THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

NĂM BÍ MẬT THƯƠNG XÓT 2019

 

HÀNH HƯƠNG THÁNH ĐỊA - TUẦN THÁNH VƯỢT QUA

(12-22/4/2019)

Biên soạn - TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

kèm theo hình ảnh trong máy chụp điện thoại sumsung 8 của mình

 

Chúa Nhật Ngày 21/4

Sáng: Mua sắm kỷ vật quà tặng Đất Thánh

 Chiều: Cử hành Lễ Phục Sinh và tuyên hứa

 

 

Sáng: Mua sắm kỷ vật quà tặng Đất Thánh

 

Jerusalem một sáng Chúa Nhật Phục Sinh mưa đá

Chúa Nhật Phục Sinh 21/4/2019 ở Jerusalem bắt đầu mưa vào lúc 8 giờ sáng,

sau đó một chút thì mưa đá trút xuống nghe âm vang trên mặt đất ở bên ngoài khách sạn

Hết mưa đá trời vẫn tiếp tục mưa, mưa phùn, mưa lún phún...

cho tới khi gần đến giờ shopping của phái đoàn hành hương TĐCTT thì tạnh hẳn.

 

Đi bộ từ khách sạn lên Cổ Thành Jerusalem

Đúng hẹn, vào lúc 10:30 sáng, vị tour host đã tới để dẫn phái đoàn hành hương TĐCTT lên Cổ Thành Jerusalem,

dù không phải là ngày làm việc chính thức của vị này như những ngày trước đó.

Và sở dĩ phái đoàn hành hương TĐCTT không đi xe tour bus như mọi ngày vì hôm nay là ngày free shopping,

chứ không phải là ngày hành hương chính thức theo lịch trình.

Tuy nhiên, vào thời điểm phái đoàn hành hương TĐCTT đi bộ lên Cổ Thành Giêrusalem thì mưa tạnh, tuy hơi lạnh

Tuy nhiên, quảng đường từ khách sạn đến Cổ Thành Jerusalem cũng không xa lắm, cách nhau chỉ 10 phút đi bộ, thế thôi.

Trong thời khoảng 11 ngày (12-22/4/2019), bao gồm cả 2 ngày đi (12-13) và 1 ngày về (22), chỉ còn lại 8 ngày,

thế mà Phái đoàn hành hương TĐCTT cũng có thể bao gồm được đầy đủ hết mọi sự như lòng mong muốn và đã phác họa:

Nào kính viếng các nơi Thánh, nào tham quan các địa danh Thánh Kinh,

nào cử hành Tam Nhật Vượt Qua, nào tĩnh tâm và nào mua sắm... thật là tuyệt vời, không còn hối tiếc gì nữa.

Cùng lắm chỉ tiếc nuối hai điều:

đó là hình như chuyến đi hơi ngắn ngủi một chút theo lòng ham thích của mình, dù đã đầy đủ và trọn vẹn;

 

và đó là không biết có bao giờ sẽ trở lại Thánh Địa Đất Hứa này một lần nữa hay chăng...?

 

mà nếu có chăng nữa thì lần sau có giống như hay được như lần này hay chăng??

bởi theo tâm lý tự nhiên thì tình yêu ban đầu bao giờ cũng là tình yêu lý tưởng và muôn thuở!

Trước khi tiến vào một trong nhiều cổng của Cổ Thành Jerusalem, phái đoàn dừng chân kiểm điểm quân số

đa số là thành phần bẩm sinh yêu thích sopping, hay đúng hơn có thích làm ơn làm phúc cho các cửa tiệm buôn bán

Bầu trời bấy giờ, vào chính lúc phái đoàn TĐCTT không còn ở ngoài trời nữa, trở nên u ám muốn mưa

Vì sợ mưa và để có nhiều giờ làm ơn làm phúc shopping cho cửa tiệm bán kỷ vật

nên phái đoàn không kịp chụp một tấm hình chung ở ngay ngoài cổng thành trông cũng hấp dẫn ấy

 

Tiến vào bên trong Cổ Thành Jerusalem

Vị tour host đã dặn dò kỹ lưỡng về vấn đề đề phóng trộm cắp có thể xẩy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới này, kể cả ở Jerusalem

Đây mới là cửa tiệm kỷ vật xứng đáng nhất để mua, vào ngày chính thức shopping theo chương trình hành hương,

tuy phái đoàn cũng đã được dẫn đi shopping nháp 2 lần trước đó:

Thứ Hai 15/4 sau khi tham quan Cánh Đồng Belem và Thứ Năm 18/5 sau khi kính viếng Hang Belem về Cổ Thành Jerusalem.

Ở tiệm kỷ vật vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh hôm ấy, nhiều thứ hơn và giá có vẻ phải chăng hơn,

anh chị em đã tiếp tục mua những gì mình thích để giữ làm kỷ niệm và để làm quà tặng, nhưng vẫn trả giá như thường,

dù đã được vị tour host báo trước là phái đoàn hành hương TĐCTT được discount half price.

Ngoài những kỷ vật nho nhỏ, nhất là Khung Ảnh 14 Chặng Đàng Thánh Giá gấp 3, bằng gỗ cây Olive, dài 8.5 x 6 inches, giá 300 MK,

đã được chiếu cố nhiều nhất, đến độ không còn để mà mua, chứ đừng nói là trả giá cao hơn (150 MK như đã bán) để có thể mua được.

Nhưng phải công nhận rằng cho dù giá cả hơi cao cần phải hạ giá và trả giá,

nhưng các thứ ở Do Thái, kể cả đồ ăn thức uống và vàng bạc, đều chính gốc và rất tốt, đáng giá, dù có bị hớ, nếu mình thích.

Trong số các kỷ vật trị giá nhất, lớn nhất và mắc nhất phải kể đến một số kỷ vật sau đây:

Bức hình Bữa Tiệc Ly trạm nổi - bằng bạc và vàng

Tượng Chúa Chịu Nạn bằng bạc trên Thánh giá bằng gỗ cây Olive (như ở đằng sau Cây Thánh Giá chứng nhận "Olive Wood Jerusalem") 

Hình Đức Mẹ Jerusalem bằng vàng và bạc trên gỗ Olive, có đính các hạt cườm viền quanh khung ảnh, và có cả giấy chứng nhận ở mặt sau 

Hình Thánh Gia nổi bằng cả bạc lẫn vàng

Những kỷ vật trên đây được mua cho AC King Evy nhờ bé tĩnh mua cho,

tùy theo sở thích của bé tĩnh, giá bao nhiêu cũng được và kiểu nào cũng OK.

Những kỷ vật này, tổng giá ban đầu khi chưa trả giá là $7,500.00, bao gồm cả cước phí gửi sang Mỹ,

nhưng chỉ còn $6,200.00, bao gồm cả cước phí cấp tốc / express (rất tốn phí, chứ không phải rẻ bằng tầu thủy mất 6 tuần),

nên chỉ sau 6 working days thì tất cả đã nhận được đầy đủ.

 

Từ Tiệm Kỷ Vật ở Cổ Thành Jerusalem trở về khách sạn

Phái đoàn hành hương TĐCTT đi làm ơn làm phúc shopping ở Cổ Thành Jerusalem khi tới cổng thành thị bị kẹt mưa

Nên đành phải chờ cho hết mưa mới có thể đi bộ trở về lại khách sạn của mình

Dân chúng từ bên trong cứ tuốn ra cùng một cổng thành như TĐCTT bấy giờ

Trong khi đó nước mưa từ bên ngoài tuôn chảy vào nền của con đường ở dưới chân mọi người

Cuối cùng phái đoàn hành hương TĐCTT cũng phải dấn thân dầm mưa rời khỏi Cổ Thành Jerusalem...

không phải vì hết giờ hay không phải bị đuổi đi và

cũng không phải muốn hoan hưởng ân phúc tuôn đổ như mưa xuống vào sáng Phục Sinh 2019 ấy

Vâng, đúng thế, vì xe tour bus của phái đoàn đã đến đón về khách sạn...

mà đáng lẽ nó chỉ trực tiếp tới đón ở khách sạn chiều nay để chở phái đoàn đi cử hành Lễ Phục Sinh vào lúc 3 giờ mà thôi.

Nhưng nhờ vị tour host tốt lành và khôn ngoan đã tìm cách biến báo cho phái đoàn TĐCTT được mọi bề thuận lợi hơn

mà nó đã đến sớm trước giờ từ một địa điểm khác

Trên đường từ Cổ Thành Jerusalem về, anh chị em bắt đầu bữa trưa bằng những ổ bánh mì uốn khúc Do Thái,

do chính vị tour host mua hộ, giá chỉ 1 MK 1 ổ, trong khi mấy hôm trước, anh chị em mua 2 MK 1 ổ, ăn rất ngon.

 

Bầu trời Phục Sinh ở vùng khách sạn Leonardo ở Jerusalem

Mưa suốt chặng đường từ Cổ Thành Jerusalem về lại khách sạn

Cơn mưa từng đợt lúc mưa lúc tạnh này, như thể nghẹn ngào làm sao ấy, ngay trước ngày về Mỹ của phái đoàn hành hương TĐCTT

Nếu sau cơn mưa trời lại sáng... và không một cuộc đời nào chỉ toàn gian nan khốn khổ liên lỉ suốt đời...

 thì sau trời quang mây tạnh trời lại mưa tuôn... như bất cứ cuộc đời nào không chỉ suốt đời hoan lạc vui sống!

Phái đoàn hành hương TĐCTT thật sự là được ở một khách sạn hạng sang (first class), ăn uống ngủ nghỉ thật đáng đồng tiền bát gạo

 

 Chiều: Cử hành Lễ Phục Sinh và tuyên hứa

 

Từ Khách Sạn đến Nhà Thờ Tiệc Ly trên Núi Sion

 

Từ xe tour bus đổ xuống đường để từ đó tiến lên Núi Sion (Mount Zion)

Núi Sion là một ngọn đồi ở Giêrusalem, bên ngoài các bức tường của Cổ Thành. Chữ Núi Sion đã được sử dụng trong Thánh Kinh Do Thái, trước tiên cho Thành Vua Đavít (2 Samuel 5:71 Chronicles 11:51 Kings 8:1; 2 Chronicles 5:2), sau đó mới đổi thành Núi Đền Thờ (the Temple Mount), hiện nay nó được sử dụng như là danh xưng của Ngọn Đồi Phía Tây Thành Giêrusalem. Theo nghĩa rộng thì chữ này có thể hiểu về toàn Mảnh Đất Do Thái.

2Samuel 5: Chiếm Giê-ru-sa-lem (1 Sb 11: 4-9)

6 Vua và người của vua tiến về Giê-ru-sa-lem đánh người Giơ-vút là dân bản xứ. Chúng nói với vua Đa-vít: "Ông sẽ không vào đây được, vì người mù người què sẽ đẩy lui ông." Nghĩa là: "Ông Đa-vít sẽ không vào đây được."7 Vua Đa-vít đã chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít.8 Ngày hôm đó, vua Đa-vít nói: "Mọi kẻ muốn đánh người Giơ-vút, thì hãy qua đường hầm mà tấn công người mù người què, những kẻ mà lòng vua Đa-vít ghét." Vì thế có câu: "Người mù người què sẽ không được vào Đền."9Vua Đa-vít đóng tại đồn luỹ và gọi đó là Thành vua Đa-vít. Rồi vua Đa-vít xây chung quanh, từ nền Mi-lô vào phía trong.10 Vua Đa-vít ngày càng mạnh thế, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh, ở với vua.

1Niên Ký 11: Chiếm Giê-ru-sa-lem (2 Sm 5:6-10)

4 Vua Đa-vít cùng toàn thể Ít-ra-en tiến về Giê-ru-sa-lem - tức là Giơ-vút; dân bản xứ ở đây là người Giơ-vút.5 Dân cư Giơ-vút nói với vua Đa-vít: "Ông sẽ không vào đây được." Nhưng vua Đa-vít đã chiếm được đồn luỹ Xi-on, đó là Thành vua Đa-vít.6 Vua Đa-vít đã nói: "Bất cứ ai là người đầu tiên giết được người Giơ-vút, người ấy sẽ được làm thủ lãnh, làm nguyên soái." Ông Giô-áp con bà Xơ-ru-gia là người đầu tiên đã lên được, nên ông đã trở thành thủ lãnh.7 Vua Đa-vít đóng tại đồn luỹ đó, nên người ta gọi là Thành vua Đa-vít.8 Rồi vua xây cất bốn mặt thành, từ công trình Mi-lô cho tới hoàng cung, còn ông Giô-áp thì tu bổ phần còn lại.9 Vua Đa-vít ngày càng thêm mạnh thế, vì ĐỨC CHÚA các đạo binh ở với vua.

1Các Vua 8: Di chuyển Hòm Bia Giao Ước (2 Sb 5:2-10 )

1 Bấy giờ vua Sa-lô-môn triệu tập bên mình, tại Giê-ru-sa-lem, các kỳ mục Ít-ra-en, gồm tất cả các người đứng đầu các chi tộc cùng các trưởng tộc con cái Ít-ra-en, để đưa Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA lên, từ Thành vua Đa-vít tức là Xi-on.2 Mọi người Ít-ra-en tập hợp lại bên vua Sa-lô-môn trong tháng Ê-ta-nim tức là tháng thứ bảy để mừng Lễ.3 Tất cả các kỳ mục Ít-ra-en đều tới; các tư tế thì khiêng Hòm Bia,4 và đưa Hòm Bia của ĐỨC CHÚA cũng như Lều Hội Ngộ và tất cả các vật dụng thánh trong Lều lên. Các tư tế và các thầy Lê-vi đưa những thứ ấy lên.5 Vua Sa-lô-môn và toàn thể cộng đồng Ít-ra-en tụ họp lại bên cạnh vua trước Hòm Bia, sát tế chiên bò nhiều vô kể, không sao đếm nổi.6 Các tư tế đưa Hòm Bia Giao Ước của ĐỨC CHÚA vào nơi đã dành sẵn trong cung Đơ-via của Đền Thờ, tức là Nơi Cực Thánh, dưới cánh các Kê-ru-bim.7Quả vậy, các Kê-ru-bim xoè cánh ra bên trên Hòm Bia, che phía trên Hòm Bia và các đòn khiêng.8 Các đòn này dài đến nỗi từ Cung Thánh, trước Nơi Cực Thánh, có thể nhìn thấy các đầu đòn, nhưng từ bên ngoài thì không thấy được. Các đòn này vẫn còn đó cho tới ngày nay.9 Trong Hòm Bia không có gì ngoài hai Bia đá ông Mô-sê đã đặt vào đó, trên núi Khô-rếp, khi ĐỨC CHÚA lập Giao Ước với con cái Ít-ra-en vào thời họ ra khỏi đất Ai-cập.

2Niên Ký 5: Di chuyển Hòm Bia Giao Ước (1 V 8:1-9)

2 Bấy giờ vua Sa-lô-môn triệu tập về Giê-ru-sa-lem các kỳ mục Ít-ra-en, tất cả các người đứng đầu các chi tộc cùng các trưởng tộc con cái Ít-ra-en để đưa Hòm Bia Giao Ứớc của ĐỨC CHÚA lên từ Thành vua Đa-vít tức là Xi-on.3 Mọi người Ít-ra-en tập hợp lại bên nhà vua để mừng lễ. Đó là tháng thứ bảy.4 Tất cả các kỳ mục Ít-ra-en đều tới; các thầy Lê-vi thì khiêng Hòm Bia,5 và đưa Hòm Bia cũng như Lều Hội Ngộ và tất cả các vật dụng thánh trong Lều lên. Các tư tế và các thầy Lê-vi đưa những thứ ấy lên.

Đây là chặng đường cuối cùng của phái đoàn hành hương TĐCTT bước đi ở Đất Hứa Thánh Địa trước khi về lại Hoa Kỳ

Họ đang tiến tới và tiến vào một nơi sát cạnh với Nhà Tiệc Ly (Last Supper room) hay Căn Thượng Lầu (Upper Room)

một Căn Phòng Tiệc Ly họ đã đến kính viếng hôm Thứ Ba Tuần Thánh 16/4/2019,

nhưng nơi thánh ấy thuộc về người Do Thái trong khu vực Mồ Vua Đavít, không thể cử hành bất cứ phụng vụ Công giáo nào ở đó.

Tuy nhiên, ở ngay sát cạnh Căn Thượng Lầu Tiệc Ly này, nơi các tông đồ trú ngụ trong thời gian Chúa Kitô Vượt Qua,

nơi Chúa Kitô đã hiện ra 2 lần với các vị, cũng chính là nơi Chúa Thánh Thần đã Hiện Xuống trên từng người của các vị...

 

Cử Hành Phụng Vụ Đại Lễ Phục Sinh, bao gồm cả Nghi Thức Tuyên Hứa TĐCTT, ở Nhà Thờ Tiệc Ly

 

có một Nguyện Đường Tiệc Ly được cai quản và phục vụ bởi Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô Assisi,

một nguyện đường đã được LTXC quan phòng giành cho phái đoàn hành hương TĐCTT cử hành Lễ Phục Sinh 2019,

Chúa Nhật 21/4, vào lúc 4 giờ chiều.

nơi 7 anh chị em tân TĐCTT (ngồi 2 hàng 2 bên trên cùng) dấn thân tuyên hứa

làm TĐCTT của LTXC và cho LTXC trong Thời Điểm Thương Xót hiện nay

Để save time cho Thánh Lễ chỉ được phép kéo dài 45 phút (4:15 - 5:00 pm),

bao gồm cả nghi thức tuyên hứa liền sau bài giảng,

Cha chủ tế đã làm phép huy hiệu TĐCTT ngay trước Thánh Lễ

Thánh lễ cuối cùng này do tiểu nhóm Monica phụ trách đọc Sách Thánh và quyên tiền trong lễ

Ngay sau bài giảng vắn gọn xúc tính về Mầu Nhiệm và Biến Cố Phục Sinh là nghi thức tuyên hứa TĐCTT.

Thay vì có đôi lời dẫn nhập và gọi tên từng anh chị em dự TĐCTT theo đúng thủ tục được Nội Qui ấn định,

bé tĩnh đã mời 7 anh chị em đã điền mẫu gia nhập TĐCTT lên cung thánh tuyên hứa

“Giêsu ơi,/ con tin nơi Chúa”:/ xin cho con luôn cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa,/ nhất là những lúc con yếu đuối sa ngã và khổ đau trong đời,/ để càng được chìm đắm vào vực sâu vô đáy của Lòng Thương Xót Chúa,/ con càng thấy được chân dung vô cùng nhân hậu của Chúa,/ và nhờ đó,/ con cũng mới thấy được tất cả sự thật về bản thân con,/ và mới thật sự gặp được tất cả mọi người và mỗi người anh chị em của con ở đó.

Giờ đây,/ nhờ Mẹ Maria con xin dâng lên Chúa trọn vẹn bản ong hèn mọn của con,/ cùng với hết mọi yếu đuối dại khờ của con,/ hết mọi khuyết điểm tội lỗi của con,/ hết mọi thiện chí nỗ lực của con,/ hết mọi ước ao khát vọng của con./ Xin Chúa hãy rửa con “trong Thánh Linh”/ hầu con “được thánh hóa trong chân lý;/ dù cuộc đời con có phải lần mò “bước đi trong thung lũng tối”,/ có như Chúa “buồn đến chết được” trong Vườn Cây Dầu đổ mồ hôi máu,/ hay có phải than lên “Chúa Trời con ơi, Chúa Trời con ơi, sao Ngài lại nỡ bỏ rơi con” trên thập tự giá,/ con cũng hoàn toàn tuân theo Thánh Ý vô cùng khôn ngoan toàn thiện của Chúa,/ nhờ đó,/ Chúa có thể làm vọt lên từ cõi ong con/ đã được Chúa chiếm đoạt và biến đổi/ sự sống đời đời là Lòng Thương Xót Chúa/ “cho những người anh chị em hèn mọn nhất” của Chúa cũng là của con.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong ong,/ xin hoán cải con trở nên như trẻ nhỏ của Lòng Thương Xót Chúa,/ để con biết nhìn hết mọi anh chị em con/ bằng ánh mắt cõi ong của Tình Yêu Nhân Hậu Chúa như Mẹ Maria,/ cho tất cả được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và Thánh Thần./ Amen.

Sau khi 7 anh chị em dự TĐCTT tuyên hứa, cha chủ tế cũng cố nhắn nhủ mấy lời phấn khích anh chị em tân TĐCTT

Sau đó ban phép lành để chúc lành cho thiện chí dấn thân làm Tông Đồ của LTXC và cho LTXC hiện nay

Mỗi một lần diễn ra nghi thức tuyên hứa TĐCTT là mỗi lần âm vang ý nghĩa logo nơi lời ca của bài Hiệu Ca TĐCTT - Hiện Thân Từ Ái:

"Một khi đời con đã thề hứa, con nguyện hy sinh đến tận cùng.

Tình yêu mà con giành cho Chúa, con nguyện thương mến cả nhân gian"

(điệp khúc mở)

"Con là chứng nhân của Chúa Kitô, Đấng đã đến không phải để luận phạt,

nhưng đã đến để cứu đời trầm hư, như mục tử đi tìm con chiên lạc"

(Phiên Khúc 2)

"Xin cho con mắt thương xem mọi người là anh em. Xin cho con tim cao cả yêu người như Chúa đã.

Xin cho con mắt thương xem mọi người là anh em. Xin cho con tim cao cả yêu người như Chúa đã yêu!"

(Điệp Khúc kết)

Từ trái sang phải, thứ tự quí anh chị tân TĐCTT như sau:

Vũ Lung (OC), Nguyễn Sơn Tâm (SB CA), Lê Mạnh (NY), Đặng Tammie (OC), Khổng Liên (Phạm Lynn - OC), Trần Hương (NY) và Lê Ren (NY)

Cho dù thời lượng cử hành Thánh Lễ Phục Sinh trọng thể 45 phút, hôm ấy phái đoàn hành hương TĐCTT, như bé tĩnh xin chủ tế,

cho rước thêm Máu Thánh, vì không thể nào thiếu Máu Thánh tại ngay sát nơi Chúa Giêsu đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể này.

 

Lạ lùng thay, chỉ vừa phải Máu Thánh như vị linh mục phụ trách cung thánh cung cấp...,  

thế mà vẫn đủ cho tất cả 36 anh chị em, trừ vị linh mục chủ tế...

bao gồm cả bé tĩnh là người cuối cùng được vớt vát những Giọt Máu Thánh linh thiêng còn sót trong Chén Thánh.

Trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 này, phái đoàn TĐCTT có tất cả là 6 lễ riêng:

1- Ở Nhà Thờ Cana Chúa Nhật Lễ Lá;

2- Ở Thánh Đường Truyền Tin Nazarét Thứ Hai Tuần Thánh;

3- Ở Nguyện Đường trong Mồ Thánh Chặng XI Thứ Ba Tuần Thánh;

4- Ở Nhà Thờ Betania Thứ Tư Tuần Thánh;

5- Ở Nguyện Đường Chúa Khóc trên Núi Cây Dầu Thứ Năm Tuần Thánh;

6- Ở Nguyện Đường Tiệc Ly trên Núi Sion Chúa Nhật Phúc Sinh.

Chỉ có 2/6 lễ phái đoàn được rước Máu Thánh là

ở Nguyện Đường Chúa Khóc hôm Thứ Năm Tuần Thánh kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể;

và vào Chúa Nhật Phục Sinh ở Nguyện Đường Tiệc Ly sát ngay Căn Thượng Lầu Tiệc Ly, nơi Người thiết lập Bí Tích Thánh Thể.

Tuy nhiên, ở Thánh Lễ tại Chặng XI trong Nhà Thờ Mồ Thánh,

chỉ duy một mình bé tĩnh giúp lễ bất ngờ được chủ tế trao cho chút Máu Thánh ngay vào lúc tráng chén sau hiệp lễ.

Thật là diễm phúc... ở ngay nơi Máu Cực Thánh của Chúa vọt ra khi Người bị đóng đanh vào thập tự giá ở Sọ Trường Đồi Canvê!

 

Bên Ngoài Nguyện Đường Tiệc Ly

Thánh lễ vừa xong, phái đoàn hành hương TĐCTT phải ra ngoài ngay, vì quá 5 giờ chiều 5 phút, để phái đoàn khác dâng lễ.

Hai tấm hình trên còn thiếu Cha Đức Minh đang ở trong Phòng Thánh và nhỏ nga vào mời cha ra

Đây là tấm hình cuối cùng chung của phái đoàn hành hương TĐCTT 2019 ở Thánh Địa chiều Chúa Nhật Phục Sinh 21/4

bé tĩnh không ngờ được lọt vào tấm hình cuối cùng này!

Khu Vực Núi Sion cũng là Núi Đền Thờ này phái đoàn hành hương TĐCTT đã đến kính viếng chiều Thứ Ba Tuần Thánh 16/5/2019,

nơi có Căn Thượng Lầu Tiệc Ly, Mồ Vua Đavít và Nguyện Đường Đức Mẹ Ngủ

 

Đường xuống Núi Sion

Bầu trời chiều Chúa Nhật Phục Sinh nắng đẹp, chứ không như sáng mưa trưa mưa như trước

Những chỗ mờ mờ tối tối không phải là do màn đêm sắp buông phủ, mà bởi phong cảnh bấy giờ được chụp phản mặt trời

Hành trình đức tin của Kitô hữu cũng thế, có những lúc thật tươi sáng, tràn đầy bình an và ân sủng thần linh,

nhưng cũng có những khi cảm thấy u tối vì bị phản mặt trời,

do đương sự cố tình phạm tội hay do Thánh Ý Chúa thử thách

Con chim bay lẻ loi trên bầu trời bấy giờ hình như là điềm báo trước rằng

có một người trong phái đoàn hành hương TĐCTT bị thất lạc sau khi mọi người đã lên xe và điểm danh

Con chim vẫn cứ bay cao tắp tít theo phái đoàn hành hương TĐCTT đang vui vẻ những giây phút cuối còn lại ở Thánh Địa

Đi tìm con chiên lạc

Sau khi điểm danh trên xe, mới biết rằng thiếu mất một chị ở Orange County,

thuộc tiểu nhóm Saint Polycarp Westminster,

bé tĩnh liền trở lại tìm, vừa đi vừa cầu nguyện, cả anh chị em trên xe cũng thế.

Vì nếu không tìm thấy chị, mà chị đã luống tuổi, không thuộc loại khôn lanh biến báo cho lắm,

sẽ đi về đâu, có thể tìm về khách sạn được hay chăng, cho dù, như mọi người trong phái đoàn,

chị cũng đã được dán ở đằng sau bản tên đeo cổ của chị một nhãn dán (label) địa chỉ khách sạn

cùng với số điện thoại của khách sạn cũng như của cả bé tĩnh nhỏ nga.

Đường lên Núi Sion bấy giờ vắng tanh, hầu như không còn phái đoàn hành hương nào ở trên đó nữa, tất cả đã xuống núi hết rồi.

Các ngõ hẻm vắng tanh, đi lạc một cái thì lại mất thêm 1 người nữa, sau đó chắc chính vị tour host phải đi tìm.

Thực sự bé tĩnh đã bị lạc vào một lối rẽ dẫn đến một con đường và ngõ cụt lạ hoắc, nên vội vàng trở ra đi ngỏ khác...

theo trí nhớ đã lão thành quá thất thập của mình nhưng cũng may chưa đến nỗi có triệu chứng ai-dám-mơ (elzheimer)

Cuối cùng thì thấy ngay con chiên lạc (cũng khôn không đi đâu luẩn quẩn) vẫn đang đứng với một số khách hành hương

ở ngã ba gần Nguyện Đường Tiệc Ly lúc trước, và bấy giờ bé tĩnh thấy chị vẫn đang quay video tỉnh bơ. Tạ ơn Chúa!

Và phái đoàn đã trở về khách sạn kịp bữa tối, cho dù mất cả nửa tiếng trễ lại để cố gắng tìm con chiên lạc đàn.

 

Tạ Từ Vị Tour Host

Trước khi xuống xe, bé tĩnh đã nhắc đến chuyện tạ từ vị tour host tốt lành

được LTXC gửi đến phục vụ phái đoàn TĐCTT trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua

Chẳng những nhỏ nga đã đại diện phái đoàn tặng tiền tip cho vị tor host ($1,950.00) mà cả

Cha Linh Hướng Nguyễn Đức Minh, do bé tĩnh xin, cũng đã ngỏ mấy lời thấm thiết tình nghĩa cùng vị tour host nữa.

Tạ ơn LTXC đã cho phái đoàn hành hương TĐCTT chẳng những được mọi sự khác như ý,

về nơi ăn chốn ngủ, về trời đẹp tiết tốt, về các nơi thánh địa danh được dẫn đến kính viếng,

về những lần shopping thoải mái vui vẻ, về những giây phút hiếm quí cử hành Vượt Qua v.v.

mà còn được có một thiên thần bản mệnh chuyên nghiệp tận tâm phục vụ chuyến đi của phái đoàn,

từ ngày đầu tiên vất vả đón phái đoàn ở phi trường từ 5 giờ chiều Thứ Bảy 13/4 qua suốt cả đêm chờ đón,

đến 7:00 sáng Chúa Nhật 14/4/2019 thì dẫn lên Tiberia cho kịp ngày hành hương đầu tiên...

 cho đến lúc tạ từ này, lúc vị tour host này chính thức kết thúc nhiệm vụ tour host của mình. 

 

Bữa Tiệc Ly

Nhỏ nga và bé tĩnh đã xin phép nhân viên khách sạn phục vụ bữa ăn cung cấp thêm ít rượu cho bữa tiệc ly này,

sau khi nhỏ nga tặng tiến tip cho nhân viên khách sạn phục vụ trong phòng ăn suốt thời gian phái đoàn hành hương TĐCTT ở đó.

Nhưng họ lại chỉ cho riêng bé tĩnh nhỏ nga là thành phần lãnh đạo 2 chai rượu mà thôi, chứ không cho chung như ý của bé tĩnh nhỏ nga.

Bởi thế, cả 2 đã xin họ cho mang xuống phòng ăn thêm các chai rượu họ tặng cho 2 phòng ngủ của ban lãnh đạo 2 chai nữa là 4 chai.

(Họ không cho mang đồ ăn từ ngoài khách sạn vào khách sạn và cũng không cho mang bất cứ rượu nào xuống phòng ăn của họ.

Bởi thế trưa hôm cùng ngày, khi mang các ổ bánh mì vòng cung từ Jerusalem về khách sạn, vị tour host đã dặn đừng để lộ ra.

Nhưng khi chúng em cho họ biết rằng chúng em chỉ mang xuống phòng ăn rượu họ tặng ở phòng ngủ thì họ đồng ý liền)

Thế là 4 chai rượu của khách sạn Leonardo Jerusalem vừa đủ cho từng anh chị em trong bữa tiệc ly cuối cùng này ở Thánh Địa.

hình như cả máy chụp vốn sắc nét đẹp đẽ của bé tĩnh cũng cảm động vào giây phút bữa tiệc ly này,

nên tấm hình chụp bàn đầu tiên đây cũng không được rõ nét, như mọi người bấy giờ được nhìn qua làn nước mắt vậy!

Chúng ta cùng nhau tri ân cảm tạ ngợi khen LTXC đã ban cho chúng ta được hoan hưởng thật là tuyệt vời

một chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019 của Nhóm TĐCTT!

 

CẢM NGHIỆM VỀ DEAD SEA - BIỂN CHẾT

 

Thật vậy, trong bữa điểm tâm sáng Chúa Nhật Phục Sinh 21/4/2019, 

Chị Trần Vũ Kim Liên ở San Jose đã bất ngờ cho em biết chị đã rất thấm thía những gì em đã phân tích từ belief đến trust và entrust

trong Ngày Tĩnh Tâm Thứ Bảy Tuần Thánh hôm trước, trong đó, em đã lấy một thí dụ điển hình đó là khi em nói ở trên đường đến Biển Chết rằng:

1- Biển Chết có một độ mặn đến nỗi không một sinh vật nào có thể sống ở đó và người ta xuống tắm không thể chìm được,

2- quí anh chị đã đặt niềm tin (belief) nơi em là người đã từng nghiên cứu và thật sự đã trải qua chính kinh nghiệm lạ lùng ấy,

3- thế nhưng, nếu thực sự dám xuống tắm, dù không biết bơi, thì bấy giờ mới đúng là quí anh chị có lòng tin tưởng (trust) vào những gì em nói, và

4- cho dù quí anh chị xuống tắm, dìm mình xuống nước, nhưng có dám thả mình bơi hay nằm ngửa ra

thì mới thật sự gọi là tín thác (entrust) vào những chân lý bất khả sai lầm em đã tiết lộ cho quí anh chị biết. 

Chị Trần Vũ Kim Liên đã quả thực cảm nghiệm được sự kiện khác biệt giữa belief là niềm tin xuông với trust là lòng tin và entrust là việc tín thác 

đúng như thế ở Biển Chết, trong bài chị viết cho cuốn Kỷ Yếu, gửi cho em hôm Chúa Nhật Lễ Chúa Chiên Lành 12/5/2019,

với câu kết luận thật tuyệt vời và chính xác về LTXC đối với bất cứ tâm hồn nào biết tin tưởng vào LTXC và dám tín thác cho LTXC sau đây: 

 

        

Lúc còn bé thường trong những giờ cơm, đặc biệt l giờ cơm tối, Bố hay kể chuyện. Từ những câu chuyện thời Cựu Ước - Đức Chúa Trời dựng nên trời đất như thế nào hay chuyện Vua Đavít, Vua Salômông cho đến các Vua nhà Trần, chúa Nguyễn. Những câu chuyện hài hước Trạng Quỳnh hay Đắc Nhân Tâm cũng được Bố dùng để dạy dỗ các con. Đầu óc non nớt của em cũng được theo Bố từ làng quê Phát Diệm cho đến tháp Eiffel ở Pháp, Kim tự tháp ở Ai Cập, cho đến Vạn Lý tường thành. Thế là Biển Chết cũng nằm trong "chương mục" những câu chuyện Bố kể. Không hiểu sao Biển Chết lại có một ấn tượng sâu đậm với con bé 7-8 tuổi đầu? Chắc là nghe Bố nói ở Biển Chết mình không cần bơi vẫn không bị chết chìm với một người mê nước mà không biết bơi thì còn gì sung sướng hơn. Nhất là nghe Bố tả tới cảnh nằm đung đưa trên mặt nước đọc sách như nằm trên võng. Rồi chim trời bay lượn ca hát trên bầu trời, dưới nước thì tôm cá bơi lượn chung quanh đến khi đói hay buồn thì có thể cho tay xuống nước bắt con cá hay tôm bỏ vào miệng ăn. Bố có tính hài hước thế.

          Vậy là hơn bốn mươi năm sau em được diễm phúc đến nơi mà mình hằng mơ tưởng, còn gì sung sướng, hạnh phúc hơn. Thế mà đời chẳng phải là mơ. Thứ nhất đọc trong danh mục những nơi phái đoàn hành hương sẽ đến có tên Dead Sea nhưng không biết có được "tắm" và ở chơi nơi đó bao lâu. Đọc tờ travel checklist bao nhiêu lần mà vẫn không thấy có swiming suite. Khi nghe chị Nga nói sẽ có ngày họp mặt trước ngày đi để thông báo những chi tiết quan trọng và trả lời những thắc mắc mà các anh chị chưa rõ. Thế là câu "Có nên đem theo áo tắm, có được tắm ở Dead Sea, và thời gian chơi ở đó bao lâu?" đã được ghi xuống để hỏi khi conference call. Vậy mà còn lỡ chuyến đò không hỏi được vì nhớ sai giờ. Không hỏi được thì cứ đem áo tắm theo chẳng làm hành lý nặng thêm. Hên thì được tắm, còn không thì sắn quần rửa chân cũng vui. Thứ đến là Dead Sea không như Biển Chết mà em được nghe và tưởng tượng như khi còn bé. Độ mặn của nước và khoáng chất rất cao không nên để nước vào mắt hay uống, do đó không nên bơi mà chỉ nằm nổi trên mặt nước. Qua những thông tin đó, làm em sợ nhiều hơn là háo hức chờ đến ngày được tắm mình trong nước ở Biển Chết.

          Ngày chờ đợi cuối cùng cũng đến. Sáng hôm đó ngồi trên xe mà tâm trạng em nó hồi hộp lạ lùng, một mặt muốn xe chạy đến Dead Sea nhanh thật nhanh, mặt khác thì mong xe cứ từ từ, chậm chậm khoan đến. Vì sao? Là vì có hai cái swim goggles của hai vợ chồng lại để quên ở khách sạn, mà em nghe nói nếu vô ý để nước biển vào mắt là đau lắm. Thế mà khi tới nơi, thay áo tắm xong trên đường xuống biển thì đọc được cái bảng này thì sự sợ hãi lại có cơ hội tăng cao.

          Trước khi xuống nước anh Chánh dặn: "Em đừng sợ, cứ xuống chơi nhưng đừng để nước vào mắt." Làm thế nào để nước đừng vào mắt? Đúng là lời nói của người biết bơi. Vậy mà em cũng phó thác cho chàng nắm tay lôi xuống. Những gì em tưởng tượng trong đầu cho tới khi va chạm thực tế thì hoàn toàn khác xa. Nằm ngữa người trên mặt nước với những người khác là cả một sự hứng thú, vui thích, còn riêng đối với em thì cả một sự gồng mình chiến đấu với sợ hãi. Tạ ơn Chúa lúc nào cũng có người "nâng đỡ" ở bên cạnh con. Anh Chánh thường xuyên dặn cao đầu lên đừng để đầu xuống nước, vậy mà em nhớ ngày xưa Bố nói cứ thoải mái nằm thả người trên nước như nằm võng. Sau một lúc loay hoay để thích nghi - cổ, vai cũng đỡ mỏi vì phải gồng cổ ráng để đầu không đụng nước. Cuối cùng em cũng được những giây phút thoải mái thả người trôi nổi trên mặt nước nhưng bên cạnh vẫn có người luôn sẵn sàng chộp cổ lôi đầu lên khi có sự cố .... chìm. Trong khoảnh khắc đó em thấy có muốn lặn chìm cũng không thể được vì trọng lực (gravity) hay nồng độ (concentration) của nước muối ở Dead Sea rất cao. Từ đó em cảm nghiệm đại dương của lòng thương xót Chúa cũng tương tự như vậy, vì khi chúng ta được lặn chìm vào trong đại dương của lòng thương xót, thì trọng lực hay nồng độ tình yêu của Chúa cực cao - Chúng ta không thể nào chìm được vì chúng ta bao giờ cũng được lòng thương xót của Ngài nâng lên.

San Jose, tháng 5, 2019

Maria Trần Vũ Kim Liên

 

Đêm cuối Phục Sinh... chờ đánh thức vào lúc 2 giờ sáng Thứ Hai 22/4/2019 để kịp ra phi trường

 

 

Xin mời xem video một số đoạn của ngày hôm nay

 

NỘI DUNG

 

Thứ Sáu và Thứ Bảy Ngày 12-13/4

Lên Đường ... về nguồn Kitô giáo - Đất Hứa

Chúa Nhật Thương Khó Ngày 14/4

Từ ngoại biên Biển Hồ Galilêa và

Thành Caphanaum

Rồi về Cana

Thứ Hai Tuần Thánh Ngày 15/4

Thăm Nazarét, Lên Núi Tabor,

Ghé Meggido,

Thăm Cánh Đồng Belem, Về Ở Jerusalem

Thứ Ba Tuần Thánh Ngày 16/4

Phần 1

 Đi Đường Thánh Giá Nội Bộ 

Phần 2

 Kính Viếng Các Nơi Thánh ở Cổ Thành Jerusalem 

Thứ Tư Tuần Thánh Ngày 17/4

Tham quan Giuđêa

Lễ ở Betania, Ngắm Núi Cám Dỗ,

Ghé Thành Jericho, Đến Sông Jordan,

Ngắm Hang Qumran, Chơi ở Biển Chết

Thứ Năm Vượt Qua Ngày 18/4

Phần 1  

Sáng: Hang Belem,

Trưa: Cổ Thành Jerusalem,

Chiều: Nhà Thờ Kinh Lạy Cha trên Núi Cây Dầu;

Phần 2

 Cử Hành Thứ Năm Tuần Thánh:

Chiều: Lễ Ở Nhà Thờ Chúa Khóc và Kính Viếng Vườn Câu Dầu;

Tối: Nghi Thức Đêm Thứ Năm Tuần Thánh Ở Nhà Thờ Vườn Nhiệt;

 Đêm: Theo Con Đường Bắt Giải Chúa từ Vườn Nhiệt đến Dinh Caipha

Thứ Sáu Vượt Qua Ngày 19/4

Sáng: Đi Đường Thánh Giá Cộng Đồng và

Chiều: Tham dự Cử Hành Phụng Vụ Cuộc Thương Khó

Thứ Bảy Vượt Qua Ngày 20/4

Ngày: Tĩnh Tâm Khóa LTXC "Vượt qua sự chết vào sự sống"

 Tối: Dự Lễ Vọng Phục Sinh;

Đêm: Canh Thức bên Mồ Chúa

Chúa Nhật Phục Sinh Ngày 21/4

Sáng: Mua sắm kỷ vật quà tặng Đất Thánh ở Jerusalem

 Chiều: Cử hành Lễ Phục Sinh và Tuyên hứa TĐCTT ở Nhà Thờ Tiệc Ly

Thứ Hai Bát Nhật Ngày 22/4

Trở lại ... tiếp tục Hành Trình Đức Tin:

Sống Đức Tin hơn là chỉ Cảm Nhận Đức Tin