QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
ĐHY Chủ Tịch HĐ Công Lý và Hòa Bình về Tiếng Nói của Giáo Hội bị tắc nghẹn...
Hôm Thứ Hai 18/10/2004, tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh Vatican, ĐHY Renato Martino, trong buổi ra mắt cuốn sách “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Những Thách Đố Về Việc Giáo Hoàng Ngoại Giáo: Tuyển Tập (1978-2003), đã nhận định rằng tiếng nói của Giáo Hội bị tắc nghẹn là vì một phần do bởi “các nhóm áp lực mãnh liệt về văn hóa, kinh tế và chính trị”.
Theo vị hồng y này thì ngày nay có “những thứ thẩm tra thánh mới sặc mùi tiền bạc và ngạo main” bị chi phối “bởi thành kiến” chống lại tất cả những gì là Kitô Giáo.
Nhận định về “những cái mập mờ đang hiện diện nơi những đòi hỏi về nhân quyền”, theo ngài, “tiếng nói của ĐTC và của Giáo Hội Công Giáo ít được lắng nghe, nhất là ở các xứ sở giầu thịnh. Thậm chí những tiếng nói này còn bị cố tình làm cho biến mất bởi cái rầm rộ tấu hợp của các nhóm áp lực mãnh liệt về văn hóa, kinh tế và chính trị bị thúc động chính yếu bởi thành kiến đối với tất cả những gì là Kitô giáo”.
Vị HY này nhận định rằng trong việc chống lại Giáo Hội, đối với “những thứ thẩm tra thánh này… thì hết mọi phương thức đều hợp tình hợp lý nếu góp phần vào việc làm câm lặng đi tiếng nói của Giáo Hội, từ chỗ hăm dọa đến chỗ công khai khinh bỉ, từ chỗ kỳ thị về văn hóa đến chỗ tẩy chay”.
Vị HY chủ tịch này còn nêu lên một trường hợp điển hình nơi hoạt động của các nhóm này, đó là việc họ “phát động một thứ lẫn lộn về vai trò giống tính đực cái, chế diễu việc kết hôn giữa một người nam và một người nữ, và tấn công sự sống là những gì đã trở thành đối tượng cho những cuộc thử nghiệm xúc phạm nhiều nhất.
300 Kitô Hữu bị áp lực tái trở lại Ấn Giáo ở tiểu bang Orissa
Biến cố này đã được ĐGM Alphonse Bilung giáo phận Rourkela, nơi lễ nghi tái trở lại đã diễn ra, xác nhận với cơ quan AsiaNews của Tòa Thánh về Việc Truyền Giáo Hải Ngoại.
Sự kiện xẩy ra vào buổi chiều hôm Chúa Nhật 17/10/2004, một số đông tín đồ Ấn Giáo đã tụ họp lại cách nhà thờ Công Giáo khoảng 5 cây số. Các bộ tậc thuộc ba làng khác nhau đã được chở bằng xe jeep và xe vận tại cách xa trên 100 cây số tới khu vực Sindurgh là nơi thực hiện lễ nghi tái trở lại Ấn Giáo này, một lễ nghi đã được kết thúc với việc phân phát lương thực và quần áo cho những ai tái trở lại Ấn Giáo.
Vị giám mục này cho biết những Kitô hữu bộ tộc ấy “sống giữa những người Ấn Giáo và phần lớn lệ thuộc vào đa số việc làm ăn của người Ấn Giáo”.
“Mặc dù truyền thông tường trình là có 80 gia đình tái trở lại Ấn Giáo, sự thật thì chỉ có 336 người trở lại mà thôi bởi vị ép buộc và hứa hẹn. Các nhóm cực thủ Ấn Giáo đang lừa dối và thổi phồng lên con số tái trở lại để gây hoang mang cho các bộ tộc. Nhờ đó họ có thể huyênh hoang về sự thành công trong những hành động xuí giục của họ”.
Các Tu Sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái của Chân Phước Têrêsa Calcutta bị tấn công ở Ấn Độ
Cha Babu Joseph Karakombil, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ấn Độ đã nói với Cơ Quan Tín Vụ Fides như sau:
“Chúng tôi cực lực lên án hai cuộc tấn công các tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái xẩy ra hôm qua (Chúa Nhật 26/9/2004) ở Kerala. Chúng tôi rất lo âu về tình hình tái phát hiện những nhóm cực thủ Ấn Giáo đang tìm chỗ đứng chính trị. Thế nhưng chúng tôi cũng đã nhận được tình đoàn kết từ các tổ chức, những cơ quan dân sự và nhiều nhóm Ấn giáo, Hồi giáo và Phật giáo”.
Những cuộc tấn công xẩy ra ở tỉnh Pantheerankave, miền bắc Cochin thuộc tiểu bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Tỉnh lỵ này là một tỉnh lụp xụp tồi tàn của thổ dân Ấn không có giai cấp. Cuộc tấn công đầu tiên xẩy ra vào buổi trưa khi một nhóm tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái đến phân phát thực phẩm như thường lệ cho dân chúng ở tỉnh lỵ này. Đang khi có mấy gia đình đang xin các sơ giúp đỡ thì một nhóm 5 người đã nhào đến tấn công xe của các tu sĩ bằng gậy và giây xích. Trong khi tấn công, họ hô hào những khẩu hiệu nói lên ý hệ quốc giáo Ấn Độ.
Hai chị dòng và người tài xế bị thương tích. Một nhóm tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái khác thấy vậy tiến đến thì chính nhóm thứ hai này cũng bị 30 người khác tấn công. Mẹ bề trên bị đập vào đầu và một nữ tu cùng 2 sư huynh dòng này bị thương. Những tay cực thủ Ấn Giáo đã cố gắng để tống các tu sĩ này ra khỏi chiếc xe của các vị nhưng không thành công.
Tất cả những tu sĩ bị thương đều được mang vào nhà thương, trong đó một chị bị thương nặng. Tình hình đã không đi đến chỗ xẩy ra quá trầm trọng là vì có một số phụ nữ địa phương đã ra mặt chống đối. Đức Giám Mục địa phương là Joseph Kalathiparambil giáo phận Calicut đã đến thăm các nữ tu và nói rằng ngài sẽ tường trình cuộc tấn công này lên thẩm quyền quốc gia.
Vẫn biết việc bác ái của các tu sĩ dòng Chân Phước Têrêsa Calcutta hoàn toàn có tính cách nhân đạo bất phân biệt giai cấp và niềm tin, nhưng trước mắt thành phần cực thủ thì đó là cách dụ giáo của Kitô hữu Công Giáo, khiến cho tín đồ Ấn Giáo trở lại Công Giáo.
Cảnh sát đã bắt giữ 9 kẻ tấn công, trong khi đó Bharatiya Janata Party (BJP) hoạng động theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Giáo và các nhóm khác chối không phải họ gây ra các cuộc tấn công ấy. Tuy nhiên, theo lời các tu sĩ Chư Thừa Sai Bác Ái thuật lại thì “những kẻ tấn công hô hào những câu khẩu hiệu như ‘muôn năm BJP”.
Các hiệp hội và phong trào Kitô hữu khắp tiểu bang Kerala đã phổ biến lời tuyên cáo chung để bày tỏ sự phẫn nộ và quan tâm về biến cố bị họ nghiêm trọng lên án, và bênh vực hoạt động của Hội Dòng Mẹ Têrêsa.
Cha Babu Joseph Karakombil tin rằng ý đồ của những kẻ tấn công là “tấn công tình trạng ôn hòa luôn chi phối quốc gia Kerala”. Cha cho rằng việc sát hại cha Job Chittilappily một tháng trước đây là một “dấu hiệu đang lo ngại” và cuộc tấn công này vào chư thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa là thành phần luôn được “coi trọng ở khắp Ấn Độ”.
Kitô hữu chỉ có khoảng 2% dân số 1 tỉ người của Ấn Độ, Công Giáo được 17 triệu. Ấn Giáo chiếm 80% dân số.
Một Thứ Ý Hệ Nhẩy Vọt nơi Thành Phần Cực Thủ Hồi Giáo
Vị giáo sư ở Học Viện Tòa Thánh Nghiên Cứu về Ả Rập và Hồi Giáo là Francesco Zannini đã cho AsiaNews biết rằng chúng ta đang chứng kiến thấy “một thứ nhẩy vọt về ý hệ” của “thành phần cực thủ Hồi Giáo, của các nhóm quá khích và những tay khủng bố”, thành phần coi Tây Phương là kẻ thù. Theo ngài nhận định thì những vụ lấy đầu các con tin Tây Phương ở Iraq là cách bắt “Tây Phương phải quì gối xuống”.
Mặc dù việc lấy đầu là một việc “xẩy ra trong lịch sử Hồi Giáo”, nhưng “việc cắt thủ cấp ấy không phải là một trừng phạt được ngờ trước theo luật lệ Hồi Giáo. Nó có thể xẩy ra trong quá khứ nhưng nó không phải là một trừng phạt đặc biệt, nhất là một trừng phạt giành cho các kẻ địch thù. Có những đoạn truyền khiến sát hại các kẻ thù của Hồi Giáo, nhưng những đoạn ấy không lệnh phải lấy đầu. Kinh Koran không đề cập đến nó. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) cũng không luôn”.
Theo ông giáo sư này thì “việc muốn lấy đầu và dùng truyền thông để loan tải những thứ sát hại ấy chính là để kéo chú ý và gây hăm dọa”, cũng như “để bắt người Tây Phương phải quì gối xuống” và gây chi phối “tâm lý quần chúng”.
Vị giáo sư này xác định rõ là “các bản văn Hồi Giáo rõ ràng là lên án việc sát hại thành phần nữ giới. Những câu châm ngôn (của Tiên Tri Mahommed) đáng tín cẩn nhất nói rằng không thể sát hại nữ giới, trẻ em, hàng giáo sĩ và thậm chí cả các nông gia, hoặc giới trẻ ở vào tuổi đi lính nhưng không tại ngũ. Thế nhưng, những tay khủng bố này đã nhẩy vọt về ý hệ, ở chỗ, họ đã xác định lại hình ảnh của thành phần ‘kẻ thù’. Đối với trào lưu cực thủ, với những nhóm và những tên khủng bố cực đoan quá khích thì kẻ thù là tất cả những người Tây Phương vậy”, bởi thế, hết mọi người Tây Phương, thậm chí kể cả con nít là kẻ tấn công Hồi Giáo”, và do đó, “cần phải bị hủy diệt”.
Theo vị giáo sư này, “đó là một chủ trương ý hệ biện minh cho tất cả cuộc Thánh Chiến”, mặc dù quả thực có xẩy ra ở Iraq, những ai sát hại có thể là những người Hồi Giáo, nhưng “cũng có cả những người vô thần nấp ở đằng sau Hồi Giáo nữa, hay có những cơ quan mật vụ hoặc những gì khác nữa”.
Trước tình trạng này, chính những người Hồi Giáo cũng “lấy làm kinh ngạc. Họ thấy mình đối diện với một cái gì đó mới mẻ chưa từng xẩy ra”, và mặc dù họ “không quên được những cuộc chiến đấu trong quá khứ”, họ cũng “cảm thấy bàng hoàng trước những gì hiện đang xẩy ra hôm nay đây”.
Vị giáo sư này cho biết thêm “Có một người Hồi Giáo bạn của tôi ở Bangladesh, một nhà trí thức, thú với tôi về mối quan tâm của ông ta rằng, ông cảm thấy là có một nhu cầu khẩn trương cần phải củng cố vấn đề giáo dục sống theo lý tưởng nơi giới trẻ là thành phần bằng không sẽ trở thành những người lãnh đạo một tương lai tăm tối sau này”.
“Thậm chí có cả một số phần tử thuộc tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ở Ai Cập cũng đã thú nhận về sự bàng hoàng của họ. Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo ấy thấy rằng những tay khủng bố Iraq đã phần nào thực hiện theo ý hệ của những tay này, nhưng tổ chức này cảm thấy rằng…’những tay khủng bố ấy đã làm cho Hồi Giáo trở thành công khai xấu xa”.
Những Kitô Hữu bị sát hại ở Iraq để ngăn cản việc tái thiết Iraq
Hôm thứ hai 27/9/2004, có 9 nhân viên làm việc, trong đó có 6 Kitô hữu trẻ trung thuộc lễ nghi Chaldean, đã bị sát hại ở thủ đô Baghdad, vì tội hợp tác với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nguồn tin này đã được ĐGM phụ tá Tòa Thượng Phụ Chaldean là Shlemon Warduni xác định với Đài Phát Thanh Vatican.
Vị giám mục này cho biết, theo quan điểm của ngài, đó không phải là một cuộc tấn công Kitô hữu: “Tôi nghĩ rằng họ bị giết chỉ vì họ là thành phần nhân viên lao công. Nhiều nhóm không muốn bất cứ ai làm việc. Nhưng làm sao dân chúng có thể sống mà không làm việc đây? Dân chúng sợ đi ra ngoài và con số đến nhà thờ đang bị sút giảm đi. Một số nhà thờ đã bắt đầu những chương trình về giáo lý; có những nhà thờ không sợ người của mình bị bắt cóc đi. Cũng khó có thể qui tụ giới trẻ lại. Chúng tôi sẽ thấy những gì xẩy ra cho các học đường khi những lớp học chưa bắt đầu mở”.
Giáo Hội lễ nghi Chaldean đang hoạt động cho việc thả những con tin ở Iraq ra, nhất là hai phụ nữ tình nguyện viên người Ý, những người đang giúp cho các trẻ em Iraq ở thủ đô Baghdad.
“Hằng trăm người đã bị bắt cóc với giá chuộc phải trả từ giữa 10 đến 20, 50 chục ngàn Mỹ kim mỗi đầu người”.
Từ khi chiến tranh chính thức xẩy ra ở Iraq một năm rưỡi trước đây (3/2003), có hơn 80 Kitô hữu bị chết trong tay những kẻ khủng bố Hồi Giáo, trong đó có 20 người bị cheat vào tháng 9/2004, và trong 20 người này có 2 người bị lấy thủ cấp. Trong tháng 8/2004, một số nhà thờ đã trở thành những mục tiêu tấn công của những cuộc khủng bố.
Tòa Thánh lên tiếng về vấn đề tống giam các linh mục và tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc
Vị giám đốc của văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro-Valls hôm 11/9/2004 đã phổ biến một công báo về vụ các linh mục Công Giáo bị tống giam ở Trung Quốc như sau:
“Tòa Thánh được biết rằng trong Tháng Tám có một số vị linh mục và tín hữu Công Giáo bị tống giam ở Trung Quốc.
1. Trong tuần đầu Tháng 8, Cha Paul Huo Junlong, tổng đại diện của giáo phận Baoding, giáo tỉnh Hebei, đã bị cảnh sát giam giữ cùng với 7 vị linh mục và 2 chủng sinh khác. Các cha Paul An Jianzhao và John the Baptist Zhang Zhenquan bị lãnh bản án lao động cải huấn một thời gian. Còn những người khác vẫn bị giam giữ ở Quyang, Baoding, chưa kể đến ba người không cùng giáo phận. Theo tin tức được loan tải hôm 6/9 thì có 23 phần tử thuộc hàng giáo sĩ Baoding đã bị cầm chân hay quản thúc. Trong số đó có ĐGM James Su Zhimin và ĐGM Phụ Tá Francis An Shuxin, vị đã bị mất tích ở vào khoảng giữ Tháng 9 năm 1997 và Tháng 3 năm 1996, và đang bị giam giữ mà chẳng được xét xử gì ở một nơi bí mật.
2. Vị quản trị giáo phận của TGP Fuzhou sau đó bị giam giữ cùng với hai vị linh mục và 1 chủng sinh khác. Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ đã được trả tự do.
3. Tòa Thánh không biết động lực nào đã gây ra những biện pháp đàn áp ấy. Nếu quả sự việc xẩy ra quả đúng như tin tức thì một lần nữa diễn ra việc trầm trọng vi phạm đến quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản của con người.
Tòa Thánh yêu cầu tôn trọng quyền này, một quyền được thừa nhận trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và mong rằng những người được đề cập đến trên đây được tự do sớm bao nhiêu có thể, theo công lý, tự do và việc dấn thân phục vụ của họ trong việc phục vụ các cộng đoàn riêng của họ.
4. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được tin tức cho biết rằng vào cuối Tháng 8, ĐGM John Gao Kexian thuộc giáo phận Yantai, giáo tỉnh Shandong, đã cheat trong tù ở tuổi 76. Thi thể của ngài đã được cảnh sát trao cho gia đình của ngài. ĐGM Gao đã bị lao tù từ cuối thập niên 1990 và cách đây ít lâu không còn nghe thấy tin tức gì về ngài nữa”.
Các Vị Giám Mục ở Mã Lai lo ngại trước những mập mờ về quyền tự do tôn giáo ở quốc gia Hồi Giáo này
Theo tin tức của Mạng Lưới Điện Toán Toàn Cầu Zenit ngày 9/9/2004 thì ở Kuala Lumpur có một bà mẹ tên là Shamala Sathyyaseelan không phải là tín đồ Hồi Giáo, có hai người con, đã đặt vấn đề với tòa án tối cao nhất ở Mã Lai về lý do tại sao con cái của bà bị bắt buộc trở lại Hồi Giáo mà không có sự đồng ý của bà và chẳng được thông báo gì.
Tòa Thượng Thẩm này đã dẹp trường hợp này bằng việc tuyên bố là không thích hợp và chuyển nó sang Tòa Shariah. Các luật sư của bà mẹ này đã phản đối bằng lập luận là Shariah hay Luật/tòa Hồi Giáo không có pháp quyền đối với những người không phải là Hồi Giáo.
Xứ sở Đông Nam Á có 23.5 dân số này có hai hệ thống luật: một dựa vào hiến pháp liên bang của đất nước cũng như vào các tòa án dân sự; còn hệ thống kia theo luật Shariah và theo nguyên tắc chỉ áp dụng cho những tín đồ Hồi Giáo.
Trong trường hợp của bà mẹ này, trước việc tối cao pháp viện phủi tay như thế, Tòa Shariah có thể nghiêng về việc người bố yêu cầu và chấp thuận việc con cái mình trở lại Hồi Giáo. Theo cơ quan Tín Liệu Á Châu thì các vị giám mục Công Giáo Mã Lai đã chú trọng tới trường hợp của bà mẹ này. Trong văn kiện mới phổ biến, các vị giám mục nhấn mạnh đến trường hợp những cuộc hôn nhân hỗn hợp thì kẻ yếu, tức không phải tín đồ Hồi Giáo, bị gặp trục trace nhiều nhất. Mặc dù được luật pháp bảo vệ, thành phần không phải tín đồ Hồi Giáo cũng phải chấp nhận những quyết định của các tòa án Hồi Giáo thiên về tín đồ Hồi Giáo. Mã Lai theo hiến pháp là một quốc gia Hồi Giáo, tuy nhiên, các tôn giáo khác vẫn có thể “được sống đạo một cách an bình và ôn hòa”.
Bản văn kiện của các vị giám mục lên tiếng bênh vực quyền tự do tôn giáo: “Không ai buộc phải học hỏi hay tham dự bất cứ lễ nghi hay tác động thờ phượng của một tôn giáo không phải của mình”, và “tôn giáo của người dưới 18 tuổi là do cha mẹ hay người bảo hộ quyết định”.
Từ những nguyên tắc ấy, các vị giám mục Mã Lai đi đến kết luận rằng “hoàn toàn không vì lợi ích tốt đẹp nhất của con trẻ” khi nó bị cha mẹ bắt trở lại đạo hay việc bắt trở lại này không được hỏi ý của người cha hay mẹ kia. Bởi thế, các vị giám mục Mã Lai yêu cầu chính phủ và Quốc Hội hãy phê chuẩn những khoản luật buộc các tòa án phải chấp nhận và bảo vệ theo hiến pháp quyền tự do tôn giáo và các quyền lợi của cha mẹ.
Chưa hết, các vị giám mục còn đi xa hơn vụ án của người mẹ này nữa và chạm đến chính bản chất của quốc gia. Thật vậy, khi Liên Bang Malaya được thành lập năm 1948, (đổi danh xưng thành Malaysia năm 1963), quốc gia mới độc lập này đã thừa nhận một bản hiến pháp có mục tiêu hòa giải nhiều sắc dân và tôn giáo cùng bảo toàn các quyền lợi của họ.
Bản hiến pháp xác định là Hồi Giáo là quốc giáo của Mã Lai, nhưng Mã Lai là một quốc gia trần thế bảo toàn quyền tự do tôn giáo. Do đó, các vị giám mục đã lập luận rằng Shariah không thể trở thành luật lệ của đất nước này. Trong hệ thống pháp luật lưỡng diện này thì thành phần không phải Hồi Giáo thường bị kỳ thị về việc theo đạo, về pháp hạn của tòa án, về sản vật và về việc thừa hưởng di sản. Tình trạng này khiến cho những người thiểu số về tôn giáo càng ngày càng bất mãn với thành phần đa số Hồi Giáo.
Để tránh bất cứ một xung khắc nào về tôn giáo, ĐTGM Murphy Pakiam ở Kuala Lumpur đã kêu gọi Kitô hữu hãy đóng một vai trò tích cực trong xã hội Mã Lai và ủng hộ chính phủ về việc mới bổ nhiệm tân Thủ Tướng Abdullah Ahmad Badawi.
Trong bài diễn văn cho Ngày Độc Lập 31/8, ĐTGM Murphy đã nhắc nhở thành phần tham dự viên bấy giờ rằng vị thủ tướng này đã từng chuyên chú đến nhu cầu ôn hòa và khuyến khích “việc đối thoại giữa các văn hóa và tôn giáo” để giúp cho xứ sở này tránh được “tính cách bảo thủ chủng tộc và tôn giáo” là những gì làm tràn ngập “chủ nghĩa cấp tiến bạo động”.
Trong một bài diễn văn trước Công Đồng Đại Kết Các Giáo Hội, tân thủ tướng Badawi đã minh định như sau: “Là một người Hồi Giáo muốn ngỏ lời cùng tất cả mọi người Mã Lai, cả Hồi Giáo lẫn không phải Hồi Giáo, một con người có nhiệm vụ cổ võ sứ điệp dung nhượng giữa dân tộc, nhất là nơi cái đa số Người Hồi Giáo này”.
Những Nhóm Bảo Thủ Hồi Giáo ở Pakistan Liên Quan Đến Vụ Sát Hại Người Công Giáo
Một người Công Giáo tên là Nasir Masih, 26 tuổi, bị bắt giam về bị cáo tội ăn trộm, đã bị giết chết tháng 8 vừa rồi bởi một cuộc tấn công của một đám hỗn dân bảo thủ Hồi Giáo, trong đó có cả 6 người cảnh sát viên. Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của hội đồng giám mục Pakistan đã xác nhận vụ này với Cơ Quan Fides của Vatican và được cơ quan này loan tin hôm Thứ Tư 8/9/2004 vừa rồi.
Ông thư ký của ủy ban này là Peter Jacob đã cho biết “cuộc sát hại này có nguyên do về tôn giáo”. Người cha của nạn nhân nói rằng: “Rõ ràng là một âm mưu để đánh tôi bằng cách sát hại con trai của tôi”. Ông cho biết con trai của ông “không bao giờ ăn trộm ăn cắp bất cứ một sự gì”.
Vào ngày 16/8, nạn nhân sống ở khu vực Baldia Siekhupoura, 45 cây số (hay 27 dặm) cách thủ đô Lahore này đã bị bắt cóc đang khi ở nhà và bị một nhóm Hồi Giáo dùng võ lực lôi đi tố cáo là ăn trộm. Một ít giờ sau, trạm cảnh sát ở khu vực này báo cho gia đình biết rằng nạn nhân đã bị tống giam. Ba ngày sau, gia đình nhận được tin nạn nhân đã bị cheat. Nhiều thương tích và vết bầm còn trên thi thể của nạn nhân.
Sáu đó mấy ngày, những người Kitô Giáo và Hồi Giáo trung dung đã xuống đường chặn lối đi giữa Lahore và Siekhypoura, yêu cầu tôn trọng những người thiểu số và quyền tự do tôn giáo. Cảnh sát đã ra tay giải tán đám biểu tình. Cơ quan CSW (Christian Solidarity Worldwide) đã nói với Fides rằng cảnh sát cũng đe dọa luật sư của gia đình nạn nhân, bảo người luật sư này không được tố giác các việc cảnh sát dính dáng đến nội vụ này.
Viên chức Stuart Windsor của cơ quan CSW cho biết: “Thảm cảnh này là kết quả của cuộc hành hạ dã man bất khả chấp của cảnh sát, và những ai có trách nhiệm về tội ác này phải được công lý xét xử. Masih không chính thức bị tố cáo là lộng ngôn; trái lại, cái chết của anh ta là chứng cớ cho thấy tình trạng phát triển của việc bạo động của nhóm bảo thủ chống lại Kitô hữu ở Pakistan. Việc bạo động này được hỗ trợ bởi luật hành tội lộng ngôn cũng như bởi những thày cô cực đoan thuộc các trường phái Koran”.
Cái chết của nạn nhân này là vụ thứ bas au hai vụ sát hại giới trẻ Công Giáo khác, những người cũng đã cheat trong tay các tay hay cảnh sát cực đoan Hồi Giáo. Đó là trường hợp của Javed Anjum 19 tuổi ở Quetta, cheat hôm 2/5/2004 ở Faisalabad. Thi thể của em bị 26 vết thương gây ra do 1 thày giáo cùng một số học sinh của một trường học Hồi Giáo muốn em trở lại Hồi Giáo.
Và trường hợp thứ hai xẩy ra cho anh Samuel Masih, 32 tuổi, bị bắt vào Tháng 8/2003 vì bị cáo tội lộng ngôn, và bị chết ở bệnh viện ngày 28/5 do một cuộc tấn công của một viên bảo an bảo thủ Hồi Giáo.
Tổng Giám Mục Iraq yêu cầu Hoa Kỳ và Liên Minh bênh vực Kitô hữu ở Iraq.
Vào ngày 10/9/2004, ĐTGM Louis Sako ở Kirkuk theo Lễ Nghi Chaldeans, đã gửi một công văn hội nghị được tổ chức tại một đan viện Ý ở Camaldoli theo sáng kiến của tờ nguyệt san Il Regno. Sauk hi đã nhận định về tình hình ở Iraq, vị TGM này cho biết “các Kitô hữu ở đây là thành phần bất khả thiếu cho tình trạng quân bằng ở miền này, vì kiến thức về khoa học cùng luân lý của họ cũng như vì lòng khoan nhượng của họ”.
Xứ sở này có 25 triệu dân, trong đó có 62% Hồi Giáo phái Shiite, 34% Hồi Giáo phái Sunnis và từ 3 đến 4% Kitô Giáo. Kitô hữu “là một yếu tố quan trọng của thứ văn hóa đối thoại và hòa giải cần thiết cho hòa bình. Sự hiện diện của họ là những gì quan trọng cho đất nước của chúng tôi như những con sông Tigris và Euphrates đối với đất nước này vậy. Đó là lý do có 4 Kitô hữu trong Hội Đồng Quốc Gia.
“Những cuộc tấn công vào các nhà thờ mấy tuần trước đây nhắm đến việc làm cho xứ sở này trở thành bất ổn. Để đạt được mục tiêu ấy cần phải thực hiện những cuộc nổ tung nhà thương, đặt bom ở chợ búa, hay tổ chức tấn công một trạm cảnh sát.
“Có lẽ, theo dự định của một số cực đoan (không phải là người Iraq), thì mục tiêu của họ muốn nhắm đến là thành phần Kitô hữu cần phải rời bỏ xứ sở này để nó trở thành một đất nước toàn tòng Hồi Giáo.
“Tôi nghĩ rằng những người Hoa Kỳ và liên minh có một trách nhiệm rõ ràng trong việc hết sức cố gắng để chấm dứt tình trạng vô lý này, nhờ đó mới giữ được kiểu mẫu dân chủ và đại biểu giúp Kitô hữu có thể dấn thân giúp vào việc giáo dục và huấn luyện người Iraq sống theo văn hóa hòa bình, đối thoại và tương kính.
“Nếu không đạt được mục tiêu này thì tôi nghĩ những người Hoa Kỳ và đồng minh làm cho thế giới hết lòng tôn trọng và chẳng còn tin tưởng gì nữa”.
Việc xử vụ thảm sát linh mục ở Ấn Độ vẫn chưa được thỏa đáng
Cơ Quan Tín Vụ Thừa Sai hôm Thứ Sáu 10/9/2004 đã tường trình tiếp về vụ linh mục Job Chittilappilly bị đâm chết thảm thương ở cư gia Giáo Xứ Đức Mẹ Ban Ơn là chính quyền đã bắt giữ một người tên là Reghu Kamar, 25 tuổi, vì đã ra mặt tự thú, vì người này sợ rằng vị linh mục ấy sẽ làm cho các người Ấn Giáo trở lại Công Giáo. Con người sát nhân này cũng muốn phục hồi ngôi đền thờ Ấn Giáo tọa lạc cả 20 năm trời bên cạnh Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Thuruthiparambu. Ngôi đền thờ Ấn Giáo này muốn được phục hồi, thì theo niềm tin địa phương, cần phải lấy máu của một vị tư tế khác để đền bù cho cái chết của vị tư tế của đền thờ này 25 năm về trước.
Hay tin Kamar bị bắt, tín hữu ở giáo xứ này đã tuốn đến bao vây trạm cảnh sát này 5 tiếng đồng hồ, hô hoán và tố giác rằng chính quyền “cố gắng che giấu một mưu đồ ở đằng sau tội ác này và làm giảm nhẹ tình hình bằng việc tống giam một người duy nhất”.
ĐGM Percival Fernandez, tổng bí thư của hội đồng giám mục Ấn Độ, cho biết rằng “Kitô hữu ở Kerala đã từng sống an lành và thuận hòa bao nhiêu thế kỷ nay, và cuộc ám sát cha Job là một nỗ lực để tạo nên tình hình bất hòa trong cộng đồng bởi thành phần xúi bậy”.
Hội đồng giám mục Ấn Độ cũng yêu cầu chính quyền ở Kerala xin Văn Phòng Điều Tra Tội Ác điều tra vụ ám sát này.
ĐTGM Thoomkuzhy TGP Trichur, nơi tổ chức một cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy 11/9/2004 để tỏ ra phản đối việc chính quyền tỏ ra dửng dưng trước vụ ám sát này, đã cho hãng Tín Liệu Á Châu biết rằng “chúng tôi sẽ không dừng bước cho đến khi tìm thấy những thủ phạm thực sự và cho thấy những nguyên do thúc đẩy họ làm như thế”.
Những cuộc trả đũa chống lại Kitô hữu ở Nepal gây ra bởi thành phần cực đoan Hồi Giáo
Sau cuộc tấn công vào hai đền thờ ở thu đô quốc gia này, các nhà thờ Kitô hữu ở Kathmandu tỏ ra lo sợ sẽ trở thành mục tiêu cho thành phần cực đoan Hồi Giáo tấn công trả đũa.
Cuộc tấn công vào các đền thờ này là phản ứng về cái chết của 12 công dân Nepal bị nhóm cực thủ Iraq thảm sát ở Iraq.
Nhóm người xuống đường phản đối cũng “tố cáo Hiệp Chủng Quốc phải chịu trách nhiệm về cái chết của những người con tin này, vì thành phần con tin đã làm việc cho những người Mỹ ở Iraq”. Cha Justin, một vị linh mục người Nepal ở giáo xứ Mẹ Mông Triệu thuộc Kathmandu cho hãng thông tấn AsiaNews biết như thế.
Hiệp Chủng Quốc được coi là một quốc gia Kitô Giáo nên “dân chúng đang đổ cho những người Kitô hữu về những gì đã xẩy ra cho thành phần con tin ấy”, và những nhà thờ Kitô Giáo ở thủ đô Nepal đang có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công trả đũa.
Vị linh mục trên đây nói tiếp: “Chúng tôi không đi đâu ngoài giáo xứ cả; các viên chức thẩm quyền bảp chúng tôi rằng làm như vậy là điều nguy hiểm. Đêm hôm qua (31/8/2004), nhiều người đã bao vây các dịnh thự của nhà xứ. Ngay cả các nhà thờ Tin Lành cũng bị bao vây bởi những người xuống đường này”.
Vị linh mục nhấn mạnh rằng: “Tất cả chúng tôi đều là người Nepal… Tất cả chúng tôi đều cảm thấy niềm đau của những gia đình có thân nhân bị sát hại. Chúng tôi chống lại cái tàn bạo man rợ của hành động bất nhân này. Tôn giáo không có liên quan gì đến những gì đã xẩy ra hết”.
Hằng ngàn người đã xuống đường ở Kathmandu khi nghe tin hôm Thứ Ba 31/8 về việc sát hại 12 nhân viên Nepal bị bắt cóc ngày 20/8 ở Iraq bởi nhóm cực đoan Hồi Giáo Ansar al-Sunna.
Lệnh giới nghiêm đã được ban hành ở Kathmandu bởi những cuộc gây rối, bao gồm cả những cuộc tấn công vào hai đền thờ bị đốt bởi một nhóm hỗn dân trẻ tuổi. Hai đền thờ này là Jama Masjid và Takie Masjid, được tọa lạc gần nhau ở trung tâm thủ đô và gần trạm cảnh sát. Đền Jama là đền thờ chính của Hồi Giáo ở Kathmandu. Các dinh thự của chính phủ và của những cơ quan kiếm việc làm cũng bị tấn công nữa.
Những kẻ chống đối tố cáo thẩm quyền ở Kathmandu là không ra tay hành động đúng lúc để cứu lấy thành phần con tin. Chính quyền Nepal đã quyết định mở cuộc điều tra về việc nhóm chiêu mộ nhân viên Nepal đi làm việc như thế. Gia đình của các nạn nhân nói rằng nhân viên đi làm này ở Iraq một cách bất hợp lệ, hoàn toàn trái với ý muốn của họ. Họ đã ký hợp đồng để làm việc ở Jordan những đã bị lấy mất giấy thông hành của họ và được gửi sang Iraq làm việc.
Nepal có tất cả 25.5 triệu dân cư, trong đó 86.2 theo Ấn Giáo, 7.8 theo Phật Giáo, 3.8 theo Hồi Giáo và .5 triệu theo Kitô Giáo (Công Giáo có 6 ngàn).
Một Vị Linh Mục Công Giáo bị thảm sát ở Ấn Độ
Thi thế của cha Job Chittilappilly được tìm thấy ở Tân Đề Li vào sáng Thứ Bảy 28/8/2004 với những vết dao đâm. Ngài là vị linh mục 71 tuổi, phục vụ ở cộng đoàn Syro-Malabar 45 năm, cư trú tại nhà xứ Đức Mẹ Ban Ơn ở Thuruthiparambu thuộc miền Tây Nam tiểu bang Kerala.
Cho dù chưa biết rõ nguyên cớ, nhưng theo các điều tra viên thì án mạng này dường như là một cuộc hành xử. Cơ quan truyền giáo Fides đã tường trình hôm Thứ Ba 31/8/2004 là nhà xứ không hề bị mất mát hay đụng chạm gì cả.
Đức Giám Mục James Pazhayattil của giáo phận Irinjalakuda đã cho biết: “Cha Job bấy giờ đang cầu Kinh Mân Côi trước Thánh Lễ… thì ngài bị tấn công và đâm bằng những nhát dao cho chết. Cộng đồng giáo phận chúng tôi rất xúc động trước biến cố này. Chúng tôi không biết là ai đã ra tay giết ngài”.
Các nguồn tin ở Giáo Hội địa phương cho hay vị linh mục này đã nhận được những cú điện thoại đe dọa ít lâu nay, hăm giết ngài nếu ngài không thôi thực hiện “việc dụ giáo”. Vị Giám Mục địa phương trên đây cho biết tiếp: “Cha Job thường đến viếng thăm các gia đình Ấn Giáo, những người đã tỏ ra ân cần tiếp đón ngài. Ngài không có vấn đề dụ giáo”.
Cha Job được chôn táng tại nhà thờ Thánh Antôn ở Moorkanadu, giáo xứ ngài được sinh ra. Thánh lễ an táng do đức giám mục địa phương chủ tế, cùng với sự tham dự của các viên chức thẩm quyền.
Cuộc sát hại này làm tăng thêm căng thẳng đối với việc chống lại Kitô hữu ở Jharkhand và Orissa, những gì đã được hội đồng giám mục Ấn Độ mới đây kêu gọi chính quyền can thiệp và tinh thần khoan hòa đạo giáo.
Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo ở Á Châu và Thế Giới Hồi Giáo
Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Hãng Thông Tấn Á Châu đã tiết lộ cho biết sự kiện này khi trình bày bản “Tường Trình Năm 2004 Về Tự Do Tôn Giáo” được biên soạn bởi hiệp hội tòa thánh Hỗ Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn mà ngài là một hợp tác viên. Theo ngài thì đây là cách thức để đàn áp tự do tôn giáo ở Á Châu.
“Ở những vùng Cộng Sản và những chỗ bị ảnh hưởng bởi trào lưu cực thủ tôn giáo thì họ không mãn nguyện với việc đàn áp cá nhân; họ còn phá hủy tất cả mọi thứ đồ và cơ sở gắn liền với vấn đề tự do thờ phượng.
“Dĩ nhiên là các nhà thờ bị phá hủy, như đang xẩy ra ở Nam Dương, Trung Hoa và Ấn Độ.
“Thế nhưng, họ cũng phá hoại các nhà cửa của Kitô hữu nữa, nhất là các trường học của Kitô hữu. Việc phá hủy các trường học là một yếu tố bắt bớ hầu như là một khuynh hướng hiện nay ở Trung Hoa, Hồng Kông, Nam Dương, Nepal, Ấn Độ và Pakistan.
“Trong trường hợp này họ chẳng những muốn bịt miệng đức tin của một cộng đồng mà còn tất cả mọi ảnh hưởng có thể về xã hội gây ra bởi các tôn giáo, nhất là bởi Kitô Giáo. Việc phá hoại chẳng những để tiêu diệt đức tin mà còn làm bại hoại, làm cản trở dân chúng, làm giảm sút những quan điểm về xã hội.
“Người Ấn Giáo chống lại các học đường Công Giáo và Tin lành muốn giữ thành phần cùng đinh xã hội trong thân phận của những kẻ nô lệ bị trị.
“Những người Hồi Giáo (ở Nam Dương) đốt phá đại học đường ở Ambon không muốn những người Kitô hữu hoạt động và muốn những người Moluccas làm mồi ngon cho các chính sách ngoại bang”.
Chính phủ Hồng Kông, vì bị áp lực của Bắc Kinh, cũng đang gây kho dễ cho vấn đệ chủ quyền của các trường học Kitô Giáo.
Trái lại, ở thế giới Hồi Giáo, tình hình tự do tôn giáo lại đang tiến bộ khả quan, bất chấp nạn khủng bố ở Iraq, Thánh Địa và Saudi Arabia.
Đúng thế, theo một chuyên viên về Trung Đông là Camille Eid, một phóng viên người Labanon sống ở Ý, cũng trong buổi trình bày về “Bản Tường Trình 2004 Về Tự Do Tôn Giáo”, một bản tường trình có phần đóng góp của ông về thế giới Ả Rập, đã cho biết rằng ở “những vùng (Hồi Giáo) xẩy ra những kỳ thị theo luật Hồi Giáo, từ việc cấm những người Hồi Giáo không được theo đạo khác, đến việc bắt các người công dân khác phải tuân theo những qui luật pháp chế của Hồi Giáo.
“Từ 3 đến 4 năm qua đã có tiến bộ đáng kể về những cải tiến theo chiều hướng dân chủ, cũng như chiều hướng bình quyền giữa nam nữ, hy vọng rằng những điều này trong một thời gian ngắn có thể cũng sẽ dẫn tới những cải tổ về việc tự do thờ phượng.
“Điều này xẩy ra chẳng hạn như việc chấp thuận ở Morocco về luật ‘mudawwana’, luật tân gia đình, hay như Bản Hiến Pháp mới tạm thời ở Iraq.
“Tuy nhiên, theo việc phân hạnh mới đây về vấn đề tự do tôn giáo ở các quốc gia Ả Rập được Hội Chuyên Viên Kinh Tế phổ biến thì các quốc gia Vùng Vịnh kém nhất trong vấn đề này, Saudi Arabia được đánh dấu ‘0’ và các nước khác được đánh dấu ‘4’”.
Nước Qatar tỏ ra tiến bộ nhiều trong vấn đề cởi mở bằng việc tổ chức vào tháng Năm vừa rồi Hội Nghị Đối Thoại Hồi Giáo Và Kitô Giáo Về Vấn Đề Tự Do Thờ Phượng, một hội nghị đã bày tỏ ý muốn có cả sự tham dự của Do Thái Giáo vào lần tới.
“Ở Kuwaitt, trái lại, trong khi thực hiện những cải tiến về tình trạng của cộng đồng giáo phái Hồi Giáo Shiite thì lại cấm đoán những người không phải Hồi Giáo được tổ chức các lớp giáo lý”.
Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Tôn Giáo
Trong cuộc họp lần thứ 60 của Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, cuộc họp sẽ kéo dài cho tới hết ngày 23/4/2004, ĐTGM Silvano Tomasi, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, đã ngỏ lời cùng ủy ban này hôm Thứ Sáu 2/4/2004 như sau:
Thưa Ông Chủ Tọa,
1. Vị thế của các tôn giáo trong xã hội và niềm mong ước của những tôn giáo này muốn được tham dự vào đời sống công cộng để phục vụ dân chúng đã từng là yếu tố cho những cuộc tranh luận gần đây, những cuộc tranh luận được khơi lên bởi những biến cố chính trị và chủ nghĩa đa số tăng phát ở nhiều xứ sở trên thế giới. Tôn giáo là một chiều kích quan trọng nơi đời sống của cá nhân cũng như của các dân tộc, và do đó nó cần phải đóng một vai trò chủ động nơi cuộc sống chung.
Thật thế, Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (khoản 18) đã cổ võ quyền tự do tôn giáo như sau: “Hết mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo của mình hay niềm tin của mình ra qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phượng và luật phép một cách riêng tư một mình hoặc với tính cách chung cộng đồng”.
Tôi cảm thấy đây là cơ hội thuận lợi để nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo bao gồm cả khía cạnh cá nhân lẫn đoàn thể. Việc tôn trọng khía cạnh đoàn thể về quyền tự do tôn giáo là vấn đề cần thiết để bảo đảm việc hoàn toàn nhìn nhận và cố võ khía cạnh cá nhân của cùng một thứ quyền lợi này.
2. Bất cứ tín đồ của đạo giáo nào cũng có quyền, miễn là không phạm gì tới nền an ninh và thẩm quyền hợp pháp của quốc gia, tin tưởng và thực hành tín ngưỡng là những gì cần phải được tôn trọng vì quyền tự do tôn giáo là một trong những khía cạnh chính yếu của quyền tự do lương tâm cũng như của việc đóng góp hữu hiệu vào công ích xã hội. Những phương tiện về pháp luật quốc tế, như các hiệp ước và tuyên ngôn, đã liên lỉ khẳng định giá trị và tầm quan trọng của quyền tự do tôn giáo, đồng thời cũng chống lại sự kỳ thị đối với tất cả mọi tín đồ hầu họ được tự do tuyên xưng niềm tin của họ, theo lương tâm, biểu hiệu và truyền thống của họ.
Tiếc thay, quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị vi phạm ở một số nơi, và ngày nay lại còn có những nhóm phi quốc gia ra mặt thực hiện việc kỳ thị, thậm chí sử dụng võ lực để tấn công những nhóm thiểu số tôn giáo, trong nhiều trường hợp những hành động kỳ thị này không bị chính quyền trừng trị. Những nơi thờ phượng và các nghĩa trang bị hủy hoại hay bị cướp phá và tục hóa; các tín đồ bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị sát hại, và các vị lãnh đạo của họ trở thành mục tiêu kỳ thị đặc biệt. Khả năng để chọn lựa tôn giáo, kể cả quyền thay đổi tôn giáo, đều gặp nhiều chướng ngại ở một số môi trường xã hội đã trực tiếp vi phạm đến quyền tự do lương tâm là những gì vốn được tôn trọng.
3. Vai trò của Ủy Ban Nhân Quyền vẫn hợp thời và cần thiết để bênh vực quyền tự do tôn giáo. Từ năm 1987, Bản Tường Trình Đặc Biệt về tự do tôn giáo hay tự do tin tưởng đã kêu gọi chú trọng tới những khoản chưa được hoàn thành của Bản Tuyên Ngôn Về Việc Loại Trừ Tất Cả Mọi Hình Thức Bất Khả Chấp Và Kỳ Thị Tôn Giáo Hay Niềm Tin. Việc làm quí hóa này đáng được chân thành cảm nhận và cần tiếp tục bảo đảm là các qui chuẩn liên quan đến quyền tự do tôn giáo phải được các quốc gia hội viên nhìn nhận và áp dụng.
Sau hết, “quyền tự do tôn giáo, một đòi hỏi thiết yếu nơi phẩm vị của hết mọi con người, là một nền đá xây dựng các thứ nhân quyền, bởi đó, là một yếu tố bất khả thế cho thiện ích cá nhân cũng như toàn thể xã hội… một yếu tố thiết yếu cho việc con người chung sống thuận hòa… Quyền lợi về dân sự và xã hội đối với vấn đề tự do tôn giáo, vì nó chạm đến lãnh vực sâu xa nhất của tâm thần, trở thành một cứ điểm cho các quyền lợi căn bản khác, và một cách nào đó, trở thành một thứ lượng định của những quyền lợi khác” (John Paul II, Message for the 21st World Day of Peace, "Religious Freedom: Condition for Peace," Dec. 8, 1987, No. 1). Thế nên, chẳng những không ai được vi phạm đến quyền lợi này, trái lại, các tín hữu còn phải được bảo vệ cho khỏi nguy cơ bị kỳ thị và tấn công nữa, còn có thể được công bằng xét xử, và nếu là nạn nhân, họ cần phải được bồi thường.
4. Người ta thấy đang xuất hiện một thứ hình thức tinh khéo trong việc bất khả chấp tôn giáo, khi tỏ ra chống lại quyền tự do tôn giáo trong việc công khai nói về những vấn đề liên quan tới những kiểu hành vi cử chỉ được cho là phản lại các nguyên tắc luân lý và bản chất đạo đức. Vai trò tích cực của các tín hữu nơi đời sống xã hội cần phải được nhìn nhận, miễn là họ tôn trọng ý nghĩa lành mạnh nơi bản chất trần thế của quốc gia. Trong số những vấn đề khác, điều này xứng hợp với những đòi hỏi của một chủ nghĩa đa số lành mạnh và là những gì góp phần xây dựng một nền dân chủ chân thực. Tôn giáo không thể nào bị biến thành một thứ lãnh vực sống riêng tư khiến nó mất đi chiều kích xã hội cùng với hoạt động bác ái của nó đối với thành phần yếu kém được nó vô tư phục vụ.
5. Trái lại, tất cả mọi tôn giáo đều có thể góp phần đặc biệt vào cuộc chung sống thuận hòa, bằng việc loại trừ đi những ý đồ và phương tiện bạo động của một số phần tử của mình, thành phần che đậy những mục đích phá hoại của họ bằng tấm bình phong tôn giáo, thay vào đó bằng việc tiến đến chỗ đối thoại liên tôn. Trong những tình trạng hiện nay thì con đường dẫn tới một tương lai hòa bình chắc chắn là con đường của sự hiểu biết nhau và thông cảm nhau, của việc đối thoại và hợp tác một cách xây dựng cho nền hòa bình. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, việc áp dụng quyền tự do tôn giáo, cũng như việc thực hành quyền tự do tôn giáo, cả lãnh vực cá nhân lẫn cộng đồng tín hữu, cần phải trở thành một thực tại phổ quát. Đồng thời, trong tiến trình giáo dục ở tất cả mọi cấp độ, cần phải nhìn nhận việc tôn trọng những quyền lợi này, nhờ đó, mới có thể truyền đạt việc xây dựng một thứ văn hóa tương kính cũng như một thứ cảm nhận tích cực đối với tính cách đa dạng ở một môi trường sống phát triển tất cả mọi thứ quyền lợi của con người.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/4/2004)
Luật cấm trở lại Kitô giáo ở Sri Lanka
Bộ Tôn Giáo Vụ nước Sri Lanka đã loan báo là sẽ ra một khoản luật giới hạn những cuộc chuyển giáo. Bởi vì, theo ông bộ trưởng người Ấn giáo là Thiagarajah Maheswaran đã cho báo chí biết khi ông đến thăm Madras, Ấn Độ là “đã có hơn 7 ngàn tín đồ Ấn giáo, từ những khu vực đông bắc và trung phần của nước Sri Lanka, trở lại Kitô giáo trong vòng 10 năm qua. Những cuộc trở lại tăng thêm trong những tháng gần đây, vì những cơ quan nhân đạo quốc tế đã dấn thân tái thiết quốc gia này đã bắt đầu kiến thiết các ngôi thánh đường”.
Lịch sử đã cho thấy Sri Lanka đã bị tàn phá trong hai thập niên qua bởi cuộc đụng độ giữa chính quyền và nhóm phản loạn Tamil Tigers. Trong những ngày gần đây, theo Cơ Quan Tín Liệu Vụ Truyền Giáo, vấn đề trở lại càng trở nên gay go với cái chết của một tăng sĩ Phật giáo là vị đã lãnh đạo cuộc chiến đấu chống những thứ chuyển giáo từ Phật giáo sang Kitô giáo. Theo các vị bác sĩ thì Tăng sĩ Gangodavila Soma Thera đã chết ở Nga vào đầu tháng 12/2003 vì bị đứt mạch máu, song một số Phật tử đã đổ thừa cho Kitô hữu làm tăng thêm căng thẳng giữa hai cộng đồng. Tại Sri Lanka, trong 20 triệu dân, có 70% là Phật tử, 15% Ấn giáo, 8% Kitô giáo (trong đó có 6.7% Công giáo) và 7% Hồi giáo.
Những khốn khó về tôn giáo vẫn còn đó sau thời Sađam Hussein
ĐTGM Jean Benjamin Sleiman đã cho một tường trình viên của Tín Liệu Á Châu hay là: “Cho dù chế độ của một Sađam Hussein Tây Phương có được coi như là một thứ quốc gia trần thế, tức một xã hội dân sự được cai trị bởi lề luật Hồi Giáo, cũng có những hậu quả nghiêm trọng”. Nguyên phó thủ tướng Aziz nắm chức vụ trong chính quyền không phải là vì ông là một Kitô hữu “mà vì ông đã là một đại thân hữu nhỏ bé lâu đời của Sađam Hussein. Tôi phải nói rằng, với tư cách là một phần tử của cộng đồng thiểu số này, chúng tôi thường nhận được những thứ chuẩn chước không phải từ Aziz mà từ các vị Bộ Trưởng Hồi Giáo khác”. ĐTGM kể ra trường hợp một cuốn sách giáo khoa có những lời nói phạm đến Kitô giáo. “Aziz đã không làm gì trước cuộc phản đối của chúng tôi. Cuối cùng một vị Bộ Trưởng Hồi giáo đã ra lệnh loại bỏ cuốn sách ấy khỏi tủ sách học đường”.
Chế độ của Sađam Hussein đã chấm dứt, “một kỷ nguyên của việc chung sống theo hàng ngang đã qua đi giữa các nhóm tôn giáo khác nhau, những nhóm mà tất cả đều bị chà đạp bởi cùng một quyền lực. Thế nhưng, bước kế tiếp để tiến đến chỗ nội bộ chấp nhận cùng nhau chung sống với thành phần khác vẫn chưa xẩy ra. Một người Hồi Giáo không bao giờ còn nói bậy bạ về một Kitô hữu trước mặt người Kitô hữu ấy, song điều này không có nghĩa là người Hồi Giáo đó chấp nhận việc cùng nhau chung sống với một người khác niềm tin với mình”.
ĐTGM nhận định là Kitô hữu hiện nay đang trải qua một thời điểm khó khăn. “Chính quyền tạm thời đã dẹp bỏ Bộ Tôn Giáo Vụ. Hiện nay có một hội đồng tôn giáo cho phái Hồi giáo, một cho phái Hồi giáo Sunnis và một cho các cộng đồng thiểu số Kitô giáo. Tuy nhiên, việc thay đổi này đang gây ra những khó khăn to lớn đối với những mối liên hệ giữa Kitô hữu với nhau. Chẳng hạn, về hội đồng thiểu số này có 3 vị đại diện Chaldean và không có một vị Chính Thống nào cả. Còn nữa, vai trò đại diện của họ thường được thi hành ở chỗ sắc tộc của họ nghịch với niềm tin tôn giáo của họ, nên đã gây ra các thứ rắc rối”. Hậu quả của chính sách đàn áp tôn giáo của Sađam Hussein là ở chỗ không có “một cộng đồng tôn giáo nào ở Iraq ngày nay biết được thế nào là quyền tự do”. Bởi thế, “để học biết thế nào là tự do” đó là “một thách đố lớn lao đối với tất cả mọi tôn giáo ở Iraq ngày nay”.
Vị TGM này cũng cảnh giác về hiện tượng cực thủ “đang thấm nhập rất nhiều vào xã hội Iraq”. Các học đường là một điển hình như ngài trưng dẫn: “Trẻ em được giáo dục một cách thiển cận và thường tiến đến chỗ nói với các bạn đồng lớp Kitô giáo của mình rằng: ‘Chúng mày là Kitô hữu sẽ bị xuống hỏa ngục, vì chỉ có những người Hồi Giáo chúng tao mới lên thiên đàng mà thôi’”.
Các cơ sở bác ái của Kitô giáo có nguy cơ sẽ bị cấm đoán ở Ấn độ.
Một viên chức mới được tuyển cử ở tiểu bang tây bắc Rajasthan đã đe dọa cấm tất cả mọi tổ chức xã hội và cô nhi do Kitô hữu quản trị.
Thật vậy, theo các nguồn tin cho Cơ Quan Tín Liệu Truyền Giáo Vụ biết là hôm 1/12/2003, Đảng Bharatiya Janata ái quốc sùng Ấn Giáo đã thắng cử ở 3 trong 4 tiểu bang, trong đó có tiểu bang Rajasthan. Ông Madan Dilaver, một vị tân giám đốc của các dịch vụ xã hội ở tiểu bang Rajasthan đã công khai tuyên bố là ông ta có ý định đóng cửa những tổ chức do thiểu số Kitô hữu quản trị.
Ông này đặc biệt nói là ông có thể dẹp cả Emmanuel Bible Institute Samiti ở Kota là nơi đang coi sóc 6 ngàn cô nhi và điều hành 150 trung tâm người cùi cùng 140 dưỡng viện cho người nghèo túng. Ông đã bắt đầu vận động chống lại vị chủ tịch của viện xã hội này, bằng cách tố giác vị này có những hoạt động phản quốc.
Phản Ứng của Hàng Giáo Phẩm Pháp trước quyết định bài tôn giáo của Tổng Thống Pháp
Hôm Thứ Năm 18/12/2003, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã tuyên bố ông thiên về một thứ luật cấm sử dụng những dấu hiệu tôn giáo “hiện lộ” ở các trường học. Ông đã chấp nhận đa số những lời khuyến nghị trong tuần vừa rồi của Ủy Ban Stasi được ông bổ nhiệm. Ông yêu cầu cấm các dấu hiệu “rõ ràng cho thấy phần tử tính của tôn giáo”, chẳng hạn như khăn che mặt của Hồi giáo, yarmulke của Do Thái giáo, hay thập giá “quá” to.
Vị tổng thống này cũng loại bỏ lời đề nghị của ủy ban này về việc thiết lập hai ngày lễ, một của Do Thái Giáo và một của Hồi Giáo trong lịch hằng năm của học đường. Ông chỉ chấp nhận việc dễ dàng ban phép nghỉ học chính đáng cho những học sinh muốn cử hành ngày Lễ Yom Kippur (Do Thái) và Aid el Kebir (Hồi Giáo) mà thôi.
Vị tổng thống này cũng thiên về một thứ luật không cho các bệnh nhân ở các bệnh việc công được quyền từ chối chăm sóc bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe khác phái. Phụ nữ Hồi giáo càng ngày càng từ khước bị các bác sĩ nam chăm sóc.
Vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp là ĐTGM Jean-Pierre Ricard cai quản TGP Bordeaux cũng vào ngày Thứ Năm 18/12/2003, đã khẳng định như sau:
“Khoản luật về vấn đề trần thế, được vị tổng thống cộng hòa này nghĩ trong đầu và được ủy thác cho chính quyền đây, có thể góp phần vào việc nhắc nhở một cách hữu hiệu những nguyên tắc và qui luật chi phối chúng ta về vấn đề này. Thế nhưng cũng cần phải nhấm nạh là vấn đề trần thế đây trước hết là nghệ thuật cùng nhau chung sống là cuộc sống được thăng hóa bởi kinh nghiệm sống và việc thực hành.
"Quốc gia có trách nhiệm bảo đảm cho tất cả những đại gia đình đạo giáo được tôn trọng như nhau, được chú trọng như nhau. Vấn đề trang phục và các dấu hiệu tôn giáo nơi các trường công cũng như nơi cơ sở hành chánh đã từng là đề tài tranh luận. Vị tổng thống cộng hòa này muốn có được một giải quyết về lập pháp. Ông nêu lên vấn đề. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng việc bỏ phiếu cho một thứ luật như thế sẽ là một câu giải đáp tuyệt vời cho tất cả mọi thứ khó khăn. …
"Nếu học đường cần phải bảo vệ cho khỏi hết mọi hình thức bạo động, áp buộc và gây rối nơi môi trường giáo dục, thì nó không được trở thành, đúng như tổng thống đã nhấn mạnh, ‘một nơi đồng loạt, một chốn vô danh, ở đó các thứ dấu hiệu có tính cách phần tử tôn giáo đều bị cấm đoán. Bởi thế, phải thận trọng là, việc hình thành thứ luật về các dấu hiệu tôn giáo không được cho nó như là một dấu hiệu ngờ vực của đại đa sống dân chúng là thành phần mang những dấu hiệu phần tử tôn giáo của mình không phải là những gì gây rắc rối cho lãnh vực công cộng”.
Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tự Do Tôn Giáo
Thứ Sáu 14/11/2003, với Tiểu Ban Thứ Ba của Đại Hội Đồng về “Những Vấn Đề Nhân Quyền, bao gồm những đường lối thay chuyển để cải tiến Việc Hoan Hưởng Thực Sự Các Thứ Quyền Lợi của Con Người cùng với các Quyền Tự Do nồng cốt”, ĐTGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh ở Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu chủ trương của Tòa Thánh như sau:
Ngài Chủ Tọa,
Tính cách phổ quát của nhân quyền phát xuất từ sự thật chắc chắn này là tất cả mọi con người bình đẳng về bản tính và phẩm giá. Chính vì lý do này mà Tòa Thánh đã liên lỉ bênh vực và cổ võ việc tôn trọng các thứ quyền lợi của con người cũng như những quyền tự do cốt yếu của tất cả mọi dân tộc. Những quyền lợi và những quyền tự do này không lệ thuộc vào Quốc Gia hay vào việc quốc gia nhìn nhận một thứ quyền lợi nào. Trái lại, chúng thuộc về chính bản tính của con người cũng như về những gì thiết yếu cho bản tính này.
Trong số những quyền tự do cốt yếu của hết mọi con người là quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này ở ngay nền tảng của lâu đài các thứ quyền lợi của con người, vì nó ảnh hưởng đến mối liên hệ nguyên sơ của con người với Đấng Hóa Công.
Một trật tự xã hội chính đáng đòi tất cả mọi người, với tư cách cá nhân cũng như cộng đồng, phải làm sao có thể tuyên xưng niềm tin đạo giáo và các niềm xác tín của mình được người khác hết sức tôn trọng. Những gương sáng vô số của thời đại chúng ta chứng tỏ và xác nhận cho chúng ta thấy rằng một khi niềm tin của đạo giáo được tự do chọn lựa và sống động một cách gắn bó thì các tôn giáo đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm an ninh cũng như trong việc cổ võ các dân tộc chung sống thuận hòa, một điều kiện để ngăn ngừa hiệu nghiệm các cuộc xung khắc và là một dụng cụ có công dụng để xây dựng một nền hòa bình bền vững.
Tự do tôn giáo còn đóng góp một cách quyết liệt vào việc phát triển thành phần công dân được tự do thực sự và giúp cho họ ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc hoàn tất các nhiệm vụ của họ. Việc thi hành quyền tự do tôn giáo vun trồng một cách chung chung cảm quan về người khác giúp cho cá nhân tuyên xưng niềm tin sống với tha nhân bằng một mối liên hệ có tính cách khách quan hơn là chủ quan. Nó là một phương tiện quan trọng cho việc củng cố tính cách liêm chính về luân lý nơi con người. Xã hội dân sự có thể tin tưởng vào những người tín hữu là thành phần, nhờ các niềm xác tín tôn giáo sâu xa của mình, sẽ không dễ dàng chiều theo những ý thức hệ hay những xu hướng đang thịnh hành, song sẽ nỗ lực tác hành theo các ước vọng sâu xa của họ đối với tất cả những gì chân thực và xác đáng, một điều kiện thiết yếu cho việc bảo đảm hòa bình.
Tường Trình Viên Đặc Biệt của Ủy Ban Nhân Quyền về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin thường nhắc nhở những nhà thẩm quyền ở các xứ sở khác nhau về các thứ luật lệ và thực thi hành chính tiếp tục giới hạn hay vi phạm đến các thứ quyền lợi của cá nhân tín hữu hay của các nhóm tôn giáo đã được Hiến Pháp của họ chính thức công nhận. Trong bản tường trình cuối cùng của mình, vị tường trình này đã bày tỏ nhận định về một cuộc bộc phát mới nơi những qui định hành chính về quyền tự do tôn giáo, khi vị này ám chỉ đặc biệt tới việc ghi danh một cách áp bức kỳ thị đối với các nhóm tôn giáo và áp đặt những qui định đặc biệt nơi một số xứ sở để cắt xén quyền tự do tôn giáo, phạm đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Ở một số xứ sở, những dấu hiệu cho thấy việc bất dung nhượng tôn giáo vẫn còn xẩy ra, chẳng hạn những trường hợp như ngặt nghèo cấm đoán việc dạy tôn giáo cho trẻ em và giới trẻ; giới hạn việc cấp giấy thông hành cho nhân viên tôn giáo; thiếu tự do trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và những phương tiện truyền thông xã hội khác cho mục đích về tôn giáo; từ chối không cho phép xây cất những nơi thờ phụng mới; ghen ghét việc truyền đạo; có những lúc phổ biến những lời phát biểu không trung thực thậm chí bởi chính quyền để chống lại tôn giáo khác; cấm không cho cử hành việc thờ phượng công khai/cộng; vi phạm đến các nhóm tôn giáo thiểu số, kể cả việc sát hại các vị lãnh đạo và di dân tôn giáo. Thật là đáng tiếc khi thấy có một số hoạt động lập pháp của một số quốc gia không cho phép công dân của mình quyền được thay đổi tôn giáo, ngay cả khi thành phần công dân này quyết định thay đổi tôn giáo sau khi đã tìm kiếm sự thật một cách thành tâm, tự do và ý thức theo tiếng lương tâm của họ. Những hình thức này hay những hình thức khéo léo khác của việc bất dung nhượng và kỳ thị tôn giáo đang gây đau khổ và gánh nặng cho hàng triệu triệu tín hữu. Hết mọi vi phạm đến quyền tự do tôn giáo, dù công khai hay giấu diếm, đều làm thiệt hại nặng nề đến tinh thần hòa bình. Năm nay, nhân dịp mừng kỷ niệm 55 năm Bản Tuyên Ngôn Chung Nhân Quyền, chúng ta đừng quên rằng con người đang trở thành nạn nhân vì các niềm xác tín tôn giáo của họ ở các phần đất khác nhau trên thế giới. Về khía cạnh này, đại biểu tôi xin chia sẻ quan điểm là việc đối thoại và hợp tác với các tôn giáo là những gì có thể góp phần vào những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc cũng như của các tổ chức quốc tế, miền vùng và quốc gia trong việc chiếm đạt hòa bình, hòa hợp và cảm thông khắp thế giới.
Việc áp dụng toàn thể quyền tự do tôn giáo có thể giúp vào việc củng cố nền hòa bình thế giới cũng như bảo đảm công ích cho mỗi quốc gia, mỗi xã hội. Vì khi cá nhân con người biết được rằng các thứ quyền lợi căn bản của mình được bảo vệ, họ phải ra sức hoạt động cho mối an sinh chung. Thế nên, Tòa Thánh mạnh mẽ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục bảo toàn quyền tự do của cá nhân cũng như của các cộng đồng trong việc tuyên xưng và thực hành đạo giáo của họ, một quyền tự do cũng là dụng cụ thiết yếu để duy trì việc nhân loại chung sống thuận hòa cũng như để phát triển tình trạng thái hòa cùng với tình huynh đệ đại đồng nơi các quốc gia và các dân tộc.
Xin cám ơn Ngài Chủ Tọa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 18/11/2003Vụ Trụ Cẩm Thạch 10 Điều Răn ở Montgomery Alabama
Hơn hai tháng sau khi tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng 5300 cân Anh bị di chuyển khỏi Dinh Pháp Đình Alabama, ông Thượng Thẩm Moore đã bị vị Luật Sư Tổng Sự Bill Pryor tố kiện cho rằng ông Moore đã phạm đến đạo lý pháp đình vì ông này đã không chịu tuân theo lệnh của liên bang, tức lệnh của Thẩm Phán Hoa Kỳ Myron Thompson, di chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn trước đây. Theo lệnh của Thẩm Phán Liên Bang Thompson thì tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này là một thứ phát động tôn giáo vi hiến của chính quyền phạm đến điều Tu Chính Hiến Thứ Nhất.
Vào Tháng 8/2003, sau khi tranh cãi về pháp lý dài dòng, 8 vị thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Alabama đã di chuyển tảng cẩm thạch đài này đi chỗ khác. Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ hôm 3/11/2003 đã không muốn nghe những gì Thẩm Phán Moore muốn khiếu nại. Luật Sư Pryor đã cho hảng thông tấn AP biết rằng ông đang tìm cách đẩy Moore ra khỏi địa vị của ông ta, vì ông ta “có ý và công khai làm việc sai trái và không chịu hối lỗi về hành vi cử chỉ của mình”.
Phần Thẩm Phán Moore, trong thời gian này, bị tạm ngưng việc song vẫn hưởng lương, và đã cho biết ông sẽ được xử công bằng. Ông lo là sẽ không có máy chụp nào được phép sử dụng tại tòa trong hầu hết các phiên xử.
Thẩm Phán Moore và những người ủng hộ ông cho rằng 10 Điều Răn là nền tảng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và việc cấm nhìn nhận vị Thiên Chúa Kitô Do Thái giáo này là phạm đến Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất là khoản bảo đảm quyền tự do hành đạo. Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất này như sau: “Quốc Hội sẽ không ra khoản luận nào tỏ ra tôn trọng việc thiết lập đạo giáo, hay cấm đoán việc tự do thi hành này…”
Trước lời đe dọa của Thẩm Phán Hoa Kỳ Thompson là sẽ phạt tiểu bang 5 ngàn Mỹ kim một ngày nếu khinh thường lệnh của ông ta, Luật Sư Pryor và Thống Đốc Bob Riley đã không ủng hộ Thẩm Phán Moore. Cả hai vị này thuộc đảng Cộng Hòa và là những Kitô hữu cho mình là bảo thủ đã ủng hộ việc thiết dựng tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn, nhưng họ nói ông Moora buộc phải tuân theo lệnh của Thẩm Phán Thompson.
Hôm Thứ Năm 28/8 Viện Galup đã phổ biến một cuộc thăm dò từ 1009 người đầu tuần về vụ này và kết quả cho thấy có 77% dân chúng không đồng ý với quyết định của Thẩm Phán Thompson, vị quyết định là việc Thẩm Phán Roy Moore đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn 2 năm trước đây trong tòa nhà của tiểu bang là phạm đến nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa Kỳ về việc phân biệt tôn giáo với chính quyền. Thẩm Phán Moore đã lên tiếng như sau: “Thật là một ngày buồn thảm cho đất nước của chúng ta khi nền tảng về luân lý cho luật pháp của chúng ta cùng với việc nhìn nhận Thiên Chúa đã bị che khuất khỏi công cộng để làm nguôi ngoai một vị thẩm phán liên bang”.
Các nhân công đã chuyển tảng cẩm thạch 10 Điều Răn này vào lúc 9 giờ sáng địa phương ngày Thứ Tư 27/8/2003, tức sau khi hạn lệnh của Thẩm Phán Thompson qua gần một tuần, và đẩy nó vào trong một phòng ở phía sau khuất mắt công chúng. Lúc ấy, khoảng chứng 150 người ủng hộ Thẩm Phán Moore thề sẽ chiến đấu để mang tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này trở về chỗ cũ của nó.
Hôm Thứ Hai 3/11, Thượng Thẩm Phán Tiểu Bang Alabama Moore không hề xin lỗi vì đã tỏ ra coi thường lệnh của liên bang trong việc chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn khỏi cao ốc của tiểu bang, ông nói với những người ủng hộ ông ở ngoài cao ốc tiểu bang này là “Tôi đã giữ lời thề của mình. Tôi đã nhìn nhận Thiên Chúa là nền tảng luân lý chouật lệ của chúng ta… Đây không phải là vấn đề một tảng cẩm thạch đài. Nó cũng không phải là vấn đề tôn giáo. Nó là vấn đề nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng”.
Thượng Thẩm Phán Moore đã thâm tín là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Hiến Pháp và hết mọi thứ luật lệ khác trong sách vở đều bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa. Ông này xuất thân từ một gia đình lao động ở miền quê Hạt Etowah, Alabama, ông được chỉ định đến West Point năm 1965. Sau đó ông phục vụ như một cảnh sát quân đội ở Việt Nam. Sau khi hồi hương, ông học luật và ra trường năm 1977. Ông bắt đầu hành nghề luật với vai trò làm phụ tá luật sư quản hạt ở Etowah County song từ nhiệm năm 1982 sau khi thua cử làm thẩm phán tòa lưu động. Ông dọn đến Texas là nơi ông được huấn luyện trở thành một tay đấu thái cực đạo. Sau đó ông sống mấy tháng ở một miền xa xôi ở Úc Đại Lợi. Ông trở về Alabama tái tấu nghề luật vào năm 1992, trở thành một vị thẩm phán toà lưu động ở Gadsden.
Chính ở trong tư thế này mà ông được gọi là “Vị Thẩm Phán 10 Điều Răn”, một tước hiệu ông thích thú. Vào ngày 21/8/2003, ông đã tuyên bố “Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ chối bỏ Thiên Chúa là Đấng luật lệ của chúng ta phải tùy thuộc”. Ông đã khắc bằng tay một tấm bảng gỗ 10 Điều Răn và đặt nó lên tường phòng xử của mình. Một trận chiến pháp lý nổi lên vào năm 1997, vị thẩm phán liên bang truyền 6ong phải bỏ tấm bảng đó đi nhưng ông không chịu tuân hành. Sau được vị thống đốc tiểu bang can thiệp, tấm bảng đó vẫn còn tại chỗ. Sau khi với tư cách là vị Thẩm Phán 10 Điều Răn ông vận động tranh cử và đã được trúng cử làm vị thượng thẩm Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Alabama, ông đã đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng hơn hai tấn rưỡi cân Anh ở cao ốc tiểu bang năm 2001.
Cuối cùng, sau một ngày Thứ Tư phân xử, cả chín phần tử (gồm thẩm phán, luật sư và không phải luật sư) của hội đồng đạo đạo lý pháp đình Alabama hôm Thứ Năm 13/11/2003, đã đồng thanh quyết định bãi nhiệm vị thượng thẩm phán Moore này, vì ông đã “chủ ý và công khai” coi thường lệnh dời trụ cẩm thạch 10 Điều Răn khỏi cao ốc tiểu bang vào tháng 8/2003 vừa rồi.
Tuy nhiên, những kẻ phê phán vị thượng thẩm này vẫn chưa thỏa mãn, họ còn tìm cách để ông ta bị tước quyền hành nghề luật sư nữa. Phần ông Moore, sau khi nghe phán quyết, ông vẫn không lấy làm lạ và cho rằng ông bị bãi nhiệm vì ông “đã nhận biết Thiên Chúa”.