QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

2005

Kitô Hữu Pakistan bàng hoàng trước cuộc bạo loạn của thành phần cuồng tín

Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới

Tòa Án Pakistan hủy bỏ Luật về vai trò Quản Giáo

Về Nỗi Khốn Khổ của Kitô hữu Công giáo ở Pakistan

ĐHY Hiệp Vương Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền của ngài can thiệp vào bản hiến pháp Iraq

Một Nhà Thờ Công Giáo ở Sri Lanka bị cướp phá và thiêu rụi

Các Vị Giám Mục Đẩy Mạnh Việc Chấm Dứt Đạo Luật Trừng Phạt Lộng Ngôn

Cảnh Sát ở Pakistan Ập Vào Lục Soát và Tịch Thu một Tiệm Sách Công Giáo

Lại Một Nữ Tu Viện Công Giáo Bị Tấn Công ở Ấn Độ

Một Đền Thánh Công Giáo bị phạm thánh ở Ấn Độ

Hai Nữ Tu Viện Công Giáo bị Tấn Công ở Tiểu Bang Bihar Ấn Độ

Kitô Hữu không được công khai hay lén lút hành đạo Ở Saudi Arabia

Nhà Cửa của Kitô Hữu ở Orissa Ấn Độ được lệnh Phá Hủy để làm đẹp thành phố

Hội Đồng Chống Nạn Bạo Lực là nạn tấn công thành phần lãnh đạo và các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ

Một Tiểu Bang Ấn Độ bị Áp Lực Tẩy Chay thành phần Kitô hữu

Việt Nam ân xá cho những tù nhân Kitô giáo để Tưởng Niệm Kết Thúc Chiến Tranh với Hoa Kỳ

Một Vị TGM can thiệp vào vụ 40 Kitô hữu Pakistan bị bắt giữ trong 1 Thánh Lễ ở Saudi Arabia

Các Giám Mục Pakistan tấn công Luật Lộng Ngôn của Hồi Giáo

Một Đài Phát Thanh Công Giáo ở Lebanon bị nổ bom

600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo

Tòa Thánh Vatican cảnh giác Á Căn Đình vi phạm quyền tự do tôn giáo

Một làng Công giáo ở Ấn Độ bị Thành Phần Bảo Thủ Ấn giáo công hãm

Một nữ tu viện ở Ấn Độ bị tấn công

 

 

Kitô Hữu Pakistan bàng hoàng trước cuộc bạo loạn của thành phần cuồng tín

 

Hôm Thứ Bảy 12/11/2005, cả 3 ngàn người ở tỉnh Sangla Hill ở phía đông bắc tỉnh hạt Punjab đã tấn công một khu của người Kitô hữu, cố tình cướp phá và lục soát khu vực này.

 

Trong cuộc phỏng vấn với cơ quan Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn, ĐTGM Lawrence Saldanha ở thủ đô Lahore đã diễn tả cách thức đám loạn dân này phóng hỏa khu vực của Giáo Hội United Presbyterian trước khi tiến xuống khu vực Giáo Hội Công Giáo.

 

Giáo dân kinh hoàng chỉ biết chứng kiến cảnh đám loạn dân này tiến vào Nhà Thờ Thánh Linh, đập náy bàn thờ bằng cẩm thạch, đập mở nhà tạm ra và tung vãi Bánh Thánh trên sàn nhà thờ.

 

Những kẻ tấn công cố gắng phóng hỏa các đồ lễ cùng các hàng ghế nhưng không được, họ liền mang tất cả những gì có thể sang nhà cha sở gần đó đốt hết mọi sự bằng thuốc súng.

 

Đoạn họ châm lửa đốt hai trường học Công giáo gần đó là trường Thánh maria và Thánh Phaolô, đập nát các bàn ghế và đốt cháy hết luôn.

 

Thiệt hại nhất là nguyện đường của nữ tu viện là nơi các đồ thánh như chén lễ và thánh giá bị tục hóa.

 

Nhiều Kitô hữu ở Sangla Hill, chiếm 10% dân số với khoảng 10 ngàn người đã thoát thân tới nhà bạn bè và hàng xóm, trở thành “những người tị nạn trong quốc gia của mình”, như ĐGM Joseph Coutts ở giáo phận lân cận Faisalabad diễn tả.

 

Theo vị TGM trên đây thì sự việc xẩy ra là vì cuộc cãi lộn về việc bài bạc giữa một người Công giáo tên là Yusaf Masih ở Sangla Hill, người thắng “một số tiền khá lớn” từ một số người hàng xóm Hồi giáo của anh ta.

 

Những người Hồi giáo không chịu trả tiền cho anh ta, và khi Masih cứ đòi thì những người Hồi giáo ấy đã đốt những trang sách Kinh Koran rồi đổ việc làm này cho anh ta làm bùng lên cơn giận dữ về anh ta ở những đền thờ Hồi giáo.

 

Những vị lãnh đạo Hồi giáo tung ra những lời kháng cự qua máy phóng thanh, nói rằng là thành phần bảo quản Sách Kinh Koran họ cần phải “dạy một bài học cho những kẻ vô tín ngưỡng này”.

 

Trong nỗ lực làm giảm dịu dân chúng, vị TGM này đã đáp ứng cuộc tấn công ấy bằng cách yêu cầu vị lãnh đạo miền Punjab đến thăm khu vực ấy để thấy được tình trạng thiệt hại.

 

Cùng với các vị lãnh đạo Kitô giáo đồng hữu, vị TGM này đã ban hành 1 văn thư yêu cầu chính quyền  bắt nhốt những kẻ gây ra tội ác và tăng cường cảnh sát để bảo vệ Kitô hữu.

 

Các viên chức chính quyền đã hứa tài trợ để sửa chữa những dinh thự bị thiệt hại. ĐTGM Saldanha cho biết là ngài thôi thúc chính quyền hãy “thẳng tay làm một điều gì đó” để ngăn chặn tình trạng bất dung gia tăng đối với Kitô hữu ở Pakistan, nhất là từ cuộc khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001.

 

“Chính tình hình thế giới đã gây ra cho chùng tôi như thế này. Càng ngày càng xẩy ra tình trạng đụng độ giữa các nền văn minh khác nhau”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/11/2005

 

 TOP

 

Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới

Trong cuốn Tường Trình 2005 về Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo trên Thế Giới do cơ quan Cứu Trợ Giáo Hội Khẩn Trương, người ta đọc thấy chủ trương theo Chúa Kitô là chấp nhận bị kỳ thị khổ đau, thậm chí chịu tử đạo nữa. Vị giám đốc của phân bộ Ý quốc thuộc cơ quan bác ái quốc tế là Attilio Tamburrini đã cho biết tình hình tự do tôn giáo trên thế giới năm 2005 qua cuộc phỏng vấn với mạng điện toán Zenit như sau:

Vấn:        Năm nay bản tường trình này được trình bày bởi vị chủ tịch của Italy's Chamber of Deputies là Pier Ferdinando Casini, tại tổng hành dinh của cơ quan này, trước sự hiện diện của ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình. Cử chỉ này có ý nghĩa gì vậy?

Đáp:        Nó là một điều khách quan quan trọng, vì việc tố giác những vi phạm quyền tự do tôn giáo, những vi phạm đã được chúng tôi ghi nhận cả 7 năm qua, đã từ từ gây chú ý hơn, cả về phía Hiệp Chủng Quốc cũng như Giáo Hội. Nó là dấu hiệu hy vọng cho tương lai vậy.

Vấn:        Tại sao thế?

Đáp:        Bởi vì trên toàn thế giới tự do này, chỉ có một quốc gia duy nhất thực hiện một tổ chức quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo ở tầm mức cơ cấu là Hiệp Chủng Quốc mà thôi.

Nó là một ủy ban được thiết lập bởi Tổng Thống Bill Clinton, một ủy ban để thu thập tín liệu, khảo sát tình hình, gặp gỡ tổng thống, Thượng Viện và Hạ Viện, trình bày những dấu hiệu ở các xứ sở vi phạm đến quyền tự do tôn giáo, có thể bị những hậu quả cụ thể liên quan tới vấn đề kinh tế và ngoại giao.

Ở Âu Châu, ý tưởng là một quốc gia cần phải giải quyết các vi phạm tự do tôn giáo thậm chí cũng không có nữa; cùng lắm chúng tôi có những ủy ban hay nhóm chú trọng chung chung tới việc tôn trọng nhân quyền thôi.

Việc trình bày bản tường trình này ở Ý có thể là bước đầu tiên để mở ra một nhãn quan mới về những thứ vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ít là nó cho thấy mối quan tâm về vấn đề ấy.

Vấn:        Bản tường trình này có gì mới mẻ hay chăng?

Đáp:        Thành phần bảo thủ Ấn giáo, thành phần chúng tôi đã tố giác trong các bản tường trình khác, hiện nay đang tỏ ra đặc biệt hăng máu. Thật là lo âu khi thấy rằng các tiểu bang Ấn Độ có Đảng Ấn Giáo chiếm phần đông đang có khuynh hướng đồng hóa căn tính tôn giáo với quốc gia. Như thế, bất cứ ai không phải là tín đồ Ấn giáo đều là kẻ ngoại bang sống ở xứ sở đó.

Chúng ta đã chứng kiến thấy những cuộc tấn công gia tăng hơn bao giờ hết vào các nhà thờ và đền thờ, và, như cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Tín Vụ Á Châu, đã tố giác, cả những cuộc tấn công vào các trung tâm giáo dục Kitô giáo nữa.

Những cuộc tấn công này xẩy ra là vì các trung tâm giáo dục Kitô giáo ấy mở cửa cho tất cả mọi người bất phân biệt ai, nhờ đó ngay cả thành phần cùng đinh học ở một đại học Kitô giáo có thể trở thành bác sĩ, trong khi đó, đối với cấu trúc về giai cấp của Ấn Độ thì vấn đề này là những gì bất khả chấp.

Một tin gần đây đang gây báo động khiến cho các vị giám mục Ấn Độ phải lên tiếng phản đối.

Ở tiểu bang Kerala Ấn Độ, nơi có trên 20% dân số là Kitô hữu, trường hợp đầu tiên xẩy ra là Đại Học Luật Sư đã bác bỏ không nhận cấp bằng chuyên nghiệp của một nữ tu thuộc dòng Mother of Carmel khi nữ tu này tham gia các hoạt động tôn giáo.

Nữ tu này là Teena Joseph có bằng luật do Đại Học Mahatma Gandhi cấp, và như các vị tu sĩ khác, sử dụng kiến thức của mình để bênh vực thành phần nghèo khổ nhất.

Động lực của Đại Học Đường Luật Sư này mang đến một thứ nguyên tắc kỳ thị, công khai phản lại với bản Hiến Pháp. Ngoài ra, nó còn thiết định một tiền lệ cấm đoán các hoạt động chuyên nghiệp của những cá nhân muốn tham gia vào những nỗ lực tôn giáo của Kitô Giáo.

Vấn:        Còn trường hợp ở thế giới đa số là Hồi hữu thì sao?

Đáp:        Tình hình rất ư là phức tạp, tranh sáng tranh tối. Sau khi xẩy ra chiến tranh ở Iraq thì có một số quốc gia đang được lãnh đạo bởi những chính phủ ôn hòa, cho dù một phần khá đông dân chúng bị thành phần bảo thủ lôi kéo, cũng bắt đầu từ từ giảm dần việc nâng đỡ các tay khủng bố và trở nên cởi mở hơn với Tây phương.

Ở Morocco chẳng hạn, đã có một cuộc cải cách về luật lệ gia đình, tạo lập việc bình đẳng hơn trong việc tôn trọng nữ giới.

Ai Cập đã đưa lễ Giáng Sinh vào lịch, và đã cho phép dạy về Kitô giáo một tiếng ở các học đường. Điều này có nghĩa là, mặc dù vẫn còn xẩy ra những hành động bạo lực, việc hiện diện của Kitô hữu ở Ai Cập đã được thừa nhận.

Qatar đã thiết lập mối liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh và cho phép xây cất một nhà thờ Công giáo.

Mặc dù đang xẩy ra tình trạng xung khắc liên tục giữa thành phần ôn hòa và bảo thủ, cũng như những trường hợp cực bảo thủ hóa, như đang xẩy ra ở Iran, cũng có những triệu chứng thay đổi nơi những thành phần Hồi hữu thấy cần phải sống chung với Kitô hữu.

Vấn:        Ở Trung Quốc, tình hình vừa bắt bớ vừa cởi mở hơn. Ông thấy tình hình này ra sao?

Đáp:        Vấn đề Trung Hoa là vấn đề kiểm soát phát triển. Họ sẽ không thể nào tiếp tục đạt được những lợi ích khổng lồ bằng việc khai thác dân chúng của họ. Việc giải hóa kinh tế tức là việc Trung Hoa sẽ cởi mở với những vấn đề họ ngăn ngừa bằng việc đàn áp. Để đối đầu với những đòi hỏi về tôn giáo không thể đàn áp, họ đang tái tung ra Lão giáo là tôn giáo được toàn thể quyền lực đế quốc tuân giữ.

Vấn:        Phải chăng Kitô hữu được chấp nhận trong nền văn hóa tục hóa hậu tân tiến này?

Đáp:        Khuynh hướng tục hóa gia tăng ngược lại với Kitô hữu là những gì rõ ràng được thấy nơi các nền văn hóa trần thế. Có một câu Đức Gioan Phaolô II nói chưa được hiểu trọn vẹn, đó là câu: “Cái thể chế dân chủ đang bị mất đi những giá trị qui chiếu là thể chế đang được biến thành một thứ độc tài”. Đức Biển Đức XVI đã gọi thứ độc tài này là thứ độc tài của chủ nghĩa tương đối.

Đó là vấn đề của việc chú trọng thái quá tới những giá trị giả thiết của thành phần được gọi là thiểu số đang gây tổn hại đến đa số.

Ở Pháp chẳng hạn, nhân danh thành phần thiểu số đồng tính luyến ái, người ta đang soạn thảo một luật trừng phạt một năm tù và một số tiền phát đáng kể cho những ai phê bình chỉ trích thành phần đồng tính luyến ái ấy, cho dù chỉ bằng ngôn từ.

Bởi thế, ĐHY Jean-Marie Lustiger, vị tổng giám mục Paris hồi hưu, đã nói rằng căn cứ vào thứ luật này thì các hình phạt cũng sẽ được áp dụng cho bất cứ ai bày tỏ ý nghĩ về Thánh Kinh hay về Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo liên quan tới các vấn đề về gia đình hay chiều hướng tính dục.

Cũng ở Pháp quốc chẳng hạn, thứ luật được áp dụng cho quyền tự do tôn giáo lại là thứ luật nhân danh việc phân biệt hiển nhiên giữa Giáo Hội và quốc gia đã gây ra những trường hợp nghịch thường và bất đồng. Thí dụ, theo luật này, những vị tuyên úy Công giáo nơi các trường công lập không được phép mặc áo tu trì của mình hay đeo các thứ biểu hiệu về tôn giáo ở trong những khu trường học.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 25/7/2005

 

 TOP

 

Tòa Án Pakistan hủy bỏ Luật về vai trò Quản Giáo

 

ĐTGM Lawrence Saldanha ở Lahore đã công khai lên tiếng với cơ quan Tín Vụ Á Châu hôm Thứ Ba 6/9/2005 khi ngài hoan nghênh phán quyết của Tòa Thượng Thẩm Pakistan đã dẹp bỏ một luật đòi phải thực hiện vai trò quản giáo để thanh tra việc gắn bó của dân chúng với các thứ giá trị Hồi giáo.

 

“Chúng tôi nồng nhiệt hoan nghênh phán quyết của Tòa Thượng Thẩm trong việc hủy bỏ Dự Luật Hasba, một luật phạm đến quyền tự do của dân chúng. Thứ luật này đi ngược lại với bản tính của con người và bao giờ cũng cần phải được lên án”.

 

Vào ngày 4/8, 9 phần tử của tòa án này đã ban bố một phán quyết hủy bỏ thứ luật ấy. Luật này đã được chuẩn nhận từ ngày 14/7 bởi chính quyền thuộc Tỉnh Biên Giới Tây Bắc gần A Phú Hãn.

 

Vị TGM trên cho biết: “Theo phán quyết với đầy đủ chi tiết này, vấn đề được rõ ràng cho biết là không luật nào được phép can thiệp vào đời sống tư riêng, tư tưởng cá nhân và niềm tin riêng tư của người công dân. Thành phần pháp lý đã đồng thanh về điểm này, ngoại trừ ‘salat’ (cầu nguyện) và ‘zakat’ (bố thí), không một phận sự tôn giáo nào được Hồi giáo khuyến khích lại có thể bị quốc gia bắt phải thi hành”.

 

Thành phần pháp lý này đã cho thứ luật ấy là “kỳ thị” và “phi hiến”, vì nó cho phép thực hiện vai trò quản giáo là vai trò “can thiệp vào đời sống của người công dân” và nó cho thấy trước “việc thiết lập những văn phòng tư pháp và hành pháp tương đương với các văn phòng của chính phủ”.

 

Khoản luật ấy sở dĩ xẩy ra là vì nỗ lực kiên trì của MMA (Muttehida Majlas-e-Amal), một liên minh trong chính phủ được hợp thành bởi 6 đảng phái Hồi giáo. Thành phần đại diện của liên mình này đã cho việc bắt phải thi hành luật lệ ấy như là một “thứ chiến thắng cả thể, một bước tiến lịch sử đầu tiên hướng tới chỗ áp dụng thực sự luật lệ Hồi giáo theo các qui tắc dân chủ”.

 

Tòa Thượng Thẩm được kêu gọi để phán quyết vụ này theo lời yêu cầu của Tổng Thống Pakistan Pervez Musharraf sau khi xẩy ra những cuộc chống đối bởi một số những nhóm chính trị và tôn giáo.

 

Vị chủ tịch của Toàn Khối Liên Minh Thiểu Số Pakistan là Shahbaz Bhatti đã nói với cơ quan Tín Vụ Á Châu rằng phán quyết của tòa án này “là một phán quyết tốt đẹp, nó cho thấy rằng các qui chế được tổ chức MMA phát động là những gì phản nghịch với các qui tắc dân chủ của Hiến Pháp Pakistan”.
 

 TOP

 

Về Nỗi Khốn Khổ của Kitô hữu Công giáo ở Pakistan

 

Theo ông Robin Fernandez, sáng lập viên nhóm nhân quyền Lương Tâm ở Karachi Pakistan, chủ bút của tờ nhật báo Tiếng Nói Kitô Hữu của giáo phận, bí thư thông tin cho nhóm Phóng Viên Nhân Quyền và Dân Chủ, và là phần tử của nhân viên chủ biên tờ nhật báo Dawn ấn bản Anh ngữ của Pakistan, đã cho biết nhận định của mình về tình hình người Kitô hữu Công giáo đang sống trong một hoàn cảnh tế nhị giữa một nước Pakistan đa số là Hồi hữu, qua cuộc phỏng vấn với mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit sau đây:

 

Vấn:     Pakistan dường như là một nơi khó sống đối với Kitô hữu. Phải chăng đó là điều thực sự hay chỉ là ấn tượng từ bên ngoài mà thôi?

 

Đáp:    Nói chung, không khó sống đời Kitô hữu ở Pakistan như thực tế cho thấy. Có những thách đố khác nhau, thế nhưng, mỉa mai thay, thay vì làm cho dân chúng bị tổn thương, những thách đố ấy làm cho họ không chán nản, thậm chí còn mãnh liệt nữa.

 

Những đe dọa người Kitô hữu Pakistan phải đương đầu ngày nay xuất phát chính yếu từ những nhóm cực đoan Hồi giáo nhỏ nhưng mãnh lực. Các phần tử thuộc các nhóm này bị kích động bởi một cảm quan về công lý bừng nóng và hầu như là một ước mong bị ám ảnh muốn trả đũa những sai trái mà đồng đạo của họ phải chịu đựng, cũng như muốn trả thù cho những cái chết của các Hồi hữu của họ ở Iraq, Bosnia, Kashmir, Afghanistan và các nơi khác. Những hoạt động của họ không phải là những gì phổ thông hay được chính quyền ủng hộ tán thành, thế nhưng động lực của họ có lẽ được nhiều người chấp nhận.

 

Hầu hết Kitô hữu Pakistan chú ý tới sự kiện là họ được nâng đỡ hỗ trợ bởi đa số đồng hương Hồi hữu của họ.

 

Hầu như hai cộng đồng này được hoan hưởng một cảm quan sâu xa về việc hiểu biết và mối thân tình. Họ chia vui sẻ buồn với nhau, và sống hòa hợp với nhau trong tình nghĩa hàng xóm láng giềng thân thiện nhất ở xứ sở này. 

 

Hầu hết những người Pakistan cảm phục hoạt động của Kitô hữu và các tổ chức của Kitô hữu. Họ tôn trọng Kitô hữu như thành phần công dân tuân giữ luật pháp, như thành phần công nhân cần mẫn, và coi trọng họ như những nhà xây dựng quốc gia và cơ cấu.

 

Nhiều điều xẩy ra cho Kitô hữu cũng như cho các tổ chức của họ ở Pakistan ngày nay liên quan tới những gì Hiệp Chủng Quốc cùng đồng minh của Hiệp Chủng Quốc làm hằng ngày đối với các quốc gia Hồi hữu hay với thành phần Hồi hữu trên khắp thế giới.

 

Nếu Hiệp Chủng Quốc dội bom A Phú Hãn hay xâm chiếm Iraq, thì các nhóm quá khích ở xứ sở này btin rằng họ có thể trả đũa Hiệp Chủng Quốc và liên minh của Hiệp Chủng Quốc bằng việc tấn công một nhà thờ hay bất cứ một tổ chức Kitô hữu nào.

 

Bởi vậy mà chúng tôi cuối cùng phải chịu hậu quả nặng nề của bất cứ hành động tấn công nào của Tây phương trên thế giới. Xin quí vị nhớ rằng, hầu hết người Pakistan không chấp nhận mối liên hệ do thành phần cực đoan quá khích này tạo nên giữa việc tấn công của người Tây phương với thành phần Kitô hữu địa phương, và tin rằng đó là việc làm sai lầm khi trừng phạt bất cứ ai mà không phải là chính phủ Hoa Kỳ về các hành động của chính phủ này.

 

Những người Công giáo và các hệ phái Kitô giáo khác được tự do thờ phượng. Chính phủ đã cung cấp cho các nhà thờ và các tổ chức dễ bị vi phạm những người canh giữ. Kitô hữu Pakistan và thành phần thiểu số về tôn giáo khác được những Hồi hữu tôn kính và ca ngợi.

 

Pakistan có một xã hội nhiều khoan nhượng hơn khoảng 26 năm về trước, và phần lớn thành phần thiểu số tôn giáo sống ở đây cảm thấy an toàn. Thế nhưng, từ đầu thập niên 1980, xứ sở này đã thấy xuất hiện và ban hành những luật lệ khác nhau làm hao mòn đi dần dần tấm vải đa diện của xã hội.

 

Những thứ luật lệ ấy, được thông qua bởi một thứ động lực được gọi là Hồi giáo hóa của cố lãnh đạo quân lực Zia ul-Haq, là những luật lệ kỳ thị thành phần thiểu số tôn giáo. Đột nhiên các phần tử thuộc những niềm tin khác thấy mình bị đối xử một cách bất thường.

 

Chỉ cần nêu lên cho quí vị một thí dụ nho nhỏ, đó là cột về tôn giáo được đưa vào giấy thông hành quốc gia trong thập niên 1980. Trước đó, hiếm khi nào thấy tôn giáo là một vấn đề quan trọng lắm.

 

Vấn:     Gần đây cảnh sát ập vào khám xét một tiệm sách của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô ở Saddar, tịch thu đồ đạc, chất vấn một nhân viên của tiệm sách này 24 tiếng đồng hồ và dọa nạt các nữ tu. Một bài viết chất chứa những lời cáo giác của thành phần cực đoan Hồi hữu, được phổ biến trên một nhật báo quốc gia ở Urdu, đã làm bùng lên cuộc lục soát này. Tại sao điều này lại xẩy ra? Tại sao một tiệm sách Kitô hữu lại được coi là nguy hiểm hay làm tổn thương đối với Hồi giáo?

 

Đáp:    Có một mối ngờ vực còn vương vất nơi thành phần quá khích là Kitô hữu đang thực hiện việc dụ giáo bằng những tiệm sách này và tìm kiếm những cách thức kín đáo hay công khai để truyền bá đức tin của mình. 

 

Thế nhưng, như bất cứ phần tử nào thuộc các hệ phái Kitô giáo mở những tiệm sách ấy sẽ nói với quí vị rằng sách vở và văn liệu khác, những đồ đạo, các bức tranh, bức hình, các phim hình và các băng âm thanh đều nhắm nguyên vào các phần tử thuộc niềm tin của họ mà thôi.

 

Trong trường hợp của người Công giáo, không có một nguồn nào khác ngoại trừ tiệm sách của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô ở Saddar. Tiệm sách này có một giá trị khôn lường đối với họ. Người Công giáo đến đây mua Thánh Kinh, tràng hạt, hình ảnh, ảnh đeo, lịch, băng âm thanh và đĩa nhỏ, cũng như một loạt sách vở về thần học, nghệ thuật và ngôn ngữ v.v.

 

Có lẽ cũng nên biết một chút về tiệm sách này. Tiệm này được tọa lạc ở ngay trung tâm của thành phố. Có 3 tiệm sách Kitô giáo khác như vậy ở vùng được gọi là Saddar. Tiệm thứ nhất của Salvation Army, tiệm thứ hai bởi Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, và tiệm thứ ba bởi Hội Thánh Kinh Pakistan liên hệ phái.

 

Tiệm sách cuối cùng này thực sự đã bị nổ bom một năm rưỡi trước đó, và mặc dù các viên chức cảnh sát vẫn còn nhấn mạnh rằng chính tiệm sách không phải là mục tiêu chính, có một ít vấn đề về các ý hướng của thành phần khủng bố. 

 

Tiệm sách của Salvation Army đang được hai cảnh sát viên canh gác vì tiệm này cũng bị đe dọa trong quá khứ mới đây.

 

Cả 3 tiệm sách này đều hiện diện mấy thập niên qua, và chỉ mới đây mới được thành phần quá khích chú trọng tới. Tiếc thay những kẻ quá khích này biết ray ít về những tiệm sách của chúng ta và mục đích của việc chúng hiện diện.

 

Nơi trường hợp đặc biệt của tiệm sách dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, có một dự án tỉ mỉ để gài bẫy cơ quan ấy và bày ra một thứ mê cuồng trách cứ nó từ việc lộng ngôn đến việc vi phạm bản quyền, việc phát động màn ảnh bất hợp pháp của những phim ảnh thánh kinh để thực hiện việc dụ giáo.

 

Thế nhưng, dự án ấy không thành, vì thành phần cáo giác không thể chứng tỏ rằng các nữ tu này đang sản xuất những thứ phim ảnh về Thánh Kinh với một số lượng lớn, hay ngầm bán những cuốn viđêô và ngoài đường phố. Hiển nhiên ở đây không phải là trường hợp đó. Nó sẽ là một vi phạm đáng phạt nếu nó ở vào trường hợp như thế.
 
Vấn:     Những biến cố gần đây ở Luân Đôn khiến chúng ta nghĩ đến Pakistan. Ông có nghĩ rằng trong xứ sở của chúng ta có những khóa huấn luyện thành phần khủng bố?

 

Đáp:    Tôi không nghĩ rằng có những khóa huấn luyện ở Pakistan. Thế nhưng tôi tin rằng có những nơi trong xứ sở của chúng ta tiếc thay đã trở thành một mảnh đất phì nhiêu cho thành phần quá khích gặp gỡ và tổ chức, ẩn nấp và nhập vào xã hội mà không ai biết, lẩn lén xuất nhập mà không bị phát hiện. Điều này không được cắt nghĩa như là một dấu hiệu là dân chúng Pakistan ưa chuộng việc quá khích hay thậm chí khuyến khích việc này.

 

Quốc gia này đã bị Hoa Kỳ bắt lính để gia nhập một cuộc tranh đấu dài và rộng chống lại việc các lực lượng chiếm đóng của Sô Viết ở A Phú Hãn, và việc đổ vỡ từ cuộc chiến tranh đó đã cho thấy là quá ư là đắt đỏ và đầy chết chóc. Xứ sở của chúng ta vì thế đã tràn ngập vũ khí và thuộc nghiện. Hàng ngàn những chiến sĩ chống đối đóng ở các thành phố của chúng ta và đã ảnh hưởng sâu xa đến giới trẻ của chúng ta. Giờ đây chúng ta đang chịu đựng cơn gió lốc ấy.

Vấn:     Ông là một ký giả, một người chuyên môn và là một người Công giáo. Ông có cảm thấy được tự do bày tỏ quan điểm của ông hay chăng, hoặc là một ký giả tìm kiếm sự thật, hay là một con người sống đức tin?

 

Đáp:    Dĩ nhiên là có những bóng tối và ánh sáng. Là một ký giả, không phải là bao giờ cũng dễ làm việc của mình. Phần nhiều là nếu chúng ta theo các đạo lý chuyên môn của chúng ta, thì chúng ta buộc phải trung lập bao nhiêu có thể, và không thiên về bên nào, cần phải phác tả sự thật như chúng ta thấy nó.

 

Chúng tôi thường gặp phải việc chống đối từ chính quyền, từ các đảng phái chính trị và từ các nhóm có chủ trương đặc biệt, thế nhưng, trận chiến của chúng ta là trận chiến cho quyền tự do bày tỏ và khả năng thực thi quyền lợi của chúng ta như những phần tử theo lương tâm thuộc xã hội dân sự. Với nỗ lực đó thì chúng tôi không bao giờ cũng thành đạt, nhưng cũng không phải lúc nào cũng thất bại.

 

Là một người Công giáo, tôi cảm thấy rằng những đường lối tìm kiếm chân lý của chúng ta đều được cảm nhận, thế nhưng vẫn còn bị một số hiểu lầm. Những người đồng hương Hồi hữu của chúng ta là những người hỗ trợ, và nhiều người trong họ tin tưởng chúng tôi là thành phần thiểu số khôn sáng, một thành phần đóng vai trò rất lớn trong xã hội Pakistan.

 

Thế nhưng, có những thành phần tin rằng Kitô hữu không thuộc về Pakistan, và cần phải loại trừ khỏi tất caảmọi lãnh vực.
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 24/7/2005

 TOP

 

ĐHY Hiệp Vương Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền của ngài can thiệp vào bản hiến pháp Iraq

 

ĐHY Murphy-O’Connor, TGM Westminster, sau lời kêu gọi của các vị lãnh đạo Kitô giáo ở Iraq, đã lên tiếng bằng một bức thư hôm Thứ Sáu 2/9/2005 kêu gọi vị ngoại trưởng Hiệp Vương Quốc là Jack Straw can thiệp vào việc soạn thảo Bản Hiếp Pháp Iraq để loại bỏ các khoản (2a chẳng hạn) phạm đến quyền lợi tự do tôn giáo của Kitô hữu cũng như của các nhóm thiểu số khác, một bản hiên pháp được đệ trình từ ngày 25/8/2005.

 

Khoản hiến pháp này, theo Associated Press, viết rằng: “không một luật lệ nào được thông qua nếu mâu thuẫn với các qui luật bất khả bàn cãi của Hồi giáo”.

 

Mạc dù những vị lãnh đạo Kitô giáo ở Iraq “không đặt vấn đề là Iraq sẽ trở thành một quốc gia Hồi giáo hay chăng, cũng không chống Hồi giáo là tôn giáo, một tôn giáo trong số các tôn giáo, khác đang được coi là nguồn duy nhất của việc lập pháp, các vị cũng cảm thấy hết sức lo sợ”.

 

Vị hồng y này cảnh giác là nếu khoản luật ấy không được loại trừ đi thì nó có thể gây ra “những hậu quả tàn hại” đối với thành phần thiểu số Kitô hữu xưa kia, cũng như làm “suy yếu trầm trọng” các dự án của Hiệp Vương Quốc đối với một nền dân chủ vững vàng nơi miền đất ấy.

Ngài viết rằng bản hiến pháp ấy chất chức “một thứ đe dọa thực sự đối với quyền tự do tôn giáo”.

 

Bản hiến pháp được soạn thảo này sẽ được bỏ phiếu bằng một cuộc tổng trưng cầu dân ý và được tu chính bởi tổng hội đồng vào ngày 15/10/2005, thế nhưng, theo Associated Press thì vẫn đang có những bàn luận diễn tiến để điều chỉnh nó.

 

ĐHY Murphy đã xin ngoại trưởng Jack “hãy gây ảnh hưởng trên các đảng phái về Bản Hiến Pháp này để đưa vào những khoản đặc biệt bảo đảm thiết lập quyền bình đẳng của thành phần không phải là người Hồi giáo và loại trừ đi khoản hiến pháp được đề cập đến trên đây”.

 

TOP

Một Nhà Thờ Công Giáo ở Sri Lanka bị cướp phá và thiêu rụi

Theo tin của cơ quan truyền giáo hải ngoại của Tòa Thánh Fides thì một nhà thờ ở giáo phận Anuradhapura đã bị cướp phá và thiêu rụi giữa thanh thiên bạch nhật.

Những cuộc điều tra sơ khởi của cảnh sát về cuộc tấn công hôm Thứ Bảy 16/7/2005 cho thấy là vụ này gây ra bởi các nhóm Phật Giáo cuồng tín quá khích, thành phần đang bất mãn và gây ra những ác cảm chống Kitô hữu khắp quốc gia hải đảo này.

Vì cảm tình đối với Kitô giáo lan rộng mà Quốc Hội nước này đã vắn tắt bàn đến hai dự luật cấm không cho theo đạo Công giáo bởi thế đã gây ra tình trạng bất ổn về tôn giáo tại đây.

ĐGM Norbert Andradi ở Anuradhapura đã xác nhận là đã xẩy ra cuộc tấn công và việc phá hoại Nhà Thờ Thánh Giá này ở tỉnh Pulasthigama. Hôm Thứ Tư 20/7/2005, vị giám mục này đã cho biết như sau:

“Đây là lần đầu tiên một ngôi nhà thờ thuộc giáo phận của chúng tôi bị tấn công và chúng tôi cảm thấy hết sức bàng hoàng. Dân chúng sợ hãi và nghĩ đến lý do thúc đẩy việc tấn công ấy.

“Cuộc tấn công xẩy ra giữa ban ngày. Chỉ có hai em trai duy nhất đã dừng chân để cầu nguyện trong nhà thờ này vào lúc bấy giờ. Bất thình lình một nhóm người trùm đầu bịt mặt phá cửa nhào vô nhà thờ và bắt đầu đập phá mọi thứ, kể cả bàn thờ và thánh giá. Hai em trai bị đánh tơi bời nhưng cố thoát thân.  

“Khi thành phần gây ra tội ác này làm xong việc phá hoại của mình thì châm lửa đốt nhà thờ. Các gia đình địa phương tuốn đến chữa lửa bằng nước nhưng đã quá trễ. Tất cả những gì còn lại nơi ngôi nhà thờ này là một đống tro tàn.

“Chúng tôi không hiểu được lý do tại sao, ngoại trừ những ác cảm chống Kitô hữu đang lan tràn liên quan tới vấn đề bàn cãi. Ở các nơi khác của xứ sở Sri Lanka này, các nhà thờ Tin Lành cũng đã bị tấn công, nhưng hầu như bao giờ cộng đồng Công giáo chịu tấn công nhiều nhất”.

Vị giám mục địa phương này cho biết ngài đã viết những bức thư trình cho các vị thẩm quyền dân sự. Ngài nói rằng các vị lãnh đạo Phật giáo địa phương lên án cuộc tấn công này bằng những lời lẽ tỏ tình liên đới đoàn kết.

Giáo phận Anuradhapura có dân số khoảng 1.4 triệu người, hầu hết là Phật tử. Chỉ có khoảng 12.500 Kitô hữu Công giáo thôi.

Có một thời thủ đô của nước Sri Lanka là Anuradhapura theo truyền thống đã từng được coi là nơi Phật Tổ có “ba giác ngộ”, và là một nơi trong những địa điểm quan trọng nhất đối với Phật tử ở Đông Nam Á.

Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 21/7/2005

TOP

Các Vị Giám Mục Đẩy Mạnh Việc Chấm Dứt Đạo Luật Trừng Phạt Lộng Ngôn

Theo cơ quan Fides của Tòa Thánh thì các vị giám mục Pakistan, liên kết với một số tổ chức ton giáo và nhân quyền, trong đó có Ủy Ban Hòa Bình và Phát Triển Con Người – một nhóm bao gồm cả Kitô hữu và Hồi hữu – và có cả Liên Minh Tất Cả Thành Phần Thiểu Số Pakistan, đã nêu lên vấn đề tôn trọng qui tắc về luật lệ, bằng việc tường trình những trường hợp mạo tố về vấn đề lộng ngôn và những trường hợp bạo động phạm đến những người Kitô hữu và không phải Kitô hữu.

Chẳng hạn, cảnh sát Karachi gần đây đã bắt nhốt một người phu quét đường Hồi giáo lão thành tên là Yousaf Masih, vì ông bị cáo buộc là đốt những mảnh giấy có các chữ in câu Kinh Koran. Người lao nhân mù chữ này nói là ông chỉ đốt những tờ nhật trình và các giấy tờ khác theo việc làm của mình thôi.

Sau đó, ở thành phố Nowshera, không cách xa Peshawar bao nhiêu, ở vùng biên giới tây bắc nơi này, một đám hỗn dân Hồi giáo đã đốt đền Ấn Giáo Lamba Vera và quăng đuốc lửa đốt các nhà của người Kitô hữu và Ấn giáo. Các gia đình hoảng sợ đã thoát khỏi vùng này và nay trở thành những người vô gia cư.

Gần đây, cảnh sát Pakistan đã ập vô lục soát và tịch thu các sản phẩm được bày bán của một tiệm sách của nữ tu Dòng Nử Tử Thánh Phaolô ở Saddar, gần Karachi.

Trong một bản văn gửi cho cơ quan Fides của Tòa Thánh, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của các vị giám mục Pakistan đã kêu gọi chính quyền hãy có biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực này và tái yêu cầu chính quyền hãy rút lại khoản luật trừng phạt lộng ngôn.

Bản văn này cũng lên án các hành động bạo lực của thành phần quá khích Hồi giáo và kêu gọi thả ngay ông Yousaf Masih. Theo những tu chính được chuẩn nhận vào năm 2004 thì một cuộc điều tra cần phải được thực hiện trước khi ra lệnh giam giữ.

Thật vậy, năm vừa rồi Quốc Hội Pakistan đã chuẩn nhận một đạo luật giảm bớt phạm vi của các khoản luật trừng phạt lộng ngôn. Việc tu chính luật lệ này có nghĩa là các viên chức cảnh sát phải điều tra các lời cáo buộc lộng ngôn, bảo đảm rằng chúng có những lý do vững chắc, trước khi cáo buộc các án hình sự.

Khoản luật trừng phạt lộng ngôn liên quan đến 2 phần của Bộ Luật Pakistan về Phương Thức Hình Sự lên án các thứ xúc phạm đến Kinh Koran hay đến danh tính của vị tiên tri. Án nặng nhất là bị tù chung thân.

Tuy nhiên, khoản luật này cũng được sử dụng để chống lại thành phần thù địch về chính trị hay kẻ thù riêng tư, bởi thành phần bảo thủ Hồi giáo hay bởi việc trả thù riêng.

Theo ủy ban này thì từ năm 1988 có khoảng 650 người đã bị cáo gian và bị giam giữ theo luật trừng phạt lộng ngôn của Pakistan. Hơn nữa, cũng vào thời khoảng này, có khoảng 20 người đã bị giết chết vì bị tố cáo cùng một tội hình này. Hiện nay có khoảng 80 Kitô hữu đang bị ngồi tu vì tội lộng ngôn. Hồi giáo chiếm 97% của xứ sở có 155 triệu dân này.

Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 8/7/2005

TOP

 

Cảnh Sát ở Pakistan Ập Vào Lục Soát và Tịch Thu một Tiệm Sách Công Giáo của Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô

TGP Karachi đã lên án những lời cáo buộc của truyền thông đối với một tiệm sách Công Giáo là dòng Nữ Tử Thánh Phaolô điều hành.

Những lời cáo buộc của giới truyền thông (nhất là sau bài báo của tờ nhật báo toàn quốc Urdu) được coi là cớ thúc đẩy một cuộc ập soát tiệm sách này ở Saddar, gần Karachi, hôm 13/6. Cảnh sát đã tịch thu những mại sản của tiệm sách này lấy lý vì những thứ ấy là những gì lộng ngôn phạm thượng.

Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu tường trình thì một người đàn ông đứng bán ở tiệm sách này đã bị chất vấn trên 24 tiếng đồng hồ, trong khi đó các nữ tu bị đe dọa.

Vào ngày 12/6, tờ nhật báo Nawa-l-Waqt đã bài bác việc Kitô hữu bán buôn một cách công khai những băng âm thanh hay băng hình ảnh. Bài báo này cho rằng có một số CD đã làm gia tăng tính cách ám sát các nhân vật của đạo Hồi giáo. Bài báo cũng tường trình cho biết những phản ứng của thành phần giáo sĩ Hồi giáo, những vị đã ban hành một sắc chỉ và kêu gọi mở hồ sơ điều tra vụ lộng ngôn. Phóng viên viết bài báo này đã tung ra những kết luận và dẫn giải sai lầm về nhân vật Thánh Phaolô và những cuộc phim được bày bán, tất cả những sản phẩm bày bán, theo tác giả bài viết, đều là của một hãng Do Thái. Tác giả bài báo thậm chí còn viết là Thánh Phaolô là một người Do Thái sùng đạo, một con người đã hăng say bắt bới Chúa Kitô và Kitô hữu.

ĐTGM Evaristo Pinto ở Karachi đã nói với cơ quan Tín Vụ Á Châu rằng đây là một vấn đề trầm trọng và nó sẽ được trình lên bộ trưởng nội vụ.

Theo Cha Arthur Charles ở TGP Karachi thì vào ngày 12/6/2005, lúc 2 giờ sáng, cảnh sát đã cố vào nữ tu viện Nữ Tử Thánh Phaolô, nhưng bị người canh gác chặn lại.

Ngày hôm sau, cảnh sát đã đến tiệm sách, khóa cửa nhốt một số khách hàng và các nữ tu lại, để bắt đầu lục soát các CD và băng hình.

Theo bản văn của TGP Karachi thì: “Việc phổ biến vào Tháng 6 của những tin tức vô bằng ở một tờ nhật báo nhỏ bằng tiếng Urdu đã làm cho Kitô hữu Pakistan cảm thấy rất đau lòng và gây tai hại cho việc đối thoại và đoàn kết giữa Kitô hữu và Hồi hữu ở xứ sở này”.

Theo bản văn này thì bài viết của tờ báo ấy viết những điều méo mó về thực tại “làm cho Kitô hữu mang một hình ảnh xấu xa”, và hoàn toàn sai lầm cho rằng các cuốn phim được bán ở tiệm này được sản xuất bởi một hãng Do Thái. Cũng không đúng với sự thật nữa đó là ý hướng muốn trình chiếu những cuốn phim ấy khắp quốc gia.

Hầu hết các băng hình được dòng Nữ Tử Thánh Phaolô bày bán là những băng hình được căn cứ vào Thánh Kinh và đã bày bán cả mấy thập niên khắp Pakistan. Mục tiêu của những cuốn băng hình ấy là để kiên cường đức tin của cộng đồng Kitô hữu địa phương. Bản văn này cũng kêu mời thành phần đạo giáo Hồi hãy gặp gỡ Kitô hữu để bàn về vấn đề này.

Trong 155 triệu dân, Kitô hữu chiếm chiếm được 2.5% mà thôi.

Tâm Phương, BVL, theo Zenit ngày 4/7/2005

TOP

 

Lại Một Nữ Tu Viện Công Giáo Bị Tấn Công ở Ấn Độ

 

Chỉ sau một vài ngày hội đồng giám mục Ấn Độ lên tiếng kêu gọi thẩm quyền dân sự hãy bảo vệ nhân viên của Giáo Hội khỏi bị tấn công như những vụ đã xẩy ra trước đó thì một nữ tu viện khác lại bị tấn công vào sáng sớm hôm Thứ Ba 21/6/2005, ở tiểu bang Bihar.

 

Thật vậy, theo mạng điện toán Zenit ngày Thứ Tư 22/6/2005, thì vào sáng sớm Thứ Ba, có 10 tay tấn công cầm súng và các thứ khí giới khác tấn công vào Trung Tâm Chetanalaya là nơi được quản trị bởi dòng Chị Em Bác Ái Nazarét ở Rajgir, một thành phố nhỏ du lịch ở quận hạt Nalanda thuộc trung độ Bihar, cách thủ đô Patna khoảng 100 cây số (62 dặm).

 

Theo các nữ tu tại đây thì những tay hôi của ấy đã lấy đi những đồ giá trị và 560 Mỹ kim tiền mặt.

 

Nữ tu Rose Plathottam, nữ giám đốc trung tâm này cho biết như sau: “Tôi đang ngủ trên sân thượng cùng với 11 em gái khuyết tật, những em ở lại trong mùa hè. Vào khoảng 11 giờ đêm, có chừng 10 người trẻ mang súng ống cùng với các loại khí giới khác tiến vào tu viện của chúng tôi… bằng cách trèo tường vào. Không thấy ai ở lầu dưới, họ đã lục soát tu viện để tìm cho ra chìa khóa các phòng ốc. Sau đó họ lên sân thượng, lấy súng đe dọa tôi và lôi tôi lê trên sàn”. Rồi sau đó những người này điện thoại lưu động và tiền mặt.

 

Nữ tu này cảm thấy sợ vì bấy giờ chỉ có một mình sơ ở đó, và sơ đã mở phòng cho đám trẻ này lấy điện thoại của sơ và tiền bạc. Đoạn họ bắt sơ đến một đầu khác của dinh thự này và yêu cầu thêm tiền bạc. Trong khi đó, những tay khác thuộc đồng bọn lục soát tất cả trung tâm này, kể cả trạm phát thuốc và trường học. Những tay khác hăm dọa những em gái, tuổi từ 5-14, đang che mặt bằng chăn màn. Cuối cùng họ bỏ đi với những đồ lấy được trong tay.

 

Nữ tu Teresa Kotturan là bề trên giám tỉnh của dòng này đã cho cơ quan Tín Vụ SAR biết rằng nội vụ đã được báo trình cho cảnh sát: “Dường như những tay ăn cướp này biết được địa điểm ấy. Bằng không họ không cách nào lọt được vào bên trong một cách dễ dàng như thế”.

 

Theo nữ tu bề trên này thì hình như đó là “coach thức trong tất cả những cuộc tấn công gần đây vào các nữ tu viện ở Bihar. Các nữ tu viện là những nơi dễ bị tổn thương nhất vì là nơi những băng tham của có thể kiếm được tiền bạc”.

 

Thật vậy, hôm 9/6, đã có 2 nữ tu viện khác ở Bihar bị tấn công, một của cùng dòng trên đây ở Slkho, giáo phận Bhagalpur, và một của dòng Notre Dame ở giáo phận Bettiah.

 

Vào ngày 12/6, tiểu bang Rajasthan đã xẩy ra cuộc tấn công nữ tu viện Chị Em Phanxicô Đức Bà Ban Ơn ở Bhiwadi, kết quả là các nữ tu bị thương tích và của cải bị cướp giật.


Bá Vũ Ly, theo Zenit ngày 22/6/2005

TOP

 

Một Đền Thánh Công Giáo bị phạm thánh ở Ấn Độ

 

ĐGM Gerald Almeida ở Giáo Phận Jabalpur đã kịch liệt lên án “hành động bạo lực hèn nhát” phạm đến đền  thánh Chúa Hài Nhi Giêsu của cộng đồng Kitô hữu.

 

Theo lời của vị giám mục này cho cơ quan Tín Vụ Á Châu biết thì “khoảng nửa đêm Chúa Nhật, 12/6/2005, có một nhóm thành phần vô loại đã tiến vào đền thánh Hài Nhi Giêsu thuộc khuôn viên của Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi với những hành động phạm thánh. Ngoại trừ một số vụ xẩy ra, thành phần bảo thủ đã tha cho vùng này”.

 

Nhóm người tấn công này, hầu hết là nam nhân, đã ném trứng thối và nước được pha xanh vào địa điểm đền thánh ấy, một đền thánh tọa lạc tại tiểu bang Madhya Pradesh. Vị giám mục cho biết tiếp rằng “khi nhân viên canh gác thấy họ thì họ liền tẩu thoát”, cho đến nay vẫn chưa có ai bị bắt giữ cả.

 

Vụ này xẩy ra vào thời điểm Kitô hữu càng ngày càng lo ngại tình trạng bạo động kỳ thị giáo phái nhắm vào họ ở những tiểu bang thuộc quyền của thành phần bảo thủ Ấn giáo là Đảng Bharatiya Janata, những nơi như Madhya Pradesh, Gujarat, Orissa, Utta Pradesh và Punjab.

 

Vị giám mục trên nói rằng phản ứng của ngài về vụ bạo hành này sẽ là một cuộc chay tịnh luân phiên khắp Giáo Phận Jabalpur. Ngài nói: “Chúng tôi sẽ nguyện cầu để Chúa biến đổi trí lòng của những người tấn công Kitô hữu”.

TOP

 

Hai Nữ Tu Viện Công Giáo bị Tấn Công ở Tiểu Bang Bihar Ấn Độ

Cuộc tấn công xẩy ra vào khoảng nửa đêm Thứ Năm tuần trước 9/6/2005. Một nữ tu già ở tu viện Đức Bà ở Raxual thuộc giáo phận Bettiah sau cuộc tấn công của 15 tay băng đảng bị thương nặng ở đầu đã được đưa vào bệnh viện.

Cùng đêm hôm ấy, nữ tu viện của Chị Em Bác Ái Nazarét ở Sokho giáo phận Bhagalpur cũng bị tấn công. Chưa có chi tiết nào rõ ràng về vụ thứ hai này.

Nữ tu Manjula dòng Đức Bà bấy giờ đang ở với hai nữ tu khác và người giúp việc của các sơ khi những tay tấn công tiến vào tu viện sau khi phá cổng và cửa.

Cha Henry Fernando giáo phận Bettiah đã nói với tờ nhật báo Công Giáo Ấn Độ này là “Họ đòi tiền”.  Theo vị linh mục này thì nhóm người tấn công đã đánh đập nữ tu già trầm trọng đến nỗi làm cho sơ gẫy cả xương sườn.

Vị linh mục còn cho biết rằng ĐGM Victor Thakur giáo phận Bettiah đã đến thăm tu viện này và người nữ tu bị thương ở bệnh viện. Ngoài ra cũng còn có một nữ tu bị thương nhẹ. Cuộc tấn công vào hai tu viện này là những vụ mới nhất trong loạt tấn công các nữ tu và linh mục làm việc ở Bihar.

Tháng 4 vừa rồi, cha Matthew Uzhuthal, 72 tuổi, tổng đại diện ở TGP Patna đã bị đâm chém và đã qua đời vì các thương tích vào ngày 1/5.

 

TOP

 

 

Kitô Hữu không được công khai hay lén lút hành đạo Ở Saudi Arabia

 

Hôm 28/5/2005, có 8 Kitô hữu bị bắt ở Riyadh nước Saudi Arabia vì niềm tin của mình. Họ hàng và bạn hữu của họ đã kêu gọi chính quyền thả những nạn nhân này ra. Lời kêu gọi này đã được gửi đến cơ quan Tín Vụ Á Châu là Viện Giáo Hoàng Đặc Trách Truyền Giáo Hải Ngoại. Trong số bị thành phần cảnh sát tôn giáo gọi là muttawa bắt có ông John Thomas, 37 tuổi, người bản xứ Kerala Ấn Độ và người đồng hương Vijay Kumar, 45 tuổi, ở Tamil Nadu.

 

Ông Thomas bị tố cáo là “dụ giáo”, nhưng họ hàng của ông cho biết là trong 8 năm qua tất cả những gì ông làm đó là tổ chức những buổi qui tụ nguyện cầu tại chung cư của ông với anh chị em Kitô hữu Ấn độ đồng đạo mà thôi. Đây là lần đầu tiên ông trở thành mục tiêu bắt bớ và “đã bị hành hạ dã man”. Cơ quan Tín Vụ Á Châu cho biết như thế.

 

Cũng theo cùng nguồn tin thì cùng với thành phần cảnh sát thông thường, nhóm cảnh sát tôn giáo đã đến đón ông Thomas từ chỗ làm việc và chở ông về nhà của ông, nơi ông bị đánh đập trước mặt đứa con trai 5 tuổi và một người giữ trẻ, người cũng bị đánh đập nữa.

 

Sauk hi các thứ đồ đạo như Sách Thánh Kinh bị tịch thu, ông đã bị tống ngục. Khi vợ của ông, đang có thai được 5 tháng về nhà, chị thấy nhà cửa bị phá hoại. Cùng với họ hàng của mình, chị đã thực hiện việc kêu gọi thả chồng chị ra và quyền cho gia đình chị được trở về Ấn Độ.

 

Cùng ngày ông Thomas bị bắt, còn có 7 Kitô hữu khác cũng bị bắt giữ và tống ngục. Một người trong họ đã sử dụng điện thoại di động để gọi cho một người bạn kể cho biết họ bị hành hạ ra sao.

 

Cuộc bách hại Kitô giáo ở Riyadh xẩy ra sau một vụ bắt nhốt khác vào tháng 3/2005 vừa rồi, đó là vụ bắt ông Samkutty Varghese, một Kitô hữu tin lành cũng ở Ấn Độ. Thành phần cảnh sát tôn giáo đã tìm thấy nơi bịch của người này một cuốn Thánh Kinh ấn bản Hindi cùng với một danh sách điện thoại được họ thường sử dụng để thực hiện các cuộc giam bắt khác.

 

Theo cơ quan Quan Tâm Kitô Giáo Quốc Tế ở Washington DC thì vụ bắt bớ ngày 28/5/2005 là vụ lớn nhất vi phạm đến thành phần tôn giáo thiểu số tại xứ sở này trong những thập niên qua. Ở Saudi Arabia chỉ có niềm tin Hồi giáo mới được phép công khai tuyên xưng mà thôi.

 

Hôm Thứ Tư 8/6/2005, có 7 Kitô hữu đã được thả ra, trong đó có 6 người Tin Lành, với điều kiện (được ký kết đàng hoàng) là họ không được thi hành những việc đạo đức của họ tại gia nữa. Người Kitô hữu thứ bảy được thả ra là người bị bắt hôm tháng 3 trên đây, người đã bị tịch thu danh sách điện thoại để nhóm cảnh sát tôn giáo căn cứ vào đó tìm bắt các Kitô hữu đồng đạo khác của người này. Ngoài ra, còn 2 người nữa chưa được thả vì cần phải “điều tra thêm”.

 

Theo cha Bernardo Cervellera, giám đốc cơ quan Tín Vụ Á Châu thì cho đến mấy năm trước đây “Kitô hữu thậm chí không được phép cầu nguyện tư riêng nữa”. Hiện nay, như vị linh mục này cho biết, vì áp lực quốc tế, vương gia Saudi đã cho phép thành phần không phải Hồi giáo được thự chành tôn giáo của mình riêng tư tại gia. Thế nhưng, cha nói: “Tiếc thay, cảnh sát và một phần khá đông của xã hội Saudi vẫn không chấp nhận việc giải thoát hóa này, bởi thế mà Kitô hữu mới bị bắt nhốt”.

 

TOP

 

Nhà Cửa của Kitô Hữu ở Orissa Ấn Độ được lệnh Phá Hủy để làm đẹp thành phố

 

Theo cơ quan Tín Vụ SAR, được mạng điện toán Zenit phổ biến ngày 9/6/2005, thì Giáo Hội ở Ấn Độ đã phản ứng trước lệnh của chính quyền thuộc quận hạt Koraput truyền hủy hoại các nhà cửa của trên 100 “bộ tộc” Kitô Hữu ở tiểu bang Orissa miền đông Ấn Độ.

 

Các nguồn tin địa phương cũng xác nhận là lệnh này đã được khơi động từ RSS (Rashriya Swayamsevak Sangh), Tổ Chức Thiện Nguyện Viên Quốc Gia, một trong những tổ chức Ấn Giáo bảo thủ chủ trương phát động ý hệ Ấn Giáo Dân Tộc.

 

Tổ chức RSS này là một tổ chức có quyền lực ở tiểu bang này, và là một ngành võ trang thuộc Đảng Bharatiya Janata Ấn Giáo, một Đảng đang cầm quyền cai trị Orissa.

 

Đây không phải là lần đầu tiên dân chúng ở Koraput và Jeypore chứng kiến thấy những màn bất dung nhượng và bạo lực gây ra bởi thành phần cực đoan Hồi giáo.

 

Cha Babu Joseph là phát ngôn viên của hội đồng Giám Mục Ấn Độ, qua lời phát biểu với cơ quan Fides của Tòa Thánh Vatican đã cho biết là “chính quyền địa phương thậm chí không cho biết gì về nhà cửa mới khác cho những gia đình bị mất nhà mất cửa nữa. Lệnh này là những gì vi phạm đến quyền tự do và quyền lợi của các gia đình Ấn Độ này. Đạy là một hành động trầm trọng phản lại quyền tự do và các quyền lợi được Hiến Pháp Ấn Độ thừa nhận. Chúng tôi kêu gọi chính quyền hãy bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi này và hãy có biện pháp ngăn chặn việc lan tràn chủ nghĩa bảo thủ do nhóm RSS phát động”.

 

Nhóm RSS gần đây mới thiết lập một trại huấn luyện căn bản ở Jeypore, một trại huấn luyện đã khai báo với Bộ Trưởng Tài Chính ở Orissa là Manmohan Samal và Bộ Trưởng Nước Nôi Rabi Nanda, hai vị đại diện hội đồng được tuyển chọn của Jeypore.

 

Ông Shubha Sarma, thu viên quận hạt Koraput, đã ra lệnh phá hủy ngay lập tức 109 ngôi nhà thuộc Kitô hữu. Thành phần Kitô hữu địa phương tin rằng, ông Nanda, với sự ủng hộ của Samal, phải chịu tránh nhiệm về việc hủy hoại này, họ sợ rằng cả hai ông ấy đang có ý định “thanh lọc” tỉnh này.

 

ĐGM Alphonse Bilung ở Rourkela, thuộc một quận hạt khác của Orissa, đã phát biểu với cơ quan Tín Vụ Á Châu rằng: “Đó là một trường hợp rất ư là thê thảm. Những căn nhà ấy là những căn nhà thuộc vùng nội địa, trong một vùng bán lâm, hầu hết cư ngụ là thành phần bộ tộc rất là nghèo khổ”.

 

Vị giám mục này cho biết tiếp, những người ấy “chấp nhận Kitô giáo nên đã làm cho thành phần bảo thủ yức giận vì trẻ em thuộc các bộ tộc này, như những trẻ em thuộc tất cả mọi niềm tin khác và các tầng lớp dân chúng khác, được giáo dục nhờ đó chúng không thể bị khai thác cho đến độ” họ đã bị trước đó.

 

“Thành phần bảo thủ tiếp tục thực hiện những mưu đồ để đe dọa tâm trí những con người nghèo khổ ấy, bằng cách đe dọa về tâm lý cũng như về kinh tế”.

 

Những người đại diện cho cộng đồng Kitô hữu địa phương đã yêu cầu ông Bộ Trưởng Xếp của Orissa là Naveen Patnaik hãy ngăn chặn “việc trục xuất coi thường những người nghèo này vào ngay trước mùa mưa ấy”. Vị giám mục cho thấy rằng những người dân này có rất ít của cải:

 

“Họ hiếm có được một tủ trà và một ít đồ dùng nhà bếp vất vả lắm mới mua nổi. Khi nhà cửa của họ bị phá hủy, họ sẽ mất đi những gì họ có và họ sẽ không thể nào có được một chỗ trú ẩn sơ sài trú mưa tới đây nữa”.

 

Theo tường trình của cơ quan Tín Vụ SAR thì hội đồng giám mục Ấn Độ hôm Thứ Sáu 10/6 cho biết, ông Naveen Patnaik, Tổng Bộ Trưởng Tiểu Bang đã can thiệp yêu cầu thu viên quận hạt là Subha Sarma ngưng “tiến trình thu hồi tài sản bất hợp pháp ở Christianpeta tạm thời”.

 

TOP

 

 

Hội Đồng Chống Nạn Bạo Lực là nạn tấn công thành phần lãnh đạo và các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ

Hội đồng này được tổng giáo phận Patna phát động ở tiểu bang Bihar. Lý do chính thiết lập Hinsa Virodhi Manch (diễn đàn chống bạo lực) này đó là việc sát hại vị tổng đại diện của tổng giáo phận này là linh mục Matthew Uzhuthal, 72 tuổi, vị đã chết vào đầu tháng này vì không chịu thấu những vết đâm chém của thành phần tấn công ngài.

Vị tổng đại diện này đã bị đâm vào cổ và vào ngực hôm 1/4/2005 khi ngài không chịu đáp ứng đòi hỏi tống tiền cho Gyan Prakash Das là một tay phạm pháp nổi tiếng ở khu vực Munger. Trong lời khai với cảnh sát, vị linh mục nạn nhân đã cho biết kẻ tấn công chính là Das.

Vị linh mục này đã bị tấn công tại văn phòng ngài ở Mokama. Ngài đã được chữa trị ở Bệnh Viện Nazaret ở tỉnh này cho tới ngày 15/4. Được chuyển đến Bệnh Viện Thánh Gia Kurji ở Patna, ngài đã bị mổ xương sống vào ngày 23/4. Sau đó bệnh trạng của ngài càng ngày càng tệ và ngài đã bị hôn mê hai ngày sau đó, cuối cùng đã qua đi vào ngày 1/5.

Từ khi vị linh mục này qua đời, thành phần lãnh đạo Giáo Hội và thành phần hoạt động cho công lý yêu cầu giam giữ tay sát nhân. Thế nhưng, cha K. M. Joseph, một biện hộ viên ở Tòa Thượng Thẩm Patna và là phần tử của hội đồng mới này, đã nói rằng Giáo Hội “cảm thấy buồn là sau cả hơn một tháng trời xẩy ra vụ tấn công này với cái chết của cha Uzhuthal mà tay thủ phạm vẫn chưa bị cảnh sát giam giữ”.


Thành phần giáo sĩ, nữ tu và giáo dân thuộc hội đồng mới này nói rằng việc sát hại vị linh mục tổng đại diện đã gây chấn động Giáo Hội ở Bihar: “Giờ đây chúng tôi hiệp nhất lại vì công lý, chúng tôi muốn hòa bình làm chủ ở Bihar”. Nữ tu Teresa Kotturan, vị giám tỉnh của Chị Em Bác Ái Nazarét đã nói như thế.

 

 

TOP

 

Một Tiểu Bang Ấn Độ bị Áp Lực Tẩy Chay thành phần Kitô hữu

 

Theo tin tức được Zenit phổ biến ngày Thứ Hai 23/5/2005, thì nhóm cực đoan Ấn Giáo đã thực hiện một cuộc vận động ở Orissa kêu gọi chính quyền tiểu bang này hãy loại trừ thành phần Kitô hữu công nhân, cảnh sát và phục vụ dân sự. Thành phần Ấn Giáo cực đoan này đã liên kết động lực bài Kitô hữu với các phần tử của Vishwa Hindu Parishad (VHP), hay Hội Đồng Ấn Giáo Thế Giới.

 

VHP là ngành tôn giáo của Đảng Bharatiya Janata, một đảng đang cai trị tiểu bang miền đông bắc này, một trong những tiểu bang có nhiều thành phần cực đoan Ấn giáo nhất. Đảng này phát động một thứ ý hệ thuộc chủ nghĩa dân tộc và độc giáo.

 

Cha Babu Joseph, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Công giáo Ấn Độ đã nói với cơ quan Fides của Tòa Thánh là “Chúng tôi không chấp nhận đường lối kỳ thị này liên quan tới xã hội và liên hệ tới việc quản trị quần chúng. Chúng tôi rất lo ngại là thứ ý hệ này có thể được lan rộng. Đó là việc vi hiến Ấn Độ, nhân quyền và tinh thần đa nguyên” của đất nước này.

 

Trong những năm gần đây đã xẩy ra những vụ bạo lực phạm đến thành phần thiểu số tôn giáo và các cộng đồng Kitô hữu ở tiểu bang Orissa, cũng như những “cuộc tái trở lại” hàng loạt bắt người dân Ấn Độ theo Kitô giáo phải trở lại Ấn giáo.

 

TOP

 

 

Việt Nam ân xá cho những tù nhân Kitô giáo để Tưởng Niệm Kết Thúc Chiến Tranh với Hoa Kỳ

 

Theo cơ quan ân xá quốc tế thì tổng thống Việt Nam Trần Đức Lương của chính phủ Việt Nam đã thả 7.750 tù nhân, trong đó có 2 tù nhân Kitô giáo nhân dịp kỷ niệm 30 năm thống nhất đất nước, đó là linh mục Phạm Ngọc Liên, và giáo viên Thánh Kinh Lê Thị Hồng Liên (21 tuổi, thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite, bị bắt 6/2004, vì tội “chống lại một người thi hành nhiệm vụ chính thức của họ”), cả hai đều rất yếu sức.

 

Linh mục Phạm Ngọc Liên 63 tuổi là tu sĩ Dòng Đồng Công, người đã bị án 20 năm tù và đã bị giam nhốt 18 năm, (nay đã trở thành, theo anh em dòng ngài cho biết, một con người hoàn toàn ngớ ngẩn), là một trong 23 tu sĩ và linh mục thuộc dòng này bị giam nhốt vào Tháng 5/1987 sau cuộc tra lùng của chính phủ vào khu vực của nhà dòng ở Thủ Đức. Hậu quả chụp mũ đương nhiên sau đó, (với quả tang bắt được các thứ vũ khí gài trước trong khu vực nhà dòng), từ vị linh mục sáng lập dòng này là Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ cho đến anh em dòng của ngài bị tố cáo là “thực hiện việc tuyên truyền chống lại chế độ xã hội và làm nguy hại tới chính sách đoàn kết”. Tất cả đều đã được thả, ngoại trừ Thày Nguyễn Thiên Phụng vẫn còn ở nhà tù Z30A ở tỉnh Đồng Nai.

Theo bài “Lênh Đênh Hải Ngoại: Vượt Thoát Hay Lên Đường” được người viết phổ biến trên thoidiemmaria cũng là bài được dongcong.net lấy phổ biến cùng ngày kỷ niệm 30 năm quốc biến 30/4/2005, thì riêng “vị sáng lập hội dòng Việt Nam đầu tiên là Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ, đầu tiên đã bị kết án tù chung thân trong một phiên xử lịch sử, đến nỗi chính phủ phải vận dụng cả lực lượng an ninh và phát hình ra cả bên ngoài pháp đình để dân chúng theo dõi, một phiên tòa mà vị linh mục lãnh đạo bị can này không hề lên tiếng biện hộ cho mình tí nào, bởi biết rằng việc xử án của chính quyền cũng chỉ là một hình thức che mắt nhân dân mà thôi. Sau đó, bị áp lực từ hải ngoại, chính phủ đã giảm án của ngài xuống còn 20 năm.

“Trong thời gian bị tù 20 năm ấy, ngài đã được vị linh mục đại diện TGP Sài Gòn đến thăm và khuyên ‘cha xin chính phủ ân xá’. Cha Thủ đã từ tốn nhưng thẳng thắn và khẳng khái đáp lại rằng ngài không có tội xin không xin ân xá. Nếu nhà nước muốn tự động ân xá cho ngài, thì trước hết phải thả hết anh em của ngài ra vì cũng giống như ngài không ai trong anh em của ngài có tội, sau nữa phải hoàn trả hết những gì nhà nước đã tịch thu của nhà dòng, và sau hết phải cho ngài được hoạt động lại bình thường. Dĩ nhiên là trước thái độ chẳng những không có tội nhất định không xin ân xá, mà còn đặt điều kiện nếu muốn ân xá cho mình như thế, đời nào nhà nước lại chịu thả ngài về, bằng không hóa ra họ đã mặc nhiên công nhận là họ đã xử oan cho ngài, đã làm một điều sai trái. Thế mà, để lấy điểm với thế giới, để thả con tép bắt con tôm, họ đã không cho ngài ‘được’ ở tù nữa. Để thực hiện điều này, họ không ngầm nói chuyện với ngài như trước nữa, trái lại, họ đột nhiên ‘bắt’ ngài phải về, và anh em dòng của ngài đã hết sức ngỡ ngàng khi thấy ngài bất ngờ trở về với họ ngoài lòng mong ước”.

TOP

 

Một Vị TGM can thiệp vào vụ 40 Kitô hữu Pakistan bị bắt giữ trong 1 Thánh Lễ ở Saudi Arabia

 

Theo cơ quan Tín Vụ Á Châu được mạng điện toán Zenit phổ biến ngày 18/5/2005 thì ĐTGM Lawrence Saldanha ở Lahore, được kêu gọi lấy thẩm quyền của mình để can thiệp “lập tức” trong việc cứu những ai bị giam giữ ở Riyadh bởi nhóm muttawa, nhóm cảnh sát tôn giáo của Saudi Arabia.

 

Vị TGM này nói: “Chính quyền không được tỏ ra kỳ thị tôn giáo trong việc đối xử với trường hợp này, và phải hành động thay cho thành phần công dân sống ở hải ngoại của mình”. 

 

40 Kitô hữu Pakistan bị bắt giữ hôm 23/4/2005 khi họ cử hành Thánh Lễ tại một tư gia thuộc thành phố Riyadh. Nhân viên cảnh sát đã ập vô ngôi nhà đang được cử hành Thánh Thể ấy để tìm kiếm các thứ sách vở và các thứ băng âm thanh và băng hình ảnh của Kitô hữu.

 

Ở Saudi Arabia vấn đề hành đạo bất cứ một tôn giáo nào ngoài Hồi giáo đều là việc bất hợp pháp.

 

Chính quyền Pakistan vẫn giữ thái độ thinh lặng, trong khi chính quyền Saudi cũng chưa ban bố một án lệnh nào về biến cố này.

 

ĐTGM Saldanha, vị chủ tịch đương kim Ủy Ban Toàn Quốc Đặc Trách Công Lý Và Hòa Bình đã gọi việc tống giam này là “một thí dụ trầm trọng cho thấy việc kỳ thị tôn giáo và vi phạm nhân quyền”, và kêu gọi chính quyền Saudi “hãy tôn trọng quyền tự do tôn giáo”.

 

Nhiều nhóm người Pakistan và quốc tế đã yêu cầu chính quyền Pakistan làm sao để giải thoát 40 Kitô hữu Pakistan. Ủy Ban Nhân Quyền Pakistan đã gửi cho ông bộ trưởng ngoại giao Pakistan một bức thư được ký bởi vị tổng thư ký Syed Iqbal Haider, với lời lẽ như:

 

“Việc ông chứng tỏ dấn thân bênh vực nhân quyền đã khiến chúng tôi xin ông hãy đặt vấn đề này với chính quyền Saudi và tìm cách thả ngay những người bất hạnh ấy đồng thời hỗ trợ và nâng đỡ họ như họ cần”.

 

TOP

 

Các Giám Mục Pakistan tấn công Luật Lộng Ngôn của Hồi Giáo

 

Theo Zenit ngày 15/5/2005, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của hội đồng giám mục Pakistan đã phổ biến một bản tường trình, được cơ quan tín liệu Fides của tòa thánh cho biết trong tuần lễ trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, về bản liệt kê tên tuổi của 647 người bị tố cáo là lộng ngôn và bị bỏ tù chung thân từ năm 1988, và có ít là 20 lông ngôn nhân đã bị tử hình.

Luật lộng ngôn được bắt đầu có từ năm 1986, ở đoạn B và C của khoản 295 luật trừng phạt Pakistan. Đoạn B đề cập đến những xúc phạm đến Kinh Koran, một vi phạm có thể bị trừng phạt tù chung thân, và đoạn C trừng phạt tử hình hay tù chung thân “bất cứ ai làm nhục thánh danh tiên tri Mohammad bằng lời nói, chữ viết hay việc làm hoặc biểu hiệu hữu hình, bao gồm cả những gì bóng gió trực tiếp hoặc gián tiếp”.

Các vị giám mục Pakistan tuyên bố đó là một biện pháp “bất chính và kỳ thị”, và luật này được dùng để chống lại những địch thù cá nhân, như cách để trả đũa, hay thậm chí như phương tiện cho thành phần bảo thủ Hồi giáo bách hại Kitô hữu hoặc bất cứ ai không đồng ý với họ.

Giáo Hội ở Pakistan cũng chỉ trích những thay đổi bề ngoài của chính phủ vào Tháng 10/2004 là những thay đổi chỉ liên quan tới phương cách thi hành luật này mà thôi chứ không đụng chạm gì tới nội dung của nó cả.

Theo bản tường trình của các vị giám mục nước này thì có hơn 80 Kitô hữu đang bị tù tội lộng ngôn, một con số lớn so với thiểu số Kitô hữu ở quốc gia này. Cũng theo bản tường trình này thì trong số 647 người bị cáo buộc tội lộng ngôn, có 50% là người Hồi giáo, 37% là người Ahmadis, 13% là Kitô hữu và 1% là Ấn giáo.

Từ năm 1988, những tòa án cao cấp đã tha bổng 102 người bị tố phạm tội lộng ngôn. Những vụ này, theo tòa nhận định, được kiện cáo vì những lý do tôn giáo, tiền bạc và tư riêng.

Trong số 20 người bị tử hình vì tội lộng ngôn, có 14 người là Hồi giáo và 6 là Kitô hữu. Trong số người bị tử hình này có Thẩm Phán Tòa Án Cao Cấp ở Lahore là Arif Hussain Bhatto, vì ông đã bênh vực một người bị cáo bộc là lộng ngôn.

Ở Pakistan, trong tổng số dân 155 triệu người, có 75% là Hồi giáo phái Sunni và 20% phái Shiites. Kitô hữu chiếm 2.5%, trong đó có 1.2 triệu là Công giáo.

 

TOP

 

 

Một Đài Phát Thanh Công Giáo ở Lebanon bị nổ bom

Hôm Thứ Sáu 6/5/2005, Đài Tiếng Nói Bác Ái của Giáo Hội Công Giáo ở Labanon bị nổ bom tại Jounieh, miền bắc Beirut, làm thiệt mạng 2 người và gây thương tích cho 27 người. Hôm Thứ Sáu, Đài phát thanh này đã bày tỏ tình đoàn kết với những phần tử gia đình của những ai bị giam giữ trong các nhà tù Syria tại Damascus, những người “đã lên án những hành động hung bạo ở các nhà tù Damascus” và “những gì họ đã thấy”.

Theo ĐGM Bechara Rai ở Jbeil thuộc lễ nghi Maronites cho Đài Phát Thanh Vatican biết rằng “Tôi nghĩ đài này bị trực tiếp và chủ ý tấn công. Tôi nghĩ rằng những người bị thiệt hại ở Syria hay Labanon cùng thành phần liên minh của họ đã tổ chức cuộc tấn công này để hủy diệt tiếng nói chẳng những của bác ái mà còn của chân lý và của con người nữa”.

Cha Fadi Tabet thuộc lễ nghi Maronite, tổng giám đốc của Đài Tiếng Nói Bác Ái cũng cho cơ quan Tín Vụ Á Châu AsiaNews biết: “Tội ác này là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, đến con người cũng như đến xã hội Labanon. Đó là một việc hoàn toàn biểu hộ hận thù”.

Bộ phận nổ bom được gài trong một ngôi nhà bỏ hoang gần đài phát thanh Kitô Giáo duy nhất ở Labanon. Tuy nhiên, sau vụ nổ một chút, đài phát thanh đã bắt đầu hoạt động lại ở một cơ sở khác. Nhà thờ Thánh Gioan Tông Đồ hầu như bị hủy hoại hoàn toàn. Bàn thờ và bức hình lịch sử Thánh Gioan Tông Đồ bị cháy, hai vật này vốn được coi là những gì giá trị nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Tổng số tiền thiệt hại lên tới cả 15 triệu Mỹ kim.

Từ cuộc ám sát Thủ Tướng Rafiq Hariri ngày 14/2/2005, đã có 4 quả bom nổ ở các vùng Kitô giáo, sát hại 3 người và làm bị thương 40 người. Sau ngày này, những lực lượng Kitô giáo, Sunnite và Druse đã liên kết lại để yêu cầu lực lượng quân đội Syria rút khỏi Labanon, bãi nhiệm chính quyền. Nhờ áp lực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, người lính Syria cuối cùng đã hồi hương vào ngày 30/4/2005.

Nhân dân Labanon đồng loạt lên án vụ tấn công Đài Phát Thanh Tiếng Nói Bác Ái này, ít là vì đài này không bao giờ bị tố cáo là cuồng tín; ngay cả người Hồi giáo cũng nhận thấy đài này là một phương tiện tốt cho vấn đề đối thoại liên tôn.

Đài Phát Thanh Tiếng Nói Bác Ái, theo vị giám mục trên đây cho biết, thực hiện những chương trình bằng tiếng Ả Rập, cũng như Anh Ngữ và Pháp Văn cho thành phần Á Châu sống ở Lebanon. Đài phát thanh bị nổ bom này “chẳng những phổ biến tin tức liên quan tới tất cả mọi Giáo Hội cùng toàn thể sinh hoạt của đất nước và thế giới Ả Rập, mà còn hường tới cả những tôn giáo và cộng đồng khác nữa”. Mỗi một buổi chiều đài này chuyển vận tin tức của đài phát thanh Vatican và các cuộc cử hành của Đức Thánh Cha. Trong 4 triệu dân Labanon có 40% là Kitô hữu, chính yếu là Công giáo theo lễ nghi Maronite, còn ngoài ra đa số là người Hồi giáo. Xứ sở này đã trải qua 15 năm tàn hại bởi nội chiến cho tới năm 1991.

Vị giám mục trên đây cho biết thêm rằng: “Tất cả dân chúng đều gắn bó với đài phát thanh này”. Cộng đồng Công giáo đã yêu cầu tổng thống và thủ tướng bắt tay vào việc tái thiết những gì đã bị phá hoại. “Dù thế nào chăng nữa, nếu họ không làm thì có nhiều cá nhân sẵn sàng giúp làm. Người dân Labanon đã quen với đài này rồi. Hôm nay bị phá hoại, ngày mai được tái thiết”.

 

top

 

600 Kitô hữu Ấn Độ cùng đinh bị bắt ép trở lại Ấn giáo


Ở tiểu bang Orissa Ấn Độ, nhóm VHP (Vishwa Hindu Parishad), một nhóm tôn giáo thuộc tổ chức BJP (Bheratiya Janata Party) đã thực hiện một cuộc trở lại Ấn giáo cho 600 cùng đinh Kitô hữu Ấn Độ.


Thật vậy, tổ chức BJP đang phát động một ý hệ dân tộc và độc giáo, được ủng hộ bởi các phong trào thủ cựu chống các dịch vụ xã hội và những chương trình phát triển của Giáo Hội Công giáo.


Trong những năm gần đây, những cuộc bạo động đã xẩy ra cho thành phần thiểu số tôn giáo, đặc biệt nhắm vào việc làm cho thành phần Ấn Độ theo Kitô giáo trở lại Ấn Giáo.


Theo cơ quan AsiaNews thì hôm Thứ Hai 2/4/2005, nhóm VHP đã tổ chức một nghi thức được chủ tọa bởi thành phần chư tăng Ấn Giáo tại một trường học ở Bijepur để bắt 120 gia đình Kitô giáo cùng đinh trở về với Ấn Giáo. Các nhóm cảnh sát cầm súng ống và 5 nhân viên an ninh công cộng đã đứng canh gác ở đó.


Đức Giám Mục Lucas Kerketta ở Sambalpur, một giáo phận thuộc tiểu bang Orissa miền đông bắc Ấn Độ đã điểm mặt chỉ tên thành phần Ấn Giáo cực đoan, tố cáo họ là lợi dụng tình trạng bần cùng và thất vọng của các Kitô hữu thuộc giới cùng đinh.


“Những con người này là thành phần nghèo khổ, thất học và hầu hết làm việc đồng áng bằng tay chân. Hằng ngày nhóm VHP cố gắng dụ dỗ họ bằng những dụ dỗ tiền bạc và quần áo. Khi mưu mẹo này không thành công, họ tỏ ra nặng tay hơn và sử dụng việc đe dọa và bạo lực, dọa nạt họ là sẽ mất công ăn việc làm nếu họ cứ tiếp tục theo Kitô giáo”.

 

top

 

Tòa Thánh Vatican cảnh giác Á Căn Đình vi phạm quyền tự do tôn giáo

 

Tòa Thánh Vatican, qua vị giám đốc văn phòng báo chí của mình là Joaquín Navarro Valls đã phổ biến một văn thư hôm Thứ Bảy 19/3/2005 để tỏ ra phản ứng về những hành động được tường trình về tổng thống nước này đã chống lại ĐGM Antonio Juan Baseotto liên quan tới vấn đề một vị bộ trưởng phò việc hợp thức hóa vấn đề phá thai.

Theo tường trình thì chính quyền nước này đã ban một sắc lệnh vào hôm Thứ Sáu 18/3/2005 về việc thôi ủng hộ vị giám mục này, loại bỏ lương bổng của ngài và chính thức đẩy ngài đi chỗ khác chơi. Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao nói rằng sắc lệnh chính quyền sẽ chính thức trình bày quyết định này cho Tòa Thánh Vatican vào Thứ Hai 21/3.

Vị giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh cho biết Tòa Thánh vẫn chờ đợi “một bản thông báo chính thức tới ĐGH là vị đã bổ nhiệm vị bản quyền quân đội này. Hiển nhiên là nếu một vị giám mục được Tòa Thánh bổ nhiệm hợp lệ theo qui tắc giáo luật và những thỏa hiệp hiện hành, bị ngăn cản không cho thi hành thừa tác mục vụ của ngài, là những gì vi phạm tới quyền tự do tôn giáo cũng như đến những thỏa hiệp được đề cập đến trên đây”.

Vấn đề xẩy ra từ ngày 12/2 khi bộ trưởng Sức Khỏe là Ginés González García công khai tuyên bố mình phò việc hợp thức hóa vấn đề phá thai, trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan thông tin Página 12.

3 ngày sau, ĐGM Baseotto, 72 tuổi, đã viết 1 bức thư cho vị bộ trưởng này, cảnh báo ông rằng ông có thể mắc tội về việc cổ võ việc làm ấy bằng cách phân phát “những thứ thuốc được cho rằng là những thứ phá thai”. Vị giám mục này cũng nói rằng, vì thấy ông bộ trưởng công khai phân phát các bọc cao su làm tình an toàn cho giới trẻ nên ngài đã nhắc lại lời Phúc Âm “Chúa chúng ta đã khẳng định là ‘những ai làm gương mù cho những kẻ bé mọn sẽ bị cột tảng đá vào cổ mà quăng xuống biển’”.

Câu Phúc Âm được trích dẫn này đã khiến xẩy ra vô khối lời dẫn giải của báo chí. Một số liên kết câu ấy với những cuộc được gọi là săn bắt tử thần, một việc ném con người xuống biển, một việc được gán ghép cho quân đội Á Căn Đình thực hiện vào thập niên 1970.

Để phản ứng, vị tổng trưởng này đã nói về vị giám mục ấy “như là một kẻ gian trá được Giáo Hội bao che” và cho rằng ngài đã “có những liên hệ sâu đậm với chế độ độc tài quân phiệt trước đây”.

ĐGM Baseotto đã được ủng hộ từ Tòa Thánh qua ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý và Hòa Bình, cũng như ĐHY Alfonso Lopéz Trujillo, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Gia Đình, về bức thư ngài gửi cho vị bộ trưởng sức khỏe Á Căn Đình.

TOP

 

Một làng Công giáo ở Ấn Độ bị Thành Phần Bảo Thủ Ấn giáo công hãm

 

Rujura là một làng Công giáo duy nhất ở Amravati, một trong sáu vùng của Maharashtra có quyền độc lập quản trị về dân sự.

 

Những người Công giáo thuộc tất cả mọi bộ lạc đều là giòng dõi của những người di dân từ Madhya Pradesh; gia đình của họ đã ở những làng này từ nhiều thế kỷ. Giờ đây họ đang sống trong lo âu sợ hại cho tính mạng của mình nếu họ không tái trở lại Ấn giáo của tổ tiên họ.

 

Đức Giám Mục Edwin Colaco, 67 tuổi, ở Maharashtra, đã nói với Cơ Quan Tín Vụ Á Châu, như được Zenit phổ biến ngày 7/2/2005, biết rằng:

 

“Tất cả dân chúng ở làng này đều là người Công giáo, rất nghèo, mù chữ, chính yếu làm nghề nông, nhưng rất trung thành với đạo giáo.

 

“Ít ngày trước đây, có một Munni, hay một người thánh thiện Ấn giáo, ở Ayadhya… đã tổ chức một cuộc họp đông đảo về tôn giáo ở đấy; cuộc họp này được tham dự khá nhiều” bởi tín đồ Ấn giáo.

 

“Một người Munni bịt mặt và cầm giáo đã tấn công Nhà Thờ Công giáo và lên án những nhà truyền giáo. Anh ta đã tung ra một tràng luận cáo chống lại các bộ lạc ở Rajura cho là những vị thừa sai lúc đầu đã áp bức họ phải trở lại, và nói rằng anh ta có nhiệm vụ phải làm cho họ tái trở lại với Ấn giáo. 

 

Theo vị giám mục này thì biến cố ấy “đã được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi Cuộc Hội Nghị Về Tôn Giáo của Người Ấn Giáo. Tay Munni đã thực hiện bài sai của mình một cách ngon lành và biết được nơi chốn… Tay này thúc giục những người làng Ấn giáo hãy ‘dùng gươm sát hại các bộ lạc Kitô giáo’”.

 

Vị giám mục tiếp tục tường trình là có nhóm “đã phóng những chiếc xe díp vào ngôi làng Kitô giáo này, mang các thứ gươm kiếm và hô hoán các khẩu hiệu cuồng tín của Ấn giáo. Thế nhưng họ chỉ thấy toàn là phụ nữ, vì nam giới đã đi làm việc.

 

“Họ đã đe dọa sát hại nữ giới nếu thành phần nữ giới này không theo họ tới phiên họp Ấn giáo. Thế rồi những người nữ hãi sợ này bị tống lên những chiếc xe díp và chở đến trước vị Munni.

 

“Tình hình rất ư là nghiêm trọng. Vị Munni đã đe dọa dân chúng ở các làng lân cận, bảo họ rằng họ sẽ bị khai trừ và bị phạt 10 ngàn đồng tiền Ấn (rupees) nếu họ cứ liên hệ với những người Kitô hữu trong bộ tộc.

 

“Đây là một việc làm vi phạm đến nhân quyền. Các làng Kitô giáo nghèo nàn, thất học và lệ thuộc vào việc làm ăn của những người Ấn giáo. Nếu họ bị khai trừ họ sẽ không còn phương tiện sinh sống nữa. Tệ hơn nữa là nhiều làng Kitô giáo có con gái và chị em lấy naă nhân Ấn giáo và đang sống ở các làng khác. Giờ đây các tay bảo thủ Ấn giáo cấm họ không được liên lạc với gia đình của họ”.

 

Đức giám mục này cho biết ngài đã viết một bức thư cho Union Home Minister và cho người làm đầu cơ quan này ở Maharashtra để yêu cầu họ điều tra việc bạo động leo thang phạm đến những người Kitô hữu ở Amravati ấy. Đức giám mục cũng xin hội đồng giám mục Ấn Độ rat ay can thiệp vào vụ này nữa.

top

Một nữ tu viện ở Ấn Độ bị tấn công

 

Một nữ tu viện Dòng Kín Carmêlô Têrêsa ở Ambermath gần Bombay đã bị xâm chiếm bởi một nhóm tấn công, thành phần đã phạm đến cây thánh giá và để lại những lời đe dọa.

 

Thật vậy, hôm Thứ Hai, 24/1/2005, sau ngày xẩy ra biến loạn, vị phó chủ tịch của Khối Hiệp Nhất Toàn Thể Công Giáo Ấn Độ và là phát ngôn viên cho tổ chức Sabha Công Giáo Bombay, đã lên án hành động này bằng lời phát biểu được phổ biến bởi hội đồng giám mục xứ sở này.

 

Một số lời đe dọa viết nguệch ngoạc như sau: “Hãy chạy đi, chúng tôi sẽ trở lại”; “Hãy đi chỗ khác, xứ sở này là của chúng tôi”; “lần này là cây thập giá, lần tới sẽ tới thủ cấp của các người”.

 

Bà bề trên của nữ tu viện này, chỉ được gọi là Sơ Diana, đã nói với SAR News rằng cuộc tấn công đánh dấu việc nữ tu lần đầu tiên bị đe dọa.

 

“Chúng tôi không biết thành phần tội ác là ai ngoại trừ việc họ xưng mình thuộc về một nhóm Ấn giáo. Chúng tôi không sợ vì chúng tôi hiến đời sống của chúng tôi cho việc phục vụ người nghèo khổ và túng bấn”.

Bà bề trên này cũng cho biết thêm là cảnh sát hứa sẽ tuần tiểu về đêm để ngăn ngừa những biến động khác.

 

Các nữ tu Carmêlô Têrêsa điều hành 3 nhà phục vụ người già ở Bombay. Các sơ thành lập nhà thứ tư ở Ambernath vào năm 2001.

 

TOP