VĂN HÓA CON NGƯỜI HIỆN ÐẠI

Về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông

“Cuộc Khủng Hoảng Sự Thật Về Con Người”

"Một thế giới đã được biến đổi sâu xa vào một kỷ nguyên tân tiến, và lần đầu tiên trong lịch sử nó chạm trán với cuộc thách đố của một nền văn minh toàn cầu mà tâm điểm của nền văn minh này không còn tập trung ở Âu Châu nữa".

“Nhng Th Nô L ca Ngàn Năm Th Ba …..”

Giáo Hôi Công Giáo Quyết Thắng ở Hội Nghị Cairo về Dân Số 10 Năm Trước Đây

Tự do của con người sẽ bị giam cầm nếu họ không biết sống theo chân lý

Theo Lịch Sử Nhân Loại Học Kitô Giáo Là Nguồn Mạch Cho Các Thứ Nhân Quyền

Cuộc Họp Ở Nam Phi Về Tính Cách Đa Dạng Của Văn Hóa

“Đức Tin và Văn Hóa: Tuyển Tập Các Bản Văn về Giáo Huấn của Các Vị Giáo Hoàng từ Đức Lêô XIII tới Đức Gioan Phaolô II”

"Nhân bản thuyết của Thánh Tôma tập trung vào trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến nên phải trở về với Ngài"

"Hãy khám phá ra cái liên kết giữa sự thật, sự thiện và tự do... cái qui chiếu cốt yếu của luân lý Kitô giáo không phải là văn hóa của con người mà là dự án của Thiên Chúa"

ĐHY Ratzinger trước triết thuyết và  tâm thức thời đại

Có Kiêu Căng hay chăng khi tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất?

CHIỀU HƯỚNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI

Con Người sống là nhờ ở Văn Hóa

 

Về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông

 

Phỏng Vấn với vị Giám Đốc của Giáo Hoàng Học Viện Alphonsianum

 

Cha Sabatino Majorano, giám đốc Giáo Hoàng Học Viện của dòng Chúa Cứu Thế đã chia sẻ với mạng điện  toán toàn cầu về Chủ Nghĩa Tương Đối, Luân Lý và Truyền Thông như sau:

 

Vấn:    Theo chiều hướng lan tràn chủ nghĩa tương đối thì luân lý ngày nay được hiểu ra sao?

 

Đáp:   Luân lý là những gì nói đến tín h chất toàn vẹn của con người về việc chúng ta sống động và chọn lựa: một tính chất không thiên về một chiều kích nào trong cuộc đời của chúng ta trong khi lơ là với những chiều kích khác, thế nhưng nó có khuynh hướng thể hiện  trọn  vẹn  con  người trong mối liên đới với kẻ khác.

 

Nếu chún g ta thành đạt trong việc trả về cho luân lý cái ý nghĩa tích cực và toàn cầu này thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tái nhận thức được ý nghĩa quan trọn g của nó.


Vấn:    Phải chăng đã từng có một cuộc tiến hóa về luân lý Công Giáo, hay người ta cần phải nói rằng các thứ giá trị vẫn không đổi thay theo giòng thời gian mà chỉ có hình thức của chúng được điều chỉnh thôi?

 

Đáp:   Trong thông điệp “Rạng Ngời Chân Lý”, chính Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng có một cái gì đó trường tồn, một cái gì đó liên tục trong việc hiểu biết về luân lý về phía Giáo Hội, thế nhưng đồng thời cũng có một cái gì đó sâu xa và nỗ lực trong việc tái bày tỏ những giá trị ở lãnh vực thuộc các trường hợp, các bối cảnh và các dữ kiện mới.

 

Cái mới mẻ và liên tục này cũng đồng thời xẩy ra ở một số lãnh vực khác nhau nơi giáo huấn v ề luân lý. Nếu chúng ta nhìn vào việc tiến triển của luân lý xã hội, chúng ta liền thấy điều này hết sức rõ ràng. 


Vấn:    Nếu chú ý tới những vấn đề tranh luận, nhất là ở Ý quốc, những vấn đề đụng chạm tới Giáo Hội, vì Giáo Hội bị tố cáo là pha mình vào, chẳng hạn như trong vấn đề thụ thai hỗ trợ hay vấn đề hôn nhân đồng tính, cha có nghĩ còn một thẩm quyền tôn giáo khác ngoài thẩm quyền  về luân lý của Đức Giáo Hoàng hay chăng?

 

Đáp:   Khi Đức Giáo Hoàng nói về những vấn  đề luân lý với tín hữu thì ngài nói như là một thẩm quyền về tôn giáo và vì thế ngài sử dụng tới những nguyên tắc đức tin. Khi ngài ngỏ lời cùng thành phần thành tâm thiện chí thì lý lẽ của ngài luôn được đặt trên nền tảng phẩm giá làm người và khả thể của tương lai nhân loại cũng như của chính con người.

 

Tôi nghĩ đó là hai cột trụ nơi lý lẽ về luân lý được Giáo Hội sử dụng, kể cả với thành phần vô tín ngưỡng. Dĩ nhiên, trong nỗ lực này, Giáo Hội bao giờ cũng cần được ánh sáng đức tin làm cho trở nên phong phú.

 

Vấn:    Trong sứ điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 41, Đức Biển Đức XVI đã kêu gọi sử dụng một cách đứng đắn truyền thông cho việc phát triển về luân lý và tâm linh nơi trẻ em. Làm thế nào để lời kêu gọi này có thể được đáp ứng và áp dụng thực hành?

 

Đáp:   Cần phải chú trọng tới một số yếu tố.

 

Yếu tố thứ nhất đó là một khoa đạo lý học hơn nữa cho những ai tham gia vào vấn đề truyền thông xã hội, nhớ rằng vấn đề truyền thông xã hội là một nỗ lực để phát động mức tăng trưởng của con người bằng việc thông tin xác đáng và chân thực được bày tỏ nơi nỗ lực cổ võ con người.

Yếu tố thứ hai đó là việc mạnh mẽ huấn luyện cho các cá nhân trong việc hoạt động ở môi trường chuyên biệt của ngành truyền thông xã hội.

 

Nhờ đó, cái phản hồi giữa những ai truyền thông và những ai thụ nhận truyền thông có thể phát triển một cách tích cực.

 

Sau hết, tôi tin rằng các cơ quan huấn luyện có một vai trò quan trọng. Bởi thế, gia đình, học đường và Giáo Hội cần phải hỗ trợ việc trưởng thành cá nhân nhờ đó họ có thể sống một cách xây dựng trong một môi trường trong đó vấn đề truyền thông xã hội đóng một vai trò càng ngày càng quan trọng.


Vấn:    Vào Tháng 11, Đức Giáo Hoàng đã gửi một sứ điệp đến Hội Nghị Istanbul về “Vấn Đề Bình An và Nhân Nhượng”, với chủ đề “Đối Thoại và Hiểu Biết ở Miền Đông Nam Âu Châu, Vùng Caucasus và Vùng Trung Á Châu”. Trong dịp này ngài đã lên án “chủ nghĩa tương đối về luân lý là những gì làm suy yếu các thành quả của dân chủ”. Làm thế nào để cái nền tảng về luân lý này có thể được xây dựng và củng cố,  một nền tảng được Đức Thánh Cha cho rằng cần thiết để bảo trì một nền hòa bình vững chắc?

 

Đáp:   Nơi chính nhãn quan của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, thì dường như đường lối đúng đắn là đường lối đối thoại, đương đầu, chứ không chịu thua trước cái chứng thực về tính cách đa dạng.

 

Nhờ tìm hiểu sâu xa hơn mới có thể thấy được những gì nằm ở đằng sau những gì là đa dạng, đó là một cảm nghiệm chung và thường trực về con người, một cảm nghiệm có thể trở thành một điểm qui chiếu quí báu cho tất cả mọi người.

 

Về vấn đề này thì cái lịch sử đầy nỗ lực đối với các bản hiến chương nhân quyền là một trang sử quí giá cần phải được tiếp tục phép triển.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2007 

 

 

TOP

 

 

“Cuộc Khủng Hoảng Sự Thật Về Con Người”

 

Phỏng Vấn Viện Trưởng Giáo Hoàng Đại Học Viện Thánh Giá 

 

Cuộc khủng hoảng về nhân loại học là căn nguyên của chiều hướng tục hóa hiện  nay. Đó là nhận địn h chung của Đức Ông viện trưởng Mariano Fazio, vị gần đây viết cuốn sách do Rialp xuất bản, đó là tác phẩm "Historia de las ideas contemporáneas. Una lectura del proceso de secularización" – “Lịch Sử của Những Tư Tưởng Hiện Đại: Một Nhận Định về Tiến  Trình Tục Hóa”. Ngài là giáo sư lịch sử về các chủ thuyết chính trị và là tác giả của một số những tác phẩm về triết lý và lịch sử. 

 

Vấn:    Phải chăng vấn đề tục hóa là một tiến trình tất yếu có tính cách tiêu cực?

 

Đáp:   Luận đề của tác phẩm này là ở chỗ khẳng định rằng có hai tiến trình tục hóa: một tiến trình mạnh là tiến trình được đồng hóa với việc khẳng định quyền tự động tuyệt đối của con người, tách khỏi bất cứ liên hệ nào với một thẩm quyền  siêu việt.

 

Theo quan điểm Kitô Giáo – chẳng những theo quan điểm Kitô Giáo mà còn theo quan điểm nhân loại học nữa – thì đó là một tiến trình có tính cách rất tiêu cực, vì không thể hiểu được con người nếu nơi con người thiếu tính cách hướng về siêu việt thể.

 

Tuy nhiên, còn có một tiến trình tục hóa khác, một tiến trình được tôi gọi là “de-clericalization”, một tiến trình bao gồm việc nhận thức quyền tự lập tương đối của trần thế mà theo tôi có tính cách Kitô Giáo sâu xa.

 

Cái phân biệt này – không phải là tình trạng hoàn toàn tách biệt – cần phải được thiết lập giữa lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên, và giữa các quyền lực về chính trị và về tinh thần. Nói cách khác, cần phải liên kết với vấn đề ‘trả về cho Cêsa những gì của Cêsa và cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa’.

 

Nếu tiến trình thức nhất có thể được đồng nghĩa với chủ nghĩa thế tục, thì tiến trình thứ hai là việc xác nhận tính cách trần thế.


Vấn:    Tác phẩm của Đức Ông về những tư tưởng hiện đại dường như đồng hóa tư tưởng hiện đại với văn hóa Tây Phương. Có phải là như vậy hay chăng?

 

Đáp:   Tôi tin rằng không thể nào hiểu được văn hóa Tây Phương nếu bỏ Kitô Giáo ra ngoài. Hai tiến trình được nói đến trên đây cho thấy có một mối liên hệ trực tiếp tới sự hiện  diện của Kitô Giáo nơi lịch sử các xã hội của chúng ta.

 

Không thể nói về Voltaire, Nietzsche hay Marx mà lại không đề cập tới chủ trương của họ về mạc khải Kitô Giáo. Nơi mối liên hệ này, tiến trình tục hóa có đặc tính của một thứ văn hóa có nguồn gốc Kitô Giáo, như tiến trình tục hóa Tây Phương. Ở các nền văn hóa khác xẩy ra những tiến trình khác nhau, và những yếu tố của tiến trình tục hóa đang xẩy ra ở Á Châu hay Phi Châu lại bắt nguồn từ Tây Phương.

 

Vấn:    Theo Đức Ông thì chủ nghĩa giải phóng, chủ nghĩa duy quốc và tinh thần khoa học là “những thứ tôn giáo thay thế”. Phải chăng việc chúng lại có thể đồng hiện hữu với tôn giáo là những gì không thể nào xẩy ra?

 

Đáp:   Những ý hệ làm nên đặc tính của thế kỷ 19 và 20 cho rằng chúng là những dẫn giải trọn vẹn về con người và về định mệnh của họ.

 

Theo ý nghĩa ấy thì chúng bất tương hợp với tôn giáo là cơ cấu cũng cố gắng cống hiến việc dẫn giải trọn vẹn về thế giới này.

 

Tuy nhiên, những ý hệ được đề cập tới trong cuốn sách của tôi không đồng nhất với nhau, và có mộït số quan điểm nhẹ nhàng hơn trong việc chúng không quá phản nghịch lại với tôn  giáo.

 

Trong cuốn sách của mình, tôi cố gắng nhẹ nhàng trình bày về những thứ ý hệ ấy, mặc dù tôi thẳng thắn chỉ trích những thứ nhân loại học suy yếu vốn là nền  tảng của chúng.

 

Vấn:    Thế giới hiện đại tiếp tục là một tình trạng khủng hoảng. Phải chăng nó chỉ là một cuộc khủng hoảng về nhân loại học?

 

Đáp:   Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay là một cuộc khủng hoảng sự thật về con người; bởi thế các Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI mới đặt tin tưởng vào lý trí là năng có thể đạt tới những sự thật khách quan và qui phạm.

 

Tôi tin rằng huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II có thể được trìn h bày như là một nỗ lực để bày tỏ vẻ đẹp của sự thật về con người. Theo Thôn g Điệp “Đức Tin và Lý Trí” thì có thể b iết được sự thật; Theo Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý” thì có thể sống sự thật; và theo Thông Điệp “Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc” thì có thể truyền bá sự thật.

 

Vị đương kim Giáo Hoàng đã thực hiện  nhiều nỗ lực để giúp chúng ta khám phá thấy luật tự nhiên là luật làm sáng tỏ những vấn đề trục trặc chính yếu của nền văn hóa hiện đại, đó là gia đình, sự sống, hòa bình, đối thoại liên văn hóa v.v.

 

Vấn:    Dự án của Đức Gioan Phaolô II về một trật tự mới của thế giới đã diễn tiến ra sao?

 

Đáp:   Dự án của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về trật tự mới của thế giới được hình thành một cách ngắn gọn và rõ ràng trong bài diễn văn ngài ngỏ cùng Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1995.

 

Vị Giáo Hoàng này đã nói ở đó về mối hiệp nhất thiết yếu của nhân loại, về tình trạng căng thẳng về nhân loại học giữa việc hướng về hoàn vũ với cái căn tính chuyên biệt, một căng thẳng cần phải được sống một cách thanh thản quân  bình.

 

Ngài cũng nhấn mạnh đến việc hiện hữu của một thứ trật tự khách quan v ề luân lý là trật tự bao gồm vấn đề tôn trọng tính cách toàn vẹn của các thứ nhân quyền.

 

Tiếc thay, từ năm 1995 tới nay, chúng ta đã thấy rằng những biến cố lịch sử cụ thể đã tiến theo một chiều hướng khác.

 

Tuy nhiên , trong bài diễn văn ấy, ngài cũng tỏ ra hết sức tin tưởng vào Thiên Chúa cũng như vào con người, thành phần bao giờ cũng có khả năng quay trở về với đường ngay nẻo chính. Hiện nay đang có một cuộc chiến về văn hóa giữa những ai chủ trương một nhãn quan toàn vẹn về con người, và những ai bắt đầu từ những chủ trương gia giảm.

 

Tôi tin rằng vẻ đẹp sự thật về con người sẽ thắng vượt, vì chúng ta đang cảm thấy những triệu chứng kiệt quệ của một môi trường sống theo chủ nghĩa hoang đường và chủ nghĩa tương đối.

Tóm lại, tất cả mọi sự đều lệ thuộc vào việc con người nam nữ hiện đại biết sử dụng tự do là tặng ân cao cả nhất của Thiên Chúa về lãnh vực tự nhiên.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/2/2007

 

 

TOP

 

"Một thế giới đã được biến đổi sâu xa vào một kỷ nguyên tân tiến, và lần đầu tiên trong lịch sử nó chạm trán với cuộc thách đố của một nền văn minh toàn cầu mà tâm điểm của nền văn minh này không còn tập trung ở Âu Châu nữa".

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI – Bài Giảng Lễ Hiển Linh Thứ Bảy 6/1/2007 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

 

Chút nữa đây chúng ta sẽ đọc trong Kinh Tiền Tụng rằng: ‘Hôm nay, Chúa đã tỏ ra nơi Chúa Kitô dự án cứu độ đời đời của Chúa và tỏ cho thấy Người là ánh sáng của tất cả mọi dân tộc’.

 

Hai mươi thế kỷ đã qua từ khi mầu nhiệm này được tỏ hiện và thể hiện  nơi Chúa Kitô, thế nhưng nó vẫn chưa đạt đến chỗ viên  trọn. Vị Tiền Nhiệm yêu dấu của tôi là Đức Gioan Phaolô II, đã mở đầu bức Thông Điệp về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội khi viết: ‘Vào lúc đệ nhị Thiên Kỷ sau khi Chúa Kitô Đến đang đi đến chỗ kết thúc thì cái nhìn tổng quan về nhân loại cho thấy rằng sứ vụ truyền giáo này mới chỉ là những gì khởi sự’ (Redemptoris Missio, 1).

 

Có một số thắc mắc tự nhiên được nẩy lên như sau: phải hiểu sao về vấn đề Chúa Kitô vẫn còn là lumen gentium, còn là Ánh Sáng muôn dân, vào lúc này đây? Nếu người ta có thể chứng tỏ được như vậy thì cuộc hành trình toàn cầu của các dân tộc hướng về Thiên Chúa đã tiến đến chỗ nào rồi? Cuộc hành trình này đang ở giai đoạn tiến bộ hay thoái bộ đây? Chưa hết, ngày nay ai là thành phần Đạo Sĩ? Nghĩ về thế giới ngày nay chúng ta hiểu thế nào về những nhân vật lạ lùng này của Phúc Âm?

 

Để trả lời cho những thắc mắc ấy, tôi xin trở về với những gì được các vị Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticanô II nói tới về vấn đề này. Và tôi xin thêm là ngay sau Công Đồng này, Người Tôi Tớ Chúa là Đức Phaolô VI, đúng 40 năm trước đây vào chính ngày 26/3/1967, đã giành hẳn bức Thông Điệp ‘Populorum Progressio’ để nói về việc phát triển của các dân tộc.

 

Toàn thể Công Đồng Chung Vaticanô II thực sự được tác động bởi lòng mong muốn loan báo Chúa Kitô là Ánh Sáng thế gian cho nhân loại hiện đại. Nơi tâm điểm của Giáo Hội, từ thượng đỉnh giáo phẩm của mình, đã nổi lên một ước muốn thúc bách do Thần Linh khơi dậy trong việc thực hiện một cuộc hiển linh mới của Chúa Kitô trên thế giới này, một thế giới đã được biến đổi sâu xa vào một kỷ nguyên tân tiến, và lần đầu tiên trong lịch sử nó chạm trán với cuộc thách đố của một nền văn minh toàn cầu mà tâm điểm của nền văn minh này không còn tập trung ở Âu Châu nữa, hay thậm chí không còn ở những gì chúng ta gọi là Tây phương và Bắc phương của thế giới này nữa.

 

Nhu cầu cần phải thực hiện một trật tự thế giới mới về chính trị và kinh tế đã hiện lên, thế nhưng, đồng thời và hơn thế nữa, nó là một nhu cầu này vừa có tính cách thiêng liêng vừa có tính cách văn hóa, tức là nhu cầu cần phải có một nền nhân bản mới mẻ.

 

Nhận định này đã trở nên hiển nhiên mỗi ngày một hơn, ở chỗ, một trật tự thế giới mới về kinh tế và chính trị không thể nào thực hiện được trừ phi có một cuộc canh tân về tinh thần, trừ phi chúng ta một lần nữa có thể tiến đến gần với Thiên Chúa và thấy Ngài đang ở giữa chúng ta.

 

Trước Công Đồng Chung Vaticanô II, những bộ óc minh tri của các tư tưởng gia Kitô Giáo đã trực giác thấy được và đã đối diện với cuộc thách đố của kỷ nguyên này rồi.

 

Bởi vậy mà ở đầu thiên kỷ thứ ba này, chúng ta thấy mình ở vào khoảng giữa trong giai đoạn lịch sử này của con người là giai đoạn hiện nay đang tập trung vào tình trạng ‘toàn cầu hóa’ thế giới.

 

Hơn nữa, ngày nay chúng ta nhận thấy rằng thật là dễ dàng bị lạc hướng trước cuộc thách đố này, chỉ vì chúng ta đang nhập cuộc, ở chỗ, cái nguy cơ này là những gì được củng cố vững chắc bởi cuộc lan tràn rộng rãi của các phương tiện truyền thông đại chúng.

 

Cho dù, một mặt thì các phương tiện truyền thông đại chúng làm gia tăng hiểu biết một cách vô hạn, nhưng một mặt thì chúng lại làm cho chúng ta yếu kém khả năng nhận thức tổng luận. Lễ Trọng hôm nay có thể cống hiến cho chúng ta cái quan điểm này, dựa vào cuộc tỏ hiện của một Vị Thiên Chúa tỏ mình ra trong lịch sử như là Ánh Sáng thế gian để hướng dẫn nhân loại và dẫn nhân loại cuối cùng vào mảnh Đất Hứa của tự do, công lý và hòa bình. Và chúng ta càng ngày càng rõ ràng là tự mình chúng ta không thể nào duy trì được công lý và hòa bình trừ phi ánh sáng của một Vị Thiên Chúa là Đấng tỏ cho chúng ta thấy Dung Nhan của Ngài tỏ mình ra cho chúng ta, một Vị Thiên Chúa xuất hiện trước mắt chúng ta trong máng cỏ ở Bêlem, Đấng xuất hiện trước mắt chúng ta trên Thập Tự Giá.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070106_epifania_en.html

 

 

 

TOP

 

 

“Nhng Th Nô L ca Ngàn Năm Th Ba …..”

 

Hôm 10/11/2006, hội dòng Đức Mẹ Tình Thương, một hội dòng được Thánh Peter Nolasco thành lập vào năm 1218 ở Barcelona, Tây Ban Nha, theo sau một cuộc hiện ra của Mẹ, lần đầu tiên tổ chức một hội nghị quốc tế ở Rôma, về chủ đề “Những Thứ Nô Lệ của Ngàn Năm Thứ Ba và Việc Đáp Ứng của Tu Sĩ Dòng Đức Mẹ Tình Thương”.

 

Dòng này, một hội dòng xuất phát từ công việc chính yếu là giải thoát thành phần Kitô hữu b ị làm n ô lệ cho tín đồ Hồi Giáo, đã phát triển một loạt những tổ chức theo tác động đặc sủng ấỵ Mục đích của hội nghị này là để chứng thực rằng:

 

“Vấn đề nô lệ không phải là một cái gì quái dị trong quá khứ mà chính chúng ta đã hoàn toàn  thoát khỏi, mà là một điều vẫn còn tiếp tục hiện hjữu khắp thế giới, bao gồm cả ở những quốc gia phát triển, như Pháp, Hoa Kỳ và Ý Đại Lợi”. Bản văn của ban tổ chức cho biết như thế.

 

“Ngoài tình trạng nô lệ theo truyền thống và việc buôn bán nô lệ, còn xẩy ra việc bán trẻ em, mãi dâm và hình ảnh mãi dâm trẻ em, khai thác lao công trẻ em, gây thương tật tình dục của các em gái, sử dụng các em vị thành niên cho những cuộc xung đột võ trang, tình trạng nô lệ bởi nợ nần, việc buôn bán con người và bán các cơ phận con người, việc khai thác mãi dâm, và một số hoạt động của những chế độ thuộc địa và ‘tách biệt chủng tộc Nam Phí.

 

Hội nghị này chú trọng nhiều tới việc buôn bán những bộ phận con ngườị Cha Dámaso Masabo, vị tổng đại diện của hội dòng này, đã nói:

 

“Việc buôn bán các bộ phận con người ở Trung Hoa là một thị trường rất có lợi – hai trái thận giá 62 ngàn Mỹ kim, hai buồng phổi giá 15 ngàn Mỹ kim, một giác mạc giá 30 ngàn Mỹ kim. Cả ở Á Châu, ở Pakistan, trên 65 ngàn trái thận được ban hằng năm. Theo dữ kiện thu thập được thì trong năm 2005 có trên 1 ngàn giác mạc được xuất cảng cho các nước khác nhau trên thế giớị

 

“Những cuộc điều tra mới đây ở Khối Hiệp Nhất Âu Châu đã làm sáng tỏ giá thị trường như sau: Thành phần bán – hầu hết là người Moldova hay Bulgaria – bán một trái thận là 1.900 Âu kim đến 3.800 Âu kim (tương đương với 2.400 tới 4.800 Mỹ kim). Kẻ mua để được thay cơ phận ở Istanbul với giá từ 100 ngàn đến 180 ngàn Âu kim.

 

“Trên 270 triệu người sống đời nô dịch hiện nay trên thế giới, một con số vượt quá 11 triệu 698 triệu bị trục xuất (và) bị bắt giữ ở Phi Châu giữa năm 1450 và 1900. Chưa kể tới 200 triệu trẻ em bị khai thác. Nguyên ở Á Châu đã có 50 triệu em.

 

“Hiện nay ước lượng có chừng từ 50 đến 70 ngàn phụ nữ ở Đông Phi, Mỹ Châu Latinh và Đông Âu, đang sống và làm việc ở các hè phố Ý quốc, hay trong các ổ đêm. Trong số đó có 30% đến 40% là vị thành niên, giữa 14 đến 18 tuổi”.

 

Tu sĩ dòng này hiểu vấn đề nô lệ là “bất cứ ai ở trong tình trạng bị tổn thương bởi áp lực về thể lý hay luân lý, bắt buộc phải làm việc mà không được hưởng thù lao, trong hoàn cảnh bị cướp đoạt tự do và trái với nhân phẩm của họ”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2006

 

TOP

 

 

Hội Nghị Doha, một hội nghị cử hành để kỷ niệm 10 năm Năm Quốc Tế Tiên Khởi Về Gia Đình: Giáo Hôi Công Giáo Quyết Thắng ở Hội Nghị Cairo về Dân Số 10 Năm Trước Đây

 

Hôm Thứ Hai 29/11/2004, Hội Nghị Quốc Tế Doha về Gia Đình đã được khai mạc ở thủ đô nước Qatar trước sự hiện diện của 1500 quan khách, trong đó có cả Sheikha Moza Bint Nasser Al-Missned, vợ của tiểu vương nước này kiêm nữ sáng lập viên và là chủ tịch Hội Đồng Tối Cao của Qatar đặc trách Gia Đình Vụ là hội đồng bảo trợ cho hội nghị này.

Trong thành phần tham dự người ta còn thấy, ĐHY Alfonso Lopez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, cùng với một số phần tử thuộc hội đồng này. Ngoài ra còn có ông Richard Wilkins, giám đốc Trung Tâm Qui Chế Gia Đình Thế Giới ở Đại Học Brigham Young tiểu bang Utah, vị được yêu cầu tổ chức biến cố hai ngày này, Tiến sĩ Gary Becker, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel ở Đại Học Chicago, các phần tử thuộc các cơ quan NGO không chính phủ, các vị học giả, các viện sĩ hàn lâm cùng các đại diện dân sự cùng tôn giáo, kể cả Đức Giáo Hoàng Shenouda III thuộc Giáo Hội Coptic Ai Cập.

Hội Nghị Doha, một hội nghị cử hành để kỷ niệm 10 năm Năm Quốc Tế Tiên Khởi Về Gia Đình, có ý để vừa khảo sát lại lời phát biểu ở Khoản 16, số 3 của Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền nói rằng “Gia đình là một đơn vị nhóm theo tự nhiên căn bản của xã hội, và có quyền được bảo vệ trước xã hội và quốc gia”, cũng như kiểm điểm lại những chính sách trên thế giới về gia đình. Hội nghị này hy vọng chứng tỏ cho thấy rằng vấn đề chú trọng tới gia đình là việc hướng dẫn vững chắc đối với vấn đề sức khỏe khả thủ của xã hội cũng như với thiện ích của xã hội.

 

Để thấy được Giáo Hội Công Giáo đã phải cương quyết và gay go đến thế nào trong việc chiến đấu chống văn hóa sự chết rất mãnh liệt trong Hội Nghị Cairo về Dân Số thế nào, chúng ta hãy cùng với vị đại diện Tòa Thánh bấy giờ và sử gia của TĐCGPII ôn lại biến cố kinh hoàng khủng khiếp này để tạ ơn Chúa. (Bài viết sau đây được trích từ cuốn Ánh Sáng Thế Gian của Cao Tấn Tĩnh, do Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam Hoa Kỳ xuất bản năm 2000, trang 214-227)
 

Ngày nay, đạo lý Kitô giáo còn bị cả trào lưu “văn hóa tử vong”, văn hóa duy nhân bản, tức trào lưu sống theo đạo làm người, mà là đạo làm người vô thần, nghĩa là đạo thờ thần tôi, đạo thờ nữ thần tự do, nổi lên chống đối nữa, càng ngày càng quyết liệt, nhất là về mặt luân lý liên quan đến quyền làm người tuyệt đối, quyền tự quyết hết mọi sự theo ý mình, kể cả sự sống của con người. Điển hình nhất là Hội Nghị Về Dân Số ở Cairô nước Ai Cập vào năm 1994. Để có thể cảm nhận được sức bung phá và hận thù như thế nào phát ra từ những con người văn minh đang có thế hoạt động trên bình diện quốc tế qua Hội Nghị này, trước hết chúng ta hãy nghe cảm tưởng của Đức Tổng Giám Mục Renato Martino, vị đại biểu của Tòa Thánh tham dự Hội Nghị, cho biết như sau:

 

·        Tôi lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở Cairô (năm 1994). Tôi có thể cho quí vị (phóng viên nguyệt san Inside The Vatican 8-9/1999, trang 67) biết là ở Hội Nghị Cairô chúng tôi có rất nhiều người, nhiều vị đại biểu, nhiều phái đoàn đại biểu và nhiều người khác nữa chống lại chúng tôi. Chúng tôi thật là đau khổ khi thấy được tình trạng hận thù này. Tôi sẽ không đề cập đến thành phần thù hận chúng tôi làm gì, mà chỉ cho quí vị biết những gì đã xẩy ra tại Hội Nghị Cairô thôi.

 

“Trong việc thương thuyết vào lúc cuối cùng của cuộc Hội Nghị Cairô, nhóm phác họa vấn đề đã đi đến kết luận thiên về việc phá thai, và vị chủ tọa của nhóm này bắt đầu kêu gọi các phái đoàn đại biểu mà ông biết là thích phá thai. Thế rồi, chỉ vào phút cuối cùng – chỉ vào phút cuối cùng mà thôi – ông mới nhường lời cho Tòa Thánh. Dĩ nhiên là Tòa Thánh nói ‘Không đồng ý!’ – chống lại việc phá thai.

 

“Sau đó, ông ta cho giải tán phiên họp. Thế nhưng ông đã không thèm đếm xỉa gì tới 17 chữ ký của các phái đoàn đại biểu cùng chí hướng với Tòa Thánh yêu cầu được trình bày để chống lại việc phá thai. Và cái gì đã xẩy ra? Ngày hôm sau, các đầu đề của tất cả mọi tờ báo trên thế giới đăng là ‘Toàn Thánh Vatican Cản Trở Hội Nghị Cairô’, ‘Tòa Thánh Vatican Bị Cô Lập’, ‘Tòa Thánh Vatican Đơn Thân Độc Mã’ v.v… v.v.

 

“Hôm sau, vị chủ tọa ấy đã xin lỗi về đường lối ông điều khiển buổi họp cũng như về việc ông phải cho các phái đoàn đại biểu yêu cầu đêm hôm trước được phát biểu. Đây là những mưu mô và là những phương pháp – những mưu mô bẩn thỉu – họ chơi chúng tôi. Từ bấy giờ họ đã cố gắng cho tới cùng, trong các cuộc họp khác, để đẩy mạnh ý tưởng phá thai.

 

“Một mình chúng tôi phải chịu trận, nếu cần, để chỉ cần bảo vệ những gì Đức Giáo Hoàng đã nói. Chúng tôi thấy có một số nước, mặc dù đồng ý với những nguyên tắc được chúng tôi bênh vực, song vào phút chót, đã rút lui khỏi vị thế bênh vực của Tòa Thánh, chỉ vì những ý tứ về chính trị, mặc dù họ hoàn toàn chấp nhận nguyên tắc được Tòa Thánh bênh vực. Thế nhưng, vào giây phút cuối cùng họ lại nói: ‘Này, chúng tôi không muốn làm phiền đến người này, người kia hay người nọ’.

 

“Thế là, vì ý tứ chính trị, họ chấp nhận đứng ở vị thế mập mờ, và họ bảo vệ một vai trò mập mờ.”

 

Để theo dõi kỹ lưỡng hơn tiến trình chống lại “Phúc Âm Sự Sống” (tên của bức thông điệp Evanglium Vitae ban hành ngày 25/3/1995 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II) cũng là chống lại Giáo Hội, thẩm quyền bảo vệ lề luật Thiên Chúa, chúng ta hãy theo dõi bài tường thuật “Những Gì Đã Xẩy Ra Ở Hội Nghị Cairô” của Dale O’Leary được phổ biến trong tờ Nguyệt San Inside The Vatican 2/1999 (trang 85-87) sau đây.

 

·     “Hội Nghị Quốc Tế Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Dân Số và Phát Triển năm 1994 đã được tổ chức tại Cairô trong việc đối đầu với những đe dọa của nhóm Hồi Giáo cực đoan và trách Tòa Thánh Vatican đã hợp tấu việc đàn áp nữ giới. Các tham dự viên chia rẽ nhau một cách dữ dội về vấn đề phá thai. Bên được dẫn đầu bởi phái đoàn đại biểu Hoa Kỳ thì tranh đấu về từ ngữ có thể đưa đến việc chấp nhận phá thai như một phần của vấn đề sức khỏe sinh sản. Bên kia chống lại bất cứ một áp đặt nào về việc phá thai đối với các nước đang coi phá thai là việc bất hợp pháp. Các vị đại biểu của Tòa Thánh đóng vai trò chủ động trong cuộc tranh luận, bênh vực sự sống và gia đình, bênh vực người nghèo và các quyền lợi đích thực của nữ giới.

 

“Hội Nghị Cairô không phải là hội nghị đầu tiên về vấn đềø dân số. Năm 1974 Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị về dân số tại Bucharest chấp nhận một Dự Án Thực Hiện Dân Số Thế Giới, đến năm 1984, hội nghị về dân số ở Thánh Phố Mễ-Tây-Cơ đẩy mạnh 88 đề nghị để thực hiện dự án này hơn nữa.

 

“Ở Hội Nghị Mễ-Tây-Cơ, phái đoàn đại biểu Hoa Kỳ dẫn đầu tranh đấu việc thêm chữ nghĩa vào các đề nghị để làm cho sáng tỏ vấn đề không được cổ võ phá thai như là một phương tiện kế hoạch hóa gia đình.

 

“Trong thập niên giữa Hội Nghị Mễ Tây Cơ và Cairô, Liên Hiệp Quốc Tế Hoạch Định Vai Trò Phụ Huynh (IPPF International Planned Parenthood Federation), các nhóm muốn kiểm soát dân số, và các nhóm phụ nữ cố gắng gây thêm ảnh hưởng của mình ở Liên Hiệp Quốc. Thay thế chính phủ Reagan và Bush, chính phủ Clinton đã ủng hộ vấn đề phá thai. Nắm được cơ hội này, những nhóm ấy chống lại ‘ngôn ngữ của Hội Nghị Mễ Tây Cơ’, thứ ngôn ngữ cần phải được bãi bỏ ở Hội Nghị Cairô.

 

“Ngoài ra, còn có những thay đổi thật nhiều trong giới những người để ý tới vấn đề kiểm soát dân số. Thành phần nữ giới ở các nước đang phát triển đã chống lại những chương trình kiểm soát dân số do các viên chức chính quyền bắt buộc họ nỗ lực đạt tới chỉ tiêu về việc thực hành ngừa thai hay hủy hoại bộ phận sinh sản. Những chương trình mới đã đề cao sức khỏe và quyền lợi phụ nữ. Theo bản tin tức chính thức của Hội Nghị Cairô thì ‘những mục tiêu của hội nghị này là tăng thêm quyền cho nữ giới – một tiến trình bao gồm việc cải tiến các khía cạnh về vị thế, sức khỏe, kiến thức và công ăn việc làm của họ – và bảo đảm quyền chọn lựa đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình’.

 

“Các cuộc hội nghị của Liên Hiệp Quốc được sửa soạn bằng những phiên họp dọn đường để soạn thảo sẵn các dự án thực hiện. Một cuộc họp như thế đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước vào tháng Ba năm 1994. Như đã dự định, ngôn ngữ được sử dụng trong Hội Nghị Mễ Tây Cơ đã được loại bỏ. Trong khi bản thảo không minh nhiên kêu gọi quyền phổ quát trong việc phá thai, nó cũng nói đến ‘vai trò làm mẹ an toàn’, đến ‘vấn đề phá thai không an toàn’, đến ‘vấn đề sức khỏe sinh nở và sinh dục’, đến ‘những quyền sinh sản và sinh dục’, đến ‘việc điều hòa thai nghén’ và đến ‘những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình toàn diện’ – những từ ngữ có trường hợp được xác định bao gồm cả trường hợp được phép phá thai. Có đoạn trong bản thảo viết như sau: ‘Những chương trình chăm sóc sức khỏe sinh dục và sinh sản, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phải giúp cho việc tự do chọn lựa tối đa bao nhiêu có thể’. Một đoạn khác viết: ‘Để giúp cho các cặp vợ chồng và cá nhân đạt được mục tiêu sinh sản’. Cụm từ ‘các cặp vợ chồng và cá nhân’ gợi lên cho thấy bản chương trình này khích lệ sinh hoạt dục tính ngoài hôn nhân. Bản văn cũng có các câu ‘các hình thức khác nhau của gia đình” và “các cuộc phối hợp khác” là những gì được một số nước Hồi Giáo cho rằng đó là nỗ lực của Tây phương trong việc cổ động vấn đề đồng tính luyến ái.

 

“Một bản văn thẩm quyền mang tựa đề ‘Việc Hoạch Định Sức Khỏe Sinh Sản và Gia Đình là Quyền Lợi của Con Người’ do Văn Phòng Tổng Thư Ký chính thức của Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số và Phát Triển viết: ‘bước đầu tiên để tiến đến việc cải tiến sức khỏe của thành phần vị thành niên là cất đi những ngãng trở về pháp lý cũng như về qui lệ làm cản bước đường của họ đến với những dịch vụ ấy’. Điều này được coi như là một cuộc tấn công quyền làm cha làm mẹ.

 

“Chính quyền Clinton hết lòng ủng hộ chủ trương của bản thảo ấy. Năm 1994, chính quyền Hoa Kỳ đã tăng ngân khoản tài trợ cho các chương trình dân số quốc tế lên tới 600 triệu Mỹ kim. Trong cuộc họp sửa soạn cho Hội Nghị, các đại biểu Hoa Kỳ làm áp lực bắt các đại biểu Châu Mỹ Latinh không được chống đối. Marta Casco, một đại biểu ở Honduras, đã đứng lên phản đối áp lực của Hoa Kỳ và tỏ ra không ưng thuận với việc dùng từ ngữ của bản thảo.

 

Trong khi chờ đợi, Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ cho phổ biến một tập tổng hợp các bài viết mang tựa đề ‘Dân Số, Phát Triển và Vai Trò Nữ Giới: Cần Được Đồng Lòng Thỏa Thuận’, với lời giới thiệu của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Tổng Thống Al Gore. Hai trong các bài viết này được trích từ cuốn ‘Vượt Ra Ngoài Những Con Số: Một Dẫn Giải về Dân Số, về Việc Tiêu Thụ và Môi Sinh’ (Island Press, 1994), do Laurie Ann Mazur duyệt thảo. Một trong những bài viết ấy, ‘Cứu Xét Các Vấn Đề Đạo Lý’, Ruth lập luận rằng, việc từ chối không cho nữ giới có thể phá thai một cách an toàn hợp pháp vì những ‘niềm tin và thói tục lâu đời’ là điều bất nhân vô đạo’. Một bài viết khác, ‘Việc Cân Bằng Những Mức Độ: Chính Sách về Dân Số và Sức Khỏe của Phụ Nữ’, Adrienne Germain và Jane Ordway lập luận: ‘Việc ngăn ngừa trẻ vị thành niên có thai đòi phải được xã hội chấp nhận vấn đề giáo dục về tình dục và các dịch vụ về ngừa thai đối với đám tuổi từ 13 tới 19’ và ‘các dịch vụ hoạch định gia đình, bao gồm cả việc phá thai an toàn, phải làm sao cho thuận lợi, tính chất của nó phải được cải tiến và mục tiêu của nó phải được mở rộng’.

 

“Điều đáng để ý ở đây là chính phủ Hoa Kỳ xuất bản  những bài viết chọn lọc này, những bài viết ăn rễ sâu vào trào lưu nữ giới, vào văn từ phản lại gia đình, tức là chính phủ Clinton đã tự đặt mình vào tư thế tương khắc đối nghịch với những quan tâm của Tòa Thánh.

 

“Ủy ban chính phát xuất ra việc sử dụng từ ngữ được bàn cãi này lại nằm dưới quyền chủ tọa của Fred Sai ở Ghana, chủ tịch của cơ quan Liên Hiệp Quốc Tế Kế Hoạch Hóa Vai Trò Phụ Huynh, một tổ chức đã hết mình vận động cho việc hợp thức hóa vấn đề phá thai.

 

Ngày 30 tháng 6 năm 1994, trên nhật báo Thời Điểm Trái Đất, tờ tổng hợp các cuộc hội nghị của Liên Hiệp Quốc, đã xuất hiện một nhan đề ‘Tòa Thánh Vatican Cương Quyết Giữ Vững Lập Trường Đối Với Hội Nghị Dân Số’. Trong số nhật báo này, Carla Shea, tay viết của tờ New York, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Sai, mang tựa đề ‘Việc Sửa Soạn Cho Hội Nghị Cairô Bị Trầm Trọng’. Shea hỏi Sai: ‘Tôi có sai hay không khi đi đến kết luận rằng mục tiêu của hội nghị này là đặt lại vấn đề với chính những giả thiết và nền tảng ý hệ nơi trật tự xã hội cổ kính?’ Sai đã trả lời: ‘Đúng. Xác nhận ấy đúng. Đúng là như thế’…

 

“Việc Đức Thánh Cha phê phán về bản thảo (theo tác giả lần 1 ngày 19/3/1994, qua bức thư riêng gửi cho mọi vị quốc trưởng, và 3 lần sau qua các Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin hay Triều Yết Chung vào tháng 3, 4 và 8) đã làm bùng lên hàng loạt cuộc tấn công Tòa Thánh Vatican cũng như tấn công giáo huấn Công Giáo đối với vấn đề tính dục, sự sống và nữ giới. Mặc dầu Đức Thánh Cha đã kêu gọi nhiều lần việc tôn trọng nữ giới và việc bênh vực nữ giới, Tòa Thánh cũng vẫn bị tố cáo là chống lại việc giải phóng nữ giới.

 

“Trong khi có một số người ửng hộ bản thảo cho rằng Tòa Thánh Vatican đã hiểu lầm nó và cho rằng văn kiện này không tấn công gia đình hay vấn đề phá thai, thì lần nào các vị đại biểu yêu cầu các câu định nghĩa loại trừ vấn đề phá thai ra cần phải cho vào bản thảo họ đều bị chống đối kịch liệt.

 

“Ngày 5 tháng 9 năm 1994, ngày khai mạc hội nghị, Gro Brundtland, Thủ Tướng nước Na-Uy, kêu gọi ‘việc tha phép cho phá thai’ như là ‘một phương thế cần thiết trong việc bảo vệ sự sống của nữ giới’.

 

“Những phần tử của Các Tổ Chức Ngoài Chính Quyền (NGO: Non-Government Organizations) được phép phát biểu trong hội nghị cũng như được phép vận động các đại biểu. Một số đã cổ võ ‘quyền’ cho nữ giới phá thai. Francis Kissling, chủ tịch tổ chức Các Người Công Giáo Tự Do Chọn Lựa, một nhóm bị các giám mục Hoa Kỳ cho de, đã lợi dụng vị thế là một tổ chức ngoài chính quyền của mình để tấn công Tòa Thánh Vatican. Muthgard Toewe, thuộc nhóm Linh Động Truyền Thông với Nữ Giới theo Văn Hóa của Họ, tuyên bố rằng: ‘Mọi người phụ nữ đều có quyền – vì đó là một phần thuộc phẩm vị cũng như nhân quyền của họ – trong việc phá bất cứ một cái thai nào không cần thiết’.

 

“Tuy nhiên, có một vài đại diện của các tổ chức ngoài chính quyền thuộc các Đệ Tam Quốc Gia đã phê bình việc Liên Hiệp Quốc đang nhấn mạnh đến vấn đề ngừa thai đối với người nghèo. Margaret Ogla, một bác sĩ nhi đồng ở Kenya, đã nói đến những nạn ở xứ sở của mình: ‘Chúng tôi đang hết cả thuốc chính ngừa. Chúng tôi không có lấy cả ống tiêm, cả mũi chích, cả thuốc khử trùng, cả thuốc trụ sinh, thế mà các Trung Tâm An Sinh Gia Đình của chúng tôi lại không bao giờ thiếu các đồ dự trữ cho việc kiểm soát sinh sản. Nữ giới chết  xuất huyết bởi các thứ thuốc IUD’

 

“Zainab Sa’id Kabir, một giáo sư của Đại Học Bayero ở Nigeria, cũng phàn nàn rằng việc quá chú trọng tới ‘sức khỏe sinh sản’ đã đưa đến việc chểnh mảng chăm sóc sức khỏe căn bản: ‘Ở Châu Phi chúng tôi không chăm sóc về y tế cho lắm, chúng tôi không có các thứ thuốc kháng tố, song lại có đầy những thứ ngừa thai… Chúng tôi không thể nào không nghĩ rằng các thành phần viện trợ đã có những mưu đồ bí ẩn nào đó’.

 

“Henri Boulad, Giám Đốc của tổ chức Caritas Ai Cập, đã thách thức thuyết chủ trương dân số tăng gây ra nghèo khổ rằng: ‘Các trường hợp ở Ai Cập, Ấn Độ và Trung Hoa cho thấy việc tăng nhân số thực sự giúp cho các xứ sở ấy thoát được cảnh nghèo khổ. Vì tình trạng phong phú của một xứ sở là chính dân chúng của mình, nên việc tăng dân số lên thực sự không nguy hiểm bằng việc giảm dân số xuống… nạn dân số tăng quá nhiều là chuyện hoang đường, một chuyện vì được lập đi lập lại và tuyên truyền mới trở thành một tín điều vậy thôi’.

 

“Cuộc tranh cãi giữa những vị đại biểu xẩy ra dữ dội. Đến lúc căng thẳng nhất thì Dr. Sai đã đổ lỗi cho Tòa Thánh Vatican là gây cản trở cho việc đồng lòng thỏa thuận với nhau. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1994, nhật báo Terra Viva, tờ tường thuật về các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, đăng một đầu đề: ‘Các quyền của nữ giới bị giữ làm con tin: Nạn nhân của tình trạng thiếu đồng ý về việc phá thai’. Một bức tranh hí họa vẽ một đấng bậc Công giáo đang cau mày giữ chặt lấy cây thập giá và quay lưng lại với một đám đông đa văn hóa đang cầm các bảng hiệu yêu cầu ‘cùng nhau đồng thỏa thuận lòng’ và ‘dung hòa’.

 

“Thật ra, không có một sự thỏa thuận nào cả, vì các đại biểu của các nước Hồi Giáo và Công Giáo lo ngại là, nếu ngôn từ đang tranh luận về sức khỏe sinh dục và sinh sản được chấp nhận, thì việc ngoại quốc viện trợ sẽ dính liền với việc chấp nhận các chương trình cổ võ phá thai hay làm băng hoại các giá trị tôn giáo. Hội nghị đã đi đến chỗ tắc nghẽn.

 

“Bấy giờ phái đoàn đại biểu Ai Cập mới đề nghị dung hòa: vấn đề ngôn từ về sức khỏe sinh dục và sinh sản vẫn để nguyên trong bản văn, nhưng sẽ được thêm vào ở đầu văn kiện một chapeau (đoạn rào đón) là vấn đề thực hiện Chương Trình Thực Hiện là quyền tối hậu của mỗi quốc gia đối với việc hoàn toàn tôn trọng các giá trị đạo giáo và luân thường khác nhau của dân chúng.

 

“Bản Chương Trình Thực Hiện cũng nói rõ ràng là hội nghị không có thẩm quyền ban bố các thứ nhân quyền mới, như thế là phủ nhận chủ trương ‘các quyền sinh sản và sinh dục’. Ngôn từ của Hội Nghị ở Mễ Tây Cơ không bị bãi bỏ. Thay vào đó, thành ngữ đã được chấp nhận ở Hội Nghị Mễ Tây Cơ – ‘không có một trường hợp phá thai nào được cổ võ như phương pháp kế hoạch hóa gia đình’ – xuất hiện ở hai phần tách biệt. Chương Trình Thực Hiện cũng xin tài trợ 17 tỉ rưỡi Mỹ kim cho các chương trình kiểm soát dân số.

 

“Cả hai phía đều cho rằng mình thắng. Một nữ phát ngôn viên cho Tổ Chức Đại Đa Số Nữ Giới cho rằng Bản Chương Trình Thực Hiện được chấp thuận là ‘cái tát vào nỗ lực của Tòa Thánh Vatican trong việc làm trật đường rầy tình trạng phát triển của giới phụ nữ’.

 

“Olivia Gans, đại diện tổ chức Liên Hiệp Quyền Sống Quốc Tế cho rằng bên mình thắng, vì ngôn từ của Hội Nghị ở Mễ Tây Cơ vẫn còn giữ nguyên.

 

“Một số người ủng hộ bản thảo nguyên thủy công nhận là họ không thắng nổi ở những vấn đề then chốt. Jan Pronk, một đại biểu ở Nertherlands phàn nàn rằng: Câu ‘quyền sinh dục’ bị loại bỏ thật là đáng tiếc”.

 

Tuy nhiên, theo George Weigel, một trong những bình luận gia hàng đầu về tình hình luân lý và xã hội ở Hoa Kỳ, cũng là tác giả viết cuốn tiểu sử chân thực nhất về Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua cuốn “Witness to Hope” (Cliff Street Books, 1999), thì:

 

·        “Việc thảm bại của chính quyền Clinton cũng như của nhóm liên minh quốc tế ở hội nghị dân số Cairô chắc chắn không phải là thành quả của riêng một mình Tòa Thánh… Tất cả những yếu tố này (được tác giả cho biết là do khối các quốc gia đệ tam thực hiện từ hai hội nghị dân số trước đó cho tới hội nghị lần ba đây), cộng với những can thiệp của Tòa Thánh (như những lần Đức Thánh Cha chính thức công khai liên tục lên tiếng chống lại tinh thần và hình thức của bản thảo đề ra cho hội nghị dân số ở Cairô vào tháng 9, qua các Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật  hằng tuần hay các Buổi Triều Kiến Chung mỗi ngày Thứ Tư hằng tuần, được tác giả liệt kê ở trang 723-724, chẳng hạn các ngày 12/6, 19/6, 22/6, 26/6, 3/7, 10/7, 17/7, 24/7, 31/7, 7/8, 14/8, 28/8/1994, nhất là lời Ngài viết gửi cho mọi vị quốc trưởng ngày 19/3/1994, trong đó, cả tác giả cuốn sách này, ở trang 718, và tác giả của bài viết trên đây, trang 86, đã trích lại cùng câu: ‘Có lý do để mà sợ rằng bản thảo ấy có thể gây ra một tình trạng suy thoái về luân lý khiến cho nhân loại bị thụt lùi một cách trầm trọng’), đã giúp vào việc chuyển hướng mẫu thức kiểm soát của hội nghị dân số ở Cairô từ ‘việc kiểm soát dân số’ đến ‘việc cho quyền nữ giới’… Nếu mẫu thức trao quyền cho nữ giới được phối hợp với việc tái sinh hóa đời sống gia đình cũng như việc tái xác nhận quyền năng làm mẹ của nữ giới, hơn là với cuộc cách mạng dục tính như đang diễn tiến nơi thế giới các nước phát triển, thì trên cầu trường chính trị quốc tế ở thế kỷ 21 sẽ xẩy ra khác hẳn

 

Hội nghị Cairô đã diễn tiến như thể hoàn toàn không đếm xỉa gì tới cuộc vận động của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những tháng trước đó…

“Ai cũng nắm chắc được là trong tương lai vẫn không thể nào thoát được những cuộc đối chọi tương tự như thế xẩy ra… Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã đẩy mạnh cái chính yếu của luân lý trong lập luận về dân số lên chính tâm điểm của khấu trường thế giới, đã làm thay đổi được bản chất của cuộc tranh luận chung này, và đã giúp vào việc chuyển hướng cái bố cục của cuộc bàn luận từ ‘việc kiểm soát’ dân số sang việc cho quyền nữ giới.

 

Tiến trình hội nghị dân số ở Cairô đã được thay đổi là như thế”.

 

(Witness to Hope trang 726-727)

 

Trường hợp điển hình cuộc chiến đấu giữa ánh sáng và bóng tối tại Hội Nghị Cairô năm 1994 trên đây đã chứng thực là “bóng tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5). Nói như thế không có nghĩa là hoàn toàn phủ nhận “quyền thống trị của tối tăm” (Col 1:13) trên thế gian này, một quyền thống trị đến nỗi có thể có thể “át được” (Jn 1:5) cả chính “ánh sáng thực” (Jn 1:9) là Chúa Kitô: “Đây là giờ của các người – giờ chiến thắng của tối tăm!” (Lk 22:53), tất nhiên cũng sẽ “át được” cả “các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) khi tới thời điểm “được phép” (Rev 13:7; cũng xem 20:3,7) của nó, đến nỗi, như Người cảnh báo trước “lúc Con Người tới không biết Người có còn thấy đức tin trên thế gian này nữa chăng?” (Lk 18:8).

 

TOP

 

Tự do của con người sẽ bị giam cầm nếu họ không biết sống theo chân lý


Đức Ông Vitaliano Mattioli, giáo sư dạy ở Đại Học Tòa Thánh Urban và là phó chủ tịch của Viện Giáo Hoàng Thánh Apollinare, trong cuốc sách mới nhất của mình, mang tựa đề “Liberta Imprigionata” - “Một Tự Do Bị Ngục Tù”, do Segno Publishers xuất bản, đã chủ trương rằng không có sự thật thì tự do bị ngục tù. Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, tác giả đã cắt nghĩa về đề tài chính được tác phẩm của ngài bàn giải, đó là mối liên hệ giữa sự thật và tự do.


Vấn:     Tại sao ngài chọn đầu đề này cho tác phẩm của mình?


Đáp:     Qua một số năm tôi đã muốn viết về một điều gì đó liên quan tới lập luận này. Tôi nhận thấy nơi dân chúng mộỉt khuynh hướng thực hiện những việc chọn lựa tiêu cực làm cho họ bị giam cầm. Bằng việc coi tự do của con người là một cái gì “bất chấp” là cá nhân không giải phóng mình mà là xiềng xích mình lại, ở chỗ họ giam nhốt tự do của họ lại.


Con người không còn “làm chủ” của chính mình nữa; quan niệm sai lạc của họ về đời sống và sự hiện hữu đẫn họ tới chỗ diệt vong. Tôi phân tách một vài thứ xích xiềng tiêu biểu này ở phần chính của cuốn sách. Tóm lại, tất cả những thứ xích xiềng này đều phát xuất từ một chủ trương không mới mẻ gì, song tái diễn trước sau khắp các thế kỷ, đó là chủ trương sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu.


Bởi thế mới có phụ đề “Luận Đề về Việc Con Người Tự Diệt”. Làm sao có thể tránh được thảm họa này? Cần phải đề cập ngay tới hình ảnh Chúa Kitô, vị duy nhất có thể trả lại cho con người tự do nguyên thủy của họ.


Vấn:     Trong Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý – Veritatis Splendor”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng không có tự do nếu thiếu chân lý, một khẳng định được Huấn Quyền của Giáo Hội tiếp tục lập đi lập lại. Đức ông có thể nói cho chúng tôi biết về khía cạnh này chăng?


Đáp:     Con người đã tách rời cặp “tự do/chân lý” này ra. Họ muốn dập tắt đi sự thật về Thiên Chúa, không còn coi Ngài là Đấng Hóa Công và là nguồn gốc của tất cả những gì là tốt lành thiện hảo nữa, là nguyên lý của hữu thể, và là Đấng làm cho tất cả được hiện hữu.


Bằng việc loại trừ đi Vị Thiên Chúa siêu việt này mới hiện lên một con người kiểu nhân vật Hy Lạp Promethean (biệt chú của người dịch: Prometheus đã đánh cắp lửa của các thần mà trao cho con người, bị Zenus xích lại và được Heracles giải cứu). Một sự thật khác cũng bị phủ nhận ở đây nữa đó là sự thật về con người. Là một tạo vật, họ cảm thấy mình là hóa công. Bằng việc chối bỏ một Thiên Chúa hóa công, họ đã đặt mình vào việc sản xuất ra con người. Phủ nhận một vị Thiên Chúa lập pháp, con người trở thành luật kệ cho chính mình. Bởi thế mới có thứ Quốc Gia luân thường đạo lý.


Bằng việc chối bỏ những sự thật ấy, tự do cũng bị thủ tiêu, chẳng những nơi cá nhân mà còn nơi cả quan điểm về chính trị nữa. Khi con người đứng ở trên một cái bệ, sau khi hạ bệ thần tính xuống, con người coi mình là thần, nhưng không phải là một vị Thiên Chúa là cha, mà là một vị Thiên Chúa làm chủ, một nhà độc tài chuyên chế. Các thứ quyền lợi của con người không còn được đếm xỉa tới nữa. Con người tự giáng mình xuống một cuộc sống đầy những cầm buộc. Như thế là họ đã làm mất đi quyền tự do hiện hữu của họ.


Bằng việc loại trừ Thiên Chúa, con người coi mình được miễn trừ để rồi cho mình được quyền sống thả lỏng theo đam mê. Chính bản thân họ, không còn tác hành nữa mà là những thứ đột hứng và thị hiếu thiếu lành mạnh của họ là những gì làm chủ và chi phối họ. Một khi tiến tới chỗ này là con người có thể thực hiện bất cứ một thứ lầm lạc nào.


Lý do Huấn Quyền của Giáo Hội nhấn mạnh rất nhiều đến việc bênh vực cặp tự do / chân lý này không những vì Giáo Hội muốn cho thấy quan điểm của Kitô giáo về đời sống mà là để ngăn ngừa con người, bất cứ là ai, khỏi đi đến chỗ tự diệt.


Vấn:     Hiện tình ở Âu Châu là một thí dụ điển hình cho thấy cái xung khắc giữa sự thật và tự do. Việc đề cập tới các căn gốc Kitô giáo của Âu Châu đã bị loại trừ nhân danh việc tôn trọng hơn nữa vị thế của trạng thái thế tục và quyền tự do tôn giáo. Đức ông nghĩ gì về vấn đề này?


Đáp:     Trong cuốn sách của tôi, khi nói đến cái sợi giây xích cột thứ ba là “tâm thức trần thế”, tôi phân tích cái khác nhau giữa trạng thái thế tục và trạng thái duy thế tục. Đức Piô XII đã không sợ chấp nhận một cách dứt khoát “một chủ nghĩa thế tục lành mạnh của quốc gia”. Chủ nghĩa thế tục chấp nhận tính cách đa diện tôn giáo và thấy tính cách này là những gì thăng hóa.


Trong một bài diễn từ ở Assisi (15/10/2004), Marcello Pera, chủ tịch thượng viện Ý quốc, đã nói rằng: “chủ nghĩa thế tục là một nguyên tắc tự lập, khoan dung, tôn trọng các niềm tin tưởng, các thứ tín ngưỡng và các thứ triết lý”.


Trái lại, một quốc gia chối bỏ thực tại tôn giáo, hay coi tôn giáo thuộc về lãnh vực chủ quan là một quốc gia duy thế tục. Bởi thế, thực tế mới cho thấy rằng đời sống tôn giáo không có quyền công dân ở quốc gia duy thế tục, một quốc gia cần phải biến đổi thành một quốc gia có luân thường đạo lý.


Âu Châu muốn coi mình là thế tục mà thật ra nó đang trở nên duy thế tục. Đó là lý do về việc nó cương quyết không công nhận các căn gốc của Kitô Giáo trong lời mở đầu của bản hiến pháp của mình.


Theo ông Marcello Pera, “chủ nghĩa thế tục là vấn đề ngược hẳn. Có những lúc một ý hệ trở thành một thứ tôn giáo thậm chí có thể trở thành một thứ tôn giáo mù quáng, trì độn và cuồng tín”. Có lẽ thứ tôn giáo thế tục này, hơn bất cứ một tôn giáo nào khác, đang dẫn giải cho thấy việc loại bỏ các căn gốc Kitô Giáo của Âu Châu nơi Lời Mở Đầu của Bản Hiệp Ước ấy. Ở đây, Âu Châu đang bắt đầu biểu lộ tính cách bất khoan dung đáng lo ngại.


Vấn: Nhân danh quan niệm tự do hơn về gia đình, chúng ta đang chứng kiến thấy một ước muốn nới rộng gia đình cho cả thành phần các cặp đồng tính luyến ái, cho phép họ được nhận nuôi con cái. Đức ông nghĩ thế nào?


Đáp: Trước hết tôi xin nhấn mạnh đến vấn đề tuyệt đối tôn trọng thành phần đang lâm vào tình trạng này. Nói như thế là nhìn nhận các cặp đồng tính luyến ái là một trong những hậu quả của việc chấp nhận một Quốc Gia duy thế tục.


Khi tình trạng vô chủ thay thế cho quyền tự do (là khả năng tác hành hợp với lý trí đúng đắn) thì mọi sự trở thành được phép. Tôi có luật lệ riêng của tôi và tôi cần phải tiến đến chỗ làm cho quốc gia công nhận theo pháp lý các ước muốn của tôi.


Gia đình bao giờ cũng được coi là một cuộc hiệp nhất giữa một con người có nam tính với một con người có nữ tính, một thứ gia đình được xã hội nhìn nhận. Việc chống đối ở đây không phải là chống đối vấn đề chọn lựa cá nhân giữa hai con người mà là về chống đối vấn đề áp lực đối với cơ cấu lập pháp để làm cho việc chọn lựa này thành bình thường nhờ đó cũng hợp lý.


Vấn đề những cặp vợ chồng đồng tính nhận con nuôi lại càng là vấn đề xẩy ra đúng như thế hơn nữa. Tất cả những gì tâm lý cho thấy đó là nhu cầu cần phải có nhân vật nam tính cũng như nhân vật nữ tính trong việc giáo dục con cái. Trái lại, ở đây, lại là vấn đề bắt buộc các nhà lập pháp đi ngược hướng với tất cả mọi nguyên tắc lành mạnh của thiên nhiên, cũng như những nhận định hiển nhiên nhất của khoa học liên quan đến việc phát triển cân bằng của một con người.


Vấn đề thích thú nhất thời cũng là vấn đề chi phối ở đây nữa. Đó là vấn đề tìm thỏa mãn buông thả bất cứ ước muốn nào, là những gì cho thấy hoa trái của cái tôi và vấn đề không tìm thị6n ích của người khác.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 12/11/2004
 

TOP

 

Theo Lịch Sử Nhân Loại Học Kitô Giáo Là Nguồn Mạch Cho Các Thứ Nhân Quyền


Tác giả cuốn “Nhân Loại Học Kitô Giáo: Từ Công Đồng Chung Vaticanô II Tới Đức Gioan Phaolô II” là ông Juan Luis Lorda, một kỹ sư về kỹ nghệ, với cấp bằng tiến sĩ thần học, dạy ở Đại Học Navarre từ năm 1983 và là tác giả cuốn “Là Một Kitô Hữu” và “Nghệ Thuật Sống”, đã chủ trương rằng nhân loại học Kitô Giáo, theo lịch sử, là nguồn mạch khơi nay các thứ quyền làm người. Trong cuộc phỏng vấn sau đây với Zenit, vị tác giả này cho biết Đức Gioan Phaolô II đã đóng góp vào việc hiểu biết hơn nữa về nhân loại học Kitô Giáo.


Vấn:     Nhân loại học Kitô Giáo từ Công Đồng Chung Vaticanô II đã được đổi mới ra sao?


Đáp:     Điều quan trọng nhất đó là việc giải thích và phát triển được Đức Gioan Phaolô II cống hiến cho công đồng này, nhất là cho “Vui Mừng Và Hy Vọng – Gaudium et Spes”. Bản Hiến Chế này là một trong những cột trụ của công đồng này và Đức Gioan Phaolô II đã trực tiếp hợp tác vào việc viết văn kiện ấy. Từ đó, ngài đã thực hiện việc dẫn giải sâu xa về nó trong giáo triều của ngài.


Ngày nay mọi người quen thuộc với Khoản Số 22 nổi tiếng của “Vui Mừng Và Hy Vọng”: “Chúa Kitô hoàn toàn tỏ cho con người biết về con người”. Tuy nhiên, trước Đức Gioan Phaolô II điều này chẳng nổi nang gì. Sự kiện này có thể thấy được nơi nhiều bài dẫn giải bình luận vào thời ấy, những bài dẫn giải bình luận thậm chí không hề đề cập đến nó.


Có nhiều triết gia và thần học gia đã gây nhiều ảnh hưởng đến nhân loại học Kitô Giáo, vì khoa học này đã từng trải qua một giai đoạn rất phong phú. Thế nhưng, vấn đề tổng hợp về tín lý của những nguyên tắc này là do Đức Gioan Phaolô II.


Vấn:     Edith Stein, một nữ tu Dòng Camêlô bị đảng Nazis sát hại và được Đức Gioan Phaolô II phong thánh, cũng đã đóng góp quan trọng vào khoa nhân loại học này. Vị nữ quan thày của Âu Châu đây đã có một trực giác như thế nào?


Đáp:     Hình ảnh về Edith Stein là một hình ảnh thật là kỳ thú, và tôi nghĩ rằng vị thánh này sẽ chiếm một vị trí càng ngày càng quan trọng nơi tư tưởng Kitô Giáo. Về nguồn gốc, ngài là một trí giả Do Thái. Về việc học hỏi thì ngài thuộc về trường phái đầu tiên của khoa hiện tượng học, với những nghiên cứu quan trọng.


Sau khi trở lại Công Giáo, ngài đã cố gắng thiết lập liên hệ giữa những luồng triết học này với của Thánh Tôma Aquinas. Ngài đã chết như một nữ tu Camêlô ở một trại tập trung, vào lúc cao điểm của thảm cảnh Sát Tế kinh hoàng.


Khi lòng mà tìm thấy được những nhân cách có một chiều kích nhân bản hết sức sâu xa. Hiện tượng học, nhất là khoa hiện tượng được thực hiện bởi nhóm của Edith Stein, với Reinach, Max Scheler, Conrad-Martius, von Hildebrand, là một trong những luồng triết học sinh hoa trái nhất và rõ ràng nhất, đặc biệt trong việc hiểu biết bản thân nội tại của con người. Nơi Edith Stein cũng như nơi Đức Gioan Phaolô II sau đó, khoa hiện tượng học này được liên kết với truyền thống Kitô Giáo. Và đó là vấn đề rất quan trọng.


Chúng ta không được quên rằng việc khám phá ra luồng triết lý này đã giải thoát ngài khỏi những thành kiến và đặt ngài vào một vị thế lắng nghe chân lý. Đó là bước đầu tiên trên đường trở lại của ngài.


Đó là một thứ triết học và nhân loại học cần cho chúng ta hôm nay đây: loại khoa học này hướng về sự thật, khám phá ra bản thân nội tại của con người, và liên kết với đức tin Kitô Giáo. Nó cũng là một thứ triết học chúng ta cần đến nơi các phân khoa của chúng ta.


Vấn:     Đâu là những đóng góp của Karol Wojtyla vào khoa nhân loại học Kitô Giáo này?


Đáp:     Vẫn khó lòng trong việc phán quyết về tầm ảnh hưởng của Karol Wojtyla đối với thần học Công Giáo, vì chúng ta thiếu phối cảnh. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu về ngài nhiều năm, tôi cảm thấy rằng ảnh hưởng của ngài thật là vĩ đại, nhất là nơi nền tảng về nhân loại học của nền luân lý, như giáo huấn về tính dục, về tình yêu phối ngẫu, về việc truyền sinh cũng như về phẩm vị của sự sống con người.


Tôi tin rằng người ta phải thành thực mà nói là ngài đã cải tiến một cách đặc biệt giáo huấn về thần học nơi tất cả mọi vấn đề. Điều ấy được phản ảnh rõ ràng nơi cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Có vấn đề trước và có vấn đề sau cuốn giáo lý này.


Vấn:     Tại sao khoa nhân loại học Kitô Giáo là một trong những vấn đề mạnh mẽ của việc truyền bá phúc âm hóa?


Đáp:     Vì nó khám phá ra cách thức con người là cùng với những ước vọng sâu xa nhất của họ. Tâm điểm của việc truyền bá phúc âm hóa Kitô giáo là Thiên Chúa, ở chỗ dẫn con người tân tiến đến chỗ khám phá ra rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vì Ngài là Cha của chúng ta. Đó là tâm điểm sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô.


Thế nhưng, con đường này trở thành dễ dàng hơn khi một người khám phá ra mình là gì và những ước vọng sâu xa nhất của họ qui hướng về Thiên Chúa. Giáo Hội có một kiến thức khôn ngoan về con người, có một nền nhân bản Kitô Giáo, một kho tàng về văn hóa thuộc đệ nhất đẳng, vì kho tàng văn hóa này làm cho đời sống có ý nghĩa, nó dẫn con người đến chỗ sống hợp với nhân phẩm, và làm cho con người cảm thấy hạnh phúc. Nó là một thứ ánh sáng lạ lùng trên thế gian này.


Có nhiều người đương thời của chúng ta đây, khi họ nghĩ về mình, họ nghĩ rằng họ là thành quả mù quáng của những tác lực về thể chất, một thứ nguyên sinh động vật biến chuyển theo may rủi. Chúng ta biết rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa, chúng ta có một Người Cha yêu thương chúng ta, chúng ta là anh em với nhau và định mệnh của tình yêu là những gì chúng ta có thể đã sống đang đợi chờ chúng ta.


Chúng ta hiểu được cái ý nghĩa của lý trí và tự do, của yêu thương và gia đình. Đó là vẻ đẹp. Còn những cái khác đều là tăm tối và đê tiện. Dostoyevsky đã nói về điều này rằng: “Chỉ có vẻ đẹp mới cứu thế giới”.


Vấn:     Phải chăng khoa nhân loại học Kitô Giáo là nền tảng vững chắc cho các thứ quyền làm người, như ĐTGM Fernando Sebastian ở Pamplona đã nói đến trong lời giới thiệu cho tác phẩm của ông?


Đáp:     Thậm chí tôi có thể nói rằng khoa nhân loại học Kitô Giáo về lịch sử là nguồn mạch cho các thứ quyền làm người, vì những ai góp phần vào việc hình thành giáo huấn này, mặc dù trong một số trường hợp họ đã đánh mất đức tin, họ đã nắm được cái yếu tố chính yếu về văn hóa Kitô Giáo rồi vậy.


Họ tin rằng rằng con người chúng ta là thành phần tự do và hữu trách đối với các hành động của mình; rằng chúng ta bình đẳng với nhau; rằng chúng ta là những ngôi vị; và chúng ta có một phẩm giá bất khả xúc phạm. Tất cả những điều này đều phát xuất từ đức tin Kitô Giáo.


Nếu có ai nghĩ rằng con người là thành quả mù quáng của việc tiến hóa về vật chất, một thứ nguyên sinh chất được tiến hóa theo cơ may, như tôi đã nói đến trước đây, thì họ không đạt được thành quả ấy. Họ không thể suy diễn rằng chúng ta là thành phần tự do và hữu trách. Họ không thể suy diễn rằng chúng ta đều bình đẳng với nhau. Họ không thể suy diễn rằng chúng ta là những con người hay chúng ta có một phẩm giá bất khả xúc phạm.


Thật vậy, chủ nghĩa duy vật về khoa học đang hủy hoại đi nền văn hóa về pháp lý và luân lý của tính cách tân tiến. Nơi những vấn đề thuộc khoa đạo lý sinh học, chúng ta đang ở vào lúc cao điểm của cuộc tấn công sự sống con người.


Những phôi bào đang được chế tạo ra cho việc sử dụng trị liệu, vì phôi bào vốn là một con người được nghĩ rằng chỉ là một chùm tế bào chẳng có phẩm giá gì, giống như bất cứ một thứ văn hóa về tế bào nào vậy thôi.    


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 9/11/2004

TOP
 

Cuộc Họp ở Nam Phi về Tính Cách Đa Dạng của Văn Hóa

Những phần tử và cố vấn của Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa dưới quyền lãnh đạo của ĐHY Paul Poupard sẽ tham dự một cuộc họp vào thời khoảng 27-30/10/2004, cùng thời khoảng Đại Hội Thường Niên của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình ở Rôma.

Đề tài của cuộc họp của hội đồng tòa thánh về văn hóa ở Johannesburg Nam Phi lần này là “Một Gia Đình Thiên Chúa Duy Nhất Trong Sự Đa Dạng Các Nền Văn Hóa”.

Những vị giám mục có trách nhiệm thực hiện đường lối mục vụ liên quan tới văn hóa ở Angola, Sao Tome, Botswana, Lesotho, Mozambique, Namibia, South Africa, Swaziland và Zimbabwe, cũng tới tham dự cuộc họp đặc biệt này.

Theo bản công bố được phổ biến hôm Thứ Ba 26/10/2004 thì cuộc họp này thuộc một chuỗi những sáng kiến nhắm vào việc phát động đường lối mục vụ cho nền văn hóa ở các phần đất khác nhau trên thế giới, chú trọng đặc biệt tới vấn đề truyền bá phúc âm hóa cho các thuư văn hóa. Trong cuộc họp vừa rồi cũng được tổ chức ở Phi Châu, tại Yaounde, nước Cameroon vào năm 2000, các vị giám mục thuộc vùng Trung Phi đã bàn đến vấn đề “Một Nền Văn Hóa Hòa Bình Kitô Giáo”.

ĐHY chủ tịch sẽ trình bày về đề tài: “Thánh Thể và Giáo Hội là Nguồn Mạch và là Dụng Cụ cho Mối Hiệp Nhất của Các Dân Tộc theo Tính Cách Đa Dạng Về Văn Hóa Của Họ”. Trong cuoôc họp này, những giá trị khác nhau về văn hóa hiện diện ở Châu Phi cũng sẽ được nhấn mạnh, vì “chúng thể hiện linh hồn của dân chúng… Việc Nhập Thể và Cứu Chuộc sẽ đưoơc chú trọng như là nền tảng cho việc hội nhập văn hóa, một cuộc hội nhập Phúc Âm mặc lấy và thanh tẩy các thứ văn hóa mang dấu vết tội lỗi”.

 

TOP

 

“Đức Tin và Văn Hóa: Tuyển Tập Các Bản Văn về Giáo Huấn của Các Vị Giáo Hoàng từ Đức Lêô XIII tới Đức Gioan Phaolô II”

Trong buổi họp với các phần tử của Hội Đồng Văn Hóa được tổ chức để trình bày cuốn sách “Đức Tin và Văn Hóa: Tuyển Tập Các Bản Văn về Giáo Huấn của Các Vị Giáo Hoàng từ Đức Lêô XIII tới Đức Gioan Phaolô II”, một tác phẩm dầy 1500 trang, bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau, như nghệ thuật, kỹ thuật, ý hệ, gia đình, thể thao, đại học, văn hóa, toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa, ĐTC GPII nhận định tác phẩm này “là một chứng từ nữa cho thấy rằng trong giòng thời gian của các thế kỷ, giáo huấn của giáo hoàng luôn luôn xây đắp một thứ quan điểm tích cực về các mối liên hệ giữa Giáo Hội và thành phần đóng vai chính thuộc thế giới văn hóa. Thật vậy, lãnh vực văn hóa tạo nên một Công Đường quan trọng đối với hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Theo chân của các vị tiền nhiệm của mình, Tôi đã cố gắng bảo trì một cuộc đối thoại trao đổi liên tục với các lãnh vực của văn hóa, cho con người thuộc thiên kỷ thứ ba thấy được sứ điệp cứu độ của Chúa Kitô”.

Sau buổi họp này, vị chủ tịch của Hội Đồng Văn Hóa của Tòa Thánh là ĐHY Paul Poupard cho Đài Phát Thanh Vatican biết là đức tin không tạo nên văn hóa không phải là đức tin chân chính: “Đức tin là việc con người đáp ứng dự án của Thiên Chúa, và khi con người chấp nhận Tin Mừng yêu thương này của Thiên Chúa thì nó biến đổi cả cuộc đời, cuộc đời cá nhân, cuộc sống gia đình, tức là toàn thể văn hóa vậy”.

 

TOP

 

ĐTC gửi sứ điệp cho Hội Nghị Quốc Tế Thánh Tôma: "Nhân bản thuyết của Thánh Tôma tập trung vào trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến nên phải trở về với Ngài"

Tuần vừa qua Học Viện Giáo Hoàng Thánh Tôma và Hội Thánh Tôma Quốc Tế đã tổ chức ở Rôma Hội Nghị Quốc Tế Thánh Tôma, với chủ đề “Nhân Bản Kitô Giáo trong Ngàn Năm Thứ Ba”.

Ngày 29/9/2003, Thứ Hai, ĐTC đã gửi một sứ điệp cho thành phần tham dự cuộc hội nghị này. ĐTC viết:

 

“Nhân bản thuyết của Thánh Tôma tập trung vào trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến nên phải trở về với Ngài. Thời gian là giới hạn để con người thực hiện sứ vụ cao quí của họ, lợi dụng những trường hợp được cống hiến cho họ ở tầm mức tự nhiên và ân sủng”.

Trong việc đương đầu với những mối hiểm nguy, như “việc mất đức tin nơi lý trí cũng như nơi khả năng tìm sự thật của nó, nơi việc hủy thể, nơi khuynh hướng tương đối, nơi việc phủ nhận giá trị tr1i thông minh của con người trong việc tìm kiếm chân lý; việc quên lãng hữu thể; việc chối bỏ linh hồn; việc chiều theo những gì vô lý và cảm giác; nỗi sợ hãi tương lai; nỗi lo âu hiện hữu. Tôi đã trình bày cho thấy tư tưởng của Thánh Tôma, với một lòng tin tưởng mạnh mẽ ở lý trí cũng như ở việc giải thích rõ ràng về bản tính tự nhiên và ân sủng, là những tư tưởng có thể cống hiến cho chúng ta những yếu tố căn bản về một thứ đáp ứng hiệu năng. Nhân bản Kitô giáo, như Thánh Tôma dẫn giải, có khả năng bảo trì ý nghĩa của con người cũng như phẩm vị của họ. Đó là một công cuộc cao cả được trao phó cho thành phần môn đệ của thánh nhân!”

ĐTC đã tiếp tục nhắn nhủ 500 tham dự viên triết gia, thần học gia và giáo sư hội nghị quốc tế này như sau: “Sự thật này sáng ngời biết bao đối với con người của thiên kỷ thứ ba này trong việc liên lỉ tìm cầu viên trọn”. Và Ngài đã mời gọi họ hãy tự hỏi “đâu là những gì đóng góp đặc biệt Thánh Tôma có thể cống hiến ở vào lúc mở màn cho thiên kỷ mới đây trong việc hiểu biết và hiện thực khoa nhân bản Kitô giáo”.

ĐTC đã phân tích bộ “Tổng Luận Thần Học” (Summa Theologiae) của Thánh Tôma như sau: phần thứ nhất nhắm vào Thiên Chúa, và phần thứ hai phân tích “cuộc hành trì dài của con người hướng về Thiên Chúa”. Phần thứ ba của bộ sách này nói là Chúa Giêsu “chính vì Người là một con người thực sự đã tỏ cho con người thấy bản thân mình phẩm vị của hết mọi con người, và là con đường hồi qui của cả hoàn vũ về với khởi nguyên của nó là Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Kitô thực sự là đường lối đích thực của con người. Như thế, khoa nhân bản của Thánh Tôma xoay quanh cái trực giác chính yếu này, đó là con người từ Chúa mà đến thì họ cũng cần phải trở về với Ngài. Thời gian là giới hạn để họ có thể hoàn thành sứ vụ cao quí này của họ… Đó là công việc lịch sử của tín hữu trong việc lấy Chúa Kitô là ‘đường lối’ để tiến đến tầm mức nhân bản mới, tức một thứ nhân bản theo dự án của Thiên Chúa. Bởi thế mới thấy cái ưu tiên của việc truyền bá phúc âm hóa thực sự là ở chỗ giúp cho con người thuộc thời đại chúng ta đích thân gặp gỡ Chúa Kitô để sống với Người và cho Người”.

 

 

TOP


"Hãy khám phá ra cái liên kết giữa sự thật, sự thiện và tự do... cái qui chiếu cốt yếu của luân lý Kitô giáo không phải là văn hóa của con người mà là dự án của Thiên Chúa"
 

ĐTC GPII gửi sứ điệp cho cuộc hội luận do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tổ chức nhân dịp 10 năm Thông Điệp Rạng Ngời Chân Lý

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin tổ chức buổi hội luận này về đề tài “Nhân loại học của khoa luân lý thần học theo Thông Điệp ‘Rạng Ngời Chân Lý’”. ĐTC viết trong sứ điệp đề ngày 24/9/2003: “10 năm kể từ khi phổ biến thông điệp này, giá trị về tín lý của bức thông điệp này vẫn còn hiện đại hơn bao giờ hết. Những giáo huấn thông điệp ‘Rạng Ngời Chân Lý’ tiếp tục đề ra cho chúng ta là hãy bắt đầu lại với Chúa Kitô, là hãy chiêm ngắm dung nhan của Người, là hãy kiên trì theo Người. Vượt trên tất cả mọi thay đổi bề ngoài về văn hóa, có những thực tại nồng cốt không hề đổi thay, song có một nền tảng sâu xa trong Chúa Kitô, Đấng hôm qua, hôm nay và mai ngày vẫn thế. Chắc chắn là ngày nay dường như khó khăn hơn cho các vị mục tử Giáo Hội, cho các vị học giả và giáo sư luân lý Kitô giáo, trong việc dẫn dắt tín hữu hình thành những phán đoán hợp với chân lý trong bầu khí thử thách sự thật cứu độ cũng như trong bầu khí đầy những tương đối thuyết thách đố lề luật luân lý. Bởi thế, Tôi xin tất cả mọi tham dự viên trong cuộc hội luận này hãy khám phá ra cái liên kết giữa sự thật, sự thiện và tự do. Mối liên hệ này, cùng với yếu tố làm người theo bản tính nhân loại, có một nền tảng siêu hình nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể và được canh tân cùng làm sáng tỏ nơi biến cố cứu độ lịch sử của thập giá Chúa Cứu Thế chúng ta”.

ĐTC kết luận: “Bởi thế, cái qui chiếu cốt yếu của luân lý Kitô giáo không phải là văn hóa của con người mà là dự án của Thiên Chúa. Cái bí mật chính yếu của Giáo Hội, do đó, là ở chỗ gắn mắt nhìn lên Chúa Kitô tử giá, cũng như ở việc công bố hy tế cứu chuộc của Người. Câu giải đáp Giáo Hội cống hiến cho vấn đề hạnh phúc của con người hiện đại có một quyền năng và khôn ngoan của Chúa Kitô tử giá, của Chân Lý vì yêu thương hy hiến”.

 

 

TOP

 


ĐHY Ratzinger trước triết thuyết và  tâm thức thời đại

 

Tương Đối Thuyết là “Vấn Đề Lớn Nhất của Thời Đại Chúng Ta”

 

Trong tác phẩm gần 300 trang mới nhất của mình do Cantagalli Publishers xuất bản, một tác phẩm tổng hợp tất cả các bài diễn văn được ĐHY phổ biến trong thập niên qua và đã được ngài tái kiểm chính. Tuy nhiên, bài đầu tiên là một bài viết từ năm 1964 về hiện tượng tôn giáo để chứng tỏ cho thấy cái khác biệt nơi Kitô giáo. Tác phẩm mang tựa đề "Fede, verità, tolleranza -- Il cristianesimo e le religioni del mondo" (Đức Tin, Chân Lý, Khoan Nhượng – Kitô Giáo và Các Tôn Giáo Thế Giới).

 

Theo vị hồng y tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh thì “vấn đề chính là vấn đề về sự thật”. Ngài nhận định rằng tương đối chủ nghĩa, một thuyết coi tất cả mọi ý nghĩ là đúng, cho dù chúng có mâu thuẫn với nhau, “là vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta”. Tự bản chất, công việc của ngài làm đó là tìm cách minh định cho thấy “một là tương đối thuyết thật sự là một giả thuyết cần thiết cho việc khoan nhượng; hai là các tôn giáo thật sự đều giống như nhau”, hay đúng là “sự thật thì khả tri”.

 

Trong chương về “Những Thiên Lệch về Đề Tài Đức Tin, Tôn Giáo và Văn Hóa”, vị hồng y tác giả nhận định là “việc khoan nhượng và tôn trọng kẻ khác hình như đã áp đặt ý nghĩ cho rằng các tôn giáo tương đương với nhau”. Thế nhưng, theo ánh sáng mạc Khải Kitô giáo, đức hồng ý xác nhận, “nơi Chúa Kitô, chúng ta đã được ban cho một tặng ân mới, một tặng ân chính yếu, đó là sự thật, và bởi đó, chúng ta có nhiệm vụ phải cống hiến sự thật này cho kẻ khác một cách nhưng không”.

 

“Việc nói rằng thật sự có một sự thật, một sự thật sâu xa và vững chắc trong lịch sử nơi con người Đức Giêsu Kitô cũng như nơi đức tin của Giáo Hội, đã bị coi là bảo thủ, hiện lên như là một thứ thực sự tấn công tinh thần văn minh tân tiến và như là một mối đe dọa về nhiều mặt cho sự thiện tối hậu đó là lòng khoan nhượng và quyền tự do”. Tuy nhiên, “việc chối bỏ sự thật lại không cứu được con người”. Trái lại, “đức tin Kitô giáo không ngừng thúc bách hướng tới vấn đề sự thật”, “một sự thật không phạm đến bất cứ ai”. “Nếu chỉ có đức tin Kitô giáo là sự thật thì nó thực sự có liên quan đến tất cả mọi người”, bằng không, nó chỉ là một thứ biểu hiện của văn hóa vậy thôi, theo nhận định lập luận của vị tác giả hồng y.

 

Trong một thế giới phi tín điều hay chỉ có một tín điều duy nhất là tương đối thuyết thì mối thách đố lớn lao là ở “cuộc gặp gỡ giữa đức tin và lý trí”. Nếu có thể tìm thấy sự thật thì đâu là những mối liên hệ giữa các tôn giáo đa dạng? Vị hồng y tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin trả lời bằng một nghi vấn: “Không phải là con người đang tìm kiếm, đang thực hiện nỗ lực để có được một lương tâm tinh tuyền nhờ đó đến gần hơn – ít là ở chỗ! - những hình thức thuần túy nhất của tôn giáo?”

 

Thế nên, Kitô hữu không được “chỉ thực hiện việc truyền đạt một cái tương tự về cấu trúc của các tổ chức và tư tưởng, mà là cái chiều kích sâu xa nhất của đức tin, đó là chiều kích thực sự liên hệ với Chúa Kitô”. Đức Hồng Y Ratzinger khẳng định: “Cái dẫn con người đến cùng Thiên Chúa đó là những gì năng động của lương tâm cũng như của việc Thiên Chúa hiện diện một cách thầm lặng nơi lương tâm, chứ không phải cái thần thánh hóa những gì ẩn ẩn hiện hiện khiến con người không thể thực hiện việc tìm hiểu sâu xa hơn”.

 

 

TOP

 

 

Có Kiêu Căng hay chăng khi tuyên xưng Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế duy nhất?

 

ĐHY Ratzinger, đương kim Bộ Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin cũng là vị hồng y người Baravia vừa được ĐTC bổ nhiệm hôm 30/11/2002 vừa qua làm trưởng hồng y đoàn (thay cho ĐHY Bernardin Gantin người Benin Phi Châu về hưu 80 tuổi), một chức vụ, theo giáo luật khoản 352, không có quyền gì trên các vị hồng y khác, ngoài phận sự thông báo cho hồng y đoàn về việc qua đời của ĐTC, chủ sự hội đồng hồng y, triệu tập mật nghị hồng y, kể cả mật nghị bầu giáo hoàng, một mật nghị được vị này điều hành việc bầu cử và hỏi vị tân giáo hoàng xem có muốn chấp nhận việc được chọn bầu hay chăng.

 

Hôm Thứ Bảy 30/11/2002, ĐHY Ratzinger đã ngỏ lời cùng 3000 tham dự viên về chủ đề “Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, một hội nghị tập trung các thần học gia nổi tiếng trên thế giới tại Đại Học Công Giáo Thánh Antôn ở Murcia Tây Ban Nha.

 

“Có kiêu ngạo hay chăng khi nói đến một sự thật liên quan đến các vấn đề tôn giáo, đến nỗi đi đến chỗ khẳng định sự thật này, một sự thật duy nhất, đã được thấy nơi tôn giáo riêng của con người? Ngày nay, nó đã trở thành một thứ châm ngôn vừa giản dị lại nghêng ngang có một sức dội ghê gớm phủ nhận tất cả những ai có thể bị cáo giác là họ tin tưởng rằng họ ‘nắm bắt được’ sự thật. Những người này dường như không thể nào đối thoại với họ được; vì không ai có thể ‘chiếm hữu’ được sự thật nên không cần phải để ý đến họ cho lắm. Chúng ta chỉ có thể tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, người ta có thể phản đối việc khẳng định này, ở chỗ, nếu người ta không bao giờ đạt đến được mục đích thì việc tìm kiếm này nghĩa là gì? Những người này có quả thực tìm kiếm hay họ không muốn tìm sự thật, vì những gì họ tìm kiếm không có được?” Bình thường thì không thể nào nắm bắt được sự thật; đối với sự thật, tôi bao giờ cũng phải là một con người khiêm tốn chấp nhận, một con người ý thức được cái liều lĩnh của mình và chấp nhận kiến thức như là một tặng ân tôi không đáng lãnh nhận, một tặng ân tôi không thể huyênh hoang như thể nó do tôi chiếm đạt. Nếu tôi đã nhận được sự thật, tôi phải coi nó như là một trách nhiệm, một trách nhiệm cũng đóng vai trò phục vụ người khác. Đức tin cũng xác nhận là cái khác nhau giữa những gì chúng ta biết được với chính thực tại thì vô cùng lớn hơn cả cái giống nhau”.

 

Theo ĐHY này thì kẻ kiêu ngạo là người chủ trương tương đối thuyết: “Không phải kiêu căng hay sao khi nói rằng Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta tặng ân sự thật? Không phải là khinh thường Thiên Chúa khi nói rằng chúng ta đã được sinh ra mù lòa nên sự thật không phải là những gì chúng ta cần quan tâm tới? Cái kiêu ngạo thật là ở tại việc muốn chiếm chỗ của Thiên Chúa và muốn quyết định chúng ta là ai, những gì chúng ta làm, những gì chúng ta muốn làm nên chính mình và thế giới. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là khiêm nhượng nhận biết rằng chúng ta là những sứ giả bất xứng, thành phần không loan báo về bản thân mình, nhưng kính cẩn nói đến những gìkhông phải là mình, song về những gì bởi Thiên Chúa mà đến. Chỉ có như thế mới làm sáng tỏ công cuộc truyền giáo mà thôi, một công việc không nhắm vào mục đích áp đặt chế độ thực dân thiêng liêng, bắt kẻ khác phải lụy phục văn hóa và tư tưởng của mình. Trước hết, việc truyền giáo đòi phải sẵn sàng chịu tử đạo, một tình nguyện đánh mất bản thân mình vì yêu mến sự thật và tha nhân của mình. Chỉ có thế việc truyền giáo mới khả tín. Chân lý không thể và không được có bất cứ một thứ khí giới nào khác ngoài chính mình”.

 

TOP

 

CHIỀU HƯỚNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI

(Huấn từ của ĐTC Gioan Phaolô II ngày Thứ Bảy 16/3/2002 nhắn nhủ Đại Hội của Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa nhân dịp 20 năm thành lập hội đồng này)

Qúi Hồng Y, Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm,

Qúi Bạn thân mến,

Tôi lấy làm vui mừng được tiếp đón anh em vào lúc kết thúc Đại Hội của anh em đây, một cuộc đại hội anh em đã quyết định làm để, theo Tông Thư Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ, bắt đầu lại việc đóng góp của anh em vào việc truyền giáo của Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba (xem đoạn 40). Cuộc họp mặt của anh em cũng trùng với dịp mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Đồng Văn Hóa của Tòa Thánh. Trong khi Tôi cám ơn về những thành đạt được thực hiện bởi các phần tử và hợp tác viên của Hội Đồng Tòa Thánh này, Tôi cũng cám ơn Hồng Y Poupard, và cám ơn Hồng Y về những lời tốt đẹp đã nói lên tấm lòng quí mến của anh em.

Hãy Trao Đổi Với Tất Cả Mọi Người Thiện Tâm

Tôi xin cám ơn anh em về việc anh em dấn thân hợp tác trong việc đóng góp vào sứ vụ hoàn vũ của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, và Tôi xin anh em hãy lấy nhiệt tình mới mẻ để theo đuổi những mối liên hệ giữa anh em với các nền văn hóa, bằng cách kiến thiết những chiếc cầu nối giữa con người với nhau, bằng cách làm chứng cho Chúa Kitô, cũng như bằng cách qui hướng anh chị em của chúng ta về với Phúc Âm (x Tông Hiến Pastor Bonus, các đoạn 166-168). Thật vậy, cần phải thực hiện một cuộc trao đổi với tất cả mọi người thành tâm thiện chí, thành phần thuộc các môi trường và truyền thống  khác nhau, tôn giáo hay vô tín ngưỡng, thành phần liên kết với nhau trong cùng một nhân tính chung của chúng ta, cũng như được kêu gọi để thông hưởng sự sống của Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân trần.


2.-        Việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa, với chủ ý “cống hiến cho toàn thể Giáo Hội một động lực chung, nơi việc làm cho sứ điệp cứu độ của Phúc Âm với bộ mặt đa dạng của các nền văn hóa liên tục gặp gỡ nhau một cách mới mẻ, trong một môi trường đa biệt của văn hóa là môi trường mà Giáo Hội phải sinh hoa kết trái ân sủng” (Thư gửi Hồng Y Casaroli, để thiết lập Hội Đồng Tòa Thánh mới Về Văn Hóa, ORE, 28/6/1982, trang 7), việc thành lập với chủ ý này cũng hợp với những ước mong của Công Đồng Chung Vaticanô II. Thật vậy, các vị Nghị Phụ của Công Đồng đã mãnh liệt nhấn mạnh đến vai trò chính yếu của văn hóa nơi đời sống con người, cũng như đến tầm quan trọng của văn hóa đối với việc tiếp thu những giá trị Phúc Âm và đối với tác dụng của sứ điệp Phúc Âm trên những tập tục, khoa học và nghệ thuật của thời đại chúng ta. Trong cùng một tinh thần này, mục tiêu xuất hiện của Hội Đồng Đối Thoại Với Những Người Vô Tín Ngưỡng và Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa vào ngày 25/3/1993, trong việc kiến tạo nên một hội đồng tòa thánh duy nhất là để phát động “việc nghiên cứu về vấn đề vô tín ngưỡng và khô đạo hiện diện qua các hình thức khác nhau nơi nhiều môi trường văn hóa khác biệt…, để thực hiện việc hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động mục vụ của Giáo Hội, trong vấn đề truyền bá phúc âm hóa các nền văn hóa, cũng như trong vấn đề Phúc Âm hội nhập văn hóa” (Motu Proprio Inde a Pontificatus).

 

Khuynh hướng tôn sùng vật chất ngày nay là một thách đố chính yếu

 

Ngày nay chúng ta đang đối diện với những thách đố đối với việc truyền đạt sứ điệp Phúc Âm trong thế giới ngày nay, nhất là bởi vì những con người đương thời của chúng ta bị chìm ngập trong một bầu không khí thường vô tri về các chiều kích tâm linh hay nội tâm, trong những tình trạng thực sự bị chiều hướng vật chất làm chủ. Phải công nhận là không có một giai đoạn lịch sử nào lại bị rạn nứt trong tiến trình truyền đạt những giá trị về luân lý và tôn giáo giữa các thế hệ cho nhau như vậy, một cuộc rạn nứt gây ra một thứ kình chống nhau giữa Giáo Hội và thế giới hiện đại. Trong tình huống này, Công Đồng Chung Vaticanô II, một đàng thì đóng vai trò hết sức cần thiết trong việc làm quan sát viên để nhận định những tiến triển nơi các nền văn hóa khác nhau, cũng như nhận định chiều hướng xuất hiện của những vấn đề về nhân loại học, đàng khác, lại phải hình dung ra những mối liên hệ khả hữu giữa các nền văn hóa và đức tin Kitô giáo, để đưa ra những hình thức mới của việc truyền bá phúc âm hóa, một việc truyền bá đáp ứng những mong mỏi của những con người đương thời với chúng ta đây. Thật thế, nếu chúng ta muốn theo phương pháp của Thánh Tông Đồ Phaolô (ở Công Đường thành Nhã Điển; Acts 17:22-34), chúng ta phải tiến đến với con người tại những nơi họ ở, với những lo âu và vấn nạn của họ, để giúp họ tìm thấy những ngọn hải đăng về luân lý và đạo đức họ cần, nhờ đó, họ có thể sống cuộc đời xứng với ơn gọi của họ, cũng như để giúp họ tìm thấy nơi tiếng gọi của Chúa Kitô một niềm hy vọng không bẻ bàng (x Rm 5:5). Việc lưu tâm đến văn hóa khiến chúng ta có thể đi vào lòng của những ai muốn nói với chúng ta. Không còn cách nào hay hơn nữa để truyền đạt và truyền bá phúc âm hóa.


Khoảng cách thế hệ trong việc truyền đạt các giá trị đức tin và đời sống Kitô giáo

 

3.-        Trong số những chướng ngại to tát ngày nay phải kể đến những khó khăn các gia đình và các nhà giáo phải đương đầu, trong việc tranh đấu để truyền đạt cho các thế hệ trẻ những giá trị về nhân bản, luân lý và tâm linh, giúp họ trở thành những con người nam nữ chuyên tâm sống một cuộc đời chính trực và dấn thân vào sinh hoạt xã hội. Cũng theo chiều hướng này, việc truyền đạt sứ điệp Kitô giáo, cùng với những giá trị tiềm tàng của sứ điệp chi phối tác hành này, là cả một thách đố mà tất cả mọi cộng đồng giáo hội được kêu gọi để đương đầu, nhất là trong lãnh vực giáo lý cũng như trong lãnh vực dạy dỗ thành phần dự tòng. Ở những thời khác, như vào thời của Thánh Âu-Quốc-Tinh, hay gần đây hơn nữa, thời thế kỷ 20, thời con người ta còn có thể sử dụng đến những đóng góp của các triết gia Kitô giáo, chúng ta đặt căn cứ việc dạy dỗ và phương pháp truyền bá phúc âm hóa trên một thứ nhân loại học và triết học lành mạnh. Thật vậy, chính vào lúc Chúa Kitô thắng đoạt triết lý mà Phúc Âm mới có thể thực sự được loan truyền cho tất cả mọi dân nước. Nên các nhà nhân vật đóng vai chính trong vấn đề giáo dục Công Giáo cần phải dấn thân học hỏi kỹ lưỡng triết lý về con người, để hiểu con người là ai, cũng như những gì làm cho họ sống. Các gia đình cần đến sự hỗ trợ của các nhà giáo dục biết tôn trọng giá trị của họ, và giúp họ hiểu biết những vấn đề nồng cốt đang được giới trẻ đặt ra, cho dù sự hiểu biết này có đi ngược lại với những gì xã hội đương thời nghĩ tưởng. Ở thời nào cũng có những con người nam nữ can đảm làm việc tông đồ biết cách thức để làm cho chân lý sáng tỏ. Ngày nay cũng cần đến thái độ này nữa.  

 

Việc Phò và Chống Vấn Đề Toàn Cầu Hóa

Hiện tượng toàn cầu hóa, một hiện tượng ngày nay đã trở thành một sự kiện văn hóa, một hiện tượng đã gây nên tình trạng vừa rắc rối lại vừa thuận lợi. Trong khi nó có khuynh hướng xóa bỏ các căn tính chuyên biệt của các cộng đồng nhỏ, và biến chúng thành những hồi niệm huyền thoại của các truyền thống cổ thời, làm cho chúng bật lên khỏi những gốc rễ giá trị về văn hóa và tôn giáo nguyên thủy của chúng, thì hiện tượng toàn cầu hóa này cũng có thể làm giảm bớt những ngăn cách giữa các nền văn hóa, và hiến cho con người những cơ hội để gặp gỡ và quen biết nhau hơn. Đồng thời, nó còn buộc các nhà lãnh đạo quốc gia và con người thiện tâm phải làm hết sức để bảo đảm việc tôn trọng những gì xứng hợp với con người cũng như với các nền văn hóa, để bảo toàn thiện ích cho con người cũng như cho các quốc gia, và để thực thi tình huynh đệ cùng với tình đoàn kết. Toàn thể xã hội đang đối diện với những vấn nạn ghê gớm về con người cũng như về tương lai của con người, nhất là nơi những lãnh vực như ngành đạo đức sinh học, việc sử dụng những nguồn liệu thiên nhiên của thế giới, những quyết định về các vấn đề kỹ nghệ và chính trị, để làm sao trọn vẹn phẩm vị của hữu thể con người có thể được nhìn nhận, cũng như để con người có thể tiếp tục là chủ tể của xã hội và là qui luật tối hậu cho những quyết định của xã hội. Giáo Hội không bao giờ tìm cách chiếm chỗ của những ai mang trọng trách lo cho tác vụ chung, nhưng Giáo Hội tin rằng mình cũng có chỗ đứng của mình trong những vấn đề tranh luận này, để có thể soi sáng cho những lương tâm thấy một thứ ánh sáng đầy ý nghĩa về bản tính con người.

Giúp các vị giám mục và tổ chức xây dựng một xã hội nhân bản hơn

 

4.-        Hội Đồng Tòa Thánh Về Văn Hóa phải tiếp tục công việc của mình, và phải giúp đỡ các vị giám mục, các cộng đồng Công Giáo, cũng như tất cả mọi tổ chức cần đến mình, để Kitô hữu có phương tiện làm chứng cho đức tin và niềm hy vọng của họ một cách kiên quyết và hữu trách, cũng như để tất cả mọi người thành tâm có thể dấn thân kiến tạo một xã hội biết phát triển toàn vẹn hữu thể của hết mọi con người. Tương lai của con người cũng như của các nền văn hóa, việc loan truyền Phúc Âm, cũng như đời sống của Giáo Hội đều tùy thuộc vào việc đóng góp của hội đồng này.


Xin anh em đóng góp vào việc nhận thức mới mẻ về vị thế của văn hóa nơi tương lai của con người, của xã hội cũng như trong việc truyền bá phúc âm hóa, để con người được tự do hơn và biết sử dụng tự do một cách hữu trách! Vào lúc anh em kết thúc cuộc họp của mình đây, Tôi phú dâng sứ vụ của anh em cho Đức Trinh Nữ Maria, và Tôi hân hoan ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh em, cho hết mọi người hoạt động với anh em, cũng như cho những người anh em yêu dấu.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 20/3/2002)

 

 

TOP

 

Con Người sống là nhờ ở Văn Hóa

 

31/1/2002 Thứ Năm. ĐTC viếng thăm một đại học công lập ở vùng phụ cận thành phố Rôma: “Tại sao chúng ta lại sợ hướng học thức về văn hóa đức tin chứ? Nền nhân bản mà Âu Châu chúng ta thực sự lấy làm hãnh diện đã không phát xuất từ những thẩm thấu này (của đức tin và văn hóa) hay sao?”. ĐTC đã viếng thăm Đại Học Rôma 3, Tor Vergata, nhân dịp kỷ niệm thành lập 10 năm của viện đại học này. Năm 1992, viện đại học này mới chỉ có 7 ngàn sinh viên, nay đã lên tới 31 ngàn. Trong bài diễn từ của mình, ĐTC nhận định và đề nghị với họ như sau:

 

"2.-    Sứ vụ chính yếu của đại học đường là phải trở nên một hướng dẫn viên uy tín trong việc tìm cầu chân lý, từ những chân lý thô thiển nhất, như những chân lý về các yếu tố vật chất và các sinh thể, đến những chân lý phức tạp hơn, như những chân lý về luật nhận thức, về sinh vật xã hội, về việc sử dụng khoa học; sau hết đến các chân lý sâu xa hơn nữa, như ý nghĩa của hành động con người cũng như những giá trị thúc đẩy cá nhân và đoàn thể sinh động. Nhân loại cần đến những hướng dẫn viên uy tín cho sự thật này, và nếu đại học đường là một cơ xưởng về kiến thức, thì những ai hoạt động ở đây cần phải có tính cách chân thật về tri thức như là một địa bàn thực sự cho hoạt động của mình, một tính cách chân thật có thể phân cái sai trái ra khỏi cái chân thực, thành phần ra khỏi toàn khối, phương tiên ra khỏi cùng đích. Nguyên việc làm này đã là một đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một tương lai gắn liền với những giá trị lành mạnh và đại đồng của tự do, công lý và hòa bình.

 

"3.-    Thánh Tôma Aquinas chúng ta vừa kính hôm Thứ Hai vừa rồi (28/1), đã nhận định rằng 'genus humanum arte et ratione vivit' - loài người sống bởi năng khiếu và lý trí (in Arist. Post. Analyt., 1). Hết mọi kiến thức trực giác và khoa học đều phải qui chiếu với những giá trị và truyền thống làm nên kho tàng của một dân tộc. Rút tỉa lấy những giá trị này, những giá trị liên hệ với nhau ấy, đồng thời cũng là những giá trị phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, đại học đường trở thành một trung tâm có thẩm quyền về một thứ văn hóa thực sự nhân bản và là một môi trường lý tưởng trong việc hòa hợp tinh hoa riêng của một nước với những giá trị thiêng liêng thuộc về toàn thể gia đình nhân loại.

 

Ngài Viện Trưởng thân mến, ngài vừa nhắc lại những gì Tôi phát biểu mấy năm trước đây, đó là con người sống một cuộc sống thực sự là người nhờ ở văn hóa. Văn hóa và các thứ văn hóa không được kình chống nhau, trái lại, phải có tính cách trao đổi để làm phong phú cho mối hiệp nhất và tính đa dạng của cuộc sống nhân loại. Như thế chúng ta mới thấy được cái đa nguyên tốt đẹp làm cho con người phát triển mà không làm mất đi căn tính của họ, vì nó giúp bảo trì chiều kích cốt yếu nơi con người toàn diện của họ.

 

Con người là một chủ thể thiêng liêng và thể chất, có khả năng linh thiêng hóa vật chất, và làm cho vật chất trở thành một phương tiện thuận lợi cho nghị lực tinh thần của mình, tức cho trí khôn và lòng muốn của họ. Đồng thời, chủ thể về tâm linh này của họ cũng có thể hiến chiều kích vật chất này cho tinh thần, nói cách khác, có thể thực hiện một cuộc nhập thể tinh thần và lịch sử. Chẳng hạn, chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những ý tưởng về tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật đã trở thành 'chất thể', tức là thành những hình thức diễn đạt cụ thể và thực tế của sáng kiến là những gì thoạt tiên được nghĩ đến trong trí khôn.

 

"4.-     Trong mọi lãnh vực, cuộc hành trình của kiến thức không thể thực hiện được nếu không biết trung thực thẩm định, bằng việc căn cứ vào những giá trị về đạo lý và luân lý liên quan đến chiều kích thiêng liêng của bản vị con người. Đức tin soi sáng cho thấy có một bộ giá trị bẩm sinh nơi lòng trí con người là điểm qui chiếu cốt yếu. Chỉ cần khách quan nhìn vào lịch sử cũng thấy tôn giáo đã đóng vai trò trọng yếu trong việc hình thành văn hóa ra sao, cũng như trong việc nó ảnh hưởng đến lối sống của toàn thể nhân loại như thế nào. Gạt bỏ hay phụ nhận điều này chẳng những là một lầm lẫn về quan điểm mà còn là một đóng góp thiếu sót vào sự thật về con người nữa. Tại sao chúng ta lại sợ hướng học thức về văn hóa đức tin chứ? Lòng nhiệt thành và nghị lực tìm kiếm chân lý không bị thiệt thòi gì hết trong cuộc trao đổi khôn ngoan với những giá trị được chất chứa nơi tôn giáo. Nền nhân bản mà Âu Châu chúng ta thực sự lấy làm hãnh diện đã không phát xuất từ những thẩm thấu này (của đức tin và văn hóa) hay sao, một nền nhân bản hôm nay đây đang vươn đến những mục tiêu mới về văn hóa và kinh tế?”

 

“Như Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở, vì lệ thuộc vào Giáo Hội, 'lòng nhiệt thành của chúng ta đối với cuộc trao đổi này, khi được thực hiện một cách khôn ngoan tương xứng và được thúc đẩy duy bởi lòng yêu chuộng chân lý, sẽ bao gồm bất cứ người nào, ngay cả với những ai vun trồng những sự thiện tốt lành cho tinh thần con người nhưng vẫn chưa nhìn nhận Tác Giả của tất cả những sự thiện ấy, hoặc với ngay cả những ai chống lại Giáo Hộ' (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 92)..

 

“Cuộc Hội Ngộ Assisi Thứ Năm vừa rồi đã chứng tỏ cho thấy tinh thần tôn giáo chân chính cổ võ một cuộc đối thoại chân thành, một cuộc đối thoại hướng tâm linh về vấn đề tương kính nhau cũng như về vấn đề hiểu biết trong việc phục vụ con người như thế nào".

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần San L'Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 13/2/2002)

 

TOP