SỰ SỐNG CON NGƯỜI

NĂM 2007

 

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Giải Đáp Về Việc Dinh Dưỡng Theo Kiểu Nhân Tạo

 

Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật thân bào từ phôi thai nhân bào

 

Các Nhà Luân Lý Sinh Học Công Giáo ca ngợi thân bào tủy xương chữa trị bệnh tim hợp với luân lý

 

Trưng Cầu Dân Ý về Vấn Đề Phá Thai ở Bồ Đào Nha bị Thất Bại

 

Tòa Thánh Vatican hy vọng trước Việc Khám Phá mới Về Việc Tạo Ra Thân Bào

 

 

 

Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin Giải Đáp Về Việc Dinh Dưỡng Theo Kiểu Nhân Tạo

 

Hôm Thứ Sáu, 14/9/2007, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã trả lời cho một số vấn nạn được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nêu lên liên quan tới vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo. Những câu trả lời đã được Đức Thánh Cha phê chuẩn trong buổi triều kiến của ĐHY Tổng Trưởng William Joseph Levada với ngài. Bản văn của các câu trả lời này được phổ biến bằng nguyên ngữ Latinh cũng như bằng tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Bồ Đào Nha. 

 

Vấn 1:           Phải chăng việc cung cấp đồ ăn và thức uống (dù bằng phương tiện tự nhiên hay nhân tạo) cho một bệnh nhân ở trong ‘tình trạng thực vật’ là điều bắt buộc phải làm theo luân lý, trừ khi nào thân xác của bệnh nhân không thể tiêu thụ đồ ăn và thức uống, hay việc cung cấp đồ ăn và thức uống cho bệnh nhân nếu thực hiện sẽ gây ra tình trạng khó chịu trầm trọng về thể lý?

 

Đáp:   Đúng thế. Việc cung cấp đồ ăn và nước uống, cho dù bằng phương tiện  nhân  tạo, theo nguyên tắc, là cách thức bình thường và tương xứng để bảo trì sự sống. Bởi thế, đó là điều buộc phải thi hành cho tới độ và cho tới lúc chứng tỏ việc cung cấp đồ ăn thức uống này hoàn thành mục đích xứng hợp của mình, tức là việc thủy dưỡng và sinh dưỡng bệnh nhân. Như thế mới tránh được tình trạng đau khổ và chết chóc vì đói và thiếu nước.    

 

Vấn 2:             Nếu việc dinh dưỡng và thủy dưỡng đang được cung cấp bằng phương tiện nhân tạo cho bệnh nhân ở trong ‘tình trạng thực vật trường kỳ’, thì có được chấm dứt những việc cung cấp này hay chăng, khi các vị y sĩ thẩm định, theo luân lý, người bệnh ấy sẽ không bao giờ phục hồi ý thức?

 

Đáp:   Không. Người bệnh ở trong ‘tình trạng thực vật trường kỳ’ là một con người theo phẩm vị làm người căn bản, bởi thế, cần  được lãnh nhận việc chăm sóc bình thường và tương xứng bao gồm, theo nguyên tắc, việc cung cấp đồ ăn thức uống cho dù bằng phương tiện nhân tạo”.

 

Kèm theo những câu trả lời này, bản Anh ngữ còn được ghi chú như sau: “Khi nói rằng việc cung cấp đồ ăn và thức uống là trách nhiệm bó buộc về luân lý ‘theo nguyên tắc’, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin không loại trừ những gì có thể xẩy ra là, ở những nơi xa xôi hay ở những trường hợp cực bần cùng, vấn đề cung cấp theo nhân tạo đồ ăn và thức uống về thể lý là những gì bất khả thực hiện, và bởi thế ‘ad impossibilia nemo tenetur’. Tuy nhiên, trách nhiệm cần phải cung cấp những việc trị liệu tối thiểu sẵn có vẫn phải được thi hành, cũng như việc nếu có thể tìm kiếm phương tiện cần thiết để thích đáng hỗ trợ sự sống. Cũng không loại trừ trường hợp mà, vì những biến chứng xẩy ra, người bệnh không thể nào tiêu thụ đồ ăn và thức uống, khiến cho việc cung cấp này hoàn toàn trở thành vô dụng. Sau hết, không tuyệt đối loại trừ những gì có thể xẩy ra là, ở một số hiếm trường hợp, vấn đề dinh dưỡng và thủy dưỡng nhân tạo có thể trở thành gánh nặng thái quá cho người bệnh hay có thể gây ra tình trạng khó chịu trầm trọng về thể lý, chẳng hạn, gây ra những biến chứng bởi việc sử dụng phương tiện như thế.

 

“Tuy nhiên, những trường hợp ngoại lệ này không làm suy xuyễn một chút nào qui chuẩn đạo lý tổng quát, theo đó, việc cung cấp đồ ăn và thức uống, cho dù bằng phương tiện nhân tạo, bao giờ cũng thay cho ‘phương tiện tự nhiên’ để bảo trì sự sống, chứ không phải là một thứ ‘chữa trị liệu pháp’. Vì thế, cần phải coi việc sử dụng nó là những gì ‘bình thường và xứng hợp’, cho dù ‘tình trạng thực vật’ có kéo dài đi nữa”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 14/9/2007

 

 

TOP

 

 

Tổng Thống Bush phủ quyết dự luật thân bào từ phôi thai nhân bào

 

Hôm Thứ Tư 20/6/2007, trước khi phủ quyết dự luật phát động việc nghiên cứu thân bào từ phôi thai nhân bào, Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush đã ban chỉ thị cổ võ việc nghiên cứu các thứ thân bào đa năng “được xuất phát từ những kỹ thật hữu trách theo đạo lý”.

 

Ông đã dùng quyền của mình để phủ quyết Dự Luật 2007 Bồi Đắp Việc Nghiên Cứu Thân Bào - The Stem Cell Research Enhancement Act of 2007, một dự luật ông cho rằng “sẽ thúc buộc thành phần đóng thuế Hoa Kỳ – lần đầu tiên trong lịch sử – ủng hộ việc cố ý hủy hoại đi các phôi thai nhân bào”.

 

Ông còn nói trong một cuộc họp báo rằng “lương tâm của chúng ta kêu gọi chúng ta hãy theo đuổi những khả năng của khoa học bằng đường lối tôn trong phẩm vị con người và nâng đỡ những giá trị về luân lý của chúng ta”.

 

Theo lệnh hành sự của mình, tựa đề “Nới Rộng Giòng Thân Bào Được Chấp Thuận Theo Những Đường Lối Đạo Lý Hữu Trách”, tổng thống chỉ thị việc nghiên cứu về những phương tiện thay thế về những thân bào đa năng. 

 

Những giòng thân bào này, theo như chỉ thị ấy, là những thân bào “xuất phát không từ việc tạo nên  một phôi thai nhân bào cho những mục đích nghiên cứu hay hủy hoại, thải bỏ, hay tác hại đến một phôi thai hoặc bào thai con người”.

 

Tổng thống cũng nói tới trong bản văn này rằng “Vấn Đề Đăng Ký Thân Bào Từ Phôi Thai Nhân Bào” sẽ được đặt tên lại là “Vấn Đề Đăng Ký Thân Bào Đa Năng Con Người”, và những giòng thân bào không xuất phát từ các phôi thai nhân bào ấy sẽ được ghi thêm vào sổ.

 

Theo văn kiện chỉ thị ấy thì “cần phải thiết lập những giới hạn về luân lý và đạo lý trong việc cho phép quốc gia này tiến bước một cách vững mạnh về việc nghiên cứu y khoa, trong khi đó vẫn giữ được những tiêu chuẩn cao nhất về đạo lý và việc tôn trọng sự sống con người cũng như phẩm vị con người”.

 

“Việc hủy hoại mầm sống non nớt cho việc nghiên cứu là vi phạm tới nguyên tắc là không được sử dụng sự sống như là một phương tiện thuần túy để chiếm đạt lợi ích về ý khoa cho kẻ khác.

 

“Những phôi thai và bào thai con người, những những phần tử sống động của loài người, không phải là những thứ nguyên chất để khai thác hay là những thứ hàng hóa để mua bán.

 

Bản văn kiện định nghĩa phôi thai nhân bào giống như “bất cứ cơ thể nào… được xuất phát từ việc đậu thai, từ việc sản sinh đơn tính, từ việc tạo sinh sao bản, hay từ bất cứ những phương tiện nào khác với một hay nhiều giao tử con người hoặc khác với những tế bào con người có những cặp nhiễm sắc thể giống nhau trong hạch bào”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 20/6/2007

 

 

TOP

 

 

Các Nhà Luân Lý Sinh Học Công Giáo ca ngợi thân bào từ tủy xương chữa trị bệnh tim hợp với luân lý

 

Những cuộc nghiên cứu ở một nhà thương ở vùng Luân Đôn đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ông Magdi Yacoub. Kết qiả là cái mô mới có thể được sử dụng thay cho những cái van (valve) nhân tạo đang được dùng để chữa trị bệnh tim.

 

Trong một bản văn được phổ biến bởi Tiểu Ban Luân Lý Sinh Học Liên Hợp Các Vị Giám Mục Hiệp Vương Quốc và Irish, một tiểu ban đặc vụ đại diện cho hai hội đồng giám mục này, cha Paul Murray, thư ký của tiểu ban này đã phát biểu như sau:

 

“Ông Magdi và nhóm của ông đã làm phát sinh ra một thứ mô tim từ các thân bào được lấy từ tủy xương. Kỹ thuật này có tính cách đạo lý vì các thân bào được lấy từ tủy xương của bệnh nhân hơn là từ phôi thai bào trong những ngày đầu tiên của sự sống’.

 

Đài BBC đã tường trình vào hôm Thứ Hai 2/4/2007 về một trong những lợi ích về ý khoa của việc chữa trị mới này như sau: “Theo lý thuyết thì nếu cái van (valve) được tăng trưởng từ những tế bào riêng của bệnh nhân thì không cần phải sử dụng thuốc để ngăn chặn thân thể hủy bỏ nó đi”.

 

Cha Murray đã chủ trương rằng: “Việc phát triển này chứng minh chủ trương liên tục của Giáo Hội, của các nhà đạo đức Công Giáo và của các chuyên gia khác trong lãnh vực này, thành phần bao giờ cũng chủ trương rằng khả năng lớn nhất cho những cuộc chữa trị thực sự là ở thân bào già hơn là thân bào từ phôi thai bào.

 

“Giờ đây chúng ta đã có những kết quả cụ thể nơi việc sử dụng các thân bào già và thời khoảng cho việc thực tiễn sử dụng chúng để phục hồi sức khỏe, chúng ta hãy dứt khoát loại trừ việc nghiên cứu vô dụng và hủy hoại các thân bào phôi thai vẫn còn xa vời với vấn đề phấn khởi này”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/4/2007

 

TOP

 

 

Trưng Cầu Dân Ý về Vấn Đề Phá Thai ở Bồ Đào Nha bị Thất Bại

 

Theo luật hiện hành của Bồ Đào Nha thì chỉ được phép phá thai trong trường hợp b ị hiếp, hay thai nhi bị tật nguyền hoặc sức khỏe người mẹ bị nguy hiểm mà thôi. Thế nhưng, luật lệ nước này muốn  nới rộng thêm ở chỗ cho phép phá thai lên tới 10 tuần mang bầu.

 

ĐTGM Jorge Ortiga, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha đã tuyên bố trong một văn kiện được cơ quan tin tức Ecclesia phổ biến là vấn đề phá thai không phải là vấn đề cần phải được quyết định bằng việc trưng cầu dân ý, vì sự dữ không thể nào trở thành sự thiện bởi đa số phiếu thuận.

 

Dầu sao thì cuộc trưng cầu dân ý cũng cho thấy đa số dân  chúng Bồ Đào Nha, một dân tộc có 94% là Công Giáo, vẫn không chấp nhận nới rộng vấn đề luật phá thai. Bởi đó, kết quả là trong số 43.6% đi bỏ phiếu hôm Chúa Nhật 11/2/2007, một tỉ số bất thành theo điều kiện  đòi hỏi 50% của cuộc bỏ phiếu ở nước này. Dù sao, trong số 43.6% bất hiệu thành đi bỏ phiếu này có 59.24% ưng thuận và 40.75% không ưng thuận.

 

Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý bất thành, Thủ Tướng José Sócrates hôm Thứ Hai 12/2/2007 đã tuyên bố rằng ‘phá thai không còn là một tội ác nữa’ vào 10 tuần đầu thai kỳ qua cuộc chiến thắng ở số phiếu ‘ưng thuận’ trong cuộc trưng cầu dân ý.

 

Đảng xã hội của ông ta nắm đa số trong Quốc Hội. Ông ta quyết thay đổi luật lệ qua Quốc Hội  thậm chí ngay cả xẩy ra biến  cố trưng c ầu dân ý này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 12/2/2007

 

 

TOP

 

Tòa Thánh Vatican hy vọng trước Việc Khám Phá mới Về Việc Tạo Ra Thân Bào

 

Theo dõi việc loan báo tuần vừa rồi, ĐHY Javier Lozano Barragan đã phát biểu trên Đài Phát Thanh Vatican rằng ngài hy vọng về tin tức cho rằng các thứ thân bào có thể tạo ra được từ các thứ dung dịch của bọc phôi thai nhân bào, miễn là bao lâu những điều kiện về đạo đức được tôn trọng hợp với tất cả những thứ cấy ghép.

 

Không như phương pháp tạo các thứ thân bào đòi phải hủy diệt đi những phôi thai nhân bào, thì tin tức khởi đầu dường như cho thấy là phương pháp khám phá mới này trong việc lấy các thứ thân  bào hợp với việc tôn trọng sự sống con người.

 

Việc khám phá này là thành quả từ những nỗ lực của các khoa học gia ở Đại Học Harvard, cùng với các nghiên cứu gia ở Padua Ý quốc cũng như ở Trung Tâm Y Khoa Baptist Đại Học Wake Forest Bắc Carolina. Cuộc khám phá này đã làm bùng lên một cuộc tranh cãi sôi nổi.

 

Nhà sơ sinh học Carlo Valerio Bellieni thuộc Y Viện Đa Khoa Đại Học Le Scotte ở Siena Ý quốc, đồng thời cũng là phần tử của Học Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, đã cho mạng điện toán toàn cầu Zenit biết rằng ‘việc khám phá ra sự hiện diện của các thân bào nơi dung dịch của bọc phôi thai nhân bào là những gì phấn khởi’.

 

Theo ông thì các thân bào này ‘vốn sẵn có và có cả một số lượng lớn loại thân bào này. Chắc chắn là việc khám phá này là một tín hiệu mạnh mẽ cho những ai theo đuổi việc nghiên cứu trong lãnh vực này: Cần phải có các nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu những thân bào ấy cũng như cho những kho lưu giữ loại dung dịch quí báu ấy. Như đã xẩy ra với trường hợp ở máu của cái nhau thế nào thì đã có đầy loại dung dịch của bọc phôi thai nhân bào này ngay khi nó vừa xuất hiện. Hiển nhiên là điều này khiến con người nghĩ rằng phải chăng là việc hợp lý để mà phân phối các nguồn tài trợ dồi dào để có được những thứ tế bào từ các phôi thai nhân bào mà kết quả là làm cho các phôi thai nhân bào đó chết đi mà chẳng có được hay thậm chí thấy được thành quả gì về y học cả’.  Trong khi đó ‘những nguồn tài trợ ấy có thể được sử dụng để thu thập những thân bào già hiệu quả và hữu dụng’. 

 

Được hỏi về những nguy cơ liên quan tới đạo đức học nơi việc khám phá mới này, nhà sơ sinh học này bày tỏ 2 điều quan tâm như sau:

 

‘Mối quan tâm thứ nhất đó là thứ dung dịch ở bọc phôi thai sinh bào này được sử dụng tư riêng… Cần phải lưu ý tới điều này, vì, đáng buồn thay, chúng ta đã thấy một khuyn h hướng nào đó trong việc tư hữu hóa chất liệu sinh học là những gì có thể được sử dụng chung, như đã xẩy ra ở một số xứ sở đối với trường hợp về máu ở cái nhau, một chất được giữ xài riêng thay vì bỏ vào kho chung. Nhiều tổ chức quốc tế đã phản đối việc hoang phí này và thái độ ấy, những gì phạm tới thành phần không thể giữ chất liệu thân bào vì những lý do gia sản.

 

‘Mối quan tâm thứ hai xuất phát từ việc bảo đảm là làm sao để đừng gây ra nguy hiểm cho đứa bé sơ sinh khi thu thập dung dịch ở bọc phôi thai nhân bào…. Việc nghiên cứu khoa học là một điều hệ trọng. Muốn ép uổng nó cho những lý do ý hệ, như đã từng xẩy ra trong trường hợp của những ai muốn sử dụng các phôi thai nhân bào như cách thức duy nhất, thì chỉ đi đến chỗ uổng phí tiền bạc và mất thời gian quí báu mà thôi. Một lần nữa chúng ta thấy rằng việc tôn trọng sự sống con người, cùng với khả năng nghiên cứu, là những gì theo đường hướng đúng đắn trong việc chữa lành và sức  khỏe’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/1/2007

 

 

TOP