Tòa Thánh nói thêm về vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn
Đi Sâu vào Căn Nguyên của Nghèo Khổ và Hội Chứng Liệt Kháng
Sứ Điệp của Tòa Thánh cho Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng, 1/12/2004
Thực tế đã cho thấy Biện Pháp Hiệu Nghiệm Nhất Trong Việc Ngăn Chặn Vi Khuẩn Liệt Kháng (HIV) hay Hội Chứng Liệt Kháng (AIDS) đó là…
Thực tế đã cho thấy gì nơi Tác Dụng của Bọc Cao Su Làm Tình An Toàn
Cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDS đang liểng xiểng thảm bại
Tại Sao Đài Truyền Hình BBC Luân Đôn sai lầm về vấn đề ngăn ngừa hội chứng liệt kháng AIDS
Những bí mật ly kỳ trong cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDS
Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc Về Vấn Đề Nạn Hội Chứng Liệt Kháng AIDS
Hội Nghị Về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS không mời Tòa Thánh Vatican
Bản Tường Trình mới của Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng bao cao su
Tòa Thánh nói thêm về vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn
ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Các Cán Sự Xã Hội Chăm Sóc Sức Khỏe, đối với cuộc tranh luận gần đây liên quan tới Tòa Thánh và hội chứng liệt kháng, đã cho biết sứ điệp chính yếu của Giáo Hội còn có một ý nghĩa sâu xa hơn là vấn đề có được phép sử dụng bọc cao su làm tình an toàn hay chăng. Sau đây là những tư tưởng của vị đại diện tòa thánh này liên quan đến dự định của Tòa Thánh trong việc ngăn ngừa và chiến đấu chống hội chứng liệt kháng, trong cuộc phỏng vấn của Zenit:
Vấn: Truyền thông dường như có một ấn tượng là sứ điệp duy nhất của Giáo Hội được phổ biến ngày nay đó là vấn đề được hay không được sử dụng bọc cao su làm tình an toàn? Điều này có thực sự là như vậy hay chăng?
Đáp: Chúng ta hãy nới rộng đề tài này. Chúng ta, nhất là ở hội đồng Tòa Thánh này, có nhiệm vụ phải chống lại hội chứng liệt kháng, vì Đức Giáo Hoàng đã chỉ định chúng tôi đương đầu về mục vụ với những thứ bệnh tật phát hiện. Vấn đề chúng tôi đối diện đó là chúng tôi, ở phân bộ này, làm thế nào để có thể giải quyết được vấn đề chăm sóc về mục vụ cho hội chứng liệt kháng đây?
Câu trả lời đi liền với các Giới Răn. Tình trạng thách đố này đặc biệt liên quan đến 2 Giới Răn: một là giới răn thứ năm “Chớ giết người”, một giới răn cho thấy hai giới răn đệ nhất đó là mến Chúa và yêu người. Giới răn kia là giới răn thứ sáu: “Chớ làm sự dâm dục”.
Với giới răn “Chớ giết người” chúng ta không được sát hại bất cứ một ai, đồng thời cũng không để mình bị sát hại, tức là việc bảo vệ sự sống mình. Cho tới độ, theo tín lý truyền thống của Giáo Hội, một tín lý không hề đổi thay, để bênh vực sự sống vô tội của bản thân mình, thậm chí người ta có thể sát hại kẻ tấn công. Nếu kẻ tấn công mang khuẩn Ebola, cúm, hay liệt kháng và muốn giết tôi, tôi phải tự vệ. Nếu họ muốn sát hại tôi bằng hội chứng liệt kháng, tôi cần phải tự vệ cho khỏi bị hội chứng liệt kháng này. Tôi tự vệ như thế nào đây? Bằng những phương tiện thích hợp nhất. Tôi phải quyết định lấy. Nếu nó là một cái duì cui thì tôi sử dụng cái dùi cui. Nếu là một khẩu súng lục thì tôi sử dụng khẩu súng lục. Với bọc cao su làm tình an toàn thì sao? Được, nếu nó là hiệu lực để bảo vệ tôi trong trường hợp bị tấn công bất chính này.
Vấn: Đức Hồng Y có những đề nghị nào trong việc ngăn ngừa hội chứng liệt kháng?
Đáp: Chúng ta cần phải thấy được việc hội chứng liệt kháng truyền nhiễm bằng những cách thức nào. Có 3 cách là máu huyết, mẹ con và tình dục.
Về việc truyền nhiễm qua đường máu huyết, chúng ta nói rằng: “Hãy thận trọng với những thứ truyền máu! Hãy cẩn thận với những thứ kim chích thuốc!”
Về việc truyền nhiễm giữa mẹ con, chúng ta nói rằng: “Hỡi những bà mẹ, hãy cẩn thận về việc truyền đạt cho con cái!” Tạ ơn Chúa đã có những viên thuốc rất hiệu nghiệm. “Hãy thận trọng với chính việc sinh sản! Hãy thận trọng trong việc cho con cái bú mớm, vì có thể là việc rất ư là nguy hiểm!”
Về việc truyền nhiễm về tình dục mà cách chữa trị là việc chế dục và thủy chung vợ chồng. Tại sao? Vì Giới Răn Thứ Sáu Thiên Chúa ban bố cho chúng ta là những gì thể hiện cao quí nhất của yêu thương. Nó nhắm đến một tình yêu thương sống còn và sự sống là tận tuyệt trao ban. Tức là tình dục giữa người nam và người nữ đòi hai người không được giành nó cho người thứ ba.
Bởi thế, để thực sự sống tính dục của mình, người ta cần phải làm tình trong đời sống hôn nhân duy nhất và trọn đời. Để bênh vực tính chất quí giá của tình dục, Thiên Chúa đã ban bố một Giới Răn triệt để, được diễn tả một cách tiêu cực là “Chớ làm sự dâm dục”. Ngài không nói rằng “Chớ giao hợp tình dục”. Việc giao hợp tình dục thực sự là biểu hiệu cao cả nhất của tình yêu nhân loại, một tình yêu được nên trọn nơi cuộc sống hôn nhân. Sống độc thân còn cao cả hơn nữa, thế nhưng cuộc sống này phải là vấn đề yêu thương thần linh.
Có giữ hai Giới Răn này, “Chớ giết người” và “Chớ làm sự dâm dục”, sự sống mới được bảo vệ. Làm sao chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi hội chứng liệt kháng? Bằng việc bảo vệ sứ sống, ở tính cách tuyệt hảo về tình dục của nó cũng như khỏi cuộc tấn công xấu xa của nó. Nếu chúng ta chống lại cuộc tấn công xấu xa của nó, mà không làm vỡ mất cái vẻ đẹp đẽ nhất của những thứ pha lê là tình dục thì chúng ta sẽ không bị hội chứng liệt kháng.
Vấn:
Như thế là Giáo Hội không cống hiến những thứ phương thức mà là loan truyền Thập
Giới?
Đáp: Chúng ta hãy làm sáng tỏ vấn đề ở chỗ này, chúng tôi đang nói về yếu tính của Kitô giáo, vì nó là việc mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như bản thân mình. Những vấn đề liên quan đó là việc chế dục, thủy chung vợ chồng và “chớ giết người”.
Vị tổng thư ký này đã trả lời cho các phóng viên báo chí một cách ngắn gọn,
thành phần đời chờ ngài khi ngài rời Bộ Y Tế, là việc sử dụng các bọc cao su
làm tình an toàn đã có chỗ đứng trong chương trình được gọi là ABC, một dự án
về kỹ thuật toàn diện để ngăn ngừa hội chứng liệt kháng. Lời tuyên bố này cần
phải được hiểu theo chiều hướng giáo huấn của Công giáo là những gì chủ trương
rằng việc sử dụng các bọc cao su làm tình an toàn là hành động tình dục vô
luân. Đó là lý do Giáo Hội hợp tác một cách hiệu nghiệm và hợp tình hợp lý
trong việc ngăn ngừa hội chứng liệt kháng bằng cách cổ võ vấn đề giáo dục con
người sống tình yêu thủy chung vợ chồng hướng đến việc truyền sinh, nhờ đó cố
gắng tránh lánh những liên hệ bất hợp và bừa bãi là những gì mở đường cho
những trường hợp được gọi là nguy hiểm cho sức khỏe. Theo những nguyên tắc này
thì không thể nào lại khuyên nên sử dụng các thứ bọc cao su làm tình an toàn,
vì nó ngược với luân lý của con người. Điều thật sự đáng khuyên duy nhất đó là
việc thực hành tính dục một cách có trách nhiệm hợp với qui tắc về luân lý.
Tóm lại, ngược lại với những gì đã được đề cập tới ở một số trường hợp, thật
là sai lầm khi cho rằng vấn đề giáo huấn của Giáo Hội về các bọc cao su làm
tình an toàn đã được thay đổi.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 20/1/2005
Đi Sâu vào Căn Nguyên của Nghèo Khổ và Hội Chứng Liệt Kháng
Theo bản tường trình mới nhất của Cơ quan FAO (Food and Agriculture
Organization) thuộc tổ chức LHQ, tựa đề “Tình Trạng Bất Ổn Về Lương Thực Trên
Thế Giới”, thì cho dù tỷ lệ của thành phần bị đói khổ có giảm xuống nhưng con
số tối đa của thành phần nạn nhân lại tăng lên. Giữa năm 2000 và 2002, có 852
triệu người bị đói, bao gồm cả 815 triệu người ở các quốc gia đang phát triển.
Nguyên nhân chính gây ra chết chóc, ở những quốc gia tình trạng này đang suy
thoái, đó là chiến tranh, bệnh sốt rét và hội chứng liệt kháng, những gì càng
làm cho tình trạng hại dinh dưỡng trở nên trầm trọng hơn. Để hiểu rõ về tầm
mức quan trọng của hiện tượng này, Zenit đã phỏng vấn ông Riccardo Cascioli,
chủ tịch Trung Tâm Âu Châu Nghiên Cứu Về Môi Trường, Dân Số Và Phát Triển. Sau
đây là những gì ông cho biết.
Vấn: Bản tường trình của Cơ quan FAO nói đến cả
triệu triệu nhân mạng hằng năm chết vì đói và hại dinh dưỡng, tuy nhiên, Âu
Châu lại hạn chế việc sản xuất lương thực. Ông giải thích cái nghịch lý này ra
sao?
Đáp: Chắc chắn đây là một cái nghịch lý “xấu xa”
chúng ta không thể nào làm ngơ được. Tuy nhiên, cũng ta cũng phải để ý tới cái
chính sách mị dân của những ai nói rằng chỉ cần tái phân phối thực phẩm là
giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
Việc gửi các thứ thực phẩm từ Âu Châu tới Thế Giới Thứ Ba là việc hữu ích và
cần thiết chỉ khi nào xẩy ra trường hợp khẩn cấp; bằng không, nó sẽ trở thành
một thứ duy cầu an tai hại.
Nhiều yếu tố góp phần vào tình trạng này của rất nhiều dân tộc ấy. Chẳng hạn
cũng nên lưu ý là bản tường trình của FAO nói rằng những cuộc khủng hoảng về
lương thực tệ hại nhất gây ra bởi những cuộc xung đột khiến không thể thực
hiện được việc phát triển gì cả. Tuy nhiên, trước hết cần phải nghĩ đến khả
năng sản xuất của các nước nghèo khổ.
Sự kiện điển hình cho thấy rằng ở Ý quốc việc sản xuất lúa gạo ở mỗi mẫu đất
khác nhau từ 70 tới 85 tạ, còn ở Phi Châu từ 4 tới 5 tạ.
Bản tường trình của cơ quan ILO (International Labor Organization) được phổ
biến ngày 7/12/2004 nhấn mạnh ngay đến vấn đề này, đó là có 550 triệu công
nhân ở Thế Giới Thứ Ba sống dưới 1 Mỹ kim mỗi ngày; tức là việc làm của họ sản
xuất rất ít.
Vấn đề là ở chỗ đó. Nó là một vấn đề phát triển toàn cầu bao gồm các khía cạnh
về kinh tế, xã hội và chính trị – thế nhưng, trước hết, tôi muốn nói rằng đó
là khía cạnh về văn hóa, vì tác năng và việc sản xuất trên hết lệ thuộc vào ý
nghĩa được gán cho công việc làm cũng như cho con người.
Vấn: Sau bệnh sốt rét thì hội chứng liệt kháng
là một trong những nguyên nhân chính gây ra chết chóc ở Phi Châu. Theo ông thì
đâu là những giải quyết cho vấn đề này?
Đáp: Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc đặt vấn đề
là các qui chế được những cơ quan quốc tế áp dụng cho tới nay, nhất là ở các
nước đang phát triển, đã rõ ràng thất bại thảm thương. Đáng trách nhất là việc
ngăn ngừa chỉ căn cứ vào nguyên việc phân phát các thứ bọc cao su làm tình,
được gọi một cách đáng trách là “làm tình an toàn”.
Việc nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy rằng những bọc cao su làm tình làm
giảm thiểu cơ hội lây lan đến gần 85% nhưng không hoàn toàn loại trừ nó. Ngoài
ra, cảm giác an toàn do những bọc cao su làm tình này tạo nên làm tăng phát
dồi dào hành vi nguy hại gây ra nạn dịch tễ này, do đó đã hủy hoại đi những
lợi ích khả hữu. Chứng cớ về điều này là các quốc gia Phi Châu được phân phát
nhiều nhất bọc cao su làm tình cũng là những nước có mức độ lây lan Vi Khuẩn
Liệt Kháng nhiều nhất.
Về vấn đề chữa trị cũng tương tự như thế. Để giảm bớt tất cả vấn đề này tại
các quốc gia đang phát triển đối với việc có sẵn những thứ thuốc men giá hạ là
những gì lừa đảo đang diễn ra. Những thứ thuốc này chắc chắn là cần thiết, thế
nhưng sự hiện diện ở vùng đất ấy thành phần nhân viên có thể phân phối các thứ
thuốc ấy, nhất là để giáo dục dân chúng là điều trọng yếu. Vì cũng cần phải rõ
ràng về sự kiện hội chứng liệt kháng là một thứ bệnh nạn của nghèo khổ và thật
là ảo tưởng khi nghĩ rằng việc ngăn chặn hội chứng này chỉ cần đến các phương
trị về sức khỏe mà thôi.
Trái lại, cuộc chiến đấu chống lại hội chứng liệt kháng cần phải được giải
quyết trong khuôn khổ những qui chế phát triển toàn cầu, những qui chế cần
phải được đẩy mạnh bởi việc giáo dục. Thực tại đã cho thấy rõ điều ấy: Đó là
những trường hợp tích cực duy nhất trong việc chống lại hội chứng liệt kháng
vẫn từng xẩy ra ở những nơi chú trọng tới trách nhiệm và việc tôn trọng con
người, do đó, đặc biệt đề cao việc cầm hãm và trung thành với người phối ngẫu
của mình.
Ở Uganda chẳng hạn, trường hợp duy nhất trong việc đầu tư ở tầm cấp toàn quốc,
cho thấy tỷ lệ lây lan vi khuẩn liệt kháng giữa năm 1991 và năm 2000 giảm
xuống từ 20% tới 6%. Một trường hợp tích cực khác được thấy ở Senegal, Jamaica
và Cộng Hòa Dominican, thế nhưng, lý do trong tất cả những trường hợp này đó
là “việc thay đổi hành vi cử chỉ”, ở chỗ giảm bớt con số đồng tình nhân và gia
tăng tuổi liên hệ về tình dục lần đầu.
Bởi thế mà chẳng lạ gì chính phủ Bush chẳng hạn, nhấn mạnh tới các tổ chức về
tôn giáo trong cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng, vì những tổ chức tôn
giáo ấy chứng tỏ cho thấy họ là những tác nhân quan trọng nhất trong việc giáo
dục, trước hết, bằng sự hiện diện của chúng nơi dân chúng. Đã từng trải với
trường hợp này cả mấy thập niên, những tổ chức tôn giáo ấy là những tổ chức
khả tín.
Tôi đang nói tới các tổ chức Công Giáo, những không phải chỉ có họ, mặc dù các
cơ quan chăm sóc sức khỏe liên quan tới Giáo Hội Công Giáo mà thôi phục vụ gần
30% các bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng.
Sứ Điệp của Tòa Thánh cho Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng, 1/12/2004
Kính gửi các Vị Chủ Tịch Chư Hội Đồng Giám Mục
và các Vị Giám Mục Đặc Trách Việc Chăm Sóc Mục Vụ về Sức Khỏe thuộc các Chư
Hội Đồng Giám Mục này,
cùng toàn thể Dân Chúa
Anh chị em thân mến,
1. Cho đến nay đã trải qua một số năm Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng đã
từng được cử hành vào ngày 1/12. Nhân dịp này, kể cả năm nay nữa, với tư cách
là Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe, tôi xin gửi
một sứ điệp để nói lên việc Giáo Hội gần gũi và lời Giáo Hội phấn khích đến
tất cả những ai đang chiến đấu chống lại nạn đại dịch tàn hại này, đến những
ai chăm sóc và chữa trị thành phần bị nhiễm hội chứng hay vi khuẩn liệt kháng,
cũng như đến những người cuối cùng này, những người bản thân đang cảm nếm mầu
nhiệm khổ đau của con người. Năm nay, tổ chức của Liên Hiệp Quốc đặc
trách chương trình Hội Chứng Liệt Kháng (UNAIDS) đã giành năm nay cho nữ giới,
cho các em nữ nhi và cho vấn đề Hội Chứng Liệt Kháng cùng Vi Khuẩn Liệt Kháng,
vì khả năng bị tổn hại nặng nề hơn của họ, so với nam giới, đối với việc bị
nhiễm hội chứng liệt kháng hay vi khuẩn liệt kháng. Theo một cuộc nghiên cứu
cho thấy thì họ bị nhiễm hội chứng hay vi khuẩn liệt kháng này 2.5% hơn nam
giới.
2. Tôi chia sẻ mối quan tâm của cộng đồng thế giới về hình ảnh thảm thương gây
ra bởi những hậu quả của nạn dịch về sức khỏe này, về những điều kiện sinh
sống, về những viễn ảnh, về tình trạng và phẩm giá của nữ giới cũng như của
các nữ nhi ở nhiều miền đất trên thế giới. Thật vậy, tác dụng của Hội
Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng đối với thành phần nữ giới càng gây
thêm trầm trọng hơn về vấn đề bất bình đẳng cũng như làm ngăn trở việc tiến bộ
đối với tính cách đại đồng của các thứ quyền lợi. Ngoài ra, việc lây nhiễm này
càng tăng phát nơi nữ giới, thành phần là cột trụ của gia đình và cộng đồng,
càng đi đến chỗ nguy hiểm trong việc đổ vỡ về xã hội. Giáo Hội luôn
luôn tỏ ra cương quyết trong việc bênh vực nữ giới và chính phẩm giá của họ,
và đang chiến đấu chống lại những trường hợp kỳ thị vẫn còn là vấn đề lớn ngày
nay trong xã hội của chúng ta, vấn đề cần phải cố gắng hơn nữa để bảo đảm việc
loại trừ đi những gì chênh lệch liên quan tới nữ giới ở những lãnh vực giáo
dục, bênh vực sức khỏe và làm việc.
3. Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng là một trong những nạn dịch
tàn hại nhất trong thời đại chúng ta; nó là một thảm kịch của nhân loại mà, vì
tính cách trầm trọng và to tát của nó, là một trong những thách đố chăm sóc
sức khỏe khó khăn nhất ở một tấm mức toàn cầu hiện nay. Dữ kiện được
trình bày trong bản tường trình của Liên Hiệp Quốc “Tác Dụng của Hội Chứng
Liệt Kháng” năm 2004 là những gì hiển nhiên cho thấy rằng: từ khi xuất hiện
nạn dịch này (vào thập niên 1980), có trên 22 triệu người đã bị thiệt mạng
trên thế giới vì Hội Chứng Liệt Kháng, và hiện nay có 42 triệu người đã bị
nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng. Trong năm 2003, có 2.9
triệu người đã chết vì Hội Chứng Liệt Kháng và có 4.8 triệu người bị nhiễm Vi
Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng. Hội Chứng Liệt Kháng là nguyên nhân
chính gây chết chóc nơi thành phần ở tuổi từ 15 đến 49. Nơi nhiều xứ sở, nhất
là ở Phi Châu cũng như ở các quốc gia bị nhiễm lây nhất, như Botswana,
Swaziland và Zimbabwe, dịch Liệt Kháng lan tràn nhanh chóng với các thứ bệnh
nạn, chết chóc, nghèo khổ và đớn đau. Gần đây, nạn dịch này đã tấn công một
cách thảm hại vào những quốc gia có nhiều dân số, như Trung Hoa và Ấn Độ. Ước
lượng là vào năm 2025, Hội Chứng Liệt Kháng sẽ gây thiệt mạng cho 31 triệu
người ở Ấn Độ và 18 triệu người ở Trung Hoa.
4. Tình trạng này đối với trẻ em cũng thảm thương nữa. Thật vậy, theo dữ
kiện của bản tường trình năm 2004 của UNICEF, UNAIDS và USAID, bản tường trình
mang tựa đề “Trẻ Em Trên Bở Vực Thẳm”, giữa năm 2001 và 2003, tổng số trẻ em
bị mồ côi bởi Hội Chứng Liệt Kháng tăng lên từ 11.5 đến 15 triệu em, phần lớn
ở Phi Châu. Người ta ước lượng là vào năm 2010, ở vùng Hạ Mạc Sahara sẽ có tới
18.4 em bị mồ côi bởi Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng. Chỉ nguyên
trong năm 2003, có 2.5 triệu em bị mồ côi bởi nạn dịch này. Ngoài ra,
con số gia tăng của các em đang thay đổi (nhất là ở Phi Châu) cơ cấu truyền
thống của việc đón nhận các em mồ côi vào gia đình, vì những gia đình này,
thành phần vốn đã nghèo, lại càng thấy khó khăn trong việc gánh thêm trách
nhiệm đối với những em đó nữa.
5. Trong nhiều dịp, Đức Gioan Phaolô II đã nói tới vấn đề này và đã cung cấp
cho chúng ta những đường hướng khôn ngoan cho thấy bản chất của thứ bệnh này,
việc ngăn ngừa nó, tác hành của bệnh nhân cũng như của những ai chăm sóc họ,
và vai trò thẩm quyền dân sự cùng các khoa học gia cần phải thực hiện. Tôi
muốn nhấn mạnh đến những gì ngài suy nghĩ liên quan tới tình trạng liệt kháng
về những giá trị luân lý và tâm linh cũng như liên quan đến vấn đề dính dáng
tới các thành phần nạn nhân Hội Chứng Liệt Kháng, thành phần cần được hưởng
trọn vẹn việc chăm sóc và dịch vụ vì họ là thành phần cần đến chúng nhất. Đặc
biệt là trong sứ điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2005 (số 3-4), Đức
Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng thảm kịch Hội Chứng Liệt Kháng là một thứ ‘bệnh lý
về tinh thần” và để chiến đấu với nó một cách ý thức cần phải gia tăng việc
ngăn ngừa bằng cách dạy cho con người biết tôn trọng giá trị linh thánh của sự
sống cũng như bằng việc hướng dẫn thực hành đứng đắn tính dục.
6. Chúng ta cần phải loại trừ đi vết nhơ rất thường làm cho xã hội tỏ ra hà
khắc đối với thành phần nạn nhân của Hội Chứng Liệt Kháng. Để đánh tan các
thành kiến của những ai sợ sống gần gũi với thành phần nạn nhân Hội Chứng Liệt
Kháng vì họ muốn tránh bị lây nhiễm, chúng ta cần phải nhớ rằng Hội Chứng Liệt
Kháng chỉ được lây lan qua ba cách, đó là lây qua máu me, qua liên hệ giữa
thai mẫu và thai nhi, và qua giao tiếp về tình dục. Cần phải chiến đấu chống
lại tất cả mọi cách thức lây lan này một cách hiệu nghiệm nhờ đó loại trừ được
chúng. Đối với vấn đề giao tiếp về tình dục, chúng ta cần phải nhớ rằng
việc lây nhiễm phải được loại trừ bằng hành vi cử chỉ hữu trách cũng như bằng
việc tuân giữ nhân đức trọng sạch. Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng, khi đề cập tới
Thượng Hội Giám Mục Phi Châu năm 1994, đã lập lại lời huấn dụ được nói lên bởi
các vị Giám Mục tham dự thượng hội này: “cảm tình, niềm vui, hạnh phúc và bình
an đạt được qua đời sống hôn nhân và sự thủy chung Kitô giáo là những gì,
giống như sự an toàn được đức trong sạch bảo đảm thế nào, phải được liên tục
trình bày cho tín hữu, nhất là cho giới trẻ”.
7. Đáp lại lời kêu gọi thảm thiết của Đức Thánh Cha ấy, Giáo Hội Công Giáo,
ngay từ khi thảm họa kinh hoàng này mới xuất đầu lộ diện, đã luôn luôn đóng
góp vào cả việc ngăn ngừa việc truyền nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng cũng như trong
việc chăm sóc các nạn nhận Hội Chứng Liệt Kháng cùng gia đình của họ ở những
lãnh vực y khoa hay hỗ trợ, xã hội, thiêng liêng và mục vụ. Hiện nay, có
26.7% các trung tâm giành để chữa trị Hội Chứng Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt
Kháng trên thế giới là Công Giáo. Những dự án và những chương trình bao gồm
vấn đề giáo dục và ngăn ngừa liên quan đến Hội Chứng Liệt Kháng, cũng như đến
việc chăm sóc, chữa trị và hỗ trợ về mục vụ các nạn nhân nhiễm Vi Khuẩn Liệt
Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng này được các Giáo Hội địa phương, các tu hội và
các hiệp hội giáo dân cổ vỡ một cách ưu ái, bằng một cảm quan trách nhiệm cũng
như bằng một tinh thần bác ái là một con số khá nhiều. Song song với
nỗ lực vô giá và đáng khen này, Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức
Khỏe đã đáp ứng lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị trong lời
ngỏ với các vị Giám Mục thuộc Các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu, Úc Châu và Âu
Châu, đã xin các vị hãy liên kết với các vị mục tử ở Phi Châu trong việc giải
quyết một cách hiệu nghiệm tình trạng khẩn trương Hội Chứng Liệt Kháng.
8. Để đạt được nhiều thành quả trong việc chiến đấu với Vi Khuẩn Liệt Kháng
hay Hội Chứng Liệt Kháng, ở đây tôi xin nêu lên một lần nữa một số qui chế
hành động được tôi vạch ra trong bài diễn từ của tôi ở Khóa Họp Đặc Biệt XXVI
của Tổng Hội Đồng LHQ về Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng (Nữu Ước
năm 2001):
- Ủng hộ những dự án chung toàn cầu trong việc chiến đấu chống Vi Khuẩn Liệt
Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng.
- Gia tăng việc giáo dục ở học đường và việc dạy giáo lý về các thứ giá trị
của sự sống và tình dục.
- Loại trừ tất cả mọi hình thức kỳ thị liên quan đến thành phần nạn nhân nhiễm
i Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng Liệt Kháng.
- Cung cấp tín liệu đầy đủ về nạm dịch tễ này.
- Kêu gọi các chính phủ kiến tạo các điều kiện thích thuận để chiến đấu với
cuộc khổ nạn này.
- Duy trì việc tham dự hơn nữa về phía xã hội dân sự trong việc chiến đấu
chống lại Hội Chứng Liệt Kháng.
- Xin các quốc gia kỹ nghệ hóa giúp các quốc gia cần đến việc giúp đỡ này
trong cuộc vận động chống Hội Chứng Liệt Kháng miễn là làm sao tránh được tất
cả mọi hình thức thực dân đế quốc.
- Giảm bớt tối đa giá của các loại thuốc men và y khoa chống vi khuẩn cần
thiết để chữa trị thành phần bệnh nhân nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay Hội Chứng
Liệt Kháng.
- Gia tăng các thứ hướng dẫn để tránh lây lan vi khuẩn từ thai mẫu sang thai
nhi.
- Chú trọng hơn nữa đến việc chữa trị và chăm sóc cho hài nhi seropositive
cũng như việc bảo vệ trẻ em bị mồ côi bởi Hội Chứng Liệt Kháng.
- Chú trọng hơn nữa tới các nhóm xã hội yếu kém nhất.
9. Tôi xin được kết thúc bằng lời nguyện cầu đặc biệt có ý nghĩa hợp với cơ
hội này, một lời nguyện cầu được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vào dịp Ngày
Thế Giới Bệnh Nhân 2005, cầu cho những ai đang trải qua khổ đau và nhìn thấy
trên dung nhan của con người chịu khổ dung nhan của Chúa Kitô. Tôi kêu mời anh
chị em, hỡi anh chị em thân mến, hãy sử dụng kinh nguyện này như là của anh
chị em:
“Ôi Maria, Trinh Nữ Vô Nhiễm, Người Nữ khổ đau và hy vọng, xin hãy tò lòng từ
ái với mỗi một con người đang chịu khổ đau và giúp cho hết mọi người được tràn
đầy sự sống.
“Xin hãy hướng ánh mắt từ mẫu của mình đặc biệc về những ai ở Phi Châu đang
hết sức thiếu thốn vì bị nhiễm Hội Chứng Liệt Kháng hay bởi một thứ bệnh nạn
tử vong khác.
“Xin hãy nhìn đến các bà mẹ đang khóc thương con cái mình; xin hãy nhìn đến
các người làm ông làm bà không đủ nguồn lợi để nâng đỡ cháu chắt trở thành mồ
côi của mình. Xin hãy ghì chặt lấy họ trong trái tim làm Mẹ của mình, hỡi Nữ
Vương Phi Châu và toàn thế giới, Lạy Rất Thánh Trinh Nữ, xin cầu cho chúng
con!”
+ ĐHY Janier Lozano Barragán
Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Chăm Sóc Mục Vụ về Sức Khỏe
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
dịch từ Zenit ngày 24/11/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn
mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Năm 2005, Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ 13 sẽ được tổ chức ở Yaoundé nước
Cameroon vào ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11/2, ngày được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II chọn để tổ chức biến cố quốc tế hằng năm này tại Đền Thánh Mẫu trên toàn
thế giới, bắt đầu từ Đền Thánh Mẫu Lộ Đức, nơi Mẹ đã chữa lành cho nhiều bệnh
nhân, được cả khoa học lẫn Giáo Hội công nhận. Vì Phi Châu, ngoài những cuộc
xung đột dai dẳng và đẫm máu về chính trị và nội chiến ở nhiều nơi, đang bị
quằn quại bởi nhiều bệnh hoạn chí tử, nhất là nạn Hội Chứng Liệt Kháng, Đức
Thánh Cha đã đặc biệt hướng về Phi Châu trong năm 2005, bằng sứ điệp cho Ngày
Thế Giới Bệnh Nhân 2005 nguyên văn như sau.
1. Vào năm 2005, tiếp tục 10 năm trước, Phi Châu một
lần nữa sẽ chủ sự các cuộc cử hành chính cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân sẽ được
tổ chức tại Đền Thánh Maria Nữ Vương Các Tông Đồ ở Yaoundé nước Cameroon. Việc
chọn lựa này sẽ cống hiến cơ hội để bày tỏ tình đoàn kết cụ thể đối với các
thành phần dân chúng ở châu lục này, những người đang quằn quại với những thảm
bại về việc chăm sóc sức khỏe. Nhờ đó, tiến tới chỗ thực hiện một cuộc dấn
thân được Kitô hữu ở Phi Châu, 10 năm trước đây, đã cho thấy trong Ngày Thế
Giới Bệnh Nhân lần thứ ba, tức là trở thành ‘những người Samaritanô nhân lành’
đối với anh chị em đang gặp khốn khó của mình.
Thật vậy, trong Tông Huấn “Giáo Hội tại Phi Châu” Hậu Thượng Hội Giám Mục Phi
Châu của mình, căn cứ vào những nhận định của nhiều vị Nghị Phụ của Thượng Hội
này, tôi đã viết rằng “Phi Châu hiện đại có thể được so sánh với con
người đi từ Giêrusalem đến Giêrichô; người này bị rơi vào tay những tay cướp
giật, thành phần đã tước đoạt anh ta, đánh đập anh ta rồi bỏ đi, để anh ta
ngấp ngoái chết (x Lk 10:30-37). Và tôi đã thêm là “Phi Châu là
một Lục Địa có vô vàn con người ta, cả nam lẫn nữ, cả trẻ em lẫn giới trẻ,
đang thực sự nằm ở lề đường, bị bệnh nạn, bị thương tích, bị tàn tật, bị vất
vưởng và bị bỏ rơi. Họ hết sức cần đến những Người Samaritanô Nhân Lành đến
cứu giúp họ” (n. 41: AAS, 88 [1996], 27).
2. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân còn có mục đích của nó đó
là để khích lệ suy tư về quan niệm sức khỏe, một quan niệm mà, ở ý nghĩa trọn
vẹn nhất của nó, cũng là một dạo khúc cho một tình trạng hòa hợp của con người
với chính bản thân mình và với thế giới chung quanh họ. Bởi vậy, chính vì cái
nhãn quan này mà Phi Châu đang thể hiện, một cách phong phú đặc biệt theo
truyền thống văn hóa của mình, như được sinh ra để làm chứng cho nhãn quan ấy
bằng rất nhiều biểu hiện nghệ thuật, có tính chất cả về dân sự lẫn tôn giáo,
những biểu hiện đầy cảm quan hân hoan, nhịp điệu và âm nhạc.
Tuy nhiên, tiếc thay, tình trạng hòa hợp này, hôm nay đây, đang bị lũng đoạn
một cách trầm trọng. Rất nhiều bệnh nạn tật nguyền đang tàn phá châu lục này,
trong số tất cả những bệnh tật ấy, đặc biệt có khổ nạn của Hội Chứng Liệt
Kháng, “một hội chứng đang gieo rắc khổ đau và chết chóc ở nhiều phần đất của
Phi Châu” (ibid., n. 116; 1.c., 69).
Những cuộc xung đột và chiến tranh, những thứ hành hạ chẳng phải chỉ ở một ít
miền đất Phi Châu nào, đang làm cho những cuộc nhúng tay vào can thiệp để ngăn
ngừa và chữa trị những thứ bệnh nạn tật nguyền thêm phần khó khăn. Nơi những
trại giành cho những người tị nạn và những người di tản, thường thấy có những
con người nằm đó thiếu thốn thậm chí đến cả những thứ tiếp tế bất khả thiếu
cần thiết cho sự sống còn. Tôi kêu gọi những ai có khả năng làm điều này hãy
thực sự dấn thân để chấm dứt những thảm trạng ấy (cf. ibid., n. 117:1.c.,
69-70).
Tôi cũng nhắc nhở những ai có trách nhiệm về vấn đề buôn bán vũ khí là vấn đề
được tôi viết trong văn kiện này rằng: “Những ai xui bẩy các cuộc chiến tranh
ở Phi Châu qua việc buôn bán vũ khí là những kẻ đồng lõa vào những thứ tội ác
ghê tởm phạm đến nhân loại” (ibid., n. 118: 1.c., 70).
3. Về vấn đề thảm kịch Hội Chứng Liệt Kháng (AIDS),
tôi đã có cơ hội trong các trường hợp khác nhấn mạnh rằng AIDS cũng là
một “chứng bệnh về tinh thần”. Để chiến đấu với AIDS một cách có
ý thức thì việc ngăn ngừa nó cần phải được gia tăng qua vấn đề dạy cho con
người biết tôn trọng giá trị linh thánh của sự sống cũng như qua việc hướng
dẫn thực hành đứng đắn tính dục. Thật vậy, mặc dù có nhiều thứ lây nhiễm xẩy
ra qua máu mủ, nhất là trong giai đoạn có thai, những nhiễm lây cần phải hết
sức nỗ lực chiến đấu chống lại, những thứ lây nhiễm xẩy ra qua ngả tình dục,
một thứ tình dục có thể tránh lánh trước hết và trên hết bằng hành động hữu
trách cùng với việc giữ mình trọng sạch, vẫn chiếm số nhiều.
Các vị Giám Mục tham dự Thượng Hội về Phi Châu năm 1994 được đề cập đến trên
đây, khi đề cập tới vai trò được tác hành vô trách nhiệm về tình dục đã góp
phần vào việc truyền lan chứng bệnh này, đã đưa ra một lời khuyến dụ tôi xin
được nêu lên một lần nữa ở đây: “Cảm tình, niềm vui, hạnh phúc và bình
an đạt được qua đời sống hôn nhân và sự thủy chung Kitô giáo là những gì,
giống như sự an toàn được đức trong sạch bảo đảm thế nào, phải được liên tục
trình bày cho tín hữu, nhất là cho giới trẻ” (Apostolic Exhortation
"Ecclesia in Africa," n. 116: AAS, 88 [1996], 27).
4. Hết mọi người cần phải cảm thấy dính dáng đến cuộc
chiến chống AIDS. Nó tùy thuộc vào những ai nắm chính quyền cũng như các thẩm
quyền dân sự trong việc cung cấp, liên quan đến cùng một đề tài này, các thứ
tín liệu rõ ràng và xác đáng để phục vụ thành phần công dân, cũng như trong
việc giành ra những phương tiện đầy đủ để giáo dục giới trẻ và chăm sóc sức
khỏe. Tôi xin các tổ chức quốc tế hãy phát động các sáng kiến ở lãnh vực
này, những sáng kiến được tác động bởi đức khôn ngoan và tình đoàn kết, bao
giờ cũng kiếm cách bênh vực phẩm giá con người và ủng hộ quyền lợi cho sự sống.
Thực sự là đáng khen ngợi cho những hãng bào chế dược liệu quyết tâm hạ giá
thuốc men được dùng trong việc chữa trị AIDS. Chắc chắn là cần phải có các
nguồn kinh tế trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe và còn cần cả những nguồn kinh
tế khác nữa để những thứ thuốc men này được tung ra trên thị trường, thế nhưng,
trước những tình trạng khẩn cấp như AIDS thì việc bảo toàn sự sống con người
phải được ưu tiên trước tất cả mọi tính toán.
Tôi xin các cán sự mục vụ “hãy mang đến cho anh chị em của mình bị lây
nhiễm AIDS tất cả mọi niềm an ủi có thể về vật chất, luân lý và thiêng liêng.
Tôi khẩn thiết xin các khoa học gia cùng các nhà lãnh đạo chính trị trên thế
giới, cảm kích bởi lòng mến yêu và trọng kính hết mọi con người, hãy sử dụng
mọi phương tiện trong tầm tay để chấm dứt cuộc khổ nạn này” (Apostolic
Exhortation "Ecclesia in Africa," n. 116: 1.c.).
Ở đây, tôi đặc biệt nhớ đến và ca ngợi chính những cán sự chăm sóc sức khỏe,
những người phụ tá mục vụ và những tình nguyện viên, thành phần, như những
Người Samaritanô Nhân Lành, đã sống cuộc đời bên cạnh các nạn nhân AIDS cùng
chăm sóc cho các thân nhân của họ. Về phương diện này, dịch vụ mà cả hằng
triệu tổ chức chăm sóc sức khỏe của Công Giáo cung cấp là những gì cao quí,
khi họ thực sự đến giúp đỡ, có những lúc tỏ ra can trường, những người ở Phi
Châu bị lây nhiễm hết mọi thứ tật bệnh, đặc biệt là AIDS, sốt rét và lao phổi.
Những năm gần đây tôi đã từng nhận thấy rằng các lời kêu gọi của tôi nhân danh
thành phần nạn nhân AIDS đã không trở thành luống công vô ích. Tôi cảm thấy
hài lòng khi thấy rằng có những quốc gia và tổ chức khác nhau hợp lực ủng hộ
các cuộc vận động cụ thể liên quan đến vấn đề ngăn ngừa và chữa trị những ai
đang chịu khổ bởi AIDS.
5. Giờ đây, một cách đặc biệt, tôi hướng đến anh em,
hỡi quí huynh Giám Mục thuộc Các Hội Đồng Giám Mục ở những châu lục khác trên
thế giới, quí huynh hãy quảng đại hợp tác với các Vị Mục Tử ở Phi Châu để giải
quyết một cách hiệu nghiệm các tình trạng khẩn cấp này và các trường hợp khẩn
trương khác. Hội Đồng Tòa Thánh về Việc Chăm Sóc Mục Vụ Sức Khỏe sẽ không
ngừng cống hiến, như đã từng thực hiện trong quá khứ, việc đóng góp của mình
vào vấn đề điều hợp và cổ động việc hợp tác này, khi kêu gọi hết mọi Hội Đồng
Giám Mục tỏ ra việc nâng đỡ cụ thể.
Mối quan tâm của Giáo Hội về các vấn đề ở Phi Châu được tác động nguyên
bởi những lý do từ nhân thương cảm đối với những người khốn khó, nó cũng được
tác động bởi việc gắn bó với Chúa Kitô Cứu Chuộc, Đấng có dung nhan được Giáo
Hội nhìn thấy nơi những đặc tính của hết mọi con người đau khổ. Bởi thế, chính
đức tin đã thúc đẩy Giáo Hội hoàn toàn dấn thân chăm sóc cho thành phần bệnh
nhân, như Giáo Hội đã từng làm trong giòng lịch sử. Chính đức cậy trông đã làm
cho Giáo Hội có thể kiên trì theo đuổi sứ vụ này, bất chấp đủ thứ trở ngại
Giáo Hội đụng phải. Sau hết, chính đức bác ái là những gì đã hướng dẫn Giáo
Hội thực hiện đường lối xác đáng nơi những trường hợp khác nhau, giúp Giáo Hội
có thể nhận thấy các đặc tính đặc biệt nơi mỗi một con người để mà đáp ứng.
Bằng đường lối tận tình chia sẻ này, Giáo Hội đã tiến đến với thành phần bị
tổn thương trong cuộc sống để cống hiến cho họ tình yêu thương của Chúa Kitô
qua nhiều hình thức giúp đỡ được “tính cách sáng tạo của đức bác ái”
(Apostolic Letter "Novo Millennio Ineunte," n. 50) gợi ý cho Giáo Hội trong
việc Giáo Hội cứu trợ họ. Đối với mỗi một người trong họ, tôi muốn nói rằng:
xin hãy can đảm lên, Thiên Chúa không lãnh quên anh chị em đâu. Chúa Kitô đang
chịu khổ với anh chị em. Và anh chị em, khu hiến dâng những nỗi khổ đau của
mình, có thể cùng với Người hoạt động cho phần rỗi của thế giới.
6. Việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Bệnh Nhân cống
hiến cho hết mọi người cơ hội để ý thức một cách hiệu nghiệm hơn nữa tầm quan
trọng của việc chăm sóc mục vụ nơi lãnh vực sức khỏe. Trong thời đại của chúng
ta đây, một thời đại được đánh dấu bằng một thứ văn hóa duy thế tục, có những
lúc con người hướng chiều về việc không cảm nhận được hoàn toàn lãnh vực mục
vụ này. Họ nghĩ rằng số mệnh của con người cũng bị nguy khốn ở các phương diện
khác nữa. Trái lại, đặc biệt chính vào lúc bệnh hoạn mà mới khẩn trương
can đến những giải đáp nhất cho những vấn nạn tối hậu liên quan tới sự sống
của con người: những vấn nạn về ý nghĩa của đớn đau, của khổ đau cũng như của
chính sự chết, những vấn nạn được thấy như là một thứ bí ẩn cần phải được tận
lực đối diện nhưng cũng là một mầu nhiệm được Chúa Kitô chấp nhận cuộc sống
của chúng ta và mở ra cho nó một cuộc tái sinh vĩnh viễn cho một sự sống vô
cùng bất tận.
Niềm hy vọng cho một thứ sinh lực thật sự và hoàn toàn là ở nơi Chúa
Kitô; ơn cứu độ được Người mang đến là lời giải đáp thực sự cho những vấn nạn
tối hậu của con người. Không có vấn đề mâu thuẫn giữa sinh lực trần thế và
sinh lực trường cửu, bởi vì vị Chúa này đã chết cho sinh lực nói chung của con
người cũng như của tất cả mọi người (cf. 1 Peter 1:2-5; Liturgy of
Good Friday, the Adoration of the Cross). Ơn cứu độ là nội dung tối hậu của
Tân Ước vậy.
Bởi thế, vào Ngày Thế Giới Bệnh Nhân năm tới, chúng ta muốn loan báo niềm hy
vọng cho một thứ sinh lực trọn vẹn cũng như cho toàn thể nhân loại, dấn thân
hoạt động một cách cương quyết hơn nữa trong việc phục vụ cho lý tưởng cao cả
này.
7. Trong đoạn phúc âm về Các Mối Phúc Đức, Chúa
Kitô đã công bố rằng: “Phúc cho những ai than khóc, vì họ sẽ được ủi an” (Mt
5:4). Cái tương khắc dường như hiện hữu giữa khổ đau và niềm vui đang được
thắng vượt nhờ tác động ủi an của Thánh Linh. Khi uốn nắn chúng ta theo mầu
nhiệm của Chúa Kitô là Đấng tử giá và sống lại, vị Thần Linh này nhờ đó hướng
chúng ta tới một niềm vui được đạt tới tầm mức trọn vẹn của nó nơi cuộc hội
ngộ diễm hạnh với Đấng Cứu Chuộc. Thật ra con người không chỉ khát vọng niềm
phúc hạnh thuần thể lý hay tinh thần thôi, mà còn là một thứ “sinh lực” cho
thấy nó hoàn toàn hòa hợp với Thiên Chúa, với bản thân họ cũng như với nhân
loại. Mục đích này chỉ có thể đạt tới nhờ mầu nhiệm Khổ Nạn, Tử Giá và Phục
Sinh của Chúa Kitô mà thôi.
Rất Thánh Nữ Maria cống hiến cho chúng ta một tiền thân sống động về thực tại
cánh chung này, nhất là qua các mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội và Mông Triệu Về
Trời của Người. Nơi Người, vị đã được thụ thai không hề có bất cứ một bóng mờ
tội lỗi nào, là tất cả những gì cởi mở hướng về ý muốn của Thiên Chúa cũng như
cho việc phục vụ con người, nhờ đó tình trạng hoàn toàn hòa hợp này đã làm
xuất phát ra một niềm hân hoan vui mừng. Bởi thế chúng ta sử dụng đúng tước
hiệu khi hướng về Mẹ và kêu cầu Mẹ là “nguồn vui”. Những gì Vị Trinh Nữ này
ban cho chúng ta đó là một niềm vui dù ở ngay giữa các cuộc thử thách.
Tuy nhiên, khi nghĩ đến Phi Châu, nơi có đầy giẫy những nguồn nhân bản, văn
hóa và tôn giáo nhưng cũng là nơi đang phải chịu đựng những đau thương khôn
xiết, môi miệng của tôi tự nhiên nẩy lên lời nguyện cầu đau thương sau đây:
Maria, Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm,
Người Nữ của niềm đau và hy vọng,
Xin thương cảm từng người khổ đau
Và xin giúp cho hết mọi người được một sự sống trọn vẹn.
Xin hãy hướng đôi mắt từ mẫu của Mẹ
Đặc biệt tới những ai ở Phi Châu
Đang hết sức sống trong khốn khổ
Bởi nhiễm phải Hội Chứng Liệt Kháng hay một thứ bệnh vong mạng khác.
Xin hãy nhín đến các bà mẹ đang khóc thương con cái mình;
Xin hãy nhìn đến những người làm 6ong làm bà không đủ khả năng
Để nâng đỡ cháu chắt của mình bị mồ côi cha mẹ.
Xin hãy ôm lấy tất cả họ vào lòng Từ Mẫu của Mẹ,
Hỡi Nữ Vương Phi Châu và toàn thế giới,
Hỡi Trinh Nữ Rất Thánh, cầu cho chúng con!
Tại Vatican ngày 8/9/2004
Gioan Phaolô II
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
dịch từ Zenit ngày 30/9/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh
đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
1) Giáo Hội Công Giáo không cấm ngừa thai, nhưng chỉ được sử dụng phương pháp tự
nhiên chứ không phải phương pháp nhân tạo.
2) Phương pháp ngừa thai tự nhiên là phương pháp hợp với phẩm giá của mỗi con người nói riêng và phẩm giá hôn nhân giữa hai con người vợ chồng nói chung.
3) Phương pháp ngừa thai nhân tạo, như việc sử dụng bọc cao su, chẳng những biến con người, nhất là người nữ, thành một thứ đồ chơi tình dục, mà còn là cách xui giục làm tình nhiều hơn, vì nó an toàn hơn, nhất là nơi giới trẻ (ở vào tuổi dậy thì đầy rạo rực và tò mò về xác thịt) được công khai giáo dục tình dục (open sex education) nơi học đường.
4) Thực tế cho thấy hậu quả của việc ngừa thai nhân tạo, của việc giáo dục tình dục theo kiểu kỹ thuật hơn là luân lý, chẳng những không cứu được xã hội mà còn càng làm cho con người càng ngày càng băng hoại hơn.
5) Tầm vóc trọn vẹn và thành toàn của con người là ở chiều kích luân lý của họ, do đó, chỉ khi nào con người biết sống theo những nguyên tắc luân lý phổ quát, đặc biệt biết nhổ tận gốc rễ tình trạng băng hoại về tình dục, bằng đời sống đạo hạnh thanh sạch (virtue/chastity), họ mới giải quyết được vấn đề xã hội nói chung và tình trạng băng hoại về tình dục nói riêng.
6) Riêng về việc sử dụng bọc cao su làm tình, chủ trương của Giáo Hội Công Giáo cổ võ việc tiết dục và thủy chung vợ chồng để đặc biệt ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng, hoàn toàn chống lại việc sử dụng bọc cao su làm tình, càng ngày thực tế càng cho thấy là những chủ trương đích xác và cần phải theo.
Về điểm cuối cùng (thứ 6) trên đây, tôi đã tổng quan dẫn chứng bằng những tư
tưởng của Ông John Smeaton, giám đốc toàn quốc của Hội Bảo Vệ Thai Nhi (SPUC:
Society for the Protection of Unborn Children), qua cuộc phỏng vấn của mạng lưới
điện toán toàn cầu Zenit được phổ biến ngày 21/11/2003.
Vấn: Ông có thể cho biết tại sao các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy
chung trong đời sống hôn nhân lại thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn
các thứ bọc cao su làm tình?
Đáp: Các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân
bao giờ cũng thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm
tình trong việc chống lại hội chứng liệt kháng AIDS, và điều này không phải chỉ
có Giáo Hội bảo cho chúng ta biết đâu. Cả Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO World
Health Organization) và các hãng sản xuất bọc cao su làm tình cũng nói như vậy
nữa. Hiện nay các hãng sản xuất bọc cao su làm tình không phải thực sự là những
thành phần ủng hộ cho “thần học về thân thể”, hay là những bảo quản viên cho đời
sống hôn nhân Kitô giáo.
Tuy nhiên, ngay cả những tay chế tạo các thứ bọc cao su làm tình Durex (bền dai)
cũng đã rõ ràng nói rằng “đối với việc hoàn toàn bảo vệ khỏi bị HIV và những
chứng bệnh truyền nhiệm theo đường tính dục, thì biện pháp hoàn toàn hiệu nghiệm
duy nhất đó là chế dục hay giới hạn việc ân ái xác thịt với những bạn tình trung
thành miễn nhiễm”. Lý lẽ của các chương trình chế dục và thủy chung hôn nhân là
những gì giản dị và ngay thẳng. Người ăn nằm lung tung và sử dụng bọc cao su làm
tình, là người có nguy cơ bị nhiễm HIV, dù những thứ này có bảo vệ khỏi nguy cơ
này thế nào đi nữa; nhưng không ai đã từng bị chết bởi trực tiếp giữ mình trinh
sạch. Cũng thế đối với một người nam và một người nữ thủy chung với nhau trong
đời sống hôn nhân, trước khi lấy nhau đã biết chế dục. Giáo huấn của Giáo Hội về
tính dục con người không phải là giấc mơ lý tưởng được chương trình Panorama
công nhận. Giáo huấn này là đường lối cảm nhận chung được hằng tỉ người đã sống
qua bao thế hệ.
Vấn: Đâu là mức độ thành công của việc ngăn ngừa hay giảm thiểu hội chứng liết
kháng AIDS ở những vùng theo các chương trình tiết dục và thủy chung hôn nhân,
so với những vùng được phân phối các thứ bọc cao su làm tình?
Đáp: Có lẽ trường hợp ở Uganda là nơi thành công nhất trong việc chống lại hội
chứng liệt kháng và phần lớn của việc thành công này là vì những thứ thay đổi
trong tác hành tính dục, nhất là việc chú trọng tới vấn đề tiết dục và thủy
chung hôn nhân. Những thứ bọc cao su làm tình được cổ võ như là một biện pháp
cuối cùng, nhưng theo bản tường trình của USAID về Uganda thì các thứ bọc cao su
làm tình không phải là yếu tố chính trong việc giảm bớt tình trạng truyền nhiễm
HIV.
Thật vậy, việc giảm sút tình trạng truyền nhiễm này bắt đầu xẩy ra trước khi vấn
đề phát động phân phối các bọc cao su làm tình được thực hiện. Các phê bình gia
đối với vấn đề tiết dục cho rằng người ta không cứng cát đủ để chống trả, thế
nhưng đây là một thứ tuyên truyền vô bằng cớ. Chỉ trong một địa hạt ở Uganda
thôi người ta thấy rằng vấn đề sinh hoạt tính dục nơi đám thiếu nhi từ 13 tới 16
đã giảm bớt 5% vào năm 2001, so với mức 60% vào năm 1994, cả là một thay đổi lớn
lao đạt được trong vòng 7 năm về tác hành tính dục. Không như các quốc gia lân
bang của mình, Uganda đã giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV rất nhiều trong
một thập niên và có tới 98% dân chúng không được giáo dục gì về hội chứng liệt
kháng cả, một trong những mức độ nhận thức cao nhất thế giới.
Sau khi nghe tôi trình bày về cả lý thuyết lẫn thực tế về vấn đề ngừa thai liên
quan đến bọc cao su làm tình an toàn như thế, người anh em đồng hương khác đạo
nhưng quan tâm đến thế thái nhân tình và nghĩ giải quyết một cách thực tế như
thế đã dường như hoàn toàn chấp nhận những gì Giáo Hội Công Giáo chủ trương và
hoạt động là chính đáng.
Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo vốn từng bị chỉ trích về vấn đề chống lại việc phát
động sử dụng bọc cao su làm tình như một phần của những chương trình ngăn ngừa
Hội Chứng Liệt Kháng và những cuộc vận động “làm tình an toàn”. Tuy nhiên, việc
chống lại vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn không có nghĩa là Giáo Hội
Công Giáo không lo gì nguy cơ của Hội Chứng Liệt Kháng cũng như đến thành phần
bị nhiễm hội chứng nguy tử này.
Năm 2003, theo Tín Vụ Công Giáo Cho Phi Châu phổ biến ngày 17/8/2003, thì ông bộ
trưởng y tế của nước Kenya là Charity Ngilu đã ca tụng Giáo Hội Công Giáo đã
chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng. Ông bộ trưởng y tế này nhận định là Giáo Hội
Công Giáo đã chú trọng đến 3 lãnh vực chính: đó là lãnh vực ngăn ngừa bằng việc
đề cao cảnh giác và cổ võ thay đổi tác hành; lãnh vực chăm sóc và chữa trị thành
phần bị Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng; và lãnh vực hỗ trợ về xã
hội cũng như kinh tế đối với những ai bị bệnh hay bị nhiễm tai họa này.
Tờ tạp chí Những Nghiên Cứu Về Việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình, trong số 3/2004, đã
phổ biến một cuộc kiểm điểm rộng lớn theo các tường trình khoa học về vấn đề bọc
cao su làm tình an toàn.
Bài “Việc Cổ Võ Bọc Cao Su Làm Tình An Toàn Để Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng
Nơi Thế Giới Phát Triển: Có Hiệu Nghiệm Hay Chăng?”, với hai tác giả là Norman
Hearst, một giáo sư ở Đại Học California, và Sanny Chen, một chuyên viên về bệnh
dịch ở Phân Bộ Sức Khỏe San Francisco, đã nhận định rằng: “Việc đo lường tính
cách hiệu nghiệm của bọc cao su làm tình là một việc hầu như bất khả”. Bài viết
này cho biết tỉ lệ về hiệu năng của thứ bọc cao su làm tình an toàn này thường
được chấp nhận ở mức độ 90%.
Thế nhưng, con số tỉ lệ ấy vẫn chưa cho thấy hết hiệu năng của thứ bọc làm tình
an toàn này này trong vấn đề ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng. Chẳng hạn, bài báo
nhận định, “Ở nhiều quốc gia Hạ Mạc Sahara, mức độ truyền nhiễm vi khuẩn liệt
kháng cao vẫn tiếp tục lan tràn, bất chấp mức độ cao trong việc sử dụng bọc cao
su làm tình an toàn”. Hai vị tác giả của bài báo này đều công nhận rằng: “không
có một trường hợp rõ ràng nào cho thấy đã thoát khỏi nạn dịch chung này duy bằng
việc cổ võ việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn”.
Việc thành công đáng kể về tình trạng tràn lan Hội Chứng Liệt Kháng ở nước
Uganda là do một chương trình chú trọng tới việc hoãn sinh hoạt tình dục nơi
thành phần thanh thiếu niên, việc phát động tiết dục, việc khuyến khích thủy
chung vợ chồng, và việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn. Tuy nhiên, bài báo
này cho biết việc sử dụng bọc cao su làm tình là điều cuối cùng về tầm quan
trọng của những gì được liệt kê trong những việc ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Khác ở
Uganda.
Trong tờ Tạp Chí Y Khoa Hiệp Vương Quốc, số ra ngày 10/4/2004, trong bài tựa đề
“Việc Giảm Bớt Đồng Bạn Làm Tình là Vấn Đề Quan Trọng Đối Với Biện Pháp Quân
Bình ‘ABC’ Trong Việc Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng”, đã nhấn mạnh hơn nữa đến
việc thay đổi tác hành tình dục. Bài báo này nhận định thế này: “Hiển nhiên là
không có vấn đề dịch Liệt Kháng toàn cầu nếu không xẩy ra tình trạng giao du
tình dục với nhiều người”.
Bài báo này còn nhận định là mặc dù bọc cao su làm tình an toàn được công nhận
là đã giúp vào việc giảm bớt mức độ cao bị nhiễm vi khuẩn liệt kháng, thì việc
sử dụng này cũng đã phải đi kèm với cả vấn đề giảm bớt giao du tình dục với
nhiều người nữa mới đươcỉc như thế.
Bác sĩ Joe Mcllhaney, trong tờ Atlanta Journal-Constitution ra ngày 25/8/2003,
đã viết: “căn cứ vào khoa học và chỉ duy vào khoa học mà thôi thì chỉ có một kết
luận duy nhất, đó là những bọc cao su không đủ an toàn trong vấn đề làm tình.
Những bọc cao su có thể làm giảm bớt một số nguy cơ nhưng chúng vẫn thường khiến
cho con người dễ bị nhiễm những chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục”.
Theo ông, nguyên ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này hằng năm có trên 15 triệu trường
hợp bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Trong bản tường trình cho Quốc Hội Hoa Kỳ của Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn
Ngừa Bệnh Tật, như được tờ Washington Times phổ biến ngày 3/2/2004, vị giám đốc
của hai trung tâm này là Tiến Sĩ Julie Gerberding, nói rằng để tránh bị chứng
bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục “bằng việc sống với một người bạn tình
không bị lây nhiễm duy nhất”. Bản tường trình này còn cho biết rằng hầu hết các
cuộc nghiên cứu đều cho thấy rằng các thứ bọc cao su làm tình an toàn không ngăn
ngừa nổi tình trạng lan tràn chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục.
Có những dấu hiệu cho thấy nhiều chính phủ đã cảm thấy cần phải cổ võ việc tiết
dục. Vào ngày 15/3/2004, đài truyền hình BBC cho biết nước Zambia đã cấm không
cho phân phát những bọc cao su làm tình an toàn ở các trường học. Ông bộ trưởng
giáo dục Andrew Mulenga đã cắt nghĩa rằng những bọc cao su làm tình là những gì
khuyến khích giới trẻ hoan hưởng tiền hôn dâm. Theo tường trình của Liên Hiệp
Quốc thì có khoảng 120 ngàn người nước này bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng mỗi
năm.
Việc Giáo Hội Công Giáo chống lại việc sử dụng các thứ bọc cao su làm tình an toàn không căn cứ vào những nghiên cứu về y khoa, mà là vào chính phẩm giá của con người cũng như vào bản chất cao quí của việc ân ái liên quan đến đời sống hôn nhân vợ chồng.
Theo tường trình của Liên Hiệp Quốc UNAIDS và WHO (World Health Organization )
ngày Thứ Ba 25/11/2003 hướng về Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng AIDS Thứ Hai
1/12/2003, thì có khoảng 40 triệu người đang bị nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng trên
khắp thế giới. Nguyên trong năm 2003 (chưa tới cuối năm) đã có 5 triệu người bị
nhiễm và 3 triệu người bị chết vì hội chứng tử vong này, một con số chưa từng có.
Ở miền nam Phi Châu cứ 5 người lớn có 1 người bị nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay
bị Hội Chứng Liệt Kháng này, một hội chứng hiện đang lan tràn đặc biệt tại Trung
Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và Nga. Miền Hạ Mạc Sahara ở Phi Châu có nhiều vụ xẩy ra
nhất trong năm 2003, với 3 triệu trường hợp mới bị nhiễm và 2.3 triệu người bị
chết. Phi Châu chỉ có 2% dân số trên thế giới nhưng lại là nơi chiếm 30% bị
nhiễm Vi Khuẩn Liệt Kháng hay bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng này.
Hôm Thứ Hai 22/9/2003, tại Nữu Ước, một cuộc đại hội cao cấp của Liên Hiệp Quốc
đã diễn ra để kiểm điểm về cuộc họp liên quan đến “Việc Áp Dụng Tuyên Ngôn Dấn
Thân Về Vấn Đề HIV/AIDS”. ĐHY Claudio Hummes, TGM Sao Paulo, lãnh đạo phái đoàn
đại biểu của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng qua một bài diễn từ trước đại hội
như sau:
“HIV/AIDS đã từng là và vẫn còn là một trong những thảm hoạ chính yếu của thời
đại chúng ta. Nó không phải chỉ là vấn đề sức khỏe hết sức đáng lo ngại; nó còn
là vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị nữa; và như phái đoàn đại biểu chúng
tôi một số lần đã nhấn mạnh ở tại Liên Hiệp Quốc này cũng như ở những nơi khác,
nó còn là mảt vấn đề luân lý, vì những căn nguyên của hội chứng lây nhiễm này
hiển nhiên cho thấy cả một cuộc khủng hoảng trầm trọng về các thứ giá trị. Việc
lan truyền nhanh chóng của nó cũng như những hậu quả thảm khốc của nó đã không
tha cho một phần đất nào của gia đình nhân loại hết.
“Hơn 70 triệu người được cho rằng sẽ bị chết vị hội chứng liệt kháng AIDS trong
vòng 20 năm tới đây. Trong năm 2001, vào dịp Thượng Hội Giám Mục Công Giáo lần
thứ 10, các vị Giám Mục Phi Châu ở miền Hạ Mạc Sahara đã kêu gọi cộng đồng thế
giới cấp thời ra tay giúp đỡ họ chống lại trận chiến đấu với hiểm họa đang ‘gặt
hái một mùa chết chóc rùng rợn’ ở vùng đó. Thật vậy, đại đa số thành phần đã
chết cũng như của những ai chờ chết vì hội chứng liệt kháng AIDS, và những ai
đang bị nhiễm phải thứ khuẩn này đều ở vùng Hạ Mạc Sahara này.
“Xin cho phép tôi được đặc biệt đề cập đến một trong những nhóm nạn nhân của
HIV/AIDS đáng thương nhất đó là thành phần trẻ em của chúng ta. Rất nhiều người
trong các em đã và vẫn tiếp tục trở thành những nạn nhân của hội chứng lây nhiễm
này, hoặc vì các em bị lây nhiễm bởi vi khuẩn truyền sang cho các em qua đường
sinh sản, hay vì các em trở thành mồ côi bởi cha mẹ các em bị chết yểu do hội
chứng liệt kháng AIDS gây ra.
“HIV/AIDS đang làm tăng số tử vong nơi trẻ em rất nhiều: trong số 19 triệu em
dưới 15 tuổi năm ngoái đã có 3 triệu 8 đã chết vì hội chứng liệt kháng AIDS này.
Trong hai thập niên vừa rồi đã có trên 14 triệu em bị mồ côi, trong đó có 11
triệuở miền hạ Sa Mạc Saraha. Theo một bản ước tính thì vào năm 2010 sẽ có tới
40 triệu trẻ em bị mồ côi bởi hội chứng AIDS, trong đó, 95% sẽ có thứ khuẩn này…….
“Tòa Thánh và các tổ chức Công giáo đã không chịu thua trong trận chiến toàn cầu
chống lại HIV/AIDS. Phái đoàn đại biểu chúng tôi hân hạnh ghi nhận là có 12% số
thành phần chăm sóc cho các bệnh nhân HIV/AIDS là các cơ quan của Giáo Hội Công
giáo và 13% cơ quan trên thế giới xoa dịu những ai bị hội chứng lây nhiễm này là
các tổ chức Công giáo phi chính phủ. Nhờ các tổ chức của mình trên khắp thế giới,
Tòa Thánh cung cấp 25% việc chăm sóc cho các nạn nhân HIV/AIDS, dẫn đầu thành
phần biện hộ ở lãnh vực này, nhất là nơi những thành phần chăm sóc tận tâm nhất
cho các nạn nhân này ở khắp nơi.
“Thật vậy, trong năm nay, qua Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Ngành Chăm Sóc Sức
Khỏe cũng như qua các tổ chức Công Giáo khác nhau, Tòa Thánh sẽ đạt được mục
tiêu của mình trong việc thiết lập các tổ chức và chương trình hoạt động ở tất
cả các xứ sở thuộc miền hạ Sa Mạc Sahara, cũng như bắt đầu có những tổ chức và
chương trình hoạt động mới ở Ba Tây, Á Căn Đình, Mễ Tây Cơ, Thái Lan và
Lithuania, thêm vào những tổ chức và chương trình hoạt động hiện có nơi các quốc
gia khác trên khắp thế giới. Những tổ chức và chương trình hoạt động này cung
cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ những cuộc vận động ý thức đến việc giáo dục
liên quan đến việc tác hành một cách hữu trách, từ việc huấn dụ đến việc trợ
giúp về luân lý, từ những trung tâm dinh dưỡng đến các cô nhi viện, từ việc chữa
trị ở bệnh viện đến việc chăm sóc tại gia và tại lao tù đối với thành phần bệnh
nhân bị HIV/AIDS…...”
Thực tế đã cho thấy gì nơi Tác Dụng của Bọc Cao Su Làm Tình An Toàn
Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo vốn từng bị chỉ trích về vấn đề chống lại việc phát động sử dụng bọc cao su làm tình như một phần của những chương trình ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng và những cuộc vận động “làm tình an toàn”. Tuy nhiên, việc chống lại vấn đề sử dụng bọc cao su làm tình an toàn không có nghĩa là Giáo Hội Công Giáo không lo gì nguy cơ của Hội Chứng Liệt Kháng cũng như đến thành phần bị nhiễm hội chứng nguy tử này.
Năm 2003, theo Tín Vụ Công Giáo Cho Phi Châu phổ biến ngày 17/8/2003, thì ông bộ
trưởng y tế của nước Kenya là Charity Ngilu đã ca tụng Giáo Hội Công Giáo đã
chiến đấu với Hội Chứng Liệt Kháng. Ông bộ trưởng y tế này nhận định là Giáo Hội
Công Giáo đã chú trọng đến 3 lãnh vực chính: đó là lãnh vực ngăn ngừa bằng việc
đề cao cảnh giác và cổ võ thay đổi tác hành; lãnh vực chăm sóc và chữa trị thành
phần bị Hội Chứng Liệt Kháng hay Vi Khuẩn Liệt Kháng; và lãnh vực hỗ trợ về xã
hội cũng như kinh tế đối với những ai bị bệnh hay bị nhiễm tai họa này.
Tờ tạp chí Những Nghiên Cứu Về Việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình, trong số 3/2004, đã
phổ biến một cuộc kiểm điểm rộng lớn theo các tường trình khoa học về vấn đề bọc
cao su làm tình an toàn.
Bài “Việc Cổ Võ Bọc Cao Su Làm Tình An Toàn Để Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng
Nơi Thế Giới Phát Triển: Có Hiệu Nghiệm Hay Chăng?”, với hai tác giả là Norman
Hearst, một giáo sư ở Đại Học California, và Sanny Chen, một chuyên viên về bệnh
dịch ở Phân Bộ Sức Khỏe San Francisco, đã nhận định rằng: “Việc đo lường tính
cách hiệu nghiệm của bọc cao su làm tình là một việc hầu như bất khả”. Bài viết
này cho biết tỉ lệ về hiệu năng của thứ bọc cao su làm tình an toàn này thường
được chấp nhận ở mức độ 90%.
Thế nhưng, con số tỉ lệ ấy vẫn chưa cho thấy hết hiệu năng của thứ bọc làm tình
an toàn này này trong vấn đề ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Kháng. Chẳng hạn, bài báo
nhận định, “Ở nhiều quốc gia Hạ Mạc Sahara, mức độ truyền nhiễm vi khuẩn liệt
kháng cao vẫn tiếp tục lan tràn, bất chấp mức độ cao trong việc sử dụng bọc cao
su làm tình an toàn”. Hai vị tác giả của bài báo này đều công nhận rằng: “không
có một trường hợp rõ ràng nào cho thấy đã thoát khỏi nạn dịch chung này duy bằng
việc cổ võ việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn”.
Việc thành công đáng kể về tình trạng tràn lan Hội Chứng Liệt Kháng ở nước
Uganda là do một chương trình chú trọng tới việc hoãn sinh hoạt tình dục nơi
thành phần thanh thiếu niên, việc phát động tiết dục, việc khuyến khích thủy
chung vợ chồng, và việc sử dụng bọc cao su làm tình an toàn. Tuy nhiên, bài báo
này cho biết việc sử dụng bọc cao su làm tình là điều cuối cùng về tầm quan
trọng của những gì được liệt kê trong những việc ngăn ngừa Hội Chứng Liệt Khác ở
Uganda.
Trong tờ Tạp Chí Y Khoa Hiệp Vương Quốc, số ra ngày 10/4/2004, trong bài tựa đề
“Việc Giảm Bớt Đồng Bạn Làm Tình là Vấn Đề Quan Trọng Đối Với Biện Pháp Quân
Bình ‘ABC’ Trong Việc Ngăn Ngừa Hội Chứng Liệt Kháng”, đã nhấn mạnh hơn nữa đến
việc thay đổi tác hành tình dục. Bài báo này nhận định thế này: “Hiển nhiên là
không có vấn đề dịch Liệt Kháng toàn cầu nếu không xẩy ra tình trạng giao du
tình dục với nhiều người”.
Bài báo này còn nhận định là mặc dù bọc cao su làm tình an toàn được công nhận
là đã giúp vào việc giảm bớt mức độ cao bị nhiễm vi khuẩn liệt kháng, thì việc
sử dụng này cũng đã phải đi kèm với cả vấn đề giảm bớt giao du tình dục với
nhiều người nữa mới đươcỉc như thế.
Bác sĩ Joe Mcllhaney, trong tờ Atlanta Journal-Constitution ra ngày 25/8/2003,
đã viết: “căn cứ vào khoa học và chỉ duy vào khoa học mà thôi thì chỉ có một kết
luận duy nhất, đó là những bọc cao su không đủ an toàn trong vấn đề làm tình.
Những bọc cao su có thể làm giảm bớt một số nguy cơ nhưng chúng vẫn thường khiến
cho con người dễ bị nhiễm những chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục”.
Theo ông, nguyên ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này hằng năm có trên 15 triệu trường
hợp bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Trong bản tường trình cho Quốc Hội Hoa Kỳ của Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn
Ngừa Bệnh Tật, như được tờ Washington Times phổ biến ngày 3/2/2004, vị giám đốc
của hai trung tâm này là Tiến Sĩ Julie Gerberding, nói rằng để tránh bị chứng
bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục “bằng việc sống với một người bạn tình
không bị lây nhiễm duy nhất”. Bản tường trình này còn cho biết rằng hầu hết các
cuộc nghiên cứu đều cho thấy rằng các thứ bọc cao su làm tình an toàn không ngăn
ngừa nổi tình trạng lan tràn chứng bệnh truyền nhiễm theo đường tình dục.
Có những dấu hiệu cho thấy nhiều chính phủ đã cảm thấy cần phải cổ võ việc tiết
dục. Vào ngày 15/3/2004, đài truyền hình BBC cho biết nước Zambia đã cấm không
cho phân phát những bọc cao su làm tình an toàn ở các trường học. Ông bộ trưởng
giáo dục Andrew Mulenga đã cắt nghĩa rằng những bọc cao su làm tình là những gì
khuyến khích giới trẻ hoan hưởng tiền hôn dâm. Theo tường trình của Liên Hiệp
Quốc thì có khoảng 120 ngàn người nước này bị chết vì Hội Chứng Liệt Kháng mỗi
năm.
Việc Giáo Hội Công Giáo chống lại việc sử dụng các thứ bọc cao su làm tình an
toàn không căn cứ vào những nghiên cứu về y khoa, mà là vào chính phẩm giá của
con người cũng như vào bản chất cao quí của việc ân ái liên quan đến đời sống
hôn nhân vợ chồng.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 26/6/2004
Cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDS đang liểng xiểng thảm bại
|
Theo tường trình của Liên Hiệp Quốc UNAIDS và WHO (World Health Organization ) hôm Thứ Ba 25/11/2003 hướng về Ngày Thế Giới Hội Chứng Liệt Kháng AIDS Thứ Hai 1/12/2003, thì có khoảng 40 triệu người đang bị nhiễm HIV trên khắp thế giới. Nguyên trong năm 2003 (chưa tới cuối năm) đã có 5 triệu người bị nhiễm và 3 triệu người bị chết vì hội chứng tử vong này, một con số chưa từng có. Ở miền nam Phi Châu cứ 5 người lớn có 1 người bị nhiễm HIV hay bị hội chứng này, một hội chứng hiện đang lan tràn đặc biệt tại Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và Nga. Miền hạ lưu Sa Mạc Sahara ở Phi Châu có nhiều vụ xẩy ra nhất trong năm 2003, với 3 triệu tân nhiễm và 2.3 triệu người bị chết. Phi Châu chỉ có 2% dân số trên thế giới nhưng lại là nơi chiếm 30% bị nhiễm HIV hay bị chết vì hội chứng liệt kháng này.
Bác sĩ Peter Piot, giám đốc điều hành cơ quan UNAIDS đã tuyên bố nhận định của mình như sau: “Rõ ràng là các nỗ lực hoàn cầu hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu sót đối với một chứng bệnh truyền nhiễm đang tiếp tục hoành hành bất khả chế ngự. AIDS đang chiếm cứ miền nam Phi Châu và đang đe dọa các miền khác trên thế giới. Bản tường trình hôm nay đây cảnh giác những miền đang trải qua chứng bệnh truyền nhiệm HIV này là họ có thể một là ngăn chặn ngay hay phải trả giá sau đó, như Phi Châu hiện đang phải trả. Việc chi tiêu và hành động chính trị đã được cải tiến rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng những thứ cải tiến vẫn còn quá ít và chậm trong việc đáp ứng đầy đủ với chứng bệnh truyền nhiễm đang lan tràn khắp thế giới này…. “
Theo bản tường
trình này thì việc sử dụng thuốc chính và việc làm tình thiếu an toàn đã cuồn
cuộn nổi lên một làn sóng truyền nhiễm bệnh ở Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương và
Nga, và có “nhiều dấu hiệu cảnh giác là Đông Âu và Trung Á có thể trở thành
gia cư cho những thứ chứng bệnh truyền nhiễm mới trầm trọng”. Bản tường trình
còn báo động là khuẩn này đang lan tràn đến những nơi trong quá khứ không có
hay ít có HIV, và đà phát triển nhanh của HIV ở những nơi như Trung Hoa và
Việt Nam.
Tại Sao Đài Truyền Hình BBC Luân Đôn sai lầm về vấn đề ngăn ngừa hội chứng liệt kháng AIDS
Ông John Smeaton, giám
đốc toàn quốc của Hội Bảo Vệ Thai Nhi (SPUC: Society for the Protection of
Unborn Children) đã viết thư cho vị giám đốc của Đài Truyền Hình BBC ở Luân
Đôn về chương trình phát hình “Tình dục và Thành Thánh” của đài này. Chương
trình này được trình chiếu trùng hợp với việc mừng kỷ niệm ngân khánh giáo
hoàng của Đức Gioan Phaolô II với chủ trương kiểm điểm lại các giáo huấn của
Giáo Hội về tính dục. Ông giám đốc Smeaton này đã chia sẻ với màn điện toán
Zenit về nhận định của ông đối với chương trình truyền hình của đài BBC mà ông
cho rằng chứng cớ khoa học và kinh nghiệm phản lại với những lời phát biểu của
đài BBC, những lời lẽ, theo ông, ám chỉ là quan điểm của ĐGH về việc ngừa thai
và phá thai đang gây thương tâm và chết chóc nơi thế giới đang phát triển.
Vấn Điều gì đã thúc đẩy ông viết bức thư ngỏ
này cho Đài Truyền Hình BBC?
Đáp Đài BBC tiếp tục cho rằng họ gây được ảnh hưởng và gây tiếng vang rất nhiều trên thế giới, thế nhưng thật sự nó vẫn chẳng được ai tin tưởng. Khi nó thực hiện những thứ viện chứng vô bằng và lừa đảo kiểu này sẽ gây ra những hậu quả rất tai hại cho tất cả những ai hoạt động để bênh vực sự sống con người. SPUC không phải là một tổ chức tôn giáo, nhưng chương trình Panorama đã tấn công các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về việc phá thai và tính dục con người được chúng tôi chia sẻ. Chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ bó buộc với tư cách là một Hội để phơi bày tính cách một chiều và thiếu xác thực về vấn đề này của nó.
Vấn Những điểm chính yếu của ông đối đầu với chương trình phát hình của Đài BBC là gì?
Ðáp Từ đầu tới cuối, chương trình phát hình này cho rằng việc Giáo Hội cấm đoán vấn đề phá thai và ngừa thai là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo khổ và đau khổ ở thế giới đang phát triển. Quan điểm này chẳng hề được đối chất trong suốt buổi phát hình.
Trong phần chương trình về trường hợp ở Nicaragua, những mưu mô phò phá thai rẻ tiền đã được sử dụng một cách vô liêm sỉ, chẳng hạn như việc sử dụng những hình ảnh vô căn cứ về cái chết của người mẹ qua việc phá thai bất hợp pháp, và hình ảnh của những nạn nhân bị hiếp mang bầu để làm chuẩn. Phần chương trình liên quan đến trường hợp ở Manila có những câu lập luận theo thuyết Malthusian lỗi thời đã được nêu lên để trình bày cho thấy việc ngừa thai là câu giải đáp ma thuật cho nạn nghèo khổ và vô gia cư. Phần về trường hợp ở Kenya, chương trình phát hình này còn đi xa đến độ cho rằng Giáo Hội lên án tử cho con người bị hội chứng liệt kháng AIDS bằng việc “tung ra những đồn đại và nghi ngại”.
Chúng tôi không nói rằng những vấn đề này không được tỉ mỉ xem xét. Vấn đề phiền trách chính của chúng tôi ở đây đó là Đài BBC đã không có ý thực hiện một cuộc tường trình cân bằng, thành thực và chính xác.
Vấn Đâu là những rắc rối trong việc sử dụng các bao cao su làm tình như là giải pháp chính yếu để ngăn chăn hội chứng liệt kháng AIDS
Đáp Rắc rối chính đó là những bọc cao su làm tình này không an toàn. Điều này thậm chí không phải là điểm tranh cãi. Chính các hãng chế tạo đã vạch ra điều này. Vấn đề vi khuẩn thẩm thấu chắc chắn vẫn còn là vấn đề tranh luận, thế nhưng cho dù chỉ xét đến cái nguy hiểm của việc rách hay giãn của bọc cao su làm tình thì thực sự là có nguy cơ xẩy ra việc truyền nhiễm HIV. Việc sử dụng bọc cao su làm tình có thể làm giảm bớt nguy cơ truyền nhiễm, song việc loan truyền rằng việc sử dụng bọc cao su làm tình là việc ngăn ngừa hội chứng liệt kháng AIDS là một điều dối trá ghê gớm. Không hay tí nào cả khi nói rằng vấn đề nguy hiểm “chỉ có 15%”, hay “chỉ 1 phần 10” nếu chúng ta nói đến mạng sống con người.
Chúng ta phải hỏi mình rằng thành phần có quyền quyết định và những tay biện hộ cho việc ngừa thai có quá vô tâm lắm chăng khi chúng ta nói đến một tình trạng nguy tử được truyền nhiễm bằng đường lối phi tính dục. Chẳng hạn, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe có khuyên bảo thành phần hút thuốc liên tục về việc có nguy cơ bị ung thư phổi bằng việc hút thuốc lá với những cái lọc khá hơn thay vì hoàn toàn bỏ hẳn việc hút thuốc? Hơn nữa, họ có khuyên người ấy hãy trao cho vợ con những chiếc mặt nạ để giảm bớt lượng khói thuộc họ thở ra để họ được thoải mái hút trong nhà, hơn là bảo người ấy hãy tác hành một cách hữu trách và đừng gây nguy hại cho bất cứ ai?
Cái rắn rối thứ hai đó là những bọc cao su làm tình phấn khích tác hành vô trách nhiệm vì người ta tin rằng họ được bảo vệ hơn là những bọc cao su này thực sự có khả năng ấy. Một bài viết tựa đề “Những bọc cao su làm tình và giây chằng bụng trên xe: Những so sánh và những bài học” được phổ biến trên tờ báo y khoa The Lancet, đã ghi nhận rằng “chính sách hăng hái phát động bọc cao su làm tình có thể làm tăng lên thay vì giảm xuống tình trạng đi đến chỗ hành vi tính dục không được bảo vệ, vì chính sách này mang lại một hậu quả không ngờ về việc khuyến khích sinh hoạt tính dục ở một mức độ gia tăng hơn nữa”. Những con số đã làm chứng cho vấn đề này. Botswana đã được phân phối số lượng bọc cao su làm tình cao nhất, thế nhưng 39% dân chúng đã bị nhiễm hội chứng liệt kháng AIDS. Tuy nhiên, khi ĐTGM ở Nairobi nêu lên điểm này ở một tờ báo y khoa nổi tiếng thì ngài lại bị tố là nói năng “phi khoa học”.
Vấn Có những nghiên cứu khoa học nào biện hộ cho những phản chứng đối với việc sự dụng bọc cao su làm tình hay chăng?
Đáp Vâng có chứ. Trước hết, để tái xác nhận quan điểm của tôi trên đây, thì chẳng có lấy một nghiên cứu khoa học nào tôi đã từng nghiên cứu lại dám cho rằng các bọc cao su làm tình có công hiệu 100% cả. Tất cả mọi nghiên cứu nổi tiếng đều công nhận một thứ mức độ thất bại gây ra do một số yếu tố khác nhau. Ngoài những yếu tố đã được đề cập đến ở trên, còn yếu tố về cái màng của bọc cao su làm tình là một chất liệu tự nhiên có thể bị hư hại nếu để ở trong những hoàn cảnh bất lợi, nếu ở trong những khí độ thái quá hay nếu không sử dụng trong một thời gian lâu dài. Bọc cao su làm tình cũng có thể được sử dụng không đúng trong nhiều trường hợp.
cuộc nghiên cứu thường nói đến việc sử dụng “lý tưởng nhất” hay “liên tục và xứng hợp” so sánh với việc sử dụng “thông thường” có thể đưa đến mức độ thất bại và nguy cơ cao hơn. Một số trường hợp điển hình được Viện Sức Khỏe Toàn quốc Hoa Kỳ nghiên cứu về các thứ bọc cao su làm tình liệt kê trong chương trình Panorama cho thấy mức thất bại ở khoảng giữa 1.6% đến 3.6%. Viện này còn trích lại điều thẩm lượng của Những Cuộc Thăm Dò Tòan Quốc về Việc Phát Triển Gia Đình cho thấy là có 14% cái bầu ngoài ý muốn của các cặp vợ chồng trong năm đầu tiên sử dụng bọc cao su làm tình theo kiểu “bình thường”.
Với bất cứ mức độ thất bại nào liên quan đến việc thụ thai, người ta cũng cần phải nhớ rằng một phụ nữ chỉ có thể thụ thai giữa khoảng từ 5 đến 7 ngày theo chu kỳ kinh nguyệt của họ, trong khi đó vấn đề nhiễm HIV lại có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, trong khi việc thụ thai liên quan đến việc tạo nên một sự sống mới dù vợ chồng có thấy con cái mình như thế nào đi chăng nữa, thì việc nhiễm HIV chỉ có thể là một thảm trạng mà thôi.
Vấn Ông có thể cho biết tại sao các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân lại thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình?
Đáp Các chương trình dựa vào việc chế dục và thủy chung trong đời sống hôn nhân bao giờ cũng thích hợp hơn đối với việc phân phối thả dàn các thứ bọc cao su làm tình trong việc chống lại hội chứng liệt kháng AIDS, và điều này không phải chỉ có Giáo Hội bảo cho chúng ta biết đâu. Cả Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO World Health Organization) và các hãng sản xuất bọc cao su làm tình cũng nói như vậy nữa. Hiện nay các hãng sản xuất bọc cao su làm tình không phải thực sự là những thành phần ủng hộ cho “thần học về thân thể” (đây là một thứ thần học mới do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ trương trong loạt 114 bài giáo lý về hôn nhân của Ngài theo chủ đề “tình yêu con người theo ý định của Thiên Chúa”, những bài Ngài chia sẻ vào các buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần từ ngày 5/9/1979 đến 4/7/1984 - biệt chú của người dịch Việt ngữ bài phỏng vấn này), hay là những bảo quản viên cho đời sống hôn nhân Kitô giáo.
Tuy nhiên, ngay cả những tay chế tạo các thứ bọc cao su làm tình Durex (bền dai) cũng đã rõ ràng nói rằng “đối với việc hoàn toàn bảo vệ khỏi bị HIV và những chứng bệnh truyền nhiệm theo đường tính dục, thì biện pháp hoàn toàn hiệu nghiệm duy nhất đó là chế dục hay giới hạn việc ân ái xác thịt với những bạn tình trung thành miễn nhiễm”. Lý lẽ của các chương trình chế dục và thủy chung hôn nhân là những gì giản dị và ngay thẳng. Người ăn nằm lung tung và sử dụng bọc cao su làm tình, là người có nguy cơ bị nhiễm HIV, dù những thứ này có bảo vệ khỏi nguy cơ này thế nào đi nữa; nhưng không ai đã từng bị chết bởi trực tiếp giữ mình trinh sạch. Cũng thế đối với một người nam và một người nữ thủy chung với nhau trong đời sống hôn nhân, trước khi lấy nhau đã biết chế dục. Giáo huấn của Giáo Hội về tính dục con người không phải là giấc mơ lý tưởng được chương trình Panorama công nhận. Giáo huấn này là đường lối cảm nhận chung được hằng tỉ người đã sống qua bao thế hệ.
Vấn Đâu là mức độ thành công của việc ngăn ngừa hay giảm thiểu hội chứng liết kháng AIDS ở những vùng theo các chương trình tiết dục và thủy chung hôn nhân, so với những vùng được phân phối các thứ bọc cao su làm tình?
Đáp Có lẽ trường hợp ở Uganda là nơi thành công nhất trong việc chống lại hội chứng liệt kháng và phần lớn của việc thành công này là vì những thứ thay đổi trong tác hành tính dục, nhất là việc chú trọng tới vấn đề tiết dục và thủy chung hôn nhân. Những thứ bọc cao su làm tình được cổ võ như là một biện pháp cuối cùng, nhưng theo bản tường trình của USAID về Uganda thì các thứ bọc cao su làm tình không phải là yếu tố chính trong việc giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV.
Thật vậy, việc giảm sút tình trạng truyền nhiễm này bắt đầu xẩy ra trước khi vấn đề phát động phân phối các bọc cao su làm tình được thực hiện. Các phê bình gia đối với vấn đề tiết dục cho rằng người ta không cứng cát đủ để chống trả, thế nhưng đây là một thứ tuyên truyền vô bằng cớ. Chỉ trong một địa hạt ở Uganda thôi người ta thấy rằng vấn đề sinh hoạt tính dục nơi đám thiếu nhi từ 13 tới 16 đã giảm bớt 5% vào năm 2001, so với mức 60% vào năm 1994, cả là một thay đổi lớn lao đạt được trong vòng 7 năm về tác hành tính dục. Không như các quốc gia lân bang của mình, Uganda đã giảm bớt tình trạng truyền nhiễm HIV rất nhiều trong một thập niên và có tới 98% dân chúng không được giáo dục gì về hội chứng liệt kháng cả, một trong những mức độ nhận thức cao nhất thế giới.
Vấn Đường lối nào hay nhất trong việc thay đổi thái độ của công chúng cũng như đức khôn ngoan đại đồng về việc sử dụng các bọc cao su làm tình để chống lại hội chứng liệt kháng?
Đáp
Chúng ta cần phổ biến tín liệu thành thực và chính xác. Chính những dữ kiện sẽ
chứng thực vấn đề. Các chính quyền và các cơ quan trợ giúp cần phải loại bỏ
các thứ dự án phản gia đình của họ và dồn lực vào những chương trình thực sự
làm thay đổi cục diện. Công chung cần phải được cho biết rằng việc tiết dục và
duy hôn là những chọn lựa tích cực và thiện ích cho cá nhân cũng như cho xã
hội. Không ai bị lên án tử vì chống lại Tây Phương đối với tác hành tính dục
hữu trách theo kiểu mẫu thủy chung vợ chồng cả.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 21/11/2003
Những bí mật ly kỳ trong cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng AIDS
Theo tác giả Delia Gallagher cho biết, qua bài viết được màn điện toán Zenit phổ biến ngày Thứ Năm 6/11/2003, ĐHY Javier Lazano Barrangán người Mễ Tây Cơ, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Chuyên Viên Cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe đã trả lời một số câu hỏi liên quan đến cuộc chiến chống hội chứng liệt kháng hết sức ly kỳ như sau.
Hội đồng này điều hành 52 chương trình quốc tế, từ việc phổ biến về hội chứng liệt kháng dịch tễ đến việc chăm sóc bệnh tâm thần.
“Khi ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan đến thăm ĐTC mấy tháng trước đây, ông đã đặc biệt xin Giáo Hội Công Giáo chú trọng đặc biệt tới các bệnh nhận bị hội chứng liệt kháng. Bấy giờ ĐTC đã xin tôi làm đại diện cho Giáo Hội Công Giáo ở LHQ về vấn đề hội chứng liệt kháng này”.
Một mình Giáo Hội Công Giáo phụ trách việc chăm sóc cho 26.7% các bệnh nhân bị hội chứng liệt kháng trên khắp thế giới, và hội đồng này liên tục tìm đủ mọi đường lối và phương tiện mới để chiến đấu với vấn đề này, nhất là ở Phi Châu là nơi có 38 triệu bệnh nhân bị hội chứng ấy và ba lần số người bị nhiễm trùng của hội chứng này. “Chúng tôi đang tìm dịp hợp tác với Ngân Quĩ Toàn Cầu do Bộ Y Tế Hoa Kỳ và Dịch Vụ Nhân Loại Tommy Thompson phụ trách để đáp ứng nhu cầu của các nước nghèo ở Phi Châu trong việc chống hội chứng liệt kháng. Những cơ quan này đã cung cấp ngân quĩ cho Liên Hiệp Lutherô, bởi thế chúng tôi cũng đang tìm cơ hội như thế cho cả Giáo Hội Công Giáo nữa”.
Được tác giả bài viết đặt vấn đề là nhận tiền từ bên ngoài như thế có gì nguy hiểm chăng, ĐHY cho biết: “Cần phải hội đủ điều kiện, chừng 30 trang giấy về những điều kiện này. Thế nhưng chúng chỉ là những điều kiện về tài chính. Không hề có một sự áp đặt nào về ý hệ hay thực hành cả”.
Về vấn đề sử dụng bọc cao su để chống hội chứng liệt kháng là điều giống như vấn đề ngừa thai đều không hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, ĐHY cho biết: “Họ nói rằng Giáo Hội Công Giáo là một tay đại sát nhân về giáo huấn này. Thế nhưng, đó là một quan niệm sai lầm. Nếu bà nhìn vào trường hợp ở Botswana thì rõ, một xứ sở giầu có ở Phi Châu, thế mà có đến 39% dân số bị nhiễm hội chứng AIDS, trong khi đó nước này được phân phối bọc cao su nhiều nhất. Người ta cho rằng bọc cao su là vấn đề ‘làm tình an toàn’. Thế nhưng thực tế lại không cho thấy như thế”.
ĐHY còn làm cho nữ tác giả bài viết sửng sốt hơn nữa khi ngài nói có trường hợp được sử dụng bọc cao su một cách chính đáng mà không có tội, như sau: “Giáo huấn của Giáo Hội rất rõ ràng minh bạch. Để bảo vệ sự sống của mình trước kẻ tấn công, một con người thậm chí có thể sát hại. Người vợ cũng thế, người vợ có người chống bị nhiễm hội chứng liệt kháng và cứ muốn giao hợp với nàng, một việc có thể truyền khuẩn của hội chứng này sang nàng và sát hại nàng, trong trường hợp này nàng có thể bảo vệ sự sống của mình bằng việc sử dụng bọc cao su”. Nữ tác giả hỏi xem có thể áp dụng nguyên tắc ấy vào trường hợp bị hiếp hay chăng, ĐHY cho biết: “Được. Bà có biết họ đã chiến đấu ở Congo thế nào chăng? Họ gửi những người lính bị nhiễm hội chứng liệt kháng để tấn công những người phụ nữ, làm cho nữ giới bị nhiễm để sát hại toàn thể thành phần dân chúng. Trong những trường hợp đó, phụ nữ có quyền bảo vệ mạng sống của mình bằng việc sử dụng bọc cao su. Và thực sự là họ làm như thế”.
Tuy nhiên, ĐHY cảnh giác: “Chúng ta phải rất minh bạch về vấn đề này. Điều ấy không có nghĩa là việc sử dụng bọc cao su được biện minh theo một nghĩa nào khác ngoài việc bảo vệ mạng sống mình khỏi bị tấn công bất chính.
Tiện nói đến vấn đề tấn công, ĐHY còn cho biết là trong thời gian xẩy ra vụ gương mù gương xấu về tình dục của hàng giáo sĩ Hoa Kỳ, ngài đã bị tấn công bởi các điện thư từ ngành truyền thông Hoa Kỳ: “Mỗi ngày trong nhiều tháng tôi nhận được các bài viết về nạn gương mù này từ các tờ New York Times, the Boston Globe và the Washington Post qua địa chỉ điện thư của tôi. Tôi không xin có những bài viết này và tôi cũng không biết làm sao họ lại biết được địa chỉ của tôi, thế nhưng, lạ lùng thay, những thứ điện thư ấy đã ngưng hẳn khi vụ gương mù này xẹp xuống. Tôi không muốn phê phán về ý hướng của một cuộc vận động như thế, dầu sao nó cũng cho bà biết một chút về những gì chúng tôi đã trải qua ở Rôma. Rất may là sự thánh hảo của Giáo Hội không lệ thuộc vào sự thánh thiện cá nhân của thành phần linh mục của mình. Khi Napoleon bảo vị hồng y ở Paria rằng ông ta sẽ ra tay hủy diệt Giáo Hội Công Giáo thì vị hồng y ấy chúc ông ta thành đạt khi nói rằng các vị linh mục đã từng cố gắng để làm điều đó 2 ngàn năm rồi mà cũng chẳng nổi đó!”.
Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc Về Vấn Đề Nạn Hội Chứng Liệt Kháng AIDS
Hôm Thứ Hai 22/9/2003, tại Nữu Ước, một cuộc đại hội cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã diễn ra để kiểm điểm về cuộc họp liên quan đến “Việc Áp Dụng Tuyên Ngôn Dấn Thân Về Vấn Đề HIV/AIDS”. ĐHY Claudio Hummes, TGM Sao Paulo, lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh Vatican đã lên tiếng qua một bài diễn từ trước đại hội như sau:
Thưa Ngài Chủ Tịch,
Trước hết, thay mặt cho phái đoàn đại biểu của tôi, tôi xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn của tôi về việc thực hiện cuộc Hội Nghị Cao Cấp liên quan đến vấn đề HIV/AIDS này, một công việc rất thuận lợi để nói lên cho thấy cộng đồng thế giới muốn giải quyết vấn đề này bằng việc tạo thêm các biện pháp hữu hiệu hầu đối đầu với những thách đố gây ra bởi hội chứng lây nhiễm nhanh chóng này, cũng như bởi những chứng bệnh bất khả ngăn ngừa khác, như sốt rét, thổ tả và lao phổi. Phái đoàn đại biểu chúng tôi xin có lời ca ngợi việc ông Tổng Thư Ký dấn thân chống lại HIV/AIDS, cùng cám ơn ông về bản tường trình toàn diện về sự tiến triển trong việc áp dụng thi hành Bản Tuyên Ngôn Dấn Thân Cho Vấn Đề HIV/AIDS được Cuộc Họp Đặc Biệt Thứ 26 của Đại Hội Đồng này phác họa.
HIV/AIDS đã từng là và vẫn còn là một trong những thảm hoạ chính yếu của thời đại chúng ta. Nó không phải chỉ là vấn đề sức khỏe hết sức đáng lo ngại; nó còn là vấn đề về xã hội, kinh tế và chính trị nữa; và như phái đoàn đại biểu chúng tôi một số lần đã nhấn mạnh ở tại Liên Hiệp Quốc này cũng như ở những nơi khác, nó còn là mảt vấn đề luân lý, vì những căn nguyên của hội chứng lây nhiễm này hiển nhiên cho thấy cả một cuộc khủng hoảng trầm trọng về các thứ giá trị. Việc lan truyền nhanh chóng của nó cũng như những hậu quả thảm khốc của nó đã không tha cho một phần đất nào của gia đình nhân loại hết.
Hơn 70 triệu người được cho rằng sẽ bị chết vị hội chứng liệt kháng AIDS trong vòng 20 năm tới đây. Trong năm 2001, vào dịp Thượng Hội Giám Mục Công Giáo lần thứ 10, các vị Giám Mục Phi Châu ở miền hạ Sa Mạc Sahara đã kêu gọi cộng đồng thế giới cấp thời ra tay giúp đỡ họ chống lại trận chiến đấu với hiểm họa đang “gặt hái một mùa chết chóc rùng rợn” ở vùng đó. Thật vậy, đại đa số thành phần đã chết cũng như của những ai chờ chết vì hội chứng liệt kháng AIDS, và những ai đang bị nhiễm phải thứ khuẩn này đều ở vùng hạ Sa Mạc Sahara này.
Xin cho phép tôi được đặc biệt đề cập đến một trong những nhóm nạn nhân của HIV/AIDS đáng thương nhất đó là thành phần trẻ em của chúng ta. Rất nhiều người trong các em đã và vẫn tiếp tục trở thành những nạn nhân của hội chứng lây nhiễm này, hoặc vì các em bị lây nhiễm bởi vi khuẩn truyền sang cho các em qua đường sinh sản, hay vì các em trở thành mồ côi bởi cha mẹ các em bị chết yểu do hội chứng liệt kháng AIDS gây ra.
HIV/AIDS đang làm tăng số tử vong nơi trẻ em rất nhiều: trong số 19 triệu em dưới 15 tuổi năm ngoái đã có 3 triệu 8 đã chết vì hội chứng liệt kháng AIDS này. Trong hai thập niên vừa rồi đã có trên 14 triệu em bị mồ côi, trong đó có 11 triệuở miền hạ Sa Mạc Saraha. Theo một bản ước tính thì vào năm 2010 sẽ có tới 40 triệu trẻ em bị mồ côi bởi hội chứng AIDS, trong đó, 95% sẽ có thứ khuẩn này.
Nhu cầu khẩn trương để chữa trị cho những bệnh nhân trẻ trung này có thể được đáp ứng bởi những tiến bộ nơi ngành y khoa. Tiếc thay, giá phải trả cho việc chữa trị này lại cao và vượt khả năng của chẳng những thành phần nghèo mà còn cả thành phần có lợi tức trung bình nữa. Vấn đề kinh tế này còn được kèm theo bởi các thứ vấn đề về pháp lý nữa, chẳng hạn như những giải thích rắc rối về thứ quyền lợỉi thuộc sở hữu tri thức. Phái đoàn đại biểu chúng tôi lấy làm hài lòng về bản thỏa định của Tổ Chức Thương Vụ Thế Giới WTO (World Trade Organization) đạt được ngày 30/8/2003 vừa qua, bản thỏa định giúp cho các Quốc Gia nghèo được dễ dàng nhập cảng những dược liệu chung rẻ hơn theo giấy phép đòi hỏi. Bản thỏa định này cần phải cống hiến cho những bệnh nhân trẻ trung có nhiều cơ hội hưởng y dược hơn nữa. Chúng tôi dám hy vọng là ý chí chính trị và lòng can đảm về luân lý theo đó sẽ sớm có nhiều việc thực hiện cụ thể hơn nữa.
Tuy nhiên, thành phần nạn nhân HIV/AIDS không phải chỉ cần đến sự giúp đỡ của các hãng dược liệu; họ trước hết kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hãy thực hiện ý chí chính trị và lòng can đảm về luân lý. Thật vậy, vì chỉ có một số ít người đầu tư vào ngành dược liệu để cung cấp thuốc men hết sức cần cho thành phần bệnh nhân trẻ trung này, mà tất cả chúng ta, cá nhân cũng như cộng đồng, cần phải là những tay đầu tư vào việc phục vụ cao quí cho việc bảo vệ trẻ em và giới trẻ khỏi bị nhiễm HIV/AIDS, cũng như cho việc cứu vãn những ai đang mang trong người thứ khuẩn ấy, vì họ là tương lai của loài người.
Thưa Ngài Chủ Tịch,
Tòa Thánh và các tổ chức Công giáo đã không chịu thua trong trận chiến toàn cầu chống lại HIV/AIDS. Phái đoàn đại biểu chúng tôi hân hạnh ghi nhận là có 12% số thành phần chăm sóc cho các bệnh nhân HIV/AIDS là các cơ quan của Giáo Hội Công giáo và 13% cơ quan trên thế giới xoa dịu những ai bị hội chứng lây nhiễm này là các tổ chức Công giáo phi chính phủ. Nhờ các tổ chức của mình trên khắp thế giới, Tòa Thánh cung cấp 25% việc chăm sóc cho các nạn nhân HIV/AIDS, dẫn đầu thành phần biện hộ ở lãnh vực này, nhất là nơi những thành phần chăm sóc tận tâm nhất cho các nạn nhân này ở khắp nơi.
Thật vậy, trong năm nay, qua Hội Đồng Tòa Thánh Phụ Trách Ngành Chăm Sóc Sức Khỏe cũng như qua các tổ chức Công Giáo khác nhau, Tòa Thánh sẽ đạt được mục tiêu của mình trong việc thiết lập các tổ chức và chương trình hoạt động ở tất cả các xứ sở thuộc miền hạ Sa Mạc Sahara, cũng như bắt đầu có những tổ chức và chương trình hoạt động mới ở Ba Tây, Á Căn Đình, Mễ Tây Cơ, Thái Lan và Lithuania, thêm vào những tổ chức và chương trình hoạt động hiện có nơi các quốc gia khác trên khắp thế giới. Những tổ chức và chương trình hoạt động này cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ những cuộc vận động ý thức đến việc giáo dục liên quan đến việc tác hành một cách hữu trách, từ việc huấn dụ đến việc trợ giúp về luân lý, từ những trung tâm dinh dưỡng đến các cô nhi viện, từ việc chữa trị ở bệnh viện đến việc chăm sóc tại gia và tại lao tù đối với thành phần bệnh nhân bị HIV/AIDS.
Ngoài ra, để phối hợp hơn nữa các hoạt động của mình, Tòa Thánh đã thiết lập một Tiểu Ban Đặc Biệt chống lại HIV/AIDS. Tiểu Ban này có mục đích để bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đối với vùng hạ Sa Mạc Sahara, nơi cơn bệnh xẩy ra dữ dội nhất, cũng như để đặc biệt chú trọng tới các vấn đề bê bối và kỳ thị xẩy ra cùng với thứ bệnh ấy, tới cách thức để được chữa trị và chăm sóc, tới việc giáo dục về tác hành dục tính có trách nhiệm – bao gồm cả việc chế dục và trung thành trong đời sống hôn nhân – cũng như tới việc chăm sóc cho các trẻ em mồ côi bởi HIV/AIDS. Với những khởi xướng mới này, Tòa Thánh muốn củng cố hơn nữa việc dấn thân của mình và muốn đẩy mạnh việc góp phần của mình vào cuộc chiến đấu toàn cầu chống lại HIV/AIDS, vì Tòa Thánh muốn tái xác quyết niềm tin của mình về giá trị và tính cách linh thánh của hết mọi sự sống con người.
Để kết thúc, xin cho tôi được lập lại việc Tòa Thánh sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong việc chiến đấu với cơn khổ nạn của thế kỷ này, trong việc giảm bớt tầm ảnh hưởng phá hoại của nó hiện nay, trong việc làm chủ tính cách hăm dọa đầy ám ảnh ghê rợn bao trùm khắp thế giới liên quan đến các thế hệ tương lai. Chúng ta không thể nào không làm chủ cái thách đố nguy hại này.
Cám ơn Ngài Chủ Tịch.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của
Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 23/9/2003
Hội Nghị Về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS không mời Tòa Thánh Vatican
Giáo Hội Công Giáo chăm sóc 1 phần tư bệnh
nhân bị hội chứng liệt kháng AIDS trên thế giới. Thế mà Hội Nghị Thế Giới 14
về Hội Chứng Liệt Kháng AIDS được tổ chức tại Barcelona Tây Ban Nha lần này
7/2002 không mời Tòa Thánh Vatican tham dự. ĐTGM Javier Lozano Barragấn nói
với The Roman agency I Media rằng “Chúng tôi không hiểu tại sao Tòa Thánh
Vatican không được mời tham dự”. Ngài còn thêm là có 26% trong tổng số trung
tâm điều trị Hội Chứng Liệt Kháng trên thế giới là của Công Giáo. Về vấn đề
đáp ứng hội chứng này, ĐTGM còn nói Giáo Hội Công Giáo phải được coi là “cộng
sự viên quan trọng nhất” trong số những phần tử của Liên Hiệp Quốc. Bởi thế,
Tòa Thánh Vatican “có quyền được lắng nghe ý kiến của mình”. Một trong những
lý do Tòa Thánh Vatican không được mời, có lẽ, như ĐTGM này than phiền, là vì
hội nghị này nhấn mạnh đến vấn đề được gọi là “việc vợ chồng đồng tính” sai
lầm, tức là việc phổ biến bao cao su để phòng ngừa dịch Hội Chứng Liệt Kháng,
một phương sách hoàn toàn thất bại như vừa được ủy ban Liên Hiệp Quốc chân
nhận và công bố mới đây.
Bản Tường Trình mới của Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng bao cao su
Theo tin của màn điện toán Zenit
ngày Thứ Năm 27/6/2002 thì Tổ Chức Liên Hiệp Quốc vừa tiết lộ
hôm nay cho biết những nỗ lực hồ hởi trong việc sử dụng bao cao su condoms để
ngăn chặn hội chứng liệt kháng AIDS đã không thành công. Thật vậy, sau khi đã
phân tích kỹ lưỡng các dữ kiện thu thập được từ các quốc gia phát triển, Phân Bộ
Về Dân Số của Liên Hiệp Quốc Ngành Kinh Tế và Xã Hội Vụ đã kết luận rằng tình
trạng thuận lợi của các thứ bao cao su đã không thay đổi được gì cho lắm nơi tác
động dục tính của con người ta. Bản tường trình mới này mang tựa đề “Khuẩn Liệt
Kháng HIV hay Hội Chứng Liệt Kháng AIDS, Nhận Thức và Tác Hành”, trong đó Phân
Bộ Về Dân Số cho biết: “Qua nhiều năm tháng nay, bao cao su vẫn không trở
thành thông dụng nơi các cặp vợ chồng”. Bản tường trình cho biết thêm
chi tiết là chỉ có “một số tỉ lệ nhỏ bắt đầu sử dụng bao cao su để tránh việc
truyền khuẩn liệt kháng HIV mà thôi. Không đầy 8% phụ nữ ở tất cả các quốc gia
được thăm dò cho biết họ đã thay đổi tác hành sinh lý nhờ việc sử dụng bao cao
su. Trong số phụ nữ lập gia đình thì tỉ lệ này lại càng thấp hơn nữa”.