Khoa Học Phục Vụ Nhân Loại

 

Đức Hồng Y TGM Vienna Áo quốc Christoph Schonborn kêu gọi Tham Gia vào Việc Tranh Luận về Vấn Đề Tiến Hóa Thuyết 

Khoa Học Gia có nhãn quan tôn giáo được tưởng thưởng Giải Templeton

Lý Thuyết về Pháp Lý của Công Giáo

Tại sao người Công giáo bị bệnh tâm thần cần tìm đến một trị liệu viên Công giáo?

ĐTC GPII với tham dự viên cuộc họp thường niên của Học Viện Khoa Học Tòa Thánh về khoa học và tính cách sáng tạo

ĐHY Chủ Tịch HĐ Công Lý và Hòa Bình: “Khoa Học và Đức Tin Phục Vụ Con Người”

ĐTC ngỏ lời với Hội Nghị của Viện Giáo Hoàng Về Khoa Học

 

 

Đức Hồng Y TGM Vienna Áo quốc Christoph Schonborn kêu gọi Tham Gia vào Việc Tranh Luận về Vấn Đề Tiến Hóa Thuyết

 

Hôm Thứ Năm 24/8/2006, trong một hội trường chật người của Cuộc Họp Thân Hữu Giữ Chư Dân, do Phong Trào Hiệp Thông Và Giải Phóng ở Rimini, Ý quốc, tổ chức, ĐHY Christoph Schonborn, TGM ở Vienna đã đề nghị thực hiện một cuộc tranh luận về vấn đề tiến hóa, và muốn làm sáng tỏ chủ trương của Giáo Hội về vấn đề này.

 

Vị TGM thủ đô Áo Quốc đã từng là một trong những thành viên soạn thảo Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo từ năm 1992 với ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin  bấy giờ là Joseph Ratzinger này, trong cuộc họp báo Thứ Tư 23/8, đã cho biết là Giáo Hội không chủ trương các thứ lý thuyết duy tạo dựng (creationist) liên quan tới nguồn gốc sự sống và con người là những lý thuyết rút tỉa những thành quả khoa học từ các bản văn Thánh Kinh.

 

Thật vậy, theo ngài, không có vấn đề ‘xung khắc giữa khoa học và tôn giáo’, trái lại, chỉ có một cuộc tranh luận ‘giữa việc giải thích theo duy vật về thành quả của khoa học với việc giải thích siêu hình theo triết lý’.

 

Vị hồng y đã làm bùng lên cuộc tranh luận trên thế giới vào năm 2005 qua một bài viết trên tờ New York Times về đề tài này, đã lên tiếng kêu gọi hãy làm sáng tỏ vấn đề khác nhau giữa ‘thuyết tiến hóa’ và ‘chủ nghĩa tiến hóa’, mà chủ nghĩa tiến hóa được hiểu là một ý hệ căn cứ vào lý thuyết của khoa học.

 

Vị hồng y đã nêu lên một thí dụ điển hình cho vấn đề cần phải phân biệt cái khác nhau ấy, khi đề cập tới Karl Marx và Friedrich Engels, những người đã thấy nơi tác phẩm ‘Nguồn Gốc Các Giống Loại’ của Charles Darwin ‘nền tảng khoa học cho thuyết duy vật Mát Xít của mình. Đó là chủ nghĩa tiến hóa chứ không phải là thuyết tiến hóa’.

 

Vị hồng y này còn cảnh giác việc áp dụng ý hệ chủ nghĩa tiến hóa này vào các lãnh vực như chủ nghĩa tân giải phóng kinh tế, hay các vấn đề đạo lý sinh học là vấn đề có nguy cơ tạo nên các lý thuyết mới về việc cải hóa sự sống.

 

Có những ký giả đã hỏi vị hồng y này ý nghĩa của lời Đức Gioan Phaolô II nói trong bài huấn từ của ngài ngỏ cùng Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Các Khoa Học vào tháng 10/1996, khi ngài cho rằng tiến hóa như là ‘một cái gì đó còn hơn là một lý thuyết nữa’.

 

Vị hồng y đã trả lời rằng câu ấy có nghĩa là ‘lý thuyết này, một lý thuyết khoa học, đã được quảng diễn với nhiều dữ kiện, thế nhưng dĩ nhiên câu ấy không thể được cho là việc Giáo Hội Công Giáo đồng ý chấp nhận chủ nghĩa tiến hóa theo ý hệ’.

 

Vị hồng y này còn đề cập tới một bản văn kiện được Ủy Ban Thần Học Quốc Tế phổ biến năm 2004, với sự phê chuẩn của ĐHY Joseph Ratzinger, với tựa đề là ‘Hiệp Thông và Phục Vụ: Con Người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa’.

 

Ngài nói bản văn này làm sáng tỏ cái khác biệt giữa ý hệ và khoa học, và ‘cống hiến một giải đáp cho những ai muốn giải thích cầu của Đức Gioan Phaolô II theo một ý nghĩa ý hệ. Những gì tôi thiết tha mong muốn đó là cả ở các chương trình học vấn, cần phải giải thích những vấn nạn theo lãnh vực khoa học, được gợi lên bởi thuyết tiến hóa, như vấn nạn nổi tiếng về những cái nhẫn bị thất lạc’.

 

Vị hồng y này nói rằng 150 năm sau khi lý thuyết của Darwin tung ra, ‘vẫn không có chứng cớ nào cho thấy các giống loại cần phải hiện hữu nơi các giai cấp địa chất môi giới, như thuyết của Darwin. Chính ông viết trong cuốn sách của mình rằng đó là một cái lỗ hổng nơi lý thuyết của ông và xin làm sao tìm thấy những giống loại ấy’. 

 

Đức Tổng Giám Mục Vienna kết luận: ‘Điều này là những gì cần phải được bàn luận một cách thanh thản. Nếu một lý thuyết có tính cách khoa học chứ không có tính cách ý hệ thì nó có thể được tự do bàn luận vậy’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/8/2006

TOP

Khoa Học Gia có nhãn quan tôn giáo được tưởng thưởng Giải Templeton


Vị giáo sư hồi hưu của Đại Học Berkeley ở California và hiện là phần tử của Giáo Hoàng Học Viện Các Khoa Học là ông Charles Townes, một khao học gia đã sáng chế những thứ như maser và laser cũng là khoa học gia đã nỗ lực trong mấy thập niên để vận động cho cuộc qui hợp giữa khoa học và tôn giáo, đã đoạt Giải Templeton 2005.


Nhà khoa học gia này đã sáng chế ra maser, một bộ phận làm khuyếch đại các làn sóng điện từ, và sau đó đã cùng sáng chế ra laser để khuyếch đại và điều khiển các làn sóng quang tử thành những tia trực song.


Giải này giá trị trên 1.5 Mỹ kim. Vị đoạt giải năm nay cũng đã đoạt giải Nobel 1964 về vật lý. Khi phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican, ông nói rằng khi ông nhận giải Nobel, các khoa học gia phê bình khuynh hướng tôn giáo của ông, thế nhưng, ông nói, giờ đây bầu khí đã được đổi thay và hiện có nhiều sự chú trọng đến “quan niệm về tôn giáo” hơn.


Ông nói thêm “tính chất tôn giáo của tôi là những gì hoàn toàn tự nhiên và tư riêng, và tôi hầu như muốn rằng tính chất tôn giáo của tôi ấy không được biết đến, thế nhưng có người lại yêu cầu tôi nói về nó chỉ vì ít khoa học gia đến nhà thờ”.


Người thành lập giải Templeton vào năm 1972 là thiện tâm gia Sir John Templeton, một giải tưởng thưởng cho sự tiến bộ về việc nghiên cứu hay khám phá về các thực tại tâm linh.

 

TOP

 

Lý Thuyết về Pháp Lý của Công Giáo

 

Gần 100 năm trường, các trường đời dạy về triết lý pháp luật, nhất là thuyết hiện thực pháp lý (legal realism) và thuyết thực chứng pháp lý (legal positivism), đã từng làm chủ kiến thức học về luật pháp và ngành tư pháp. Những thứ ấy đã gây ra những luật lệ và việc làm phản nghịch lại với việc sống đạo và các thứ luân lý truyền thống.

 

Thế nhưng, hiện nay Michael Scaperlanda cùng với một số gia tăng các luật sư và giáo sư luật đang khai triển một đáp ứng cho hiện tượng này qua một thứ lý thuyết được gọi là pháp thuyết Công giáo. Được đặt căn bản trên phẩm vị con người và tôn trọng công ích, pháp thuyết Công giáo này là việc tái áp dụng truyền thống trí thức Công giáo vào môi trường mới. Scaperlanda đang giữ vai trò là Edwards Family Chair về Luật và là phó khoa trưởng đặc trách nghiên cứu ở Đại Học Viện Oklahoma về Luật. Ông là người đồng soạn tác phẩm sắp xuất bản tìm hiểu sâu xa các quan điểm Công giáo về những lãnh vực luật pháp Hoa Kỳ. Tác phẩm mới nhất của ông, viết cùng với vợ là María, đó là cuốn “Cuộc Hành Trình: Bản Hướng Dẫn cho Người Hành Hương Tân Thời”, do Loyola xuất bản.

 

Vấn:    Pháp thuyết Công giáo là gì?

 

Đáp:   Pháp thuyết Công giáo là một dự án đang được thực hiện bởi thành phần giáo sư Công giáo về luật, triết gia về pháp lý cùng với những người khác tham dự vào việc kiến tạo một thứ văn hóa coi trọng phẩm giá con người, theo truyền thống tri thức Công giáo, một thuyết thấy cộng đồng như là những gì bất khả châm chước cho việc phát triển nhân bản, và tìm cách mang lại tự do chân thực cho con người trong cộng đồng. 

 

Pháp thuyết Công giáo, như quí vị có thể thấy, đang chú trọng tới những đường lối mà luật lệ và các hế thống pháp lý có thể hỗ trợ hay cản ngăn việc xây đắp một thứ văn hóa sự sống. Ở lãnh vực trừu tượng này, pháp thuyết Công giáo hiện hữu như là một thứ cơ chế thống nhất.

 

Khi chúng ta chuyển từ lãnh vực trừu tượng sang lãnh vực cụ thể, tôi cho rằng một số pháp thuyết Công giáo sẽ hiện lên, khi những vị học giả khác nhau, bằng những ý hệ khác nhau và phán đoán khôn ngoan, nỗ lực để giải quyết vai trò của quốc gia cũng như những mối liên hệ của quốc gia với con người trong việc hình thành và định chế cộng đồng. 


Vấn:    Phải chăng pháp thuyết Công giáo (Catholic legal theory) khác với thuyết nhiên luật (natural law theory)?

 

Đáp:   Pháp thuyết Công giáo rộng hơn thuyết nhiên luật.

 

Thuyết nhiên luật sử dụng lý lẽ triết lý, không căn cứ vào Mạc Khải, để cố gắng tiến đến một loạt những giải đáp đúng đắn về thiện ích của con người trong cộng đồng.

 

Như Thánh Phaolô viết trong Thư Gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 2 câu 15, vì mọi người đều có một thứ luật được ghi khắc trong lòng mình mà một pháp thuyết Công giáo viên có thể dựa vào việc sử dụng nhiên luật để cùng suy luận với những thành phần không phải Kitô hữu về cách thức luật lệ và hệ thống pháp lý của xã hội cần phải cấu tạo cho thiện ích của con người. Pháp thuyết Công giáo chắc chắn phải sử dụng nhiên luật như là một yếu tố trong dự án của mình.

 

Pháp thuyết Công giáo cũng sử dụng cả Mạc Khải thần linh nữa, đôi khi minh nhiên, đôi khi không, như là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực suy nghĩ về cách thức làm sao để luật lệ và hệ thống pháp lý có thể giúp ích cho nhân loại. Tôi có thể nói rằng Đoạn 22 của Hiến Chế “Vui Mừng và Hy Vọng” là những gì cho thấy chính yếu vấn đề: “Sự thật đó là chỉ ở nơi mầu nhiệm Lời nhập thể mầu nhiệm về con người mới được sáng tỏ… Chúa Kitô… hoàn toàn tỏ cho con người thấy về chính bản thân họ và làm minh bạch ơn gọi cao cả của họ”.

 

Pháp thuyết Công giáo viên cần phải nắm vững vấn đề là làm cách nào để luật lệ và hệ thống pháp lý có thể giúp ích nhất cho việc phát triển và thăng hoa thành phần tạo vật là con người này, thành phần được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và được tỏ hiện cho chúng ta thấy nơi ngôi vị Chúa Kitô.

 

Vấn:    Không phải là bất khôn hay vô lễ trong việc nại đến Mạc Khải thần linh khi nói về luật lệ trong một xã hội đa dạng và cho những thành phần thính giả thế tục hay sao?

 

Đáp:   Pháp thuyết Công giáo viên cần phải tác hành một cách khôn ngoan và bằng tình bác ái, thế nhưng việc thi hành các nhân đức này không đòi buộc họ phải triệt để tách lìa việc nói về Thiên Chúa với việc nói về luật lệ.

 

Tính cách đa dạng sâu xa vững chắc cần phải tạo cơ hội cho mỗi người có thể tham gia vào một cộng đồng để họ có thể trao đổi ngay từ cốt lõi hữu thể của họ. Chỉ có tính cách đa nguyên yếu kém và nông nổi mới đòi con người sống đạo phải coi thường bỏ qua yếu tố thiết yếu thuộc hữu thể của họ như giá phải trả cho việc được hoàn toàn tham phần vào xã hội mà thôi.

 

Dĩ nhiên, việc chỉ biết trưng dẫn những lời lẽ chứng thực từ Thánh Kinh hay từ giáo huấn của Giáo Hội sẽ không phải là cách hiệu nghiệm khi nói với những ai loại trừ thẩm quyền của những thứ lời lẽ ấy.

 

Bị chôn vùi sâu xa dưới hậu quả băng hoại của nguyên tội và được che nay hơn nữa dưới một lối sống chất chứa tội lội và đau thương, trong mỗi một người chúng ta vẫn có một cái gì đó lờ mờ của sự thiện hảo nguyên sơ. Vì thế giới Công giáo cho rằng Chúa Kitô, là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, tỏ cho con người biết về họ mà pháp thuyết Công giáo mới có thể thịnh hành nơi một số thành phần không phải Công giáo cũng như thành phần vô tín ngưỡng, vì nó nại đến cái thiện hảo nguyên sơ này bằng việc đề ra một đường lối nhân bản hơn trong vấn đề kiến tạo luật lệ và pháp thuyết.


Vấn:    Tại sao lại cần có một pháp thuyết Công giáo?

Đáp:   Xã hội Tây phương hiện đang dính dáng đến một bước tiến nguy hiểm, khi nỗ lực kiến tạo một nền văn minh với dầy đặc quan niệm về các thứ quyền lợi được đặt trên một nền tảng trên một quan niệm rất mong manh về con người. Đó là một ngôi nhà được xây trên cát chưa từng có, và cái cấu trúc lung lay của nó chắc chắn sẽ đi đến chỗ sụp đổ.

 

Như thế là tôi muốn nói gì đây? Thế hệ sáng lập Mỹ quốc ở Hiệp Chủng Quốc này đã nhìn nhận như là những gì minh nhiên về quyền con người được hưởng “sự sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc”. Những quyền lợi này được thấy như là những gì bất khả tách biệt vì chúng không do con người mà là Tạo Hóa ban cho.

 

Thế hệ tiền phong này cũng biết rằng loài tạo vật cao cả này dễ bị băng hoại nên họ đã phác tạo ra một thể chế biệt phân những thứ quyền lực và những thứ kiểm soát cũng như cân bằng để giảm thiểu mối nguy hại có thể xẩy ra nơi thành phần cai trị.

 

Họ có cái tôi gọi là một thứ quan niệm dầy hay dầy đặc về con người.

 

Xã hội Tây phương ngày nay đang thấy một cách xác đáng là con người có một giá trị về phẩm vị và tự do. Và chúng ta đang hoan hưởng một cách tích cực một thứ bình đẳng hơn nữa về quyền lợi và tự do hiện nay hơn vào thời Hiệp Chủng Quốc được thành lập.

 

Xã hội của chúng ta đồng thời cũng đang cảm thấy một kinh nghiệm muốn xem là chúng ta có thể bảo tồn cái quan niệm dầy đặc này về tự do trong khi chối bỏ nguồn gốc và nền tảng của nó. Vì loại trừ Thiên Chúa ra rìa cùng với kiến thức về con người như một tạo vật được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, mà chủ trương hiện nay đang muốn tư nhân hóa các quan niệm về con người cùng với những thiện ích của con người. Thay vì một chủ trương chung về nguồn gốc, mục đích và định mệnh của chúng ta thì mỗi cá nhân lại trở thành một bản vị hóa công thượng chủ.


Khoa nhân loại học này đã được diễn đạt bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nơi vụ án Planned Parenthood cự Casey qua một đoạn văn tước đoạt “mầu nhiệm ngọt ngào của sự sống” khi cho rằng “ở tâm điểm của tự do đó là quyền được xác định quan niệm của mình về sự hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ và về mầu nhiệm sự sống con người”.

Theo chính sách này thì quyền tự do cá nhân bị vi phạm khi cộng đồng soạn thảo các khoản luật phản ảnh quan niệm đặc con người.

 

Cuộc thí nghiệm này không thể tiến hành. Một ngôi nhà không thể đứng vững mà lại thiếu nền tảng. Thuyết thế tục phóng khoáng đang nỗ lực kiến tạo nên nhiều chỗ hơn trong ngôi nhà này đồng thời cũng đang hủy hoại đi nền tảng của nó.

 

Đây không phải là vấn đề chống đỡ một nền tảng bị rạn nứt hay di chuyển ngôi nhà này đến một địa điểm mới ở trên một nền tảng khác. Chẳng có một thứ nền tảng tưởng bở nào hết, thật là ngây ngô lạc quan cho rằng ngôi nhà này sẽ không bị sụp đổ.

 

Pháp thuyết Công giáo cống hiến một lăng kính xác thực hiệu năng để có thể thấy được những yếu kém nguy hiểm nơi dự án thế tục phóng khoáng, đồng thời cống hiến những gì thay thế hợp lý để phát triển một thể chế pháp lý trần thế trong một xã hội đa dạng.

Vấn:    Phải chăng pháp thuyết Công giáo là một hiện tượng mới mẻ?

 

Đáp:   Vứa đúng vừa không.

 

Không là ở chỗ truyền thống pháp lý Tây phương của chúng ta được xây dựng trên một tổng hợp Công giáo vừa Nhã Điển vừa Giêrusalem như được phát triển nơi các nền văn hóa Công giáo khắp Âu Châu 2 ngàn năm qua. Những nhà cải cách Thệ Phản, những tư tưởng gia Thời Minh Tri, các tân tiến gia và hậu tân tiến gia, tất cả đều đã hoàt động trong cái tổng hợp này.

 

Đúng vì pháp thuyết Công giáo là một hiện tượng mới ở chỗ, vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, và có lẽ để phản ứng lại với việc thử nghiệm trần thế hóa quá trớn như được diễn tả trên đây, mà dường như người ta đang thấy được tình trạng phục hưng tư tưởng pháp lý Công giáo.

 

Các pháp thuyết Công giáo viên hiện đang hoạt động ở một số tổ chức Công giáo và trần thế. Ở lãnh vực cơ cấu tổ chức, một ít trường luật Công giáo ở Hiệp Chủng Quốc đang lập lại việc dấn thân của mình đối với truyền thống tri thức Công giáo, và hai trường luật mới của Công giáo mới đây đã được thiết lập với sứ vụ được ôm ấp này.

 

Ngoài ra, Đại Học Villanova mới tung ra tờ Tạp Chí Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo, và năm ngoái một số học giả về luật đã bắt đầu Web log. “Tấm Gương Soi Công Lý”, một mạng điện toán dấn thân phát triển pháp thuyết Công giáo.

 

Vấn:    Làm thế nào các luật gia Công giáo có thể hỗ trợ các học viên trong việc giúp nuôi dưỡng tư tưởng pháp lý Công giáo nơi nghề nghiệp này cũng như trong thế chế pháp lý?

 

Đáp:   Trước hết, bằng việc làm những điều một luật gia Công giáo thường làm. Bằng việc đặt Chúa Kitô làm tâm điểm cuộc đời nguyện cầu và trung thành của mình; bằng việc trở thành một luật gia xuất sắc và coi pháp nghệ là một ơn gọi bởi trời; bằng việc sống một cuộc đời liêm chính khi hành nghề; bằng việc thân tình với thân chủ và thách thức họ sống cuộc đời đoan chính.

 

Nhiều thân chủ muốn làm điều ngay lẽ phải và chỉ cần một cái thúc nhẹ. Các luật gia Công giáo cần phải bỏ một số thời giờ nào đó làm đại diện cho thành phần nghèo khổ và thành phần sống bên lề xã hội. Mối liên đới với thành phần “bị hất ra ngoài” xã hội có thể là những gì làm biến đổi một cách không thể nào tưởng tưởng nổi.

 

Sau nữa, những luật gia hành nghề có thể nuôi dưỡng tư tưởng pháp lý Công giáo và việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, bằng việc làm cho mình ý thức trọn vẹn hơn nữa những hậu quả tàn hại sâu xa của khoa nhân loại học duy tục đã thấm nhập khắp guồng máy pháp lý của chúng ta.

 

Các vị luật sư đã được vững chắc ở kiến thức Công giáo về con người, về cộng đồng và về sự thiện ích, có thể hoạt động, thường bằng những đường lối nhỏ bé lẫn lớn lao, để đặt nền văn minh của chúng ta trên một nền tảng vững mạnh hơn.

 

Bằng gương sáng, các vị luật gia, thành phần tấn công tình trạng bất chính về sự tách biệt chủng tộc Nam Phi ở Hiệp Chủng Quốc, thoạt tiên không thực hiện một cuộc tấn công ở tuyến đầu vào những thứ luật lệ phân biệt. Thế nhưng bằng việc thách thức những thứ chênh lệch về lương lậu giữa thày cô da đen và da trắng cũng như bằng việc đối đầu với tình trạng kỳ thị chủng tộc ở các đại học đường cấp cao, những vị luật sư ấy đã đẩy cuộc tranh luận này từ từ đến một kiến thức mới về bình đẳng và chấm dứt tình trạng biệt phân.

 

Các luật sư đang hành nghề ở bất cứ ngành nào của luật cũng có thể mang ra những lập luận được phác ra để thúc luật lệ và thể chế pháp lý hướng tới một nền tảng nhân bản hơn, miễn là tối thiểu những lập luận này ăn khớp với các mục đích chính đáng của thân chủ.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của Zenit được phổ biến ngày 13/2/2005

TOP

Tại sao người Công giáo bị bệnh tâm thần cần tìm đến một trị liệu viên Công giáo?

 

Bà Gladys Sweeney, khoa trưởng Viện Các Khoa Tâm Lý Học, người chủ trương Khoa Tâm Lý Đích Thực theo Khoa Học cũng Đích Thực với Thiên Chúa, muốn bắc một chiếc cầu nối giữa khoa học và đức tin. Bà đã chia sẻ cảm nghiệm và nhận định của mình về vấn đề các khoa tâm lý học có thể giúp Giáo Hội nếu những khoa này làm cho cá nhân con người có thể trở thành những Kitô hữu tốt lành hơn và hưởng lợi ích bởi đời sống bí tích.

 

Vấn:     Đâu là những giải quyết cho các người Công giáo bị chán chường hay mắc bệnh tâm thần?

 

Đáp:    Thường xuyên bị chán chường hay những hình thức khác của bệnh tâm thần tạo nên một ngãng trở cho vấn đề ý muốn tự do. Việc chữa trị tâm lý hiệu nghiệm lầviệc rất hữu ích, vì vấn đề chữa trị này chính yếu là ở chỗ tìm cách để con người có thể chẳng những thấy được “sự thiện” một cách thực tiễn hơn, mà còn có thể chọn “sự thiện” nữa.

 

Theo truyền thống vẫn có một thứ nghi kỵ nhau giữa các khoa tâm lý học và thành phần Công giáo hành đạo. Khoa tâm lý có khuynh hướng thấy đức tin như là một hành vi mê tín, và con người đạo đức có khuynh hướng thấy tâm lý học như một khoa học dư thừa đối với họ. Chỉ cần đức tin cũng đủ để giải quyết tất cả mọi vấn đề, cho dù là vấn đề gì đi chăng nữa.

 

Cả hai chủ trương này đều không đúng với sự thật. Một khoa tâm lý được thấm nhuần kiến thức Công giáo về con người chẳng những đích sự là một khoa học mà còn đích thực với cả Thiên Chúa nữa. Các khoa tâm lý học có nhiều điều cống hiến cho một người bị hư hại về ý muốn tự do.

 

Chẳng hạn, chúng ta hãy lấy trường hợp của một người nào đó bị bối rối thái quá. Người này thực sự bị như thế là do “chứng ám ảnh áp loạn thần kinh chức năng”. Tình trạng hư hoại về tâm lý này có thể trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị thích đáng thì sẽ làm con người này không còn tác hành bình thường.

 

Những người Công giáo tốt lành thành tín thực sự có thể thôi không đi xưng tội để tránh cảm giác việc họ xưng tội không thành bởi đã quên sót xưng thú “tất cả mọi tội lỗi”. Họ cũng có thể không lên rước lễ vì sợ rằng họ rước Chúa một cách bất xứng. Tình trạng hư hoại này dễ dàng được chẩn định và trị liệu.

 

Các khoa tâm lý học là để phục vụ Giáo Hội. Để giúp cho con người ấy tác hành lại bình thường, các khoa tâm lý học giúp giải tỏa họ khỏi chứng loạn thần kinh chức năng. Thế nhưng, tự do không phải chỉ là một thứ “tự do từ” mà còn là một thứ “tự do cho”, một thứ tự do để trở thành một Kitô hữu tốt lành hơn và để có thể lợi ích từ một đời sống bí tích.

 

Bởi thế, nếu hiểu biết cách thích đáng thì không còn vấn đề xung khắc giữa một khoa tâm lý được đặt nền tảng trên khoa nhân loại học lành mạnh và giáo huấn của Giáo Hội. Vấn đề thách đố ở đây đó là tìm kiếm những tâm lý gia được huấn luyện một cách xứng hợp theo chiều hướng này, một con người biết tôn trọng các giá trị đạo đức nơi bệnh nhân của mình và không làm giảm giá trị của chúng một cách nào đó.


Vấn:     Những hiểu lầm thông thường nhất trong việc chữa trị tình trạng chán nản ngày nay là gì?

 

Đáp:    Một trong những sự hiểu lầm lớn nhất trong việc chữa trị chứng chán nản đó là quan niệm cho rằng chứng chán nản “chỉ cần” dùng thuốc để được giảm bớt.

 

Thực sự cho dù việc sử dụng những thứ chống chán nản cũng làm cho các bệnh nhận bị chứng này giảm bớt rất nhiều, việc hoàn toàn cậy dựa vào việc trị liệu bằng dược liệu và loại trừ cấ hình thức truyền thống khác về phương pháp tâm lý trị liệu cũng không phải là cách chữa trị hay nhất.

 

Một trong những chữa trị hiệu nghiệm nhất đối với chứng chán nản là những gì được các tâm lý gia gọi là “tái trúc tầm thức”. Kiểu chữa trị này cố gắng để lấy lại quân bình cho những cảm xúc theo lý trí.

 

Trong trường hợp chán nản thường cảm giác vô vọng và vô dụng chiếm đoạt toàn thể con người, và bệnh nhân không thể nhìn thực tại một cách khách quan. Họ thấy thế giới như qua một lăng kính đen. Một con người bị chán nản có thể “cắt nghĩa” một sự kiện xẩy rat rung dung như là những gì tiêu cực, là những gì phạm đến bản thân, mà thực tế lại không như thế.

 

Vấn đề chữa trị này bao gồm việc giúp cho cá nhân bị chán nản làm sao sắp xếp lại ý nghĩ của họ, việc giúp cho họ cấu tạo lại những chiều hướng tiêu cực méo mó của họ. Họ được luyện tập để điều khiển những cảm xúc theo lý trí và thấy được các hoàn cảnh một cách khác quan hơn. Cách chữa trị này đã cho thấy hết sức hiệu nghiệm trong việc giúp các bệnh nhân được chẩn định bị chứng chán nản.

 

Cần phải chú ý là đôi khi những người bị chán nản mới đầu không đáp ứng lắm với cách trị liệu này. Đó thường là trường hợp chứng chán nạn đã trở nên trầm trọng rồi.

 

Trong những trường hợp ấy, cách chữa trị hay nhất đó là thực hiện cả hai cách vừa cho uống thuốc vừa theo trị liệu tầm thức. Tuy nhiên, đôi khi thuốc uống là một giải quyết dài hạn cho vấn đề này.


Vấn:     Một đời sống trong Chúa Kitô, tức là việc tham dự vào một đời sống bí tích, thực hiện một đời sống nguyện cầu, tìm cầu việc linh hướng, giúp vào việc chữa trị những chứng bệnh về tâm thần ra sao?

Đáp:    việc tham dự vào một đời sống bí tích, thực hiện một đời sống nguyện cầu, tìm cầu việc linh hướng là tất cả cách thức để lãnh nhận ân sủng thần linh.

 

Linh đạo Kitô giáo là đời sống trong Chúa Kitô nhờ tặng ân Thánh Linh là những gì giúp chúng ta tác hành theo đức tin, bằng đức cậy dựa trên đức tin, và nhất là trong đức mến là tầm vóc viên trọn của đức tin trên con thẳng tiến hướng về cộng đồng Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Vì ân sủng làm trọn hảo hóa bản tính tự nhiên, linh đạo này hoàn toàn hợp với sinh lực tâm lý. Thế nhưng, sinh lực thiêng liêng và sinh lực tâm lý không hoàn toàn như nhau và cũng không phải lúc nào cũng đối xứng với nhau.

 

Một con người bị chứng ám ảnh áp loạn thần kinh chức năng, người không thể giải quyết vấn đề xưng tội và ngay cả việc rước lễ cần phải được chữa trị để có thể sẵn sàng sử dụng phương tiện lãnh nhận ơn thánh hóa. Tuy nhiên, sinh lực tâm thần, cũng như sinh lực thể lý, không phải là một điều kiện cần thiết cho vấn đề thánh đức.

 

Một người bị chứng lo âu không cần được chữa hết âu lo trước hết là để phát triển nhân đức can đảm và dũng lực hay để gia tăng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa của họ. Nó chắc chắn là có ích, nhưng nó không phải là a sine qua non cho việc tăng trưởng nhân đức. Những khó khăn gặp phải trong việc tranh đấu với các tình trạng về tâm lý thực sự có thể giúp vào việc nuôi dưỡng các nhân đức đặc biệt, có thể trở thành cơ hội được dồi dào ân sủng và đi sâu vào đời sống thiêng liêng.

 

Bởi thế, trừ phi các vấn đề trục trặc về tâm lý làm ngăn trở họ tham dự vào đời sống bí tích, con người này hết sức cần phải chủ động tham dự vào đời sống này, cho dù họ có đang được trị liệu. Đó là lý do tại sao trị liệu viên rất cần phải biết đến nhu cầu này và khuyến khích con người ấy làm như thế.

 

Những hiệu năng của ân sủng cùng với việc chữa trị lành mạnh về tâm lý là những gì rất mãnh liệt trong việc chữa lành. Bất cứ một người Công giáo nào bị bệnh tâm thần đều phải tiếp tục lãnh nhận các bí tích thường xuyên và cung kính cũng như cần phải bảo trì một đời sống cầu nguyện liên lỉ quân bình.

 

Một vị linh hướng giỏi có thể giúp rất nhiều về vấn đề này trong việc hướng dẫn để tiến bước trên con đường phát triển thiêng liêng. Dù là nhờ trị liệu hay nhờ linh đạo thì bao giờ Chúa Kitô cũng là Đấng chữa lành.


Vấn:     Tại sao những người Công giáo bị trục trặc về tâm thần cần phải tìm gặp các trị liệu viên Công giáo?

 

Đáp:    Hết mọi lý thuyết về tâm lý đều chất chứa trong nó những giả thuyết về bản tính tự nhiên cũng như về định mệnh của con người. Có những lý thuyết tự bản chất trần tục và đôi khi công khai chống đạo. Đôi khi chúng chối bỏ quyền tự do của con người, những tuyệt đối về luân lý và do đó phủ nhận thực tại về tội lỗi.

 

Đó là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã nói trong Tông Huấn “Hòa Giải và Thống Hối”, khoản số 18: “Một lý do cho thấy sự biến mất cảm quan về tội lỗi trong xã hội hiện đại được tìm thấy nơi những lầm lẫn ở việc coi trọng một số những khám phá của các khoa học nhân bản. Bởi thế, dựa vào một số khẳng định của tâm lý học, việc chú trọng để tránh né tạo nên những cảm giác tội lỗi hay để đặt các giới hạn về tự do là những gì dẫn con người đến chỗ hoàn toàn chối bỏ không chấp nhận bất cứ thiếu sót nào”.

 

Bởi vậy, những người Công giáo rất cần phải thận trọng về việc lãnh nhận các dịch vụ tâm lý hay để cho những kiểu cách tâm lý dở hơi nhất thời chi phối cuộc sống của mình.

 

Ngoài ra, các tâm lý gia nói chung có khuynh hướng nhìn tôn giáo một cách tiêu cực là những gì gây khó khăn thêm cho người Công giáo. Nơi vấn đề tâm lý trị liệu, trị liệu viên có thể chi phối bệnh nhân của mình một cách khéo léo làm cho niềm tin tưởng của người bệnh từ từ bị suy yếu đi.

 

Tuy nhiên, với một trị liệu viên Công giáo giỏi, niềm tin và những việc thực hành tôn giáo của bệnh nhân được phấn khích, và thậm chí họ có thể bàn luận những vấn đề tôn giáo trong các buổi gặp gỡ. Một trị liệu viên như thế đang hành sự với một kiến thức chân thực về con người, dựa vào các giáo huấn của Giáo Hội và được tăng cường bởi những dữ kiện tâm lý lành mạnh.

 

Loại trị liệu này hết sức thiết yếu đối với bất cứ người Công giáo nào tìm sự trợ giúp để giải quyết một vấn đề trục trặc về tâm thần.

Vấn:     Giáo Hội cung cấp những nguồn trợ giúp nào cho những phần tử thuộc đàn chiên của mình khi họ phải giải quyết các vấn đề về tâm thần?

 

Đáp:    Giáo Hội cống hiến cho chúng ta Chúa Kitô là mạc khải của tình yêu Chúa Cha và là mạc khải về chính con người.

 

Chúa Kitô tỏ cho chúng ta ý nghĩa cuộc sống của chúng ta và câu giải đáp cho niềm trông mong của con tim chúng ta. Giáo Hội, trong việc hiến ban Chúa Kitô cho chúng ta, trao tặng chúng ta những gì chúng t among ước nhất và là những gì duy nhất hơn hết làm thỏa mãn chúng ta.

 

Trong “thung lũng châu lệ” này không thể nào tránh được vấn đề bất mãn, thảm cảnh và sầu thương, và Giáo Hội bao giờ cũng hướng chúng ta vượt ra ngoài chân trời này tới cung lòng của Ba Ngôi Thiên Chúa là nơi Chúa Kitô đang sửa soạn chỗ cho chúng ta. Như thế, Chúa Kitô cho chúng ta thấy ý nghĩa cứu độ của khổ đau. Nhờ các bí tích của Giáo Hội, chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô và liên tục được canh tân cùng được biến đổi khi cuộc hiệp nhất của chúng ta với Người tăng triển.

 

Tuy nhiên, Giáo Hội cần phải nhận biết về dịch vụ đặc thù của các khoa tâm lý học có thể cống hiến, nhất là khi chúng ở trong tay của những trị liệu viên liêm chính lành nghề, hiểu biết giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến tự do của con người cũng như đến phẩm giá của con người.

 

Việc hợp tác hỗ tương giữa khoa học nhân bản và hoạt động mục vụ là những gì hết sức quan trọng, mà nếu được thực hiện một cách hòa hợp với nhau, có thế mang các linh hồn về với Chúa Kitô và phát triển việc thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa trên trái đất này.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 13/1/2005

 TOP

ĐTC GPII với tham dự viên cuộc họp thường niên của Học Viện Khoa Học Tòa Thánh về khoa học và tính cách sáng tạo


Thứ Hai 8/11/2004, ĐTC GPII đã gặp gỡ thành phần tham dự viên của cuộc họp thường niên của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học. Sau đây là nguyên văn huấn từ của Ngài về khoa học và tính cách sáng tạo là chủ đề của cuộc họp năm nay.


Cùng Quí Bà và Quí Ông,


Quí Bạn thân mến,


1.     Tôi hết sức hân hạnh chào đón các tôn vị thuộc phần tử của Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Học. Tôi cám ơn ông chủ tịch, Giáo Sư Nicola Cabibbo, đã thay mặt cho quí vị để hết lời chào chúc tôi.


Những cuộc họp của Học Viện này bao giờ cũng là một cơ hội để làm cho nhau thêm thăng tiến, ở, trong một số trường hợp, đã mang lại những nghiên cứu có ích lợi quan trọng cho Giáo Hội cũng như cho thế giới văn hóa. Những việc khởi xướng này đã đóng góp vào cuộc đối thoại tốt đẹp hơn giữa Giáo Hội và cộng đồng khoa học. Tôi tin tưởng rằng những nghiên cứu ấy sẽ dẫn đến một cuộc tìm hiểu sâu xa hơn nữa về các sự thật của khoa học cũng như về các sự thật của đức tin, những sự thật cuối cùng qui về một Sự Thật duy nhất được tín hữu nhận biết nơi tầm vóc trọn vẹn của nó trên dung nhan của Chúa Giêsu Kitô.


2.     Khóa họp thường niên năm nay, bàn đến vấn đề khoa học và tính cách sáng tạo, đã tạo nên những vấn đề quan trọng hết sức liên quan tới chiều kích thiêng liêng của con người. Nhờ văn hóa và hoạt động sáng tạo mà con người có khả năng trổi vượt trên thực tại thể chất và “nhân bản” hóa thế giới chung quanh chúng ta. Mạc khải dạy rằng con người nam nữ được dựng nên theo “hình ảnh và tương tự như Thiên Chúa” (x Gen 1:26), nhờ đó họ có một nhân vị đặc biệt khiến họ, nhờ việc họ làm, phản ảnh hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (x. Laborem Exercens, 4). Thực sự con người cần phải trở nên “thành phần đồng sáng tạo” với Thiên Chúa, khi sử dụng kiến thức và năng khiếu của mình để hình thành một vũ trụ luôn luôn hướng đến chỗ hoàn thành dự án thần linh (x Gaudium et Spes, 34). Tính cách sáng tạo này của con người được đặc biệt thể hiện nơi việc theo đuổi kiến thức cũng như việc nghiên cứu khoa học. Là một thực tại thần linh, tính cách sáng tạo như thế cần phải được thực hiện một cách hữu trách; nó đòi phải tôn trọng lãnh vực tự nhiên, nhất là tôn trọng bản tính của mỗi một con người, vì con người là chủ thể và là cùng đích của nó.


Tính cách sáng tạo, một tính cách phấn khích sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt được chứng tỏ cho thấy nơi khả năng đương đầu và giải quyết những vấn đề và những trục trặc mới mẻ chưa từng có, trong đó có những vấn đề và những trục trặc tái hiện trên thế giới. Con người nam nữ của khoa học gặp khó khăn trong việc sử dụng tính cách sáng tạo này mỗi ngày một phục vụ gia đình nhân loại hơn, ở chỗ cải tiến phẩm chất của sự sống trên mặt đất của chúng ta đây cũng như bằng cách cổ võ một thứ phát triển toàn diện con người, cả về phương diện thể lý lẫn tinh thần. Nếu tính cách sáng tạo của khoa học mang lại lợi ích đích thực cho sự tiến bộ của loài người thì nó không được dính dáng tới mọi hình thức liên quan tới tài chính hay ý hệ, nhờ đó nó mới có thể thuần túy dấn thân một cách vô tư vào việc tìm kiếm sự thật cùng với việc phục vụ nhân loại một cách bất vụ lợi. Tính cách sáng tạo và những khám phá mới mẻ phải làm sao để đưa cả cộng đồng khoa học và các dân tộc trên thế giới lại với nhau, trong một bầu khí hợp tác đặt nặng việc quảng đại chia sẻ về kiến thức hơn là vấn đề cạnh tranh và lợi lộc riêng tư.


3.     Đề tài cho cuộc họp của anh chị em đây mời gọi việc suy nghĩ lại về “những đường lối khám phá”. Thật vậy, tiến trình khám phá có một lý lẽ nội tại sâu xa của nó. Các khoa học gia tiến đến với thiên nhiên tạo vật bằng một niềm xác tín là họ đang đối diện với một thực tại mà họ không sáng tạo song lãnh nhận, một thực tại dần dần hiện tỏ ra trước việc họ nhẫn nại vấn nạn. Họ cảm thấy, thường một cách mặc nhiên thôi, là thiên nhiên tạo vật chất chứa một Thần Ngôn Logos kêu gọi họ đối thoại. Khoa học gia tìm cách đặt ra những câu hỏi về thiên nhiên, đồng thời vẫn giữ thái độ khiêm tốn chấp nhận, thậm chí thái độ chiêm ngưỡng vấn đề của nó. “Cái ngỡ ngàng”, một điều làm nẩy sinh ra việc suy tư về triết học về thiên nhiên tạo vật ngay từ ban đầu cũng như làm xuất phát chính khoa học, không thể nào lại bị suy giảm đi bởi những khám phá mới mẻ; thật thế, nó liên lỉ tăng phát và thường làm cho con người bàng hoàng trước khoảng cách tách biệt kiến thức của chúng ta với tầm vóc viên trọn nhiệm mầu và cao cả của thiên nhiên tạo vật.


Các khoa học gia biết chiêm ngưỡng, trước cái bừng lên của kiến thức và của những khám phá, thường cảm thấy rằng họ đang đứng trước một chân trời vĩ đại vô biên. Thật vậy, vẻ đẹp bất khả khôn dò của thiên nhiên tạo vật, với những gì nó hứa hẹn mang lại những khám phá mới chưa từng có, có thể được thấy như là những gì vượt ra ngoài chính nó hướng đến Đấng Hóa Công là vị đã ban nó cho chúng ta như là một tặng ân chất chứa những bí mật cần được khám phá. Trong việc nỗ lực ý thực được ân này và khôn ngoan sử dụng nó một cách đứng đắn, khoa học liên lỉ gặp gỡ một thực tại được loài người “tìm thấy”. Ở hết mọi thời kỳ khám phá của khoa học, thiên nhiên tạo vật vẫn là một điều được “ban tặng”. Đó là lý do tính cách sáng tạo và sự tiến trên đường khám phá, cũng như trong tất cả mọi nỗ lực khác của con người, cuối cùng cần phải được ý thức trước một bối cảnh của chính mầu nhiệm thiên nhiên tạo vật (cf. "Laborem Exercens," 12).


4.     Quí phần tử của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Học thân mến, một lần nữa, năm nay tôi nguyện chúc cho hoạt động của anh chị em làm nhân danh sự tiến bộ của kiến thức cũng như cho lợi ích của gia đình nhân loại được tốt đẹp. Chớ gì những ngày suy tư và bàn luận này trở thành một nguồn mạch thăng tiến về tâm linh của tất cả mọi người trong anh chị em. Bất chấp những gì chưa được nắm vững cũng như công khó trong việc hết sức nỗ lực để cố gắng giải thích cái thực tại chưa hiểu được ấy, chẳng những nơi các khoa học mà còn nơi cả triết học và thần học nữa, những đường lối khám phá bao giờ cũng là những nẻo đường dẫn đến sự thật. Và hết mọi người tìm kiếm chân lý, cho dù ý thức hay chăng, đang theo con đường cuối cùng dẫn đến với Thiên Chúa là chính Sự Thật (cf. "Fides et Ratio," 16, 28). Chớ gì việc anh chị em nhẫn nại và khiêm tốn đối thoại trao đổi với thế giới thiên nhiên tạo vật mang lại hoa trái nơi những khám phá mới mẻ chưa từng thấy cũng như nơi việc tri ân cảm tạ chân thành về những sự lạ lùng khôn tả của nó. Tôi xin phúc lành khôn ngoan, hoan hỉ và bình an của Thiên Chúa xuống trên anh chị em và gia đình của anh chị em.



Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 8/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
 

 

TOP

 

 

ĐHY Chủ Tịch HĐ Công Lý và Hòa Bình: “Khoa Học và Đức Tin Phục Vụ Con Người”


Trong bài diễn văn của mình, mang tựa đề “Khoa Học và Đức Tin Phục Vụ Con Người” được phát biểu vào ngày 10/10/2004, tại Hội Lễ Khoa Học ở Bergamo Ý Quốc, Đức Hồng Y Renato Martino đã chủ trương rằng khoa học tân tiến “là sản phẩm thực sự của quan điểm Do Thái Kitô Giáo về thế giới”, chứ không phải là sản phẩm của Thời Minh Tri.


Theo vị hồng y chủ tịch này, “đối với các đại khoa học gia và đại thần học gia ở thời Trung Cổ, như Thánh Albêtô Cả, Roberto Grossatesta và Thánh Hildergard ở Bingen, thì mối liên hệ giữa đức tin và khoa học hầu như là những gì tự nhiên”.


Đó là lý do tại sao “những khoa học gia nổi tiếng ấy và những tín hữu tin Thiên Chúa hóa công” đều nhận thấy “vũ trụ này… hòa hợp giữa hai thứ kiến thức này”. Tuy nhiên, ngài nhận định, “việc hòa hợp giữa khoa học và đức tin đã bị phân rẽ vào thời điểm không nhiều thì ít tương hợp với việc khai mào của Thời Minh Tri”.


Thật vậy, “aude sapere”, tức “dám nghĩ”, lời tổng hợp chủ trương của Thời Minh Tri, cho thấy nó “là một nỗ lực của lý trí tự lập trong việc chối bỏ bất cứ một quyền bính nào ngoài chính nó”.


Chính vì lý do ấy mà Thời Lý Trí này đã được đánh dấu bằng “việc lợi dụng” trường hợp nhà bác học Galileo Galilei, “một trường hợp xuất phát như là một dấu chỉ bị tố giác cho là những gì tương phản giữa khoa học và đức tin, khiến nhiều người đi đến chỗ chấp nhận” “cái tính cách bất tương hợp giữa khoa học và đức tin”.


ĐHY Martino nhận định rằng: “Thực ra khoa học tân tiến là sản phẩm đích thực của Do Thái Kitô Giáo vũ trụ quan là vũ trụ quan được bắt nguồn từ mạc khải Thánh Kinh và giáo huấn của Lời Nhập Thể”.


Ngài đã giải thích như thế này: “đặc tính nguồn gốc vũ trụ của thành phần dân ngoại là nêu lên một thứ tái sinh luân hồi baât khả tránh, không có nguyên thủy và cũng chẳng có cùng tận, hoàn toàn mất hết ý nghĩa”. Đó là “một quan điểm luân hồi và khôn cùng về thời gian trong vũ trụ này”, một quan điểm mà “khoa học không thể nào tiến bộ được”.


Thế mà, khoa học lại cần đến “khả năng để xem xét cái khởi điểm của những tiến trình trong vũ trụ” và “nhận định đầy đủ về thời gian là nền tảng cho việc phát triển việc tính toán ước lượng khác nhau và hòa hợp với nhau”.


“Chính vũ trụ quan thẳng tiến và triển tiến phát xuất từ tín lý Kitô Giáo đã phát động việc tiến triển về khoa học, cũng như những khía cạnh khác nơi sinh hoạt của loài người”.


Tuy nhiên, theo vị hồng y này thì ý nghĩ cho rằng Giáo Hội và khoa học là những gì xa lạ với nhau “đã bị những kẻ thù hằn đưa đến chỗ thái quá”.


“Việc làm cho khoa học ăn khớp với thần học thường là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm giữa các thần học gia và khoa học gia”. Theo ngài, “trong số những cái thái quá ấy có thể kể đến là các nỗ lực muốn làm suy yếu đi cái thực tại khách quan, bằng một lý thuyết tương đối tính sai lạc; là những cố gắng để loại trừ đi nguyên lý về căn gốc, bằng việc sử dụng không hợp lý các thứ thuyết về lượng tử cũng như những phương thức khác trong việc biến thuyết biến hóa thành ý hệ, củng cố ý nghĩ về căn gốc và chối bỏ mục đích của vũ trụ”.


“Điều mà tất cả những nỗ lực này hợp với nhau đó là ý muốn tạo nên một ý hệ về khoa học; chúng tìm cách trao cho khoa học một công việc ở ngoài mục tiêu của nó”.


Vi hồng y này đã nhắc lại là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI “đã nhấn mạnh rằng khoa học không thấu triệt được tất cả thực tại, mà chỉ là một mảnh của nó, của một sự thật có thể được chứng mình bằng những phương thức khoa học”, và “khoa học là vương chủ trong lãnh vực của mình” nhưng lại là những gì để “phục vụ con người”.


“Tóm lại, cần phải tránh khuynh hương duy khoa học là những gì vẫn còn đầy giẫy hiện nay, một chủ trương có khuynh hướng muốn biến mọi sự thành kiến thức khoa học” và “không chịu chấp nhận là đúng những đường lối kiến thức khác với những gì xứng hợp với các khoa học tích cực, bằng việc hạ kiến thức về tôn giáo lẫn thần học cũng như sự hiểu biết về luân thường đạo lý và thẩm mỹ xuống một thứ thuần tưởng tượng hạn hẹp”.


Vị hồng y này cho biết từ khi bắt đầu giáo triều của mình, Đức Gioan Phaolô II “đã đặt nền tảng để cho cả khoa học và đức tin đều phục vụ con người”. Vị hồng y đã trích lại lời của Đức Thánh Cha nói như sau: “việc hiểu biết bản thân chúng ta cũng như vũ trụ sẽ đạt tới chỗ khôn ngoan chân thực chỉ khi nào chúng ta hướng về nhiều đường lối giúp tâm trí con người đạt được kiến thức, qua khoa học, nghệ thuật, triết lý và thần học. Việc tìm hiểu khoa học sẽ có tính cách sáng tạo hơn và thiện ích hơn cho xã hội khi nó góp phần vào việc liên kết kiến thức phát xuất từ những nguồn mạch khác nhau này và dẫn đến chỗ thực hiện một cuộc trao đổi tốt đẹp với tất cả những ai hoạt động ở các lãnh vực hiểu biết khác”.


Vị hồng y nói tiếp, khoa học, cả về nghiên cứu lẫn áp dụng thực hành, là “một biểu hiệu quan trọng cho thấy vai trò làm chủ của con người trên tạo vật”, nếu “khoa học và kỹ thuật hướng về con người, là thành phần từ họ chúng xuất phát và phát triển, … và tìm thấy nơi họ cũng như nơi những giá trị về luân lý của họ những gì cho thấy cùng đích của chúng cũng như cho thấy cái hạn hẹp của chúng”.


“Khoa học và kỹ thuật là những nguồn lợi quí giá khi chúng phục vụ con người và phát động việc phát triển toàn vẹn của con người cho lợi ích của tất cả mọi người; tuy nhiên, chúng không thể cho thấy được ý nghĩa của cuộc sống và sự tiến bộ của con người”.


Đó là lý do tại sao can phải loại trừ “quan niệm sai lầm về một thứ khoa học phi giá trị luân lý” và đó cũng là lý do tại sao “chỉ là ảo mộng khi chủ trương tính cách trung dung về luân lý của việc tìm hiểu về khoa học và việc áp dụng khoa học”.


“Vì ý nghĩa sâu xa của mình, khoa học và kỹ thuật cần phải triệt để tôn trọng các qui chuẩn nồng cốt về luân lý; chúng phải phục vụ con người, các quyền lợi bất khả nhượng của con người, thiện ích thực sự và toàn vẹn của con người, hợp với dự án và ý muốn của Thiên Chúa”.


Theo chiều hướng ấy, “mạc khải Kitô giáo thực sự là một vì tinh tú cho con người” và là “cơ hội Thiên Chúa ban để con người tìm thấy tất cả những gì là viên trọn nơi dự án yêu thương được bắt đầu bằng việc tạo dựng của Ngài”.


Đó “là đường lối bảo đảm những khám phá của khoa học sẽ là những gì phục vụ con người. Con người, hằng mong muốn biết chân lý, nếu họ có thể nhìn ra ngoài bản thân mình và hướng tầm mắt ra ngoài các dự định riêng tư của họ, được ban cho khả năng để tái nhận thức được mối liên hệ chân thực với sự sống, theo con đường của chân lý”.

 

TOP

 

ĐTC ngỏ lời với Hội Nghị của Viện Giáo Hoàng Về Khoa Học

Ngày Thứ Hai 11/11/2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ngỏ lời với 60 chuyên gia và khoa học gia tụ họp tại Vatican để bàn về vấn đề “Những Giá Trị Văn Hóa của Khoa Học”, một đề tài được đề nghị bởi giáo sư Werner Arber về vi trùng học ở Biozentrum thuộc Đại Học Basle, Thụy Sĩ, người đã được giải thưởng Nobel năm 1978. Viện Khoa Học này đang sửa soạn mừng 500 năm thành lập. Hội viên gồm có Gary Becker, giáo sư kinh tế tại Đại Học Chicago, Ahmed Hassan Sewail, giáo sư hóa học và vật lý ở Viện Kỹ Thuật California, và Antonio Zichichi, Chủ Tịch Liên Hiệp Khoa Học Gia Thế Giới. Đức Thánh Cha đã dùng Anh ngữ để nói với các nghị viên như sau:

“Khoa học tự nó là biểu hiệu cho một giá trị đối với kiến thức của loài người cũng như đối với cộng đồng nhân loại. Chính nhờ khoa học mà chúng ta ngày nay hiểu được hơn nữa về vị thế của con người trong vũ trụ, về những liên hệ giữa lịch sử của loài người với lịch sử của vũ trụ, … về tính cách phức hợp đáng kể cũng như tính cách điều hợp lạ lùng của chính những tiến trình của sự sống. Chính nhờ khoa học mà chúng ta mới có thể cảm nhận được hơn bao giờ hết điều một phần tử trong viện giáo hoàng về khoa học này đã gọi là ‘kỳ công của con người’. Đây là đầu đề được ông John Eccles, vị nhận giải thưởng Nobel năm 1963 về vấn đề thần kinh thể chất học, đã đặt cho cuốn sách viết về bộ óc và trí khôn của con người. Kiến thức này tiêu biểu cho một giá trị trổi vượt và sâu xa đối với toàn thể gia đình nhân loại, và nó có một tầm mức quan trọng khôn lường đối với những qui luật của thần học và triết lý… khi hai khoa học này tìm hiểu một cách hoàn toàn hơn nữa sự phong phú của kiến thức con người cũng như của mạc khải Thánh Kinh.

“Nếu triết lý và thần học ngày nay hiểu biết hơn quá khứ ý nghĩa của loài người trên thế gian này, thì hai khoa học này mắc nợ khoa học không ít về sự hiểu biết ấy. Bởi chính khoa học đã cho chúng ta thấy các hoạt động của thiên nhiên tạo vật man vàn và phức tạp đến đâu và cái bao la dường như vô tận của vũ trụ được tạo dựng này. Sự ngỡ ngàng bộc phát khơi nguồn cho những suy tư triết lý ban đầu này về thiên nhiên tạo vật cũng không suy giảm trước những khám phá khoa học mới mẻ. Trái lại, nó còn làm tăng thêm khi có một minh thức mới nào đó nẩy lên. Những loài có khả năng ngỡ ngàng theo thân phận tạo vật của mình đều được biến đổi khi chúng ta nắm được hoàn toàn chân lý và thực tại, khi chúng ta được thúc đẩy tìm kiếm sâu xa hơn trong lãnh vực cảm nghiệm và đời sống nhân loại.

“Bởi thế, các khoa học gia chính vì được biết nhiều hơn nên được kêu gọi để phục vụ hơn. Vì quyền được tự do nghiên cứu cho họ có được một kiến thức chuyên biệt, mà họ có trách nhiệm phải sử dụng nó một cách khôn ngoan cho thiện ích của toàn thể gia đình nhân loại. Đến đây Tôi chẳng những nghĩ đến những nguy hiểm chất chứa trong một thứ khoa học làm hư hỏng nền luân thường đạo lý được xây dựng nơi bản tính của con người cũng như vào việc tôn trong môi trường sinh sống, những đề tài Tôi đã nhiều lần bàn đến trong quá khứ. Tôi cũng đang nghĩ đến những thiện ích lớn lao cả thể do khoa học có thể mang lại cho các dân tộc trên thế giới bằng những cuộc nghiên cứu cần thiết cũng như bằng những ứng dụng về kỹ thuật. Nếu quyền tự lập hợp pháp của khoa học được bảo vệ khỏi áp lực về kinh tế và chính trị, nếu không chịu chiều theo những thứ áp lực của công kiến hay của tìm kiếm lợi lộc, nếu dấn thân vào việc nghiên cứu vô tư nhắm đến chân lý và công ích, thì cộng đồng khoa học mới giúp cho các dân tộc trên thế giới và mới có thể phục vụ họ một cách thích đáng nhất.

“Vào lúc mở màn cho một tân thế kỷ này, các khoa học gia cần phải hỏi mình là về vấn đề này họ có thể làm gì hơn được nữa hay chăng. Trong một thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa hơn, liệu họ có thể làm hơn nữa để tăng thêm mức độ chỉ dẫn và cải tiến những điều kiện về sức khỏe, để nghiên cứu những phương thức phân phối quân bình hơn những nguồn lợi thiên nhiên, để làm cho việc tự do luân lưu tín liệu dễ dàng hơn nhờ đó mọi người có thể đạt được thứ kiến thức có thể cải tiến phẩm chất của đời sống và tăng thêm tiêu chuẩn sinh sống của con người chăng? Họ đã làm cho tiếng nói của họ vang vọng hơn nữa và có thế giá hơn nữa cho việc xây dựng hòa bình thế giới chưa?”

TOP