Tòa Thánh lên tiếng về Bản Tuyên Ngôn Đồng Tính của Liên Hiệp Quốc
Các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Pháp Quốc tấn công những Cuộc Kết Hiệp Đồng Tính
Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu lên tiếng chống vấn đề hôn nhân đồng tính
Các Nhóm Phò Gia Đình ở Bỉ phản đối việc Nhận Con Nuôi của thành phần Đồng Tính
Thống Đốc California cảnh báo là sẽ phủ quyết Dự Luật Hôn Nhân Đồng Tính
Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh
Tòa Thánh: Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính ở Tây Ban Nha là một “thảm bại đối với nhân loại”
Các Vị Giám Mục ngoài Tây Ban Nha: Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính ở Tây Ban Nha là một “bước giật lùi”
Gia Nã Đại sắp tiến đến chỗ Hôn Nhân Đồng Tính – Nhận Định của đại diện Giáo Hội Canada
Văn Hóa Sự Sống Chống Văn Hóa Sự Chết: Phò Hôn Nhân Gia Đình chống Hôn Nhân Đồng Tính
Thụy Sĩ trở về với quyền lợi theo pháp lý cho các cặp hôn nhân đồng phái tính
Tây Ban Nha với cuộc khủng hoảng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tránh né việc phán quyết về Vấn Đề Hôn Nhân Đồng Phái Tính
Tổng Giáo Phận Chicago không cho thành phần đồng tính luyến ái Rước Lễ
Tiểu Bang Massachusetts đi tiên phong ở Hoa Kỳ về việc cho phép hôn nhân đồng tính
Kitô hữu giáo phái Methodist chống đối việc cấm truyền chức cho những nam nhân đồng tính
Hôn nhân đồng tính từ thị sảnh đến giáo đường
Những Phản Công Ngăn Chặn Hiện Tượng Đồng Tính Lấy Nhau ở Hoa Kỳ
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI: MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
Vấn đề đồng tính lấy nhau ở Hoa Kỳ vẫn sôi nổi và bất ổn định
Cơn Lốc Đồng Tính Luyến Ái và Đồng Tính Lấy Nhau lại Bùng Lên ở Hoa Kỳ
Sống Thanh Khiết trước Những Thứ Hấp Lực Đồng Phái Tính
Trào lưu thế giới về vấn đề cho phép hôn nhân đồng phái tính
Quốc Hội Âu Châu chấp thuận vấn đề chung sống đồng phái tính
Sau đây là
lời tuyên bố của Tòa Thánh ngỏ cùng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Năm 18/12/2008 trước
khóa họp 63 của Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về những vấn đề nhân quyền, nhất là
về khuynh hướng phái tính và căn tính giống loại:
Tòa Thánh cảm
nhận được những nỗ lực nơi Bản Tuyên Ngôn về nhân quyền, về khuynh hướng phái
tính và về căn tính giống loại – được trình bày trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc ngày 18/12/2008 – để lên án tất cả mọi hình thức vi phạm tới những người
đồng tính cũng như thúc giục các Quốc Gia thực hiện những biện pháp cần thiết
hầu chấm dứt tất cả mọi thứ đền phạt về tội ác phạm tới họ.
Tòa Thánh đồng
thời cũng nhận thấy rằng việc sử dụng chữ nghĩa của Bản Tuyên Ngôn này đã vượt
hẳn ra ngoài ý định chung được đề cập tới trên đây.
Nhất là những
chữ “xu hướng phái tính” và “căn tính giống loại”, được sử dụng trong bản văn,
là những gì không được công nhận hay được định nghĩa rõ ràng thuận thảo nơi luật
quốc tế. Nếu chúng cần phải được quan tâm tới trong việc công bố và áp dụng
những quyền lợi căn bản thì chúng sẽ tạo nên tình trạng bất định trầm trọng nơi
luật lệ cũng như sẽ làm suy yếu đi khả năng của các Quốc Gia trong việc tham
phần và chấp hành những nghị quyết cùng những tiêu chuẩn về các thứ quyền lợi
mới mẻ và hiện hành.
Cho dù Bản Tuyên
Ngôn có lên án và bảo vệ một cách đúng đắn tất cả mọi hình thức vi phạm đến
những người đồng tính, văn kiện này, nếu được xem xét toàn diện, là những gì
vượt ra ngoài mục tiêu ấy và còn gây ra tình trạng bất định nơi luật lệ cũng như
gây khó khăn cho các thứ qui chuẩn về quyền lợi hiện hành của con người.
Tòa Thánh tiếp
tục biện hộ là phải tránh hết mọi dấu hiệu tỏ ra kỳ tị một cách bất chính đối
với những người đồng tính và kêu gọi các Quốc Gia hãy loại bỏ những đền phạt về
tội ác phạm đến họ.
Ngày 18/12/2008
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/12/2008
Các
Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Pháp Quốc tấn công những Cuộc Kết Hiệp Đồng Tính
Các vị lãnh đạo
thuộc các niềm tin khác nhau ở Pháp đã ký một bản tuyên cáo lên tiếng chống lại
những cuộc kết hiệp đồng phái tính, và gọi cơ cấu hôn nhân là cứ điểm cốt yếu
cho nhân loại.
Bản tuyên cáo
này đề ngày 6/2/2007, được ký kết bởi các vị lãnh đạo Kitô Giáo, Hồi Giáo và Do
Thái Giáo ở Lyon, trong đó có chữ ký của ĐHY Philippe Barbarin, TGM Lyon. Theo
bản tuyên cáo này thì:
“Ngày nay vấn đề
cần phải biết đó là luật lệ có được quyền cho phép hôn nhân hai người đồng phái
tính hay chăng. Nó không phải là một vấn đề tranh cãi thuần túy trong xã hội mà
còn là vấn đề của một thứ chọn lựa lớn rộng hơn nữa, chưa hề xẩy ra trong lịch
sử. Nó không phải là một thứ tặng ân cần phải cống hiến cho các thế hệ mai hậu.
“Đã có đủ những
khổ đau gây ra bởi tính cách mong manh mềm yếu của các thứ liên hệ về gia đình,
chưa nói tới những thứ bệnh tật ảnh hưởng tới những người thân yêu của chúng ta
cũng như tới sự tang tóc. Tính chất mong manh mềm yếu này xẩy ra đối với nhiều
người là vì cái khó khăn do người lớn gặp phải trong việc giúp cho giới trẻ xây
dựng đời sống của họ.
“Làm thế nào
giới trẻ có thể có được huấn luyện một cách vững chắc, tin tưởng đối đầu với
tương lai của họ, hoàn tất những trách nhiệm về nghề nghiệp và xây dựng gia đình
của mình một cách quân bình, nếu cơ cấu hôn nhân bị tương đối hóa đây?”
“Chính vì tính
cách quan trọng chín h yếu này mà không được làm đảo lộn cứ điểm nền tảng này
của nhân loại”.
Một tổ chức
thiết yếu như vậy “không thể nào bị đưa đẩy theo các thứ trào lưu tư tưởng. Nó
cần phải được cố định vượt trên những khác biệt về tôn giáo hay những chia rẽ về
ý hệ”.
“Thật là giả dối
khi cho rằng chẳng có gì là khác biệt đối với một đứa nhỏ lớn lên có cha có mẹ
hay chăng. Đó là nền tảng nguồn gốc xây dựng đời sống riêng của chúng ta, xây
dựng gia đình của chúng ta và xây dựng xã hội của chúng ta. Chúng ta đừng quên
rằng cái nền tảng ấy là những gì mỏng dòn!”
Đaminh Maria Cao
Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/2/2007
Thành Phố Mễ Tây
Cơ ở nước Mễ Tây Cơ là nơi thứ hai, sau Buenos Aires, Á Căn Đình, chấp nhận các
cuộc hôn nhân đồng tính, với số phiếu 43-17 hôm Thứ Năm, 9/11/2006.
Ngày hôm trước
đó, các vị giám mục ở nước này đã phổ biến một bản tuyên cáo cảnh báo về những
nguy hiểm của qui tắc mới này.
“Giáo Hội luôn
tôn trọng luật tự nhiên, vì nó ở nơi chính bản tính của con người và làm cho họ
được nên trọn chứ không phải chỉ ở các thứ luật lệ thực chứng. Thân xác con
người tự mình nói lên cái khác nhau sâu xa và bổ khuyến giữa người nam và người
nữ…
“Khi giá trị của
gia đình bị đe dọa bởi những áp lực của xã hội và kinh tế, thì Giáo Hội sẽ phản
ứng, bằng cách tái khẳng định hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là
những gì cần thiết không phải vì thiện ích tư riêng của mỗi người mà còn vị công
ích của toàn thể xã hội, đất nước và quốc gia nữa”.
“Một thứ luật
như thế chỉ thấy và tìm cách cống hiến những giải quyết què cụt và tạm thời cho
một vấn đề còn phức tạp hơn vậy nữa…
“Chúng tôi xin
đề nghị với các nhà lập pháp rằng xin họ hãy ban hành luật pháp hợp với nhân vị
của con người và của gia đình, vì gia đình là chuẩn mực thực sự cho thấy sự cao
cả của một đất nước, cũng như nhân vị của con người là chuẩn mực đích thực cho
văn minh của con người vậy”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/11/2006
Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu lên tiếng chống vấn
đề hôn nhân đồng tính
Đức Tổng Giám Mục
ở Durban đã gửi một bản tuyên cáo cho Quốc Hội Nam Phi để lập lại việc Giáo Hội
chống đối vấn đề hợp thức hóa tình trạng hôn nhân đồng tính.
Vào Tháng 12/2005,
Pháp Đình Hiến Định Nam Phi đã cho là phi hiến thứ luật hiện hành chỉ công nhận
các cuộc hôn nhân giữa nam nữ với nhau mà thôi.
Đó là lý do, theo
Tín Vụ Công Giáo Cho Phi Châu cho biết thì Đức Hồng Y Wilfred Napier, đương kim
chủ tịch hội đồng giám mục Nam Phi vào hôm Thứ Hai 16/10/2006 đã lên tiếng với
quốc hội vùng này rằng các đạo luật đồng tính là những gì phản với luật tự nhiên,
các cuộc hiệp nhất đồng tính cũng thế: “Chúng làm tiêu hao đi chính bản tính của
hôn nhân và gia đình”.
Vị hồng y chủ tịch
này còn nói hôn nhân là một tặng ân, “là một cuộc hiệp nhất thủy chung, độc nhất,
trọn đời giữa một người nam và một người nữ trong một cộng đồng mật thiết sự
sống và yêu thương”.
Trích dẫn cả Tân
Ước lẫn Cựu Ước, vị hồng y này khẳng định rằng rõ ràng là một cuộc hiệp nhất
đồng tính không thể nào tương tự như là một cuộc hôn nhân.
Theo ngài, việc
hợp thức hóa hôn nhân đồng tính sẽ là những gì làm hại gia đình và các thứ nền
tảng của xã hội, nghịch lại với công ích.
Vị hồng ý này còn
trích lại cả văn kiện “Những Quan Tâm Liên Quan Tới Những Dự Án Hợp Pháp Hóa
Cuộc Liên Hợp Giữa Các Người Đồng Tính” (2003) câu nói sau đây: “Công ích đòi
luật lệ phải nhìn nhận, cổ võ và bảo vệ hôn nhân như là nền tảng của gia đình,
là mối hiệp nhất chính yếu của xã hội”.
Vị chủ tịch hội
đồng giám mục Nam Phi còn làm sáng tỏ vấn đề là Giáo Hội không ủng hộ việc kỳ
thị đối với vấn đề khuynh hướng đồng tính, và thành phần đồng tính có quyền được
cá nhân cũng như xã hội đối xử một cách trân trọng.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2006
Tòa Thánh lên tiếng
về Bản
Tuyên Ngôn
Đồng
Tính của
Liên Hiệp
Quốc
Các Nhóm Phò Gia Đình ở Bỉ phản đối việc Nhận Con Nuôi của thành phần Đồng Tính
Hôm Thứ Bảy 10/9/2005 một cuộc xuống đường trên 4 ngàn
người đã thực hiện ở thủ đô Bỉ quốc để phản đối dự án của chính quyền trong việc
cho phép các cặp hôn nhân đồng tính nhận con nuôi.
Dưới câu tâm niệm “Gia Đình Thực Là Quan Trọng”, theo Viện Các Qui Chế Gia Đình
IFP (Institute of Family Policies) thành phần đại diện của 10 liên hiệp quốc tế
phò gia đình và 600 tổ chức bất vụ lợi, những cơ quan trực tiếp đại diện cho 20
triệu gia đình, đã diễn hành ở Parc de Cinquantenaire. Trước cuộc biểu tình này
đã có 20 ngàn chữ ký ủng hộ việc hôn nhân giành chon am nữ và con cái được quyền
có cha mẹ đàng hoàng. Thành phần tổ chức minh định là họ không chống thành phần
đồng tính mà là phản đối việc đồng tính hôn nhân nghịch lại truyền thống hôn
nhân.
Cũng đã xẩy ra một vụ như thế ở Ma Ní Tây Ban Nha hôm 18/6/2005, một vụ đã qui
tụ 1.5 triệu người xuống đường để bênh vực hôn nhân, gia đình và trẻ em, với sự
hỗ trợ chưa từng thấy của các tổ chức phò gia đình trên khắp thế giới.
Vị chủ tịch của việc IFP là Lola Velarde cho biết: “Nếu cuộc biểu dương 18/6 ở
Ma Ní đánh dấu một điểm quanh và khởi đầu cho phong trào về gia đình trên tầm
cấp quốc tế thì cuộc biểu dương của những người Bỉ cũng bao hàm một thứ trưng
cầu dân ý cho mối liên minh toàn cầu như vậy”.
Vị chủ tịch này nói tiếp: “Thật là nhục nhã là ở Âu Châu thời thế kỷ 21 này mà
họ còn muốn coi thường quyền lợi của trẻ em, phản lại với xã hội và cộng đồng
khoa học là những nơi đã cho biết là việc các cặp hôn nhân đồng tính nhận con
nuôi trẻ em có những hậu quả tai hại đối với thành phần vị thành niên”.
Hội đồng giám mục Bỉ đã phổ biến một tuyên cáo hỗ trợ biến cố này và khuyên công
chúng “hãy sống sáng kiến này như là một cử chỉ hiên ngang bênh đỡ gia đình, một
trong những trụ cột của xã hội”.
Những cuộc xuống đường song hành cũng sẽ được tổ chức trước các tòa lãnh sự Bỉ ở
những thành phố Tây Ban Nha là Ma Ní, Barcelona, Granada, Seville, Malaga,
Mallorca và Tenerife.
Thống Đốc California cảnh báo là sẽ phủ quyết Dự Luật Hôn Nhân Đồng Tính
Hôm Thứ tư 7/9/2005, sau hôm Thứ Ba 6/9, ngày ngành lập pháp của tiểu bang California đã chấp thuận dự luật hôn nhân đồng tính, Thống Đốc Arnold Schwarzenegger đã cảnh báo cho biết rằng ông sẽ phủ quyết dự luật ấy.
Trong một lời phát biểu được vị thư ký báo chí của thống đốc là Margita Thompson gợi lại việc chấp thuận của thành phần bỏ phiếu vào Tháng 3/2000 về Dự Thảo 22, đã viết rằng: “Chỉ có cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là có giá trị hay được công nhận ở California mà thôi. Chúng ta không thể có một thứ thể chế mà dân chúng bỏ phiếu thuận mà Lập Pháp lại làm trật đi việc bỏ phiếu ấy. Vì tôn trọng ý muốn của nhân dân, Thống Đốc sẽ phủ quyết dự luật AB 849”.
Tòa Thượng Thẩm California có thể sẽ phán quyết vào năm tới xem Dự Thảo 22 và những luật lệ thuộc các tiểu bang khác định nghĩa về hôn nhân có hợp hiến hay chăng.
Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh
Về vấn đề phép rửa, trước khi đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính ở Canada được ban hành 1 tuần, theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 15/7/2005, ĐHY Marc Ouellet TGP Quebec đã cho biết là: “Theo giáo luật của mình, chúng tôi không thể chấp nhận các chữ ký của hai người cha hay hai người mẹ làm cha mẹ của một em nhỏ”.
Tờ nhật báo Ottawa Citizen cho biết là vị phó tổng thư ký của hội đồng giám mục Canada là Benoit Bariteau, đã làm sáng tỏ vấn đề là Giáo Hội chỉ từ chối làm phép rửa cho em nhỏ nếu cả hai người cha hay cả hai người mẹ cứ nhất định đòi ký vào chứng thư rửa tội của em nhỏ mà thôi. Nếu chỉ có một chữ ký mà thôi thì Giáo Hội vẫn không từ chối việc làm phép rửa cho em nhỏ của cặp hôn nhân đồng tính.
Về vấn đề tâm thần, một cuộc họp mới đây của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ (APA: American Psychiatric Association) về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đã chứng tỏ cho thấy rằng hoạt trình chính trị đã không để ý gì tới các sự kiện về khoa học.
Bác sĩ Rick Fitzgibbons, vị đã đóng góp chính yếu cho bài “Đồng Tính Luyến Ái và Niềm Hy Vọng” của Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, và là vị đồng tác giả của cuốn “Giúp Các Thân Chủ Thứ Tha: Một Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Để Giải Quyết Nỗi Giận Dữ Và Phục Hồi Niềm Hy Vọng” (American Psychological Association Books, 2000). Vị bác sĩ này đã chia sẻ với mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit về định nghĩa của APA đối với vấn đề hôn nhân đồng tính như là một thứ tâm bệnh “cần” phải được ổn định cho các cặp này cùng con cái được họ nhận nuôi.
Vấn: Phải chăng ý nghĩ của APA về những cuộc hôn nhân đồng tính cũng như đối với việc nhận con nuôi của thành phần này am hợp với việc nghiên cứu liên quan tới những khó khăn trục trặc về y khoa và tâm bệnh nơi những ai có khuynh hướng đồng tính cũng như về nhu cầu phát triển của trẻ em?
Đáp: Không phải thế. APA đã quyết định bỏ qua việc nghiên cứu quan trọng nơi ngành y khoa là những gì đã ghi nhận những bệnh hoạn trầm trọng về tâm thần cũng như về y khoa liên quan tới những khuynh hướng và hành vi cử chỉ đồng tính.
Cuộc nghiên cứu này và cuộc nghiên cứu về các nhu cầu của trẻ em đối với một người cha và một người mẹ đã được kiểm điểm ở một số văn kiện quan trọng mới đây của các Trường Thuốc thuộc Đại Học South Carolina và Đại Học Utah.
Bộ văn bản kiểm điểm này cho thấy rằng tiêu chuẩn của lối sống đồng phái tính là những gì có tính chất bất khả bền bỉ nơi mối liên hệ hứa quyết và việc sống chung chạ bừa bãi. Để chứng minh điều ấy, một cuộc nghiên cứu mới đây ở Amsterdam do Xiridou thực hiện cho thấy rằng có 86% những trường hợp bị hội chứng liệt kháng mới đã xuất phát từ những cuộc liên hệ hứa quyết này, trong khi đó những cuộc liên hệ chơi bời vậy thôi chỉ bị trung bình vào khoảng từ 16-28 cặp mỗi năm mà thôi.
Vấn: Việc nghiên cứu này còn cho thấy những gì khác liên quan tới mối nguy hại về sức khỏe tâm bệnh và y học đối với những ai sống theo kiểu đồng tính hay chăng?
Đáp: Những cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng đã cho thấy rằng nhiều cuộc lệch lạc khủng hoảng về tâm thần lan tràn gấp bội, từ 3 tới 5 lần, nơi thành phần dậy thì và người lớn có khuynh hướng đồng phái tính (SSA: same sex attraction). Những lệch lạc tâm thần này gồm có tình trạng chán nản chính yếu, có ý nghĩ và những lần cố gắng tự vẫn, những cuộc khủng hoảng lo âu, việc lạm dụng túy lúy chất, khủng hoảng về hạnh kiểm, tự ti mặc cảm nơi nam nhân và việc sống chung chạ về tình dục không thể bảo tồn được các mối liên hệ hứa quyết.
Cần phải ghi nhận rằng “homophobia” (việc lo sợ vấn đề đồng tính luyến ái) không phải là nguyên nhân gây ra những tình trạng lệch lạc khủng hoảng ấy, như nhiều những cuộc nghiên cứu này đã thực hiện ở những nền văn hóa hồ hởi chấp nhận vấn đề đồng tính luyến ái.
Một cuộc nghiên cứu khác đã cho thấy rằng tỷ lệ cao, tới 32%, nam giới có khuynh hướng SSA đã bị lạm dụng bởi những nam nhân khác cũng có khuynh hướng SSA.
Ngoài ra, những người có khuynh hướng SSA có một đời sống bị rút ngắn lại. Việc thực hiện tình dục theo lối sống này, nhất là thành phần đồng nam tính, có liên quan tới nhiều thứ bệnh tật trầm trọng về y khoa. Tất cả những cuộc nghiên cứu này đều đã bị APA bỏ qua không chú ý tới.
Vấn: Các quan niệm về xã hội và y khoa của việc nghiên cứu khoa học cho thấy những gì về nhu cầu của một em nhỏ đối với một người cha và một người mẹ?
Đáp: Bản tóm lược của bác sĩ Reekers và bác sĩ Byrd về một số văn liệu lớn liên quan tới vấn đề phát triển của trẻ em đã cho thấy tầm quan trọng sống còn của một người cha và một người mẹ cần thiết cho việc phát triển của một người con.
Thật vậy, việc nghiên cứu của khoa xã hội hợp với bản tuyên bố của Tòa Thánh Vatican gần đây là việc chủ ý làm cho một em nhỏ bị hụt hẫng đi một người cha hay một người mẹ ở chỗ các em được thành phần sống đời hôn nhân đồng tính nhận nuôi sẽ gây ra tai hại trầm trọng cho các em ấy.
Bản tuyên cáo của APA đã bỏ qua mớ kiến thức sâu rộng về nhu cầu của trẻ em như trong cuốn của Henry Biller là cuốn “Những Người Cha và Gia Đình: Các Yếu Tố Thân Phụ nơi Việc Phát Triển Con Cái”, một cuốn sách bao gồm thư mục có gần cả ngàn bài viết khác biệt hay sách vở về những khía cạnh tích cực của thành phần làm cha đối với con cái.
Những cuộc nghiên cứu này không thực hiện như là những gì thuộc về một thứ vận động về chính trị, mà là một thứ kiến thức sâu rộng nghiêm chỉnh để gia tăng việc chúng ta hiểu biết về vấn đề phát triển của trẻ em. Văn liệu về nhu cầu của một người con đối với một người mẹ thậm chí còn dồi dào hơn nữa, song cũng bị APA bỏ qua không màng gì tới cả.
Vấn: Nếu ý nghĩ của APA thiên về việc ủng hộ vấn đề đồng tính hôn nhân cùng với việc thành phần này nhận con nuôi không được căn cứ vào việc nghiên cứu về y khoa, tâm bệnh và xã hội học, thì theo ông nó được căn cứ vào những gì đây?
Đáp: Tôi tin rằng quyết định ấy là một quyết định theo ý hệ và chính trị, chứ không phải là một quyết định theo khoa y học hay là một quyết định về việc bảo vệ sức khỏe của người lớn hay của trẻ em.
Chủ trương phi khoa học này của APA làm cho chúng ta nhớ tới lời của ĐGH Biển Đức XVI về tình trạng độc đoán của chủ nghĩa tương đối ở Tây Phương.
Theo kinh nghiệm nghề nghiệp của mình là một tâm bệnh gia chuyên về bản chất và việc chữa trị tâm trạng giận dữ thái quá thì quyết định của APA bị ảnh hưởng mãnh liệt của một thành kiến thiên lệnh lâu đời đối với nền luân lý của DoThái Kitô Giáo, đặc biệt là của Công Giáo. Việc nhìn nhận về pháp lý mới đây cho vấn đề hôn nhân đồng tính ở Tây Ban Nha và Gia Nã Đại không được căn cứ vào khoa y học hay vào tình trạng phúc hạnh của người lớn và trẻ em là một chứng tỏ cho thấy thành kiến thiên lệnh ấy.
Thành kiến thiên lệnh này đã khiến cho không ít người Công giáo trải qua kinh nghiệm đối với các chuyên viên về tâm thần, thành phần chuyên viên này chê trách đức tin và luân lý của họ là những gì đã gây ra cho họ hay cho con cái của họ những rắc rối về cảm xúc, và thành phần chuyên viên này cố gắng thay đổi qui tắc về luân lý của họ đối với vấn đề tình dục.
Vấn: Ông sẽ khuyên gì với các chuyên gia tâm thần khác, các tâm lý gia và các cố vấn tâm bệnh khi phải đối diện với chiều hướng ý hế ấy ở các lãnh vực của họ?
Đáp: Có một số đồng nghiệp đã nói với tôi rằng họ có dự định rời bỏ APA vì tổ chức này loại bỏ khoa y học và cuư đi sâu vào hoạt trình ý hệ và chính trị.
Cá nhân tôi, trong cuộc tranh đấu này, tôi đã được phấn khích, và đã phấn khích một số bạn đồng nghiệp của mình, bằng những lời của Đức Gioan Phaolô II: “Cầu nguyện hợp với hy sinh là những gì tạo nên một lực lượng mãnh liệt nhất trong lịch sử loài người”.
Các chuyên viên Công Giáo về tâm bệnh cần phải tin tưởng rằng Chúa sẽ rat ay bảo vệ bí tích hôn phối, nhưng chúng ta cần làm phần của mình.
Vả lại, bất chấp bản tuyên cáo phi khoa học của APA, các vị bác sĩ có trách nhiệm phải cho thành phần bệnh nhân của mình biết về những điều nguy hại của lối sống đồng tính luyến ái.
Trong cuộc nghiên cứu của mình, “Những Nguy Cơ Về Sức Khỏe của Vấn Đề Tính Dục Đồng Nam Tính”, một bác sĩ nội khoa và là bạn đồng nghiệp là bác sĩ John R. Diggs Jr., đã viết: “Là một y sĩ, phận sự của tôi là thẩm định các hành vi cử chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng phúc hạnh. Khi có một điều gì đó thiện ích, chẳng hạn như vấn đề tập thể dục, vấn đề dinh dưỡng tốt hay ngủ đầy đủ, thì tôi có phận sự phải khyến khích thực hiện. Cũng thế, khi thấy một điều gì đó tai hại, như hút thuốc, ăn uống quá độ, nghiện rượu hay hút ma túy thì tôi có phận sự can ngăn đừng làm. Là một y sĩ, phận sự của tôi là cho bệnh nhân biết những nguy cơ về sức khỏe của vấn đề làm tình đồng tính, và cản họ đừng say mê các hành vi tai hại ấy.
Vấn: Ông có lời khuyên nào cho các phụ huynh Công giáo liên quan tới vấn đề cố gắng tái định nghĩa hôn nhân và thiết lập các cuộc hôn nhân đồng phái tính cùng việc nhận con nuôi?
Đáp: Cha mẹ Công giáo ngày nay cần hiểu biết về vấn đề đồng tính luyến ái liên quan đến cả việc nỗ lực để tái định nghĩa hôn nhân và cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội.
Kiến thức này có sẵn trong tờ quảng bá cập nhật hóa của Hiệp Hội Công Giáo Y Khoa, cũng như ở mạng điện toán toàn cầu của Hiệp Hội Quốc Gia Nghiên Cứu và Chữa Trị Đồng Tính Luyến Ái.
khuynh hướng đồng phái tính không phải là những gì được cho là di truyền và là những gì có thể ngăn ngừa và chữa trị, chứ không phải như chủ trương của truyền thông và việc tuyên truyền chính trị của các tổ chức chuyên nghiệp.
Thành phần làm cha làm mẹ nên đọc những lời của ĐGH Biển Đức XVI về hôn nhân và các cuộc hiệp nhất dân sự khi ngài làm đầu Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin. Ngài viết: “Cuộc hiệp nhất nam nữ đã được Chúa Kitô nâng lên phẩm vị của một bí tích. Giáo Hội dạy rằng hôn nhân Kitô giáo là một dấu hiệu năng của giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội”.
Những nguồn liệu về gia đình tuyệt hảo khác có thể gíup cho bậc phụ huynh trình bày cho con cái mình vẻ đẹp của dự án Thiên Chúa đối với hôn nhân và tính dục con người đó là văn kiện “Sự Thật và Ý Nghĩa Tính Dục Con Người” của Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình; Thông Điệp “Sự Sống Con Người” (biệt chú thêm của người dịch : của Đức Phaolô VI); “Yêu Thương và Trách Nhiệm” (biệt chú thêm của người dịch: của Đức Gioan Phaolô II); “Thần Học về Thân Thể” của Đức Gioan Phaolô II; và Cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Để đáp lại bản công bố mới đây của APA, cha mẹ Công giáo cần phải kiểm soát kỹ lưỡng hơn vấn đề giáo dục của con cái mình, vì nhiều giáo dục viên hiện nay sẽ gia tăng nỗ lực hiện tại của họ để đưa vào học trình cần thiết về vấn đề đồng tính luyến ái từ lớp 1 đến 12.
Những chương trình này không trình bày sự thật về lối sống đồng tính luyến ái, bao gồm cả sự kiện không thể bảo tồm việc dấn thân sống với nhau, việc chung sống bừa bãi, các thứ bệnh tật về y khoa và tâm thần, cùng việc tác hại cho trẻ em bị chối bỏ quyền được có một người cha và một người mẹ.
Trái lại, những nỗ lực có thành kiến lệnh lạc này cố gắng để trình bày một cách sai lạc vấn đề đồng tính luyến ái như là một lối sống lành mạnh khác. Cha mẹ cần phải yêu cầu con em mình được trình bày cho biết sự thật.
Nhiều chương trình trong những chương trình giáo dục này giả dạng để che đậy đi các mục đích thực sự của mình, bằng cách sử dụng những danh từ như đa dạng, nhân nhượng hay “những tuần lễ không gọi tên”, khi mà, thật sự họ cố gắng làm suy yếu đi giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, về tính dục con người, và giờ đây về việc nuôi dưỡng con cái.
Những người Công giáo cũng cần phải hoạt động trong cả lãnh vực chính trị nữa để gây ảnh hưởng đến các viên chức được tuyển chọn trong vấn đề học biết sự thật về việc đồng tính luyến ái cũng như để nâng đỡ đơn vị căn bản của xã hội là cơ cấu nền tảng cho tình trạng phúc hạnh của xã hội đó là gia đình, một cơ cấu được xây trên một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005
Tòa Thánh: Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính ở Tây Ban Nha là một “thảm bại đối với nhân loại”
Hôm Chúa Nhật 3/7/2005, tờ L’Osservatore Romano, trong bài viết của Francesco
Valiente, đã nhận định rằng đạo luật mới của Tây Ban Nha cho phép “hôn nhân”
đồng tính là một “thảm bại đối với nhân loại”.
Bài báo này nhận định rằng việc Tòa Thánh chống vấn đề này không phải là một thứ
“chiến tranh tôn giáo”, vì gia đình không phải là những gì bị Giáo Hội áp lực
cho bằng bởi di sản của các nền đại văn hóa.
Bài báo viết: “Giọng điệu của thành phần chiến thắng được phát biểu bởi một số
chính trị gia và trí thức gia ‘tiến bộ’ qua nhận định về đạo luật hợp pháp hóa
các cuộc đồng tính hôn nhân, biến những cuộc hôn nhân đồng tính này ngang hàng
với thứ hôn nhân dị tính, là những gì cho thấy tính cách ngờ vực hoài nghi và
buồn thảm.
“Không phải chỉ có thành phần tín ngưỡng mà kể cả bất cứ một con người nào hiểu
biết bình thường, không bị mù quáng bởi thiên kiến, đều không thể nào không nhìn
nhận rằng hành động này là một thảm bại ô nhục cho nhân loại. Cho dù thành phần
chính trị gia ‘tri thức’ có muốn hay không thì gia đình được thiết lập trên căn
bản một nam một nữ cũng không phải là một thứ sáng kiến của những người Công
giáo.
“Giá trị hôn nhân Kitô giáo, thay vì làm suy yếu giá trị sâu xa về nhân bản, lại
làm cho vững mạnh và kiên cố nó nữa. Đó là lý do bất cứ nỗ lực nào muốn thay đổi
dự án của Thiên Chúa về gia đình đều là những nỗ lực làm méo mó đi bộ mặt chân
thực nhất của nhân loại.
“Những ai hôm nay đây hô hoán chiến thắng trước ‘mẫu thức truyền thống của gia
đình bị áp đặt bởi Giáo Hội’ đã quên rằng đây không phải là một thứ chiến tranh
tôn giáo. Gia đình là gia sản chung của các nền văn hóa cao cả trên thế giới.
“Nó thuộc về toàn thể nhân loại vì nó được in ấn nơi thiên nhiên ngày từ ban đầu.
Và qua các thế kỷ nó đã tồn tại với các hệ thống triết lý, khoa học, nhân loại
học và xã hội.
“Chỉ có quốc gia nào cho rằng mình ‘trần thế’ và ‘cấp tiến’ mới cố gắng áp đặt
đường lối ý hệ của mình trên một thực tại phức tạp như thế.
“Hết mọi người, chứ không phải chỉ có thành phần tín ngưỡng, cần phải thực hiện
việc ngăn cản tình trạng làm thoái hóa nhân loại này, bằng việc canh giữ ‘ngôn
từ’ nguyên thủy về gia đình, về hôn nhân, về yêu thương đã được viết trong lịch
sử các thế hệ qua bao thiên kỷ”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 4/7/2005
Các Vị Giám Mục ngoài Tây Ban Nha:
Đạo Luật Hôn Nhân Đồng Tính ở Tây Ban Nha là một “bước giật lùi”
Nhiều vị giám mục Công giáo ngoài nước Tây Ban Nha đã công khai bày tỏ mối quan
ngại sau khi nước này hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng tính và cảnh giác hậu
quả của sự kiện này.
Tờ nhật báo Ý Avvenire hôm Thứ Sáu 1/7/2005 đã tường trình là ĐHY Renato
Martino, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình đã cảnh giác đạo luật mới này là
“một thứ lệch lạc đối với các nguyên tắc xuất phát từ bản tính tự nhiên” và nhấn
mạnh rằng quyết định ấy “không phản ảnh thực sự ý muốn của nhân dân Tây Ban Nha”.
ĐHY Alfonso López Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã gọi đường
lối của Tây Ban Nha là một thứ “đạo luật phản đạo lý”. Vị hồng ý này nói với Đài
Phát Thanh Quốc Gia Colombia là khó có thể hiểu được “làm thế nào đạo luật này
có thể cổ võ gia đình”, vì nó bao hàm “việc hủy hoại” gia đình.
Cũng hôm Thứ Sáu, ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima và là giáo chủ ở Peru,
trong một Thánh Lễ đã cảnh giác về một thứ độc tài của chủ nghĩa luân lý tương
đối. Ngài nói:
“Sự dữ đội lốt sự thiện và bị áp đặt, và khốn cho ai không chấp nhận nó khi bị
gán cho là ‘đồ cố chấp’. Tôi nói tất cả những điều này vì chúng tôi vừa nghe
biết rằng … một xứ sở có một truyền thống Kitô giáo vĩ đại đã chấp thuận một thứ
hôn nhân giả mạo và áp đặt trên xã hội một thứ méo mó, tức là một cuộc tấn công
có tính cách giả tạo nhất”.
ĐGM José Hugo Garaycoa Hawkins ở Tacna-Moquegua, Peru, đã nói với cơ quan Fides
của Tòa Thánh rằng nó là “một mối đe dọa nặng nề cho cơ cấu gia đình cũng như
cho tương lai của thế giới”.
ĐTGM José Ríos Reynoso ở Arequipa, Peru, qua những nhận định gửi cho mạng điện
toán Zenit đã nói rằng: “Chúng tôi tin rằng không thể nào chấp nhận một cách thụ
động một cuộc tấn công trầm trọng như thế đối với đời sống hôn nhân chân thực
cùng với những hậu quả đau thương và khổ đau cho các gia đình. Bởi thế, cần phải
bênh vực gia sản lịch sử và luân lý” là những gì bị ảnh hưởng bởi đạo luật ấy.
Những lý do tại sao loại bỏ đạo luật này không phải là để chống lại thành phần
đồng phái tính, thành phần vì là người nên có cùng những quyền lợi như tất cả
mọi người khác. Những gì chúng tôi muốn làm đó là bênh vực thực tại về nhân loại
học và về xã hội nơi việc hợp hôn giữa nam nữ ở tính cách chuyên biệt của nó
cũng như ở giá trị bất khả thay thế của nó đối với công ích”.
ĐGM Catalino Claudio Giménez Medina ở Caacupe, chủ tịch hội đồng giám mục
Paratuayan đã nói với cơ quan Fides rằng: “Đối với nguyên ước muốn tỏ ra mình là
một quốc gia đi tiên phong trong việc chà đạp lên các nguyên tắc căn bản, chính
quyền Tây Ban Nha đã chấp thuận một đạo luật hợp pháp hóa một thứ hôn nhân được
gọi là đồng tính. Không còn cái lầm lạc nào hơn cho một xã hội sống không có mục
tiêu và chân trời, một tình trạng gây ra vấn đề lẫn lộn một cách sâu xa, hoa
trái của một thế hệ cho thấy mình bị băng hoại hơn bao giờ hết”.
ĐTGM Gioan Baotixita Odama ở Gulu nước Uganda đã bày tỏ nhận định với cơ quan
Fides rằng: “Tôi hy vọng là những quốc gia khác không theo gương của Tây Ban Nha.
Âu Châu dường như đang mất đi cái hồn sống của mình và bị trở thành mồi ngon cho
một thứ chủ nghĩa tương đối phi đạo lý”.
ĐTGM Theodore Adrien Sarr ở Dakar, chủ tịch hội đồng giám mục Senegalese đã than
lên rằng: “Đạo luật này là một bước giật lùi chứ không phải là một bước tiến lên
theo văn minh nhân loại, vì nó phản lại với lề luật tự nhiên. Những người Phi
Châu thuộc tất cả mọi tín ngưỡng đều lấy làm bàng hoàng bỡ ngỡ trước đạo luật ấy,
vì lề luật tự nhiên cắm rễ sâu vào văn hóa của châu lục chúng tôi”.
Cha Donald De Souza, tổng bí thư và là phát ngôn viên của hội đồng giám mục Ấn
Độ cũng nói với cơ quan Fides là cơ quan truyền giáo của Tòa Thánh rằng: “Giáo
Hội ở Ấn Độ cảm thấy bất đồng với việc chấp thuận đạo luật hợp pháp hóa ‘hôn
nhân’ đồng tính ở Tây Ban Nha. Hội đồng giám mục Ấn Độ xin hoàn toàn liên kết
với các vị giám mục Tây Ban Nha trong trận chiến đấu cho sự sống cũng như cho
đời sống gia đình được các vị thực hiện. Không kể đến Kitô giáo, các truyền
thống Ấn Độ cổ kính công nhận hôn nhân là vấn đề giữa nam và nữ chứ không thể
nào hiểu là giữa hai người nam hoặc hai người nữ cả”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 5/7/2005
Gia Nã Đại sắp tiến đến chỗ Hôn Nhân Đồng Tính – Nhận Định của đại diện Giáo Hội Canada
Đêm hôm Thứ Ba 28/6/2004, Hạ Viện Gia Nã Đại đã bỏ phiếu cho cuộc tranh luận kéo dài 2 năm trời về vấn đề hôn nhân đồng tính, với kết quả là 158 phiếu thuận và 133 phiếu chống. Như thế có nghĩa là vấn đề này chỉ còn chờ Thượng Viện (với con số cấp tiến nổi hơn bảo thủ) chấp thuận nữa là thành đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính ở Gia Nã Đại, một đạo luật có thể sẽ được ban hành vào đầu Tháng 7, như tờ nhật báo Globe và Mail tường trình.
Nếu thành đạo luật thì Gia Nã Đại là quốc gia thứ ba trên thế giới hợp thức hóa những cuộc hôn nhân đồng tính, sau Bỉ và Hòa Lan. Trong một văn bản, ĐTGM Brendan O’Brien, chủ tịch hội đồng giám mục Gia Nã Đại đã cho biết nhận định của ngài như sau:
“Với việc Hạ Viện thông qua Dự Luật c-38 hôm 28/6/2005, nhân dân Gia Nã Đại lại tiến một bước bất hạnh nữa tới chỗ loại trừ việc nhìn nhận và cảm nhận về dân sự và xã hội tầm quan trọng đặc thù của mối liên hệ dấn thân của một người nam và một người nữ trong đời sống hôn nhân.
“Những vấn đề nguy hiểm ở đây chẳng những là nền tảng và ý nghĩa của hôn nhân được thiết định và cử hành từ thời xa xưa bởi tất cả mọi tôn giáo và văn hóa, và được in ấn vào bản tính tự nhiên.
“Điều cũng bị nguy hiểm nữa đó là tương lai của hôn nhân như là một cơ cấu xã hội nền tảng, cùng với tầm quan trọng được xã hội đồng thuận về vai trò bất khả thay thế của một người chồng và người vợ trong việc thụ thai và nuôi dưỡng con cái. Mối hiệp thân của họ bảo đảm cho môi trường vững chắc của đời sống gia đình, việc tiếp nối giữa các thế hệ đã qua và mai hậu, và các mẫu thức về giống tính liên quan đến cả cha lẫn mẹ.
Vị TGM này còn viết: “Việc thông qua Dự Luật c-38 của Hạ Viện, như những khó khăn nơi việc chăm sóc sức khỏe, là những dấu hiệu cho thấy rằng nhân dân Gia Nã Đại đang chứng kiến thấy mợt tình trạng suy thoái nguy hiểm về các giá trị chung của họ.
“Tình trạng suy thoái đang lo ngại này trong việc quan tâm chung và việc quan tâm cho công ích cũng là những gì rõ ràng cho thấy nơi mức độ liên tục đổ vỡ hôn nhân cao, nơi con số phá thai hằng năm, cũng như nơi con số giảm sút việc sinh sản.
“Nếu có những thủ đoạn về chính trị nơi Dự Luật C-38 thì thật là lo ngại nhận thấy việc một số đảng phái chính trị cùng các vị lãnh đạo của chúng liên tục chối bỏ không nhìn nhận và tôn trọng quyền tự do lương tâm và tôn giáo. Các Phần Tử của Quốc Hội bị buộc phải theo một thứ giới hạn về chính trị và bỏ phiếu theo chiều hướng của đảng phái về một vấn đề chia rẽ sâu xa và gây rắc rối cho nhân dân Gia Nã Đại.
“Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại về những gì sau này có thể trở thành những cuộc tranh luận đối với việc áp dụng Dự Luật C-38 ở những tỉnh hạt và địa hạt liên quan đến luật pháp nhân quyền và việc long trọng hóa hôn nhân, cũng như liên quan tới các chính sách về học đường cùng những vấn đề xã hội.
“Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Gia Nã Đại kêu gọi Thượng Viện hãy thi hành trọn vẹn vai trò của mình trong việc bảo đảm một cái nhìn ‘thứ hai và tỉnh táo’ vào khoản luật dự thảo, để khôn ngoan cứu xét đến tất cả mọi hậu quả khác nhau về xã hội, tôn giáo, pháp lý và dân sự của Dự Luật C-38”.
Tâm Phương, theo Zenit ngày 29/6/2005
Văn Hóa Sự Sống Chống Văn Hóa Sự Chết: Phò Hôn Nhân Gia Đình chống Hôn Nhân Đồng Tính
Trận chiến văn hóa sự sống chống văn hóa sự chết không phải chỉ xẩy ra trong lãnh vực phò sự sống (pro life) chống phá thai (pro choice), mà còn xẩy ra trong cả lãnh vực hôn nhân gia đình nữa, với những cuộc biểu dương chống hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng phái tính, điển hình nhất và vĩ đại nhất từ trước đến nay, với con số ước lượng lên tới 1 triệu rưỡi tham dự viên, tại Ma Ní, thủ đô nước Tây Ban Nha hôm Thứ Bảy 18/6/2005.
Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha Về Gia Đình, một nhóm không thuộc tôn giáo nào, đại diện cho hơn 4 triệu gia đình, đã thực hiện một hoạt động của người công dân ủng hộ con cái, hôn nhân và quyền tự do, chống lại dự án của chính quyền muốn chấp thuận việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính lấy nhau.
Chủ đề của cuộc xuống đường biểu tình chống đối này là “Gia Đình Thực Sự Là Một Vấn Đề”, một cuộc xuống đường đã thu hút được các gia đình khắp Tây Ban Nha và những phái đoàn đại biểu của ngoại quốc nữa thuộc 15 hiệp hội quốc tế và hơn 1 ngàn tổ chức không thuộc chính quyền.
Sharon Slater, chủ tịch của Liên Hiệp Gia Đình Quốc Tế ở Mỹ và đại diện cho Liên Minh Gia Đình Thế Giới, đã diễn tả ngày này là một ngày lịch sử, đánh dấu “việc khởi đầu cho một phong trào thế giới bảo vệ hôn nhân và gia đình”. Bà này cho biết phong trào này “trổi vượt trên các chủng tộc, tôn giáo và biên giới”.
Jean-Louis Thès, chủ tịch Viện Gia Đình Chính Trị ở Pháp, đã gọi ngày này là “một ngày lịch sử cho phong trào gia đình ở toàn Âu Châu”, và cám ơn nhân dân Tây Ban Nha đã “phất cờ gia đình khởi nghĩa một cách nổi bật như thế”. Vị này tham dự thay mặt cho 400 hiệp hội ở Pháp.
María del Prete, thay mặt cho 400 nhóm ở Mỹ Châu Latinh tham dự vào tổ chức Cơ Cấu Gia Đình, đã bày tỏ tình đoàn kết với các gia đình, hôn nhân và trẻ em Tây Ban Nha.
Josep Miró i Ardèvol, một phần tử của Hiệp Ước Về Các Quyền Lợi và là chủ tịch Hội Đồng Kitô Hữu Cho Âu Châu, đã nói cùng tham dự viên rằng: “Trong những tháng vừa qua, Âu Châu và toàn thế giới đã nhìn Tây Ban Nha một cách nghi ngại. Ở Âu Châu cũng như trên thế giới, hôn nhân là cuộc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ (ông trích dẫn bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân Quyền của LHQ). Trong số 191 quốc gia phần tử của LHQ có 189 nước cấm hôn nhân đồng tính”.
José Gabaldón, chủ tịch tổ chức Diễn Đàn của Người Tây Ban Nha cho Các Gia Đình, khi ngỏ lời cùng tham dự viên và cám ơn sự ủng hộ khắp nơi trên thế giới ông nhận được, đã nói rằng: “Anh chị em là bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng hôm nay đã đến thời điểm của gia đình”.
Vị chủ tịch này đã đề cập tới các nhóm đại diện đến từ Pakistan, Nam Hàn, Mông Cổ, Nga, Sri Lanka, Madagascar, Guinea, the Colombo Islands, Bangladesh, Ai Cập và Rwanda.
Cuộc biểu tình này được sự hỗ trợ của các tổ chức dân sự, chính trị và tôn giáo, cũng như của Seg Munir, giáo trưởng Đại Đền Hồi Giáo ở Ma Ní, Liên Hiệp Cộng Đồng Do Thái Tây Ban Nha, và các tôn giáo khác. Riêng Công Giáo, hội đồng giám mục ở xứ sở này đã tỏ ra ủng hộ và có khoảng 20 vị giám mục đã tham dự cuộc biểu tình, trong đó có cả ĐHY Antonio Rouco TGM Ma Ní cùng với các vị giám mục phụ tá của ngài.
Marek Raczkiewicz, phóng viên của Đài Phát Thanh Vatican đặc trách phần tiếng Balan, đã đề cập đến việc tất cả các quốc gia Đông Âu đang “hết sức chăm chú và quan tâm” theo dõi tình hình ở Tây Ban Nha, “nhất là liên quan đến vấn đề gia đình và hôn nhân”. Vị này cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tiếng nói giáo dân, theo ông, đây không phải là vấn đề “của hàng giáo sĩ hay giáo phẩm, mà trước hết của việc giáo dân ý thức hơn bao giờ hết”.
Ký giả Cristina López Schlichting phụ trách việc đọc “bản hiến chương” của biến cố này, một bản hiến chương kêu gọi hãy loại bỏ khỏi bản thảo về khoản luật “hôn nhân” đồng tính và đòi quyền lợi cho trẻ em được có cha có mẹ đàng hoàng. Bản hiến chương này cũng kêu gọi thực hiện một qui chế bảo vệ gia đình và quyền lợi của cha mẹ trong việc chọn lựa việc giáo dục cho con cái của mình.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp theo Zenit ngày 20/6/2005
Thụy Sĩ trở về với quyền lợi theo pháp lý cho các cặp hôn nhân đồng
phái tính
Trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý hôm Chúa Nhật
5/6/2005, tỷ số 58% phiếu bầu ủng hộ cho các quyền về xã hội và thuế má, như
quyền thừa hưởng, quyền an sinh xã hội và quyền hưu trí, cho các cặp hôn nhân
đồng tính nhưng không có quyền nhận con nuôi.
Các vị giám mục Công giáo đã ban hành một văn thư trong thời gian vận động để
chống lại dự thảo ấy, vì các vị cho rằng đó là một việc làm không đúng khi làm
cho hôn nhân ngang bằng với các thứ kiểu liên kết khác.
ĐGM Pier Giacomo Grampa giáo phận Lugano đã nói với Đài Phát Thanh Vatican hôm
Thứ Hai 6/6/2005 rằng:
“Các vị giám mục không bị ảo tưởng tí nào đối với thành quả của cuộc trưng cầu
dân ý về PAC (Civil Pact of Solidarity). Vấn đề cần phải lưu ý đó là mức cân
bằng giữa người Công giáo và Tin Lành ở xứ sở này, và có dấu hiệu cho thấy Liên
Hiệp Chư Giáo Hội Cải Cách bỏ phiếu thuận. Trong 7 bang loại bỏ luật này chỉ có
một bang có đa số người Tin Lành; 6 bang khác đa số là Công giáo”. Chẳng hạn Địa
Phận Lugano nói tiếng Ý “đã bỏ phiếu theo những chỉ dẫn của các giám mục và điều
này làm tôi rất vui mừng”.
Sau Bỉ, Tây Ban Nha và Hòa Lan, giờ đây đến phiên Thụy Sĩ đã thực hiện phương
thức để chấp nhận thứ hôn nhân được gọi là đồng tính.
ĐGM Grampa nói: “Cùng với quan niệm về gia đình, những gì liên quan tới luân
thường đạo lý của Âu Châu đang bồng bềnh phiêu bạt. Chúng tôi đang lênh đênh
trôi dạt về tất cả những vấn đề ấy – từ phá thai đến các thứ thân bào phôi thai,
đến triệt sinh an tử, đến luật đồng tính hôn nhân – vì thiếu vấn đề đào luyện
căn bản về đạo lý” ở đại lục này.
“Bởi thế, chúng tôi cần phải quan tâm tới vấn đề đào luyện lương tâm cho nhân
dân Âu Châu trước khi đi đến chỗ bầu cử như thế ấy. Bằng không, sẽ có một thứ
phân tán từ từ di sản về các thứ giá trị đã là đặc tính của đời sống gần 2 ngàn
năm”.
Tây Ban Nha với cuộc khủng hoảng hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
ôm Thứ Tư 27/4, Đài Phát Thanh Vatican cho biết Tây Ban Nha đã xẩy ra những
cuộc tranh luận gay gắt về việc hợp thức hóa vấn đề hôn nhân đồng phái tính. Đài
này cho biết:
“Có một số vị thị trưởng theo lương tâm tuyên bố chống lại” vấn đề hành sự kết
hôn những cặp vợ chồng đồng phái tính này, “trong khi đó, thành phần chuyên viên
về pháp lý Công giáo khuyến khích những vị quan tòa không cho các cặp hôn nhân
đồng tính này được nhận những đứa con nuôi”, vì tai hại gây ra cho những em nhỏ
này.
Hôm Thứ Năm 11/4, hạ viện của Quốc Hội Tây Ban Nha đã chấp thuận dự luật nới
rộng quyền kết hôn và nhận con nuôi cho những cặp vợ chồng đồng phái tính. Bản
dự luật này sẽ được trình lên Thượng Viện để phê chuẩn.
Bản dự luật này đã gây ra bất đồng ý kiến giữa các cơ cấu chính trong chính
quyền, như Hội Đồng Quốc Gia, Hội Đồng Pháp Quyền, và Học Viện Hoàng Vương Khoa
Tư Pháp và Lập Pháp.
Ngoài ra, các nhóm công dân đang dự tính thực hiện việc khởi xướng chống lại
khoản dự luật này và tất cả mọi thành phần có đức tin đều bày tỏ sự bất ưng
thuận của họ về vấn đề này.
Theo Đài Phát Thanh Vatican thì “ở Tây Ban Nha đang xẩy ra mộỉt cuộc đụng độ
giữa thành phàt phát động” khoản luật này và thành phần được thôi thúc bởi tôn
giáo hay bởi đạo lý xã hội “mạnh mẽ chống lại vấn đề làm sai lệch hóa cơ cấu gia
đình”.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Il Corriere della Sera, ĐHY Alfonso Lopéz
Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đã kêu gọi người Công giáo
hãy theo lương tâm chống lại biện pháp này khi nó trở thành luật. ĐHY chủ tịch
nói:
“Một khoản luật không đúng chỉ vì vấn đề nó là một khoản luật. Những điều trái
với đạo lý không thể áp đặt trên dân chúng. Ngoài ra, chính vì nó là những gì
trái đạo lý mà Giáo Hội khẩn trương kêu gọi quyền tự do theo lương tâm và nhiệm
vụ chống lại”.
Đài Phát Thanh tiếp: “Có một số vị thị trưởng ở Tây Ban Nha đã tuyên bố không
thực hiện hợp thức hóa đám cưới cho các cặp đồng tính”.
Vị chủ tịch Hiệp Hội Ý Quốc Các Chuyên Viên
Luật Pháp Công Giáo và Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Gia, đã nói với Đài Phát
Thanh Vatican rằng: “Rất có thể là một nhân viên công chức không đồng ý với vấn
đề hôn nhân đồng tính sẽ được thay thế bằng một nhân viên khác cũng có các quyền
hạn như vậy”, thành phần không có những đắn đo cân nhắc về ý hệ hay tôn giáo đối
với một cuộc hôn nhân như thế. Ông thêm: “Tôi dường như cảm thấy rất là lạ – nếu
có nhiều yêu cầu muốn nhận con nuôi không được mãn nguyện vì thiếu trẻ em cho
việc nhận con nuôi này – nếu các cặp vợ chồng đồng tính được thỏa đáng ý thích
của họ”.
Vị hồng y chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình đã phát biểu với Cơ Quan Tín
Vụ Fides của Tòa Thánh là “Một quốc gia không công nhận việc chống đối theo
lương tâm là một quốc gia chuyên chế”, nếu người ta quyết định “không tham dự
vào một tội ác tiêu biểu cho việc hủy hoại thế giới”, sau khi ngài bị các viên
chức thuộc chính phủ Tây Ban Nha tấn công vì đã kêu gọi các viên chức trong
chính phủ đừng cử hành hôn phối cho các cặp hôn nhân đồng tính và kêu gọi quyền
chống đối theo lương tâm. Bộ Trưởng Công Lý Tây Ban Nha là Juan Fernando López
Aguilar đã nói rằng lời lẽ của vị hồng y là “một thứ xúi giục bất tuân phục”.
Vị hồng y chủ tịch đã trích dẫn các khoản số 69, 73, nhất là 74 liên quan trực
tiếp đến vấn đề được ngài nhấn mạnh: “Phải bảo vệ những ai muốn sử dụng quyền
chống đối theo lương tâm khỏi những hình phạt chẳng những về luật pháp mà còn
khỏi bất cứ hậu quả tiêu cực nào về lãnh vực pháp lý, kỷ luật, tài chính và nghề
nghiệp nữa”.
Vị hồng y người Colombo này khẳng định: “Nếu ai nại đến quyền chống đối theo
lương tâm mà bị cho nghỉ việc làm thì chúng ta đang đương đầu với một trong
những chủ nghĩa chuyên chế nguy hiểm nhất. Dân chủ bao giồ cũng tôn trọng tự do;
thật là trầm trọng và nguy hiểm nếu không tôn trọng nguyên tắc này”.
Hôm Thứ Sáu 6/5/2005, để ủng hộ lập trường của vị hồng y chủ tịch hội đồng tòa
thánh về gia đình này, các vị giám mục Tây Ban Nha đã phổ biến một văn thư mang
tựa đề “Về Quyền Chống Đối Theo Lương Tâm đối với một Luật Tự Bản Chất Bất Chính
làm Băng Hoại Cơ Cấu Hôn Nhân”, nhắc nhở thành phần lập pháp rằng họ không được
bỏ phiếu cho dự án hay cử hành các cuộc hôn phối đồng phái tính.
Theo các vị giám mục thì khoản luật này sẽ mang lại một hậu quả là “tình trạng
băng hoại cơ cấu gia đình. Cuộc hiệp nhất này thực sự là một thứ sai lạc hóa hôn
nhân, gây thiệt hại rất nhiều cho công ích, nó như là một thứ tiền giả đối với
nền kinh tế của một quốc gia vậy”. Nếu luật này được chuẩn nhận thì “thựa sự nó
thiếu tính chất đích thực của một luật lệ đích thực, vì nó phản lại với lý trí
đứng đắn và tiêu chuẩn về luân lý. Nhiệm vụ của lề luật dân sự chắc chắn hạn hẹp
hơn phận sự của luật luân lý, thế nhưng nó không thể phản lại với lý trí đứng
đắn mà không làm mất đi cái mãnh lực bắt buộc theo lương tâm”.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tránh né việc phán quyết về Vấn Đề Hôn Nhân Đồng Phái Tính
Hôm Thứ Hai 29/11/2004, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã bỏ qua một bên, mà không
hề cho bietá lý do, trong việc lật ngược lại quyết định một năm qua của Tối
Cao Pháp Viện Tiểu Bang Massachusetts cho phép hôn nhân đồng phái tính.
Trong năm vừa qua có ít là 3 ngàn cặp hôn nhân nam tính đã thực hiện lễ nghi
thành hôn, cho dù thành phần cử tri vào năm tới có cơ hội thay đổi Hiến Pháp
của tiểu bang là bản hiến pháp cho phép hôn nhân dân sự có lợi cho các cặp hôn
nhân đồng tính.
Trong một bản tuyên cáo, Hội Đồng Công Giáo Massachusetts nói rằng: “Quyết
định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ không tiếp tục cứu xét đến việc khiếu nại
của vụ Largess kiện Tối Cao Pháp Viện Massachusetts là một quyết định gây bất
mãn nhưng cũng chẳng có gì lấy làm lạ.
“Việc khiếu nại ấy nêu lên vấn đề Tối Cao Pháp Viện Massachusetts năm ngoái
quyết định tái định nghĩa lại vấn đề hôn nhân, và cướp quyền hành lập pháp
trong việc qui định việc hôn nhân, có là những gì vi phạm điều khoản trong
Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc đòi các quốc gia phải bảo trì một ‘hình thức chính
phủ cộng hòa’ hay chăng”.
“Những tòa án liên bang hạ pháp viện khiếu nại đã phán quyết rằng điều khoản
quyết định ấy không áp dụng cho việc phân ly các thứ vi phạm về quyền hạn
trong việc lật ngược lại quyết định của Tối Cao Pháp Viện, bằng một tu chính
hiến pháp. Những thứ khiếu nại căn cứ vào điều khoản quyết định của tối cao
pháp viện ấy khó lòng mà thắng nổi.
“Mục đích vẫn còn đó, đó là dân chúng Massachusetts cần phải có cơ hội để tái
xác nhận rằng vấn đề hôn nhân là vấn đề hiệp nhất giữa một con người nam và
một con người nữ. Cần phải thực hiện một bản tu chính hiến pháp trong việc lật
ngược lại quyết định của tối cao pháp viện cũng như trong việc tỏ ra hết sức
bảo vệ đời sống hôn nhân bao nhiêu có thể để cho dân chúng có cơ hội cứu xét”.
Tổng Giáo Phận Chicago không cho thành phần đồng tính luyến ái Rước Lễ
ĐHY Francis George TGM/TGP Chicago quyết định không cho Rước Lễ thành phần công khai hoạt động cho trào lưu sống đồng tính luyến ái đeo những chiếc khăn choàng vai có hình huy hiệu cầu vồng đa sắc tham dự Lễ Chúa Nhật ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Danh của TGP.
Vị hồng y này không có mặt trong Thánh Lễ hôm ấy, vì đang trên đường về sau cuộc viếng thăm Tòa Thánh với phái đoàn giám mục Hoa Kỳ đợt 6. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi cho các vị linh mục của ngài tuần trước, ngài đã nói với các vị rằng không được cho thành phần ấy rước lễ.
Bởi thế đã có khoảng 12 người thuộc Phong
Trào Khăn Choàng Cầu Vồng chỉ được ban phép lành thay vì được rước lễ. Tờ
Chicago Sun-Times cho biết ĐHY TGM TGP này đã cho biết hôm Thứ Hai 1/6/2004
rằng “đó là qui chế toàn quốc và các vị giám mục cần phải cùng nhau hành động”.
ĐTGM Sean O’Malley, vị thay thế ĐHY Bernard Law, qua một văn thư được phổ biến hôm Thứ Hai 17/5/2004, ngày chính thức vấn đề hôn nhân đồng tính được ban phép ở tiểu bang này, ngày có hơn 1000 cặp đồng tính luyến ái nộp đơn xin làm hôn thú, đã lên tiếng than về việc tiểu bang ngài ở đã tiến đến chỗ cho phép hôn nhân đồng tính, tuy nhiên ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội vẫn quyết tâm nắm giữ sự thật của hôn nhân là chuyện của con người nam nữ.
“Chúng tôi hết sức buồn thảm nhận thấy vào Ngày Thứ Hai này là ngày thiết lập cho các cuộc hôn nhân đồng tính ở tiểu bang Massachusetts đây.
“Giáo Hội Công Giáo vẫn cương quyết giữ đúng sự thật chất chứa nơi hôn nhân là một liên hệ đặc thù giữa một người vợ và một người chồng, một liên hệ là nền tảng vững chắc của gia đình và xã hội chúng ta. Chủ trương của chúng tôi trong việc bênh vực hôn nhân là những gì được tác động bởi niềm xác tín sâu xa liên hệ tới công ích của tất cả mọi người.
“Hôn nhân là cơ cấu được pháp luật đặc biệt bảo vệ với nhiều thiện ích, vì nó là một cơ cấu thích hợp nhất trong việc sản sinh và nuôi dưỡng con cái. Việc thiết lập quyền hôn nhân đồng tính thật ra chẳng những không củng cố cơ cấu hôn nhân trong xã hội của chúng ta mà còn làm suy yếu nó đi, bởi hôn nhân trở thành chỉ như là một thứ chọn kiểu sống.
“Chúng tôi hy vọng rằng ở một lúc nào đó chẳng bao lâu sau này, các vị lập pháp của chúng ta sẽ ban hành những khoản luật bảo vệ lợi lộc đặc thù cho xã hội phát xuất từ mối liên hệ hôn nhân cũng như thiện ích do mối liên hệ này thực hiện nơi việc sinh sản con cái.
“Tôi cũng xin nhắc nhở tất cả mọi người
Công Giáo rằng nỗi buồn phiền chúng ta cảm thấy trước những gì đang xẩy ra
không được khiến chúng ta cảm thấy tức giận hay phỉ báng bất cứ nhóm người nào,
nhất là anh chị em sống đồng tính của chúng ta. Là những người môn đệ của Chúa
Kitô, công việc của chúng ta là xây dựng một thứ văn minh yêu thương”.
Tiểu Bang
Massachusetts đi tiên phong ở Hoa Kỳ về việc cho phép hôn nhân đồng tính
|
Thật vậy, “17/5/2004 là
một ngày lịch sử: nó là một ngày đánh dấu một trang sử mới về quyền bình đẳng
đối với các gia đình đồng tính nam nhân và nữ nhân. Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử Hoa Kỳ chúng tôi nhận được những quyền lợi và bảo vệ về pháp lý quan
trọng là những gì xẩy ra chỉ qua vấn đề hôn nhân”, một nhân vật hoạt động cho
quyền đồng tính là Marty Rouse đã phát biểu cảm tưởng như vậy.
Hàng ngàn cặp đồng tính đã lập gia đình với nhau ở Tòa Thị Sảnh San Francisco
California vào hạ tuần tháng 2/2004 nhưng không được tiểu bang California công
nhận. Một thị trưởng ở tiểu bang Nữu Ước cũng đã bị truy tố sau khi thi hành
những cuộc hôn nhân đồng tính vào Tháng Hai 2004.
|
Thành phố nổi tiếng cấp
tiến Cambridge ở tiểu bang Massachusetts, quê hương của các đại học đường lừng
danh là Harvard và Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) đã truyền cho thư ký bắt
đầu nhận các đơn xin lập hôn thú đồng tính từ nửa đêm rạng ngày 17/5/2004 và
sẽ làm phép cưới đầu tiên cho các cặp này vào buổi sáng hôm đó.
Cuộc vượt rào cuối cùng đã được thực hiện hôm Thứ Sáu 14/5/2004, khi Tối Cao
Pháp Viện Hoa Kỳ vào phút cuối cùng đã không cản nổi cái thách đố về pháp lý
được trình lên từ thành phần bảo thủ về vấn đề hôn nhân đồng tính. Tòa khiếu
nại liên bang đã đồng ý giải quyết trường hợp này vào tháng tới, nhưng vào lúc
bấy giờ thì cả trăm cả ngàn cuộc hôn nhân đồng tính đã được ban phép.
Kitô hữu giáo phái Methodist chống đối việc cấm truyền chức cho những nam nhân đồng tính
Pittsburgh, Pennsylvania hôm Thứ Ba 4/5/2004, có gần 200 tín đồ cùng với giáo sĩ mặc đồng phục xếp hàng một dọc theo lối vào tòa nhà được dùng làm nơi Tổng Nghị United Methodist đang diễn tiến. Họ biết rằng họ rất có hy vọng làm lung lay lệnh cấm của giáo phái họ về vấn đề này. Các đại biểu đã liên tục bỏ phiếu nhiều năm cho rằng Thánh Kinh lên án đồng tính luyến ái.
Thế nhưng những người chống đối nói rằng họ muốn nhắc nhở cho những vị đại biểu nhớ rằng có nhiều nam nhân đồng tính luyến ái thuộc về giáo hội có 8.3 triệu tín đồ này. Theo bà Val Zellmer ở Wisconsin thì “Chúa Giêsu nói rằng Thiên Chúa yêu thương hết mọi người. Chúa Giêsu luôn bao gồm thành phần bị loại trừ”.
Những người chống đối này từ sáng sớm đã tập trung ở dưới hầm của một nhà thờ thuộc giáo phái United Church of Christ, cầu nguyện và hát hò trước khi bắt đầu diễn hành. Một số đại biểu ra dấu tay cái hất lên tỏ vẻ hoan nghênh ủng hộ, một số tiến vào như chẳng thèm ngó ngàng gì đến họ.
Cuộc họp này cứ 4 năm mới có một lần, và đã từng xẩy ra những bất đồng gay go về vấn đề đồng tính luyến ái từ năm 1972 đến nay. Trường hợp mới đây của giáo sĩ Karen Dammann, một nữ mục sư công khai đồng tính, đã làm cho vấn đề càng căng thẳng hơn.
Một bồi thẩm đoàn gồm có 13 vị mục sư, trong phiên tòa ở Bothell, Washington, vào Tháng 3/2004, đã tuyên bố mục sư Dammann vô tội trong việc thực hành những gì trái với Kitô giáo. Tuy nhiên, thành phần bảo thủ đã gọi việc tuyên án này là một “hành động lạc đạo”, nên họ đệ đơn lên tòa án cao nhất của giáo phái để xin giáo hội cấm đoán việc truyền chức cho nam nhân đồng tính.
Hôm Thứ Bảy 1/5/2004, Hội Đồng Luật Pháp đã tuyên bố là luật giáo hội minh nhiên khẳng định là vấn đề đồng nam tính dục “không hợp với giáo huấn của Kitô giáo”. Với quyết định của 6-3 phiếu thì các vi phạm có thể dẫn đến tình trạng loại trừ khỏi chức phận trong giáo hội.
Có cả gần 1 ngàn đại biểu đã bỏ phiếu tuần trước để khẳng định rằng vấn đề hôn nhân là việc hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ.
Hôn nhân đồng tính từ
thị sảnh đến giáo đường
Vấn đề đồng tính luyến ái về dân sự tưởng là được tạm yên ở thành phố New
Paltz tiểu bang Nữu Ước sau khi vị luật sư biện lý của tiểu bang gửi thư cảnh
giác các viên chức hữu trách của thành phố này về vụ cấp giấy hôn thú đầu tiên
cho cặp đồng tính, khiến cho tòa thị sảnh của thành phố này đành phải ngừng
tay để chờ nộp đơn xin tòa cứu xét về việc chính đáng họ làm liên quan đến
quyền bình đẳng của con người. Nếu dân sự không xong thì nhào sang quyền tự do
tôn giáo vậy.
|
Thật thế, hôm Thứ Bảy
20/3/2004, cũng tại thành phố này, đã có 6 vị mục sư thuộc giáo phái Tin Lành
Unitarian Universalist Church, bất chấp những lời hăm dọa của vị luật sư biện
lý của tiểu bang qua bức thư gửi cho tòa thị sảnh, đã cử hành lễ nghi hôn phối
cho 25 cặp đồng tính.
Mục sư Kay Greenleaf và Dawn Sangrey, vào ngày Thứ Hai 22/3/2004, sẽ bị buộc
tội nhẹ về việc cử hành những cuộc hôn phối đồng tính không có giấy hôn thú
dân sự.
Mặc dù các vị mục sư thuộc giáo phái này đã cử hành hôn phối cho các cặp đồng
tính khắp nước Mỹ nhiều năm qua, nhưng hai vị mục sư này đã đi ra ngoài lề lối
này khi họ cho rằng các cuộc cử hành này là những cuộc cử hành về dân sự và
hợp pháp. Theo luật sư của hai ông là Robert Gottlieb thì hai ông sẵn sàng ra
tòa và sẽ tuyên bố mình không có tội trước tòa. Hai ông sẽ phải chịu cùng một
tội như ông thị trưởng Jason West, người đã cử hành hôn thú cho 25 cặp đồng
nam tính và đồng nữ tính hôm 27/2/2004 vừa rồi.
Những Phản Công Ngăn
Chặn Hiện Tượng Đồng Tính Lấy Nhau ở Hoa Kỳ
|
Vào hôm Thứ Ba 9/3/2004,
Vị Luật Sư Tổng Biện Lý của Tiểu Bang New Jersey là Peter Harvey đã gửi một bức
thư cho thị trưởng của thánh phố Asbury Park, cho cả phó thị trưởng và thư ký
thành phố này cảnh báo là sẽ truy tố họ trước tòa án tiểu bang nếu họ tiếp tục
cử hành các vụ hôn nhân đồng tính, cấp giấy hôn thú hay thậm chí nhận đơn xin
hôn thú của thành phần này. Các viên chức của thành phố này đã nhận được thư
cảnh báo ấy ngay sau ngày họ cử hành hôn nhân cho cặp đồng tính đầu tiên. Bức
thư của vị luật sư tổng biện lý có câu:
“Chúng tôi yêu cầu qúi vị hãy thi hành nhiệm vụ chính thức của mình một cách hòa
hợp với những quyết định đã được ấn định tòa án ấn định rõ ràng và khuyến cáo
quí vị hãy tránh đi việc chúng tôi cần phải thực hiện vấn đề pháp lý”.
Cuộc chiến chống hôn nhân đồng tính này đã bùng lên sau khi Tổng Thống Bush chấp
thuận việc tu chính hiến pháp cấm chỉ những thứ hôn nhân đồng tính này, sau khi
hiện tượng ấy bùng lên từ thành phố đồng tính San Francisco từ dịp Lễ Tình Nhân
Valentine tháng trước đây. Những kiểu cảnh báo như ở New Jersey đây cũng đã được
áp dụng ở các nơi khác như New Paltz Nữu Ước, Portland Oregon, và Sandoval
County New Mexico.
Trong cuộc họp khẩn cấp ngày Thứ Tư sau ngày nhận được thư cảnh báo của vị luật
sư tổng biến lý của tiểu bang, Hội Đồng Thánh Phố Asbury Park đã bỏ phiếu 5-0
ngưng ngay việc nhận đơn xin làm hôn thú của các cặp đồng tính, nhưng sẽ nộp đơn
kiện tòa án về vụ này. Theo ông phó thị trưởng Jim Bruno, người đã cử hành hôn
phối cho đôi đồng tình đầu tiên vào hôm Thứ Hai thì:
“Chúng tôi hành động theo thiện chí ngay lành. Chúng tôi vững vàng tin rằng
chúng tôi đã hành động theo đúng với Hiến Pháp Hoa Kỳ và hiến pháp của Tiểu Bang
New Jersey. Luật Tiểu Bang không chính thức chấp thuận hôn nhân đồng tính nhưng
cũng không cấm nó. Bởi thế chúng tôi đang tìm cách làm sáng tỏ vấn đề này với vị
thẩm phán”.
Ông Terence Reidy, vị quản đốc của Hội Đồng Thành Phố này cũng phát biểu cùng
chiều hướng ấy như sau:
“Trong khi chúng tôi tôn trọng trách nhiệm của ông Harvey trong vấn đề cần phải
áp dụng luật lệ, vì vào lúc này đây ông ta đóng vai người giải thích luật lệ. Nó
không phải là một thứ luật”.
Tất cả có 18 cặp đã nộp đơn xin làm hôn thú cho tới hết ngày Thứ Ba và đã có 10
đơn đã được chấp thuận.
Thống Đốc tiểu bang này là ông James E. McGreevey cho biết:
“Tiểu bang phải làm theo tòa án, mà tòa án cho rằng đó là điều bất hợp pháp. Tóm
lại, chúng ta là một quốc gia có luật lệ, chúng ta cần phải tuân giữ các thứ
luật lệ”.
Tổ chức Lambda Legal Defense Fund hai năm trước đây đã kiện để tranh đấu cho
quyền hôn nhân đồng tính với tòa án tiểu bang song đã thua kiện. Họ đang khiếu
nại nữa. Ông Michael Adams của tổ chức này cho biết:
“Vị luật sư tổng biện lý cần phải hiểu điều này hơn ai hết là các viên chức địa
phương cần phải tuân giữ hiến pháp của tiểu bang là hiến pháp muốn mọi người
phải được đối xử bình đẳng. Thật là xấu hổ khi các vị tổng biện lý đóng vai trò
chi phối các viên chức địa phương trong việc thi hành hiến pháp”.
New Jersey là một trong 12 tiểu bang không có luật rõ ràng cấm các cuộc hôn nhân
đồng tính.
|
Thứ Năm, 11/3/2004, tức
hai ngày sau bức thư của vị luật sư tổng biện lý của tiểu bang New Jersey trên
đây, hay vào sau ngày Hội Đồng Thánh Phố Asbury Park tuyên bố ngưng việc cử hành
hôn phối cho các cặp hôn nhân đồng tính, Tòa Thượng Thẩm tiểu bang California đã
ngăn chặn những thứ hôn nhân đồng tính ở San Francisco.
Bảy vị thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm này đã ra lệnh cho nhân viên của thành phố
này tạm ngưng việc cấp phát hôn thú cho các cặp hôn nhân đồng tính, nhưng lệnh
này chưa đả động gì tới vấn đề bất thành hiệu của hơn 3.400 tờ hôn thú đã được
thành phố này cấp phát. Bởi vì Tòa đang chất vấn các viên chức này chứng minh
tại sao họ tin rằng họ “không vượt quá quyền hạn của họ”.
|
Ngay sau khi nhận được
lệnh tòa, ông Mabel Teng, nhân viên thành phố vẫn cấp giấy hôn thú cho các cặp
đồng tính tuyên bố rằng thành phố sẽ ngưng việc cấp giấy hôn thú cho các cặp
đồng tính, khiến cho các cặp này ra khỏi thị sảnh một cách giận dữ và bất mãn.
Phần ông thị trưởng Newsom tỏ ra hoan hỉ vì được dịp hùng biện tại tòa: “Tôi lấy
làm hài lòng khi thấy tiến trình đang xẩy ra cũng như đang hành động. Chúng tôi
đã hy vọng sẽ ra trước Tòa Thượng Thẩm. Chúng tôi sẽ đến để biện minh cho trường
hợp của mình trước Tòa Thượng Thẩm”.
Những nơi đã cấp phát hôn thú cho các cặp đồng tính theo gương thành phố San
Franciscô là Portland Oregon, New Paltz New York, Asbury Park New Jersey và
Sandoval County New Mexico.
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI: MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI
Trần Mỹ Duyệt
Lời giới thiệu của thoidiemmaria: Hôm Thứ Ba
24/2/2004, Tổng Thống Bush cho biết ông ủng hộ khoản tu chính hiến pháp về
việc cấm hôn nhân đồng tính bằng những lời lẽ sau đây:
“Hôm nay tôi kêu gọi Quốc Hội hãy mau chóng thông qua để gửi cho các tiểu bang
phê chuẩn một khoản tu chính cho Bản Hiến Pháp của chúng ta trong việc xác
định và bảo vệ cơ cấu hôn nhân như là một cuộc kết hợp giữa một người nam và
một người nữ để làm nên vợ nên chồng. Khoản tu chính này cần phải thật sự bảo
vệ cơ cấu hôn nhân, nhưng vẫn giành chỗ cho ngành lập pháp tiểu bang được tự
do quyết định trong vấn đề ấn định những thứ giải quyết về pháp lý đối với thứ
không phải là hôn nhân. Hoa Kỳ là một xã hội tự do, một xã hội ghép vai trò
của chính phủ vào đời sống những người công dân của chúng ta. Tuy nhiên, việc
dấn thân cho quyền tự do này không đòi buộc phải xác định lại một trong những
cơ cấu xã hội căn bản nhất của chúng ta. Chính quyền của chúng ta cần phải tôn
trọng hết mọi người cũng như cần phải tôn trọng cơ cấu hôn nhân. Không có vấn
đề tương phản giữa những trách nhiệm này”.
Ðể có một cái nhìn đại quan tạm đủ về hiện tượng đồng
tính luyến ái đã đi đến chỗ đồng tính hôn nhân theo pháp lý hiện nay, xin mời
quí bạn theo dõi bài viết của tiến sĩ tâm lý Trần Mỹ Duyệt sau đây.
Vấn đề đồng tính luyến ái thật ra không phải chỉ có hôm nay và trong thế giới
hiện tại mà nó là một hiện tượng đã có từ lâu đời, và trải qua mọi thời đại.
Thánh Kinh Cựu Ước, tức là Thánh Kinh của người Do Thái từ mấy ngàn năm trước
đã nói đến vấn đề này, và coi đây là một hành động tội lỗi: “Nếu một người đàn
ông ăn nằm với một người đàn ông và một người đàn bà ăn nằm với một người đàn
bà cả hai sẽ phải chết vì hành động khả ố của họ; họ đã hủy hoại đời mình”
(Lev 20:13). Nhưng sở dĩ chúng ta phải nhấn mạnh đến hiện tượng này là vì gần
đây vấn đề đồng tính luyến ái, vấn đề hôn nhân đồng tính đang trở thành một đề
tài cho những tranh luận cả trong lãnh vực tôn giáo, chính trị, xã hội, tâm lý,
hôn nhân gia đình và giáo dục. Người khen, kẻ chê, người ủng hộ, người chống
đối. Sau đây là những kết quả khảo cứu có tính cách quốc gia cho thấy như sau:
NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
Tháng 6 năm 1977, 13% người Hoa Kỳ tin rằng những người đồng tính bẩm sinh như
thế. 56% cho rằng đó chỉ là do ảnh hưởng môi trường sống. Tháng 10 năm 1989,
18% tin rằng những người đồng tính bẩm sinh như thế. 48% cho rằng đó chỉ là do
ảnh hưởng môi trường sống. Và đến tháng 6 năm 1998, 47% đã tin rằng những
người đồng tính bẩm sinh như thế. 4% cho rằng đó chỉ là do ảnh hưởng bởi môi
trường sống. Song song với những kết quả do những cuộc khảo cứu trước, thống
kê của Hội Báo Chí năm 2000 cho biết 30% người Hoa Kỳ tin rằng những người
đồng tính bẩm sinh như thế. 46% cho rằng họ tự chọn sống như vậy.
Ít tháng trước, Viện Gallup từ ngày 24 đến 26 tháng 10 năm 2003, đã phỏng vấn
1006 người về việc hôn nhân đồng tính. Kết quả như sau:
61% chống đối.
35% ủng hộ.
Phân tích theo phái tính:
Nam giới: 70% chống đối.
26% ủng hộ.
Nữ giới: 53% chống đối.
43% ủng hộ.
Nhưng dù ủng hộ hay chống đối, hiện tượng này vẫn đang nở rộ nhất là sau ngày
12 tháng 2 năm 2004 vừa qua, tân thị trưởng Gavin Newsom thuộc thành phố San
Francisco, California cho phép những người hôn nhân được làm hôn thú với nhau.
Và chỉ nội trong vòng ít ngày đã có tới hơn 3000 cặp từ khắp nơi trên nước Mỹ
và cả Âu Châu đã đến đó để làm hôn thú. Một trong các cặp này là hai cụ ông
một người 83 và một người 80 tuổi, cả hai đã sống với nhau 51 năm, và nay mới
được dịp chính thức làm hôn thú.
Tiếp theo đó là một số các thành phố thuộc các tiểu bang khác cũng đang phát
hiện hiện tượng này khiến thống đốc California, và Tổng Thống Bush phải hốt
hoảng lo tìm phương pháp cứu vãn tình thế bất ổn hiện nay. Nhưng xem ra phe
đồng tính đang thắng thế, và xã hội còn phải chứng kiến những tranh luận này.
Vậy đâu là những dấu hiệu và căn nguyên của hiện tượng này.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỘNG LỰC
Theo thống kê của online cho biết, hàng tuần có ít nhất 40.000 người thuộc
giới đồng tính đã vào trang net để tâm sự, trao đổi, và tìm bạn. Họ đã dùng
đến 100.000 giờ cho những dịch vụ này mỗi tuần. Ngoài ra, theo ước tính thì
con số đồng tính ngày nay không phải là hàng trăm, hàng ngàn, hàng, vạn, hàng
triệu, mà là nhiều triệu. Họ thuộc đủ thành phần xã hội, mà phần lớn là ở giai
tầng trí thức như bác sĩ, luật sư, giáo sư, kỹ sư, và cả giáo sĩ, tu sĩ nữa.
Hoạt động của giới đồng tính ngày nay đã công khai hóa và họ có những hiệp hội,
tổ chức và câu lạc bộ đàng hoàng. Họ hãnh diện và vui vẻ nhận mình là những
người đồng tính chứ không mặc cảm, hoặc lén lút như trước. Năm 1973, các nhà
tâm bệnh học và tâm lý học đã loại bỏ hội chứng đồng tính luyến ái ra khỏi
bảng liệt kê những căn bệnh tâm lý, và cho rằng sinh hoạt tình cảm, và tình
dục của người đồng tính là sinh hoạt bình thường và lành mạnh. Kể từ đó, tâm
lý không coi vấn đề này là một tâm bệnh nữa. Cũng theo tài liệu do Alfred
Kinsey phổ biến năm 1948, thì có đến khoảng 1/3 các trẻ vị thành niên đã có
kinh nghiệm về đồng tính khi ở vào tuổi dậy thì, và 4% trong số ấy đã bỏ đời
sống đồng tính khi lớn lên và đã lập gia đình.
Vậy nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đồng tính luyến ái. Động lực nào đã
hấp dẫn một người đàn ông với một người đàn ông, và một người đàn bà với một
người đàn bà? Hoặc ngược lại, tại sao một người đàn ông lại cảm thấy bị thu
hút bởi một người đàn bà hay một người đàn bà bị thu hút bởi một người đàn ông?
Khoa học và tâm lý học cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Chưa ai
biết rõ đâu là nguyên nhân tạo nên những hấp lực và thu hút ấy. Tuy nhiên,
quan niệm chung và phần đông vẫn cho rằng sự luyến ái tình cảm và tình dục
giữa một người đàn ông và một người đàn bà là những quan hệ bình thường và
lành mạnh. Cũng như sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà
trong đời sống hôn nhân là một việc xem như bẩm sinh. Nó được thôi thúc bởi
bản năng duy trì nòi giống.
Theo các nhà di truyền học, và sinh lý học, khuynh hướng
đồng tính đến từ sự phát triển tế bào nhiễm thể do phía người mẹ di truyền.
Khám phá này vẫn chưa đạt được sự công nhận của các nhà khoa học về di truyền
và tâm sinh lý. Dầu sao một người tự bẩm sinh với hướng chiều về người đồng
phái và một người do một biến cố tâm lý hoặc xã hội nào đó đã xu hướng theo
đòi hỏi của nếp sống đồng tính lại là một vấn đề khác.
Những người mà tự bẩm sinh, có nghĩa là tự trong tâm trí, và khát vọng của
mình, họ luôn luôn hướng về người đồng phái tính và không thể nào hạnh phúc,
hoặc sung sướng với một người khác phái tính được coi như những người đồng
tính bẩm sinh. Con số này được coi là ít ỏi. Ngược lại, những người vì bị trói
buộc, chèm ép, hoặc cưỡng bức và khủng hoảng về tình cảm, tâm lý hoặc sinh lý
đi tìm một cuộc sống và tình cảm mới nơi một người đồng phái tính được coi như
những người đồng tính do môi trường và ảnh hưởng xã hội. Họ tự chọn lối sống
đồng tính chứ không phải do bẩm sinh. Thí dụ, nhiều phụ nữ ngày nay không muốn
sinh con, hoặc vì một lý do tâm lý nào đó sợ không muốn sinh con, sợ phải sống
với một người đàn ông. Hay như một người đàn ông vì bị liệt dương, hoặc có
những hội chứng xuất tinh sớm, tự mặc cảm về đời sống sinh lý yếu kém của mình,
nên không thoải mái với sự giao hợp trong hôn nhân và đã đi tìm một lối sống
tình cảm và tình dục nơi những người đồng phái có cùng cảnh ngộ. Hoặc hiện
tượng này xẩy ra nơi những người mà vì ảnh hưởng xã hội và sự dồn nén xã hội
nên đã đi tìm một lối giải quyết tình cảm và sinh lý với những người đồng tính,
thí dụ một số nhà tu hành hoặc tu sĩ chẳng hạn. Nhưng điểm quan trọng ở đây là
có thật sự những người này cảm thấy thoải mái, thanh thản với cuộc sống và lối
sống tự chọn ấy, hay vẫn bị lương tâm đay nghiếm và cắn rứt? Trong những cuộc
tự tử nơi những người lớn, người ta thấy tỷ số những người đồng tính khá cao.
Phải chăng cũng là sự mặc cảm về hành động tình cảm và sinh lý bất thường của
mình, hoặc cũng có thể vì một hình thức muốn tự kết liễu những xung đột của
lương tâm và đam mê.
Nhưng dù dưới bất cứ hình thức nào, thì việc hôn nhân trong giới đồng tính như
hiện nay đang là một thách thức lớn lao cho đạo đức xã hội, cho những giá trị
về gia đình, hôn nhân, và ngay cả những giá trị căn bản của nhu cầu và đời
sống tình dục nơi con người.
ĐỒNG TÍNH VÀ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
Người ta tự hỏi, với những hành động và đời sống tâm lý, tình cảm, cũng như
sinh lý của các người đồng tính như hiện nay rồi ra nền tảng gia đình, đời
sống sinh lý vợ chồng và trách nhiệm duy trì nòi giống sẽ ra sao? Lấy ai mà
sinh nở, lấy ai mà dậy dỗ, giáo dục, và hướng dẫn tuổi trẻ. Một hình ảnh mà
chúng ta có thể thấy được qua màn truyền hình là một cặp đồng tính nam đã nhận
nuôi hai em bé. Mỗi anh mang trước ngực một em nhỏ. Nhưng rồi ai thay tã lót.
Ai nấu nước, pha sữa cho hai em. Và sau này khi lớn lên nếu hai em muốn tìm
một mẫu người làm mẹ, người làm cha thì tìm đâu ra trong một gia đình hai
người đều là đàn ông ấy. Xã hội và đạo đức xã hội vẫn chưa có câu trả lời, chỉ
biết rằng một khảo cứu đã cho rằng các trẻ em sống và được nuôi dưỡng bởi các
cặp đồng tính lớn lên và phát triển bình thường về mặt tâm lý và tình cảm.
Riêng người viết thì không đồng ý như vậy, vì không cần phải dùng đến sự hiểu
biết sâu xa, chỉ nhìn vào thực tế, ai cũng đã có cảm giác thế nào là một sự
bất ổn ngay chính trong cơ cấu của các gia đình này. Đó là những cái nhìn tổng
quát về tình trạng biến thái đang xẩy ra trong đời sống tâm lý và tình cảm của
con người hiện nay qua phong trào đồng tính luyến ái, và hôn nhân đồng tính.
Vậy về phía Giáo Hội thì như thế nào?
QUAN NIỆM CỦA GIÁO HỘI
Giáo Hội Công Giáo đã tỏ ra bén nhậy với vấn đề này. Tuy nhiên, phản ứng của
nhiều Giám mục và linh mục, tu sĩ trong Giáo Hội thì lại khác nhau. Chính vì
thế, hiện tượng đồng tính và hôn nhân đồng tính vẫn là một đề tài gâysôi nổi
trong Giáo Hội. Cũng như cái nhìn từ phía xã hội, Giáo Hội cũng có những thành
phần ủng hộ và chống đối. Người ta không thấy ngạc nhiên lắm khi trong một
buổi họp của một Giáo Phận thuộc miền Bắc California, các linh mục đồng tính
đã dám trước cửa phòng họp của mình tấm giấy: “Gay Priests Only”. Đức Giám Mục
cũng chỉ lắc đầu và nói: “I already told them, it is no good idea”.
Ngày 4 tháng 2, 2004, tại Tổng Giáo Phận Chicago đã có 35 linh mục gửi thư cho
Tổng Giám Mục của họ là Đức Hồng Y Francis E. George và Vatican phản đối việc
Giáo Hội đã dùng những từ ngữ coi như miệt thị giới đồng tính, ám chỉ về những
văn kiện của Tòa Thánh về đời sống và hôn nhân của giới đồng tính. Trong thư
có đoạn viết: “Gần đây trong quá khứ bản thân các giám mục, các hội đồng giám
mục và Vatican đã có những tiếng nói ám chỉ xúc phạm và bạo hành đối những
người con trai và con gái của giáo hội, và chúng tôi thấy không thể giữ im
lặng được nữa”.
Mặt khác, ngày 7 tháng 2 vừa qua, Nguyệt San La Civilta Cattolica do Dòng Tên
xuất bản tại Roma, trong phần nói về hôn nhân đồng tính đã trích dẫn kết quả
cuộc khảo cứu cho rằng đồng tính luyến ái là một điều kiện rõ ràng vượt ra
khỏi lằn ranh của đời sống sinh lý bình thường, giống như những nguyên nhân
sinh lý học. Và mặc dù không phê phán, hoặc lên án những người vì ảnh hưởng
nào đó cuốn hút vào tình trạng này, nhưng Giáo Hội vẫn thêm rằng: “Tuy nhiên,
khi đối diện với những trào lưu của xã hội, Giáo Hội cảm thấy mình có bổn phận
nhắc nhở những nhà lãnh đạo, về những nguy cơ gây đỗ vỡ kinh hoàng mà sẽ là
kết quả do việc nhắm tới quyền lợi những cặp hôn nhân đồng tính cũng như những
cặp hôn nhân nam nữ”.
Mặc dù có sự chống đối và những cắt nghĩa khác nhau về hôn nhân, về những giá
trị của hôn nhân. Giáo Hội vẫn chủ trương rằng hôn nhân chỉ xẩy ra giữa một
người nam và một người nữ. Trong bí tích Hôn Phối, Giáo Hội đã nhắc lại lời
Chúa Giêsu nói về sự hiệp nhất này như một giao ước vĩnh cửu, một ơn gọi cho
những ai bước vào đời sống hôn nhân: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người
không được phân ly” (Mc 10:9). Hơn thế nữa, hôn nhân dưới nhãn quan Kitô Giáo,
còn là một trách nhiệm cần thiết nối kết giữa hai người nam nữ trong việc bảo
trì và nuôi dưỡng con cái. Văn kiện của Tòa Thánh về hôn nhân đồng phái tính
được công bố ngày 6 tháng 3 năm 2003 do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng
Trưởng Thánh Bộ Tín Lý và Đức Tin và Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Thư
Ký viết: “Không một ý hệ nào có thể xóa mất nơi tâm linh con người niềm tin
tưởng là hôn nhân chỉ xẩy ra giữa một người nam và một người nữ, những người
bởi việc trao ban cho nhau, một việc xứng hợp với họ và chỉ dành cho họ, hướng
đến việc hiệp thông ngôi vị của họ. Nhờ đó, họ làm cho nhau nên trọn hảo, để
cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và nuôi dưỡng những sự sống con
người mới.” Giáo Lý Công Giáo dậy rằng: “Hành động đồng tính là những việc làm
trụy lạc nghiêm trọng”. Ngoài ra, văn kiện của Tòa Thánh về hôn nhân đồng phái
tính còn có những đoạn như sau:
“Về lãnh vực sinh lý và nhân loại học. Những cuộc kết hợp đồng phái tính là những gì hoàn toàn thiếu yếu tố về sinh lý cũng như nhân loại học của hôn nhân và gia đình...Những cuộc phối hợp đồng tính ấy không thể nào góp phần một cách xứng hợp vào việc sinh sản của nhân loại.”
“Như kinh nghiệm cho thấy, việc thiếu hụt tính chất hỗ tương dục tính nơi những cuộc phối hợp đồng tính tạo nên những ngăn trở trong việc phát triển bình thường của những trẻ em được những người này chăm sóc.”
“Việc hợp pháp các cuộc phối ngẫu đồng phái tính hay đặt
những cuộc hôn nhân đồng phái tính này cùng một cấp độ như hôn nhân chẳng
những có ý chấp nhận một hành vi lạc loài, làm cho nó trở thành một mẫu số
sống của xã hội ngày nay, mà còn làm lu mờ những giá trị căn bản thuộc về gia
sản chung của nhân loại. Giáo Hội không thể không bênh vực các giá trị này, vì
thiện ích của con người nam nữ cũng như vì thiện ích của chính xã hội loài
người”.
KẾT LUẬN
Ta có nên khinh bỉ, coi thường hoặc nguyền rủa những người đồng tính hay những
cuộc hôn nhân đồng tính không? Dứt khoát là không. Bởi vì trong hành động và
lối sống ấy vẫn có những gì mà chúng ta không biết, hoặc chưa biết. Chúng được
kết hợp bởi những yếu tố di truyền, cũng như tâm sinh lý và xã hội rất phức
tạp. Đức ái cũng không cho phép chúng ta đối đãi bất công với bất cứ ai. Tuy
nhiên, có hai điều trong vấn đề này cần được lưu ý là những thành phần đồng
tính và hôn nhân đồng tính.
Đối với những người đồng tính, chúng ta không có quyền coi thường, khinh bỉ,
hoặc đối xử bất công vì họ vẫn là một con người. Chúng ta chỉ không chấp nhận
lối sống đồng tính của họ.
Đối với hiện tượng hôn nhân đồng tính, chúng ta dứt khoát không thể ủng hộ hay
chấp thuận. Trong quyết định này, không gì hơn là căn cứ vào những giá trị tâm
linh và luân lý đạo đức. Thiên Chúa và Giáo Hội đều dậy rằng, hôn nhân đồng
tính không phải là con đường tự nhiên và xứng hợp với cuộc sống của con người
nam nữ dù nhìn dưới góc cạnh nào, tâm lý, sinh lý, giáo dục hay xã hội.
Vấn đề đồng tính lấy nhau ở Hoa Kỳ vẫn sôi nổi và bất
ổn định
Theo Mabel Teng, người có quyền ký hôn thú dân sự cho
các đôi hôn phối ở tòa thị sảnh San Francisco, cho biết, bình thường mỗi ngày
chỉ có khoảng 30 đôi lập gia đình và làm hôn thú với nhau ở đó thôi. Tuy nhiên,
kể từ ngày ông tân thị trưởng Gavin Newsom ra lệnh cấp giấy hôn thú cho các
cặp đồng tính thì tất cả đã khác hẳn. Từ ngày Thứ Năm 12/2 tới tối ngày Thứ
Hai, 16/2, tức tới trước ngày tòa án California phán quyết về vụ này, con số
đồng tính lấy nhau tại tòa tỉnh sảnh này đã lên tới 2464 cặp. Mỗi đơn xin giấy
hôn thú là 82 Mỹ kim chưa kể 13 Mỹ kim trả cho lệ phí lấy tờ hôn thú. Sở dĩ
con số lên nhanh và cao như vậy là vì ông thị trưởng ra lệnh mở cửa cả cuối
tuần, thậm chí cả Ngày Lễ Tổng Thống vốn là ngày nghỉ toàn quốc hôm Thứ Hai
16/2. Động lực thúc đẩy tòa thị sảnh này nói chung và một số cá nhân làm việc
tại đây nói riêng làm việc cật lực như vậy, theo Teng, “chỉ vì yêu thương và
dấn thân cho các thứ quyền lợi bình đẳng”. Vì việc cấp giấy hôn thú không đòi
hỏi nơi ở, do đó, khắp nơi trên nước Mỹ (20 tiểu bang), thậm chí từ Âu Châu,
kéo về đây làm giấy hôn thú, dĩ nhiên đông nhất vẫn là 85% ở vùng Bay Area
thuộc San Francisco.
|
Vào lúc 11 giờ sáng ngày Thứ Ba 16/2/2004, Thẩm Phán của
Tòa Thưởng Thẩm San Francisco là Kevin McCarthy đã nghe một nhóm chống vấn đề
đồng tính lấy nhau, và vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày, Thẩm Phán James Warren
cũng nghe một vụ khác tương tự. Nhưng cuối cùng người ta vẫn không biết hai vị
thẩm phán này quyết định ra sao, về việc hiệu thành của các tờ hôn thú đã được
cấp phát, hay về việc có được tiếp tục làm điều này hay chăng? Đó là lý do
khiến cho tòa thị xảnh San Francisco thừa thắng xông lên cấp phát hôn thú tiếp
cho tới ngày Thứ Sáu, thời điểm của phiên tòa thứ hai về vụ này.
|
Thẩm Phán James Warren đã xử vụ kiện liên quan tới Proposition 22 Legal Defense and Education Fund. Đầu tiên vị thẩm phán này tỏ ra hướng chiều về việc để cho vụ này tiếp tục xẩy ra cho đến khi những vấn đề về hiếp pháp được giải quyết. Thế nhưng, sau khi nghe thấy những nguyên cáo cho rằng ông thị trưởng không có thẩm quyền theo hiến định ban quyền cho nhân viên thị xã của ông cấp phát hôn thú cho các cặp hôn nhân đồng tính cũng như trong việc sử dụng ngân quĩ của thành phố để làm điều này, vị thẩm phán đã nhìn nhận là thành phố này đã vi phạm luật tiểu bang khi làm như thế, song ông để tùy thành phố quyền muốn ngưng ngay việc làm ấy hay cứ tiếp tục làm cho tối khi các vị luật sư của thành phố ra hầu tòa vào ngày 29/3/2004 về lý do tại sao ông thị trưởng lại cho phép như vậy.
|
Trước đó cùng ngày, Thẩm Phán Tòa Thượng Thẩm Ronald Quidachay đã xử một vụ tương tự, nguyên cáo là tổ chức The Campaign for California Families and the Alliance Defense Fund, một nhóm thuộc tiểu bang Arizona. Vị thẩm phán này trì hoãn phán quyết cho tới Thứ Sáu, vì có hai vấn đề khác nhau liên quan đến việc phiền trách được tổ chức nêu lên. Ông khuyên các vị luật sư của thành phố và hai nhóm bảo thủ này cùng nhau làm việc để trình bày những văn kiện chính xác vào Thứ Sáu trong tuần.
Vị giám đốc điều hành tổ chức the Campaign for California Families nhận định: “Luật của tiểu bang California nói rằng hôn nhân chỉ giành cho một người nam và một người nữ mà thôi. Ông thị trưởng San Francisco phá giới đang vi phạm luật tiểu bang. Ông ta làm như mình là một tay độc tài. Ông ta đang áp đặt những thứ giá trị riêng của ông trên tư cách làm người công dân, ông ta thật là lệch lạc”.
|
Trong khi đó, vào hôm tòa xử Thứ Ba, 17/2, thị trưởng thành phố này nói với chương trình “Good Morning” của đài truyền hình CNN rằng việc hôn nhân giữa các cặp đồng tính là điều “không thể nào tránh được… Cũng có một thứ hiến pháp ở tiểu bang California mà tôi đã thề chấp nhận mới 39 ngày trước đây. Vấn đề chính yếu ở đây là tôi đã tuyên thệ nhận chức và đã đọc bản hiến pháp đó, và không có nơi nào trong đó nói rằng tôi được kỳ thị cả”.
Hôm Thứ Tư 20/2/2004, Tổng Thống Bush đã tỏ ra cảm thấy “rắc rối / bối rối” (troubled) về vụ hôn nhân đồng tính ở San Francisco và những quyết định pháp lý ở tiểu bang Massachusetts về cùng vấn đề, nhưng ông không dứt khoát tỏ ra có ủng hộ việc cấm đoán theo hiến pháp vấn đề này hay chăng.
“Tôi tỉ mỉ theo dõi những gì đang xẩy ra ở San Francisco là nơi đang cấp phát hôn thú, cho dù luật lệ của tiểu bang định khác. Tôi vốn nói rằng tôi sẽ ủng hộ luật bảo vệ vấn đề hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Hiển nhiên là những biến cố này đang chi phối đến vấn đề quyết định của tôi. Tôi đang theo dõi rất cẩn thận những tôi cảm thấy rắc rối về những gì tôi đã thấy”.
Tổng thống Hoa Kỳ nói với Tổng thống Tunisie là Zine El Abidine Ben Ali ở Tòa Bạch Ốc là “Tôi cảm thấy rắc rối bởi những vị thẩm phán hăng máu đang ấn định vấn đề hôn nhân. Dân chúng cần phải được tham dự vào vấn đề quyết định này. Hôn nhân là vấn đề do dân chúng ấn định chứ không phải là các tòa án. Tôi đang cẩn thận theo dõi vấn đề này đây”.
Tân Thống Đốc California Arnold Schwarzenegger nói trên
màn điện toán toàn cầu của ông rằng những giấy hôn thú do thành phố San
Francisco cấp cho thành phần hôn nhân đồng tính là bất hợp pháp: “Những chứng
chỉ hôn nhân được thành phố và quản hạt San Francisco nộp cho Phân Bộ Sức Khỏe
không hội đủ tiêu chuẩn”.
Cơn Lốc
Đồng Tính Luyến Ái và Đồng Tính Lấy Nhau lại Bùng Lên ở Hoa Kỳ
Thật vậy, cơn lốc đồng tính luyến ái đã bùng lên ở Hoa Kỳ vào dịp Ngày Tình
Nhân Valentine Day Thứ Bảy 14/2/2004, tại thành phố nổi tiếng trên thế giới
của thành phần này là San Franciscô California.
|
Hôm Thứ Sáu,
13/2/2004, vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang California đã bác bỏ
cuộc vận động của nhóm bảo thủ xin tòa án ra lệnh cấm thành phố San Francisco
cấp hôn thú cho các cặp đồng tính muốn lập gia đình với nhau. Đúng thế, thẩm
phán James Warren đã trì hoãn cuộc điều trần này cho đến Thứ Ba 17/2/2004, vì
lý do điều yêu cầu của nhóm vận động này không đầy đủ nhận định.
Nhóm Vận Động Cho Các Gia Đình Ở California đã kiện tân Thị Trưởng San
Francisco là Gavin Newsom và bà Thư Ký Hạt Tỉnh này là Nancy Alfaro hôm Thứ
Sáu “về việc vi phạm luật tiểu bang California về hôn nhân và về việc cấp hôn
thú” cho các cặp đồng tính luyến ái. Theo Luật California thì hôn nhân là cuộc
hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ. Trong khi đó, hôm Thứ Năm
12/2/2004, ông thị trưởng lại ra lệnh cho bà thư ký cấp giấy hôn thú cho các
cặp đồng tính luyến ái.
|
Bởi thế, nghe
tin này, các cặp đồng tính luyến ái đã kéo nhau tới đầy tòa thị xảnh, để rồi
trước khi đóng cửa, 95 tờ hôn thú đã được cấp phát và 87 cặp đã làm đám cưới
ngay tại chỗ. Những cặp nào chưa kịp kết hôn vì hết giờ đều được mời trở lại
ngày hôm sau Thứ Sáu, một ngày, theo tường trình của Thông Tấn AP (Associated
Press) đã có 489 cặp lập gia đình và được cấp giấy hôn thú. Cặp đầu tiên trong
dịp này là Phyllis Lyon 80 tuổi và Dorothy Martin 83 đã sống với nhau 51:
“Chúng tôi cũng có quyền giống như bất cứ một ai khác trong việc lập gia đình
với người chúng tôi kết hôn”, ông Lyon chia sẻ cảm nhận của mình.
Sở dĩ ông thị trưởng San Farancisco cấp giấy hôn thú như thế là vì, theo ông,
nếu không là tỏ ra kỳ thị. Ông đã nói với CNN hôm Thứ Sáu thế này: “Chúng tôi
đọc được lời lẽ rõ ràng trong hiến pháp của tiểu bang và chúng tôi bảo người
thư ký hạt tỉnh chúng tôi làm điều hay lẽ phải để ban một thứ đặc ân đã được
ban cho vợ tôi cũng như cho chính tôi cùng cả hằng triệu triệu người trong
chúng ta khắp quốc gia cho các cặp đồng tính luyến ái nữa”. Ông thị trưởng này
không chấp nhận việc làm của ông là vi hiến tiểu bang. Ông cũng thú rằng ông
chưa bàn hỏi gì với thống đốc tiểu bang về hành động của ông, vị thống đốc khi
tranh cử để đóng vai trò hiện tại đã tuyên bố hôn nhân là vấn đề giữa nam và
nữ. “Tôi không biết vị thống đốc này chủ trương ra sao?”, ông thị trưởng nói.
|
Trong khi San Franciscô cấp hôn thú cho các cặp hôn nhân đồng tính như thế thì ở Massachusetts các nhà lập luật cố phác họa một tu chính loại trừ vấn đề hôn nhân đồng tính. Bởi vì, vào Tháng 11/2003 vừa qua, Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang này đã phán là không được cấm đoán các cặp đồng nam tính và đồng nữ tính lập gia đình với nhau theo Hiếp Pháp Massachusetts. Hôm Thứ Ba 3/2/2004, Tòa Thượng Thẩm tiểu bang Massachusetts đã phán quyết là các vị luật sư tiểu bang “đã không nêu lên được bất cứ lý do đầy đủ nào về hiến pháp” để chối bỏ quyền lợi của những cặp đồng tính hôn nhân cả nam lẫn nữ, đồng thời muốn ngành lập pháp trong vòng 6 tháng phải viết lại những khoản luật của tiểu bang có lợi cho những cặp hôn nhân đồng tính. Ngành Lập Pháp tiểu bang Massachusetts, để bác bỏ lệnh của tòa án trên đây cần phải thực hiện việc tu chính hiếp pháp của tiểu bang, và khoản tu chính này cần phải được tối thiểu là 101 phiếu trong hai phiên họp liên tiếp năm nay và trong năm 2005-2006, trước khi xẩy ra cuộc bỏ phiếu của dân chúng vào Tháng 11/2006.
|
Thống Đốc
tiểu bang đã lập tức chống lại phán quyết của tòa án hôm Thứ Ba này và nói sẽ
vận động một tu chính để bác bỏ nó. Tổng Thống Bush cũng lên tiếng phản đối
pháp lệnh này: “Hôn nhân là một cơ cấu linh thánh giữa một người nam và một
người nữ. Phán quyết hôm nay… vi phạm trầm trọng đến nguyên tắc này. Tôi sẽ
làm việc với các vị lãnh đạo của quốc hội và các người khác để làm những gì
cần thiết về pháp lý hầu bênh vực tính cách linh thánh của hôn nhân”. Thế
nhưng, vị tổng thống này không nói gì đến vấn đề ông có sẽ ủng hộ nỗ lực của
một số thành phần Cộng Hòa trong Quốc Hội trong việc thông qua một tu chính
liên bang loại trừ vấn đề hôn nhân đồng tính.
Sau hai ngày họp, 11-12/2/2004, ngành lập pháp tiểu bang Massachusetts đã
không thể đi đến chỗ thực hiện khoản tu chính chống loại vấn đề hôn nhân đồng
tính. Sau ba lần bỏ phiếu, kết quả bỏ phiếu là 103-96. Và họ sẽ trở lại họp
vào ngày 11/3/2004. Trong khi ngành lập pháp làm việc bên trong thì bên ngoài
là áp lực của thành phần đồng phái tính xuống đường biểu tình đòi “bình quyền”.
Tại Hoa Kỳ, 38 tiểu bang và chính phủ liên bang đã phê chuẩn những khoản luật
hay những khoản tu chính cấm cản việc nhìn nhận vấn đề hôn nhân đồng tính.
Vermont là tiểu bang duy nhất ở Hoa Kỳ, vào năm 1999, đã cho phép các cặp đồng
tính luyến ái nhưnõg quyền lợi và ân huệ của đời sống hôn nhân, gọi nó là
những cuộc hiệp nhất dân sự hơn là hôn nhân. Hạ Viện California mới đây cũng
đã thông qua một khoản luật đồng bạn tại gia cũng cho hưởng những lợi lộc
tương tự như thế, nhưng không cho thành phần đồng tính lập gia đình với nhau.
Theo bản thăm dò ý kiến quần chúng (1006 người) của CNN/USA Today/Gallup vào
những ngày 24-26/10/2003, về vấn đề hôn nhân đồng tính cần phải được pháp luật
công nhận có 61% chống và 35% thuận. Tuy nhiên, căn cứ vào phái tính tham dự
cuộc thăm dò này thì có 70% nam giới chống và 26% thuận, trong khi đó có 53%
nữ giới chống và 43% thuận.
Sống Thanh Khiết trước Những Thứ Hấp Lực Đồng Phái
Tính Khi cuốn Sách Giáo Lý Giáo Hội Công
Giáo vừa xuất bản bằng Anh ngữ vào giữa năm 1994, chậm mất 1 năm rưỡi, (vì cần
phải dịch lại theo đúng ý Giáo Hội chứ không được dịch theo kiểu ngôn ngữ bao
gồm - inclusive language), tôi đã mua đọc ngay và còn giới thiệu với một người
bạn cũng rất yêu thích giáo lý. Không ngờ, có một lần, tôi đã nhận được cú điện
thoại của người bạn này phê bình nặng lời về cuốn Sách Giáo Lý Giáo Hội Công
Giáo này. Bởi vì, người bạn này cho rằng cuốn Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo
mới này sai lầm ở chỗ bệnh vực thành phần đồng tính luyến ái. Anh đã trích lại
nguyên văn lời trong Sách Giáo Lý mà anh cho rằng tỏ ra bênh vực thành phần đồng
phái tính đó là câu: “họ không muốn tình trạng đồng phái tính của mình” (khoản
2358). Tôi đã cố gắng phân tích cho anh nghe
theo như tôi hiểu những chữ Giáo Lý này. Tôi nói với anh ấy rằng cần phải phân
biệt “tình trạng” (condition) và “tác hành” (behavior) đồng phái tính. Về “tình
trạng” đồng phái tính là những gì thuộc về tự nhiên, như những tính mê nết xấu
trong con người bị nhiễm lây nguyên tội, Giáo Lý chỉ công nhận sự kiện bẩm sinh
không thể chối cãi này nơi một số người thôi, thành phần mà chính họ dù không
muốn cũng vẫn có những khuynh hướng bất thường này. Tuy nhiên, cho dù có những
khuynh hướng bẩm sinh đồng tính này, con người vẫn không được vì thế mà sống
theo hay có những tác hành theo khuynh hướng vô luân ấy. Đó là lý do, về “tình
trạng” đồng phái tính, cũng trong cùng một khoản Giáo Lý này, Giáo Hội khuyên
phải tôn trọng thành phần đồng phái tính. Tuy nhiên, về tác hành đồng tính, ở
khoản trước đó, 2357, Giáo Lý đã liệt kê nó vào những “tác hành tự bản chất lăng
loàn” và sau đó, 2359, Giáo Lý đã kêu gọi thành phần đồng phái tính “sống thanh
tịnh”. Tuy nhiên, người bạn này, ngay bấy giờ vẫn không chịu lập luận của tôi,
cho tới khi anh nghe thấy một vị linh mục người Mỹ giải thích giống như tôi.
Hôm Thứ Bảy 10/1/2004, trong một cuộc
gặp gỡ các em Thiếu Nhi Fatima ngành Nghĩa (từ 14-18) ở Cộng Đoàn Thánh Phêrô
Torrance thuộc TGP/LA, có một em gái cho tôi biết rằng, em có một người bạn (trai
hay gái tôi không hỏi kỹ) sống đồng tính luyến ái, nhưng rất hối hận, thậm chí
cảm thấy tội lỗi của mình quá nặng nề, đến nỗi Chúa không thể nào tha thứ cho
được. Người bạn của em ấy đã thất vọng và có ý muốn tự tử. Tôi đã cho tất cả nhóm giới trẻ bấy giờ
trên 40 em biết bốn điều sau đây. Thứ nhất, về ý thức tội lỗi, người bạn được
nhắc đến ấy đã công nhận tác hành (behavior) đồng tính là tội lỗi. Thứ hai, về
tác hành tội lỗi, người bạn đồng tính ấy cảm thấy tác hành đồng tính của mình
quá tội lỗi đi, vì có thể làvì em ấy có những hành động tính dục đồng tính và
sau đó cảm thấy hành động đó thật là ghê tởm, hoàn toàn phản tự nhiên. Thứ ba,
về lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa, ở chỗ, tội lỗi của chúng ta, dù có tầy trời
đến đâu chăng nữa, cũng không thể bao la vô cùng như tình thương vô biên của
Thiên Chúa; nếu chúng ta không tin vào tình yêu nhân hậu của Chúa là chúng ta
phạm đến Ngài nhất, phạm đến Ngài còn hơn tất cả mọi thứ tội lỗi khủng khiếp
khác của chúng ta nữa. Và thứ bốn, về tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Thiên
Chúa yêu thương mỗi một người chúng ta chứ không phải chỉ yêu chung nhân loại và
chẳng biết từng người chúng ta là ai; đó là lý do Phúc Âm Thánh Luca cho chúng
ta thấy Chúa đã đi tìm con chiên thứ 100 duy nhất, và Phúc Âm Thánh Gioan cũng
đã cho chúng ta biết Chúa đã cố ý ngồi chờ người phụ nữ Samaritanô tội lỗi bên
bờ giếng Giacóp vào giờ chị có thói quen ra kín nước vắng người để làm cho chị
tin vào Người mà bỏ đường tội lỗi. Nguyên việc người bạn đồng tính của em
Thiếu Nhi Fatima hỏi tôi nhận thức được cái trầm trọng hết sức nơi tác hành vô
luân của mình cũng là một tác động thần linh để em ấy trở về với Chúa chứ không
phải để em ấy sợ Ngài và mất Ngài đời đời. Bởi vì, chỉ khi nào con người nhận
mình có lỗi họ mới có thể cải thiện được mà thôi, như trường hợp điển hình dưới
đây, một con người đã trải qua kinh nghiệm đầy mình và đã có những lời khuyên
rất chí tình gửi đến thành phần đồng phái tính. Ký giả David Morrison, ở Arlington
Virginia, đã từng sống đời đồng tính nhưng đã trở về sống thanh tịnh như một
người trở lại Công Giáo, và là tác giả cuốn “Beyond Gay” (Bên Trên Cuộc Đồng
Tính Nam Nhân) do Tuần San Our Sunday Visitor xuất bản, hiện là sáng lập viên và
điều hành viên Mạng Điện Toán Can Trường. Anh đã chia sẻ cảm nghiệm của mình với
màn điện toán Zenit về cách thức sống thanh tịnh đã giúp giảm bớt mức độ của
những thứ hấp lực đồng phái tính sau đây. Vấn Anh nghĩ
anh điều gì đã góp phần vào những thứ hấp lực đồng phái tính của anh? Đáp Cho
dù những thứ hấp lực đồng phái tính gây ra do di truyền hay yếu tố gi truyền,
hoặc phát xuất từ những trục trặc về liên hệ trong cuộc sống thiếu thời cũng đều
gây ra một trong những tranh luận càng gay go về khoa học hiện nay. Tiếc thay,
vấn đề bàn cãi này lại có khuynh hướng đi trệch khỏi những gì thuần khoa học và
đánh thẳng vào chủ đề mà là đi vào một lãnh vực văn hóa bao rộng, theo tôi nghĩ,
là lãnh vực vấn đề này khó lòng có thể tránh nổi. Riêng trường hợp của mình, tôi tin rằng
những trục trặc về mối liên hệ quan trọng với cả hai bố mẹ của tôi, cũng như với
các thứ bạn bè của tôi, đã góp phần vào việc phát triển những thứ hấp lực đồng
phái tính nơi đời sống của tôi cũng như nơi nhân cách của tôi. Tôi không trách
cứ cha mẹ tôi tí nào cả; các vị trở thành con người các vị là theo như những gì
các vị được dưỡng dục cũng như theo những gì các vị đã cố gắng hết sức để nuôi
dưỡng tôi. Thế nhưng, về vấn đề tình cảm thì bố tôi rất xa cách trong suốt thời
thơ ấu của tôi, trong khi mẹ tôi dường như lại quá dễ cảm xúc. Ngoài ra, cuộc
hôn nhân của bố mẹ tôi có rất nhiều căng thẳng, không thể nào không ảnh hưởng
tới đứa con. Nếu nói mạnh thì tôi có thể nói rằng có
thể là tôi đã có một loại nhân cách dễ đưa đến những thứ hấp lực đồng phái tính.
Thế nhưng, nói cho cùng, tôi nghĩ là có một số liên hệ cùng với những yếu tố về
môi trường cũng đã thực sự góp phần vào việc phát triển những thứ hấp lực đồng
phái tính này. Vấn Những
nguồn ở bên ngoài, chẳng hạn như văn hóa truyền thông, có ảnh hưởng tới những ý
nghĩ của anh về những thứ hấp lực đồng phái tính hay chăng? Nếu có thì xẩy ra
như thế nào? Đáp Tôi
được sinh vào đời năm 1963 và có lẽ thời điểm chính đối với một thứ văn hóa có
tác dụng lớn trên tôi là vào giai đoạn từ năm 1976 đến 1986. Vào khoảng năm 1976
tôi mới có nhận thức về tình dục, ở chỗ tôi bắt đầu có ước muốn về tình dục và
bắt đầu thèm muốn về tình dục, mới đầu với chính mình bằng việc thủ dâm, song
cũng với cả những người khác nữa, lớn tuổi hơn, những đứa con trai có thân thể,
kinh nghiệm và hấp lực như thần tượng đối với tôi. Nhìn lại, tôi có thể nói là,
ở một mức độ nào đó, chúng đã lợi dụng một thằng con trai trẻ hơn theo đuổi
chúng để chúng có thể thỏa mãn những thứ nhục dục căn bản. Tôi không nhớ nhiều lắm những điều diễu
cợt thật là “nặng nề”. Khi mà vấn đề giải phóng đồng tính luyến ái hay phong
trào đồng tính nam nhân càng kéo được chú ý của toàn quốc thì tôi nhớ rằng bấy
giờ đang có những thứ diễu cợt về vấn đề này cũng như về hội chứng liệt kháng
AIDS. Thế nhưng, tôi bao giờ cũng có thể che giấu được những thứ hấp lực đồng
phái tính của mình, và những thằng con trai lớn tuổi hơn tôi mà tôi đôi khi làm
tình với chúng hình như đã không cho việc tôi tự nguyện làm tình với chúng là
những gì hoàn toàn có tính cách đồng phái tính nơi tôi. lẽ ảnh hưởng về văn hóa mạnh nhất đối
với những thứ hấp lực đồng phái tính nơi tôi đã xẩy ra khi tôi ở vào khoảng 19
tuổi hay đâu đó, và khó lòng mà tránh được là nếu quí vị sống với những thứ hấp
lực đồng phái tính ấy, quí vị chắc chắn sẽ đi đến chỗ làm tình và tự cho mình là
thành phần đồng nam tính. Chỉ có một điều chọn lựa duy nhất theo văn hóa, ở chỗ
không nói với ai rằng quí vị đang sống theo những thứ hấp lực đồng phái tính, đó
là điều không thể chấp nhận được vì nó là một cái vé vào sống một cuộc đời thật
khốn khổ và sợ hãi. Nghĩ kỹ, tôi đã thấy được một thứ chọn
lựa về văn hóa tiến đến hai thái cực này, một là phải lén lút vì sợ rằng người
ta biết được tôi đã sống theo những thứ hấp lực đồng phái tính, hoặc tự nhận
mình là thành phần đồng nam tính và hiên ngang sống với khuynh hướng này. Vấn Vào
lúc nào anh đã khám phá ra con đường sống ngược lại với những thứ hấp lực đồng
phái tính của mình? Đáp Tôi
không tin rằng tôi đã khám phá ra một đường lối sống “ngược lại” với những thứ
hấp lực đồng phái tính. Trái lại tôi nghĩ rằng tôi đã khám phá ra một cái gì đó
giống như những gì bất cứ một ai muốn tiến từ một đời sống chạy theo ham muốn
tạm bợ tự nhiên đến một đời sống dứt khoát tìm kiếm Chúa Kitô vậy. Những mức độ của các chước cám dỗ chúng
ta phải đương đầu thường giảm xuống khi chúng ta thôi ham hố chúng; việc tìm
cách sống thanh tịnh cũng như việc làm chủ những đam mê của mình làm cho chúng
suy yếu đi, và trong trường hợp của những thứ hấp lực đồng phái tính cũng thế,
tôi tin rằng việc sống thanh tịnh giúp làm giảm bớt mức độ của những thứ hấp lực
đồng phái tính tôi đã trải qua. Theo nhận định này, tôi tin rằng con
người nam nữ có thể làm suy yếu những thứ hấp lực đồng phái tính theo giòng thời
gian và ở những mức độ khác nhau. Đó là những gì tôi đã cảm nghiệm nơi cuộc sống
của mình, mặc dù tôi chưa bao giờ tìm kiếm những thứ trị liệu để làm giảm bớt
những thứ hấp lực đồng phái tính này. Cho dù tôi vẫn còn đang sống ở một mức độ
của những thứ hấp lực đồng phái tính, giờ đây mức độ đó đã ít hơn trước đây 3
năm, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ thấy nó càng ít đi hơn nữa trong ba năm tới đây.
Tôi chưa hề tìm kiếm phương pháp trị
liệu để làm giảm bớt những thứ hấp lực đồng phái tính tôi trải qua, vì phương
pháp trị liệu như vậy đắt đỏ về tiền bạc, thời gian và cảm lực, và theo kinh
nghiệm của mình, tôi đã từng gặp nhiều trở ngại hơn trong việc trị liệu những
thứ hấp lực đồng phái tính. Vấn Anh
đã quyết định thay đổi như thế nào? Phải chăng đã xẩy ra một giây phút hối cải
trong cuộc đời của anh? Đáp Tôi
chưa bao giờ thật sự quyết định cố gắng để đổi thay những thứ ham muốn tính dục
của mình. Tôi thật sự đã trở về với niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và tìm kiếm
Người, đầu tiên nơi Anh Giáo, rồi tới Giáo Hội Công Giáo Rôma. Tôi đến với Chúa Kitô bởi vì, như người
mù bên vệ đường, tôi đã sống trong thất vọng và không còn gì để mất nữa. Không
ai truyền bá phúc âm hóa cho tôi hay giúp tôi đến với Giáo Hội cả. Vào khoảng 30 tuổi, tôi đã có được
nhiều điều mà văn hóa đồng nam tính đương thời cho rằng một nam nhân có được.
Tôi đã có một người tình đồng phái tính 7 năm. Tôi có việc làm ngon lành và các
bạn bè đồng nghiệp coi trọng tôi. Người bạn tình của tôi và tôi đã mua chung một
căn nhà và tích cực hoan hưởng một cuộc đời tình dục. Tôi là một nam nhân đồng
tính công khai trong suốt cuộc đời của mình. Thế nhưng tôi vẫn cảm thấy không có
hạnh phúc. Với tất cả những gì mình có mà cuộc sống của tôi dường như cảm thấy
trống rỗng. Qua một thời gian dài tôi tưởng vấn đề nằm ở một cái gì về cuộc sống
của tôi, nên tôi đã cố gắng thay đổi nhiều điều khác nhau để xem kết quả ra sao.
Một ngày kia, một mình ở nhà, tự nhiên
tôi nẩy lên ý tưởng cầu nguyện, và tôi đã nguyện cầu bằng Lời Kinh của Vấn Nhân
cổ thời như sau: “Lạy Chúa, tôi chẳng biết Ngài có hiện hữu hay chăng, thế nhưng,
nếu Ngài hiện hữu thì tôi quả thực là cần đến Ngài trong cuộc đời của tôi”. Quả
thực Ngài đã đi vào cuộc đời của tôi và từ đó vấn đề không còn giống như trước
nữa. Vấn Đức tin
của anh đã đóng vai trò như thế nào trong cuộc chiến đấu để thay đổi tác hành
đồng phái tính của anh? Đáp Tôi
vẫn không chiều theo việc sống thanh tịnh ngay lập tức. Tôi đã phải trải qua một
số năm cố gắng đứng trước ngã ba đường, giữa việc sống thanh tịnh và sinh hoạt
tính dục bằng việc gọi mình là một “Kitô hữu đồng tính”, tức là một kẻ vừa tin
vào Chúa Kitô mà lại vẫn còn sống tình dục đồng tính. Thế nhưng, một khi tôi càng cầu nguyện
và càng hiểu hơn về Chúa Giêsu Kitô, về Kitô giáo theo giòng lịch sử và về các
thánh nhân, cũng như khi tôi thấy được các chứng từ phát xuất từ những người
Kitô hữu trung thành khác thể hiện vai trò của Chúa Kitô trong đời sống của họ,
tôi tiến đến chỗ dứt khoát là tôi không muốn là một “Kitô hữu đồng tính nam nhân”
nữa. Tôi muốn thuộc về Chúa Kitô, và nếu yêu
mến Người có nghĩa là sống thanh tịnh, cũng như nếu Người muốn giúp tôi làm điều
này thì đó là những gì tôi đã mong muốn và là những gì tôi đang mong muốn hôm
nay đây. Vấn Các thứ
giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có giúp được gì anh không? Tại sao? Đáp Tôi
nghĩ Đức Gioan Phaolô đã phục vụ Kitô hữu, thậm chí cả những người không phải là
Kitô hữu nữa, bằng việc Ngài đã cẩn thận giải thích và loan truyền một thứ thần
học về thân thể. Tôi nghĩ rằng ngày nay đang xẩy ra một
thứ lầm lẫn về vai trò thân thể chúng ta đóng trong đời sống tâm linh của chúng
ta cũng như về tầm quan trọng của thân thể của chúng ta như là những gì chúng ta
được tạo dựng nên. Đức Gioan Phaolô II đã đặt một nền móng cho một phần rất quan
trọng nơi sứ điệp của Giáo Hội thuộc những ngàn năm tới đây. Vấn Giáo
Hội cần phải khuyến khích thành phần sống cuộc đời đồng phái tính trở thành độc
thân và giữ đức thanh tịnh như thế nào? Đáp Giáo
Hội có thể làm cho tất cả mọi người một ân huệ bằng việc khuyến khích họ, cho dù
họ có đang sống theo những thứ hấp lực của đồng phái tính hay chăng, hãy đi sâu
vào những mối liên hệ và tình thân hữu sâu xa hơn và mạnh mẽ hơn không dính dáng
gì đến vấn đề tình dục. Rất nhiều người ngày nay, không phải
chỉ có những con người trẻ trung, bị lầm lẫn về bản chất của tình thân hữu chân
thực cũng như về vấn đề cần phải có mối thân tình cảm mến trong đời sống của
chúng ta. Giáo Hội quả thực khuyên những con
người nam nữ độc thân hãy sống thanh tịnh, nhưng Giáo Hội không khuyên chúng ta
sống lẻ loi cô độc. Giáo Hội cần giúp cho con người hiểu rằng họ có thể sống một
cuộc sống vui vẻ về cảm tình và thân tình mà không cần đến sinh hoạt tính dục.
Vấn Anh có điều gì khuyến dụ muốn gửi
đến những người sống theo những thứ hấp lực đồng phái tính hay chăng? Đáp Đừng nghĩ rằng những thứ hấp lực
đồng phái tính của mình tự nó là những gì làm nên đời sống của mình. Con người
là một thực thể phức hợp hết sức trọng đại để có thể bị phá sản với nhãn hiệu
“tôi là một nam nhân đồng tính” hay “tôi là một nữ nhân đồng tính”. Đặc biệt là nếu quí bạn còn trẻ và chưa
nhào đầu vào sinh hoạt tình dục, thì đừng tin rằng quí bạn cần phải cảm nghiệm ở
cùng một mức độ theo những thứ hấp lực đồng phái tính quí bạn đang thấy ngày
nay. Đừng nghĩ rằng hễ quí bạn sống theo
những thứ hấp lực đồng phái tính thì Thiên Chúa sẽ không yêu thương quí bạn nữa,
hay quí bạn sẽ không thể tìm kiếm Người, hoặc quí bạn sẽ không thể tìm cách trở
nên một thánh nhân được.
TOP
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài
liệu được Zenit phổ biến ngày 9/1/2004.
Văn Kiện của Tòa Thánh về vấn đề Hôn Nhân Đồng Phái Tính:
Sau đây là những đoạn trích dẫn quan trọng
“Nhập đề:
“Trong những năm gần đây có một số vấn nạn khác nhau liên quan đến vấn đề đồng tính luyến ái được đặt ra, một số bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như bởi các phân bộ liên hệ của Tòa Thánh. Đồng tính luyến ái là một hiện tượng rắc rối về luân lý và xã hội, ngay cả nơi những xứ sở không có những vấn đề pháp lý quan trọng. Hiện tượng này càng cần phải được quan tâm hơn nơi những xứ sở đã hay đang có ý định hợp thức hóa những cuộc hiệp nhất đồng phái tính, những cuộc hiệp nhất có thể bao gồm cả cơ hội nhận con nuôi.
“Những Điều Cân Nhắc ở đây không chứa đựng những yếu tố tín lý mới; Những Điều Cân Nhắc ấy thật ra chỉ nhắm đến việc lập lại những điểm thiết yếu về vấn đề này và đưa ra những lập luận theo lý trí các vị Giám Mục có thể sử dụng trong việc sửa soạn cho những can thiệp đặc biệt hơn, thích hợp với những hoàn cảnh khác nhau trên khắp thế giới, nhắm đến việc bảo vệ và cổ võ phẩm giá hôn nhân, nền tảng của gia đình, cũng như việc bảo vệ và cổ võ sự bền vững của xã hội do yếu tố gia đình hình thành.
“Những Điều Cân Nhắc đây cũng nhắm đến việc hướng dẫn các chính trị gia Công giáo, bằng cách nêu lên những phương cách đối với việc phác họa dự luật về vấn đề này làm sao cho hợp với lương tâm Kitô giáo. Vì vấn đề này liên quan đến luật luân lý tự nhiên, những lập luận sau đây được ngỏ chẳng những với những ai tin vào Chúa Kitô, mà còn với tất cả những người dấn thân cổ võ và bênh vực công ích của xã hội.
“I.- Bản Chất của Hôn Nhân và Những Đặc Tính Bất Khả Đoạt
“Giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân cũng như về tính chất hỗ tương phái tính nhắc lại một sự thật hiển nhiên đối với lý trí đứng đắn cũng như đã được tất cả mọi nền văn hóa chính trên thế giới nhìn nhận. Hôn nhân không phải chỉ là bất cứ một liên hệ nào giữa loài người với nhau…. Không một ý hệ nào có thể xóa mất nơi tâm linh con người niềm tin tưởng là hôn nhân chỉ xẩy ra giữa một người nam và một người nữ, những người, bởi việc trao ban cho nhau, một việc xứng hợp với họ và chỉ giành cho họ, hướng đến việc hiệp thông ngôi vị của họ. Nhờ đó, họ làm cho nhau nên trọn hảo, để cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và nuôi dưỡng những sự sống con người mới.
“Sự thật tự nhiên về hôn nhân được Mạc Khải xác nhận trong trình thật về tạo dựng của thánh kinh…. Con người nam nữ bình đẳng về ngôi vị và bổ khuyết về phái tính. Tính dục là những gì liên quan tới lãnh vực thể lý và sinh lý, và được nâng lên một cấp độ mới, cấp độ cá thể, cấp độ hiệp nhất giữa bản tính tự nhiên và tinh thần…. Thiên Chúa muốn làm cuộc hiệp nhất của con người nam nư õđược đặc biệt tham dự vào công việc tạo dựng của Ngài…. Hơn nữa, việc hiệp nhất giữa con người nam nữ còn được Chúa Kitô nâng lên phẩm vị của một phép bí tích.
“Hoàn toàn không có một nền tảng nào trong việc coi các cuộc hiệp nhất hôn nhân đồng phái tính một cách nào đó giống như hay thậm chí hợp với dự án của Thiên Chúa về vấn đề hôn nhân và gia đình. Hôn nhân là một vấn đề thánh hảo, còn các tác động đồng tính luyến ái là những gì phản lại với lề luật luân lý tự nhiên. Các tác động đồng tính luyến ái ‘ngăn chặn tác động tính dục mang lại tặng ân sự sống. Chúng không phát xuất từ tính chất hỗ tương chân thực về tình cảm lẫn tình dục. Không thể chấp nhận những tác động này ở bất cứ trường hợp nào’.
“Tuy nhiên, theo giáo huấn của Giáo Hội, những con người nam nữ mắc khuynh hướng đồng tính luyến ái ‘cần phải được chấp nhận với một lòng tôn trọng, cảm thương và tế nhị. Phải tránh hết mọi hình thức tỏ ra kỳ thị họ một cách bất chính’. Như những Kitô hữu khác, họ cũng được kêu gọi để sống nhân đức trong sạch. Tuy nhiên, bản năng đồng tính luyến ái là những gì ‘bại hoại tự bản chất’ và những việc đồng tính luyến ái là ‘những hành động tội lỗi hết sức phạm đến đức trong sạch’.
“II.- Những Chủ Trương Về Vấn Đề Các Cuộc Hiệp Nhất Đồng Phái Tính
“Đối diện với sự kiện của những cuộc hiệp nhất hôn nhân đồng phái tính, các thẩm quyền dân sự có những chủ trương khác nhau. Có những lúc họ tỏ ra làm ngơ cho hiện tượng đồng tính luyến ái này xẩy ra; có những lúc họ biện hộ cho việc hợp thức hóa các cuộc hiệp nhất đồng tính luyến ái ấy, dưới chiêu bài liên quan đến một số quyền lợi hầu để tránh kỳ thị những ai muốn sống với người đồng phái tính. Ở những trường hợp khác, họ thiên về việc cho phép các cuộc hiệp nhất đồng phái tính quyền tương đương với cái thực sự được gọi là hôn nhân kèm theo quyền có thể nhận con nuôi.
“Trong trường hợp những cuộc hiệp nhất đồng phái tính đã được nhìn nhận theo pháp lý, hay đã được cho phép hưởng vị thế và các thứ quyền lợi thuộc về hôn nhân, thì phải tỏ ra chống lại một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Người ta phải tránh những thứ cộng tác chính thức vào việc ban hành hay áp dụng những thứ lề luật bất chính trầm trọng như thế, và hết sức tránh những thứ cộng tác thực tế ở lãnh vực áp dụng thực hành các thứ lề luật ấy. Trong lãnh vực này ai cũng có thể thực hành quyền phản kháng theo lương tâm của mình.
“III. Những Lập Luận Theo Trí Khôn Phản Lại Việc Hợp Pháp Vấn Đề Đồng Tính Luyến Ái
“Để hiểu tại sao cần phải chống lại việc hợp pháp các cuộc hôn nhân đồng phái tính, cần phải để ý tới những cân nhắc về luân thường đạo lý thuộc các lãnh vực khác nhau.
“Về lãnh vực của trí khôn đứng đắn…. Những thứ luật lệ ủng hộ các cuộc hiệp nhất đồng phái tính là những gì phản lại với trí khôn đứng đắn, vì những thứ luật lệ ấy ban cho những cuộc hiệp nhất giữa các người đồng phái tính những thứ quyền bảo đảm về pháp lý tương tự như những quyền bảo đảm của hôn nhân.
“Về lãnh vực sinh lý và nhân loại học…. Những cuộc hiệp nhất đồng phái tính là những gì hoàn toàn thiếu các yếu tố về sinh lý cũng như nhân loại học của hôn nhân và gia đình cần có để chúng có lý do được hưởng quyền hợp thức hóa. Những cuộc hiệp nhất đồng phái tính ấy không thể nào góp phần một cách xứng hợp vào việc sinh sản và sống còn của nhân loại. Cơ hội sử dụng những phương pháp tạo sinh nhân tạo mới được khám phá, ngoài việc hoàn toàn bất kính với phẩm giá con người, cũng không thay đổi được tình trạng hụt hẫng này.
“Như kinh nghiệm cho thấy, việc thiếu hụt tính chất hỗ tương dục tính nơi những cuộc hiệp nhất đồng tính này tạo nên những ngăn trở trong việc phát triển bình thường của những trẻ em được những loại người này chăm sóc. Chúng sẽ bị hụt hẫng cảm nghiệm có được người cha hay người mẹ. Cho phép trẻ em được nhận làm con nuôi bởi những người sống hiệp nhất đồng tính thực sự vi phạm đến những trẻ em ấy, ở chỗ điều kiện sống lệ thuộc của chúng thường đưa chúng vào một hoàn cảnh không mang lại việc phát triển trọn vẹn về nhân bản của chúng. Đây là những gì hết sức vô luân và hoàn toàn phản trái với nguyên tắc được nhìn nhận trong Hiến Chế Liên Hiệp Quốc về Các Quyền Lợi của Trẻ Em, những nguyên tắc trong mọi trường hợp nhắm đến lợi ích tốt nhất của con trẻ, thành phần yếu kém và dễ bị tổn thương.
“Về lãnh vực xã hội. Xã hội lệ thuộc tình trạng tiếp tục sống còn của mình vào gia đình là cơ cấu được hình thành bởi hôn nhân. Hậu quả không thể tránh được của việc hợp thức hóa các cuộc hiệp nhất đồng phái tính đó là việc tái định nghĩa vấn đề hôn nhân, một việc sẽ biến vị thế hợp pháp của hôn nhân thành một cơ cấu trống rỗng ý nghĩa thiết yếu đối với các yếu tố liên quan đến tính chất dị phái tính; chẳng hạn như việc sản sinh và nuôi dưỡng con cái…. Khi đặt các cuộc hiệp nhất đồng phái tính về phương diện pháp lý tương tự như cuộc hiệp nhất của hôn nhân và gia đình là Chính Quyền đã tác hành một cách nghịch lý và phản ngược với nhiệm vụ của mình.
“Về lãnh vực pháp lý. Vì các đôi phối ngẫu bảo đảm việc tiếp nối của các thế hệ hậu sinh, hết sức hợp với thiện ích xã hội, nên luật dân sự đã nhìn nhận cơ cấu của họ. Trái lại, các cuộc hiệp nhất đồng phái tính không cần lãnh vực pháp lý đặc biệt chú trọng, vì chúng không thi hành phận vụ của công ích này.
“IV. Vị Thế của Các Chính Trị Gia Công Giáo Liên Quan Đến Việc Lập Luật Ủng Hộ Các Cuộc Hiệp Nhất Đồng Phái Tính.
“Nếu quả thực tất cả mọi người Công giáo buộc phải chống lại việc hợp thức hóa các cuộc hiệp nhất đồng phái tính, thì các chính trị gia Công giáo lại càng phải buộc phải làm như vậy theo trách nhiệm của mình là những chính trị gia. Đối diện với những dự thảo thành luật ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng phái tính, các chính trị gia Công giáo phải lưu ý tới những qui định sau đây:
“Khi việc lập pháp thiên về chiều hướng nhìn nhận các cuộc hôn nhân đồng phái tính được phác họa lần đầu tiên trong hội đồng lập pháp thì nhà lập luật Công giáo có nhiệm vụ về phương diện luân lý phải tỏ ra chống lại một cách rõ ràng và công khai cũng như phải bỏ phiếu chống lại. Việc bỏ phiếu ủng hộ một thứ luật quá tai hại cho công ích là một điều hết sức vô luân.
“Khi việc lập pháp ủng hộ vấn đề hợp thức hóa các cuộc hiệp nhất đồng phái tính đã có hiệu lực, thì chính trị gia Công giáo phải chống lại nó cách nào có thể và phải tỏ ra công khai chống đối…. Nếu không thể vãn hồi một khoản luật như vậy một cách hoàn toàn thì chính trị gia Công giáo… ‘có thể ủng hộ một cách hợp pháp những dự thảo nhắm đến việc giới hạn sự thiệt hại gây ra bởi một thứ luật như thế cũng như nhắm đến việc giảm bớt những hậu quả tiêu cực ở lãnh vực dư luận quần chúng và luân lý xã hội’, miễn là ‘việc chống đối theo cá nhân’ của họ với những thứ luật lệ này được bày tỏ một cách rõ ràng cũng như công khai và tránh được mối nguy hiểm gây ra gương mù.
“Điều này không có nghĩa là một khoản luật
càng bị giới hạn trong lãnh vực này có thể được coi là chính đáng hay thậm chí
đáng chấp nhận; trái lại, nó là vấn đề của nỗ lực hợp pháp và hữu trách trong
việc đạt tới ít là một phần nào vấn đề vãn hồi một thứ luật bất chính khi mà
việc hoàn toàn hủy bỏ nó không phải là không có thể xẩy ra vào lúc này đây.
”Kết Luận
“…. Công ích đòi các thứ luật lệ phải nhìn
nhận, cổ võ và bảo vệ hôn nhân như là nền tảng của gia đình, đơn vị căn bản của
xã hội. Việc hợp pháp các cuộc hiệp nhất đồng phái tính hay đặt những cuộc hôn
nhân đồng phái tính này cùng một cấp độ như hôn nhân chẳng những có ý chấp nhận
một hành vi lạc loài, làm cho nó trở thành một mẫu sống của xã hội ngày nay, mà
còn làm lu mờ đi những giá trị căn bản thuộc về gia sản chung của nhân loại.
Giáo Hội không thể không bênh vực các giá trị này, vì thiện ích của con
người
nam nữ cũng như vì thiện ích của chính xã hội loài người”.
The Sovereign Pontiff John Paul II, in the Audience of March 28, 2003, approved the present Considerations, adopted in the Ordinary Session of this Congregation, and ordered their publication.
Rome, from the Offices of the Congregation for the Doctrine of the Faith, June 3, 2003, Memorial of Saint Charles Lwanga and his Companions, Martyrs.
Joseph Card. Ratzinger, Prefect
Angelo Amato, S.D.B., Titular Archbishop of Sila, Secretary
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu được VIS phổ biến ngày 31/7/2003
Trào lưu thế giới về vấn đề cho phép hôn nhân đồng phái tính
Khởi đi từ Ý vào năm 1998 đã cho ghi danh các đôi hôn nhân đồng phái tính ở tỉnh Pisa và Florence. Rồi tới Đan Mạch năm 1989, Na Uy năm 1993, Thụy Điển năm 1994, Iceland năm 1996, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ở tiểu bang New Jersey từ tháng 12/1997, chưa kể tiểu bang Vermont và thành phố San Francisco ở California. Pháp quốc bắt đầu từ tháng 10/1999. Canada từ tháng 4/2000. Đức từ tháng 8/2001 trừ quyền nhận con nuôi. Phần Lan năm 2002. Bỉ từ tháng 6/2003, cũng trừ quyền nhận con nuôi. Croatia từ tháng 7/2003. Hiệp Vương Quốc phổ biến bản thảo về vấn đề này từ ngày 30/6/2003.
Tuy nhiên, vấn đề phản luân thường đạo lý trái luật tự nhiên này đã bị lương tâm con người lên tiếng chống đối, cả đời lẫn đạo. Về đời phải kể đến phản ứng của Tổng Thống Bush hôm Thứ Tư 30/7/2003 và về đạo phải kể đến văn kiện của Tòa Thánh Công Giáo Rôma đề ngày 3/6/2003 nhưng ban hành ngày 31/7/2003.
Tổng Thống Bush đã tuyên bố: “Tôi tin rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, và tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải lập luật cho vấn đề này bằng cách nào đó. Chúng tôi đã có những vị luật sư đang tìm cách hay nhất để thực hiện điều này”. Tất nhiên quan điểm và phản ứng của vị tổng thống này được thành phần bảo thủ hết mình hoan hô, nhưng bị nhóm cấp tiến, nhất là thành phần đồng tính kịch liệt phản đối. Tuy chống lại vấn đề đồng phái tính, tổng thống Bush, cũng vào ngày Thứ Tư, đã tỏ ra thông cảm với những ai mắc chứng đồng tính như sau: “Đúng, tôi biết rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Tôi cảnh giác những ai muốn lấy cái rằm khỏi mắt tha nhân trong khi lại có cái xà trong mắt của mình. Tôi nghĩ rằng vấn đề rất quan trọng đối với xã hội của chúng ta là việc tôn trọng mỗi một cá nhân, là đón nhận họ bằng tấm lòng nhân ái… Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những người như tôi cần phải dung hòa một vấn đề như vấn đề hôn nhân này vậy”.
Về đạo, Giáo Hội Công Giáo đã phổ biến một văn kiện dài 12 trang, được Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin soạn dọn trong vòng 2 năm trời, viết bằng 7 thứ tiếng, được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn nhận, với mục đích kêu gọi các nhà lập luật Công Giáo ngăn chặn việc cho phép hôn nhân đồng tính đang thịnh hành ở Âu Châu và Bắc Mỹ Châu. Bản văn kiện này mang tựa đề “Những Quan Tâm Về Các Dự Thảo Muốn Công Nhận Việc Hiệp Nhất Giữa Những Người Đồng Phái Tính”. Bản văn kiện này cực lực phản đối việc cho phép các đôi hôn nhân đồng phái tính này được quyền có con nuôi. Bản văn kiện này trong khi được thành phần bảo thủ hoan hô thì lại bị nhóm đồng tính ở ý và thành phần ủng hộ họ, từ Úc Đại Lợi đến Anh Quốc, cực lực phản đối.
Đức Giám Mục Wilton Gregory, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hôm 1/8/2003, đã kêu gọi người Công Giáo cũng như Kitô hữu hãy hết sức chú ý tới bản văn kiện của Tòa Thánh về vấn đề hôn nhân đồng phái tính. Vị giám mục chủ tịch đã từng là người đầu tiên lên tiếng cảnh giác tổng thống Bush về chiến tranh tấn công Iraq này đã lên tiếng nhận định và kêu gọi như sau:
“Những quan tâm này có mục đích tái bày tỏ những giáo huấn của Giáo Hội về đặc tính độc nhất vô nhị của hôn nhân cùng với vị thế và vai trò của nó trong xã hội. Trong việc xác nhận giáo huấn đã từng được nhất trí nơi luật pháp qua nhiều thế kỷ này, những ‘quan tâm’ ấy chống lại việc hợp pháp hóa những cuộc hiệp nhất đồng tính cũng như việc cho phép những mối liên hệ này những thứ tương đương về luật pháp trong vấn đề hôn nhân”. Bởi vì, theo vị giám mục chủ tịch, vấn đề thiết lập những thứ tương đương về luật pháp giữa hôn nhân và các mối liên hệ đồng tính “chẳng những làm suy yếu ý nghĩa chuyên nhất của hôn nhân; nó còn làm yếu kém vai trò của chính luật lệ bằng việc áp bức luật lệ phải vi phạm sự thật về hôn nhân và gia đình là những gì làm nên nền tảng tự nhiên của xã hội và văn hóa”.
Tuy nhiên, Đức Giám Mục cũng vạch ra một điểm mục vụ của bản văn kiện này khi ngài nhận định rằng bản văn kiện cũng dạy “rõ ràng về việc tôn trọng cần phải có đối với những người đồng phái tính”, và lên án “những kỳ thị, tấn công hay lạm dụng bất chính đối với những con người nam nữ có khuynh hướng đồng tính. Trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, bản văn kiện xác nhận là những người đồng phái tính ‘phải được kính cẩn, thương cảm và tế nhị chấp nhận’. Bản văn viết, sự thật về luân lý trở nên mâu thuẫn ‘ở chỗ một đàng ưng thuận những tác hành đồng tính song lại tỏ ra kỳ thị một cách bất công với những con người đồng tính’”. Đức giám mục chủ tịch còn thêm bản văn kiện của Tòa Thánh có ý nói rằng “những người Công Giáo cần phải tránh ‘bất cứ một thứ cộng tác nào trong việc ban hành hay áp dụng’ các thứ luật lệ cho phép thiết lập và ban quyền hôn nhân cho các thứ hiệp nhất đồng phái tính. Những chính trị gia Công Giáo nói riêng phải chống lại những thứ luật lệ này khi những luật ấy được phác thảo”.
Đức giám mục sau cùng đã kêu gọi như sau: “Trước sự thật và sự mỹ nơi giáo huấn về hôn nhân của Giáo Hội, tôi tha thiết kêu gọi tất cả mọi người Công giáo cũng như tất cả mọi con người nam nữ thiện tâm hãy hết sức chú ý tới ‘những quan tâm’ này. Vì lý trí con người tự nhiên hướng về chân lý, như con tim con người từ bản chất hướng về sự thiện, tôi tin rằng nhiều độc giả cẩn trọng, bao gồm cả những ai thoạt tiên nghĩ khác đi, sẽ tìm thấy sự khôn ngoan của những gì được được phác họa trong văn kiện này”.
Quốc Hội Âu Châu chấp thuận vấn đề chung sống đồng phái tính
Cuộc bỏ phiếu 269 trên 225 vào hôm Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2/2003 của quốc hội này
đã chấp thuận một văn kiện liên quan đến vấn đề giản dị hóa việc di chuyển tự do
của công dân các nước thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một văn kiện có ba điều tu
chính về việc công nhận các quyền lợi của các cặp đồng tính. Bản văn kiện viết
là chữ “gia đình” phải được áp dụng “bất kể phái tính” cho “một mối liên hệ bền
bỉ, không cần phải có sự hiện diện của vấn đề hôn nhân”, mặc dù bản văn này nói
rõ là dầu sao cũng tùy ở luật pháp từng quốc gia. Vấn đề này được ủng hộ bởi
Đảng Xã Hội Âu Châu, Những Thành Viên Đảng Xanh, các Thành Viên Đảng Cộng Sản và
một phần của Đảng Canh Tân Nền Dân Chủ Cấp Tiến Âu Châu, nhưng bị chống lại bởi
Đảng Phổ Thông Âu Châu và Hữu Đảng Âu Châu. Bản văn kiện này mới là bản hướng
dẫn cộng đồng, giờ đây phải được các chính quyền thuộc các quốc gia hội viên
Khối Hiệp Nhất Âu Châu nghiên cứu, sau đó, nó được Quốc Hội Âu Châu duyệt lại
một lần nữa. Trong Khối Hiệp Nhất Âu Châu chỉ có Hòa Lan và Bỉ là hai nước nhìn
nhận các cặp đồng tính như những đôi vợ chồng.