Để Khống Chế Chủ Nghĩa Bảo Thủ Cần Phải Giáo Dục Nữ Giới
Tòa Thánh tại LHQ về Thân Vị Nữ Giới 10 năm sau Hội Nghị Nữ Giới Quốc Tế ở Bắc Kinh 1995
Nhận Định của vị Đại Diện Tòa Thánh về Hội Nghị “Bắc Kinh 10 Năm Sau”
Giáo Hội phê phán về các trào lưu nữ giới làm mất đi tính chất quan trọng của gia đình
Giáo Hội phê phán về các trào lưu nữ giới làm mất đi tính chất quan trọng của gia đình
Phong Trào Nữ Giới Xuống Đường Tranh Đấu cho Quyền Phá Thai Ở Hoa Kỳ
Tòa Thánh về Tình Trạng Nữ Giới “vẫn là nạn nhân của bạo lực và chiến tranh”
Niềm Vui Được Làm Một Người Nữ của Thiên Chúa
“Nữ Tính Mới” – “Nữ Tính Vĩnh Tại”
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giúp cho nữ giới hiểu biết về ơn gọi của họ
Một Người Nữ Phi Châu đầu tiên lấy bằng tiến sĩ ở Học Viện Thánh Kinh
“Nữ Giới Trước Những Gì Thế Giới Mong Đợi”
Làm Sao Có Thể Cứu Vãn Cuộc Khủng Hoảng Nữ Giới
Hiện tượng duy nhân bản Nữ Giới
Để Khống Chế Chủ Nghĩa Bảo Thủ Cần Phải Giáo Dục Nữ Giới
Một trong những người đã tham dự trong cuộc gặp gỡ thắt kết tình hữu nghị giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo hôm Thứ Hai 25/9/2006 tại tông dinh nghỉ mát của giáo hoàng, là một trong 4 người nữ, đó là bà Souad Sbai, chủ tịch của liên hiệp chư cộng đồng Morocca ở Ý, người đã từng sống tại Ý 25 năm, hiện đang làm giám đốc của tờ nguyệt san Ả Rập Al Maghrebiya là tờ báo giành cho những người Ả Rập sống ở Ý, và đồng thời cũng là thành phần trong Hội Đồng Hồi Giáo là hội đồng được chính phú Ý thiết lập. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, bà đã bày tỏ nhận định của mình về chủ nghĩa bảo thủ Hồi Giáo, nhất là những thách đố liên quan tới nữ giới ở văn hóa Hồi Giáo.
Vấn: Bà cảm thấy thế nào về bài diễn từ được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói ở Đại Học Đường Regensburg hôm 12/9?
Đáp: Vị Giáo Hoàng này đã đáp lại những cuộc tranh cãi bằng cách sang trang, nêu lên một lần nữa đường lối đối thoại liên tôn, nhắc nhở đến quyền sống nhân nhượng nhau.
Đó là một cuộc gặp gỡ lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi đã chẳng bao giờ ngờ vực về những lời lẽ của ngài hết. Những rắc rối và những phản ứng bạo động đã chẳng những xuất phát từ sự hiểu lầm, mà còn từ cả hoạt động của thành phần quá khích vẫn chờ cơ hội để tấn công Đức Giáo Hoàng và tạo nên tình trạng bất ổn trong cộng đồng Hồi Giáo ôn hòa.
Chúng ta không được rơi vào lầm lỗi của thành phần cực đoan là những kẻ không muốn đối thoại. Cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Kitô Giáo là những gì xa xưa; nó đã hiện hữu qua các thế kỷ và cần phải được tiếp tục. Cần phải cô lập hóa thành phần cực đoan, để các người có tư cách âm thầm xuất hiện, thành phần có thể củng cố một Đạo Hồi ôn hòa và tích cực.
Việc hiện diện của Trung Tâm Hồi Giáo ở Rôma trong cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng là điều hệ trọng và ý nghĩa, vì đền thờ Hồi Giáo ở Vĩnh Cửu Thành này là đền thờ lớn nhất ở Âu Châu và có thành phần tín đồ muốn thực hiện cuộc đối thoại.
Vấn: Đức Thánh Cha đã kêu gọi sống theo lý trí. Bà nghĩa sao?
Đáp: Không có lý trí, người ta chẳng biết đâu mà đi. Tất cả mọi đạo giáo đều chú trọng tới lý trí.
Vấn: Vậy thì người ta bắt đầu từ đâu?
Đáp: Từ quan điểm này, tôi tin rằng người ta cần phải bắt đầu bằng việc giúp đỡ nữ giới là thành phần bị khước từ quyền tự do và quyền được học hành giáo dục. Ở Ý, có 86% nữ giới di dân mù chữ từ các quốc gia Hồi Giáo! Thành phần nữ giới di dân này, thành phần không biết đọc và biết viết này, cần phải được giúp đỡ để họ được giải phóng.
Họ là thành phần nữ giới sống tách biệt, bị đọa đầy, là nạn nhân của những tay cực đoan muốn tuân theo những luật lệ không hề hiện hữu. Những con người nữ giới này cần phải được giúp đỡ. Tín hữu Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo cần phải thực hiện sứ vụ giải thoát những con người đang sống trong tình trạng mù chữ và bạo lực này khỏi thảm cảnh của họ.
Một người bị mù chữ là người chẳng biết đến quyền lợi và nhiệm vụ của họ. Những người phụ nữ này là thành phần bị cô lập và đọa đầy giữa lòng Tây phương là mảnh đất của nhân quyền. Tôi không lo sợ trước thành phần duy chủng, vì tôi có thể nói chuyện với họ và đấu với họ. Điều tệ hơn thế nữa đó là thái độ dửng dưng của những ai nhắm mắt làm ngơ như chẳng có gì xẩy ra vậy.
Vấn: Thế nhưng nhiều tín đồ Hồi Giáo lại sợ các tục lệ Tây phương, coi những tục lệ ấy là những gì băng hoại.
Đáp: Tôi cảm thấy lo ngại khi thấy rằng có một số nữ giới đến Ý quốc và bắt đầu đội khăn choáng mặt – một điều mà họ không làm ở Morocco. Đôi khi xẩy ra tình trạng pha trộn các thứ tập tục nơi thành phần di dân từ Somalia, Morocco, Afghanistan và Pakistan, thành phần vốn theo chủ nghĩa bảo thủ. Bởi thế chúng ta bắt gặp phải những người phụ nữ nói về infibylation, về khăn che kín, và về vấn đề đa thê, những thực hành chúng tôi đã thắng vượt ở Morocco. Một ít người nữ biết rằng ở Morroco, luật lệ về gia đình đã được đổi thay và có nhiều quyền lợi hơn.
Theo quan điểm của tôi thì công việc của chính phủ Ý đó là tập trung vào hoạt động dạy chữ nghĩa cho thành phần nữ giới di dân, mà không quá quan tâm đến vấn đề bị chỉ trích về tiến trình đồng hóa. Tôi sinh ở Morocco; tôi đã sống ở Ý 25 năm; tôi cảm thấy mình là người Ý, nhưng tôi vẫn không bị mất đi một tí truyền thống nào của mình. Tôi chắc chắn là sẽ không tìm kiếm những tập tục tiêu cực nào.
Vấn: Phải chăng việc phát triển về kinh tế là một mối đe dọa cho tín đồ Hồi Giáo?
Đáp: Mối đe dọa thực sự là chủ nghĩa bảo thủ, chứ không là việc phát triển. Nhiều gia đình tín đồ Hồi Giáo sợ rằng nếu con gái của họ được giải phóng thì chúng sẽ trần truồng đi ra phố xá. Thế nhưng, không phải là tất cả mọi người nữ ở Ý đều ăn mặc một cách khêu gợi đâu. Người ta cũng không được căn cứ vào các thứ kiểu mẫu quá trớn xuất hiện trên truyền hình để nghĩ rằng tất cả mọi người đều giống như thế cả. Đại đa số nữ giới Ý quốc ăn mặc và sống một cách đoan trang nết na.
Vấn đề nguy hiểm là ở chỗ phản ứng theo những chủ trương bảo thủ. Vấn đề là cần phải tiến tới việc tôn trọng các thứ nhân quyền chung. Cần phải đề cập tới những thứ giá trị của tự do, nhừ Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến hôm 25/9. Việc tôn trọng tự do là một thứ giá trị không thể mang ra điều đình thương thảo được.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 28/9/2006
Tòa Thánh tại LHQ về Thân Vị Nữ Giới 10 năm sau Hội Nghị Nữ Giới Quốc Tế ở Bắc Kinh 1995
Hôm Thứ Hai 7/3/2005, tại Ủy Ban Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội ở LHQ, áp ngày thế giới phụ nữ (được LHQ phát động từ năm 1975), 3/8/2005, vị chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xã Hội là bà Mary Ann Glendon đã phát biểu nhận định và chủ trương của Tòa Thánh về Thân Vị của Nữ Giới ngày nay, sau 10 năm Hội Nghị Quốc Tế về Nữ Giới ở Bắc Kinh năm 1995, một hội nghị chính bà cũng đã lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh bấy giờ đến tham dự và đã tỏ ra cương quyết đối đầu với trào lưu nữ giới quá khích đã bị thất bại ở Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số ở Cairô năm 1994 trước đó liên quan đến vấn đề pháp chế toàn cầu hóa vấn đề ngừa/phá thai vì quyền lợi của nữ giới. Sau đây là nguyên văn bài diễn từ của bà trong dịp kỷ niệm 10 năm hội nghị quốc tế về nữ giới.
Thưa Bà Ủy Ban Trưởng,
1. Trong năm 2005, LHQ sẽ đánh dấu những cuộc kỷ niệm của năm thời điểm lịch sử là những thời điểm được gia đình chư quốc khích lệ và đẩy mạnh việc nữ giới theo đuổi vấn đề công nhận phẩm vị và quyền lợi bình đẳng của họ. Thời điểm đầu tiên và cũng là thời điểm tác hiệu nhất đã xẩy ra cách đây đúng 60 năm. Đó là vào mùa xuân năm 1945, khi các vị thành lập Liên Hiệp Quốc đã làm cho nhiều người phải bàng hoàng ngỡ ngàng khi tuyên bố về việc các vị ấy “tin tưởng vào phẩm vị và giá trị của con người” cũng như “vào các quyền lợi bình đẳng của con người nam nữ”.
Bấy giờ không có một quốc gia nào trên thế giới cho thấy nữ giới được hoàn toàn hưởng quyền bình đẳng về xã hội và pháp lý. Bằng việc nâng cao một quan niệm khác nơi Bản Hiến Chương LHQ này, những con người nam nữ nhìn xa trông rộng ấy đã tăng gia tốc cho một tiến trình sớm mang lại những cơ hội chưa từng thấy cho nữ nhân trên thế giới này. Là một tiến trình đã lấy được đà, 4 cuộc hội nghị của LHQ về nữ giới, ở Thành Phố Mễ Tây Cơ, ở Copenhagen, ở Nairobi và ở Bắc Kinh, đã tạo cơ hội vào những giai đoạn chính yếu để thẩm định mức tiến bộ và phác họa những đường hướng mới. Ngày nay, nguyên tắc bình đẳng chính thức được chấp nhận khắp nơi trên thế giới, và đã càng ngày càng mang lại sức sống cho những môi trường xã hội khác nhau.
Tuy nhiên, ngay khi chúng ta đang mừng vui trước những thành đạt lớn lao ấy thì nữ giới lại đang đối diện với những thách đố mới. Vì chính những năm cho thấy những tiến bộ lớn lao cho nhiều người phụ nữ lại là những năm mang lại những hình thức nghèo khổ mới cho nhiều người nữ khác, cùng với những đe dọa mới cho sự sống và phẩm giá của con người.
2. Việc nhắc nhở nghiệt ngã về cuộc hành trình của nữ giới vẫn còn xa vời tiến bước ấy là sự kiện ¾ dân số nghèo khổ trên thế giới ngày nay là nữ giới và trẻ em. Ở thế giới đang phát triển thì có cả hằng trăm triệu người phụ nữ và trẻ em thiếu thích đáng trong vấn đề dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh và việc chăm sóc sức khỏe tối thiểu. Và ngay cả trong các xã hội thịnh vượng đi nữa thì những gương mặt nghèo khổ phần đông vẫn là gương mặt của nữ giới và trẻ em, vì, như Bản Tuyên Cáo Bắc Kinh đã nhận định, có một mối tương liên mạnh mẽ giữa tình trạng đổ vỡ gia đình và việc phụ nữ hóa trong vấn đề nghèo khổ. Những giá phải trả cho tình trạng gia tăng nhanh chóng vấn đề ly dị và vấn đề làm phụ huynh đơn độc đều do nữ giới gò lưng gánh vác, và nhất là đối với những người phụ nữ đã từng hy sinh bản thân để chăm sóc cho con cái cũng như cho các phần tử khác trong gia đình.
3. 10 năm trước đây, Bản Tuyên Cáo Bắc Kinh đã công nhận là “yếu tố đưa nữ giới và giá đình của họ thoát khỏi cảnh nghèo khổ đó là vấn đề giáo dục”. Tòa Thánh, với cuộc dấn thân lâu dài trong việc giáo dục nữ giới và các nữ nhi, bởi thế quan tâm nhận định rằng những thứ cải tiến tiên khởi này vốn là những gì trì chậm, với những em nữ nhi vẫn làm nên đa số của hơn 100 triệu trẻ em thuộc tuổi sơ cấp vẫn chưa được ghi danh ở học đường (A World Fit for Children," Report of Second World Summit for Children, paragraph 38 [2002]). Cho đến khi thiết lập được những điều kiện cho hết mọi em nữ nhi phát triển tất cả khả năng con người của mình, thì chẳng những tình trạng tiến bộ của nữ giới bị trở ngại, mà nhân loại cũng bị hụt hẫng mất một trong những nguồn lợi lớn lao nhất chưa được khai thác về tri thức và sáng tạo.
4. Ngoài ra, nhìn về phía trước, chúng ta thấy một bóng tối mới đã buông xuống trên bước đường của nữ giới, bởi cái cấu trúc thay đổi về tuổi tác nơi dân số trên thế giới. Việc bao gồm vấn đề sống lâu hơn, giảm số sinh xuất, tăng giá việc chăm sóc sức khỏe, và thiếu người chăm sóc đang gây ra những căng thẳng giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Việc xoay vần nơi những tỉ số lệ thuộc ấy đang làm phát hiện những vấn đề trầm trọng về tình trạng phúc hạnh sau này của thành phần già yếu, nhất là của thành phần nữ giới vốn sống lâu hơn, đang hiện lên một cách bất quân bình nơi thành phần lão thành cần nương tựa và càng có thể bị nghèo khổ. Trong một thế giới từng coi thường một cách nguy hiểm đối với vấn đề bảo vệ sự sống con người ở vào giai đoạn mềm yếu ban đầu và cuối cùng của nó thì thành phần phụ nữ lớn tuổi có thể đặc biệt sẽ gặp phải nguy cơ.
5. Nơi Bản Tuyên Bố Cuối Cùng ở Hội Nghị Bắc Kinh, Tòa Thánh đã bày tỏ nỗi lo âu là các phần trong những văn kiện của Hội Nghị Bắc Kinh liên quan đến tình trạng nữ giới sống nghèo khổ vẫn còn là những lời hứa hẹn rỗng tuyếch, trừ phi được hỗ trợ bởi những chương trình chín chắc cùng những dấn thân về tài chính. Ngày nay, với tình trạng chênh lệch càng gia tăng về sự giầu thịnh và cơ hội, chúng tôi buộc lòng phải nêu lên mối quan tâm ấy một lần nữa. Những gì đã được khám phá thấy mới đây nơi Dự Phóng Ngàn Năm của LHQ, cũng như những nhận định trực tiếp của trên 300 ngàn cơ quan Công giáo về vấn đề giáo dục, sức khỏe vụ và cứu trợ, phục vụ chính yếu thành phần bị bỏ rơi nhất, xác nhận là các mối lo âu được chúng tôi bày tỏ năm 1995 vẫn còn là những gì rất đúng.
6. Thưa Bà Ủy Ban Trưởng, điều làm cho cái khốn khổ trên thế giới nơi thành phần nữ giới bất hạnh nhất trở thành gương mù và thảm trạng đó là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại cuối cùng đã có được phương tiện để chế ngự tình trạng đói khổ và nghèo khổ. Những chương trình hoạt động thiết thực, chẳng hạn như những chương trình được đề ra ở Những Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm, đã phác họa những đường lối mà nếu thực hiện có thể cứu trên 500 triệu người khỏi tình trạng cực bần cùng vào năm 2015. Thế nhưng vấn đề biến chuyển tiến đến mục tiêu ấy đã tụt xuống dưới cả các mục tiêu được ấn định. Rõ ràng là các mục tiêu cùng với những dự án hoạt động vẫn là những gì chưa đủ. Điều cần thiết, như mới đây được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vạch ra, đó là “một cuộc vận động rộng lớn về luân lý nơi quần chúng…. Nhất là nơi những xứ sở đang hoan hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ hay thậm chí dồi dào” (Address to the Diplomatic Corps, January 2005, No. 6).
Thưa Bà Trưởng Ủy Ban, theo chiều hướng ấy, Tòa Thánh muốn lợi dụng cơ hội này để tái xác nhận những việc dấn thân lâu đời của mình cho vấn đề giáo dục và sức khỏe của nữ giới và các em nữ nhi, và hứa tắng bội nỗ lực của mình để đánh động lương tâm của thành phần may mắn.
7. Sau hết, Thưa Bà Trưởng Ủy Ban, vì cuộc hành trình của nữ giới đang tiến tới, chúng tôi muốn nêu lên một vấn đề khác vẫn chưa có một xã hội nào tìm thấy được giải đáp thỏa đáng. Việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng vào những hoàn cảnh cuộc sống thực tế của đa số phụ nữ, những bà mẹ và những người coi trọng vai trò chăm sóc, vẫn tiếp tục là một thách đố. Vấn đề hòa hợp các ước vọng của nữ giới trong việc được hoàn toàn tham phần vào sinh hoạt xã hội và kinh tế với các vai trò của họ trong sinh hoạt gia đình là một vấn đề chính nữ giới hoàn toàn có thể giải quyết được. Thế nhưng, vấn đề sẽ không được giải quyết nếu không có những đổi thay chính yếu, có thể nói là sâu xa, trong xã hội.
Trước hết, thành phần lập pháp cần phải chú trọng hơn nữa đến các vấn đề riêng của nữ giới liên quan tới những gì quan trọng đối với họ, hơn là đến những nhóm có khuynh hướng đặc biệt muốn tranh đấu cho nữ giới song lại thường không ôm ấp các thiện ích của nữ giới. Thứ đến, vấn đề chăm sóc, ăn lương hay không, cần phải được tôn trọng xứng đáng như là một trong những hình thức quan trọng nhất của hoạt động nhân bản. Và sau hết, vấn đề làm việc có lương cần phải được ấn định làm sao để nữ giới không cần phải trả cho vấn đề an sinh và thăng tiến của mình bằng giá của những vai trò làm cho cả hằng trăm triệu người trong họ được viên trọn nhất (Thông Điệp "Laborem Exercens," No. 19). Tóm lại, vấn đề sẽ không được giải quyết cho đến khi các thuư giá trị nhân bản được coi trọng hơn các thứ giá trị về kinh tế.
Thưa Bà Ủy Ban Trưởng, không ai có thể phủ nhận được rằng những đường lối ấy cần đến những đổi thay sâu xa nơi thái độ cũng như tổ chức (John Paul II, Message to Gertrude Mongella, 5). Thế nhưng, nó chẳng là gì khác ngoài việc biến đổi sâu xa về văn hóa đã được các vị thành lập LHQ viễn kiến 60 năm trước, lúc các vị mạnh mẽ công bố về quyền bình đẳng của nữ giới và nhấn mạnh cũng cương quyết không kém đến việc bảo vệ đời sống gia đình, vai trò làm mẹ và thân phận con cái (U.N. Universal Declaration of Human Rights of 1948, Articles 1, 2, 16 and 25). Nó chính là một cuộc biến đổi sâu xa về văn hóa được các vị viễn kiến khi các vị quyết tâm nâng cao “những tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn với nhiều tự do” cho tất cả mọi con người nữ nam (U.N. Universal Declaration of Human Rights, Preamble). Cho đến nay chúng ta đã từng hướng đến chỗ làm cho viễn ảnh ấy thành hiện thực, thì chẳng lẽ giờ đây chúng ta lại không đủ can đảm để thực hiện viễn ảnh này cho đến cùng hay sao?
Xin cám ơn Bà Trưởng Ủy Ban.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày
8/3/2005
Nhận Định của vị Đại Diện Tòa Thánh về Hội Nghị “Bắc Kinh 10 Năm Sau”
Sau đây là cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 7/3/2005 với nữ giáo sư luật đại học Harvard là Mary Ann Glendon, đương kim chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Các Khoa Xã Hội, vị cũng đã từng dẫn đầu phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh tham dự Hội Nghị Quôác Tế về Nữ Giới ở Bắc Kinh 10 năm trước. Nữ giáo sư này đã trả lời những câu phỏng vấn trước khi bà trình bày nhận định và chủ trương của Tòa Thánh về nữ giới ngày nay với Ủy Ban Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội ở LHQ
Vấn: Bà sẽ trình bày những gì với Khóa Họp 49 hôm nay?
Đáp: Điều tôi sắp trình bày đây là để đáp lại vấn đề được tiểu ban của nữ giới này đặt ra ở LHQ với thành phần tham dự viên. Mục đích của chúng tôi là kiểm điểm lại những gì đã phát triển từ Hội Nghị Bắc Kinh năm 1995.
Bởi vậy, Tòa Thánh sẽ lợi dụng dịp tham gia này để kêu gọi chú trọng tới những thách đố mới từng xẩy ra trong 10 năm qua, những hình thức nghèo khổ mới cũng như những đe dọa mới đối với phẩm vị của con người…
Tôi sẽ lập lại những mối quan tâm được chúng tôi bày tỏ về lãnh vực đó 10 năm trước đây khi Đức Thánh Cha bảo chúng tôi làm một điều duy nhất ở Bắc Kinh. Ngài nói là hãy cố gắng là tiếng nói cho những ai tiếng của hiếm được nghe thấy ở những chính trường quyền lực.
Tôi cần phải nói thêm rằng Tòa Thánh đứng ở một vị thế đặc thù để đề cập tới những điểm ấy thay cho trên 300 ngàn cơ quan giáo dục, sức khỏe và cứu trợ Công giáo chỉ biết phục vụ thành phần nghèo nhất trên thế giới. Giáo Hội là chứng nhân hằng ngày về nỗi khốn khổ của những người di dân, tụ nạn, những nạn nhân của xung khắc cũng như những ai thiếu việc dinh dưỡng hay điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Chúng tôi sẽ kêu gọi thực hiện một cuộc biển đổi về văn hóa. Việc chăm sóc, khi được tôn trọng, là một trong những hình thức quan trọng nhất của hoạt động con người (cũng như) việc tái cấu trúc thế giới hoạt động ở chỗ tình trạng an sinh và tiến thân của nữ giới không phải được đánh đổi bằng sự sống gia đình.
Vấn: 10 năm sau hội nghị Bắc Kinh, thân phận của nữ giới trên thế giới đã được thay đổi đến đâu; tức là đã có những bước tiến hay thoái?
Đáp: Đây là một bức tranh hỗn độn. Ở nhiều phần đất trên thế giới, nữ giới đã đạt được những tiến bộ vững vàng nơi lãnh vực học vấn và công ăn việc làm, mặc dù hình ảnh về công ăn việc làm không phấn khởi lắm ở trường hợp của thành phần nữ giới có con cái.
Nơi một số lãnh vực thì thân phận của nữ giới bị thoái hóa. Thảm nhất là sự kiện 3 phần 4 “thành phần nghào” trên thế giới gồm phụ nữ và trẻ em. Điều này cũng xẩy ran gay cả ở những xã hội thịnh vượng nữa, nơi mà cái giá phải trả cho vấn đề ly dị và làm cha mẹ đơn độc đổ xuống trên vai người phụ nữ.
Ngoài ra, tình trạng nghèo khổ và đổ vỡ gia đình liên hệ tới những thứ bệnh hoạn khác như tình trạng bạo động trong nước và việc buôn chuyển tình dục.
Vấn: Ở cuộc hội nghị lịch sử Bắc Kinh đã có một số điểm va chạm
giữa Tòa Thánh và Liên Hiệp Quốc, nhất là về những vấn đề sức khỏe và “quyền”
sản sinh, vấn đề bình đẳng giống tính và vấn đề giáo dục tính dục cho trẻ em.
Từ đó một số trong các vấn đề này đã được mang ra bàn luận ở một số cuộc họp ở
LHQ. Vậy hiện nay chúng ta đã bàn luận tới đâu về các vấn đề ấy?
Đáp: Như ở Bắc Kinh, Tòa Thánh trong tuần vừa rồi đã làm sáng tỏ là những văn kiện họp hành này không tạo nên được những thứ nhân quyền quốc tế mới, và bất cứ nỗ lực nào muốn làm như thế đều vượt ra ngoài giới hạn của thẩm quyền hội nghị.
Những nỗ lực ấy cần phải có để ngăn chặn những nỗ lực muốn “xoay chuyển” ý nghĩa của thứ ngôn từ có vẻ mập mờ trong chính các văn kiện.
Cần phải nhớ rằng những cuộc tranh luận quan trọng nhất về các vấn đề này đang diễn ra ở tầm mức quốc gia. Những thứ vận động về dân số và giải phóng tình dục luôn cố gắng căn cứ vào các thứ quyền lợi sản sinh và tình dục ở trong các văn kiện của LHQ, hy vọng làm ảnh hưởng tới ý nghĩ và luật pháp quốc gia.
Những nhóm ấy đạt được cao độ về ảnh hưởng của mình trong thập niên 1990. Đó là lý do tại sao có những phần trong các văn kiện ở Bắc Kinh ít sáng tỏ về những mối quan tâm thực sự của nữ giới hơn là những vấn đề nghị sự cần phải làm của các nhóm thuộc theo khuynh hướng khác nhau.
Vấn: Bà nói sao với những ai tố cáo Giáo Hội có tính cách cổ hủ
và mập mờ khi chạm trán với những vấn đề về nữ giới?
Đáp: Những gì rõ ràng là “cổ hủ” ngày nay đó là trào lưu nữ giới của thập niên 1970, với những thái độ tiêu cực về nam giới, hôn nhân và vai trò làm mẹ, cùng với đường hướng phe phái cứng ngắc của trào lưu này về vấn đề phá thai và quyền đồng tính nam nhân.
Những gì Giáo Hội quan tâm bao giờ cũng vẫn còn chỗ để cải tiến, thế nhưng khó lòng nghĩ được một tổ chức khác đã từng làm hơn một cách cụ thể để thăng tiến phúc hạnh của nữ giới hơn.
Việc dấn thân lâu đời của Giáo Hội cho việc giáo dục nữ giới là những gì quá rõ ràng. Với việc chăm sóc sức khỏe tư riêng cùng những hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, Giáo Hội gấn gũi với những quan tâm hằng ngày của nữ giới; Giáo Hội “đồng hành” (walks the walk) với nữ giới, trong khi những người khác thường chỉ “nói cho có chuyện” (talk the talk).
Vấn: Theo chiều hướng của ngàn năm thứ ba vừa mới bắt đầu, thì
cảm quan Kitô giáo đánh giá “tinh hoa nữ giới” ra sao?
Đáp: Thật là lạ lùng, trào lưu tân nữ giới đang xuất hiện trong những ngày này có nhiều điều giống với quan điểm Công giáo về những con người nam nữ làm việc với nhau một cách bổ khuyết cho nhau để mang lại một thứ văn hóa phò nữ giới và phò gia đình.
Một quan tâm chính yếu đối với mức gia tăng số phụ nữ đó là việc thăng tiến về các lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị không được phương hại đến đời sống gia đình.
Đó là vấn đề không một xã hội nào đã tìm được giải đáp, và đó là vấn đề “trào lưu nữ giới “cổ” của thập niên 1970 hầu như đã hoàn toàn dửng dưng không màng gì tới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 7/3/2005
Giáo Hội phê phán về các trào lưu nữ giới làm mất đi tính chất quan trọng của gia đình
Tập san hai tháng một kỳ Civilta Cattolica của Dòng Tên ở Rôma đã nêu lên nhận
định liên quan tới “Bức Thư gửi Các Vị Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về Việc Hợp
Tác của Con Người Nam Nữ trong Giáo Hội và trên Thế Giới” do Thánh Bộ Tín Lý
Đức Tin phổ biến vào ngày 31/7/2004.
Theo tờ này, Giáo Hội Công Giáo không lên án tất cả phong trào nữ giới mà chỉ
những trào lưu nào xu hướng về ý hệ giống tính đực cái làm mất đi vai trò
trọng yếu của gia đình: “Giáo Hội không lên án toàn bộ phong trào nữ giới, vì
Giáo Hội nhìn nhận rằng, mặc dù phong trào này có những sai lạc và những thái
quá, phong trào ấy cũng đưa đến chỗ nhìn nhận phẩm vị của nữ giới và tính cách
bình đẳng của nữ giới với nam nhân”, một thứ bình đẳng nam nữ, “cho dù khác
biệt về sinh lý và tâm lý”, phải thắng vượt “những thứ kỳ thị bất chính”.
Tuy nhiên tập san này cũng cảnh giác là ý hệ về giống tính đực cái là những gì
“thật là nguy hiểm vị nó đặt vấn đề với gia đình”. Mục tiêu của ý hệ giống
tính đực cái đó là để khắc phục cái được cho là “định tính sinh thể” bị áp đặt
theo chiều hướng sinh lý, làm cho “giống tính” thành một thứ chọn lựa thuần cá
nhân và qui về bất cứ lối sống chung nào kiểu gia đình, chẳng hạn như trường
hợp hôn nhân đồng tính.
“Ngày nay gia đình bị tấn công từ mọi phía. Điều này cho thấy tại sao Giáo Hội
rất thường nhúng tay vào bênh vực nó”. Những gì ngày nay Giáo Hội chỉ trích ý
hệ giống tính đực cái đó là mối đe dọa của nó đối với gia đình, hoặc “bởi
những cuộc phối hợp như thật, hay bởi tình trạng lan truyền những lối sống
đồng tính”.
Bài viết 10 trang báo này cho thấy quan điểm của Giáo Hội về phong trào nữ
giới, thẩm định những giá trị có thể được coi là những thành đạt về lịch sử:
“Rất cần phải nhấn mạnh rằng trong Giáo Hội thuộc hậu bán thế kỷ 20 chẳng
những có nhiều lầm lỗi trong quá khứ về bản chất nữ giới, về các công việc làm
của nữ giới, và việc phụ thuộc của họ vào nam nhân đã được điều chỉnh, mà cả
vấn đề nữ tính cũng đã được kỹ lưỡng tái xét”.
Sau khi kiểm điểm lại huấn quyền của các vị Giáo Hoàng khác nhau về phụ nữ,
bài báo nói rằng “chính Đức Gioan Phaolô II đã cống hiến cho Giáo Hội một cảm
nhận đầy đủ nhất về phụ nữ”, đề cao họ “có một phẩm vị tương đương với phẩm vị
của nam nhân”.
Nhân Quyền Nữ Giới: Nữ Thần Tự Do.
Phong Trào Nữ Giới Xuống Đường Tranh Đấu cho Quyền
Phá Thai Ở Hoa Kỳ
|
Chúa Nhật 25/4/2004, tại Thương Xá Quốc Gia ở Thủ Đô Hoa
Thịnh Đốn đã xẩy ra một cuộc xuống đường với cả trăm ngàn người, từ 5 đến 8 trăm
ngàn, (đông hơn cả cuộc biểu tình năm 1992 với 5 trăm ngàn), chống lại chính
sách của chính phủ Bush đã vi phạm đến quyền tự do của nữ giới và tác hại đến
phụ nữ thế giới nói chung.
Dù Tổng Thống Bush có những điều mập mờ không đúng với nguyên tắc luân lý, không
hợp với đường hướng của Giáo Hội Công Giáo trong vụ chiến tranh tấn công Iraq,
gây thiệt mạng cho biết bao nhiêu người Iraq cũng như Hoa Kỳ, nhưng phải công
nhận là ông đã tích cực ngăn chặn làn sóng phá thai, hợp với chủ trương nghiêm
khắc và cứng rắn của Giáo Hội Công Giáo. Bởi thế, ông cũng bị quần chúng chống
đối như họ vốn chống đối Giáo Hội Công Giáo nói chung, cách riêng chống đối ĐTC
Phaolô VI với Thông Điệp Sự Sống Con Người ban hành ngày 25/7/1968 và Đức Gioan
Phaolô II với Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống ban hành ngày 25/3/1995.
|
Sau đây chúng ta hãy nghe những luận điệu của các con
người chủ trương duy nhân bản, một chủ trương nhân bản phi thần linh, hoàn toàn
phản lại với chủ trương nhân bản Kitô giáo là chủ trương cực lực tôn trọng,
tranh đấu và bảo vệ quyền hạn con người, lấy con người làm tâm điểm mọi sinh
hoạt và thể chế xã hội, theo nguyên tắc luân lý phổ quát, theo ý định của Thiên
Chúa về con người qua luật tự nhiên, chứ không phải một chủ trương tôn sùng con
người nói chung, cho con người không phải là quản lý mà là chủ nhân ông như Đấng
Hóa Công, tuyệt đối có quyền quyết định hết mọi sự, một chủ trương tỏ ra tôn
sùng nữ giới nói riêng như là các nữ thần tự do, những thần tượng và là những
ngẫu tượng theo chủ nghĩa duy nhân bản của phong trào nữ giới quá khích trên thế
giới hiện nay, nhất là ở các xã hội Âu Mỹ.
Bà Francis Kissling thuộc tổ chức Những Người Công Giáo Tranh Đấu Cho Quyền Tự
Quyết đã tuyên bố rằng: “Quí vị sẽ nghe thấy những tiếng nói phò quyền tự quyết
của chúng tôi vang lên trong tai của quí vị cho đến khi quí vị cho phép tất cả
mọi người phụ nữ quyền tự quyết định về việc sinh sản của họ”.
Nữ giới tham gia cuộc biểu tình khắp nước Mỹ và gần 60 quốc gia, chủ trương là
chính sách chống phá thai của chính phủ Bush đã gây hại cho cả bên ngoài Hoa Kỳ
nữa, bằng những biện pháp không tài trợ từ ngân quĩ liên bang cho các nhóm kế
hoạch hóa gia đình cổ võ hay thực hiện những việc phá thai ở hải ngoại.
Bà Carole Mehlman, 68 tuổi, đến từ Tampa Florida, đã tranh đấu cho quyền nữ giới
30 năm trời từ khi quyền này được hợp thức hóa. Bà nói:
“Tôi cần phải đến đây để chiến đấu cho thế hệ tới đây và thế hệ sau đó nữa.
Chúng ta không thể để cho họ làm chủ thân xác của chúng ta, sức khỏe của chúng
ta, đời sống của chúng ta”.
Bà lãnh đạo Nhà Dân Chủ Nancy Pelosi ở California đã thúc giục đám đông dân
chúng xuống đường rằng: “Chị em hãy biết đến quyền lực của mình và hãy sử dụng
nó. Đó là quyền chọn lựa của chị em chứ không phải của các chính trị gia”.
Bà Gloria Steinem, một người thuộc phong trào nữ giới, đã tố cáo ông Bush là
phung phá thiện tâm thế giới và đóng vai trò quá bảo thủ xã hội đến nỗi vào hùa
với những tên cực đoan Hồi Giáo hay với Vatican. ]
Bà Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton ở Nữu Ước, vợ cựu tổng thống Clinton, khi nhắc
đến quyết định của Tối Cao Pháp Viện năm 1973, đã nói rằng chính phủ này “đầy
những người… coi án lệnh Roe v. Wade là những gì ghê tởm nhất của luật lệ pháp
hiến trong lịch sử của chúng ta”.
Ban tổ chức cuộc biểu tình này bày ra những bàn ghi danh bỏ phiếu; những người
ủng hộ ông John Kerry, ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ tới, phân phát các giấy
tờ vận động cho ông ta, vì ông ta ủng hộ phá thai, dù ông là một người Công Giáo.
Bà Tabitha Warnica, 36 tuổi, ở Phoenix, đã nói rằng bà đã phá thai 2 lần khi còn
trẻ: “Chúng ta không có quyền lựa chọn. Chúa mới là Đấng duy nhất có quyền quyết
định mà thôi”.
Bà Kate Michelman, chủ tịch NARAL Pro-Choice America, đã nói rằng: “Cuộc biểu
tình này hoàn toàn là về đời sống của nữ giới và về quyền được quyết định về đời
sống của họ”.
Một Phụ Nữ được bổ nhiệm làm phó thư ký một Thánh Bộ của Tòa Thánh
Nữ tu Enrica Rosanna, 66 tuổi, đã được ĐTC GPII bổ nhiệm làm phó thư ký Thánh Bộ
Đặc Trách Các Tu Hội Sống Đời Tận Hiến và Các Đoàn Hội Sống Đời Tông Đồ. Nữ tu
này thuộc một tu hội Salêsiên mang tên Nữ Tử Mẹ Maria Phù Hộ Kitô Hữu, một dòng
tu mới có một chị em là Eusebia Palomino được tôn phong chân phước hôm Chúa Nhật
25/4/2004. Nữ tu mới được bổ nhiệm này cho tới bây giờ vẫn còn là một giáo xư xã
hội học về tôn giáo ở Phân Khoa Giáo Dục phụ học viện Tòa Thánh do hội dòng của
bà điều khiển. Là một chuyên viên về giáo dục, bà đã được tham dự một số thượng
hội giám mục.
Nữ tu này cho biết bà chấp nhận quyết định này “với đức tin, tôi xác tín rằng
nếu ĐTC và Giáo Hội thể hiện hành động tin tưởng như thế thì Chúa sẽ giúp tôi
sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt thành để đáp ứng. Tôi thật sự cảm thấy bàng
hoàng làm sao ấy. Tuy nhiên, tôi cảm thấy được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện cũng
như bởi tất cả các tu sĩ, nhất là tu sĩ của chị em tôi”.
Nhận định được tầm quan trọng của một phụ nữ được bổ nhiệm vào chức vụ Tòa Thánh,
vị nữ tu này đã nhắc lại vấn đề từ bức tông thư của ĐTC GPII năm 1988 về phụ nữ
“Muliers Dignitatem”:
“Phụ nữ sẽ cứu nhân loại, vì họ có khả năng nhân hậu, vì họ có khả năng cảm nhận
vẻ đẹp, vì họ có khả năng hy sinh, vì họ có khả năng đi đến nơi nào cần đến họ,
và có khả năng thấy được cả những gì bên trên đời sống bình thường, đến những
nơi sự sống bị hụt hẫng hay đến những nơi thiếu thốn nhu cầu. Tôi nghĩ rằng phụ
nữ, chính vì họ là mẹ của sự sống, mới có thể cung ứng cho xã hội chết chóc của
chúng ta hơi thở sự sống. Tôi hy vọng rằng cả tôi nữa, qua sứ vụ của mình, có
thể cống hiến hơi thở sự sống này cho những nơi còn đang bị thiếu hụt”.
Trong những tháng gần đây, ĐTC đã bắt đầu bổ nhiệm phụ nữ vào những chức vụ
trong Tòa Thánh, một việc làm chưa hề có ở Tòa Thánh từ trước đến nay. Ngài đã
bổ nhiệm giáo sư luật đại học Harvard Mary Ann Glendon làm chủ tịch Học Viện Tòa
Thánh Đặc Trách các Khoa Xã Hội Học, và nhà khảo cổ học người Ý Leticia Paniii
Ermni làm chủ tịch Học Viện Khảo Cổ Rôma. Vào Tháng Ba năm nay, Ngài cũng đã bổ
nhiệm những thần học gia nữ giới vào làm phần tử của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Đó
là Nữ Tu Sarah Butler, giáo sư thần học ở Thánh Maria thuộc Lake University ở
Mundelein, Illinois, gần Chacago, và bà Barbara Hallensleben người Đức là giáo
sư Phân Khoa Thần Học của Đại Học Fribourg ở Thụy Sĩ.
Hội nghị quốc tế về chủ đề “Phụ Nữ và Nhân Quyền” được Viện Cao Học về Phụ Nữ của Đại Học Đường Tòa Thánh Regina Apostolorum Pontifical Athenaeum đứng ra tổ chức hôm Thứ Năm 18/3/2004. Các tham dự viên của hội nghị này đã kêu gọi tái phục hồi quan niệm nguyên thủy về nhân quyền được căn cứ vào phẩm giá của con người nam nữ.
Vị chủ tịch của viện này là Cristina Zucconi Galli Fonseca, đã cắt nghĩa là có “những dự tính đi quá trớn đến làm cho phẩm giá của con người ngang hàng với của con vật. Có một thứ quaan niệm mới về nhân quyền theo chiều hướng muốn biến những thứ nhân quyền thành những đòi hỏi chủ quan”.
Theo nhận định của bà chủ tịch này thì đã có những nỗ lực đang được thực hiện “để biến đổi sự hiện hữu và ý nghĩa của đời sống gia đình. Đó là lý do những xu hướng của một ít thiểu số, một thiểu số không phản ảnh những nhu cầu thực sự của đại đa số phụ nữ trên thế giới, đang được lấy làm tiêu biểu cho quyền tự do hiển nhiên của nữ giới”.
Bà chủ tịch này còn nhận định thêm là những quan niệm về các thứ quyền lợi của nữ giới là những gì “phủ nhận căn tính đặc biệt của nữ giới, tức phủ nhận khả năng trao ban và chăm sóc sự sống”.
Bà Maria Elosegui, giáo sư triết học về luật pháp ở Đại Học Zaragoza Tây Ban Nha đã giải thích làm thế nào một số những trào lưu này đã gây được ảnh hưởng trong các cuộc họp ở Liên Hiệp Quốc.
“Quan niệm mới về gia đình được Liên Hiệp Quốc khuôn đúc diễn tiến song song với việc sáng chế ra một thứ ngữ vựng mới để từ đó đưa đến những giải thích mới, tức là đưa đến quan niệm về các thứ quyền lợi sản sinh. Quan niệm về quyền sản sinh không phải là một quan niệm trung dung. Nấp dưới từ ngữ này là một mong muốn bao gồm ‘những thứ quyền lợi mới’ tấn công những tuyên ngôn của chính Liên Hiệp Quốc, những quyền lợi đòi được tự do phá thai phi trách nhiệm, quyền có con cái bằng những kỹ thuật sản sinh nhân tạo phi hạn chế, hay quyền được triệt sản và chọn lựa bất cứ một phương pháp ngừa thai nào”.
Bà giáo sư này nhận định tiếp: “Trong những cuộc bàn luận này có hai điều vừa lẫn lộn với nhau lại vừa đối chọi lẫn nhau, đó là các thứ nhân quyền thật sự là những gì phổ quát nhưng việc sở hữu những quyền lợi này lại là vấn đề cá nhân. Từ việc khẳng định này người ta mới có thể bênh vực quyền bình đẳng của nữ giới cũng như các thứ quyền lợi cá nhân của họ như là một con người có phẩm vị riêng, mà không cần phải chiều theo thứ kiểu mẫu của trào lưu nữ giới cấp tiến và cũng không loại trừ việc chấp nhận tính cách phổ quát của nhân quyền”.
Cha Garza, tiến sĩ giáo
luật, phó tổng quyền dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), đã vạch ra rằng “khuynh hướng
tương đối” gây ra vấn đề lầm lẫn về ý nghĩa của các thứ nhân quyền: “Để lấy bản
tính con người làm nền tảng cho các thứ nhân quyền không phải là vấn đề được tất
cả mọi người chấp nhận. Một số nghĩ rằng chúng ta không thể biết được sự thật,
vì mỗi người đều có một sự thật riêng của mình. Theo những loại người này thì
nhân quyền được bắt nguồn thuần túy từ ước muốn hay từ việc chọn lựa theo cá
nhân. Không có những qui chuẩn luân lý phổ quát, chúng ta nơi vào một tình trạng
tàn bạo của đa số hay của kẻ mạnh, thành phần áp đặt quan điểm của mình trên
lương tâm của kẻ khác”.
Nữ Tân Chủ Tịch Học Viện Tòa Thánh Về Khoa Xã Hội
ĐTC GPII đã bổ nhiệm bà Mary Ann Glendon, giáo sư Trường Luật Đại Học Harvard làm chủ tịch của Học Viện Tòa Thánh Về Khoa Xã Hội. Bà là người nữ đầu tiên lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở Hội Nghị Về Nữ Giới ở Bắc Kinh năm 1995 do Liên Hiệp Quốc tổ chức. Bà vào đời ngày 7/10/1938 ở Pittsfield, Massachusetts, có gia đình và sinh được 3 người con gái. Bà dạy luật ở Đại Học Boston và là giáo sư cho cả Đại Học Chicago cũng như Đại Học Gregorian của Tòa Thánh và Đại Học Regina Apostolorum của Tòa Thánh ở Rôma. Bà từng là phần tử của học viện này ngay từ khi nó được thành lập, 19/1/1994.
ĐTC GPII đã thành lập học viện này bằng văn kiện “Socialum Scientiarum”, với mục đích, như Ngài phác họa ở khoản thứ nhất trong văn kiện là “để cổ võ việc học hỏi và tiến bộ nơi những khoa học về xã hội, kinh tế, chính trị và pháp luật theo chiều hướng tín lý về xã hội của Giáo Hội”. Ngài đã chỉ định từ 20 tới 40 phần tử làm nên học viện này. Hiện nay có tất cả 24 quốc gia bất phân biệt giáo phái có chân trong học viện này. Học viện hoạt động biệt lập, tuy nhiên, nếu cần, cũng hợp tác với cả Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Về Công Lý Và Hòa Bình nữa.
Bà tân chủ tịch từng nghiên cứu về lãnh vực đạo đức sinh học, lãnh vực nhân quyền, lãnh vực so sánh hiến pháp luật giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, cũng như lãnh vực về lý thuyết của luật lệ. Bà là phần tử của Hội Đồng Đạo Đức Sinh Học của Tổng Thống Bush. Bà là vị chủ tịch thay cho Edmond Malinvaud là người thuộc Cơ Viện Quốc Gia Về Thống Kê Và Nghiên Cứu Kinh Tế ở Paris. Bà là người phụ nữ thứ hai được ĐTC bổ nhiệm làm chủ tịch của một học viện của tòa thánh sau một phụ nữ người Ý là Letizia Pani Ermini, chủ tịch học viện về Khảo Cổ Học mới được bổ nhiệm vào Tháng 5/2003.
Tòa Thánh về Tình Trạng Nữ Giới “vẫn là nạn nhân
của bạo lực và chiến tranh”
Trong cuộc họp của Ủy Ban Về Tình Trạng Nữ Giới được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước cho đến hết ngày 12/3/2004, nữ giáo sư Marilyn Ann Martone, một phần tử của phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh, đã phát biểu nhận định và chủ trương của Tòa Thánh hôm Thứ Năm 4/3/2004, một bài diễn văn được văn phòng báo chí của Tòa Thánh phổ biến hôm Thứ Hai 8/3/2004.
Thay mặt cho phái đoàn đại biểu của mình, xin cho phép tôi được gửi lời chúc mừng tới bà chủ tọa cũng như tới văn phòng được bà tuyển lựa. Bà sẽ được phái đoàn Đại Biểu của chúng tôi hợp tác và hết sức chú trọng tới những diễn tiến này.
Về khía cạnh thuộc vai trò thiết yếu của mình trong việc bảo tồn hòa bình và an ninh thế giới, nữ giới đã không ngừng chứng tỏ cho thấy những việc đóng góp quan trọng của họ được phát xuất từ mối quan tâm liên lỉ đến vấn đề đạt tới tình đoàn kết và công ích cho toàn thể nhân loại. Nữ giới có được một ân hệ đặc biệt là làm cho những người khác thấy được nhu cầu khẩn trương trong việc vượt lên trên tư lợi cũng như trong việc hoạt động để cải thiện hết mọi sự, hầu hiện thực hóa những nhu cầu thiết thực về việc chăm sóc sức khỏe căn bản, việc giáo dục cũng như vấn đề an ninh kinh tế và xã hội.
Nơi nhiều miền đất trên thế giới, nữ giới hiện đang có mặt ở hết mọi lãnh vực sinh hoạt, xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và chính trị, và đã góp phần bất khả châm chước của mình vào việc thiết lập những cơ cấu kinh tế và chính trị xứng đáng với con người hơn bao giờ hết. Bằng minh thức nữ giới của mình, người phụ nữ làm phong phú kiến thức của thế giới và giúp cho những mối liên hệ của con người giữa và nơi con người với nhau được thành thực hơn và chân thực hơn.
Nữ giới thực hiện tất cả những điều ấy bằng một giá cao. Giá phải trả này đòi một thứ bình đẳng thực sự về mọi lãnh vực: về việc bình đẳng lợi tức cho việc làm như nhau, về việc bảo vệ những bà mẹ đi làm, về sự công bằng nơi những thứ tiến thân về nghề nghiệp, về việc bình đẳng giữa vợ chồng liên quan đến các quyền lợi trong gia đình, và về việc công nhận hết mọi sự thuộc quyền lợi và nhiệm cụ của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ. Đó là vấn đề của công lý và nhu cầu.
Đại biểu tôi ủng hộ những yếu tố chính yếu của một xã hội chân chính này nơi Bản Tuyên Ngôn Hành Động Bắc Kinh (Hội Nghị Quốc Tế Về Nữ Giới Lần Bốn). Trong tất cả mọi lãnh vực này, việc nữ giới có mặt đông đảo hơn trong xã hội sẽ cho thấy những gì cao quí nhất cũng như sẽ giúp vào việc cho thấy những thứ tương phản nơi xã hội khi xã hội được tổ chức chỉ hoàn toàn theo tiêu chuẩn hiệu năng và việc sản xuất hay theo tiêu chuẩn của một thứ sức mạnh cầm thú.
Về việc ngăn ngừa những gì xung khắc ấy, điều hành xung khắc và giải quyết xung khắc, Phái Đoàn Đại Biểu của chúng tôi xin nhấn mạnh đến một ít khía cạnh của vấn đề này như sau.
Trước hết, ngày nay vẫn còn quá nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo lực và chiến tranh. Liên Hiệp Quốc đã chú trọng một cách thích đáng những trường hợp khác nhau, chẳng những đối với thảm cảnh bạo lực tại gia mà còn bày tỏ cho thấy tổ chức này muốn dấn thân khắc phục nỗi đau thương phụ nữ phải chịu nơi những cuộc xung đột ở quốc gia và trên thế giới; vấn đề dấn thân này bao gồm vấn đề nữ giới tị nạn và bị phân tán trong nước đang tìm cách đương đầu chẳng những với nỗi khổ đau bản thân của họ mà còn phải đương đầu với cả nỗi lao nhọc và trách nhiệm phải chăm sóc cho con cái cùng các phần tử lớn tuổi của gia đình trong những hoàn cảnh tuyệt vọng ấy.
Thảm thương thay, khi xẩy ra cuộc xung đột bằng vũ khí ở bất cứ một mức độ nào thì phụ nữ trở thành mục tiêu đặc biệt của thành phần chiến đấu qua những hành động hạ nhục phẩm giá của họ. Đây là lúc cần phải mãnh liệt lên án và trừng phạt tất cả mọi thứ hành động tình dục thú tính phạm đến nữ giới. Về khía cạnh này, thật là quan trọng khi nữ giới tham gia vào việc điều hành giúp đỡ về chất liệu cũng như vào việc trợ giúp về y khoa lẫn tâm lý cho các nạn nhân bị bạo hạnh như thế.
Còn có một hình thức xung khắc khác gây ra những hậu quả khủng khiếp cho đời sống của bao nhiêu là triệu con người ta nữa. Nhân danh việc tôn trọng những con người này, chúng ta không được thôi lên án thứ văn hóa lạc thú và thương mại đang lan tràn làm phát triển việc khai thác một cách có phương pháp những người em gái và phụ nữ. Phải chấm dứt việc buôn bán nữ giới và trẻ em ấy. Việc góp phần của nữ giới vào tiến trình quyết định để chiến đấu với việc buôn bán xấu xa này là một việc quan trọng, vì họ là những nạn nhân chính của những loại tội ác này vậy.
Đại biểu tôi xác tín rằng con đường bảo đảm việc nhanh chóng tiến bộ dẫn tới chỗ hoàn toàn tôn trọng nữ giới cũng như căn tính của họ không phải chỉ ở chỗ cần phải lên án vấn đề kỳ thị và bất công, dù là cần mấy đi nữa. Việc tôn trọng này, trước hết và trên hết, cần phải được đạt đến bằng một cuộc vận động hữu hiệu và khôn khéo để cổ võ nữ giới nơi tất cả mọi lãnh vực của xã hội loài người. Nữ giới phải là thày dạy và là thành phần xây dựng hòa bình, cũng như phải được cống hiến cho họ có được một cơ hội sửa soạn đầy đủ.
Cám ơn Bà Chủ Tọa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 8/3/2004
“Nữ Tính Mới” – “Nữ Tính Vĩnh Tại”
Một trong những nữ thần học gia nổi tiếng ở Pháp là bà Janine Hourcade vừa xuất bản cuốn “Nữ Tính Vĩnh Tại: Nữ Giới Nhiệm Mầu ” (L'Eternel Féminin. Femmes Mystiques) do Carmel phát hành. Tác phẩm này được ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Văn Hóa của Tòa Thánh đề tựa. Những tác phẩm khác của cùng nữ tác giả này là “Phải Chăng Giáo Hội là Kẻ Ghét Nữ Giới?” (xuất bản năm 1990) và “Linh Mục Nữ Giới?” (xuất bản năm 1993). Theo bà, đã đến lúc cần phải công nhận tinh hoa của nư õgiới, “nữ tính mới”, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề ra. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với nữ tác giả.
Vấn Vào ngày 8/3, Liên Hiệp Quốc đã mời chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Phụ Nữ. Biến cố này có ý nghĩa ra sao theo quan điểm Kitô giáo?
Đáp Ngày hôm đó, hết mọi Kitô hữu, dù là một người công dân bình thường hay một nhà lãnh đạo chính trị, cũng phải tỏ ra thái độ yêu mến và chú trọng tới nữ giới, tới những người ở bên họ như là người vợ, người mẹ, người chị, người công dân hay người thuộc thẩm quyền của họ; cũng như đến những người bị cách biệt bởi không gian hay chủng tộc.
Trên hết, Kitô hữu cần phải sống nhiệm vụ này như Chúa Giêsu là Đấng đã cho thấy Người hết sức quan tâm và nhân ái với nữ giới.
Vấn Bà vừa xuất bản một cuốn sách về nữ giới. Bà muốn truyền đạt những gì vậy?
Đáp Cuốn sách của tôi được bắt đầu bằng việc suy tư về vấn đề “nữ tính vĩnh tại”, một kiểu diễn tả của Goethe, vị đã nói rằng “nữ tính vĩnh tại lôi kéo chúng ta đến tuyệt đỉnh”.
Theo ý nghĩa của một thứ “nữ tính vĩnh tại” này, những người phụ nữa đã đánh dấu lịch sử Giáo Hội, từ Thánh Genevieve tới Mẹ Têrêsa Calcutta, đều cho thấy những biểu hiệu của một thứ nữ tình ở tầm mức được hoàn trọn.
Nữ tính của các vị đã không ngăn cản các vị trong việc thi hành những vai trò thuộc lãnh vực đầu tiên về chính trị, xã hội, giáo hội và đạo giáo.
Đối với chúng tôi thì các vị ấy là một bài học đích đáng cho thấy rằng nữ giới không cần phải làm linh mục mới có quyền lực về phẩm trật trong việc thi hành một vai trò quan trọng trong Giáo Hội cũng như trên thế giới. Bởi thế mà những cuộc chiến đấy và những bất mãn theo ý nghĩa này đều là những gì vô bổ.
Vấn Đức Gioan Phaolô II vừa cử hành 25 năm giáo triều của Ngài. Bà đã cảm phục nhất về vị Giáo Hoàng này ở những giáo huấn của Ngài về nữ giới cũng như ở những cử chỉ của Ngài đối với nữ giới?
Đáp Nhiều điều phải nói về các thứ giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II về nữ giới. Hết mọi người phụ nữ cần phải biết ơn Ngài về điều này. Ngài đã giảng dạy về phẩm vị của nữ giới, về niềm tin vô hạn vào “các tinh hoa của nữ giới”, nơi những văn kiện chính yếu cũng như riêng tư.
Lần đầu tiên Ngài đã sử dụng kiểu diễn tả “các tinh hoa của nữ giới” này trước mặt bà Maria Antonietta Macciochi, giáo sư đại học và là vị phó đại biểu Âu Châu nhưng theo chủ nghĩa Các Mác và phong trào nữ giới. Làm sao phụ nữ chúng ta trong thế kỷ 21 này lại không bị cuốn hút vào cuộc thách đố Ngài đã đề ra cho chúng ta chưa, đó là cuộc thách đố sống một thứ nữ tính mới, một thứ nữ tính không bị chi phối bởi chiến đấu tính diệt vong cũng như bởi sự lụy thuộc đớn hèn vào tiên tổ?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển
dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 4/3/2004
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giúp cho nữ giới hiểu biết về ơn gọi của họ
Bà Helen Avare, một phụ giáo sư ở Trường Luật Columbus của Đại Học Công Giáo đã chia sẻ với Zenit về những giáo huấn của ĐTC GPII đã làm cho ơn gọi của người phụ nữ có ý nghĩa nơi vai trò làm việc ở nhà hay ở sở của họ, nhất là giúp họ hiểu được vai trò ưu tiên chăm dưỡng cho con cái của họ. Bà giáo sư này dạy luật về gia đình, mới đây viết một chương cho cuốn “Những Đề Tài về Thần Học Nữ Giới cho Tân Ngàn Năm Thứ Ba”, do Villanova University Press xuất bản, và được Cha Dòng Augustinô Francis Eigo hiệu đính. Bà trước kia còn là nữ phát ngôn viên của văn phòng phò sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Vấn Bà có thấy chiều hướng xã hội về thành phần nữ giới có đầy khả năng lại bỏ nghề nghiệp của mình để ở nhà với con cái hay chăng?
Đáp Tôi không dám nói rằng tôi đã thấy một chiều hướng như thế, mặc dù ở Washington DC, nơi tôi sinh sống, tôi có thể bảo đảm chỉ cho thấy những trường hợp có vẻ huyền thoại về những trường hợp nữ giới xuất sắc về học thức, thậm chí đầy kinh nghiệm nghề nghiệp, hoàn toàn bỏ không đi làm hay bỏ công việc hoặc địa vị danh giá để giành giờ sống với con cái của họ. Thật vậy, tôi thấy có nhiều điều chọn lựa về việc bỏ công việc hay địa vị này nơi nữ giới mà ít thấy ngoài một số ít nơi nam giới.
Tôi cũng thấy có nhiều phụ nữ biết khôn khéo sắp xếp giờ giấc làm việc với chủ của mình, hay tìm việc làm ở nhà để có thể đáp ứng những nhu cầu về tài chính của gia đình. Làm việc linh động, làm việc bán thời, làm việc ở nhà và làm việc chia phần chỉ là một số trong những cách thức sắp xếp việc làm mà tôi thấy giới phụ nữ đang thực hiện.
Phụ nữ thực sự cũng cảm thấy nặng mình khi phải yêu cầu chủ nhân của họ theo đường lối sắp xếp công việc để làm sao hợp với các bà mẹ chú trọng đến việc coi sóc cho con cái.
Vấn Đức tin đóng vai trò ra sao trong việc nữ giới quyết định ở nhà với con cái? Bà có nghĩ là giáo huấn của ĐTC Gioan Phaolô II đã ảnh hưởng tới những việc chọn lựa này của giới nữ hay chăng?
Đáp Đức tin có thể đóng vai trò đáng kể nơi việc quyết định của một số nữ giới. Trong cả môi trường trần thế lẫn tôn giáo ngày nay, ý niệm làm mẹ như là một ơn gọi quan trọng cho phúc hạnh của con cái cũng như của xã hội vốn đã từng được nhấn mạnh rất nhiều.
Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô II đã thực sự chú trọng tới rất nhiều về những vấn đề liên quan tới căn tính và vai trò của nữ giới trong thế giới tân tiến này. Ngài đã góp phần vào việc làm sống lại nơi nữ giới một cảm quan hãnh diện về vai trò quan trọng đối với vấn đề nuôi dưỡng con cái. Ngài đã cho việc đóng góp của họ là những gì “bất khả thay thế” và liệt kê những gì được Ngài gọi là “ưu tiên” của họ trong “lãnh vực yêu thương”.
Đi đây đó rất nhiều ở Hoa Kỳ, gặp gỡ cũng như nói chuyện với hằng ngàn ngàn người Công Giáo, tôi nghĩ rằng tôi có một nhận định ở một mức độ chính xác nào đó, ở chỗ có rất nhiều phụ nữ trong những năm chăm sóc cho con cái, hay thậm chí ở cả những năm còn trẻ trung, đã hoàn toàn đồng ý với những gì được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết về ơn gọi của nữ giới là làm mẹ.
Tôi tin rằng Ngài đã đóng một vai trò quan trọng nơi quyết định của một số nữ giới về việc họ cần phải hết sức nhiệt thành với vai trò làm mẹ của họ.
Đồng thời các vị đại diện của Tòa Thánh ở các Hội Nghị của Liên Hiệp Quốc khác nhau đã trình bày những gì nữ giới cần làm, khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng việc giáo dục của nữ giới, một phương cách tạo nên những cơ hội hoạt động cũng như những vai trò có tầm ảnh hưởng tới chính sách của quốc gia, của công chúng.
Như thế, cho dù nữ giới có bỏ việc đi làm hay chăng, nếu họ nghe theo giáo huấn của ĐGH Gioan Phaolô II, họ sẽ hiểu hơn nữa ơn gọi trọn vẹn của họ, ơn gọi làm nữ giới và làm mẹ, trong gia đình cũng như trong cộng đồng xã hội. Họ còn có thể hiểu rõ hơn nữa việc chăm sóc con cái là việc ưu tiên của họ.
Vấn Những yếu tố thực tế chính yếu nào đã đòi buộc nữ giới phải đi vào con đường quyết định trở thành một người làm mẹ ở nhà?
Đáp Đây quả thực là một vấn đề tế nhị, vì có rất nhiều lý do riêng đối với một quyết chọn làm như thế. Có một số lý do tôi thấy được, đó là vấn đề tin rằng một người mẹ tốt không thể nào bị chi phối bởi những đòi hỏi bỏ nhà đi làm; đó là ước mong được có một gia đình đông đảo; đó là kinh nghiệm hay niềm tin cho rằng việc bỏ nhà đi làm không mãn nguyện bằng việc ở nhà làm mẹ; và đó là việc thiếu tính cách gắn bó thực sự giữa nghề nghiệp với bất cứ một thứ công việc riêng tư nào.
Có một yếu tố tôi thường nêu lên, mặc dù, một lần nữa, có vẻ huyền thoại, đó là tình trạng bất thành hay tâm trạng cảm thấy bất ổn đối với vấn đề xác đáng của việc sắp xếp và khó khăn cần phải có để làm sao có thể phối hợp tốt đẹp giữa các thứ nhu cầu cũng như những sinh hoạt của con cái với những nhu cầu và đòi hỏi của một công ăn việc làm.
Đặc biệt là ở một trung tâm đô hội như Washington đây, thì khoảng cách giữa sở làm, học đường và nhà ở, cùng với cái khổ sở của việc di chuyển hằng ngày lâu lắc trên những xa lộ đông xe, thực sự cũng góp phần vào vấn đề này nữa.
Có thể kể đến một lý do thông thường nữa là tình trạng bất lực trong việc tìm được một việc làm với số lương có thể bù đắp được số tiền đắt đỏ gửi con cái, vấn đề di chuyển v.v. Và tình trạng sau cùng tôi nhận thấy ảnh hưởng đến vấn đề nữ giới ở nhà đó là vấn đề người chồng có khả năng kiếm đủ lợi tức để người vợ có thể bỏ việc đi làm kiếm tiền.
Tôi nghĩ có hai “yếu tố về hoàn cảnh” nữa cũng chi phối đến những quyết chọn của nữ giới về việc đi làm. Yếu tố thứ nhất đó là việc những người làm chủ vẫn tiếp tục sắp xếp các công việc cho thành phần “nhân viên lý tưởng” mà thôi, tức cho mẫu người không phải mang trách nhiệm coi sóc con cái. Trong một thế giới kinh tế rất gay go và toàn cầu này thì nhu cầu cần phải làm sao cho có hiệu năng và lượng chất thường lất át những nhu cầu của gia đình cần nhiều giờ với con cái.
Yếu tố thứ hai, tôi thường nghĩ bụng nếu chiều hướng liên quan cả đến những đứa con rất nhỏ trong việc sắp xếp dạy dỗ và sinh hoạt của chúng cũng vẫn không thể nào thuyết phục được một số bà mẹ nghĩ rằng họ chắc chắn có nhiều giờ hơn những gì thực sự cần thiết trong việc họ chuyên chở con cái của họ đi từ nơi này đến nơi kia.
Vấn Bà nghĩ sao về hiện tượng sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh làm mẹ và công ăn việc làm như thế?
Đáp Xét về phương diện đây là một hiện tượng, thì trong một xã hội Hoa Kỳ đa số các bà mẹ cũng bỏ nhà đi làm, tôi nghĩ nó thực sự là một cái gì giống nhau nơi cả quyết định một nhà bỏ không đi ra ngoài làm việc, hai là chấp nhận những địa vị có tầm ảnh hưởng thấp kém để có giờ ở với con cái hơn.
Hình ảnh làm mẹ và làm việc sẽ bị ảnh hưởng bởi những khuynh hướng này ra sao thì dường như lệ thuộc vào cách chúng được cắt nghĩa.
Phải chăng chúng là, chẳng hạn, hoa trái của một thứ phân tích về luân lý, của một thứ đáp ứng cho những như cầu con cái không thỏa nguyện? Phải chăng chúng là một hiện tượng về kinh tế, thành quả của một thứ công việc khó khăn và của thị trường lợi tức, hay của các ân huệ bất cân đối giành cho thành phần may mắn? Phải chăng chúng là những phản ứng ngược lại với kinh nghiệm của những người đàn ông “loại chuột đua” đã từng chạy quá lâu?
Một yếu tố khác nữa có thể ảnh hưởng tới hình ảnh về lâu về dài của vai trò làm mẹ và làm việc. Nếu tình trạng thực sự diễn tiến cho tới độ nữ giới bắt đầu càng ngày càng biến mất khỏi lực lượng làm việc, bao gồm cả việc biến mất khỏi những vị thế có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chính sách chung cũng như đến tương lai của chính quyền, của thương mại, của truyền thông, của giáo dục và của nghệ thuật, thì sẽ phát hiện một vấn đề trầm trọng.
Phải chăng tương lai của tất cả những lãnh vực được quyết định phần lớn bởi những ai không có trách nhiệm đáng kể nào đối với con cái cả? Tức được quyết định bởi những con người nam nữ độc thân, cũng như bởi những nam giới lập gia đình song đã có vợ thực sự thi hành tất cả những việc chăm sóc con cái? Tôi không nghĩ rằng dấu chỉ thời đại cho thấy hiện lên một tương lai như thế.
Trái lại, dường như những vấn đề mà các gia đình, những chủ nhân ông và các cộng đồng xã hội trong tương lai… sẽ là những vấn đề về cách thức làm sao để cùng một lúc tôn trọng việc ưu tiên của chúng ta đối với con cái, đối với những mục tiêu nghề nghiệp của nữ giới cũng như đối với những mục tiêu của công ăn việc làm.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu do Zenit phổ biến ngày 8/2/2004.
Niềm Vui Được Làm Một
Người Nữ của Thiên Chúa
Nữ giáo sư triết gia hưu trí Ronda Chervin, ở Hebbronville, Texas, một tác giả
trở lại Công Giáo, đã cảm thấy thúc đẩy phải nói lên niềm vui của mình khi
được làm một người nữ của Thiên Chúa. Những cảm nhận của bà được thấy trong
cuốn “Thiên Chúa Kêo Gọi Những Người Nữ: 12 Hồi Niệm Tâm Linh”, một tuyển tập
do Christine Anne Mugridge thực hiện bao gồm 12 hành trình của 12 người nữ trở
về với Chúa Kitô và Giáo Hội. Sau đây là những gì bà Chervin đã chia sẻ với
Zenit về những minh thức của mình liên quan đến niềm vui tràn đầy Thiên Chúa
ban cho người nữ một khi họ biết hiến thân sống cho Chúa Kitô và Giáo Hội.
Vấn Ơn gọi đặc biệt của Thiên Chúa giành cho nữ
giới là gì? Ngài đã gọi bà ra sao?
Đáp Tông thư của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về
“Phẩm Giá và Ơn Gọi Nữ Giới” đã diễn tả điều này rất tuyệt vời.
Nữ giới được kêu gọi để chẳng những mang những đặc tính nữ giới đặc thù của
mình được Thiên Chúa tạo dựng và ban tặng như là một ân huệ đến cho tất cả
những ai họ có dính dáng liên hệ. Ngoài ra, họ cũng đáp ứng một ơn gọi riêng,
như trường hợp của các người nữ được Chúa Giêsu gặp gỡ trong các Phúc Âm.
Chẳng hạn như Maria Mai Đệ Liên có ơn gọi khác với Maria Mẹ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã gọi tôi vào năm tôi 20 tuổi với tâm trạng vô thần. Từ hồi đó,
tức vào năm 1958, Tôi đã có 3 hình ảnh về nữ giới: hình ảnh thứ nhất là
Scarlett O’Hara của cuốn phim “Bay Theo Chiều Gió”, tiêu biểu cho một thứ nữ
giới “femme fatale” lòe loẹt; hình ảnh thứ hai là nhân vật mang tên Melanie,
cũng trong cùng cuốn phim này, tiêu biểu cho một thứ nữ giới truyền thống, dịu
dàng, nhân ái, hiền lành; và hình ảnh thứ ba là Katherine Hepbum, một nữ kịch
sĩ, tiêu biểu cho một thứ nữ giới phóng khoáng, dí dỏm, trí thức hơn.
Khi tôi gặp gỡ các người phụ nữ Công Giáo vây quanh đại triết gia Dietrich Von
Hildebrand, sau đó tôi đọc về các vị nữ thánh nhân, tôi mới lạ lùng thấy được
rằng có một số nữ nhân thánh đức có thể hăng máu như Scarlett nhưng được ân
sủng biến đổi, dịu dàng như Melanie nhưng không yếu đuối, nổi tiếng và thu hút
như Katherine Hepbum nhưng không nghiệt ngã.
Khi tôi trở thành một người Công Giáo tôi cũng không biết rõ tôi phải trở
thành một thứ nữ giới nào nữa, nhưng tôi biết rằng nó phải là một cái gì đó
tuyệt vời tốt đẹp hơn việc chỉ là một nhóm tế bào nở ra thành một thứ bản ngã,
siêu ngã và ID theo kiểu của Freud, như hầu hết các nhà vô thần nghĩ về bản
tính hạn hẹp của tất cả mọi con người.
Vấn Đề tài về vấn đề hồi niệm tâm linh của bà
trong cuốn sách này là gì? Tại sao bà cảm thấy bị thúc đẩy viết về niềm vui
được làm một người nữ của Thiên Chúa?
Đáp Phần đóng góp của tôi trong cuốn sách này
mang tựa đề là “Niềm Vui Được Làm Người Nữ của Thiên Chúa”. Tôi đã cảm thấy bị
thúc đẩy để bày tỏ niềm vui của mình vì rất nhiều phụ nữ Công Giáo lãnh nhận
phép rửa như trẻ em đã không hiểu được cái tương phản giữa tính cách trống
rỗng nơi vai trò nữ giới theo vô thần với cái phong phú của ơn gọi nữ giới
Công Giáo.
Sau khi bị bắn gục bởi cố gắng trở thành một Katharine Hepburn theo kiểu học
hỏi triết lý, cũng như bởi cố gắng song bất thành để trở thành một Scarlett
O’Hara theo kiểu cách của những hành động yêu thương rắc rối, tôi đã có ý đi
đến chỗ tự tử.
Cho dù có nhiều phụ nữ trẻ Công Giáo hiện nay đang thất vọng vì những kinh
nghiệm thê thảm trong thời thơ ấu, cũng có rất nhiều người thuộc thời của tôi
được dưỡng dục với cảm quan làm nữ giới là dịp để được tình yêu làm cho nên
viên trọn: tình yêu Thiên Chúa, tình yêu người nghèo, tình yêu gia đình theo
ơn gọi sống đời tu trì, sống đời hôn nhân, sống đời làm mẹ hay sống đời độc
thân.
Cho dù đời sống hôn nhân và gia đình của tôi xẩy ra một số thảm cảnh kinh
hoàng, tôi vẫn rất hạnh phúc say mê tâm hồn cũng như thân thể của người chồng
tương lai của mình. Tôi rất hạnh phúc cảm nhận cái cá thể đặc thù nơi mỗi một
người con của tôi, cho dù tôi cảm thấy việc dưỡng dục chúng rất ư là khó khăn.
Nhất là, hay biết mấy đối với những triết gia, thành phần cả ngày thường suy
nghĩ về những tư tưởng, ra tay dạy cho những đứa nhỏ cách cột giây giầy của
chúng?
Cho dù có nhiều vấn đề đối với việc làm một phụ nữ giáo sư trong một lãnh vực
triết học hầu hết của nam nhân, tôi cũng cảm thấy hân hoan giảng dạy theo kiểu
cách căn bản của nữ giới, ở chỗ phối hợp đầu óc với con tim, chú trọng nhiều
tới các nhu cầu của từng sinh viên một.
Trên hết, niềm vui được làm một người nữ của Thiên Chúa là được trở thành một
người yêu của vị tình nhân thần linh toàn hảo như được cảm nghiệm thấy nơi
việc Hiệp Lễ hằng ngày.
Vấn Trong một thế giới đầy những căng thẳng và đấu
tranh, một người nữ Kitô giáo có thể mong đợi được hưởng bao nhiêu hạnh phúc ở
phía bên này của thiên đường?
Đáp Không một người nào, dù nữ hay nam, có thể
được hạnh phúc trên đời này nếu họ không có những mục đích thực tế. Nếu mục
đích của quí vị là loại trừ trên thế gian này hay trong đời sống riêng của
mình tất cả mọi thứ căng thẳng và đấu tranh, quí vị sẽ không bao giờ được hạnh
phúc cả.
Nếu mục đích của quí vị là sự dụng những tặng ân của Thiên Chúa để yêu thương
từng người Thiên Chúa sai đến cho quí vị mỗi ngày, bằng việc hiến cho họ những
nụ cười an ủi, bằng việc khích lệ họ, bằng việc cảm thông và hỗ trợ những khó
khăn thử thách của họ, thì quí vị mới luôn cảm thấy hạnh phúc, cho dù có ở
giữa tình trạng căng thẳng và tranh đấu.
Người nam bình thường cảm thấy hạnh phúc một cách nào đó khi đạt được những
mục tiêu hoạt động cho dù đời sống tư của họ không cao cả gì. Thế nhưng, hầu
hết nữ giới, vì những lý do tôi sẽ cắt nghĩa sau, sẽ không hạnh phúc tí nào
nếu họ không ban tặng tình yêu cho những người khác một cách thân tình, cho dù
họ có hoạt động tốt đẹp trong việc làm của họ đi nữa.
Vấn Những yếu tố chính yếu nào khiến cho phụ nữ
Kitô giáo cảm thấy không đực hạnh phúc?
Đáp Những mong ước không thực tế về mình cũng
như về kẻ khác là những gì làm cho chúng tôi cảm thấy không được vui. Những
thứ ảo tưởng cho là mình mỹ miều, thông minh và thành đạt nhiều theo nghĩa thế
gian, hay những thứ ảo tưởng trong vấn đề tìm kiếm một người bạn trai tuyệt
vời, một người chủ, một người chồng, một vị chủ chiên trọn hảo v.v. đều là
những gì dẫn tới chỗ vỡ mộng và cay đắng.
Bình thường thì những
thứ nhu cầu này phát xuất từ thời thơ ấu thiếu an vui. Một người con gái được
thương mến vì bản thân thực hữu nữ nhi của mình, kể cả những yếu kém và giới
hạn của mình, có lẽ sẽ ít tìm kiếm những thứ bù đắp khen tặng cho sự thành đạt
bề ngoài của mình.
Đối với nữ giới Kitô hữu thì vấn đề này có thể mặc hình thức muốn trở thành
một người môn đệ hoàn hảo của Chúa một cách đặc biệt, trái ngược với việc làm
một tội nhân cần phải gắng gỏi như tất cả mọi người khác và phó mặc cho Thiên
Chúa việc làm cho chúng ta trở thành những vị thánh theo đường lối chuyên biệt
thường thương đau của Ngài. Việc tôn thờ ngẫu tượng đối với những hình ảnh mơ
tưởng về bản thân và việc khâm phục lý tưởng bất khả đạt khác đều là những gì
dẫn tới bất mãn và thất vọng.
Chúng ta cần phải nhận mình là những tội nhân nhỏ bé đáng chê cười, yếu đuối
mỏng dòn, nỗ lực vươn lên, những tội nhân cần đến lòng xót thương và ơn tha
thứ. Chúng ta càng tin là chúng ta được thứ tha chúng ta càng có thể tha thứ
cho kẻ khác.
Vấn Những yếu tố nào làm tăng thêm cơ hội để phụ nữ
Kitô giáo cảm thấy hạnh phúc ở đời này, và tại sao lại như thế?
Đáp Những người phụ nữ hạnh phúc là những người
biết làm giãn cơn khát khao của mình về một thứ tình yêu tuyệt đối ở nguồn
suối tình yêu của Chúa Giêsu. Việc làm giãn cơn khát khao này cũng có thể xẩy
ra với cả những đòi hỏi yêu thương thấp hơn về những con người hạn hữu, bằng
cách tri ân đáp ứng về hết mọi điều thiện do cũng những con người hạn hữu ấy
cống hiến cho mình mỗi ngày, bất kể họ bộc lộ cả những điều tiêu cực khác.
Vấn Câu trả lời của bà vừa rồi có thể áp dụng
cho cả nam lẫn nữ. Theo bà nghĩ thì ở đây hình thức đặc biệt nào giành cho
người phụ nữ?
Đáp Tôi nghĩ rằng cây bút tuyệt đại đã nói về nữ
giới Kitô giáo là Edith Stein, một phụ nữ duy nhất vừa là giáo sư vừa là triết
gia, rồi vừa là nữ tu Camêlô vừa là một vị thánh tử đạo.
Thánh Edith Stein dạy rằng vì thân thể của nữ giới là để làm nhà ở cho một hữu
thể con người tí hon, một hài nhi, thậm chí cả những người nữ giống như thánh
nữ không thụ thai cũng có sẵn một khuynh hướng muốn sống thân mật với những
người khác. Rốt cuộc thì “những người mẹ” lừng danh nhất của thế kỷ 20 đó là
Mẹ Têrêsa Calcutta và Mẹ Angelica, không mẹ nào là mẹ về thể lý cả.
Về phương diện tiệu cực thì ước muốn sống thân mật được bộc lộ qua tính cách
tò mò tọc mạch quá độ. Về phương diện tích cực thì nó cống hiến cho nữ giới
một góc cạnh của việc dưỡng nuôi và đồng cảm. Bởi thế, tôi xin được nói thêm
là những khuynh hướng yêu thương bị ngăn trở bởi việc đắng cay không chịu thứ
tha là những gì biến nữ giới đặc biệt trở thành một con người khốn khổ.
Vấn Nam nhân đóng góp những gì vào niềm hạnh
phúc của nữ giới Kitô giáo?
Đáp Những nam nhân thánh đức trong Thánh Kinh
từ Abraham tới Thánh Phaolô đều là những nam nhân cứng cát, bênh đỡ, cung ứng,
khôn ngoan, thông minh và lãnh đạo. Nữ giới tìm kiếm như thế nơi nam nhân Kitô
giáo, bởi vì cho dù là những nữ nhân tốt lành cũng có cùng những tính chất ấy
theo hình thức của một nữ nhân, nam nhân tốt lành cần phải có những phẩm chất
ấy theo hình thức nam tính của mình.
Nữ giới, dù độc thân, lập gia đình, làm mẹ hay sống đời tận hiến, đều lấy làm
sung sướng mang các tặng ân của mình ra phục vụ bổ khuyết khi sống với nam
nhân.
Trái lại, nam nhân cũng có tặng ân khác có thể mang đến cho người nữ, thành
phần nữ giới cần cảm thấy được mến chuộng. Một nam nhân có thể là một con
người tuyệt vời ở việc lãnh đạo, bênh đỡ và cung ứng cho những thân hữu nữ
giới của mình, nữ giới đồng nghiệp của mình, nữ giới phu nhân của mình, nữ
giới giáo xứ của mình, thế nhưng nếu nam nhân này không lấy gì làm thích thú
nơi họ trong việc đáp ứng những cá tính chuyên biệt của họ, họ sẽ cảm thấy họ
bị lừa dối.
Tại sao? Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, đã không tạo dựng nên chúng tôi như là
những ngôi vị sao bản mà là những ngôi vị cá thể chuyên biệt. Khi tạo dựng nên
chúng ta có nam có nữ, Ngài đã muốn nữ giới cảm nhận được những cái tôi chuyên
biệt của nam nhân nơi đời sống của họ và muốn nam nhân cũng cảm nhận những cái
tôi chuyên biệt của nữ giới nơi đời sống của họ.
Ngày xưa, khi mà hầu hết nam giới làm việc ở ngoài nhà và hầu hết nữ giới làm
việc ở trong nhà, nữ giới cảm thấy xấu nếu họ bị đối xử như là một thứ lao
dịch tại gia, và nam nhân cũng cảm thấy xấu nếu họ chỉ được khen tặng về đồng
lương của họ. Trong thời đại chúng ta đây, việc thiếu cảm nhận về khía cạnh
nồng hậu riêng tư này vẫn còn hiện diện ở những hình thức khác.
Tôi tin rằng chúng ta còn phải bước đi lâu lắm mới tới được chỗ liên hệ nam nữ
theo những gì Chúa Giêsu và Mẹ Maria muốn thấy nơi họ.
Vấn Đức tin và mối liên hệ với Chúa Giêsu đóng
vai trò ra sao nơi hạnh phúc của một người nữ? Nơi việc chữa lành thiêng liêng
cho một tình trạng bất hạnh?
Đáp Kinh nghiệm của tôi đó là những người nữ
nào đi lễ hằng ngày thường xuyên bao nhiêu có thể, (tôi đã bỏ hai đứa nhỏ sinh
đôi của tôi trong một chiếc xe đẩy để tham dự việc hiến lễ và hiệp lễ, cho dù
cặp sinh đôi này có vùng vẫy vì lâu la), để Chúa Giêsu có thể đến trong thân
xác của họ làm cho họ tràn đầy yêu thương.
Trong tông thứ về “Phẩm Giá và Ơn Gọi của Nữ Giới”, Đức Gioan Phaolô II vạch
ra rằng bất kể phụ nữ có bị đối xử thậm tệ đến đâu chăng nữa thì phẩm giá của
họ cũng phát xuất từ việc họ kết hợp với Thiên Chúa.
Đối với tôi, Thánh Lễ hằng ngày, việc tôn thờ Thánh Thể và việc liên lỉ đối
thoại trong nguyện cầu với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là những gì ban
cho tôi sự bình an và niềm vui ngay cả trong những lúc đầy khốn khó, chẳng hạn
như trong một thời gian ngắn xẩy ra một loạt cái chết tự nhiên của cha mẹ tôi
và chồng tôi, cũng như cái chết của thằng con trai tự vẫn của tôi.
Vấn Giáo Hội có thể làm gì để giúp đỡ những
người phụ nữ phải tranh đấu với niềm hạnh phúc?
Đáp Tôi thấy có nhiều phát triển nơi thừa tác vụ nữ
giới cho nữ giới ở cấp giáo xứ. Tình trạng thuận lợi về các vị cố vấn Kitô
giáo cũng giúp rất nhiều. Tôi đã sử dụng nhiều việc giúp đỡ của các trị liệu
viên tâm lý cũng như của các vị linh hướng để đi vào tận căn gốc của những
thái cực cảm xúc.
Johnnette Benkovic vừa mới bắt đầu một phong trào gọi là Nữ Giới của Ân Sủng
để mở màn những nhóm học hỏi tại các giáo xứ, nơi nữ giới có thể học hỏi hơn
nữa về vẻ đẹp của giáo huấn Giáo Hội cũng như để nâng đỡ nhau trong tình thân
hữu và nguyện cầu.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 29/1/2004.
Một Người Nữ Phi Châu đầu tiên lấy
bằng tiến sĩ ở Học Viện Thánh Kinh
Đó là nữ tu Mary Jerome Obiorah ở Nigeria đã lấy được bằng tiến sĩ về khoa thánh
kinh ở Học Viện Thánh Kinh của Tòa Thánh ở Rôma. Nữ tu này đã bày tỏ cảm nhận
của mình như sau:
“Nhờ những việc học hỏi này, tôi tin rằng tôi đã trở thành một Kitô hữu thâm tín
hơn, có một khả năng khá hơn để hiểu về chính bản thân mình cũng như về việc tôi
phục vụ các người khác. Tất cả những điều ấy làm hiện thực giấc mơ tôi đã ôm ấp
qua một thời gian dài cuộc đời của mình, một thời gian được chia làm hai giai
đoạn: giai đoạn thứ nhất, từ năm 1989 đến 1994, giai đoạn đầu tôi hoàn tất khoa
triết lý và thần học; giai đoạn thứ hai, từ năm 1995 tới nay, giai đoạn tôi theo
học ở Học Viện Thánh Kinh này”.
Nữ tu này đã đến Rôma theo học sau khi đã tuyên khấn lần đầu ở nhà mẹ của mình
là Dòng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.
Cái khó khăn nhất của nữ tu trong năm đầu học chuyên khoa ở Học Viện Thánh Kinh
này là “học các thứ cổ ngữ, Do Thái, Hy Lạp, là những thứ ngôn ngữ càng khó hơn
nữa khi chúng không còn thông dụng trao đổi nữa”.
Cuối cùng nữ tu này cũng đã lấy được mảnh bằng tiến sĩ: “Tôi sẽ trở về Phi Châu để thi hành việc tông đồ của tôi ở đó, ở nước Nigeria của tôi, và cũng ở những miền xung đột nữa”.
“Nữ Giới Trước Những Gì Thế Giới Mong Đợi”
Sáng Thứ Sáu 16/1/2004, ĐTC đã tiếp thành phần tham dự hội nghị toàn quốc của Trung Tâm Nữ Giới Ý Quốc, một hội nghị bàn về đề tài “Nữ Giới Trước Những Gì Thế Giới Mong Đợi”.
ĐTC trước hết nhắc đến việc Trung Tâm này “được tác động bởi những nguyên tắc Kitô giáo, thực hiện hết mọi nỗ lực để giúp cho phụ nữ hiểu được hơn bao giờ hết một cách hữu trách vai trò riêng của họ trong xã hội.
“Nhân loại ngày nay càng ngày càng cảm thấy nhu cầu cần phải cống hiến một thứ cảm quan và trách nhiệm cho một thế giới đang có những vấn đề mới gây ra tình trạng bất an và lộn xộn hiện lên hằng ngày. Kỷ nguyên hiện nay, được đánh dấu bằng sự kiện liên tục xẩy ra nhanh chóng những biến cố, đã từng được chứng kiến thấy nữ giới càng ngày càng tham dự vào hết mọi lãnh vực sinh hoạt về dân sự, kinh tế và tôn giáo, bắt đầu từ gia đình là tế bào đầu tiên và quan trọng nhất của xã hội loài người.
“Về phần mình, sự kiện này đòi họ phải chú trọng đến những vấn đề xẩy ra cùng với một viễn quan bao rộng trong việc đương đầu với những vấn đề ấy. Đối với nữ giới, vấn đề quan trọng là luôn ý thức được ơn gọi trọng yếu của mình, ở chỗ họ làm cho bản thân được nên trọn bằng việc ban phát yêu thương. Sức mạnh về luân lý và tinh thần của họ phát xuất từ nhận thức là ‘Thiên Chúa đã ủy thác một cách đặc biệt cho nữ giới con người, nhân loại.
“Chính đó là sứ vụ trên hết của hết mọi
người nữ, ngay cả trong Ngàn Năm Thứ Ba này. Hãy sống một cách trọn vẹn và đừng
làm cho mình bị thất đảm trước những khó khăn và cản trở chị em đụng độ trên
đường đi. Trái lại, hãy luôn tin tưởng vào ơn trợ giúp thần linh, hoàn thành sứ
vụ của mình một cách hân hoan, nói lên cho thấy ‘tinh hoa’ nữ giới của mình”.
Làm Sao Có Thể Cứu Vãn Cuộc Khủng Hoảng Nữ Giới
Bà Alice Von Hildebrand, ở New Rochelle, New York, phu nhân của triết gia Dietrich Von Hildebrand và là tác giả cuốn “Đặc Ân được Làm Phụ Nữ”, do Sapientia xuất bản, một tác phẩm cho thấy chính bà cũng là một triết gia, bà lấy bằng tiến sĩ triết ở Đại Học Fordham và hiện là giáo sư hưu trí ở Hunter College thuộc Đại Học Thành Phố Nữu Ước. Trong cuộc phỏng vấn với màn điện toán Zenit, bà đã chia sẻ cảm nhận của mình về phong trào nữ giới trong một thế giới đang bị tục hóa này, và cho biết người phụ nữ cần phải được nhắc nhở là việc họ làm trọn vai trò thân mẫu của họ có một giá trị khôn cùng trước nhan Thiên Chúa, tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy sức mạnh thiêng liêng nơi những gì nữ giới nhận thấy mình yếu kém, cũng như nơi việc lấy Mẹ Maria làm gương mẫu cho nữ tính của mình.
Vấn Động lực nào đã thúc đẩy bà viết cuốn sách này?
Đáp Chất độc của trào lưu tục hóa đã thấm nhập sâu rộng vào xã hội của chúng ta. Việc này đã diễn tiến như thế qua những giai đoạn. Nam nhân là nạn nhân đầu tiên của nó: Họ càng ngày càng tin tưởng rằng để tỏ ra ta đây, họ phải thành đạt trên thế giới. Thành đạt đây có nghĩa là tiền tài, quyền lực, danh vọng, tiếng tăm, sáng tạo, phát minh v.v.
Nhiều người trong họ đã hy sinh gia đình của họ để chiếm đoạt mục đích này: Họ về nhà chỉ để nghỉ ngơi hay vui thú. Việc làm là phần đời quan trọng của họ.
Vô số cuộc hôn nhân đã bị đổ vỡ vì thái độ này. Những người vợ đã có lý khi cảm thấy rằng họ là những gì phụ thuộc, một thứ xả hơi cần thiết. Những người chồng có ít giờ để trao đổi những cử chỉ yêu thương, vì họ quá bận rộn. Con cái rất ít khi thấy được người cha của chúng. Những gì người vợ cảm thấy đau khổ chẳng những có thể thông cảm được mà còn hợp tình hợp lý nữa.
Vấn Tại sao phụ nữ cần phải thâm tín rằng làm phụ nữ là một điều tốt lành?
Đáp Điều là lùng đó là phong trào nữ giới, thay vì làm cho nữ giới hiểu sâu xa hơn về vẻ đẹp cùng phẩm giá của vai trò mình làm vợ và làm mẹ, cũng như về quyền lực linh thiêng họ có thể tác hành trên người chồng của mình, lại làm cho họ tin tưởng rằng cả họ nữa cũng phải chạy theo ý thức hệ của trào lưu tục hóa: Cả họ nữa cũng phải tham gia tìm kế sinh nhai; cả họ nữa cũng phải làm sao chứng tỏ ta đây bằng việc chiếm được những mảnh bằng cấp, tranh đua với nam nhân nơi thị trường công ăn việc làm, chứng tỏ rằng họ cũng đâu thua kém nam nhân và khi có cơ hội còn có thể qua mặt nam nhân nữa là đàng khác.
Họ đi đến chỗ tin tưởng rằng nữ tính đồng nghĩa với yếu kém. Họ bắt đầu khinh thường những nhân đức, như nhẫn nại, vô vị kỷ, hiến thân, dịu dàng, và nhắm đến việc trở nên như nam nhân trong tất cả mọi sự. Một số trong họ thậm chí còn tin tưởng rằng họ cần phải sử dụng những thứ ngôn ngữ thô bạo để chứng tỏ mình là phái “mạnh” chứ không phải là những con phỗng mỏng dòn, mềm mại, ti tiểu như nam nhân vẫn nghĩ về họ.
Chiến tranh phái tính cứ thế tiếp diễn. Những ai rơi vào cái bẫy của trào lưu nữ giới đều muốn trở thành nam nhân trong tất cả mọi sự, và bán đi cái bẩm sinh của mình để đổi lấy một thứ canh hổ lốn. Họ trở thành mù quáng trước sự kiện là con người nam nữ, cho dù có phẩm giá bằng nhau về phương diện bản thể học, cũng vẫn được Thiên Chúa có ý dựng nên khác nhau: Ngài đã dựng nên họ nam nữ. Tương khắc song tương trợ.
Mỗi phái tính có những điểm mạnh của mình; mỗi phái cũng có những điểm yếu của mình. Theo dự án đang chúc tụng của Thiên Chúa, người chồng cần phải giúp cho vợ mình thắng vượt những cái yếu điểm này, để tất cả kho tàng nữ tính của họ được hoàn toàn nẩy nở, ngược lại cũng thế.
Có bao nhiêu nam nhân thực sự trở thành “chính mình” nhờ được vợ yêu thương. Có bao nhiêu người vợ được biến đổi bởi sức mạnh và lòng can đảm của chồng mình.
Thảm trạng của thế giới chúng ta đang sống đây đó là việc chúng ta trở thành những kẻ bội tín. Nhiều người đã loại bỏ những kho tàng được ban cho chúng ta từ mạc khải, từ siêu nhiên.
Nguyên tội thực sự là một cuộc tấn công vào bậc thang giá trị: Con người muốn trở nên như Thiên Chúa mà không cần đến Thiên Chúa. Hình phạt thì kinh hoàng: thân xác của con người nổi lên chống lại linh hồn của họ. Ngày nay, tình trạng lật ngược bậc thang giá trị này đã đi xa đến nỗi bị Peter Singer chối bỏ tính cách chủ trị của con người trên loài thú vật, và đến độ những con cá voi nhỏ được cứu trong khi những con người hài nhi lại bị sát hại.
Tất cả đều bị đảo lộn: các cuộc hôn nhân bị đổ vỡ; nhiều người thậm chí không còn nghĩ đến vấn đề hôn nhân nữa; tình nghĩa chỉ kéo dài bao lâu nó còn thỏa mãn họ. Những thứ liên hệ bất bình thường bị Plato hết sức lên án trở thành thời trang và cho rằng mình có quyền được ngang hàng với những thứ liên hệ do Thiên Chúa ấn định.
Vấn Làm sao sự yếu kém tự bản chất của nữ giới lại có thể được coi như là nguồn sức mạnh?
Đáp Theo quan điểm tự nhiên thì nam nhân mạnh hơn: chẳng những vị họ mạnh hơn về thể lý, mà còn vị họ có óc sáng tạo hơn, có nhiều sáng chế hơn và sản xuất nhiều hơn, hầu hết các tác phẩm về thần học, triết lý và nghệ thuật do nam nhân thực hiện. Họ là những viên kỹ sư giỏi, những kiến trúc sư hay.
Thế nhưng, sứ điệp Kitô giáo là thế này, tất cả mọi sáng chế này có giá trị đến đâu đi nữa, chúng cũng chỉ là tro buị so với mỗi tác động nhân đức. Vì tự bản tính, phụ nữ có mẫu tính, bởi hết mọi người nữ, dù lập gia đình hay không, đều được kêu gọi làm mẹ về sinh lý, tâm lý hay tâm linh, họ trực giác biết rằng việc ban tặng, nuôi dưỡng, chăm sóc cho kẻ khác, chịu đựng với kẻ khác và cho kẻ khác, bởi mẫu tính bao hàm cả chịu đựng, có một giá trị vô cùng trước nhan Thiên Chúa hơn cả việc chiến thắng các quốc gia và việc bay lên cung trăng.
Khi đọc truyện về cuộc sống của Thánh Têrêsa Avila hay Thánh Thérèse of Lisieux, người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng các vị luôn luôn nói về “nỗi yếu hèn” của mình. Đời sống của những phụ nữ anh hùng này, và nhiều đời sống như vậy, đã dạy cho chúng ta biết rằng việc ý thức và chấp nhận nỗi yếu kém của mình, cộng với lòng tin tưởng vô biên vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, đã ban cho những linh hồn này một thứ sức mạnh rất nhiều vì nó là những gì siêu nhiên.
Sức mạnh tự nhiên không thể nào đấu lại được với sức mạnh siêu nhiên. Đó là lý do tại sao Mẹ Maria, đấng diễm phúc, lại “mãnh liệt như đạo binh sắp hàng vào trận”. Thế nhưng, Mẹ lại được gọi là vị “Trinh Nữ khoan thay, nhân thay, diụ thay”.
Sức mạnh siêu nhiên này cho thấy, như Dom Prosper Gueranger đã đề cập đến trong “Phụng Niên”, là ma quỉ sợ hãi vị trinh nữ khiêm hạ này hơn cả Thiên Chúa, vì sức mạnh siêu nhiên của Mẹ đạp đầu hắn làm hắn nhục nhã hơn bởi sức mạnh của Thiên Chúa.
Đó là lý do tại sao Tên Gian Ác ngày nay đang thực hiện cuộc tấn công tàn hại nhất tấn công nữ tính chưa từng xẩy ra trong lịch sử thế giới. Vì càng gần đến ngày cùng tháng tận, và biết rằng cuộc thảm bại cuối cùng của mình sắp đến, hắn tắng gấp đôi nỗ lực để tấn công đại thù duy nhất của hắn là người nữ. Sáng Khởi Nguyên có câu: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người nữ”. Chiến thắng cuối cùng sẽ lọt vào tay người nữ này, như được thấy nơi người nữ rực rỡ mặt trời.
Vấn Tại sao bà nghĩ rằng phụ nữ có một quyền lực về luân lý?
Đáp Sứ vụ của phụ nữ ngày nay có một tầm vóc hết sức quan trọng. Ở một nghĩa nào đó, họ nắm trong tay chiếc chìa khóa sống lành mạnh, bước đầu tiên để tiến tới chỗ hoán cải. Vì siêu nhiên dựa trên tự nhiên, và trừ phi chúng ta trở về với tình trạng lành mạnh tự nhiên, bằng không tính cách cao quí của sứ điệp siêu nhiên sẽ không còn tác dụng gì nữa đối với hầu hết chúng ta.
Tại sao phụ nữ lại nắm được chiếc chìa khóa sống lành mạnh này? Vì việc họ chi phối nam nhân rất là nhiều khi họ thực sự hiểu được vai trò và sứ vụ của họ. Tôi không ngừng nghe thấy những vị linh mục thú nhận rằng các vị được ơn kêu gọi là nhờ bà của các vị hay mẹ của các vị.
Thánh Monica, trong việc hợp tác với Thiên Chúa, đã mang về cho Thiên Chúa đứa con hoang đàng của mình. Mẹ của Thánh Bênađô, mẹ của Thánh Phanxicô Salêsiô (người mẹ chỉ lớn hơn con có 15 tuổi), và mẹ của Thánh Don Bosco là những yếu tố chính yếu trên con đường thiêng liêng nên thánh của các vị.
Vấn Mẹ Maria là mô phạm của nữ tính như thế nào?
Đáp Giới phụ nữ nắm trong tay chiếc chìa khóa này là vì họ là những bảo quản viên đức tinh tuyền. Điều này đã rõ ràng hiện lộ nơi cấu trúc của thân thể họ, một cấu trúc tinh tuyền che giấu những bộ phận kín đáo của họ. Vì những bộ phận của họ được “che kín”, nói lên tính cách mầu nhiệm và thánh hảo của mình, người phụ nữ được một đặc ân hết sức lớn lao trong việc được cùng phái tính với vị diễm phúc, đó là Mẹ Maria, vị thánh hảo nhất trong tất cả mọi thụ tạo.
Trào lưu phụ nữ được bắt đầu từ các quốc gia Tin Lành, vì lý do rõ ràng đó là họ đã quay lưng lại với Mẹ của Chúa Kitô, như thể Đấng Cứu Thế cảm thấy bị hụt hẫng trong việc được tôn kính hướng về người Mẹ dấu yêu của Người vậy.
Mẹ Maria, vị đã được ám chỉ đến một cách hiển vinh trong Sách Khải Huyền, là mô phạm của nữ giới. Chính việc hướng về Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và chiêm ngắm các nhân đức của Mẹ mà phụ nữ mới tìm lại được con đường trở về với vẻ đẹp cũng như với phẩm vị sứ vụ của mình.
Vấn Việc viết cuốn sách này đã giúp cho bà tăng thêm cảm thức biết ơn vì bà được làm phụ nữ ra sao?
Đáp Việc viết cuốn sách này đã là một đặc ân. Nó cho tôi có một cơ hội đặc biệt để suy niệm về sự cao cả nơi sứ vụ của nữ giới, theo gương Đức Trinh Nữ Maria.
Mẹ Maria dạy cho chúng ta hai qui tắc dẫn đến sự thánh thiện: Thứ nhất đó là: “Tôi là nữ tỳ Chúa. Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Qui tắn này cho thấy rằng sứ vụ của phụ nữ là làm sao để mình được phong phú bởi ân sủng, bởi việc lãnh nhận cách thánh hảo. Thứ hai là: “Hãy làm những gì Người bảo”.
Đó là chương trình thánh hảo Giáo Hội
cống hiến cho chúng ta. Chắc chắn là nếu nữ giới hiểu được sứ điệp này, thì đời
sống hôn nhân, gia đình và Giáo Hội sẽ thắng vượt cuộc khủng hoảng kinh hoàng
đang ảnh hưởng đến chúng ta đây. Vì phụng vụ đã nói: “Thiên Chúa đã đặt ơn cứu
độ trong tay một người phụ nữ”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu
của màn điện toán Zenit được phổ biến ngày 26/11/2003.
Ngày nay, đạo lý Kitô giáo còn bị cả trào lưu “văn hóa tử vong”, văn hóa duy nhân bản, tức trào lưu sống theo đạo làm người, mà là đạo làm người vô thần, nghĩa là đạo thờ thần tôi, đạo thờ nữ thần tự do, nổi lên chống đối nữa, càng ngày càng quyết liệt, nhất là về mặt luân lý liên quan đến quyền làm người tuyệt đối, quyền tự quyết hết mọi sự theo ý mình, kể cả sự sống của con người. Điển hình nhất là Hội Nghị Về Dân Số ở Cairô nước Ai Cập vào năm 1994. Để có thể cảm nhận được sức bung phá và hận thù như thế nào phát ra từ những con người văn minh đang có thế hoạt động trên bình diện quốc tế qua Hội Nghị này, trước hết chúng ta hãy nghe cảm tưởng của Đức Tổng Giám Mục Renato Martino, vị đại biểu của Tòa Thánh tham dự Hội Nghị, cho biết như sau:
· “Tôi lãnh đạo phái đoàn đại biểu của Tòa Thánh ở Cairô (năm 1994). Tôi có thể cho quí vị (phóng viên nguyệt san Inside The Vatican 8-9/1999, trang 67) biết là ở Hội Nghị Cairô chúng tôi có rất nhiều người, nhiều vị đại biểu, nhiều phái đoàn đại biểu và nhiều người khác nữa chống lại chúng tôi. Chúng tôi thật là đau khổ khi thấy được tình trạng hận thù này. Tôi sẽ không đề cập đến thành phần thù hận chúng tôi làm gì, mà chỉ cho quí vị biết những gì đã xẩy ra tại Hội Nghị Cairô thôi.
“Trong việc thương thuyết vào lúc cuối cùng của cuộc Hội Nghị Cairô, nhóm phác họa vấn đề đã đi đến kết luận thiên về việc phá thai, và vị chủ tọa của nhóm này bắt đầu kêu gọi các phái đoàn đại biểu mà ông biết là thích phá thai. Thế rồi, chỉ vào phút cuối cùng – chỉ vào phút cuối cùng mà thôi – ông mới nhường lời cho Tòa Thánh. Dĩ nhiên là Tòa Thánh nói ‘Không đồng ý!’ – chống lại việc phá thai.
“Sau đó, ông ta cho giải tán phiên họp. Thế nhưng ông đã không thèm đếm xỉa gì tới 17 chữ ký của các phái đoàn đại biểu cùng chí hướng với Tòa Thánh yêu cầu được trình bày để chống lại việc phá thai. Và cái gì đã xẩy ra? Ngày hôm sau, các đầu đề của tất cả mọi tờ báo trên thế giới đăng là ‘Toàn Thánh Vatican Cản Trở Hội Nghị Cairô’, ‘Tòa Thánh Vatican Bị Cô Lập’, ‘Tòa Thánh Vatican Đơn Thân Độc Mã’ v.v… v.v.
“Hôm sau, vị chủ tọa ấy đã xin lỗi về đường lối ông điều khiển buổi họp cũng như về việc ông phải cho các phái đoàn đại biểu yêu cầu đêm hôm trước được phát biểu. Đây là những mưu mô và là những phương pháp – những mưu mô bẩn thỉu – họ chơi chúng tôi. Từ bấy giờ họ đã cố gắng cho tới cùng, trong các cuộc họp khác, để đẩy mạnh ý tưởng phá thai.
“Một mình chúng tôi phải chịu trận, nếu cần, để chỉ cần bảo vệ những gì Đức Giáo Hoàng đã nói. Chúng tôi thấy có một số nước, mặc dù đồng ý với những nguyên tắc được chúng tôi bênh vực, song vào phút chót, đã rút lui khỏi vị thế bênh vực của Tòa Thánh, chỉ vì những ý tứ về chính trị, mặc dù họ hoàn toàn chấp nhận nguyên tắc được Tòa Thánh bênh vực. Thế nhưng, vào giây phút cuối cùng họ lại nói: ‘Này, chúng tôi không muốn làm phiền đến người này, người kia hay người nọ’.
“Thế là, vì ý tứ chính trị, họ chấp nhận đứng ở vị thế mập mờ, và họ bảo vệ một vai trò mập mờ.”
Để theo dõi kỹ lưỡng hơn tiến trình chống lại “Phúc Âm Sự Sống” (tên của bức thông điệp Evanglium Vitae ban hành ngày 25/3/1995 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II) cũng là chống lại Giáo Hội, thẩm quyền bảo vệ lề luật Thiên Chúa, chúng ta hãy theo dõi bài tường thuật “Những Gì Đã Xẩy Ra Ở Hội Nghị Cairô” của Dale O’Leary được phổ biến trong tờ Nguyệt San Inside The Vatican 2/1999 (trang 85-87) sau đây.
· “Hội Nghị Quốc Tế Liên Hiệp Quốc về Vấn Đề Dân Số và Phát Triển năm 1994 đã được tổ chức tại Cairô trong việc đối đầu với những đe dọa của nhóm Hồi Giáo cực đoan và trách Tòa Thánh Vatican đã hợp tấu việc đàn áp nữ giới. Các tham dự viên chia rẽ nhau một cách dữ dội về vấn đề phá thai. Bên được dẫn đầu bởi phái đoàn đại biểu Hoa Kỳ thì tranh đấu về từ ngữ có thể đưa đến việc chấp nhận phá thai như một phần của vấn đề sức khỏe sinh sản. Bên kia chống lại bất cứ một áp đặt nào về việc phá thai đối với các nước đang coi phá thai là việc bất hợp pháp. Các vị đại biểu của Tòa Thánh đóng vai trò chủ động trong cuộc tranh luận, bênh vực sự sống và gia đình, bênh vực người nghèo và các quyền lợi đích thực của nữ giới.
“Hội Nghị Cairô không phải là hội nghị đầu tiên về vấn đềø dân số. Năm 1974 Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị về dân số tại Bucharest chấp nhận một Dự Án Thực Hiện Dân Số Thế Giới, đến năm 1984, hội nghị về dân số ở Thánh Phố Mễ-Tây-Cơ đẩy mạnh 88 đề nghị để thực hiện dự án này hơn nữa.
“Ở Hội Nghị Mễ-Tây-Cơ, phái đoàn đại biểu Hoa Kỳ dẫn đầu tranh đấu việc thêm chữ nghĩa vào các đề nghị để làm cho sáng tỏ vấn đề không được cổ võ phá thai như là một phương tiện kế hoạch hóa gia đình.
“Trong thập niên giữa Hội Nghị Mễ Tây Cơ và Cairô, Liên Hiệp Quốc Tế Hoạch Định Vai Trò Phụ Huynh (IPPF International Planned Parenthood Federation), các nhóm muốn kiểm soát dân số, và các nhóm phụ nữ cố gắng gây thêm ảnh hưởng của mình ở Liên Hiệp Quốc. Thay thế chính phủ Reagan và Bush, chính phủ Clinton đã ủng hộ vấn đề phá thai. Nắm được cơ hội này, những nhóm ấy chống lại ‘ngôn ngữ của Hội Nghị Mễ Tây Cơ’, thứ ngôn ngữ cần phải được bãi bỏ ở Hội Nghị Cairô.
“Ngoài ra, còn có những thay đổi thật nhiều trong giới những người để ý tới vấn đề kiểm soát dân số. Thành phần nữ giới ở các nước đang phát triển đã chống lại những chương trình kiểm soát dân số do các viên chức chính quyền bắt buộc họ nỗ lực đạt tới chỉ tiêu về việc thực hành ngừa thai hay hủy hoại bộ phận sinh sản. Những chương trình mới đã đề cao sức khỏe và quyền lợi phụ nữ. Theo bản tin tức chính thức của Hội Nghị Cairô thì ‘những mục tiêu của hội nghị này là tăng thêm quyền cho nữ giới – một tiến trình bao gồm việc cải tiến các khía cạnh về vị thế, sức khỏe, kiến thức và công ăn việc làm của họ – và bảo đảm quyền chọn lựa đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình’.
“Các cuộc hội nghị của Liên Hiệp Quốc được sửa soạn bằng những phiên họp dọn đường để soạn thảo sẵn các dự án thực hiện. Một cuộc họp như thế đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước vào tháng Ba năm 1994. Như đã dự định, ngôn ngữ được sử dụng trong Hội Nghị Mễ Tây Cơ đã được loại bỏ. Trong khi bản thảo không minh nhiên kêu gọi quyền phổ quát trong việc phá thai, nó cũng nói đến ‘vai trò làm mẹ an toàn’, đến ‘vấn đề phá thai không an toàn’, đến ‘vấn đề sức khỏe sinh nở và sinh dục’, đến ‘những quyền sinh sản và sinh dục’, đến ‘việc điều hòa thai nghén’ và đến ‘những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình toàn diện’ – những từ ngữ có trường hợp được xác định bao gồm cả trường hợp được phép phá thai. Có đoạn trong bản thảo viết như sau: ‘Những chương trình chăm sóc sức khỏe sinh dục và sinh sản, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phải giúp cho việc tự do chọn lựa tối đa bao nhiêu có thể’. Một đoạn khác viết: ‘Để giúp cho các cặp vợ chồng và cá nhân đạt được mục tiêu sinh sản’. Cụm từ ‘các cặp vợ chồng và cá nhân’ gợi lên cho thấy bản chương trình này khích lệ sinh hoạt dục tính ngoài hôn nhân. Bản văn cũng có các câu ‘các hình thức khác nhau của gia đình” và “các cuộc phối hợp khác” là những gì được một số nước Hồi Giáo cho rằng đó là nỗ lực của Tây phương trong việc cổ động vấn đề đồng tính luyến ái.
“Một bản văn thẩm quyền mang tựa đề ‘Việc Hoạch Định Sức Khỏe Sinh Sản và Gia Đình là Quyền Lợi của Con Người’ do Văn Phòng Tổng Thư Ký chính thức của Hội Nghị Quốc Tế về Dân Số và Phát Triển viết: ‘bước đầu tiên để tiến đến việc cải tiến sức khỏe của thành phần vị thành niên là cất đi những ngãng trở về pháp lý cũng như về qui lệ làm cản bước đường của họ đến với những dịch vụ ấy’. Điều này được coi như là một cuộc tấn công quyền làm cha làm mẹ.
“Chính quyền Clinton hết lòng ủng hộ chủ trương của bản thảo ấy. Năm 1994, chính quyền Hoa Kỳ đã tăng ngân khoản tài trợ cho các chương trình dân số quốc tế lên tới 600 triệu Mỹ kim. Trong cuộc họp sửa soạn cho Hội Nghị, các đại biểu Hoa Kỳ làm áp lực bắt các đại biểu Châu Mỹ Latinh không được chống đối. Marta Casco, một đại biểu ở Honduras, đã đứng lên phản đối áp lực của Hoa Kỳ và tỏ ra không ưng thuận với việc dùng từ ngữ của bản thảo.
Trong khi chờ đợi, Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ cho phổ biến một tập tổng hợp các bài viết mang tựa đề ‘Dân Số, Phát Triển và Vai Trò Nữ Giới: Cần Được Đồng Lòng Thỏa Thuận’, với lời giới thiệu của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Tổng Thống Al Gore. Hai trong các bài viết này được trích từ cuốn ‘Vượt Ra Ngoài Những Con Số: Một Dẫn Giải về Dân Số, về Việc Tiêu Thụ và Môi Sinh’ (Island Press, 1994), do Laurie Ann Mazur duyệt thảo. Một trong những bài viết ấy, ‘Cứu Xét Các Vấn Đề Đạo Lý’, Ruth lập luận rằng, việc từ chối không cho nữ giới có thể phá thai một cách an toàn hợp pháp vì những ‘niềm tin và thói tục lâu đời’ là điều bất nhân vô đạo’. Một bài viết khác, ‘Việc Cân Bằng Những Mức Độ: Chính Sách về Dân Số và Sức Khỏe của Phụ Nữ’, Adrienne Germain và Jane Ordway lập luận: ‘Việc ngăn ngừa trẻ vị thành niên có thai đòi phải được xã hội chấp nhận vấn đề giáo dục về tình dục và các dịch vụ về ngừa thai đối với đám tuổi từ 13 tới 19’ và ‘các dịch vụ hoạch định gia đình, bao gồm cả việc phá thai an toàn, phải làm sao cho thuận lợi, tính chất của nó phải được cải tiến và mục tiêu của nó phải được mở rộng’.
“Điều đáng để ý ở đây là chính phủ Hoa Kỳ xuất bản những bài viết chọn lọc này, những bài viết ăn rễ sâu vào trào lưu nữ giới, vào văn từ phản lại gia đình, tức là chính phủ Clinton đã tự đặt mình vào tư thế tương khắc đối nghịch với những quan tâm của Tòa Thánh.
“Ủy ban chính phát xuất ra việc sử dụng từ ngữ được bàn cãi này lại nằm dưới quyền chủ tọa của Fred Sai ở Ghana, chủ tịch của cơ quan Liên Hiệp Quốc Tế Kế Hoạch Hóa Vai Trò Phụ Huynh, một tổ chức đã hết mình vận động cho việc hợp thức hóa vấn đề phá thai.
Ngày 30 tháng 6 năm 1994, trên nhật báo Thời Điểm Trái Đất, tờ tổng hợp các cuộc hội nghị của Liên Hiệp Quốc, đã xuất hiện một nhan đề ‘Tòa Thánh Vatican Cương Quyết Giữ Vững Lập Trường Đối Với Hội Nghị Dân Số’. Trong số nhật báo này, Carla Shea, tay viết của tờ New York, đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Sai, mang tựa đề ‘Việc Sửa Soạn Cho Hội Nghị Cairô Bị Trầm Trọng’. Shea hỏi Sai: ‘Tôi có sai hay không khi đi đến kết luận rằng mục tiêu của hội nghị này là đặt lại vấn đề với chính những giả thiết và nền tảng ý hệ nơi trật tự xã hội cổ kính?’ Sai đã trả lời: ‘Đúng. Xác nhận ấy đúng. Đúng là như thế’…
“Việc Đức Thánh Cha phê phán về bản thảo (theo tác giả lần 1 ngày 19/3/1994, qua bức thư riêng gửi cho mọi vị quốc trưởng, và 3 lần sau qua các Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin hay Triều Yết Chung vào tháng 3, 4 và 8) đã làm bùng lên hàng loạt cuộc tấn công Tòa Thánh Vatican cũng như tấn công giáo huấn Công Giáo đối với vấn đề tính dục, sự sống và nữ giới. Mặc dầu Đức Thánh Cha đã kêu gọi nhiều lần việc tôn trọng nữ giới và việc bênh vực nữ giới, Tòa Thánh cũng vẫn bị tố cáo là chống lại việc giải phóng nữ giới.
“Trong khi có một số người ửng hộ bản thảo cho rằng Tòa Thánh Vatican đã hiểu lầm nó và cho rằng văn kiện này không tấn công gia đình hay vấn đề phá thai, thì lần nào các vị đại biểu yêu cầu các câu định nghĩa loại trừ vấn đề phá thai ra cần phải cho vào bản thảo họ đều bị chống đối kịch liệt.
“Ngày 5 tháng 9 năm 1994, ngày khai mạc hội nghị, Gro Brundtland, Thủ Tướng nước Na-Uy, kêu gọi ‘việc tha phép cho phá thai’ như là ‘một phương thế cần thiết trong việc bảo vệ sự sống của nữ giới’.
“Những phần tử của Các Tổ Chức Ngoài Chính Quyền (NGO: Non-Government Organizations) được phép phát biểu trong hội nghị cũng như được phép vận động các đại biểu. Một số đã cổ võ ‘quyền’ cho nữ giới phá thai. Francis Kissling, chủ tịch tổ chức Các Người Công Giáo Tự Do Chọn Lựa, một nhóm bị các giám mục Hoa Kỳ cho de, đã lợi dụng vị thế là một tổ chức ngoài chính quyền của mình để tấn công Tòa Thánh Vatican. Muthgard Toewe, thuộc nhóm Linh Động Truyền Thông với Nữ Giới theo Văn Hóa của Họ, tuyên bố rằng: ‘Mọi người phụ nữ đều có quyền – vì đó là một phần thuộc phẩm vị cũng như nhân quyền của họ – trong việc phá bất cứ một cái thai nào không cần thiết’.
“Tuy nhiên, có một vài đại diện của các tổ chức ngoài chính quyền thuộc các Đệ Tam Quốc Gia đã phê bình việc Liên Hiệp Quốc đang nhấn mạnh đến vấn đề ngừa thai đối với người nghèo. Margaret Ogla, một bác sĩ nhi đồng ở Kenya, đã nói đến những nạn ở xứ sở của mình: ‘Chúng tôi đang hết cả thuốc chính ngừa. Chúng tôi không có lấy cả ống tiêm, cả mũi chích, cả thuốc khử trùng, cả thuốc trụ sinh, thế mà các Trung Tâm An Sinh Gia Đình của chúng tôi lại không bao giờ thiếu các đồ dự trữ cho việc kiểm soát sinh sản. Nữ giới chết xuất huyết bởi các thứ thuốc IUD’
“Zainab Sa’id Kabir, một giáo sư của Đại Học Bayero ở Nigeria, cũng phàn nàn rằng việc quá chú trọng tới ‘sức khỏe sinh sản’ đã đưa đến việc chểnh mảng chăm sóc sức khỏe căn bản: ‘Ở Châu Phi chúng tôi không chăm sóc về y tế cho lắm, chúng tôi không có các thứ thuốc kháng tố, song lại có đầy những thứ ngừa thai… Chúng tôi không thể nào không nghĩ rằng các thành phần viện trợ đã có những mưu đồ bí ẩn nào đó’.
“Henri Boulad, Giám Đốc của tổ chức Caritas Ai Cập, đã thách thức thuyết chủ trương dân số tăng gây ra nghèo khổ rằng: ‘Các trường hợp ở Ai Cập, Ấn Độ và Trung Hoa cho thấy việc tăng nhân số thực sự giúp cho các xứ sở ấy thoát được cảnh nghèo khổ. Vì tình trạng phong phú của một xứ sở là chính dân chúng của mình, nên việc tăng dân số lên thực sự không nguy hiểm bằng việc giảm dân số xuống… nạn dân số tăng quá nhiều là chuyện hoang đường, một chuyện vì được lập đi lập lại và tuyên truyền mới trở thành một tín điều vậy thôi’.
“Cuộc tranh cãi giữa những vị đại biểu xẩy ra dữ dội. Đến lúc căng thẳng nhất thì Dr. Sai đã đổ lỗi cho Tòa Thánh Vatican là gây cản trở cho việc đồng lòng thỏa thuận với nhau. Vào ngày 8 tháng 9 năm 1994, nhật báo Terra Viva, tờ tường thuật về các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, đăng một đầu đề: ‘Các quyền của nữ giới bị giữ làm con tin: Nạn nhân của tình trạng thiếu đồng ý về việc phá thai’. Một bức tranh hí họa vẽ một đấng bậc Công giáo đang cau mày giữ chặt lấy cây thập giá và quay lưng lại với một đám đông đa văn hóa đang cầm các bảng hiệu yêu cầu ‘cùng nhau đồng thỏa thuận lòng’ và ‘dung hòa’.
“Thật ra, không có một sự thỏa thuận nào cả, vì các đại biểu của các nước Hồi Giáo và Công Giáo lo ngại là, nếu ngôn từ đang tranh luận về sức khỏe sinh dục và sinh sản được chấp nhận, thì việc ngoại quốc viện trợ sẽ dính liền với việc chấp nhận các chương trình cổ võ phá thai hay làm băng hoại các giá trị tôn giáo. Hội nghị đã đi đến chỗ tắc nghẽn.
“Bấy giờ phái đoàn đại biểu Ai Cập mới đề nghị dung hòa: vấn đề ngôn từ về sức khỏe sinh dục và sinh sản vẫn để nguyên trong bản văn, nhưng sẽ được thêm vào ở đầu văn kiện một chapeau (đoạn rào đón) là vấn đề thực hiện Chương Trình Thực Hiện là quyền tối hậu của mỗi quốc gia đối với việc hoàn toàn tôn trọng các giá trị đạo giáo và luân thường khác nhau của dân chúng.
“Bản Chương Trình Thực Hiện cũng nói rõ ràng là hội nghị không có thẩm quyền ban bố các thứ nhân quyền mới, như thế là phủ nhận chủ trương ‘các quyền sinh sản và sinh dục’. Ngôn từ của Hội Nghị ở Mễ Tây Cơ không bị bãi bỏ. Thay vào đó, thành ngữ đã được chấp nhận ở Hội Nghị Mễ Tây Cơ – ‘không có một trường hợp phá thai nào được cổ võ như phương pháp kế hoạch hóa gia đình’ – xuất hiện ở hai phần tách biệt. Chương Trình Thực Hiện cũng xin tài trợ 17 tỉ rưỡi Mỹ kim cho các chương trình kiểm soát dân số.
“Cả hai phía đều cho rằng mình thắng. Một nữ phát ngôn viên cho Tổ Chức Đại Đa Số Nữ Giới cho rằng Bản Chương Trình Thực Hiện được chấp thuận là ‘cái tát vào nỗ lực của Tòa Thánh Vatican trong việc làm trật đường rầy tình trạng phát triển của giới phụ nữ’.
“Olivia Gans, đại diện tổ chức Liên Hiệp Quyền Sống Quốc Tế cho rằng bên mình thắng, vì ngôn từ của Hội Nghị ở Mễ Tây Cơ vẫn còn giữ nguyên.
“Một số người ủng hộ bản thảo nguyên thủy công nhận là họ không thắng nổi ở những vấn đề then chốt. Jan Pronk, một đại biểu ở Nertherlands phàn nàn rằng: Câu ‘quyền sinh dục’ bị loại bỏ thật là đáng tiếc”.
Tuy nhiên, theo George Weigel, một trong những bình luận gia hàng đầu về tình hình luân lý và xã hội ở Hoa Kỳ, cũng là tác giả viết cuốn tiểu sử chân thực nhất về Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua cuốn “Witness to Hope” (Cliff Street Books, 1999), thì:
· “Việc thảm bại của chính quyền Clinton cũng như của nhóm liên minh quốc tế ở hội nghị dân số Cairô chắc chắn không phải là thành quả của riêng một mình Tòa Thánh… Tất cả những yếu tố này (được tác giả cho biết là do khối các quốc gia đệ tam thực hiện từ hai hội nghị dân số trước đó cho tới hội nghị lần ba đây), cộng với những can thiệp của Tòa Thánh (như những lần Đức Thánh Cha chính thức công khai liên tục lên tiếng chống lại tinh thần và hình thức của bản thảo đề ra cho hội nghị dân số ở Cairô vào tháng 9, qua các Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hằng tuần hay các Buổi Triều Kiến Chung mỗi ngày Thứ Tư hằng tuần, được tác giả liệt kê ở trang 723-724, chẳng hạn các ngày 12/6, 19/6, 22/6, 26/6, 3/7, 10/7, 17/7, 24/7, 31/7, 7/8, 14/8, 28/8/1994, nhất là lời Ngài viết gửi cho mọi vị quốc trưởng ngày 19/3/1994, trong đó, cả tác giả cuốn sách này, ở trang 718, và tác giả của bài viết trên đây, trang 86, đã trích lại cùng câu: ‘Có lý do để mà sợ rằng bản thảo ấy có thể gây ra một tình trạng suy thoái về luân lý khiến cho nhân loại bị thụt lùi một cách trầm trọng’), đã giúp vào việc chuyển hướng mẫu thức kiểm soát của hội nghị dân số ở Cairô từ ‘việc kiểm soát dân số’ đến ‘việc cho quyền nữ giới’… Nếu mẫu thức trao quyền cho nữ giới được phối hợp với việc tái sinh hóa đời sống gia đình cũng như việc tái xác nhận quyền năng làm mẹ của nữ giới, hơn là với cuộc cách mạng dục tính như đang diễn tiến nơi thế giới các nước phát triển, thì trên cầu trường chính trị quốc tế ở thế kỷ 21 sẽ xẩy ra khác hẳn…
“Hội nghị Cairô đã diễn tiến như thể hoàn toàn không đếm xỉa gì tới cuộc vận động của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong những tháng trước đó…
“Ai cũng nắm chắc được là trong tương lai vẫn không thể nào thoát được những cuộc đối chọi tương tự như thế xẩy ra… Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã đẩy mạnh cái chính yếu của luân lý trong lập luận về dân số lên chính tâm điểm của khấu trường thế giới, đã làm thay đổi được bản chất của cuộc tranh luận chung này, và đã giúp vào việc chuyển hướng cái bố cục của cuộc bàn luận từ ‘việc kiểm soát’ dân số sang việc cho quyền nữ giới.
“Tiến trình hội nghị dân số ở Cairô đã được thay đổi là như thế”.
(Witness to Hope trang 726-727)
Trường hợp điển hình cuộc chiến đấu giữa ánh sáng và bóng tối tại Hội Nghị Cairô năm 1994 trên đây đã chứng thực là “bóng tối không át được ánh sáng” (Jn 1:5). Nói như thế không có nghĩa là hoàn toàn phủ nhận “quyền thống trị của tối tăm” (Col 1:13) trên thế gian này, một quyền thống trị đến nỗi có thể có thể “át được” (Jn 1:5) cả chính “ánh sáng thực” (Jn 1:9) là Chúa Kitô: “Đây là giờ của các người – giờ chiến thắng của tối tăm!” (Lk 22:53), tất nhiên cũng sẽ “át được” cả “các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) khi tới thời điểm “được phép” (Rev 13:7; cũng xem 20:3,7) của nó, đến nỗi, như Người cảnh báo trước “lúc Con Người tới không biết Người có còn thấy đức tin trên thế gian này nữa chăng?” (Lk 18:8).
Tuy nhiên, cũng chính “trong tăm tối ánh sáng đã chiếu soi” (Jn 1:5) thế nào và ánh sáng mới cần phải chiếu soi cũng như mới là môi trường thuận lợi để chiếu soi thế nào, (bởi vậy không phải vô cớ Lễ Chúa Giáng Sinh được Giáo Hội cử hành vào một đêm tăm tối của mùa đông trần thế, và không phải ngẫu nhiên Chúa Kitô đã phục sinh từ âm u cõi chết), thì Đấng “đã chiến thắng thế gian” (Jn 16:33), cũng chính là Đấng sẽ đến phán xét “tất cả mọi dân nước” thế gian trong ngày chung thẩm (xem Mt 25:31-32), mới mạnh mẽ khẳng định với đại diện cho thẩm quyền thế gian bấy giờ là quan tổng trấn Philatô rằng: “Ai tìm kiếm chân lý sẽ nghe thấy tiếng Tôi” (Jn 18:37).
Chẳng hạn như những vị đại sứ của một số nước, khi bắt đầu sứ vụ của mình tại Vương Quốc Vatican, đã bày tỏ với Vị Lãnh Đạo Thế Giới Công Giáo các lời lẽ sau đây.
· “Là một phụ nữ Phi Luật Tân đầu tiên làm đại sứ ở Tòa Thánh Vatican, tôi thấy công việc của mình thật là một thách đố lớn lao… Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với tinh thần của Bức Thư Đức Thánh Cha gửi cho phụ nữ khắp thế giới, cũng như lời Đức Thánh Cha kêu gọi hãy làm cho phụ nữ hiện diện nhiều hơn nữa nơi tất cả mọi lãnh vực của xã hội. Những năm qua, phụ nữ Phi Luật Tân càng ngày càng chiếm được chỗ đứng trong chính mạch phát triển, chẳng những như là những thừa hưởng viên mà còn như tác nhân chính và là những người cầm quyền quyết định tại xứ sở của chúng tôi, nhiều người trong họ nắm vai trò cao cấp trong Chính Quyền và ở vị trí sáng giá trong lãnh vực riêng tư”.
(Bà Đại Sứ Henrietta Tambunting de Villa, Cộng Hòa Phi Luật Tân,
ngỏ lời với Đức Thánh Cha ngày 9/7/1996,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 17/7/1996)
· “Trong những năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến thấy việc hoàn toàn sụp đổ của các ý thức hệ cũng như các thể chế đã cố gắng đè nén và hủy hoại những giá trị ấy (Bài Giảng Muôn Thuở của Chúa Kitô). Chúng tôi công nhận vai trò của Tòa Thánh cũng như việc đóng góp riêng của Đức Thánh Cha vào các biến cố lịch sử thực sự đã dẫn đến cuộc tái sinh tình trạng tự do và dân chủ nơi đại lục của chúng ta đây. Chúng tôi hết lòng cảm phục trước việc Đức Thánh Cha liên lỉ quan tâm đến con người và phẩm vị của họ, cũng như quan tâm đến việc tôn trọng các quyền lợi của con người, và các nỗ lực không mỏi mệt của Đức Thánh Cha trong việc tranh đấu cho công lý và hoà bình trên thế giới”.
(Ông Đại Sứ Nikolaos Kalantzianos, Cộng Hòa Hellenic
ngỏ lời với Đức Thánh Cha ngày 3/6/1996,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 12/6/1996)
· “Tòa Thánh, trong thế giới tân tiến, cũng như trong quá khứ, đã đóng vai trò như là một lực lượng tranh đấu cho các giá trị luân lý và thiêng liêng, cũng như cho các quyền làm người và các quyền tự do căn bản. Việc tôn trọng các quyền của kẻ khác là việc trở về với các giới răn cao cả của Tân Ước – đó là yêu thương tha nhân như bản thân mình. Chúng ta đang đứng ở biên giới của ngàn năm thứ ba thuộc kỷ nguyên Kitô giáo, vai trò của Tòa Thánh trong việc cổ võ các giá trị phổ quát này lại càng quan trọng hơn trước nữa…
“Tòa Thánh cũng là một tay xây cất những cây cầu liên kết. Nếu tiếng Latinh của tôi không sai, thì đó là ý nghĩa của khẩu hiệu Pontifex Maximus, một khẩu hiệu xưa hơn cả chính Ngôi Giáo Hoàng nữa. Việc xây cất những cây cầu liên kết giữa các Chính Quyền và dân chúng, giữa những chi nhánh khác nhau của gia đình Kitô giáo, cũng như giữa Kitô hữu với các người ngoài Kitô giáo, là một việc làm rất quan trọng trong việc bảo trì hòa bình và nền tảng vững chắc. Đức Thánh Cha đã thực hiện những nỗ lực to tát, đặc biệt là bằng việc du hành tới rất nhiều xứ sở – gần đây nhất là đến Croat – để gặp gỡ rất nhiều quốc gia và các dân tộc khác nhau, hầu có thể nắm chắc được việc xây cất lên những cây cầu liên kết, và một khi đã được xây cất lên thì các cây cầu ấy phải vững vàng chắc chắn”.
(Ông Đại Sứ Eamon Ó Tuathail, Ái Nhĩ Lan
ngỏ lời với Đức Thánh Cha ngày 23/10/1998,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 28/10/1996)
“Những ai tìm kiếm chân lý” chẳng những sẽ nghe tiếng Chúa Kitô qua Vị Mục Tử Tối Cao mà còn qua các con chiên trong đàn Giáo Hội nữa, như trường hợp của vị thủ tướng Hồi Giáo Pakistan, ông Nawaz Sharif, (theo tường thuật của Fr. James Channan, O.P., tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ 21-1-1998) đã khoản đãi một bữa tiệc Giáng Sinh đặc biệt tại Phủ Thống Đốc ngày 22/12/1997, để tỏ lòng cảm tạ cộng đồng Kitô hữu. Ông đã hết lòng cảm mến cộng đồng Kitô hữu đã đóng vai trò tích cực và xây dựng trong những lãnh vực khác nhau để phát triển đất nước Pakistan. Ông cũng ca ngợi những việc phục vụ của các nhà lãnh đạo Kitô giáo đã vì nhân dân Pakistan hỗ trợ trong phong trào tự do. Ông nói rằng những người Kitô hữu đã đóng góp vào việc kiến tạo đất nước Pakistan cũng tương đương như là các anh em Hồi giáo vậy.
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích Ánh Sáng Thế Gian, Trung Tâm Mục Vụ VN tại Hoa Kỳ 2000, trang 214-230
Hiện tượng duy nhân bản Nữ Giới
Hiện
tượng duy nhân bản chuyên biệt và nổi bật nhất hiện nay, ngoài trào lưu luân lý
nhân tạo, phải kể đến "phong trào nữ giới quá khích" (feminism), cả lãnh vực đời
cũng như đạo. Về đời, có luật pháp "pro-choice", cho phép người phụ nữ có quyền
phá thai, và về đạo, có áp lực "inclusive language", sửa lại ngôn ngữ có vẻ mang
tính cách kỳ thị phái tính trong Thánh Kinh. Tuy nhiên, gần đây cho thấy mức độ
quá khích của phong trào nữ giới đã được tỏ ra qua hai biến cố: thuộc lãnh vực
trần thế, có Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc (lần thứ 4) ở Bắc Kinh Trung Cộng
nhóm họp từ 4 đến 15-9-1995, và thuộc lãnh vực đạo giáo, có Hội Nghị Phụ Nữ về
Truyền Chức (Women's Ordination Conference) nhóm họp vào cuối tuần lễ
10-12/11/1995 ở Washington D.C.
Trước hết là biến cố Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh. Một trong những
điểm được tranh luận và tranh đáu quyết liệt nhất, bởi những nhân vật đại diện
trí thức tiêu biểu của các quốc gia ở vào thời điểm loài người văn minh tuyệt
vời ngày nay, có thể nói là phải kể đến ý niệm về nam tính và nữ tính của con
người đã được phần đông không muốn gọi là phái tính (sex) xứng danh con người là
loài "nhân linh ư vạn vật" nữa, mà là giống đực và giống cái ("gender") chẳng
khác gì như loài vật. Tổng quan về "Quan Điểm Giống Tính" (Gender Perspective)
của thành phần chủ trương nam tính và nữ tính theo giống đực và giống cái, đã
được nguyệt san CWR, trong số báo tháng 5-1995 và số báo tháng 11-1995, tóm kết
như sau:
1. Chủ trương phá thai là một nhân quyền, phổ biến rộng rãi pháp quyền phá thai:
"freedom of reproductive choice" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến
trong Hội Nghị), giáo dục phái tính và những quyền được phép liên hệ dục tính
cho vị thành niên cũng như những ai chưa lập gia đình. (INSTRAW là chữ viết tắt
của International Research and Training Institute for the Advancement of Woman,
một cơ quan của Liên Hiệp Quốc được thành lập nhằm phục vụ việc thăng tiến cho
những phúc lợi của giới phụ nữ)
2. Chủ trương quyền được đồng tính luyến ái (homosexual) và đồng nữ luyến ái
(lesbian).
3. Chủ trương xác định giống tính như một cấu trúc xã hội và chống lại quan niệm
'sinh lý định mệnh' (biology is destiny).
4. Tin tưởng rằng tình trạng nghèo nàn của phụ nữ là do bởi phụ nữ thiếu tự lập
về kinh tế.
5. Cổ võ những nghề nghiệp không theo truyền thống và công việc ngoài gia đình,
và lên án những nghề nghiệp truyền thống và những khuôn mẫu.
6. Chống lại việc bạo hành phụ nữ, vì tin rằng việc bạo hành như vậy là do quyền
lực của phái nam và gia đình.
7. Đề xướng đẳng số giống tính (gender quotas) 50-50 trong tất cả mọi cơ quan
chính quyền, dù được bầu cử cũng như được bổ nhiệm: "political equality between
women and men" (nguyên văn của tài liệu do INSTRAW phổ biến dịp Hội Nghị), trong
tất cả mọi ngành nghề kinh tế, làm việc nhà cũng như coi con cái.
8. Muốn thay đổi định nghĩa về gia đình, hay chữ 'gia đình' (family) phải được
thay thế bằng chữ 'gia cư' (household).
9. Tin tưởng rằng tôn giáo 'thủ cựu' (fundamentalist) phải chịu trách nhiệm về
tình trạng nữ giới bị bạo hành và về việc chối bỏ những quyền bình đẳng của nữ
giới.
Sau biến cố Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Phụ Nữ thuộc lãnh vực trần thế, tiếp đến
là Hội Nghị Phụ Nữ về Truyền Chức trong lãnh vực đạo giáo, một biến cố đã được
nhen nhúm và sửa soạn từ năm 1993. Nguyệt san Catholic World Report, số tháng
1/1996, đã phổ biến một bài báo dưới tựa đề "Strange Sisters: Feminists are
ready to abandon the hiearchy, the priesthood, the sacraments - but not their
positions at Catholic institutions" (Những Nữ Tu Kỳ Lạ: Các Giới Nữ không ngần
ngại bãi bỏ hàng giáo phẩm, chức linh mục và các bí tích, nhưng vẫn giữ lấy chỗ
đứng của mình ở tại các học viện Công Giáo) đã tiết lộ như thế. Căn cứ vào những
tường trình của bài báo, diễn tiến và nội dung của biến cố có tính cách bùng nổ
vô tiền khoáng hậu này có thể được phân tách và đúc kết như sau.:
Chủ đề của Hội Nghị là "A Discipleship of Equals" (Một Mối Liên Hệ Môn Đồ Bình
Đẳng), nhan đề của một cuốn sách đã gợi hứng cho Hội Nghị này. Bởi thế, những
nhân vật điều hành chương trình Hội Nghị mặc áo linh mục và cả bộ giám mục. Và
cũng bởi thế, một đám đông cả gần 1000 nữ tu, toàn là các giáo chức hay các thần
học gia, trong ánh sáng mờ ảo của một hội trường, đã có những mục cùng nhau cử
hành các nghi thức tương tự như thánh lễ và giờ kinh.
Trong phần làm phép bánh, họ đồng thanh đọc lên sau đây:
"Chúc tụng ngài, Thần Linh Tồn Dưỡng, vì từ Hành Tinh của Trái Đất ngài mang lại
nhiều hạt lúa miến. Chúng tôi nhận lấy, chúc tụng, bẻ ra và dùng bánh này, khi
chúng tôi nhận thức được vẻ đẹp và quyền năng của sự khác biệt để thực hiện mối
liên hệ môn đồ bình đẳng.
Cũng thế, qua phần làm phép chén, họ cũng đồng thanh đọc:
Chúng tôi nhận lãnh, chúc tụng và uống hoa trái này của cây nho, trong liên đới
với tất cả những ai được Thần kêu gọi nhập cuộc cho một sứ vụ tư tế cải cách, đó
là một mối liên hệ môn đồ bình đẳng. (Thế rồi, trên chén rượu của từng người, họ
hát một bản nhạc trong đó có lời này:) "Chớ gì máu của tôi là một mầm mống cho
việc giải phóng".
Sang phần Giờ Kinh Phụng Vụ, họ hát xướng như sau:
Chúc tụng Sophia. Chúc tụng danh thánh của bà. Chúc tụng tất cả mọi phụ nữ: được
trẻ trung, phong phú và khôn ngoan. Chúc tụng những chị em của Sophia là những
người làm tồn tại cho một mối liên hệ môn đồ bình đẳng. Chúc tụng tất cả mọi đứa
con kể lại các truyện về những vị tiền mẫu của mình..." (phụ chú: theo thuyết
chủ đạo thức, Sophia là một Đại Mẫu, Nữ Chúa Trời Cao đã xuống thế giới vật chất
và hạ sinh ra 7 quyền lực)
Qua những trình diễn trên đây, mục tiêu của Hội Nghị là có ý lật đổ chế độ "phẩm
trật" (Kyriarchy là chữ cố ý được dùng thay cho chữ Patriarchy, chữ ám chỉ phẩm
trật), vì Hội Nghị chủ trương: "Ordination means subordination" (Chịu Chức tức
là lụy thuộc). Do đó, họ tỏ ra không thèm "phẩm trật" nữa. Trong một tờ phát
hành của Hội Nghị, "Tân Nữ Giới, Tân Giáo Hội", Janet Kalven viết:
"Những nhà thần học của chúng ta vạch ra rằng chức linh mục là một quan niệm
phẩm trật thừa kế, được Giáo Hội thiết lập theo ảnh hưởng của Do Thái cũng như
theo những khuôn mẫu của người Rôma, mà hiện nay nó được gắn liền với những thể
thức được giáo sĩ hoá có tính cách trịch thượng kỳ thị phụ nữ. Nó thật sự phản
lại với những sứ vụ của nữ giới mà phụ nữ đang tạo lập nên... Chúng ta đang đi
một bước rất tốt đẹp: một đàng nhấn mạnh rằng việc loại trừ không cho phụ nữ
chịu chức là bất công. Đàng khác, đẩy mạnh một loại sứ vụ rất khác biệt trong
một giáo hội cộng đồng chuyên nghiệp".
Sau đây là hai lời phát biểu của hai nhân vật chính trong nhóm họ, lời thứ nhất
của Elisabeth Schussler Fiorenza, tác giả cuốn "Một Mối Liên Hệ Môn Đồ Bình
Đẳng" (A Discipleship of Equals), và lời thứ hai của Donna Steichen, tác giả
cuốn "Cơn Hận Nộ Thách Trời: Dung Nhan Kín Nhiệm của Phong Trào Nữ Giới Công
Giáo" (Ungodly Rage: the Hidden Face of Catholic Feminism).
1. "Cái mơ mộng còn cần phải được nhận thức là gì? Phải chăng, đó là phụ nữ
trong Giáo Hội Công Giáo Rôma sau cùng rồi cũng có thể được gọi là 'Reverend',
được mặc bộ giáo sĩ, được khoác những phẩm phục giáo sĩ hay là nhận được những
đặc ân giáo sĩ, nhận được một ấn dấu không thể xoá bỏ của sự khác biệt chính
yếu, của việc tiến lên một cấp trật cao hơn, chẳng những trong Giáo Hội mà còn
trên cả thiên đàng nữa? Phải chăng đó là một mộng mơ cần phải chiếm lấy mẩu bánh
giáo sĩ, cho dù có vì thế mà chúng ta bị mắc nghẹn hay chăng?"
2. "Người ta khó mà tin được, song thực sự là giới lãnh đạo của phong trào nữ tu
giới đã lâu lắm rồi không hề chú trọng đến chức linh mục, một khi chúng ta hiểu
được từ ngữ đó. Họ sẽ không tuyên hứa vâng phục một vị giám mục và họ chắc chắn
cũng không thi hành đức vâng phục nếu họ có hứa."
Với tinh thần của Hội Nghị Nữ (Tu) Giới Công Giáo trên đây, một người bình
thường tự nhiên cũng sẽ cảm thấy rằng, phong trào nữ giới quá khích Công Giáo tỏ
ra không thèm phẩm trật là vì biết rằng không đòi được nữa. Bởi vì, trước tháng
5-1994, thời điểm Đức Gioan-Phaolô II dứt khoát khẳng định trong tông thư
"Ordinatio Sacerdotalis": "Ta tuyên bố là Giáo Hội không có quyền gì cả trong
việc truyền chức linh mục cho nữ giới", thì họ còn ham chức vị linh mục, như ấn
bản "New Women, New Church" được phổ biến trong dịp Hội Nghị đã tiết lộ: "Vào
một cuộc họp (sửa soạn cho Hội Nghị từ tháng 11-1993) có chừng 40 người, trong
đó có một giám mục và một linh mục, chúng tôi đã ôm ấp tư tưởng là tìm kiếm một
hay hai vị giám mục hưu trí Công Giáo để truyền chức các các phụ nữ vào lúc cao
điểm nhất của hội nghị". Tuy nhiên, sau thời điểm bức tông thư oan nghiệt xuất
hiện, họ rõ ràng là đã tỏ ra một thái độ "không thèm" hay "cóc cần" chức linh
mục nữa, được phản ảnh qua Hội Nghị Nữ Giới về Truyền Chức vào cuối năm 1995.
Nếu thế, không phải hay sao, ý định muốn lãnh chức linh mục của thành phần nữ
giới Công Giáo quá khích chỉ là vì địa vị hơn là thuần túy vì "sứ vụ" (theo ý
nghĩa của chữ "ministry") và để "phục vụ", một ý định như thế hoàn toàn ngược
hẳn lại với tinh thần của Chúa Kitô là Đấng cũng "không tự vinh phong cho mình
chức vị thượng tế, mà là nhận lãnh bởi Đấng đã phán: Con là Con Cha, hôm nay Cha
đã sinh ra Con" (DT 5:5), cũng là Đấng "đã đến không phải để được phục vụ mà là
để phục vụ, để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28).
Qua hai biến cố điển hình hết sức cập nhật hoá trên đây của phong trào nữ giới
quá khích, nhất là của nữ (tu) giới Công Giáo, duy nhân bản quả thật, (như đầu
phụ bản thứ 4 này đã nhận định ở trang 193), là một biểu hiệu cho tinh thần của
phản Kitô và là phản ảnh của tinh thần phản Kitô rõ ràng. Có thể nói, bộ mặt
thật của duy nhân bản không gì khác hơn là tinh thần "Pro-Self", tức là tinh
thần "tôn sùng thần tôi" của mình, được thể hiện qua thái độ và hành động
"Pro-Choice". Đúng thế, theo lý, nếu con người đã tự nhận mình là có quyền tự
chọn và tự quyết (như tự do luyến ái), tự chọn cả những việc không thích hợp với
thân phận của mình, như chức linh mục nơi nữ tu giới, hay cả những điều không
được phép, như phá thai nơi nữ trần giới, thì tự nhiên họ cũng có quyền được tự
quyết định hủy bỏ, kể cả những gì "loài người không được phép phân rẽ"
(Mt.19:6), như ly dị, phá thai v.v.
Những hiện tượng duy nhân bản quá cỡ ngày nay, như đến thời điểm không thể nào
không bùng nổ của nó, vữa có tính cách toàn cầu, như Hội Nghị Phụ Nữ Liên Hiệp
Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng 9-1995, lại vừa có tính cách trắng trợn, như Hội Nghị
Phụ Nữ về Truyền Chức của Nữ Tu Công Giáo vào tháng 11-1995 trên đây. Phải chăng
đó là những dấu hiệu báo động "mùa gặt trái đất đã chín mùi" (KH.14:18), cần
phải nhổ đi cỏ lùng mà kẻ thù đã được phép gieo vào thế gian (x.Mt.13:29,38,39)
để chẳng những không lấn át được mà lại còn làm lợi cho thành phần hạt giống
tốt, những hạt giống được "chọn" (Gn.15:16) để "Pro-Christ", để "theo Con Chiên
mọi nơi Con Chiên đi" (KH.14:4).
Ðaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích Hận Thù Quyết Thắng, Cao-Bùi 1996, trang 198-204