NĂM 2006
Tòa Thánh Chỉ Trích Quyết Định của Quốc Hội Âu Châu về Công Việc Phôi Thai Nhân Bào
Các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ca ngợi việc phủ quyết và phê chuẩn của Tổng Thống Bush phò sự sống
Dự Luật Nghiên Cứu Thân Bào: Bị Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ Phê Bác và bị Tổng Thống Bush Phủ Quyết
Làm thế nào để tránh khỏi tình trạng giảm dân số ở các nước tân tiến trên thế giới hiện nay?
Do Thái và Công Giáo Tuyên Ngôn Tôn Trọng Sự Sống Con Người
Tiểu Bang South Dakota với Đạo Luật Cấm Phá Thai đúng như Giáo Hội Công Giáo chủ trương
Chiến Thắng của Phong Trào Phò Sự Sống Đạt Thắng Lợi nơi Phán Quyết Mới của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
ĐTC Biển Đức XVI với Hội Nghị Quốc Tế về Nhân Bào Phôi Thai
“Nhân Bào Phôi Thai Trước Khi Được Cấy: Các Khía Cạnh Khoa Học và Những Quan Tâm Về Đạo Lý Sinh Học”
Giáo Hội ở Ấn Độ lên án Pháp Lệnh Triệt Sản của một vị thẩm phán khu vực
Tiểu Bang South Dakota gần tiến tới chỗ cấm chỉ việc phá thai
Vấn Đề Phá Thai vào thời kỳ cuối đang được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ xét lại
Về Bản Tuyên Ngôn Chung Liên Quan Tới Khoa Đạo Lý Sinh Học và Nhân Quyền
Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ Chấp Thuận Luật Trợ Tự Tử
Tòa Thánh Chỉ Trích Quyết Định của Quốc Hội Âu Châu về Công Việc Phôi Thai Nhân Bào
Thứ Năm 30/11/2006, Quốc Hội Âu Châu đã chấp thuận Chương Trình Nghiên Cứu Nội Dung Thứ Bảy, bằng việc phân phối 54.5 triệu Đồng Âu (tức 72.7 Mỹ kim) trong thời khoảng 2007-2013 cho các lãnh vực từ kinh tế đến những thứ tân kỹ thuật, và từ môi trường đến sức khỏe.
Chương trình này, với ngân quĩ cao hơn 40% lần trước, được hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Văn phòng báo chí của Quốc Hội Âu Châu cho biết chi tiết là việc tài trợ cho những dự án liên quan tới các thứ tế bào thân từ phôi thai nhân bào chỉ được cho phép thực hiện bao lâu việc nghiên cứu ấy được ban phép bởi ngành lập pháp của quốc gia trong cuộc.
Tuy nhiên, Chương Trình Nghiên Cứu Nội Dung Thứ Bảy này sẽ khôn g tài trợ việc nghiên cứu nhắm tới chỗ tạo sinh sao bản con người cho mục sinh sinh sản, nhắm tới chỗ cải tiến gia sản di giống của con người, hay tới chỗ tạo nên những phôi thai bào con người chỉ hoàn toàn vì mục đích nghiên cứu hay có được những tế bào thân.
Bản thông cáo còn cho biết là cuộc nghiên cứu vấn đề sử dụng các thân bào con người – cả tế bào già lẫn tế bào từ phôi thai nhân bào, tùy thuộc vào nội dung của dự án khoa học cũng như phạm vị luật pháp của những quốc gia phần tử tương hợp – là những gì có thể được tài trợ.
Việc tạo các thân bào từ phôi thai nhân bào ‘dư thừa’ – kết quả từ việc thụ tinh ống nghiệm – là những gì được phép làm ở Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Low Countries.
Các nước Estonia, Hung Gia Lợi, Latvia và Tiệp Khắc không có qui luật đặc biệt về các thứ thân bào từ phôi thai nhân bào, thế nhưng cho phép thực hiện một cuộc nghiên cứu nào đó với những phôi thai nhân bào ‘dư thừa’.
Ý và Đức có hạn chế và không được phép có được những thứ thân bào mới từ phôi thai nhân bào, mặc dù hai nước này có thể nhập cảng những thứ thân bào này.
Áo, Lithuania và Balan cấm nghiên cứu các thứ thân bào từ phôi thâi nhân bào.
Bỉ, Hiệp Vương Quốc và Thụy Điển cho phép tạo sinh sao bản trị liệu, hiển nhiên bị loại khỏi Chương Trình của Cộng Đồng này.
Theo Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, bày tỏ trên Đài Phát Thanh Vatican thì bản thông cáo này của Quốc Hội Âu Châu ‘rõ ràng cho thấy chủ trương tương đối về luân lý và đạo đức là những gì hiện đang chi phối Âu Châu.
‘Tôi nghĩ rằng yếu tính của việc cân nhắc này là ở chỗ hết mọi sự đều hợp lý – ngoại trừ việc tạo sinh sao bản sinh sản – chỉ có một giới hạn duy nhất là việc lập pháp của quốc gia’, những gì cho thấy rằng ‘ở Âu Châu, các quyền lợi căn bản không bình đẳng’
‘Nơi nào chỉ có một thứ luật duy nhất thì người ta được nhìn nhận là một con người từ khi thụ thai; trái lại, nơi nào có luật lệ khác, thì con người không còn được công nhận như thế. Bởi thế, tôi không còn thấy Âu Châu là nơi được bắt nguồn từ một bản hiến chương nhân quyền nữa’.
Theo vị giám mục này thì quyết định trên đây có thể đưa đến thứ ‘chợ đen’ nơi loại nghiên cứu này, bởi Quốc Hội Âu Châu thiên về ước muốn thử nghiệm và thương mại, ‘vì thấy rằng người ta không thể ở Ý chẳng hạn trong việc tạo các th71 thân bào từ phôi thai nhân bào nhưng lại có thể mua những thứ thân bào ấy ở Anh quốc’.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/12/2006
Đức Tổng Giám Mục Burke, 58 tuổi, đã lên tiếng sau khi xẩy ra cuộc bỏ phiếu của dân chúng trong việc họ ủng hộ phương sách nghiên cứu thân bào liên quan tới vấn đề sát hại sự sống con người. Sau đây là một số ý tưởng tiêu biểu chính yếu của ngài:
“Chúng ta đã thua bại trước một trận chiến quan trọng trong việc bảo vệ sự sống của con người…
“Những người công dân Missouri đã chìm đắm vào một niềm hy vọng sai lạc được khơi dậy bởi một cuộc vận động đánh trúng tim đen của tất cả chúng ta trong việc muốn giúp cho những ai đang chịu khổ sở vì những chứng bệnh nguy tử và những thương tích trầm trọng.
Trong mấy tháng vừa rồi, Giáo Hội Công Giáo đã đặc biệt nguyện cầu và hoạt động với nhiều cá nhân và phái nhóm tín đồ và thiện chí để nói lên sự thật về những sự dữ nội tại của việc tạo sinh sao bản con người và việc hủy diệt đi những phôi thai bào con người cho việc nghiên cứu được Tu Chính thứ 2 trân quí.
“Chúng ta đã đạt được một mức tiến bộ lớn lao trong việc giúp cho thành phần công dân Missouri nhận thức được cái mập mờ và lừa đảo của thứ ngôn ngữ của Khoản Tu Chính 2. Tuy nhiên, chúng ta đã không thể thắng vượt được những nguồn trợ khổng lồ của thành phần đề xuất Khoản Tu Chính này.
(Ở đây vị TGM này có ý nói tới việc tài tử Michael J. Fox, người bị bệnh Lẩy Bẩy – Parkinson, xuất hiện trong một quảng cáo truyền hình để vận động ủng hộ cho khoản tu chính ấy)
“Khoản Tu Chính 2 của tiểu bang Missouri sẽ bị coi như một cuộc mở đường cho vấn đề tạo sinh sao bản, và sẽ làm trệch đi một cách buồn thảm việc chú trọng và các ngân quĩ chung giành cho việc nghiên cứu thân bào già và thân bào máu của cái nhau là việc nghiên cứu có hiệu quả và hoàn toàn hợp đạo lý.
“Nó thậm chí còn làm suy yếu đi việc tôn trọng tất cả mọi sự sống con người cũng như việc truyền sinh là cách thức làm xuất hiện sự sống mới của con người trên trần gian này. Ngoài ra, Khoản Tu Chính này sẽ giúp thuận lợi cho một số hãng về kỹ thuật sinh học được hưởng số tiền của thành phần đóng thuế ở Missouri cho cuộc nghiên cứu tự bản chất vô luân này, dù có hay chăng những thứ chữa trị hứa hẹn cứu sống từ cuộc nghiên cứu này.
“Việc vận động bỏ phiếu để thông qua Khoản Tu Chính 2 này đã cho tất cả chúng ta thấy rằng nền văn hóa sự sống đã ăn rễ sâu xa vào xã hội của chúng ta biết là chừng nào.
“Đối với việc nghiên cứu thân bào, Giáo Hội Công Giáo ở Tổng Giáo Phận Saint Louis cương quyết theo truyền thống khôn sánh của việc thương cảm chăm sóc sức khỏe và hứa quyết tiếp tục ủng hộ việc nghiên cứu thân bào hợp đạo lý”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/11/2006
Quý độc giả Ephata thân mến,
Báo Tuổi Trẻ đang đăng một lọat bài tự truyện rất hay của Lê Vân, “người diễn viên tài sắc từng tạo nên tên tuổi của mình qua những bộ phim như Chị Dậu, Thằng Bờm, Bao giờ cho đến tháng mười, Thương nhớ đồng quê, Lời thề...” Loạt bài do Bùi Mai Hạnh thực hiện.
Tôi xin phép trích một đoạn ngắn cho Ephata:
“Vào thời điểm bố đi chiến trường, em út chưa tròn tuổi tôi, nhớ lần thấy mẹ nước mắt ngắn dài về nhà, túi xách nhỏ khoác vai, tay cầm một bơ gạo. Vì sao mẹ khóc ? Tôi nghe lỏm bố gắt mẹ: “Có thế thôi mà cũng khóc ! Quay lại bệnh viện đi !”
Thì ra bố bắt mẹ phải tự đi phá bỏ cái mầm thai đã ba tháng tuổi. Mẹ bảo đã ba lần mẹ đi bộ đến bệnh viện rồi nhưng cả ba lần đều không đủ can đảm. Cứ lên bàn nằm lại rên rỉ với bác sĩ... “Hay là chị cho em về”. Bơ gạo cầm theo là để đóng cho bệnh viện nếu sau đó phải nằm lại.
Bà bác sĩ thương tình khuyên: “Chắc chồng em sợ sinh con gái nữa phải không ? Âu đó cũng là cái điềm. Số nó được làm người ! Về đi em, về đi. Nếu sau này sinh được con trai, nhớ quay lại đây cho chị ăn mừng”... Thế rồi lại con gái...”
![]() |
Và thế rồi ta có được nghệ sĩ Lê Vy.
Lê Vân còn nói nhiều điều cảm động và sắc sảo về tuổi thơ khốn khó, về hoạt động nghệ thuật, về cách chị đánh giá điện ảnh Việt Nam.
Tôi chọn trích đoạn “số nó được làm người” vì một lý do: Hôm nay, 16 tháng 10 năm 2006, Dòng Chúa Cứu Thế mừng Lễ Thánh Giê-ra-đô Majella, Bổn Mạng của các bà mẹ mang thai.
Vào lúc tôi đang viết, thì Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Sài-gòn, sắp mở lễ Hành Hương “Mẹ Bồng Con”. Các bà mẹ mang con trong bụng hay bồng con trên tay đã bắt đầu đến viếng ông Thánh.
Tôi xin lấy trích đoạn trên đây làm một đóa hồng nở trên nhiều gai góc dâng Thánh Giê-ra-đô, và làm món quà tặng các bạn trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống.
Lm. VŨ KHỞI PHỤNG, DCCT, 16.10.2006
Thật vậy, ngày định mệnh của 3 người Công Giáo Nam Dương là hôm Thứ Năm 21/9/2006, khi họ bị xử bắn bởi cảnh sát ở một địa điểm quanh khu vực phi trường. Cảnh sát đã nói thế nhưng không cho biết đích xác địa điểm. Còn cơ quan Học Viện Tòa Thánh Đặc Trách Truyền Giáo Hải Ngoại cho biết 3 tử tội này đã bị tử hình vào những phút đầu tiên của Ngày Thứ Sáu 22/9, tức vừa qua nửa đêm Thứ Năm 21/9.
Ba người này là Fabianus Tibo, 60 tuổi, Marinus Riwu, 48 tuổi và Dominggus da Silva, 42 tuổi. Họ bị án tử hình vào năm 2001, vì án tội dẫn đầu nhóm loạn dân vào năm 2000 đã ra tay sát hại 200 tín đồ Hồi Giáo ở một trường nội trú Hồi Giáo trong cuộc đụng độ giữa tín đồ Hồi Giáo và Kitô Giáo tại Poso thuộc Central Sulawesi. Nam Dương có 90 % theo Hồi Giáo, trong tổng số 245 triệu dân.
Cuộc tử hình này, sau mấy lần bị đình hoãn và đáng lẽ cuối cùng đã được thi hành vào hôm 12/8/2006, song đã được đình hoãn một lần nữa, trước lời xin ân xá của chính Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hôm 11/8/2006, cũng như bởi hằng ngàn người dân Nam Dương xuống đường phản đối. Các nhóm bảo vệ nhân quyền đã phản đối vụ án này và cho rằng bất công.
Ngày hôm trước khi bị tử hình là Thứ Tư 20/9, tức sau ngày Thứ Ba 19/9 là ngày tòa chính thức tuyên bố ngày tử hình là Thứ Năm 21/9, ba người tử tội Công Giáo đã yêu cầu được chết một cách công khai. Chính người con trai lớn nhất của Tibo là Robert đã công bố ước vọng này của cha mình: “Việc tử hình cần phải được diễn ra công khai để thỏa mãn những ai muốn chúng tôi phải chết”.
Ba người Công Giáo chẳng những xin được xử tử ở nơi công cộng mà còn muốn quan tài của họ được trưng bày công khai tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Maria ở Palu.
Vụ 3 tử tội này được xử có những tính cách mập mờ. Chẳng hạn thành phần người làm chứng không được hỏi tới và một số chứng cớ không được tòa chấp nhận. Chưa kể đến tiến trình phân xử còn bị đe dọa bởi thành phần Hồi Giáo cực đoan. Thân nhân họ hàng của 3 tử tội được đến thăm họ lần cuối vào hôm Thứ Ba là hôm tòa tuyên bố ngày xử tử. Họ được đi kèm theo bởi Cha Jimmy Tumbelaka thuộc Giáo Phận Manado và hai luật sư thuộc nhóm PADMA là Cha Norbert Bethan và Stephen Roy Rening.
Vị luật sư thứ hai cho rằng việc xử tử này “trái luật, vì những người đàn ông bị lên án này vẫn đang chờ đợi việc đáp ứng chính thức của Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono về lời yêu cầu ân xá lần thứ hai”. Cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết vẫn không ngớt làn sóng chỉ trích pháp lệnh của tòa án. Theo ông Usman Hamid, vị lãnh đạo Ủy Ban Đặc Trách Người Mất Tích Và Nạn Nhân Của Bạo Lực, thì “Qua việc sát hại 3 người này, quốc gia này vi phạm tới nhân quyền và ngăn chặn việc cho biết danh tính của những ai thực sự gây ra những cuộc đụng độ ấy”.
Sau cuộc xử tử 3 người Công Giáo này, dân chúng ở Atambua, một tỉnh hầu hết Công Giáo, đã xuống đường và thành phần nổi loạn đã xông vào ngục giải thoát 200 tù nhân, chỉ có 20 tù phạm trở lại nhà tù mà thôi, như cảnh sát cho biết. Thành phần nổi loạn cũng đập phá văn phòng và nhà ở của công tố viên của nước này. Tuy nhiên, vụ nổi loạn này đã được lắng dịu một cách nhanh chóng, một phần là do sự can thiệp của Đức Giám Mục Anton Pain Ratu giáo phận Atambua. Ở Palu, Đức Giám Mục địa phương là Joseph Suwatan cũng lên tiếng kêu gọi tín hữu hãy tôn trọng trật tự chung.
Người con trai cả của ông Tibo nói với dân chúng rằng: “Trước khi chết, cha của tôi đã yêu cầu rằng đừng có ai muốn tìm cách trả thù mà là hãy thứ tha”.
Tòa Thánh Vatican tỏ ra đau buồn trước vụ án này. Cha Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh là linh mục dòng Tên Federico Lombardi đã cho biết: “Tin này là những gì rất đau buồn. Mỗi lần xẩy ra một vụ án tử hình là mỗi lần nhân loại lại bị thảm bại”.
Mặc dù chính quyền cấm không cho thực hiện các cuộc lễ an táng xẩy ra tại Vương Cung Thánh Đường ở Palu theo lời yêu cầu của người quá cố, vẫn có hằng ngàn người tấp nập kéo tới ngôi thánh đường ấy để hát Lễ Mồ dù không có thi hài của họ. Tibo và Riwu được chôn táng ở Beteleme, quê quán Nusa Tenggarra Timur của họ. Còn thi thể của Da Silva vẫn còn lưu lại ở Palu vì “lý do an ninh”.
Đức Giám Mục Vincentius Sensi Potokota Giáo Phận Maumere trên đảo Flores đã lên tiếng nhận định khi có những người khác đặt vấn đề đối xử với ba người bị kết án tử hình này. Vị giám mục nói: “Chúng tôi la ó và vận động cho tất cả mọi sự sống con người, chứ không phải chỉ cho sự sống của 3 người Công Giáo, và chúng tôi sẽ tiếp tục sánh cánh với anh chị em Hồi Giáo chiến đấu”.
Giáo phận này là giáo phận nhà của Dominggus da Silva, một trong ba người bị tử quyết. Vị giám mục địa phương 55 tuổi của người tử tội này nói tiếp với cơ quan Fides rằng:
“Chúng tôi cảm thấy rất buồn trước hậu quả ấy. Trong những tháng qua, chúng tôi đã lên tiếng và cố gắng hết sức để làm cho chính quyền thay đổi ý định của họ. Chúng tôi không tranh đấu chỉ để cứu mạng của 3 người Công Giáo này; việc chiến đấu của chúng tôi là một cuộc chiến đấu cho sự sống, chống lại án tử hình giành cho bất cứ ai”.
Thẩm quyền chính phủ đã trao thi thể của da Silva cho cộng đồng địa phương để cử hành lễ an táng trong vương cung thánh đường đầy chặt các tín hữu. Vị giám mục địa phương vẫn ngẫm nghĩ là tại sao “chính quyền đã xử tử 3 người này quá ư là nhanh chóng”:
“Có nhiều người khác được đợi chờ hành quyết lâu hơn thế nữa. Điều này cho thấy như là một cái gì đó bất công, và chúng tôi muốn cộng đồng quốc tế biết đến điều ấy. Chính quyền tỏ ra yếu kém và dường như nhường bước trước áp lực của thành phần cực đoan.
“Trong giáo phận của chúng tôi và ở tất cả các nơi, Kitô hữu và Hồi hữu đã cùng nhau vận động hủy bỏ án tử hình này. Cuộc vận động này chẳng có liên quan gì tới tôn giáo cả. Mọi sự sống đều quí giá. Việc vận động của chúng tôi là để cứu tất cả mọi sự sống con người”.
Cơ quan Tín Vụ Á Châu đã lập đi lập lại lời cảnh giác là 3 người Công Giáo bị xử án “mang tính cách bị áp lực mạnh mẽ bởi thành phần cực đoan Hồi Giáo, bởi những nỗ lực băng hoại và những phương thức xét xử phạm pháp”.
Hôm 27/9, cơ quan tín vụ Á Châu này cho biết họ hành thân nhân và luật sư của ba nạn nhân Công Giáo bị tử hình đã yêu cầu thực hiện một cuộc giảo nghiệm lần hai để xác nhận xem ba người này có bị hành hạ trước và sau khi bị xử tử hay chăng.
Cảnh sát và thẩm quyền pháp đình đã chối bỏ bất cứ hành động lạm dụng bạo hành nào, nhưng các vị luật sư thuộc tổ chức PADMA, một nhóm luật sư liên tôn bênh vực 3 người này đã nộp đơn cho rằng thi thể của 3 người ấy cho thấy những dấu vết không thể bị gây ra chỉ bởi những viên đạn bắn gục họ.
Thi thể của Tibo rõ ràng là có 3 xương sườn bị gẫy, trong khi của Dominggus da Silva bị đâm vào tim bằng một khí cụ sắc nhọn. Và cả 3 thi thể đều bị bắn 5 lần vào ngực thay vì chỉ 1 lần. Cơ quan tín vụ Á Châu cho rằng quyết định của Văn Phòng Công Tố Viện ở Palu thực hiện việc chôn táng mau chóng 3 người chết này mà không cho họ được hưởng những cử hành an táng theo nghi thức tôn giáo là những gì cho thấy cuộc hành tử này đã không theo đúng các tiêu chẩn pháp lý vậy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20, 21, 22 và 27/9/2006
Các cuộc tranh luận về việc sử dụng loại thuốc hậu sự làm tình phá thai (morning after pill) thường chú trọng tới sức khỏe thể lý của nữ giới mà thôi, chứ ít nói tới vấn đề sức khỏe tâm thần, cảm xúc và thiêng liêng của thành phần nữ giới dùng thuốc phá thai.
Một chuyên viên nghiên cứu về vấn đề này là tâm lý gia Theresa Burke, sáng lập viên Rachel’s Vineyard Ministries. Trong tác phẩm của mình: ‘Việc Ngừa Thai của Mối Buồn Thương: Căn Nguyên Thống Khổ được thai nghén nơi Thành Phần Phá Thai và Triệt Sản’ (do Priests for Life - Linh Mục Cho Sự Sống xuất bản) , bà tường trình là nhiều phụ nữ chịu đớn đau và hối hận về việc sử dụng việc ngừa thai và triệt sản. Bà đã chia sẻ với mạng điện toán toàn cầu những hậu quả sâu xa gây ra bởi việc ngừa thai và triệt sản.
Vấn:
Điều gì đã thúc đẩy bà viết về mối sầu thương liên quan tới việc sử dụng
thuốc phá thai và triệt sản? Khuynh hướng này được bà chú trọng tới bắt đầu từ
khi nào?
Đáp: Trong 20 năm qua, tôi đã dấn thân thực hiện việc nghiên cứu và chữa trị của vấn đề mất mát thai nghén và tâm trạng sầu đau khôn nguôi.
Tôi không bao giờ nghĩ rằng vấn đề ngừa thai là những gì gắn liền nỗi đớn đau về cảm xúc một cách sâu đậm và sâu kín với cái bề ngoài thường tỏ ra trong những ngày chữa trị cuối tuần sau khi xẩy ra việc phá thai.
Thật vậy, nhiều cuộc phá thai đã liên quan tới việc thất bại ngừa thai. Bất cứ người phụ nữ nào rời khỏi y viện phá thai đều được cung cấp cho một kho thuốc ngừa thai. Hành vi dẫn đến chỗ ngừa thai là những gì không bao giờ được đề cập tới, thế nhưng người phụ nữ cần được cung cấp cho những phương liệu để ngăn ngừa một cuộc thụ thai khác… đại khái như vậy, theo họ nghĩ.
Ngoài những lý do hiển nhiên cho nỗi sầu thương ấy, tôi còn bàng hoàng trước con số gia tăng nơi thành phần nữ giới, kể cả những người phụ nữ không phải là Công Giáo, bày tỏ rằng họ cũng đã cảm thấy những nỗi sâu xa sầu thương và mất mát vì thực hiện việc ngừa thai là những gì đưa đến chỗ phá thai đột xuất.
Vấn đề này cũng được nêu lên bởi những người đến trợ giúp cho các cuộc tĩnh tâm của chúng tôi nữa, và là vấn đề có giây phút chia sẻ rất linh thiêng về nỗi sầu thương sâu xa chưa từng thấy được họ giấu kín trong tâm hồn họ.
Tôi đã gặp nỗi sầu thương đặc biệt này ở nhiều trường hợp khác nhau. Tôi phải nói rằng trong nhiều thứ hổ thẹn và sầu thương kín đáo trong Giáo Hội ngày nay, có lẽ nỗi đớn đau về cảm xúc gây ra bởi việc sử dụng phương pháp ngừa thai là những gì không được chú ý tới, không được đề cập tới và không được biết tới.
Thế rồi, khi ý thức được rằng một đứa con, hay vài đứa con, đã bị mất đi bởi những phương pháp ngừa thai khác nhau, bấy giờ có thể xẩy ra những hậu quả trầm trọng về cảm xúc.
Thoạt tiên, tôi chỉ chú trọng tới những vụ phá thai mà thôi, chứ không phải ngừa thai. Tuy nhiên, tôi đã thấy rằng vai trò của chúng tôi là giúp đỡ những người phụ nữ đang phải đương đầu và đang cảm thấy sâu đau về thực tại được giấu kín trong tâm can của họ. Nếu tâm hồn cxủa họ cảm thấy đớn đau thì tôi là ai có thể nói rằng điều ấy không phải là những gì thực hữu chứ?
Tôi để cho họ nói sự thật đã được họ giữ kín trong lòng và khóc thương cho nỗi đớn đau đang dâng lên. Tôi cũng chứng kiến thấy việc họ được giải phóng và tự do, thấy việc họ hướng về sự sống, thấy niềm vui và thái độ sinh động sau cái cảm nghiệm ấy của họ.
Janet Morana, phụ tá giám đốc tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống, là người cũng khuyến khích tôi viết về vấn đề này. Janet đã cảm thấy rằng nỗi đớn đau bà đã chịu bởi việc ngừa thai thì sâu đậm, và bà biết rằng có nhiều người khác cũng có cùng một nỗi sầu thương ấy. Bà cảm thấy rằng trong xã hội ít người công nhận hay đánh giá nỗi đớn đau này, hay nỗi đớn đau khác như phá thai, xẩy thai vì ngừa thai, cũng là một nỗi sầu thương bị cấm đoán.
Khi Rachel’s Vineyard trở thành một thừa tác vụ của tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống thì nó là một trong những vấn đề mới mẻ đầu tiên tôi bắt đầu nghiên cứu.
Vấn: Nói một cách vắn tắt thì một số hình thức ngừa thai có tác dụng như là những thứ thuốc phá thai như thế nào? Tại sao lại có rất ít người biết đến những sự kiện ấy?
Đáp: Một số hình thức ngừa thai có tác dụng không phải chỉ để ngừa thai mà thôi.
Thuộc ngừa thai, thuốc IUD, hay các thứ thuốc ngừa thai về kích tố như thuốc hậu sự làm tình (morning after pill) – ‘ngừa thai khẩn cấp’ (emergency contraception’ – Depo-Provera và Norplant là những thuốc đôi khi gây ra tình trạng phá hủy đi sự sống con người đã được thụ thai.
Bác sĩ Walter L. Larimore và Bác sĩ Joseph B. Stanford vạch ra cho thấy rằng kỹ thuật chính của các thứ thuốc uống về thụ thai đó là để ngăn chặn việc rụng trứng, thế nhưng kỹ thuật này không phải lúc nào cũng có kết quả.
Hai vị bác sĩ này nói rằng ‘khi việc rụng trứng xẩy ra trọn vẹn thì những kỹ thuật này ra tay ngăn cản việc thụ thai. Những kỹ thuật ấy có thể xẩy ra một là trước khi thụ tinh hay sau khi thụ tinh. Các nguyên tắc về việc đồng ý một cách ý thức nói rằng các bệnh nhân, những người có thể phản đối việc hủy hoại những cái trứng thụ tinh của mình, cần phải được cho biết về điều ấy, để họ có thể hoàn toàn ý thức chấp thuận việc sử dụng việc uống thuốc ngừa thai’.
Thế nhưng, hầu hết người ta chưa từng nghe đến sự kiện này. Tình trạng bị vô thức và bị hướng dẫn sai lạc là những gì đang xẩy ra đầy giẫy.
Mặc dù Giáo Hội chủ trương sự thật theo tín lý một cách hết sức nguyên vẹn, song hàng giáo sĩ hiếm khi giảng dạy về nó. Đa số các cặp vợ chồng Công Giáo thực hành một hình thức ngừa thai nào đó, bất chấp những tuyên bố chính thức của Giáo Hội chống lại việc sử dụng việc ngừa thai từ năm 1968.
Cuộc thăm dò của viện Gallup năm 1992 đã cho thấy rằng 80% người Công Giáo Hoa Kỳ không đồng ý với câu nói: ‘Việc sử dụng phương tiện ngừa thai nhân tạo là sai lầm’. Cuộc nghiên cứu năm 1996 của Cha Thomas Sweetser cho Dự Án Thẩm Định Giáo Xứ ở Milwaukee cho thấy rằng chỉ có 9% người Công Giáo coi việc ngừa thai là vô luân mà thôi.
Rõ ràng là có một thứ bất liên kết giữa giáo huấn của Giáo Hội với việc hành đạo. Theo văn hóa thì nhiều người coi những gì họ làm trong phòng ngủ là việc tư riêng, chẳng có liên hệ gì tới vấn đề thực hành đức tin và luân lý.
Vấn: Bà đã thấy ra sao về hiệu quả tổng quan của việc ngừa thai và triệt sản liên quan tới các mối liên hệ và đức tin?
Đáp: Khi việc hiện diện của Thiên Chúa và thần linh bị tống khứ khỏi cuộc giao hợp thì tặng ân giao hợp tình dục này bị bóp méo đi. Đang xẩy ra tình trạng phân ly giữa thần học cùng việc thực hành đức tin với tặng ân tính dục.
Tình trạng phân ly này có thể đưa đến chỗ mất đi sự thân mật và lòng tin tưởng. Tôi tin rằng tình trạng phân ly ấy là những gì xẩy ra giữa cá nhân và người bạn của mình, cũng như giữa cá nhân với Thiên Chúa. Những gì là mầu nhiệm không còn nữa và khả năng liên kết với Thiên Chúa như là thành phần đồng tạo dựng sự sống bị dứt điểm.
Tia sáng của cái linh thiêng chúng ta được chia sẻ với Thiên Chúa nơi khả năng ban tặng sự sống bị lịm tắt mất, và cái cảm nghiệm về mối thân mật hôn nhân có thể bị tối tăm phủ kín, hơn là cảm nghiệm được một phép lạ thần linh của ân sủng, của yêu thương, của hứng khởi và của hoan lạc.
Vấn: Đâu là một số những tác dụng ngấm ngầm gây ra bởi các thứ thuốc ngừa để phá thai (abortifacient contraceptives) và triệt sản?
Đáp: Một số phụ nữ cảm thấy có lỗi, đau khổ và giận dữ đối với những thứ thuốc phá thai, vì nó đã làm cho bụng dạ của họ bị biến thành một môi trường bất lợi cho đứa bé đang phát triển vào thời điểm sự sống nguyên khởi của bé.
Nhiều phụ nữ, thành phần nhận ra rằng họ đã trải qua những tháng năm chối từ tặng ân sự sống vì việc họ lệ thuộc về các phương pháp ngừa thai hóa chất hay mổ xẻ, cảm thấy một cảm quan mất mát và đớn đau thực sự.
Những phương sách mổ xẻ có thể gây ra một mối giận dữ và buồn khổ bất ngờ, có thể đùng một cái gây ra những trục trặc về hôn nhân, sau khi ống dẫn trứng bị cột lại và ống dẫn tinh bị cắt đi. Phương cách mà một cặp vợ chồng hy vọng sẽ được tự do thoả mãn và hoan hưởng tình dục ấy họ thường có thể lại cảm thấy như là một cái gì đó không còn hứng thú, một cái gì xa cách, một cái gì nghi nan và một cảm giác hết sức chia lìa.
Vấn:
Điều gì thường khiến cho con người nhận thức rằng việc sử dụng phương pháp
ngừa thai và các phương sách mổ xẻ trong quá khứ có thể sẽ trở thành căn nguyên
gây cho họ bị sầu đau hay đưa đến tình trạng bất hòa trong đời sống của họ?
Đáp: Tôi tin rằng đối với một số người đó là một ơn đặc biệt – một giây phút giác ngộ (a moment of illumination). Đó là một ý thức nẩy lên trong họ lúc họ nguyện cầu. Tôi đã từng thấy những con người nhận được minh tri vì họ đặc biệt chú trọng tới việc chữa lành những cái mất mát trong bụng dạ của họ, những gì thường xẩy ra ở những chương trình như Rachel’s Vineyard.
Những người khác, những người đang hy vọng vào những thứ thuốc cùng trị liệu thụ tinh cũng có thể cảm thấy một nỗi sầu đau nhức nhối khi họ xót xa và tiếc nuối nhớ lại những tháng năm họ đã sống cuộc đời thanh xuân của mình cố gắng tránh né việc thụ thai. Những người khác cũng có thể nhận thấy các cảm giác kín đáo khi đó đọc một cuốn sách về việc kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên và học được khoa học cho việc ngừa thai.
Đối với một số khác, khi họ biết đến ‘khoa thần học về thân thể’ thì họ bắt đầu tiến trình hoán cải, nhìn nhận là họ đã khép kín bản thân biết bao trước tặng ân sự sống và coi con cái như là một gánh nặng hơn là phúc lành. Tôi biết ông Christopher West có những buổi trình bày cũng mang lại suy tư và cảm xúc cho nhiều cặp vợ chồng.
Vấn:
Có thể làm những gì để bắt đầu chữa lành cho những ai cảm thấy mối sầu đau
này?
Đáp: Những ai từng bị thương tích bởi những thứ thuốc phá thai có thể được chữa lành và hòa giải. Sự thật về phẩm giá của con người và tặng ân tính dục là một sứ điệp của tin mừng và sự giải phóng – chứ không phải là một cuộc lên án và kết tội.
Chúng ta cần phảiyêu thương chuyển đạt sự thật của Chúa Kitô cho thế giới tân tiến này. Chúng ta càng phó mình cho thẩm quyền của Thiên Chúa, chúng ta càng trở thành những dụng cụ cho tình yêu và tình thương của Ngài, và thành một nhân chứng sống động cho Phúc Âm sự sống.
Đối với những ai tìm cách hòa giải những vết thương ấy, thì Rachel’s Vineyard là nơi tốt đẹp để bắt đầu. Nó cung cấp một môi trường an toàn để tìm cách xây dựng đời sống của chúng ta, vào sâu trong thẳm cung của linh hồn, và nhìn nhận nỗi đớn đau gây ra bởi tặng ân tính dục của chúng ta đã không được trân trọng như là một tác động linh thánh.
Việc than khóc và sầu thương là những mốc đường cần thiết cho cuộc hành trình của chúng ta, để cuộc sống của chúng ta có thể tiếp tục một cách trọn vẹn là tầm mức Chúa Kitô kêu gọi chúng ta đạt tới. Khi tiến trình nhìn nhận tội lỗi và thống hối này được hoàn tất thì phát hiện một cuộc tái sinh và phục sinh.
Việc gặp gỡ Chúa Kitô sẽ lật tẩy cái dối trá của việc ngừa thai và mang lại cho chúng ta niềm xác tín sâu xa cùng ân phúc để bảo về phẩm giá con người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/7/2006
Các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’
Một trong những hành động đầu tiên của tân chính phủ Ý đó là việc thông báo cho phép cứ việc thử sử dụng các loại thuốc phá thai, như milespristone, Mifeprex và RU-486. Tờ nhật báo Ý Corriere della Sera, trong số phát hành ngày 23/5/2006, đã cho biết là Bộ Trưởng Y Tế Livia Turco loan báo rằng một số nhà thương có thể nhập cảng các loại thuốc ấy để thí nghiệm.
Quyết định này là những gì đảo ngược việc chính phủ cũ cấm các thứ thử nghiệm sau một cuộc tranh luận vào năm ngoái 2005. Quyết định cho thử nghiệm này liền gặp những phản ứng chống đối, chẳng hạn như từ vị chủ tịch của Tiểu Ban Đạo Lý Sinh Học Quốc Gia là Francesco D’Agostino, vị này đặc biệt cảnh giác tác dụng tiêu cực của các loại thuốc phá thai này đối với những nữ giới nào muốn sử dụng chúng.
Tờ L’Osservatore Romano, số ra ngày 24/5/2006, đã nhận định là quyết định mới của chính phủ là những thứ khí giới mới chống lại sự sống, một quyết định quá vội vàng hấp tấp, thiếu tính cách dân chủ, không chịu lắng nghe ý kiến phò chống của quần chúng về một vấn đề gay go như thế.
Quyết định của chính phủ Ý xẩy ra trong khi ở Hoa Kỳ lại đang lo ngại về việc sử dụng thuốc phá thai RU-486. Loại thuốc này có liên quan tới 4 cái chết ở California và 1 ở Canada. Theo các nhà chuyên viên thì những cái chết này là hậu quả của những thứ nhiễm khuẩn do việc sử dụng thứ thuốc này.
Theo hãng thông tấn Associated Press thì vào ngày 11/5/2006, các khoa học gia đã họp lại để bàn về vai trò của loại thuốc phá thai ấy trong việc gây ra chết chóc. Các ý kiến trong cuộc họp này tỏ ra bất nhất, trong đó, có những ý kiến cho rằng việc sử dụng loại thuốc RU-486 có thể làm lây lan vi khuẩn, và cũng có các ý kiến kêu gọi hãy nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định.
Giáo sư sản phụ khoa James McGregor ở Trung Tâm Khoa Sức Khỏe của Viện Đại Học Colorado đã nói rằng nguy cơ tử vong gây ra bởi những việc phá thai bằng thuốc như thứ thuốc này là 1 trong 80 ngàn vụ. Con số này cao hơn con số phá thai theo kiểu mổ xẻ là 1 trong 1 triệu vụ. Vị giáo sư này, theo hãng AP, khuyến cáo như sau: ‘Tôi đề nghị là chúng ta hãy giảm bớt hay loại trừ di loại thuốc mifespristone, hay ít là xem xét nó’.
Tờ Washington Post trong số ra ngày 17/5/2006, đã tường trình là tiểu ban phụ của Hạ Viện đặc trách về Vấn Đề Công Lý Tội Ác, Chính Sách Thuốc Men và Các Nguồn Nhân Lực, cũng đã nghe được chứng cớ liên quan tới những nguy hiểm của việc dùng thứ thốc phá thai. Bà Michelle Gress, cố vấn viên cho tiểu ban phụ này và là nữ phát ngôn viên cho vị trưởng tiểu ban là Mark Souder, đã cảnh báo rằng: ‘Căn cứ vào chứng cớ chúng ta có được về việc tử vong cùng với những phản ứng trầm trọng, thành phần chế loại thuốc này cần phải rút nó lại khỏi thị trường từ lâu rồi mới phải’.
Souder là một trong 83 người đồng lòng ủng hộ một dự luật buộc loại thuốc này phải biến mất trên thị trường. Dự luật mang tên ‘Holly’s Law’, theo tên của Holly Patterson, một thiếu nữ California 18 tuổi đã bị chết vì nhiễm trùng sau khi sử dụng thứ thuốc phá thai ấy.
Theo một bản tường trình ngắn của nhân viên thuộc tiểu ban phụ của Hạ Viện thì cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA (U.S. Food and Drug Administration) ‘đã công nhận những cái chết của 8 phụ nữ liên quan tới thứ thuốc phá thai, 9 vụ bị đe dọa tới tính mạng, 232 vụ bị đưa vào nhà thương, 116 vụ được truyền máu, và 88 vụ bị nhiễm trùng’. Ngoài ra, bản báo cáo này còn ghi nhận rằng những con số tường trình trên đây được thêm vào tổng số 990 tường trình về các biến cố phản ứng tai hại kể từ ngày 31/3/2006.
Mối quan về loại thuốc phá thai RU-486 đã xuất hiện từ một nguồn tín liệu không ngờ là tờ New York Time. Bài xã luận của tờ báo này ra ngày 10/4/2006 đã nhận định rằng, những bản tường trình về con số tử vong của nữ giới ‘đang làm cho cách điều dưỡng theo loại thuốc RU-486 xem ra ít thu hút hơn người ta đã từng nghĩ’.
Bất chấp chứùng cớ mỗi ngày một gia tăng về phản ứng tai hại của loại thuốc phá thai như thế, ở Úc Đại Lợi vẫn diễn ra việc nhập cảng loại thuốc RU-486. Đầu năm 2006, Quốc Hội liên bang đã tước quyền hạn của vị bộ trưởng y tế để ngăn chặn vấn đề nhập cảng thứ thuốc tai hại này, trao quyền của ông cho cơ quan Quản Trị Các Sản Vật Trị Liệu, tương tự như cơ quan FDA ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, ở Hiệp Vương Quốc, có 10 ngàn vụ phá thai bằng thuốc trong năm 2005. Theo tờ báo Times trong số ra ngày 29/5/2006 thì dữ kiện trên đây được cung cấp bởi cơ quan Hiệp Vương Quốc Giúp Tham Vấn Việc Thụ Thai BPAS (British Pregnancy Advisory Service), một cung cấp viên phá thai lớn nhất xứ sở này. Con số trên đây mới gần 1/3 tổng số 32 ngàn vụ phá thai được BPAS năm ngoái cung cấp cho nữ giới có thai 9 tuần lễ đầu.
Theo bà Trưởng Ban Điều Hành BPAS Ann Furedi, qua một bài viết trên mạng điện toán toàn cầu ‘Spiked’ được phổ biến hôm Thứ Hai 5/6/2006, thì loại thuốc phá thai này là ‘một phương pháp an toàn, khả tín, hiệu nghiệm cho việc phá thai theo y khoa’. Thế nhưng, tác phẩm ‘La favola dell’s aborto facile: Miti e realtà della pillola RU486’ (Cái Hư Cấu của Việc Phá Thai Dễ Dàng: Những Truyện Hoang Đường và Thực Tại của Loại Thuốc RU 486), được xuất bản vào đầu tháng 6/2006, thì lại khác hẳn.
Tác phẩm nói có sách mách có chứng này đã nhấn mạnh tới một hiện tượng lý thú ở Ý, đó là hiện tượng liên minh giữa nhóm nữ quyền và nhóm phó sự sống. Vị đồng tác giả của tác phẩm này là Eugenia Roccella xuất thân từ một cuộc đời cực tả và vô tín ngưỡng. Bà cũng là một nhân vật chính trong phong trào giải phóng nữ giới ở Ý vào thập niên 1970. Còn vị tác giả kia là Assuntina Morresi lại là một người Công Giáo phò sự sống.
Hai lực lượng đối chọi nhau giữa nữ quyền và phò sự sống được hiện thân qua 2 vị tác giả của tác phẩm hy hữu có một không hai ấy đã cung cấp tín liệu mới nhất về những mối nguy hiểm gây ra bởi việc sử dụng loại thuốc phá thai, cả về thể lý lẫn tâm lý. Mục đích chính yếu của tác phẩm này là để đánh tan quan niệm cho rằng sử dụng thuốc phá thai là cách dễ phá thai nhất. Bên phó sự sống sợ rằng loại thuốc phá thai làm cho việc phá thai trở thành quá thuận lợi, còn nhóm phò phá thai lại cho rằng phá thai bằng thuốc dễ hơn bằng cách giải phẫu.
Thật vậy, hai vị nữ tác giả đã cho biết là việc phá thai bằng hóa chất thì khó khăn và bất trắc hơn là bằng giải phẫu. Việc sử dụng thuốc phá thai đòi phải thường xuyên tới y viện. Theo dữ kiện của FDA thì chỉ có 3% trường hợp phá thai công hiệu trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi sử dụng viên thuốc phá thai đầu tiên thôi.
Loại thuốc phá thai cũng thường gây ra những triệu chứng như đau bụng và chuột rút, buôn nôn, xuất huyết, nhức đầu và ói mửa. Phần đau đớn nhất của tiến trình phá thai bằng thuốc này đó là khi cái thai cuối cùng bị trục khỏi thân thể của người mẹ, một tình trạng đớn đau có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Theo nhị vị tác giả này thì con số tử vong trên thế giới gây ra cho thành phần phá thai bằng hóa chất thuốc men này, kể từ cuối tháng 3/2006, đã lên tới 13 vụ. Con số đích thực về những trường hợp tử vong này, theo cuốn sách, còn cao hơn nữa, vì nói chung thì truyền thông thường có khuynh hướng không tường trình các chết chóc và những trục trặc khác liên quan tới vấn đề sử dụng thuốc phá thai.
Tác dụng tai hại của việc sử dụng thuốc ngừa thai không phải chỉ gây ra cho thể lý người nữ mà thôi. Nhiều nữ giới, 56%, theo tường trình trong tác phẩm trên, thực sự thấy được thi thể của bào thai bị phá. Cảm nghiệm chấn động này có thể gây ra ác mộng và những ám ảnh nơi người phụ nữ phá thai bằng thuốc.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/6/2006
Trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai 21/8/2006, Tổng Thống Bush đã tỏ ra ủng hộ việc cho pháp các em thiếu nữ vị thành niên được phép sử dụng (với toa bác sĩ) loại thuốc ‘hậu sự làm tình để phá thai: “Tôi tin rằng Dự Án B… cần phải có toa bác sĩ cho các em vị thành niên. Đó là những gì tôi tin tưởng”.
Mạng điện toán toàn cầu LifeSite đã trích lại lời của linh mục Thomas Euteneuer, chủ tịch của tổ chức Quốc Tế Sự Sống Con Người là: ‘Việc Tổng Thống Bush hàm ý hỗ trợ cho Dự Án B về thứ thuốc gây phá thai là những gì hoàn toàn bất nhất với việc ông mới đây phủ quyết dự luật tài trợ cho vấn đề nghiên cứu thân bào từ phôi thai của con người. Điều rõ ràng vị tổng thống này không nhìn nhận đó là Dự Án B sát hại cũng những em bé vô tội chưa được sinh ra là những gì việc nghiên cứu thân bào từ phôi thai của con người làm’.
Vào cuối tháng 7, Deirdre McQuade, nữ phát ngôn viên cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã mạnh mẽ phản ứng về việc loan báo của cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA (U.S. Food and Drug Administration) trong vấn đề tiến tới chỗ cung cấp ở tiệm bán thứ thuốc của Dự Án B cho nữ giới tuổi 18 và trên 18: ‘Việc cung cấp thuận lợi cho thứ thuốc phá thai mạnh mẽ này bất kể việc quan tâm của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho người phụ nữ và đưa bé mới được thụ thai’.
Viện Dược Chế Barr là nơi chế tạo thứ thuốc này đã bất thành 2 lần trong việc cố gắng vận động xin chính phủ chấp thuận bán thứ thuốc Dự Án B này mà không cần toa bác sĩ.
Các nhóm Phò Sự Sống cũng chống lại việc Tổng Thống Bush bổ nhiệm nhân vật Andrew von Eschenbach làm giám dốc của cơ quan FDA, vì ông này chủ trương ủng hộ Dự Án B, cũng như cho phép thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’ khác là RU-486 được tiếp tục bán trên thị trường.
Vị chủ tịch của Liên Hiệp Sự Sống Hoa Kỳ là Judie Brown đã than về những nhận định của Tổng Thống Bush, như thế này: ‘Không có vấn đề bí mật trong việc Dự Án B có thể và thực sự lấy đi mạng sống của các em bé vừa được thụ thai ngay sau khi thụ thai. Thành phần chế ra loại thuốc này nhìn nhận sự kiện ấy, vậy thì tại sao thành phần cộng đồng phò sự sống và vai trò chủ tịch xưng mình phò sự sống chúng ta đây không thể nhìn nhận điều ấy nữa? Tổng Thống Bush tỏ ra bất nhất trong việc ông tỏ ra ủng hộ sự sống con người’.
(xin xem tiếp bài các thứ hoang đường và thực tại về thứ thuốc ‘hậu sự làm tình phá thai’)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/8/2006
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ca ngợi việc phủ quyết và phê chuẩn của Tổng Thống Bush phò sự sống
Vị phó giám đốc của Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Richard M. Doerflinger hôm Thứ Tư, sau khi Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật trên, đã phát biểu như sau tại Tòa Bạch Ốc.
“Chúng tôi hôm nay ca ngợi Tổng Thống Bush về những lời lẽ và hành động của ông liên quan tới dự luật liên quan tới vấn đề nghiên cứu thân bào.
“Trong bài diễn văn ở East Room Tòa Bạch Ốc, tổng thống đã nhấn mạnh rằng việc tiến bộ của việc chữa trị những bệnh nạn tàn hại cần phải được thực hiện bằng những đường lối lành mạnh vừa hiệu nghiệm vừa hợp luân lý.
“Để diễn chứng cho vấn đề được tổng thống nói tới có sự hiện diện của các con trẻ ở East Room là những em được nhận nuôi khi các em còn là các phôi thai bào đông lạnh ‘thừa thãi’, cũng như sự hiện diện của thành phần bệnh nhân, những người lấy làm biết ơn về những chữa trị họ nhận được liên quan tới bệnh hư não, bệnh lẩy bẩy và các chứng bệnh khác, nhờ việc sử dụng các thân bào già và thân bào máu của cái nhau. Việc chứng thực của họ đối với đường lối của vị tổng thống này đã là những gì cho thấy cần phải chấp nhận mọi sự sống của con người một cách bình đẳng, không được hủy diệt một sự sống nào đó để giúp đáp những người khác.
“Trước bài diễn văn của mình, tổng thống đã phủ quyết dự luật H.R.810 là dự luật buộc thành phần đóng thuế Hoa Kỳ phải ủng hộ việc hủy hoại các phôi thai bào của con người cho các thứ thân bào. Tổng thống cũng ký thành luật S.3504 một dự luật được đồng thanh thông qua bởi cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện , để ngăn ngừa việc thực hành lố bịch vấn đề ‘cấy’ trẻ em thai nhi nơi tử cung của con người hay con vật hầu đạt được các mô sử dụng vào việc nghiên cứu.
“Dự luật thứ ba, đạo luật tài trợ cho những đường lối tạo được các tế bào có những đặc tính của thân bào từ phôi thai bào song không gây ra hay hại tới phôi thai bào con người (S.2754), tiếc thay chưa được ở trong tay tổng thống hôm nay, vì nó không được ¾ ủng hộ ở Hạ Viện, cho dù đã được đồng thanh chấp thuận ở Thượng Viện. Tuy nhiên, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn tổng thống vì ông nói rằng ông sẽ dùng quyền hành sự của mình để bảo đảm là đường lối nghiên cứu hứa hẹn ấy được tài trợ thực hiện.
“Chúng ta cùng với tổng thống kêu gọi quốc hội và cộng đồng khoa học hãy cùng nhau làm việc về vấn đề này cho thiện ích của tất cả mọi người. Như tổng thống nói trong bài diễn văn của ông, đạo lý và khoa học không được trở thành những gì đối nghịch nhau, mà cùng nhau làm việc để phục vụ lợi ích của nhân loại”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/7/2006
Dự Luật Nghiên Cứu Thân Bào: Bị Các Vị Giám Mục Hoa Kỳ Phê Bác và bị Tổng Thống Bush Phủ Quyết
Theo Zenit ngày 19/7/2006, thì hôm Thứ Ba 18/7, vị giám đốc điều hành văn phòng hoạt động phò sự sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Gail Quinn đã cảnh báo là việc thông qua dự luật để khuyến khích việc hủy hoại các phôi thai bào của con người để làm thân bào là việc ‘Thượng Viện Hoa Kỳ thực hiện một thứ báo hại cho sự sống con người cũng như cho mục đích tiến bộ của y khoa”. Theo vị giám đốc điều hành này thì:
“Không có một thứ thành đạt về kỹ thuật nào được gọi là ‘tiến bộ’ nếu nó đưa chúng ta thoái lui đối với sự sống của con người. Dự luật H.R.810 chú trọng tới việc nghiên cứu làm hủy hoại các phôi thai bào con người cũng tỏ ra coi thường những trị liệu hiệu nghiệm và hợp luân lý nơi việc sử dụng các thứ thân bào già và thân bào nhau, những thứ thân bào đã được bắt đầu trị liệu các bệnh nhân bị hằng chục loại bệnh. Vì dự luật này không sử dụng những đường lối hiệu nghiệm này mà động lực nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào thực sự là những gì đe dọa gây tác hại cho chính các bệnh nhân vậy”.
Theo CNN qua bài Bush vetoes embryonic stem-cell bill ngày Thứ Tư 19/7/2006, thì Tổng Thống Bush đã sử dụng lần đầu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm rưỡi của mình quyền phủ quyết dự luật trên, vì cho rằng dự luật cho phép nghiên cứu thân bào từ phôi thai bào con người là những gì ‘vượt quá biên giới lãnh vực luân lý’.
Thật vậy, dự luật được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua hôm Thứ Ba 18/7 với số phiếu là 63-37 đã nới lỏng những hạn chế trong vấn đề tài trợ của liên bang cho việc nghiên cứu thân bào. Chiều Thứ Tư 19/7, Tổng Thống Bush đã nói rằng:
“Dự luật này sẽ là những gì ủng hộ việc lấy đi mạng sống của con người vô tội với niềm hy vọng mang lại lợi ích về y khoa cho các kẻ khác. Nó vượt quá biên giới lãnh vực luân lý là lãnh vực xã hội nề nếp của chúng ta cần phải tôn trọng. Bởi vậy mà tôi phủ quyết nó”.
Tham dự vào biến cố này ở Tòa Bạch Ốc có một nhóm gia đình với những đứa con được sinh ra từ những phôi thai bào ‘thừa nhận’ đông lạnh đã vốn từng bị bỏ bê không được sử dụng đến ở các y viện cấy thai. Tổng Thống Bush đã nói về những đứa trẻ này như sau:
“Những em trai em gái này không phải là những thứ dư thừa. Các em nhắc nhở chúng ta về những gì bị mất mát khi các phôi thai bào bị hủy đi cho vấn đề nghiên cứu. Các em nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta bắt đầu cuộc đời của chúng ta như là một tổng hợp nhỏ của các tế bào”.
Dự luật bị phủ quyết trên đây, được Hạ Viện thông qua vào tháng 5/2005, cho phép các đôi phối ngẫu có những phôi thai bào đông lạnh để sử dụng cho những thứ chữa trị về thai nghén được cống hiến cho các nhà nghiên cứu hơn là để các phôi thai bào ấy bị hủy diệt đi.
Tổng Thống Bush, với chủ trương thiên về Giáo Hội Công Giáo, cho biết: “nếu dự luật này trở thành luật thì thành phần đóng thuế Hoa Kỳ, lần đầu tiên trong lịch sử của chúng ta, buộc phải tài trợ cho việc cố tình hủy hoại đi những phôi thai bào con người, nên tôi sẽ không để cho nó xẩy ra”.
Thành phần chống đối việc Tổng Thống Bush phủ quyết cho rằng chính sách của ông quá hạn chế. Ông Lawrence T. Smith, chủ tịch Hiệp Hội Bệnh Tiểu Đường Hoa Kỳ, đã gọi việc phủ quyết này là ‘một thứ thụt lùi kinh khủng đối với 20.8 triệu trẻ em và người lớn Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường – và những ai yêu thương chăm sóc cho những người ấy’.
Tuy nhiên, vẫn còn những đường lối khác để chữa trị những chứng bệnh nan trị ấy, chẳng hạn như sử dụng các thân bào già. Đó là lý do đã có hai dự luật đã được Thượng Viện đồng loạt thông qua: một đạo luật cổ võ phương tiện khác trong việc khai triển những thứ thân bào từ những nguồn như máu của cái nhau, và một đạo luật cấm sản xuất thương mại mô thai bào con người cũng được gọi là ‘cấy thai’.
Tối Thứ Ba, Hạ Viện đã thông qua dự luật ‘cấy thai’ với số phiếu 425-0 nhưng không thông qua dự luật cổ võ các nguồn thân báo khác, với số phiếu 273-154, tức không đủ 2/3. Tổng Thống Bush đã ký thành luật dự luật ‘cấy thai’ và kêu gọi Quốc Hội tài trợ cho việc nghiên cứu thay thế. Ông nói:
“Tôi không hài lòng vì Hạ Viện không cho phép tài trợ việc nghiên cứu quan trọng và hợp đạo lý này. Thật là vô lý khi nói rằng quí vị thiên về việc tìm cách chữa trị cho các bệnh nạn kinh khiếp nhanh bao nhiêu có thể rồi lại ngăn chặn một dự luật cho phép tài trợ việc nghiên cứu thân bào hứa hẹn và hợp đạo lý”.
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, lược dịch theo Zenit và CNN
Làm thế nào để tránh khỏi tình trạng giảm dân số ở các nước tân tiến trên thế giới hiện nay?
Trong cuộc phỏng vấn của mạng điện toán toàn cầu Zenit với vị chủ tịch Ý Quốc đặc trách Trung Tâm Âu Châu Nguên Cứu Về Dân Số, Môi Trường Và Phát Triển, đã nhận định về sứ điệp của Giáo Hoàng Biển Đức XVI gửi đại hội lần thứ XII của Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Xã Hội Học. Theo ông, để đương đầu với tình trạng giảm sút về dân số ở nhiều quốc gia tân tiến, cần phải thực hiện một cuộc đổi thay về văn hóa, hơn là kích thích về kinh tế, để cổ võ vấn đề gia đình và sinh sản.
Vấn: Theo các dữ kiện của Eurostat thì không có một xứ sở Âu Châu nào có một mức độ sinh sản tương đương với mức tăng phát zero – mổi phụ nữ sinh 2.1 đứa con. Về dân số thì Âu Châu hiện nay đang bị thúc đẩy theo chiều hướng nào vậy?
Đáp: Thật thế, tất cả mọi quốc gia đều ở mức độ sinh sản dưới mức có thể bù đắp thế hệ, mặc dù trường hợp khác nhau nếu mang ra so sánh theo vùng.
Ngày nay các quốc gia bị trầm trọng giảm sút mức độ sinh sản là ở các quốc gia Đông Âu, ở mức độ sinh sản giữa 1.1 và 1.4 người con cho mỗi người nữ, thế nhưng, nơi những xứ sở này thì việc giảm sút đột xuất tương đối cũng mới gần đây thôi và đã tăng ở mức gia tốc sau cuộc sụp đổ của đế quốc Nga Sô Viết.
Ở Nam Âu mức độ sản sinh cũng thấp, như ở Tây Ban Nha và Ý Quốc, nơi hiện nay mức độ sinh sản đôi khi chỉ ở giữa khoảng 1.2 đến 1.3 cho mỗi người nữ.
Trong khi đó, Bắc Âu, nhất là ở những xứ sở Scandinavia, tương đối ở mức độ sinh sản cao, từ 1.6 đến 1.8, và không xẩy ra những chênh lệch bất ngờ, cho dù mức độ giảm sút về sinh sản đã được bắt đầu từ các quốc gia miền này trước các quốc gia thuộc các vùng Âu Châu khác.
Mức độ sinh sản cao nhất là ở Ái Nhĩ Lan, mức độ 2 con một người nữ, thế nhưng đang có khuynh hướng thụt nhanh, và ở Pháp, mức độ 1.9, quốc gia duy nhất hiện nay đang đi ngược chiều với xu hướng chung.
Dù sao thì hiện tượng này cũng kiên cố đến nỗi trong vòng từ 20 đến 25 năm nữa có một số quốc gia Âu Châu như Ý, Đức là những nước dẫn đầu, sẽ trải qua một cuộc giảm sút thực sự về dân số, một hiện tượng đã được bắt đầu nếu nó không được che nay bằng một mức độ cao của thành phần di dân. Thế nhưng, chẳng mấy chốc kể cả mức độ di dân này đi nữa cũng không đủ mức dân số bù đắp thế hệ (tức chết nhiều hơn sinh).
Vấn:
Một sự gia tăng đáng kể nơi mức độ của thành phần trên 60 thay cho mức độ
sinh sản thấp. Khuynh hướng này sẽ gây ra các hậu quả ra sao?
Đáp: Có hai yếu tố cần phải được phân biệt: Trước hết, tuổi thọ bởi tình trạng cải tiến nơi những điều kiện về kinh tế, sức khỏe và vệ sinh. Đây là một hiện tượng tích cực bao gồm cả việc cải tiến về phẩm chất sự sống của những người lão niên. Tình trạng bất quân bình được quí vị diễn tả thực sự là những gì liên quan tới mức sản sinh thấp hơn.
Vấn đề thực sự là ở chỗ này, đó là chúng ta đang chứng kiến thấy nó nơi guồng máy an sinh xã hội, với một tình trạng mất quân bình hiển nhiên giữa thành phần dân chúng hoạt động – thành phần làm việc và đóng thuế – với thành phần dân số về hưu.
Thế nhưng, các hiệu quả tiêu cực còn nhiều hơn thế nữa, nhất là ở lãnh vực kinh tế: đó là lực lượng làm việc trở nên suy yếu và thành phần dân chúng làm việc trở nên cằn cỗi liên quan tới những hậu quả về khả năng canh tân và cạnh tranh. Đó là bối cảnh của vấn đề Âu Châu đang phải trả giá, chẳng hạn như so sánh với Hoa Kỳ là nơi mức độ sinh sản cao hơn.
Cũng có cả vấn đề về văn hóa và xã hội liên quan tới việc di dân nữa, ở chỗ, cho dù việc di dân là những gì cần thiết để thay thế cho lực lượng lao động bị suy yếu, thì mức độ của thành phần di dân lại tăng nhanh, nhất là nơi giới trẻ, khiến càng khó khăn trong vần đề hội nhập và truyền đạt về văn hóa của chủ quốc. Thường xẩy ra thái độ bài ngoại như là một phản ứng giận dữ trước tình trạng này.
Ngoài ra, chúng ta đừng quên những hậu quả về vấn đề an ninh, ở chỗ, một quốc gia không có trẻ em là một quốc gia thậm chí không có ước muốn chiến đấu cho các giá trị và tự do của mình – đến độ tin rằng không bõ công truyền đạt những giá trị ấy. Và bởi thế quốc gia đó đang sửa soạn để trở thành một mảnh đất bị xâm chiếm giành cho những nền văn minh đang chớm nở.
Vấn:
Từ thập niên 1960 đến 1990, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ những nguy hiểm của
một ‘trái bom dân số’, trong khi thực tại lại cho thấy một ‘mùa đông dân số’.
Làm thế nào những nỗi sợ hãi về tình trạng thặng dư dân số đã ảnh hưởng tới nền
văn hóa và tác hành của dân chúng, nhất là của các cặp vợ chồng?
Đáp: Những nỗi sợ hãi ấy chắc chắn là đóng một vai trò quan trọng, vì qua nhiều thập niên, chúng ta đã phải chịu đựng một cuộc oanh tạc về văn hóa đến độ vấn đề không có con cái hầu như là một trách nhiệm đối với xã hội.
Ngày nay thật ra cái hình ảnh về tình trạng hao kiệt nơi các nguồn lợi tiếp tục được viện dẫn một cách vô trách nhiệm để chinh phục các đôi phối ngẫu đừng sinh sản nữa.
Thậm chí còn có những thuyết về sự khẩn trương giảm bớt dân số thế giới một cách trầm trọng, để rồi từ từ sẽ tiến tới ý nghĩ có thể sử dụng tới việc triệt sinh an tử như là một phương pháp để kiểm soát dân số.
Vấn:
Nhiều quốc gia Âu Châu hy vọng giải quyết vấn đề mức độ sinh sản thấp bằng
những phấn khích về tài chính và gia tăng thành phần di dân. Trong bài huấn từ
của mình ở Học Viện Giáo Hoàng Về Các Khoa Xã Hội Học, Giáo Hoàng Biển Đức XVI
đã giải thích hiện tượng suy yếu về dân số như là vấn đề thiếu yêu thương và hy
vọng. Ông nghĩ sao về phương diện này?
Đáp: Kinh nghiệm của một số quốc gia Âu Châu, mặc dù họ đã có nhiều thập niên về các chính sách phò sinh sản – chẳng hạn có các thứ khích lệ sản sinh, làm việc một cách uyển chuyển để có thể chăm sóc con cái và có cả một cơ cấu về dịch vụ xã hội – phải là những gì dạy cho chúng ta biết rằng những biện pháp ấy vẫn chưa đủ.
Chắc chắn là có những cải tiến nơi mức sinh sản, thế nhưng những cải tiến ấy vẫn chưa đủ để lật ngược khuynh hướng mùa đông dân số.
Tiếc thay, Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một khối chẳng mấy chốc sẽ phát hành mộtcuốn sách trắng về vấn đề này, đang di chuyển theo đúng hướng ấy, không điếm xỉa gì tới yếu tố văn hóa, tức là đến những động lực sâu xa nhất trong việc đôi phối ngẫu quyết định có hay không có con cái.
Giáo Hoàng Biển Đức XVI cuối cùng đã nhúng tay vào vấn đề, ở chỗ, vấn đề thực sự liên quan tới cái ý nghĩa được chúng ta gán cho sự sống, vì không có một động cơ nào về tài chính có thể thuyết phục được tôi có con cả, nếu tôi sống co quắp lấy bản thân và cảm thấy lo sợ tương lai.
Và đây là công việc lớn lao của Giáo Hội, vì chỉ nguyên việc loan báo Chúa Kitô là những gì có thể làm cho một xã hội đang cắm đầu lao mình vào tử vong tỉnh ngộ hồi sinh.
Bởi thế mà bài diễn từ của vị Giáo Hoàng này có vẻ như là một tiếng gọi nghiêm trọng cho cả những phần vụ của Giáo Hội nữa, khi những phần vụ ấy giải quyết vấn đề về dân số, một vấn đề được đề cao hầu như chỉ có những chọn lựa về chính trị cần được chính quyền sử dụng thôi.
Quốc gia thực sự có nhiệm vụ cất đi những chướng ngại vật – về kinh tế và xã hội – đối với tự do của tôi trong việc quyết định có bao nhiêu đứa con, nhưng nó cũng không thể cống hiến cho tôi những lý do sâu xa trong việc có con. Yêu thương và hy vọng có trước cả quốc gia nữa kìa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 5/5/2006
Vào dịp Tổng Nghị lần thứ 12, Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống đã thực hiện một Hội Nghị quốc tế về đề tài: ‘Nhân bào phôi thai trong thời kỳ tiền cấy: các khía cạnh khoa học và các cân nhắc về đạo đức sinh học’. Vào lúc kết thúc hội nghị, học viện này đã cống hiến cho cộng đồng giáo hội cũng như cho chung quần chúng một số điều cân nhắc về đề tài này qua việc suy tư bàn thảo của mình.
1.- Không ai có thể chối cãi được rằng cuộc tranh cãi về khoa đạo lý sinh học hiện đại, nhất là trong những năm gần đây, đã chú trọng chính yếu tới thực tại của nhân bào phôi thai, thứ nhân bào phôi thai được cứu xét theo bản chất của nó hay liên quan tới cách thức con người tác hành đối với nó. Điều này chỉ là những gì tự nhiên vì những liên hệ đa dạng (khoa học, triết lý, đạo đức, tôn giáo, pháp luật, tài chính, ý hệ v.v.) dính dáng tới những lãnh vực đa dạng ấy là những gì không thể nào tránh được việc hóa giải những xu hướng khác nhau, cũng như việc thu hút sự chú trọng của những ai tìm cách tác hành về đạo lý một cách chân thực.
Nhu cầu cần phải đặt vấn nạn căn bản ‘Phôi thai nhân bào là ai hay là gì?’ bởi thế đã là vấn đề không thể nào tránh được, để có thể rút ra từ một giải đáp thích đáng nhất quán cho vấn nạn ấy cái qui chuẩn hoạt động hoàn toàn tôn trọng sự thật nguyên vẹn về chính phôi bào.
Để đạt được mục đích ấy, theo phương pháp học đứng đắn của khoa đạo lý sinh học thì trước hết cần phải nhìn vào dữ kiện hôm nay chúng ta có được nhờ kiến thức cập nhật hóa nhất, nhờ đó chúng ta biết rõ về những tiến trình khác nhau giúp con người mới bắt đầu hình thành việc hiện hữu của mình. Bởi vậy mà những dữ kiện ấy cần phải tùy thuộc vào việc dẫn giải về nhân loại học để nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của chúng cùng với những giá trị kèm theo là những gì cần phải qui chiếu để rút lấy những qui tắc về luân lý cho hoạt động cụ thể cũng như cho các phương thức mẫu mực.
Sự sống con người được bắt đầu từ lúc được thụ thai
2.- Bởi thế, căn cứ vào những khám phá mới nhất của khoa phôi bào học thì có thể thiết lập một số những điểm được công nhận chung như sau:
a) Một ‘con người’ mới được bắt đầu hiện hữu vào giây phút tinh trùng kết hợp với noãn bào. Việc thụ thai diễn ra cả một chuỗi những biến cố liên tục và biến đổi tế bào trứng thành một ‘thai trứng’. Nơi loài người thì nhân bào của tinh trùng (ở đầu tinh trùng) cùng với centriole (cái sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành sự thẩm thấu phân bào nơi tác động phân bào đầu tiên) tiến vào noãn bào; còn màng huyết tương vẫn ở bên ngoài. Nhân bào nam trải qua những thay đổi sâu xa về sinh hóa và cấu trúc, những đổi thay lệ thuộc vào tế bào chất của noãn sào để sửa soạn cho vai trò được tế bào nam bắt đầu đóng ngay sau đó. Ở đây chúng ta chứng kiến thấy việc giải tỏa của nhiễm sắc thể (gây ra bởi những yếu tố được tổng hợp hóa ở những giai đoạn cuối cùng của ovogenesis) để thực hiện việc sao giống của cha mẹ.
Sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sào, nó hoàn tất việc phân bào thứ hai của mình và làm bật ra một cực thể thứ hai, giảm toàn bộ chất giống của mình thành một nửa số nhiễm sắc thể để liên kết với những nhiễm sắc thể từ nhân bào nam cái tính chất karyotype của giống loại. Đồng thời nó cũng diễn ra một ‘cuộc phóng xạ’ theo quan điểm của vấn đề trao đổi chất liệu liên quan tới việc phân bào đầu tiên.
Bao giờ cũng thế, môi trường của tế bào chất nơi noãn sào là những gì khiến cho centriole của tinh trùng tự động nẩy nở, nhờ đó cấu tạo nên cái centrosome nơi thai trứng. Cái centrosome này tự động nẩy nở để tạo nên cái microtubule là những gì sẽ giúp vào việc cấu hợp phân bào.
Hai bộ nhiễm sắc thể này thấy được việc cấu hợp phân bào ấy đã hình thành nên tự dàn thành vị thế như kiểu vòng xích đạo cho giai đoạn phân bào nửa chừng. Sau đó xẩy ra những giai đoạn phân bào khác, và cuối cùng tế bào chất nơi noãn sào phân ra và thai trứng cống hiến sự sống cho hai sơ thai bào.
Việc hoạt động của phôi bào giống có lẽ là một tiến trình tuần tự như tiến. Nơi đơn phôi thai bào của con người đã có 7 nhân giống hoạt động; còn những nhân giống khác được thể hiện trong cuộc chuyển từ giai đoạn thai trứng sang giai đoạn hai sơ thai bào.
b) Khoa sinh học, đặc biệt hơn là khoa phôi thai bào học, cho thấy dữ kiện về chiều hướng nhất định của một cuộc phát triển: Điều này có nghĩa là tiến trình ấy ‘hướng theo’ – trong thời gian - chiều hướng của một cuộc biệt phân tiến triển cùng với việc có được tính chất cấu hợp và không thể thoái hóa từ những giai đoạn đã trải qua.
c) Một vấn đề khác nữa có được ở những giai đoạn phát triển sơ khởi này đó là ‘tính cách tự động’ của hữu thể mới trong tiến trình tự nẩy sinh của giống chất.
d) Những đặc tính của ‘việc tuần tự như tiến’ này (thời gian cần để vượt qua từ giai đoạn ít biệt phân sang giai đoạn phân biệt hơn) cũng như của ‘việc điều hợp’ của việc phát triển (sự hiện diện của những động cơ điều hành toàn bộ tiến trình phát triển) cũng liên quan chặt chẽ với tính chất của ‘vấn đề liên tục’.
Những đặc tính này – hầu như bị bỏ qua vào lúc ban đầu của cuộc tranh cãi về khoa đạo đức sinh học – càng được coi là vấn đề quan trọng vào những thời gian gần đây, nhờ những khám phá liên tục từ việc nghiên cứu về cơ cấu của việc phát triển phôi thai bào cũng ở giai đoạn ‘morula’ (hai sơ thai bào) là giai đoạn xẩy ra trước việc hình thành những giai đoạn phát triển tiền phôi thai bào.
Nói tóm lại thì những chiều hướng ấy đã làm nền tảng cho việc giải thích thai trứng vốn là một ‘cơ cấu’ sơ khai (một cơ cấu đơn bào liên tục thể hiện khả năng phát triển của mình qua một cuộc hội nhập liên tục, trước hết nơi những yếu tố nội tại khác nhau, rồi nơi những tế bào nó làm tuần tự làm cho xuất hiện. Việc hội nhập của chúng vừa có tính cách hình thái học vừa có tính cách sinh hóa học. Cuộc nghiên cứu đã từng được thực hiện mấy năm nay giờ đây mới cung cấp thêm những ‘chứng cớ’ về thực tại này.
3.- Những khám phá của khoa phôi thai bào tân tiến này cần phải tùy thuộc vào việc khảo sát tường tận của việc dẫn giải theo triết học và nhân loại học nữa, để có thể hiểu được cái giá trị cao quí bẩm sinh và được thể hiện nơi hết mọi con người, cũng ở vào giai đoạn phôi thai bào ấy. Như thế, vấn đề căn bản liên quan tới vị thế về luân lý của phôi thai bào cần phải được thẳng thắn đối diện.
Trong số những dự thảo liên quan tới việc giải thích khác nhau nơi cuộc tranh cãi về khoa đạo đức sinh học hiện nay, thì có một vấn đề quá rõ đó là có những lúc khác nhau nơi cuộc phát triển phôi thai bào của con người được xác định có thể gán cho phôi thai bào ấy một vị thế luân lý, và có những chủ trương nhấn mạnh tới các tiêu chuẩn ‘ngoại tại’ (tức là bắt đầu với những yếu tố ở bên ngoài chính phôi thai bào).
Tuy nhiên, đường lối này không cho thấy xứng hợp để thực sự ấn định được cái vị thế về luân lý của phôi thai bào, vì bất cứ một thẩm định khả dĩ nào ấy chỉ kết thúc ở việc dựa trên những yếu tố hoàn toàn theo thông lệ và độc đoán.
Để có thể có được một ý nghĩ khách quan hơn về thực tại phôi thai nhân bào, nhờ đó rút ra được từ đó những ý nghĩa về đạo đức học, thì cần phải cứu xét tới những qui tắc ‘nội tại’ đối với chính phôi thai bào, thực sự được bắt đầu từ các dữ kiện về kiến thức khoa học chúng ta đang có trong tầm tay.
Phải chăng phôi thai bào đã là một con người?
Từ những dữ kiện này có thể kết luận rằng phôi thai nhân bào ở giai đoạn tiền cấy đã là: a) một hữu thể của loài người; b) một cá thể; c) một hữu thể có nơi chính bản thân mình cái đích phát triển làm người cùng với khả năng nội tại để có thể đạt được việc phát triển ấy.
Từ tất cả những điều này người ta có thể kết luận rằng phôi thai nhân bào ở trong giai đoạn tiền cấy thực sự đã là một ‘con người’ hay sao? Dĩ nhiên đó là việc dẫn giải theo triết học, câu trả lời cho vấn nạn này không phải là một ‘thứ tối hậu’ nhưng dù sao vẫn còn cởi mở đối với những cứu xét khác nữa.
Tuy nhiên, căn cứ vào những dữ kiện về sinh học sẵn có, chúng tôi chủ trương rằng không có lý do đặc biệt nào để có thể phủ nhận phôi thai nhân bào đã là một con người ở trong giai đoạn ấy.
Dĩ nhiên, việc giả tưởng nơi vấn đề dẫn giải về quan niệm con người có một tầm vóc quan trọng liên quan tới chính bản tính của con người nữa, một bản tính dồi dào khả năng được thể hiện trong việc phát triển của phôi thai bào cũng như sau khi được sinh ra. Để bênh vực cho chủ trương này, cần phải ghi nhận rằng lý thuyết về việc tức thời sinh động, được áp dụng vào hết mọi con người đến trong đời, chứng tỏ cho thấy hoàn toàn hợp với thực tại về sinh học của họ (chưa kể tới tính cách liên tục ‘trọng yếu’ với quan niệm của Truyền Thống).
Thánh Vịnh đã nói: ‘Vì Chúa đã hình thành những phần thể nội tạng của con, Chúa đã đan kết con trong lòng mẹ. Con chúc tụng Chúa, vì Chúa đáng kính sợ và tuyệt vời. Lạ lùng thay công việc Chúa làm! Chúa biết con rất rõ’ (Ps 139[138]:13-14), khi ám chỉ tới việc Thiên Chúa trực tiếp nhúng tay vào việc tạo dựng mỗi một linh hồn mới nơi con người.
Ngoài ra, theo quan điểm luân lý, vượt trên và ở trên bất cứ một cân nhắc nào về cá thể của nhân bào phôi thai, thì nguyên sự kiện hiện diện của con người (thậm chí kể cả việc còn nghi ngờ về sự kiện này cũng đủ) đòi phải tôn trọng đối với tính cách toàn vẹn và phẩm vị của phôi thai bào ấy: Bất cứ một hành vi cử chỉ nào một cách nào đó tạo nên mối đe dọa hay vi phạm đến các quyền lợi căn bản của nó, mà trước hết và trên hết là quyền sống, đều phải coi như là những gì hết sức vô luân.
Để kết luận, chúng tôi xin trích lại nguyên văn những lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với hội nghị của chúng tôi trong bài diễn từ của ngài như sau: “Tình yêu thương của Thiên Chúa không phân biệt giữa thành phần phôi nhi mới được thụ thai trong lòng mẹ mình, với thành phần thơ nhi, thành phần giới trẻ, thành phần người lớn và thành phần lão nhân. Thiên Chúa không phân biệt họ, vì nơi mỗi một người trong họ, Ngài đều thấy dấu hiệu về hình ảnh của Ngài và những gì giống như Ngài.
“Ngài không biết phân biệt vì Ngài nhận thấy nơi tất cả mọi người trong họ phản ảnh dung nhan của Người Con duy nhất của Ngài, Đấng ‘Ngài đã chọn… trước khi tạo dựng thế giới… Ngài định cho chúng ta được trở thành con cái của Ngài trong yêu thương… theo mục đích của ý Ngài định’ (Eph 1:4-6)”. (Address, Feb. 27; L'Osservatore Romano English edition, March 8, p. 7).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/5/2006 cũng là tài liệu được tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 26/4/2006, trang 6
Do Thái và Công Giáo Tuyên Ngôn Tôn Trọng Sự Sống Con Người
Sau đây là nguyên văn bản tuyên ngôn của Do Thái và Công Giáo đúc kết Cuộc Họp của Ủy Ban Song Phương ở Rôma (26-28/2/2006 theo niên lịch Kitô Giáo hay 28-30 Tháng Shevat năm 5766 niên lịch Do Thái Giáo), giữa phái đoàn Đại Biểu của Ủy Ban Tòa Thánh Về Liên Hệ Tôn Giáo Với Người Do Thái và Đại Biểu của Do Thái Về Liên Hệ Với Giáo Hội Công Giáo.
1. Trong cuộc họp lần thứ sáu của ủy ban song phương được tổ chức ở Rôma này, chúng tôi đã nói tới vấn đề liên hệ giữa sự sống con người và kỹ thuật – suy tư về những tiến bộ vượt bực nơi khoa y học cùng với những thách đố cũng như những cơ hội bao gồm nơi những thứ tiến bộ này.
2. Chúng tôi xin khẳng định những nguyên tắc theo các Truyền Thống tương xứng của chúng tôi như sau: Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và là Chúa của tất cả mọi sự sống, và sự sống của con người là những gì linh thánh chính vì, như Thánh Kinh dạy, con người được dựng nên theo Hình Ảnh Thần Linh (x Gen 1:26-27). Vì sự sống là một tặng ân Thần Linh cần phải được tôn trọng và bảo trì, mà chúng tôi buộc phải bác bỏ những ý nghĩ cho rằng con người làm chủ sự sống và bất cứ đảng phái con người nào có quyền định đoạt về giá trị hay giới hạn của nó. Do đó chúng tôi phản đối chủ trương chủ động triệt sinh an tử (được gọi là thương hại sát sinh) như là một việc con người lộng quyền trái phép đối với việc độc quyến của Thần Linh trong vấn đề định đoạt thời gian qua đời của con người.
3. Chúng tôi dâng lời tạ ơn Đấng Hóa Công về những khả năng Ngài đã ban cho nhân loại để chữa lành và bảo trì sự sống, cũng như về những thánh đạt đáng kể trong việc dễ dàng hóa được khoa học, y học và kỹ thuật hiện đại thực hiện về khía cạnh này. Tuy nhiên, chúng tôi công nhận rằng những thành đạt phúc lợi này cũng bao gồm cả nhiều trách nhiệm hơn nữa, bao gồm cả những thách đố sâ xa về đạo lý cùng với những nguy hiểm khả dĩ.
4. Về vấn đề này, chúng tôi xin lập lại các giáo huấn của di sản chúng tôi là tất cả mọi kiến thức và khả năng của con người cần phải phục vụ và cổ võ sự sống con người cùng phẩm vị con người, nên chúng phải hòa hợp ăn khớp với các thứ giá trị về luân lý được bắt nguồn từ các nguyên tắc được nói đến trên đây. Bởi vậy cần phải hạn chế việc áp dụng khoa học và kỹ thuật với nhận thức về sự kiện là không phải mọi sự khả dĩ về kỹ thuật đều hợp đạo lý.
5. Việc tôn trọng và chăm sóc cho sự sống của con người cần phải là mệnh lệnh luân lý phổ quát được hết mọi xã hội dân sự cùng với luật lệ của họ bảo đảm, hầu phát động một nền văn hóa sự sống.
6. Vì bác bỏ chủ trương của con người trong việc cướp quyền Thần Linh trong việc định đoạt thời gian chết chóc, chúng tôi khẳng định trách nhiệm phải làm hết sức để giảm bout tình trạng khổ đau của con người.
7. Chúng tôi kêu gọi những người hoạt động về y khoa và các khoa học gia hãy gắn bó với và tuân theo sự khôn ngoan chỉ dẫn của tôn giáo trong tất cả mọi vấn đề về sự sống và sự chết. Bởi đó, chúng tôi khuyến dụ là trong những vấn đề như thế, ngoài việc tham vấn cần phải có đối với những gia đình trong cuộc, vấn đề bao giờ cũng cần phải được tham vấn với các vị thẩm quyền tôn giáo đương nhiệm.
8. Niềm xác tín chúng tôi chia sẻ, niềm xác tín rằng sự sống trên trần gian này chỉ là một giai đoạn duy nhất cho cuộc hiện hữu của linh hồn, chẳng những cần phải dẫn chúng ta tới chỗ tôn trọng hơn đối với cái bình – là hình thể con người – chất chứa linh hồn ở trên đời này. Bởi đó, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng bản chất tạm bợ của việc con người hiện hữu trên trái đất này cho phép chúng ta được dụng cụ hóa nó. Về vấn đề này, chúng tôi mạnh mẽ lên án bất cứ loại đổ máu nào để phát động bất cứ ý hệ nào – nhất là nếu điều này lại được thực hiện nhân danh Tôn Giáo. Hành động như thế chính là tục hóa Danh Thánh Thần Linh vậy.
9. Bởi thế, chúng tôi tìm cách thăng tiến công ích của nhân loại bằng việc cổ võ lòng trọng kính đối với Thiên Chúa, đối với tôn giáo, đối với những biểu hiệu của tôn giáo, đối với những Nơi Thánh và những Nhà Thờ Phượng. Cần phải loại trừ và lên án việc lạm dụng bất cứ sự gì trong những điều này.
10. Những việc lạm dụng như thế cùng với những căng thẳng hiện nay giữa các nền văn minh cũng đồng thời đòi chúng ta phải vượt ra ngoài cuộc đối thoại song phương của chúng ta là cuộc đối thoại có tính chất thúc bách đặc thù của nó. Bởi thế chúng tôi tin rằng chúng tôi có nhiệm vụ bao gồm cả thế giới Hồi Giáo cùng thành phần lãnh đạo của thế giới này trong việc tham gia vào cuộc trân trọng đối thoại và hợp tác. Ngoài ra chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy cảm nhận khả năng thiết yếu của chiều kích tôn giáo trong việc giúp giải quyết các vấn đề xung khắc và xung đột, và kêu gọi họ hãy ủng hộ việc đối thoại liên tôn cho mục đích ấy.
Rôma ngày 28 Tháng Hai năm 2006 – ngày 30 Tháng Shevat năm 5766
Tôn Sư Trưởng Shear Yashuv Cohen, (Chủ Tịch Phái Đoàn Đại Biểu Do Thái)
Tôn Sư Trưởng Ratson Arussi
Tôn Sư Trưởng Yossef Azran
Tôn Sư Trưởng David Brodman
Tôn Sư Trưởng David Rosen
Ông Oded Wiener
Vị Lãnh Sự Shmuel Hadas
Đức Hồng Y Jorge Mejía, (Chủ Tịch Phái Đoàn Đại Biểu Công Giáo)
Đức Hồng Y Georges Cottier, O.P.
Đức Giám Mục Giacinto-Boulos Marcuzzo
Đức Ông Pier Francesco Fumagalli
Cha Norbert Hofmann, S.D.B.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/3/2006
Tiểu Bang South Dakota với Đạo Luật Cấm Phá Thai đúng như Giáo Hội Công Giáo chủ trương
Đúng như đã tuyên bố, vị Thống Đốc của Tiểu Bang South Dakota là Mike Rounds, hôm 6/3/2006, đã ký dự luật cấm phá thai ngặt nghèo (chỉ trừ duy trường hợp nguy tử đến thai mẫu) đúng như Giáo Hội Công Giáo chủ trương.
Đạo luật này sẽ có công hiệu từ ngày 1/7/2006, và bác sĩ nào không tuân giữ sẽ phạm pháp, với hình phạt lên tới 5 năm tù ở.
Cha Thomas Euteneuer, chủ tịch tổ chức Quốc Tế Sự Sống Con Người có trụ sở ở Virginia đã viết trong một công báo rằng: “Thống Đốc Grounds là một vị anh hùng… Là một vị linh mục Công Giáo, tôi hân hoan vui mừng khi thấy một người Công Giáo Rôma đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một nền văn hóa sự sống như vậy ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/3/2006
Chiến Thắng của Phong Trào Phò Sự Sống Đạt Thắng Lợi nơi Phán Quyết Mới của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Thật vậy, Joseph Scheidler và Liên Minh Hoạt Động Phò Sự Sống đã chiến thắng ở Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ qua phán quyết mới hôm cuối Tháng 2/2006 (ngày Thứ Ba 28) cho phép việc ôn hòa xuống đường phản đối vấn đề phá thai.
Cha Pavane, giám đốc tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống, đã cho biết cảm nhận của mình như sau:
“Qua các thập niên, ở trong vụ này cũng như các vụ khác, các nhóm phò quyền tự quyết đã cố gắng vẻ vời hình ảnh thành phần chống phá thai chúng ta như là những kẻ bạo động. Hôm nay, một lần nữa, cái biện pháp ấy đã bị thua bại”.
Đúng thế, theo phán quyết tối hậu của Tòa Thượng Thẩm Liên Bang Hoa Kỳ hôm nay, với số phiếu nhất trí đồng thuận 8-0 (Thẩm Phán Samuel Alito không tham dự vào phán quyết này) thì những khoản luật liên bang không thể được sử dụng để cấm cản những cuộc xuống đường phò sử sống. Phán quyết này chấm dứt vụ được Tòa Kháng Án Hạt 7 Hoa Kỳ đã có ý duy trì cho dù đã có một phán quyết của tòa án cấp cao hơn thiên về việc xuống đường phò sự sống do Scheidler và những người khác thực hiện.
Vị linh mục trên đây đã lợi dụng cơ hội này để phấn khích phong trào phò sự sống thj72a thắng xông lên như sau:
“Việc đáp ưng xứng hợp với phán quyết này đó là vấn đề gia tăng sự hiện diện ôn hòa và hợp pháp của chúng ta ở mọi nơi có trung tâm phá thai, mà không sợ bị chê cười, bị bắt giam trái phép hay bị bách hại. Chúng ta hãy noi gương của ông Joe Scheidler trong việc kiên trì phản đối cái sự dữ lớn nhất thời đại của chúng ta là sự dữ phá thai này”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 28/2/2006
ĐTC Biển Đức XVI với Hội Nghị Quốc Tế về Nhân Bào Phôi Thai
Hội Nghị Quốc Tế hai ngày (27-28/2/2006) ở Sảnh Đường Clementine về chủ đề “Nhân Bào Phôi Thai Trước Khi Được Cấy”, với sự tham dự của 350 nhân vật bao gồm khoa học gia, bác sĩ, chuyên viên đạo lý sinh học và thần học gia, đã được gặp gỡ Đức Thánh Cha hôm Thứ Hai 27/2, vị đã huấn dụ họ với những ý tưởng chính yếu như sau. Theo ngài, tình yêu thương của Thiên Chúa không phân biệt tuổi tác, nên Giáo Hội đã bênh vực tính chất bất khả vi phạm của họ ngay từ khi họ được thụ thai.
“Tình yêu thương của Thiên Chúa không phân biệt giữa thành phần phôi nhi mới được thụ thai trong lòng mẹ mình, với thành phần thơ nhi, thành phần giới trẻ, thành phần người lớn và thành phần lão nhân, vì nơi mỗi một người trong họ, Ngài đều thấy dấu hiệu về hình ảnh của Ngài và những gì giống như Ngài.
“Mối tình yêu thương vô bến bờ và hầu như khôn thấu này của Thiên Chúa đối với con người cho thấy những gì con người đáng được yêu thương đối với Ngài, bất kể những yếu tố khác như trí thông minh, vẻ đẹp, sức khỏe, trẻ trung, nguyên tuyền toàn vẹn v.v.
“Tóm lại, sự sống con người bao giờ cũng là một sự thiện, vì nó là một biểu hiện của Thiên Chúa trên thế giới, là dấu hiệu cho thấy việc hiện diện của Ngài, là ánh quang phản chiếu vinh hiển của Ngài.
“Thật vậy, con người được ban cho một phẩm vị cao cả, một phẩm vị được bắt nguồn từ mối liên hệ sâu xa thắt kết họ với Ngài là Đấng Hóa Công của họ: Nơi con người, nơi hết mọi người, nơi bất cứ giai đoạn hay tình trạng sự sống nào của họ, một phẩm vị chiếu tỏa chính thực tại về Thiên Chúa.
“Chính vì lý do đó mà huấn quyền của Giáo Hội đã liên lỉ rao giảng tính chất linh thánh bất khả vi phạm của hết mọi sự sống con người, từ khi nó được thụ thai cho tới khi tự nhiên qua đi. Phán quyết về luân lý này vốn có hiệu lực ngay từ khi bắt đầu có sự sống nơi phôi bào, ngay trước no được cấy vào lòng một bà mẹ, nơi bảo vệ và nuôi dưỡng nó trong 9 tháng cho tới khi ra đời.
“Chúng ta đã cải tiến kiến thức của chúng ta rất nhiều và khá hơn, một kiến thức đồng hóa với những hạn chế của việc vô tri của chúng ta, thế nhưng, đối với trí thông minh của con người, nó dường như trở thành quá khó khăn trong việc nhận thức rằng khi chiêm ngưỡng thiên nhiên tạo vật con người thấy được dấu chỉ của Đấng Hóa Công.
“Thật thế, ai mến yêu sự thật đều phải nhận thấy rằng việc nghiên cứu những đề tài sâu xa như thế làm cho chúng ta có thể thấy được và hầu như chạm tới bàn tay của Thiên Chúa.
“Ở bên ngoài những giới hạn của các phương pháp về thử nghiệm, ở những hạn chế của lãnh vực được một số người gọi là phân tích siêu hình, nơi nhận thức của cảm quan và các thử nghiệm của khoa học chẳng những không xứng hợp mà còn thậm chí bất khả, thì ở đó chính là khởi điểm của cuộc thám hiểm về siêu việt thể, cuộc dấn thân ‘vượt thoát’”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/2/2006
“Nhân Bào Phôi Thai Trước Khi Được Cấy: Các Khía Cạnh Khoa Học và Những Quan Tâm Về Đạo Lý Sinh Học”
Ở văn phòng báo chí của Tòa Thánh hôm Thứ Sáu 24/2/2006, đã có một cuộc họp báo để trình bày về hội nghị quốc tế liên quan tới chủ đề “Nhân bào phôi thai Trước Khi Được Cấy: Các Khía Cạnh Khoa Học và Những Quan Tâm Về Đạo Lý Sinh Học”. Hội nghị này được tổ chức ở Sảnh Đường New Synod Vatican, vào thời khoảng 27-28/2/2006, Thứ Hai và Thứ Ba, ngay trước Thứ Tư Lễ Tro, và là tổng hội nghị lần thứ 12 của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống.
Tham dự buổi họp báo hôm nay gồm có Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống; Ông Adriano Bompiani, Chuyên Viên Sản Phụ Khoa và là giám đốc Viện Khoa Học Quốc Tế của Đại Học Thánh Tâm Công Giáo ở Rôma; Cha Kevin T. Fitzgerald, giáo sư phụ khảo về khoa di truyền học ở phân bộ ung thư học của Đại Học Georgetown, Washington, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Willem Jabobus Eijk ở Groningen, Hòa Lan, một thần học gia về luân lý và là chuyên viên về khoa đạo lý sinh học kiêm bác sĩ.
Ông Adriano Bompiani phát biểu như thế này: “Để gán cho nhân bào phôi thai một ‘vị thế pháp lý’, cần phải ‘hiểu được’ bản chất của nó”, một sự hiểu biết ông muốn nói tới là những gì được căn cứ vào việc nghiên cứu về bản thể học.
“Ngày nay, việc xem xét nhân bào phôi thai qua kính hiển vi vẫn chưa đủ”, mà cần phải “sử dụng tất cả mọi phương tiện sẵn có” từ các ngành di truyền học, hình thái học, sinh hóa học và phân tử sinh học nữa.
Để “công nhận” cái nhân bào phôi thai này, “chúng ta dựa vào những quan niệm về sự sống con người, về hữu thể con người, về cá thể con người, và về ngôi vị con người. Hiển nhiên là việc suy tư về những quan niệm ấy là mục tiêu của việc nghiên cứu về bản thể học vậy. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, điều này cần phải được thực hiện chỉ sau khi diễn đạt và hiểu được những gì xẩy ra trong vài tiếng đồng hồ sau cuộc gặp gỡ giữa một nhân trứng sống động và một tinh trùng”. Và ông kết luận là theo quan điểm lý lẽ thì nguồn gốc của một con người mới là ở “cuộc gặp gỡ giữa một tinh trùng và một noãn sào thuộc cùng một giống loài”.
Về phần mình, Đức Giám Mục Willem Jacobus Eijk đã nói tới những qui chuẩn cả nội lẫn ngoại trong việc gán cho cái nhân bào phôi thai một vị thế về luân lý, khi nhắc lại là trong hạ bán thập niên 1960 làm thế nào “đã có ý nghĩ là vị thế của hữu thể con người và nhân cách của một cá nhân đã có ngày vào lúc nidation, vì nó hàm chứa việc bắt đầu liên hệ chắt chẽ với người mẹ”.
Tuy nhiên, vị giám mục này tiếp, “mối liên hệ như thế đã xẩy ra vào lúc kết hợp của tinh trùng và noãn sào nhờ việc giao hợp giữa cha mẹ. Hơn nữa, cho dù trước cả việc cấy đi nữa thì nhân bào phôi thai này đã nhận được những dưỡng chất và dưỡng khí cần thiết để tăng trưởng từ người mẹ rồi”.
Qui chuẩn ngoại tại chủ trương rằng “nhân bào phôi thai trở thành một cá thể con người khi được luật pháp công nhận như thế. Trong xã hội đa nguyên của chúng ta đây thì giải pháp khả dĩ duy nhất cho vấn đề tranh luận này về vị thế của nhân bào phôi thai đó là, theo nhiều người, vị thế ấy được xác định bởi việc ưng thuận theo kiểu dân chủ. Tuy nhiên, sự thật này, cho dù có liên quan tới vị thế của nhân bào phôi thai, cũng không thể được ấn định bởi vấn đề thăm dò theo thống kê”.
Vị giám mục này tiếp: “Qui chuẩn ngoại tại thứ ba là qui chuẩn làm cho nhân bào phôi thai này lệ thuộc vào việc chọn lựa của người khác trong việc cống hiến cho nhân bào phôi thai được thụ thai ‘trong ống nghiệm’ cơ hội được phát triển hơn nữa”, bằng việc chuyển nó sang tử cung. “Vấn đề ở đây là vị thế của nhân bào phôi thai này, được hiểu như thế, … lệ thuộc vào việc chọn lựa của người khác, nhất là của thành phần nghiên cứu và cha mẹ”.
Với qui chuẩn ấy, “không đủ để ấn định vị thế về luân lý của nhân bào phôi thai này, cần phải sử dụng những qui chuẩn nội tại để đạt tới phán đoán khách quan đối với việc tôn trọng hợp với nhân bào phôi thai này”. Trước hết, cần phải nhìn nhận rằng “nhân bào phôi thai, cho dù ở trong giai đoạn tiền nidation đi nữa, đã là một hữu thể có sự sống riêng biệt khác hẳn với sự sống của người mẹ, một hữu thể con người theo quan điểm sinh học, là một cá nhân, và là một hữu thể có mục đích nội tại là trở thành một ngôi vị con người”.
Đoạn vị giám mục này đã nhắc lại là làm thế nào trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống của mình, Đức Gioan Phaolô II xác định là khoa học tân tiến có thể cống hiến “việc ấn định đáng giá cho vấn đề nhận thức bằng lý trí sự hiện diện của con người nơi lúc xuất hiện đầu tiên của sự sống con người”.
Lý thuyết về việc sinh động của Aristote “được căn cứ vào việc hiểu biết sai lầm của ông về nhân bào phôi thai”, trong khi “các lý thuyết về nhân loại học tân tiến lại gán ghép vị thế làm người cho một nhân bào phôi thai chỉ vào lúc tự ý thức (vào cuối thai lỳ), hay thậm chí vào lúc ý thức tỏ ra hợp lý (đôi khi sau khi sinh nữa), là những gì cho thấy tính cách nhị nguyên sâu xa bất khả giải thích về hữu thể con người như là một bản thể duy nhất”.
Vị giám mục kết luận như sau: “Kiến thức hiện tại về phôi bào học và di truyền học cung cấp những dấu hiệu quí báu cho thấy là nhân bào phôi thai đã có một căn tính chuyên biệt là một ngôi vị con người”. Căn tính này “được ấn định chính yếu, mặc dù không phải là những gì duy nhất, bởi nhân giống là những gì hiện diện và sống động vào lúc thụ thai. Mặc dù nó là những gì bất khả chứng tỏ theo kinh nghiệm về sự hiện diện của con người từ khi thụ thai, việc suy tư triết lý về vị thế theo khoa nhân loại sinh học về nhân bào phôi thai cũng cho thấy cái phi lý giữa tư tưởng của việc nhân loại hóa một cách gián tiếp hay từ từ với nhãn quan về một cá thể con người như là một bản thể duy nhất bao gồm cả tinh thần lẫn xác thể”.
Riêng vị Giám Mục chủ tịch Viện Tòa Thánh Về Sự Sống cho biết là thậm chí ngay cả việc không được nuôi dưỡng trong tử cung của người mẹ, thì nhân bào phôi thai vẫn là một đứa nhỏ: “Ở bất cứ trường hợp nào thì dầu sao nhân bào phôi thai cũng là một đứa nhỏ: một nam hay nữ, có một mối liên hệ đặc biệt với cha mẹ của mình, và đối với thành phần tín hữu thì cũng liên hệ với cả Thiên Chúa nữa”.
Hội nghị quốc tế lần này qui tụ 350 chuyên viên, bao gồm các khoa học gia, bác sĩ, nghiên cứu gia, thần học gia và đạo lý sinh học gia.
Nhân bào phôi thai vẫn ở vị thế là một đứa nhỏ, thậm khi đứa nhỏ này có bị mạo dụng hay hủy hoại chăng nữa, bởi thế nó mới trở thành một vấn đề “quan trọng cả về nhân loại học lẫn đạo đức học”. Vị giám mục chủ tịch cho biết rằng hội nghị lần này cũng sẽ đặt vấn đề là “Phải chăng chủ trương của Giáo Hội Công Giáo căn cứ vào lập luận khoa học, mà bởi thế, theo quan điểm đạo đức học, ngày nay nó mới được bênh vực? Chúng tôi tin rằng chúng tôi có những lý lẽ đầy đủ và vững chắc và chúng tôi muốn nêu chúng lên”.
Giáo sư Kevin Fitzgerald thêm là, mặc nhiên hội nghị này cũng đặt ra một vấn đề khác, đó là vấn đề “Chúng ta có thể ngăn ngừa được một cách hợp lý hay chăng một thứ bệnh tật bằng việc chọn lựa trong các cá nhân có gốc di truyền về bệnh này?”
Chính ông trả lời rằng: “vấn đề này là vấn đề phản ảnh các phong trào cải giống một thế kỷ trước đây, lúc chúng ta đã phải đương đầu với ý tưởng tổng quát tương tự này. Việc thử thai là việc cống hiến cho cha mẹ nguyên tắc có thể chọn lựa những tính chất của con cái mình, và chọn lựa chúng căn cứ vào sự hiểu biết về di giống. Nguyên tắc mới này, liên hợp với qui tắc về văn hóa mới được đề cập tới, có thể đã xoay những thái độ của cha mẹ lẫn xã hội về những đưa con tương lai: từ chỗ chỉ biết chấp thuận đến chỗ phán quyết và kiểm soát, từ việc vô tư đón nhận một tặng ân đến việc thấy em như là một sản phẩm khả chấp tùy thuộc điều kiện”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS và Zenit ngày 24/2/2006
Giáo Hội ở Ấn Độ lên án Pháp Lệnh Triệt Sản của một vị thẩm phán khu vực
Vị thẩm phán Amrit Abhijat của một khu vực ở Ấn Độ đã ra một pháp lệnh buộc thành phần giáo chức, phục vụ quần chúng và làm đầu làng xã phải thực hiện chỉ tiêu “triệt sản” với hạn chót vào ngày 31/3/2006, băèng không sẽ bị giải nhiệm, tạm ngưng việc hay bị thuyên chuyển.
Cơ quan Tín Vụ Á Châu của Viện Tòa Thánh Về Việc Truyền Giáo Hải Ngoại đã tường trình tin tức này hôm Thứ Ba 21/2/2006, và thêm rằng hiện nay các giáo chức thuộc trường công lập cần phải cổ võ vấn đề triệt sản nơi học sinh và gia đình của họ.
ĐTGM tổng bí thư của hội đồng giám mục Ấn Độ là Stanislaus Fernandes TGP Gandhinagar đã lên tiếng với cơ quan thông tín này là Giáo Hội Công Giáo “mạnh mẽ lên án dự án triệt sản phản nghịch với lề luật của Thiên Chúa và với luân lý này, và cần phải ngưng ngay việc này vị thiện ích của đất nước đây”. Ngài nói là pháp lệnh ấy là một việc làm “không thể nào chấp nhận được”.
Cơ quan thông tín trên còn cho biết thành phần giáo chức cảm thấy rùng mình trước “công việc” mới áp đặt lên họ. Một giáo viên tiểu học trong khu vực này là Ravi Prasad Chaurasia đã nói với cơ quan thông tín ấy là: “Chúng tôi bị đối xử như là những người lao nhân cưỡng ép. Chẳng lẽ chúng tôi cần phải dạy cho học sinh hay xin chúng mang cha mẹ chúng tới các trại y tế để thực hiện việc triệt sản hay sao? Thật là bẽ mặt cho chúng tôi, thế nhưng ai là người sẽ nghe theo chúng tôi chứ?”
Theo pháp lệnh của tiểu bang miền bắc Ấn Độ là Uttar Pradesh, thành phần nhân viên hạng 3 ở Phân Bộ Y Khoa và Sức Khỏe buộc phải mang 10 người tới để thực hiện việc triệt sản. Thành phần làm đầu các làng xã chưa được loan báo như thành phần nhân viện hạng 3 trên đây, “nhưng đã có một số trong họ bắt đầu tuyển mộ thành phần nạn nhân rồi”.
Tại sao vị thẩm phán này ra một pháp lệnh như thế, chính ông đã cho báo chí địa phương biết là đối với ông vấn đề kế hoạch hóa gia đình là những gì ưu tiên nhất, vì căn nguyên gây ra tất cả mọi sự dữ đó là việc bùng nổ về dân số: “Chúng ta cần phải ưu tiên đương đầu với cuộc thách đố này”.
Cha Babu Joseph, giám đốc Phân Bộ Truyền Thông của hội đồng giám mục Ấn Độ nói rằng: “Pháp lệnh của thẩm phán Abhijat không thể nào không làm chấn động hết mọi người Ấn Độ. Nó gây chấn động trước hết là vì nó liên quan tới thành phần giáo dục giới trẻ, sau nữa, vấn đề kế hoạch hóa gia đình thuộc về thẩm quyền của Phân Bộ Y Tế chứ không phải tòa án. Giáo Hội không thể chấp nhận một việc làm man di mọi rợ như việc triệt sản này. Thay vào đó, cần phải phát động các phương pháp tự nhiên cho vấn đề kế hoạch hóa gia đình là đường lối duy nhất cho chính sách hũu trách về dân số mà thôi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
23/2/2006
Tiểu Bang South Dakota gần tiến tới chỗ cấm chỉ việc phá thai
Thật vậy, mạng diện toán toàn cầu CNN ngày Thứ Sáu 24/2/2006, tựa đề trên đây đã loan báo là “các nhà lập pháp Tiểu Bang hôm Thứ Sáu đã bỏ phiếu cấm chỉ hầu như tất cả vấn đề phá thai ở South Dakota, và gửi biện pháp này tới vị thống đốc, người nói rằng ông nghiêng về việc ký chuẩn biện pháp này”.
Đây là một tin vui cho phong trào phò sự sống. Vì cũng trong tuần này, Tối Cao Pháp Viện vừa mới quyết định xét lại vấn đề phá thai vào thời kỳ cuối hay phá thai kiểu bán sinh phần, thì quốc hội của tiểu bang South Dakota lại cùng nhau chấp thuận việc bãi bỏ pháp lệnh phá thai của ngành tư pháp.
Theo khoản luật mới này thì các vị bác sĩ ở South Dakota sẽ bị tù 5 năm vì tội thi hành việc phá thai, trừ duy trường hợp để cứu mạng thai mẫu mà thôi. Như thế thì cả việc bị hiếp dâm mà có bầu cũng không được phá. Nếu quả thực như thế thì khoản luật mới này hoàn toàn phù hợp với Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Tạ ơn Chúa. Trong khi có những nhà lập pháp và quan án phò văn hóa sự chết thì vẫn còn có những tâm hồn phò văn hóa sự sống, tuy chỉ là thiểu số và rất họa hiếm, với trách nhiệm phục vụ quần chúng và công ích của mình.
Dự luật mới này là những gì trực tiếp ra mặt tấn công pháp lệnh của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ năm 1973 cho phép phá thai. Các nhà lập pháp ở tiểu bang đi tiên phong trong việc chống lại pháp quyết cho phép phá thai này tin rằng tòa án tối cao của đất nước này hiện nay đang lật ngược ván bài phá thai, với những bổ nhiệm nhị vị thẩm phán mới đây là John Roberts và Samuel Alito, hai vị thiên về bảo thủ hơn là cấp tiến.
Tổ chức Planned Parenthood, một tổ chức hoạt động ở y viện duy nhất thực hiện việc phá thai ở South Dakota, với 800 vụ phá thai hằng năm, đã thề là đương đầu với biện pháp mới này nơi tòa án nếu Thống Đốc Mike Rounds ký thành đạo luật.
Trước cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội Tiểu Bang hôm Thứ Sáu, vị thống đốc này đã nói rằng: “Tôi xác nhận rằng tôi là người phò sự sống, và tôi tin rằng phá thai là điều sai trái, nên chúng ta cần phải làm mọi cách có thể để cứu mạng sống. Nếu dự luật này xong thì tôi thiên về việc ký cho nó thành đạo luật”.
Dự luật này được cả lưỡng viện thông qua, nhưng Hạ Viện đồng ý để Thượng Viện tu chính. Nó đã được thông qua với số phiếu là 50-18. Nó sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006. Nếu điều này thực sự xẩy ra thì ngày 1/7/2006 này là ngày lịch sử chẳng khác gì như ngày 22/1/1973 xưa, dù chỉ khác nhau ở cấp độ tiểu bang và liên bang, một bên là lập pháp và một bên là tư pháp. Nhưng biết đâu chính đạo luật này sẽ là động lực và là khích tố cho chính Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ và các Quốc Hội tiểu bang khác suy nghĩ và xét lại vấn đề. Chúng ta hãy cầu xin với Đấng có thể làm tất cả những gì con người bất khả.
Thành phần chống đối lập luận rằng việc phá thai ít là cho phép thực hiện trong những trường hợp bị hiếp, loạn luân và nguy hiểm đến sức khỏe (lưu ý ở đây là đến sức khỏe chứ không phải mạng sống) của người đàn bà.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo CNN ngày 23/2/2006
Vấn Đề Phá Thai vào thời kỳ cuối đang được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ xét lại
Hôm Thứ Ba 21/2/2006, mạng điện toán toàn cầu CNN đã phổ biến bài viết “Justices tackle late-term abortion issue”, với những hàng chữ in đậm tiêu biểu như sau: “Tối Cao Pháp Viện đã mất chút thời gian để nhẩy lại vấn đề phá thai tranh tụng, đồng ý là vào Thứ Ba kiểm xét tính cách hiến định của luật liên bang cấm thực hiện phương thức phá thai vào giai đoạn cuối được các phê bình gia gọi là phá thai ‘sinh bán phần’”.
Vụ này có thể sẽ đưa đến việc thay đổi lớn với vị tân Thẩm Phán Samuel Alito, một nhân vật thiên về truyền thống vừa được bổ nhiệm vào tòa án tối cao này hôm 31/1/2006, thay thế cho bà Sandra Day O’Connor, người phụ nữ đầu tiên ở tòa án tối cao này, và đã có lá phiếu quyết định về việc chấp nhận quyền phá thai cho cả một phần tư thế kỷ qua.
Tòa kháng án liên bang đã phán quyết chống lại chính quyền, cho rằng Đạo Luật Phá Thai Bán Sinh Phần của tiểu bang năm 2003 là những gì trái hiến pháp, vì nó không cung cấp một sự ngoại lệ về sức khỏe cho phụ nữ mang thai phải đối diện với tình trạng cấp cứu về y khoa.
Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit hôm Thứ Ba 21/2/2006, thì Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nói rằng họ có thể cứu xét tới việc phục hồi vấn đề liên bang cấm phá thai bán sinh phần.
Vào năm 2000, các vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đã bỏ phiếu với kết quả là 5-4 trong việc bác bỏ một luệt tiểu bang ngăn chặn phương thức này vì nó thiếu mất việc ngoại lệ để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.
Sau khi nghe thấy quyết định hôm nay, Cha Frank Pavone, giám đốc toàn quốc tổ chức Linh Mục Cho Sự Sống đã phổ biến một bản văn như sau:
“Chúng tôi mong là Tối Cao Pháp Viện sẽ tái cứu xét vấn đề các tiểu bang có thể bảo vệ hay chăng mạng sống của trẻ em gần được mẹ sinh ra nhưng vẫn còn có nguy cơ bị sát hại bởi một phương thức đâm chọc kéo vào đầu đức bé. Chúng tôi cũng mong rằng tòa án này sẽ tôn trọng quyền của tiểu bang trong việc ngăn chặn phương thức ấy, như hầu hết các tiểu bang đã cố gắng làm, và quyền của thành phần dân chúng trong việc tự hành sử về vấn đề này qua các viên chức được họ tuyển chọn”.
Các vị thẩm phán sẽ nghe các thứ lập luận vào mùa thu năm nay. Phán quyết có thể năm tới mới có.
Theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 22/2/2006 thì nữ phát ngôn viên Văn Phòng Hoạt Đồng Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ hoan hô quyết định của Tối Cao Pháp Viện về vấn đề tái xét việc phá thai bán sinh phần
Thật thế, hôm Thứ Ba, 21/2/2006, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ đã thông báo là sẽ xét lại vụ Gonzales v. Carhart, một pháp quyết phá thái bán sinh phần của Tòa Kháng Án Hoa Kỳ Khu Vực 8. nữ phát ngôn viên của Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của hội đồng giám mục Hoa Kỳ là Deirdre McQuade đã hoan hô quyết định này:
“Chúng tôi hoan hô tin cho biết Tối Cao Pháp Viện sẽ tái xét việc phá thai bán sinh phần. Thành phần biện hộ cho việc phá thai đã từng nói rằng phương thức phá thai bán sinh phần này hiếm thấy, và chỉ được sử dụng cho những người phụ nữ bị nguy hiểm đến mạng sống hay thai nhi của họ đã chết hoặc bị tàn tật trầm trọng mà thôi.
“Thế nhưng, vị giám đốc điều hành của Liên Minh Tòa Quốc Các Cung Cấp Viên Phá Thai, đã thừa nhận là vào năm 1997 các cuộc phá thai bán sinh phần này ‘được thực hiện chính yếu cho các người đàn bà khỏe mạnh và các bào thai khỏe mạnh’. Viện Alan Guttmacher ước lượng là có 2.200 vụ phá thai trong năm 2000 bằng cách sử dụng phương pháp lố bịch kệch cỡm này.
“Việc phá thai bán sinh phần không cần thiết cho sức khỏe về thể lý hay tâm lý của người phụ nữ. Chúng tôi hy vọng rằng việc liên báng cấm việc phá thai bán sinh phần sẽ được tán thành chấp thuận”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Về Bản Tuyên Ngôn Chung Liên Quan Tới Khoa Đạo Lý Sinh Học và Nhân Quyền
Vào mùa thu năm ngoái, Tổng Nghị UNESCO đã phê chuẩn “Bản Tuyên Ngôn Chung Về Khoa Đạo Lý Sinh Học Và Nhân Quyền”, một văn kiện đã được soạn thảo 2 năm trời mới xong, bởi Tiểu Ban Khoa Đạo Lý Sinh Học Quốc Tế và Tiểu Ban Khoa Đạo Lý Sinh Học Liên Chính Quyền.
Vị đại biểu của Tòa Thánh tham dự hội nghị này là Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Gonzalo Miranda, khoa trưởng Phân Khoa Đạo Lý Sinh Học thuộc đại học đường Regina Apostolorum ở Rôma, đã dự phần vào một số giai đoạn của việc khai triển bản tuyên ngôn này. Trong cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị linh mục này phân tách một số khía cạnh quan trọng của bản tuyên ngôn ấy như sau.
Vấn: Việc phê chuẩn bản tuyên ngôn này có một tầm vóc quan trọng ra sao?
Đáp: Trước hết, nó xác định tầm quan trọng phổ quát về khoa đạo lý sinh học cùng với những đề tài và những vấn đề được nghiên cứu bởi khoa học được bắt đầu 35 năm trước đây. Phổ quát theo nghĩa là chúng ảnh hưởng tới tất cả chúng ta – bác sĩ và sinh vật gia, thế nhưng ảnh hưởng cả thành phần chính trị gia và luật gia, phóng viên báo chí, linh mục v.v., cùng xã hội nói chung.
Phổ quát còn vì những vấn đề này hiện nay được nhận định và nghiên cứu ở tất cả mọi miến đất trên thế giới về địa dư cũng như về văn hóa. Việc toàn cầu hóa tăng vọt chắc chắn đã góp phần vào hiện tượng này.
Tự chính bản chất của mình thì bản tuyên ngôn này không có tính cách bắt buộc các quốc gia phải tuân theo. Thế nhưng, nó cố gắng thực hiện một tầm ảnh hưởng quan trọng trong những cuộc lập luật của các quốc gia, cũng như trong những quyết định cùng tác hành của tất cả mọi thành phần có liên quan tới vấn đề của khoa đạo lý sinh học.
Cơ quan UNESCO tìm cách để trở thành một vị lãnh đạo thế giới ở lãnh vực này, và nó nói như thế một cách minh nhiên và tỏ tường.
Tôi đã thấy được lý do tại sao thành phần đại diện cho nhiều chính phủ, nhất là các quốc gia đang phát triển, kêu gọi cơ quan UNESCO hãy cống hiến cho họ một sự hướng dẫn nào đó về các đề tài đạo lý sinh học, và phổ biến hướng dẫn này nơi quốc gia của họ, chẳng hạn qua việc hợp tác để thành lập các tiểu ban đạo lý sinh học toàn quốc.
Không thiếu những người nhìn thấy tất cả những điều này cái nguy hiểm của một thứ chính quyền về luân thường đạo lý toàn cầu được thiết lập vậy.
Vấn:
Tòa Thánh đã tham dự vào công việc này ra sao?
Đáp: Như quí vị biết, Tòa Thánh có một quan sát viên thường trực làm việc với cơ quan UNESCO ở Ba Lê. Hiện nay là Đức ông Francesco Follo phụ trách vai trò này một cách hết sức xứng đáng và thành quả.
Tôi được mời tham dự vào công việc cẩn thận soạn thảo bản tuyên ngôn này để cống hiến quan điểm Công Giáo về khoa đạo lý sinh học, trước hết vào Tháng 8/2004; năm 2005 vừa qua vào Tháng 6, ở cuộc họp các nhà chuyên môn đại diện cho các chính quyền, và giờ đây ở Tổng Nghị này.
Là một quan sát viên, tôi có thể phát biểu nhưng không tham dự vào việc quyết định. Cũng thật là hào hứng khi được dịp nói một cách bán chính thức với thành phần đại biểu của các chính phủ, trao đổi cảm tưởng, lắng nghe và bày tỏ.
Tôi đã thấy được nơi nhiều vị đại biểu và đại diện việc họ cảm nhận sâu xa tỏ ra đối với Tòa Thánh và hết sức chú trọng tới tư tưởng của Giáo Hội.
Vấn:
Có thể nhận định có tính cách toàn cầu ra sao về bản tuyên ngôn được
phê chuẩn này hay chăng?
Đáp: Tôi nghĩ rằng bản tuyên ngôn này cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và tự nguyện nơi những người dấn thân cho khoa đạo lý sinh học, nhờ đó họ bắt đầu hiểu được những đòi hỏi của nó, ý nghĩa của các nguyên tắc nó phác họa, những thành quả khả dĩ nó gây ra trên thế giới này v.v.
Tôi không nghĩ rằng có thể nêu lên một nhận định thận trọng nếu không tường tận vấn đề được phân tích và tranh cãi này.
Dầu sao tôi cũng nghĩ rằng, nói chung, bản tuyên ngôn này là văn kiện khả chấp, thậm chí còn tốt đẹp ở một số vấn đề nữa. Dĩ nhiên, nó tiêu biểu cho hoa trái của một cuộc thảo luận và nỗ lực cho việc đồng thuận về những quan điểm và khuynh hướng tương khắc.
Chính vì thế mà những đề tài như việc bảo vệ con người thai nhi hay tình trạng của phôi thai bào con người không bị biến mất đi trong bản văn này, thậm chí không phải chỉ nói xa xa bóng gió vậy thôi. Lại còn một nỗ lực không kém nữa là tiến đến chỗ đồng ý về những gì được hiểu về con người, về phẩm vị con người v.v.
Như quí vị thực sự biết được rằng, từ đầu, nhan đề “Bản Tuyên Ngôn Các Qui Chuẩn Chung Về Khoa Đạo Lý Sinh Học” đã được bàn đi tính lại, và đã có cả một bản liệt kê dài về những vấn đề đặc biệt liên quan tới khoa đạo lý sinh học được bản tuyên ngôn này giải quyết.
Đoạn người ta nghĩ đến vấn đề để cho thuận tiện hơn thì nên giữ những nguyên tắc chung thôi, và bỏ qua từ ngữ “qui chuẩn” khỏi nhan đề của bản tuyên ngôn này. Cuối cùng cũng đã được quyết định đưa chữ “nhân quyền” vào đầu đề của bản tuyên ngôn để nhấn mạnh tới chủ trương làm nền tảng cho các nguyên tắc được bản tuyên ngôn này phác họa.
Vấn:
Những điểm sôi nổi nhất trong việc soạn thảo văn kiện này là gì?
Đáp: Có một vài điểm, những điểm rất hay. Vào cuộc họp tháng 6 là cuộc họp để các chuyên gia đại diện cho các chính phủ duyệt xét bản văn được các tiểu ban về khoa đạo lý sinh học của cơ quan UNESCO biên soạn, họ có thể phát biểu hay nhường nhận vì vấn đề đồng thuận về một số điểm tương khắc nhất, hoàn toàn để hoàn chỉnh bản văn.
Chẳng hạn, có một số quốc gia yêu cầu là cần phải đưa vào bản văn nguyên tắc về nhân quyền của sự sống con người. Người khác nói rằng chính phủ của họ không thể nào chấp nhận điều ấy – một vị đại biểu đã nói với tôi rằng điều này không thể nào xẩy ra được vì xứ sở của ông đã hợp pháp hóa vấn đề “tạo sinh sao bản trị liệu” rồi.
Sau nhiều cố gắng và sau khi một số vị đại biểu tham vấn với chính phủ của mình, người ta đi đến chỗ đồng ý phần về mục tiêu của bản tuyên ngôn liên quan tới nhân quyền viết là: “bảo đảm việc tôn trọng sự sống con người”.
Như tôi đã nói trong cuộc họp này, đó là một cái gì đó thật là buồn cười khi mà một bản tuyên ngôn về khoa đạo lý sinh học, được con người soạn thảo, lại không nêu lên nguyên tắc về quyền sống. Thế nhưng, ít là nó vẫn được gắn bó với các mục tiêu của bản tuyên ngôn này.
Ngoài ra, nói tới vấn đề phân phối các lợi ích của thuốc men, bản nháp đã đưa ra vấn đề “sức khỏe sản sinh”, một vấn đề, như vốn quen biết, liên quan tới việc thực hành rắc rối theo quan điểm đạo đức, chẳng hạn như việc ngừa thai, triệt sản và thậm chí phá thai.
Một ít người đề nghị là vấn đề “sức khỏe của nữ giới và trẻ em” nên nói tổng quát. Sự thật đó là, như tôi đã nói với quí vị đại biểu – và rất ít người đồng ý – nó là vấn đề gây ra một thứ rắc rối rất cụ thể và đặc biệt, sau khi đồng ý là bản tuyên ngôn này cần phải đứng ở tầm mức các nguyên tắc chung thôi.
Ngoài ra, ở rất ít xứ sở, một số việc thực hành này là điều không hợp pháp, những thực hành được bàn tới nơi vấn đề diễn đạt ấy.
Phần đúc kết là việc chấp thuận những công thức tổng quát nhất, cho dù một số vị đại biểu yêu cầu là họ muốn bao gồm vấn đề “sức khỏe sản sinh” được nói tới trong biên bản của cuộc họp đó,
Vấn:
Nếu chúng ta nhìn về phía trước mặt….
Đáp: Nếu chúng ta nhìn về tương lai, tôi nghĩ rằng bản tuyên ngôn này sẽ có một tầm ảnh hưởng trên thế giới, có lẽ mạnh mẽ hơn ở những miền mà khoa đạo lý sinh học chưa đâm rễ sâu.
Trước hết là vì thành phần đại diện của các quốc gia đó đã suy nghĩ đến tầm quan trọng của cơ quan UNESCO nơi lãnh vực này.
Trái lại, một số vị đại biểu thuộc các quốc gia tân tiến cho thấy rằng bản tuyên ngôn này sẽ được áp dụng ơ xứ sở của họ theo luật pháp của quốc gia họ. Một nhận định quan trọng, nếu người ta quan tâm tới, như tôi đã nói đến trên đây, thì bản tuyên ngôn này, như quá rõ, tự bản chất của nó, không có hiệu lực gì về pháp lý hết.
Ngoài ra, một số người bày tỏ ước muốn là cơ quan UNESCO giải quyết một số vấn đề không được bao gồm trong bản tuyên ngôn này. Trong những năm tháng tới đây, chúng ta có thể thấy việc phổ biến các văn kiện của cơ quan UNESCO về các đề tài rất phức tạp, tế nhị và sôi nổi liên quan tới khoa đạo lý sinh học.
Chưa hết, có tiếng đồn là bắt đầu việc có thể soạn thảo về một Bản Công Ước Khoa Đạo Lý Sinh Học INESCO. Bản Công Ước Văn Hóa Đa Dạng đã được chuẩn nhận, khi kết thúc Tổng Nghị mới đây, được căn cứ vào một bản tuyên ngôn trước đó. Những bản Công Ước là những gì bó buộc phải theo về pháp lý.
Tất cả tiến trình của vấn đề này cần phải được thi hành một cách thận trọng và sẽ có việc hợp tác cũng như những nghiên cứu sâu xa và phổ biến hơn về các đề tài liên quan tới khoa đạo lý sinh học toàn cầu. Giáo Hội Công Giáo có nhiều điều phải nói và đang nói nhiều về lãnh vực này.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/2/2006
Thượng Viện Liên Bang Hoa Kỳ Chấp Thuận Luật Trợ Tự Tử
Với số
phiếu 6 trên 3, các vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ (vị tân
thẩm phán John Roberts ở trong số thiểu số phiếu) đã chấp thuận luật trợ tự tử
của tiểu bang
Oregon
ở những trường hợp bị bệnh trầm trọng. Số phiếu thuận trên đây quyết định rằng
luật liên bang về thuốc không vô hiệu hóa luật 1997 của tiểu bang Oregon.
Tối Cao Pháp Viện Liên Bang cũng cho biết hôm Thứ Ba 17/1/2006 rằng chính phủ Bush đã cố gắng không thích đáng trong việc sử dụng luật về thuốc để trừng phát các y sĩ ở Oregon biên toa cho những lượng thuốc làm chết người.
Vị chủ tịch của Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình là Tony Perkins cho biết là: “Quyết định của Tối Cao Pháp Viện hôm nay không phải là một thứ tán thành cho việc trợ tự tử. Tất cả chỉ có nghĩa là, theo điều khoản đặc biệt này, vị tổng biện lý không được cấm một tiểu bang nào đó được phép theo ấn định của liên bang sử dụng thuốc để trợ tự tử, dĩ nhiên, nếu tiểu bang đó hợp pháp hóa việc trợ tự tử…
“Vấn đề quan trọng ở đây là sự hiểu biết theo truyền thống về vai trò y khoa như là một vai trò chữa lành không được lẫn lộn với việc cho phép các vị bác sĩ sát hại… Như Thẩm Phán Scalia đã ghi ra lời bất đồng của mình là ‘nếu từ ngữ này hợp pháp hóa mục đích y khoa (một từ ngữ được sử dụng nơi kế hoạch ấn định liên bang), thì nó chắc chắn loại trừ đi việc cho thuốc giết người này”.
Vị phó giám đốc của Văn Phòng Hoạt Đồng Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là Richard Doerflinger đã nhận định về phán quyết hôm Thứ Ba 17/1/2006 của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ và cho rằng phán quyết ấy chỉ ấn định là “Quốc Hội không được ủy quyền cho vị tổng biện lý Hoa Kỳ” để ngăn cản việc lạm dụng các thứ thuốc được liên bang kiểm soát ấy:
“Quyết định này không nhắm đến việc ổn định các vấn đề về pháp lý hay luân lý liên quan tới việc trợ tự tử, mà chỉ thay đổi việc diễn đàn để giải quyết các vấn đề ấy mà thôi.
“Vào năm 1997, Tối Cao Pháp Viện đã đồng loạt chấp thuận các luật tiểu bang chống việc trợ tự tử của y sĩ là luật có công hiệu theo hiến pháp.
“Vấn đề vẫn chưa được giải quyết là luật của tiểu bang Oregon, luật cho phép y sĩ giúp tự tử đối với một số người bị tổn thương, có phải là luật vi phạm tới những gì được hiến pháp bảo đảm như là việc bảo vệ tương đương theo luật hay chăng; một tòa án liên bang đã giải đáp vấn đề này là đúng, nhưng quyết định của tòa này đã bị phủ quyết bởi một tòa kháng án theo những lý do về thủ tục.
“Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng vào năm 1991 là: ‘Việc hủy bỏ ranh giới giữa việc chữa lành và việc sát hại sẽ là những gì đánh dấu một cuộc ly khai trầm trọng ra khỏi những truyền thống lâu đời về pháp lý và y khoa của đất nước chúng ta, gây ra một mối đe dọa cả thể khôn lường cho các phần tử mỏng dòn của xã hội chúng ta’.
“Thật là vô lý khi cho rằng việc trợ tự tử có thể được gọi là ‘đúng với mục đích hợp lệ về y khoa’ cho việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Giờ đây Quốc Hội cần phải tái khẳng định sự kiện ấy”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dựa theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17-18/1/2006