SỰ SỐNG CON NGƯỜI

2005

Thành Phần Quốc Hội Khối Hiệp Nhất Âu Châu Ra Hải Ngoại Để Đẩy Mạnh Vấn Đề Phá Thai

“Tinh Thần” Luật Lệ Phá Thai đang bị vi phạm

Các Đức Giám Mục Ba Tây tấn công việc Lập Pháp Ly Dị tại quốc gia này

Vấn đề những người sống như chết trong tình trạng thực vật: hai trường hợp xẩy ra ở Ý và Mỹ

Tòa Thánh với Những Loại Thuốc Chủng Ngừa được chế bằng những thai bào bị phá

Tại sao các nhóm Phò Sự Sống bị loài trừ khỏi Cuộc Họp Liên Hiệp Quốc

”Ngày Thai Nhi” đang trở thành một ngày theo truyền thống

Phản Ứng của Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo về một Vụ Tranh Đấu Triệt Sinh An Tử ở Hoa Kỳ

Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo: “Một bệnh nhân ở trong trạng thái thực vật vẫn là một con người”

Liên Hiệp Quốc: Dân Số Thế Giới sẽ tăng lên từ 6.5 tỉ đến 9 tỉ vào năm 2050

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng vươn lên trong năm 2005

Một giáo xứ chôn táng những hài cốt được hỏa táng dịp kỷ niệm 32 năm luật cho phép phá thai

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng đã vươn lên - Phong Trào Phò Quyền Tự Quyết đang đi đến cùng đường

 

 

Thành Phần Quốc Hội Khối Hiệp Nhất Âu Châu Ra Hải Ngoại Để Đẩy Mạnh Vấn Đề Phá Thai

 

Một nhóm được tuyển chọn trong thành phần quốc hội Âu Châu đã nhận lời mời thực hiện một cuộc viếng thăm 10 ngày ở Ba Tây và Peru để ủng hộ quyền phá thai theo pháp lý.

 

Mục đích của cuộc viếng thăm này là để khám phá “thực tại của các quyền tình dục và sản sinh ở Mỹ Châu Latinh và ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo về những chính sách này”.

 

Chuyến viếng thăm này được dự trù bởi hai nhóm dấn thân phát động cổ võ phá thai là Diễn Đàn Liên Quốc Hội Âu Châu về Dân Số và Phát Triển cũng như bởi Thành Phần Công Giáo Cho Quyền Tự Do Chọn Lựa.

 

Vị giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Dân Số, Môi Trường và Phát Triển là Riccardo Cascioli đã nói với mạng điện toán toàn cầu Zenit là chuyến đi này sẽ xẩy ra vào ngày 1-10/12/2005.

 

Giấy mời viết rằng chuyến đi này là một cơ hội để gặp gỡ các nhóm địa phương “cổ võ vấn đề sức khỏe sinh sản” là vấn đề bao gồm cả việc phá thai và ngừa thai, cũng như với thành phần đại diện của chính quyền và những vị làm việc tại quốc hội. Giấy mời viết nhấn mạnh tới việc loại trừ “ảnh hưởng của tôn giáo về vấn đề ấy”.

 

Chuyến viếng thăm bắt đầu ở Ba Tây là “nơi đang xẩy ra một cuộc chuyển tiếp nhanh chóng, cả về kinh tế lẫn chính trị”. Chuyến viếng thăm sẽ tiếp tục ở Peru, “một trong những xứ sở nghèo nhất vùng này, nơi đang phải đối diện với nhiều thách đố liên quan tới những quyền lợi về sản sinh và tình dục”.

 

Theo ông Cascioli thì chuyến đi của thành phần quốc hội này là một phần của “cuộc vận động quốc tế bao rộng hướng tới chỗ làm áp lực các quốc gia cấm hay hạn chế vấn đề phá thai. Mỹ Châu Latinh là đối tượng chính của cuộc tấn công này, vì nó là châu lục duy nhất phần lớn cấm không cho phá thai”.

 

Vị giám đốc này trưng dẫn trường hợp của lời kêu gọi ở Colombia lên Tòa Hiến Pháp, với sự ủng hộ Hiệp Hội Thụy Điển Giáo Dục Tình Dục, một ngành thuộc Liên Hiệp Kế Hoạch Phụ Huynh Quốc Tế Bắc Âu (IPPF: International Planned Parenthood Federation).

 

“Trọng tâm của sách lược này là cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo, một giáo hội bị tố cáo là áp đặt ảnh hưởng làm ngăn trở việc chấp thuận” các luật lệ phò phá thai.

Diễn Đàn Liên Quốc Hội Âu Châu về Dân Số và Phát Triển được thiết lập vào năm 2000 để gây áp lực thành phần quốc hội Âu Châu thiên về pháp quyền phá thai ở tầm mức quốc tế. Trong số những nguồn tài trợ chính cho hoạt động này là IPPF, Quĩ Phát Triển Âu Châu và Ủy Ban Âu Châu.

Tiếc thay, ủy ban này không có gì là lạ, vì trong những năm này, Ủy Ban Âu Châu đã tăng gấp ba các thứ ngân quĩ được chi cho những chương trình sức khỏe sản sinh ở Âu Châu và thế giới, sử dụng những ngân quĩ cho việ chợp tác và phát triển”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/11/2005

 

TOP

 

“Tinh Thần” Luật Lệ Phá Thai đang bị vi phạm

 

Tờ nhật báo bán chính thức của Tòa Thánh là L’Osservatore Romano đã nêu lên vấn đề đang được  tranh cãi ở Ý quốc về lời yêu cầu của Lorenzo Cesa, bí thư Khối Hiệp Nhất Thành Phần Dân Chủ thuộc đảng Trung Tâm, trong việc thiết lập một ủy ban điều tra của quốc hội để bảo đảm vấn đề áp dụng khoản luật phá thai năm 1978. Tờ báo viết:

 

“Luật này, được ban hành để hợp pháp hóa vấn đề phá thai, cần phải có như là mục tiêu nhắm đến của nó thực hiện việc ngăn ngừa chính việc phá thai.

 

“Thế nhưng, luật này như nó đã được áp dụng chính yếu cho tới nay hoàn toàn vi phạm đến ‘tinh thần’ của nó. Nó vẫn được nghĩ rằng đường lối duy nhất để ngăn ngừa việc tự nguyện ngăn chặn vấn đề mang thai là ngừa thai. Bởi thế các trung tâm tham vấn về gia đình, thay vì là các trung tâm sự sống chính yếu lại trở thành, tiếc thay, những nơi phân phối các chứng chỉ phá thai”.

 

Bộ Trưởng Y Tế Francesco Storace đã phác họa ra một dự án canh tân những trung tâm cố vấn gia đình nhờ đó những tình nguyện viên phò sự sống cũng có mặt ở những trung tâm này. Dự án này bị báo chí và các tay chính trị gắt gay chỉ trích.

 

Tờ nhật báo kể trên lấy làm lạ trước “lời bình phẩm về sự hiện diện của thành phần tự nguyện viên Phong Trào Phò Sự Sống ở các trung tâm tham vấn ấy”, vì nó là “một khả dĩ được luật lệ cho phép”. 

 

Tờ nhật báo này càng tỏ ra lạ hơn nữa trước những ai chống “lại việc kiểm điểm vấn đề áp dụng luật lệ”, tờ nhật báo này có ý nói tới những lời phê bình chỉ trích Lorenzo Cesa của các nhà lãnh đạo quốc gia.

 

“Việc bênh vực sự sống là phương thức của văn minh và dân chủ. Nó cũng là tầm vóc của một nền tự do chân chính”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 22/11/2005

 

TOP

 

Các Đức Giám Mục Ba Tây tấn công việc Lập Pháp Ly Dị tại quốc gia này

Hội Đồng Giám Mục Ba Tây đã lên tiếng bày tỏ “việc hoàn toàn bất đồng” voơi việc lập pháp ở Quốc Hội đang tìm cách bất tội ác hóa vấn đề phá thai.

Theo bản văn tựa đề “Quyền Được Sinh Ra” của tiểu ban điều hành của hội đồng giám mục phổ biến hôm Thứ Sáu, 11/11/2005, thì việc lập pháp này “là một cuộc tấn công thẳng mặt vào quyền lợi căn bản của con người, đó là quyền được sinh ra”.

“Việc vi phạm này liên quan tới những thứ nhân quyền khác, dẫn tới việc làm suy kiệt đi trật tự xã hội và pháp lý đồng thời mở đường cho những thứ lệch lạc lộn xộn không cùng về luân lý”.

Căn cứ vào những sự kiện khoa học vững chắc, cần phải “lập lại rằng sự sống con người được bắt đầu từ khi đậu thai, lúc con người có được gia sản di truyền của mình cùng với hệ thống miễn dịch và phát triển một cách hòa hợp, tăng tiến và liên tục. Cần phải tôn trọng và bênh vực sự sống con người ngày từ khi nó bắt đầu hiện hữu cho đến khi nó tự nhiên qua đi”.

Hội đồng giám mục này nhấn mạnh rằng “không thể chấp nhận một dự luật dám cho phép loại trừ một con người vô tội và không thể tự vệ. Nếu theo chiều hướng này thì vấn đề nói đến nhân quyền trở thành những gì chẳng nhằm nhò gì, khi việc bênh vực các thứ quyền khác bị tương khắc bởi việc chối bỏ quyền nguyên thủy là được sinh ra và sống động”.

Các vị giám mục lập lại rằng “người mẹ không có quyền tự động chấm dứt bào thai của mình, khi đứa nhỏ gần tới ngày được sinh ra, bị chứng bệnh thai nghén bất khả chữa hay bị dị dạng bẩm sinh, từ ban đầu đã có căn tính của mình, một căn tính khác với cha mẹ của em và là một hiệp nhất nơi việc phát triển dần dần và liên tục của em. Sự sống của người mẹ cần phải được hết sức bênh vực, tôn trọng và bảo vệ”.

Bản văn này có ba chữ ký, một của vị chủ tịch là ĐHY Geraldo Agnelo, một của vị phó chủ tịch là Giám Mục Antônio Celso Queiroz và một của bí thư là Giám Mục Phụ Tá Odilo Pedro Scherer.

Vào đêm Thứ Năm, 10/11/2005, ĐHY chủ tịch Agnelo đã gặp vị chủ tịch của Chamber of Deputies, phó liên bang Aldo Rebelo, để bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội về việc lập pháp vấn đề phá thai.

Theo vị hồng y thì nội dung của việc lập pháp này “khiến cho chúng ta cảm thấy bần thần khi nó cho phép việc phá thai cả cho tới lúc sản sinh”.

“Chúng ta sống ở một quốc gia theo văn hóa Công giáo cảm thấy hết sức thảm thương trước việc hủy hoại sự sống”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/11/2005

TOP

 

Vấn đề những người sống như chết trong tình trạng thực vật: hai trường hợp xẩy ra ở Ý và Mỹ

 

Ở Ý đã xẩy ra một trường hợp là một bệnh nhân tỉnh giấc sau hai năm trời bị hôn mê trùng hợp với quyết định của Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Vật Quốc Gia muốn bênh vực việc không đình chỉ vấn đề dinh dưỡng các bệnh nhân sống miên man trong tình trạng “thực vật”.

 

Thật vậy, bệnh nhân này tên là Salvatore Crisafulli, 38 tuổi, ở Catania, Sicily, bị hôn mê sau một tai nạn xe cộ ngày 11/9/2003, và đã được chăm sóc bởi người anh em của mình là Pietro. Người an hem của nạn nhân cũng yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ của vị bộ trưởng sức khỏe là Francesco Storace. Nạn nhân đã tỉnh giấc vào mùa hè năm mới đây. Giờ đây anh ta nói chuyện và nói rằng trong khi anh ta ở trong tình trạng hôn mê, anh ta đã trông thấy và nghe thấy hết mọi sự.

 

Trong khi đó, vào ngày 4/10/2005, Tiểu Ban Đạo Đức Sinh Vật (NBC: National Bioethics Committee) đại đa số đã chấp thuận một văn kiện bày tỏ “một quyết định không đình chỉ việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo” cho các bệnh nhân chỉ tự nhiên sinh động theo sự sống và tự động hít thở, cho dù họ không ý thức gì hết.

 

Nhận định về quyết định này của NBC, Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống, đã nhấn mạnh trên Đài Phát Thanh Vatican rằng “bệnh nhân sống miên man trong tình trạng thực vật là người bệnh chưa chết. Họ chỉ cần được dinh dưỡng theo nhân tạo bằng không họ sẽ chết đói. Việc dinh dưỡng và thủy dưỡng không phải là một thứ trị liệu tàn ác …. Đây không phải là vấn đề trị liệu, nó là một việc hỗ trợ quan thiết cần phải được cung cấp như một phận vụ đối với bất cứ ai đang sống”.

 

Quyết định của NBC ở Ý được cho là muốn loại trừ đi một cái chết giống như cái chết của nạn nhân triệt sinh bức tử ở Florida là Terri Schiavo, người nữ trung niên đã qua đời ngay trước ngày (1/4/2005) ĐTC GPII qua đời (2/4/2005).

 

Để hiểu rõ hơn những chất chứa nơi hai trường hợp này, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn bác sĩ Claudia Navarini, giáo sư Phân Khoa Đạo Đức Sinh Vật của Giáo Hoàng Đại Học Viện Regina Apostolorum, một bài phỏng vấn đã được Zenit phổ biến ngày 10/10/2005 như sau:

 

Vấn:     Giáo sư nghĩ gì về banảvăn kiện vừa được NBC chuẩn nhận?

 

Đáp:    Văn kiện sắp sửa tung ra này có một tầm mức hết sức quan trọng, vì nó làm sáng tỏ mối ngờ vực đã tấn công nhiều người nơi vụ của Terri Schiavo, tức là mối ngờ vực cho rằng việc dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo có thể là phương tiện “bất tương xứng” cần phải được đình chỉ ở giai đoạn cuối cùng hay trong những tình trạng trầm trọng như nơi tình trạng thực vật.

 

Việc cung cấp nước và đồ ăn không phải là những việc làm theo y khoa, và không giống như những trường hợp trị liệu dã man, ít là cho tới khi những việc này hiển nhiên cho thấy hoàn toàn vô bổ, tức là cho tới khi cơ phận của bệnh nhân không thể đáp ứng những việc ấy nữa.

 

Trái lại, những việc ấy là việc chăm sóc căn bản, bình thường cần phải được bảo đảm cho tất cả mọi bệnh nhân, không bao giờ được bỏ đi một hình thức nào để bảo tồn sự sống con người. Về vấn đề này, bản văn kiện của tiểu ban ấy đã được đại đa số đồng ý.

 

Ai không muốn tham dự vào phán đoán này có lẽ bị ảnh hưởng bởi quan niệm “sự sống toàn vẹn” hay “phẩm chất của sự sống”, một quan niệm dẫn đến chỗ phân biệt giá trị của một số mạng sống con người với mạng sống của những người khác bằng sự chỉ đạo kỳ thị là những gì, thẳng thắn mà nói, tôi thấy nó bất xứng với một xã hội muốn tự xưng mình là văn minh.

 

Vấn đề này có những chiều kích hệ trọng, vì, như vị chủ tịch của NBC là Francesco D’Agostino nói, việc cải tiến các thứ kỹ thuật về y khoa sinh vật giúp cho con số của những bệnh nhân này càng ngày càng nhiều hơn nữa, thành phần có thời đã không thể được nâng đỡ. 

 

Bởi thế, vấn đề sức khỏe, an sinh và cấ phương thức của xã hội là những gì khẩn thiết cho những con người này hợp với phẩm giá nội tại của họ, dần dần hợp với việc phát triển vấn đề chăm sóc tại gia, một việc chăm sóc rất cần cho những người bệnh nhân này: vì được chăm sóc bởi gia đình của họ, họ cảm thấy có nhiều cơ hội phục hồi hơn, hay dù sao cũng được lợi ích bởi việc gần gũi của những người thân yêu họ.

 

Chính vị bộ trưởng y tế là Storace, khi nhận định về câu truyện hay của Salvatore, đã nói rằng “chính gia đình của anh ta đã chữa cho anh ta”.

 

Những chủ trương của NBC dầu sao cũng đã được chuẩn nhận bởi Giáo Hoàng Học Viện về Sự Sống và Liên Hiệp Quốc Tế Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo năm trước đây, trong một văn kiện chung được phổ biến khi kết thúc hội nghị Tháng Ba về tình trạng thực vật.


Vấn:     Có những điểm tương đồng nào giữa trường hợp của Salvatore Crisafulli và Terri Schiavo hay chăng?

 

Đáp:    Khó lòng thấy được những điểm tương đồng, vì những vụ vô thức – hôn mê, tình trạng thực vật, khuyết tật tâm thần trầm trọng – có thể khác nhau tùy theo từng người, cho tới độ cần phải được chẩn bệnh và lượng bệnh hoàn toàn riêng biệt; ngoài ra, tín liệu tôi có được thực ra chỉ là của báo chí mà thôi.

 

Dĩ nhiên Terri Schiavo không bị hôn mê: thời gian đã qua đi quá lâu. Không biết chắc là cô ta ở trong tình trạng thực vật theo kiểu “cổ điển”, hay trong tình trạng bị tật nguyền về tâm thần có những lúc có thể nhận thức và thông đạt.

 

Nơi trường hợp của người Ý đây thì 2 năm tiêu biểu cho một thời gian vẫn còn tương xứng với một cuộc hôn mê, và tất cả mọi tờ nhật báo thực sự nói về anh ta như là một trường hợp, may mắn nhưng hiếm hoi, ra khỏi tình trạng hôn mê. 

 

Tuy nhiên, có một số nguồn tin – và một số người lên tiếng, những chứng từ của gia đình mấy tháng trước đây (ở vụ Terry Schiavo) – nói về tình trạng thực vật, tức là về tình trạng kinh niên hay tình trạng “hôn mê mắt mở”.

 

Nếu quả là thế thì chúng ta sẽ phải đối diện với một tình tiết cho thấy một lần nữa về phận vụ phải làm hết sức có thể trong việc bảo đảm thành phần bệnh nhân bị hôn mê và những bệnh nhân trong tình trạng thực vật được hưởng việc chăm sóc trị liệu trọn vẹn – không phải chỉ là một việc chăm sóc căn bản mà thôi.

 

Cũng thế, bất cứ khi nào thực sự còn hy vọng phục hồi thì chân lý nền tảng và bất khả tránh vẫn là ở chỗ sự sống của con người, cho dù bệnh tậït hay tật nguyền đến đâu chăng nữa, hay tình trạng của họ có mong manh bấp bênh đến mấy đi nữa – nó bao giờ cũng có một giá trị lớn lao, một giá trị mà ý muốn của con người phải chào thua.

 

Ở Hoa Kỳ, tất cả cuộc tranh cãi được rút lại thành vấn đề Terri có muốn chết hay không muốn chết. Thế nhưng, ở đây, NBC nhấn mạnh rằng, nó là một quyết định sống hay chết. Thậm chí ngay cả trường hợp bệnh nhân yêu cầu nó, chúng ta cũng không được phép đình chỉ việc dinh dưỡng và thủy dưỡng, vì giá trị nội tại của sự sống con người cũng vượt quá giá trị được qui cho nó bởi cá nhân này. Nói cách khác, chúng ta không phải là chủ nhân ông của sự sống mình. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

 

TOP

Tòa Thánh với Những Loại Thuốc Chủng Ngừa được chế bằng những thai bào bị phá

Theo Tòa Thánh thì không được phép sử dụng những loại chủng ngừa được chế tạo bằng những thai bào bị phá, thế nhưng những loại chủng ngừa này có thể được sử dụng trong những trường hợp khi không còn cách nào khác nữa.

Chủ trương này của Tòa Thánh được bày tỏ trong một văn kiện mới được phổ biến trong tờ điểm báo “Y Dược và Luân Lý” của Trung Tâm Đạo Lý Sinh Học thuộc Đại Học Công Giáo Rôma.

Giáo Hoàng Học Viện Về Sự Sống đã thực hiện một cuộc nghiên cứu để trả lời cho “một vấn đề xác đáng được nêu lên bởi những hiệp hội phò sự sống ở Hiệp Chủng Quốc trước vấn đề này”. ĐGM Elio Sgreccia, chủ tịch của học viện này đã cho Đài Phát Thanh Vatican biết hôm Thứ Bảy 23/7/2005.

Vị giám mục này cắt nghĩ a rằng “ở Hiệp Chủng Quốc họ vẫn còn sử dụng một loại thuốc chủng được chế bằng những thai bào bị phá. Đã có việc hợp tác giữa những ai làm loại thuốc chủng ấy với những ai hành nghề phá thai. Đó là vấn đề đã khiến các phong trào phò sự sống tỏ ra chống đối”.

Đáp lại lời yêu cầu của vị giám đốc điều hành tổ chức Con Cái Thiên Chúa Cho Sự Sống là Debra Vinnedge, học viện này “đã tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về vấn đề những loại thuốc chủng ‘bị ươn’ này, và đã cung cấp kết quả của cuộc nghiên cứu ấy”, như lời vị giám mục chủ tịch viết trong văn kiện hồi đáp.

Vị giám mục cân nhắc: “Một đàng thì trẻ em có nhu cầu chủng ngừa, đàng khác thứ chủng ngừa ở những miền Hiệp Chủng Quốc được chế tạo khaỏng 20 năm trước đã sử dụng các thai bào bị phá”. Trước tình trạng ấy, học viện này đã nêu lên một giải đáp lưỡng diện trong văn kiện của mình như sau:

Một đàng “được phép sử dụng những thứ chủng ngừa ấy chỉ ở môi trường Hiệp Chủng Quốc, vì không còn những thứ chủng ngừa nào khác sẵn có vào lúc bấy giờ”, vị giám mục nói tiếp trên đài phát thanh. “Đàng khác, ‘việc hợp tác’ với vấn đề phá thai xẩy ra ở một khoảng cách về thời gian và không gian, liên quan tới những tế bào đầu tiên được sử dụng, những tế bào sau đó được làm gia tăng lên và được gieo trồng”.

Về vấn đề này, những ai hiện nay đang sử dụng thứ chủng ngừa ấy, “các y sĩ chích thuốc chủng ngừa này, trẻ em được chích ngừa, không thể nào liên lụy tới ‘việc hợp tác tội lỗi’”.

Họ không chịu trách nhiệm gì “về việc phá thai được thực hiện vào dịp ấy. Ở những nơi ấy, vào thời điểm ấy, được phép chích thuốc chủng này, hơn nữa, cần phải làm vì trẻ em cần đến nó”.

“Câu trả lời thứ hai đó là quốc gia… cần phải đòi hỏi là các kỹ nghệ sản xuất ra những thứ thuốc chủng không được sử dụng các thai bào”, nhất là những thai bào bị phá, “vì ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, những thứ thuốc chủng ngừa hiệu nghiệm có thể được chế tạo một cách thích hợp, như đang xẩy ra ở Âu Châu, bằng việc sử dụng tế bào thú vật”.

Tâm Phương, theo Zenit ngày 26/7/2005 

 

TOP

 

Tại sao các nhóm Phò Sự Sống bị loài trừ khỏi Cuộc Họp Liên Hiệp Quốc

 

Các tổ chức không thuộc chính phủ phò sự sống và gia đình gần đây đã bị loại trừ không được tham dự buổi điều trần ở Liên Hiệp Quốc Nữu Ước, nhân dịp kiểm điểm 5 năm Những Mục Đích Phát Triển Ngàn Năm là những gì đã được đề ra trong một hội nghị ngoại lệ vào năm 2000 liên quan tới việc nhổ tận gốc rễ tình trạng bần cùng trên thế giới.

 

Để biết được những lý do về việc loại trừ này, mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn ông Riccardo Cascioli, chủ tịch Trung Tâm Âu Châu Nghuên Cứu Về Dân Số, Môi Sinh và Phát Triển (CESPAS: the European Center of Studies on Population, the Environment and Development).

 

Vấn:     Tại sao những tổ chức phò sự sống bị loại trừ như thế?

 

Đáp:    Rõ ràng đây là một dự định đã được phát động từ nhiều năm nay trong việc loại trừ những tổ chức không phải của chính quyền ra khỏi tiến trình quyết định trong các cơ quan và ủy ban khác nhau của LHQ.

 

Lý do cũng dễ hiểu thôi đó là có những cuộc vận động mãnh liệt phản sinh sản, phò phá thai, môi sinh và đồng tính, đang cố gắng đưa ra những quyền sinh sản – quyền phá thai và ngừa thai chẳng hạn – như là những quyền căn bản của con người, cũng như để hủy diệt gia đình bằng việc bình đẳng hóa những cuộc hợp hôn đồng tính với những loại hôn nhân khác.

 

Phương sách này là ở chỗ tạo nên các bản văn kiện quốc tế theo chiều hướng này để chúng có thể trở thành những phương tiện áp lực ở các quốc gia khác nhau có vấn đề lập phác tương phản.

 

Theo quan điểm này thì các tổ chức không thuộc chính quyền phò sự sống và gia đình là “kẻ thù” cần phải bị loại trừ, nhờ đó tránh được những chướng vật cản mũi kỳ đà. Đó là những gì đã xẩy ra vào trường hợp lần này.

 

Không phải là ngẫu nhiên ở vào một số trường hợp trong cuộc điều trần của LHQ có những bài nói về nhu cầu cần phải nêu lên một cách minh nhiên những quyền lợi về sinh sản trong số những phương sách chống nạn nghèo khổ. Có những cuộc tấn công vào các tôn giáo, hiển nhiên nhất là Giáo Hội Công Giáo, vì tôn giáo chống lại thành phần đồng phái tính.

           

Vấn:     Thế nhưng làm thế nào việc loại trừ này có thể xẩy ra mà lại không có bất cứ một chính phủ hay cá nhân nào than phiền về vấn đề ấy?

 

Đáp:    Chúng tôi có thể nói rằng ở cấp độ chính quyền người ta tỏ ra thái độ dửng dưng đáng trách về những gì xẩy ra tại các cơ quan và các ủy ban khác nhau ở LHQ, nếu những cơ quan hay ủy ban ấy có những sách lược hết sức khôn khéo cho những cuộc vận động này, những cuộc vận động áp đặt nhiều thứ trong đó có ngữ thuật “xã hội dân sự”, một quan niệm giúp vào việc bao che cho những hoạt động chính trị không liên hệ gì tới xã hội dân sự.


Vấn:     Phải chăng như thế có nghĩa là các tổ chức không thuộc chính phủ chủ trương phò sự sống và gia đình chẳng là gì hết ngoài một cái vỏ bên ngoài vậy thôi?

 

Đáp:    Không phải những tổ chức phi chính quyền; nó tùy thuộc vào việc sử dụng những gì làm nên các tổ chức này. Để tôi giải thích thế này.

 

Khoảng 13 ngàn tổ chức không thuộc chính quyền được chính thức công nhận tùy theo tính cách khác nhau ở LHQ. Khoảng 200 tổ chức đại diện ở cuộc điều trần tuần vừa rồi. Tiêu chuẩn của cuộc chọn lựa này là gì? Không có một phương thức nào minh nhiên cả.

 

Một ủy ban đã được thiết lập theo quyết định của vị chủ tịch Tổng Hội Đồng, một hội đồng được làm nên bởi những đại diện thuộc khoảng 10 nhóm vận động, rõ ràng là thuộc những phong trào nữ giới cực đoan mãnh liệt nhất và theo tân thuyết Malthusian.

 

Họ chọn 200 tổ chức – trùng hợp biết bao, họ đã loại trừ các tổ chức phi chính phủ phò sự sống và gia đình – để nói nhân danh “xã hội dân sự”.

 

Bởi thế thành phần đại biểu của các chính phủ trên thế giới đã có thể nghe thấy rằng, trong chiều hướng chiến đấu chống nghèo khổ, “xã hội dân sự” kêu gọi các thứ quyền sinh sản và vấn đề hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính. Và nó kêu gọi việc giới hạn quyền tự do tôn giáo – tất cả những điều kêu gọi này ở giữa các bài diễn văn tổng quan khác được mang ra nói tới, về vấn đề chiến đấu chồng nghèo khổ.

 

Thế nhưng, có một thành phần quan trọng của “xã hội dân sự” cũng hoạt động để nhổ tận gốc tình trạng nghèo khổ mà lại không nhìn nhận mình ở vai trò ấy. Thành phần này ở đâu? Ai đã nghe thành phần ấy? Người ta cần phải can đảm để nói lên rằng những thứ thủ đoạn này là các thứ mạo dụng thô bỉ.


Sự thật là ở chỗ ai đài thọ là người ấy có quyền kiểm soát. Có một số sáng kiến cần phải trả giá, và các chính phủ cùng các cơ quan đài thọ cũng là người quyết định thành phần tham dự.

 

Chẳng hạn, cuộc điều trần tuần vừa rồi được tài trợ bởi Gia Nã Đại, Na Uy và Phần Lan. Phải chăng là tình cờ khi không có một tổ chức phi chính phủ nào hiện diện đã chống lại các chính sách phát triển của những chính phủ ấy?
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 29/6/2005

TOP

”Ngày Thai Nhi” đang trở thành một ngày theo truyền thống.

Các quốc gia Mỹ Châu Latinh đang sửa soạn cử hành “Ngày Thai Nhi”, một số ở tầm cấp quốc gia, một số chỉ ở lãnh vực Giáo Hội địa phương.

Sáng kiến này được cử hành vào ngày 25/3, Lễ Thai Lời. El Salvador là quốc gia đầu tiên ban sắc lệnh cử hành ngày này vào năm 1993, được gọi là “Ngày Quyền Được Vào Đời”. Sắc lệnh này được Hội Đồng lập pháp công bố qua cuộc vận động của phong trào phò sự sống.

Vào Tháng 12/1998, Á Căn Đình công bố ngày 25/3 là “Ngày của Thai Nhi”. ĐTC GPII đã gửi một sứ điệp vào dịp này, một dịp có sự tham dự của các đại diện tôn giáo Chính Thống giáo và Kitô giáo, cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo. Các tham dự viên đã kêu gọi nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phi Luật tân cùng các quốc gia ở Mỹ Châu Latinh hãy theo sáng kiến ấy.

Cuộc vận động ở Chí Lợi, với hằng ngàn chữ ký và được hỗ trợ bởi một số vị thị trưởng, đã được Thượng Viện nhất loạt chấp thuận vào tháng 5/1999 dự án yêu cầu tổng thống công bố ngày 25/3 là “Ngày của Con Trẻ được thụ thai chưa vào đời”.

Vào Tháng 5/1999, Quốc Hội nước Guatemala tuyên bố ngày 25/3 là “Ngày Toàn Quốc Thai Nhi” để “cổ võ văn hóa sự sống và bênh vực sự sống từ giây phút được thụ thai”.

Cũng trong năm 1999, tổng thống nước Costa Rica là Miguel Rodríguez tuyên bố ngày 27/7 là “Ngày Toàn Quốc về Sự Sống chưa Sinh”.

Ở Nicaragua, tổng thống Arnold Alemán ban hành một sắc lệnh vào năm 2000 tuyên bố ngày 25/3 là “Ngày Thai Nhi”.

Năm 2001, Cộng Hòa Dominican đã chấp thuận đạo luật thiết lập Ngày này, để nuôi dưỡng “việc suy nghĩ về vai trò quan trọng mà một người phụ nữ mang thai cho thấy nơi định mệnh của nhân loại, và giá trị của sự sống con người được họ cưu mang trong lòng”.

Năm 2002, Quốc Hội Peru đã tuyên bố ngày 25/3 là “Ngày Thai Nhi”. Ủy Ban Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Peru vừa phổ biến một sứ điệp kêu gọi dấn thân hơn nữa trong việc bênh vực sự sống và phẩm giá của thai nhi.

Năm 2003, nước Paraguay ấn định ngày 25/3 chính thức là Ngày Thai Nhi, với sắc lệnh của tổng thống Luis González Macchi.

Ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha khác, Ngày Thai Nhi không được quốc gia công nhận nhưng được Giáo Hội Công giáo cổ võ cử hành.

Năm nay, ngày nay trùng với Thứ Sáu Tuần Thánh, hội đồng giám mục Colombia sẽ cử hành Ngày Thai Nhi vào ngày 4/4 thay thế, với đề tài là “Chúng ta đang Mong có được một Đứa Con”.

Trên thế giới hay tại địa phương đã có nhiều ngày đặc biệt, như Ngày Thân Phụ Father Day, Ngày Thân Mẫu Mother Day, thậm chí Ngày Tình Nhân Valentine Day, nhưng chưa có Ngày Thai Nhi, nạn nhân của trào lưu phò quyền tự quyết pro-choice của thứ văn hóa tử vong. Bởi thế, Ngày Thai Nhi đã được trào lưu phò sự sống pro-life ở nhiều quốc gia Công Giáo đã được phát động và cử hành.

Đầu tiên là ở El Salvador, nơi đã có sắc lệnh mừng ngày này từ năm 1993 và được gọi là Ngày Quyền Được Sinh Vào Đời (the Day of the Right to Be Born), một sắc lệnh do vận động của Cơ Quan Say Yes To Life ở nước này.

Sau đó, vào năm 1998, Tổng Thống Á Căn Đình, quốc gia có hơn 90% Công Giáo, là Carlos Menem công bố Ngày Lời Nhập Thể 25/3 là Ngày Thai Nhi. Sau đó ít lâu, vị tổng thống này đã viết thư cho tất cả các vị tổng thống thuợc Mỹ Châu Latinh, cũng như các vị ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Phi Luật Tân, kêu gọi họ tham gia sáng kiến này. Vào lúc ấy ĐTC Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho vị lãnh đạo nước Á Căn Đình này cho biết Ngài muốn “việc cử hành ‘Ngày Thai Nhi’ (a Day of the Unborn) làm bồi dưỡng việc quyết định tích cực hơn thiên về sự sống cũng như về vấn đề phát triển của một nền văn hóa theo chiều hướng này, một chiều hướng sẽ bảo đảm việc cổ võ phẩm giá con người trong tất cả mọi hoàn cảnh”.

Ơũ Chí Lợi, kết quả cuộc cuộc vận động của hằng ngàn chữ ký cũng như của một số thị trưởng đã đưa đền việc Thượng Viện, vào tháng 5/1999, đã đồng loạt chấp thuận bản thảo xin tổng thống công bố ngày 25/3 là Ngày Trẻ Được Thụ Thai và Cưu Mang (the Day of the Conceived and Unborn Child).

Cũng trong cùng tháng này, Quốc Hội Guatemala đã công bố ngày 25/3 là Ngày Thai Nhi Toàn Quốc (a National Day of the Unborn), “để cổ võ một nền văn hóa sự sống cũng như để bênh vực sự sống từ lúc được hoài thai”.

Vào tháng 8/1999, trong khung cảnh của Cuộc Họp Thứ Ba của các Chính Trị Gia và Luật Gia của Mỹ Châu được tổ chức ở Buenos Aires, đệ nhất phu nhân của nước Costa Rica là Lorana Clara de Rodríguez đã công bố việc cử hành Ngày Thai Nhi ở nước của bà, và tổng thống của nước này bấy giờ là Miguel Angel Rodríguez đã loan báo ngày 27/7 là Ngày Sự Sống Chưa Sinh Toàn Quốc (a National Day of Life Before Birth).

Ở Nicaragua, vào tháng Giêng 2000, Tổng Thống Arnoldo Alemán đã ban bố một sắc lệnh công nhận ngày 25/3 là Ngày Thai Thai (the Day of the Unborn).

Ở Cộng Hòa Dominique, luật cho phép việc cử hành này từ đầu năm 2001: “thật xứng hợp và cần thiết ấn định một ngày cho thai nhi, để khuyến khích suy nghĩ về vai trò quan trọng của người phụ nữ mang thai đối với định mệnh của nhân loại, cũng như về giá trị của sự sống con người đang được bà cưu mang trong bụng”.

Ở Peru, quốc gia cuối cùng ban hành luật cử hành sự sống này, vào Tháng Giêng năm 2002, Quốc Hội cũng đã công bố Ngày 25/3 hằng năm là Ngày Thai Nhi.

Ở Ba Tây, Uruguay, Slovakia và Tây Ban Nha đang vận động cho Ngày Thai Nhi này.

Các nhóm phò sự sống ở Áo Quốc đã cử hành Ngày 25/3 là Ngày Thai Thi.

TOP

Phản Ứng của Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo về một Vụ Tranh Đấu Triệt Sinh An Tử ở Hoa Kỳ

Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (The World Federation of Catholic Medical Associations) vừa phổ biến lời cảnh giác hôm Chúa Nhật 6/3/2005 về vụ một phụ nữ ở Florida Hoa Kỳ bị hư não bộ mà người chồng đã từng kịch liệt tranh đấu về phương diện pháp lý để ngưng việc dinh dưỡng nhân tạo cho vợ của mình là Terri Schiavo.

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch của tổ chức y khoa quốc tế này, đã lên tiếng cho là nếu người vợ này “có thể bị lên án tử” thì hết mọi người đều được người bảo trợ cho rằng sự sống của họ thiếu phẩm chất hay tòa án có thể phải đương đầu với việc triệt sinh an tử. 

Vị bác sĩ chủ tịch này nói: “Bà ta không có tội lỗi gì cả, ngoại trừ trở thành gánh nặng cho chồng mình cũng như cho một xã hội vị kỷ. Cốt lõi thực sự của vấn đề đó là nỗ lực quyết định về quyền sống của một con người, không căn cứ vào phẩm vị của họ mà là vào một thứ thẩm định ngoại diện của phẩm chất sự sống. Tầm quan trọng của vấn đề ấy vượt ra ngoài giới hạn của tình trạng tệ hại này. Nó sẽ bung ra một trận lụt triệt sinh an tử ở Hiệp Chủng Quốc, đối với tất cả mọi lứa tuổi, không cần đến ngay cả quyết định của ngành lập pháp”.

Bởi thế, FIAMC “mạnh mẽ kêu gọi các vị có thẩm quyền ở Hiệp Chủng Quốc hãy lập tức tỏ thái độ một cách tốt đẹp để cứu lấy mạng sống của bà Terri”, cũng như thôi thúc các vị giám mục Hoa Kỳ “hãy vận dụng mọi phương tiện và thế giá của Giáo Hội Công giáo để hóa giải thảm trạng sắp sửa xẩy ra này”.   

 

TOP

 

Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo: “Một bệnh nhân ở trong trạng thái thực vật vẫn là một con người”

 

Bác sĩ Gian Luigi Gigli, chủ tịch Tổ Chức Liên Hiệp Thế Giới Các Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo FIAMC (The World Federation of Catholic Medical Associations) cho biết trạng thái thực vật (vegetative state) là “một từ ngữ có nghĩa miệt thị xấu xa” mang ngụ ý là tình trạng thiếu hụt về nhân tính. Vị bác sĩ chủ tịch này là tác giả viết chung với bác sĩ Nathan Zasler cuốn sách tựa đề “Những Trị Liệu Bảo Trì Sự Sống trong Tình Trạng Thực Vật: Các Tiến Bộ Về Khoa Học và Các Vấn Đề Nan Giải Về Đạo Lý”, cuốn sách được in lại thành một số đặc biệt của tờ điểm báo Neurorehabilitation review, do Iospress xuất bản. Tác phẩm này là thành quả của một hội nghị về đề tài này.

 

Vấn:     Ở trong trạng thái thực vật nghĩa là gì và chủ trương của Giáo Hội như thế nào?

 

Đáp:    Trạng thái thực vật được chứng thực nơi một số bệnh nhân khi họ ra khỏi tình trạng hôn mê, và nó mang đặc tính của một tình trạng kéo dài của việc tỉnh thức song bệnh nhân không ý thức rõ ràng về mình hay về hoàn cảnh chung quanh mình.

 

Vấn đề vật lý trị liệu cho tình trạng hư hoại này vẫn chưa được rõ ràng, và những chấn thương não bộ có thể gây ra tình trạng hư hoại ấy có những loại khác nhau và ở nhiều chỗ khác nhau.

 

Bệnh nhân, lúc ngủ lúc thức, không có những phản ứng nghĩa lý. Đó không phải là một thứ tuyệt bệnh (terminal illness) và không cần phải có cácthứ máy móc để bảo toàn những chức năng quan trọng.

 

Tuy nhiên, bệnh nhân này cần phải được chăm sóc, nhất là cần phải được thủy dưỡng và dinh dưỡng, đôi khi phải nhẫn nại qua miệng, thường bằng một ống thông hay ống gắn ở thành bụng là PEG (percutaneous endoscopic gastrostomy).

 

Đối với Giáo Hội Công giáo thì bệnh nhân trong trạng thái thực vật vẫn là một con người, cần phải được cảm thương chăm sóc. Cuộc bàn luận giữa các luân lý gia và các tổ chức sức khỏe Công giáo trong những năm qua đã chú trọng tới vấn đề mãi mãi tiếp tục việc thủy dưỡng và dinh dưỡng (hydration and nutrition), cho dù niềm hy vọng mong thấy được sự phục hồi, một phần nào đó, của ý thức dường như đang bị suy giảm.

 

Một số đã thấy nơi việc kéo dài vấn đề thủy dưỡng và dinh dưỡng là thứ trị liệu quá trớn; những người khác, căn cứ vào những hậu quả chết chóc bất khả tránh, đã cho rằng nó như là một thứ triệt sinh an tử vì bỏ qua vấn đề ngưng chăm sóc.

 

Ở bên ngoài Giáo Hội xẩy ra mãnh liệt các thứ áp lực ở những xã hội tiến bộ về khoa học, các vị có thẩm quyền cũng như một số phần tử gia đình, như đang xẩy ra nơi trường hợp của bà Terri Schiavo ở Hiệp Chủng Quốc đang thiên về việc ngưng vấn đề thủy dưỡng và dinh dưỡng. Chúng là những thứ áp lực được căn cứ vào sự qui kết cho sự sống có một chút giá trị, khi “phẩm chất” của nó bị giảm sút rất nhiều.  

 

Tuy nhiên, cũng có những cuộc phản đối rất mạnh mẽ từ những người thấy nơi những phương thức này như là một thứ phương pháp thực sự mánh khóe cho phép vấn đề triệt sinh an tử ở những xứ sở bị cấm đoán, bằng cách sau đó nới rộng tới, như đang xẩy ra, cả những bệnh trạng khác như chứng mất trí nhớ, chậm trí khôn hay kinh phong cấp tính.  


Vấn:     Cho đến mức nào thì trạng thái thực vật là ‘thực vật’?

 

Đáp:    Không kể đến từ ngữ, một từ ngữ cần phải được hoàn chỉnh vì tính cách miệt thị xấu xa – ám chỉ tình trạng của một bệnh nhân thiếu nhân tính – cần phải nhìn nhận rằng không thể loại trừ đi việc nhận thức sơ đẳng về đau đớn, như có những nghiên cứu chứng tỏ cho thấy tính cách liên lỉ của các tiến trình sơ đẳng của việc nhìn nhận và phân biệt các thứ kích tố.

 

Một chứng minh gián tiếp có những nghi hoặc nơi lãnh vực thần kinh cấu thể và thần kinh vật thể về việc hoàn toàn thiếu nhận thức đối với sự đau đớn nơi những bệnh nhân này đó là việc thường cho họ uống thuốc giảm đau trong vòng 15 ngày là thời gian cái chết của bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi vấn đề ngưng việc thủy dưỡng và dinh dưỡng.

Vấn:     Đức Gioan Phaolô II đã nói gì mới mẻ trong việc chữa trị thành phần bệnh nhân ở vào trạng thái thực vật qua bài huấn từ lịch sử của ngài hôm 20/3/2004 năm ngoái?

 

Đáp:    Đức Thánh Cha, như quí vị nói trong bài huấn từ “lịch sử” của ngài, đã nói lên những lời lẽ giúp làm sáng tỏ những thứ hiểu lầm nơi những người Công giáo, chẳng hạn tránh đừng ngưng việc thủy dưỡng và dinh dưỡng trong những trường hợp không được làm, như đã bất hạnh thay xẩy ra ở một số bệnh viện Công giáo Bắc Mỹ.

 

Bất kể sự kiện là đang có nhiều nỗ lực từ các luân lý gia cùng các tổ chức Công giáo phục vụ sức khỏe trong việc làm giảm thiểu mục tiêu nhắm tới của những lời được Đức Giáo Hoàng huấn dụ, sứ điệp của ngài là những gì rất rõ ràng. Đối với Đức Giáo Hoàng, phán quyết về phẩm chất sự sống cũng như về vấn đề tốn phí chăm sóc không thể thắng vượt được việc tôn trọng cần phải có đối với sự sống của bệnh nhân.

 

Việc thủy dưỡng và việc dinh dưỡng cần phải được coi là những phương tiện thông thường và cân xứng đối với mục tiêu chúng nhắm tới, đó là việc nuôi dưỡng bệnh nhân. Do đó, chúng là những gì buộc phải làm theo luân lý, cho dù chúng được thực hiện bằng ống.

 

Đối với Đức Giáo Hoàng thì sự kiện rất có thể bệnh nhân sẽ không lấy lại được nhận thức cũng không thể biện minh cho việc ngưng vấn đề chăm sóc căn bản bao gồm việc thủy dưỡng và dinh dưỡng. Bằng không sẽ xẩy ra việc triệt sinh an tử bởi bỏ không chăm sóc.

 

Ngoài ra, ĐGH đã kêu gọi gia tăng mức độ văn minh nơi các xã hội của chúng ta, việc hết sức cảm thông nâng đỡ gia đình của bệnh nhân trong trạng thái thực vật.

 

Theo những lời của Đức Giáo Hoàng, tôi tin rằng đối với một vị bác sĩ, một người y tá hay một tổ chức Công giáo về sức khỏe, thì việc dinh dưỡng và thủy dưỡng chỉ được phép ngưng, nếu chúng không còn đạt được công hiệu của chúng, hay chúng gây ra gánh nặng trầm trọng cho bệnh nhân, người tỏ ra chịu đựng chúng một cách đáng khen qua nhiều năm, hay cho các phần tử gia đình họ, những gì không được xẩy ra ở các xứ sở văn minh là nơi việc chăm sóc căn bản không phải là một thứ xa xỉ.


Vấn:     Ông đã viết cuốn sách với bác sĩ Nathan Zasler, một bác sĩ người Do Thái. Có điểm đồng qui nào giữa người Công giáo và người Do Thái về đề tài dinh dưỡng và thủy dưỡng trong trạng thái thực vật hay chăng?

 

Đáp:    Thế giới Do Thái giáo rất khác biệt. Bài của tôn sư E. N. Dorff, một bài làm nên một phần của tác phẩm này, đã làm sáng tỏ một cách thích hợp là đối với đa số các vị tôn sư Chính Thống cũng như đối với nhiều vị tôn sư Bảo Thủ thì bác sĩ có trách nhiệm làm mọi sự có thể để bảo trì sự sống của bệnh nhân ở trạng thái thực vật.

 

Có những tôn sư cho phép việc không cần đến những chữa trị, thế nhưng cấm ngưng những thứ chữa trị này một khi đã bắt đầu bắt tay vào việc.

 

Trái lại, thành phần Do Thái Cải Cách và tục hóa có khuynh hướng quyết định theo lương tâm của họ.

 

Tuy nhiên, theo chiều hướng chung, chúng ta có thể nói rằng truyền thống Do Thái lưỡng lự khi nó tiến đến chỗ ngưng những chữa trị như việc thủy dưỡng và dinh dưỡng là những gì chi phối sự sống của một bệnh nhân trong trạng thái thực vật.

 

Hội nghị và tác phẩm bởi đó mà ra chắc chắn bày tỏ việc những học giả Do Thái nổi tiếng hết sức tôn kính chủ trương của Công giáo.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 28/2/2005

 

TOP

 

Liên Hiệp Quốc: Dân Số Thế Giới sẽ tăng lên từ 6.5 tỉ đến 9 tỉ vào năm 2050

 

Hôm Thứ Năm 24/2/2005, Liên Hiệp Quốc đã phổ biến một bản nghiên cứu về dân số thế giới, một bản nghiên cứu được căn cứ vào sổ nhân đinh của các quốc gia. Theo bản nghiên cứu này thì dân số tăng xẩy ra ở các nước kém phát triển nhất, nơi mà con số tử vong đã cao bị qua mặt bởi con số sinh còn cao hơn nữa. Tổng số dân của các nước này là 8 trăm triệu có thể tăng lên đến 1.7 tỉ vào năm 1050.

 

Dân số sẽ tăng ít là gấp 3 lần ở những nước nghèo nhất như A Phú Hãn, Burkina Faso, Burundi, Chad, Congo, Cộng Hóa Dân Chủ Congo, East Timor, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger và Uganda.

 

Thao bản tường trình này của LHQ thì 9 quốc gia sẽ chịu trách nhiệm về việc gia tăng nửa tổng số dân 2.6 tỉ là Ấn Độ, Trung Hoa, Pakistan, Nigeria, The DRC, Bangladesh, Uganda, Ethiopia và US. Ấn Độ được cho là qua mặt Trung Hoa về dân số nhiều nhất thế giới vào khoảng năm 2025.

 

Tuổi đời của một đứa nhỏ sinh vào năm 1050 sẽ là 75 tuổi, trong khi một đứa nhỏ vào đời lúc này đây trung bình sống tối 65 tuổi. Tuy nhiên, các con số tiên đoán trên đây của LHQ cũng còn tùy thuộc vào việc kiểm soát việc lan tràn hội chứng liệt kháng.

 

Dân số ở các nước tân tiến nhất thực sự sẽ không thay đổi ở mức 1.2 tỉ cho đến năm 2050. Có 45 quốc gia, trong đó có Đức, Ý, Nhật và Nga, chắc chắn có dân số ít hơn trong vòng 45 năm. Thời khoảng 1990-1995 con số sinh xuất ở các nước tân tiến nhất đã được suy giảm. Thế nhưng, dân số ở nhiều quốc gia tân tiến đang suy giảm mức sinh xuất, như Hiệp Chủng Quốc và Hiệp Vương Quốc, sẽ tăng lên do bởi thành phần di dân. Các nước tân tiến sẽ nhận thêm khoảng 2.2 triệu thành phần di dân mỗi năm cho tới năm 2050.

TOP

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng vươn lên trong năm 2005

Nữ phát ngôn viên của Văn Phòng Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là bà Cathy Cleaver Ruse đã lên tiếng nhận định vào dịp kỷ niệm năm thứ 32 về phán quyết ly dị, một phán quyết cho phép phá thai bất cứ lúc nào.

Hằng ngàn người phò sự sống đã diễn hành ở thủ đô Hoa Kỳ hôm Thứ Hai 24/1/2005 nhân dịp phán quyết phá thai năm 1973, một phán quyết mở lối cho việc sát hại 40 triệu thai nhi ở quốc gia này.

Gọi điện thoại tới những người diễn hành, Tổng Thống Bush, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình tuần vừa rồi, đã nói:

“Tôi hết sức cảm phục hoạt động của anh chị em trong việc hướng về việc xây dựng một nền văn hóa sự sống, một nền văn hóa bảo vệ thành phần vô tội nhất trong chúng ta và là thành phần không có tiếng nói. Chúng ta đang hoạt động để cổ võ một nền văn hóa sự sống, cổ võ lòng thương cảm nữ giới và các thơ nhi chưa được sinh ra của họ. Chúng ta biết, chúng ta biết rằng nơi một nền văn hóa không bảo vệ sự sống, thì thành phần lệ thuộc nhất, thành phần khuyết tật, thành phần lão thành, thành phần không được yêu thương, hay chỉ bất tiện, càng ngày càng dễ gặp hiểm nguy”.

Vấn đề phá thai có thể gặp nguy cơ vì một chỗ trống nơi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ được bổ khuyết bởi một vị tổng thống phò sự sống như vị vừa tái nhiệm tuần vừa rồi. Nữ phát ngôn viên của văn phòng phò phá thai hội đồng giám mục Hoa Kỳ nhận định rằng:

“Trong khi các nhóm bênh vực cho việc phá thai hứa bỏ ra hằng triệu Mỹ kim để thấy được rằng Thượng Viện áp đặt một thử nghiệm có mầu sắc phò phá thai đối với những người được bổ nhiệm về ngành pháp lý, chúng tôi mạnh mẽ xin Các Thượng Nghĩ Sĩ đừng làm điều này.

“Vấn đề đòi phải ủng hộ phán quyết vụ kiện Roe với Wade như là một điều kiện đóng vai trò làm một thẩm phán liên bang là vấn đề hoàn toàn sai lầm. Nó chẳng những phạm đến người Công giáo mà còn đến đa số người dân Hoa Kỳ tin tưởng quyền phá thai vô hạn định là điều sai trái.

“Những thứ biện bộ cho việc phá thai đang mất chỗ đứng nơi thế giới chung quanh mình. Trung Tâm Tranh Đấu Cho Quyền Bình Đẳng Giống Tính, một tổ chức ủng hộ quyền phá thai vô hạn định, mới đây đã phổ biến một bản thăm dò về nữ giới cho thấy hoạt trình của nó ít được ủng hộ: trong số tất cả những vấn đề ‘ưu tiên hàng đầu’ đối với phong trào của nữ giới thì ‘việc giữ cho vấn đề phá thai được hợp pháp’ được liệt kê cuối cùng”.

 

TOP

Một giáo xứ chôn táng những hài cốt được hỏa táng dịp kỷ niệm 32 năm luật cho phép phá thai

Theo tin của Zenit ngày 23/1/2005, thì để kỷ niệm 32 năm vụ kiện Roe với Wade đưa đến phán quyết cho phép phá thai của tối cao pháp viện Hoa Kỳ năm 1973, những phần tử của giáo xứ Thánh Tâm Đức Maria ở Boulder Colorado đã thu tích để chôn cất cả ngàn hài cốt thai nhi được hỏa táng ở Nhà Quàn Crist, một nhà quàn đã hợp đồng với Y Viện Phá Thai Boulder để thu lấy và hỏa táng các thai nhi bị phá diệt.

Nhà quàn này đã từng trao các nho cốt của các thai nhi như vậy cho nhà thờ ấy từ năm 2001, một hành động, theo Associated Press, là vi phạm đến hợp đồng với y viện của họ.

Bác sĩ giám đốc y viện này là Warren Hern đã nói trong hợp đồng rằng những tro cốt của những bệnh nhân vô thừa nhận này không được sử dụng trong một lễ nghi tôn giáo này mà không có phép của y viện.

Lễ nghi được cử hành vào ngày Chúa Nhật 23/1/2005 liên quan tới từ 600 đến 1000 các thai nhi bị hủy được hỏa táng.

Phát ngôn viên của Tổng Giáo Phận Denver là Sergio Gutierrez đã cho biết rằng TGP ủng hộ việc làm của giáo xứ ấy. Ông nói thêm với tờ Denver Post là khó có thể hiểu được lý do tại sao thành phần ủng hộ phá thai tỏ ra tức giận như thế:

“Đó là vấn đề nan giải, những điều gây rắc rối đã được tung ra. Nếu những tro cốt thai nhi này không phải là những em bé chưa được sinh ra thì tại sao họ lại hết sức quan tâm tới chuyện này như thế? Mà nếu những những tro cốt thai nhi bị phá được hỏa táng ấy là những em bé chưa được sinh ra, thì đây không phải là đường lối chính đáng để tác hành hay sao? Họ không thể nào đi nước đôi được”.
 

TOP

 

Phong Trào Phò Sự Sống: Hy Vọng đã vươn lên - Phong Trào Phò Quyền Tự Quyết đang đi đến cùng đường

 

Cha Frank Pavone đã nhìn thấy được cái ngõ cụt của phong trào phò quyền tự quyết vì phọng trào phò quyền tự quyết này chất chứa những mầm mống tự diệt. Vào áp ngày của những cuộc diễn hành chình phò sự sống, linh mục giám đốc tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống đã chia sẻ với Zenit về cảm nhận của mình đối với phong trào phò sự sống này cũng như về vai trò của Giáo Hội đối với phong trào phò sự sống. Theo vị linh mục này thì việc phò sự sống không phải chỉ là việc chống lại quyết định của tối cao pháp viện Hoa Kỳ trước đây mà nhất là để đáp lại ý muốn của Chúa Kitô.

 

Vấn:     Cuộc Đi Bộ Cho Sự Sống được dự định vào tháng Giêng này ở San Francisco là nơi cho đến gần đây đã có con số phá thai nhiều hơn sinh sản. Mùa xuân năm trước, những người phò sự sống đã tham dự đông đảo cuộc Diễn Hành chống phá thai cho Đời Sống Nữ Giới ở Washington DC. Phải chăng phong trào phò sự sống đang xoay chiều, bằng việc đi vào “lãnh thổ không có thiện cảm với mình” và vươn tới nhiều nữ giới đã đi đến chỗ phá thai?

 

Đáp:    Việc đi đến các lãnh vực thiếu thiện cảm với mình thực sự là một yếu tố thiết yếu của phong trào phò sự sống từ ban đầu, vì nó là một yếu tố thiết yếu của việc truyền bá phúc âm hóa. Sứ điệp tôn trọng sự sống nhắm đến chỗ tôn trọng cả sự sống của những ai ghét chúng ta, bất hòa với chúng ta và ủng hộ những gì chúng ta ghét bỏ.

 

Sự kiện Cuộc Đi Bộ Cho Sự Sống đang lan tới những vùng như San Francisco, và sự kiện thành phần phò sự sống đang đi vào ngay lòng của các cuộc diễn hành phò phá thai là một dấu hiệu liên tục tin tưởng của phong trào phò sự sống nơi quyền lực sứ điệp của mình.

 

Khi đứng với một bảng hiệu phò sự sống ở Cuộc Diễn Hành Cho Đời Sống Nữ Giới, Janet Morana, người phụ tá giám đốc của tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống, đã thấy một người đàn bà phò phá thai tiến đến với mình mà nói: “Tôi không thể diễn hành với những người ấy nữa, tôi muốn tham gia với bà”. Người đàn bà ấy đã xé tờ hiệu phò phá thai đang cầm và bắt đầu cầm một bảng phò sự sống.

 

Những biến cố ấy cũng là một dấu hiệu cho thấy sự trẻ trung của phong trào này, vì nhiều tham dự viên ở cả hai biến cố là thành phần trẻ, với ý thức mới mẻ về những gì phá thai tác hại nữ giới cũng như tác hại họ.

 

Việc vươn tới những ai đã đi đến chỗ phá thai là việc mạnh mẽ đặc biệt trong những ngày này, vì chứng cớ của những hậu quả tai hại đầy giẫy hơn bao giờ hết của việc phá thai.


Vấn:     Việc chú trọng tới những thứ cản ngăn dầy đặc ở ngoài các y viện trong những năm trước đây dường như đã hơi bị lắng xuống. Những gì đang xẩy ra với những cuộc chống đối nơi các y viện? Những mẹo mực nào đang được sử dụng? Những mẹo mực ấy đã đạt được thành công ra sao trong những thời gian gần đây?

 

Đáp:    Việc hiện diện tại các y viện vẫn còn tiếp tục, và hai trong những hình thức thành công nhất của hoạt động này hiện nay đó là Thành Phần Hỗ Trợ Các Hài Nhi Cao Quí Của Thiên Chúa và các chuyến tuần hành Đối Diện Sự Thật.

 

Thành Phần Hỗ Trợ, một sinh hoạt được Đức Ông bạn tôi là Phil Reilly ở Brooklyn khởi xướng, đã có lúc mang cả hằng trăm người đến các y viện phá thai. Thường được dẫn đầu bởi 1 vị giám mục, những cuộc canh thức này làm cho dân chúng có một cảm giác an toàn và yên tâm vì họ bắt đầu trong nhà thờ với Thánh Lễ, được hộ tống bởi cảnh sát, bao gồm việc lần hạt mân côi và trở về nhà thờ.

 

Việc hiện diện của vị giám mục, dĩ nhiên, cũng là những gì bảo đảm rằng việc làm này không có gì phản lại với giáo huấn của Giáo Hội. Những loạt kinh nguyện mân côi được sửa soạn cẩn thận cũng làm cho các người Công giáo sống đạo cảm thấy tự nhiên. Họ biết những gì cần phải mong đợi.

 

Những chuyến tuần hành Đối Diện Sự Thật cũng đang được trở nên thịnh hành hơn. Đôi khi được thực hiện ở ngay trước y viện, thế nhưng, thường ở trên các đường phố khác nữa, những chuyến tuần hành Đối Diện Sự Thật này gồm có thành phần trầm lắng nguyện cầu cầm những tấm bảng lớn cho thấy những hài nhi bị phá thai thực sự ra sao. 

 

Việc làm này đang trở nên thịnh hành vì người ta hiểu được rằng có những nguyên tắc của vấn đề cải cách xã hội cũng không khó nhận ra từ lịch sử của các phong trào xã hội trước đây đã từng hoạt động để nhổ tận gốc rễ sự bất chính bằng cách trưng bày hình ảnh thực sự của thành phần nạn nhân ở trong tình trạng bất chính ấy.

 

Các phong trào quyền lợi về dân sự, phong trào cải cách trẻ em lao động và phong trào phá thai là 3 thí dụ của những phong trào đã chiếm được các mục tiêu của mình bằng việc ép xã hội thấy được tình trạng dữ dằn bị những người gây ra muốn dấu giếm đi.

 

Tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống chúng tôi đã bảo trợ một chuyến tuần hành 10 ngày Đối Diện Sự Thật ở tất cả năm thị xã thuộc New York City vào năm 2003. Nữ giới đã đến với chúng tôi hằng ngày, nói rằng họ đang có dự định phá thai, thế nhưng những dấu hiệu ấy đã làm cho họ thay đổi ngay bấy giờ.


Vấn:     Lúc nào là lúc phong trào phò sự sống này thành đạt nhất trong việc góp phần hạn chế hay chấm dứt việc phá thai? Phong trào này có làm thay đổi văn hóa hay chăng, hay chỉ đạt được việc hạn chế phần nào ở chỗ ngăn cản ngõ ngách tiến tới việc phá thai mà thôi?

 

Đáp:    Thật ra chính vấn đề phá thai đã làm cho con người quay long lại với nó hơn là những gì phong trào phò sự sống đã làm. Điều tôi muốn nói ở đây là việc phá thai chất chứa những mầm mống tự hủy diệt như xẩy ra với tất cả mọi thứ sự dữ khác.

 

Tôi tin tưởng ở “định luật cùng đường” (dead-end rule), tức là thứ luật mà nếu quí vị đi tới một con đường cùng mà coi thường các bảng hiệu cho biết nó là một con đường cùng thì quí vị bản thân quí vị sẽ sớm nghiệm thấy rằng nó là một cùng tận.

 

Nhiều người đã khinh thường không màng chi tới những dấu hiệu của phong trào phò sự sống dừng lên, nói cho xã hội biết rằng việc phá thai không phải là một giải pháp. Thế nhưng cứ tiến sâu vào đạo lộ này, bản thân họ đã thấy được việc phá thai tàn hại là chứng nào. Tiếng nói của những người đàn bà này đang gây ảnh hưởng lớn lao, làm suy yếu thế đứng của các nhóm phò phá thai là những người mà tất cả đều đòi phải “phò nữ giới” và ưu đãi đời sống cùng sức khỏe của nữ giới.

 

Văn hóa đang đổi thay thuận lợi cho sự sống. Các thắng lợi nơi ngành lập pháp và chính trị cũng đang trở thành sự thực, thế nhưng thực sự vẫn đang phát triển và tuần tự như tiến. Vấn đề lập pháp phò sự sống được Tổng Thống George W. Bush phê chuẩn đã đặt nền tảng quan trọng trong luật pháp cho vấn đề từ từ phục hồi việc bảo vệ thai nhi.


Vấn:     Giáo Hội đóng vai trò ra sao trong mối liên minh với phong trào phò sự sống? Thành phần giáo dân Công giáo thì sao?

 

Đáp:    Trước hết, Giáo Hội đóng vai trò ngôn sứ, bảo trì và loan báo sứ điệp là hết mọi con người đều thuộc về Chúa, nên bất cứ ai cũng không được sở hữu chủ hay đàn áp họ. Ngoài ra, sự sống con người đã được tham dự vào sự sống thần linh nhờ việc Nhập Thể, và được kêu gọi tham dự vào sự sống này trong vinh quang đến muốn đời.

 

Những sự thật mãnh liệt này làm nên nền tảng cho phong trào phò sự sống, một phong trào không phải chỉ là việc phản ứng vụ kiện Roe với Wade. Trái lại, nó là vấn đề đáp ứng Chúa Giêsu Kitô.

 

Phong trào phò sự sống nói cho cùng cũng là một phong trào như tác động Kitô hữu phục hồi trẻ em bị bỏ rơi trong Đế Quốc Rôma, xây dựng những bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân và thi hành tất cả mọi hoạt động về công lý xã hội.

 

Ở cốt lõi của vấn đề công lý xã hội là cung thánh của sự sống con người, và ở nền tảng của tất cả mọi quyền lợi của chúng ta là quyền giành cho chính sự sống. Việc trình bày rõ ràng nhất của việc Giáo Hội thi hành sứ vụ ngôn sứ cho sự sống đó là thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và Tháng Ba này chúng ta sẽ kỷ niệm 10 năm ban hành văn kiện ấy, một biến cố mà tất cả mọi người chún g ta cần phải cử hành.

 

Bằng việc thi hành vai trò ngôn sứ ấy, Giáo Hội trở nên lương tâm của quốc gia. Chính quyền trần thế căn bản có quyền tự lập căn bản không dính dáng gì đến Giáo Hội, thế nhưng không phải không liên quan tới lề luật luân lý được Giáo Hội giảng dạy. Cả Giáo Hội lẫn quốc gia đều có những nhiệm vụ quan trọng đối với sự sống con người. Nếu Giáo Hội không hiện diện để nhắc nhở quốc gia về lề luật của Thiên Chúa thì quốc gia sẽ nắm toàn quyền và không thể giải đáp gì được cho bất kỳ ai.

 

Ngoài ra, Giáo Hội là Thân Mình của Chúa Kitô thực sự thi hành việc phục vụ sự sống theo sứ điệp của Giáo Hội đòi hỏi. Bởi vậy, qua sứ vụ của thành phần giáo dân, Giáo Hội cung ứng những phương thức khác nhau mỗi ngày, việc chữa lành sau khi phá thai, cũng như cung ứng những dự án thiết thực giúp rất nhiều cho phong trào phò sự sống, chẳng hạn như những nhóm vận động, những sáng kiến về vấn đề giáo dục v.v.

 

Vấn đề này liên quan tới cái thách đố quan trọng của vai trò lãnh đạo, tức là, Giáo Hội và những vị chủ chiên của Giáo Hội được kêu gọi để nhận thấy và phấn khích các tặng ân Thiên Chúa ban cho thành phần giáo dân. Vị chủ chiên không buộc phải thích những gì Thiên Chúa kêu gọi dân chúng trong giáo xứ hay giáo phận thực hiện; những gì đòi hỏi các vị đó là ngài, cũng như giáo dân, tuân theo Thiên Chúa là Đấng kêu gọi.

 

Các vị chủ chiên của Giáo Hội, theo lời của Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, được kêu gọi để “ban phép cho Thiên Chúa”, và nguyện cầu hằng ngày rằng “Lạy Chúa, hôm nay xin đừng để con ngăn cản bất cứ ai làm việc gì lành”.

 

Vấn:     “Phong trào phò sự sống’ bao gồm những nhóm nào hay những con người nào?

 

Đáp:    Phong trào phò sự sống có những khía cạnh chính yếu khác nhau, đó là những nỗ lực về giáo dục; việc vận động và hoạt động chính trị; việc cung cấp những phương thức thay thế cho vấn đề phá thai; việc nuôi dưỡng vấn đề chữa lành và thứ tha sau khi phá thai; việc tái nghiên cứu những khía cạnh về y khoa, xã hội, pháp lý, triết lý và thần học của vấn đề này; phổ biến sứ điệp qua truyền thông; công khai cung cấp chứng từ trực tiếp bằng việc chống đối ôn tồn và những hoạt động khác của khoản Tu Chính Thứ Nhất, và còn nhiều nữa.

 

Chúng tôi, những người có trách nhiệm đối với các tổ chức toàn quốc ở Hiệp Chủng Quốc, có những cuộc họp đều đặn với nhau để hoạch định chính sách, chia sẻ kiến thức và tìm cách phối trí cũng như hợp tác.

 

Chúng tôi cũng có những cơ hội để giao tiếp với các nhóm hoạt động thuộc lãnh vực quốc tế, nhất là qua các biến cố ở Liên Hiệp Quốc là nơi chúng tôi thường có mặt để vận động, hay với các cơ quan quốc tế khác nhau trong Giáo Hội, như với Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình là hội đồng tôi đã từng làm việc một số năm và là hội đồng nuôi dưỡng việc hợp tác quốc tế cho các nỗ lực phò sự sống.


Vấn:     Những điều bất đồng về đường lối và chính sách thực hiện giữa các nhóm khác nhau trong phong trào phò sự sống thì như thế nào?

 

Đáp:    Đôi khi, vào những cuộc gặp nhau thường lệ, các vị lãnh đạo toàn quốc có thể triến đến việc đồng ý về những đường lối và sách lược bất đồng với nhau trước đó.

 

Tuy nhiên, việc hiện hữu của các phương thức và chính sách khác nhau không hẳn là một điều xấu. Thật ra không ai đã khám phá ra một công thức phù phép nào đó để chấm dứt vấn đề phá thai, và đường lối khôn ngoan nhất đó là để cho các phương pháp và đường lối khác nhau thực hiện, trong khi đó theo dõi tầm mức tiến bộ của chúng, khiêm tốn học hỏi nơi nhau và uyển chuyển thích ứng những phương thức ấy vào các đòi hỏi của những hoàn cảnh đổi thay.

 

Một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Thông Điệp “Phúc Âm Sự Sống” đó là việc Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng không con người này hay nhóm nào được độc quyền về vấn đề bênh vực sự sống. Hết mọi người phải hăng hái hợp tác và học hỏi lẫn nhau, nhất là từ những người chúng ta bất đồng.


Vấn:     Những gì đã thu hút được những người ủng hộ phá thai nổi tiếng mangï, như Bernard Nathanson và Norma McCorvey – “Jane Roe” – về với phong trào phò sự sống?

 

Đáp:    Điều thu hút họ đó là việc chăm sóc và quan tâm của thành phần phò sự sống, như cả hai vị này kể lại trong truyện của mình. Họ đã thấy rằng thành phần phò sự sống, và phong trào phò sự sống, không giống như kiểu mẫu mà phong trào phò phá thai phác tả về họ.


Vấn:     Trong tương lai, phong trào phò sự sống có chú trọng hơn nữa đến việc đáp ứng nhu cầu của nữ giới ở trong trường hợp bị khủng hoảng mang bầu cũng như nhu cầu thực hiện  những điều hướng dẫn giáo dục, hoặc việc kiện tụng và lập pháp vẫn là những gì ưu tiên hơn?

 

Đáp:    Cả hai chiều kích đều là những gì ưu tiên, và hoạt động nơi cả hai lãnh vực này sẽ được gia tăng. Một trong những lãnh vực về vấn đề tăng cường việc hỗ trợ tình trạng thai nghén đó là nhiều trung tâm đang biến thành các y viện. Nhờ đó, các trung tâm này sẽ thu hút được nhiều nữ giới có ý định phá thai hơn và đạt được thành quả nhiều hơn trong việc giúp họ chọn sự sống.


Vấn:     Nhìn về tương lai, phong trào phò sự sống còn có những dự tính gì khác hay chăng?

 

Đáp:    Tìm hiểu và phục vụ thành phần sống sót thoát bị phá thai, và hiện tượng của “hội chứng sống sót” là những gì chúng ta càng ngày sẽ càng nghe đến nhiều hơn.

 

Giới trẻ của chúng ta bị tác dụng sâu xa bởi sự kiện là chúng bị luật lệ không coi là một con người khi chúng còn là những thai nhi. Các thừa tác viên giới trẻ, hàng giáo sĩ, những nhà lãnh đạo phò sự sống, phụ huynh, thày cô và tất cả chúng ta cần phải hiểu những gì gây ra cho giới trẻ của chúng ta ấy và cần phải đáp ứng một cách thích đáng.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tài liệu của Zenit ngày 19/-20/1/2005

TOP