SỰ SỐNG CON NGƯỜI
Công Giáo Hoa Kỳ khen ngợi Tổng Thống Bush về dự khoản phò sự sống đã trở thành luật
Giới Bác Sĩ Công Giáo chống đối “tội đồng lõa” trong những cuộc phá thai bất hợp pháp
Tại Sao Giáo Hội tỏ ra vô trách nhiệm đối với tình trạng kém phát triển về xã hội?
Dân Số Thuộc Thế Giới Kỹ Nghệ Hóa suy giảm vào năm 2050
Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống sửa soạn mừng kỷ niệm thành lập 10 năm
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 1-2 về Ngày Phò Sự Sống ở Ý Quốc
Sứ Điệp của ĐTC/GPII với Hội Nghị về đề tài “Vấn Đề Điều Hòa Sinh Sản Tự Nhiên và Văn Hóa Sự Sống”.
“Cái bí mật bậy bạ” của Phong Trào Phò Quyền Tự QuyếtChân Phước Gianna Beretta, Mẫu Gương Làm Mẹ trong Thời Đại Văn Hóa Sự Chết
Tổng Thống Bush phê chuẩn Luật Cấm Phá Thai Sinh Bán Phần
Dự Luật Cấm Phá Thai sinh bán phần ở Hoa Kỳ
Tính Cách Tiên Tri của Thông Ðiệp Sự Sống Con Người
Những bí mật liên quan đến Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI
Thông Điệp “Sự Sống Con Người”: Xưa và Nay
ĐTC với Phong Trào Cho Sự Sống: “Không có hòa bình thực sự nếu không biết tôn trọng sự sống”
Ngày Thánh Hóa Sự Sống Con Người
Vấn đề lớn nhất của Ý Quốc là vấn đề có quá ít trẻ sơ sinh
Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ với luật phá thai
Vận Động Chống Lại Bản Án Tử Hình Thừa Thắng Xông Lên
Tòa Thánh Vatican lên tiếng phản đối quyết nghị phá thai của Quốc Hội Âu Châu
Án Tử Hình không được ủng hộ ở Hoa Kỳ nữa
Công Giáo Hoa Kỳ khen ngợi Tổng Thống Bush về dự khoản phò sự sống đã trở thành luật
Hôm Thứ Tư, chính vào ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2004, Tổng Thống Bush đã ký thành luật một dự luật là đạo luật cũng cấm tỏ ra kỳ thị với những nhà thương hay phục vụ viên không chịu cung cấp hay tham dự vào các vụ phá thai. Đó là đạo luật mới này mang tựa đề là Tu Chính Bảo Vệ Lương Tâm Hyde-Weldon.
Phát ngôn viên của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là bà Cathey Cleaver Ruse thuộc văn phòng Hoạt Động Phò Sự Sống đã lên tiếng như sau:
“Chúng tôi hoan hô việc Tổng Thống Bush công nhận rằng các bệnh viện cũng như các nơi cung cấp việc chăm sóc sửc khỏe có quyền chọn không công cộng tác vào việc hủy diệt sự sống.
“Trên một triệu cuộc phá thai hằng năm được thực hiện bởi những nơi sẵn sàng cung cấp dịch vụ phá thai ở xứ sở này. Thật là quái gở khi đề nghị là các cơ quan Công Giáo cung cấp việc chăm sóc sức khỏe cũng như các cơ quan khác chủ trương những phản khắc về luân lý cần phải bị bắt buộc thi hành phá thai”.
Giới Bác Sĩ Công Giáo chống đối “tội đồng lõa” trong những cuộc phá thai bất hợp pháp
Bác Sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch Liên Hiệp Thế Giới Chư Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, một tổ chức có 30 ngàn bác sĩ ở trên 50 quốc gia, trong một bản văn gần đây, đã kêu gọi các quốc hội Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha hãy ngưng các cuộc phá thai bất hợp pháp đã xẩy ra ở Barcelona với “sự đồng lõa” của cả hai xứ sở này.
“Âu Châu đang ở đâu đây? Những cuộc phá thai bất hợp pháp vừa rồi xẩy ra ở Catalonia, với sự đồng lõa của các cơ quan Hiệp Vương Quốc và được chính quyền địa phương dung túng”.
Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo ở Catalonia, một phần tử của Liên Hiệp Thế Giới Chư Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, từ nhiều năm nay đã đặt vấn đề là “có một số bệnh xá ở Barcelona đang thực hiện những cuộc phá thai đã xẩy ra và vừa mới xẩy ra, vượt ra ngoài cả việc kiểm soát của chính quyền dân sự nữa.
Nhờ sự hợp tác của hai phóng viên giả dạng của tờ nhật báo Sunday Telegraph ở Hiệp Vương Quốc, Daniel Foggo và Charlotte Edwardes, các bác sĩ Công Giáo ở Catalonia “đã có thể chứng minh bằng cuốn phim hình thâu cả một hệ thống tội ác quốc tế thực hiện những cuộc phá thai đã xẩy ra, những cuộc phá thai do các cơ quan chính phủ gửi nữ giới tới”.
Hai ký giả này đã lấy được chứng cớ từ bệnh xá Ginemedex ở Barcelona về “việc ban cấp những giấy tờ giả về những trường hợp khẩn cấp sản phụ khoa để tránh né những khoản về pháp lý mà thực hiện cuộc phá thai một thai nhi lành mạnh 26 tháng”.
“Việc hoạt động hệ thống tội ác phá thai bất hợp pháp này đã được thấy rõ từ những cuộc trao đổi được ghi nhận, với nhiều phụ nữ mang bầu ở vào thời kỳ chín mùi được thâu hình trong khi đang ngồi chờ phiên của mình. Việc đồng lõa của các cơ quan thuộc chính phủ Hiệp Vương Quốc trong việc gửi các bệnh nhân nữ giới tới Barcelona để thực hiện vấn đề phá thai bất hợp pháp cũng bị lộ chân tướng”.
Tờ tường trình của tờ nhật báo Sunday Telegraph “rõ ràng ghi nhận thương vụ phát triển về những cuộc phá thai đã xẩy ra và tình trạng khựng đứng của chính quyền Tây Ban Nha trong việc kiểm soát các cuộc phá thai bất hợp pháp và ‘trào lưu du lịch phá thai’. Tờ tường trình này cũng ghi nhận việc phá thai này là những hành động xẩy ra theo tâm thức của các cơ quan chính thức ở Hiệp Vương Quốc, chẳng hạn như Dịch Vụ Cố Vaân Thai Nghén Hiệp Vương Quốc.
Trước những hình ảnh được thu hình cho thấy thật là “kinh hoàng”, Liên Hiệp Thế Giới Chư Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo “khẩn trương yêu cầu các quốc hội Hiệp Vương Quốc và Tây Ban Nha hãy can thiệp và làm áp lực chính quyền đương nhiệm của họ để ngưng lại những thứ tội ác này”.
Tại Sao Giáo Hội tỏ ra vô trách nhiệm đối với tình trạng kém phát triển về xã hội?
Ở Mỹ Châu Latinh, nơi hầu như toàn tòng Công Giáo, nơi vào thập niên 1970 đã phát xuất một thứ thần học mang danh Thần Học Giải Phóng, nay lại bị một số nhà lãnh đạo chính trị cho rằng Giáo Hội Công Giáo phải chịu trách nhiệm về tình trạng kém phát triển của 40% dân số. Lý do chính gây ra việc qui trách này cho Giáo Hội là vì giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến vấn đề ngừa thai, một vấn đề bị các phê bình gia cho là gây ra tình trạng đông dân và nghèo đói. Để tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề này, tờ nhật báo El Observador đã phỏng vấn ĐGM Mario de Gasperín giáo phận Queretaro như sau:
Vấn: Đâu là nguồn gốc của việc một số nhà lãnh đạo chính trị ở Mễ Tây Cơ cũng như ở Mỹ Châu Latinh cứ đổ lỗi cho Giáo Hội về tình trạng kém phát triển và nghèo đói ở nhiều phần lớn trong dân chúng?
Đáp: Tôi nghĩ rằng đó nó là một sự thiếu hiểu biết. Những cuộc tấn công này hầu hết không có nền tảng thực sự, vì chúng tránh né cái cốt lõi nơi giáo huấn về xã hội của Giáo Hội, cái cốt lõi này không là gì khác ngoài việc bênh vực phẩm giá con người, của hết mọi con người.
Giáo Hội không chống lại việc phát triển; những gì Giáo Hội thực sự làm đó là bênh vực sự sống con người qua tất cả mọi hình thức của nó, từ khi nó được hoài thai cho đến lúc tự nhiên qua đi.
Vấn: Tuy nhiên, cái nhãn hiệu “có lỗi” cứ tiếp tục xoắn lấy Giáo Hội bởi các chính trị gia là thành phần thậm chí lấy làm xót xa về việc Giáo Hội cứ tiếp tục “ở vào Thời Trung Cổ” đối với những vấn đề như việc ngừa thai.
Đáp: Đúng thế. Đó đúng là điều mà, ít là ở Mễ Tây Cơ, thường cho rằng tình trạng nghèo khổ xẩy ra là vì nạn sinh sản đông đúc. Vì Giáo Hội chống lại việc ngừa thai, bọc cao su làm tình và các phương pháp “kế hoạch hóa gia đình”, mà Giáo Hội có lỗi.
Thế nhưng, đó là một thứ giải thích sai lệch, một thứ đánh lạc hướng cho khỏi chú ý tới những lỗi lầm của chính các chính trị gia là thành phần trực tiếp chịu trách nhiệm về tình trạng kém phát triển, thiếu hiểu biết, thiếu dịch vụ về sức khỏe, tức là tình trạng nghèo khổ.
Vấn: Vấn đề đáng chú ý đó là nhiều người trong họ nói rằng họ là Công Giáo.
Đáp: Nếu họ là Công Giáo, thì họ phải biết đức tin của mình hơn nữa. Việc họ thiếu hiểu biết là ở chỗ họ cảm thấy họ có thể phát biểu một cách vô lý như vậy về một trong những sự thật đức tin của Giáo Hội, đó là sự sống con người là vấn đề bất khả thương lượng ở bất cứ trường hợp nào.
Sự kiện là, họ không nhận ra hay không muốn nhận ra vì coi thường, trong vấn đề này Giáo Hội đang tranh đấu cho con người; tranh đấu cho sự thật.
Sự thật của Chúa Kitô là sự thật về tính cách siêu việt của sự sống; nó không phải là một lý thuyết. Nó là một cuộc dấn thân rất cụ thể cho hết mọi con người, dù họ có là thành phần của Giáo Hội hay chăng.
Vấn: Đức Giám Mục muốn yêu cầu điều gì với những ai muốn ghép chủ trương của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai với tình trạng nghèo khổ hay chăng?
Đáp: Trước hết họ cần hiểu biết chúng ta, họ biết chúng ta làm những gì, biết sự thật được mạc khải làm nên đức tin của chúng ta và những giá trị chúng ta bênh vực. Họ không làm thế là vì coi thường. Tôi muốn xin họ là trước hết họ hãy hiểu biết chúng tôi; … là họ hãy chấp nhận cái khó khăn trong việc tìm hiểu lý do bênh vực sự sống được Giáo Hội Công Giáo chủ trương.
Vấn: Đâu là nguồn gốc của thái độ coi thường và việc thiếu hiểu biết ấy?
Đáp: Ít là ở Mễ Tây Cơ có một thứ triết lý bị hư hoại tận căn gốc chỉ vì vẫn áp đặt chủ nghĩa tự do như là một thứ ý hệ về chính trị.
Vẫn hoàn toàn xẩy ra tình trạng thiếu hiểu biết về những thứ giá trị được Giáo Hội bênh vực, những giá trị mà, hơn thế nữa, còn gắn liền với nỗi ước mong của con người, với tâm can của họ.
Vẫn có những nỗ lực muốn xóa đi khía cạnh về xã hội và cộng thông của Giáo Hội; vì về lãnh vực xã hội thì những gì Giáo Hội ước muốn đó là việc hình thành một cộng đồng. Và không gì sinh lợi cho việc phát triển về kinh tế và xã hội hơn là việc làm và sự sống trong cộng đồng.
Vấn: Chúng ta vẫn có gia đình…
Đáp: Phải, đó là sự thật. Vấn đề ở đây là ngày nay gia đình dường như bị quốc gia cùng những cơ cấu tổ chức của nó bắt cóc. Họ bị bắt cóc trong vấn đề giáo dục, trong những thứ trò tiêu khiển, nơi vấn đề văn hóa. Họ bị bắt cóc nơi đời sống đức tin, về khía cạnh cộng thông và xã hội trong việc diễn đạt đức tin của mình.
Đây là một tai ương đang diễn tiến dưới chiêu bài tiến bộ. Thế nhưng, cái tiến bộ này là cái tiến bộ loại bỏ giá trị nồng cốt của sự sống; một thứ tiến bộ đo lường mọi sự theo việc tham gia thị trường hay theo ân huệ của quốc gia?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày Thứ Ba 24/8/2004
Dân Số Thuộc Thế Giới Kỹ Nghệ Hóa suy giảm vào năm 2050
Theo dữ kiện được Văn Phòng Đối Chiếu Về Dân Số tư nhân phổ biến hôm Thứ Ba 17/8/2004 thì trong khi dân số thế giới có thể được tăng lên gần 50% vào năm 2050, Nhật Bản lại có thể giảm 20%, Nga 17% và Đức 9% dân số của mình trong thời hạn này. Riêng Hoa Kỳ thì lại là trường hợp ngoại lệ nhất trong các nước tân tiến, vì dân số của quốc gia này có thể sẽ tăng 43%, từ 293 hiện nay tới 420 vào giữa thế kỷ 21, một phần là do thành phần già còn tồn tại (như các nước tân tiến khác) nhất là bởi thành phần di dân.
Carl Haub, tác giả của Bản Dữ Kiện Dân Số Thế Giới Năm 2004 của Văn Phòng Đối Chiếu Dân Số được phổ biến hôm Thứ Ba 17/8/2004, cho biết rằng dân số thế giới sẽ tăng gần 50% vào năm 2050, tức tới 9.2 tỉ người. Hầu như việc tăng dân số thế giới này phát xuất từ các nước đang phát triển, mặc dù các quốc gia kém phát triển thường có nhiều tỷ lệ cao bị nhiễm trùng liệt kháng HIV và hội chứng liệt kháng AID cũng như về tình trạng trẻ em chết yểu nhiều.
Trong khi dân số của các quốc gia phát triển tăng 4% tức lên tới khoảng 1.2 tỉ người thì dân số ở các quốc gia đang phát triển nhất là ở Á Châu và Phi Châu sẽ tăng 55% tức lên tới khoảng 8 tỉ. Trung Hoa hiện nay với con số 1.3 tỉ, đông nhất thế giới, sẽ tăng khoảng 10% tức lên tới 1.4 tỉ, thế nhưng con số tột đỉnh về dân số của quốc gia này có thể sẽ đạt tới vào năm 2025 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Bởi thế, vào năm 2050 Ấn Độ có thể sẽ qua mặt Trung Hoa về dân số, hiện nay với 1.1 tỉ sẽ tăng tới 1.6 tỉ vào giữa thế kỷ 21. Dân số Nigeria sẽ tăng gần gấp 3 lần lên tới con số 307 triệu, trong khi Bangladesh sẽ tăng gấp đôi tới con số 280 triệu.
Những gì được nghiên cứu ở đây của Văn Phòng Qui Chiếu Dân Số này được căn cứ vào các dữ kiện của các chính phủ, của Liên Hiệp Quốc và của Văn Phòng Kiểm Tra Dân Số Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, con số dự đoán theo chiều hướng hiện nay và quá khứ ấy có thể thay đổi tùy theo việc chữa trị hội chứng liệt kháng và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai và thực hiện các thứ kế hoạch hóa gia đình ở các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển.
“Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý Nơi Những Tiến Bộ Khoa Học”
Thứ Bảy 20/3/2004, tại Sảnh Đường Clementine, ĐTC đã tiếp 400 tham dự viên của Hội Nghị Thế Giới về chủ đề “Trạng Thái Thực Vật”, do Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo (FIAMC: World Federation of Catholic Medical Associations) và Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống tổ chức tại Augustinianum Patristic Institute ở Rôma từ Thứ Tư 17 đến hết Thứ Bảy 20/3/2004. Cuộc hội nghị quốc tế này diễn tiến với sự tham dự của 40 ký giả khoa học và 370 vị khác đến từ 49 quốc gia, kể cả từ Saudi Arabia, Israel và Kazakhstan. Có 40 bài nói chuyện của các chuyên viên khoa học và 30 bản tường trình.
Chủ đề cho cuộc hội nghị quốc tế này đã được phổ biến tại phòng báo chí của tòa thánh hôm Thứ Ba 16/3. Tại cuộc họp báo này, ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Sự Sống kiêm giám đốc Trung Tâm Đạo Lý Sinh Học của Đại Học Thánh Tâm Rôma, và ông Gianluigi Gigli, chủ tịch FIAMC kiêm giám đốc Phân Bộ Khoa Thần Kinh Hệ của Bệnh Viện Thánh Maria Thương Xót ở Udine Ý, đã cùng nhau lên tiếng về nội dung của hội nghị quốc tế này.
ĐGM phó chủ tịch đã bác bỏ chủ trương cho rằng “khi con người mất khả năng sử dụng lý trí, thì họ không còn là người nữa, nên có thể chấm dứt việc dinh dưỡng và chất nước để làm dịu cái chết của họ”. Bởi vì, ĐGM giám đốc này khẳng định “Bao lâu sự sống còn nơi con người ấy thì họ vẫn tiếp tục hiện hữu với tất cả phẩm giá của họ, với tất cả linh hồn của họ”.
Vị chủ tịch FIAMC cũng khẳng định là con người ở trong tình trạng thực vật (cỏ cây) cũng không được đối xử như là “những bệnh nhân tận số”. Có những trường hợp theo khoa học phân tích cho thấy có những bệnh nhân đã được cứu khỏi sau thời gian hôn mê. Vị giám đốc phân bộ khoa thần kinh hệ này còn cho biết có những bệnh nhân bị bỏ đói khát mà chết theo chủ trương đạo lý học cho rằng những loại bệnh nhân này sống ở một tầm mức thấp hơn các bệnh nhân khác.
Kết thúc buổi họp báo này, ông Gigli phổ biến một CD-ROM do Liên Hiệp Các Bác Sĩ Công Giáo thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Ý với nội dung bao gồm tất cả những bài nói của ĐTC GPII về vấn đề sức khỏe và y học.
Trong cuộc gặp gỡ thành phần tham dự viên hội nghị quốc tế này, ĐTC GPII, sau khi nhắc lại chủ đề được hội nghị bàn luận, đã nói lên chủ trương của Giáo Hội về vấn đề này như sau.
(ĐTC GPII với Hội Nghị Quốc Tế về “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Những Nan Giải Về Đạo Lý”)
Quí Tôn Vị Nữ Nam,
1. Tôi chân thành chào tất cả quí vị tham dự hội nghị quốc tế về “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống và Trạng Thái Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Những Nan Giải Về Đạo Lý”. Tôi gửi lời chào đặc biệt đến ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng Về Sự Sống, cũng như đến Giáo Sư Gian Luigi Gigli, chủ tịch Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo và là vô địch viên xả thân bênh vực giá trị căn bản của sự sống, vị đã thành thật bày tỏ lòng cảm mến của quí vị.
Hội nghị quan trọng này, một hội nghị được hợp tác tổ chức bởi Học Viện Giáo Hoàng Về Sự Sống và Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, bàn đến một vấn đề rất quan trọng, đó là vấn đề tình trạng bênh lý được gọi là “trạng thái thực vật”. Những bao hàm phức tạp về khoa học, đạo lý, xã hội và mục vụ đối với một tình trạng như vậy đòi phải có những suy tư sâu xa cũng như những trao đổi tốt đẹp giữa các lãnh vực liên hệ, những gì người ta thấy thể hiện nơi nghị trình được sắp xếp một cách dồi dào và cẩn thận qua những phiên họp của quí vị.
2. Với hết lòng cảm mến và thành tâm hy vọng, Giáo Hội khuyến khích các nỗ lực, đôi khi phải hy sinh rất nhiều, của những con người khoa học nam nữ, hằng ngày dấn thân vào việc học hỏi và nghiên cứu của mình để cải tiến những cơ hội chẩn định, trị liệu, tiên liệu và phục hồi chứng bệnh gây khó khăn cho những bệnh nhân phải hoàn toàn lệ thuộc vào thành phần chăm sóc cho họ và giúp đỡ họ. Thật vậy, con người ở trong trạng thái thực vật không tỏ ra cho thấy dấu hiệu nào về việc họ nhận thức được bản thân của họ hay những gì xẩy ra chung quanh họ, và dường như không thể nào giao tiếp với người khác hoặc phản ứng trước những kích thích đặc biệt.
Các khoa học gia và các nhà nghiên cứu đều nhận thức rằng, trước hết, người ta cần phải tiến đến chỗ định bệnh xác đáng là việc thường đòi phải quan sát lâu dài và cẩn thận ở những trung tâm chuyên môn, vì tường trình đã cho thấy xẩy ra nhiều vụ định bệnh sai lầm. Hơn nữa, không phải là ít người ở trong trạng thái thực vật này, nhờ việc chữa trị thích đáng cũng như những chương trình phục hồi chuyên môn, đã có thể ra khỏi trạng thái thực vật này. Trái lại, bất hạnh thay, nhiều người khác vẫn bị giam nhốt trong trạng thái này qua một thời gian lâu dài mà không được hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật gì cả.
Chữ trạng thái thực vật thường trực là chữ đặc biệt được gán ghép để ám chỉ tình trạng của những bệnh nhân tiếp tục sống trong “trạng thái thực vật” hơn cả năm trời. Thật ra không có vấn đề định bệnh nào tương hợp với một định nghĩa như vậy cả, mà chỉ là một phán đoán tiên liệu theo chiều hướng chung liên quan đến sự kiện là, theo thống kê, việc bệnh nhân được hồi phục càng trở nên khó khăn hơn nữa nếu đã ở vào trạng thái thực vật quá lâu như thế. Tuy nhiên, chúng ta không được lãng quên hay coi thường có những trường hợp được ghi nhận rõ ràng là ít ra vẫn có thể hồi phục một phần nào thậm chí sau cả nhiều năm; nên chúng ta có thể nói rằng khoa y học, cho tới nay, vẫn chưa thể tiên đoán được chắc chắn trong số bệnh nhân ở trạng thái thực vật này sẽ hồi phục hay không thể hồi phục.
3. Đối diện với những bệnh nhân ở cùng một tình trạng bệnh lý ấy, có một số người đặt vấn đề về việc liên tục của chính “phẩm chất con người”, hầu như thể tĩnh từ “thực vật tính” (hiện nay được sử dụng quen thuộc), tiêu biểu cho một tình trạng bệnh lý, cũng có thể hay phải được áp dụng vào trường hợp của bệnh nhân như thế nữa, một áp dụng thực sự làm giảm giá trị của họ và phẩm giá con người họ. Về khía cạnh này cần phải lưu ý là từ ngữ này, cho dù có được giới hạn vào trường hợp bệnh lý, thực sự vẫn không phải là những gì thích đáng nhất để áp dụng vào con người.
Ngược lại với những chiều hướng suy nghĩ như thế, Tôi cảm thấy có nhiệm vụ cần phải tái khẳng định một cách mạnh mẽ là giá trị tự tại và phẩm giá cá thể của hết mọi con người không thay đổi, bất kể hoàn cảnh đặc biệt nào xẩy ra trong đời sống của họ. Con người, cho dù có bệnh bệnh nạn trầm trọng đến đâu và có bị hư hoại khả năng thi hành những phần hành cao nhất của họ, vẫn là và luôn là những con người chứ không bao giờ lại là “loài thực vật” hay “thú vật”. Anh chị em của chúng ta ở trong trường hợp bệnh lý của “trạng thái thực vật” vẫn còn nguyên phẩm giá của họ. Ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa là Cha vẫn tiếp tục nhìn đến họ, nhìn nhận họ là con cái nam nữ của Ngài, nhất là khi họ cần giúp đỡ.
4. Các vị y sĩ và cán sự về sức khỏe, xã hội cũng như Giáo Hội đều có nhiệm vụ về luân lý đối với những con người này, những con người mà họ không thể trốn lánh nếu không muốn rỏ ra coi thường những đòi hỏi về chuyên khoa đạo lý học cũng như về tình liên đới Kitô giáo và nhân bản. Thành phần bệnh nhân trong trạng thái thực vật, đang đợi chờ được phục hồi hay được tự nhiên qua đi, có quyền được chăm sóc căn bản về sức khỏe (dinh dưỡng, chất nước, vệ sinh, độ ấm v.v.), cũng như có quyền được ngăn ngừa khỏi bị những biến chứng liên quan đến việc họ nằm liệt giường. Họ cũng có quyền được chăm sóc thích hợp về phục hồi cũng như được theo dõi về những dấu hiệu bệnh lý cho thấy tình trạng từ từ hồi phục.
Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến cách thức điều hành việc cho ăn uống, ngay cả trong trường hợp bằng nhân tạo, cũng là một phương tiện tự nhiên để bảo trì sự sống, chứ không phải là một hành động y khoa. Bởi thế, theo nguyên tắc, cần phải coi việc sử dụng phương tiện này là những gì bình thường và thích hợp, do đó buộc phải làm theo luân lý, cho tới chỗ và cho tới khi được coi là đạt được mục đích xứng hợp của nó, một mục đích mà, trong trường hợp này, bao gồm cả việc cung cấp dưỡng chất cho bệnh nhân và việc làm giảm bớt đớn đau cho họ.
Trách nhiệm phải cung cấp “việc chăm sóc bình thường cho các bệnh nhân ở trong những trường hợp như vậy” (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, “lure et Bona”, p. IV), thật vậy, bao gồm việc sử dụng cả chất dưỡng và chất nước (x Hội Đồng Giáo Hoàng “Cor Unum”, “Dans le Cadre”, 2,4,4; Hội Đồng Giáo Hoàng Về Trợ Giúp Mục Vụ Cho Các Cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe, Bản Hiến Chương Của Các cán Sự Chăm Sóc Sức Khỏe, 120). Việc thẩm định về những cơ hội, được căn cứ vào những nỗi hy vọng hồi phục yếu ớt khi trạng thái cỏ cây kéo dài hơn một năm trời, thì về đạo lý, cũng không thể trở thành cớ để biện minh cho việc loại bỏ hay chấm dứt việc chăm sóc căn bản cho bệnh nhân, bao gồm cả việc cung cấp chất dưỡng và chất nước. Cái chết vì bị bỏ đói hay thiếu chất nước thực sự chỉ là thành quả khả dĩ gây ra bởi việc không chịu cung cấp những chất ấy. Về khía cạnh này, nếu thực hiện một cách ý thức và cố tình, thì nó quả là một thứ trợ an tử ở chỗ bỏ không chịu làm.
Về vấn đề này, Tôi muốn nhắc lại những gì Tôi đã viết trong Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”, khi làm sáng tỏ vấn đề là “việc triệt sinh an tử theo đúng nghĩa và xác nghĩa cần phải hiểu là một việc làm hay việc bỏ không chịu làm tự bản chất của nó có ý định sát hại với mục đích để loại trừ đi tất cả mọi đớn đau”, một hành động như thế bao giờ cũng là “một vi phạm trầm trọng đến lề luật của Thiên Chúa, vì nó là một việc sát nhân cố ý bất khả chấp về luân lý” (số 65). Ngoài ra còn có nguyên tắc luân lý hết sức tỏ tường đó là ngay cả khi còn hơi nghi rằng một con người còn đang sống buộc phải hoàn toàn tôn trọng họ và không được thi hành bất cứ điều gì nhắm đến việc có thể làm cho họ bị chết.
5. Những cứu xét về “phẩm chất của sự sống” là những gì thực sự thường bị chi phối bởi những áp lực về tâm lý, xã hội và kinh tế, không thể nào lấn át những nguyên tắc chung. Trước hết, không có một thẩm định nào về tốn phí có thể quan trọng hơn giá trị của sự thiện nồng cốt đang được chúng ta cố gắng bảo vệ, đó là giá trị sự sống con người. Ngoài ra, một khi chấp nhận rằng những quyết định liên quan đến sự sống con người có thể căn cứ vào việc xem xét theo bề ngoài phẩm chất của nó thì cũng chẳng khác gì như chấp nhận là những trình độ tăng giảm của phẩm chất sự sống, do đó của cả phẩm giá con người, có thể được bất cứ chủ thể nào thẩm định theo nhận thức bề ngoài, từ đó xuất hiện một thứ nguyên tắc kỳ thị và tạo sinh cải giống nơi những mối liên hệ về xã hội.
Hơn nữa, không thể nào đưa ra một tiền nghiệm là việc rút bỏ chất dưỡng và chất nước, như được một số nghiên cứu có thế giá tường trình, là nguồn mạch gây đau khổ cho người bệnh, mặc dù chúng ta chỉ có thể thấy được những phản ứng ở mức độ của bộ thần kinh tự động hay của những cử chỉ. Thật vậy, khoa thần kinh thể về bệnh lý và những kỹ thuật tân tiến về thần kinh ảnh dường như cho thấy cái phẩm chất tồn tại nơi thành phần bệnh nhân này qua những hình thức căn bản về việc truyền đạt cũng như về việc phân tích các thứ khích thích.
6. Tuy nhiên, như thế vẫn không đủ để tái khẳng định nguyên tắc chung là giá trị sự sống của một con người không thể nào lại tùy thuộc vào phán quyết về phẩm chất của những người khác; cần phải cổ võ những hoạt động tích cực để đối đầu với áp lực muốn ngưng việc cung cấp chất nước và chất dưỡng như cách thức để chấm dứt sự sống của những bệnh nhân này.
Trước hết chúng ta phải nâng đỡ những gia đình có một trong những người thân yêu của họ bị gục xuống bởi tình trạng bệnh lý kinh hoàng này. Họ không thể bị bỏ mặc phải một mình chịu đựng gánh nặng về nhân bản, kinh tế và tâm lý. Nói chung, mặc dù việc chăm sóc cho các bệnh nhân này không đặc biệt tốn phí, xã hội cũng cần phải phân phối đầy đủ những gì cần thiết cho việc chăm sóc cho loại yếu nhân này, bằng cách thực hiện những hoạt động cụ thể thích hợp, chẳng hạn như việc thiết lập một hệ thống những trung tâm sẵn sàng cung cấp các chương trình đặc biệt giúp đỡ và phục hồi; việc nâng đỡ và giúp đỡ về kinh tế tại nhà cho gia đình khi các bệnh nhân này được chuyển về nhà sau khi kết thúc những chương trình phục hồi dài hạn; việc thiết lập những cơ sở tiếp nhận phục vụ những trường hợp không có gia đình để giải quyết vấn đề, hay để giúp cho những gia đình gặp nguy cơ kiệt lực về tâm lý và luân lý được “nghỉ ngơi”.
Ngoài ra, việc chăm sóc một cách thích đáng đối với những bệnh nhân này cũng như với gia đình của họ bao gồm cả sự hiện diện và chứng từ của vị bác sĩ về y khoa và cả nhóm y khoa, những người cần phải giúp cho gia đình hiểu rằng họ có đó như là những người liên minh chiến đấu cùng với gia đình. Việc tham dự của thành phần tình nguyện viên cũng nói lên một sự hỗ trợ căn bản trong việc giúp gia đình có thể thoát khỏi tình trạng cảm thấy bị cô lập, cũng như giúp cho họ cảm thấy rằng họ là một phần đáng giá của xã hội và không bị các tổ chức xã hội bỏ rơi. Bởi thế, trong những tình trạng này, rất cần phải thực hiện việc cố vấn về mặt thiêng liêng và hỗ trợ về mặt mục vụ để giúp vào việc phục hồi ý nghĩa sâu xa nhất của tình trạng dường như tuyệt vọng.
7. Quí tôn vị Nữ Nam, để kết luận, Tôi xin kêu gọi quí vị, những con người khoa học nam nữ có trách nhiệm đối với phẩm vị của nghề nghiệp y khoa, là hãy nhiệt thành bảo vệ nguyên tắc hoạt động thực sự của y khoa, đó là “chữa trị khi có thể, bao giờ cũng chăm sóc”.
Như một bảo chứng và nâng đỡ cho nguyên tắc này, cho sứ vụ nhân đạo chân thực của quí vị trong việc an ủi và nâng đỡ cho anh chị em đau khổ của quí vị, Tôi xin nhắc nhở quí vị những lời của Chúa Giêsu: “Quả thực, Ta nói cùng các người là bất cứ những gì các người làm cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta là các người làm cho Ta” (Mt 25:40). Bởi thế Tôi xin Đấng được các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh diễn tả một cách ý nghĩa là “Christus medicus” trợ giúp quí vị, và trong khi ký thác quí vị cho Mẹ Maria bảo vệ, Vị Vấn An của thành phần bệnh nhân và là Vị Ủi An thành phần hấp hối, Tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh đặc biệt cho quí vị.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến ngày 5/3/2004)
Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống sửa soạn mừng kỷ niệm thành lập 10 năm
Trong tháng kỷ niệm 10 năm thành lập này, được tổ chức vào ngày 19-22/2/2004, học viện sẽ thực hiện đại hội lần thứ 10. Ba đề tài sẽ được bàn luận đến là những hoạt động của học viện trong thập niên qua; tưởng niệm đệ nhất chủ tịch học viện này là nhà di truyền học người Pháp Jérôme Lejeune (qua đời từ tháng 4/1994), vị đã khám phá tính chất dị thường gây ra hội chứng lạc diện (Down Syndrome); và những giáo huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về sự sống con người.
ĐTC đã thành lập học viện này bằng tông thư Mầu Nhiệm Sự Sống “Vitae Mysterium”. Những mục tiêu của học viện này là nghiên cứu những vấn đề chính yếu của ngành y khoa sinh thể và luật lệ, liên quan đến việc cổ vỡ và bênh vực sự sống, theo chiều hướng luân lý Kitô giáo và các chỉ thị của huấn quyền Giáo Hội.
Từ sau khi vị đệ nhất chủ tịch qua đời, viện này được lãnh đạo bởi một y sĩ người Chí Lợi là Juan de Dios Vial Correa, vị được trợ giúp bởi một phó chủ tịch là ĐGM Elio Sgreccia cũng như bởi một hội đồng giám đốc gồm có 5 hàn lâm viên do ĐTC bổ nhiệm. Ngoài ra, ĐTC cũng chọn 70 phần tử nữa cho học viện này. Thêm vào đó còn có các phần tử “ad honorem” và các phần tử hoạt động qua văn thư.
Đề tài của cuộc đại hội năm nay là “Phẩm Giá của Việc Con Người Truyền Sinh và Các Kỹ Thuật Sản Sinh: Những Khía Cạnh Nhân Loại Học và Đạo Đức Học”.
Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 1-2 về Ngày Phò Sự Sống ở Ý Quốc
1. “Không có trẻ em không có tương lai”. Đó là đề tài của Ngày Phò Sự Sống được cũ hành ở Ý hôm nay đây. Trong sứ điệp của mình, các vị giám mục Ý chiếu tỏ cho thấy nhiều nguyên do đưa đến tình trạng khủng hoảng hiện nay về vấn đề sinh sản, nhấn mạnh đến sự kiện môi trường văn hóa và xã hội bình thường không thiên về gia đình và vai trò của thành phần phụ huynh.
Ngoài ra, các cặp vợ chồng muốn có thêm con cái không ít, nhưng hầu như bị bó tay không làm được điều này vì những khó khăn về tài chính. Việc trợ giúp của các tổ chức công cộng, mặc dù quí hóa, thường vẫn không đủ. Cần có một chính sách qui mô ủng hộ gia đình nữa.
2. Nhân trung gia đình, phát xuất từ hôn nhân, là tế bào cơ bản của xã hội. Trong tế bào này, như trong một cái tổ an tòan, sự sống bao giờ cũng phải được cổ võ, bênh vực và bảo vệ, và Ngày Phò Sự Sống hôm nay nhắc nhở về tất cả trách vụ nồng cốt này.
Anh chị em thân mến, chúng ta không được thoái lui trước những cuộc tấn công sự sống con người, nhất là trước việc phá thai! Tôi xin lập lại lòng cảm phục của Tôi về việc can đảm nâng đỡ được Phong Trào Phò Sự Sống ở Ý thực hiện, và Tôi kêu gọi hết mọi cộng đồng giáo hội hãy nâng đỡ hoạt động và dịch vụ của phong trào này. Các nỗ lực đang được tăng phát để quyền sống của trẻ em chưa sinh được củng cố không phạm đến các bà mẹ mà là hợp với các bà mẹ.
3. Giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria Rất Thánh và kêu cầu Người cách đặc biệt cho các gia đình để, tin tưởng vào ơn trợ giúp thần linh, họ biết dấn thân thi hành một cách hân hoan và nhiệt tâm sứ vụ tuyệt vời của họ trong việc cống hiến cho nhân loại một tương lai đầy hy vọng.
Như ĐTC đã nhắc đến sứ điệp của các vị giám mục Ý liên quan đến căn nguyên phá thai nhân Ngày Phò Sự Sống lần thứ 26 ở Ý. Thật vậy, trong sứ điệp của mình, các vị đã liên kết hiện tượng giảm sút kinh khủng về nhân số, đến dưới cả mức độ thay thế (giữa chết đi và sinh ra), với cá nhân chủ nghĩa, với cảm quan yếu kém về vấn đề dấn thân xã hội cũng như với những căng thẳng về kinh tế. Đó là lý do các vị chọn đề tài cho Ngày Phò Sự Sống 26 này là không có trẻ em cũng không có tương lai:
“Không có trẻ em cũng không có tương lai. Nếu có ít trẻ em thì tương lai biến mất trong một xã hội của người lớn và của thành phần già nua. Chúng ta sẽ truyền lại những gì chúng ta có cho ai đây, những gì cha mẹ của chúng ta đã ban cho chúng ta?
“Lập luận nghịch đảo cũng đúng nữa: không có tương lai cũng không có trẻ em. Khi chân trời trở nên bất định hay nguy biến thì người ta nhận thấy sự kiện ít ham muốn để truyền sinh, để can đảm có con cái”.
Trong năm 2002, theo tờ nhật báo Il Corriere della Sera tường trình vào tháng 12 thì mức độ sinh sản của phụ nữ Ý tắng lên chút xíu, ở chỗ mỗi phụ nữ là 1.26 trẻ em, hơn năm trước đó mỗi phụ nữ chỉ có 1.25 trẻ em mà thôi. Mức độ thay thế của mỗi phụ nữ là 2.2 trẻ em.
Sứ điệp của các vị giám mục đặc biệt kêu gọi việc thắng vượt cá nhân chủ nghĩa hay cái tôi chủ nghĩa (egoism) “là những gì thúc đẩy con người cho lòng quảng đại, mối hiệp thông và tình huynh đệ như là những hành động tầm bậy của thành phần bại trận, trong khi lịch sử cho thấy về đường dài thì chúng lại là những nhân đức của kẻ thắng cuộc”.
Ngay từ Ngày Phó Sự Sống đầu tiên năm 1979, các vị giám mục Ý đã kêu gọi các cộng đồng Kitô hữu đừng nhắm mắt làm ngơ trước “sự dữ tự bản chất của việc phá thai”.
Sứ Điệp của ĐTC/GPII với Hội Nghị về đề tài “Vấn Đề Điều Hòa Sinh Sản Tự Nhiên và Văn Hóa Sự Sống”.
Thứ Sáu 30/1/2004, ĐTC gửi sứ điệp cho các tham dự viên của cuộc họp ở Rôma về đề tài “Vấn Đề Điều Hòa Sinh Sản Tự Nhiên và Văn Hóa Sự Sống”. Trong sứ điệp của mình, ĐTC đã nhấn mạnh đến những điểm chính yếu sau đây:
Giáo Hội luôn cổ cõ “một thứ văn hóa sản sinh hữu trách và phát động việc nhận thức cũng như việc truyền bá những phương pháp điều hòa thai nghén được gọi là theo ‘tự nhiên’”.
ĐTC nhận định là ngày nay có một thứ tâm thức, “một mặt thì tỏ ra lo ngại trước vấn đề sản sinh hữu trách, mặt khác lại muốn làm chủ và lạm hành sự sống”, một thứ làm chủ và lạm hành phát xuất từ “một thứ tuyền truyền nào đó”.
Bởi thế, theo ĐTC, những gì cần phải được phác họa đó là “một việc giáo dục và huấn luyện hấp dẫn đối với các cặp vợ chồng, đối với những cặp đính hôn, với giới trẻ nói chung, cũng như với các cán sự xã hội và mục vụ, để trình bày một cách đầy đủ tất cả mọi khía cạnh của vấn đề điều hòa thai nghén theo tự nhiên”.
ĐTC nói rõ thêm ý nghĩa của việc điều hòa thai nghén này như sau: “Thực ra khi nói về vấn đề điều hòa ‘tự nhiên’, chúng ta không chỉ có ý nói đến việc chú ý tới những chu kỳ về sinh lý mà thôi. Nó là một vấn đề đáp ứng lại sự thật về con người trong mối hiệp nhất sâu xa giữa tinh thần, tâm lý và thể lý, một mối hiệp nhất không bao giờ được biến thành một vấn đề tổng quan về cơ động sinh lý. Chỉ trong chiều hướng tình yêu thương giữa vợ chồng với nhau, một tình yêu trọn vẹn cho đi tất cả, thì giây phút sản sinh sự sống cho tương lai của nhân loại mới được thực hiện xứng với phẩm giá của nó”.
“Cái bí mật bậy bạ” của Phong Trào Phò Quyền Tự Quyết
Hôm Thứ Năm 22/1/2004, bà Cathy Cleaver Ruse, giám đốc hoạch định và tín liệu cho Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của các đức giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tối Cao Pháp Viên Hoa Kỳ phán quyết về vấn đề phá thai như sau:
“Vụ án ‘Roe vs. Wade đã cống hiến cho Hiệp Chủng Quốc một thứ luật lệ cực đoan nhất về phá thai trên thế giới, chỉ thua Trung Hoa trong việc bắt phụ nữ phải hủy diệt thai nhi mà thôi. Thế nhưng, phán quyết về vụ án này đã thực hiện một việc còn hơn là thay đổi luật lệ nữa, nó thay đổi những tiêu chuẩn về xã hội một cách khủng khiếp. 30 năm sau phán quyết này việc phá thai đã trở thành thói lệ”.
Hằng ngàn ngàn những người chống phá thai đã tập trung và dự Lễ trước cuộc diễn hành biểu tình hằng năm từ Đài Washington gần Nhà Trắng đến Tối Cao Pháp Viện là nơi đã ban hành phán quyết vụ án này mở đường cho 40 triệu vụ phá thai ở Hiệp Chủng Quốc từ đó tới nay. Nữ phát ngôn viên của các vị giám mục Hoa Kỳ trên đây nói tiếp:
“Phán quyết này đã dạy cho xứ sở của chúng ta rằng việc phá thai là việc đáp ứng cảm thương đối với một phụ nữ mang bầu ngoài ý muốn. Thế nhưng thực tại đáng buồn đó là phụ nữ cần phải phá thai là vì họ cảm thấy họ không còn cách chọn lựa nào khác. Và đó là cái bí mật bậy bạ của phong trào phò quyền tự quyết. Phá thai là phản ảnh những gì chúng ta không thể đáp ứng các nhu cầu của nữ giới.
“Vụ án này đã là một cuộc thí nghiệm về xã hội đối với đời sống của nữ giới và trẻ em. Thế nhưng văn hóa đang rời bỏ nạn phá thai. Cáng có nhiều người tin rằng tất cả mọi trẻ em đều xứng đáng có cơ hội để được sinh vào đời, và nữ giới xứng đáng hơn là vấn đề phá thai”.
Từ Mễ Tây Cơ, Tổng Thống Bush đã gọi điện thoại về ca tụng “lý do cao cả” của thành phần tham dự cuộc diễn hành này. Ông nói:
“Tôi biết rằng những người tốt từ các nơi ở Hoa Kỳ đã tập trung tại Khu Thương Xá để tham dự vào cuộc Diễn Hành Cho Sự Sống lần thứ 31. Tôi muốn quí vị chuyển đến mỗi người họ lời chúc tốt đẹp nhất của tôi, và nói với họ rằng tôi hết sức cảm phục về việc họ nhiệt tình với một lý tưởng cao cả như vậy”.
Chân Phước Gianna Beretta, Mẫu Gương Làm Mẹ trong Thời Đại Văn Hóa Sự Chết
Sáng ngày Thứ Bảy 20/12/2003, tại Sảnh Đường Clementine, trước sự hiện diện của ĐTC, 18 sắc chỉ phong thánh đã được Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh công bố, trong đó có 4 vị chân phước (blessed), 7 vị đáng kính (venerable) và 7 vị tôi tớ Chúa (servant of God). Trong 4 vị chân phước sẽ được Giáo Hội phong thánh vì đã hội đủ phép lạ cần thiết, có một người mẹ qua đời năm 40 tuổi (1922-1962) vì không chịu mổ xẻ để chữa trị chứng bệnh ung thư kẻo gây nguy hiểm cho tính mạng đứa con gái thứ tư đang ở trong bụng mình, kết quả mẹ chết con sống, người mẹ bác sĩ nhi đồng thuộc TGP Milan này đã được phong chân phước năm 1994, với sự hiện diện của người chồng và đứa con sống sót đó. Người mẹ chân phước người Ý này tên là Gianna Beretta Molla, người đã tuyên bố là: “như vị linh mục được sờ chạm đến Chúa Giêsu, bác sĩ chúng tôi cũng thế, được sờ chạm đến Chúa Giêsu nơi thân thể của các bệnh nhân”.
Vị bác sĩ thánh đức này khi còn sống cũng thích trượt tuyết, chơi đàn dương cầm, và tham dự những buổi hòa tấu ở Milan Conservatory với chồng mình là kỹ sư Pietro Molla. ĐHY Tổng Trưởng Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh José Saraiva Martins hôm tuyên bố sắc chỉ phong thánh cho người mẹ này đã cho biết như sau: “Ngài đã sống đời sống hôn nhân và làm mẹ trong hân hoan, quảng đại và tuyệt đối trung thành với sứ vụ của mình”.
Phép lạ xẩy ra do lời chuyển cầu của bà mẹ bác sĩ chân phước này nơi trường hợp của một người mẹ tên là Elisabete Arcolino Comparini. Truyện xẩy ra là vào đầu năm 2000, đứa con thứ ba bà đang cưu mang bắt đầu có những vấn đề trầm trọng. Vào tháng thứ ba, bà Comparini đã hết sạch nước ối trong bào thai, một điều kiện bất khả thiếu để bào thai sống còn. Thế mà, nữ thai nhi này đã chào đời vào tháng 5/2000. Cuộc sinh nở này không thể nào cắt nghĩa nổi theo khoa học. Cha mẹ của bé đã cầu nguyện với chân phước Molla nên đã đặt tên cho bé là Gianna Maria.
Tổng Thống Bush phê chuẩn Luật Cấm Phá Thai Sinh Bán Phần
Ngày Thứ Tư 5/11/2003, khi ký chuẩn luật này, Tổng Thống Bush đã phát biểu cảm nhận và chủ trương của ông như sau: “Việc phá thai sinh bán phần là ở chỗ sinh ra một phần một đức bé trai hay gái còn sống để rồi kết thúc sự sống này một cách bạo lực bất ngờ. Quốc gia của chúng ta phải tỏ ra đón nhận một cách khác hơn và tốt đẹp hơn thành phần trẻ em của mình. Đạo luật tôi sắp sửa ký đây là để bảo vệ sự sống mới vô tội khỏi việc làm này phản ảnh cho thấy lòng trắc ẩn và nhân đạo của Hoa Kỳ. Các sự kiện về việc phá thai sinh bán phần là những sự kiện rắc rối và thê thảm”. Tổng Thống Bush còn nói trước khi ký là: “Qua nhiều tháng năm, đã xẩy ra một hình thức rùng rợn phạm đến trẻ em, thành phần vừa được sinh ra mới có mấy phân tấc vì bị luật pháp nhìn theo chiều hướng khác. Hôm nay, nhân dân Hoa Kỳ và chính quyền của chúng ta cuối cùng đã đứng ra đương đầu với việc tấn công này và tiến đến chỗ bênh vực trẻ em vô tội”. Trong cộng đoàn 400 tham dự viên, kể cả thành phần luật sư ủng hộ lẫn thành phần chống đối, vang lên tiếng “Amen” khi vị tổng thống này ngồi xuống ký chuẩn luật cấm này.
Gần nửa tiếng sau, Thẩm Phán Richard Kopf ở Nebraska đã ban hành một lệnh tạm giới hạn thi hành khoản luật mới vừa được tổng thống ký, vì luật ấy không có luật trừ cho việc bảo trì sức khỏe của phụ nữ muốn phá thai. Lệnh của vị thẩm phán này chặn đứng việc áp dụng thi hành khoản luật mới này cho toàn quốc. Vị thẩm phán này nói: “Thật sự Quốc Hội thấy rằng luật trừ về sức khỏe không cần thiết, thế nhưng thật ra nó cũng là một vấn đề mà tôi cần phải trì hoãn một đúc kết như vậy khi Tòa Thượng Thẩm nhận thấy khác đi”. Ngoài Nebraka cũng có những diễn biến tương tự ở San Francisco và Nữu Ước.
Biết được những ngăn cản từ ngành lập pháp, vị tổng thống này đã tuyên bố: “Ngành hành pháp sẽ cương quyết bênh vực khoản luật này chống lại với bất cứ ai cố gắng lật ngược nó nơi tòa án”. Theo khoản luật vừa được ký thì các bác sĩ không được thi hành “một hành động minh nhiên” cố ý sát hại một bào thai được sinh ra bán phần. Phương pháp phá thai sinh bán phần bao gồm cả việc dùng kéo đâm thủng óc của bào thai. Vị chủ tịch Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình là ông Tony Perkins đã phát biểu nhận định của mình như sau: “Hôm nay Tổng Thống Bush đã làm những gi Bill Clinton cần phải làm vào năm 1996, đó là vấn đề cấm một phương pháp dã man không kém gì việc sát hại trẻ em. Quan điểm của nhân dân Hoa Kỳ về vấn đề này qua nhiều năm đã trở nên minh bạch và cuối cùng Washington đang theo kịp được với công luận”.
Theo dư luận thì Tổng Thống Bush, vị tổng thống đã bất chấp Liên Hiệp Quốc tấn công Iraq, bất chấp mạng sống của bao nhiêu người vô tội, ký khoản luật này là vì lý do chính trị hơn là lý do đạo đức. Ông ký là vì thấy được thành phần bảo thủ về đạo giáo ủng hộ, một con số khá đông cho việc tuyển cử sắp tới của ông. Tuần trước khi ông ký vào khoản luật cấm này, ông còn lập lại chủ trương họ đã tuyên bố trong cuộc tuyển cử năm 2000. Ông nói ông sẽ không ký vào đạo luật này vì công luận chưa chuyển hướng sang ủng hộ vấn đề này. Thật ra khoản luật mới này cũng giống như của Nabraska ba năm trước đây đã bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ bác bỏ.
Về phía thành phần chống đối, Tổ Chức Quốc Gia Cho Phụ Nữ đã tổ chức một nhóm biểu tình khoảng từ 50 đến 100 người hô hào và cầm biểu ngữ: “Giữ Cho Việc Phá Thai Được Hợp Pháp”. Ở Capitol Hill, trong cuộc họp báo ngoài Tối Cao Pháp Viện, các phê bình gia yêu cầu các tòa án lên tiếng cho luật cấm này là phi hiến: “Tổng Thống Bush và Quốc Hội không việc gì phải pha mình vào giữa phụ nữ Hoa Kỳ và các vị ý sĩ của họ”, dân biểu Louise Slaughter, hạt Nữu Ước, đã bày tỏ nhận định của mình như thế.
Dự Luật Cấm Phá Thai sinh bán phần ở Hoa Kỳ
Ngày 21/10/2003, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cấm việc thực hành được các phê bình gia gọi là phá thai sinh bán phần, và đã gửi đến Tổng Thống Bush để được phê chuẩn, một việc mà cả phe thuận lẫn phe chống đều cho rằng có thể làm thay đổi tương lai của các thứ quyền lợi về phá thai. Dự luật này áp đặt những giới hạn hết cỡ về việc phá thai từ khi Tối Cao Pháp Viện năm 1973 xác nhận phụ nữ có quyền phá thai. Ba tuần trước Hạ Viện đã bỏ phiếu thuận với số phiếu 281-142, nay Thượng Viện cũng thông qua dự luật này với số phiếu 64-34. Tổng Thống Bush xin Quốc Hội thông qua việc cấm đoán này và hứa sẽ ký chuẩn thành luật. Thế nhưng, thành phần chống đối cho rằng quyết định đầu tiên này của liên bang đi ngược lại với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện năm 1973 là một quyết định phản hiến, nên, cũng giống như các khoản luật của tiểu bang, sẽ bị hủy bỏ.
Theo dự luật này thì bác sĩ nào vi phạm sẽ bị tù 2 năm. Hai bên phò và chống dự luật vẫn chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về vấn đề “sinh bán phần”. Bản dự luật định nghĩa phá thai sinh bán phần là việc hạ sinh một thai nhi “cho đến khi, trong trường hợp đầu ra trước, tất cả đầu của thai nhi lọt ra ngoài thân thể của thai mẫu, hay, trong trường hợp sinh ngược, thì bất cứ phần thể nào của thân mình thai nhi lọt qua cái nhau ra ngoài thân thể của người mẹ với mục đích làm một việc công khai mà người ấy biết được là sẽ sát hại cái thai nhi sống động được sinh ra bán phần ấy”.
Thượng Nghị Sĩ Rick Santorum, Pennsylvania, bảo trợ viên chính của dự luật này, nói rằng phương pháp này vừa phi nhân bản lẫn không cần thiết: “Chúng ta không thể để cho cái thứ dã man tàn bạo làm băng hoại chúng ta ấy”.
Một số nhóm, trong đó có cả Liên Hiệp Phá Thai Toàn Quốc và Trung Tâm Quyền Sinh Sản,có dự tính thách đố biện pháp ấy ở toà ngay khi nó được ký thành luật. “Chúng tôi sẽ chiến đấu từ Tòa Quốc Hội đến pháp đình để bảo đảm sự sống và sức khỏe của giới phụ nữ”, Vicki Saporta, chủ tịch Liên Bang Phá Thai đã cương quyết như thế. Bà chủ tịch Gloria Feldt của Liên Hiệp Kế Hoạch Phụ Huynh của Hoa Kỳ nói rằng nhóm của bà sẽ tìm cách ngăn chặn bản dự luật này thành luật. Tổng thống Clinton đã hai lần phủ quyết các dự luật sinh bán phần vì những bản dự luật này không bao gồm những luật trừ về sức khỏe.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã ca ngợi việc bỏ phiếu cấm phá thai sinh bán phần. “Chúng tôi mong Tổng Thống Bush ký chuẩn bản dự luật quan trọng này thành luật như ông đã hứa làm”, vị giám đốc điều hành Gail Quinn của Văn Phòng Hoạt Đồng Phò Sự Sống của HĐGM phát biểu như thế. Bà phát ngôn viên này còn nói rằng “Chúng tôi rất hài lòng thấy Thượng Viện và Hạ Viện đi đến chỗ đồng ý về dự luật cấm phương pháp phá thai sinh bán phần vô nhân bản này. Bất chấp những thoái lui, nhân dân Hoa Kỳ không bao giờ bỏ lòng cương quyết ngăn chặn việc thực hành dã man và bất chính này”.
Tính Cách Tiên Tri của Thông Ðiệp Sự Sống Con Người
35 năm trước đây, ÐTC Phaolô VI đã viết và ban hành thong điệp Sự Sống Con Người về “việc điều hòa sinh sản” là để “bảo vệ phẩm giá của các đôi phối ngẫu” (số 38). Trong những nắm đó, những giả thuyết Malthusian đang thịnh hành (Thomas Malthus 1766-1834), khiến cho thế giới lo sợ về nạn dân số, nhất là khiến cho những cuộc vận động bởi chính quyền và các tổ chức quốc tế tìm cách kiểm soát các cặp vợ chồng về số con bằng phương pháp ngừa thai nhân tạo, nhất là ở thế giới thứ ba.
Chi Nhánh về Dân Số của Liên Hiệp Quốc đã phổ biền một bản tường trình vào Tháng Hai 2002 về “Những Chiều Hướng Dân Số Thế Giới: Bản 2002”, thẩm lượng là vào năm 2050 sẽ có khoảng 8 tỉ 9 dân chúng trên thế giới. Liên Hiệp Quốc đã giảm con số này xuống gần 1 tỉ, con số gần một tỉ này trong năm 1994 đã được cho rằng sẽ hiện diện vào năm 2002, tức dân số thế giới vào năm 2050 đáng lẽ tằng đến 9 tỉ 8 chứ không phải 8.tỉ 9. Với dự phóng trung bình là vào giữa thế kỷ 21, cứ 3 trong 4 xứ sở chậm phát triển sẽ ở dưới mức số sinh bù trừ số tử. Hậu quả này có thể gây ra những hậu quả trầm trọng trong việc phát triển kinh tế như một số nước phát triển hiện đang trải qua.
Trong đoạn 12 của bức Thông Ðiệp Sự Sống Con Người, Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng tác động hiệp nhất và sản sinh của tình yêu giữa hai người nam nữ. Trong thông điệp “Phát Triển Các Dân Tộc” (26/3/1967) một năm trước đó, ở đoạn 37, Ðức Phaolô VI đã viết “Sau hết, chính cha mẹ phải có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này và quyết định về số con cái của mình. Ðây là một nhiệm vụ họ phải có trách nhiệm đối với những đứa con đã được sinh ra của họ cũng như đối với cộng đồng của họ, theo tiếng lương tâm của họ, một lương tâm được lề luật Chúa thực sự hướng dẫn và được lòng họ tin tưởng vào sự nâng đỡ của Ngài.
Vào ngày 9/11/1974, trong bài diễn văn ở Hội Nghị Thế Giới của Cơ Quan Lương Thực và Canh Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), Ðức Phaolô VI đã nói: “Những ai nắm trong tay quyền kiểm soát các thứ sản vật và tài nguyên của nhân loại không được giải quyết vấn đề đói khát bằng việc cấm sinh sản người nghèo hay để cho những con cái của họ bị chết đói, những đứa con có cha mẹ không dự phần gì vào dự án phác họa theo những giả thuyết về tương lai nhân loại… Ở nh ững trường hợp khác trong quá khứ, một quá khứ hy vọng vì thiện ích hy vọng đã được vượt qua, có một số quốc gia đã đi đến chỗ chiến tranh để chiếm đoạt những kho tàng của các nước lân bang. Có lẽ hình thức mới của chiến tranh là áp đặt chính sách dân số giới hạn trên một số quốc gia để họ không được chia sẻ một cách chính đáng những sản vật của trái đất này?”
Vào ngày 4/10/1965, trong bài diễn văn với Tổng Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, cũng vị giáo hoàng này đã thách đố thính giả bấy giờ r ằng: “Quí vị phải làm sao để có thể cung cấp đầy đủ bánh ăn cho nhân loại; mà không thiên về việc kiểm soát sinh sản theo nhân tạo một cách phi lý, để giảm bớt số khách tham dự bàn tiệc sự sống”.
Những phỏng đoán của Liên Hiệp Quốc ngày nay đã cho thấy Ðức Phasolô VI đã nói đúng.
Thông Điệp “Sự Sống Con Người”: Xưa và Nay
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ban hành Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI, 25/7/1968, Màn Điện Toán Zenit đã phỏng vấn giáo sư Germain Grisez dạy về luân lý Kitô giáo ở Đại Học và Chủng Viện Núi Thánh Maria về quan điểm lịch sử của vấn đề.
Vấn Tầm quan trọng chính yếu của Thông Điệp Sự Sống Con Người là gì?
Đáp Qua Thông Điệp Sự Sống Con Người, Đức Phaolô VI đã tái xác nhận giáo huấn liên lỉ và rất mạnh mẽ của Giáo Hội về việc bác bỏ vấn đề phương pháp ngừa thai. Tôi tin tưởng và luận rằng giáo huấn này đã được cho là bất khả ngộ theo huấn quyền bình thường của Giáo Hội, tức là được căn cứ vào việc đồng loạt thuận ý về luân lý của các vị giám mục trên khắp thế giới hiệp thông với những vị giáo hoàng. Cùng nhau các ngài đã giảng dạy qua các thế kỷ rằng việc sử dụng các phương pháp ngừa thai bao giờ cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Cách thức giảng dạy của các ngài cho thấy những gì các vị dạy đều là một sự thật cần phải dứt khoát nắm giữ. Bởi thế giáo huấn về phương pháp ngừa thai đã hội đủ điều kiện của một thứ giáo huấn bất khả ngộ mà không cần phải long trọng công bố, như đã được Công Đồng Chung Vaticanô II nhắc đến ở đoạn 25 trong Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân.
Vấn Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập một ủy ban nhỏ để phác họa những tường trình của Tòa Thánh về dân số, gia đình và con số sản sinh cho các cuộc họp quốc tế. Vào tháng 6/1964, Đức Phaolô VI đã nới rất rộng ủy ban này ra và đã truyền ủy ban này phải nghiên cứu các vấn đề bấy giờ được đặt ra liên quan đến vấn đề phương pháp ngừa thai. Nếu giáo huấn đã được cho là vô ngộ thì tại sao Đức Phaolô VI lại còn phải làm như thế?
Đáp Sau khi Đức Gioan XXIII qua đời vào tháng 6/1963, có một vài bài báo về thần học đã được phổ biến hoặc cho rằng giáo huấn về phương pháp ngừa thai của Giáo Hội là sai lầm, hay cho rằng giáo huấn này có những nố trừ, hoặc cho rằng việc sử dụng “thuốc” ngừa thai về luân lý khác với các phương pháp khác một cách nào đó. ĐHY (Alfredo) Ottaviani, Bộ Trưởng Thánh Bộ Holy Office bấy giờ đã soạn thảo một văn kiện bác bỏ những quan điểm thần học này.
Thế nhưng, vị cố vấn thần học riêng thân cận nhất của Đức Phaolô VI, vị cố vấn đã dứt khoát đặt vấn đề về chính giáo huấn ban bố của Giáo Hội, cho rằng thuốc ngừa thai thực sự là một phương pháp ngừa thai tương tự như phương pháp kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên thôi, nên theo luân lý có thể chấp nhận được. Bấy giờ một số phần tử thuộc ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập mới xin Đức Phaolô VI tạm đình phán quyết lại để nghiên cứu vấn đề. Đức Phaolô VI dứt khoát là không yêu cầu các đôi phối ngẫu phải làm những gì Thiên Chúa không buộc họ tuân giữ. Vị Giáo Hoàng này cũng là một học giả, cởi mở và muốn học hỏi. Bởi thế, Ngài đã bảo ĐHY Ottaviani đừng chạm đến vấn đề này, rồi nới rộng ủy ban nhỏ bé ấy ra hơn nữa, nhưng đặt ủy ban này dưới thẩm quyền của văn phòng Quốc Vụ Khanh, và truyền ủy ban này nghiên cứu vấn đề ấy. Đức Phaolô VI cũng không cố gắng để xác định những vấn đề này. Ngài muốn để cho những ai mong có đủ cơ hội để đóng góp ý nghĩ của họ vào giáo huấn được lãnh nhận.
Vấn Đại đa số phần tử của ủy ban này đã chẳng đồng ý trong bản tường trình vào tháng 6/1966, bản tường trình đã bị tiết lộ cho báo chí biết, đó là vấn đề phương pháp ngừa thai là một việc đôi phối ngẫu có thể làm về luân lý hay sao?
Đáp Bản tường trình cuối cùng của ủy ban này không phải là một trong những bản văn bị báo chí biết được, và cho tới nay, theo chỗ tôi biết, bản tường trình ấy chưa bao giờ được phổ biến cả. Những bản văn bị tiết lộ, những bản văn được gán ghép một cách lệch lạc, là những bản văn thuộc phần phụ đính cho bản tường trình cuối cùng, và không có một bản văn nào trong số bị lộ tẩy ấy được ủy ban tái cấu trúc vào Tháng Hai năm 1966 gồm 16 vị hồng y và giám mục này ưng thuận, mặc dù các vị chấp thuận việc để trình các bản văn kiện này lên Đức Phaolô VI. Đúng thế, đa số các thần học gia thuộc thành phần chuyên viên bấy giờ làm cố vấn cho các vị hồng y và giám mục, đã lập luận rằng vấn đề phương pháp ngừa thai là vấn đề khả chấp về luân lý, và 9 trong 16 vị hồng y với giám mục ưng thuận chủ trương của họ. Thế nhưng, tất cả các thần học gia cũng như tất cả các vị hồng y và giám mục (trừ 1 vị) thực sự đều đồng ý rằng thuốc ngừa thai về luân lý không khác gì các phương pháp ngừa thai khác, những phương pháp vốn đã bị lên án từ lâu.
Vấn Chưa hết, khi truyền cho ủy ban này làm việc, tại sao Đức Phaolô VI bác bỏ kết luận về tính cách luân lý của vấn đề phương pháp ngừa thai được đại đa số các chuyên gia thần học lẫn đa số (9/16) hồng y và giám mục đồng ý?
Đáp Vì Đức Phaolô VI không chú trọng tới số người chủ trương mà là đến các trường hợp họ nêu lên theo quan điểm của họ. Cả về vấn đề này nữa, Ngài tác hành như một học giả chứ không phải như một chính trị gia. Nhận được bản tường trình tổng kết của ủy ban này, Ngài đã nghiên cứu nó. Sau chừng 4 tháng, vào ngày 29/10/1966, Ngài đã loan báo rằng Ngài thấy một số khía cạnh trong trường hợp của đa số vị có nhiều chỗ sơ hở. Ngài đã tiếp tục nghiên cứu vấn đề và kết luận rằng ủy ban này đã đúng khi chủ trương rằng thuốc ngừa thai về luân lý không khác gì các phương pháp ngừa thai khác. Ngài đã từ từ hoàn toàn xác tín rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái xác nhận thứ giáo huấn đã được lãnh nhận. Thế rồi Ngài rất cẩn thận soạn bản văn mà sau đó được ban hành như Thông Điệp “Sự Sống Con Người”.
Vấn Thế giới đã chờ đợi cho tới ngày 25/7/1968 mới thấy bức thông điệp này ban hành. Những gì đã xẩy ra vào lúc bấy giờ?
Đáp Tiếc thay, thành phần chống đối trong số thần học gia và các vị giám mục đã lợi dụng việc trì hoãn này để sửa soạn thực hiện một phản ứng chưa từng thấy đối với bản văn kiện này. Những câu phát biểu bất đồng về thần học đã được phổ biến, và thực hiện biện pháp làm tăng hết cỡ tác dụng của những lời phát biểu ấy. Một số nhóm giám mục cũng dọn đường cho những câu phát biểu sau này của các vị trong việc làm giảm giá chẳng những Thông Điệp Sự Sống Con Người mà còn cả giáo huấn li6n tục và mãnh liệt về chính vấn đề phương pháp ngừa thai. Thoạt tiên Đức Phaolô VI còn bình luận về phản ứng, nhưng Ngài không bao giờ thực sự đáp ứng với thành phần bất mãn.
Vấn Ở thời nào cũng thế, việc dẹp bỏ một tình trạng bất mãn mãnh liệt như thế vốn là một điều khó khăn…
Đáp Vì tình trạng bất đồng lan tràn và dính dáng tới nhiều vị giám mục, thậm chí đến một số Hội Đồng Giám Mục, mà việc sửa trị không được đặt ra. Đáng chú ý là Đức Phaolô VI cũng quan tâm tới cuốn sách “Giáo Lý Hòa Lan”, trong đó có một số công thức Ngài coi là không hợp với các tín lý đã được xác định. Cả ở trong trường hợp này, Ngài đã bổ nhiệm một ủy ban để xem xét vấn đề. Ủy ban này đã đưa ra những điều chỉnh, song các vị giám mục Hòa Lan không chịu hợp tác. Thay vào đó, một bản điều chỉnh đã được in như bản phụ đính ở các ấn bản sau đó. Và Đức Phaolô VI đã không phản ứng thêm gì về vấn đề ấy nữa.
Vấn Tình trạng bất đồng tỏ ra với Thông Điệp Sự Sống Con Người và cuốn sách “Giáo Lý Hòa Lan” đã gây ra những hậu quả nào?
Đáp Trong thập niên tiếp theo đó, tình trạng bất đồng về thần học đối với giaóo huấn của Thông Điệp Sự Sống Con Người dã lan tới cả những qui tắc luân lý khác, nhất là những điều liên quan tới tình dục, hôn nhân và sự sống vô tội. Việc mục vụ về tất cả những vấn đề ấy lại càng trở nên bi quan hơn trước cả Công Đồng Chung Vaticanô II. Đồng thời, nhiều thần học gia đã xuất bản những tác phẩm nhắm vào các tín điều đức tin chính yếu chủ trương những lý thuyết bất hợp với các tín lý đã được xác quyết. Việc giảng dạy ở nhiều chủng viện đã coi những quan điểm thần học về các vấn đề luân lý và đức tin ấy là những gì khả chấp. Trong giai đoạn này, việc canh tân phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II phác họa đã được hoàn toàn áp dụng. Thế nhưng, khi các nghi thức mới vừa có công hiệu thì các lạm dụng bắt đầu cũng lan tràn. Nhiều vị linh mục và tu sĩ bỏ cuộc, và con số đông chủng sinh cũng như tập sinh giảm xuống ào ào.
Vấn Đức Gioan Phaolô II lên làm Giáo Hoàng năm 1978. Ngài có phải giải quyết tất cả những vấn đề ấy trong vòng 25 năm qua hay chăng?
Đáp Chắc chắn là Ngài đã cố gắng làm điều này. Ngài đã giảng dạy một cương quyết và lập đi lập lại, và ĐHY Ratzinger vẫn làm việc sát cánh với Ngài trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất đồng về thần học, cả về các giáo huấn luân lý cũng như về các tín điều đức tin chính yếu. Tuy nhiên, trong thực hành, tình trạng bất đồng với giáo huấn luân lý của Giáo Hội vẫn thịnh hành nơi các quốc gia giầu thịnh. Tôi nghĩ rằng tình trạng hiệp nhất về tín lý nơi các vị giám mục trên thế giới bề ngoài dường như lệch lạc làm sao ấy. Theo thiển nghĩ của tôi thì tình trạng tổng quan ngày nay cũng không hơn gì thời điểm Đức Phaolô VI qua đời.
Vấn Ở nhiều nơi, vấn đề kế hoạch hóa gia đình theo đường lối tự nhiên vẫn đang được phát động. Vẫn có nhiều gia đình trẻ sinh bốn, năm, sáu đứa con hay hơn nữa. Phần lớn giới trẻ tỏ ra tích cực trong các hoạt động phò sự sống. Phải chăng tình trạng này cho thấy có một số người đang lắng nghe sứ điệp “Sự Sống Con Người”?
Đáp Thật vậy, có một số như thế thật. Mặc dù theo tôi nghĩ tình trạng tổng quan vẫn không khá hơn lúc Đức Phaolô VI qua đời hay tệ hơn. Sứ điệp “Sự Sống Con Người”, sứ điệp của toàn thể truyền thống Kitô giáo, vẫn đang được lắng nghe tuân giữ. Những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng không đáng tin cậy cho lắm, thế nhưng điều đáng chú ý là những cuộc thăm dò này không cho thấy có một chút suy giảm nào tgrong vòng 35 năm qua nơi phần trăm người Công giáo chấp nhận giáo huấn “Sự Sống Con Người”. Đó là điều đáng kể và phấn khởi, vì hầu hết những ai ở vào 65 tuổi trong năm 1968 đều đã chết, và hầu như không ai dưới 40 tuổi ngày nay đã đọc được những bản tường trình tín liệu về Thông Điệp Sự Sống Con Người khi văn kiện này xuất hiện. Chúng ta phải cám ơn Thánh Linh về sự kiên trì của đức tin như thế. Nhưng chúng ta cũng phải cám ơn lòng can đảm và việc làm sáng tỏ của Đức Phaolô VI, cũng như giáo huấn phong phú và rất nhất trí trong toàn thể hàng loạt các văn kiện, nhất là Tông Huấn về gia đình “Familiaris Consortio”, hàng loạt những bài nói đặt nền móng cho “thần học về thân thể”, Thông Điệp “Rạng Ngời Chân Lý” và Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống”. Chúng ta cũng phải cám ơn nhiều vị mục tử, giáo sư, cha mẹ trung thành, tất cả những ai đã giữ đức tin và truyền nó lại, thường trong những hoàn cảnh rất khó khăn.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày 14/7/2003
Những bí mật liên quan đến Thông Điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI
Giáo sư hưu trí Bernardo Colombo, anh em của ĐGM Carlo Colombo (1909-1991), vị giám mục là nhà thần học tín cẩn của Đức Phaolô VI trong những năm thời Công Đồng Chung Vaticanô II, đã vừa phổ biến một bài báo về Thần Học nói đến việc Đức Phaolô VI viết bức thông điệp lịch sử này.
Thành phần chống đối giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề phương pháp ngừa thai tỏ ra bất mãn vì Đức Phaolô VI đã ban hành thông điệp “Sự Sống Con Người” ngược lại với đa số phiếu của các phần tử thuộc ủy ban dọn đường. Vào tháng Tư năm 1967, một bài báo được phổ biến trên tờ Le Monde ở Pháp, tờ The Tablet ở Hiệp Vương Quốc và tờ National Catholic Reporter ở Hoa Kỳ cho biết là 70 phần tử của ủy ban này nghiêng về việc dùng thuốc ngừa thai, chỉ có 4 là phản đối thôi. Thế nhưng, vị tác giả này, theo nghiên cứu, đã tuyên bố là con số ấy hoàn toàn sai lầm và giả tạo với mục đích để tạo áp lực mà thôi. Theo Màn Điện Toán Zenit nghiên cứu, bao gồm cả việc trao đổi với những cá nhân tham phần vào việc soạn thảo bức thông điệp này thì Đức Phaolô VI chẳng những thiết lập một mà tới 3 nhóm cố vấn cho Ngài nữa.
Uỷ ban đầu tiên bao gồm giáo dân, cha mẹ và các chuyên viên về dân số. Ủy ban này có liên hệ mật thiết và dài lâu với nhà luân lý dòng Chúa Cứu Thế Bernhard Haring, vị tuyên bố rằng không có huấn quyền nào cấm việc ngừa thai cả. Ngay trong Thông Điệp Sự Sống Con Người, chính Đức Phaolô VI đã cho biết “trong chính ủy ban này cũng không hoàn toàn đồng ý với nhau về các qui chuẩn luân lý cần phải được tuân giữ, nhất là vì một số đường lối và tiêu chuẩn để giải quyết vần đề này đã tỏ ra lệch lạc với tín lý về luân lý hôn nhân được huấn quyền của Giáo Hội liên lỉ giảng dạy”.
Đó là lý do Màn Điện Toán Zenit đã được cho biết là Đức Phaolô VI đã ủy thác cho một ủy ban thứ hai, bao gồm những thần học gia, sử gia và chuyên viên thánh kinh, để nghiên cứu giáo huấn của huấn quyền, của Truyền Thống và các bản văn của các Vị Giáo Phụ. Trong số phần tử thuộc ủy ban thứ hai này còn có hai thần học gia về luân lý, một của dòng Đaminh là Henri de Riedmatten và một của dòng Tên là Stanislas de Lestapis. Ủy ban này đã hoàn toàn bác bỏ vấn đề sử dụng các phương pháp ngừa thai. Chủ trương của ủy ban thứ hai này được dứt khoát công nhận bởi một ủy ban thứ ba là ủy ban bao gồm các vị hồng y và viên chức của Tòa Thánh Rôma.
Căn cứ vào các phán đoán này, Đức Phaolô VI đã ban hành bức thông điệp với lời lẽ là “giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc điều hòa sinh sản một cách xứng hợp là việc ban hành lề luật của chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, chắc chắn là đối với nhiều người đây là vấn đề chẳng những khó khăn mà thậm chí còn bất khả tuân giữ nữa. Thế nhưng, đối với những ai khôn ngoan cứu xét vấn đề này thì nó thực sự là một điều hiển nhiên cho thấy việc chịu đựng này thăng hoa phẩm giá con người và mang lại thiện ích cho xã hội loài người”.
ĐTC với Phong Trào Cho Sự Sống: “Không có hòa bình thực sự nếu không biết tôn trọng sự sống”
Trưa nay, 22/5/2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Phong Trào Cho Sự Sống ở Ý, một phong trào “từ ngày 22/5/1978, thời điểm vấn đề phá thai trở thành hợp pháp ở Ý, đã không ngừng hoạt động để bảo vệ sự sống con người, một trong những giá trị chính yếu của văn minh yêu thương. Xin Thiên Chúa giúp cho anh chị em không ngừng hoạt động để tất cả dân chúng, tín hữu hay vô thần, đều hiểu rằng việc bảo vệ sự sống con người, bắt đầu từ khi được hoài thai, là điều kiện cần thiết để xây dựng một tương lai xứng đáng cho con người”.
Sau khi nhắc lại những lời của Mẹ Têrêsa Calcutta “phá thai là một thực hành nguy hiểm cho nền hòa bình thế giới”, Ngài đã nhấn mạnh rằng, “Không thể nào có hòa bình chân thực nếu không biết tôn trọng sự sống, nhất là của thành phần vô tội và bất lực như thành phần trẻ em trong bụng mẹ. Việc liên kết căn bản đòi những ai tìm kiếm hòa bình đều phải bênh vực sự sống. Không có một hoạt động hòa bình nào có thể hiệu lực nếu không vận dụng cùng một nỗ lực để chống lại những cuộc tấn công sự sống ở mọi giai đoạn của nó”.
ĐTC nhắc lại là phong trào này đang hoạt động để Quốc Hội Ý chấp thuận khoản luật tôn trọng quyền lợi của thành phần thai nhi, “cho dù họ có được thụ thai theo những phương pháp nhân tạo là những phương pháp bất khả chấp về luân lý”. Theo chiều hướng này, Ngài bày tỏ ước muốn thấy rằng “tiến trình lập pháp mau kết thúc và cứu xét đến nguyên tắc là giữa ý muốn của người lớn và quyền lợi của trẻ em thì mọi quyết định phải nhắm đến lợi ích cho trẻ em”.
ĐTC phấn khuyến khích phong trào này như sau: “Anh chị em đừng chán nản và thôi không loan báo và làm chứng cho Tin Mừng sự sống; hãy gắn bó với các gia đình và các người mẹ đang gặp khốn khó”. Ngỏ lời riêng với nữ giới, Ngài lập lại lời Ngài mời gọi họ “hãy bênh vực mối liên minh giữa nữ giới và sự sống , và hãy trở nên những người phát động ‘cho một thứ nữ giới mới loại trừ khuynh hướng của những lối sống bắt chước kiểu thống trị của nam nhân để nhìn nhận và nắm vững cái tinh hoa đích thực của nữ giới nơi mọi khía cạnh cuộc sống xã hội, cũng như để thắng vượt tất cả mọi thứ kỳ thị, bạo lực và khai thác’”.
Ngày Thánh Hóa Sự Sống Con Người
Tòa Bạch Ốc
Văn Phòng Bí Thư Báo Chí
Ngày 14/1/2003
Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người 2003
Do Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Công Bố
Đất nước của chúng ta được xây dựng trên những lời hứa hẹn về sự sống cũng như trên quyền tự do cho tất cả mọi người công dân. Được thúc đẩy bởi một tấm lòng hết sức trọng kính phẩm giá con người, các Vị Cha Ông Lập Quốc của chúng ta đã hoạt động để bảo toàn những quyền lợi này cho những thế hệ mai sau, và hôm nay đây chúng ta tiếp tục tìm cách hoàn thành những gì các vị hứa hẹn trong luật lệ của chúng ta cũng như trong xã hội của chúng ta. Vào Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người, chúng ta tái xác nhận giá trị sự sống con người và lập lại việc dấn thân của chúng ta trong việc bảo đảm là hết mọi người Hoa Kỳ đều có thể được sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc.
Vì chúng ta tìm cách cải tiến tính chất của sự sống, thắng vượt các thứ bệnh tật, và phát động việc nghiên cứu y khoa quan trọng, nên Chính Quyền chúng tôi sẽ tiếp tục tôn kính những lý tưởng lập quốc Hoa Kỳ của chúng ta về vấn đề bình đẳng phẩm giá và quyền lợi cho hết mọi người Hoa Kỳ. Mỗi một con trẻ là một ưu tiên và là phúc lành, tôi tin rằng tất cả phải được đón nhận vào đời và phải được luật pháp bảo vệ. Chính Phủ chúng tôi vẫn ủng hộ những giải pháp thương cảm thay vì phá thai, như việc giúp cho các người phụ nữ gặp cơn khủng hoảng ở những nhà trọ cho các bà mẹ, khuyến khích việc nhận con nuôi, phát động việc giáo dục tiết chế tính dục, và ban hành những luật lệ đòi hỏi việc cha mẹ phải thông báo cũng như đòi phải có một giai đoạn chờ đợi đối với các con em vị thành niên.
Đạo Luật Bảo Vệ Các Thơ Nhi Sống Sót Vào Đời được tôi ký thành luật vào Tháng 8/2002, là một đóng góp quan trọng đối với nỗ lực của chúng ta trong việc chăm sóc cho sự sống con người. Điều luật quan trọng này giúp bảo vệ những phần tử dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta, bằng việc bảo đảm là hết mọi thơ nhi sống sót vào đời, bao gồm cả các em bị phá thai còn sống sót, đều được coi là một ngôi vị và được luật Liên bang bảo vệ. Nó giúp vào việc đạt được những lời hứa hẹn của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cho tất cả mọi người, kể cả những ai không có tiếng nol1i và khả năng để bênh vực quyền lợi của họ.
Bằng những qui chế có tính cách đạo lý và với lòng thương cảm của người Hoa Kỳ, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng một thứ văn hóa tôn trọng sự sống. Những tổ chức tín ngưỡng và cộng đồng cùng với cá nhân những người công dân đóng một vai trò quan trọng trong việc kiên cường tình cận thân của chúng ta cũng như mang lại tiện nghi cho những ai cần thiết. Bằng việc giúp đỡ những người công dân đồng hương của mình, những nhóm người này nhìn nhận phẩm giá của hết mọi con người cũng như những cơ hội của hết mọi mạng sống; những nỗ lực quan trọng của họ đang góp phần xây dựng một Đất Nước chân chính và quảng đại hơn nữa. Bằng việc cùng nhau hoạt động để bảo vệ thành phần yếu kém, bất toàn và bị hất hủi, chúng tôi chủ trương một nền văn hóa hy vọng và muốn bảo đảm cho tất cả mọi người một tương lai tươi sáng hơn.
BỞI THẾ, GIỜ ĐÂY, TÔI, GEORGE W. BUSH, Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, bằng quyền bính Hiến Pháp và luật pháp Hiệp Chủng Quốc ban cho, công bố nơi đây rằng Chúa Nhật, ngày 19/1/2003, là Ngày Toàn Quốc Thánh Hóa Sự Sống Con Người. Trong lúc chúng ta suy tư về sự thánh thiện của sự sống con người, tôi kêu gọi tất cả mọi người Hoa Kỳ hãy chấp nhận ngày này bằng những lễ nghi thích hợp nơi gia đình cũng như nơi phượng tự của chúng ta, hãy tái dấn thân cho việc cảm thương phục vụ, và hãy tái quyết tâm tôn trọng sự sống và phẩm giá của hết mọi người.
Ngày hôm nay 14 Tháng Giêng Năm 2003 Chúa Giáng Sinh, và Năm 227 Độc Lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
GEORGE W. BUSH
Từ khi phán quyết của tòa về vụ án Roe vs Wade năm 1973 cho phép phá thai tới nay, những gì đã xẩy ra, bà Cathy Cleaver, giám đốc phác họa và thông tin cho Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về diễn tiến từ đó tới nay, qua một cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit (tài liệu phổ bến ngày 21/1/2003) sau đây.
Vấn Ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ những vụ phá thai đang xẩy ra ít hơn, và đảng phò sự sống không nhiều thì ít có tính cách chính trị đang chi phối Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội. Hiệp Chủng Quốc đang đi về đâu về vấn đề phò sự sống này?
Đáp Phong trào phò sự sống là một phong trào bao giờ cũng hy vọng, cũng nhiệt tâm. Những cuộc tuyển cử năm 2002 đã cho thấy sức mạnh của phong trào phò sự sống này, ở chỗ có 2/3 những phần tử mới vào Hạ Viện chủ trương phò sự sống, và những phần tử mới này đã không úp mở về chủ trương của mình, họ hoạt động cho những chủ trương ấy. Hiện nay rất có nhiều cơ hội hơn nữa trong việc Quốc Hội tiến đến việc ra những đạo luật phò sự sống, và chúng ta đang có một vị tổng thống sẽ ký chuẩn những đạo luật phò sự sống này khi chúng được chuyển đến bàn giấy của ông. Thế nhưng, vì qui luật của Thượng Viện cho phép vấn đề có thể chống lại các khoản dự luật, do đó, cần phải có 60 phiếu để thông qua đạo luật phò sự sống, mà chúng ta còn phải leo dốc nơi Thượng Viện nữa vậy.
Việc cấm phá thai bán phần đã mở ra một đường hết sức thuận lợi, khi nó đã được Thượng Viện thông qua trước đây với trên 60 phiếu trong quá khứ, nhưng vẫn bị bác bỏ bởi tổng thống Clinton. Tổng thống Bush đã hứa quyết ký chuẩn việc cấm đoán này, do đó, chúng ta không bao lâu nữa có thể sẽ thấy vấn đề phá thai bán phần bị cả liên bang cấm. Viếc cấm đoán này có thể sẽ gặp khó khăn rất nhanh sau khi nó trở thành luật, và sau đó sẽ có những biến chuyển về pháp lý xẩy ra.
Những đạo luật phò sự sống khác cũng có thể được Quốc Hội này cứu xét, chẳng hạn như đạo luật cấm chỉ tất cả mọi thứ tạo sinh sao bản cloning. Khóa vừa rồi Hạ Viện đã thông qua vấn đề cấm chỉ việc tạo sinh sao bản với một chênh lệch khả quan, nhưng đã bị đình trệ ở Thượng Viện. Khóa này cuộc tranh đấu cấm chỉ này ở Thượng Viện sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể sẽ đạt được thành quả.
Những biện pháp khác cũng có thể được cứu xét đến là Đạo Luật Về Việc Phá Thai Đồng Loạt, Đạo Luật Về Việc Bảo Vệ Hộ Quyền Trên Đứa Trẻ, và Đạo Luật Về Việc Bạo Hành Những Nạn Nhân Thai Sinh.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy văn hóa đang bắt đầu chuyển hướng đối với vấn đề phá thai. Chắc chắn một trong những dấu hiệu này đó là sự kiện giảm con số vụ phá thai. Con số đang đi xuống từ tột đỉnh của nó vào năm 1990 ở mức 1 triệu sáu vụ phá thai, mà nay chỉ còn khoảng 1 triệu 3 mỗi năm.
Ý nghĩ của quần chúng về vấn đề phá thai cũng đã thay đổi hẳn ở vào mấy năm gần đây. Tổ Chức Gallup vẫn thực hiện những cuộc thăm dò dân chúng xem thái độ của họ thế nào đối với vấn đề phò quyền tự quyết hay phò sự sống. Vào năm 1995, kết quả là có 56% phò quyền tự quyết và 33% phò sự sống. Mức chênh lệch 20 lẻ phần trăm thiên về việc phò quyền tự quyết đây là một cái gì bình thường quen thuộc thôi. Thế nhưng, vấn đề đã thay đổi nhanh chóng. Vào năm 2001, kết quả của việc thăm dò của Tổ Chức Gallup cho thấy đã ở vào mức 46% ngang nhau. Nếu cứ đà này, mà tại sao lại không tin được điều này có thể xẩy ra, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thấy ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ cho mình là phò sự sống hơn phò quyền tự quyết.
Có những chiều hướng khác nữa cũng đáng chú ý. Ngày nay ít bác sĩ hành nghề phá thai hơn, và các y tá cũng đã thay đổi ý nghĩ của mình về vấn đề phá thai. Vào năm 1999, tờ Nguyệt San Y Tá đã thực hiện một cuộc thăm dò các y tá làm việc ở nhà thương đã thấy rằng 61% không muốn làm việc ở khu vực sản phụ khoa thực hiện việc phá thai; một thập niên trước đây, 52% đã nói họ muốn làm ở khu vực sản phụ khoa phá thai này.
Tóm lại, thành phần phò sự sống có rất nhiều hy vọng là đất nước này đang tiến theo hướng đi của chúng ta.
Vấn Những vị gương mù gương xấu của hàng giáo sĩ liên quan đến vấn đề lạm dụng tình dục có làm tổn thương đến khả năng của Giáo Hội trong việc mạnh mẽ nói lên vấn đề phò sự sống hay chăng?
Đáp Tiếng nói ngôn sứ của Giáo Hội về phẩm giá và tính cách bất khả vi phạm của sự sống bao giờ cũng mãnh liệt, thậm chí vào những lúc khó khăn này đây nó vẫn không giảm bớt hay im bặt. Chắc chắn bao giờ cũng có một số người cố gắng bịt miệng Giáo Hội lại, những khó khăn hiện nay cũng không có gì ngoại lệ. Thế nhưng, Giáo Hội vẫn mãnh liệt về những vấn đề sự sống, mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Vấn Những người Công Giáo Hoa Kỳ trong năm 2000 đã tỏ ra thiên về một ứng cử viên tổng thống ủng hộ việc phá thai bán phần. Trung bình thì những người Công Giáo Hoa Kỳ có cảm thấy hài lòng với ý nghĩ phá thai theo nhu cầu hay chăng?
Đáp Vấn đề người Công Giáo bỏ phiếu liên quan đến quan niệm của họ hay đến lá phiếu của họ là vấn đề cho thấy thế nào là người Công Giáo khi thực hiện ý định đầu phiếu. Như chúng ta biết, một số người gọi mình là Công Giáo lại không liên hệ với Giáo Hội hơn liên hệ với cha mẹ Công Giáo của họ. Điều này chắc chắn sẽ đưa đến chỗ không thể đo lường quan điểm Công Giáo một cách chính đáng được.Trái lại, khi những người Thệ Phản đầu phiếu theo quan điểm hay lá phiếu của họ thì việc phân loại thường được chia thành những người Thệ Phản tin lành và những người Thệ Phản chính hiệu, hay thậm chí được chia thành một bản liệt kê các giáo phái Thệ Phản.
Khi những người Công Giáo được phân loại thành những người dự Lễ mỗi tuần một lần hay không thì câu trả lời cho thấy hoàn toàn khác hẳn. Trong cuộc tuyển cử năm 2000, đa số người Công Giáo không dự Lễ mỗi tuần một lần đã ủng hộ ứng cứ viên tổng thống phò phá thai. Còn đa số những ai dự lễ hằng tuần thì ủng hộ vị tổng thống phò sự sống. Tuy nhiên, dầu sao cũng không thể nào không để ý tới mức chênh lệch nơi người Công Giáo có những quan niệm không phản ảnh tầm quan trọng của việc bênh vực tất cả mọi sự sống. Mới tuần vừa rồi Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã ban hành một Bản Ghi Chúa Tín Lý kêu gọi những chính trị gia và cử tri Công Giáo hãy gắn bó chặt chẽ hơn nữa với nền văn hóa sự sống.
Có một sự hiểu lầm trầm trọng nơi công chúng nói chung về phạm vi hợp pháp của vấn đề phá thai và những lý do cho vấn đề phá thai ngày nay. Hầu hết người ta không nhận thấy rằng vụ án Roe vs Wade và vụ án Doe vs Bolton đã cho phép phá thai trong suốt 9 tháng trời thai nghén bởi bất cứ lý do thực sự nào. Vấn đề luật phá thai của Hoa Kỳ cho phép hết cỡ, song hầu hết dân chúng không đến đến điều ấy. Dân chúng cũng hiểu lầm tình trạng thực hiện việc phá thai ngày nay. Đa số không thể hiểu được sự kiện là gần một nửa số vụ phá thai ngày nay là những vụ phá thai tái diễn; những vụ phá thai vì lý do sức khỏe hay bị hãm hiếp, những vấn đề rất thường xẩy ra nơi cuộc tranh luận công khai, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ đối với những vụ phá thai ngày nay.
Ngoài ra, giả thuyết sai lầm cho rằng vấn đề phá thai tốt cho người phụ nữ chưa được đặt lại một cách nghiêm chỉnh. Sự thật của vấn đề phá thai trong nền văn hóa của chúng ta ngày nay đó là người phụ nữ quyết định đi đến chỗ phá thai như là một giải pháp cuối cùng chứ không phải là một chọn lựa tự do. Người phụ nữ đi đến chỗ phá thai bởi vì họ cảm thấy lẻ loi và bất lực, hay họ bị bỏ rơi, hoặc bị tình nhân hay các phần tử trong gia đình làm áp lực. Vấn đề phá thai không phải là hành động triển dương quyền hạn có được. Ngay cả Viện Alan Guttmacher, chi nhánh nghiên cứu của Planned Parenthood, tường trình là những lý do chính yếu người phụ nữ khiến phụ nữ phá thai là thiếu các nguồn tài chính cũng như thiếu nâng đỡ về tình cảm. Đó là những vấn đề tất cả chúng ta có thể giải quyết và cần phải giải quyết, đặc biệt với người phụ nữ cần giúp đỡ, nhờ đó vấn đề phá thai không còn được coi là giải pháp duy nhất nữa.
Giáo Hội Công Giáo đã thực hiện nhiều điều để đưa ra những giải pháp cụ thể đối với những phụ nữ mang thai không đúng lúc. Cả ngàn thừa tác vụ đã được phát động khắp xứ sở này để cung cấp đủ mọi thứ trợ giúp cụ thể, và Project Rachel, một thừa tác vụ hậu phá thai của Giáo Hội, trên hai thập niên qua, đã giúp cho nữ giới cũng như nam giới tìm thấy niềm hy vọng và chữ lành sau khi phá thai.
Vấn Phong trào phó sự sống có ảnh hưổng gì tới vấn đề đại kết hay chăng?Đáp Phong trào phò sự sống chẳng những ảnh hưởng tới vấn đề liên hệ đại kết mà còn tới cả vấn đề đối thoại liên tôn nữa. Cái tính cách chung cao cả liên quan đến thiện ích của thành phần tín hữu đích thực thuộc tất cả mọi niềm tin trong những ngày này đang có một số điều chân thực bị tấn công, chính yếu trong số những điều ấy là phẩm giá và tính cách linh thánh của các mạng sống thai nhi.
Thật là hết sức cảm động khi thấy những người Công Giáo đứng bên những người Thệ Phản tin lành, bên những người Do Thái, thậm chí bên những người Hồi Giáo, để bênh vực thành phần thai nhi. Những kẻ bênh vực nền văn hóa sự chết đã thực sự lấy làm lạ lùng trước sự gắn bó chặt chẽ giữa những người Kitô giáo tin tưởng và sống đạo với những tín đồ của các niềm tin khác.
Chúng ta có thể kể đến Đức Thánh Cha và tạ ơn Ngài vì Ngài mở ra một con đường mòn mà từ từ sẽ mang lại chiến thắng cho những nỗ lực của chúng ta trong việc bảo vệ thai nhi.
Vấn đề lớn nhất của Ý Quốc là vấn đề có quá ít trẻ sơ sinh
Vào Thứ Năm 21/11/2002, ngày kết thúc khóa họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Ý, ĐHY chủ tịch là Camillo Ruini đã nhấn mạnh đến nạn khủng hoảng về nhân số sinh ở Ý, một vấn đề mới bắt đầu được lưu ý, thậm chí bởi cả thành phần cho tới gần đây vốn không quan tâm gì đến tầm quan trọng của vấn đề này cả. ĐHY nhận định rằng: “Nếu không thay đổi chiều hướng thì trong vòng một thời gian ngắn thôi tình trạng xuống dốc này của xứ sở sẽ gây ra bởi việc suy giảm nhân số sinh”.
Theo Viện Thống Kê Ý Quốc thì trung bình ở Ý năm 2001 mỗi phụ nữ sinh 1.25 đứa con với 544.550 em bé được sinh ra, trong khi đó vào năm 1970 là 2.43, với 901.472 em bé vào đời.
ĐHY chủ tịch nhận định thêm nạn nhân số sinh này “không phải là một vấn đề chỉ xẩy ra ở Ý mà còn cả ở Âu Châu nữa”. ĐHY tiếp: “Nếu chúng ta tìm kiếm an ninh trên mặt đất này là chúng ta đang tìm kiếm một cái không thể nào xẩy ra được. Con người phải chấp nhận sống một cuộc sống bất an trên mặt đất này vì nó bao giờ cũng lệ thuộc vào những điều kiện về vật chất, những điều kiện có thể được khoa học và kỹ thuật soi chiếu nhưng trong một số giới hạn nào đó”. Theo ĐHY thì việc “tìm kiếm an ninh trên thế giới này” là một điều tự nhiên theo bản tính loài người, “thế nhưng khi nó trở thành một yếu tố chủ yếu thì nó bị biến thành một yếu tố sâu xa gây ra tình trạng suy đồi của một nền văn minh tự khép kín. Lòng tin tưởng vững chắc trong cuộc sống có thể do bởi nhiều động lực, kể cả ở nơi những người vô tín ngưỡng nữa. Thế nhưng, dĩ nhiên nó phải là thái độ của thành phần tín hữu, thành phần tin vào một Vị Thiên Chúa, Đấng cầm giữ vũ trụ này trong lòng bàn tay của Ngài” và khiến con người có thể “chấp nhận cái liều lĩnh của cuộc sống”.
Vấn đề khủng hoảng về nhân số sinh này cũng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đề cập tới trong bài diễn từ của Ngài tại Quốc Hội Ý Thứ Năm 14/11/2002. (Xin xem toàn bài diễn từ này trong Phần Giáo Hội, Mục Theo Vị Chủ Chiên, Trang Mục Vụ Ngoại Giao).
Các Vị Giám Mục Thụy Sĩ với luật phá thai
Sau kết quả của cuộc bỏ phiếu hôm qua, Thụy Sĩ đã chấp nhận một bản dự thảo về những khoản luật phá thai hết sức trì trệ trong vòng 60 năm vừa rồi đến chỗ hiện đại hơn theo như hầu hết các nước Âu Châu khác. Dự luật này sẽ bắt đầu có tác hiệu từ ngày 1/10/2002. Đó là lý do Hội đồng Giám Mục Công Giáo Thụy Sĩ hôm nay đã lên tiếng như sau: “Vấn đềụ từ nay trở đi người ta có thể chấm dứt sự sống chưa sinh trong vòng 12 tuần lễ đầu thụ thai mà không bị trừng phạt đã đưa đến những nguy hiểm hơn nữa đối với việc tôn trọng sự sống cả từ lúc ban đầu – như việc nới rộng thời gian phá thai, việc loại bỏ một bào thai khả dĩ bị tật nguyền v.v. – cũng như vào lúc kết thúc của nó – như vấn đề trợ an tử”. 80% phiếu hủy bỏ dự thảo hoàn toàn loại bỏ việc phá thai. “Cần phải nhắc lại rằng, đối với Giáo Hội Công Giáo, phá thai là việc nói lên cho thấy nỗ lực sâu xa chống lại giới lệnh của Thiên Chúa: ‘Các ngươi không được sát hại’. Hết mọi sự sống là tặng ân của Thiên Chúa”. Các vị giám mục nói rằng các vị không tìm cách “trách móc Kitô hữu, nam cũng như nữ, mà muốn họ phải đối diện với các trọng trách của họ. Nói điều này trong một xã hội tục hóa của chúng ta hiện nay có thể là một điều khó hiểu hay hoàn toàn bị hiểu lầm; thế nhưng, vấn đề rõ ràng là ở chỗ các giá trị cốt yếu, như việc tôn trọng sự sống con người – những giá trị được tất cả mọi tôn giáo chấp nhận – không thể bị đổi thay theo chiều gió. Giáo Hội sẽ tiếp tục dấn thân để ủng hộ và bảo vệ cho những giá trị này”. Tuy nhiên, để bảo vệ sự sống, việc cấm phá thai mà thôi cũng chưa đủ: “Xã hội của chúng ta cần phải to tiếng và mạnh mẽ nói lên những gì nó mong ước, bất chấp dấu hiệu phản kháng phát xuất từ cuộc bầu phiếu lập luật này, để giảm bớt (bao nhiêu có thể) con số phá thai, cũng như cần phải khẩn trương tìm kiếm cách thức cho nó có thể hiện thực những ước muốn cao cả của nó. Cần phải tìm những phương tiện mới để cống hiến những giúp đỡ cần thiết cho các phụ nữ gặp khó khăn, cũng như để nâng đỡ các gia đình một cách hiệu nghiệm”.
Theo thống kê từ năm 2000 thì nước này có 44.1% Công Giáo, 36.6% Tin Lành, 11.7% vô tôn giáo, và 2.3% Hồi Giáo.
Vận Động Chống Lại Bản Án Tử Hình Thừa Thắng Xông Lên
Theo tin của Zenit ngày 20/7/2002 Thứ Bảy thì Cuộc vận động này được phát động bởi Cộng Đồng Thánh Egidio, một cộng đồng Công Giáo có trung tâm ở Rôma. Phát ngôn viên của Cộng Đồng này là Mario Marazziti nói rằng: “Hai quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hủy bỏ hằng trăm bản án tử hình, nhất là, đã tuyên bố là trái với hiến pháp những cuộc hành quyết thành phần tâm thần, cho thấy tầm quan trọng của việc xét lại vấn đề tiến hóa của cảm thức chung, của ý kiến chung”. Những tấm thiệp để ủng hộ cuộc vận động này được phổ biến ở các ty bưu điện. Hay cũng có thể thực hiện việc ủng hộ cuộc vận động này bằng cách ký kết qua Màn Điện Toán www.santegidio.org/en/ Mục tiêu là làm sao tổng hợp được 5 triệu chữ ký để đệ trình cho vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan trong cuộc Họp Chung tới đây. Theo thống kê của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế thì năm ngoái có 3,038 người bị tử hình ở 31 quốc gia, gấp đôi năm trước đó. Hơn 100 nước đã hủy bỏ bản án tử hình. Cuộc vận động xin chữ ký khắp thế giới này được ủng hộ bởi tổ chức Ân Xá Quốc Tế, cũng như được tổ chức US M2000 do Sơ Helen Prejean thành lập, tác giả cuốn “Con Người Chết Bước Đi“ Dead Man Walking. Một số các vị lãnh đạo tôn giáo cũng ủng hộ cuộc vận động này, trong đó có Đức Dalai Lama; ĐHY Roger Roger Etchegaray, Chủ Tịch Về Hưu của Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình, ĐHY James Francis Stafford, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân; ĐTGM George Carey, Chủ Tịch Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo; và Frances Alguire, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Phái Methodist Thế Giới. Cộng Đồng chủ xướng cuộc vận động này hy vọng sẽ cử hành Ngày Thế Giới Chống Án Tử Hình đầu tiên vào ngày 30/11/2002.
Tòa Thánh Vatican lên tiếng phản đối quyết nghị phá thai của Quốc Hội Âu Châu
Quyết nghị phá thai được Quốc Hội Âu Châu bỏ phiếu thuận hôm 3/7/2002 chẳng những đã bị Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Âu Châu phản đối mà còn bị cả Tòa Thánh Vatican phê phán nữa. Vấn đề không phải chỉ ở tại chính việc phá thai tự nó là một tội ác mà còn ở tại việc muốn áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên và đang muốn trở thành hội viên của Khối Liên Hiệp Âu Châu.
ĐHY Alfonso Lĩpez Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, và ĐGM Elio Sgreccia, phó chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, đã bày tỏ mối quan tâm của các vị đối với quyết nghị này trong L’Osservatore Romano, tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh. Mặc dù quyết nghị có tính cách lập pháp của Quốc Hội Âu Châu này không đủ quyền lực về pháp lý, song nó cũng gây một ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ đối với lục địa Âu Châu. ĐHY chủ tịch nói vấn đề nguy hiểm ở đây là vấn đề nhất trí với việc công bố và bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, mà quyền lợi đầu tiên là quyền sống. Quyền sống đã được bao gồm trong Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền sống này, khi con người chuẩn nhận cho phép phá thai, đã bị đe dọa bởi tất cả mọi thứ cắt nghĩa và luật trừ. ĐHY nêu lên khoản 12 của bản quyết nghị, một quyết nghị “đề nghị là để bảo vệ những quyền lợi của phụ nữ về sức khỏe và sản sinh, cần phải làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa, an toàn và thuận tiện cho tất cả mọi người”, rồi ĐHY nhận định chính ý tưởng về vấn đề “pháp chế” việc phá thai là sai trái, vì “một thứ luật cho phép loại trừ đi một con người vô tội không bao giờ lại được coi là chính đáng cả”. Đối với từ ngữ “vấn đề phá thai an toàn”, ĐHY cho biết “việc an toàn” như vậy chỉ mang lại nguy hiểm cho sức khỏe của nữ giới mà thôi, thành phần có những “quyền lợi” lấn át quyền lợi của những con người được họ thụ thai. ĐHY còn nêu lên khoản 6 của bản quyết nghị, một quyết nghị yêu cầu các chính phủ phát động “việc ngừa thai khẩn cấp […] như là một việc làm bình thường trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe tính dục và sản sinh”, rồi nói lên nhận định của mình là điều khoản này “không phải là về vấn đề ngừa thai thực sự, mà là vấn đề nhúng tay vào việc phá thai, một việc nhắm đến mầm thai con người, không cho nó được đậu thai”.
Về phần mình, ĐGM Sgreccia đặt vấn đề “bản văn kiện này kiếm cách nghiêng chiều về hành vi có ảnh hưởng đến luân thường đạo lý cá nhân, đến gia đình, đến chính việc tồn tại của hành vi này, cũng như đến quyền sống của thai nhi. Khi chúng ta nói về luân thường đạo lý, chúng ta không muốn giới hạn ý nghĩa của nó vào nền luân lý Công Giáo và đạo giáo là những gì cũng có quyền phải được tôn trong trong một nền dân chủ thực sự, mà chúng ta nói đến một thứ luân thường đạo lý tự nhiên”. Nơi những xứ sở vốn có những luật lệ bảo vệ các giá trị bị quyết nghị này tấn công, thì khó có thể chấp nhận tính cách xứng hợp của việc gán ghép này cho một Âu Châu “đang đe dọa áp đặt quan niệm luân lý ‘của nó’ về sự sống cũng như về những mối liên hệ nam nữ”.
ĐHY chủ tịch nói rằng những gì quyết nghị của Quốc Hội Âu Châu “về các quyền lợi sức khỏe, tính dục và sản sinh” đều cho thấy một “’thứ luân lý mới’ liên quan đến những mục tiêu chính trị, và tiêu biểu cho một thách đố đối với sự thật về việc con người sản sinh”. ĐHY đồng ý với những lời phát biểu của bà nghị viên Elizabeth Montfort về quyết nghị này là “buồn cười thay quyền sản sinh lại bị gồm tóm trong danh mục của những phương cách thực sự ngăn cản chính việc sản sinh”.
ĐGM Sgreccia còn thêm là bức thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” Evangelium Vitae nói rằng vấn đề phá thai tiếp tục là một “tội ác”, và “điều này đúng chẳng những đối với những tín đồ mà còn với lương tâm sáng suốt nữa”.
Án Tử Hình không được ủng hộ ở Hoa Kỳ nữa
ĐHY William Keeler, TGM giáo phận Baltimore nhận định là dân chúng Hoa Kỳ đã thay đổi thái độ với bản án tử hình rồi. Theo ĐHY, ba năm trước đây đã có 98 người bị chết vì án tử hình ở xứ sở này. Năm vừa qua chỉ còn 66. Nói với tờ nhật báo Ý quốc là Avvenire, ĐHY cho biết nhận định của mình “rõ ràng là ý kiến chung đang theo một chiều hướng mới và con số của những ai không chấp nhận án tử hình tiếp tục tăng thêm. Cuối cùng chúng ta không còn là thành phần thiểu số trong vấn đề này nữa”. ĐHY viện dẫn thêm những chứng cớ như năm 1980 có 80% dân số ủng hộ án tử hình, nhưng nay chỉ còn 65%. ĐHY giải thích:
“Cái đánh động lương tâm người Mỹ là những trường hợp án tử hình đã thực hiện một cách bất công bởi những thiên kiến xã hội hay chủng tộc. Cảm quan về bình đẳng, về việc cho mọi người cùng một cơ hội để bênh vực mình là một cảm quan rất mạnh ở Hiệp Chủng Quốc. Thế mà, trong những năm vừa rồi, người ta khám phá thấy rằng có cả chục vụ bị tố giác là đã bị lên án tử chỉ vì họ không thể có được người bênh chữa đàng hoàng, hay chỉ vì họ quá vô tri trong việc đòi hỏi quyền lợi cho họ. Ngoài ra, việc khám nghiệm về chất di truyền DNA (deoxyribonucleic acid) càng ngày càng đáng tin cậy cũng đã cống hiến một phương tiện khoa học đầy đủ trong việc tái xét các trường hợp trước kia đã cho thấy sự vô tội của nhiều người. Trước việc khám phá ra những sai lầm của guồng máy luật pháp như thế, các thứ thẩm quyền đã buộc phải cứu xét lại vấn đề bản án tử hình. Vấn đề ngờ vực về tính cách hợp pháp của bản án tử hình không chỉ phát xuất từ hạ tầng mà cả từ các quyền lực của chính phủ nữa. Hai tiểu bang đã treo lại những cuộc hành quyết; hai bản án của Tối Cao Pháp Viện đã giới hạn lại việc áp dụng, và một tòa án ở Nữu Ước đã quyết định án tử hình là trái với hiến pháp. Chúng ta đã có đủ những yếu tố để hy vọng là chúng ta sẽ còn tiến xa hơn nữa vậy”.
Bản tường trình về sức khỏe và các quyền lợi về tính dục và sản sinh, do Ủy Ban về Các Quyền Lợi Nữ Giới và Các Cơ Hội Bình Đẳng của Quốc Hội Âu Châu, đã được chấp thuận với số phiếu 280-240 và 28 phiếu trắng. Những đại biểu thuộc Đảng Xã Hội đã vỗ tay rất dài hoan hô cuộc thắng phiếu ấy, còn Đảng Phổ Thông Âu Châu (The European Popular Party) bỏ phiếu chống lại bản tường trình này. Cuộc tranh cãi đã kéo dài từ tối Thứ Ba hôm qua tới sáng Thứ Tư hôm nay. Tuy nhiên, Ủy Ban Âu Châu phác họa bản tường trình này, qua ông David Byrne, cho biết Quốc Hội Âu Châu không có thẩm quyền về vấn đề này. Bản tường trình này đã được viết bởi bà Anne van Lancker, một nghị viên Âu Châu thuộc Đảng Xã Hội Bỉ. Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE: Commission of the Bishops’ Conferences of the European Community) đã lên tiếng phản đối việc Quốc Hội Âu Châu chấp nhận bản tường trình tìm cách áp đặt vấn đề phá thai trên các nước hội viên hay dự viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Sau đây là “Lời Phát Biểu của Văn Phòng Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Cộng Đồng Âu Châu (COMECE) về Việc Quốc Hội Âu Châu Thừa Nhận Bản Tường Trình Về Sức Khỏe Cùng Quyền Lợi Tính Dục và Sản Sinh”.
“Văn Phòng COMECE lấy làm tiếc về việc Quốc Hội Âu Châu thừa nhận bản tường trình được bà Anne van Lancker MEP phác họa về vấn đề sức khỏe và các quyền lợi tính dục và sản sinh (A5-0223/2002) hôm mùng 3 tháng 7 năm 2002, với số phiếu 280 thuận, 240 chống và 28 trắng. Văn Phòng COMECE đã hết sức chú ý và quan tâm theo dõi việc soạn thảo bản tường trình này cũng như việc tranh luận chúng quanh bản tường trình ấy.
Bản tường trình đã gây nên một số vấn đề trầm trọng. Bởi thế, chúng tôi thấy bản tường trình lại càng đáng tiếc hơn nữa khi những vấn đề này bị phủ mờ bởi một số những chủ trương đang được tranh cãi dựa vào những kết luận còn ngờ ngợ về những gì được chính bản tường trình nhìn nhận là chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi đặc biệt lấy làm tiếc là bản tường trình kêu gọi hợp pháp hóa vấn đề phá thai, cũng như việc làm thuận lợi hơn cho việc sử dụng thuốc ngừa thai hậu giao hợp (the morning-after pill), nơi tất cả mọi Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc về tính cách mâu thuẫn giữa việc bản tường trình muốn nắm giữ vấn đề tôn trọng tính cách phụ trợ cùng đường lối vốn có trong vấn đề sức khỏe tính dục, với việc bản tường trình lại gắn bó với đường lối thu hẹp vấn đề cung cấp những dịch vụ sức khỏe về tính dục và sản sinh nơi Các Nước Hội Viên cùng Các Quốc Gia Dự Viên.
Giáo Hội Công Giáo coi vấn đề sức khỏe của tất cả mọi con người nữ, nam và trẻ em, ở tất cả mọi giai đoạn trong cuộc sống của họ, là một vấn đề hết sức quan trọng. Giáo Hội Công Giáo bênh vực đường lối theo quan điểm toàn vẹn, bao gồm việc chăm sóc y tế, việc giáo dục cùng với trách nhiệm cá nhân, và thực hiện đường lối toàn vẹn này bằng những bệnh viện, học đường, các trung tâm cộng đồng cùng với những dự án khác. Về vấn đề phá thai, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng sự sống con người bắt đầu từ giây phút thụ thai, ở chỗ phá thai là việc sai trái vì nó chối bỏ quyền sống của một con người. Điều này không sai trệch với việc Giáo Hội ủng hộ nhân quyền căn bản của phụ nữ sống một cách xứng đáng và an toàn.
Khối Hiệp Nhất Âu Châu không có các thứ quyền hạn hay trách nhiệm về vấn đề phá thai hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tính dục và sản sinh. Những vấn đề này vẫn thuộc về thẩm quyền riêng của Các Nước Phần Tử, như ông David Byrne, Ủy Viên Âu Châu phụ trách Việc Bảo Vệ Sức Khỏe và Người Hưởng Dịch Vụ, trong cuộc tranh luận về bản tường trình này trong Quốc Hội hôm mùng 2 tháng 7. Dù nguyên tắc này có được nhìn nhận ở đoạn nhất của bản tường trình, nhưng nó lại trở thành mâu thuẫn ở những đoạn sau đó. Thật là đáng tiếc và không xứng hợp khi Quốc Hội tìm cách áp đặt những qui chế trên Các Nước Hội Viên mà còn trên cả Các Nước Dự Viên, trong một lãnh vực mà tổ chức này không có trách nhiệm.
Bản tường trình này không thay đổi vấn đề lập pháp hay qui chế của Khối Hiệp Nhất Âu Châu, của Các Nước Hội Viên hay của Các Nước Dự Viên. Tuy nhiên, chúng tôi sợ rằng bản tường trình này sẽ tung ra hai hàm ý chỉ có thể làm mất uy tín của Quốc Hội mà thôi. Bản tường trình này sẽ gây ra một ấn tượng là Quốc Hội này muốn áp đặt trên Các Nước Hội Viên và Các Nước Dự Viên mà chỉ có họ mới có độc quyền dân chủ để quyết định. Hay nó sẽ khơi lên một sự ngờ vực là Quốc Hội này không còn việc làm nào khẩn trương hơn là việc tung ra những bản tường trình về các vấn đề mà tự nó không có thẩm quyền. Chúng tôi hy vọng rằng hai hàm ý này đều không đúng, thế nhưng, việc thừa nhận bản tường trình này lại khiến cho những người công dân ít tin tưởng hơn vào tiến trình thực hiện quyết định của Khối Hiệp Nhất Âu Châu.
Những vấn đề phức tạp và tế nhị về luân thường đạo lý này đáng được nêu lên một cách nghiêm cẩn và tôn trọng theo tầm cấp xứng hợp. Nếu bản tường trình này được tạm phác họa theo sáng kiến riêng của Ủy Ban Quốc Hội Về Các Quyền Lợi Và Các Cơ Hội Bình Đẳng Của Phụ Nữ, chứ không tham vấn với dự thảo lập pháp chuyên biệt hay với việc áp dụng thực tế liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe về tính dục và sinh sản ở môi trường địa phương, thì những đúc kết của bản tường trình này khó tránh được tính chất ý hệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là những ngôn từ cùng với cử chỉ tiêu cực và xúc phạm nhắm vào nhau của cả hai bên trong cuộc tranh luận này chỉ làm hại đến uy tín của những ai sử dụng chúng mà thôi. Chúng tôi đặc biệt tin rằng những ai tự cho rằng mình tranh đấu cho quyền sống phải đối xử một cách kính trọng với anh em đồng loại của mình”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ bản Anh ngữ do COMECE cung cấp để Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 3/7/2002)