Việc nhổ tận gốc rễ nạn trẻ em cầm súng đầu quân
Mặc dù ĐTC GPII nhiều lần, nhất là trong sứ điệp Mùa Chay cho năm 2004, đã kêu gọi bãi bỏ nạn trẻ em cầm súng đầu quân, trên thế giới vẫn còn đến 300 ngàn em đang làm việc này trong ít là 21 cuộc xung đột võ trang, thành phần được ĐTC cho rằng “bị tổn thương nặng nề bởi việc bạo động của thành phần người lớn”.
Tổ Chức Liên Minh Ngăn Chặn Việc Sử Dụng Trẻ Em Đầu Quân đã phổ biến Bản Tường Trình Hoàn Vũ Năm 2004 của mình ở Luân Đôn cho báo chí trong tuần lễ thứ ba của Tháng 11/2004 này. Bản tường trình này cho biết trẻ em tuổi từ 9 đến 17 được tuyển mộ vào quân đội hay gia nhập các nhóm võ trang để được huấn luyện và sai đi chiến đấu.
Bản tường trình cảnh báo là “có cả hằng tá nhóm võ trang ở nhiều miền đất khác nhau trên thế giới tiếp tục tuyển mộ trẻ em, bắt chúng phải chiến đấu, huấn luyện chúng sử dụng các thứ vũ khí và các loại chất nổ, đẩy chúng vào việc bạo động, lao động buộc ép cùng các hình thức trái với ý muốn của chúng”.
Vị chủ tịch của tổ chức này là ông Casey Kelso, như được nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh là L’Osservatore Romano trích dẫn, nói rằng “tất cả các thế hệ đang mất đi tuổi thơ của mình vì các chính quyền và các nhóm võ trang”.
Bản tường trình liệt kê đặc biệt các cuộc xung đột có trẻ em tham dự với tư cách quân nhân như Cộng Hòa Dân Chủ Congo, Sudan, Uganda, Zimbabwe, India, Burma, Sri Lanka, Indonesia, Iraq, Israel, Palestine Territories, Colombia và Chechnya.
Trong tổng số 300 ngàn em ở 196 quốc gia bị chính phủ hiếu chiến hay các nhóm nổi dậy tuyển mộ chiến đấu từ tháng 4/2001 đến 3/2004, có 100 ngàn em ở Phi Châu.
Trong một số trường hợp, các em chẳng những được huấn luyện sử dụng vũ khí mà còn để làm mật thám nữa, như ở Do Thái và bị bắt sử dụng bạo động để chiến đấu chống đồng bạn của mình, như ở Angola và Sierra Leone. Một số em còn bị sử dụng như thành phần đưa đẩy bán ma túy, như ở Colombia.
Bản tường trình nêu lên những dữ kiện quan trọng về A Phú Hãn, Angola và Sierra Leone. Tình trạng chấm dứt chiến tranh trong những năm gần đây đã dẫn đến chỗ giải ngũ cho 40 ngàn em. Việc giải ngũ này lại tương phản với tình hình mới là có 25 ngàn em khác dính dáng đến những cuộc chiến tranh ở Ivory Coast và Sudan.
Bản tường trình còn đề cập tới trường hợp những em được huấn luyện những khóa quân nhân hợp pháp hay được ghi danh theo pháp lý cho dù không phải để sai đi đánh nhau. Trong 60 chính phủ thực hiện việc này có Hiệp Vương Quốc, Úc Đại Lợi, Đức và Hòa Lan. Gần đây Tổng Thống Putin ở Nga đã lập lại các học đường quân đội vốn không được sử dụng đến cách đây đã lâu.
Ngoài ra, còn có trường hợp các em được huấn luyện chiến tranh và tham gia vào các cuộc hành quân, như được luật pháp của nước các em qui định. Bản tường trình đề cập tới trường hợp của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là nơi hằng năm tuyển mộ trên 10 ngàn em trai tuổi 17 để gia nhập quân đội. Vào giữa năm 2003 và 2004, có 53 em được sai đi Iraq, 5 em đến A Phú Hãn và 2 em đến Kuwait.
Bản tường trình kêu gọi các chính phủ hãy loại trừ việc tuyển mộ các em vị thành niên dưới 18 tuổi, và hãy hoàn toàn tuân hợp với những gì được Liên Hiệp Quốc công nhận liên quan tới Công Ước về Các Quyền Lợi của Trẻ Em dính dáng tới vấn đề xung đột võ trang.
Cuộc Họp Quốc Tế Đầu Tiên về Thành Phần Trẻ Em Bụi Đời
Hội Truyền Giáo Của Tuổi Thơ Thánh Đức: Hoạt Động và Thành Quả
Hội Truyền Giáo Của Tuổi Thơ Thánh Đức trực thuộc Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc này, được ĐGM Charles de Forbin Janson of Nancy thành lập ở Paris vào tháng 5/1843, tức 150 năm về trước, vẫn còn đang phát triển để giúp đỡ cho hàng triệu trẻ em đương thời của họ trên thế giới.
Linh mục tổng thư ký của Hội này là cha Patrick Byme đã nói với Đài Phát Thanh Vatican trong tuần đầu năm 2004 này là vị giám mục sáng lập tổ chức đây là vì “cảm thấy động lòng trước những khổ đau của một số trẻ em Trung Hoa, thành phần bị bỏ rơi, không được rửa tội và chẳng có gì hết”, tổ chức này gồm có “các trẻ em người Pháp cầu nguyện cho các trẻ em Trung Hoa và dấn thân giúp đỡ họ về tài chính. Ngày nay chúng ta thấy được sự hiện diện rộng lớn của Hội Truyền Giáo Tuổi Thơ Thánh Đức này ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, và chúng tôi đang điều hành một ngân quĩ dồi dào cho những dự án tương tự như dự án đầu tiên. Tuy nhiên, về lâu về dài bao giờ cũng là việc dấn thân để truyền bá phúc âm hóa thành phần trẻ em chưa biết đến Chúa Kitô”.
Theo dữ kiện được tổ chức này cho biết thì trong 800 triệu tổng số trẻ em trên thế giới, có 250 triệu được coi như là “thành phần nô lệ” và mỗi năm có khoảng 12 triệu em bị chết vì bệnh nạn và vị tình trạng dinh dưỡng tồi tệ. Mỗi ngày có khoảng 18 ngàn em bị chết vì đói. 14 triệu em bị mồ côi bởi hội chứng liệt kháng AIDS. Ít là có 300 ngàn em tòng quân làm lính và có khoảng 20 triệu em bị that lạc bởi những cuộc xung đột chiến tranh.
Đó là lý do, mục đích của Ngày Thế Giới Truyền Giáo Tuổi Thơ, được tổ chức vào ngày 6/1/2004, Lễ Hiển Linh vừa rồi, là để thức tỉnh nơi trẻ em lương tri của việc truyền giáo toàn cầu, cũng như mối hiệp thông về vật chất và tinh thần với các trẻ em khác, nhất là với những em ở các miền đất và các Giáo Hội nghèo khổ.
Tổ chức này hoạt động ở 115 quốc gia, trong năm 2002 đã phân phối 13 triệu Mỹ kim để tài trợ cho 2.667 dự án trên thế giới, nhất là ở Phi Châu và Á Châu. Cha Byrne cho biết “Chẳng hạn ở Đức, vào dịp ngày Chư Vương, có một cuộc vận động gây quĩ lớn cho trẻ em trên thế giới. Có cả nửa triệu em di chuyển ở tất cả mọi giáo xứ. Các em đi từ nhà này đến nhà khác hát các bài thánh ca để xin giúp đỡ về tài chính và tinh thần cho các em cần thiết”.
Tòa Thánh Vatican tại LHQ với Vấn Đề Cổ Võ và Bảo Vệ Quyền Lợi của Trẻ Em
Ngày Thứ Hai 20/10, về Vấn Đề Cổ Võ và Bảo Vệ Quyền Lợi của Trẻ Em, với Đệ Tam Tiểu Ban của Tổng Nghị Lần 58 của LHQ tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã bày tỏ lập trường của Giáo Hội qua bài diễn văn được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm 27/10/2003, như sau:
Qui Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Lợi của Con Trẻ đã có tác dụng vào Tháng 9/1990. Cũng trong tháng này, một Cuộc Họp Thượng Đỉnh về Trẻ Em đã được tổ chức để chấp thuận Bản Tuyên Ngôn về Việc Sống Còn, Bảo về và Phát Triển của Trẻ Em và bản Dự Án Hành Động kéo dài cả thập niên trong việc thi hành áp dụng bản tuyên ngôn ấy. Khi các vị lãnh đạo trên thế giới tụ họp lại nơi đây vào Năm 2000 để chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm này, một lần nữa trẻ em được trở thành trọng tâm chú ý của cơ cấu này. Vào Tháng 5 năm ngoái, khóa họp đặc biệt 27 của Tổng Hội Đồng LHQ về Trẻ Em đã chấp nhận văn kiện “Một Thế Giới Xứng Hợp Cho Trẻ Em”. Tất cả những nỗ lực ấy hợp lại cho thấy cộng đồng quốc tế này đã dấn thân trong việc bảo đảm là mỗi một con trẻ có thể hoan hưởng một tương lai tốt đẹp hơn.
Tiếc thay, như chúng ta đã quá r, tình trạng trẻ em trên thế giới không phải bao giờ cũng đúng như nó phải là. Hằng ngày, có vô số trẻ em trên thế giới chạm rán với hiểm nguy và lạm dụng làm chậm bước tiến và phát triển của chúng. Các em chịu vô vàn tử vong do chiến tranh và bạo lực gây ra; là nạn nhân của sao lãng, hung bạo, tính dục và các hình thức khai thác khác, kỳ thị chủng tộc, tấn công, ngoại bang xâm chiếm; là những người tị nạn và những trẻ em lạc lng. Các em thường bị loại ra ngoài lề xã hội vì các em là người bản xứ, bị tật nguyền, bị mồ côi hay bụi đời. Nơi một số quốc gia, các em còn là nạn nhân của hiểm họa nghiện thuốc cũng như của hiểm họa tàn phá gây ra bởi thiên tai và nhân tạo. Chưa hết, còn có hằng triệu triệu trẻ em trở thành nạn nhân của hội chứng liệt kháng HIV/AIDS, hoặt do mẹ truyền cho con hay do tình trạng mồ côi liên quan đến cái chết của cha mẹ bởi hội chứng liệt kháng.
Trong bản tường trình của mình về việc áp dụng Bản Tuyên Ngôn Ngàn Năm của LHQ (A.58/323), vị tổng thư ký đã nói: “Mặc dù có nhiều tiến bộ nơi sức khỏe của trẻ em ở các miền đất đang phát triển từ năm 1990, vẫn không thể chấp nhận được tình trạng gần 11 triệu trẻ em chết mỗi năm trước khi được 5 tuổi, hầu hết vì những nguyên nhân có thể dễ dàng ngăn ngừa hay chữa trị”. Số tử vong của thơ nhi và nhi đồng có thể giảm thấp rất nhiều bằng những phương tiện đã được sử dụng và bày bán nơi thị trường, nhưng tiếc thay lại ở ngoài tầm tay với của hầu hết trẻ em túng thiếu nghèo khổ.
Đó là những thách đố cộng đồng quốc tế phải đương đầu, nhất là trong khuôn khổ của Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm. Việc cải tiến sức khỏe trẻ em và dưỡng chất là một vấn đề ưu tiên. Cộng đồng quốc tế phải hoạt động cho việc tăng trưởng và phát triển lạc quan nơi trẻ em, bằng những biện pháp triệt gốc tình trạng đói ăn, dinh dưỡng tồi tệ và đói khổ, nhờ đó cứu được hằng triệu trẻ em khỏi cảnh khổ đau bất thiết trong một thế giới có những phương tiện để nuôi dưỡng và chăm sóc cho tất cả mọi dân cư của mình. Ngoài ra, cần phải tạo cơ hội giáo dục căn bản cho hằng triệu triệu trẻ em trên thế giới, bằng không các em có thể sống trong tình trạng mù chữ.
Thêm vào đó, trẻ em cũng cần phải được khích lệ để đóng góp những nỗ lực nhỏ bé riêng của các em vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho lứa tuổi của các em trên thế giới, bằng việc sử dụng những tài năng và tặng ân của các em vào việc tăng trưởng con người của các em cũng như cho thiện ích của xã hội. Tòa Thánh có một hiệp hội quốc tế giành cho trẻ em, với tên gọi là Hội Tòa Thánh của Tuổi Trẻ Thánh, được thành lập từ giữa thế kỷ 19. Câu tâm niệm của hội này là “Hãy để trẻ em giúp trẻ em”. Hơn trăm năm nay, Hội này đã liên tục chia sẻ tài năng, thời giờ và kho báu của các em trong việc giúp cải tiến đời sống của các trẻ em nghèo khác trên khắp thế giới.
……….Trong thời đại của chúng ta đây, việc nhìn nhận các quyền lợi của trẻ em đã thực sự đạt được tiến bộ. Thế nhưng, việc xúc phạm đến những quyền lợi này trên thực tế, tiêu biểu qua nhiều cuộc tấn công khủng khiếp vào tính chất vô tội và phẩm giá của các em, vẫn còn là một nguyên nhân đáng buồn, đồng thời cũng là điều kêu gọi chúng ta hãy ra tay hành động. Chúng ta phải làm sao để thấy rằng phúc hạnh của con trẻ bao giờ cũng phải được lấy làm ưu tiên trong tất cả mọi giai đoạn phát triển của các em, ngay từ khi các em được thụ thai là lúc các em trở thành một con người. Cộng đồng quốc tế phải bảo đảm hạnh phúc cho các em bằng hoạt động chính trị cao cấp nhất; bởi vì, cuối cùng thì việc chúng ta giờ đây để ý tới hạnh phúc của các em là việc chúng ta bảo đảm cho hạnh phúc của xã hội, hiện nay cũng như tương lai sau này.
Vì trẻ em cần hầu như hết mọi sự mà các em chỉ có thể sống thời thơ trẻ an lành và hân hoan khi chúng được chúng ta gắn bó với và chăm sóc cho. Chúng ta không được bỏ mặc các em.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 27/10/2003
Lợi Ích Tốt Nhất Cho Con Trẻ
ĐHY Alfonso Lopez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, sáng hôm nay, Thứ Tư 8/5/2002, đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh về Trẻ Em trong phiên họp với các nhà lãnh đạo tôn giáo, một trong những phiên họp của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Trẻ Em năm 2002 tại Nữu Ước Hoa Kỳ.
Sau khi trích lại những văn kiện và tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về vấn đề “tất cả mọi con người đều được sinh ra tự do và bình đẳng trong phẩm vị và quyền lợi”, ĐHY đại diện Tòa Thánh liền đề cập đến các quyền của trẻ em. Ngài trích lại Lời Mở Đầu của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Trẻ Em như sau: “Con trẻ, vì tình trạng non dại về thể lý và tâm lý, đặc biệt cần phải được bảo toàn và chăm sóc, bao gồm cả việc bảo vệ về pháp lý thích đáng, cả trước khi cũng như sau khi sinh”. Tuy nhiên, ĐHY đã thẳng thắn nhận định: “nhiều vị đại biểu và các chính quyền không chịu công nhận điều này, hay không chịu công nhận quyền sống, hoặc không chịu công nhận sự thật sự sống thật sự được bắt đầu từ lúc thụ thai”.
“Thật là ngược đời nghĩ đến nhiều người trong số những vị đại biểu không chịu công nhận phẩm vị con người của con trẻ chưa sinh lãi lên tiếng bênh vực phẩm vị của thành phần bị đàn áp, hay những ai phải chịu cảnh kỳ thị. Việc nhìn nhận và hiểu biết về phẩm vị con người một cách tùy ý, nông nổi hay máo mó ấy thật sự là việc phủ nhận một trong những sự thật về xã hội không bao giờ được đặt thành vấn đề hay trở nên khó khăn cả”.
Vị Đại Diện Tòa Thánh nhận định trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc có câu: “Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và hưởng quyền được xã hội và Chính Quyền bảo vệ” (Khoản 16). Tuy nhiên, ĐHY Đại Diện liền thêm: “Trong hầu hết các cuộc tranh cãi khi thảo luận về vai trò gia đình thì dường như sự thật căn bản và đã được nhìn nhận này bị gặp trục trặc, và có thật nhiều các vị đại biểu cố gắng thay đổi ý nghĩa nơi tính chất cùng với vai trò của gia đình trong xã hội cũng như nơi đời sống của con trẻ”.
“Trẻ em có quyền sống trong gia đình, có quyền được cha mẹ hay những người giám hộ yêu thương quan tâm bảo vệ và cấp dưỡng. Thế mà lại xẩy ra vấn đề chối bỏ quyền lợi của cha mẹ, xẩy ra vấn đề chối bỏ quá trình cũng như di sản về tôn giáo hay xã hội của cha mẹ”.
“Mọi người có quyền được giáo dục, tuy nhiên chúng ta thấy khoảng cách liên tục xẩy ra giữa giầu và nghèo, cũng như giữa phần trăm trẻ nam và trẻ nữ được cắp sách đến trường để hoàn tất tiến trình học vấn. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khoẻ khả dĩ nhất, … thế mà có rất nhiều người, trẻ em lại càng nhiều hơn nữa, hằng ngày chết đi vì họ không được hưởng những thuốc men hay được chăm sóc sức khoẻ ở mức tối thiểu nhất. Mọi người có quyền cư trú đàng hoàng, thế mà rất nhiều trẻ em lại trở thành vô gia cư, và có rất nhiều người sống chen chúc nhau trong những ngôi nhà ở những thành phố quá đông đảo”.
“Những điều này không phải là những vấn đề thuần tôn giáo mà là những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo có phận sự buộc phải… vạch ra khi nào và nơi nào lãnh vực chính trị và trần thế đi sai lệch với con đường chân thực của chúng”.
Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Trẻ Em ba ngày được kết thúc hôm nay, Thứ Sáu 10/5/2002. Trong Phiên Họp hôm nay, ĐHY Alfonso Lopéz Trujillo vạch ra rằng “tiêu chuẩn chính yếu” của Hội Nghị 1989 là “lợi ích tốt nhất cho con trẻ”, những lợi ích được phát xuất “từ phẩm vị làm người của con trẻ. Con trẻ là đích nhắm chứ không phải là khí cụ, là phương tiện hay một sự vật. Con trẻ là chủ thể của quyền lợi, bắt đầu từ quyền căn bản được sống từ khi đầu thai. Sự kiện này không ai được phủ nhận, như được nhắc đến ở Đoạn 9 của Lời Mở cho Hội Nghị về Quyền Lợi của Con Trẻ. Tiến trình phát triển trong tất cả mọi khía cạnh của nó – thể lý, cảm xúc, tâm linh, trí tuệ và xã hội – là kết quả của việc hợp lực giữa gia đình và xã hội”.
Bởi thế, “lợi ích tốt nhất cho con trẻ” đòi phải có “một mối liên hệ thích hợp với gia đình, một thứ gia đình được xây dựng trên hôn nhân, là cái nôi và là cung thánh của sự sống, là nơi cho việc phát triển nhân cách, cho tình mến thương, cho mối liên đới, cho luật phép cũng như cho việc truyền đạt văn hóa liên thế hệ”.
Nếu trẻ em được quan tâm đến thì “cộng đồng quốc tế phải quyết tâm bảo vệ giá trị gia đình cũng như phải tôn trọng sự sống con người từ lúc thụ thai. Đây là những giá trị thuộc về một thứ ‘văn phảm’ căn bản cho việc trao đổi cũng như cho việc cùng nhau chung sống nơi các dân tộc. Cần phải lên tiếng rõ ràng về các quyền lợi của trẻ em cùng với các quyền lợi của gia đình… Cần phải làm mọi sự để trẻ em được thụ thai, hạ sinh, nuôi dưỡng và giáo dục trong gia đình có khả năng bảo vệ và làm gương một cách tích cực và bền bỉ, những yếu tố bất khả thế cho việc nuôi dưỡng chúng nên người… Cần phải lập luật bảo vệ trẻ em khỏi tất cả mọi hình thức khai thác và lạm dụng, như trường hợp loạn luân và pedophilia, cũng như nơi việc lao động, nô lệ, tội ác mãi dâm và khiêu dâm xấu xa ghê tởm, việc sử dụng chúng như lính tráng hay thành phần hiếu chiến, hoặc như những nạn nhân của các cuộc xung khắc võ lực, hay của những thanh trừng quốc tế hoặc đơn phương áp đặt trên một số xứ sở… Những lợi ích tốt nhất cho trẻ em không được công nhận, vì căn cứ vào huyền thoại về tình trạng dân số phát triển quá mức - một huyền thoại được các dữ kiện mới nhất và những chiều hướng sinh tử cho thấy không hợp lý - khi áp đặt các qui chế về dân số bắt phải đi ngược lại với những quyền lợi của gia đình và trẻ em”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Màn Điện Toán VIS 8/4 và Zenit 10/4/2002)
Trách Nhiệm Quốc Tế về Áp Lực Triệt Sản ở Peru
Theo Màn Điện Tốn Zenit ngày 2/12/2002, một viên chức trong quốc hội Peru là ơng Hector Chávez Chuchĩn đã nĩi với một ủy ban phụ của quốc hội này về việc Liên Hiệp Quốc, Cơ Quan Hiệp Chủng Quốc về Việc Phát Triển Quốc Tế và những Cơ Quan Phi Chính Quyền đã tài trợ cho Chương Trình Kế Hoạch Hĩa Gia Đình Tồn Quốc ở Peru như thế nào. Chương Trình thực hiện này bao gồm cả cuộc vận động Tự Nguyện Giải Phẫu Ngừa Thai đã triệt sản 30 ngàn phụ nữ, trong đĩ cĩ rất nhiều người đã khơng được cho biết việc làm này để tỏ ý ưng thuận hay chăng, cơ quan báo chí ACI đã cho biết như thế. Để trả lời cho ơng Luis Gonzales-Posada, chủ tịch ủy ban phụ này, ơng Chavéz cho biết “Hiệp Chủng Quốc đã quá rõ chính sách ấy; nhân viên Liên Hiệp Quốc hoạt động ở tác vụ về sức khỏe”.
Ơng Chavéz đã từng hoạt động với vai trị là một vị bác sĩ ở một trong những tiểu bang ngèo nhất Peru trong thời chính phủ Fujimori là người đầu tiên đã tố giác những lạm dụng này của Chương Trình Kế Hoạch Hĩa Gia Đình Tồn Quốc ở đây. Ơng này đã bỏ giờ ra để điều tra những trường hợp bị ép buộc triệt sản và đã làm đầu một nhĩm hoạt động thu tích chứng cớ để tố cáo Fujimore và hai vị nguyên bộ trưởng sức khỏe là Marino Costa Bauer và Alejandro Aguinaga Recuenco về những vi phạm “trong khi hành sử chức vụ của mình”, những vi phạm đến nhân quyền, Hiến Pháp Peru, bao gồm cả những vi phạm về quyền tự do, sự sống, thân xác và sức khỏe, mưu đồ và “diệt chủng”. Theo ơng Chavéz, cĩ thể dùng chữ ‘diệt chủng’ vì chữ này chẳng những liên quan đến việc “tàn sát hàng loạt con người mà cịn nĩi lên cho thấy hoạt động cản ngăn việc sinh nở của con người nữa”. Chương Trình áp bức triệt sản này nhắm đến thành phần dân cư nghèo khổ và dốt nát ở những vùng quê mùa. Tám phụ nữ đã bị chết trong việc áp bức triệt sản ấy. Ơng Chavéz cịn cho biết những vị bác sĩ gĩp phần thực hiện việc áp bức triệt sản này nĩi chính phủ Fujimori đã trừng trị những ai chống lại chương trình giải phẫu triệt sản ấy.