DU LỊCH THẾ GIỚI

 

 

Tòa Thánh Vatican tấn công kỹ nghệ tình dục ở Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới tại Đức Quốc

Nạn Khai Thác Tình Dục trong Cuộc Đấu Quán Quân Túc Cầu Thế Giới 2006 tại Đức Quốc

Sứ Điệp của ĐTC GPII về Ngày Thế Giới Du Lịch lần thứ 25 27/9/2004 về Đề Tài “Các Môn Thể Thao và Văn Hóa: Hai Năng Lực Quan Trọng cho Việc Tương Kiến, Văn Hóa và Phát Triển Nơi Các Xứ Sở”.

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp ủng hộ việc Ngưng Chiến vào dịp Thế Vận Hội ở Nhã Điển 13-28/8/2004

Tòa Thánh Vatican tại LHQ về vấn đề du lịch

Sứ Điệp của ĐTC Gioan Phaolô II cho Ngày Du Lịch Thế Giới XXIII.

 

 

 

 

Tòa Thánh Vatican tấn công kỹ nghệ tình dục ở Giải Vô Địch Túc Cầu Thế Giới tại Đức Quốc

 

Đức Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Dân, đã nói với Đài Phát Thanh Vatican rằng ở đằng sau hiện tượng mãi dâm, một hiện tượng làm lu mờ đi cái bối cảnh của cuộc tranh tài túc cầu Vô Địch Thế Giới 2006 ở Đức Quốc, là vấn đề buôn bán con người.

 

Hội Nghị Quốc Hội của Hội Đồng Âu Châu cảnh báo là có từ 30 đến 60 ngàn nữ giới và nữ nhi trở thành nạn nhân cho việc bị bó buộc làm mãi dâm và bị lạm dụng trong kỳ tranh giải Vô Địch túc cầu thế giới này.

 

Việc mãi dâm được hợp pháp hóa ở Đức vào năm 2002. Kỹ nghệ tình dục đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho sóng người lên đến 3 triệu kẻ hâm mộ túc cầu đổ về Đức, bằng việc xây cất những cơ sở làm điếm và những ‘túp lều làm tình’, có bãi đậu xe riêng, phòng tắm và khu vực bảo toàn quyền lợi tư riêng của thân chủ.

 

Nói với các đội túc cầu, ĐTGM Marchetto cho biết rằng ‘Cần phải loại bỏ đi một số thẻ đỏ chống lại thứ kỹ nghệ này, chống lại các thân chủ của nó và các thẩm quyền điều hợp biến cố này.

 

‘Thật vậy, việc mãi dâm là những gì vi phạm đến phẩm vị của con người, làm cho con người trở thành một đối tượng và là một dụng cụ để thỏa mãn tình dục. Nữ giới trở thành một món hàng hóa, còn rẻ hơn cả thậm chí một vé coi đấu túc cầu nữa’

 

‘Một số người nữ bị bắt buộc thi hành ‘việc chuyên nghề’ này ngược lại với ý muốn của họ, bởi thế họ trở thành đối tượng cho việc buôn bán con người’.

 

Nhiều tổ chức, bao gồm cả Hội Ân Xá Quốc Tế, các dòng tu, Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu, đã bài bác việc làm ấy, và viên chức Vatican trên đây đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của ‘các vị thẩm quyền Đức Quốc’: ‘Trái banh đang nằm ở bên phần đất của họ’.

 

Một năm trước đây, Hội Đồng Tòa Thánh Về Di Dân Và Du Dân đã tổ chức một hội nghị thế giới về vấn đề mãi dâm và việc buôn người.

 

Bản tuyên ngôn đúc kết của cuộc hội nghị này đã viết rằng Giáo Hội phải lãnh trách nhiệm bênh vực các quyền lợi hợp lý của những người nữ ấy, cổ võ việc giải phóng họ cũng như nâng đỡ việc kiếm tìm lợi tức của họ.

 

Đó là lý do nhiều dòng nữ đã hoạt động ở Đức để giúp cho những phụ nữ có thể trở thành nạn nhân của các đường giây mafia hay bị những áp lực bởi những vấn đề khác.

 

Trong số các tổ chức cứu trợ này đặc biệt có tổ chức Liên Kết Với Các Phụ Nữ Bị Khốn Khó là tổ chức qui tụ được khoảng 20 dòng tu nữ. Nhóm này cống hiến một loạt những dịch vụ ở các trung tâm đón tiếp, bao gồm nhà ở an toàn cùng các chương trình hội nhập giáo dục và làm việc.

 

Vị TGM 65 tuổi trên đây nói rằng những người nữ bị khai thác cần phải được cứu trợ bởi các vị có thẩm quyền để họ có thể tái hội nhập ‘bằng phép được tạm cư hay thường cư. Ngoài ra, họ cần phải làm sao để có thể kiếm được việc làm xứng đáng và những hình thức bồi thường’

 

‘Cần phải có những sáng kiến về thứ loại này để phục hồi phẩm giá. Điều này bao gồm việc áp dụng luật lệ và trừng phạt những ai mưu lợi từ kỹ nghệ tình dục và buôn người. Việc buôn người cần phải bị theo dõi và trừng phạt bằng tiền bạc’.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/6/2006

 

 

TOP

 

Nạn Khai Thác Tình Dục trong Cuộc Đấu Quán Quân Túc Cầu Thế Giới 2006 tại Đức Quốc

 

Liên Hiệp Hội Đồng Các Bề Trên Chính ở Âu Châu đang hỗ trợ các khởi động của mọt số dòng tu nữ giới trong việc vận động chống lại vấn đề khai thác trong cuộc tranh hùng Quán Quân Thế Giới về Túc Cầu ở Đức vào mùa hè này.

 

Theo Sơ tổng bí thư của tổ chức UCESM là Annick Bimbenet thì các hiệp hội Công Giáo phục vụ thành phần nữ giới gặp nạn, các hiệp hội chống lại vấn đề du lịch tìm kiếm tình dục và buôn bán nữ giới, ước lượng rằng có khoảng 40 ngàn điếm nữ trẻ, nhiều người trong họ thuộc các quốc gia Đông Âu, sẽ tới Đức Quốc vào thời kỳ tranh hùng túc cầu tới đây.

 

Những hiệp hội này cho biết rằng, nhiều người trong số nữ giới ấy, ngoài việc đến Đức một cách bất hợp pháp, họ còn bị buộc phải làm việc mãi dâm chỉ vì sợ hãi hay bị áp lực, đã nói với cảnh sát cùng các cơ quan phục vụ xã hội rằng họ tự nguyện tham gia vào việc mãi dâm.

 

Câu khẩu hiệu của cuộc vận động đang thực hiện để giúp đỡ thành phần nữ giới này là “Thẻ Đỏ Đối Với Việc Khai Thác Tình Dục Và Việc Áp Buộc Mãi Dâm”.

 

Những biện pháp ngăn ngừa đã được thực hiện ở những xứ sở của thành phần phụ nữ này, bao gồm cả các cuộc vận động để nhạy cảm hóa dư luận quần chúng Âu Châu. Ngoài ra, còn có một đường giây điện thoại khẩn cấp trực cả ngày để cứu trợ những người phụ nữ cần giúp đỡ, nhất là trong suốt thời gian tranh hùng túc cầu này.

 

UCESM, Chư Hội Đồng Tu Sĩ Nam Nữ Đức Quốc, Liên Minh Nữ Giới Công Giáo, và Cộng Đồng Nữ Giới Công Giáo Đức Quốc đang hỗ trợ và thực hiện tất cả mọi hoạt động qua tổ chức Liên Kết Nữ Giới Khủng Hoảng, nhưng họ cần được đóng góp về tài chính cũng như về vấn đề ngôn ngữ (nhất là những người nữ biết nói tiếng Anh, Pháp, Nga hay Romania). Có thể liên lạc với tổ chức cứu trợ nữ giới này bằng điện thư solwodi@t-online.de.

 

Ngoài ra, Liên Minh Chống Buôn Bán Nữ Giới đã thực hiện một cuộc vận động chống lại thị trường mãi dâm kiểu ấy. Trong một bản thông cáo nhan đề “Mua Bán Làm Tình không phải là một Môn Thể Thao”, nhóm liên mình này ước lượng khoảng 40 ngàn nữ giới sẽ “’được nhập cảng’ từ Trung Âu và Đông Âu… để thực hiện việc ‘phục vụ tình dục’” cho gần 3 triệu người ham mộ túc cầu tham dự môn thể thao này.

 

Bản thông cáo này nhận định rằng “Đức quốc đã hợp thức hóa việc mai mối và kỹ nghệ tình dục này. Tuy nhiên, người ta dự đoán rằng những khu vực đèn đỏ pháp lý sẽ quá nhỏ đối với cả hằng bao nhiêu là ngàn nhà thể thao hay du lịch tìm kiếm tình dục đến tham dự biến cố này”.

 

Đó là lý do, “để sửa soạn cho tình trạng tràn ngập này, kỹ nghệ tình dục Đức Quốc đã xây một khi vực mãi dâm đồ sộ cho ‘thương vụ’ được mong đợi này” trong Giải Quán Quân Thế Giới 2006.

 

“Túc cầu và tình dục thuộc về nhau”, một luật sư bệnh vực cho một nhà thổ vừa mở ở Bá Linh, cạnh nơi gặp gỡ chính của Giải Quán Quân Thế Giới để chứa 650 ngàn thân chủ. Ngoài ra, bản thông cáo còn cho biết thêm là có “những ‘túp lều tình dục’ bằng gỗ cũng được xây ở trong các khu vực có hàng rào rộng cỡ bằng một sân banh chộp (football)” cho vấn đề mãi dâm.

Liên minh này nhận định rằng, “việc đối xử với thân thể của nữ giới như là những món hàng tình dục là những gì vi phạm tới những tiêu chuẩn quốc tế về thể theo là những tiêu chuẩn cổ võ bình đẳng, tương kính và không kỳ thị”.

 

 Liên minh cũng đang kêu gọi “32 quốc gia tham dự Những Trận Đấu Quán Quân Thế Giới đã chấp nhận những hiệp ước của Liên Hiệp Quốc và hay những nghị định chống lại việc mãi dâm hay buôn bán nữ giới hãy chống lại việc Đức Quốc phát động việc mãi dâm, và hãy công khai tách biệt đội cầu thủ của mình khỏi kỹ nghệ mãi dâm ấy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1+4/5/2006

 

 

TOP

 

Sứ Điệp của ĐTC GPII về Ngày Thế Giới Du Lịch lần thứ 25 27/9/2004 về Đề Tài “Các Môn Thể Thao và Văn Hóa: Hai Năng Lực Quan Trọng cho Việc Tương Kiến, Văn Hóa và Phát Triển Nơi Các Xứ Sở”.


Hôm 4/6/2004, trong buổi trình bày sứ điệp này tại văn phòng báo chí của Tòa Thánh, ĐHY Stephen Fumio Hamao, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Chăm Sóc Thành Phần Di Dân Và Lưu Động và ĐTGM Agostino Marchetto, bí thư của phân bộ này, đã trình bày về nội dung của sứ điệp này cũng như về Hội Nghị Thế Giới Về Thừa Tác Mục Vụ Du Lịch như sau.


ĐHY chủ tịch nói rằng các môn thể thao và việc du lịch “được đề cập đến như là những dụng cụ chẳng những cho việc phát triển về thể lý mà còn cho việc phát triển về thiêng liêng và văn hóa của cá nhân cũng như xã hội nữa. Tầm quan trọng được xã hội chúng ta tỏ ra với những môn thể thao cũng như với thực tại phức tạp chung quanh sinh hoạt này đòi phải có một sự chăm sóc về mục vụ đặc biệt. Thừa tác mục vụ nơi vấn đề du lịch cần phải mang lại lợi ích từ những qui tắc của nó cùng với những hoạt động của nó…. Đó là một công việc được Ngày Thế Giới Du Lịch năm nay đề ra cho Giáo Hội, cũng như cho chung xã hội là cơ cấu cần phải tăng triển nỗ lực và nguồn lực của mình để phát triển hành vi cử chỉ về đạo lý trong việc thực hiện vấn đề du lịch cũng như các môn chơi thể thao”.


ĐTGM bí thư chính thức loan báo việc cử hành Hội Nghị Thế Giới về Thừa Tác Mục Vụ Du Lịch là biến cố sẽ được thực hiện ở Bangkok, Thái Lan vào những ngày 5-8/7/2004, về đề tài “Du Lịch là để phục vụ việc hội ngộ nơi các dân tộc”. Trong số những bài thuyết trình được kể đến là vấn đề “Chiều Kích Xã Hội Và Văn Hóa của Vấn Đề Du Lịch Toàn Cầu, Việc Chấp Nhận, Sứ Mệnh Truyền Bá Phúc Âm Hóa, Theo Quan Điểm Của Các Dân Tộc Tiếp Đón Thành Phần Du Lịch”. Ngoài ra còn có một buổi bàn tròn đề cập tới vấn đề “Chiều Kích Tính Dục Của Du Lịch Và Những Hoạt Động Chống Lại Nó”.


ĐTGM bí thư cho biết “việc chọn lựa địa điểm ấy cho cuộc hội nghị này là dấu rõ ràng cho thấy tầm quan trọng chúng tôi muốn nêu lên cho các buổi hội họp của hội nghị này. Chúng tôi chú trọng tới việc phát động việc chia sẻ kiến thức về vấn đề du lịch theo quan điểm của ‘các quốc gia tiếp đón’, nhất là các quốc gia tân tiến nhất, vì ở nơi nhiều các nước này, vấn đề du lịch được nhiệt tình tiếp đón và đôi khi được phấn khích bởi những niềm hy vọng không luôn tương hợp với thực tại hoàn vũ của xứ sở đó”.


Chính vì thế, “thừa tác mục vụ cho vấn đề du lịch này cần phải trực tiếp quan tâm tới những điều kiện về xã hội và đạo lý, những âm hưởng có thể gây ra cho đời sống tôn giáo và căn tính văn hóa của cá nhân cũng như của cộng đồng…. Việc chấp nhận cần phải hỗ tương với cuộc hội ngộ này. Nỗ lực của các quốc gia tiếp đón khách du lịch cần phải tương hợp với nỗ lực của khách du lịch trong việc làm giống như xứ sở đón tiếp mình, về khía cạnh tập tục, văn hóa và căn tính của các quốc gia ấy. Chỉ có thế cuộc hội ngộ bởi việc du lịch này mới có tính cách xây dựng và mới là một sức mạnh đặc biệt xây dựng hòa bình và cuộc sống chung giữa các dân tộc”.


Trong sứ điệp của ĐTC GPII cho Ngày Thế Giới Du Lịch XXV, một sứ điệp được chính thức phổ biến hôm Thứ Sáu 25/6/2004, Ngài nhấn mạnh đến vấn đề du lịch có thể trở thành một phương tiện hiệu nghiệm để cổ võ hòa bình, bởi vì nguồn gốc của tình trạng bạo lực là do việc thiếu hiểu biết và phủ nhận văn hóa của người khác. Sau đây là những điểm chính yếu và tiêu biểu cho sứ điệp này:


“Vấn đề du lịch góp phần vào việc cải tiến những mối liên hệ giữa con người với nhau và giữa những nhóm dân chúng với nhau, một vấn đề nếu được thực hiện một cách thân tình, tương kính và hiệp nhất sẽ giống như một cửa ngỏ cho hòa bình và cuộc sống chung.


“Thật vậy, nhiều cuộc bạo động trong thời đại của chúng ta là vì hiểu lầm, thậm chí là do việc phủ nhận những giá trị và căn tính của các nền văn hóa khác. Bởi thế, việc hiểu lầm này thường có thể được thắng vượt bởi việc tương kiến hơn”.


Công việc vất vả để cổ võ hòa bình bằng việc hiểu biết văn hóa này có thể được thực hiện, như ĐTC nhận định và đề nghị, qua việc giúp cho “hằng triệu người di dân cần phải trở thành phần tử của xã hội chấp nhận họ, căn cứ trước hết vào việc cảm nhận và nhìn nhận căn tính của mỗi con người hay mỗi nhóm người. Thế nên, Ngày Thế Giới Du Lịch là một cơ hội chẳng những để xác nhận việc đóng góp tích cực của vấn đề du lịch vào việc xây dựng một thế giới công chính và hòa bình hơn, mà còn để xét lại những điều kiện đặc biệt cho vấn đề du lịch nữa. Nguyên tắc tối hậu cần phải chi phối việc chung sống của con người đó là vấn đề tôn trọng phẩm giá của mỗi một con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa cũng là anh chị em của chúng ta”.
 

 

TOP

 

 

Đức Thánh Cha gửi sứ điệp ủng hộ việc Ngưng Chiến vào dịp Thế Vận Hội ở Nhã Điển 13-28/8/2004


Bằng một cử chỉ ngoại lệ, ĐTC GPII đã gửi một sứ điệp tỏ ý ủng hộ lời kêu gọi ngưng chiến trong những ngày Thế Vận Hội ở Nhã Điển Hy Lạp 13-28/8/2004. Vị lãnh sự Hy Lạp bên cạnh Tòa Thánh Vatican là Christos Botzos đã cho Zenit biết cử chỉ bất thường này của ĐTC.


Theo sứ điệp của mònh, Ngài tỏ ý hy vọng là sẽ không xẩy ra bạo động trong dịp Thế Vận Hội, trái lại, biến cố này sẽ cổ võ “tinh thần hòa bình” và đề cao tinh thần “tranh đoạt lành mạnh”, theo chủ ý của các vị sáng lập Thế Vận Hội thời Hy Lạp cổ xưa.


Về phần mình, Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã đồng thanh quyết định kêu gọi thực hiện một cuộc ngưng chiến dịp Thế Vận Hội này. Ở đoạn cuối sứ điệp này, ĐTC mong muốn thấy cuộc Thế Vận Hội năm nay là một “biến cố vui mừng” cho hết mọi người và phản ảnh tinh thần huynh đệ toàn cầu.


Vị lãnh sự cho biết rằng “Đây là một cử chỉ rất được cảm mến ở Hy Lạp”. Vì ĐGH đã làm một việc “rất bất thường” để nâng đỡ một lời kêu gọi như thế: “Vị Giáo Hoàng này thực sự muốn nhấn mạnh rằng các Môn Chơi Thể Thao là cơ hội bộc lộ cho thấy con người là anh chị em với nhau. Bởi thế, nó là một sứ điệp nặng về đạo nghĩa. Vị Giáo Hoàng này đã vượt ra ngoài quan niệm về vấn đề ngưng chiến là những gì đã được tuân giữ theo truyền thống Hy Lạp cổ điển trong Thế Vận Hội kéo dài 40 ngày trước và 40 ngày sau . Theo lịch sử cổ điển thì vấn đề ngưng chiến chỉ bị các Lực Sĩ Thế Vận vi phạm một lần duy nhất, thành phần có thế giá nhưng bị trừng phạt và không được tham gia vào các môn đấu sau đó. Vị Giáo Hoàng này còn tiến xa hơn nữa. Vị Giáo Hoàng này còn tiến xa hơn nữa, nhưng vẫn kêu gọi ngưng chiến kéo dài ngay sau Thế Vận Hội nữa vậy?”


Hôm Thứ Bảy 26/6/2004, khi gặp gỡ 7 ngàn tham dự viên cuộc họp do Trung Tâm Thể Thao Ý Quốc tại Sảnh Đường Phaolô VI, ĐTC đã kêu gọi các lực sĩ hãy thắng vượt sự dữ muốn sử dụng thuốc và thắng vượt cả việc không ngừng theo đuổi lợi lộc là những gì chi phối sinh hoạt của thế giới thể thao. Sau đây là lời của ĐTC:


“Trong thời đại của chúng ta đây, guồng máy thể thao thường bị điều kiện hóa bởi lý lẽ của lợi lộc, của phong cảnh nên thơ hữu tình, của hút sách, của những môn thể thao quá trớn. Về vấn đề thực hành các môn thể thao mà nếu được áp dụng theo quan điểm Kitô giáo, sẽ trở thành một yếu tố làm phát sinh những mới liên hệ sâu xa nơi con người và hướng về việc xây dựng một thế giới yên hàn hơn, một thế giới đoàn kết hơn. Mỗi người trong anh chị em được kêu gọi theo Chúa Kitô và trở thành chứng nhân của Người trong lãnh vực thể thao”.

 

TOP

 

Tòa Thánh Vatican tại LHQ về vấn đề du lịch

Ngày Thứ Tư 22/10, về vấn đề du lịch, với tổng hội nghị của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới WTO (World Tourism Organization), được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Cộng cho tới hết Thứ Sáu 24/10/2003, Đức Ông Piero Monni đã trình bày quan điểm của Tòa Thánh như sau:

Những đề tài chọn cho hội nghị này phát xuất từ việc suy tư thấu đáo về tình hình hiện nay của thế giới du lịch cũng như về khả năng đạo lý, xã hội và kinh tế của thế giới này.

Hiện tượng du lịch vẫn luôn là một động cơ của các thứ giá trị, như lòng tôn trọng phẩm vị con người cũng như tôn trọng các thứ quyền lợi cốt yếu của con người. Nó xây dựng một thứ văn hóa giao thiệp và cảm thông nhau. Nó góp phần vào việc hiểu biết và cảm nhận những nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới.

Giáo Hội hoạt động trong thế giới du lịch để các giá trị đạo lý luôn hiện diện nơi lãnh vực này. Giáo Hội cũng nhắc nhở chúng ta rằng cần phải chú trọng đến cái ưu tiên của con người trong tất cả mọi hiện tượng xã hội, nhờ đó, cho dù qua việc du lịch, mới có thể đạt được những khát vọng ước mong về văn hóa cũng như tâm linh của họ.

Du lịch còn là một dụng cụ hữu hiệu trong việc chống lại nghèo khổ, và nó cũng là một khí cụ quan trọng cho việc phát triển về xã hội và nghề nghiệp. Tuy nhiên, nó là một lãnh vực hết sứ tế nhị. Nó dễ bị tổn thương bởi các thứ chiến tranh, khủng bố, thiên tai và dịch tễ. Những tai họa mới đây đã gây ra một cuộc khủng hoảng quan trọng nơi thị trường du lịch thế giới.
………..
Người ta thấy việc du lịch thế giới được bừng nở trong 10 năm qua, nhất là ở những nơi ngoại lai xa xôi. Chẳng những các xứ sở kém hội nhập vào nền kinh tế thế giới được hưởng lợi lộc từ việc du lịch này mà còn cả những xứ sở giầu có nữa. Thành phần du lịch cảm nhận được các thứ giá trị về văn hóa cũng như tôn giáo là những gì ngày nay có thể thấy được theo sự tìm cầu những môi trường thiên nhiên cũng như các thứ văn hóa vẫn còn ở trong tình trạng sơ khai. Trung Hoa đã cống hiến tất cả những yếu tố hấp dẫn và lôi cuốn này.
……….
Tòa Thánh ước mong hội nghị này, được tổ chức ở một quốc gia phong phú về truyền thống và văn minh, hãy lưu lại các vết tích của một giai đoạn tích cực cho việc chân thành đối thoại hướng đến việc làm tăng thêm lại nơi vấn đề phát triển về các thứ giá trị của sự thật, tự do và công lý.

Ngày 28/10, về “Thập Niên Giáo Dục cho Việc Phát Triển Khả Thủ”, với Tiểu Ban của Tổng Hội Đồng LHQ tại Nữu Ước, ĐTGM Celestino Migliore đã thay mặt Tòa Thánh nhận định và góp ý như sau:
……..
Xã hội thực sự đã được biến đổi từ Bản Tuyên Ngôn Jomtein 1990. Ở Rio, trong Hội Nghị về Môi Trường và Phát Triển năm 1992, các chính phủ đã nhận thấy mối liên hệ giữa vấn đề giáo dục và việc phát triển khả thủ, cũng như đã đồng ý một lãnh vực rộng lớn của những chương trình bao gồm việc giáo dục trong tất cả mọi khía cạnh của vấn đề phát triển. Viện nhận thức này đã được thi hành qua các cuộc hội nghị và các cuộc họp thượng đỉnh từ Rio, bao gồm cả Cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới về Vấn Đề Phát Triển Khả Thủ ở Johannesburg.

Ở Johannesburg, vấn đề giáo dục đã được bàn đến, trước hết, liên quan tới việc bảo vệ môi trường. “Việc giáo dục về trách nhiệm đối với môi sinh là việc khẩn trương: trách nhiệm với chính mình, với người khác và với trái đất. Việc giáo dục này không thể được bắt nguồn từ các cảm tình thuần túy hay những ước muốn trống rỗng. Mục đích của việc giáo dục này không thể là một mục đích theo ý hệ hay chính trị. Nó không được theo chiều hướng loại trừ thế giới tân tiến hay là một ước mong bâng quơ trở về với một ‘thiên đường mất mát’ nào đó. Trái lại, việc giáo dục thực sự về trách nhiệm đòi phải thực hiện một cuộc hoán cải chân chính trong cách suy tư và tác hành” (John Paul II, Message for the World Day of Peace, 1 January 1990).

…………..

Việc khai mở cho Thập Niên Giáo Dục Về Việc Phát Triển Khả Thủ được xẩy ra vào ngày 1/1/2005. Việc khai mở này trùng hợp với Những Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm ấn định rằng vào năm 2015, “trẻ em khắp nơi, nam cũng như nữ, sẽ có thể hoàn tất trọn vẹn việc học căn bản và trẻ em nam nữ sẽ có cơ hội như nhau nơi tất cả mọi cấp độ học vấn”.

Tuy nhiên, những dự án và mục tiêu cho Thập Niên này cần phải vượt ra ngoài vấn đề học vấn căn bản nữa. Các chương trình trong Thập Niên này còn phải tiếp tục nêu lên vấn đề trẻ em không đến trường. Thưa Ngài Chủ Tọa, chính về vấn đề này mà chúng ta thấy r những liên hệ giữa những cơ hội về việc giáo dục với vấn đề phát triển. Trẻ em không đi học, vì không có trường để học, hay không có tiền trẻ học phí hoặc trả lương cho thày cô; vì các em bị bắt buộc phải làm việc để sinh tồn hay để giúp cho gia đình các em; vì các em nghiện ngập hay rơi vào tình trạng chiến tranh xung đột làm cho trường sở bị đóng hay bị tàn phá; vì các em thuộc về thành phần thiểu số về tôn giáo hay sắc tộc; hoặc chỉ vì các em không thể tìm thấy trường học trong tầm tay của các em.
……
Việc giáo dục đối với vấn đề phát triển khả thủ là một phương tiện để chiếm đạt nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các Mục Tiêu Phát Triển Ngàn Năm. Nó sẽ giúp vào việc tạo nên một môi trường “có ích cho việc phát triển cũng như cho việc loại trừ tình trạng nghèo khổ”. Việc hiện thực và đạt được những mục tiêu này có thể cần có thời gian, thế nhưng việc cung cấp cho tất cả trẻ em cơ hội học hành sẽ có một ảnh hưởng cấp thời, khả chứng và khả lường về phúc hạnh của dân chúng trên thế giới cũng như về việc phát triển khả thủ của họ.

 

Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 22/10/2003 

 

TOP

 

 

Sứ Điệp của ĐTC Gioan Phaolô II cho Ngày Du Lịch Thế Giới XXIII.


Ngày Du Lịch Thế Giới năm 2002 được cử hành vào ngày 27/9. Trong văn kiện được phổ biến hôm nay, đề ngày 24/6/2002, ĐTC cho biết nhận định của mình về vấn đề du lịch về cả hai phương diện tích cực và tiêu cực như sau:


Trước hết, về mặt tích cực: “Vấn đề du lịch hiểu biết nhắm đến việc thẩm định vể đẹp của thiên nhiên tạo vật và giúp cho con người gần gũi tôn trọng nó hơn, hoan hưởng nó mà không đổi thay mức quân bình của nó. Bất hạnh thay, làm sao chúng ta có thể chối cãi được rằng nhân loại hiện nay đang sống trong một tình trạng môi sinh hết sức nguy hiểm? Loại du lịch đồi bại đã góp phần và tiếp tục góp phần sự việc hủy hoại này, ở chỗ những địa điểm du lịch đã được xây lên bất kể đến tình trạng ảnh hưởng về môi sinh… Cái lòng tham lam thả lỏng trong việc muốn tích lũy giầu sang phú quí thường thắng thế, đến độ lấn át đi cả việc nghe thấy tiếng bần cùng cầu cứu vang lên từ toàn thể các thứ nhóm người. Bởi thế, cần phải phát động những hình thức du lịch tỏ ra tôn trọng môi trường hoàn cảnh hơn, điều độ trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hơn và hòa hợp với các nền văn hóa địa phương hơn. Đó là những hình thức du lịch được thúc đẩy bởi động lực luân thường đạo lý mạnh mẽ, với một niềm xác tín sâu xa rằng môi trường hoàn cảnh là nhà của hết mọi người, và vì thế các sản vật thiên nhiên là giành cho tất cả những ai sống trong môi trường hoàn cảnh ấy cũng như cho các thế hệ mai hậu”.


Sau nữa, về mặt tiêu cực của cùng một vấn đề: “Có một cảm quan mới đang hiện rõ nét, thường được gọi là ‘ecotourism/savage tourism’(loại du lịch đồi bại). Theo những giả thiết của mình thì nó quả thực là tốt lành, nhưng nó phải được kiểm soát canh chừng để khỏi bị méo mó, trở thành phương tiện khai thác và kỳ thị. Nếu việc bảo vệ môi sinh được cổ võ như nó là cùng đích thì có thể gây ra nguy cơ đưa đến những hình thức thực dân tân thời, là những gì làm tổn thương đến các quyền lợi thuộc truyền thống của những cộng đồng cư dân ở một khu vực riêng biệt nào đó. Bởi thế, nó sẽ trở thành ngăn trở cho sự tồn tại và phát triển của các thứ văn hóa địa phương, và các nguồn lợi kinh tế sẽ bị lấy đi khỏi thẩm quyền của các chính quyền địa phương là thẩm quyền đầu tiên có trách nhiệm đối với môi sinh cũng như với tính cách đa diện của sinh vật học phong phú được thể hiện nơi những khu vực cần phải tôn trọng. Vấn đề can thiệp vào một lãnh vực môi sinh nào đó phải lưu ý đến những hậu quả xẩy ra nơi những lãnh vực khác, nói một cách tổng quát hơn, đó là những hậu quả sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hạnh phúc của các thế hệ mai hậu. Nói chung thì thứ du lịch đồi bại đưa con người đến các nơi, đến các hoàn cảnh hay đến các miền có mức độ cân bằng về thiên nhiên, một mức độ cần phải được liên lỉ chú trọng để nó không bị rơi vào tình trạng nguy hại. Bởi thế, cần phải được thực hiện những nghiên cứu học hỏi và kiểm soát nghiêm ngặt có mục đích dung hòa giữa việc tôn trọng thiên nhiên tạo vật với quyền con người được hoan hưởng thiên nhiên tạo vật để phát triển bản thân mình”.


ĐTC đã kết thúc sứ điệp của mình bằng việc kêu gọi Kitô hữu hãy biến việc du lịch thành “một cơ hội để chiêm ngưỡng và gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Cha của tất cả mọi người, có thế, họ mới sống đúng với việc phục vụ công lý và hòa bình, trung thành với Đấng đã hứa hẹn trời mới đất mới”.


 

TOP