Y KHOA VÀ SỰ SỐNG

 

 

ĐTC GPII: Sứ Điệp cho Giáo Hoàng Học Viện Các Khoa Học về Vấn Đề Thay Cơ Phận Người Chết với “Những Dấu Hiệu Tử Vong”.

Nhân dịp khóa họp của Giáo Hoàng Học Viện Các Khoa Học, một cơ cấu có 80 phần tử được Đức Giáo Hoàng vĩnh viễn bổ nhiệm theo đề nghị của chính phần tử của cơ cấu này,  vào thời đoạn 3-4/2/2005 tại Rôma, ĐTC GPII đã gửi cho họ một sứ điệp liên quan đến vấn đề dấu hiệu chắc chắn tử vong để thay cơ phận người chết như sau:



Quí Tôn Vị Nữ Nam.

 

1.         Tôi gửi lời chào thân ái tới tất cả quí vị và bày tỏ lòng cám ơn của tôi với Học Viện Giáo Hoàng Các Khoa Học là học viện đã từng dấn thân thực hiện việc làm truyền thống của mình trong vấn đề nghiên cứu và chia sẻ về những vấn đề khoa học tế nhị đang gây khó khăn cho xã hội đương thời của chúng ta đây.

 

Học Viện Giáo Hoàng này đã quyết định giành khóa họp theo Nhóm Nghiên Cứu này, như đã xẩy ra hai lần trước đây trong thập niên 1980, về đề tài có tính cách đặc biệt phức tạp và hệ trọng, đó là đề tài “những dấu hiệu tử vong” liên quan đến việc thay cơ phận của những người quá cố.

 

2.         Quí vị đều biết rằng ngay từ đầu Huấn Quyền của Giáo Hội vốn đã chú trọng tới việc phát triển của phẫu thuật thay cơ phận nhằm mục đích để cứu lấy mạng sống của con người khỏi bị nguy tử cũng như để giúp cho bệnh nhân có thể tiếp tục sống thêm những tháng năm lâu hơn nữa.  

 

Từ thời vị tiền nhiệm Piô XII khả kính của tôi, vị mà trong thời đoạn giáo triều của ngài bắt đầu xuất hiện phẫu thuật thay cơ phận, Huấn Quyền của Giáo Hội đã liên tục góp phần vào lãnh vực này.

 

Một đàng, Giáo Hội đã khích lệ việc tự nguyện hiến cơ phận, đàng khác, Giáo Hội đã nhấn mạnh đến những điều kiện luân thường đạo lý đới với việc hiến cơ phận này, đề cao trách nhiệm cần phải bênh vực sự sống và phẩm giá của cả hiến nhân cũng như thụ nhân; Giáo Hội cũng nói tới nhiệm vụ của thành phần chuyên viên thực hiện phương pháp thay cơ phận này. Mục đích của Giáo Hội là ủng hộ một dịch vụ phức tạp giúp ích cho sự sống, bằng cách hòa hợp vấn đề tiến bộ về kỹ thuật với tính cách nghiêm ngặt của luân thường đạo lý, bằng việc nhân bản hóa mối liên hệ giữa con người với nhau, cũng như bằng việc hướng dẫn quần chúng một cách xác đáng.

 

3.         Vì sự tiến bộ liên lỉ của kiến thức khoa học thực nghiệm, tất cả những ai thực hiện việc thay cơ phận cần phải theo đuổi vấn đề nghiên cứu liên tục về lãnh vực khoa học kỹ thuật, để bảo đảm sự thành đạt tối đa trong việc giải phẫu cũng như trong sự mong muốn mang lại sự sống tốt đẹp nhất cho bệnh nhân. Đồng thời cũng cần phải thực hiện một cuộc đối thoại liên lỉ với những chuyên gia trong ngành nhân loại học và đạo lý học, để bảo đảm việc tôn trọng sự sống cùng con người, cũng như để cung cấp cho những lập pháp gia những dữ kiện cần thiết để ấn định những qui tắc nghiêm túc về lãnh vực này.

 

Theo chiều hướng ấy, một lần nữa quí vị đã muốn khảo sát kỹ lưỡng hơn, bằng một cuộc nghiên cứu nghiêm cẩn liên ngành, vấn đề đặc biệt về “những dấu hiệu tử vong”, nhờ đó xác định một cách vững chắc theo luân lý về cái chết theo kiến thức y khoa của một người, hầu có thể tiến hành việc lấy cơ phận để chuyển thay.

 

4.         Nơi chân trời nhân loại học Kitô giáo, vấn đề quá quen thuộc là giây phút tử vong đối với mỗi một người xẩy ra khi hoàn toàn không còn tình trạng hiệp nhất nội tại của xác thể và hồn thiêng nữa. Thật vậy, mỗi một con người sống động chính là vì họ ở trong trạng thái hiệp nhất xác thể và hồn thiêng “corpore et anuma unus”, và họ cứ như thế bao lâu tình trạng hoàn toàn hiệp nhất thực sự này tồn tại. Theo chiều hướng của chân lý về nhân loại học này hiển nhiên là, như tôi đã có dịp nhận định, “cái chết của một người, được hiểu theo ý nghĩa căn bản này, là một biến cố không một kỹ thuật khoa học hay một phương pháp thử nghiệm nào có thể trực tiếp xác định được” (Diễn Từ ngày 29/8/2000, 4, AAS 92 [2000], 824).

 

Tuy nhiên, theo quan điểm kiến thức y khoa, cách xác đáng duy nhất, và cũng là đường lối khả dĩ duy nhất, để giải quyết vấn đề bảo đảm chắc chắn về cái chết của một người đó là để ý chú trọng và cứu xét từng cá nhân về “những dấu hiệu tử vong” một cách đầy đủ được tỏ hiện qua hình thức thể lý của nó nơi cá thể này.

 

Hiển nhiên đây là một đề tài có tầm mức quan trọng đặc biệt mà chủ trương cẩn trọng và nghiêm túc của khoa học bởi đó cần phải được lắng nghe trước hết, như Đức Piô XII đã dạy khi ngài tuyên bố rằng: “chính thành phần y sĩ cần phải đưa ra một định nghĩa rõ ràng và xác đáng về ‘cái chết’ cũng như về ‘giây phút lìa đời’ của bệnh nhân ở vào tình trạng mất ý thức” (Diễn Từ ngày 24/11/1957, trong AAS 49 [1957], 1031).

5.         Căn cứ vào những dữ kiện được khoa học cung cấp cho, những cứu xét về khoa nhân loại học và việc ý thức về đạo lý có nhiệm vụ phải thực hiện một cuộc phân tích nghiêm cẩn tương đương như thế, cẩn thận lắng nghe Huấn Quyền của Giáo Hội.

 

Tôi muốn quí vị hãy vững tâm là những nỗ lực của quí vị là những gì đáng ca ngợi và chắc chắn sẽ hỗ trợ cho các Phân Bộ liên hệ của Tòa Thánh, nhất là Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, một thánh bộ không ngừng xem xét các thành quả của việc quí vị suy tư chia sẻ, để cống hiến những điều sáng tỏ cần thiết cho thiện ích của cộng đoàn, nhất là cho các nạn nhân và các chuyên viên được kêu gọi để cống hiến cái chuyên môn về nghề nghiệp của họ cho việc phục vụ sự sống.

 

Trong việc khuyến cầu quí vị hãy kiên trì trong việc dấn thân chung này để theo đuổi thiện ích của con người, tôi kêu xin dồi dào tặng ân ánh sáng đổ xuống trên quí vị cũng như việc nghiên cứu của quí vị, như một bảo chứng cho lời khuyến cầu này, tôi ban Phép Lành cho tất cả quí vị.

 

Tại Vatican ngày 1/2/2005

 

Gioan Phaolô II

 

 Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 3/2/2005

 

TOP

 

ĐTC GPII với Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý về “Y Khoa và Phẩm Vị Con Người: Các Bác Sĩ, Những Người Cổ Động Sức Khỏe và là Những Dụng Cụ Cứu Độ”.


Hiệp Hội Bác Sĩ Công Giáo Ý được thành lập năm 1944, với mục đích là để giúp vào việc huấn luyện về luân lý, khoa học và nghề nghiệp các bác sĩ, để phát động những nghiên cứu luân lý y khoa trong việc trung thành tôn trọng huấn quyền của Giáo Hội, cũng như để bảo trì những hoạt động bác ái, truyền bá phúc âm hóa và hợp tác với các hiệp hội tự nguyện và trợ giúp khác.


Trong dịp hội nghị toàn quốc của hiệp hội này ở Bari trong thời khoảng 11-13/10/2004, với đề tài “Y Khoa và Phẩm Vị Con Người: Các Bác Sĩ, Những Người Cổ Động Sức Khỏe và là Những Dụng Cụ Cứu Độ”, ĐTC GPII đã gửi cho họ, qua bác sĩ chủ tịch Domenico Di Virgilio, một sứ điệp với những điểm chính yếu tiêu biểu sau đây:


“Y khoa được hiểu một cách chân chính … nói một thứ ngôn ngữ đại đồng của sự chia sẻ, của sự lắng nghe tất cả mọi người không phân biệt, cũng như của việc chấp nhận tất cả mọi người để làm giảm bớt thương đau cho từng người”.


Để hiện thực vấn đề, y khoa “không thể nào không chú trọng tới chính bản tính của con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài và tương tự như Ngài. Phẩm vị của con người bắt nguồn chẳng những nơi mầu nhiệm tạo dựng mà còn nơi việc Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc nữa.


“Nếu nguồn gốc của con người tự mình chính là nền tảng cho phẩm giá của họ thì cũng là cùng đích của họ nữa, ở chỗ, con người được kêu gọi để trở thành ‘người con nơi Người Con’ và trở thành đền thờ sống động của Thần Linh, hướng về sự sống đời đời của việc được hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa.


“Con người là tâm điểm và là tột đỉnh của hết mọi sự hiện hữu trên trái đất này. Không có một hữu thể hữu hình nào có được phẩm vị như họ”, và là “một chủ thể ý thức và tự do họ không thể nào bị biến thành một dụng cụ thuần túy. Ngày nay, hơn bao giờ hết, phẩm vị bất khả vi phạm của con người cần phải được mạnh mẽ và cương quyết xác nhận. Con người không thể nói về những con người không còn là con người hay chưa trở thành con người. Phẩm vị của con người thực sự thuộc về từng người và không thể nào chấp nhận hay biện minh cho một thứ thiên lệch nào”.


Khi nhắc nhở thành phần y sĩ về những nguyên tắc luân thường đạo lý bắt nguồn từ chính lời thề Hippocratic, Ngài nhấn mạnh rằng “không có sự sống nào lại không đáng được sống”, hay không có những khổ đau nào “có thể biện minh cho việc diệt trừ đi một sự sống”, hay không có những lý do nào “hợp lý cho việc ‘tạo nên’ con người để bị sử dụng và hủy hoại đi”.


Ngài kêu gọi: “Chớ gì quí vị luôn sáng suốt trong việc chọn lựa của mình bằng niềm xác tín rằng sự sống là những gì cần phải được cổ võ và bênh vực từ khi được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi. Điều làm cho quí vị được nhận biết là các y sĩ Công Giáo thật sự là việc quí vị bênh vực phẩm vị bất khả vi phạm của hết mọi con người”.


Ngài cũng nhắc nhở thành phần y sĩ Công Giáo này là trong việc họ bảo vệ và cổ võ sức khe họ không bao giờ được bỏ qua “chiều kích thiêng liêng của con người”: “Nếu, trong việc tìm cách chữa lành và xoa dịu khổ đau quí vị làm sống động ý nghĩa của sự sống và sự chết cũng như cái tác dụng của khổ đau nơi cái cuộc sống thăng trầm của con người, là quí vị tiến đến chỗ trở thành những con người thực sự cổ võ văn minh vậy”.


Ngài cảnh giác các vị y sĩ Công Giáo về sự có mặt nơi xã hội “một thứ tâm thức ngông cuồng chủ trương kỳ thị giữa sự sống với sự sống, quên đi rằng việc đáp ứng nhân bản thực sự duy nhất đối với nỗi khổ đau của người khác đó là tình yêu dấn thân nâng đỡ và chia sẻ”.


Ngài cũng cảnh giác về cái nguy hại do sự tiến bộ về khoa học nơi y khoa là những gì có thể “bị chi phối bởi cái ước vọng muốn áp đảo và thống trị” làm mất đi ơn gọi nguyên thủy của nó đối với thiện ích của con người.


ĐTC khuyên nhủ: “Quí vị hãy hiên ngang hãnh diện với căn tính Kitô Giáo là những gì làm nên đặc tính của quí vị 60 năm qua trong việc phục vụ thành phần bệnh nhân và trong việc cổ võ sự sống. Quí vị hãy làm sao để có thể nhận ra chính Chúa Kitô nơi hết mọi bệnh nhân… Quí vị hãy làm sống động việc phục vụ của mình bằng việc liên lỉ nguyện cầu với Thiên Chúa” là Đấng là nguồn mạch của mọi việc chữa lành.


Sau hết, ĐTC kêu gọi họ hãy thêm “con tim” vào “việc đóng góp bất khả thay thế” của việc hoạt động y khoa vì con tim “có khả năng nhân bản hóa các thứ cấu trúc”.

 

TOP

“Tôi ngủ nhưng lòng tôi vẫn thức”: Giáo Huấn của ĐTC GPII và Cuộc Hội Luận về Đạo Lý Sinh Vật Học ở Canada về Vấn Đề Dinh Dưỡng và Thủy Dưỡng Nhân Tạo

Vào mùa xuân năm 2004, ĐTC GPII đã nói đến vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo theo truyền thống luân lý của Công Giáo và các phương pháp bảo trì sự sống khác. Thật vậy, hôm Thứ Bảy 20/3/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC đã tiếp 400 tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới về chủ đề “Trạng Thái Thực Vật”, do Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: World Federation of Catholic Medical Associations) và Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống tổ chức tại Augustinianum Patristic Institute ở Rôma từ Thứ Tư 17 đến hết Thứ Bảy 20/3/2004. Cuộc hội nghị quốc tế này diễn tiến với sự tham dự của 40 ký giả khoa học và 370 vị khác đến từ 49 quốc gia, kể cả từ Saudi Arabia, Israel và Kazakhstan. Có 40 bài nói chuyện của các chuyên viên khoa học và 30 bản tường trình. ĐTC đã khẳng định rằng: “Giá trị sự sống của một con người không thể nào lại tùy thuộc vào phán quyết về phẩm chất của những người khác”.

 

Vào mùa hè cùng năm, tại Canada, 30 đạo lý sinh vật gia và chuyên gia về việc chăm sóc sức khỏe đã thực hiện một cuộc hội luận tại Viện Đạo Lý Sinh Vật Học Công Giáo Gia Nã Đại để cùng nhau bàn đến những ý hướng của ĐTC trong việc áp dụng thực hành những gì cần phải làm cho thành phần cần đến vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo.

 

Tiến sĩ William Sullivan, vị giám đốc thành lập viện này, qua cuộc phỏng vấn, đã chia sẻ với Zenit về những đúc kết của cuộc hội luận này liên quan tới việc áp dụng những huấn dụ của Đức Thánh Cha cho trường hợp của các bệnh nhân trong tình trạng sống như thực vật cỏ cây.

 

Vấn:            Cuộc hội luận này đã tập trung vào những vấn đề gì?

 

Đáp:            Bài huấn từ của Đức Thánh Cha nói về trường hợp đặc biệt liên quan đến trạng thái thực vật dai dẳng (PVS: persistent vegetative state) hay trạng thái bất ứng động hậu hôn mê (PCU: post-coma unresponsiveness).

 

Chúng tôi đã bàn đến những ngụ ý của các nguyên tắc luân lý chung được xác định trong bài nói của ĐGH để đem áp dụng vào việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo (ANH: artificial nutrition and hydration) ở vào trường hợp PVS hay PCU. Chúng tôi tập trung vào những bệnh trạng thông thường nhất ảnh hưởng tới người già, như bị động liệt (stroke), bệnh ngớ ngẩn (Alzheimer), bệnh lẩy bẩy (Parkinson) và bệnh ung thư đến giai đoạn cuối cùng. 

 

Theo phương pháp của Viện Đạo Lý Sinh Vật Học Công Giáo Gia Nã Đại trong việc tái tìm hiểu những vấn đề đạo lý sinh vật học, chúng tôi cứu xét, trước hết, những gì khác nhau giữa PVS hay PCU với những bệnh trạng khác ấy để có thể thẩm định được cả lợi ích lẫn gánh nặng của ANH.

 

Chúng tôi cũng bàn đến một lãnh vực chưa được đề cập đến trong bài nói của ĐGH, tức là phải quyết định như thế nào về ANH cho thành phần không có khả năng để tự quyết định? Cuộc bàn luận của chúng tôi được bắt đầu với những trường hợp nghiên cứu dựa vào lịch sử của những bệnh nhân có thực.

 

Sau nữa, chúng tôi đã cứu xét đến cả những giả tưởng có thể nằm trong vòng tranh luận về ANH, chẳng hạn như đâu là những gì tạo nên “lợi ích” hay “gánh nặng”?

 

Sau hết, chúng tôi bàn đến những quyết định về ANH trong trường hợp khan hiếm các phương tiện về gia đình và xã hội. 

 

Vấn:            Ông đã đề cập đến bài nói của ĐTC về vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo trong trường hợp PVS hay PCU. Bệnh trạng này xẩy ra như thế nào?

 

Đáp:            Hôn mê xẩy ra sau những loại thương tích khác nhau làm ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, chẳng hạn như đầu bị chấn thương, gần chết đuối, bị đột quị, bị nghẹt tim hay uống quá liều lượng thuốc. PCU là một tình trạng con người bị hôn mê dường như tỉnh thức và trải qua tình trạng được gọi là nửa tỉnh nửa mơ. Tuy nhiên, họ vẫn hoàn toàn không biết gì và không phản ứng gì với hoàn cảnh chung quanh họ.

 

Có bất cứ hoạt động nào ở não bộ còn chi phối đến tri thức hay chăng? Y khoa căn cứ vào những gì quan sát thấy, bao gồm cả những thứ đo lường của việc điện động cũng như việc sinh hóa của não bộ.

 

Căn cứ vào những gì mình biết được cho tới nay, chúng tôi có thể nói rằng việc sinh hóa ở não bộ bị thấp trong trường hợp PVS hay trường hợp những bệnh nhân không còn biết phản ứng gì cả. Tuy nhiên, chúng tôi không biết sự kiện ấy có nghĩa là vấn đề bị hư hại tổng quát ấy đã xẩy ra cho những tế bào thần kinh của não bộ, hay chỉ cho một số vùng não bộ trọng yếu cũng như cho những liên hệ giữa các vùng ấy với nhau mà thôi.

 

Theo tôi, khoc y học không thể dứt khoát khẳng định là sự sống tâm linh vẫn còn nơi trường hợp PVS hay nơi những bệnh nhân không còn biết phản ứng gì, thành phần vẫn còn có chứng cớ cho thấy một số hoạt động ở não bộ, cho dù mức độ hoạt động ấy không được hay biết.

 

Khoa y học cũng không thể khẳng định hay chối bỏ có đúng hay chăng những gì được thánh kinh diễn tả trong Sách Diễm Tình Ca ở đoạn 5 câu 2: “Tôi ngủ nhưng lòng tôi vẫn thức”.


Vấn:            Trạng thái thực vật “dai dẳng” và “vĩnh viễn” khác nhau như thế nào?

 

Đáp:            Nếu thời gian kéo dài tăng lên nơi một trạng thái không còn biết phản ứng sau khi bị hôn mê thì việc hồi tỉnh lại càng khó có thể xẩy ra. Ở vào mức độ, thường là 12 tháng, các chuyên viên thần kinh học sẽ kết luận là trạng thái không còn biết phản ứng này rất có thể sẽ tiếp tục kéo dài mà không hồi tỉnh.

 

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không thể xẩy ra vấn đề hồi tỉnh ở một mức độ nào đó nếu có những thứ hỗ trợ phục hồi xứng hợp. Trong một số ít trường hợp tường trình cũng cho thấy xẩy ra việc phục hồi bình thường hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường hợp thì nếu xẩy ra việc hồi tỉnh thì con người ấy sẽ bị khuyết tật trầm trọng về cảm thức và tri thức.

 

Theo bản tường trình năm 1994 của ban đặc nhiệm đa xã hội thì việc tiên lượng bệnh cho rằng trạng thái thực vật hay trạng thái bất phản ứng hậu hôn mê là “vĩnh viễn” có nghĩa là nếu tri thức có được phục hồi đi nữa bệnh nhân cũng hầu như bị tàn tật trầm trọng. Vấn đề ở đây là giả định cho rằng sự sống của một con người có ý thức nhưng lại bị tàn tật trầm trọng thì cũng chẳng có giá trị gì hết.


Vấn:            Vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo nghĩa là gì?

 

Đáp:            ANH không phải chỉ là việc dinh dưỡng bằng ống mà còn là những cách thức giúp cho cá nhân bị trục trặc về vấn đề nuốt có thể thu nhập đồ ăn và nước uống bằng miệng. Tuy nhiên, việc cố gắng cho một bệnh nhân không còn biết phản ứng ăn bằng miệng thì chẳng khác gì như đang cố gắng cho một người đang ngủ ăn vậy.

 

Để giúp cho một người có đầy đủ dưỡng chất một cách an toàn như thế, người ta cần phải tìm cách thay thế khả năng không thể nhai và nuốt của họ, hầu cung cấp cho dạ dầy của họ dưỡng chất thích hợp.


Vấn:            Phải chăng ANH cũng giống như các hình thức kỹ thuật bảo trì hoặc gìn giữ sự sống khác, như kỹ thuật thẩm tách thận hay máy hô hấp nhân tạo?

 

Đáp:            Một số nhà đạo lý lập luận rằng có một ý nghĩa về xã hội dính liền với việc nuôi dưỡng thành phần yếu nhược và lệ thuộc vào việc chăm sóc của chúng ta. Ý nghĩa ấy khiến cho ANH rất khác với những tác động y khoa khác liên qaun đến các thứ kỹ thuật bảo trì sự sống. Trao tặng của ăn của uống cho những ai đói khát là một thể hiện tiêu biểu cho tình liên đới của con người cũng như cho việc phục vụ chăm sóc.

 

Đối với những tư tưởng gia như Daniel Callahan thì qui tắc của việc chăm sóc người khác bằng cách cung cấp của ăn thức uống sẽ mất hết ý nghĩa nếu chỉ sử dụng ANH cho một số người này mà không với những người khác.

 

Ngược lại, hầu hết các tư tưởng gia về y học, pháp luật và đạo lý đều coi ANH giống như các hình thức kỹ thuật bảo trì sự sống khác. Nếu ANH có liên quan đến những gánh nặng đáng kể đối với cá nhân và gia đình so với các lợi ích đạt được thì nó có thể được coi như tùy ý chọn lựa.

 

Theo quan điểm này thì ANH cần phải được cứu xét ở từng trường hợp, căn cứ vào vấn đề phân tích lợi hại của việc can thiệp ấy. Điều này cũng giống như đối với các việc can thiệp khác thôi, như máy hô hấp nhân tạo hay kỹ thuật thẩm tách thận. Thí dụ, mặc dù việc cung cấp đồ ăn và thức uống bằng miệng thuộc về việc chăm sóc bình thường, việc cung cấp dinh dưỡng và thủy dưỡng bằng ống cho một bệnh nhân không cần đến nó thì không nên làm.

 

Vấn:            ĐGH đã nói gì về vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo cho thành phần bệnh nhân trong trường hợp PVS hay PCU?

 

Đáp:            ANH thường được bắt đầu như là những gì thích hợp làm cho bệnh nhân hồi tỉnh trong lúc các bác sĩ chưa biết rõ được vấn đề chẩn bệnh hay tiên lượng bệnh của bệnh nhân.

 

Sau 6 hay 12 tháng, tùy theo nguyên do của PCU, thì việc có thể hồi tỉnh lại càng trở nên xa vời. Chính trong hoàn cảnh bấy giờ mà vấn đề tiếp tục hay không tiếp tục ANH thường mới được đặt ra.

 

Lời Đức Thánh Cha đó là ANH “theo nguyên tắc, cần phải được coi là những gì bình thường và tương hợp theo trách nhiệm về luân lý cho đến độ và cho đến khi nó được cho rằng đã đạt được mục đích tối hậu xứng hợp của nó”. Trong trường hợp này thì mục đích tối hậu đây liên quan tới mục đích của việc “dinh dưỡng bệnh nhân và làm giảm bớt tình trạng khổ đau của họ”.


Vấn:            Thành phần tham dự viên ở cuộc hội luận Toronto này đã giải thích câu nói ấy của ĐGH ra sao?

 

Đáp:            Thành phần tham dự viên đã đồng ý việc giải thích như sau.

 

Thứ nhất, lời của ĐGH cần phải được hiểu theo chiều hướng của truyền thống Kitô giáo. Những chữ “theo nguyên tắc” không có nghĩa là “tuyệt đối” ở chỗ “bất miễn trừ” nhưng cho phép cứu xét đến những phận sự khác có thể liên quan tới vấn đề này.

 

Thứ hai, những người ở trong trạng thái mất khả năng tri thức và cảm thức vẫn còn hồn thiêng; sự sống của họ vẫn có một giá trị nội tại và phẩm vị làm người, nên họ cần phải được đối xử hết sức tôn trọng và được chăm sóc xứng với con người.

 

Thứ ba, đối với thành phần bệnh nhân không còn biết phản ứng cần phải được cung cấp ANH mà tự nó khnôg xung khắc với những trách nhiệm nặng nề khác hay không quá nặng mình, tốn kém hay những gì phức tạp khác, thì ANH cần phải được coi như là những gì bình thường và tương hợp theo trách nhiệm về luân lý.

 

Ngược lại với một số giải thích trước đây của truyền thông, lời của ĐTC không có nghĩa là ANH bao giờ, tức là không châm chước, cũng buộc phải làm theo luân lý nơi thành phần bệnh nhân ở trong trường hợp PVS hay PCU, hoặc ở trong bất cứ bệnh trạng nào liên quan đến vấn đề này.

 

Lời của ĐGH hợp với truyền thống luân lý của Công Giáo là những gì ANH cũng như các phương thức bảo trì sự sống khác cần phải căn cứ vào đó để thẩm định về những lợi ích và gánh nặng của việc can thiệp giúp đỡ bệnh nhân.

 

Tuy nhiên, lời của ĐGH dường như nhấn mạnh đến vấn đề tật nguyền. Việc thôi không cung cấp ANH nữa vì những lý do liên quan tới tật nguyền của bệnh nhân, hơn là đến vấn đề bất tương xứng giữa gánh nặng và lợi ích của việc can thiệp giúp bệnh nhân, là những gí bất khả chấp.

 

Căn cứ vào việc giải thích ấy, thành phần tham dự viên nhấn mạnh đến một loạt những ngụ ý của giáo huấn này liên quan tới việc chăm sóc về đạo lý cho những người già yếu nhược và những bệnh nhân đang hấp hối mắc những bệnh trạng thường cần đến ANH nhất, như bị đột quị, bị đãng trí, bị lẩy bẩy và bị ung thư.

 

Vấn:            Thành phần tham dự cuộc hội luận này có nghĩ rằng những gì vị giáo hoàng này nói trong bài huấn từ của mình về vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo cũng như về trạng thái thực vật dai dẳng hay trạng thái bất phản ứng hậu hôn mê là những gì cũng thích hợp với những bệnh trạng khác hay chăng?

 

Đáp:            Đúng thế, ở chỗ lời của ngài khẳng định cái giá trị nội tại và phẩm vị của tất cả mọi người. Những quyết định về việc dinh dưỡng và thủy dưỡng, hay ANH, không được căn cứ vào phán đoán cho rằng những người bị tật nguyện trầm trọng về tri thức và/hay thể lực kém giá trị hay phẩm vị hơn những người khác.

 

Lời của ngài cũng xác định sự phân biệt giữa phương tiện bình thường và ngoại lệ của việc bảo trì sự sống.

 

Điều này có nghĩa là thành phần bệnh nhân và gia đình của họ có trách nhiệm phải cẩn thận thẩm định những lợi ích và gánh nặng nơi những chọn lựa về trị liệu và chăm sóc khác nhau theo phận sự của họ. Trách nhiệm này cũng không thay đổi đối với bất cứ bệnh trạng nào cũng như với bất cứ bệnh nhân nào.


Vấn:            Tại sao thành phần tham dự viên của cuộc hội luận này nghĩ rằng cần phải nói lên những hàm ý của bài ĐTC huấn dụ về việc can thiệp vào những bệnh trạng liên quan đến người già, những bệnh trạng thường phải cần đến ANH nhất?

 

Đáp:            Nguyên tắc duy nhất để suy luận đó là những trường hợp tương tự cần phải được hiểu như nhau. Nguyên tắc thứ hai đó là những trường hợp khó giải tạo nên những thứ luật lệ tệ hại. Tức những tình trạng hiếm hoi hay bất thường là những gì ít được căn cứ vào đó để thiết lập những qui chế chung.

 

Thành phần tham dự viên nhận thấy rằng, về những trường hợp cần đến ANH nơi việc chăm sóc cho người già, thường ít hơn 1% liên quan tới người ở trong trạng thái thực vật dai dẳng (PVS) hay trạng thái bất phản ứng hậu hôn mê (PCU). Có nhiều yếu tố bệnh lý riêng biệt và tùy thuộc phân biệt PVS với những bệnh trạng khác, như bị động liệt (stroke), như bệnh đãng trí, bệnh lẩy bẩy hay những chứng ung thư đầu và cổ.

 

Những yếu tố này thích hợp để thẩm định những gánh nặng và lợi ích của ANH trong những tình trạng ấy.


Vấn:            Ông có thể cho vài thí dụ về cách thức làm thế nào những khác biệt về bệnh lý có thể đổi thay việc thẩm định vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo trong những tình trạng ấy?

 

Đáp:     Thành phần bị động liệt (stroke) hay lẩy bẩy thường còn ý thức, có khả năng nuốt đồ ăn và thức uống nhờ sự giúp đỡ của người khác bằng cách sử dụng những kỹ thuật cho ăn bằng tay, cũng như có khả năng đồng ý với một việc trị liệu được đề nghị nào đó.

Trong những trường hợp như thế, việc cho ăn bằng tay có thể là một cách hiệu nghiệm thay thế cho việc cho ăn bằng ống. Việc cho ăn bằng tay cũng khơi động nhiều cảm thức về tình liên kết với bệnh nhân ở chỗ nhân bản hóa việc chăm sóc họ.

Thành phần bị bệnh đãng trí có thể không hiểu được lý do cần phải cho ăn bằng ống và có thể nhất định cố gắng giật ống dinh dưỡng ra, đôi khi gâu thương tích trầm trọng cho họ. Gánh nặng đáng kể cho người bệnh này có thể là việc cần phải sử dụng những hình thức khác nhau để ngăn ngừa họ khỏi giật ống dinh dưỡng của họ ra.

Những ai gặp khó khăn trong vấn đề nuốt vì bị ung thư đầu hay cổ có thể không cần đến ANH cho lm.

 

Vấn:    Đối với những bệnh nhân mang bệnh thần kinh bị suy thoái, như bệnh đãng trí thì có bao giờ cần đến hay luôn phải cần đến việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo hay chăng? Nếu ANH được bắt đầu sử dụng thì có bao giờ hay không bao giờ được bỏ vào lúc nào hay chăng? Các tham dự viên cuộc hội luận có bàn đến vấn đề này hay chăng?

 

Đáp:    Cuộc hội luận này không tìm cách phác họa những gì người ta cần phải chọn lựa trong hết mọi trường hợp liên quan đến quyết định về ANH đối với bệnh nhân già yếu.  

 

Trái lại, lời phát biểu cuối cùng của cuộc hội luận này đã lưu ý tới một số nguyên tắc luân lý cũng như tới cách thức để đi đến quyết định về những thứ can thiệp vào vấn đề bảo trì sự sống theo truyền thống luân lý của Công Giáo được khẳng định trong bài nói của Đức Giáo Hoàng.

 

Điều hướng hướng căn bản cho việc thực hiện những quyết định về bất cứ dự định chăm sóc hay chữa trị nào được đặt ra, bao gồm cả ANH, được nói tới trong Đoạn 7 của bản công bố bởi cuộc hội luận Toronto, đó là: “Những trị liệu không thể phân loại trước như là trị liệu bình thường hay ngoại thường”, tức là, bị bắt buộc làm hay tùy ý làm theo luân lý. Cần phải cẩn thận thẩm định về những lợi ích và gánh nặng tùy theo nhiệm vụ của bệnh nhân.

 

Bệnh đãng trí là một trong mấy nguyên do về y học gây ra chứng mất trí nhớ. Khó lòng mà có thể tuyên bố chung chung về việc bao giờ cũng cần hay chẳng bao giờ cần đến ANH đối với thành phần bị mất trí nhớ, vì văn liệu về y khoa không đủ những dữ liệu nghiên cứu về lợi ích và gánh nặng đối với ANH.

 

Nguyên tắc căn bản của y khoa đó là “primum non nocere”, hay “trước hết là không tác hại”. Nếu rõ ràng cho thấy, trong trường hợp đặc biệt của bệnh mất trí nhớ cấp tính, ANH được hay có thể được lợi ích chút đỉnh, và gây ra hay có thể gây ra những tai hại đáng kể, thì không được thực hiện, hay nếu đang được sử dụng, cần phải ngưng lại.


Vấn:    Trong trường hợp cần thì ai là người phải quyết định về việc sử dụng đến ANH?

 

Đáp:    Những chia sẻ của cuộc hội luận này ghi nhận rằng đó là trách nhiệm của bệnh nhân và/hay của gia đình trong việc quyết định nơi mỗi một trường hợp, sau khi họ đã cứu xét tới những dữ kiện, căn cứ vào tất cả những hoàn cảnh liên hệ của cá nhân con người ấy.

 

Trách nhiệm của các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, trong hoàn cảnh thích hợp, cần phải cho bệnh nhân và/hay gia đình biết về những giải pháp cũng như dữ kiện liên quan tới lợi ích và gánh nặng của mỗi giải pháp chọn lựa.

 

Mặc dù trách nhiệm quyết định tùy thuộc vào bệnh nhân và/hay gia đình của họ, hoặc vào người quyết định thay, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe cũng được quyền cho biết ý kiến về y khoa của họ.

 

Vấn:    Các tham dự viên cuộc hội luận này có nghĩ rằng những lời hướng dẫn trước liên quan tới ANH là một điều tốt đẹp hay chăng?

 

Đáp:    Đúng thế, thành phần tham dự viên nghĩ rằng những lời chỉ dẫn ấy, nếu đươc thực hiện một cách thích thuận, là một điều hay. Người ta cần phải dự phỏng và nói chuyện với người thân yêu của mình cũng như với thành phần phụ trách việc chăm sóc cuối đời trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng về bệnh nạn.

 

Bản công bố của cuộc hội luận Toronto nhìn nhận rằng có những cách biệt về văn hóa và pháp luật nơi việc chỉ dẫn trước này.

 

Tuy nhiên, ở vào trường hợp nào cũng thế, người bệnh trình bày những chỉ dẫn trước, thành phần đại diện bệnh nhân có thẩm quyền quyết định, và các chuyên gia và tổ chức chăm sóc sức khỏe áp dụng những quyết định này, bao giờ cũng cần phải tỏ ra tôn trọng giá trị và phẩm vị nội tại của bệnh nhân.

 

Vấn:    Cuộc hội luận của ông đã bàn đến một số trường hợp sống thực sự liên quan tới ANH đối với những bệnh nhân ở vào các bệnh trạng khác nhau. Có lợi hay chăng trong việc chia sẻ về những trường hợp ấy theo chiều hướng truyền thống luân lý Công giáo để phân biệt giữa phương tiện thông thường hay ngoại thường?

 

Đáp:    Đúng thế. Việc mở đầu bằng những trường hợp sống thực sự đã bảo đảm rằng những việc bàn luận của chúng tôi là những gì thích hợp với những vấn đề cụ thể người ta đang phải dối diện. Nó cũng là việc bảo đảm rằng các tham dự viên đã chú trọng tới những yếu tố riêng biệt và tùy thuộc có thể liên quan tới việc thẩm định những lợi ích và gánh nặng của các giải pháp chọn lựa khác nhau.

 

Chúng tôi cũng có bất đồng khi cứu xét tới những nguyên tắc một cách trừu tượng lại xẩy ra không có tính cách luân lý đối với những trường hợp thực tế.

 

Vấn:    Những đề tài nào xuất phát từ cuộc hội luận của ông mà những nhà đạo lý sinh vật học cần phải cân nhắc hơn nữa?

 

Đáp:    ít là hai đề tài xẩy ra trong cuộc bàn luận của chúng tôi. Vấn đề thứ nhất liên quan tới thành phần bệnh nhân có buộc, về luân lý, phải quyết định việc chăm sóc sức khỏe theo dự định được cân nhắc đối với sự sống của họ hay chăng. Vấn đề chính yếu ở đây là cảm giác có đóng vai trò hiểu biết các giá trị, và nó cần phải được chú trọng tới trong những quyết định ấy hay chăng. Vấn đề khác đó là làm sao người ta có thể thẩm định được cái kiến thức này.

 

Vấn đề thứ hai liên quan tới cách thức để hiểu được cái gánh nặng của vấn đề chữa trị. Một số người ghép gánh nặng cho chính những phương thức chữa trị, chẳng hạn như gánh nặng đớn đau, khổ sở hay phí tổn. Người khác thì coi gánh nặng chính yếu là ở bệnh hoạn.

 

Vấn đề chính ở đây là những gì được bao gồm trong việc tôn trọng phẩm vị con người đang sống bị tật nguyền trầm trọng về trị thức và/hay thể lực. Tức là, hoặc có từ chối không chữa trị vì lý do suy thoái đang xẩy ra hay dự tưởng sẽ xẩy ra nơi phần hành tri thức và/hay thể lực, dù của mình hay của người khác, thì cũng cần phải xứng hợp với sự tôn trọng về phẩm giá siêu hình của con người đó.


Vấn:    Còn có những dự định nào đang được cứu xét đến để giải quyết những vấn đề này hay chăng?

 

Đáp:    Những cuộc hội luận, như những cuộc được tổ chức ở Toronto năm 2003 và 2004 cho thấy thành quả tốt đẹp của những vấn đề bàn luận và hợp tác nơi các đạo lý sinh vật gia. Cấn phải có những cơ hội tương tự như thế để các đạo lý sinh vật gia Công giáo có thể trao đổi những tư tưởng và cùng nhau hoạt động nơi giáo phận của họ cũng như giữa các giáo phận với nhau trên thế giới.

 

Một khởi xướng gần đây trong việc cổ võ việc hợp tác liên tục như thế nơi các đạo lý sinh vật gia Công giáo khắp thế giới đang được bảo hộ bởi các hiệp hội quốc gia khác nhau ở Sovereign Military Order of Malta.

 

Hy vọng rằng sẽ có một cuộc hội luận quốc tế tiếp tục một số vấn đề khó khăn còn tồn đọng được bàn đến trên đây. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 27+29/8/2004

 

 

“Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý Nơi Những Tiến Bộ Khoa Học”

Thứ Bảy 20/3/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC đã tiếp 400 tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới về chủ đề “Trạng Thái Thực Vật”, do Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: World Federation of Catholic Medical Associations) và Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống tổ chức tại Augustinianum Patristic Institute ở Rôma từ Thứ Tư 17 đến hết Thứ Bảy 20/3/2004. Cuộc hội nghị quốc tế này diễn tiến với sự tham dự của 40 ký giả khoa học và 370 vị khác đến từ 49 quốc gia, kể cả từ Saudi Arabia, Israel và Kazakhstan. Có 40 bài nói chuyện của các chuyên viên khoa học và 30 bản tường trình.

Chủ đề cho cuộc hội nghị quốc tế này đã được phổ biến tại phòng báo chí của tòa thánh hôm Thứ Ba 16/3. Tại cuộc họp báo này, ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Sự Sống kiêm giám đốc Trung Tâm Đạo Lý Sinh Học của Đại Học Thánh Tâm Rôma, và ông Gianluigi Gigli, chủ tịch FIAMC kiêm giám đốc Phân Bộ Khoa Thần Kinh Hệ của Bệnh Viện Thánh Maria Thương Xót ở Udine Ý, đã cùng nhau lên tiếng về nội dung của hội nghị quốc tế này.

ĐGM phó chủ tịch đã bác bỏ chủ trương cho rằng “khi con người mất khả năng sử dụng lý trí, thì họ không còn là người nữa, nên có thể chấm dứt việc dinh dưỡng và chất nước để làm dịu cái chết của họ”. Bởi vì, ĐGM giám đốc này khẳng định “Bao lâu sự sống còn nơi con người ấy thì họ vẫn tiếp tục hiện hữu với tất cả phẩm giá của họ, với tất cả linh hồn của họ”.

Vị chủ tịch FIAMC cũng khẳng định là con người ở trong tình trạng thực vật (cỏ cây) cũng không được đối xử như là “những bệnh nhân tận số”. Có những trường hợp theo khoa học phân tích cho thấy có những bệnh nhân đã được cứu khỏi sau thời gian hôn mê. Vị giám đốc phân bộ khoa thần kinh hệ này còn cho biết có những bệnh nhân bị bỏ đói khát mà chết theo chủ trương đạo lý học cho rằng những loại bệnh nhân này sống ở một tầm mức thấp hơn các bệnh nhân khác.

Kết thúc buổi họp báo này, ông Gigli phổ biến một CD-ROM do Liên Hiệp Các Bác Sĩ Công Giáo thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Ý với nội dung bao gồm tất cả những bài nói của ĐTC GPII về vấn đề sức khỏe và y học.

Trong cuộc gặp gỡ thành phần tham dự viên hội nghị quốc tế này, ĐTC GPII, sau khi nhắc lại chủ đề được hội nghị bàn luận, đã nói lên chủ trương của Giáo Hội về vấn đề này như sau.


 

TOP

 

“Giá trị sự sống của một con người không thể nào lại tùy thuộc vào phán quyết về phẩm chất của những người khác”
 


(ĐTC GPII với Hội Nghị Quốc Tế về “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Những Nan Giải Về Đạo Lý”)
 


Quí Tôn Vị Nữ Nam,

1. Tôi chân thành chào tất cả quí vị tham dự hội nghị quốc tế về “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Những Nan Giải Về Đạo Lý”. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng Về Sự Sống, cũng như đến Giáo Sư Gian Luigi Gigli, chủ tịch Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo và là vô địch viên xả thân bênh vực giá trị căn bản của sự sống, vị đã thành thật bày tỏ lòng cảm mến của quí vị.

Hội nghị quan trọng này, một hội nghị được hợp tác tổ chức bởi Học Viện Giáo Hoàng Về Sự Sống và Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, bàn đến một vấn đề rất quan trọng, đó là vấn đề tình trạng bênh lý được gọi là “trạng thái thực vật”. Những bao hàm phức tạp về khoa học, đạo lý, xã hội và mục vụ đối với một tình trạng như vậy đòi phải có những suy tư sâu xa cũng như những trao đổi tốt đẹp giữa các lãnh vực liên hệ, những gì người ta thấy thể hiện nơi nghị trình được sắp xếp một cách dồi dào và cẩn thận qua những phiên họp của quí vị.

2. Với hết lòng cảm mến và thành tâm hy vọng, Giáo Hội khuyến khích các nỗ lực, đôi khi phải hy sinh rất nhiều, của những con người khoa học nam nữ, hằng ngày dấn thân vào việc học hỏi và nghiên cứu của mình để cải tiến những cơ hội chẩn định, trị liệu, tiên liệu và phục hồi chứng bệnh gây khó khăn cho những bệnh nhân phải hoàn toàn lệ thuộc vào thành phần chăm sóc cho họ và giúp đỡ họ. Thật vậy, con người ở trong trạng thái thực vật không tỏ ra cho thấy dấu hiệu nào về việc họ nhận thức được bản thân của họ hay những gì xẩy ra chung quanh họ, và dường như không thể nào giao tiếp với người khác hoặc phản ứng trước những kích thích đặc biệt.

Các khoa học gia và các nhà nghiên cứu đều nhận thức rằng, trước hết, người ta cần phải tiến đến chỗ định bệnh xác đáng là việc thường đòi phải quan sát lâu dài và cẩn thận ở những trung tâm chuyên môn, vì tường trình đã cho thấy xẩy ra nhiều vụ định bệnh sai lầm. Hơn nữa, không phải là ít người ở trong trạng thái thực vật này, nhờ việc chữa trị thích đáng cũng như những chương trình phục hồi chuyên môn, đã có thể ra khỏi trạng thái thực vật này. Trái lại, bất hạnh thay, nhiều người khác vẫn bị giam nhốt trong trạng thái này qua một thời gian lâu dài mà không được hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật gì cả.

Chữ trạng thái thực vật thường trực là chữ đặc biệt được gán ghép để ám chỉ tình trạng của những bệnh nhân tiếp tục sống trong “trạng thái thực vật” hơn cả năm trời. Thật ra không có vấn đề định bệnh nào tương hợp với một định nghĩa như vậy cả, mà chỉ là một phán đoán tiên liệu theo chiều hướng chung liên quan đến sự kiện là, theo thống kê, việc bệnh nhân được hồi phục càng trở nên khó khăn hơn nữa nếu đã ở vào trạng thái thực vật quá lâu như thế. Tuy nhiên, chúng ta không được lãng quên hay coi thường có những trường hợp được ghi nhận rõ ràng là ít ra vẫn có thể hồi phục một phần nào thậm chí sau cả nhiều năm; nên chúng ta có thể nói rằng khoa y học, cho tới nay, vẫn chưa thể tiên đoán được chắc chắn trong số bệnh nhân ở trạng thái thực vật này sẽ hồi phục hay không thể hồi phục.

3. Đối diện với những bệnh nhân ở cùng một tình trạng bệnh lý ấy, có một số người đặt vấn đề về việc liên tục của chính “phẩm chất con người”, hầu như thể tĩnh từ “thực vật tính” (hiện nay được sử dụng quen thuộc), tiêu biểu cho một tình trạng bệnh lý, cũng có thể hay phải được áp dụng vào trường hợp của bệnh nhân như thế nữa, một áp dụng thực sự làm giảm giá trị của họ và phẩm giá con người họ. Về khía cạnh này cần phải lưu ý là từ ngữ này, cho dù có được giới hạn vào trường hợp bệnh lý, thực sự vẫn không phải là những gì thích đáng nhất để áp dụng vào con người.

Ngược lại với những chiều hướng suy nghĩ như thế, Tôi cảm thấy có nhiệm vụ cần phải tái khẳng định một cách mạnh mẽ là giá trị tự tại và phẩm giá cá thể của hết mọi con người không thay đổi, bất kể hoàn cảnh đặc biệt nào xẩy ra trong đời sống của họ. Con người, cho dù có bệnh bệnh nạn trầm trọng đến đâu và có bị hư hoại khả năng thi hành những phần hành cao nhất của họ, vẫn là và luôn là những con người chứ không bao giờ lại là “loài thực vật” hay “thú vật”. Anh chị em của chúng ta ở trong trường hợp bệnh lý của “trạng thái thực vật” vẫn còn nguyên phẩm giá của họ. Ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa là Cha vẫn tiếp tục nhìn đến họ, nhìn nhận họ là con cái nam nữ của Ngài, nhất là khi họ cần giúp đỡ.

4. Các vị y sĩ và cán sự về sức khỏe, xã hội cũng như Giáo Hội đều có nhiệm vụ về luân lý đối với những con người này, những con người mà họ không thể trốn lánh nếu không muốn rỏ ra coi thường những đòi hỏi về chuyên khoa đạo lý học cũng như về tình liên đới Kitô giáo và nhân bản. Thành phần bệnh nhân trong trạng thái thực vật, đang đợi chờ được phục hồi hay được tự nhiên qua đi, có quyền được chăm sóc căn bản về sức khỏe (dinh dưỡng, chất nước, vệ sinh, độ ấm v.v.), cũng như có quyền được ngăn ngừa khỏi bị những biến chứng liên quan đến việc họ nằm liệt giường. Họ cũng có quyền được chăm sóc thích hợp về phục hồi cũng như được theo dõi về những dấu hiệu bệnh lý cho thấy tình trạng từ từ hồi phục.

Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến cách thức điều hành việc cho ăn uống, ngay cả trong trường hợp bằng nhân tạo, cũng là một phương tiện tự nhiên để bảo trì sự sống, chứ không phải là một hành động y khoa. Bởi thế, theo nguyên tắc, cần phải coi việc sử dụng phương tiện này là những gì bình thường và thích hợp, do đó buộc phải làm theo luân lý, cho tới chỗ và cho tới khi được coi là đạt được mục đích xứng hợp của nó, một mục đích mà, trong trường hợp này, bao gồm cả việc cung cấp dưỡng chất cho bệnh nhân và việc làm giảm bớt đớn đau cho họ.

Trách nhiệm phải cung cấp “việc chăm sóc bình thường cho các bệnh nhân ở trong những trường hợp như vậy” (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, “lure et Bona”, p. IV), thật vậy, bao gồm việc sử dụng cả chất dưỡng và chất nước (x Hội Đồng Giáo Hoàng “Cor Unum”, “Dans le Cadre”, 2,4,4; Hội Đồng Giáo Hoàng Về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe, Bản Hiến Chương Của Các cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe, 120). Việc thẩm định về những cơ hội, được căn cứ vào những nỗi hy vọng hồi phục yếu ớt khi trạng thái cỏ cây kéo dài hơn một năm trời, thì về đạo lý, cũng không thể trở thành cớ để biện minh cho việc loại bỏ hay chấm dứt việc chăm sóc căn bản cho bệnh nhân, bao gồm cả việc cung cấp chất dưỡng và chất nước. Cái chết vì bị bỏ đói hay thiếu chất nước thực sự chỉ là thành quả khả dĩ gây ra bởi việc không chịu cung cấp những chất ấy. Về khía cạnh này, nếu thực hiện một cách ý thức và cố tình, thì nó quả là một thứ trợ an tử ở chỗ bỏ không chịu làm.

Về vấn đề này, Tôi muốn nhắc lại những gì Tôi đã viết trong Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, khi làm sáng tỏ vấn đề là “việc triệt sinh an tử theo đúng nghĩa và xác nghĩa cần phải hiểu là một việc làm hay việc bỏ không chịu làm tự bản chất của nó có ý định sát hại với mục đích để loại trừ đi tất cả mọi đớn đau”, một hành động như thế bao giờ cũng là “một vi phạm trầm trọng đến lề luật của Thiên Chúa, vì nó là một việc sát nhân cố ý bất khả chấp về luân lý” (số 65). Ngoài ra còn có nguyên tắc luân lý hết sức tỏ tường đó là ngay cả khi còn hơi nghi rằng một con người còn đang sống buộc phải hoàn toàn tôn trọng họ và không được thi hành bất cứ điều gì nhắm đến việc có thể làm cho họ bị chết.

5. Những cứu xét về “phẩm chất của sự sống” là những gì thực sự thường bị chi phối bởi những áp lực về tâm lý, xã hội và kinh tế, không thể nào lấn át những nguyên tắc chung. Trước hết, không có một thẩm định nào về tốn phí có thể quan trọng hơn giá trị của sự thiện nồng cốt đang được chúng ta cố gắng bảo vệ, đó là giá trị sự sống con người. Ngoài ra, một khi chấp nhận rằng những quyết định liên quan đến sự sống con người có thể căn cứ vào việc xem xét theo bề ngoài phẩm chất của nó thì cũng chẳng khác gì như chấp nhận là những trình độ tăng giảm của phẩm chất sự sống, do đó của cả phẩm giá con người, có thể được bất cứ chủ thể nào thẩm định theo nhận thức bề ngoài, từ đó xuất hiện một thứ nguyên tắc kỳ thị và tạo sinh cải giống nơi những mối liên hệ về xã hội.

Hơn nữa, không thể nào đưa ra một tiền nghiệm là việc rút bỏ chất dưỡng và chất nước, như được một số nghiên cứu có thế giá tường trình, là nguồn mạch gây đau khổ cho người bệnh, mặc dù chúng ta chỉ có thể thấy được những phản ứng ở mức độ của bộ thần kinh tự động hay của những cử chỉ. Thật vậy, khoa thần kinh thể về bệnh lý và những kỹ thuật tân tiến về thần kinh ảnh dường như cho thấy cái phẩm chất tồn tại nơi thành phần bệnh nhân này qua những hình thức căn bản về việc truyền đạt cũng như về việc phân tích các thứ khích thích.

6. Tuy nhiên, như thế vẫn không đủ để tái khẳng định nguyên tắc chung là giá trị sự sống của một con người không thể nào lại tùy thuộc vào phán quyết về phẩm chất của những người khác; cần phải cổ võ những hoạt động tích cực để đối đầu với áp lực muốn ngưng việc cung cấp chất nước và chất dưỡng như cách thức để chấm dứt sự sống của những bệnh nhân này.

Trước hết chúng ta phải nâng đỡ những gia đình có một trong những người thân yêu của họ bị gục xuống bởi tình trạng bệnh lý kinh hoàng này. Họ không thể bị bỏ mặc phải một mình chịu đựng gánh nặng về nhân bản, kinh tế và tâm lý. Nói chung, mặc dù việc chăm sóc cho các bệnh nhân này không đặc biệt tốn phí, xã hội cũng cần phải phân phối đầy đủ những gì cần thiết cho việc chăm sóc cho loại yếu nhân này, bằng cách thực hiện những hoạt động cụ thể thích hợp, chẳng hạn như việc thiết lập một hệ thống những trung tâm sẵn sàng cung cấp các chương trình đặc biệt giúp đỡ và phục hồi; việc nâng đỡ và giúp đỡ về kinh tế tại nhà cho gia đình khi các bệnh nhân này được chuyển về nhà sau khi kết thúc những chương trình phục hồi dài hạn; việc thiết lập những cơ sở tiếp nhận phục vụ những trường hợp không có gia đình để giải quyết vấn đề, hay để giúp cho những gia đình gặp nguy cơ kiệt lực về tâm lý và luân lý được “nghỉ ngơi”.

Ngoài ra, việc chăm sóc một cách thích đáng đối với những bệnh nhân này cũng như với gia đình của họ bao gồm cả sự hiện diện và chứng từ của vị bác sĩ về y khoa và cả nhóm y khoa, những người cần phải giúp cho gia đình hiểu rằng họ có đó như là những người liên minh chiến đấu cùng với gia đình. Việc tham dự của thành phần tình nguyện viên cũng nói lên một sự hỗ trợ căn bản trong việc giúp gia đình có thể thoát khỏi tình trạng cảm thấy bị cô lập, cũng như giúp cho họ cảm thấy rằng họ là một phần đáng giá của xã hội và không bị các tổ chức xã hội bỏ rơi. Bởi thế, trong những tình trạng này, rất cần phải thực hiện việc cố vấn về mặt thiêng liêng và hỗ trợ về mặt mục vụ để giúp vào việc phục hồi ý nghĩa sâu xa nhất của tình trạng dường như tuyệt vọng.

7. Quí tôn vị Nữ Nam, để kết luận, Tôi xin kêu gọi quí vị, những con người khoa học nam nữ có trách nhiệm đối với phẩm vị của nghề nghiệp y khoa, là hãy nhiệt thành bảo vệ nguyên tắc hoạt động thực sự của y khoa, đó là “chữa trị khi có thể, bao giờ cũng chăm sóc”.

Như một bảo chứng và nâng đỡ cho nguyên tắc này, cho sứ vụ nhân đạo chân thực của quí vị trong việc an ủi và nâng đỡ cho anh chị em đau khổ của quí vị, Tôi xin nhắc nhở quí vị những lời của Chúa Giêsu: “Quả thực, Ta nói cùng các người là bất cứ những gì các người làm cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta là các người làm cho Ta” (Mt 25:40). Bởi thế Tôi xin Đấng được các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh diễn tả một cách ý nghĩa là “Christus medicus” trợ giúp quí vị, và trong khi ký thác quí vị cho Mẹ Maria bảo vệ, Vị Vấn An của thành phần bệnh nhân và là Vị Ủi An thành phần hấp hối, Tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh đặc biệt cho quí vị.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/3/2004)
 

TOP

Thượng Viện Hoa Kỳ trở lại vấn đề cấm việc phá thai bán phần

Thượng Viện Hoa Kỳ, hơm Thứ Năm 13/3/2003, đã dễ dàng chấp thuận, với số phiếu 64-33, một dự luật về việc cấm phá thai bán phần, một luật cấm đã bị Tổng Thống Clinton phủ quyết hai lần nhưng lại được Tổng Thống Bush hết sức ủng hộ. Giờ đây dự luật này sẽ được hạ viện là nơi năm ngối đã ủng hộ gần 2-1. Trong tuần lễ tranh luận về dự luật này ở thượng viện, những vị chống đối cho rằng dự luật này phản lại hai quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, đĩ là quyết định về vụ Roe vs Wade cho phép phá thai theo nhu cầu, và quyết định về vụ Stenberg vs Carhart, một quyết định được 5 trong 9 vị thẩm pjhán cho rằng quyết định của vụ trước cho phép phá thai bán phần nữa.

Trong một lời phát biểu sau cuộc bỏ phiếu hơm nay, ơng Douglas Johnson, giám đốc ngành lập pháp của tổ chức National Right to Life Committee đã nĩi: “Tổng Thống Bush, 70% cơng chúng, 64 thượng nghị sĩ và 4 vị thẩm phán tối cao pháp viện nĩi rằng khơng cĩ thứ quyền thuộc hiến nào cho phép sinh ra một đứa bé hầu như cịn sống để rồi lấy kéo cắt cổ nĩ đi. Thế nhưng 5 vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện lại nĩi rằng vấn đề phá thai bán phần được quyết định của vụ Roe vs. Wade cho phép, và 33 vị thượng nghị sĩ đã đồng ý theo. Chúng tơi hy vọng là cho tới khi việc cấm đốn này lên tới Tối Cao Pháp Viện thì ít ra năm vị thẩm phán ấy sẽ vui lịng loại bỏ việc bênh vực phá thai quá trớn của mình đi”. Thượng nghị sĩ Michael DeWine, thuộc đảng Cộng Hịa Ohio, cho biết: “Đĩ là một hành động ghê tởm. Nĩ là hành động vơ luân. Nĩ là một việc sai lầm và là một điều khơng thể chấp nhận được với một xã hội văn minh”.

TOP

Bảy Điều Quyết Tâm cho Các Chuyên Viên Nghiên Cứu Ngành Y Học

Học Viện Tịa Thánh Về Sự Sống, sau Đại Hội lần chín ở Vatican vào những ngày 24-26/2/2003, đã ban bố một bản thơng báo về những gì họ đã thực hiện trong thời gian đại hội về đề tài “Luân Thường Đạo Lý của Việc Nghiên Cứu Ngành Y Khoa Sinh Học trước Nhãn Quan Kitơ Giáo”. Bản văn kiện này cĩ cả phần phụ trương trong đĩ cĩ 7 điều quyết tâm của những nhà nghiên cứu, những điều cĩ thể nĩi phản ảnh và đúc kết tất cả những điểm chính yếu và chủ trương của Tịa Thánh được bày tỏ trong đại hội này. Sau đây là bảy điều dốc lịng cụ thể của các nhà nghiên cứu y khoa:

1.      Gắn bó với phương pháp nghiên cứu cĩ tính cách triệt để khoa học và hết sức rõ ràng về tín liệu;

2.      Không dính dáng với việc nghiên cứu bị chi phối bởi “những xung khắc về lợi lộc theo quan điểm cá nhân, nghề nghiệp hay kinh tế”;

3.      Nhìn nhận là khoa học và kỹ thuật phải phục vụ con người, hồn tồn tơn trọng nhân phẩm và quyền lợi của con người;

4.      Nhìn nhận và tơn trọng việc nghiên cứu được căn cứ vào nguyên tắc thiện hảo về luân lý cũng như được qui chiếu theo một nhãn quan đúng đắn về các chiều kích thể lý và thiêng liêng của con người;

5.      Nhìn nhận là hết mọi con người, từ khi được hồi thai cho tới khi từ nhiên chết đi, đều phải được tơn trọng một cách trọn vẹn và vơ điều kiện theo nhân phẩm của họ;

6.      Nhìn nhận nhu cầu cần phải thực hiện những cuộc thí nghiệm “theo chiều hướng của các qui tắc đạo lý” trước khi áp dụng thành quả của những cuộc thí nghiệm này cho con người, cũng như nhìn nhận phận vụ phải bảo tồn sự sống con người và sức khỏe con người;

7.      Nhìn nhận tính cách hợp lý của những cuộc thí nghiệm y khoa nơi con người, nhưng với những điều kiện xác đáng, bao gồm việc bảo tồn sự sống con người cũng như tính cách nguyên vẹn về thể lý của con người trong cuộc, và nhìn nhận rằng “cuộc thí nghiệm bao giờ cũng phải được dẫn lối bằng việc hiểu biết kỹ lưỡng, xác đáng và đầy đủ về ý nghĩa và phát triển của cuộc thí nghiệm ấy”.

 

TOP

 

“Sự Xung Khắc Của Lợi Lộc và Tầm Quan Trọng của
Sự Xung Khắc Này Nơi Khoa Học và Y Dược”

(Sứ Điệp của ĐTC Gioan Phaolô II gửi Hội Nghị Quốc Tế ở Warsaw Balan 5-6/4/2002)

 

Kính gửi ĐTGM Jósef Kowalczyk, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Balan,

Tôi hoan hỉ biết rằng Huynh sẽ có mặt tại Hội Nghị Quốc Tế được tổ chức ở Warsaw ngày 5-6/4/2002 về đề tài “Sự Xung Khắc Của Lợi Lộc và Tầm Quan Trọng của Sự Xung Khắc Này Nơi Khoa Học và Y Dược”, và Tôi xin Huynh vui lòng chuyển lời chúc mừng chân thành nồng nhiệt của Tôi tới các vị tổ chức và tham dự viên. Chủ đề của Hội Nghị rất xứng đáng được toàn thể xã hội chú tâm. Thật vậy, đây là một vấn đề có ảnh hưởng chẳng những đến những hoạch định và phát triển của việc nghiên cứu y khoa và khoa học, mà còn đến cả phúc hạnh của các dân tộc cũng như đến chính phẩm giá cùng với thế giá của ngay việc học hỏi khoa học nữa. Trong thời gian gần đây, vấn đề này đã xuất hiện như là một trong những vấn đề về luân lý đạo đức quan trọng nhất, thách đố cả một cộng đồng quốc tế.

Nơi một xã hội tân tiến thì việc nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về y khoa sinh học, là một trong những ngành mới mẻ và tiến bộ rất nhiều và năng động nhất, khiến cho cả các tổ chức chính quyền lẫn các nhóm riêng biệt thường có tính cách đa quốc gia nhào vô đầu tư.

Chắc chắn là thích hợp đối với một hãng xưởng thuộc ngành nghiên cứu y khoa sinh học hay y dược trong việc cần phải tìm cách lấy lại số vốn xứng hợp cho việc đầu tư của mình, nhưng đôi khi có những trường hợp vượt quá cả những lợi lộc về tiền bạc, liên quan đến những quyết định và những sản phẩm ngược lại với những giá trị nhân bản đích thực cũng như với những đòi hỏi về công lý, những đòi hỏi không thể tách rời khỏi chính mục đích của việc nghiên cứu. Thành ra mới có sự xung khắc giữa một mặt về những lợi lộc về kinh tế với mặt kia về thuốc men và việc chăm sóc sức khỏe. Việc nghiên cứu trong lãnh vực này phải được thực hiện cho thiện ích của tất cả mọi người, bao gồm cả những thiện ích không cần đến phương tiện.

Nói cách khác, cái nguy hiểm ở đây là, những thứ kinh doanh lợi dụng khoa học và những cơ cấu về việc chăm sóc sức khoẻ có thể được thể hiện không phải để cung cấp cho dân chúng việc chăm sóc tốt đẹp nhất, xứng hợp với phẩm vị con người của họ, mà là để đạt đến hết cỡ những lợi lộc cũng như để phát triển thương vụ, bằng cách giảm thiểu khả dĩ về phẩm chất dịch vụ cần phải cung cấp cho những ai không thể trang trải nổi.

Đường lối này đã tạo nên nơi lãnh vực khoa học và y học một xung khắc về lợi ích, giữa việc nghiên cứu và việc chữa trị xác đáng cho những chứng bệnh, những việc hoàn toàn cho thấy bản chất của việc nghiên cứu khoa học và y học, với mục tiêu về tài chính liên quan đến việc tìm kiếm tiền lời.

Hôm nay đây, cái xung khắc này đã trở thành hiển nhiên ở một số kiểu cách đặc biệt. Trước hết, có thể thấy nơi việc chọn lựa những dự trù nghiên cứu, những dự trù hứa hẹn mang đến một lợi lộc nhanh chóng, thường được coi trọng, hơn là việc nghiên cứu đòi hỏi tốn phí hơn và đầu tư nhiều thời giờ hơn, vì nó liên quan đến những đòi hỏi của luân lý đạo đức và công lý. Được thúc đẩy bởi việc theo đuổi lợi lộc và đáp ứng cho cái được gọi là “y khoa theo lòng sở nguyện”, kỹ nghệ y dược thích thực hiện việc nghiên cứu đã được bày bán trên thị trường thế giới những sản phẩm phản lại với thiện ích luân lý, bao gồm cả những sản phẩm chẳng những không tôn trọng việc sản sinh mà còn hủy hoại cả sự sống con người đã được thụ thai nữa.

Ngay cả khi việc nghiên cứu về ngành y khoa sinh học đang tiếp tục tiến đến những phương pháp toàn hảo trong việc thụ thai nhân tạo con người, thì rất ít ngân quĩ và việc nghiên cứu theo chiều hướng ngăn ngừa khỏi bị ở vào tình trạng không thể thụ thai cũng như vào việc trị liệu tình trạng này. Quyết định mới đây ở một số quốc gia trong việc sử dụng những phôi bào con người, thậm chí trong việc sản xuất hay tạo sinh đồng hóa (clone) những phôi bào này để gặt hái được những tế bào thân (stem-cells) cho mục tiêu trị liệu đã lôi kéo được một số đông người đầu tư. Tuy nhiên, những dự trù xứng hợp về luân lý đạo đức và thành công về khoa học, bằng việc sử dụng các tế bào của người lớn cho cùng một mục đích trị liệu, mang lại thành quả không kém, lại ít được ủng hộ, vì thấy trước được lợi lộc ít hơn của những dự trù này.

Một thí dụ khác về việc xung khắc lợi lộc là phương pháp được lấy làm ưu tiên cho việc nghiên cứu về ngành y dược. Nơi những xứ sở tân tiến chẳng hạn, một số tiền lớn được sử dụng vào việc sản xuất những thứ thuốc giúp đạt được mục tiêu hưởng lạc thú, hay vào việc quảng bá những nhãn hiệu khác nhau cho các loại thuốc vốn sẵn có trên thị trường và cũng mang lại tác hiệu tương đương; trong khi ở các nơi nghèo nàn trên thế giới, thuốc men lại không có sẵn để chữa trị những thứ bệnh khốc liệt và chết chóc. Nơi những xứ sở này, hầu như không thể nào có được những thuốc men căn bản nhất, vì thiếu vắng động lực về lợi lộc. Cũng thế, nơi trường hợp của một số chứng bệnh không thông thường, vì không thấy được lợi lộc đâu cả, kỹ nghệ đã không góp phần vào việc nâng đỡ về tài chính cho việc nghiên cứu và sản xuất những thứ thuốc men, những thứ thuốc được gọi là “những thứ thuốc  côi cút”.

Chính vấn đề luân lý đạo đức của việc nghiên cứu cũng có thể bị tiêu hao bởi sự xung khắc về lợi lộc đang được chúng ta nói đến ở đây, chẳng hạn như khi những nhóm có tiền tự nhận mình có quyền cho phép phổ biến những dữ kiện nghiên cứu, tùy theo những dữ kiện này có lợi cho chính những nhóm có tiền đó hay chăng.

Ngay cả đến vấn đề chăm sóc y khoa ở trong các nhà thương cũng đang càng ngày càng tùy thuộc vào những sự sai khiến của chính sách tốn kém. Cho dù cần phải tránh những phí phạm nơi việc điều hành chăm sóc sức khoẻ cũng như nơi việc chữa trị bệnh tật, nhưng vấn đề sẽ không đúng ở chỗ, nếu chối từ không chịu cung cấp việc chăm sóc xứng hợp, hoặc cho phép thực hiện mức độ chữa trị thấp kém, vì sẽ có lợi về tiền bạc hơn.

Bản liệt kê những xung khắc về lợi lộc chắc chắn còn dài nữa, nếu chính sách duy thực dụng có cơ hội thắng vượt hơn việc thực tâm kiếm tìm kiến thức. Đây là những gì đang xẩy ra, chẳng hạn, phương tiện truyền thông xã hội, thường được tài trợ bởi cùng một lợi lộc thương mại, khơi lên nơi con người những mong đợi quá trớn làm phát sinh ra một trào lưu tiêu thụ y dược học. Trong khi đó, những phương tiện truyền thông này lại che giấu đi những phương tiện bảo vệ sức khoẻ đòi con người phải tác hành một cách hữu trách và tự chủ. 

Để khoa học giữ được tính cách độc lập thực sự của nó, cũng như để các nhà nghiên cứu giữ được tính cách tự do của họ, thì những giá trị về luân lý đạo đức cần phải được đặt hàng đầu. Bắt mọi sự phải tùy thuộc vào lợi lộc là kéo theo một mất mát thực sự cái tự do của khoa học gia. Những ai ủng hộ tính cách tự do về khoa học, bằng việc nại đến một thứ “khoa học phi giá trị”, là họ đang dọn đường cho việc thống trị về lợi lộc của kinh tế vậy.

Nhìn một cách bao quát hơn, tính cách nổi bật của động lực lợi lộc nơi việc nghiên cứu khoa học cuối cùng chỉ có nghĩa là khoa học đang bị mất đi cái tính chất về kiến thức học của nó, một tính chất nhắm đến việc khám phá ra sự thật. Cái nguy cơ này là ở chỗ, một khi việc nghiên cứu hướng chiều về khuynh hướng duy thực dụng, thì chiều kích suy tầm của nó, một chiều kích tác động nội tâm con người trong cuộc hành trình đi tìm tri thức, sẽ bị giảm sút hay tắt lịm.

Để việc nghiên cứu khoa học trong lãnh vực y khoa sinh học hoàn toàn phục hồi giá trị của nó, chính những nhà nghiên cứu cần phải hết sức dấn thân. Thật sự là tùy thuộc vào việc họ có biết thiết tha canh giữ, và nếu cần, có biết tái xác nhận ý nghĩa chính yếu của việc làm chủ và thống trị trên thế giới hữu hình là những gì Tạo Hóa đã ký thác cho con người như một việc làm và phận vụ hay chăng. Như Tôi đã viết trong bức Thông Điệp đầu tiên của Tôi, tựa đề Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, ý nghĩa này “là ở chỗ vấn đề luân lý đạo đức phải được đặt ưu tiên hơn kỹ thuật, con người phải làm chủ sự vật, và tinh thần phải vượt trên vật chất” (đoạn 16). Bởi thế, Tôi đã viết tiếp: “Tất cả những giai đoạn tiến bộ ngày nay cần phải chú trọng đến điều này. Như vậy, mỗi một giai đoạn của sự tiến bộ cũng cần phải được phản ánh quan điểm ấy” (cùng nguồn vừa dẫn).

Cả các chính quyền nữa, những vị giám hộ của công ích, cũng đóng vai trò làm sao để có thể bảo đảm việc nghiên cứu hướng đến thiện ích của con người cũng như của xã hội, và làm sao để có thể điều chỉnh và hóa giải những áp lực của những lợi lộc đối ngược nhau. Bằng việc ban hành những điều hướng cũng như bằng việc phân phối các công quĩ theo những nguyên tắc trợ thuộc, họ phải chủ động nâng đỡ những ngành nghiên cứu không được các thứ tư lợi ủng hộ. Họ phải sẵn sàng ngăn cản việc nghiên cứu tác hại đến sự sống và phẩm vị con người, hay việc nghiên cứu không màng gì tới  những nhu cầu của các dân tộc nghèo khổ nhất thế giới, thành phần thường ít có những điều kiện tốt cho việc nghiên cứu khoa học.

Trong việc thành tâm cầu chúc cho Hội Nghị quan trọng này được thành công, Tôi muốn tái xác nhận rằng, Giáo Hội hy vọng và tin tưởng trông cậy vào các khoa học gia cũng như vào các chuyên viên nghiên cứu. Theo chiều hướng này, Tôi xin lập lại những gì Tôi đã nói với các nhà trí thức Công Giáo trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, và Tôi xin trao nó cho tất cả những chuyên viên nghiên cứu thành tâm thiện chí: chớ gì quí vị “hiện diện và chủ động nơi những trung tâm lãnh đạo hình thành văn hóa, nơi các học đường và đại học đường, nơi những địa điểm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật”, hoàn toàn dấn thân “phục vụ một nền văn hóa sự sống mới, bằng việc cống hiến những đóng góp nghiêm chỉnh và thành văn đàng hoàng, những đóng góp tự chúng có khả năng xứng đáng được sự tôn trọng và chú trọng” (đoạn 98). Chính bởi viễn ảnh dấn thân bao rộng cho chân lý cũng như cho công ích như thế mà việc nghiên cứu y khoa và việc học hỏi những trang giấy viết về sự tiến bộ chuyên chính mới đáng được nhân loại nhìn nhận và tri ân.

Bằng những tâm tưởng trên đây, Tôi xin Thiên Chúa Toàn Năng hộ giúp cho việc làm của Hội Nghị này, và Tôi thân ái ban phép lành của Tôi cho tất cả những ai tham dự.

Tại Điện Vatican ngày 25/3/2002,

Gioan Phaolô II 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được phổ biến bởi Vatican Press Office, qua Màn Điện Toán Zenit ngày 12/4/2002)

TOP