THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

Năm Thánh Gia Huynh Đệ 2021

 

Niềm Vui Yêu Thương: "Đổ nước đầy các chum" (Gioan 2:7)

 

đề tài thời sự phụ họa cho các Khóa LTXC 2021

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

Tiệc cưới Ca-na

1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi."4 Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến."5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."

6 Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước.7 Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi! " Và họ đổ đầy tới miệng.8 Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông.9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại10 và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ."11 Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.12 Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Ca-phác-na-um và ở lại đó ít ngày.

 

Mary said, “They have no wine.” And Jesus said to her, “Woman, how does  your concern affect me? - Sts Joseph & Paul Catholic Church

 

"Nước"

Trong bài Phúc Âm về "dấu lạ đầu tiên" ở tiệc cưới Cana này, trước hết, chúng ta thấy được sự kiện này, đó là Mẹ Maria ở đâu thì Chúa Giêsu cũng ở đó. Không phải hay sao, sau khi Mẹ Maria nghe lời Chúa bảo với Mẹ rằng "Giờ của Tôi chưa đến", Mẹ đã hiểu ngay những gì Mẹ cần phải làm để cho giờ của Chúa tới. Mẹ đã lẳng lặng tiến đến với nhóm phục tiệc ở dưới bếp mà căn dặn họ rằng: "Người bảo làm gì thì xin các anh hãy cứ làm như vậy nhé" (Gioan 2:5). Có cái lạ ở đây là nhóm phục tiệc ở đây rất dễ thương, không hạch hỏi lại Mẹ tí nào hết: Chẳng hạn như "Người" đây là ai? Bà là ai?? Sao lại nói với chúng tôi như vậy??? Chỉ biết lắng nghe và đáp ứng đúng như lời Mẹ dặn dò. Thế rồi, những gì Mẹ nói với họ đã thực hiện: "Người" ấy là chính Chúa Giêsu Con Mẹ cũng đã đến với chính nhóm phục tiệc này, nơi Mẹ đã đến, chứ không đến đâu khác, và đã đáp ứng mối quan tâm của Mẹ về tình trạng "Họ hết rượu rồi". 

Đây là lần thứ hai Phúc Âm cho thấy Mẹ ở đâu thì Chúa Giêsu cũng ở đó. Lần đầu tiên là lúc Mẹ đi thăm viếng hai mẹ con của thai nhi Tiền hô Gioan Tẩy giả, và qua Mẹ Chúa Giêsu đã đến để tỏ mình ra và thánh hóa thai nhi Tiền hô của Người ngay trong lòng thai mẫu của bé (xem Luca 1:41,44). Ngay câu mở đầu của bài Phúc Âm về tiệc cưới Cana cũng thế: Me ở đâu Con Mẹ cũng ở đó: "Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự". Ngoài ra, "dấu lạ đầu tiên" ở tiệc cưới Cana này cũng bao gồm cả ý nghĩa "dấu lạ" ở nơi lời Chúa Giêsu nói với nhóm phục tiệc cưới: "Hãy đổ nước đầy các chum":

"Nước" đây ám chỉ điều gì? Tại sao lại đổ "nước" vào các chum mà không đổ vào một những thứ đựng nước khác?? Ở đây, chúng ta cũng thấy nhóm phục vụ tiệc cưới Cana này dễ thương thật, cứ ngoan ngoãn làm theo lời Chúa! 

"Nước" ở đây liên quan đến "chum", vì chính Chúa bảo "hãy đổ nước đầy các chum". Mà bấy giờ, như Phúc Âm cho biết: "Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước" (Gioan 2:6). Vậy thì con số 6 cũng có một ý nghĩa gì đó chứ không phải là vô nghĩa, cũng như con số 3 ở đầu bài Phúc Âm cũng thế: "Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê" (Gioan 2:1).

Nếu con số 3 dường như ám chỉ biến cố vượt qua, biến cố Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ 3 sau khi Người tử giá, thì số 6 có thể ám chỉ nhân tính của con người là loài tạo vật được Thiên Chúa dựng nên vào ngày thứ 6, cũng là ngày bản tính của họ được cứu chuộc bởi Ngài. Nếu 2 suy đoán về 2 con số cố tình xuất hiện trong bài Phúc Âm này không sai thì "nước" đây ám chỉ tâm linh nhận thức của con người, lòng khao khát tin tưởng của con người. 

 

"Đổ đầy các chum"

Đó là lý do trong lời truyền "hãy đổ nước đầy các chum" của Chúa Giêsu và ý nghĩa của lời truyền này. Như thế Chúa muốn dạy con người rằng hãy ý thức được thân phận làm người hèn yếu tội lỗi của mình, bằng tất cả tấm lòng khao khát tin tưởng của mình. Lời truyền này như thể phản ảnh lời Chúa Giêsu nói về những ai tin vào Người rằng: "Ai tin vào Tôi thì từ lòng họ vọt lên những mạch nước sự sống" (Gioan 7:38), một lời Chúa liên quan lòng tin tưởng và đến nước, ám chỉ Thần Linh (xem Gioan 7:39), nhưng nơi con người "nước" ám chỉ tâm linh của họ, lòng khao khát muốn được cứu rỗi của họ, muốn nên tốt hơn, muốn được sự sống chân thật của họ. Vậy "họ đổ đầy tới miệng", có nghĩa là phần con người cần phải hoàn toàn và hết sức tin tưởng, họ mới có thể chứng kiến được "dấu lạ" Chúa làm trong cuộc đời họ và cho con người họ, bằng không, không tin tưởng mãnh liệt, thì quả thực "Giờ của Tôi chưa đến"!  

Nếu "nước" được nhóm phục dịch tiệc cưới Cana "đổ đầy các chum" theo lời Chúa Giêsu truyền dạy ám chỉ và tiêu biểu cho lòng tin tưởng của con người, thì quả thực tình trạng "họ hết rượu rồi" và sở dĩ "họ hết rượu" là tình yêu hôn nhân gia đình, một yếu tố bất khả thiếu để làm nên hôn nhân gia đình, là vì họ không còn hay cạn kiệt hết tình yêu làm nên hiệp thông "cả hai trở thành một xác thịt" (Khởi Nguyên 2:24). Bởi vì nếu tình yêu là sự sống hiệp thông, như "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16), tình yêu giữa Cha và Con trong Thánh Thần, thì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 1:26-27) là ở chỗ có tình yêu và hiệp thông, do đó, tình yêu nơi con người chính là sự sống hiệp thông của họ, và yêu thương là hiệp thông, và vì thế bất cứ tình yêu nào không hướng về, tìm kiếm và đạt đến hiệp thông chỉ là thứ yêu thương giả tạo hay bất toàn! 

Tuy nhiên, tự mình là tạo vật, con người không phải "là" tình yêu như chính Thiên Chúa, mà chỉ "có" tình yêu thôi. Bởi thế, tình yêu của con người hữu hạn không bao giờ là một thứ tình yêu trọn hảo, nếu không phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa. Do đó, chẳng lạ gì tình yêu của con người và nơi con người mới có thể giả tạo, mới thuần cảm tình, thậm chí thuần tình dục, nên mới cần cải tiến, mới triền nở từ từ, từ bất toàn tới thành toàn. Và họ chí có thể yêu khi được tác động, được yêu thương. Chính vì thế tình yêu trai gái tiến tới hôn nhân mới cần được thánh hóa bằng Bí Tích Hôn Phối để có ơn theo bậc mà sống tình yêu như Thiên Chúa đã yêu thương dân Do Thái cho đến cùng, bất chấp mọi bất trung phản bội của họ, và như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội của Người, "yêu thương cho đến cùng" (Gioan 13:1), cho đến con chiên lạc cuối cùng, như Người đã rửa chân cho cả người môn đệ phản bội Giuda íchca. 

Thân phận của con người là thế, hữu hạn và bất toàn, nên không thể nào tránh được tình trạng "họ hết rượu rồi" trong suốt giòng lịch sử của họ, ngay từ ban đầu, ngay từ hai nguyên tổ, những vị cũng chính vì "họ hết rượu rồi" mới xẩy ra nguyên tội. Có thể nói tình trạng "họ hết rượu rồi" là di truyền thể của nguyên tội. Trong Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương Amoris Laetitia 2016 của ĐTC Phanxicô, Chương II, về Thực trạng và những thách đố của gia đình, các nghị phụ Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường lệ 2015 đã nhận định, ở đoạn 9 và 11, theo chiều hướng "họ hết rượu rồi" liên quan đến tình yêu tự nhiên vợ chồng, một tình yêu còn được thay thế bởi một thứ rượu yêu thương giả tạo (ly dị và tái hôn) và lăng loàn (đồng tính) khác nữa, vì con người có tình yêu không thể nào không yêu. 

Thế nhưng, đối với, "Thiên Chúa là tình yêu" lại muốn lợi dụng chính tình trạng khốn khổ của con người chỉ vì "họ hết rượu rồi' để tỏ mình ra cho họ, để tỏ tình yêu vô cùng nhân hậu của Ngài ra cho họ, như Ngài đã thực hiện ngay từ ban đầu với hai nguyên tổ, cũng như nơi thành phần dân ưu tuyển Do Thái của Ngài, cho con cái Giáo Hội cũng như cho từng cặp phối ngẫu Kitô giáo. Ngay trong tiệc cưới Cana, lợi dụng tình trang "họ hết rượu rồi" của một bữa tiệc cưới trần gian, Chúa Giêsu đã tỏ vinh quang của Người ra để các môn đệ tin vào Người. Bởi thế, phần con người chỉ cần tin vào Chúa là đủ.  

Đúng thế, nếu con người tin tưởng vào Chúa, nhất là những lúc gian nan khốn khó, những lúc lỗi lầm, những lúc "họ hết rượu rồi", họ mới được thưởng thức rượu ngon hơn trước (xem Gioan 2:10). Có nghĩa là được thưởng thức chính tình yêu của Thiên Chúa nơi họ, một tình yêu nguyên thủy và vô cùng thiện hảo, nhờ đó, họ mới có thể "yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con" (Gioan 13:34, 15:12), bằng không, họ sẽ chẳng bao giờ có thể yêu thương nhau cho đến cùng, bất chấp mọi bất toàn của nhau, chấp nhận nhau trong Chúa và vì Chúa, Đấng đã xe duyên kết nghĩa vợ chồng cho họ, nhờ đó, nhờ yêu thương nhau bằng đức tin và trong đức  tin như thế, họ mới có thể chấp nhận nhau như họ là hơn là như mình muốn, như họ chấp nhận mình như mình là chứ không phải do họ muốn, họ mới bù đắp cho nhau, mới lợi dụng chính lúc tự nhiên chỉ muốn bỏ nhau để tỏ lòng yêu nhau chân thực và trọn hảo. 

Ơn gọi hiệp thông

Lịch sử cứu độ của dân Do Thái hay mạc khải Cựu Ước cho thấy hôn nhân gia đình gắn liền với ơn gọi hiệp thông của con người, ngay từ ban đầu và từ nguyên thủy, một ơn gọi hiệp thông xuất phát từ sự kiện con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa (Khởi Nguyên 1:26-27). Chính vì con người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài là Thiên Chúa duy nhất và tương tự như Ngài là Thiên Chúa Ba Ngôi, mà họ mới vừa là một cá thể đặc thù độc đáo duy nhất trên đời này, đồng thời cũng vừa có nam có nữ để hiệp thông với nhau. Và chính vì ơn gọi hiệp thông này mà họ mới có tình yêu và mới biết yêu, nhờ đó họ "nên một thân thế" (Khởi Nguyên 2:24), mà đạt đến tầm vóc viên trọn của thân phận làm người theo ơn gọi hiệp thông bẩm sinh của họ, một ơn gọi phản ảnh Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. 

Đúng thế, nếu ơn gọi hiệp thông là nguồn gốc là người của họ đồng thời cũng là cùng đích làm người của họ, thì bất cứ khi nào họ không hiệp thông họ sẽ sống trong bất ổn, bất định, bất mãn, bất an và bất hạnh. Ơn gọi hiệp thông của con người, đầu tiên, ở nơi hôn nhân gia đình, nơi hai nguyên tổ loài người của họ, nhưng không phải chỉ hạn hẹp như thế, mà còn phải vươn cao lên trời với Đấng Tối Cao và bao gồm cả xã hội loại người lẫn thiên nhiên tạo vật nữa. Bằng không, ơn gọi hiệp thông đó sẽ không chân thực và trọn hảo, trái lại, sẽ bị đổ vỡ vì giả tạo và bất toàn. Điển hình ở ngay nơi hai nguyên tổ, ngay sau khi tự dứt mình ra khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa Hóa Công, họ đã không thể tránh khỏi tình trạng mất hiệp thông với nhau, bắt đầu mỗi người quấn khố riêng, không còn nên một xác thịt nữa, và đổ lỗi cho nhau (xem Khởi Nguyên 3:7,12), và với cả thiên nhiên tạo vật (xem Khởi Nguyên 3:18). 

Chưa hết, chính cái vạ của nguyên tội ở chỗ bị mất hiệp thông ấy mà lịch sử loài người mới bắt đầu liên tục xẩy ra những chuyện chia rẽ, ghen ghét và tàn sát nhau, ngay trong gia đình ruột thịt của mình. Có thể nhắc lại hai sự tích lịch sử tiêu biểu nhất sau đây. Đầu tiên là 2 người con trai của nguyên tổ: Cain giết Abel em mình (xem Khởi Nguyên 4:1-16), sau đó đến con cái của tổ phụ Giacóp: cũng chỉ vì ghen ghét mà 10 người anh tìm cách ám hại Giuse em mình (xem Khởi Nguyên đoạn 37). Ngoài ra, cái vạ của nguyên tội bị mất hiệp thông ban đầu ấy còn bao gồm cả chuyện con người chỉ sống hiện sinh hưởng thụ xác thịt. Có thể nhắc đến hai sự tích lịch sử chính yếu sau đây. Trước hết là thời tổ phụ Noe, loài người xác thịt đến độ làm ô uế mặt đất đến bị đại hồng thủy tiêu diệt (xem Khởi Nguyên đoạn 6), sau đó là dân thành Sodoma thời Abraham bị lửa thiêu rụi cũng chỉ vì xác thịt đồng tính (xem Khởi Nguyên đoạn 19). 

Tuy nhiên, "vì Thiên Chúa không thể chối bỏ chính mình Ngài" (2Timothêu 2:13), mà Ngài luôn lợi dụng chính sự dữ do loài người gây ra để tỏ lòng thương xót họ hơn, ở chỗ biến sự dữ của họ thành sự lành cho họ. Như Ngài đã tự động hứa cứu chuộc loài người ngay sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15), hay Ngài đã hứa bảo vệ mạng sống tên sát nhân Cain (xem Khởi Nguyên 4:15), hoặc Ngài đã sử dụng chính Joseph bị 10 người anh ám hại để cứu chẳng những riêng gia đình tổ phụ Giacóp mà còn nhiều dân nước khác khỏi bị chết đói (xem Khởi Nguyên 50:18-21), hay Ngài đã cứu cả gia đình tổ phụ Noe trong trận đại hồng thủy để làm mồng mống cho một tân nhân loại sau khi tất cả mọi sinh vật sống trên mặt đất bị chết hết bởi nước thanh tẩy mặt đất (xem Khởi Nguyên 9:1-17). 

Ấy vậy mà không phải là sau trận lụt đại hồng thủy thanh tẩy này của Thiên Chúa sẽ xuất hiện một tân nhân loại sống ơn gọi hiệp thông đúng như ý Thiên Chúa Hóa Công muốn nơi họ đâu. Trái lại, vị chịu chung một số phận loài người bị tiêu diệt, họ đã hiệp thông với nhau để thách thức Ngài, bằng việc cùng nhau hợp tác xây Tháp Babel, để không còn sợ bất cứ một trận đại hồng thủy nào bị Ngài giáng xuống trên họ nữa. Có nghĩa là họ không tin vào Thiên Chúa, Đấng đã hứa với họ qua tổ phụ Noe không tiêu diệt loài người cùng các sinh vật trên mặt đất này bằng nước nữa, như dấu hiệu cầu vồng cho thấy (xem Khởi Nguyên 9:15-16). Thế nhưng, cho dù con người có hiệp thông với nhau, mà không hiệp thông với Thiên Chúa, cuối cùng họ sẽ không thể nào tránh được chuyện đi đến chỗ chia rẽ nhau, không thể thực hiện được ý đồ cao ngạo cậy mình thách thức Thiên Chúa nhân danh cộng đồng loài người của họ. 

Trong giòng lịch sử cứu độ của Dân Do Thái nói chung và của loài người nói chung, dường như chưa thấy một gia đình nào sống ơn gọi hiệp thông với nhau nhờ bởi hiệp thông với Thiên Chúa bằng đức tin tuân phục như gia đình của cha con Tobia, như được Sách Tobia trình thuật ở những đoạn Thánh Kinh (12 và ) chính yếu và tiêu biểu sau đây:

 

Tobia Bố: Hiệp Thông với Chúa 

1 Mãn tiệc cưới, ông Tô-bít gọi Tô-bi-a, con ông, và nói: "Này con, con hãy lo trả công cho người bạn đồng hành của con, và trả thêm cho người ấy." Tô-bi-a nói: "Thưa cha, biết trả anh ấy bao nhiêu bây giờ?2 Dù con có đưa cho anh ấy phân nửa những gì anh ấy đã mang về với con, con cũng không bị thiệt!3 Anh ấy đã đưa con trở về mạnh khoẻ, chữa cho vợ con, đem bạc về với con, và đã chữa cha lành bệnh. Con phải trả thêm cho anh ấy bao nhiêu nữa? "4 Ông Tô-bít trả lời: "Này con, theo lẽ công bình, anh ấy được quyền lấy phân nửa tất cả những gì anh ấy mang về."5 Vậy Tô-bi-a gọi thiên sứ lại và nói: "Xin anh lấy một nửa tất cả những gì anh đã mang về, làm tiền công của anh. Chúc anh lên đường mạnh khoẻ! "

6 Bấy giờ, thiên sứ kín đáo gọi hai cha con lại và nói: "Hãy chúc tụng Thiên Chúa và tuyên xưng Người trước toàn thể sinh linh, về những điều tốt lành Người đã làm cho cha con ông. Hãy chúc tụng và ca ngợi danh Người! Những việc Thiên Chúa đã làm, hãy long trọng tỏ cho mọi người biết. Đừng ngần ngại xưng tụng Người!7 Giữ kín bí mật của vua là điều tốt đẹp; nhưng công trình của Thiên Chúa, thì phải tỏ bày và long trọng xưng tụng. Hãy làm điều lành thì cha con ông sẽ không gặp điều dữ.

8 "Cầu nguyện kèm theo đời sống chân thật, bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công; làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc.9 Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu.10 Những ai phạm tội ăn ở bất công là kẻ thù của chính mình.

11 "Tôi sẽ tỏ cho ông và con ông biết tất cả sự thật, không giấu giếm chi. Tôi đã tỏ cho cha con ông biết rồi và đã nói: Giữ kín bí mật của vua là điều tốt đẹp, nhưng công trình của Thiên Chúa thì phải bày tỏ để tôn vinh Người.12 Hãy biết rằng khi ông và cô Xa-ra cầu nguyện, chính tôi đã tiến dâng những lời cầu nguyện đó lên trước nhan vinh hiển của Đức Chúa, để xin Chúa nhớ đến hai người; tôi cũng làm như vậy khi ông chôn cất người chết.13 Và khi ông không ngại trỗi dậy, bỏ dỡ bữa ăn để đi chôn cất người chết, bấy giờ tôi được sai đến bên ông để thử thách ông.14 Thiên Chúa cũng sai tôi chữa lành cho ông và cô Xa-ra, con dâu ông.15 Tôi đây là Ra-pha-en, một trong bảy thiên sứ luôn hầu cận và vào chầu trước nhan vinh hiển của Đức Chúa."

16 Hai cha con bàng hoàng sợ hãi, sấp mình xuống đất.17 Thiên sứ nói: "Đừng sợ! Bình an cho các ngươi! Hãy chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời!18 Phần tôi, tôi đã ở với các ngươi không phải do lòng tốt của tôi, mà do ý muốn của Thiên Chúa. Vậy ngày ngày các ngươi hãy chúc tụng Thiên Chúa, hãy ngợi khen Người!19 Các ngươi đã thấy tôi ăn, nhưng thực ra tôi không ăn gì cả, đó chỉ là một thị kiến mà các ngươi thấy.20 Giờ đây, hãy chúc tụng Đức Chúa nơi trần gian, hãy xưng tụng Thiên Chúa. Này tôi lên cùng Đấng đã sai tôi. Hãy viết ra mọi điều đã xảy đến cho cha con ông." Và thiên sứ lên trời.21 Hai cha con đứng dậy, nhưng không thể thấy thiên sứ nữa.22 Thế là họ chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa, xưng tụng Người vì những công trình hùng vĩ của Người, là làm cho họ được thấy một thiên sứ của Thiên Chúa!
  

 

Tobia Con: Hiệp Thông trong Chúa 

1 Ăn uống xong, họ toan đi nằm. Họ đưa người thanh niên đi và dẫn vào phòng.2 Tô-bi-a nhớ lại lời của thiên sứ Ra-pha-en: cậu lấy trong túi ra gan cá cùng với tim, và đặt trên than của lư hương.3 Mùi cá đẩy lui quỷ, khiến nó chạy trốn về miền Thượng Ai-cập. Thiên sứ Ra-pha-en đến đó buộc chân và trói nó lại ngay tức khắc.

4 Khi thân nhân đã ra khỏi phòng và đóng cửa lại, Tô-bi-a ngồi dậy, ra khỏi giường và nói với Xa-ra: "Đứng lên, em! Chúng ta hãy cầu nguyện, nài xin Đức Chúa để Người xót thương và ban ơn cứu độ cho chúng ta! "5 Cô đứng lên, rồi cả hai bắt đầu cầu nguyện và nài xin cho mình được cứu độ. Tô-bi-a bắt đầu như sau:
"Lạy Thiên Chúa của tổ tiên chúng con.Xin chúc tụng Chúa, xin chúc tụng Thánh Danhđến muôn thuở muôn đời! Các tầng trời và toàn thể công trình của Chúa
phải chúc tụng Chúa đến muôn thuở muôn đời!

6 Chính Chúa đã dựng nên ông A-đam,
dựng nên cho ông một người trợ thủ và nâng đỡ
là bà E-và, vợ ông.
Và dòng dõi loài người đã sinh ra từ hai ông bà.
Chính Chúa đã nói:
"Con người ở một mình thì không tốt.
Ta sẽ làm cho nó một người trợ thủ giống như nó.

7 Giờ đây, không phải vì lòng dục, mà con lấy em con đây,
nhưng vì lòng chân thành.
Xin Chúa đoái thương con và em con
cho chúng con được chung sống bên nhau đến tuổi già."

8 Rồi họ đồng thanh nói: "A-men! A-men! "9 Sau đó, họ ngủ luôn cho đến sáng.

10 Đang khi ấy, ông Ra-gu-ên trỗi dậy, gọi đầy tớ lại; họ đi đào một cái huyệt, vì ông nói: "Nó mà chết thì chúng ta sẽ trở thành đề tài cho người ta nhục mạ và nhạo báng."11 Khi họ đào huyệt xong, ông Ra-gu-ên trở về nhà, gọi vợ ông12 và nói: "Em hãy sai một trong mấy tớ gái, bảo nó vào xem Tô-bi-a còn sống hay đã chết, để nếu có làm sao chúng ta sẽ chôn nó và không ai biết cả."13 Vậy họ sai tớ gái đi, thắp đèn lên và mở cửa; người đầy tớ gái đi vào và thấy đôi vợ chồng đang nằm ngủ với nhau.14 Người đầy tớ gái ra ngoài cho hai ông bà biết Tô-bi-a còn sống và không có gì bất hạnh xảy ra.15 Thế là họ cất lời chúc tụng Thiên Chúa trên trời rằng:
"Lạy Thiên Chúa, chúc tụng Ngài! Xin dâng Ngài mọi lời chúc tụng từ đáy lòng thuần khiết.
Mọi loài phải chúc tụng Chúa đến muôn thuở muôn đời!

16 Chúc tụng Ngài đã ban cho con niềm hoan lạc
vì điều con lo ngại sẽ không xảy ra,
trái lại, Ngài đã xử với chúng con
theo lòng xót thương bao la của Ngài.

17 Chúc tụng Chúa đã thương xót hai người con một này
lạy Chúa Tể, xin cho chúng được hưởng
lòng xót thương và ơn cứu độ,
để chúng được sống trọn cuộc đời
trong niềm hoan lạc và lòng xót thương! "

18 Sau đó, ông bảo người nhà lấp huyệt lại trước khi trời sáng.

19 Ông Ra-gu-ên bảo vợ làm thật nhiều bánh; còn ông đi ra đàn vật dẫn hai con bò và bốn con cừu, bảo làm thịt; rồi người ta bắt đầu chuẩn bị ăn mừng.20 Ông gọi Tô-bi-a và nói: "Trong mười bốn ngày, con không được nhúc nhích khỏi đây, nhưng phải ở lại, ăn uống trong nhà cha, và hãy làm cho lòng con gái cha được vui sướng sau ngần ấy đau khổ.21 Bao nhiêu tài sản của cha, con hãy lấy phân nửa ngay từ bây giờ và trở về với cha con bình an vô sự; phân nửa kia sẽ thuộc về chúng con, sau khi cha và mẹ con đây qua đời. Hãy tin tưởng, hỡi con! Cha đây là cha con và bà Ét-na là mẹ con. Bây giờ và mãi mãi cha mẹ ở bên con và em con. Hãy tin tưởng, hỡi con! "