặp gỡ thành phần triều kiến bao gồm giáo sư, sinh viên và ra trường của Học Viện Gioan Phaolô II Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc lại một trong những ấp ủ của vị Giáo Hoàng tiền nhiệm rất yêu quí của ngài, một giấc mơ đã thành sự thật.

 

Vì học viện này, với trụ sở chính ở Rôma, tại Đại Học Lateranô, đã lan khắp năm châu, như ở Âu Châu ngoài Rôma còn có Gaming, Áo Quốc và Valencia, Tây Ban Nha; ở Mỹ Châu có Washington DC, Hoa Kỳ, có Mexico City và Guadalajara, Mễ Tây Cơ, và có Salvador da Bahia, Ba Tây; ở Đại Dương Châu có Melbourne, Úc Đại Lợi; ở Phi Châu có Cotonou, Benin; và ở Á Châu có Changanacherry, Ấn Độ.

 

Vị tân chủ tịch của học viện này là Đức Ông Livio Melina, một giáo sư về luân lý thần học. Ngài là sinh viên tiến sĩ đầu tiên trình luận án của mình ở học viện này trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bấy giờ là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin.

 

Sau đây là nguyên văn bài huấn từ của ngài.

 

Trọng kính Quí Hồng Y,

Quí Huynh Khả Kính trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến:

 

Thật là một niềm vui lớn lao tôi được gặp gỡ anh chị em nhân dịp mừng kỷ niệm 25 năm thành lập Học Viện Gioan Phaolô II của Tòa Thánh Đặc Trách Nhiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình, ở Đại Học Tòa Thánh Latêranô. Tôi xin chào tất cả mọi anh chị em với lòng cảm mến và tôi thành thật cám ơn Đức ông Livio Melina về những lời lẽ nồng hậu ngài thay cho anh chị em ngỏ cùng tôi.

 

Thuở ban đầu của học việc của anh chị em đây gắn liền với một biến cố rất đặc biệt: đó là chính vào ngày 13/5/1981, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Gioan Phaolô II, đã trải qua một cuộc ám sát nghiêm trọng nổi tiếng trong buổi triều kiến được ngài dùng để loan báo về việc thiết lập học viện của anh chị em. Biến cố này có một tầm vóc đặc biệt quan trọng nơi việc tưởng niệm hiện nay đây, một việc tưởng niệm chúng ta cử hành ngay sau khi chúng ta cử hành kỷ niệm cái chết của ngài. Anh chị em muốn đề cao nó bằng sáng kiến thích hợp liên quan tới một hộïi nghị bàn về đề tài: ‘Di Sản của Đức Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đình: yêu thương tình yêu của nhân loại’. 

 

Anh chị em có lý để cảm thấy được cái di sản này một cách hoàn toàn đặc biệt, vì anh chị em là thành phần thụ nhận và là những người tiếp tục cái nhãn quan đã từng là một trong những noon bay cho sứ vụ và suy tưởng của ngài: dự án của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình. Di sản này không phải chỉ là tổng hợp những tín lý và ý nghĩ, mà trên hết là một giáo huấn khôn ngoan liên quan tới một mối hiệp nhất  sáng ngời về ý nghĩa của tình yêu sự sống nơi con người. Sự hiện diện của nhiều gia đình trong buổi triều kiến này là một chứng cớ hùng hồn cho thấy giáo huấn về sự thật ấy đã được đón nhận và sinh hoa trái ra sao.   

 

Ý nghĩ ‘giảng dạy yêu thương’ đã có ở nơi vị linh mục trẻ Karol Wojtyla và sau đó đã thúc đẩy vị giám mục trẻ là ngài khi ngài đối diện với những giây phút khó khăn xẩy ra sau khi vị tiền nhiệm của tôi là Đức Phaolô VI ban hành bức thông điệp ‘Sự Sống Con Người’ có tính cách tiên liệu và luôn hợp thời. Chính trong hoàn cảnh đó mà ngài đã hiểu được nhu cầu cần phải thực hiện một cuộc nghiên cứu học hỏi có hệ thống và phương pháp về đề tài này.  

 

Điều này đã tạo nên cơ sở cho giáo huấn sau đó được ngài cống hiến cho toàn thể Giáo Hội trong loạt bài ‘Giáo Lý về Tình Yêu Con Người’. Ngài đã lợi dụng để nhấn mạnh đến hai yếu tố nồng cốt được anh chị em đã nỗ lực suy tư một cách sâu xa hơn trong những năm này và là những yếu tố định hình cho cái rất mới mẻ nơi học viện của anh chị em như là một thực tại về hàn lâm mang một sứ vụ đặc biệt trong Giáo Hội vậy.

 

Yếu tố thứ nhất đó là hôn nhân và gia đình được bắt nguồn từ cốt lỡi sâu xa nhất nơi sự thật về con người và định mệnh của họ. Thánh Kinh đã mạc khải rằng ơn gọi yêu thương là những gì thuộc về hình ảnh đích thực của Thiên Chúa được Đấng Hóa Công muốn in ấn nơi tạo vật của Ngài, khi kêu gọi con người hãy trở nên giống như Ngài chính ở cách thức con người hướng về yêu thương. Sự khác nhau về phái tính ở nơi thân thể của người nam và người nữ, bởi thế, không phải là một sự kiện thuần sinh lý, mà có một ý nghĩa sâu xa hơn thế nhiều, ở chỗ nó cho thấy rằng nhờ yêu thương như vậy con người nam nữ trở nên một xác thịt duy nhất; họ có thể hiện thực mối hiệp thông chân thực giữa con người hướng về việc truyền đạt sự sống và nhờ đó cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản những con người mới.

 

Yếu tố thứ hai làm nên đặc tính mới mẻ nơi giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về tình yêu con người đó là cách thức độc đáo được ngài sử dụng để dẫn giải dự án của Thiên Chúa qua việc qui hợp mạc khải của Thiên Chúa với kinh nghiệm của con người. Thật thế, nơi Chúa Kitô là tất cả mạc khải của tình yêu Chúa Cha, cũng đã bộc lộ tất cả sự thật về ơn gọi yêu thương của con người, một ơn gọi chỉ có thể hoàn toàn nơi việc trao ban bản thân mình.

 

Trong thông điệp mới đây của mình, tôi đã muốn nhấn mạnh đến cách thức làm thế nào thực sự nhờ yêu thương mà ‘hình ảnh của Thiên Chúa nơi Kitô hữu cùng với hình ảnh của nhân loại bởi đó cùng với định mệnh của nó’ được thể hiện (‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’, đoạn 1). Tức là, Ngài đã sử dụng đường lối yêu thương để mạc khải mầu nhiệm sự sống Ba Ngôi của mình.

 

Ngoài ra, mối liên hệ sâu xa giữa hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu và tình yêu nhân loại làm cho chúng ta có thể hiểu được rằng ‘hôn nhân một vợ một chồng tương xứng với hình ảnh của vị Thiên Chúa độc thần. Hôn nhân được đặt trên một tình yêu chuyên nhất và tận tuyệt trở thành hình ảnh cho mối liên hệ giữa Thiên Chúa với Dân của Ngài và ngược lại, đường lối yêu thương của Thiên Chúa trở thành chuẩn mực cho tình yêu thương của nhân loại’ (ibid. 11). Nhận định này vẫn còn là một lãnh vực rộng lớn cần phải được khai phá thêm.

 

Như thế, công việc được tóm lại như sau: Học Viện Đặc Trách Nghiên Cứu Về Hôn Nhân Và Gia Đình, qua tất cả cấu trúc hàn lâm của mình, cần phải làm sáng tỏ sự thật về sự sống như một cách thức làm phong phú tất cả mọi hình thức hiện hữu của con người. Cái thách đố lớn lao của việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa được Đức Gioan Phaolô II đầy tâm huyết phác họa, cần phải được hỗ trợ bởi một ý thức sâu xa đíùch thực về tình yêu con người, vì tình yêu này là một đường lối đặc biệt được Thiên Chúa dùng để tỏ mình ra cho thế giới, và qua tình yêu thương này Ngài kêu gọi thế giới đến với mối hiệp thông sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Đường lối ấy cũng giúp cho chúng ta có thể thắng vượt quan niệm thu hẹp vào một thứ tình yêu thường thuần riêng tư là một thứ yêu thương rất ư là thịnh hành phổ thông ngày nay. Tình yêu thương chân thực là những gì được biến đổi thành một thứ ánh sáng hướng dẫn cả cuộc sống tiến đến chỗ phong phú, phát sinh một xã hội được nhân bản hóa cho con người. Mối hiệp thông sự sống và yêu thương là hôn nhân, nhờ đó, trở thành một sự thiện đích thực cho xã hội. Việc tránh lánh sự lẫn lộn với các kiểu hiệp nhất khác xuất phát từ thứ yêu thương yếu hèn là một điều đặc biệt khẩn trương ngày nay. Chỉ có tảng đá yêu thương trọn vẹn và bất khả hủy bỏ giữa người nam và người nữ mới có thể làm nền tảng cho một xã hội trở thành nhà cho tất cả mọi dân tộc.

 

Tầm quan trọng mà công cuộc của học viện này có được trong sứ vụ của Giáo Hội cho thấy cái hình dạng của nó: Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II đã phê chuẩn một tổ chức duy nhất có những chi nhánh khác nhau trải khắp năm châu, để tổ chức này có thể chia sẻ cái phong phú của sự thật duy nhất nơi tính cách đa dạng của các nền văn hóa.

 

Mối hiệp nhất về nhãn quan nơi việc nghiên cứu và giáo huấn, mặc dù có tính cách đa dạng về nơi chốn và cảm thức, tiêu biểu cho một thứ giá trị anh chị em cần phải canh giữ, bằng việc phát triển những kho tàng được chôn giấu nơi mọi nền văn hóa. Đặc tính ấy của tổ chức này đã tự chứng tỏ cho thấy là đặc biệt thích hợp với việc học hỏi về một thực tại như hôn nhân và gia đình. Công cuộc của anh chị em là những gì có thể tỏ cho thấy làm thế nào để tặng ân thiên nhiên được thể hiện ở các nền văn hóa khác nhau này đã được ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu thăng hóa.

 

Để có thể thi hành sứ vụ của anh chị em một cách tốt đẹp như thành phần trung thành thừa hưởng của vị sáng lập học viện này, Đức Gioan Phaolô II của chúng ta, tôi mời anh chị em hãy chiêm ngưỡng Mẹ Maria Rất Thánh là Mẹ của Tình Yêu Tuyệt Mỹ. Tình yêu cứu chuộc của Lời nhập thể, đối với mỗi một cuộc hôn nhân và mỗi gia đình, cần phải trở thành ‘những nguồn nước sự sống giữa một thế giới khát khao’ (Deus Caritas Est, 42). Tôi xin gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất, kèm theo một phép lành đặc biệt đến tất cả anh chị em, đến quí vị giáo sư thân mến, đến các sinh viên hôm qua và hôm nay, đến toàn thể nhân viên của học viện, cũng như đến các gia đình thuộc học viện của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/5/2006

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi Sứ Điệp cho Hội Nghị Giám Mục Mỹ Châu Latinh về Hôn Nhân là “Gia Sản của Nhân Loại”

Sau đây là nguyên văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI gửi ngày 3/12/2005 cho Hội Nghị lần thứ ba của Chư Vị Giám Mục Chủ Tịch Các Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục đặc trách Về Gia Đình và Sự Sống ở Mỹ Châu Latinh, một hội nghị được tổ chức ở Rôma bởi Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình.

 

Chư Huynh trong Hàng Giáo Phẩm thân mến,

 

1.         Tôi hân hoan gặp gỡ quí huynh nhân dịp Cuộc Họp Thứ Ba của Chư Vị Chủ Tịch Các Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục đặc trách Về Gia Đình và Sự Sống ở Mỹ Châu Latinh. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với những lời ngỏ cùng tôi từ Đức Hồng Y Alfonso López Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình.

 

Cùng với toàn thể Giáo Hội, tôi đã thấy được mối quan tâm của Đức Gioan Phaolô II về đề tài quan trọng nhất này. Về phần mình, tôi cũng có cùng một quan tâm như thế, một mối quan tâm sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng trên tương lai của Giáo Hội và của các dân tộc, như vị Tiền Nhiệm của tôi đã nói trong tông huấn “Familiaris Consortio”, đó là: “Tương lai của nhân loại băng qua con đường gia đình!”

 

“Bởi thế, không thể châm chước và thật là khẩn trương ở đây là mọi người thiện chí cần phải nỗ lực để gìn giữ và nuôi dưỡng những giá trị cũng như những đòi hỏi của gia đình”. Ngài còn thêm: “Kitô hữu cũng có sứ vụ hân hoan xác tín loan báo ‘Tin Mừng’ về gia đình, vì gia đình nhất định cần phải nghe lại hơn bao giờ hết và cần phải hiểu biết sâu xa hơn bao giờ hết những lời chân thực cho thấy căn tính của nó, cho thấy các nguồn mạch nội tâm và tầm quan trọng sứ vụ của nó trong Thánh Đô của Thiên Chúa và thành đô của con người” (Đoạn kết, 86).

 

Bức tông huấn được trích dẫn này, cùng với Bức Thư gửi Các Gia Đình “Gratissimam Sane” và bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” có thể nói làm nên một bộ ba sáng ngời tác động công việc làm của thành phần mục tử chư huynh.

 

2.         Tôi muốn đặc biệt cám ơn chư huynh về mối quan tâm mục vụ của quí huynh trong việc tìm cách bảo toàn những giá trị nống cốt của đời sống hôn nhân và gia đình. Chúng đang bị đe dọa bởi hiện tượng tục hóa hiện nay là những gì ngăn cản lương tâm xã hội trong việc nhận thức một cách thích đáng căn tính và sứ vụ của cơ cấu gia đình, và gần đây, bởi áp lực của các thứ luật lệ bất chính đã làm cho nó chối từ việc nhìn nhận các quyền lợi căn bản của nó.

 

Trước chiều hướng của tình trạng ấy, tôi lấy làm hài lòng nhận thấy tình trạng tăng tiến và kiên cường của việc các Giáo Hội riêng hoạt động nơi cho cơ cấu của con người này, một cơ cấu được bắt nguồn nơi dự án yêu thương của Thiên Chúa và là một mẫu thức bất khả thay thế cho công ích của nhân loại. Có nhiều gia đình quảng đại đáp ứng Chúa và cũng có dồi dào kinh nghiệm mục vụ, một dấu hiệu của sinh lực mới làm kiên cố căn tính của gia đình bằng việc dự bị hôn nhân tốt đẹp hơn.

 

3.         Nhiệm vụ của quí huynh là thành phần mục tử là ở chỗ trình bày cái giá trị đặc biệt của hôn nhân, với tất cả ý nghĩa phong phú của nó, một thứ hôn nhân là “gia sản của nhân loại” như một cơ cấu tự nhiên. Ngoài ra, việc nó được nâng lên phẩm vị cao quí nhất của một bí tích cần phải được thấy bằng một niềm tri ân và ngỡ ngàng, như tôi mới đây nói tới khi xác nhận rằng:

 

“Phẩm tính bí tích hôn nhân có được trong Chúa Kitô, bởi thế, có nghĩa là tặng ân tạo dựng đã được nâng lên tới bậc ân sủng cứu chuộc. Ân sủng của Chúa Kitô không phải là những thâm thắt ngoại tại vào bản tính của con người, nó không vi phạm tới con người nam nữ nhưng giải thoát họ và phục hồi họ, bằng chính việc nâng họ lên trên những giới hạn của họ” (" Address to the Ecclesial Diocesan Convention of Rome," June 6, 2005; L'Osservatore Romano, English edition, June, 15, p. 6).

 

4.         Tình yêu phu thê và việc hoàn toàn trao tặng bản thân mình, theo chiều hướng đặc biệt của chúng là độc chiếm, thủy chung, thường hằng theo thời gian và hướng về sự sống, là những gì chính yếu của mối hiệp thông sự sống và yêu thương làm nên đời sống hôn nhân này (Vui Mừng và Hy Vọng, 48). 

 

Ngày nay, bằng một nhiệt tình mới, cần phải loan truyền là Phúc Âm của gia đình là một tiến trình nên trọn về nhân bản và tâm linh với niềm tin tưởng là Chúa luôn hiện diện với ân sủng của Ngài. Việc loan báo này thường bị bóp méo bởi những quan niệm sai lầm về hôn nhân và gia đình, những quan niệm không tôn trọng dự án nguyên thủy của Thiên Chúa. Về vấn đề này, dân chúng thực sự tiến đến chỗ đưa ra những hình thức hôn nhân mới, một số hình thức không quen thuộc với các nền văn hóa phổ thông là những nền văn hóa trong đó bản chất đặc biệt của hôn nhân bị đổi thay. 

 

Cũng nơi môi trường của sự sống, có những kiểu mẫu mới được đang được đề ra, những thứ kiểu mẫu tranh luận về quyền lợi căn bản này. Từ đó, việc loại trừ đi những phôi thai bào hay việc họ độc đoán sử dụng chúng nhân danh tiến bộ của khoa học, một thứ tiến bộ không chịu nhìn nhận giới hạn của mình và không chịu chấp nhận tất cả các nguyên tắc luân lý có thể bảo toàn phẩm vị của con người, trở thành mối đe dọa cho loài người, thành phần bị biến thành một đối tượng hay chỉ là một thứ dụng cụ thuần túy. Khi tiến tới những mức độ như thế thì chính xã hội bị ảnh hưởng và mói thứ nguy cơ làm rung chuyển tận nền móng của nó. 

 

5.         Ở Mỹ Châu Latinh, cũng như ở tất cả các nơi khác, trẻ em có quyền được sinh ra và được dưỡng nuôi trong một gia đình theo hôn nhân, nơi cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên về đức tin cho con cái mình để chúng tiến đến chỗ trưởng thành hoàn toàn về nhân bản và tâm linh.

 

Con cái thực sự là kho tàng cao trọng nhất và là sự thiên cao quí nhất của gia đình. Bởi thế, hết mọi người cần phải được giúp cho biết ý thức về sự dữ tự bản chất của tội ác phá thai. Trong việc tấn công sự sống con người ngay trong những giai đoạn đầu tiên của nó cũng là việc tấn công chống lại chính xã hội vậy. Bởi thế, các chính trị gia và các lập pháp gia, với tư cách là tôi tớ phục vụ cho công ích, có nhiệm vụ buộc phải bênh vực quyền lợi nồng cốt của sự sống, hoa trái của tình yêu Thiên Chúa.

 

6.         Chắc chắn là, đối với hoạt động mục vụ nơi một lãnh vực rất tinh tế và phức tạp này, trong đó bao gồm cả những luật phép khác nhau và phải đối diện những vấn đề nền tảng, thì cần phải thực hiện việc cẩn thận huấn luyện các cán sự mục vụ trong giáo phận.

 

Bởi thế, các vị linh mục, với tư cách là thành phần cộng sự viên trực tiếp của giám mục, cần phải được huấn luyện lành mạnh về lãnh vực này để giúp họ có thể đam đang tin tưởng đương đầu với những vấn đề xuất phát nơi hoạt động mục vụ của họ.

 

Đối với thành phần giáo dân, nhất là những ai dồn năng lực của mình vào việc phục vụ các gia đình, họ cần phải được đào luyện thích hợp và lành mạnh để giúp họ có thể minh chứng cho sự cao cả và giá trị vững bền của hôn nhân trong xã hội ngày nay.

 

7.         Anh chị em thân mến, như anh chị em quá biết rằng Cuộc Gặp Gỡ Quốc Tế Lần Thứ Năm của  Các Gia Đình không còn bao lâu nữa. Nó sẽ được tổ chức ở Valencia, Tây Ban Nha, về đề tài: Việc truyền đạt đức tin trong gia đình.

 

Về vấn đề này, tôi gửi lời chào thân ái tới Đức Tổng Giám Mục Agustín García-Gasco ở thành phố đó, vị đang tham dự cuộc họp này và là vị, cùng với Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, chia sẻ công việc khó khăn để sửa soạn cho biến cố ấy. Tôi phấn khích tất cả anh chị em để nhiều đại biểu thuộc các hội đồng giám mục, các giáo phận và các phong trào ở Mỹ Châu Latinh có thể tham dự vào biến cố giáo hội quan trọng này.

 

Về phần mình, tôi mạnh mẽ hỗ trợ việc tổ chức cuộc gặp gỡ này và đặt nó dưới sự bảo trợ ưu ái của Thánh Gia.

 

Các vị mục tử thân mến, tôi thân ái ban phép lành tòa thánh của tôi cho quí huynh cũng như cho tất cả mọi gia đình ở Mỹ Châu Latinh.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
16/12/2005

  

TOP

 

Những Dữ Kiện Đen Tối về Hôn Nhân Gia Đình ở Các Quốc Gia Văn Minh Âu Mỹ

Tại một cuộc hội thảo do Đại Học Lateran tổ chức có một bản phân tích các con số thống kê cho thấy một đổi thay đáng lo ngại trong vòng 20 năm (1981-2001). Theo bản tường trình này trong tờ nhật báo Corriere della Sera số ra ngày 19/3/2005 thì ở Ý vào năm 1981 các cuộc hôn nhân ở mức 5.6 trên 1000, với tổng số 316.953, nhưng vào năm 2001 mức độ đã giảm xuống còn 4.5 vụ trên 1000, hay 260.904 vụ kết hôn mà thôi.

Những cặp chung sống ngoại hôn cũng tăng. Năm 1993 có 277 ngàn cặp, năm 2001 có 453 ngàn cặp ở Ý. ĐGM Dante Lafranconi giáo phận Cremona tường trình ở buổi hội thảo này là khoảng một nửa cặp tham dự khóa dự bị hôn nhân đã sống với nhau rồi.

Những con số mới nhất về gia đình Ý quốc của văn phóng thống kê nước này là ISTAT cũng cho thấy mối quan ngại này. Trong năm 2002-2003, thành phần độc thân chiếm 25.4% các đơn vị gia đình, so với 21% trong thời khoảng 1994-1995 theo tường trình 10/2004 trên tờ Corriere della Sera. Con số các cặp sống chung ngoại hôn là 564 ngàn.

Tây Ban Nha cũng bị thử thách nặng về đời sống hôn nhân gia đình. Một bài báo trên tờ La Razón phổ biến một bản tường trình được Viện Chính Trị Gia Đình thực hiện cho thấy 60% gia tăng trong việc ly hôn và ly dị 8 năm qua, với con số là 134.931 trong năm 2004.

Tờ nhật báo Guardian hôm 17/12/2004 đã tường trình những dữ kiện được Văn Phòng Thống Kê Quốc Gia cho thấy là có 41% cuộc sinh nở ở Anh quốc và Wales vào năm 2003 xuất phát từ những cuộc giao du tình dục ngoại hôn. Con số này cao hơn một thập niên trước chỉ ở 12%. Ở những vùng doing bắc hai nước này, còn số còn tăng lên tới 50%.

Tờ nhật báo Telegraph ở Luân Đôn đã phổ biến hôm 5/2/2005 rằng cũng theo văn phòng thống kê trên thì con số thành hôn trong năm 2003 tăng lên 4.7% so với năm trước đó, tức tăng lên 267.770 cuộc. Tuy nhiên, sở dĩ con số này tăng là vì tăng tái hôn sau ly dị. Thật vậy, trong năm 2003 chỉ có 59% cặp là thành hôn một lần. Tuổi trung bình lập gia đình lần đầu tiên ở 2 quốc gia này là 29 ở giới nữ và 31 ở nam giới, so với 40 năm trước đây, nam ở tuổi 26 và nữ ở tuổi 23.

Ở Bắc Mỹ tình hình cũng không kém trầm trọng. Một bản tường trình của văn phòng Thống Kê Gia Nã Đại cho thấy tình trạng gia tăng kinh khủng nơi những cuộc ly dị đi ly dị lại. Trong một bài viết trong tháng 3/2005, tờ nhật báo Globe and Mail tường trình là 16.2% của các cuộc ly dị trong năm 2003 liên quan đến nam giới đã từng ly dị trước đó. Con số ở nữ giới là 15.7%. Tất cả có 70.828 vụ ly dị trong năm 2003, tăng 1% so với một năm trước đó với 70.155 vụ.

Nữ giáo sư Đại Học York và là một trong những chuyên viên thượng thặng về hôn nhân và ly dị ở Canada là Anne-Marie Ambert nhận định như thế này:

“Chúng ta … là một xã hội rất ư cá nhân chủ nghĩa, và chúng ta coi trọng việc chọn lựa, chúng ta coi trọng việc tình tứ, và chúng ta càng trở thành ít có thể chịu đựng nổi bất cứ điều gì sai trái. Chúng ta càng ít muốn giải quyết những rắc rối về mối liên hệ. Thật là dễ dàng đổ vỡ hôn nhân hơn trong quá khứ”.

Một bài báo khác cũng trong tờ nhật báo trên còn bày tỏ mối quan tâm về tình trạng hôn nhân ở Canada. Con số đổ vỡ hôn nhân trước khi kỷ niệm 30 năm năm lấy nhau lên tới 38.3% vào năm 2003, trong khi đó, các chính trị gia lại bận tâm với vấn đề ngả theo chiều hướng hôn nhân đồng tính, và chẳng làm gì để giúp cho các cặp vợ chồng có thể thủy chung với nhau.

Bài chủ biên của tờ báo này viết rằng: “Ly dị được coi là vấn đề tư riêng giữa vợ chồng với nhau, một chọn lựa riêng tư không liên quan gì tới chính quyền và xã hội là bao. Điều này rõ ràng là sai trái. Ly dị không phải chỉ là một thảm cảnh cho các đôi phối ngẫu. Nó là một rắc rối cho mọi người khác nữa”. Sauk hi đề cập đến hậu quả tác hại cho con cái cũng như cho chính các cặp vợ chồng, bài chủ biên này kết luận: “Khi một cuộc hôn nhân kết thúc, là một gia đình bị hủy diệt giống hệt như một ngôi nhà bị cháy rụi. Hết mọi cuộc ly dị là một thảm cảnh vậy”.

Ở Liên Hiệp Quốc, theo Associated Press tường trình ngày 1/12/2004, Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số cho thấy con số trong năm 2003 là 1/3 nam nhân và gần Ử nữ giới ở vào tuổi từ 30 đến 34 chưa bao giờ lập gia đình. Con số này gần 4 lần trong năm 1970. Con số sinh nở ngoại hôn lên đến gần 35% trong năm 2003, so với 11% trong năm 1970.


Ở Úc Châu cũng thế. Căn cứ vào tín liệu của cuốn Niên Giám Úc Châu 2005 do Văn Phòng Thống Kê phổ biến, tờ nhật báo Úc Châu hôm 22/1/2005 tường trình là các gia đình có cả cha lẫn mẹ và tối thiểu là 1 đứa con chỉ ở vào khoảng 47%. Những gia đình chỉ có một cha hay mẹ từ 552 ngàn năm 1991 lên tới 763 ngàn trong năm 2001.

Cao Tấn Tĩnh, dịch theo Zenit ngày 11/6/2005
 

TOP

 

ĐTC GPII với tham dự viên Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc về tình hình gia đình bị tấn công mạnh liệt hơn


Hôm Thứ Bảy 18/12/2004, với 150 tham dự viên hiện diện ở Các Cuộc Diễn Đàn Hiệp Hội Gia Đình Ý Quốc, ĐTC GPII đã bày tỏ cảm nhận của Ngài về hiện trạng gia đình càng ngày càng bị tấn công bởi thẩm quyền đáng lẽ phải bảo vệ nó, như sau:


“Tiếc thay, những cuộc tấn công phạm đến hôn nhân và gia đình mỗi ngày một mãnh hơn và sâu đậm hơn, cả về quan điểm ý hệ lẫn quan điểm qui phạm.


“Ai hủy hoại cơ cấu thiết yếu của việc loài người sống chung đây là thành phần gây ra một vết thương sâu đậm cho xã hội và những thiệt hại thường bất khả sửa chữa.

 

“Nỗ lực này muốn biến gia đình thành một thứ cảm nghiệm theo cảm xúc riêng tư không dính dáng gì tới xã hội; nỗ lực làm lẫn lộn các quyền lợi cá nhân với những quyền lợi xứng hợp với tế bào gia đình được hôn nhân tạo nên; nỗ lực san bằng những hình thức chung sống với nhau giống như kiểu kết hợp của hôn nhân; nỗ lực chấp nhận, và có một số trường hợp, ủng hộ việc đàn áp sự sống vô tội của con người bằng cách cố tình phá thai; nỗ lực thay thế những tiến trình tự nhiên của việc truyền sinh con cái bằng việc thực hiện những hình thức cấy thai nhân tạo, tất cả những thứ ấy chỉ là một số lãnh vực đang diễn tiến việc lật ngược xã hội này.


“Sự tiến bộ về dân sự không thể phát xuất từ tình trạng phá giá về xã hội của hôn nhân cũng như từ việc mất đi lòng tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của sự sống con người. Những gì có vẻ là sự tiến bộ về văn minh và thắng đoạt của khoa học, nơi nhiều trường hợp thật ra chỉ là một cuộc thảm bại cho phẩm vị của con người cũng như cho xã hội.


“Sự thật về con người, sự thật là con người được kêu gọi từ khi được thụ thai là được lãnh nhận bằng yêu thương và trong yêu thương, chứ không thể trở vật hy sinh cho quyền năng của kỹ thuật cũng như cho cái mập mờ của các ước muốn về những thứ quyền lợi chân thực. Ước muốn hợp lý có được một người con hay được khỏe mạnh không thể bị biến thành một thứ quyền lợi vô điều kiện được quyền loại trừ đi nhân mạng của người khác.


“Khoa học và kỹ thuật là những gì chân thực phục vụ con người chỉ khi nào chúng bảo vệ và cổ võ tất cả mọi cá nhân con người liên quan đến tiến trình truyền sinh.


“Các hiệp hội Công Giáo, cùng với tất cả mọi con người thiện tâm còn tin tưởng vào các thứ giá trị của gia đình và sự sống, đều không thể chịu thua trước những áp lực của một thứ văn hóa đa dọa tận nền tảng của việc tôn trọng sự sống và phát triển gia đình”.


ĐTC đã diễn tả Các Cuộc Diễn Đàn của Chư Hiệp Hội Gia Đình là một trong những “hình thức động viên” cần thiết được chính Ngài khích lệ trong tông huấn “Familiaris Consortio”, nhờ đó, “gia đình sẽ phát triển ý thức phải là ‘những tay đóng vai chính’ về ‘qui chế gia đình’ và đảm nhận trách nhiệm biến đổi xã hội”. Và ĐTC cũng nhấn mạnh đến tổ chức này có thể lấy làm Kim Chỉ Nam hay Cẩm Nang của họ “Bản Hiến Chương Các Quyền Lợi của Gia Đình” được Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình phổ biến năm 1983.

 


Top

 

 

Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm Ngày Kỷ Niệm Đệ Thập Chu Niên Năm Quốc Tế về Gia Đình


ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, hôm Thứ Hai 6/12/2004, đã trình bày nhận định và quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm đệ thâp chu niên Năm Quốc Tế về Gia Đình. Sau đây là nguyên văn bài trình bày của ngài.


Thưa Ngài Chủ Tịch,


Đại biểu tôi lấy làm sung sướng được trình bày vào lúc kết thúc việc mừng kỷ niệm đệ thập chu niên Năm Quốc Tế về Gia Đình, và việc kỷ niệm này ở trong bối cảnh của khóa họp thứ 59 của Tổng Hội Đồng đang bàn luận với nhau về hai ưu tiên đối với thế giới của chúng ta hôm nay đây, đó là vấn đề an ninh và phát triển.


Vấn đề chúng ta tranh luận và chương trình chúng ta thực hiện tập trung vào một quan niệm bao rộng về vấn đề an ninh, dung hòa những gì theo kiểu nói lối của chúng ta ở Liên Hiệp Quốc chúng ta gọi là “những thứ đe dọa dữ”, như nạn khủng bố và các thứ vũ khí đại công phá; và “các thứ đe dọa hiền”, tức là nạn thất nghiệp, nghèo khổ, nạn dịch Vị Khuẩn Liệt Kháng và Hội Chứng Liệt Kháng, vấn đề khai thác trẻ em và nữ giới, phương tiện khan hiếm về vấn đề nhà cửa và vệ sinh, giáo dục và thuốc men, những thứ ảnh hưởng đến toàn thể xã hội loài người trong sinh hoạt thường nhật của nó. Vì cái viễn cảnh gia tăng mức độ nghèo khổ và chênh lệch nơi nhiều xứ sở không mấy sáng sủa mà chẳng lạ gì vấn đề giảm nghèo hiện nay được nhẩy lên đầu những việc thực hiện phát triển.


Bởi thế, đại biểu tôi đây xin hướng việc ủng hộ của mình về vấn đề gia đình, một đơn vị nền tảng của xã hội theo bản chất của nó cũng như bởi sự góp phần bất khả thiếu trong việc chiếm đạt tình trạng an ninh và phát triển.


Gia đình, một thứ gia đình là việc hiệp nhất vững vàng và lâu bền giữa một người nam và một người nữ, trước hết đóng vai trò như là một đường lối tự nhiên nhất và xứng hợp nhất trong việc bảo đảm vấn đề sinh sản, nhờ đó canh tân các thế hệ. Để thực hiện việc phát triển về kinh tế, tối thiểu cần phải có một động lực về nhân số học, một thứ động lực xẩy ra bởi việc sinh sản để bảo đảm cho việc thay thế các thế hệ. Thế nhưng, ngoài chiều kích nhân số này, chúng ta cần phải lưu ý là nơi lòng của cộng đồng tự nhiên đầu tiên ấy mà cá nhân con người sẽ có được một số tính chất, thói quen, thái độ giúp cho họ một ngày kia có thể trở thành một nhà sản xuất, tức là một tay kiến trúc sáng tạo của xã hội.


Thật vậy, không phải vấn đề chỉ cần sinh ra con cái trong thế giới này mà còn cần phải giáo dục chúng nữa; khái niệm có tính cách kinh tế về “cái vốn liếng nhân bản” này đặc biệt thích hợp nơi đây, ở chỗ, là nơi đầu tiên cho việc hình thành cái vốn liếng nhân bản ấy, gia đình thực sự là những gì bất khả thiếu đối với vấn đề phát triển. Bởi thế mà phải hết sức chú trọng đến việc sử dụng những phương tiện cần thiết để nhìn nhận một cách chân chính sự kiện là gia đình không phải chỉ là nơi hưởng thụ mà còn là nơi kiến tạo nên một kho tàng đích thực là những gì ngày nay người ta đã hoàn toàn quên lãng.


Do đó, chỉ có thể tỏ ra hành động đề cao gia đình là ở chỗ trước hết có một ý muốn thực sự về phương diện chính trị để cổ võ một thứ mô phạm về gia đình. Đặc biệt là lời diễn đạt “đơn vị căn bản của xã hội” là lời diễn đạt muốn nói tới quan niệm chính xác nhất về cấp trật của xã hội dựa trên việc hiện hữu của các cộng đồng con người vững chắc, những cộng đồng cần phải được tái nhìn nhận và công nhận ở tất cả mọi lãnh vực về cơ cấu.


Có thế, chính sách về gia đình mới là một cái nội dung tổng quan cần phải có những đường lối rõ ràng trong việc đáp ứng những thách đố về xã hội cũng như về kinh tế của thời đại chúng ta đây; việc nhìn nhận vấn đề cổ võ cần thiết đối với gia đình, một việc nhìn nhận được xuất phát như là một qui chế ngăn ngừa, không được trở thành tiêu biểu cho vấn đề quốc gia hóa gia đình; nó không phải là một thứ quyền lợi mới của xã hội cần phải được chế ra mà là những điều kiện của công lý cần phải được thể hiện.


Cũng cần phải rõ ràng phân biệt về qui chế xã hội nữa. Thật vậy, qui chế xã hội giúp cho tâm trí tiến đến chỗ làm nhẹ bớt tính cách trầm trọng của một tình trạng nào đó, làm suy yếu những tác dụng của nó lúc ban đầu và cuối cùng bảo đảm lối thoát cho khỏi một quốc gia được coi là xấu. Chính sách gia đình, ngược lại, cần phải làm sao để cho việc phát triển về kinh tế có thể bền lâu: Mục tiêu này chắc chắn không phải là những gì “triệt hạ” gia đình!


Nói cho cùng thì chính sách về gia đình cần phải là một chính sách hoàn toàn tách biệt, ở chỗ, trước hết, các mục tiêu của nó đó là cổ võ một thứ mô phạm ít là không trừng phạt những ai muốn có con cái; thế rồi, những phương thức của nó đó là bồi hoàn chính đáng những phí tổn liên quan tới vấn đề giáo dục, cùng thực sự nhìn nhận hoạt động nội trợ tại gia; và sau cùng, những đòi hỏi riêng của nó đó là hoạt động dài hạn dựa vào tiêu chuẩn về công lý và về sự hiệu nghiệm, vì gia đình là một thứ đầu tư cho ngày mai. Chỉ khi nào lương tâm con người thực sự ý thức được tầm quan trọng của những khía cạnh khác nhau này họ mới có thể thực hiện hiệu nghiệm chính sách về gia đình mà thôi.


Xin cám ơn Ông Chủ Tịch.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 7/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)


 

Top

 

 

“Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”


Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô thiết lập năm 1981, đã tổ chức đại hội hằng năm 3 ngày, năm nay cũng ở Vatican, bắt đầu từ Thứ Năm, 18/11 đến Thứ Bảy 20/11/2004, với chủ đề: “Sứ Vụ của Các Cặp Vợ Chồng Già Dặn Kinh Nghiệm với Các Cặp Đính Hôn Và Mới Thành Hôn”. Vào ngày kết thúc cuộc đại hội này, ĐTC đã ban lời huấn dụ cho 150 tham dự viên với những điểm chính yếu tiêu biểu như sau:


“Ai hủy hoại cơ cấu nền tảng của việc nhân loại sống chung này, bằng cách tỏ ra không tôn trọng căn tính của nó và bằng lật độ các việc làm của nó, là thành phần gây ra một vết thương hằn sâu trong xã hội, và gây ra một tình trạng nguy hại thường là những gì bất khả chữa trị”.


“Sứ vụ của các đôi phối ngẫu cũng như của các gia đình Kitô hữu, theo ân sủng được lãnh nhận nơi bí tích hôn phối, để phục vụ việc xây dựng Giáo Hội cũng như xây dựng vương quốc của Thiên Chúa trong giòng lịch sử… không hề mất đi một chút nào cái thời hạn của nó cả. Trái lại, nó còn trở thành hết sức khẩn trương nữa”.


Về chủ đề đại hội năm nay của phân bộ tòa thành này, ĐTC khuyên nhủ các gia đình mới hãy trân quí sự giúp đỡ khôn ngoan, tận tình và quảng đại của những đôi phối ngẫu khác là thành phần đã từng trải đời sống hôn nhân và gia đình”.


Ngài nói việc cố vấn ấy là những gì hữu dụng “nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân”, khi mà các gia đình đang đi đến chỗ “từ từ gặp phải những khó khăn trong việc thích ứng với đời sống chung hay với việc sinh sản con cái”.


ĐTC lấy làm hài lòng khi thấy “việc xuất hiện càng nhiầu trên thế giới các phong trào ủng hộ gia đình và sự sống. Hoạt động của họ, khi nhắm vào việc phục vụ những ai mới lập gia đình, bảo đảm việc giúp đỡ quí hóa để thỏa đáng một cách thuận lợi cho tính cách phong phú của ơn Chúa kêu gọi họ”.


Sau cùng ĐTC cũng không quên kêu gọi việc tham dự Cuộc Họp Các Gia Đình Hòa Vũ lần thứ 5 được dự định tổ chức vào năm 2006 ở Valencia, Tây Ban Nha.


Theo bản thông báo của văn phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết thì đại hội nhắm đến chủ đề này là để tìm cách “cổ võ một cuộc nghiên cứu sâu xa hơn về tình trạng hiện nay của các gia đình, nhất là liên quan tới việc đóng góp của rất nhiều mái ấm gia đình, thành phần hoàn toàn sống thực tại hôn nhân theo Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, thành phần có thể cống hiến cho các đôi phối ngẫu đính hơn hay mới thành hôn để hỗ trợ họ trên con đường sửa soạn thành hôn và rồi vào cả những năm đầu tiên của cuộc sống hôn nhân gia đình nữa”.


Những ai hoạt động trong lãnh vực thừa tác vụ mục vụ cho các gia đình, cũng như những phần tử của chính các gia đình, thành phần “nắm được cốt lõi của một đời sống hôn nhân tốt đẹp”, có thể gần gũi với những cặp tân hôn, “giúp đỡ họ một cách sáng suốt, khôn ngoan và vững chắc chẳng những cho con cái mới lập gia đình của họ mà còn cho cả cháu chắt mới lập gia đình của họ nữa”.


“Thành phần làm ông bà, bằng sự khôn ngoan và tình cảm của họ, có thể là nguồn lợi trong những trường hợp khó khăn bất khả tránh nơi đời sống của những gia đình mới. Những cặp phối ngẫu già dặn này, thành phần đầy kinh nghiệm về nhân bản và Kitô giáo, là những cặp vợ chồng quí hóa, vì họ có thể lấy chính đời sống của mình để làm chứng và làm tông đồ cho vẻ đẹp và hạnh phúc của đời sống gia đình khi được sống theo đúng ý định của Thiên Chúa”.

 

 

Top

 

 

Giáo Hội ở Á Châu chú trọng đến Đời Sống Gia Đình


Đại Hội của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC: Federation of Asian Bishops' Conferences) đã kết thúc với lời kêu gọi mạnh mẽ là hãy bênh vực và cổ võ các giá trị về gia đình. Cuộc Đại Hội lần này ở Daejon Nam Hàn có chủ đề “Gia Đình Á Châu Hướng Về Một Nền Văn Hóa Sự Sống”, với sự tham dự của 189 đại biểu và phái viên, trong đó có 92 vị giám mục (bao gồm cả 6 vị hồng y), và khoảng 100 vị linh mục, tu sĩ và giáo dân. Ngoài ra Đại Hội này còn có sự tham dự của hai vị đại diện Tòa Thánh là ĐTGM Robert Sarah, bí thư của Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, và ĐHY Fumio Hamao, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đặc Trách Thành Phần Di Dân và Du Hành. Đại Hội được kết thúc hôm Thứ Hai 23/8/2004.


Trong diễn từ khai mạc Đại Hội, ĐTGM Sarah đã nói rằng “gia đình cần phải được coi là khởi điểm của hết mọi con người và kinh nghiệm Kitô giáo. Chính ở trong các ngôi nhà, ở nơi các gia đình mà chúng ta biết nói đến Thiên Chúa, đến Chúa Kitô và đến Thần Linh. Không có gia đình, đức tin và các giá trị về luân lý không có gốc rễ.


Vị TGM này cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị truyền thống của hôn nhân và gia đình, bắt đầu với kinh nghiệm và văn hóa của các dân tộc Phi Châu và Á Châu. Thật vậy, nó là một di sản đang trải qua một cuộc khủng hoàng trầm trọng ở Tây Phương. Đúng thế, trong những quốc gia kỹ nghệ hóa, “các nhà lập pháp coi thường cái thiết yếu của việc hiệp nhất gia đình đối với phúc hạnh của xã hội”.


Bản văn gợi ý của Đại Hội này thôi thúc các vị giám mục hãy cổ võ gia đình bằng “cuộc hạ sinh của một nền văn hóa sự sống”.

 

 

Top

 

 

ÐTC với Cuộc Hội Luận Của Những Người Âu Châu về Chủ Đề “Gia Đình ở Âu Châu”


Mười năm trước đây, tức vào năm 1994, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức Năm Quốc Tế về Gia Đình, với cuộc Hội Nghị ở Cairô rất là gay go, đến nỗi, nếu Tòa Thánh và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bấy giờ không cương quyết và mãnh liệt chống lại những chủ trương sặc mùi văn hóa sự chết liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa vấn đề phá thai để kiểm soát dân số, thì thế giới này đã vừa khóc vừa cười cử hành một đám ma văn hóa rồi vậy. Quyền lực của thứ văn hóa sự chết khủng khiếp này, dù hoàn toàn thua cuộc ở Hội Nghị Cairô, nhưng vẫn vùng dậy ở Hội Nghị Bắc Kinh trong Năm Quốc Tế về Nữ Giới 1995, một hội nghị đã được phong trào nữ giới cấp tiến không phải đòi bình quyền với nam nhân mà là toàn quyền định đoạt về những gì liên quan đến than xác của họ, tức đến quyền phá thai, một vấn đề đã bị thất bại ở Hội Nghị Cairô về Dân Số. (Về diễn tiến Hội Nghị Cairô, xin xem cuốn Ánh Sáng Thế Gian của Cao Tấn Tĩnh, do Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam ở Hoa Kỳ xuất bản năm 2000, Chương Bóng Tối Không Át Được Ánh Sáng, trang 214-230).


Năm 2004, lại một Năm Quốc Tế về Gia Đình, một cuộc hội luận của những người thuộc Âu Châu đã diễn tiến tại Rôma về chủ đề “Gia Đình ở Âu Châu”. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói cùng thành phần tham dự viên của cuộc hội luận này về chủ đề của họ như sau:


“Vào thiên niên kỷ thứ nhất, việc gặp gỡ giữa luật pháp Rôma và sứ điệp Kitô Giáo đã làm phát sinh ra cái có thể được gọi là mẫu mực về gia đình của người Âu Châu, một mẫu mực được lan tràn rộng rãi tới cả Châu Mỹ và Đại Dương Châu”.


Ngài nhận định là trong 50 năm qua, một hiện tượng đã xẩy ra ở các xã hội tân tiến “với một lối sống rất rõ ràng và cho thấy triệu chứng của một cuộc khủng hoảng sâu xa gây ra những hậu quả tất cả chúng ta thấy được hiện nay. Trước những cuộc khủng hoảng ấy, gia đình bao giờ cũng là một yếu tố của tình liên kết và sức mạnh, thậm chí có bị chống đối một cách cay nghiệt, vẫn là đối tượng của những niềm hy vọng, của những ước mong, những dự phóng và nỗi nhớ nhung”.


“Thật vậy, nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này là vấn đề của văn hóa, và ngày nay các thế hệ trẻ hình như bị thu hút bởi lý tưởng của thứ gia đình truyền thống. Thế nhưng, chúng vẫn đồng thời không thể nào lãnh trách nhiệm ấy một cách đầy đủ”.


“Vấn đề chính yếu ở đây là: ngày nay chúng ta còn có thể nói về một thứ mẫu mực gia đình hay chăng? Giáo Hội tin rằng, trong môi trường ngày nay, một môi trường lại càng cần phải tái khẳng định cơ cấu về hôn nhân và gia đình như là những thực tại phát xuất từ ý muốn khôn ngoan của Thiên Chúa, và hoàn toàn thể hiện ý nghĩa và giá trị của những cơ cấu này theo dự án tạo dựng và cứu độ của Ngài”.


Vì cuộc khủng hoảng xẩy ra một phần bởi vấn đề văn hóa nên ĐTC đã nêu lên vấn đề giải quyết là phận vụ của “những ai hoạt động nơi lãnh vực văn hóa và nghiên cứu khoa học, của những người theo phương pháp đối thoại và trực diện với những thứ luật phép khác nhau đối với những vấn đề liên quan đến gia đình”.

 

 

Top

 

 

Các Vị Giám Mục Mỹ Châu về Giá Trị của Đời Sống Gia Đình


Các Vị Giám Mục của Giáo Hội ở Mỹ Châu, bao gồm các phần tử thuộc hội đồng giám mục Canada, Hoa Kỳ và Mỹ Châu Latinh, sau cuộc họp lần thứ 32 ở San Antonio Texas Hoa Kỳ của các vị, đã ban hành một Bản Tuyên Cáo xác định giá trị nền tảng và tầm quan trọng của đời sống gia đình, với nhan đề: “Hỡi Gia Đình, Hãy Trở Nên Những Gì Mình Là!”. Sau đây là nguyên văn Bản Tuyên Cáo.


Hỡi Gia Đình, Hãy Trở Nên Những Gì Mình Là!


Sứ Điệp từ Cuộc Họp Thứ 32 của Các Vị Giám Mục thuộc Giáo Hội ở Mỹ Châu
San Antonio, Texas
16-19/2/2004

Trong tân thiên niên kỷ này, toàn thể Lục Địa Mỹ Châu đang trải qua một nghi vấn sâu xa về các thứ nền tảng của xã hội nói chung cũng như về đơn vị nền tảng của nó là gia đình nói riêng. Các gia đình và những phần tử trong gia đình đang phải đương đầu với những thánh đố đầy giẫy hơn bao giờ hết. Mặc dù đại đa số các cặp nam nữ tiếp tục lập gia đình và sinh con cái, vấn đề hôn nhân cũng thường bị trì trệ, không vững chắc cho lắm và dễ bị đổ vỡ. Tình trạng thiếu vững chắc này ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn. Thực hiện một cuộc dấn thân sống với nhau trọn đời ngày nay rất thường được coi như là một chuyện kinh ngạc. Trước một môi trường văn hóa và xã hội mà phần lớn tương lai dường như bất định ấy, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tỏ ra ngần ngại về việc bắt đầu tạo dựng một gia đình.

Những nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống tân tiến ngày nay đang áp đặt những gánh nặng đáng kể trên vai những bậc làm cha làm mẹ. Thật là đáng lo ngại khi thấy có những gia đình, bất kể họ có linh động mấy đi nữa, quá vất vả làm ăn, bị căng thẳng, đầy những lo lắng về tài chính và không được đại gia đình nâng đỡ gì nữa. Tình trạng thất nghiệp và việc làm lung lay đưa đến tình trạng bất an và chồng chất gánh nặng lên đời sống gia đình. Nền kinh tế thị trường, những xao động và suy đoán về tài chính thường tạo nên một thứ ảnh hưởng tiêu cực về công ăn việc làm cũng như về khả năng mua sắm, trong khi đó càng ngày càng có nhiều trẻ em trở thành những nạn nhân của guồng máy nghèo khổ.

Tuy nhiên, gia đình vẫn phải tồn tại. Nó vẫn là nơi đặc biệt để con người được huấn luyện và là nơi để con cái khám phá ra sứ vụ Thiên Chúa đã trao cho chúng trên thế giới cũng như trong Giáo Hội. Gia đình là cơ cấu xã hội lâu đời nhất của tất cả loài người. Lục địa Mỹ Châu, từ những khu rừng ở miền bắc Canada tới vùng Patagonia ở Á Căn Đình, bao gồm cả một thứ đa dạng về văn hóa rộng lớn. Cùng nhau chúng ta xác nhận giá trị nồng cốt và tầm quan trọng của gia đình. Ở ngay cốt lõi của hết mọi dân tộc và văn hóa, gia đình còn là đường lối của Giáo Hội nữa. (1)

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: (2) Giáo Hội trong nhà hay “Giáo Hội tại gia”


Hôn nhân là một cuộc hiệp nhất trọn đời giữa một người nam và một người nữ. Khi gia đình được thành lập bởi hôn nhân thì sự sống của nó cho thấy giao ước vĩnh cửu của Thiên Chúa. Gia đình trở thành một đền thờ của tình yêu và là một cộng đồng của thành phần lãnh nhận phép rửa, được Thiên Chúa kêu gọi biến đổi bằng việc phục vụ sự sống. Nơi Chúa Giêsu, con đường này đã được phác họa cho chúng ta và Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy con đường này: yêu thương là việc phục vụ thế giới và là quà tặng của con người trao cho thế giới.

Là một “Giáo Hội tại gia”, gia đình có sứ vụ trở thành nhà giáo dục trước tiên của con cái. Bất chấp tất cả mọi khó khăn, gia đình cũng cần phải phản ảnh sự dịu dàng, lòng trung thành và tình xót thương của Thiên Chúa. Nó mở cửa ra cho Chúa Cứu Thế. Nó trở thành một sứ giả của tình yêu nhân hậu của Chúa Kitô, trước hết đối với con cái mà còn đối với chung loài người nữa. Tất cả những gì cha mẹ cần làm đó là hãy để cho Thần Linh sống động của Thiên Chúa làm chủ gia đình. Một khi Thiên Chúa thường được đề cập tới, một khi truyện kể về đời sống của Chúa Giêsu được say sưa chia sẻ, và một khi có cơ hội là cầu nguyện, thì con cái sẽ từ từ song chắn chắn phát triển một đời sống thân mật với Thiên Chúa. Gia đình thực sự là một ngôi nhà của Thiên Chúa.

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: Một cung thánh của sự sống

Giáo Hội coi gia đình như là một cung thánh của sự sống. Bằng việc đón nhận con cái như là quà tặng của Thiên Chúa, gia đình hoàn thành sứ vụ của mình như là một đơn vị nồng cốt của xã hội và của Giáo Hội. Bằng những lời dạy bảo cũng như bằng những cử chỉ nhân ái, dịu dàng và thứ tha, cha mẹ vun cấy nơi con cái của mình niềm tự do đích thực của thành phần là con cái nam nữ của Thiên Chúa. Nhờ đó, con cái lớn lên biết tôn trọng những người khác, có một cảm quan công bằng, có một tinh thần chân thành cởi mở, biết đối thoại, biết quảng đại dấn thân phục vụ, biết cổ võ công lý, hòa bình và tình đoàn kết (3). Đó là công việc Thiên Chúa đã trao cho các người làm cha mẹ Kitô giáo, thành phần thường được hỗ trợ bởi những bậc ông bà đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt đức tin và các thứ giá trị.

Ngay cả khi gia đình bị tổn thương và suy yếu bởi một trong những phần tử của mình, gia đình vẫn là, đối với cả con cái lẫn cha mẹ của chúng, nơi chính yếu họ có thể tìm thấy được sự an ninh và yêu thương rộng mở, mới mẻ và cảm kích. Gia đình tiếp tục là như thế bao lâu nó được quây quần và hỗ trợ bởi các phần tử ruột thịt trong gia đình, cũng như bởi các gia đình khác, những người ý thức được nhu cầu cần phải sống đoàn kết với nhau (4). Theo dự án của Thiên Chúa, gia đình bao giờ cũng là nơi cống hiến sự sống, một sự sống dồi dào (Jn 10:10), cho dù nó ở trong tình trạng mỏng dòn. Chính ở nơi gia đình chúng ta có thể tìm thấy “tin mừng” của một tình yêu thắng vượt sợ hãi và mang lại niềm vui cho thế giới (5).

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: Muối đất, ánh sáng thế gian


Thiên Chúa đã ủy thác khu vườn cho thế giới cho gia đình, để sự sống, công lý và an bình ở đó có thể mọc lên. Qua tính cách sáng tạo của đức bác ái (6), gia đình hiện thực lòng xót thương của Chúa Kitô. Sống đúng với sứ vụ của mình, gia đình tạo nên những đường lối mới của tình đoàn kết. Bắt nguồn từ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô và được nuôi dưỡng bằng niềm hy vọng Phục Sinh của Người, gia đình được kêu gọi biến đổi thế giới này, ở chỗ, nhận biết Thiên Chúa trong hết mọi thời điểm và trong hết mọi sự; chiêm ngưỡng thấy Thiên Chúa trong hết mọi con người; tìm kiếm ý muốn của Ngài trong tất cả những gì xẩy ra.

Chính trong nhịp sống hằng ngày mà các gia đình khiêm tốn nhưng thực sự biến đổi thế giới, khi họ tìm theo Chúa Giêsu. Ngày qua ngày, bằng những cử chỉ đơn sơ sáng soi đời sống của những người khác, các gia đình mang đến cho tâm điểm của thế giới các thứ giá trị quảng đại và yêu thương của Kitô giáo. Khi các gia đình truyền bá phúc âm hóa môi trường của mình là họ biến đổi cuộc sống thường nhật thành một nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng kêu gọi Kitô hữu phải là ánh sáng thế gian và là muối đất (Mt 5:13-14).

Hỡi Gia Đình, hãy trở nên những gì mình là: “Tin Mừng” cho toàn thế giới


Những thứ khó khăn, tình trạng nhọc nhoài, xung khắc và những lắng lo hằng ngày đều là một phần đời sống của tất cả mọi gia đình. Khi cha mẹ, bất chấp những trục trặc của mình, cũng như bất chấp những bất toàn và yếu kém của mình, tỏ ra nhân ái hơn là hung bạo, dịu dàng hơn là bạo động, thứ tha hơn là nghiệt ngã, là lúc gia đình loan truyền cuộc chiến thắng của tình yêu, cuộc chiến thắng của Thánh Giá.


Khi tình trạng này xẩy ra là các phần tử của gia đình trở thành những chứng nhân cho tin mừng lạ lùng về Chúa Giêsu Kitô là Đấng mà nơi Người tình yêu vĩnh viễn chiến thắng sự chết. Mầu nhiệm về đời sống gia đình là như thế, ở chỗ, con người biến đổi thế giới bằng việc sống sự sống của Chúa Giêsu, một sự sống trọn vẹn làm viên trọn những niềm hy vọng sâu xa nhất. Điều này không phải là một thách đó hay là một cuộc thám hiểm, mà là một Tin Mừng!


Khi chúng tôi nhắc đến hôn nhân và gia đình là tin mừng chúng tôi nhìn nhận rằng chúng là những biểu hiện cho tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, một tình yêu tỏ mình ra qua tình yêu vợ chồng cũng như nơi niềm hoan hưởng tặng ân con cái. Nhờ đó, hôn nhân và gia đình trở thành nguồn mạch tin mừng cho cha mẹ cũng như cho cộng đồng. Chúng tôi muốn xin các cặp nam nữ hãy lãnh nhận bí tích hôn phối và hãy xây dựng một đời sống gia đình theo dự án của Chúa Giêsu. Chúng tôi muốn giúp hôn nhân và gia đình ý thức được rằng họ thực sự là một giáo hội tại gia, nơi mà mỗi một phần tử được mời gọi trở thành chứng nhân sống động của phúc âm sự sống trong giáo hội và trong xã hội. Ước vọng của Giáo Hội Công Giáo đó là được hiện diện và hỗ trợ các cặp nam nữ từ lúc họ bắt đầu sửa soạn kết hôn và tiếp tục suốt các đoạn đời của họ.


Để thực hiện được điều này, chúng tôi thấy cần phải sửa soạn cho các vị giám mục cũng như tất cả mọi thừa tác viên mục vụ, như các linh mục, tu sĩ và giáo dân, trong việc hỗ trợ những cặp vợ chồng này và những gia đình ấy. Chúng tôi cũng cần phải kêu gọi các nhóm giáo dân chuyên nghiệp giúp chúng tôi trong công việc này nữa.


Trong ngàn năm mới này, gia đình quả thực đang lênh đênh trên biển cả nổi sóng. Các cặp vợ chồng và gia đình ngày nay đang phải mang vác những gánh nặng khủng khiếp. Tuy nhiên, khi họ quyết tâm kiên trì và sống đức tin cũng như đức cậy, là lúc họ tạo nên một nơi đặc biệt cho những con người vào đời và lớn lên trong tình yêu vô tư. Những người cha, ngươiụi mẹ và con cái tỏ Thiên Chúa ra cho nhau cũng như cho thế giới, Đấng đồng hành với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, Đấng làm cho chúng ta viên mãn khôn lường, và là Đấng ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Mt 28:20).


Chúng tôi xin ký thác cho Thánh Gia Nazarét việc chăm sóc đời sống hôn nhân và gia đình của Lục Địa Mỹ Châu chúng ta, nhờ đó, được tác động bởi tình yêu dịu dàng của Mẹ Maria cũng như bởi lòng trung thành của Thánh Giuse, đời sống hôn nhân và gia đình được trở thành những nhân chứng hân hoan cho Phúc Âm Gia Đình!


Ngày 8 tháng 2 năm 2004


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 1/3/2004


Các Trích Dẫn


1 John Paul II, Letter to Families, 1994, No. 3.
2 "Family, become what you are" is a phrase used by John Paul II in "Familiaris Consortio," 1982, No. 17.
3 John Paul II, "Evangelium Vitae," 1995, No. 92.
4 According to John Paul II, solidarity "is not a feeling of vague compassion ... it is a firm and persevering determination to commit oneself to the common good ... because we are all really responsible for all." "Sollicitudo Rei Socialis," 1987, No. 38.
5 Pontifical Council for the Family, Conclusions of the Theological and Pastoral Congress - IV World Family Meeting, Manila, January 24, 2003.
6 John Paul II, "Novo Millennio Ineunte," 2001, No. 49.
7 John Paul II, "Ecclesia in America," 1999, No. 29.

Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh
Consejo Episcopal Latinoamericano (CELAM)

Card. Francisco Javier Errázuriz Ossa; Arzobispo de Santiago de Chile; Presidente del CELAM
Mons. Carlos Aguiar Retes; Obispo de Texcoco, México; Primer Vicepresidente
Mons. Geraldo Lyrio Rocha; Arzobispo de Vitĩria da Conquista, Brasil; Segundo Vicepresidente
Mons. Andrés Stanovnik, O.F.M., Cap.; Obispo de Reconquista, Argentina; Secretario General Interino
Card. Pedro Rubiano Sáenz; Arzobispo de Bogotá, Columbia; Presidente del Comité Econĩmico
Representantes de Conferencias Episcopales de América Latina:
Card. Julio Terrazas Sandoval, C.SS.R.; Arzobispo de Santa Cruz de la Sierra; Pres. de la. Con. Ep. (Bolivia)
Card. Geraldo Majella Agnelo; Arzobispo de São Salvador; Presidente de la CNBB (Brasil)
Mons. Alberto Suárez Inda; Arzobispo de Morelia; Vicepresidente de la CEM (México)
Mons. Catalino Claudio Giménez Medina; Obispo de Caacupé; Pres. de la Con. Ep. (Paraguay)
Mons. Ramĩn Benito De La Rosa y Carpio; Arzobispo de Santiago de los Caballeros; Pres. (Rep.Dom.)


Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Canada
Conférence des Évêques Catholiques du Canada (CECC)
Canadian Conference of Catholic Bishops (CCCB)

Archbishop Brendan M. O'Brien, Archbishop of St. John's, NF, President
Archbishop André Gaumond, Archbishop of Sherbrooke, QC, Vice President
Most Reverend V. James Weisgerber, Archbishop of Winnipeg, MB, Co-treasurer

Các vị tham dự viên thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
United States Conference of Catholic Bishops (USCCB)

Bishop Wilton D. Gregory; Bishop of Belleville, Illinois; President
Bishop William S. Skylstad; Bishop of Spokane, Washington; Vice President
Archbishop James P. Keleher; Archbishop of Kansas City, Kansas; Treasurer
Archbishop Michael J. Sheehan; Archbishop of Santa Fe, New Mexico; Secretary
Bishop John H. Ricard, SSJ; Bishop of Pensacola-Tallahassee, Florida; Chairman, International Policy
Bishop John R. Manz; Auxiliary Bishop of Chicago, Illinois; Chairman, Church in Latin America


 

Top

 

Gia Đình đang phải đối diện với “những đe dọa làm bại hoại nhân bản”

Hôm Thứ Sáu 13/6/2003, khi ngỏ lời với thành phần tham dự hội nghị của các vị chủ tịch phụ trách các ủy ban giám mục Âu Châu về gia đình, do Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình tổ chức, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhận định rằng gia đình đang bị “những đe dọa làm bại hoại nhân bản” và kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền cùng với các chính trị gia hãy nâng đỡ tế bào nền tảng của xã hội này. Bằng không, Ngài nói: “có cơ nguy phải trả một giá cao về xã hội” là những gì sẽ đổ xuống trên “các thế hệ tương lai, những nạn nhân của một ý hệ tai hại và lộn xộn cũng như những lối sống không xứng với con người”.

“Ngày nay, chính căn tính của gia đình bị các đe dọa làm bại hoại nhân bản tấn công. Những chọn lựa thay thế sai lầm đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới không nhìn nhận gia đình là một sự thiện quí giá và cần thiết cho cơ cấu xã hội”. Những ý hệ lan tràn ngày nay đã hướng chiều về “ly dị, ngừa thai, phá thai, bằng cách thực sự chối bỏ cảm thức đích thực của yêu thương, cũng như bằng việc hết sức nỗ lực chống lại sự sống con người, chứ không phải bằng việc nhìn nhận con người hoàn toàn có quyền sống”.

Theo ĐTC, gốc rễ của vấn đề là “cái mỏng dòn đáng lo ngại, cái mỏng dòn càng lớn hơn nữa khi người ta không sẵn sàng chấp nhận các trách nhiệm của mình, bằng thái độ hoàn toàn trao hiến cho nhau với một tình yêu chân chính”. Ngoài “những tấn công gia đìụnh và sự sống con người, còn có nhiều gia đình bất chấp những khó khăn vẫn đang tiếp tục trung thành, với ơn gọi nhân bản và Kitô giáo. Những gia đình này phản ứng lại với những cuộc tấn công của một thứ hưởng lạc hiện đại cũng như một thứ văn hóa duy vật, và đang hợp sức để đáp ứng với tất cả niềm hy vọng”, như được thấy nơi phong trào phò sự sống”. Đưcùc Thánh Cha khuyên nên áp dụng “Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi của Gia Đình” do Tòa Thánh phổ biến năm 1983, 20 năm trước đây.

 

Top

 

 

Căn Nguyên của Cuộc Khủng Hoảng Hôn Nhân Hiện Nay


Huấn Từ của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 30/1/2003 với Pháp Đình Roma dịp Mở Năm Tài Phán
 


1. Việc long trọng khai mạc Năm Tài Phán của Pháp Đình cho Tôi được dịp để, một lần nữa, bày tỏ lòng cảm nhận và biết ơn của Tôi về hoạt động của Quí Chức….


2. Đề cập đến tình trạng quá thông dụng của những trường hợp liên quan đến việc hủy hôn trước Pháp Đình Rôma, Vị Giám Pháp đã nhấn mạnh đến cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện đang ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và gia đình. Tìn hiểu về những trường hợp này cho thấy sự kiện liên quan đến những trường hợp ấy đó là việc suy giảm nhận thức nơi các đôi phối ngẫu về tầm quan trọng của việc cử hành đời sống hôn nhân Kitô Giáo theo tính cách bí tích của nó, một khía cạnh mà ngày nay hầu như hoàn toàn bị coi thường cái ý nghĩa mật thiết, cái giá trị siêu nhiên sâu xa cùng với những hiệu quả tốt đẹp của nó về đời sống vợ chồng.


Các năm trước Tôi đã nói đến vấn đề liên quan đến khía cạnh tự nhiên của đời sống hôn nhân, hôm nay Tôi muốn Qúi Chức chú ý tới mối liên hệ đặc biệt nơi cuộc sống hôn nhân của thành phần lãnh nhận phép rửa đối với mầu nhiệm Thiên Chúa, một mối liên hệ mà, qua giao ước mới và tối hậu nơi Chúa Kitô, đã mặc lấy phẩm vị của một bí tích.


Khía cạnh tự nhiên và mối liên hệ với Thiên Chúa đây không phải là hai khía cạnh sát cánh với nhau, trái lại, chúng liên hệ với nhau một cách sâu xa như là sự thật về con người và là sự thật về Thiên Chúa. Tôi rất tha thiết với đề tài này: Tôi trở lại với nó trong lúc này đây cũng là bởi quan điểm về mối hiệp thông của con người với Thiên Chúa rất hữu ích, thậm chí cần thiết, cho việc làm của các vị thẩm phán, các vị biện hộ cũng như cho tất cả những ai liên quan tới luật lệ của Giáo Hội.


3. Cái liên hệ giữa trào lưu tục hóa và cuộc khủng hoảng đời sống hôn nhân gia đình hẳn nhiên đã quá rõ ràng. Cuộc khủng hoảng liên quan đến ý nghĩa về Thiên Chúa cũng như ý nghĩa về thiện ác theo luân lý đã thành đạt trong việc làm suy giảm cái quen thuộc đối với những nền tảng của đời sống hôn nhân cũng như đời sống gia đình được bắt nguồn từ hôn nhân. Để có thể hiệu nghiệm phục hồi sự thật nơi lãnh vực này, cần phải tái nhận thức chiều kích siêu việt được gắn liền với tất cả sự thật về hôn nhân và gia đình, bằng việc thắng vượt hết mọi phân rẽ có khuynh hướng chia lìa các khía cạnh trần tục với khía cạnh đạo giáo như thể có hai cuộc hôn nhân, một cuộc hôn nhân trần tục và một cuộc hôn nhân linh thánh.

“Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài; theo hình ảnh của mình Thiên Chúa đã dựng nên con người; Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ” (Gn 1:27). Hình ảnh được Thiên Chúa được thấy nơi tính chất lứa đôi của con người nam và nữ cũng như nơi mối hiệp thông liên cá thể của họ. Đó là lý do siêu việt tính đã sẵn có nơi cuộc hiện hữu của đời sống hôn nhân ngay từ ban đầu, vì nó thuộc về đặc thù tính tự nhiên giữa người nam và người nữ trong trật tự tạo thành. Qua trạng thái “là một thân thể” của mình (Gn 2:24), con người nam và con người nữ này, bằng việc tương trợ nhau và sinh sản, tham dự vào một cái gì đó linh thánh và đạo nghĩa, như được nhấn mạnh đến trong Thông Điệp Arcanum Divinae Sapientiae của Vị Tiền Nhiệm Lêô XIII của Tôi, một văn kiện đề cập đến việc hiểu biết về hôn nhân theo những nền văn minh cổ (10 Feb. 1880, Leonis XIII P.M. Acta, vol. II, p. 22). Đối với vấn đề này, Ngài nhận định rằng hôn nhân “ngay từ ban đầu đã là hình ảnh (adumbratio) của Việc Lời Chúa Nhập Thể” (ibid.). Trong tình trạng công chính nguyên thủy, Adong và Evà đã được hưởng tặng sủng siêu nhiên. Như thế, trước khi Việc Lời Nhập Thể xẩy ra trong giòng lịch sử thì sự thánh thiện tốt lành của việc Lời Nhập Thể này đã được ban xuống cho nhân loại.


4. Rất tiếc, vì các hậu quả của nguyên tội, những gì là bản chất nơi mối liên hệ giữa con người nam và nữ đã đi đến chỗ sống theo đường lối không hợp với dự án và ý muốn của Thiên Chúa, và tình trạng tách mình lìa xa Thiên Chúa không thể tránh khỏi kéo theo cả một tình trạng giá trị nhân bản bị hạ giá một cách tương xứng nơi các mối liên hệ về gia đình. Thế nhưng, vào lúc “thời gian nên trọn”, chính Chúa Giêsu đã phục hồi dự án nguyên thủy của hôn nhân (x Mt 19:1-12), nhờ đó, trong tình trạng của bản tính được cứu chuộc, mối hiệp nhất giữa con người nam và nữ chẳng những lấy lại được sự thánh thiện ban đầu, mà còn được thực sự tham dự vào chính mầu nhiệm giao ước của Chúa Kitô với Giáo Hội nữa.


Bức Thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Eâphêsô đã trực tiếp gắn nối đoạn Sách Sáng Thế Ký này với mầu nhiệm ấy: “Vì lý do này mà người nam lìa bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ nên một xác thịt (Gn 2:24). Đây là một mầu nhiệm cao cả; tôi cố ý nói đến Chúa Kitô và Giáo Hội” (Eph 5:31-32). Mối liên hệ nội tại này nơi đời sống hôn nhân được thiết lập từ ban đầu của việc tạo thành, và mối hiệp nhất của Lời Nhập Thể với Giáo Hội được tỏ hiện nơi hiệu quả của mình bằng quan niệm về bí tích. Công Đồng Chung Vaticanô II đã diễn tả sự thật của đức tin chúng ta này từ quan điểm của chính những con người thành hôn: “Các đôi phối ngẫu Kitô hữu, bởi bí tích hôn phối, là tiêu biểu cho và được tham phần vào mầu nhiệm của mối hiệp nhất và yêu thương phong phú giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (x Eph 5:32). Bởi thế, các đôi phối ngẫu giúp nhau chiếm đạt sự thánh thiện nơi đời sống hôn nhân của mình cũng như bằng việc chấp nhận con cái và giáo dục con cái. Nhờ đó, với bậc sống và lối sống của mình, họ có một tặng ân riêng nơi Dân Chúa” (Dogmatic Constitution Lumen gentium, n. 11). Mối liên hệ chặt chẽ giữa lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên này, ngay sau đó, đã được Công Đồng diễn tả cho thấy liên quan đến đời sống gia đình, một gia đình không tách khỏi hôn nhân và được thấy như là một thứ “giáo hội tại gia” (ibid.).

5. Đời sống và hình ảnh Kitô hữu tìm thấy nơi sự thật này một nguồn ánh sáng khôn cùng. Thật vậy, tính cách bí tích của đời sống hôn nhân là cách thức hiệu nghiệm cho việc tìm hiểu sâu xa hơn nữa mầu nhiệm của mối liên hệ giữa bản tính tự nhiên và ân sủng. Qua sự kiện hôn nhân của thời xưa đã trở thành dấu hiệu và là dụng cụ cho ân sủng của Chúa Kitô trong thời Tân Ước, người ta thấy được dấu chứng của siêu việt tính nội tại nơi tất cả những gì thuộc về hữu thể của con người, nhất là thuộc về mối liên hệ tự nhiên theo tính cách khác biệt song bổ khuyết cho nhau nơi con người nam nữ. Cái con người và thần linh được cấu kết với nhau một cách tuyệt vời.

Ý hệ nặng trần tục ngày nay có khuynh hướng xác nhận các giá trị nhân bản của cơ cấu gia đình nhưng lại tách những giá trị này khỏi những giá trị đạo nghĩa và cho rằng chúng hoàn toàn biệt lập với Thiên Chúa. Thực sự bị ảnh hưởng bởi những lối sống rất hay được thấy nơi các phương tiện truyền thông đại chúng, ý hệ ngày nay đã đặt vấn đề: “Tại sao người phối ngẫu này cứ phải luôn luôn trung thành với người phối ngẫu kia?”, và vấn nạn này, trong những lúc bị khủng hoảng, đã biến thành mối ngờ vực về cuộc sống. Những khó khăn trong đời sống hôn nhân có thể có những hình thức khác nhau, thế nhưng, tựu kỳ trung thì tất cả đều qui về vấn đề yêu thương. Đó là lý do, vấn nạn trước có thể được đặt lại thế này: tại sao bao giờ cũng cần phải yêu người phối ngẫu của mình, ngay cả khi có rất nhiều lý do bề ngoài có thể đi đến chỗ bỏ nhau?

Nhiều câu trả lời có thể được nêu lên; trong số đó, những câu trả lời rất mạnh đó là vì thiện ích của con cái cũng như thiện ích của toàn thể xã hội, thế nhưng, câu trả lời trọng yếu nhất phát xuất từ việc nhìn nhận tính cách khách quan của việc làm vợ chồng là việc được thấy như một món quà tặng trao cho nhau, một việc được chính Thiên Chúa làm cho khả dĩ và bảo toàn. Bởi thế, lý do tối hậu nơi phận sự trung thành yêu thương không còn là gì khác ngoài cái vốn là nền tảng cho giao ước của Thiên Chúa đối với con người, đó là việc Thiên Chúa thủy chung. Để lòng có thể trung thành với người phối ngẫu của mình, thậm chí ngay cả trong những trường hợp gay cấn nhất, con người cần phải chạy đến với Thiên Chúa, tin tưởng là mình sẽ được Ngài hỗ trợ. Ngoài ra, con đường dẫn tới chỗ trung thành với nhau này cần đến cánh cửa lòng mở ra trước đức ái của Chúa Kitô nữa, một đức ái “chấp nhận mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự” (1Cor 13:7). Mầu nhiệm cứu chuộc hiện thực nơi hết mọi cuộc sống hôn nhân, được thể hiện bằng việc thực sự tham phần vào Thánh Giá của Chúa Cứu Thế, bằng việc chấp nhận cái ngược đời của Kitô Giáo là cái liên kết hạnh phúc với việc chịu đựng khổ đau bằng tinh thần đức tin.

6. Từ những nguyên tắc này, người ta có thể rút ra nhiều thành quả cụ thể nơi bản chất của công việc mục vụ, luân lý và pháp lý. Tôi muốn đề cập đến một ít thành quả có liên hệ đặc biệt với hoạt động pháp lý của quí chức.


Trước hết, quí chức không bao giờ được quên rằng mình nắm trong tay mầu nhiệm cao cả được Thánh Phaolô nói đến (x Eph 5:32), cả khi quí chức đối diện với một cuộc hôn nhân có tính cách bí tích theo đúng nghĩa của nó, lẫn trường hợp cuộc hôn nhân tự nó có tính chất linh thánh nguyên khởi, tức là được kêu gọi để trở thành một bí tích qua việc lãnh nhận phép rửa của đôi phối ngẫu. Việc chú trọng đến tính cách bí tích này làm nổi bật siêu việt tính nơi phận vụ của quí chức, mối giây thắt cột nó với công cuộc cứu độ. Đó là lý do khía cạnh đạo nghĩa phải thấm nhập vào tất cả mọi hoạt động của quí chức. Từ việc thực hiện những nghiên cứu khoa học về đời sống hôn nhân đến hoạt động hành sử công lý hằng ngày, sẽ không còn chỗ đứng trong Giáo Hội cho một nhãn quan về hôn nhân hoàn toàn nhất thời và tục hóa nữa, chỉ vì cái nhãn quan này không đúng về thần học cũng như về pháp lý.

7. Theo chiều hướng này, chẳng hạn, cần phải lấy cẩn trọng về trách nhiệm của vị thẩm phán theo khoản Giáo Luật 1676 trong việc nâng đỡ và tích cực tìm cách làm vững chắc và hòa giải hôn nhân bao nhiêu có thể. Về phương diện tự nhiên cũng thế, thái độ nâng đỡ cuộc sống hôn nhân và gia đình phải được ưu tiên trước khi tiến đến pháp đình. Việc mục vụ cần phải từ từ giúp soi sáng cho lương tâm con người về sự thật liên quan đến phận sự trổi vượt của lòng trung thành là những gì được trình bày một cách thu hút và thuận lợi. Trong việc hoạt động để tiến tới chỗ tích cực thắng vượt được những xung khắc về hôn nhân, cũng như trong việc trợ giúp tín hữu đang ở vào trường hợp hôn nhân bất bình thường, cần phải tạo nên một sự hợp tác bao gồm hết mọi người trong giáo hội: như cả các vị mục tử, chuyên viên luật pháp, chuyên gia về các khoa tâm lý và tâm thần, thành phần giáo dân, nhất là những ai đã lập gia đình và có kinh nghiệm sống. Tất cả cần phải nhớ rằng họ đang đối diện với một thực tại linh thánh cũng như với một vấn đề động chạm đến phần rỗi các linh hồn.

8. Tầm quan trọng của tính cách bí tích nơi hôn nhân, và nhu cầu cần phải có đức tin để nhận biết và sống trọn vẹn chiều kích này, có thể tạo nên một số hiểu lầm, hoặc liên quan tới việc cho phép cử hành hôn nhân hay liên quan tới những phán quyết về tính cách hiệu thành của hôn nhân. Giáo Hội không từ chối cho phép cử hành một cuộc hôn nhân đối với những ai có đủ điều kiện, cho dù họ chưa hoàn toàn về quan điểm siêu nhiên, miễn là con người này có ý hướng đúng đắn trong việc lập gia đình theo bản chất tự nhiên của hôn nhân. Thật vậy, song song với cuộc hôn nhân theo tự nhiên, người ta không thể nói đến một kiểu mẫu khác theo hôn nhân Kitô Giáo với những đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt.

Không được gạt bỏ sự thật này trong việc xác định những ranh giới về vần đề không bao gồm tính cách bí tích (x canon. 1101.2) cũng như về  “việc xác định xem có gì lầm lỗi nơi tính cách hiệu thành bí tích” (x can. 1099) như những lý do có thể hủy hôn. Trong cả hai trường hợp ấy, cần phải nhớ rằng, thái độ của những ai lập gia đình không để ý tới chiều kích siêu nhiên của hôn nhân có thể cho hủy hôn và không thành, chỉ khi nào nó tác hại tới tính cách thành hiệu của nó ở lãnh vực tự nhiên là lãnh vực cho thấy dấu hiệu của bí tích hôn nhân. Giáo Hội Công Giáo bao giờ cũng công nhận những cuộc hôn nhân giữa thành phần không lãnh nhận phép rửa như là một bí tích Kitô Giáo qua việc rửa tội của đôi phối ngẫu, Giáo Hội cũng không đặt vấn đề về sự thành hiệu của cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo với một người chưa chiụ phép rửa tội, nếu nó được cử hành với phép chuẩn cần thiết.


9. Ở vào giây phút cuối cùng của cuộc tụ họp này, Tôi nghĩ tới các đôi phối ngẫu và các gia đình, cầu xin cho họ được Đức Mẹ chở che. Nhân dịp này, Tôi muốn lập lại lời huấn dụ Tôi đã nêu lên trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria: “Gia đình cùng nhau cầu nguyện là gia đình cùng nhau chung sống. Theo truyền thống xưa kia thì Kinh Mân Côi Thánh đã chứng tỏ cho thấy kinh này có một tác dụng cái tác dụng đặc biệt làm cho gia đình chung sống với nhau” (số 41).


Tôi ưu ái ban Phép Lành của Tôi cho tất cả Quí Chức…

 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 14/2/2003

 

Top

 

“Gia Đình Kitô Giáo: Tin Mừng Cho Thiên Kỷ Thứ Ba”

Huấn Từ của ĐTC Gioan Phaolô II Thứ Bảy 25/1/2003 cho Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần IV

 

1. Các gia đình Phi Luật Tân và từ khắp thế giới thân mến, Tôi nghĩ đến anh chị em và cầu nguyện cho anh chị em khi anh chị em tụ họp lại ở Manilla để cử hành Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình lần thứ tư. Với lòng rất cảm mến, Tôi xin nhân danh Chúa gửi lời chào đến tất cả anh chị em!

Nhân dịp này Tôi cũng muốn gửi lời chào nguyện cầu “Ân sủng, tình thương và an bình của Chúa là Cha và Chúa Giêsu Kitô” (1Tim 1:2) tới tất cả mọi gia đình trên thế giới được anh chị em đại diện.

Tôi cám ơn Vị Đại Diện Giáo Hoàng là ĐHY Alfonso Lopez Trujillo về những lời lẽ tốt lành ngài đã thay anh chị em ngỏ với Tôi. Tôi xin cám ơn ngài cũng như nhân viên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình về thời giờ và công sức bỏ ra cho việc sửa soạn Cuộc Họp này. Tôi cũng cám ơn ĐHY Jaime Sin, TGM Manilla, vị đã sốt sắng tiếp rước anh chị em trong những ngày này.

2. Trong buổi trình luận về thần học và mục vụ vừa kết thúc anh chị em đã bàn đến đề tài: “Gia Đình Kitô Giáo: Tin Mừng Cho Thiên Kỷ Thứ Ba”. Tôi đã cố ý chọn những lời này cho Cuộc Họp Thế Giới của anh chị em đây, để nhấn mạnh đến sứ vụ cao cả của gia đình. Bằng việc tha thiết với Phúc Âm và bước đi trong ánh sáng của Phúc Âm, các gia đình mang một trách nhiệm buộc phải làm chứng cho sứ điệp Phúc Âm.

Các gia đình Kitô hữu thân mến, hãy hân hoan loan báo cho toàn thể thế giới biết đến kho tàng tuyệt vời mà anh chị em có được như những giáo hội tại gia! Hỡi các đôi vợ chồng Kitô hữu, trong mối hiệp thông sự sống và yêu thương của mình, trong việc anh chị em tự hiến thân cho nhau cũng như trong việc anh chị em quảng đại đón nhận con cái, hãy trở nên ánh sáng thế gian trong Chúa Kitô. Chúa Kitô xin anh chị em hằng ngày hãy là đèn soi không bị che khuất đi song “được đặt trên giá để soi sáng cho cả nhà” (Mt 5:15).

3. Trước hết, anh chị em hãy là “tin mừng” cho ngàn năm thứ ba bằng việc sống trung thành với ơn gọi của anh chị em. Anh chị em dù có mới lập gia đình hay nhiều năm trước đây thì Bí Tích Hôn Phối vẫn tiếp tục là đường lối đặc biệt của anh chị em trong việc làm môn đệ của Chúa Giêsu, góp phần vào việc làm lan rộng Vương Quốc của Thiên Chúa cũng như vào việc lớn lên trong sự thánh thiện là ơn gọi của tất cả mọi Kitô hữu. Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhận định, các đôi phối ngẫu Kitô hữu, trong việc làm trọn trách nhiệm hôn nhân và gia đình của mình, “càng tiến hơn đến chỗ trọn lành của bản thân cũng như đến chỗ thánh hóa lẫn nhau” (Gaudium et Spes, 48).

Anh chị em hãy chấp nhận một cách trọn vẹn tình yêu Thiên Chúa đã ban cho anh chị em trước nơi Bí Tích Hôn Phối, để làm cho anh chị em có thể yêu thương những người khác (x 1Jn 4:19). Anh chị em hãy đứng vững với niềm xác tín duy nhất mang lại ý nghĩa, sức mạnh và niềm vui cho cuộc sống của anh chị em, đó là tình yêu của Chúa Kitô sẽ không bao giờ bỏ rơi anh chị em, giao ước bình an của Người ký kết với anh chị em sẽ không bao giờ cùng (x Is 54:10). Tặng ân và ơn gọi của Thiên Chúa bất khả vãn hồi (x Rm 11:29). Ngài đã ghi tên tuổi của anh chị em trong lòng bàn tay của Ngài rồi (x Is 49:16).

4. Ân sủng anh chị em đã nhận được nơi đời sống hôn nhân sẽ ở với anh chị em qua năm tháng. Ân sủng này được phát xuất từ trái tim bị đâm thâu qua của Đấng Cứu Chuộc, Vị đã tự hy hiến mình trên bàn thờ Thập Giá vì Giáo Hội, Hôn Thê của Người, khi chấp nhận chết đi cho phần rỗi của thế giới.

Ân sủng này bao giờ cũng gắn liền với nguồn mạch ấy, tức là ân sủng của một tình yêu tự hy hiến, một tình yêu vừa cho đi vừa ban phát vừa thứ tha. Đó là ân sủng của một tình yêu vô vị kỷ biết quên đi nỗi đớn đau phải chịu, một tình yêu trung thành cho đến chết, một tình yêu bừng lên sự sống mới. Đó là ân sủng của một tình yêu bao dung quảng đại, tin tưởng mọi sự, chấp nhận mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đựng mọi sự, một tình yêu không cùng, một tình yêu cao cả hơn tất cả mọi sự khác (x 1Cor 13:7-8).

Một tình yêu như thế không phải bao giờ cũng dễ dàng. Cuộc sống hằng ngày đầy những cạm bẫy, căng thẳng, khổ đau, thậm chí mệt mỏi. Thế nhưng, trong cuộc hành trình này, anh chị em không lẻ loi cô độc một mình đâu. Chúa Giêsu bao giờ cũng hiện diện bên cạnh anh chị em, như Người đã đến với đôi tân hôn ở tiệc cưới Cana xứ Galilêa trong lúc khó khăn của họ. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Cứu Thế ở gần với các đôi phối ngẫu và ban ơn trợ giúp họ, để như Người đã yêu thương và hiến mình cho Giáo Hội thế nào, họ cũng có thể mãi mãi yêu thương nhau một cách trung thành và luôn chăm lo cho nhau (x Gaudium et Spes, 48).

5. Hỡi các đôi phối ngẫu Kitô hữu, anh chị em hãy là “tin mừng cho ngàn năm thứ ba” bằng việc minh chứng một cách sống động và kiên trì cho chân lý về gia đình.

Gia đình được thiết lập trên nền tảng hôn nhân là một gia sản của nhân loại, một sản vật cao cả vô giá, cần cho sự sống, cho việc phát triển và tương lai của các dân tộc. Theo ý định tạo dựng được thiết định ngay từ ban đầu (x Mt 19:4,8) thì gia đình là một môi trường nhờ đó con người được dựng nên theo hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26) được hoài thai và sinh hạ, lớn lên và trưởng thành. Gia đình, với vai trò như một học đường nồng cốt nhờ đó con người được hình thành (x Familiaris Consortio, 19-27), là những gì bất khả thiếu đối với một “môi sinh nhân bản” đích thực (Centesimus Annus, 39).

Tôi cám ơn những chứng từ anh chị em đã nói lên tối hôm nay, những gì Tôi đã chú ý theo dõi. Chúng làm cho Tôi nhớ lại cảm nghiệm của mình khi còn là một vị linh mục, là Tổng Giám Mục Krakow, cũng như trong gần 25 năm làm giáo hoàng. Như Tôi thường hay nói, tương lai của nhân loại đi qua con đường gia đình (x Familiaris Consortio, 86).

Tôi thiết tha xin anh chị em, hỡi các gia đình Kitô hữu thân mến, hãy chứng tỏ qua cuộc sống hằng ngày của anh chị em là, bất chấp bao khó khăn và trở ngại, anh chị em vẫn có thể sống đời hôn nhân một cách trọn vẹn như một cảm nghiệm ý vị và như “một tin mừng” cho con người nam nữ ngày nay. Anh chị em hãy là những người lãnh đạo trong Giáo Hội cũng như trên thế giới: đó là một trách nhiệm phát xuất từ việc anh chị em cử hành Bí Tích Hôn Phối, từ việc anh chị em là giáo hội tại gia, cũng như từ sứ vụ hôn nhân của anh chị em như là những tế bào căn bản của xã hội (x Apostolicam Actuasitatem, 11).

6. Sau hết, hỡi các gia đình Kitô hữu, nếu anh chị em muốn là “tin mừng cho ngàn năm thứ ba”, anh chị em đừng quên rằng, gia đình cầu nguyện là đường lối vững chắc để tiếp tục liên kết với nhau theo đường lối đúng như ý muốn của Thiên Chúa.

Khi Tôi công bố Năm Mân Côi mấy tháng trước đây, Tôi đã khuyên thực hiện việc tôn sùng Thánh Mẫu này như là một kinh nguyện của gia đình và cho gia đình. Bằng việc đọc kinh Mân Côi, các gia đình “lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm, họ chia vui sẻ buồn với Người, họ đặt các nhu cầu và dự tính của họ trong tay của Người, họ tìm thấy nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến lên” (Rosarium Virginis Mariae, 42).

Tôi ký thác tất cả mọi anh chị em cho Mẹ Maria, Nữ Vương Gia Đình; chớ gì Mẹ đồng hành và nâng đỡ đời sống gia đình của anh chị em. Tôi cũng hân hoan loan báo là “Cuộc Họp Thế Giới Các Gia Đình Lần Thứ Năm sẽ được tổ chức tại Valencia, Tây Ban Nha vào năm 2006.

Vậy giờ đây khi ban cho tất cả mọi anh chị em Phép Lành Tòa Thánh của Tôi, Tôi muốn lưu lại cho anh chị em một trách nhiệm cuối cùng, đó là, với ơn Chúa giúp, xin anh chị em hãy làm cho Phúc Âm trở thành nguyên tắc hướng dẫn gia đình của anh chị em, và làm cho gia đình của anh chị em trở thành một trang Phúc Âm viết gửi cho thời đại của chúng ta!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Tòa Thánh bằng Anh ngữ do Màn Điện Toán phổ biến ngày Chúa Nhật 26/1/2003, ngày bế mạc Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình tại Manilla Phi Luật Tân, với Thánh Lễ có 1 triệu người tham dự, 6 hồng y, 245 giám mục, 360 linh mục tại Quirino Grand Stand, địa điểm Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1995. Buổi trực tiếp truyền hình của ĐTC để nghe huấn từ trên đây của Ngài có 350 ngàn người tham dự, đến từ 75 quốc gia.

 

Top

 

“Cuốn Tự Điển về Gia Đình” của Tòa Thánh nhằm đánh tan những mập mờ về từ ngữ lừa đảo

Cuốn sách cả ngàn trang này được nhiều chuyên viên quốc tế góp phần thực hiện do Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình phát động và thực hiện. Cuốn sách này sẽ được phát hành tại Ý vào năm tới.

Đây là một việc làm rất cần thiết liên quan đến những nền tảng về tín lý theo chiều hướng của tình trạng mới để ngăn chặn những mưu đồ sử dụng ngôn từ về gia đình. Chẳng hạn như những cụm từ “tự ý ngăn chặn thai nghén” (voluntary interruption of pregnancy) liên quan đến vấn đề phá thai, và “sức sinh nở” (reproductive health) liên quan đến vấn đề ngừa thai, là những gì đã được rất nhiều quốc gia sử dụng để gây hỏa mù trầm trọng về luân lý. Một chữ khác là “giống tính” (gender): “Vào lúc này đây nhiều chuyên viên không còn ám chỉ đến sự kiện về sinh vật học nữa mà là đến một chọn lựa về văn hóa. Theo lý lẽ này thì căn tính về phái tính không được bắt nguồn từ bản tính con người, nhưng từ khuynh hướng cá nhân được quyền tự do chấp nhận. Chiều hướng này cho thấy một nỗ lực đặt các cặp hôn nhân dị tính và đồng tính như nhau”. Ngoài ra còn vấn đề “giáo dục tính dục “ nữa. ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình nói với tờ nhật báo Avvenire của Ý rằng: “Nhưng không một đề cập nào đến việc giáo dục nhắm đến tính cách hiệu năng và những mối giao tiếp liên bản vị mà lại không liên quan đến những kỹ thuật làm tình”.

ĐHY Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình nói với tờ nhật báo Avvenire của Ý rằng: “Khi vấn đề gia đình được bàn đến ở Liên Hiệp Quốc hay ở quốc hội các nước thì những từ ngữ và ý niệm mập mờ đã gây trở ngại cho việc thực sự hiểu được những ý hướng của các vị phát biểu. Bốn năm trước đây, chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp với một số chuyên viên quốc tế và chúng tôi đã cố gắng viết ra một loạt những câu định nghĩa ‘nham hiểm’, những câu định nghĩa chất chứa những mục tiêu cần phải được làm sáng tỏ ở đằng sau những công thức bề ngoài có vẻ tích cực”.

Top

 

HÔN NHÂN BẤT KHẢ PHÂN LY


(ĐTC Gioan Phaolô II với Pháp Đình Tòa Thánh dịp mở màn cho một Tân Pháp Niên, 28/1/2002)


“Tính cách bất khả phân ly là một sự thiện cho vợ chồng, con cái,
cho Giáo Hội cũng như cho toàn thể nhân loại”.
“Sự thiện của tính cách bất khả phân ly là sự thiện của chính cuộc sống hôn nhân”.

 

1.- Tôi chân thành cám ơn Đức Ông Giám Pháp Funghini, trong khi bày tỏ những cảm mến và mối quan tâm của qúi vị, đã giải thích công việc vất vả hằng ngày của qúi vị đối với những phê phán cũng như với việc thống kê chú trọng tới những vấn đề trầm trọng và phức tạp cần đến quyết định của quí vị. Cuộc khai mạc long trọng cho một tân pháp niên này khiến Tôi có cơ hội được gặp gỡ thân tình với tất cả những ai đang thi hành sứ vụ về công lý nơi Pháp Đình Rôma – Quí Vị Thẩm Phán, Công Tố, Bảo Hệ, Viên Chức và Biện Hộ – để nói lên cho quí vị thấy lòng tri ân của Tôi, niềm cảm mến và phấn khởi của Tôi. Việc điều hành công lý trong cộng đồng Kitô hữu là một công cuộc phục vụ quí giá, vì nó tạo nên một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước cho một đức ái chân chính.

Hoạt động pháp đình là một hình thức của công cuộc mục vụ

Hoạt động pháp đình của quí vị, như vị Giám Pháp đã nhấn mạnh, trước hết nhắm đến những trường hợp giải hôn. Về vấn đề này, cùng với các tòa án thuộc giáo hội khác, cũng như với vai trò đặc biệt của mình trong số những tòa án này, một vấn đề Tôi đã nhấn mạnh trong văn kiện Pastor Bonus (x khoản 126), quí vị đã thể hiện cho thấy việc Giáo Hội tỏ ra quan tâm về cơ cấu chuyên biệt trong việc phán quyết theo sự thật và công lý cái vấn đề tế nhị của việc hôn nhân thành hiệu hay không. Sứ vụ của các tòa án trong Giáo Hội, một đóng góp không thể thiếu, thuộc về toàn cục bộ của việc phục vụ đời sống hôn nhân và gia đình. Chính khía cạnh mục vụ cần đến một sự cố gắng liên lỉ để khai triển toàn vẹn hơn sự thật về hôn nhân và gia đình, thậm chí như là một điều kiện thiết yếu để điều hành công lý trong lãnh vực này.

Tính cách bất khả phân ly vốn là một sự thiện hợp với dự án của Đấng Hóa Công dành cho vợ chồng

2.- Những tính chất chính yếu của hôn nhân – tính chất hiệp nhất và bất khả phân ly (x Giáo Luật khoản 1056; Giáo Luật Giáo Hội Đông Phương khoản 776 3) – hiến cho chúng ta cơ hội để suy tư sâu xa về hôn nhân. Để tiếp theo những gì Tôi đã bàn đến trong bài diễn từ của Tôi năm ngoái về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân, hôm nay, Tôi muốn cứu xét đến tính chất bất khả phân ly như là một sự thiện đối với vợ chồng, con cái, đối với Giáo Hội cũng như toàn thể nhân loại.

Việc trình bày một cách tích cực về mối hiệp nhất bất khả phân ly để tái nhận thức được sự thiện hảo và tốt đẹp của tính cách này là một điều quan trọng. Trước hết, cần phải thắng được quan niệm coi tính cách bất khả phân ly của hôn nhân như những gì giới hạn quyền tự do của đôi phối ngẫu và là những gì nặng nề có những lúc không thể nào gánh vác nổi… Đối với vấn đề này, cũng cần phải nói thêm về quan niệm cho rằng vấn đề hôn nhân bất khả phân ly chỉ dành cho thành phần những tín đồ mà thôi, bởi thế, họ không thể nào ‘áp đặt’ nó trên toàn khối xã hội dân sự được.

3.- Để trả lời một cách chắc chắn và đầy đủ cho vấn đề này, người ta phải bắt đầu bằng lời của Thiên Chúa. Cụ thể là Tôi đang nghĩ đến đoạn Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại cuộc đối thoại của Chúa Giêsu về vấn đề ly dị với một số người Pharisiêu rồi với môn đệ của Người (x Mt 19:3-12). Chúa Giêsu đã đi vào tận gốc rễ của vấn đề, vượt cả giới hạn tranh luận trong thời của Người về những yếu tố có thể dùng để biện minh cho hành động ly dị, khi Người cho biết là: “Vì lòng chai cứng của quí vị mà Moisen mới cho phép quí vị ly dị vợ mình, chứ từ ban đầu không hề có như vậy” (Mt 19:8).

Theo giáo huấn của Chúa Giêsu thì chính Thiên Chúa mới là Đấng liên kết con người nam nữ lại với nhau trong cuộc liên hệ hôn nhân. Cuộc hiệp nhất này được thực hiện chắc chắn cần phải được cả đôi bên tự do đồng ý lấy nhau, thế nhưng việc đồng ý lấy nhau này lại liên quan đến một dự án thần linh. Nói cách khác, chính chiều kích tự nhiên của cuộc hiệp nhất này, hay nói một cách cụ thể hơn, chính bản tính của con người được chính Thiên Chúa dựng nên, đã cho thấy chiếc chìa khóa cần thiết không thể thiếu trong việc giải thích những tính chất thiết yếu của hôn nhân. Việc làm kiên vững hơn những tính chất nơi hôn nhân Kitô giáo theo bí tích ấy (x Giáo Luật khoản 1056) được đặt nền tảng trên lề luật tự nhiên, một lề luật mà, nếu bị loại trừ, sẽ không thể nào hiểu được chính công cuộc cứu độ cũng như việc thăng hóa thực tại phối ngẫu được Chúa Giêsu hiệu lực hóa một lần vĩnh viễn.

Tính cách bất khả phân ly không phải là một lý tưởng, mà là đòi hỏi của luật tự nhiên trong việc áp dụng chung.

4.- Có vô số con người nam nữ ở mọi thời và khắp mọi nơi đã sống hợp với dự án thần linh và tự nhiên này, ngay cả trước khi Chúa Cứu Thế xuất hiện, và cũng có rất nhiều người sau khi Người đến đã thực hiện điều này nữa, cho dù họ không biết Người. Tự do của họ hướng về tặng ân của Thiên Chúa, cả lúc họ kết hôn cũng như trong suốt cuộc sống vợ chồng của họ. Tuy nhiên việc nổi loạn chống lại dự án yêu thương này bao giờ cũng có thể xẩy ra, bởi vậy mới nói đến “lòng chai cứng”, yếu tố đã khiến Moisen cho phép ly dị nhưng lại là việc ly dị Chúa Kitô nhất định chế ngự. Đối với những trường hợp giống như những trường hợp ấy, con người cần phải đáp ứng bằng một lòng can đảm khiêm hạ của đức tin, một đức tin nâng đỡ và kiên cường chính lý trí, khiến nó có thể thực hiện một cuộc trao đổi với tất cả những ai tìm kiếm sự thiện đích thực của con người cũng như của xã hội. Việc giải quyết tính cách bất khả phân ly không phải như là một qui chuẩn pháp lý tự nhiên, mà như là một lý tưởng thuần túy, sẽ làm mất hết ý nghĩa lời công bố bất khả vãn hồi của Chúa Giêsu Kitô, Đấng tuyệt đối phủ nhận việc ly dị vì “từ ban đầu không có như thế” (Mt 19:8).

Hôn nhân “là” việc bất khả phân ly, ở chỗ, tính cách này không phải chỉ là một sự kiện chủ quan. Bởi đó, sự thiện của tính cách bất khả phân ly là sự thiện của chính hôn nhân, và nếu không hiểu được bản chất bất khả phân ly này cũng không hiểu được yếu tính của hôn nhân. Bởi thế, “gánh nặng” của tính cách bất khả phân ly và những giới hạn từ đó mà ra, đối với tự do của con người, chính là mặt trái của một đồng tiền, nếu xét đến sự thiện cũng như đến khả thể vốn chất chứa nơi một cơ cấu hôn nhân như vậy. Theo quan điểm này, nói rằng lề luật của con người “áp đặt” là vô lý, vì lề luật của con người phải phản ảnh và bảo toàn lề luật tự nhiên và thần linh, một thứ lề luật bao giờ cũng là một sự thật giải thoát (x Jn 8:32).

Việc chăm sóc về mục vụ cần phải minh bạch về tính cách bất khả phân ly,
cũng như cần phải nâng đỡ tình yêu và mối hiệp thông hôn nhân

5.- Sự thật về tính cách hôn nhân bất khả phân ly, cũng giống như toàn bộ sứ điệp Kitô giáo, được ngỏ cùng con người nam nữ ở mọi thời và mọi nơi. Để thực hiện điều này, chứng từ về sự thật này cần phải được Giáo Hội bày tỏ, nhất là cần phải được mỗi gia đình là “Giáo Hội tại gia” tỏ ra, một giáo hội tại gia được vợ chồng nhìn nhận rằng họ vĩnh viễn gắn bó với nhau bằng một mối giây đòi phải có một tình yêu luôn đổi mới, quảng đại và sẵn sàng hy sinh.

Người ta không được ngả về chiều hướng chủ trương ly dị, cho rằng cái ngăn trở chúng ta là ở chỗ chúng ta tin tưởng vào những ơn tự nhiên và siêu nhiên của Thiên Chúa ban cho con người. Những khía cạnh về tín lý cần phải được truyền đạt, sáng tỏ và bảo toàn, nhưng liên lỉ hoạt động còn quan trọng hơn thế nữa. Khi đôi vợ chồng đang trải qua những khó khăn, thì mối cảm thông của vị Chủ Chiên, cũng như của tín hữu, cần phải đi đôi với tính cách minh bạch và vững vàng trong việc ý thức rằng tình yêu phối ngẫu là cách thực hiện việc giải quyết tích cực cho tình trạng khủng hoảng của họ. Nếu Thiên Chúa đã kết hợp họ lại với nhau bằng một mối giây bất khả phân ly, thì vợ chồng, nhờ lợi dụng tất cả mọi nguồn nhân lực của mình, cùng với thiện chí, nhất là với lòng tin tưởng nơi sự trợ giúp của ân sủng thần linh, họ có thể và phải thoát khỏi những lúc khủng hoảng tái diễn và tăng phát.

6.- Khi con người nghĩ đến vai trò của lề luật trong những cơn khủng hoảng hôn nhân, người ta chỉ vội nghĩ đến tiến trình chấp nhận giải hôn hay nới lỏng mối liên hệ. Thậm chí có những lúc ý hệ này lan cả vào giáo luật nữa, trở thành đường lối giải quyết những vấn đề hôn nhân của tín hữu theo kiểu không phạm đến lương tâm con người.

Thực sự là đã xẩy ra điều này, thế nhưng, những giải quyết cho gọn ấy cần phải được cứu xét ở chỗ, tính cách bất khả phân ly của hôn nhân, một khi đã thấy là thành hiệu, thì phải được tiếp tục bảo toàn. Thái độ của Giáo Hội, trái lại, hướng chiều về việc hết sức củng cố những cuộc hôn nhân hơn là đi tới chỗ tiêu hôn (x Giáo Luật khoản 1676; Giáo Luật Giáo Hội Đông Phương khoản 1362). Thật sự thì việc công bố hủy hôn, căn cứ vào sự thật biết được qua một tiến trình hợp pháp, phục hồi bình an cho lương tâm, thế nhưng, việc công bố như vậy – cũng áp dụng cho cả trường hợp giải một cuộc hôn nhân ratum non consummatum (thật sự không thành) hay một cuộc giải hôn theo đặc ân đức tin – phải được trình bày và có hiệu lực theo khuôn phép của Giáo Hội, một khuôn phép hoàn toàn hướng chiều về tính cách hôn nhân bất khả phân ly, cũng như hướng chiều về gia đình được bắt nguồn từ hôn nhân. Chính vợ chồng phải là những người đầu tiên nhận ra rằng, chỉ khi nào trung thành tìm kiếm sự thật họ mới có thể thấy được sự thiện đích thực của họ, mà không loại trừ sự khả hiệu tiên quyết của cuộc hiệp nhất, một cuộc hiệp nhất dù chưa phải là một cuộc hôn nhân theo bí tích cũng chứa đựng những yếu tố của sự thiện cho chính họ cũng như cho con cái của họ, một cuộc hiệp nhất phải được cẩn thận thẩm định theo lương tâm trước khi tiến đến một quyết định khác đi.

Những phán quyết về việc hủy hôn cần phải được cứu xét trong một cuộc diễn đàn công khai

7.- Hoạt động pháp đình của Giáo Hội, một hoạt động bao giờ cũng là một hoạt động mục vụ thực sự, tạo được ảnh hưởng của mình nơi yếu tố của tính cách hôn nhân bất khả phân ly, và cố gắng bảo đảm sự hiện hữu hiệu lực của ảnh hưởng này nơi Dân Chúa. Thật thế, không có những tiến trình cứu xét và phán quyết của các tòa án Giáo Hội, vấn đề về một cuộc hôn nhân bất khả phân ly thực sự có hiện hữu hay không, sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào lương tâm của tín hữu, khó mà thoát khỏi cơ nguy của chủ quan tính, nhất là trong lúc xã hội dân sự đang trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về cơ cấu hôn nhân.

Mọi phán quyết đích đáng về tính cách thành hiệu hay bất thành hiệu nơi hôn nhân đều là những gì đóng góp xây dựng văn hóa của tính cách bất khả phân ly này, chẳng những trong Giáo Hội mà cả trên thế giới nữa. Đó là một sự đóng góp rất quan trọng và cần thiết, ở chỗ, nó thực sự có một ứng dụng cụ thể liền, vì nó làm yên tâm chẳng những cho cá nhân của những người trong cuộc mà còn cho tất cả mọi cuộc hôn nhân và gia đình nữa. Như thế, việc công bố hủy hôn một cách bất chính, ngược lại với sự thật của những yếu tố hay sự kiện theo qui chuẩn, là một việc làm hết sức trầm trọng, vì nó là việc chính thức dính dáng đến Giáo Hội mà lại gây ra những thái độ chỉ ủng hộ tính cách bất khả phân ly bằng lời nói song lại chối bỏ nó trong thực hành.

Trong những năm gần đây, có những lúc việc chuộng hôn nhân “favor matrimonii” theo truyền thống đã bị một số người chuộng tự do “for libertatis” hay chuộng cá nhân “favor personae” chống lại. Trong cuộc tranh biện này, đề tài chính hiển nhiên là đề tài về tính cách bất khả phân ly, thế nhưng, việc chống đối còn đi sâu hơn nữa đến tận cả sự thật của chính hôn nhân là những gì không nhiều thì ít đang công khai bị tương đối hóa. Vấn đề đối nghịch lại với sự thật của mối liên kết hôn nhân không được nại đến quyền tự do của đôi bên hôn ước, thành phần một khi đã tự nguyện đồng ý chấp nhận mối liên kết này buộc phải tôn trọng những đòi hỏi khách quan của thực tại hôn nhân là một thực tại không thể nhân danh tự do con người thay đổi. Bởi thế, hoạt động pháp đình phải được chi phối bởi việc chuộng tính cách bất khả phân ly “favor indissolubilitatis”; điều này hoàn toàn không có nghĩa gây tổn thương cho những gì đã được công bố chính đáng về việc hủy hôn, mà chỉ là một niềm xác tín chủ động về một sự thiện đang gặp nguy hiểm trong những tiến trình cứu xét, cùng với niềm lạc quan hằng được đổi mới bắt nguồn từ tính chất tự nhiên của hôn nhân, cũng như từ sự phù trợ của Chúa giành cho đôi phối ngẫu.

Xã hội phải hiểu rằng việc ly dị là việc làm thiệt hại đến đời sống của con cái và của chính xã hội

8.- Giáo Hội và hết mọi Kitô hữu phải là ánh sáng thế gian: “Để ánh sáng của các con chiếu tỏa trước mặt người ta, nhờ đó họ thấy được các việc lành các con làm mà tôn vinh Cha các con ở trên trời” (Mt 5:16). Ngày nay, những lời này của Chúa Giêsu được đặc biệt áp dụng vào bản chất bất khả phân ly của hôn nhân. Vấn đề ly dị hầu như cắm rễ quá sâu vào một số lãnh vực xã hội, và việc đi ngược lại với nó bằng cách biện bênh cho chủ trương nắm giữ tính cách bất khả phân ly nơi cả tục lệ xã hội cũng như nơi ngành lập pháp dân sự không phải là việc làm uổng công vô ích. Nó thật sự là việc đáng làm! Thực ra, sự thiện này nằm ở ngay cốt lõi của toàn khối xã hội, như một điều kiện cần thiết cho việc hiện hữu của gia đình. Bởi thế, sự thiện này mà mất đi nó sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc tràn lan khắp cục diện xã hội chẳng khác gì như một cơn dịch – theo từ ngữ của Công Đồng Chung Vaticanô II diễn tả về tình trạng ly dị (x Gaudium et Spes, 47) – cũng như nó sẽ gây ra một ảnh hưởng tiêu cực cho những thế hệ mới đang nhìn thấy vẻ đẹp của cơ cấu hôn nhân đích thực như bị lu mờ đi.

Giáo dục giới trẻ nhận thức được rằng Tính Cách Bất Khả Phân Ly là tảng đá nền của xã hội chứ không phải là một chọn lựa riêng tư

9.- Chứng từ thiết yếu cho giá trị của tính cách bất khả phân ly được tỏ hiện nơi đời sống hôn nhân của các đôi phối ngẫu, nơi việc họ trung thành gắn bó với nhau trong những lúc vui sướng cũng như trong những lúc thử thách của cuộc đời. Giá trị của tính cách bất khả phân ly không được nghĩ đó chỉ là đối tượng của việc chọn lựa cá nhân, giá trị này liên quan đến một trong những nền tảng của toàn thể xã hội. Bởi thế, trong lúc đang khích lệ tất cả mọi sáng kiến được Kitô hữu, cùng với những người thiện chí khác, phát động vì thiện ích của gia đình, (như việc cử hành kỷ niệm thành hôn), người ta phải tránh cái nguy cơ yếm thế về những vấn đề trọng yếu liên quan đến bản chất của hôn nhân và gia đình (x Thư gửi Các Gia Đình, 17).

Trong số những sáng kiến này, cần phải có những sáng kiến nhắm đến việc làm cho tính cách hôn nhân bất khả phân ly được công khai nhìn nhận nơi lãnh vực pháp lý dân sự (x cùng nguồn vừa dẫn, 17). Để mạnh mẽ chống lại tất cả những phương sách về pháp lý cũng như về hành pháp dẫn đến vấn đề ly dị, hay biến những thứ hiệp nhất được thừa nhận như thật, thậm chí như thứ hiệp nhất đồng tính, ngang hàng với hôn nhân, cần phải đẩy mạnh đường lối, ở mọi phương sách tài phán, thiên về việc cải tiến giúp cho xã hội nhìn nhận thực tại hôn nhân chân chính trong lãnh vực hệ thống pháp lý, một hệ thống tiếc thay lại chấp nhận vấn đề ly dị.

Việc cộng tác hành sử vấn đề ly dị về đối với các vị thẩm phán

Ngoài ra, các chuyên viên trong ngành tư pháp dân sự phải tránh nhúng tay vào bất cứ những gì có thể dính dáng đến việc cộng tác vào vấn đề ly dị. Đối với các vị thẩm phán điều này có thể là khó khăn, vì hệ thống pháp lý không nhìn nhận tính cách phản kháng của lương tâm để có thể châm chước cho họ khỏi việc áp đặt phán quyết. Cho dù có những lý do hệ trọng và vững chắc đến thế nào chăng nữa, các vị thẩm phán vẫn có thể tác hành theo những nguyên tắc truyền thống liên quan đến vấn đề tích cực cộng tác với điều xấu. Thế nhưng, họ cũng phải tìm những phương thế hiệu nghiệm để hỗ trợ cho vấn đề hiệp nhất hôn nhân nữa, trước hết bằng việc khôn khéo đưa đến vấn đề hòa giải.

Những vị luật sư hành nghề độc lập lúc nào cũng phải từ khước sử dụng nghề nghiệp của mình vào mục đích phản lại công lý, như vào việc ly dị. Phải tránh không được nhúng tay vào những gì có thể bao hàm việc cộng tác giúp thực hiện vấn đề ly dị. Họ chỉ được cộng tác vào loại hành động này khi thân chủ của họ không có ý định hủy bỏ hôn nhân, mà là hướng đến việc bảo toàn những hiệu quả tiềm mật khác, những hiệu quả chỉ có thể đạt được qua một tiến trình tài phán thuộc lãnh vực pháp lý qui định (x Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo số 2383). Theo đường lối này, bằng việc hỗ trợ và hòa giải những con người trải qua các cuộc khủng hoảng hôn nhân, những vị luật sư mới thực sự phục vụ quyền lợi của con người và mới không trở thành một kỹ thuật gia thuần túy chuyên môn phục vụ cho bất kỳ một thứ lợi lộc nào.

10.- Tôi xin ký thác cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Nữ Vương Gia Đình và là Gương Soi Công Lý, niềm xác tín cao cả của mọi người về sự thiện của tính cách hôn nhân bất khả phân ly. Tôi cũng trao phó cho Mẹ công việc hăng say của Giáo Hội cũng như của con cái Giáo Hội, cùng với các công việc nhiệt thành của các con người nam nữ thiện tâm, trong vấn đề rất hệ trọng đối với tương lai của nhân loại đây.

Với những mong ước ấy, để xin Thiên Chúa trợ giúp tất cả mọi hoạt động của quí vị, Thẩm Phán, Viên Chức và Biện Hộ của Pháp Đình Rôma, Tôi thân ái ban Phép Lành cho quí vị.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần San L'Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 6/2/2002)
 

Top

HIẾN CHƯƠNG VỀ CÁC QUYỀN LỢI CỦA GIA ĐÌNH

 

Được Tòa Thánh gửi đến tất cả mọi người, mọi cơ cấu tổ chức và thẩm quyền còn quan tâm tới sứ vụ của gia đình trong thế giới ngày nay 22/10/1983

 

Lời Mở Đầu

 

Xét rằng:

A.            Các quyền lợi của con người, cho dù chúng được diễn tả như là quyền lợi của cá nhân, có một chiều kích xã hội sâu xa là chiều kích được thể hiện một cách bẩm sinh và trọng yếu nơi gia đình (x. "Rerum novarum", no. 9; "Gaudium et spes", no. 24.);

 

B.            Gia đình được đặt nền tảng trên hôn nhân là cuộc hợp nhất thân mật của một đời sống hỗ tương giữa một người nam và một người nữ, một cuộc hợp nhất được làm nên bởi việc tự nguyện giao kết, bởi việc công khai thể hiện mối liên kết hôn nhân bất khả phân ly, và bởi việc hướng về vấn đề truyền đạt sự sống (x. "Pacem in terris", Part 1; "Gaudium et spes", nos. 48 and 50; "Familiaris consortio", no. 19; "Codex Iuris Canonici", no. 1056);

 

C.            Hôn nhân là cơ cấu tự nhiên duy nhất được ký thác cho sứ vụ truyền đạt sự sống (x. "Gaudium et spes", no. 50; "Humanae vitae", no. 12; "Familiaris consortio", no. 28);

 

D.            Gia đình, một xã hội tự nhiên, hiện hữu trước Quốc Gia hay bất cứ cộng đồng nào khác, có những quyền hạn cố hữu bất khả chuyển nhượng (x. "Rerum novarum", nos. 9 and 10; "Familiaris consortio", no. 45);

 

E.             Gia đình, không phải chỉ là một đơn vị thuần pháp lý, xã hội và kinh tế, mà là một cộng đồng yêu thương và đoàn kết, một cộng đồng xứng hợp chuyên biệt để dạy dỗ và truyền đạt những giá trị về văn hóa, chủng tộc, xã hội, thiêng liêng và tôn giáo, thiết yếu cho việc phát triển và phúc hạnh của phần tử gia đình mình cũng như của xã hội (x. "Familiaris consortio", no. 43);

 

F.             Gia đình là nơi các thế hệ khác nhau gặp nhau và giúp nhau phát triển theo tầm mức khôn ngoan nhân bản và hòa hợp quyền lợi của cá nhân với các đòi hỏi khác của đời sống xã hội (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Familiaris consortio", no. 21);

 

G.            Gia đình và xã hội, những gì liên hệ với nhau bởi những mối giây quan thiết và theo cơ cấu, có phận sự bổ túc nhau để bênh vực và phát triển thiện ích của mọi người và của nhân loại (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Familiaris consortio", nos. 42 and 45);

 

H.            Kinh nghiệm của các nền văn hóa khác nhau suốt giòng lịch sử cho thấy xã hội cần phải nhìn nhận và bênh vực cơ cấu gia đình;

 

I.              Xã hội,  và nhất là Quốc Gia và các Tổ Chức Quốc Tế, cần phải bảo vệ gia đình bằng các biện pháp có tính cách chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý, nhằm củng cố mối hiệp nhất và bền vững của gia đình nhờ đó gia đình có thể thi hành phận sự đặc biệt của mình (x. "Familiaris consortio", no. 45);

 

J.             Các quyền lợi, các thứ nhu cầu trọng yếu, tình trạng phúc hạnh và những giá trị của gia đình, cho dù đang được bảo toàn mỗi ngày một hơn ở một số trường hợp, cũng thường bị bỏ qua và không phải là hiếm thấy xẩy ra trường hợp bị các thứ luật lệ, cơ cấu và chương trình kinh tế xã hội làm suy yếu đi (x. "Familiaris consortio", nos. 46);

 

K.            Nhiều gia đình bị bắt buộc phải sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ làm cho họ không thể thi hành vai trò của họ một cách xứng đáng (x. "Familiaris consortio", nos. 6 and 77);

 

L.             Giáo Hội Công giáo, ý thức được sự thiện hảo của con người, của xã hội và của chính Giáo Hội qua đường lối gia đình, đã luôn coi gia đình là một phần trong sứ vụ của Giáo Hội trong việc loan báo cho tất cả mọi người biết dự án của Thiên Chúa được in ấn nơi bản tính con người liên quan tới hôn nhân và gia đình, để cổ võ và bênh vực hai cơ cấu ấy đối với tất cả những ai phạm đến chúng (x. "Familiaris consortio", nos. 3 and 46);

 

M.           Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới năm 1980 đã minh nhiên đề nghị phác họa một Bản Hiến Chương về Quyền Lợi của Gia Đình và phổ biến cho tất cả những ai liên hệ (x. "Familiaris consortio", no. 46);

 

Tòa Thánh, sau khi tham vấn với các Hội Đồng Giám Mục, giờ đây ban hành “Bản Hiến

Chương về Quyền Lợi của Gia Đình”, và tha thiết xin tất cả mọi Quốc Gia, mọi Tổ Chức

Quốc Tế, cùng tất cả mọi Cơ Cấu và con người quan tâm hãy cổ võ việc tôn trọng các thứ

quyền lợi này, và hãy bảo đảm cho việc thực sự nhìn nhận và tuân giữ chúng.

 

Khoản 1:

 

Tất cả mọi người đều có quyền tự do chọn lựa bậc sống của mình, bởi đó có quyền kết hôn

và lập gia đình hay ở độc thân. (x. "Rerum novarum", no. 9; "Pacem in terris", Part 1;

"Gaudium et spes", no. 26; "Universal Declaration of Human Rights", no. 16, 1)

 

a)       Mọi người nam nữ, khi tiến tới tuổi có thể kết hôn và có khả năng cần thiết, đều có quyền kết hôn và lập gia đình, hoàn toàn không biệt phân; những giới hạn trong việc hành sử quyền lợi này, dù có tính cách vĩnh viễn hay tạm thời, chỉ có thể áp dụng chỉ khi nào những đòi hỏi hệ trọng và khách quan của chính cơ cấu hôn nhân cũng như tính cách quan trọng về xã hội và công cộng của cơ cấu này cần đến; trong tất cả mọi trường hợp, những giới hạn ấy cần phải tôn trọng phẩm vị và các quyền lợi trọng yếu của con người (x. "Codes Iuris Canonici", nos. 1058 and 1077; "Universal Declaration", no. 16, 1).

 

b)    Những ai muốn kết hôn và lập gia đình đều có quyền đòi hỏi xã hội những điều kiện về luân lý, giáo dục, xã hội và kinh tế giúp họ có thể hành sử quyền kết hôn một cách hoàn toàn chín chắn và hữu trách (x. "Gaudium et spes", no. 52, "Familiaris consortio", no. 81).

 

c)     Các công quyền cần phải công nhận các thứ giá trị về cơ cấu của hôn nhân; không được coi trường hợp của những cặp sống không cưới hỏi gì ngang hàng với thứ hôn nhân có kết ước đàng hoàng (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Familiaris consortio", nos. 81 and 82).

 

Khoản 2:

 

Hôn nhân không thể bị kết ước ngoại trừ được đôi phu thê tự nguyện bày tỏ trọn vẹn lòng

ưng thuận của họ một cách xứng hợp (x. "Gaudium et spes", no. 52; "Codex Iuris Canonici",

no. 1057; "Universal Declaration", nos. 16, 2.).

 

a)             Đối với vai trò truyền thống của các gia đình ở một số nền văn hóa trong việc giúp con cái quyết định, cần phải tránh tất cả mọi áp lực làm ngăn trở việc quyết định chọn người phối ngẫu đặc biệt (x. "Gaudium et spes", no. 52).

 

b)            Những đôi sẽ lấy nhau có quyền tự do tôn giáo. Bởi thế, việc áp đặt như là một điều kiện cần có để thành hôn là phải chối bỏ niềm tin hay tuyên xưng niềm tin là những gì trái với lương tâm, vi phạm đến quyền này (x. "Dignitatis humanae", no. 6).

 

c)             Những người phối ngẫu, theo tính cách bổ túc tự nhiên hiện hữu giữa nam nhân và nữ giới, đều được hưởng cùng một phẩm vị và những quyền tương đương về vấn đề hôn nhân (x. "Gaudium et spes", no. 49; "Familiaris consortio", nos. 19 and 22; "Codex Iuris Canonici", no. 1135; "Universal Declaration", no. 16, 1).

 

Khoản 3

 

Những người phối ngẫu có quyền bất khả nhượng trong việc thành lập gia đình và quyết định vấn đề thời đoạn sinh sản cùng số con cái sinh ra, hoàn toàn lưu ý tới nhiệm vụ của họ với chính họ, với con cái đã được sinh ra, với gia đình và xã hội, theo mức độ chính đáng về các thứ giá trị và hợp với trật tự khách quan về luân lý bất khả chấp đối với vấn đề sử dụng việc ngừa thai, triệt sản và phá thai (x. "Populorum progressio", no. 37; Gaudium et spes, nos. 50 and 87; Humanae vitae, no. 10; Familiaris consortio, nos. 30 and 46.).

 

a)             Những sinh hoạt của các công quyền cũng như các tổ chức tư hết sức nỗ lực để giới hạn quyền tự do của các đôi phối ngẫu trong việc quyết định con cái của họ là trầm trọng vi phạm tới phẩm giá con người và công lý (x. Familiaris consortio, no. 30.).

 

b)            Nơi mối liên hệ quốc tế, việc viện trợ về kinh tế để phát triển các dân tộc không được đặt điều kiện buộc phải chấp thuận những chương trình ngừa thai, triệt sản hay phá thai (x. Familiaris consortio, no. 30).

 

c)             Gia đình có quyền được xã hội trợ giúp trong việc sinh sản và dưỡng nuôi con cái. Những cặp vợ chồng với gia đình đông con có quyền được trợ giúp thích đáng mà không bị kỳ thị (x. Gaudium et spes, no. 50).

 

Khoản 4

 

Cần phải tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ sự sống con người từ lúc mới được thụ thai (x. Gaudium et spes, no. 51; Familiaris consortio, no. 26).

 

a)             Phá thai là trực tiếp vi phạm tới quyền sống trọng yếu của con người (x.                  Humanae     vitae, no. 14; Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, Declaration on Procured Abortion, November 18, 1974; Familiaris consortio, no. 30).

 

b)            Việc tôn trọng phẩm vị con người loại trừ tất cả mọi thứ mạo dụng về thí nghiệm hay khai thác phôi bào con người (x. Pope John Paul II, Address to the Pontifical Academy of Sciences, October 23, 1982) .

 

c)             Tất cả mọi thứ can dự vào vấn đề di giống con người không nhắm tới việc sửa lại những sự bất thường đều vi phạm tới quyền về nguyên tính thể lý và nghịch lại với thiện ích của gia đình.

 

d)            Trẻ em, cả trước và sau khi vào đời, đều có quyền được đặc biệt bảo vệ và trợ giúp, như người mẹ của các em được như thế trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở một thời gian hợp tình hợp lý (x. Universal Declaration, no. 25, 2; Convention on the Rights of the Child, Preamble and no. 4).

 

e)             Tất cả mọi trẻ em, dù được sinh ra trong hay ngoài hôn nhân, đều được xã hội bảo vệ như nhau, vì việc phát triển toàn vẹn con người của các em (x. Universal Declaration, no. 25, 2).

 

f)             Xã hội cần phải đặc biệt bảo vệ những trẻ em mồ côi hay những em bị thiếu hụt sự giúp đỡ của cha mẹ hay của người bảo trợ. Về vấn đề chăm nuôi hay nhận nuôi, Quốc Gia cần phải ban hành luật trợ giúp các gia đình xứng hợp trong vấn đề họ đón nhận vào nhà họ các trẻ em tạm cần hay mãi cần đến việc chăm sóc. Luật lệ này đồng thời cũng cần phải tôn trọng cả quyền hạn tự nhiên của cha mẹ các em nữa (x. Familiaris consortio, no. 41).

 

g)            Trẻ em bị tật nguyền có quyền được hưởng một môi trường sống thích hợp với việc phát triển về nhân bản của các em tại gia đình và học đường (x. Familiaris consortio, no. 77).

 

Khoản 5

 

Vì ban sự sống cho con cái mình, cha mẹ có quyền đầu tiên, chính yếu và bất khả nhượng trong việc giáo dục con cái; do đó cần phải nhìn nhận họ là những nhà giáo dục trước hết và trên hết con cái của họ (x. Divini Illius Magistri, nos. 27-34; Gravissimum educationis, no. 3; Familiaris consortio, no. 36; Codex Iuris Canonici, nos. 793 and 1136).

 

a)             Cha mẹ có quyền giáo dục con cái mình hợp với những xác tín về luân lý và đạo giáo của họ, căn cứ vào truyền thống văn hóa về gia đình quan tâm tới thiện ích và phẩm vị của đứa nhỏ; họ cũng cần phải được xã hội trợ giúp để thi hành vai trò giáo dục của họ một cách thích đáng (x. Familiaris consortio, no. 46).

 

b)            Cha mẹ có quyền được tự do chọn trường học hay các phương tiện cần thiết khác trong việc giáo dục con cái mình hợp với các niềm xác tín của họ. Công quyền cần phải làm sao bảo đảm được việc phân phối công quĩ để giúp cho thành phần làm cha mẹ thực sự có thể dễ dàng thi hành quyền này mà không phải gánh vác những gánh nặng bất công. Cha mẹ không phải chịu, trực tiếp hay gián tiếp, những trang trải ngoại lệ khiến họ có thể bị chối bỏ hay bị hạn chế một cách bất công việc hành sử quyền tự do này (x. Gravissimum educationis, no. 7; Dignitatis humanae, no. 5; Pope John Paul II, Religious Freedom and the Helsinki Final Act
[Letter to the Heads of State of the nations which signed the Helsinki Final Act], 4b; Familiaris consortio, no. 40; Codex Iuris Canonici, no. 797).

 

c)             Cha mẹ có quyền được bảo đảm là con cái của họ không bị bắt buộc tham dự các lớp học không hợp với những niềm xác tín về luân lý và đạo giáo của họ. Đặc biệt vấn đề giáo dục tình dục là quyền căn bản của cha mẹ và bao giờ cũng phải được thi hành dưới sự giám sát của họ, dù ở nhà hay ở các trung tâm giáo dục được họ chọn và kiểm soát. (x. Dignitatis humanae, no. 5; Familiaris consortio, nos. 37 and 40).

 

d)            Cha mẹ bị vi phạm quyền lợi khi Quốc Gia áp đặt một thể chế giáo dục cưỡng ép nhằm loại trừ tất cả mọi thứ dạy dỗ về đạo giáo (x. Dignitatis humanae, no. 5; Familiaris consortio, no. 40).

 

e)             Quyền hạn chính yếu của cha mẹ trong việc giáo dục con cái mình cần phải được hỗ trợ bằng tất cả mọi hình thức hợp tác giữa cha mẹ, thày cô và thầm quyền nhà trường, đặc biệt là bằng những hình thức tham gia mà người công dân có quyền lên tiếng trong việc điều hành học đường cũng như trong việc hình thành và áp dụng các qui chế giáo dục (x. Familiaris consortio, no. 40; Codex Iuris Canonici, no. 796)

 

f)             Gia đình có quyền đòi hỏi các phương tiện truyền thông xã hội phải trở thành những phương tiện tích cực cho việc xây dựng xã hội, và củng cố những giá trị trọng yếu của gia đình. Gia đình cũng có quyền được bảo vệ cách thích đáng, nhất là đối với các phần tử trẻ trung nhất của họ, cho khỏi bị những ảnh hưởng tiêu cực và việc lạm dụng của các phương tiện truyền thông đại chúng (x. Pope Paul VI, Message for the Third World Communications Day, 1969; Familiaris consortio, no. 76).

 

Khoản 6

 

Gia đình có quyền hiện hữu và tiến bộ như là một gia đình (x. Familiaris consortio, no. 46) .

 

a)             Công quyền cần phải tôn trọng và bảo trì phẩm giá, quyền độc lập hợp pháp, tính cách riêng tư, tính cách nguyên tuyền và sự bền vững của mọi gia đình (x. Rerum novarum, no. 10; Familiaris consortio, no. 46; International Covenant on Civil and Political Rights, no. 17).

 

b)            Ly dị là điều tấn công chính cơ cấu hôn nhân và gia đình (x. Gaudium et spes, nos. 48 and 50).

 

c)             Cần phải tôn trọng và giúp đỡ chế độ gia đình bao gồm nhiều thế hệ phần tử khác nhau nơi nào còn tồn tại để chế độ này có thể thi hành vai trò đoàn kết và tương trợ theo truyền thống của mình, đồng thời cũng tôn trọng quyền lợi của cả những gia đình chỉ có thế hệ cha mẹ con cái và phẩm vị riêng của từng phần tử trong gia đình.

 

Khoản 7

 

Hết mọi gia đình đều có quyền tự do sống đời tại gia dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cũng như có quyền công khai tuyên xưng và truyền bá đức tin, tham dự vào việc thờ phượng công cộng và tự do chọn lựa các chương trình học hỏi về đạo giáo mà không bị kỳ thị (x. Dignitatis humanae, no. 5; Religious Freedom and the Helsinki Final Act, 4b; International Covenant on Civil and Political Rights, no. 18).

 

Khoản 8

 

Gia đình có quyền thi hành phận sự về xã hội và chính trị của mình để xây dựng xã hội (x. Familiaris consortio, nos. 44 and 48.).

 

a)             Gia đình có quyền thành lập các hiệp hội với các gia đình và các tổ chức khác, để làm trọn vai trò của gia đình một cách xứng hợp và hiệu năng, cũng như để bảo vệ quyền lợi, duy trì sự thiện hảo và nói lên những chủ trương của gia đình (x. Apostolicam actuositatem, no. 11; Familiaris consortio, nos. 46 and 72).

 

b)            Về các lãnh vực kinh tế, xã hội, pháp lý và văn hóa, cần phải nhìn nhận vai trò chính đáng của các gia đình và các hiệp hội gia đình trong việc phác họa và phát triển các chương trình liên quan tới đời sống gia đình (x. Familiaris consortio, nos. 44 and 45).

 

Khoản 9

 

Gia đình có quyền tin tưởng vào một qui chế thích đáng về gia đình của công quyền nơi các lãnh vực pháp lý, kinh tế, xã hội và tài chính, không có bất cứ một tí gì là kỳ thị trong đó (x. Laborem exercens, nos. 10 and 19; Familiaris consortio, no. 45; Universal Declaration, nos. 16, 3 and 22; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, nos. 10, 1).

 

a)             Gia đình có quyền hưởng những điều kiện về kinh tế bảo đảm cho họ có được một mức sống thích đáng với phẩm vị và việc phát triển trọn vẹn của họ. Không được ngăn cản họ chiếm đạt và bảo trì những sở hữu riêng tư là những gì giúp cho gia đình họ được ổn định; những luật lệ liên quan tới việc thừa hưởng hay chuyển đạt của cải cần phải tôn trọng nhu cầu và quyền lợi của các phần tử của gia đình (x. Mater et magistra, Part II; Laborem exercens, no. 10; Familiaris consortio, no. 45; Universal Declaration, nos. 22 and 25; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, 7, a, ii).

 

b)            Các gia đình có quyền hưởng những phương sách thuộc lãnh vực xã hội chú trọng tới các nhu cầu của họ, nhất là trong trường hợp một trong hai cha mẹ bị chết sớm, trường hợp một trong hai người phối ngẫu bị bỏ rơi, bị tai nạn, hay bị bệnh nạn hoặc tàn phế, trong trường hợp bị thất nghiệp, hay khi gia đình phải chịu thêm gánh nặng vì các phần tử của mình cao tuổi, bị tật nguyền về tâm thần hay thể lý, hay vì vấn đề giáo dục con cái (x. Familiaris consortio, nos. 45 and 46; Universal Declaration, no. 25, 1; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, nos. 9, 10, 1 and 10, 2).

 

c)             Người già có quyền được hưởng trong gia đình của mình, hay trong các tổ chức thích hợp nếu trường hợp trước bất khả, một môi trường giúp họ có thể sống những năm cuối đời một cách thanh thản trong khi thực hiện những sinh hoạt hợp với tuổi tác của họ và giúp họ có thể tham phần vào đời sống xã hội (x. Gaudium et spes, no. 52; Familiaris consortio, no. 27).

 

d)            Cần phải quan tâm tới quyền lợi và nhu cầu của gia đình , nhất là tới giá trị của mối hiệp nhất gia đình, nơi luật lệ và qui chế liên quan đến vấn đề trừng phạt, để làm sao người bị giam giữ vẫn còn liên lạc với gia đình của mình và gia đình được nâng đỡ một cách thích đáng trong thời gian xẩy ra việc giam cầm này (x. ).

 

Khoản 10

 

Gia đình có quyền được hưởng trật tự về xã hội và kinh tế biết thực hiện việc lo cho có công ăn việc làm hầu giúp cho các phần tử của gia đình có thể sống với nhau, và không làm ngăn trở mối hiệp nhất, niềm phúc hạnh, sức khỏe và sự bền vững của gia đình, cùng với cơ hội giải trí lành mạnh (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, no. 77; Universal Declaration, no. 23, 3).

 

a)             Cần phải trả thù lao đầy đủ cho công ăn việc làm để xây dựng và bảo trì gia đình cách xứng đáng, bằng việc trả lương xứng hợp, được gọi là “lương lậu gia đình”, hay bằng những biện pháp khác như những trợ cấp gia đình, hoặc trả thù lao cho công việc làm ở nhà của một trong hai cha mẹ; không được ép buộc người mẹ phải làm việc ở ngoài nhà đến gây thiệt hại cho đời sống gia đình, nhất là cho việc giáo dục con cái (x. Laborem exercens, no. 19; Familiaris consortio, nos. 23 and 81).

 

b)            Cần phải nhìn nhận và tôn trọng công việc của người mẹ ở nhà vì giá trị của nó đối với gia đình cũng như với xã hội (x. Familiaris consortio, no. 23).

 

Khoản 11

 

Gia đình được quyền có một gia cư đàng hoàng, hợp với đời sống gia đình và đủ chỗ cho số người trong gia đình, với một môi trường về thể lý có những dịch vụ căn bản cho đời sống của gia đình cũng như của cộng đồng (x. Apostolicam actuositatem, no. 8; Familiaris consortio, no. 81; International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, nos. 11, 1).

 

Khoản 12

 

Gia đình của thành phần di dân có quyền được bảo vệ giống như các gia đình khác (x. Familiaris consortio, no. 77; European Social Charter, 19).

 

a)             Gia đình của thành phần di dân có quyền được hưởng sự tôn trọng đối với văn hóa của họ và nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ đối việc họ hội nhập vào cộng đồng họ góp phần.

 

b)            Những người lao động di dân có quyền được đoàn tụ với gia đình của họ sớm bao nhiêu có thể.

 

c)             Những người tị nạn có quyền hưởng trợ giúp của công quyền và các Tổ Chức Quốc Tế trong việc dễ dàng hóa việc đoàn tụ gia đình của họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

Top

Những Nhận Ðịnh của Cuộc Họp Quốc Tế Lần Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Châu Âu 

 

Chúng tôi, từ tất cả mọi quốc gia ở Âu Châu, đến đây để suy nghĩ về đề tài nhân quyền và các quyền lợi của gia đình, và chúng tôi đã trao đổi về Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền đối với mọi vấn đề liên quan đến gia đình, một tế bào căn bản của xã hội, một tế bào rất cần cho xã hội ở sứ vụ không thể thay thế của nó, ở việc phát triển của nó, ở những khó khăn thử thách của nó cũng như ở những chịu đựng của nó. 

 

"Chúng tôi đã suy nghĩ về mối liên hệ giữa Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền Năm 1948Bản Hiến Chương về Quyền Lợi Gia Ðình được Tòa Thánh ban hành năm 1983. Ðây là một số những kết luận tổng kết đã được Hội Nghị chúng tôi nhất trí chuẩn nhận, chúng xin được chia sẻ đặc biệt với những vị như chúng tôi làm việc phục vụ xã hội để mưu cầu công ích. 

 

1.1  "Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền, được long trọng công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948, đã ban cho Hiệp Chủng Quốc thẩm quyền về luân lý trong việc thi hành sứ vụ đã được ủy nhiệm cho nó, đó là sứ vụ hoạt động cho hòa bình, cho việc phát triển và bảo vệ quyền lợi của mọi người. Các Chính Quyền đã được mời gọi để đưa những quyền lợi này vào việc lập pháp nghiêm cẩn của mình. Việc lập pháp này liên quan đến vấn đề bảo vệ sự sống của mọi người (khoản 3), vấn đề tôn trọng quyền tự do của mọi người, và vấn đề công nhận những quyền lợi nồng cốt khác nhau, bao gồm cả 'quyền kết hôn và lập gia đình' (khoản 16.1) là cơ cấu được coi như 'một đơn vị nhóm tự nhiên và căn bản của xã hội' và 'được xã hội và Chính Quyền bảo vệ' (khoản 16.3). Hơn nữa, tất cả mọi quyền lợi về xã hội, dân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa được tuyên bố trong Bản Tuyên Ngôn còn nhắm đến thiện ích của con người, của những cơ cấu môi giới, cũng như của toàn thể cộng đồng nhân loại.  

 

1.2  "Người ta không phải chỉ được tôn trọng như là 'những hữu thể cá nhân' mà là như những con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, có khả năng nhận biết sự thật và hòa hợp việc mình làm cho đúng với sự thật, cũng như sống thuận hòa với những người khác trong xã hội (x. ÐTC Gioan Phaolô II, Thông Ðiệp Ðức Tin và Lý Trí, đoạn 3, 24). Bản Tuyên Ngôn Năm 1948 hợp với quan điểm về con người này và đã cho thấy những thành quả của mình. 

 

1.3  "Bản Tuyên Ngôn đã hơn một lần giúp vào việc ngăn ngừa những xung khắc, vào việc đối đầu với những hình thức chuyên chế độc tài mới, vào việc đề cao lòng trọng kính các quyền lợi của con người, vào việc cổ võ bãi bỏ chế độ thuộc địa đế quốc, cũng như vào việc khích lệ phát triển và hòa bình. Nó đã cho thấy thành quả của mình qua những việc thực hiện như vậy. 

 

1.4  "Tuy nhiên, chúng tôi, những con người nam nữ hoạt động trong lãnh vực chính trị và lập pháp đang tham dự buổi họp này, muốn đồng thanh nói lên rằng, Bản Tuyên Ngôn này thường bị bỏ qua trong thực hành, thậm chí bị khinh thị, hay bị bóp méo bằng những kiểu cắt nghĩa lại những thứ quyền lợi đã được nó công bố. Những méo mó như vậy đặc biệt là đã làm giảm mất giá trị của cơ cấu gia đình.  

 

MỘT SỐ QUYỀN LỠI CỦA GIA ÐÌNH VÀ QUYỀN SỐNG BỊ KHINH THƯỜNG 

 

2.1  "Các quyền lợi của con người mà tầm quan trọng phổ quát của chúng được nhấn mạnh năm 1948 không được công nhận một cách hoàn toàn hay được tôn trọng ở mọi nơi, bởi chính quyền hay bởi các cơ cấu tổ chức riêng tư. Ðây là một số trường hợp liên quan đặc biệt đến gia đình và sự sống mà bất hạnh thay cũng xẩy ra ngay cả ở Âu Châu nữa.  

 

2.2  "Khoản 3: Quyền sống bị chối bỏ bởi những khoản luật cho phép - thực ra là khuyến khích - phá thai, hủy thai, và trợ tử ở nơi một số xứ sở. 

 

2.3  "Khoản 12: Quyền tôn trọng tính cách riêng tư và danh thơm tiếng tốt của con người, qua những vận động về báo chí, những tố giác xảo quyệt, những 'nhãn hiệu' có tính cách kỳ thị (như 'những tên thủ cựu', 'những người hùng luân ly', 'những kẻ cuồng nhiệt ủng hộ sự sống'); thái độ cười nhạo thành phần giới trẻ tỏ ra chống lại tính cách bi quan về dục tính v.v.   

 

2.4  "Khoản 16: Quyền kết hôn và lập gia đình, qua việc hạ giá cơ cấu hôn nhân; việc các vị chính quyền không màng chi tới tình trạng lệch lạc về đạo lý của xã hội (như tính cách hỗn độn của giới trẻ, sống chung mà không hề có ý dấn thân hay cảm quan trách nhiệm, tình trạng phát triển về bạo lực, ngay cả trong việc chiêu mộ đồng tính luyến ái mà không tôn trọng kẻ khác và những tổ chức hiện hữu), việc thu thuế gia đình và các qui chế ác cảm với gia đình. 

 

2.5  "Khoản 26: Quyền lợi của cha mẹ trong việc chọn chương trình giáo dục được cung cấp cho con cái họ, qua việc lạm dụng việc dạy tính dục cho con cái họ ở nhà trường hay nơi những chương trình chăm sóc sức khỏe, việc ngừa thai và đôi khi phá thai cho vị thành niên đã được tách khỏi quyền bảo vệ của cha mẹ họ, việc giới hạn tự do của phụ huynh trong việc chọn chương trình giáo dục và học đường cho con cái hợp với những niềm xác tín của họ. 

Những Nỗ Lực Làm Lệch Lạc Các Quyền Lợi Của Con Người

3."Những thứ lệch lạc này thực sự chỉ là 'việc cắt nghĩa lại' Bản Tuyên Ngôn Năm 1948, một việc cắt nghĩa làm xoay chuyển tận gốc rễ cái ý nghĩa của nó. Vượt qua mặt và vượt lên trên những quyền lợi được Bản Tuyên Ngôn công nhận, tuyên xưng và công bố là một số 'những quyền lợi nhân bản mới' đang được đề ra bởi những khuynh hướng văn hóa, những điều đình, những áp lực và những phương sách đồng thuận, theo hoạch định của các hoạt động liên quốc gia.  

 

3.2  "Sau Hội Nghị ở Cairô (1994) và ở Bắc Kinh (1995), nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc, thường được hỗ trợ bởi Hiệp Hội Âu Châu, đang cố gắng để chiếm được một sự đồng thuận quốc tế về một số quyền được gọi là 'các thứ quyền mới' này. Những quyền mới này đặc biệt bao gồm 'vấn đề sức khỏe sinh sản' (một phát biểu thực sự cho thấy bao gồm cả việc phá thai), và quyền của vị thành niên trong việc thực hiện tác động tính dục với cả người khác phái tính hay đồng phái tính với mình, kèm theo việc họ được sử dụng những dụng cụ ngừa thai.  

 

3.3  "Những lệch lạc này hay những lệch lạc khác, như trợ tử, việc phát triển đồng tính luyến ái và paedophilia, đều được bộc phát bởi các thứ triết lý duy lợi, ngộ thức, kể cả bởi các thứ triết lý thực tiễn, buông thả và khoa học (x. ÐTC Gioan Phaolô II, Thông Ðiệp Ðức Tin và Lý Trí, đoạn 46, 88, 89, 90, 91), cũng như bởi ý hệ về 'giống tính'. Bởi thế, vấn đề ở đây không phải chỉ là việc thêm thắt vào những quyền phổ quát được công bố năm 1948 'những thứ quyền lợi mới', mà là việc làm mất đi ý nghĩa nơi quyền lợi của con người cũng như việc làm đảo lộn ý nghĩa chính yếu của chúng. 'Những tác nhân' của chiều hướng mới này hiểu ý nghĩa nơi quyền lợi con người chẳng những theo quan niệm về con người mà còn theo những chính sách được gọi là đồng thỏa thuận nữa. Con người, gia đình và cả Chính Quyền cần phải được điều chỉnh theo quan niệm 'đồng thỏa thuận' này, một việc vừa theo chiều hướng tích cực vừa theo chiều hướng tương đối. 

 

3.4  "Ðối với một số người thì tình trạng lệch lạc này cũng còn do bởi ảnh hưởng về ý hệ của phong trào 'Thời Mới' ngày nay, qua việc họ 'linh thánh hóa' thiên nhiên, đặc biệt hơn nữa là 'trái đất'. Theo quan điểm này thì con người không được coi như là trung tâm của lịch sử, là chủ thể của quyền lợi và nghĩa vụ, mà chỉ là một tùy thể ngắn hạn của thiên nhiên, cần phải được điều chỉnh theo 'khả năng nắm giữ' của hành tinh này. 

 

3.5  "Ngược lại với những chiều hướng tương đối và buông thả này, Bản Tuyên Ngôn Chung Năm 1948 chủ trương lề luật tự nhiên một cách đặc biệt, đó là chủ trương khả năng bẩm sinh của con người là để tìm kiếm những gì chân thật, ngay lành và thiện hảo. Chúng tôi chấp nhận quan niệm về con người này, và thấy nơi quan niệm ấy có một nền tảng luân lý để xác nhận phẩm vị cùng với các quyền lợi của hết mọi người, kể cả những quyền lợi của cộng đồng nhân loại căn bản là gia đình.

Hãy Ủng Hộ và Nâng Ðỡ Gia Ðình

 4.1  "Là những chính trị gia và nhà lập pháp trung thành với Bản Tuyên Ngôn Chung, chúng tôi nhất định dấn thân cổ võ và bênh vực các quyền lợi của gia đình là cơ cấu được thành hình bởi hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Ðiều này cần phải thực hiện ở tất cả mọi cấp độ: địa phương, miền vùng, quốc gia cũng như quốc tế. Chỉ có thế chúng ta mới có thể thực sự là những người tôi tớ phục vụ cho công ích, cả ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế. Chúng tôi muốn chú trọng đến ở đây những điều chúng tôi tin là thuộc về số những vấn đề khẩn trương đối với các chính trị gia và các nhà lập pháp của ngày hôm nay đây. 

 

4.2   "Theo Bản Tuyên Ngôn Chung, luật pháp của Âu Châu đã nhìn nhận hôn nhân là một cơ cấu tự nhiên được đi liền với những ràng buộc về luật pháp. Hôn nhân làm nên gia đình, vì nó thiết lập một mối hiệp nhất vững chắc trong việc hiến thân cho nhau giữa một người nam và một người nữ, hướng về một tình yêu hỗ tương, về việc truyền sinh và dưỡng dục con cái. Ðó là cơ cấu hôn nhân xã hội cần phải được bênh vực như là một giá trị chi phối cả tương lai của xã hội. Việc thừa nhận những kiểu hiệp nhất khác là 'hôn nhân', như một số người hiện nay cho rằng như thế mới không tỏ ra kỳ thị, hay ban cho những cuộc hiệp nhất này các quyền lợi hay thuận lợi tương đương trong xã hội như ban cho những người thành hôn chính đáng, sẽ làm bại hoại cơ cấu hôn nhân cùng với đời sống gia đình. 

 

4.3  "Giáo Hội nhìn nhận rằng, Giáo Hội đang bênh vực xã hội và thiện ích thực sự của con người bằng việc ủng hộ, cổ võ và bênh vực cơ cấu tự nhiên của hôn nhân được Chúa Kitô nâng lên phẩm vị của một bí tích Tân Luật.  

 

4.4  "Gia đình có 'trước' Chính Quyền và cần thiết hơn chính quyền, như Arsitote nói (Nicomachean Ethics, III, 12, 18). Gia đình 'trước hết... muốn căn tính của mình được nhìn nhận và muốn vị trí là chủ thể của nó trong xã hội phải được chấp nhận', nó là 'một  chủ thể hơn bất cứ một cơ cấu tổ chức xã hội nào khác', như Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh trong Bức Thư gửi Các Gia Ðình, Gratissimam sane (các đoạn 15 và 17). Ðiều này có nghĩa là phải tôn trọng quyền tự quyết và ngay cả 'chủ quyền' của gia đình.  

 

4.5  "Những mối liên hệ giữa gia đình và xã hội phải được dựa vào việc tôn trọng nguyên tắc phụ thuộc. Thật vậy, gia đình là nguồn mạch tự nhiên cho việc giáo dục và phát triển nhân bản. Gia đình là một cơ cấu có khả năng đào luyện con người trọn vẹn và làm cho họ phát triển về nhân tính. Hơn nữa, gia đình còn cung cấp việc chăm sóc và tình trạng an toàn cho những phần tử yếu hèn nhất trong xã hội, như trẻ em, người già, người tật nguyền và người yếu bệnh kinh niên. Gia đình bảo vệ những ai bị tổn thương nhất vì cuộc sống bơ vơ lạc lõng ngoài lề xã hội. 

 

4.6  "Pháp luật và qui chế của xã hội cần phải bảo vệ vai trò của các người mẹ. Nữ giới phải được tự do trong phận sự làm mẹ và không bị áp lực kinh tế hay xã hội bó buộc phải làm việc ở ngoài nhà. Làm việc ở nhà cũng phải được công nhận như là một hoạt động kinh tế thực sự và thiết yếu góp phần vào các phúc lợi. Chúng tôi hoan hô những chính trị gia và các nhà lập pháp Âu Châu đã tranh đấu để cổ võ quyền lợi cho vai trò làm mẹ, bằng những luật pháp chính đáng cũng như bằng qui chế xã hội tốt lành. Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng nghiệp của chúng tôi hãy cùng nhau cứu xét những gì có thể thực hiện để tạo điều kiện cho nữ giới thi hành công việc đào luyện thế hệ tương lai không thể châm chước của họ, mà không ngăn trở việc họ tham dự một cách bình đẳng vào sinh hoạt xã hội, trong công xưởng hay trên chính trường. 

 

4.7  "Những sự kiện cho thấy việc khủng hoảng về dân số đang tác dụng trên Âu Châu ngày nay. Mức độ thụ thai thấp hơn mức độ bù trừ ở nhiều xứ sở khác nhau, đang làm giới già tăng lên nhanh chóng, sẽ gây ra những nạn xã hội và kinh tế trong tương lai. Nếu trẻ em là kho tàng của các quốc gia thì Âu Châu ngày nay đang bị nghèo nàn hết cỡ! Cần phải tăng thêm lòng tin tưởng vào tương lai và việc đầu tư vào các thế hệ mai sau phải được thế chỗ cho việc tìm kiếm vị kỷ, tìm kiếm những lợi lộc ngắn hạn. Gia đình là một yếu tố quan trọng nhất cho việc phát triển sau này, vì nó là một cộng đồng, nơi sản xuất ra vốn liếng nhân bản về tất cả mọi chiều kích của nó. Cần phải tu chính luật pháp nào không hỗ trợ hôn nhân và việc sinh sản hữu trách qua việc hỗ trợ nuôi con tại gia. Cần phải thay đổi luật thu thuế không thuận lợi cho các đôi vợ chồng có con cái. 

 

4.8  Chúng tôi hoan hô tất cả mọi người nam nữ mang trách nhiệm chính trị và những nhà lập pháp ở Âu Châu, thành phần dấn thân cho việc loan truyền và bênh vực sự sống, rất thường thấy xẩy ra trong những cuộc khủng hoảng về ý niệm và trong tình trạng bị mất đi các giá trị. Họ cố gắng hoạt động để bảo vệ những quyền bẩm sinh của thành phần hèn kém nhất trong xã hội, như thai nhi, người già và người tật nguyền. Cần phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo vệ bào thai khỏi những cuộc thử nghiệm và lạm dụng. Chúng tôi lập lại việc chúng tôi quyết tâm bênh vực quyền sống căn bản được Bản Tuyên Ngôn Chung xác nhận ở khoản 3. 

 

4.9  "Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp của chúng tôi hãy nhìn nhận vai trò sư phạm của luật pháp liên quan đến việc nó ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Các thứ luật pháp làm suy yếu gia đình gây nên một ý hệ hoang mang và lầm lẫn về vai trò của nó. Những qui chế về xã hội và kinh tế kỳ thị gia đình làm phát sinh ra tình trạng đâm ra coi thường quyền lợi và an sinh của gia đình. Luật pháp thiên về phá thai và ly dị đưa đến tình trạng càng ngày càng khinh bỉ sự sống con người và những mối liên hệ bền vững của gia đình. 

 

4.10  "Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp của chúng tôi hãy nhìn nhận và cổ võ vai trò giáo dục không thể thay thế được của gia đình trong việc đào luyện những người công dân mai hậu cho một xã hội dân chủ thực sự. Thật vậy, chính ở trong gia đình mà người ta trước hết biết phục vụ cho công ích. Gia đình có thể được diễn tả như là một học đường về văn minh, tự do, đoàn kết và yêu thương. 

 

4.11  Nhiều tham dự viên của Hội Nghị của chúng tôi thi hành công việc của mình trong những quốc gia ở Ðông Âu, nơi mà người ta mang một ấn tượng là những xứ sở này không thể hoàn toàn trở nên những phần tử của Hiệp Hội Châu Âu, trừ phi họ chấp nhận một số chương trình về luân lý mờ ám. Phương tiện truyền thông xã hội cho thấy rõ ấn tượng này. Các Kitô hữu và những người thiện chí khác tỏ ra chống lại những mục tiêu này đều bị cho là chống lại việc gia nhập Khối Âu Châu. Nhân danh phẩm vị, chủ quyền và lòng trung thành với lý tưởng dân chủ của mình, các quốc gia này có quyền cùng với trách nhiệm nắm giữ và bênh vực văn hóa sự sống, cũng như bảo vệ gia đình cùng với quyền lợi của gia đình nơi 'ngôi nhà chung của Âu Châu' sau này. 

 

4.12   "Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong dịp mừng 20 năm giữ vai trò Thừa Kế Thánh Phêrô, đã mãnh liệt và rõ ràng thúc đẩy hoạt động cho lợi ích của gia đình và sự sống, như là một người bênh vực Chân Lý và là một người mang đến niềm hy vọng. Buổi triều yết Ngài dành cho chúng tôi và những lời Ngài ngỏ với chúng tôi làm cho chúng tôi hết sức phấn khởi. 

 

4.13   "Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi vị đồng nghiệp của chúng tôi hãy tổ chức những cuộc họp để suy nghĩ và trao đổi tương tự như cuộc họp này. Chúng tôi muốn tham dự vào những khởi xướng ấy nơi các quốc gia xứ sở khác nhau. Chúng tôi xác tín rằng, tất cả mọi nỗ lực kiên trì để bênh vực các quyền lợi của con người cũng như các quyền lợi của gia đình sẽ là một mầm mống hy vọng cho tương lai của các đất nước chúng ta và của toàn khối Âu Châu. Bất chấp những thách đố hiện thời đối với các quyền lợi của con người và của gia đình, chúng tôi vẫn hy vọng hướng tới một Âu Châu, nơi gia đình có thể thăng hoa cũng là nơi sự sống con người được đón nhận và yêu thương". 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dich từ tuần san L' O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 20/1/1999)

 

Top

CHỐNG LẠI NÃO TRẠNG VÀ TRÀO LƯU PHÁ SẢN GIA ĐÌNH KHẮP NƠI

 

(Bản nhận định và kêu gọi của hai cuộc họp quốc tế về gia đình)


 

Theo Tông Hiến Pastor Bonus của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về công việc của Tòa Thánh Rôma, ban hành ngày 28-06-88, trong đó, ở khoản 141.3 có nói đến “nỗ lực làm cho các quyền lợi của gia đình được công nhận và bênh vực trong sinh hoạt xã hội và chính trị, cũng như bảo trì và phối kết những sáng kiến bảo vệ sự sống con người từ lúc thụ thai và yêu chuộng trách nhiệm sinh sản”, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã tổ chức những cuộc họp quốc tế với sự tham dự của những nhà lập pháp và những chính trị gia thế giới, như những lần sau đây:

Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Nhất của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Âu Châu diễn ra tại Varese, Nước Ý, ngày 8-10/3/1993, về “Các Quyền Lợi của Gia Đình trước Ngưỡng Cửa của Ngàn Năm Thứ Ba”, đề tài này cũng là đề tài cho Cuộc Họp Thứ Nhất của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu, diễn ra tại Rio de Janeiro ngày 28-31/8/1993.

Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu diễn ra tại Mexico City ngày 6-8/6/1996 về “Phẩm Giá của Gia Đình và Sự Sống trong Lãnh Vực Chính Trị và Ngành Lập Pháp ở Mỹ Châu theo Chiều Hướng của Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống”, và Cuộc Họp Quốc Tế Thứ Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Âu Châu diễn ra tại Vatican ngày 22-24/10/1998 về “Mối Liên Hệ giữa Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền Năm 1948 và Hiến Chương Nhân Quyền về Gia Đình Năm 1983 của Tòa Thánh Rôma”.

Sau đây là nguyên văn những nhận định của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu, cũng như ở Âu Châu, trong Cuộc Họp Quốc Tế Lần Hai, về não trạng của con người ngày nay đối với cơ cấu gia đình cùng giá trị của sự sống con người.

Những nhận định của Cuộc Họp Quốc Tế Lần Hai của Những Chính Trị Gia và Các Nhà Lập Pháp ở Mỹ Châu.

“Bất chấp tất cả mọi biến động lung tung xẩy ra nơi địa lục to lớn của chúng ta, một thực tại vẫn còn đó ở ngay tâm điểm của mọi quốc gia, đó là gia đình, một tế bào căn bản, nguyên khởi và sống còn của xã hội. Trong đời sống gia đình làm nên bởi hôn nhân, sự sống con người đã được thụ thai, sinh nở và nuôi dưỡng. Vì gia đình là cung thánh của sự sống, do đó, những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến sự sống của con người, như phá thai, trợ tử cũng như các mối đe đọa và các cuộc tấn công sự sống không thể là những vấn nạn chẳng có liên quan gì tới gia đình. Vì gia đình là yếu tố chính yếu tiên khởi của xã hội mà những qui chế về kinh tế và xã hội phải góp phần xây dựng gia đình và phải làm cho gia đình thêm vững chắc.

“Ngày nay, chúng ta được báo động trước tình trạng sự sống của con người và gia đình đang bị tấn công trong tất cả mọi xứ sở của chúng ta. Bởi thế, họp nhau lại tại Thành Phố Mễ Tây Cơ này, chúng tôi muốn gửi đến các chính trị gia và các nhà lập luật đồng nghiệp lời kêu gọi của chúng tôi đây.

“Vào giây phút này chúng tôi muốn phác tả cho thấy những đặc tính chính của cuộc khủng hoảng, muốn tái xác nhận những nguyên tắc phải được bảo trì; cũng như muốn nêu lên một vài đề nghị thực tế và khẩn thiết.

1) CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở MỸ CHÂU

“Vấn đề dân số xẩy ra theo chiều hướng khác nhau tại các quốc gia. Việc di dân tăng phát đã gây ra những thách đố khác nhau. Tiến trình của việc làm giảm bớt và nắm vững tình trạng tăng nhân số, được các chuyên gia coi như là vấn đề chuyển tiếp về dân số, cũng đang được tiến triển tốt đẹp nơi nhiều vùng đất của chúng ta. Tuy nhiên, bởi hiểu lầm về những dữ kiện dân số, tân ý hệ Malthusian đã hào hứng phác họa ra các qui chế kiểm soát dân số tại rất nhiều quốc gia của chúng ta, qua việc ngừa thai, chặn thai, thậm chí phá thai. Được các quốc gia giầu có nâng đỡ, các tác nhân thuộc ý hệ hủy hoại và lầm lạc này đã trở thành những tổ chức quốc tế giầu tiền lắm của dấn thân vào việc, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là, ‘âm mưu chống lại sự sống’ (Thông Điệp Sự Sống Con Người, đoạn 17). Vì họ mâu thuẫn với quyền lợi của dân chúng mà các tổ chức quốc tế phải nhắm vào việc phục vụ công ích phổ quát và phải tránh những hoạt động không xứng hợp với sứ vụ nguyên thủy của mình.

“Phá thai là một sự dữ đầu tiên và là một trong những nạn trầm trọng trong thời đại của chúng ta. Ở Hoa Kỳ, phá thai đã được hợp pháp hóa đến những mức độ cao nhất của tình trạng tệ hại và rùng rợn nơi những việc phi nhân bản như ‘việc phá thai bán phần’. Ở Châu Mỹ Latinh, những khoản luật bênh vực quyền sống vẫn còn hiệu lực đã bị triệt tiêu bởi việc không chịu áp dụng chúng, cũng như bởi những nỗ lực phối hợp tranh đấu cho việc phá thai khỏi bị luật pháp trừng phạt, cùng với những dự định biến tội ác này thành một ‘thứ quyền’, nại đến nhiều lý do sai quấy, trong số đó có lý do ‘sức khỏe sinh sản của nữ giới’ và ‘quyền sinh sản’.

“Trợ tử cũng vào hùa với phá thai trong việc khinh thường sự sống. Ở Bắc Mỹ Châu, những nỗ lực sử dụng việc trợ tử đang đe dọa mạng sống của hằng triệu con người không có khả năng tự vệ, nhất là thành phần già yếu và tật nguyền, những người có quyền được yêu thương và chăm sóc trong gia đình.

“Chính luật lệ là nguyên tắc của quyền lợi cũng đang bị bại hoại. Ở đằng sau những cuộc tấn công hủy diệt sự sống, chúng ta thấy được chủ nghĩa pháp lý tích cực và duy lợi, qua việc hạ bệ quyền sống vốn có từ đầu xuống theo ý muốn tuyệt đối của các nhà lập pháp, chuyên viên pháp luật hay vị lãnh thủ quốc gia. Gắn liền với những lực lượng này là các hình thức tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản (x Thông Điệp Bách Niên, đoạn 33) cùng với chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, làm suy giảm, thậm chí hủy diệt đi cả giá trị lẫn trách nhiệm của dục tính, hôn nhân và đời sống gia đình. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định, những lực lượng như vậy đang soi mòn đến tận gốc rễ của nền dân chủ đích thực (x. Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 20).

“Phương tiện truyền thông xã hội thường bị lạm dụng để cổ võ ‘nền văn hóa tử vong’ cũng như cổ võ quan niệm duy vật và duy lạc của con người, phản khắc với các giá trị của hôn nhân và gia đình.

“Qui chế về kinh tế của các quốc gia chúng ta thường không thiên về gia đình. Phụ nữ bị buộc phải làm việc ngoài nhà và không được nâng đỡ để thực hiện sứ vụ làm mẹ của họ. Ở một số quốc gia, những nạn xã hội như tình trạng gia đình bần cùng túng thiếu, cảnh nhiều nhà chỉ có một cha hay một mẹ, tình trạng thiếu niên bê tha, nghiện hút và tội ác bạo lực trở nên tệ hại bởi các chương trình an sinh thất sách. Ở một số quốc gia khác lại thiếu những khoản an sinh đầy đủ khiến cho các gia đình nghèo phải sống trong một tình trạng rất thiếu kém và thê thảm.

“Các quyền căn bản của cha mẹ về vấn đề giáo dục không luôn luôn được công nhận. Các chương trình dạy tính dục, do Chính Phủ bó buộc và thường bởi các tổ chức kiểm soát dân số điều khiển, vi phạm đến quyền lợi của phụ huynh và cổ võ các lối sống hưởng lạc. Nhiều cha mẹ không được tự do chọn cho con cái một chương trình giáo dục hợp với đức tin và lương tâm của mình, hay họ phải trả nhiều tiền cho một chương trình giáo


“Trẻ em ở nhiều miền đất đã trở thành nạn nhân của những khai thác vô loài, qua việc lao động trẻ em, mãi dâm trẻ em và hình ảnh trẻ em khiêu dâm. Nỗi khổ của ‘các trẻ em bụi đời’, nạn nhân của tình trạng thiếu kỷ cương gia đình, là một gương mù và là một nỗi hổ ngươi cho nhiều thành phố lớn nhất của chúng ta.


“Nữ giới phần lớn phải sống trong cảnh bần cùng. Họ thường bị tổn hại vì thiếu học hành. Cùng với con cái, họ là những nạn nhân chính của cảnh tan vỡ gia đình. Ở một số xã hội, họ là những nạn nhân cho quyền lực dục tính của nam giới. Trái lại, phong trào nữ giới cấp tiến, bằng việc phát động ý niệm sai lầm về ‘giống tính’, đồng thời đã làm hại họ ở hết mọi quốc gia thuộc Mỹ Châu, làm thấm nhập từ từ những thành kiến phản lại chủ nghĩa nữ giới chân chính là chủ nghĩa bảo vệ phẩm vị của nữ giới.

“Sau hết, chúng tôi muốn nói lên nỗi quan tâm sâu xa nhất của chúng tôi về một tân ‘kiểu mẫu sức khỏe’ nhắm đến việc làm cho quyền sống khỏe mạnh bị lệ thuộc vào việc giải quyết của cá nhân hay của xã hội.Õ

2) NHỮNG SỰ THẬT VỀ GIA ĐÌNH VÀ SỰ SỐNG

“Đối diện với những vấn nạn và thách đố này, chúng tôi muốn tái xác nhận một số những nguyên tắc quan trọng hơn để soi dẫn đường lối chúng ta đi.

1. “Chúng tôi tái công nhận phẩm vị và giá trị bẩm sinh của hết mọi con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa nên có khả năng yêu thương hy hiến bản thân mình.

2. “Chúng tôi tái xác nhận là các quyền lợi của con người đều do bẩm sinh mà có, như được nêu lên trong Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền (1948)

3. “Chúng tôi tái công nhận giá trị và tầm quan trọng hiện tại của Bản Hiến Chương về Các Quyền Lợi của Gia Đình được Tòa Thánh phổ biến (1983). Bởi thế, chúng tôi tái xác nhận rằng gia đình được hưởng những quyền lợi phát xuất từ chính căn tính của mình là tế bào căn bản của xã hội.

4. “Chúng tôi tái xác nhận rằng gia đình được làm nên bởi hôn nhân là cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ để hướng đến việc truyền đạt sự sống con người.

5. “Chúng tôi tái xác nhận rằng tính chất bất khả phân ly của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ cần phải được bảo vệ bởi những luật lệ để phục vụ thiện ích cho xã hội.


6. “Chúng tôi tái công nhận quyền sống của tất cả mọi con người, từ lúc thụ thai cho tới khi tự nhiên chết đi. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dạy: ‘Không ai được đặc quyền hay được chuẩn chước đối với qui tắc luân lý cấm việc trực tiếp lấy mạng sống của một con người vô tội. Dù là người nắm trong tay quyền làm chủ thế giới hay là người nghèo nhất trong các người nghèo trên mặt đất này thì cả hai cũng không khác nhau. Đối với những đòi buộc của luân lý, tất cả chúng ta hoàn toàn bình đẳng như nhau’ (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 57)Õ

3- NHỮNG ĐỀ NGHỊ

 

“Theo chiều hướng của những sự thật này, chúng tôi kêu gọi những chính trị gia và các nhà lập pháp đồng nghiệp hãy đối diện với những vấn nạn nơi các quốc gia của chúng ta, và để đạt mục đích này, chúng tôi xin nêu lên những đề nghị sau đây.

1- “Chúng tôi yêu cầu các chính trị gia và các nhà lập pháp hãy thực hiện một nỗ lực bao quát quốc tế hướng chiều về sự sống con người. Chúng tôi đề nghị nên hình thành một nhóm nghị viên ở hết mọi quốc gia thuộc lục địa của chúng ta để bênh vực sự sống và gia đình. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị là những nhóm này hãy cùng nhau hoạt động qua một cơ cấu điều hợp Liên Mỹ Châu, nối kết với Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình.

2- “Chúng tôi yêu cầu luật lệ hãy tái nhận thức lại vai trò của mình trong việc bênh vực hết mọi sự sống của con người, nhất là của những người yếu đuối và nghèo khổ nhất. Chúng tôi đề nghị hãy thực hiện việc giáo dục về luật tự nhiên, một thứ luật căn bản cho các quyền lợi phổ quát của con người, đầu tiên là quyền sống, nhờ đó nó mới thực sự là nền tảng cho chủ nghĩa dân chủ. Phải dạy đầy đủ toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội, với tất cả những điều cần thiết liên quan đến việc phù sinh và gia đình, nơi các trường học, các đại học cộng đồng, các đại học toàn khoa cũng như nơi các học viện cao cấp. Điều này bao gồm cả việc liên tục dạy tại các học đường ấy các vấn đề về luân lý hợp với Huấn Quyền.

3- “Chúng tôi yêu cầu hãy triệt để tuân giữ và áp dụng những qui tắc thuộc hiến và luật pháp vẫn còn hiệu lực nơi nhiều quốc gia chúng ta trong việc bảo vệ các quyền lợi của thai nhi. Chúng tôi khích lệ việc cổ võ để ý thức được những luật lệ này, cũng như để tỉnh táo biết được những nỗ lực về phía các chính trị gia và các nhà lập pháp trong việc họ muốn làm suy giảm đi những luật lệ này, bằng việc họ làm ngơ cho việc phá thai bất hợp pháp xẩy ra, hay bằng việc thực hiện mà không bị luật pháp trừng trị, hoặc bằng việc đề xướng lên những quyền lợi không chân chính.

4- “Chúng tôi yêu cầu hãy thực hiện việc trợ giúp phù sinh cho những người phụ nữ đang muốn phá thai hay những người đã phá thai. Chúng tôi đề nghị là phải lập thêm các trung tâm phù sinh cho nữ giới, và phải ủng hộ cũng như nâng đỡ những trung tâm đang hoạt động.

5- “Chúng tôi yêu cầu phải bảo vệ hợp pháp cho những thai nhi từ lúc thụ thai. Chúng tôi đề nghị ban hành những khoản luật dứt khoát phù sinh đối với việc thử thai và cấy giống. Chúng tôi hoan hô lời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi các chuyên gia luật pháp và các vị lãnh đạo chính quyền trong việc công nhận và bênh vực ‘các quyền tự nhiên của chính nguồn mạch sự sống con người’ (Diễn Từ ngỏ với Hội Nghị về Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống và Luật Pháp, ngày 24/5/1996, đoạn 6: L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 29/5/1996, trang 12).

6- “Chúng tôi yêu cầu thực hiện tình trạng công bình về kinh tế cho các gia đình, để ‘vốn liếng nhân bản’ không thể thay thế của gia đình được phát triển, không bị Chính Quyền kiểm soát một cách thiếu chính đáng và không bị các qui chế của xã hội gây tổn hại. Chúng tôi đề nghị lập ra những qui định đặc biệt về gia đình ở mọi quốc gia, không phải chỉ là những qui định thuần túy về xã hội mà còn nêu lên cả những phương thức để phục hồi trọn vẹn vai trò tự nhiên của gia đình trong lãnh vực kinh tế và phát triển cho lợi ích chung.

7- “Chúng tôi yêu cầu những qui định đặc biệt về gia đình hãy cống hiến cho nữ giới những điều kiện cụ thể để dung hòa vai trò làm mẹ của họ với những ước vọng về chuyên môn cũng như về học vấn của họ. Chúng tôi đề nghị hãy thực hiện những bước tiến để đạt được điều này, nhất là trong lãnh vực về tài chính.

8- “Chúng tôi yêu cầu hãy công nhận vai trò giáo dục không thể thay thế của gia đình. Chúng tôi đề nghị hãy lập những khoản luật thuận lợi cho cha mẹ, nhất là những cha mẹ nghèo, trong việc tự do chọn trường học.

9- “Chúng tôi yêu cầu hãy công nhận quyền của phụ huynh trong việc cung cấp ‘vấn đề dạy dỗ chính đáng con cái mình về dục tính và yêu đương’ (Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, đoạn 97). Chúng tôi đề nghị hãy cổ võ học hỏi bản văn mới được Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình phổ biến là Sự Thật và Ý Nghĩa về Tính Dục Con Người, Những Hướng Dẫn cho Việc Giáo Dục trong Gia Đình.

10- “Chúng tôi yêu cầu các phương tiện truyền thông xã hội hãy có trách nhiệm về vấn đề luân lý hơn nữa. Chúng tôi đề nghị hãy thiết lập hay kiên cố các cơ cấu tổ chức giúp cho việc dễ dàng thực thi trách nhiệm về nghề nghiệp.

11- “Chúng tôi yêu cầu hãy thực hiện một cuộc thẩm định về thực tại dân số ở Mỹ Châu thực sự theo đường lối khoa học, không bị chi phối bởi chiều hướng ý hệ hay tư lợi. Chúng tôi đề nghị đặc biệt bảo vệ thành phần di dân bằng luật pháp và các qui chế chính đáng.

12- “Chúng tôi yêu cầu hãy chấm dứt ‘đế quốc ngừa thai’ để kiểm soát dân số bằng việc cổ võ phá thai, chặn thai và ngừa thai. Chúng tôi khích lệ vai trò trách nhiệm của phụ huynh, được hỗ trợ bằng cách phát động hết sức rộng rãi những phương pháp tân thời trong vấn đề ngừa thai tự nhiên, những phương pháp theo khoa học chắc chắn đạt được hay hoãn được việc thụ thai khi có những lý do chính đáng.

13- “Chúng tôi yêu cầu hãy đối xử công bằng và yêu thương đối với mỗi một con trẻ, thành phần là phúc lành Thiên Chúa ban. Chúng tôi đề nghị hãy lập ra những khoản luật mới để bảo vệ quyền lợi và an sinh của trẻ em, nhất là những em trở thành nạn nhân của công việc khai thác lao động, mãi dâm hay khiêu dâm.

14- “Chúng tôi xin các cơ quan có uy thế hãy làm cho sự sống và gia đình trở thành đề tại chính ở Thượng Hội Giám Mục Mỹ Châu tới đây.

“Sau hết, chúng tôi kêu gọi những chính trị gia, những nhà lập pháp và tất cả mọi con người nam nữ có thiện chí hãy liên hợp với chúng tôi trong việc chiến đấu cho sự sống và gia đình. Một lần nữa, chúng tôi nhất định dấn thân cho lý tưởng cao cả này. Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ có một tương lai sáng sủa hơn, bởi thế chúng tôi xin phó thác tất cả mọi hoạt động của chúng tôi cho sự sống và gia đình ở trong tay Thiên Chúa là Chúa của Sự Sống và là Đấng Tạo Dựng của gia đình”.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dich từ tuần san L' O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 26/6/1996)

 

Top

 

Hôn Nhân Gia Đình: Mầu Nhiệm Cao Cả

 

(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: Thư Gửi Các Gia Đình ngày 2/2 trong Năm Gia Đình 1994, đoạn 19)

 

Thánh Phaolô sử dụng một cụm từ ngắn gọn để ám chỉ về đời sống gia đình: đó là một “mầu nhiệm cao cả” (Eph 5:32). Những gì ngài viết trong Bức Thư gửi cho Kitô hữu Êphêsô này về “mầu nhiệm cao cả”, mặc dù được sâu xa bắt nguồn từ Sách Khởi Nguyên cũng như từ toàn thể truyền thống Cựu Ước, song lại tiêu biểu cho một đường lối mới được thể hiện sau đó nơi Giáo Huấn của Giáo Hội.

 

Giáo Hội tuyên xưng rằng Hôn Nhân, một Bí Tích của mối giao ước giữa người chồng và người vợ, là một “mầu nhiệm cao cả”, vì nó thể hiện tình yêu phu thê của Chúa Kitô đối với Giáo Hội. Thánh Phaolô viết: “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ của mình, như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội, để Người thánh hóa Giáo Hội, thanh tẩy Giáo Hội bằng nước rửa của lời nói” (Eph 5:25-26). Thánh Tông Đồ ở đây đang nói về Phép Rửa là những gì đã được ngài nói dài trong Bức Thư gửi cho Kitô hữu Rôma, bức thư ngài trình bày phép rửa này như là việc thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa Kitô để được chia sẻ với sự sống của Người )x Rm 6:3-4). Nơi Bí Tích này, người tín hữu được hạ sinh như là một con người mới, vì Phép Rửa có quyền năng thông ban sự sống mới, sự sống của chính Thiên Chúa. Mầu nhiệm của vị Thiên Chúa Làm Người, một cách nào đó, được thu gọn vào biến cố Phép Rửa. Như Thánh Irenaeus về sau nói, cùng với nhiều vị Giáo Phụ khác của Giáo Hội ở cả Đông phương lẫn Tây phương, là “Chúa Giêsu Kitô, Chúa của chúng ta, Con Thiên Chúa, đã trở nên con của loài người để loài người được trở nên con Thiên Chúa”.

 

Như thế, vị Phu Quân cũng chính là Vị Thiên Chúa làm người. Trong Cựu Ước, Giavê xuất hiện như Vị Phu Quân của Yến Duyên là dân được tuyển chọn – một vị Phu Quân vừa luyến ái vừa nghiêm khắc, vừa ghen tương vừa trung tín. Những lúc phản bội, đào ngũ và thờ ngẫu tượng của Yến Duyên, những lúc được các vị Tiên Tri diễn tả bằng những từ ngữ mãnh liệt và khích động, cũng không bao giờ có thể làm tắt lịm tình yêu được Vị Thiên Chúa Hôn Phu “yêu thương đến cùng” (x Jn 13:1).

 

Việc xác nhận và hoàn trọn mối liên hệ phu thê giữa Thiên Chúa và dân của Ngài được hiện thực nơi Chúa Kitô, trong Tân Ước. Chúa Kitô bảo đảm với chúng ta rằng Vị Hôn Phu này ở với chúng ta (x Mt 9:15). Người ở với tất cả chúng ta; Người ở với Giáo Hội. Giáo Hội trở thành một Hôn Thê, vị Hôn Thê của Chúa Kitô. Vị Hôn Thê được Bức Thư gửi Kitô hữu Êphêsô nói tới này hiện diện ở nơi mỗi một con người được rửa tội và như là một hôn thê trình diện trước Vị Hôn Phu của mình. “Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội và đã hiến mình cho Giáo Hội…, để Người thấy được một Giáo Hội vinh quang, vô tì tích hay dấu vết hoặc bất cứ điều gì như thế, hầu Giáo Hội trở nên thánh hảo vẹn tuyền” (Eph 5:25-27). Tình yêu Vị Hôn Phu “đã yêu thương” Giáo Hội “cho đến cùng” tiếp tục canh tân tình trạng thánh đức của Giáo Hội nơi các vị thánh của Giáo Hội, cho dù Giáo Hội vẫn là Giáo Hội của thành phần tội nhân. Ngay cả thành phần tội nhân, “thành phần thu thuế và gái điếm”, cũng được kêu gọi nên thánh, như chính Chúa Kitô khẳng định trong Phúc Âm (x Mt 21:31). Tất cả đều được kêu gọi để trở nên một Giáo Hội vinh quang, thánh hảo và vẹn tuyền. Chúa phán: “Hãy thánh hảo vì Ta thánh hảo” (Lev 11:44; x 1Pt 1:16).

 

Đó là ý nghĩa sâu xa nhất của “mầu nhiệm cao cả” này, một ý nghĩa nội tại của tặng ân bí tích trong Giáo Hội, một ý nghĩa sâu xa nhất của Phép Rửa và Thánh Thể. Những bí tích này là hoa trái của tình yêu Vị Hôn Phu đã yêu thương chúng ta đến cùng, một tình yêu tiếp tục lan tỏa và ban phát để con người được thông dự vào sự sống siêu nhiên hơn nữa.

 

Sau khi nói “hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình” (Eph 5:25), Thánh Phaolô còn nhấn mạnh thêm rằng: “Chồng phải yêu thương vợ thậm chí như chính thân thể mình. Ai yêu thương vợ là yêu thương bản thân mình. Vì không ai từng ghét xác thịt của mình cả, song nuôi dưỡng và chăm sóc nó, như Chúa Kitô đối với Giáo Hội, vì chúng ta là chi thể của thân mình Người” (Eph 5:28-30). Rồi Thánh Nhân thúc giục các đôi phối ngẫu bằng những lời lẽ như sau: “Hãy nhường nhịn nhau vì lòng tôn kính Chúa Kitô” (Eph 5:21).

 

Thật sự đây là một thứ trình bày mới mẻ về sự thật bất biến liên quan tới đời sống hôn nhân gia đình theo chiều hướng của Tân Ước. Chúa Kitô đã mạc khải sự thật này trong Phúc Âm bằng việc Người hiện diện ở Cana xứ Galilêa, bằng hy tế Thập Giá và các Bí Tích của Giáo Hội Người. Nhờ thế, thành phần làm chồng làm vợ khám phá thấy nơi Chúa Kitô cái điểm tựa cho tình yêu phu thê của họ. Khi nói Chúa Kitô là Vị Hôn Phu của Giáo Hội, Thánh Phaolô sử dụng kiểu so sánh tình yêu phu thê là những gì đã được đề cập tới ở Sách Khởi Nguyên: “Người nam lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ mình, và cả hai trở thành một xác thịt” (Gen 2:24). Đó là “mầu nhiệm cao cả” của một tình yêu hằng hữu đã từng hiện diện nơi việc tạo thành, được tỏ hiện nơi Đức Kitô và được ký thác cho Giáo Hội. Thánh Phaolô lập lại rằng: “Mầu nhiệm này là một mầu nhiệm sâu xa, tôi đang muốn nói đến Chúa Kitô và Giáo Hội” (Eph 5:32). Bởi thế, Giáo Hội không thể nào được hiểu như là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, như là dấu hiệu của việc con người Giao Ước với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, hay như bí tích cứu độ phổ quát, trừ khi chúng ta nhớ rằng “mầu nhiệm cao cả” này có liên quan tới việc tạo dựng nên con người có nam có nữ, cũng như tới ơn gọi của cả hai trong việc yêu thương phu thê, trong vai trò làm cha và vai trò làm mẹ. “Mầu nhiệm cao cả” này, đó là Giáo Hội và nhân loại trong Chúa Kitô, không hiện hữu một cách tách biệt đối với “mầu nhiệm cao cả” được thể hiện nơi “một xác thịt” (x Gen 2:24; Eph 5:31-32), tức là nơi thực tại của đời sống hôn nhân gia đình.

 

Chính gia đình là mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa. Là “giáo hội tại gia”, gia đình là hôn thê của Chúa Kitô. Giáo Hội hoàn vũ, và hết mọi Giáo Hội riêng trong Giáo Hội hoàn vũ, được tỏ hiện một cách trực tiếp nhất như là hôn thê của Chúa Kitô nơi “giáo hội tại gia” cũng như nơi cảm nghiệm yêu thương của giáo hội tại gia này: cảm nghiệm của tình yêu phu thê, tình yêu cha mẹ, tình yêu huynh đệ, tình yêu của một cộng đồng bao gồm những con người và các thế hệ. Chúng ta có thể nghĩ rằng tình yêu của con người thiếu được hay chăng Vị Hôn Phu này và tình yêu mà Người đã yêu thương chúng ta trước cho đến cùng? Chỉ khi nào những người làm chồng và làm vợ tham phần vào tình yêu ấy cũng như vào “mầu nhiệm cao cả” ấy, họ mới có thể yêu thương “đến cùng” mà thôi. Trừ khi họ thông dự vào tình yêu ấy, bằng không họ sẽ không biết yêu thương “cho đến cùng” là gì, và chẳng biết quan trọng là chừng nào những đòi hỏi của tình yêu này. Và như thế thì rất ư là nguy hiểm đối với họ.

 

Giáo huấn của Bức Thư gửi Kitô hữu Êphêsô khiến chúng ta lấy làm bỡ ngỡ lạ lùng trước tính cách sâu xa của nó cũng như trước thẩm quyền giảng dạy về đạo lý của nó. Nói đến hôn nhân, và gián tiếp đến gia đình, như là một “mầu nhiệm cao cả” liên quan tới Chúa Kitô và Giáo Hội, Thánh Phaolô đã tái khẳng định những gì ngài đã nói trước đó với thành phần làm chồng rằng: “Mỗi người trong anh em hãy yêu thương vợ mình như chính mình”. Ngài nói tiếp: “Và người vợ hãy tôn kính chồng của mình” (Eph 5:33). Tôn kính, vị người vợ yêu thương và biết rằng mình đã được yêu thương. Chính vì tình yêu thương này mà vợ chồng mới trở nên tặng ân cho nhau. Yêu thương bao gồm việc nhận biết phẩm vị riêng tư của người khác, và tính cách chuyên nhất đặc thù của mình hay của vợ. Thật vậy, mỗi một con người phối ngẫu, là con người, theo ý muốn của Thiên Chúa, trong tất cả mọi tạo sinh trên trái đất này, sống cho mình. Tuy nhiên, mỗi người trong họ, bằng tác hành ý thức và hữu trách, tự hiến bản thân mình cho nhau và cho con cái được Chúa ban. Vấn đề ở đây là Thánh Phaolô tiếp tục những lời huấn dụ của ngài bằng cách làm âm vang điều răn thứ tư: “Hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ của mình trong Chúa, vì đó là điều chân thực. ‘Hãy tôn kính cha mẹ’ (đây là giới răn thứ nhất được kèm theo lời hứa là), ‘để các người sống an lành và để các người sống lâu dài trên trái đất này’. Hỡi những người làm cha, đừng quở trách con cái mình khiến chúng tức giận, nhưng hãy dạy bảo chúng theo kỷ cương và lời Chúa dẫn dắt” (Eph 6:1-4). Vậy Thánh Tông Đồ thấy nơi giới răn thứ bốn này việc hoàn toàn dấn thân của niềm tương kính giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, và ngài nhận thấy nơi mối tương kính này cái nguyên tắc bền vững của gia đình.

 

Cái tổng luận to tát vĩ đại của Thánh Phaolô liên quan tới “mầu nhiệm cao cả” này, ở một nghĩa nào đó, hiện lên như là một thứ summa hay tổng lược giáo huấn về Thiên Chúa và loài người, một mầu nhiệm cao cả được Chúa Kitô hoàn trọn. Tiếc thay, tư tưởng Tây phương, theo đà phát triển của chủ nghĩa duy lý tân tiến, dần dần đã xa vời với giáo huấn ấy. Nhà triết gia nêu lên nguyên tắc “Cogito, ergo sum – tôi nghĩ tưởng nên tôi hiện hữu” cũng cống hiến cho quan niệm tân tiến về con người tính cách lưỡng diện đặc thù chuyên biệt của nó. Nó là một mẫu thức duy lý trong việc gây ra nơi con người cái hoàn toàn tương phản giữa tinh thần và thân xác, giữa thân xác và tinh thần. Thế nhưng, con người là một ngôi vị duy nhất với cả thân xác và tinh thần của họ. Thân xác không bao giờ được được biến thành thuần chất thể: nó là một thân thể được tinh thần hóa, như tinh thần của con người thật là gắn bó với thân xác mà họ có thể được diễn tả như là một tinh thần nhập thể. Nguồn kiến thức dồi dào nhất về thân thể là Lời hóa thành nhục thể. Chúa Kitô đã tỏ cho con người biết được bản thân họ. Ở một nghĩa nào đó, câu phát biểu này của Công Đồng Chung Vaticanô II là câu trả lời đã được Giáo Hội mong đợi từ lâu để cống hiến cho chủ nghĩa duy lý tân tiến vậy.

 

Câu trả lời này có một tầm vóc rất quan trọng để hiểu biết gia đình, nhất là trước bối cảnh của nền văn minh ngày nay, một nền văn minh, như đã nói, dường như ở rất nhiều trường hợp đã buông xuôi nỗ lực trở thành một “nền văn minh yêu thương”. Thời đại tân tiến này đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc hiểu biết cả thế giới vật chất lẫn tâm lý con người, thế nhưng, đối với chiều kích sâu xa nhất, chiều kích siêu hình học của mình thì con người đương thời vẫn còn là một hữu thể vô tri về bản thân mình rất nhiều. Bởi thế, gia đình vẫn còn là một thực tại mù mờ vô thức. Kết quả của tình trạng ly gián khỏi “mầu nhiệm cao cả” được Thánh Tông Đồ nói tới là như thế.

 

Việc tách lìa tinh thần và thân xác nơi con người đã dẫn đến một khuynh hướng càng ngày càng gia tăng trong việc coi thân thể của con người, không theo những thể loại đặc biệt giống như Thiên Chúa của nó, mà là dựa trên căn bản nó giống với tất cả những thân thể khác có mặt trong thế giới thiên nhiên này, những thân xác được con người sử dụng như loại vật thể nguyên chất trong việc cố gắng sản xuất ra các thứ vật dụng để hưởng dùng. Thế nhưng ai cũng có thể nhận ra ngay những hiểm nguy khổng lồ là chứng nào đang thập thò ở đằng sau việc áp dụng cái qui tắc ấy cho con người. Khi thân thể của con người, được coi như tách biệt khỏi tinh thần và tâm tưởng, bị sử dụng như một vật thể nguyên chất giống như thân thể của các con thú vật – và điều này thực sự đang xẩy ra nơi việc thí nghiệm các phôi thai và bào thai chẳng hạn – chúng ta sẽ không thể nào tránh được tình trạng tiến đến chỗ bị thảm bại một cách kinh hoàng về đạo lý.

 

Trong cùng một quan điểm về nhân loại học tương tự, gia đình của nhân loại đang phải đối diện với cái thách đố của một chủ nghĩa nhị nguyên mới, một chủ nghĩa mà thân thể và tinh thần trở thành hoàn toàn đối nghịch nhau; thân xác không lãnh nhận sự sống từ tinh thần, và tinh thần không cống hiến sự sống cho thân xác. Bởi thế mà con người đang không còn sống như là một ngôi vị và là một chủ thể. Bất kể bất cứ ý hướng nào hay những lời công bố nào nghịch lại chăng nữa, con người cũng đang trở thành thuần vật thể. Thứ văn hóa tân nhị nguyên thuyết này đã dẫn đến chỗ, chẳng hạn, coi tính dục của con người như là một lãnh vực để mạo dụng và khai thác hơn là theo chiều hướng của cái ngỡ ngàng ban đầu khiến Adong ngay từ khởi nguyên của cuộc tạo dựng đã kêu lên trước Evà rằng: “Cuối cùng thì đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi” (Gen 2:23). Nỗi ngỡ ngàng tương tự ấy đã được âm vang nơi những lời của Bài Ca Solomon: “Em đã chiếm đoạt trái tim anh rồi, hỡi em ơi, hôn thê ơi, em đã chiếm đoạt trái tim anh bằng ánh mắt của em” (Song 4:9). Một số những tư tưởng tân tiến đã trở nên xa cách biết bao đối với kiến thức sâu xa về nam tính và nữ tính ở trong Mạc Khải Thần Linh! Mạc Khải dẫn chúng ta đến chỗ nhận thức nơi tính dục của con người một kho tàng cân xứng với con người, thành phần tìm thấy thực sự viên trọn nơi gia đình, cũng là thành phần có thể tỏ hiện ơn gọi sâu xa của mình nơi việc giữ mình đồng trinh cũng như cuộc sống độc thân vì Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

Chủ nghĩa duy lý tân tiến không chấp nhận mầu nhiệm. Nó không chấp nhận mầu nhiệm về con người có nam có nữ, hay nó cũng không muốn công nhận rằng sự thật trọn vẹn về con người đã được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Đặc biệt là nó không chấp nhận “mầu nhiệm cao cả” được công bố trong Bức Thư gửi Kitô hữu Êphêsô, song hoàn toàn chống lại mầu nhiệm cao cả này. Nó có thể nhìn nhận một cách rõ ràng, liên quan tới loại thần thánh mơ hồ, sự có thể hay thậm chí nhu cầu cần phải có một Hữu Thể tối cao hay thần linh, nhưng nó mạnh mẽ loại trừ ý tưởng về một vị Thiên Chúa làm người để cứu độ con người. Đối với duy lý thuyết, không thể nào tưởng tượng nổi Thiên Chúa lại cần phải là Đấng Cứu Chuộc, Ngài lại càng không phải là “Vị Hôn Phu”, là nguồn mạch nguyên thủy và đặc thù của tình yêu con người giữa các cặp phu thê. Duy lý thuyết cống hiến một cách nhìn hoàn toàn khác hẳn trong việc nhìn ngắm việc tạo thành cũng như ý nghĩa của việc con người hiện hữu. Thế nhưng, một khi con người bắt đầu không còn nhìn thấy một vị Thiên Chúa yêu thương mình nữa, một vị Thiên Chúa kêu gọi con người nơi Đức Kitô để sống trong Ngài và sống với Ngài, và một khi gia đình không còn khả năng để tham dự vào “mầu nhiệm cao cả”, thì nó còn lại những gì nếu không phải chỉ còn duy chiều kích tạm thời của cuộc sống hay sao? Cuộc sống trần gian không còn là gì khác ngoài một chuỗi tranh đấu để hiện hữu, một cuộc kiếm tìm chiếm đoạt vô vọng, và là một cuộc chiếm đoạt tiền tài trước hết mọi sự.

 

Những căn gốc sâu xa của “mầu nhiệm cao cả”, một bí tích của yêu thương và sự sống được mở màn ở Cuộc Tạo Dựng và Cứu Chuộc, và là một bí tích có Chúa Kitô là Vị Hôn Phu như một bảo đảm tối hậu của mình, đã bị mất đi theo cách nhìn tân tiến về sự vật. “Mầu nhiệm cao cả” đang bị đe dọa nơi chúng ta và chung quanh chúng ta. Chớ gì việc Giáo Hội cử hành Năm Gia Đình này là một cơ hội hiệu nghiệm cho những cặp vợ chồng tái nhận thức mầu nhiệm ấy và tái quyết tâm sống mầu nhiệm ấy một cách mạnh mẽ, can đảm và nhiệt tình.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

 

http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/family/documents/rc_pc_family_doc_19831022_family-rights_en.html

 

 

 Top

 

Kinh Cầu Cho Gia Đình

 

Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Đấng mà mọi gia đình

Trên trời dưới đất có được tên gọi.

 

Lạy Cha, Cha là Tình Yêu và là Sự Sống.

Qua Con của Cha là Đức Giêsu Kitô được hạ sinh bởi một người nữ,

Và nhờ Thánh Thần là suối nguồn đức ái thần linh,

Xin ban cho hết mọi gia đình trên trái đất này được trở thành

Đền thờ của sự sống và yêu thương

Cho từng thế hệ kế tiếp.

Xin Cha ban ơn hướng dẫn tâm tưởng và hành động

Của những người chồng người vợ

Vì thiện ích của gia đình họ cũng như cho tất cả mọi gia đình trên thế giới này.

 

Xin ban cho giới trẻ được tìm thấy trong gia đình

Nơi nương tựa vững chắc cho phẩm vị con người của họ

Cũng như cho việc họ tăng trưởng trong chân lý và yêu thương.

 

Xin ban cho tình yêu,

Được ơn bí tích hôn phối kiên cường

Trở nên mãnh liệt hơn tất cả mọi yếu hèn và thử thách

Mà gia đình của chúng con đôi khi phải trải qua.

 

Nhờ việc chuyển cầu của Thánh Gia Nazarét,

Xin ban cho Giáo Hội được thành đạt trong việc thi hành

Sứ vụ toàn cầu của mình nơi gia đình

Và qua gia đình.

 

Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống

Muôn thuở muôn đời. Amen

 

Đức Gioan Phaolô II

 

Top