Nhân Gian


 


Trên đời này có ba phạm vi hay ba phạm trù chính, đó là thời gian, không gian và nhân gian. “Gian” áp dụng vào ba phạm trù hay ba phạm vi này, theo chữ Hán, nghĩa là “khoảng giữa”, là “trung gian”, tức là “khoảng giữa” những giai đoạn về thời gian, “khoảng giữa” những nơi chốn về không gian và “khoảng giữa” những con người với nhau về nhân gian. Riêng về phạm trù hay phạm vi “nhân gian”, “khoảng giữa” đây nghĩa là và không c̣n ǵ khác ngoài mối liên hệ hay tương quan nơi con người hay giữa con người với nhau trong xă hội. Vậy nói đến nhân gian là nói đến xă hội loài người, mà nói đến xă hội loài người, trước hết, nói đến nền tảng của mối liên hệ nhân gian đó là mối liên hệ về hôn nhân gia đ́nh, yếu tố làm nên xă hội, sau đó, nói đến cơ cấu của mối liên hệ nhân gian, đó là các tổ chức và sinh hoạt xă hội, yếu tố h́nh thành xă hội, và sau hết, nói đến cốt lơi của mối liên hệ nhân gian, đó là tinh thần làm cho xă hội gắn bó với nhau, yếu tố bảo tồn và phát triển xă hội.

Nhân Gian được bắt nguồn từ mối liên hệ hôn nhân gia đ́nh

Trước hết, nhân gian xă hội được bắt nguồn từ mối liên hệ hôn nhân gia đ́nh. Về vấn đề hôn nhân gia đ́nh, những bài “hôn nhân là hiệp thông xă hội” và “gia đ́nh là nền tảng xă hội” trước đây, cùng với những bài theo sau hai bài này, đă cho thấy tổng quan về ư nghĩa, giá trị và vai tṛ của yếu tố làm nên xă hội đây. Thật vậy, con người mang sẵn trong ḿnh mầm mống xă hội và nhu cầu xă hội. Ở chỗ nào, nếu không phải ở ngay nơi phái tính nam hay nữ của họ, một phái tính có khuynh hướng thu hút nhau theo cả t́nh dục lẫn t́nh cảm, và bổ túc cho nhau về cả phương diện truyền sinh lẫn giáo dục. V́ con người không thể tự ḿnh mà có, song có bởi xă hội và nhờ xă hội, nên con người cũng chỉ có thể tồn tại, phát triển và thành nhân trong xă hội và với xă hội, một khi họ biết sống v́ xă hội và cho xă hội mà thôi.

Đó là lư do những con người nào chỉ biết ăn bám xă hội v́ lười biếng và ỷ lại, hoặc những con người nào chỉ biết lợi dụng xă hội để tiến thân cho đến khi công thành danh toại nhưng thay v́ phục vụ lại toàn hưởng thụ, hay những con người nào lạm dụng quyền hành hay quyền thế của ḿnh để áp đảo xă hội theo tham vọng chính trị hay kinh tế của ḿnh v.v., đều là thành phần vô t́nh hay hữu ư nhúng tay vào việc tàn phá xă hội, hay ra tay tự sát, v́ một khi xă hội bị hủy diệt th́ họ cũng không thể nào tồn tại. Như thế, con người ích kỷ vị thân là thành phần phản xă hội, thành phần hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần đoàn kết xă hội như sẽ được đề cập đến ở phần thứ ba dưới đây. Không phải con người văn minh ngày nay đang sống phảùn xă hội, phá xă hội, tự diệt ḿnh, ở chỗ, họ lợi dụng hôn nhân gia đ́nh để hưởng thụ hơn là phục vụ, qua trào lưu ly dị, phá thai của họ từ hậu bán thế kỷ 20 hay sao? Chính sự kiện ly dị và phá thai đang làm cho xă hội càng ngày càng văn minh lại càng trở nên băng hoại hơn là một chứng cớ hiển nhiên và sống động cho thấy đúng như những ǵ đă xác tín trên đây, đó là: “V́ con người không thể tự ḿnh mà có, song có bởi xă hội và nhờ xă hội, nên con người cũng chỉ có thể tồn tại, phát triển và thành nhân trong xă hội và với xă hội, một khi họ biết sống v́ xă hội và cho xă hội mà thôi”. Bởi thế, con người xây dựng xă hội là con người chẳng những xây dựng chính bản thân ḿnh mà c̣n xây dựng cả gia đ́nh ḿnh nữa, hay ngược lại, một khi con người sống đúng với sự thật làm người của ḿnh, sống đúng với vai tṛ làm chồng làm vợ, làm cha làm mẹ, làm con làm cháu trong gia đ́nh, là con người góp phần tích cực vào việc xây dựng xă hội vậy.

Nhân gian được h́nh thành và sinh động bởi các tổ chức và sinh hoạt xă hội

Sau nữa, nhân gian xă hội được h́nh thành và sinh động bởi các tổ chức và sinh hoạt xă hội, những tổ chức và sinh hoạt xă hội có thể được gồm tóm trong ba lănh vực chính yếu là lănh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Ba lănh vực thuộc tổ chức nhân gian xă hội này hoàn toàn lệ thuộc vào nhau và bổ túc cho nhau. Thế nhưng, vấn đề quan trọng nhất ở đây là, theo nguyên lư xă hội, v́ loài người có trước những cơ cấu thiết yếu không thể không có ấy mà những cơ cấu này được thiết lập, hiện hữu và hoạt động cho con người là chủ thể, là sáng lập viên, là quản trị viên của chúng, chứ không phải là bầy tôi, là bộ phận và là tác nhân của chúng. Bằng không, xă hội loài người sẽ biến thành xă hội loài vật, một xă hội của bản năng sống c̣n. Thực tế cho thấy, trong ba lănh vực này, chính trị và kinh tế bao giờ cũng đi liền với nhau, gắn bó với nhau như một cặp vợ chồng, c̣n văn hóa th́ đóng vai tṛ điều dẫn chi phối hai lănh vực này hay ngược lại bị hai lănh vực này tẩy chay, đàn át và làm méo mó. Một khi văn hóa chân thực bị chính trị và kinh tế tẩy chay, đàn át và làm méo mó th́ nhân gian xă hội loài người đang đi đến chỗ chết gốc, mất gốc, chắc chắc không sớm th́ muộn sẽ đi đến chỗ bật gốc khi giông ba băo táp nổi lên.

Thật vậy, có thể ví chính trị, với phận sự chính yếu là cai trị nhân gian xă hội, đóng vai như một người chồng làm chủ gia đ́nh, và kinh tế, liên quan đến cái miệng, đến sinh kế, với hoạt động kỹ nghệ sản xuất và thương vụ thị trường, đóng vai như một người vợ tần tảo buôn bán. Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy, có những trường hợp thay v́ chồng điều hành gia đ́nh th́ vợ lại chi phối chồng trong gia đ́nh thế nào, kinh tế cũng chi phối chính trị như vậy, chẳng hạn có những trường hợp kinh tế đă thúc đẩy chính quyền thuộc các cường quốc phải bành trướng thị trường ở các nước nhược tiểu, chậm tiến, hay chẳng hạn kỹ nghệ súng ống đă chi phối chính quyền không được hủy bỏ đạo luật cho phép dùng súng ở Hoa Kỳ v.v. T́nh trạng lật đảo trật tự bao giờ cũng gây lộn xộn và nguy hiểm cho môi trường ra sao, th́ cơ cấu chính trị thuộc tổ chức nhân gian xă hội nào bị kinh tế là những ǵ liên quan mật thiết đến lợi lộc chi phối và điều khiển cũng sẽ đi đến chỗ xung khắc và xung đột như vậy. Phải chăng t́nh h́nh thế giới từ ngày kỷ niệm một năm sau biến cố 911 càng ngày càng làm cho cả thế giới nhức nhối giữa Hoa Kỳ và Iraq là một thí dụ điển h́nh cho cái trật tự bị đảo lộn giữa chính trị và kinh tế này? Vậy th́ vai tṛ của văn hóa là ǵ và ở đâu trong những trường hợp đảo lộn trật tự như thế?? Phải chăng văn hóa chỉ đóng vai bù nh́n, chẳng khác ǵ như một Tổ Chức Liên Hiệp Quốc trước t́nh h́nh bất khả giải quyết ở Trung Đông???

Thật ra văn hóa cũng chỉ là sản phẩm của con người và do con người làm nên mà thôi, do đó, nó cũng bất toàn, với đầy những lỗ hổng và khiếm khuyết, cần phải cải tiến từ từ. Đó là lư do con người mới tiến từ chỗ ăn lông ở lỗ của thời hoang sơ đến một cuộc sống văn minh vật chất và nhân bản ngày nay. Văn hóa quả thực là đời sống hay lối sống văn minh của con người, về cả vật chất liên quan đến khoa học và kỹ thuật, lẫn nhân bản, liên quan đến văn học nghệ thuật và nhân quyền. Tuy nhiên, dấu hiệu chứng tỏ con người đă thực sự văn minh tiến bộ không phải là ở những kỹ thuật điện toán tân kỳ, hay ở những khám phá khoa học tạo sinh cải giống, cho bằng cái ư thức con người có được về bản thân ḿnh, về cộng đồng nhân gian xă hội của ḿnh, một ư thức văn minh nhân bản đă lên tới tột đỉnh nơi bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố và ban hành ngày 10/12/1948.

Thế nhưng, cái di sản văn hóa hết sức cao quí và thiết yếu có một không hai và vô tiền khoáng hậu này của con người h́nh như đang trở thành một thứ đồ cổ hiếm có, được dùng để trưng bày trong ngôi nhà nhân gian cho sang vậy thôi nhờ giá trị của nó. Bởi bàn tay con người viết lên nó cũng là bàn tay có thể sửa chữa nó theo ư họ, sửa chữa không phải bằng văn tự, mà bằng cắt nghĩa lợi lộc xu thời của họ. Nếu con người biết tự trọng và tôn trọng những ǵ ḿnh đă ư thức viết ra, liên quan đến nhân quyền, như đă được bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền thâm tín và minh định, th́ đă không có những khoản luật phá thai, đă không có những chế độ tân thực dân đế quốc v.v. Như thế, không phải việc con người coi thường cái di sản văn hóa là những ǵ cho thấy đỉnh cao trí tuệ của con người đây sẽ làm cho nó trở thành vô giá trị, trái lại, như lương tâm của con người, dù có vẻ bất lực trước hành động ngang tàng bất chấp của con người, nó vẫn là chứng nhân hùng hồn cho con người thấy rằng họ là một kẻ xảo quyệt và phản bội với ư thức của họ, nhất là nó sẽ phải đau ḷng chứng kiến thấy cảnh tượng ngông cuồng của họ bị sụp đổ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, chẳng khác ǵ như Cái Tháp Đôi của Trung Tâm Thương Vụ Thế Giới ở Nữu Ước trong biến cố 911. Đó là lư do, để chẳng những tồn tại mà c̣n có thể phát triển, nhân gian xă hội rất cần đến một yếu tố then chốt nữa, đó là tinh thần đoàn kết.

Nhân gian được tồn tại và phát triển bởi tinh thần đoàn kết

Thật vậy, một khi linh hồn ĺa xác, con người sẽ trở thành một thây ma vô hồn, một thi thể bất động thế nào, th́ thiếu tinh thần đoàn kết hay mất tinh thần đoàn kết, nhân gian xă hội nói chung và cơ cấu tổ chức xă hội nói riêng sẽ biến thành nơi cho con người cấu xé nhau, và sinh hoạt xă hội sẽ là dịp để con người ăn thua đủ với nhau, chẳng khác ǵ nơi một thứ xă hội chủ trương tiến hóa theo kiểu tranh đấu giai cấp. Thế nhưng, vấn đề ở đây là, nếu “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”, th́ làm sao nhân gian nói chung, với tâm lư tự nhiên vốn xu hướng về cá thể hay đoàn thể, vốn đầy tự ái cá nhân và sôi máu đoàn thể, có được một tinh thần đoàn kết tối quan trọng này, nhất là trong thời điểm càng văn minh vật chất và nhân bản như hiện nay, con người lại càng tỏ ra kỳ thị nhau, tẩy chay nhau, nếu không hợp với văn hóa của ḿnh, niềm tin của ḿnh, ư hệ của ḿnh v.v., thậm chí c̣n ép buộc nhau phải đồng nhất như ḿnh, theo kiểu cloning văn hóa, sao bản niềm tin.

Đó là lư do, nói đến tinh thần đoàn kết, trước hết, theo nguyên tắc, phải nói đến công ích, nghĩa là nói đến một thứ giá trị nhân bản phổ quát bao gồm tất cả những phúc lợi của con người trong xă hội hợp với sự thật làm người của họ, như sự sống, phẩm giá và nhân quyền. Sở dĩ có cơ cấu chính quyền cũng là v́ công ích và để bảo vệ công ích, nghĩa là, cũng v́ con người và cho con người là sự thiện tối cao của mọi tổ chức, là công ích đệ nhất cho mọi sinh hoạt xă hội, như đă xác quyết ở phần hai của bài này: “Theo nguyên lư xă hội, v́ loài người có trước những cơ cấu thiết yếu không thể không có ấy mà những cơ cấu này được thiết lập, hiện hữu và hoạt động cho con người là chủ thể, là sáng lập viên, là quản trị viên của chúng, chứ không phải là bầy tôi, là bộ phận và là tác nhân của chúng”. Bởi thế, những ai đi làm chính trị chỉ v́ công ích và cho công ích, tức chỉ v́ con người và cho con người, hay chỉ v́ và cho sự sống, phẩm giá và nhân quyền của thành phần ḿnh phục vụ, chắc chắn họ sẽ trở thành những vị anh hùng tạo thời thế, được lịch sử ghi nhận, nhất là khi họ phải trả giá bằng chính sinh mạng của họ. Cũng thế, trong nhân gian xă hội, nếu ai cũng t́m thành tâm t́m kiếm công ích, tôn trọng công ích, đề cao công ích, phục vụ công ích, nếu cần dám hy sinh cho công ích, th́ nhân gian xă hội này sẽ không c̣n tư lợi, không c̣n chia rẽ, không c̣n bạo loạn, không c̣n than khóc v.v.

Như thế, tác động đầu tiên hay điều kiện tiên quyết của tinh thần đoàn kết được thể hiện qua việc nhân gian xă hội biết tôn trọng công ích, một thứ công ích như trên vừa nhận định, là “một thứ giá trị nhân bản phổ quát bao gồm tất cả những phúc lợi của con người trong xă hội hợp với sự thật làm người của họ, như sự sống, phẩm giá và nhân quyền”. Tác động tôn trọng công ích dẫn đến tác động hay điều kiện thứ hai của tinh thần đoàn kết, đó là việc con người biết chấp nhận nhau, cho dù nơi nhau có những ǵ bất đồng với cá nhân ḿnh, với đoàn thể của ḿnh, đến độ có thể làm cho bản thân ḿnh hay cộng đồng của ḿnh cảm thấy khó chịu, nhận thấy chướng tai, gai mắt, miễn là những cái bất đồng ấy tự chúng không xấu, không trái với công pháp quốc tế, không tác hại công ích. Từ thập niên 1990, thập niên kết thúc thiên niên kỷ thứ hai của lịch sử loài người, nhân gian xă hội chứng kiến thấy một trào lưu hay một chiều hướng được gọi là toàn cầu hóa globalization về mọi mặt, nhất là về phương diện kinh tế và chính trị. Thế nhưng, nếu không khéo, tức nếu không biết toàn cầu hóa trước hết và trên hết tinh thần đoàn kết, th́ tiến tŕnh toàn cầu hóa về kinh tế và chính trị này sẽ trở thành một chiều hướng càng ngày càng hiện nguyên h́nh hài quái dị của ḿnh, cuối cùng chắc chắn sẽ đưa nhân gian xă hội văn minh hầu như tột đỉnh về vật chất hiện nay tiến đến chỗ cá lớn nuốt cá bé dễ hơn, nhanh hơn và nhiều hơn mà thôi, thay v́, nếu chuyên chính, tiến tŕnh toàn cầu hóa này sẽ biến nhân gian xă hội, mà trong đó đa số phần tử cá nhân cũng như quốc gia đang bần cùng khốn khổ hiện nay, trở thành một đại gia đ́nh sống trong một bầu không khí văn hóa sự sống và văn minh yêu thương.

Phải, nhân gian xă hội lư tưởng nhất là làm sao để một ngày nào đó có thể trở thành một đại gia đ́nh, mọi người biết yêu thương nhau như anh em trong nhà, coi nhau “như thể tay chân”, yêu người như thể thương thân, “ái nhân như kỷ”, biết bao bọc nâng đỡ nhau, “lá lành đùm lá rách”, biết tôn trọng tương kính, biết chia sẻ phục vụ, biết cảm thông tha thứ. Không biết bao giờ nhân gian xă hội mới tiến đến chỗ lư tưởng này, nhưng không phải v́ thế mà ước mơ nhân gian xă hội trở thành một đại gia đ́nh chỉ là mộng tưởng, là ảo giác, cần phải loại trừ, cần phải tỉnh giấc, cần phải quay về với thực tế, bằng những cuộc tranh đua giành giật, “khôn sống mống chết”, “bay chết mặc bay” v.v. Bản Tuyên Ngôn Chung Về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 là một trong những nỗ lực tiến đến lư tưởng nhân gian đại gia đ́nh này. Nếu cá nhân nào, đoàn thể nào, quốc gia nào cũng đồng tâm nhất trí tôn trọng văn kiện này, triệt để áp dụng và thi hành như những ǵ được xác tín và minh định trong ấy, lịch sử ít ra cũng đă không phải thương tâm đau ḷng chứng kiến thấy một nhân gian xă hội mỗi ngày một đi đến chỗ tự diệt, một nhân gian xă hội như đang bị đọa đầy trong địa ngục trần gian đang đỏ rực lửa hận thù và đỏ chói máu me hiện nay.

Thế nhưng, nếu văn hóa đang bị phá sản, hoàn toàn bất lực trước sự lộng hành của con người văn minh, th́ tôn giáo đóng vai tṛ cứu rỗi con người lầm than khốn khổ đâu? Rất tiếc, chính tôn giáo c̣n chịu số phận thảm hơn văn hóa nữa, ở chỗ bị con người nhân danh để khủng bố nhau. Thật sự t́nh trạng phá sản văn hóa và khủng hoảng đức tin hiện nay đă hiển nhiên cho thấy tính cách chân thực và thiết yếu của công thức xă hội nhân gian: đoàn-kết / công-ích = phát triển! Tức là, nếu nói theo kiểu toán học th́ công thức tối quan trọng này được diễn tả là tử số đoàn kết trên mẫu số công ích bằng phát triển; và nếu nói một cách văn chương hơn, công thức rất cần thiết này là nhân gian xă hội chỉ có thể phát triển, một khi con người biết thật t́nh và tha thiết đoàn kết với nhau để dấn thân phục vụ cho công ích.

 

Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL
(Bài chia sẻ cho buổi phát thanh Vui Mừng Và Hy Vọng 55, 2/2/2003)

 

 

C H A M Ẹ H I Ề N L À N H
ĐỂ ĐỨC CHO CON

 


Trần Mỹ Duyệt

 


“Trồng ớt th́ ăn ớt. Trồng cam th́ ăn cam”. Một câu nói tuy đơn sơ nhưng mang nhiều ư nghĩa trong tương quan cuộc sống của mỗi người xét về mặt tâm lư giáo dục. Đối với tâm lư đạo đức, câu nói ấy cũng diễn đạt ư nghĩa theo quan niệm đạo đức xă hội người Việt Nam: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Tôi nhớ măi câu nói này v́ tôi đă được nghe nó trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Hơn thế, chính người nói đă chứng minh cho tôi ư nghĩa câu nói ấy bằng với cả cuộc sống thực tế của ḿnh.

Thời gian c̣n làm tại bệnh viện Pacifica ở Hungtington Beach, California, tôi có một bệnh nhân rất quí tôi. Bà ở tuổi bát tuần, cái tuổi gần đất xa trời. Bà không có thân nhân. Bà phải lệ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của chính phủ, của nhà thương. Một hôm, khi tôi ghé thăm bà vào giờ ăn trưa, trong câu truyện trao đổi, tự nhiên bà như nghẹn ngào và nói với tôi: “Trồng ớt th́ ăn ớt. Trồng cam th́ ăn cam. Hoàn cảnh tôi hôm nay cũng là cám ơn Trời, Phật lắm. Tôi không hận đời, tôi không trách đời, nhưng tôi chỉ trách tôi. Phải chi lúc c̣n xuân sắc tôi biết suy nghĩ hơn một chút nữa, th́ bây giờ hoàn cảnh có thể khác hơn. Dầu sao tôi cũng bằng ḷng về số phận hiện nay”. Rồi để chứng minh cho tôi điều bà muốn nói, hôm sau, bà đă t́m gặp tôi và đưa cho tôi xem cuốn album mà bà gói kỹ trong một bọc nylong. Bà đă cẩn thận chỉ cho tôi xem từng tấm h́nh, và giải thích ư nghĩa và hoàn cảnh mỗi tấm h́nh ấy: “Đây là h́nh lúc c̣n con gái có nhiều chàng theo tán tỉnh. Đây là h́nh lúc tuổi ba mươi, xuân sắc và làm nghề may hái ra tiền. Đây là h́nh lúc chủ hôn cho đứa con nuôi. Và đây là h́nh bác sĩ chụp tôi vào dịp chương tŕnh tổ chức tiệc Xuân”. Cứ thế, bà miên man nói về quá khứ, về những chuyện t́nh đă qua, và lư do nào mà bà không lấy chồng, không có con. Để kết luận bà nói: “Tôi đă bỏ qua thời con gái, và đă bỏ qua nhiều cơ hội tốt để có một cuộc sống hôn nhân, gia đ́nh hạnh phúc. Tôi đă ư thức được những mất mát ấy, nhưng khi nhận ra ḿnh như thế th́ đă quá muộn. Bây giờ tôi chỉ c̣n biết chấp nhận với thực tế của ḿnh, cảm ơn Trời, Phật và không dám kêu ca. Trồng ớt th́ ăn ớt. Trồng cam th́ ăn cam”. Khi hay tin bà qua đời sau đó ít tháng, tôi đă đến nhà quàn nh́n bà lần chót, và đă bùi ngùi nhớ lại lời bà lúc sinh tiền.

Thực tế, không biết đă có bao nhiêu người trồng ớt nhưng lại muốn có cam ăn. Hoặc ngược lại, đă có bao nhiêu người trồng cam mà phải ăn ớt. Nhưng chắc một điều là cây cam chỉ có thể cho những trái cam hoặc ngọt hoặc chua chứ không thể cho những trái ớt. Và cây ớt th́ cũng chỉ cho những trái ớt hoặc cay, thơm theo mùi vị của ớt chứ không thể cho được một trái cam, dù là trái cam chua. Triết lư sống ấy theo bà cụ mà tôi vừa kể trên đă được chứng minh một cách rơ rệt không những trong cuộc đời bà, mà c̣n trong rất nhiều trường hợp khác nhau của nhiều người. Có thể bà đă trồng cây cam, nhưng v́ không chăm bón kỹ, nên cuối cuộc đời, bà tuy có cam ăn, nhưng chỉ là loại cam chua. Dầu sao th́ cũng đỡ hơn ăn ớt.

Nêu lên câu truyện trên để bàn về những vấn đề thuộc thế thái nhân t́nh, tôi lại nghĩ tới hằng ngày ḿnh đang phải chứng kiến rất nhiều cảnh cam, ớt lẫn lộn, và trong mỗi cảnh ngộ ấy kết quả của nó thật thương tâm. Đây, một người mà có lẽ suốt đời anh, anh không bao giờ biết đến ai ngoại trừ chính anh. Trong cuộc sống của anh không có hai chữ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm đối với con cái. Ngay trong thời gian vợ anh c̣n sống và bây giời sau khi vợ anh qua đời, anh vẫn công khai những chuyện t́nh cảm lăng nhăng của anh và bỏ mặc ba đứa con ở tuổi vị thành niên. Và đây nữa, một người mẹ mà theo tôi cũng được xếp vào số những phụ huynh vô trách nhiệm. Sau khi ly dị chồng, bà đă dan díu với nhiều đàn ông khác, mỗi một cuộc t́nh đều để lại cho bà một đứa con. Kết quả là bà không cần đi làm v́ mỗi đứa con đều có tiền phụ cấp của bố chúng. Phần bà, ngày đêm vùi đầu vào các ṣng bài. Hơn thế nữa, bà c̣n đích thân dẫn đứa con gái lớn đi vào những chốn ăn chơi, bài bạc. Không biết đây là cam hay là ớt, nhưng chỉ biết rằng, người con gái lớn ấy cũng hệt như mẹ. Nó tuy không biết đến học hành, nhưng lại rất sành sỏi về bài bạc, và nghiện hút.

Người Mỹ có câu ngạn ngữ rất hay: “Trái táo không thể rụng xa gốc táo”. Câu nói này cũng cùng một ư nghĩa với câu nói của người Việt Nam: “Rau nào, sâu nấy”. Nó đem lại cho ta một suy tư về trách nhiệm, về bổn phận, và tư cách làm chồng, làm vợ, làm cha, và làm mẹ. Nó cũng gợi lên ư nghĩa trách nhiệm và bổn phận giáo dục con cái của bậc phụ huynh. Trong các cuộc nói truyện và thuyết tŕnh đây đó, tôi đă đưa ra một nhận định mà có lẽ nhiều phụ huynh không hài ḷng, đó là “hầu hết các vụ lộn xộn trong gia đ́nh, và những lần con cái bỏ nhà đi hoang, hư hỏng th́ cha mẹ có trách nhiệm một phần lớn nếu không muốn nói là hoàn toàn có trách nhiệm”.

Tư tưởng trên tuy được căn cứ vào những kết quả khảo cứu của tâm lư giáo dục và xă hội, nhưng nhiều lần đă gặp những chống đối của thính giả. Đa số những người chống đối đều viện dẫn rằng tại luật pháp Hoa Kỳ không cho cha mẹ dậy dỗ con cái nên con họ đă hư. Những phụ huynh này muốn ám chỉ rằng tại Hoa Kỳ họ không được đánh con họ tùy ư như ở Việt Nam, mà họ cho rằng đó là một phương pháp giáo dục hữu hiệu. Đối với họ, đánh đập, chửi bới là giáo dục. Phương pháp “cả vú lấp miệng em” này vừa nhàn, vừa dễ áp dụng, và một h́nh thức nào đó tạo cho họ cái quyền uy trên con cái. Đối với những người này, cha mẹ không cần phải có bổn phận làm gương sáng. Đă là cha mẹ th́ muốn làm ǵ th́ làm. Muốn nói ǵ th́ nói. Muốn chửi thề, văng tục, hoặc ăn nhậu, bồ bịch, mèo chuột, cờ bạc sao cũng được. Những chuyện lễ phép, chịu khó, vâng lời, là bổn phận của những người con, của những đứa trẻ. Chính v́ thế mà tại nhiều gia đ́nh từ cha mẹ đến con cái ai cũng biết chửi thề và văng tục. Bố mẹ rượu chè, thuốc xái, con cái cũng rượu chè, thuốc xái. Bố mẹ cờ bạc, con cái cũng cờ bạc. Và bố mẹ lăng nhăng t́nh cảm, nên con cái cũng lăng nhăng t́nh cảm.

Cũng có phụ huynh cho rằng họ đi chùa, đi nhà thờ. Họ đọc kinh, xem lễ, tụng niệm, cúng dường, và chay tịnh nhưng tại sao con cái vẫn hư, vẫn băng đảng, vẫn biếng nhác và bê bối. Điều này không khó hiểu, và cũng không khó trả lời, v́ cây cam dù ngọt ngào mấy chắc chắn cũng cho một ít trái chua. Điều này tùy vào việc chăm bón, và vun tưới của chủ vườn và vào yếu tố thời tiết nắng, mưa. Tuy nhiên, việc trồng tiả và chăm bón một cây cam, khác với việc huấn luyện một con người. Người chủ cây cam muốn hay không muốn cũng không thể ảnh hưởng được tới thời tiết, tới việc côn trùng cắn nụ, cắn hoa cây cam và do đó, ảnh hưởng đến mùa cam cũng như sự ngọt hay chua của những trái cam. Nhưng cha mẹ th́ vẫn có thể ảnh hưởng và thay đổi được con cái. Và nếu con cái hư hỏng, th́ đó là v́ cha mẹ đă không chịu khó theo dơi, huấn luyện và gieo ảnh hưởng tốt nơi con cái. Hoặc v́ họ chỉ phó thác mặc cho Trời, cho Phật, hay cho thầy cô, và cho xă hội. Cũng có thể v́ họ đă quá nuông chiều con cái.

Trường hợp của bà cụ mà tôi vừa đề cập tới ở trên, rơ ràng là chính bà đă nhận cái khuyết điểm về phần ḿnh. Bà đă phàn nàn v́ không ra công tưới bón cây cam cuộc đời bà. Kết qủa là bà đă chỉ nhận được những trái cam chua, nhưng dầu sao chưa đến nỗi phải ăn ớt. Nhưng c̣n trường hợp của người cha và người mẹ trên th́ sao? Họ đă chẳng trồng cây ớt cuộc đời ḿnh là ǵ? Vậy nếu sau này họ phải ăn ớt mà muốn t́m trái cam nơi cây ớt của ḿnh, th́ đó là một việc làm ngớ ngẩn, và vô lư. Dĩ nhiên, dù lúc ấy họ có muốn một trái cam chua cũng không có, v́ họ đă chỉ trồng ớt.

Đề cập đến những liên quan mật thiết giữa bổn phận và trách nhiệm làm cha mẹ, và mối tương quan giáo dục, cũng chính là đề cập đến một vấn nạn lớn lao mà hầu hết các gia đ́nh ngày nay thường vấp phải. Nhưng nếu ảnh hưởng giáo dục có thể bắt nguồn từ trong môi trường gia đ́nh, th́ việc làm cần thiết mà cha mẹ phải làm là chăm lo giáo dục con cái. Và cách giáo dục tốt nhất vẫn là gương sáng của chính cha mẹ. Hơn thế nữa, giáo dục phải được bắt đầu từ khi con cái c̣n thơ trẻ, đợi khi con cái đă bước vào tuổi dậy th́ tức lứa tuổi 12 hoặc 13, th́ lúc đó e đă quá trễ: “Trồng ớt th́ ăn ớt. Trồng cam th́ ăn cam”.
 

Các Bài Nhân Bản trước trong mục Hội Ngộ Tâm Linh