THÀNH PHẦN GIỚI TRẺ

 

 

Bản Đúc Kết phổ biến cho Phóng Viên ngày 2/5/2006 của Đại Hội Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học liên quan tới đề tài: “Giới Trẻ Đang Tan Biến

Giáo Hoàng Biển Đức XVI Thư Gửi Tham Dự Viên Đại Hội Thường Niên Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học Giới Trẻ đang tiêu tan?

Tâm Trạng Đạo Nghĩa của Giới Trẻ Tây Ban Nha Hiện Nay

Tệ Trạng Bạo Hành Tuổi Trẻ

Khóa Trừ Quỉ để phân tách Cuộc Khủng Hoảng của Giới Trẻ về các thứ Giá Trị

HIỆN TƯỢNG PHÒ SATAN VỚI GIỚI TRẺ VÀ KITÔ HỮU

Các Trinh Nữ Hoa Kỳ Tuổi “Tiên” (teen) thực hiện sứ vụ ngăn ngừa giới trẻ sống đời tính dục

Trong thời đại văn minh lạc thú ngày nay giới trẻ vẫn còn khao khát sống thanh khiết

 

 

Bản Đúc Kết phổ biến cho Phóng Viên ngày 2/5/2006 của Đại Hội Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học liên quan tới đề tài: “Giới Trẻ Đang Tan Biến

 

Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học được thành lập vào năm 1994 để kiến thức tốt đẹp nhất nơi những ngành xã hội học này mưu ích cho giáo huấn về xã hội của Giáo Hội. Mỗi năm học viện này tổ chức một đại hội về một đề tài đặc biệt. Năm nay đại hội đã có trên 30  bài thuyết trình của các học giả trên khắp thế giới, một cuộc họp trên 30 tiếng trong 5 ngày. Như bình thường, các diễn trình của cuộc hội nghị này sẽ được phổ biến sau khi nó được thu thập đầy đủ theo thông lệ một cách khoa học.

 

Hôm qua là ngày kỷ niệm 15 năm bức thông điệp lịch suử “Bách Chu Niên - Centesimus Annus”. Đức cố Thánh Cha là Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã khởi xướng việc thành lập Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học, đã viết rằng giáo huấn về xã hội của Giáo Hội cần phải được giao tiếp với thế giới của các khoa xã hội học:

 

“Giáo huấn về xã hội của Giáo Hội có một chiều kích quan trọng liên phân khoa. Để hiện thực hơn nữa sự thật duy nhất về con người trong các môi trường đổi thay một cách khác nhau và liên tục về xã hội, kinh tế và chính trị, giáo huấn này cần phải đối thoại trao đổi với các phân khoa khác nhau liên quan tới con người. Giáo huấn ấy đồng hóa với những gì được các phân khoa ấy đóng góp, và giúp cho chúng hướng về một chân trời bao rộng hơn, nhắm tới chỗ phục vụ từng cá thể là thành phần được nhận biết và yêu thương với tất cả ơn gọi của họ” (đoạn 59).

 

Học viện này, một học viện có cả các phần tử ngoài Công Giáo, cống hiến cho Giáo Hội một học thức về khoa học xã hội tốt đẹp nhất. Ngược lại, giáo huấn về xã hội của Giáo Hội cũng cống hiến cho các khoa xã hội học một chân trời bao rộng hơn để hòa nhập các phân khoa khác nhau liên quan tới con người với các chiều kích cá nhân, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa và tôn giáo của họ.

 

Năm nay đại hội cũng bao gồm hai điều mới mẻ: 1) những tường trình theo miền ở Bắc Mỹ, Phi Châu, Á Châu, Mỹ Châu Latinh và Âu Châu, và 2) sáu người trẻ được mời từ các châu lục khác nhau để lắng nghe những diễn trình của đại hội và cho chúng tôi cảm nghĩ của họ.

 

Chúng tôi đã mời các người trẻ là vì năm nay đề tài của chúng tôi là “Phải chăng giới trẻ đang tiêu tán? Tình Đoàn Kết với Trẻ Em và Giới Trẻ trong Một Thời Đại Hỗn Loạn”.

 

Đề tài này là một phần trong dự phóng nhiều năm của học viện trong vấn đề khảo sát những ý nghĩa rộng lớn của những đổi thay về nhân khẩu của mấy thập niên vừa qua. Hai năm trước đây, đại hội của học viện này đã chú ý tới thành phần lão thành, đặc biệt liên quan tới vấn đề an sinh xã hội và hệ thống sức khỏe.

 

Năm nay chúng ta nhìn vào cũng những đổi thay này cùng với ảnh hưởng của chúng nơi trẻ em và giới trẻ khắp thế giới. Điều này mở ra một cơ hội mới cho giáo huấn về xã hội của Giáo Hội mà cho tới nay chưa tập trung một cách chuyên biệt tới tình hình giới trẻ gặp phải, chẳng hạn, về vấn đề lao động, hay vấn đề nữ giới, hoặc vấn đề sống trong nghèo khổ.

 

Những cân nhắc của học viện này không cố ý nhắm tới việc cung cấp một bản đúc kết trực diện, nhưng tôi xin nhấn mạnh cùng quí vị về một số đề tài chính trong các cuộc bàn thảo cân nhắc của chúng tôi:

Những bóng tối tăm

 

Nhiều trẻ em trên thế giới sống trong những bóng tối tăm của đàn áp và khai thác. Nhiều em không được sống để thấy được ánh sáng mặt trời, hay bị bỏ cho chết vào những ngày đầu tiên trong cuộc sống. Điều này đặc biệt xẩy ra cho các em gái, vì tình trạng mất quân bình nam nữ hiện nay đang xẩy ra ở những phần đất đông dân trên thế giới.

 

Giáo sư Mina Ramirez thuộc Học Viện Xã Hội Á Châu ở Manila Phi Luật Tân đã nghiên cứu về tình trạng luật pháp của gia đình và trẻ em khắp Á Châu, nhận định về việc làm thế nào các chính sách về việc lao động trẻ em, về luật pháp gia đình và về những thực hành hôn nhân thường hạn chế những cơ hội của giới trẻ đối với việc phát triển của xã hội.

 

Giáo sư Paulus Zulu thuộc Đại Học Kwazulu-Natal ở Durban, Nam Phi, đã cặn kẽ trình bày làm thế nào tình trạng nghèo khổ, chính quyền yếu kém, cuộc xung đột võ trang và hội chứng hay vi khuẩn liệt kháng đã đẩy trẻ em ra rìa, thậm chí hoàn toàn loại trừ các em khỏi xã hội.

 

“Mùa đông dân khẩu”

 

Trong khi thế giới quá quen thuộc với chính sách một con của Trung Hoa thì Giáo Sư Gérard-Francois Dumont, Viện Trưởng Đại Học Sorbone ở Paris đã nhận định rằng những gia đình một con hiện nay đang nắm ưu thế ở Âu Châu – không cần phải có chuyện chính quyền áp lực. Tình trạng này liên quan tới ‘một thứ chối từ tương lai’ dẫn tới một thứ văn hóa phi anh chị em cô dì chú bác họ hàng.

 

‘Tự bản chất, tình yêu hướng tới tương lai’, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã viết như thế trong sứ điệp của mình cho học viện đây khi ngài khai triển cùng một đề tài với học viện này. ‘Có lẽ vì thiếu một thứ yêu thương sáng tạo và hướng tới như thế là lý do tại sao nhiều cặp nam nữ ngày nay đã quyết định không lập gia đình, tại sao nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ, và tại sao mức sinh sản bị giảm sút một cách đáng kể’.

 

Phải chăng thành phần cha mẹ đang tan biến?

 

Phu nhân Chrie Booth, Q.C., một luật sư về nhân quyền quốc tế và là vợ của Thủ Tướng Tony Blair ở Hiệp Vương Quốc, đã nói về việc làm thế nào ‘trẻ em bị bắt buộc phải lớn lên quá mau… đã mang lấy những trách nhiệm của người lớn hay bị áp lực chấp nhận những mối bận tâm và vấn đề của người lớn mà không được chúng ta nâng đỡ một cách xứng đáng’. Phu nhân Booth, một vị khách được mời, đã nhấn mạnh rằng mối đoàn kết với giới trẻ nghĩa là bỏ giờ ra với chúng – một trách nhiệm khó khăn nhưng cần thiết của cha mẹ tân tiến bận bịu ngày nay.

 

Tuổi thanh thiếu niên kéo dài

 

Hồng Y Alfonso Lopéz Trujillo đã đề cập tới một khía cạnh khác của văn hóa giới trẻ khi nói về ‘hội chứng của thành phần thanh thiếu niên khôn tận’. Mang đặc tính của thái độ tránh né trách nhiệm, một ước muốn duy trì tất cả những gì là thuận lợi hơn là việc thường xuyên dấn thân, và một thứ chối bỏ những hạn chế về luân lý nơi lãnh vực tính dục con người, hội chứng này làm cho giới trẻ hầu như không thể chấp nhận những hy sinh chịu đựng cần phải có để xây dựng cuộc sống hôn nhân và gia đình vững chắc. 

Tình trạng trống rỗng về tâm linh

 

Giáo sư Kevin Ryan thuộc Đại Học Massachusetts đã tiếp tục cùng một đề tài, khi nhận định rằng giới trẻ Bắc Mỹ có quá nhiều thứ giải trí và không đủ vấn đề giáo dục. Tình trạng thịnh hành vấn đề giải trí về điện tử – nhiều đến 40 tiếng một tuần – nghĩa là lãnh vực về các thứ giá trị và giáo dục tôn giáo bị loại bỏ. Cần phảu cung cấp một chương trình đại thể giáo lý đặc biệt cho giới trẻ Công Giáo để giúp cho chúng có một nền tảng cần thiết để sống một cuộc đời sâu xa thỏa nguyện tâm thần.

 

Giáo sư Mloch ở Đại Học Charles, Prague, và Giáo Sư Vymêtalìk, cả hai đều nhấn mạnh rằng ở Trung Âu và Đông Âu hậu cộng sản đang xẩy ra một thứ trống rỗng về tâm linh nào đó. Những bất mãn nơi cuộc chuyển sang một xã hội tự do đã làm phát sinh ra một thứ vỡ mộng làm ngăn cản việc theo đuổi những lý tưởng sâu xa. Giáo Sư José Raga ở Maní cũng nhận định tình trạng trống rỗng hiện nay nơi giới trẻ hiện đại là kết quả của tự do phi giá trị.

 

Hy vọng về tương lai

 

Bản chất của việc nghiên cứu khoa xã hội học là ở chỗ nó nhận ra những vấn đề – nhất là những vấn đề dai dẳng không dễ có được những giải pháp. Tuy nhiên, các phần tử của học viện này không thể bỏ qua sự kiện là giới trẻ bẩm sinh vốn hy vọng, họ chẳng những mang đến những vấn đề mà còn cả những giải pháp nữa, và lòng nhiệt thành cùng óc sáng tạo của họ bao giờ cũng vẫn là một nguồn mạch cao cả nhất ở bất cứ một xã hội nào. Giáo sư Ombretta Fumagalli Carulli thuộc Đại Học Công Giáo Milan nhận định rằng thế kỷ 20 là ‘thế kỷ của trẻ em’, vì có những bản hiến chương và thỏa hiệp quốc tế bảo vệ giới trẻ. Kinh nghiệm của Giáo Hội trong những thập niên vừa qua cũng đã là một kinh nghiệm về tính chất sống động lạ lùng nơi giới trẻ.

 

Không có một xã hội nào, không có một nền văn hóa nào, có thể chấp nhận được vấn đề ‘giới trẻ tan biến’, vì với họ cũng sẽ tan biến đi niềm hy vọng thực sự cùng với những lý tưởng cao quí của mọi dân tộc.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/5/2006

 

 

TOP

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI Thư Gửi Tham Dự Viên Đại Hội Thường Niên Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học

 

Gửi Giáo Sư Mary Ann Glendon,

Chủ Tịch Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học

 

Nhân dịp Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học nhóm họp Đại Hội lần thứ 12, tôi xin gửi lời chào đến bà cùng tất cả mọi Phần Tử, và tôi xin nguyện chúc mọi điều tốt đẹp để cuộc nghiên cứu và bàn luận đánh dấu đại hội hằng năm này không những góp phần vào việc phát triển kiến thức về các ngành thích hợp của anh chị em mà còn hỗ trợ Giáo Hội thực hiện sứ vụ làm chứng cho một chủ nghĩa nhân bản chân thực vững chắc trong chân lý và theo chiều hướng Phúc Âm. 

 

Khóa họp của anh chị em hiện nay nhắm đến một chủ đề hợp thời đó là: Giới Trẻ đang tiêu tan? Tình Đoàn Kết Với Trẻ Em và Giới Trẻ trong Một Thời Đại Hỗn Loạn. Có một số dấu hiệu về nhân khẩu học đã rõ ràng cho thấy nhu cầu khẩn trương cần phải can thận suy nghĩ về lãnh vực này. Trong khi thống kê về việc gia tăng dân số được giải thích khác nhau thì vẫn có một thỏa thuận chung chúng ta chứng kiến thấy ở một mức độ toàn cầu, và ở đặc biệt các quốc gia phát triển, có hai chiều hướng đáng chú ý và liên hệ với nhau, đó là, một đàng thì gia tăng về tuổi thọ, đàng khác là việc giảm mức sinh sản. Vì các xã hội trở thành già hơn mà nhiều quốc gia hay các nhóm quốc gia thiếu mất một số giới trẻ cần thiết để đổi mới dân chúng của họ.

 

Tình trạng này được gây ra bởi những lý do đa diện và phức tạp – thường có tính chất về kinh tế, xã hội và văn hóa – những căn nguyên được anh chị em dự định mang ra nghiên cứu mổ xẻ. Thế nhưng những căn nguyên trên hết của nó có thể được thấy liên quan tới luân lý và tinh thần; chúng liên hệ tới tình trạng suy yếu đáng lo ngại về đức tin, đức cậy và thực sự là đức ái. Để đưa con cái vào đời cần tình áieros qui về mình được nên trọn trong một thứ từ ái – agape đầy quảng đại và mang tính cách tin tưởng và hy vọng vào tương lai. Theo bản chất của mình thì đức ái hướng về vĩnh hằng (x Deus Caritas Est, 6). Có lẽ việc thiếu hụt một thứ tình yêu sáng tạo và hướng tới như thế là nguyên nhân tại sao nhiều cặp ngày nay đã quyết định không lập gia đình, tại sao có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ, và tại sao mức sinh sản bị suy giảm một cách trầm trọng.

 

Chính trẻ em và giới trẻ là thành phần đầu tiên thường cảm thấy những hậu quả của tình trạng hụt hang yêu thương và hy vọng này. Thay vì cảm giác được yêu thương và âu yếm ấp ủ, họ thường chỉ được chấp nhận vậy thôi. Trong “một thời đại hỗn loạn”, họ thường không được người lớn hướng dẫn về luân lý đến độ gây thiệt hại trầm trọng cho việc phát triển về tri thức và về tâm linh của chúng. Nhiều trẻ em hiện nay đang lớn lên trong một xã hội lãng quên Thiên Chúa và phẩm vị bẩm sinh của con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa. Trong một thế giới được hình thành bởi các tiến trình toàn cầu hóa gia tốc, họ thường chỉ được thấy toàn là những nhãn quan duy vật về vũ trụ, về sự sống và về việc viên trọn nhân bản.

 

Tuy nhiên, trẻ em và giới trẻ tự bản chất là thành phần thụ nhận, cởi mở, theo đuổi lý tưởng và hướng về siêu việt. Trên hết họ cần được yêu thương và phát triển trong một môi trường lành mạnh, nơi họ có thể tiêá đến chỗ nhận thấy rằng họ không bị rơi vào một thế giới ngẫu nhiên tình cờ mà là nhờ tặng ân thuộc dưựán yêu thương của Thiên Chúa. Cha mẹ, giáo dục viên và các vị lãnh đạo cộng đồng, nếu trung thành với ơn gọi của mình thì không bao giờ có thể bỏ bê nhiệm vụ của mình trong cuộc đề ra cho trẻ em và giới trẻ việc chọn dự án sự sống nhắm tới niềm hạnh phúc chân thực, một dự án có khả năng phân biệt giữa sự thật và dối trá, giữa thiện và ác, giữa công lý và bất công, giữa thế giới chân thực và thế giới ‘ảo thực’.

 

Trong đường lối khoa học riêng của anh chị em đối với những vấn đề khác nhau được bàn tới trong Khóa Họp này, tôi xin anh chị em hãy quan tâm đặc biệt tới những vấn đề nhức nhối, nhất là vấn đề về tự do của con người, một vấn đề hàm chứa bao rộng một nhãn quan lành mạnh về con người và về việc đạt tới tình trạng trưởng thành về tình cảm trong cộng đồng. Tự do nội tâm thực sự là điều kiện cho việc phát triển thực sự của con người. Nơi nào thiếu tự do này hay tự do ấy gặp nguy hiểm thì giới trẻ cảm thấy bị thất vọng và không thể hăng say nỗ lực theo đuổi các lý tưởng có thể hình thành đời sống của chúng như là một cá thể và là phần tử của xã hội. Bởi thế, họ có thể cảm thấy chán chường hay nổi loạn, và khả năng dồi dào về nhân bản của họ không thể đối đầu với những thách đố hào hứng của cuộc đời.

 

Kitô hữu, thành phần tin rằng Phúc Âm chiếu sáng trên mọi khía cạnh về cuộc sống nhân nhân cũng như xã hội, sẽ không ngừng thấy được những chiều kích về triết lý và thần học của các vấn đề ấy, cũng như nhu cầu cần phải thấy rằng việc tương phản giữa tội lỗi và ân sủng bao gồm tất cả mọi thứ xung khắc khác gây rắc rối cho tâm can con người, những xung khắc giữa lầm lạc và chân lý, giữa tội lỗi và nhân đức, giữa nổi loạn và hợp tác, giữa chiến tranh và hòa bình. Họ không thể nào không thâm tín rằng đức tin, được sống trọn vẹn bởi đức ái và được truyền đạt cho các tân thế hệ, là một yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cũng như trong việc bảo toàn tình đoàn kết liên thế hệ, vì nó gắn bó mọi nỗ lực của con người trong việc xây dựng một nền văn minh yêu thương vào mạc khải của Vị Thiên Chúa Hóa Công, vào việc tạo dựng con người nam nữ theo hình ảnh Ngài, cũng như vào cuộc vinh thắng của Chúa Kitô trên sự dữ và sự chết.

 

Các bạn thân mến, trong khi tôi bày tỏ lòng tri ân và hỗ trợ của tôi cho việc nghiên cứu quan trọng của anh chị em đây, một việc nghiên cứu được thực hiện theo những phương pháp hợp với các khoa học hiện hành của anh chị em, tôi xin anh chị em đừng bao giờ lạc mất cái quan niệm phấn khởi và sự nâng đỡ được những cuộc học hỏi của anh chị em có thể cống hiến cho giới trẻ nam nữ của thời đại chúng ta trong việc giúp cho họ nỗ lực sống cuộc đời phong phú và mãn nguyện. Tôi chân thành xin phúc lành khôn ngoan, sức mạnh và an bình của Thiên Chúa ban xuống cho anh chị em cùng gia đình của anh chị em, cũng như trên tất cả mọi người cộng tác vào công việc của Học Viện Tòa Thánh Về Các Khoa Xã Hội Học.

 

Tại Vatican ngày 27/4/2006

 

Biển Đức XVI

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/letters/2006/documents/hf_ben-xvi_let_20060427_social-sciences_en.html

 

TOP

 

Tâm Trạng Đạo Nghĩa của Giới Trẻ Tây Ban Nha Hiện Nay

Hội Santa Maria hôm Thứ Ba 4/4/2006 đã phổ biến bản nghiên cứu nhan đề “Giới Trẻ Tây Ban Nha 2005” phân tách những khía cạnh khác nhau về thế hệ trẻ, và cho thấy tâm trạng đạo hạnh của giới trẻ này đã bị giảm sút xuống còn dưới 50%.

Bản tường trình cho biết là “10 năm trước có 77% giới trẻ coi mình là Công Giáo; ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử, thành phần này không lên tới 50%”.

Các tác giả của bản tường trình này qui hiện tượng giảm sút này cho những lý do như “giới trẻ không tìm thấy những mẫu gương lôi cuốn của vấn đề đạo hạnh”, “việc tục hóa gia tăng trong xã hội, những thay đổi về chính trị theo chiều hướng rõ ràng bị tục hóa, và việc không tin rằng Giáo Hội có thể tác động giới trẻ”.

Những chỉ trích nặng nề nhất của giới trẻ về Giáo Hội là “việc quá giầu có của Giáo Hội, việc Giáo Hội pha mình vào chính trị và việc Giáo Hội bảo thủ về những vấn đề tình dục”.

Chỉ có 10% giới trẻ là dấn thân sống đời Công Giáo, ngược với 20% trong họ tỏ ra khô đạo, sống theo chủ nghĩa bất khả thần tri hay vô thần. Con số còn lại thì, theo bản tường trình cho biết, “được làm thành bởi một số đông người Tây Ban Nha cho mình không nhiều thì ít sống đời Công Giáo, nhưng chính yếu lại tỏ ra thụ động”.

Về vấn đề gia đình, bản tường trình cho biết là trong giới trẻ có “tính cách đa dạng về việc họ cảm nhận những gì ngày nay làm nên gia đình, cho dù quan niệm về một gia đình được làm nên bởi cha mẹ và con cái được hiệp nhất trong hôn nhân vẫn tiếp tục nắm phần ưu thế”.

Bản tường trình nhấn mạnh rằng giới trẻ “coi trọng hôn nhân nhưng trì hoãn việc thành hôn, quí hóa con cái nhưng giảm bớt số con, và có khuynh hướng chung thủy hơn cho dù gia tăng vấn đề ly thân và ly dị”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/4/2006

 

TOP

 

 

Tệ Trạng Bạo Hành Tuổi Trẻ

 

 

Thông Điệp Mùa Chay năm 2004 với tính cách thời sự và sự quan trọng của những tư tưởng dính liền với thực tế sống của con người thời đại, hôm nay chúng tôi lại một lần nữa đi sâu vào Sứ Điệp này trước tệ trạng bạo hành tuổi trẻ mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu lên trong Thông Điệp Mùa Chay của Ngài. Đặc biệt, là vấn đề phá thai hiện nay.

 

Khi nói về những tội trạng mà thế giới đang làm xúc phạm đến thân phận và cuộc sống tuổi thơ, Đức Gioan Phaolô II đã nêu lên một tệ trạng kinh hoàng nhất mà con người và thế giới hôm nay đang làm đối với tuổi thơ, đó là tệ trạng phá thai.

 

Theo cái nhìn luôn lý và đạo đức và theo lời giảng dậy của Giáo Hội thì việc ngừa thai ngoài phương pháp tự nhiên cũng đã là một hành động phải tránh chứ chưa nói đến hành động giết thai nhi trong lòng mẹ. Dù con người thời nay, với những lý luận dựa theo những hình thức cắt nghĩa nào đi nữa, thì việc một người mẹ hay người cha giết hại con mình cũng vẫn là một hành động không thể chấp nhận được. Và người ta không thể nào giải thích thỏa đáng hành động giết người ấy.

 

Tại một trung tâm phụ nữ  ở Orange County, California trong khi hằng chục người đứng ngoài trời nắng, giang tay cầu nguyện và tìm cách khuyên can những người cha, người mẹ, người tình đến đó hãy thay đổi ý định đừng phá thai, thì cũng từng chục cặp đến đó để tìm cách phá thai. Trong số những người đến phá thai, người ta thấy đủ mọi sắc dân, và mọi lứa tuổi. Có những em nhỏ tuổi đời chưa đến 20, ngơ ngác và trông còn rất thơ  trẻ cũng mang nhau đến đó để phá thai. Khi được hỏi lý do, thì một em trai đã ngây thơ trả lời: “Em đâu muốn phá đâu. Tại con bạn em nó muốn đi thì đi thôi”. Thỉnh thoảng cũng có người còn chút lương tâm, nên khi nghe khuyên can đã bỏ ý định. Hoặc một bên bỏ ý định, nhưng bên kia vẫn không chịu. Thí dụ, một thanh niên gốc Mễ sau khi nghe khuyên can, đã tranh luật với người bạn gái của mình. Anh đã rốt cuộc phải bỏ về một mình, vì người bạn gái của anh nhất định ở lại và phá thai. Tuy nhiên, vẫn có những người mẹ mà tấm lòng còn chai cứng và tàn ác một cách khiếp sợ. Đó là trường hợp của một cặp vợ chồng người Việt. Người chồng khoảng gần 50, và cô vợ mới ngoài 20. Khi được hỏi tại sao lại đến đây, thì người chồng đã thẳng thắn trả lời: “Đến đây để móc nó ra. Để móc nó ra, chứ đến để làm gì”. Còn người vợ thì mặt lạnh như tiền, không thèm trả lời một tiếng, và nhất định đi vào bên trong để chờ được phá thai. Những người đứng đó khuyên bảo, không những không được một lời cảm ơn, ngược lại còn bị nghe chửi thề, và được những cái nhìn khinh bỉ của những người đến phá thai hôm đó.

 

Khi đưa ra hình thức xúc phạm và coi thường tuổi trẻ, nhất là khi nhắc đến một hình thức coi thường tuổi trẻ qua hành động phá thai, hiển nhiên Giáo Hội đã có đủ bằng chứng và đã nhìn thấy con số các thai nhi bị ghiết vì phái thai mỗi năm không phải là con số nhỏ. Thật vậy, ngay trên nước Mỹ, con số phá thai đã lên đến gần 1. 4 triệu mỗi năm. Trong nhiều trường hợp, các em bị phá đã có thể nuôi sống được, vì các em đã tiến vào thời gian chót của thai kỳ. Để có thể làm công việc phá thai những bào thai nay, người ta đã phải làm cho các em chết đi trong bụng mẹ, rồi mới cắt nát thân thể các em để hút ra. Chỉ nghĩ đến đó một người có lương tâm bình thường cũng đủ cảm thấy rùng mình sợ hãi nói chi đến trường hợp có người phá thai đến 2 hoặc 3 lần. Đối với trường hợp này, lương tâm con người kể như đã chết. Và đó cũng là lý do tại sao cũng theo lời Đức Thánh Cha, là con người ngày nay đang phải hít thở và sống trong một nền văn hóa sự chết.

 

Tình phụ mẫu, tình cha con, tình mẹ con là một tình cảm thiêng liêng và hết sức thánh thiện, ai có nhìn một bà mẹ chăm sóc và yêu thương đứa con tật nguyền của bà mới thấy rõ được cái cảm xúc tuyệt vời của mối tình này. Điều này chúng tôi thường ngày vẫn được chứng kiến tại văn phòng khi tiếp xúc với những bệnh nhân tâm lý, tâm thần và khuyết tật. Nhưng sao lại có người nhẫn tâm hủy diệt mạng sống của những đứa con mình. Đó là điều mà những Kitô hữu chúng ta phải suy nghĩ. Và đó cũng là lý do chúng ta cần cầu nguyện nhiều cho những người làm cha mẹ, những cặp tình nhân để họ ý thức được trách nhiệm mình.

 

Tệ nạn đối xử và lợi dụng tuổi trẻ ngày nay đang là một dịch vụ rất béo bở đối với nhiều người, nhất là tại các quốc gia nghèo túng. Nhưng đây cũng là một hành động vô luân lý và vô đạo đức nhất. Trong dịp tiến vào đền thánh Giêrusalem, Chúa Giêsu đã được các em nhỏ đang cầm lá rước Chúa vào Giêrusalem, và Chúa vui thích nhìn các em như thế nào. Những em nhỏ chính là đề tài của Chúa dùng giáo huấn con người rất nhiều lần. Điều này khiến Kitô hữu chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với tệ trạng đối xử và lợi dụng tuổi trẻ như hiện nay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thật đã có một cái nhìn rõ ràng và vượt thời gian khi Ngài ghi lại trong Sứ Điệp Mùa Chay của Ngài về những tệ trạng của thế giới đang đối xử tàn nhẫn với các thanh thiếu niên nam nữ.

 

Khi trình bày về những em nhỏ bị phá và giết chết ngay trong lòng mẹ, Ngài đã tỏ ra xót xa lắm rồi. Nhưng dầu sao vẫn là chưa ai biết chúng như thế nào và sẽ ra sao. Nhưng một khi chúng chào đời trở thành những thanh thiếu niên đẹp đẽ, khỏe mạnh thì sao đành hủy hoại tương lai và nhân phẩm các em vì những lợi ích và dục vọng riêng tư, thấp  hèn, trong đó có những hình thức buôn bán các em vị thành niên nữ vào những dịch vụ mãi dâm, kết nạp các em vị thành niên nam vào những băng đảng, và đầu độc các em bằng những dịch vụ hút sách, nghiện ngập, cờ bạc. Nhất là dùng các em làm công cụ giết người bằng cách ép buộc phải gia nhập những đạo quân chiến đấu, dụ dỗ hoặc cững bức các em làm những vật tế thần như ôm bom tự sát.

 

Khi chúng ta nghe tin trên đài truyền thanh, truyền hình, chúng ta biết có em bé này, em nhỏ kia bị cha mẹ, anh chị em, bạn bè sách nhiễu tình dục, chúng ta đã cho là một việc làm tởm gớm. Nhưng khi chúng ta nghe có những kẻ lạm dụng quyền hành, tiền bạc của mình để cưỡng bức phá trinh một em nhỏ như trường hợp ở Việt Nam mà báo chí và truyền hình, truyền thanh trong và ngoài nước đã loan tin gần đây, thì đó là một hiện tượng quá sức quái gở. Nhưng nó còn quái gở hơn khi báo chí kể lại rằng có những em nhỏ chỉ năm hoặc sáu tuổi cũng đã được chiêu dụ và xử dụng vào dịch vụ mãi dâm thì sự quái gở này còn ghê gớm hơn nữa.

 

Tương lai của Gíao Hội, tương lại của xã hội, và tương lai nhân loại không thể thiếu sự xây đắp, đóng góp của những mầm non. Nhưng một khi những mầm non ấy bị cắt bỏ, bị thui chột và bị uốn nắn sai lại ngay từ ban đầu thì thử hỏi tương lai ấy làm sao sáng lạn được. Và đó là điều mà Giáo Hội đang thao thức, lo lắng kiếm tìm giải pháp.

 

Nhưng như Chúa Giêsu đã hỏi những Pharisiêu và bọn ký lục trước đây hai tuần khi bọn họ tố cáo và kết án một thiếu phụ ngoại tình rằng: “Ai trong các ông vô tội thì hãy ném hòn đá trước tiên vào chị đi”. Và Phúa Aâm kể tiếp rằng, sau khi nghe như vậy, “bọn họ đã lần lượt rút lui và bắt đầu từ người lớn tuổi nhất”, chúng ta có lý do để tự vấn lương tâm mình, và thái độ sống của mình. Sự tự vấn, và quay về này rất cần thiết cho Mùa Chay, nhất là chúng ta đang bước vào Chúa Nhật Thánh chuẩn bị đón mừng ơn Phục Sinh và giải thoát từ cái chết đau khổ của Chúa Giêsu trên thánh giá.

 

Nếu không có những người làm cha, làm mẹ, thiếu trách nhiệm và lơ là với việc giáo dục con cái, thì làm sao có những con cái hư hỏng. Nếu không có những người lớn tham gia vào việc hưởng lạc, và khai thác tình dục trẻ em thì làm sao có những nạn nhân đáng thương như thế. Và nếu không có những người làm đầu với dã tâm giết chết tuổi thơ cho những ý đồ chính trị thì làm sao hàng ngàn, hàng vạn trẻ em bị xua vào những trại huấn luyện như thế. Đó là việc làm và trò chơi của thế giới người lớn mà tuổi thơ là những nạn nhân.

 

Khi đi tìm một ý nghĩa của đời sống con người, và nhất là những hành động của mình đối với tuổi thơ, tuổi trẻ, bằng cách nhìn vào ánh mắt, nhìn vào tâm hồn và giá trị của các em, sẽ cho chúng ta một cái nhìn tự vấn về mình. Và cũng là cơ hội chúng ta tìm được sức sống của tâm linh khi biết rằng mình đang gần gũi với Thiên Chúa: “Ai tiếp rước một trẻ nhỏ này vì thầy là tiếp rước thầy”. Vẫn theo Đức Gioan Phaolô II, chỉ có những tâm hồn thơ trẻ, trong sáng, và khiêm tốn như trẻ thơ mới hiểu được trẻ thơ. Và khi đón tiếp, yêu thương những trẻ thơ như thế, chính là chúng ta đón tiếp, và yêu mến chính Thiên Chúa.

 

Trước những tệ nạn đang gây kinh hoàng cho tuổi trẻ, Kitô hữu chúng ta nghĩ sao? Im lặng hay ồn ào phản đối? Thiết tưởng hai cách này không phải là những cách thức tốt nhất để chận đứng những tội ác tầy trời này. Nhưng cách tốt nhất là phải có đời sống cầu nguyện, làm gương sáng, và thương yêu tuổi trẻ. Nhất là quyết tâm xa tránh để mình không dính dáng vào những dịch vụ làm ăn, buôn bán, hoặc hưởng thụ tuổi trẻ. Quyết tâm này sẽ làm cho chúng ta thật sự đóng góp phần tích cực trong việc xây dựng một tương lai nhân loại sáng sủa và lành mạnh, cũng như xây dựng Giáo Hội, và đem lại cho Giáo Hội những Kitô hữu tốt lành, thánh thiện.

 

 Trần Mỹ Duyệt

 

TOP

 

Khóa Trừ Quỉ để phân tách Cuộc Khủng Hoảng của Giới Trẻ về Các Thứ Giá Trị



Những biến động gần đây về những cái chết cho việc sùng bái ở Âu Châu đã cho thấy một vấn đề đã bị coi thường, đó là tình trạng càng ngày càng hào hứng với việc phò Satan và thế giới huyền bí, nhất là nơi thành phần thanh thiếu niên.

Đó là lý do tại sao Đại Học Tòa Thánh Regina Apostolorum và GRIS, một nhóm Ý quốc giám sát những giáo phái tai hại, đã tổ chức một khóa về “Trừ Quỉ và Cầu Nguyện Giải Phóng”. Khóa này, một khóa chỉ mở cho các vị linh mục và chủng sinh, sẽ được thực hiện vào Tháng 2, 3 và 4/2005.

ZENIT đã phỏng vấn ký giả Carlo Climati là một trong những hướng dẫn viên của khóa này, người chuyên về các vấn đề của giới trẻ, một vấn đề đã được ông bàn đến trong một số tác phẩm.

Vấn:     Tại sao lại có tư tưởng mở một khóa về vấn đề Phò Satan và việc trừ quỉ?

Đáp:    Nó phát xuất từ việc liên lạc với nhiều vị linh mục, những vị bày tỏ nhu cầu cần phải hiểu biết hơn về những đề tài ấy. Trong những hoạt động mục vụ của mình, các vị linh mục càng ngày càng nhận được nhiều lời yêu cầu giúp đỡ của cha mẹ, hay buộc phải giải quyết các trường hợp tinh tế về giới trẻ dính dáng tới những giáo phái phò Satan hay thế giới huyền bí.

Vấn đề trầm trọng này là tiêu biểu đặc biệt cho khuynh hướng vô thần làm nên đặc tính của một số hiện tượng. Giới trẻ bị hướng dẫn sai lạc và bị đẩy đến chỗ lẫn lộn giữa thiện với ác cùng loại bỏ bất cứ giới hạn về luân lý nào.

Vấn:     Tại sao thế giới lại rất hào hứng với thế giới huyền bí như thế?

Đáp:     Khởi điểm đó là có một số khuynh hướng chiều theo tân dân ngoại thuyết là những gì thường được mặc những kiểu cách bề ngoài vô thưởng vô phạt. Chúng ta hãy nghĩ đến những gì đã từng xẩy ra mấy năm nay vào ngày Halloween. Việc cử hành ngày Halloween (quỉ ma) có những vấn đề bí hiểm càng ngày càng được tăng phát ở những cuộc ăn uống múa nhảy nhạc disco.

Ngoài việc múa nhảy, giới trẻ còn tìm những người bói toán để được biết về vận số tử vi hay quân bài của chúng. Chưa hết, những quán bán sách trưng bày đầy những báo chí cho thành phần thanh thiếu niên, với những ý tưởng mê tín dị đoan, như việc sử dụng những loại thảo mộc ma thuật, những thứ đá năng lực, việc chế ra các thứ bùa hộ mạng, thậm chí cả việc tôn thờ Trái Đất, như thể nó là một thứ có thần tính.


Vấn:     Tại sao có nhiều giới trẻ chạy theo ảo thuật hay các nghi thức phò Satan?

Đáp:     Vì ngày nay người ta nghĩ nhiều đến thân xác và ít đến linh hồn. Ảo thuật và việc phò Satan là những gì nói lên cho thấy việc tìm kiếm một thứ quyền năng đệ nhất tôi cần phải được hành sử trên những kẻ khác để chiếm hưởng những thứ thỏa mãn về vật chất cũng như để bắt chước theo những kiểu cách sai lầm được một số truyền thông phổ biến.

Chúng ta đang ở vào một kỷ nguyên của ngoại diện, một kỷ nguyên mà việc giải phẫu thẩm mỹ như được quảng cáo trên các chương trình truyền hình dường như là chuyện có thể giải quyết được tất cả mọi thứ vấn đề. Ai không trông giống như một số diễn viên hay người mẫu nào đó thì cảm thấy bị yếm thế, kém cỏi. Họ bắt đầu soi gương và cảm thấy những cảm giác bất an toàn làm sao ấy.

Các chương trình truyền hình dường như tranh giành với nhau về việc cống hiến cho khán giả thấy những chứng từ về đời sống của những gia đình bị khủng hoảng, cha mẹ cãi lộn với con cái, chồng phản bội vợ và vợ bất trung với chồng, thành phần xỉ nhục nhau và bất kính nhau một cách công khai. Đường lối phổ biến này làm phát sinh một nỗi sợ hãi rất nhiều cho kẻ khác. Nó làm cho giới trẻ không còn tin tưởng vào lời hứa quyết về tình yêu vĩnh viễn thủy chung nữa.

Vấn:     Phải chăng giới trẻ ngày nay cần tái nhận thức mối liên hệ với Thiên Chúa?

Đáp:     Đúng thế. Thế nhưng, buồn thay, chúng đang phải đối đầu với nhiều thứ ngãng trở. Ngày nay đang có khuynh hướng kiến tạo nên một thế giới vô thần bị chủ nghĩa luân lý tương đối làm chủ. Giới trẻ lao đầu vào việc chỉ tìm kiếm bản thân mình trong một thế giới duy vật hơn bao giờ hết đây, một thế giới bị hụt hẫng mối liên hệ linh tử là những gì họ có thể sử dụng tới ở những lúc khốn khó.

Ai ý thức được rằng họ là một người con của Thiên Chúa thì không bao giờ cảm thấy bị bỏ rơi trước những trục trặc của cuộc đời; bởi thế, họ không tìm kiếm những thứ giải quyết mau chóng như phò Satan hoặc các hình thức có tôn giáo tính tân dân ngoại thuyết.

Vấn:     Làm thế nào để giới trẻ ngày nay được giáo dục một cách xứng hợp?

Đáp:     Cần phải phát động một thứ văn hóa dấn thân, một thứ văn hóa coi trọng những nỗ lực nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày.

Nếu chúng ta muốn khống chế được một em gái, chúng ta không được chạy đến với ma thuật hay lễ nghi phò Satan. Chúng ta hãy tặng cho em một bó hoa tuyệt đẹp, chúng ta hãy nói chuyện với em, chúng ta hãy cố gắng từ ái và chân tình, chúng ta hãy cởi mở với em. Tóm lại, chúng ta hãy nỗ lực cố gắng.

Hơn nữa, cần phải cổ võ một thứ văn hóa lành mạnh về giới hạn, hướng dẫn giới trẻ để họ có thể hiểu được rằng người ta không thể nào có hết mọi sự trên đời này. Người ta cần phải chấp nhận những giới hạn của mình. Không cần phải giống như các người mẫu trên hình ảnh mới cảm thấy hạnh phúc.

Người ta không được noi gương bắt chước những kẻ tung ra những thứ quảng cáo tuyệt vời nhưng vô thực. Cũng không cần phải bao giờ cũng có trong túi một chiếc điện thoại lưu động kiểu mới nhất. Chỉ cần là chính mình là đủ. Điều này sẽ giáo dục giới trẻ có một cái nhìn tốt đẹp hơn về đời sống, nhờ đó, biết chấp nhận những lúc khốn khó và đau thương dần dần xẩy đến cho chúng.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của Zenit ngày 11/1/2005
 

 

TOP

 

 

Hiện Tượng Phò Satan với Giới Trẻ và Kitô Hữu

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nghiên cứu, tổng hợp và chuyển dịch

 

1) Giới Trẻ Thanh Thiếu Niên có thể trở thành kẻ Phò Satan ra sao?


Ký giả kiêm tác giả Carlo Climati, qua cuộc phỏng vấn với Zenit, một cuộc phỏng vấn được Zenit phổ biến ngày Thứ Sáu 25/6/2004, đã cho biết là tất cả những yếu tố có thể khiến giới trẻ Phò Satan đó là một số nhạc Rock và mạng Điện Toán, là tính tò mò của tuổi thanh thiếu niên và chiều hướng luân lý tương đối.


Thật thế, Ý Quốc vẫn còn rùng mình khi khám phá ra vào đầu tháng 6/2004 thi thể của Chiara Marino 16 và Fabio Tollis 19 ở trong những cánh rừng thuộc miền tây bắc nước này. Hai em thanh thiếu niên được người ta nhìn thấy lần cuối cùng vào tháng 1/1998 với những phần tử khác của ban nhạc Rock, ban nhạc Những Mãnh Thú của Satan. Theo các nhân viên điều tra thì hai em này là nạn nhân của những cuộc sát hại “theo nghi lễ”. Đó là lý do, trong cuộc phỏng vấn này, nhà ký giả chẳng những cho biết cách thức giới trẻ dễ trở thành Phò Satan mà còn làm sao để có thể khám phá và tránh được những cạm bẫy nguy hiểm này nữa.


Vấn     Hiện tượng Phò Satan lan tràn ra sao nơi giới trẻ?


Đáp     Hiện tượng này chắc chắn đang lan tràn mau chóng và trở nên khó kiểm soát. Tôi muốn đặc biệt diễn tả nó như là một thứ tự động Phò Satan là những gì giới trẻ đang thực hiện bằng việc nghe nhạc Rock và lần mò vào các mạng lưới Điện Toán.


Thật ra người ta không được vấp phải lỗi lầm vơ đũa cả nắm trong việc lên án tất cả mọi thứ nhạc rock. Thế nhưng, người ta cũng phải thực tế và nhận thức rằng nhạc rock về Satan đã tung ra cả một loạt thương vụ trị giá bao nhiêu là tỉ bạc. Quá nhiều ca sĩ đang truyền bá những thứ phi văn hóa về bạo động, nghiện hút và hận thù.


Vấn     Làm cách nào một thanh thiếu niên lại bị rơi vào thế giới Phò Satan?


Đáp     Đó là một tiến trình xẩy ra qua “những giai đoạn” và điều này dễ hiểu vì giới trẻ quá quen thuộc với những kỹ thuật mới và những phương tiện truyền thông xã hội.


Giai đoạn thứ nhất thường ở tại khuynh hướng đơn sơ giản dị yêu thích một ca sĩ về Satan nào đó. Trước hết con người trẻ này mua những cuốn CD của người ca sĩ ấy và cảm thấy say sưa với nhạc của người ca sĩ này. Nhưng rồi con người trẻ ấy lại cảm thấy cần phải biết nhiều hơn nữa về người ca sĩ này.


Bước thứ hai là tìm hiểu các bản nhạc và từ đó bộc phát những hành vi cử chỉ theo một thứ triết lý sống ngang nghịch.


Giai đoạn thứ ba là con người trẻ mua những tờ nguyệt san về nhạc viết về người ca sĩ được yêu chuộng. Sau đó, trong một số tạp chí về nhạc rock, không phải chỉ viết về nhạc mà còn cả về vấn đề Phò Satan và những thứ bí hiểm nữa. Đôi khi còn thậm chí nói đến cả các giáo phái của Satan hay đến những mạng Điện Toán của các ca sĩ có liên hệ với thế giới bí mật.


Bởi thế, để biết hơn nữa, con người trẻ tiến vào giai đoạn thứ bốn đó là giai đoạn tìm tòi mạng lưới Điện Toán. Bắt đầu bằng việc chỉ vì tò mò muốn biết các mạng lưới của các ca sĩ nhạc rock về Satan, con người trẻ này có nguy cơ tiến đến những trang điện toán hoàn toàn về hệ giáo, hay đến những nhóm bàn luận thường xuyên của các tay Phò Satan.


Giai đoạn thứ năm cũng là giai đoạn cuối cùng đó là giai đoạn con người trẻ ấy trực tiếp liên lạc bằng điện thư với một giáo phái nào đó hay với một tay hành nghề ảo thuật mờ ám nào đó.


Vấn     Triết lý của việc Phò Satan nơi giới trẻ là gì?


Đáp     Trong việc phân tách hiện tượng này, rất cần phải khảo sát nó một cách kỹ lưỡng. Ngươiụi ta không được ngừng lại ở những gì bất ngờ xẩy ra về bạo lực hay về các thứ lễ nghi rùng rợn được thực hiện ở trong các khu rừng.


Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến tư tưởng “hãy làm theo những gì mình cảm thấy thích”, một thứ mời mọc sống theo cái luân lý tương đối và theo một lối sống phi luật phép. Đó là một con người chủ trương muốn lật úp Thiên Chúa xuống để sống theo những gì thỏa mãn cái tôi của mình.


Ngoài ra, căn gốc của vấn đề Phò Satan là cái chết đi của niềm hy vọng. Việc mời mọc thu mình lại và chẳng còn tin tưởng gì hết, ở chỗ cho rằng cuộc sống này chỉ là một khu rừng của mạnh được yếu thua.


Bất hạnh thay, nhiều con người trẻ dường như bị mê hoặc bởi những thứ triết lý khiếp đảm nào đó. Cũng dễ thấy được họ về đêm, ở bên ngoài những căn nhà chơi những loại nhạc này. Nói chung, họ mặc đồ đen. Cánh tay của họ thường có những vết thương nhỏ tự họ gây ra.


Những vết thương này là dấu hiệu của sự qui hàng, dấu hiệu bi quan. Có lẽ chúng còn tiêu biểu cho những vết thương khác sâu xa hơn, những vết thương của cuộc sống hằng ngày. Một cuộc sống thường có đặc tính bất khả truyền đạt, thiếu trao đổi cởi mở trong gia đình, gặp trở ngại ở học đường hay tại chỗ làm việc.


Vấn     Làm sao có thể đương đầu với hiện tượng nhạc rock về Satan ấy?


Đáp     Vấn đề giải quyết là ở chỗ giúp cho giới trẻ quen với cảm quan nhận định hơn nữa. Giới trẻ không được “nuốt trọn” một cách thụ động tất cả những gì được một số các minh tinh nhạc rock nói. Chúng ta cần phải giúp cho chúng suy nghĩ, tìm hiểu và phủ nhận thành phần phát động thứ phi văn hóa của sự chết.


Người ta không được để cho mình bị rơi vào cạm bẫy của những thứ triết lý khiếp đảm. Nếu một cá sĩ nào đó cổ võ cho bạo lực, chúng ta không mua các đĩa nhạc của họ. Chúng ta hãy hoan hô những nghệ sĩ truyền đạt sứ điệp tích cực đề cao đời sống. Không thiếu gì những gương sáng. Chỉ cần tìm kiếm những gương sáng này mà thôi.


Đó là cách cần phải sử dụng để làm thay đổi mức quân bình của thị trường đĩa hát, một thị trường thường nhẫn tâm và có khuynh hướng làm tiền, bất chấp giá hy sinh phải trả của giới trẻ.


Trước khi mua một CD, chúng ta phải tự hỏi mình xem CD này theo ý hệ nào và nó muốn truyền đạt sứ điệp gì. Bằng không, các ca sĩ nhạc rock về Satan nghiễm nhiên sẽ tiếp tục sáng chói trên tháp ngà vinh quang.

2) Hiện Tượng Phò Satan

Trong cuốn Satanism is it real? của Cha Jeffrey J. Steffon, do Servant Publications xuất bản năm 1992, trang 117-119, người ta còn đọc thấy những chi tiết liên quan đến hiện tượng Phò Satan (Satanism) sau đây:

Giáo Tổ Phò Satan

Nếu Aleister Crowley (1875-1947) là ông tổ của Satanism ở Anh Quốc thì Anton LaVey là ông tổ của Satanism ở Hoa Kỳ. Cả hai đều tin tưởng là mình có sứ mệnh phải tiêu diệt Kitô giáo. Ngay từ khi còn niên thiếu, Aleister Crowley đã cho mình là một "con mãnh thú" trong sách Khải Huyền và chủ trương "tất cả lề luật là làm điều mình muốn". Còn LaVey thì lập "giáo hội Satan" năm 1966 và phổ biến cuốn "kinh thánh Satan" năm 1969 qua nhà xuất bản New York: Avon Books. Cuốn "kinh thánh Satan", ở trang 25 và 88-90, đã diễn tả rất xác thực về chân tướng của Satan cũng như về chủ trương của Satan như sau:

Tâm Niệm Phò Satan

1. Satan tiêu biểu cho thỏa mãn chứ không phải cho cầm hãm!
2. Satan tiêu biểu cho hiện sinh chứ không phải cho những mơ mộng hão huyền siêu linh!
3. Satan tiêu biểu cho khôn ngoan nguyên tuyền chứ không phải cho giả hình lường gạt mình!
4. Satan tiêu biểu cho từ ái đối với những ai tương xứng với niềm từ ái này, chứ không phải cho yêu thương phung phí đối với những kẻ vong ân!
5. Satan tiêu biểu cho báo oán hận thù chứ không phải cho việc chìa cả má kia nữa!
6. Satan tiêu biểu cho trách nhiệm đối với kẻ hữu trách chứ không phải cho quan tâm đối với những chờn vờn ám ảnh!
7. Satan tiêu biểu cho con người giống hệt như thú vật khác, đôi khi khá hơn, mà thường là tệ hơn những con vật đi bằng cả bốn chân, con người mà, bởi "phát triển tri thức cũng như tinh thần linh thiêng của mình", đã trở nên một con thú man rợ nhất loài vật!
8. Satan tiêu biểu cho tất cả những gì gọi là tội lỗi đem lại thỏa mãn về thể chất, tâm thần hay cảm xúc!
9. Satan vẫn là người bạn thân nhất chưa từng có của Giáo Hội, vì Satan đã giữ tình bằng hữu này qua mọi tháng năm quen biết!

Chủ Trương Phò Satan

1. Tiếp tục cuộc phản loạn ma quái chống lại Thiên Chúa và bất cứ những gì là thần linh,
2. Con người như là một con cờ thí trong trận chiến linh thiêng,
3. Chối bỏ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, Thiên Chúa nhập thể, biến cố đã làm lúng túng dự án Satan, để trả đũa Thiên Chúa, bằng cách lôi kéo loài người xuống Hỏa Ngục dành cho Satan và các thần của hắn,
4. Trong tất cả những gì Satan đã chọn lựa để loại trừ thì trên hết phải là mọi ảnh hưởng của Thiên Chúa hiện diện nơi bất cứ một nơi chốn hay khiá cạnh nào.


3) Âm Mưu Satan tấn công Giáo Hội để Phá Hủy Công Ơn Cứu Chuộc của Chúa

Trong Cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm, một lưu bút đã được giáo quyền cho phép phổ biến của Nữ Tu Đáng Kính Maria D’Agreda về những gì Mẹ Maria đã mạc khải tư cho biết về cuộc đời của chính bản thân Mẹ cũng như của Chúa Kitô, ở đoạn 717-720, người ta còn đọc thấy những gì được viết ra từ thế kỷ 17 song đã hoàn toàn trở thành sự thật, qua tình trạng khủng hoảng đức tin, hiện tượng hết sức khô đạo (indifference) được Phúc Âm Thánh Mathêu nói đến vào lúc cuối thời (24:12), một hiện tượng có thể nói bắt đầu hiện nguyên hình tượng của nó từ cuộc Cách Mạng Tôn Giáo ở thế kỷ 16 (Thệ Phản ở Đức và Anh Giáo ở Anh), rồi tăng phát nhanh chóng bởi Cách Mạng Kỹ Nghệ (ở Anh) vào đầu thế kỷ 18 và Cách Mạng Chính Trị (ở Pháp) vào cuối thế kỷ 18, và vẫn còn là những gì hiện đang xẩy ra mỗi ngày một quái dị hơn ở ngay trong thời đại văn minh vật chất hầu như tuyệt đỉnh nhưng sặc mùi duy nhân bản của văn hóa sự chết từ sau Thế Chiến Thứ Hai tới nay. Những gì được trích dẫn dưới đây là các đoạn nói về việc Hội Đồng Quỉ, sau khi Chúa Kitô tử giá để hoàn tất ơn cứu chuộc loài người, đã giành trọn gần cả một năm trời để bày ra những âm mưu tàn phá công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô một cách gián tiếp, bằng cách tấn công chung Giáo Hội và riêng thành phần Kitô hữu.


“Tất cả bọn chúng đều đồng ý rằng, không thể nào làm tổn thương đến bản thân của Đức Kitô, làm giảm đi giá trị vô biên nơi những công nghiệp của Người, làm hủy hoại hiệu năng của các Bí Tích Thánh, làm sai lệch hay hủy bỏ được giáo điều mà Chúa Kitô đã giảng dạy' tuy nhiên, chúng quyết định thế này, dựa theo cấp độ mới của việc trợ giúp cũng như của hồng ân mà Thiên Chúa đã lập nên cho phần rỗi của con người, giờ đây chúng phải tìm ra những đường lối mới để cản trở hay ngăn chặn công cuộc của Thiên Chúa, bằng thật nhiều lừa đảo và cám dỗ dữ dội hơn nữa. Về những mưu đồ này, một số qủi ma đầu tinh quái nói rằng:

“'Đúng đấy, hiện nay con người đã được ban cho một giáo huấn và lề luật mới mẻ rất có thế lực, những Bí Tích Thánh mới mẻ mang lại hiệu năng, một Mẫu Sống mới và một Vị Dẫn Đàng mới trong việc sống theo các nhân đức, một Vị Cầu Bầu và Biện Hộ mới nơi Người Nữ đó' tuy nhiên, những bản năng tự nhiên cũng như những đam mê xác thịt vẫn còn nguyên, và những tạo vật vẫn không thay đổi bản chất cảm xúc lẫn khoái thú của họ. Thế nên, vận dụng mọi gian dối nơi mình, chúng ta hãy càng qủi quái hơn nắm lấy tình hình này, trong việc làm hư đi những công hiệu mà vị Thiên Chúa làm Người đã mang lại cho con người. Chúng ta hãy bắt đầu chiến lược dữ dội để tác hại loài người, bằng cách đưa ra những khiêu gợi mới, kích thích họ sống theo các đam mê của họ mà xao lãng đi tất cả mọi sự khác. Như thế, một khi đã dính dáng đến những điều nguy hiểm này, con người không thể nào còn chú tâm đến điều ngược lại nữa'”. (số 717)

“Để bắt tay thực hiện dẫn dụ này, chúng chia cắt lại các lãnh vực hoạt động giữa chúng với nhau, để cho mỗi một quân đoàn ma qủi có thể cám dỗ loài người những tính mê nết xấu khác nhau, bằng những qủi quyệt chuyên biệt của mình. Chúng quyết định tiếp tục lan truyền việc tôn thờ ngẫu tượng trên thế gian, để con người không thể nhận ra Thiên Chúa chân thật cũng như Ơn Cứu Chuộc. Khi nào việc tôn thờ ngẫu tượng không thành công, chúng quay sang việc thiết lập những tà phái và lạc thuyết, do những con người ngoan cố và hư hỏng nhất loài người được chúng chọn để lãnh đạo và truyền dạy. Trong số những tinh thần tệ hại này, đây đó mọc lên tà phái Hồi Hồi, những lạc thuyết Ariô, Pêlagiô, Nestôriô và bất cứ những lạc thuyết nào khác xuất hiện trên thế giới, khởi sự từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội cho đến nay, cùng với những lạc thuyết đang chực sẵn, song không cần và không tiện để đề cập đến ở đây. Luxiphe tỏ ra hài lòng về những dẫn dụ hỏa ngục này, những dẫn dụ chống lại chân lý thần linh cũng như tàn phá tận nền tảng việc giải cứu của con người, đó là đức tin thần linh. Hắn đã khen thưởng và thăng chức cho những qủi tỏ ra hăng hái và những qủi biết tìm kiếm những kẻ xướng xuất vô đạo để thi hành những sai lầm này”. (số 718)

“Một số qủi được chỉ định để làm lệch lạc những bản năng của các con trẻ vào lúc chúng được cưu mang và hạ sinh' những qủi khác thì, một đàng dụ dỗ các cha mẹ bỏ bê việc giáo dục và chỉ bảo con cái của mình, bằng cách chiều chuộng chúng thái quá hoặc ghét bỏ chúng, một đàng lại làm cho con cái hận thù cha mẹ' có một số qủi đề ra việc tạo nên tình trạng ghen ghét giữa vợ chồng, dụ cho họ sống theo kiểu ngoại tình, hay coi nhẹ lòng chung thủy đã được cả hai hôn thệ với nhau. Tất cả đều đồng ý gieo rắc vào giữa loài người những mầm mống bất hòa, ghen ghét và thù oán, những tâm tư kiêu căng và sắc dục, long tham muốn sang giầu và vinh dự, và dùng những lý do tinh xảo để chống lại tất cả mọi nhân đức mà Chúa Kitô đã dậy' trên hết mọi sự, chúng có ý định làm quên lãng đi cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người, những phương tiện cứu rỗi, và những đau khổ đời đời của hỏa ngục. Bằng những phương tiện này, bọn qủi hy vọng dồn tất cả mọi quyền năng và khả năng của con người vào việc ham mê những dính bén với trần gian và những thỏa mãn sắc dục, không cho họ còn giờ nghĩ đến việc thiêng liêng và đến phần rỗi của họ nữa”. (số 719)

Luxiphe nghe các qủi đưa ra những đề nghị khác nhau này thì trả lời chúng rằng:

“'Ta rất cám ơn các ngươi về những ý kiến của các ngươi: ta chuẩn y chúng và thừa nhận tất cả những ý kiến đó' đối với những kẻ không tuyên xưng lề luật được Đấng Cứu Thế ban bố cho loài người thì thực hiện những đề nghị này cũng dễ thôi, tuy nhiên, với những ai chấp nhận và nắm giữ những lề luật này, nó lại là một việc khó khăn đấy. Thế nhưng, ta quyết nhắm tất cả cơn giận dữ của ta vào việc chống lại lề luật này cũng như vào việc chống lại những ai theo lề luật đó, và ta sẽ hết sức gắt gao bắt bớ những ai nghe theo giáo huấn của Đấng Cứu Thế và trở nên môn đệ của Người' công cuộc chống lại những sự ấy phải là cuộc chiến khốc liệt của chúng ta cho đến tận thế. Nơi Giáo Hội mới này, ta phải cố gắng gieo rắc cỏ lùng (Mt.14:25), những tham vọng, lòng ham hố, tính sắc dục, và những ghen ghét sát hại, cùng với tất cả những tính hư nết xấu khác mà ta là đầu não. Bởi vì, một khi những tội lỗi này tăng lên và phát triển giữa thành phần tín hữu, thì, cùng với tính trái khuấy và lòng vô ơn của họ nữa kèm theo, chúng sẽ chọc giận Thiên Chúa và sẽ thật sự làm cho con người mất đi những sự trợ giúp của ân sủng nhờ các công nghiệp của Đấng Cứu Thế để lại cho họ. Để rồi, chừng nào họ đánh mất đi những phương tiện cứu rỗi này, chúng ta sẽ chắc chắn chiếm được họ. Chúng ta cũng phải thiết thực trong việc làm yếu đi lòng đạo đức cũng như tất cả những gì là linh thiêng và thần thánh' làm cho họ không nhận thức được quyền lực của các Bí Tích Thánh để họ đến lãnh nhận các Bí Tích Thánh này khi đang mắc tội trọng, hay ít là lãnh nhận mà không sốt sắng và sùng mộ gì. Vì những Bí Tích Thánh này linh thiêng, nên cần con người phải nhận lãnh bằng một ý muốn ngay chính mới rút được những hoa trái của các Bí Tích ấy. Khi nào họ khinh thường phương dược chữa bệnh, họ sẽ bị kiệt sức trong cơn bệnh, và khó có thể đứng vững nổi trước các mưu chước cám dỗ của chúng ta' họ sẽ không thấy được những việc lừa đảo của chúng ta, tâm trí của họ sẽ không màng chi đến việc tưởng nhớ Đấng Cứu Thế của họ và đến việc cầu bầu của Mẹ Người. Thế là lòng vô ơn bất nghĩa ngu dại của họ sẽ làm cho họ bất xứng với ân sủng và chọc giận Thiên Chúa cũng là Đấng Cứu Thế của họ, đến nỗi, Người không ban cho họ các ơn trợ giúp của Người nữa. Ta ước là, trong mọi sự này, tất cả các ngươi hãy nhiệt tình sát cánh với ta, đừng để mất giờ hay lỡ cơ hội thi hành những mệnh lệnh của ta'”. (số 720)

 

 

TOP

Các Trinh Nữ Hoa Kỳ Tuổi “Tiên” (teen) thực hiện sứ vụ ngăn ngừa giới trẻ sống đời tính dục

Theo CNN ngày 20/5/2004 cho biết thì có một nhóm “Điều Nhẫn Vàng” 13 thanh thiếu nữ tự nhận mình còn đồng trinh sẽ đến Hiệp Vương Quốc vào tháng tới đây để khuyến khích thanh thiếu nữ từ 11 đến 18 tuổi ở đấy hứa giữ mình sống thanh sạch. Nhóm thanh thiếu nữ đồng trinh Hoa Kỳ này sẽ đến các thành phố Hiệp Vương Quốc như Luân Đôn, Leeds, Manchester, Glasgow, Belfast và Dublin để trình diễn, diễn thuyết và bán những chiếc nhẫn vàng in tên tuổi như một dấu hiệu nhắc nhở những ai muốn sống thanh sạch.

Bà Alison Hunt, một trong nhóm các bà mẹ thuộc hạng trung lưu ở Hiệp Vương Quốc và là những người Hoa Kỳ biệt xứ cho biết: “Nếu họ quyết định hứa quyết thì họ mua một chiếc nhẫn và được trao tặng một cuốn Thánh Kinh Điều Nhẫn Vàng… 10 bảng Anh (18 Mỹ kim)”. Bà mẹ này đã giới thiệu nhóm thanh thiếu nữ đồng trinh Hoa Kỳ ấy cho thanh thiếu nữ ở Hiệp Vương Quốc. Vì Hiệp Vương Quốc có tỷ lệ nữ giới tuổi “tiên” (teen) mang bầu nhiều nhất Tây Âu và tăng phát nhanh chóng các chứng bệnh truyền nhiễm tình dục làm cho cả chính phủ lẫn phụ huynh phải lo âu.

Theo Dịch Vụ Thí Nghiệm Sức Khỏe Công Cộng ở Hiệp Vương Quốc thì từ năm 1992 đến 2002 bệnh giang mai tăng 870%, trong khi đó bệnh lậu tăng 106%. Các cha mẹ rất lo âu đến việc bảo vệ con cái mình khỏi những thứ quảng cáo càng ngày càng nhiều, sặc mùi tình dục và hình ảnh dâm ô liên quan đến các sản phẩm hay dịch vụ.

Nhóm Điều Nhẫn Vàng này được thành lập vào năm 1995 bởi Rev Denny Pattyn ở Pittsburgh, và theo màn điện toán toàn cầu của nhóm này là “để lôi kéo chú ý của thành phần tuổi tiên chung chung của thế kỷ 21 cũng như để bảo vệ họ khỏi những tác hại tàn phá của nền văn hóa sặc mùi tính dục của Hoa Kỳ”.

Khi Hiệp Vương Quốc đang phổ biến tin tức về nhóm này thì Rev Pattyn lên tiếng trong tuần này rằng “quyết tâm về việc nhất định chế dục cho tới khi thành hôn đòi quí vị phải tận dụng tất cả nghị lực của mình”.

Em Bianca Bellafiore 11 tuổi sẽ đoan hứa điều này trong tháng tới đã cho biết: “Không phải là tất cả mọi thành phần tuổi tiên đều làm điều ấy và đều tin vào Chúa, mà làm như thế là họ cũng đang giúp cho người khác sống đạo hơn, họ giúp cho họ sống khỏe mạnh hơn và lâu hơn, vì nếu họ làm tình trước khi lập gia đình họ có thể gặp những điều sai quấy xẩy ra cho họ”.

Tuy nhiên, các cố vấn viên chính phủ của chương trình giáo dục tính dục cho rằng việc dạy chế dục cũng sẽ không kiểm soát được việc mang bầu của tuổi tiên hay chống lại được với tình trạng phát triển của các thứ bệnh truyền lan qua tình dục.

Gill Frances thuộc Đơn Vị Thai Nghén Tuổi Tiên nhận định rằng: “Bất cứ ai dù là cha mẹ của một đứa con dạy thì hay đang làm việc với giới trẻ đều biết rằng nếu quí vị nói với chúng đừng làm thì chúng vẫn cứ làm, nên việc làm này thật sự chẳng có nghĩa gì cả”.

Tuy nhiên, bất chấp những thứ nghi hoặc ấy, các người mẹ thuộc Nhóm Điều Nhẫn Vàng này vẫn tin vào sứ điệp truyền bá của mình.

 

TOP

 

Trong thời đại văn minh lạc thú ngày nay giới trẻ vẫn còn khao khát sống thanh khiết

Tình hình xã hội văn minh ngày nay cho thấy giới trẻ chẳng những là nạn nhân của xã hội mà còn là tai họa cho xã hội nữa. Giới trẻ là nạn nhân của xã hội vì họ bị xã hội đầu độc bằng những thứ phim ảnh bạo động, những thứ hình ảnh khiêu dâm, những thứ giáo dục công khai dạy cách làm tình an toàn v.v. Bởi thế, không lạ gì chính xã hội này đã phải hứng chịu một tai họa giới trẻ, với nạn băng đảng, thậm chí trẻ con mới học lớp một đã biết cầm súng giết người, nạn chửa hoang, nạn xì ke ma túy v.v. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thứ xã hội Sođôma tân thời ngày nay không còn những giới trẻ tốt lành, không còn những khát vọng chân thiện nơi giới trẻ. Một trong những chứng cớ hùng hồn nhất cho thấy nhận định này đó là những nhóm giới trẻ qui tụ lại để nghe về việc giữ đức thanh tịnh, một thứ nhân đức hết sức lỗi thời đối với đa số giới trẻ yêu cuồng sống vội chỉ biết có lạc thú ngày nay.

Thật vậy, cặp vợ chồng mới lấy nhau, Jason và Crystalina Evert, đang làm việc cho tờ nguyệt san Catholic Answers, ở San Diego California, đã là chứng nhân cho nhận định này, khi họ đi chia sẻ ở các trường trung học khắp nước Mỹ, dù là trường công, trường Kitô giáo hay trường Công giáo. Cả chục ngàn giới trẻ đã hào hứng đến nghe cặp vợ chồng diễn giả này. Riêng Jason còn là tác giả cuốn “Nếu Chàng/Nàng Thực Sự Yêu Tôi” do Catholic Answers xuất bản. Người tác giả này đã chia sẻ cảm nhận của mình về giới trẻ đối với dự án của Thiên Chúa nơi hôn nhân liên quan đến tính dục, cũng như về thành phần phụ huynh làm sao để có thể giúp cho con cái của mình sống thanh tịnh như sau.

Vấn     Đâu là những điểm chính anh chị muốn nhấn mạnh với thành phần thính giả giới trẻ của mình?

Đáp     Nếu tôi có thể tóm tắt cuộc nói chuyện của chúng tôi lại thành một câu, thì đó là câu này: an bình và niềm vui phát xuất từ lối sống thanh tịnh thì đáng giá hơn tất cả mọi thứ thỏa mãn trên trần gian này.

Trong cuộc họp mặt ở một trường trung học nào đó, Crystalina và tôi chia sẻ những chứng từ của chúng tôi với đám thanh thiếu niên. Điều này hình như đã làm cho họ giảm bớt những phản ứng tự vệ và mở lòng của họ ra. Chúng tôi bắt đầu bằng việc nêu lên vấn đề “tới mức nào thì là quá xa”, khi mời giới trẻ hãy nghĩ coi họ muốn ai đó đi xa tới đâu như là người bạn đời tương lai của họ. Những đề tài khác bao gồm vấn đề liên quan đến những nguy hiểm của các thứ hình ảnh khiêu dâm, vấn đề mãnh lực của tính đoan trang nết na và vấn đề khuynh hướng đang phát triển đối với đức thanh tịnh nơi giới trẻ.

Chúng tôi nhấn mạnh là dự án của Thiên Chúa về sự sống và tình yêu chính là những gì thanh thiếu niên đang tìm kiếm. Một khi chúng ta thấy được sự thật về thân thể của chúng ta cũng như sự thật về tình dục, chúng ta sẽ thay đổi đời sống của mình, không phải vì võ lực, vì bị bắt buộc, vì bị thuyết phục, vì cảm thấy tội lỗi, vì sợ bị mang bầu hay bị nhiễm bệnh, mà là vì ý hướng của Thiên Chúa về tình yêu là tất cả những gì tâm can con người mong đợi.

Vấn     Anh nghĩ thế nào về việc truyền thông dẫn giới trẻ đi vào những con đường sai lạc?

Đáp     Khuynh hướng tỏ tường nhất có thể là một thứ hình ảnh về tiền dâm hậu thú như là những gì tự do, thoả mãn và chẳng có bị hậu hoạn tiêu cực nào. Cái thần thoại hoang đường của vấn đề “làm tình an toàn” thật là tệ hại. Ngoài những hậu quả về tâm linh cũng như cảm xúc của vấn đề “làm tình an toàn”, đám thanh thiếu niên còn bị đánh lừa cả về những nguy hiểm thể lý nữa.

Mới đây chúng tôi đã nói chuyện với 10 ngàn học sinh ở Michigan. Trong mỗi cuộc nói chuyện, tôi đều hỏi các em học sinh bệnh nào dễ lây nhiễm nhất theo đường tính dục. Không một em học sinh nào biết cả. Đó là bệnh nhân bướu khuẩn HPV (human papillomavirus), một chứng bệnh hiện nay đang sát hại phụ nữ mỗi năm còn nhiều hơn cả hội chứng liệt kháng AIDS, vì nó gây ra 99% chứng ung thư tử cung. Truyền thông không hề đề cập đến chứng bệnh này, vì bọc cao su làm tình vô bổ trong việc ngăn ngừa chứng bệnh nhân bướu khuẩn HPV ấy. Vấn đề làm tình an toàn nói như thế đã quá đủ rồi.

Vấn     Giới trẻ đã tỏ ra đáp ứng ra sao trước những gì anh muốn chuyển đạt cho họ?

Đáp     Gần đây chúng tôi được mời đến một trường trung học công lập ở bên trong thành phố, nơi có 72 em nữ sinh đang theo học mà lại mang bầu. Con số này không bao gồm trường trung học đệ nhất cấp, bằng không con số lên gần tới 100 em.

Trước khi nói chuyện với các em, tôi bảo vị hiệu trưởng là chúng tôi sẽ trao cho các em học sinh những thẻ quyết tâm sống thanh khiết vào cuối buổi nói chuyện, nên chúng tôi xin một cái bàn để những tấm thẻ đó cho các em học sinh tới lấy. Bà ta sẵn lòng bày ra cái bàn đó, bằng một cái nháy mắt và cho tôi biết rằng bà sẽ đích thân trao các tấm thẻ này cho đám thanh thiếu niên trong trường hợp có đứa thực sự muốn lấy. Cuộc nói chuyện chấm dứt, sau đó bà cho tôi biết rằng bà chưa hề cảm thấy như bà đã bị tẩu hỏa nhập ma như thế. Bà nói rằng đám thanh thiếu niên đã ùa nhau xuống nhà chơi với bà và bà đã phải quẳng những tấm thẻ đó ở trên bàn rồi chạy mất. Đám thanh thiếu niên đã lấy sạch các tấm thẻ ấy và còn đến văn phòng hiệu trưởng đòi thêm cho bằng được vì không còn một tấm thẻ nào.

Giới trẻ đang khát khao sự thật, khát khao được hướng dẫn và khát khao có được những người tin tưởng nơi chúng. Chúng đã từng được nghe cách làm sao tránh được chứng bệnh lậu, nhưng những gì chúng muốn biết đó là cái khác biệt giữa tình yêu và tình dục. Chúng biết được những gì xẩy ra cho một gia đình bị tan vỡ, nhưng tốt hơn nữa chúng muốn nghe về cách làm sao chúng có thể cống hiến cho con cái chúng một tương lai tốt đẹp hơn nữa kìa.

Việc chúng mở lòng ra hào hứng đón nghe những gì chúng tôi muốn truyền đạt cho chúng là một điều phải nhận là tuyệt vời. Thế nhưng, tôi cần phải nói thêm thế này, đó không phải những gì chúng tôi truyền đạt, vì chúng tôi không thể chiếm công của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về thứ “thần học thân thể” của Ngài.

Vấn     Làm thế nào để cha mẹ có thể giúp cho con cái mình thực hành đức thanh tịnh?

Đáp     Trước hết và trên hết, chúng tôi xin cha mẹ hãy cầu nguyện cho con cái của mình. Việc dâng Thánh Lễ, lần hạt Mân Côi và chay tịnh không phải chỉ được coi như là một thứ hỗ trợ trong trường hợp mọi sự đều không thành đạt, mà là như một dụng cụ mãnh lực nhất của cha mẹ.

Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thách thức giới trẻ rằng “Đừng sợ trở thành những vị thánh của tân thiên niên kỷ này!”, thì lời mời gọi đó cũng nhắm đến cả các bậc phụ huynh của chúng nữa. Theo lời của ĐTC thì “Giáo Hội và thế giới ngày nay hơn bao giờ hết cần đến những cặp vợ chồng dấn thân học hỏi nơi Chúa Kitô”.

Thanh tịnh là một nhân đức, và giống như tất cả mọi nhân đức khác, nó dễ được nhận thấy hơn là đem ra giảng dạy. Khi một cặp vợ chồng sống thanh tịnh thì tính chất tinh tuyền nội tâm của họ, lòng trọng kính và tình yêu hy hiến của họ là những gì hiện lộ rõ ràng. Ở đây tôi cần phải nói thêm là đức thanh tịnh không phải là những gì giống như vấn đề tiết dục. Có một bà mẹ đến hỏi tôi sau khi tôi nói chuyện với một phụ huynh về vấn đề thanh tịnh. Bà nói rằng khi bà rời nhà để đến nghe buổi nói chuyện này thì chồng bà hỏi rằng “Cưng ơi, cưng đi đâu đó?”. Bà trả lời rằng “Đi đến nghe cuộc nói chuyện về đức thanh tịnh”. Ông ta trả lời thế nào anh có biết không? “Được, nhưng đừng có chấp nhận bất cứ điều gì nghe!”

Đây là một vấn đề hiểu lầm thông thường. Việc tiết dục có nghĩa là “không có vấn đề làm tình”. Còn thanh tịnh tức là tinh tuyền trong lòng và khả năng sử dụng tặng ân tính dục theo ý định của Thiên Chúa. Vậy, đối với thành phần vợ chồng thì thanh tịnh đòi họ, trong số những điều khác, phải trung thành với những điều hôn ước của họ và không sử dụng việc ngừa thai nhân tạo. Khi một cặp vợ chồng thực sự muốn đi đến chỗ ngừa thai mà lại mong con cái mình sống thanh tịnh thì cũng giống như nói rằng: “Các con cần phải theo các giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề tính dục ngoài hôn nhân, nhưng bố mẹ không cần phải theo những thứ ấy trong cuộc sống hôn nhân của bố mẹ”.

Về mặt nào của bí tích thì đức thanh tịnh cũng là một thách đố khó khăn. Thế nhưng, theo lời của Đức Thánh Cha thì “chính nhờ thánh giá mà gia đình mới có thể đạt được tầm vóc viên trọn của bản chất của nó và đạt tới mức độ toàn hảo yêu thương của nó”. Cha mẹ không được cho con cái mình hẹn hò trai gái trước năm chúng được ít là 16 tuổi, và cấm những em gái nhỏ nhận lời hẹn hò với những đứa con trai lớn tuổi. Họ cần nhớ rằng trước hết họ phải là cha mẹ chứ không phải là bạn bè. Chúng ta có rất nhiều bạn bè nhưng lại rất ít cha mẹ.

Cha mẹ cũng cần phải bảo vệ đám thanh thiếu niên khỏi thất những thứ mạng lưới điện toán khiêu dâm. Hãy để máy điện toán ở một nơi thường xuyên qua lại trong nhà. Hãy tìm hiểu quá trình của những mạng lưới điện toán trong máy và hãy lắp bộ kiểm soát vào máy.

Nếu con cái lầm lỡ, cha mẹ cần phải nhẫn nại và đừng trách cứ chúng. Tóm lại, ai là cha mẹ tuyệt vời nhất trên thế giới này đây? Nếu không phải là Cha Trên Trời. Thế rồi hãy nhìn tới các thứ lỗi lầm của con cái gây ra. Hãy nhìn xem tình thương của Ngài như là một mẫu mực của sự nhẫn nại.

Cha mẹ cũng cần phải biết rằng, theo Cơ Quan Vận Động Quốc Gia Ngăn Ngừa Thanh Thiếu Niên Mang Bầu, thì cái ảnh hưởng đệ nhất, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, khiến chúng tiến tới chỗ quyết định làm tình, không phải là do truyền thông hay bạn bè mà là do cha mẹ. Bởi thế, hãy cố gắng thực hiện việc lành và sống thật gương mẫu. Nếu quí vị làm tất cả những điều ấy rồi thì đám thanh thiếu niên của quí vị mới biết ơn quí vị. Tuy nhiên, xin hãy làm ơn chờ nhận được lời ghi nhận cám ơn này khoảng từ hai cho tới bốn thập niên nữa.

Vấn     Là một cặp vợ chồng trẻ, anh đang gặp những thuận lợi và bất thuận lợi nào khi cố gắng thực hiện cái mạch điện lực thanh tịnh này?

Đáp     Tôi nghĩ cái bất lợi đó là khi nói chuyện ở các trường trung học, cả Cystalina và tôi đều bị học sinh hiểu lầm và được coi như có những kiểu ăn mặc không hợp với chúng.

Còn cái lợi nhất đó là chúng tôi có thể cống hiến cho đám thanh thiếu niên này một quan điểm từ nhiều góc cạnh khác nhau. Rất bổ ích khi nói đến những vấn đề tính dục khó khăn theo quan điểm của phái nam và phái nữ. Thế nhưng, có lẽ quan trọng hơn đó là Crystalina có thể chia sẻ làm thế nào nàng đã mất trinh khi còn là một thanh thiếu niên song đã xoay ngược cuộc đời của mình.

Trong khi đó, tôi chia sẻ quan điểm của một người mới lập gia đình vào năm 27 tuổi mà vẫn còn trinh khiết. Chúng tôi thấy rằng nếu đám thanh thiếu niên này không cảm nhận được một trong hai người chúng tôi thì họ thường thấy có nhiều điểm giống với người còn lại.

Vấn     Đức tin của anh đã phát triển ra sao qua hoạt động truyền đạt đức thanh tịnh này?

Đáp     Tôi nhớ có một vị linh mục nói rằng “Ai trình bày về vấn đề thần học hay luân lý mà trước không dùng 1 tiếng đồng hồ trước Thánh Thể thì con người này nói toàn về họ thôi”. Bởi vậy, chúng tôi càng phục vụ thành phần thanh thiếu niên, chúng tôi càng nhận thức được rằng hoa trái của việc chúng tôi phục vụ lệ thuộc vào việc cầu nguyện của chúng tôi biết là chừng nào, lệ thuộc vào đời sống cầu nguyện của chúng tôi cũng như vào những lời cầu nguyện của rất nhiều người khác nữa.

Mỗi lần chúng tôi trình bày vấn đề, chúng tôi đều xin thính giả hãy cầu nguyện cho trường học tới là nơi chúng tôi sẽ đến nói chuyện. Chúng tôi cũng viết thư cho cả trên 100 nữ tu viện, xin các nữ tu cầu nguyện cho công cuộc của chúng tôi. Chúng tôi lúc nào cũng cần đến lời cầu nguyện của hết mọi người.

Ngoài ra, tôi thường nghĩ đến cuộc chiến ở trong Sách Chư Vương cuốn 2, đoạn 6 câu 17, nơi thuật lại việc một người hầu cận đến với tiên tri Elisha và than rằng đạo quân của địch hết sức đông đảo. Tiên tri Elisha trả lời: “Đừng sợ, vì những ai ở với chúng ta còn nhiều hơn là những ai ở với họ”. Đoạn ngài nguyện rằng: “Lạy Chúa, con cầu xin Chúa hãy mở mắt hắn ra để hắn được thấy”. Người hầu cận này lập tức thấy một ngọn núi đầy những ngựa và xe ngựa lửa chung quanh Elisha, và những vị thiên thần này đã làm cho quân Do Thái hoàn toàn thắng trận.

Vậy cho nên trước những buổi nói chuyện về đức thanh tịnh, tôi thường nhìn tới đám học sinh trung học 1400 em. Đoạn tôi xin 1400 thiên thần đến hiện diện để luôn chuyển cầu cho họ suốt buổi nói chuyện. Tức thì tôi không còn cảm thấy con số quá đông ở một hội đường trường học công lập nữa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Zenit phổ biến ngày 12/12/2003.

Nhận định:

Theo cảm nghiệm được diễn tả ở câu vấn đáp thứ ba: ”Giới trẻ đang khát khao sự thật, khát khao được hướng dẫn và khát khao có được những người tin tưởng nơi chúng, cũng như theo nội dung chung của toàn bài phỏng vấn này, người dịch cũng đã từng diễn tả cảm nghiệm tương tự của mình trong cuốn Tông Đồ Giới Trẻ, (Cao Bùi 1996), như sau:

“Giới trẻ này hình như đói khát chân lý, thèm thuồng thiện hảo. Bởi đó, càng nghe, họ càng thích, càng thỏa, và càng sống đạo tốt lành hơn, được biểu lộ rõ ràng nhất qua việc yêu thương, đoàn kết với nhau phục vụ” (trang 38);

“Cảm nhận được sức sống linh thiêng mãnh liệt nơi giới trẻ mà tôi đang tiếp xúc và phục vụ này, tôi càng xác tín như sau. Một mặt, sở dĩ giới trẻ tìm kiếm những vui thú mau qua, nhiều khi tội lỗi, là vì chúng đói khát chân thiện mỹ mà chưa thỏa hay không được thỏa, bởi không có mà ăn hay không ai cho ăn. Trái lại, sở dĩ giới trẻ ngang tàng, phá phách, ngông cuồng, phạm pháp, đọa đầy, là vì chúng chẳng những không được mớm cho những chất sinh dưỡng bổ béo như tâm hồn chân chất của chúng vốn khao khát, mà còn lại bị đầu độc bởi những thứ 'mật ngọt chết ruồi', hoặc những thứ ăn vào chỉ làm cho đau bụng hay buồn nôn mà thôi. Bởi đó, nếu giới trẻ được giáo dục đàng hoàng, được hướng dẫn đích đáng, được nâng đỡ đến cùng, chúng chẳng những làm người mà còn làm thánh nữa” (trang 39-40).

“Căn cứ vào những nguyên tắc tâm linh và viện chứng thực tế trên đây, chúng ta không thể nào phủ nhận được một sự thật phũ phàng đáng thương, đó là: xã hội loài người ngày nay nói chung, và giới trẻ nói riêng, sở dĩ đang băng hoại, đang bị ‘bankrupcy’ (khánh kiệt), mất vốn, mất gốc, là vì, như các đoạn Phúc Âm theo Mathêu 12:29, Marcô 3:27 và Luca 11:21-22 nói đến, con người của họ đã bị kẻ gian đột nhập, tự do của họ đã bị trói buộc, và tâm hồn của họ đã bị cướp bóp, bởi ‘đối phương là ma qủi vây hãm như sư tử gầm gừ rình chực nuốt mồi’ (2Pt.5:8). Trước một thực trạng thảm bại như vậy, làm sao có thể đánh động được giới trẻ, để chúng đang hoang đàng trở thành ngoan đạo, đang băng đảng trở thành một lực lượng làm tông đồ cho chính giới trẻ của mình?” (trang 41).
 

TOP