TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - Sinh Hoạt

 

 Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021

 

Ký Sự và Hình Ảnh

 

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

 

Ngày 11/11: Khăn Liệm Xác Chúa (và Bảo Tàng Viện về Nhà Savoy) ở Turin

 

Tấm khăn liệm thành Torino: Lược sử

Dựa vào Tin Mừng theo thánh Gioan, theo đó, sau khi được bà Maria Madalena cấp báo, hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan đã chạy ra mồ và nhận thấy xác Chúa Giêsu không còn ở đó, nhưng tấm vải dùng để liệm xác Ngài vẫn còn đó, truyền thuyết cho rằng thánh Phêrô đã thu nhặt tấm vải và đem về nhà.

Theo ghi chép của thánh Nino vào thế kỷ thứ 4, thì thoạt tiên tấm vải liệm này lọt vào tay của vợ tổng trấn Philato. Tin mừng viết rằng người đàn bà này rất có thiện cảm với Chúa Giêsu; bà đã từng yêu cầu tổng trấn Philato đừng nhúng tay vào việc sát hại Chúa Giêsu.

Theo lịch sử Giáo hội được Ðức giám mục Eusebius viết năm 325 thì một môn đệ của Chúa Giêsu tên là Addai đã đem tấm khăn liệm này đến Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ, để tặng cho vua Abgar V. Lý do là vì lúc Chúa Giêsu còn sống, ông vua này có nghe nói đến các phép lạ của Ngài, cho nên ngỏ ý mời Ngài sang Edessa để chữa bệnh cho ông.

Theo Eusebius thì ông vua này đã tôn kính tấm khăn liệm và được ơn khỏi bệnh. Khoảng năm 57 sau công nguyên, vua Abgar qua đời. Con ông lên kế vị, nhưng lại thù nghịch Kitô giáo cho nên ra lệnh cấm đạo. Giáo dân ở Edessa đã đem tấm khăn liệm cất dấu cẩn mật cho nên mấy thế kỷ sau người ta không còn biết tấm khăn liệm này ở đâu. Năm 525, Edessa bị lụt lớn khiến nhiều nhà cửa bị cuốn trôi và cổng thành phía tây của hoàng cung bị sập. Lúc đó người ta mới thấy tấm vải liệm được dấu trong hốc tường của cổng thành này. Thời đó, Edessa nằm dưới sự đô hộ của đế quốc La mã cho nên khi hay tin, hoàng đế Justiniano đã ra lệnh xây cất tại Edessa một thánh đường lớn có tên là Haiga Sophia để tôn kính thánh tích.

Năm 639, Edessa bị quân Hồi giáo chiếm đóng nên tấm vải liệm được đem đi nơi khác để cất giấu. Năm 670, người ta thấy tấm khăn liệm xuất hiện tại Palestine. Nhân dịp đi hành hương đến Thánh Ðịa, một vị Giám mục người Pháp tên là Arcurf Pirigeux thấy một đám đông kéo tới một ngôi nhà thờ để kính viếng tấm khăn liệm. Ngài đã đi theo đám đông và đã được diễm phúc hôn lên tấm khăn liệm. Sau khi trở về Pháp, vị Giám mục này có viết sách kể lại câu chuyện trên.

Năm 944, không biết do nguyên cớ nào mà tấm khăn liệm lại xuất hiện tại nhà thờ Ðức Mẹ tại thành Constantinople, Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 1203, thánh tích này được đưa về nhà thờ Balachermal tại Hy lạp. Nhà thờ này mở cửa suốt ngày thứ Sáu cho mọi người vào kính viếng thánh tích.

Năm 1418, khăn liệm lại được chuyển về pháo đài Montfort tại Pháp và nằm trong tay một dòng họ quý tộc có tên là Charny. Năm 1452, công chúa Magaret Charny đã tổ chức một cuộc triển lãm cho công chúng đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm tại lâu đài Germolles và sau đó tặng cho quận công Savoy. Ðáp lại, quận công Savoy tặng cho công chúa Magaret một lâu đài tráng lệ tại Geneve và toàn bộ lợi tức bất động sản của mình tại Lyon, Pháp quốc. Quận công Savoy cho xây một nguyện đường tại Chambery để tôn kính tấm khăn liệm.

Năm 1506, Ðức giáo hoàng Julius I ban hành sắc lệnh công nhận tấm khăn liệm là thánh tích thật sự của Chúa Giêsu và thiết lập thánh lễ mừng thánh tích vào ngày 4 tháng 5 hằng năm. Từ đó, nguyện đường riêng của dòng họ Savoy trở thành một nơi hành hương của các tín hữu Kitô trên khắp thế giới.

Ngày 17 tháng 9 năm 1578, quận công Philibert de Savoy dời đô về thành Torino, Bắc Ý, và mang tấm khăn liệm vào đặt trong nhà thờ chính tòa của thành phố này. Kể từ đó tấm khăn liệm này được gọi là tấm khăn liệm thành Torino.

Thời đệ nhị thế chiến, hậu thân của quận công Savoy là hoàng đế Umberto Savoy bị lật đổ; ông mang theo tấm khăn liệm đi lưu vong tại Bồ Ðào Nha.

Nhưng năm 1963, ông đã trao tấm khăn liệm lại cho Tòa thánh và Tòa Thánh đã cho cất giữ tại nhà thờ chính tòa Torino cho tới ngày nay.

http://vntaiwan.catholic.org.tw/thanhoc/mucluc.htm 

 

Bữa điểm tâm bao giờ cũng buffet thứ hai, không phải ở Venice mà là ở Milan.

Chỉ có ở Venice và Rome mới tự động lấy thức ăn điểm tâm, còn ở những chỗ khác thì nhân viên khách sạn lấy cho theo ý mình

Sáng hôm qua ở Venice có 45 phút điểm tâm thì vừa kịp ra xe, sáng hôm nay ở Milan chỉ có 35 phút điểm tâm, mà lại phải chờ chực, nên anh chị em đã ra xe muộn mất cả 15 phút.

Bởi thế, sau lần này, nơi nào điểm tâm 45 phút trở lại thì em xin quí anh chị mang đồ tùy thân xuống luôn khi điểm tâm, nếu từ một tiếng trở lên thì điểm tâm xong lên lấy đồ vẫn còn kịp.

Bao giờ cũng thế, theo thông lệ ngay từ chuyến hành hương đầu tiên 2014,

Cha linh hướng ban phép lành đầu ngày cho phái đoàn (thường trên xe) ngay sau bài hát dâng mình cho Đức Mẹ của Nhóm TĐCTT

 

Bảo Tàng Viện về Nhà Savoy ở Turin

 

Dự báo thời tiết hôm nay cũng mưa, nghĩa là hầu như ngày nào cũng mưa, nhưng trời chỉ âm u ban sáng, trong khi phái đoàn hành hương lại tham quan trong nhà.

Thật ra có mưa, nhưng mưa vào lúc phái đoàn chưa tới, nên thấy đường còn ướt trơn và bầu khí còn ẩm lạnh.

 

Như hôm qua, phái đoàn hành hương TĐCTT chẳng những hành hương mà còn du lịch nữa: Nếu hôm qua ở Venice và Milan, tính cách du lịch là ở phong cảnh hữu tình

 thì hôm nay nó ở bảo tàng việc của Nhà Savoy là một Quận công thẩm quyển về chính trị ở Ý quốc một thời nhưng lại liên quan đến Khăn Liệm Thành Turin này.

 

Ngày 17 tháng 9 năm 1578, quận công Philibert de Savoy dời đô về thành Torino, Bắc Ý, và mang tấm khăn liệm vào đặt trong nhà thờ chính tòa của thành phố này.

Kể từ đó tấm khăn liệm này được gọi là tấm khăn liệm thành Torino.

Thời đệ nhị thế chiến, hậu thân của quận công Savoy là hoàng đế Umberto Savoy bị lật đổ; ông mang theo tấm khăn liệm đi lưu vong tại Bồ Ðào Nha.

Nhưng năm 1963, ông đã trao tấm khăn liệm lại cho Tòa thánh và Tòa Thánh đã cho cất giữ tại nhà thờ chính tòa Torino cho tới ngày nay.

Đó là lý do, trước khi chính thức đến kính viếng Tấm Khăn Liệm của Chúa Kitô trong Vương Cung Thánh Đường Turin,

phái đoàn TĐCTT đã ghé tham quan bảo tàng Nhà Savoy có liên quan đến Tấm Khăm Liệm Thành Turin này

Phong cảnh và di tích vang bóng một thời của Nhà Savoy quận công đã biến Turin thành kinh đô cho tới thế chiến thứ 2

Sau khi băng qua một cảnh sắc còn bóng dáng như thành trì của một tiểu vương quốc ngày xưa, phái đoàn tiến đến dinh thự chính của kinh đô

với 2 tượng phi mã bằng kim loại vững mạnh hào hùng ở trên hai trụ cột cổng thành

Vì trong mùa đại dịch nên đa số các nơi công cộng, như ở Bảo tàng Nhà Savoy này, khách tham quan được kiểm dịch kỹ lưỡng, một là trình thẻ chính ngừa, hai là được đo độ.

Phái đoàn không ngờ mình được đưa vào một lâu đài của một vương quốc ngày xưa ở Ý quốc như thế này, trong đó nhiều anh chị em chưa có dịp tham quan kinh đô Huế của VN.

Từ trên lầu hai nhìn xuống Quảng trường Piazza Castello là đoạn đường phái đoàn vừa đi qua để tiến tới lâu đài bảo tàng viện của Nhà Savoy này.

Phái đoàn bất ngờ được lạc vào một cung điện bảo tàng để thấy được những gì cổ kính có tính cách vương giả và quân sự

Phải công nhận là để có thể sắp xếp các thứ lưu giữ lịch sử cổ kính này người ta đã phải mất rất nhiều giờ và hết sức công phu

để có thể trở thành một nơi hấp dẫn và để đời nơi khách tham quan

Nơi phái đoàn hành hương TĐCTT không ngờ được dẫn tới sáng hôm nay có tên chính thức là Hoàng cung Turin (the Royal Palace of Turin), một cung điện lịch sử của Nhà Savoy ở thành phố Turin ở Bắc Ý.

Nó được xây cất từ thế kỷ 16, và sau này được canh tân bởi Christine Marie Pháp quốc vào thế kỷ 17, với kiến trúc sư Baroque là Filippo Juvarra. Cung điện này cũng bao gồm cả Nhà Thờ Khăn Liệm Thánh, một nhà thờ đã được xây để lưu giữ Tấm Khăn Thành Turin này.

Vào năm 1946, hoàng cung này đã trở thành gia sản của quốc gia và được biến thành bảo tàng viện. Vào năm 1997, nó được UNESCO của Liên Hiệp quốc công nhận là di sản thế giới cùng với 13 cơ sở khác của Nhà Savoy.

Theo lịch sử của Ý quốc, một nước Ý đang phân rẽ bởi các quyền lực chính trị nơi các quận công, như đạo binh ngàn quân của Giuseppe Garibaldi, gọi là Garibaldi's Thousand chiếm Sicily và Naples thuộc miền Nam Ý quốc, thì vào năm 1859-1860, được Pháp hỗ trợ, Nhà Savoy sát nhập hầu hết miền Bắc Ý quốc.

Một năm sau, 1861, Victor Emmanuel II của Nhà Savoy tuyên bố mình là Vua nước Ý cho đến khi nước Ý được thống nhất lãnh thổ vào năm 1870 và chọn thủ đô là Roma, thời điểm Công Đồng Chung Vaticanô I (1869-1870) của Giáo Hội đang diễn ra ở Vatican, nhưng đã không kết thúc được bởi biến cố chính trị này, và mãi cho đến năm 1929 Tòa Thánh mới được công nhận là một Quốc Đô Vatican (Vatican City State), hoàn toàn độc lập khỏi Ý quốc.

Dù là cảnh nhân tạo trong nhà, không phải là cảnh thiên nhiên như ở Venice sáng ngày 10/11, cũng thu hút con người, vì con người là tác nhân của những gì họ làm ra.

Những khoảng trống như thế này trong một lâu đài lưu giữ đầy những di tích vương giả của Nhà Savoy đây cũng tạo nên một không gian xứng hợp cần thiết.

Phái đoàn từ lâu đài bảo tàng của Nhà Savoy tiến ra xe bus để đi đến Vương Cung Thánh Đường Turin kính viếng và dâng lễ vào lúc 11:30 am

Ra khỏi cổng của lâu đài bảo tàng Nhà Savoy, phái đoàn quẹo trái để đi qua một hành lang dài như lúc đi vào từ xe bus,

nhưng không phải để ra xe bus mà là đi đến chính Vương Cung Thánh đường Turin kính viếng Khăn Liệm Xác Chúa Giêsu

 

Ngày 11/11: Khăn Liệm Xác Chúa ở Turin

 

 

Tấm khăn liệm thành Torino: Tính chất

Tấm Khăn Liệm thành Torino hay Tấm Khăn Liệm Thánh là một khăn vải gai, được lưu giữ trong nhà thờ chính tòa Torino, trung bắc Italia, trên đó có hình của một người mang các dấu vết đối xử và tra tấn tàn tệ phù hợp với các dấu vết được miêu tả trong cuộc khổ nạn của Ðức Giêsu. Truyền thống kitô đồng hóa hình người với Ðức Giêsu và tấm khăn với tấm khăn liệm xác Chúa Giêsu.

Từ Sindone bắt nguồn từ tiếng Hy lạp "Sindon" có nghĩa là một tấm vải rộng như vải giường và có thể là vải gai tốt hay vải Ấn Ðộ. Vào thời xa xưa từ Sindon đã không liên quan tới việc tôn kính người chết hay việc an táng, nhưng ngày nay nó đã trở thành đồng nghĩa với tấm vải liệm xác người chết trong truyền thống Do thái.

Năm 1988 việc khảo cứu bằng carbon 14 được thực hiện một cách độc lập bởi các phòng thí nghiệm Oxford bên Anh quốc, Tucson bên Hòa Kỳ và Zurich bên Thụy Sĩ, đã xác định thời gian tấm khăn liệm giữa các năm 1260-1390, là thời gian tương ứng với khởi đầu lịch sử Tấm Khăn Liệm. Tuy nhiên tính cách xác thực của nó tiếp tục là đối tượng của các tranh luận rất mạnh mẽ. Lý do là vì các mẫu vải dùng để nghiên cứu chắc đã được lấy từ vải thêm vào sau này trong các lần tu sửa tấm khăn liệm. Các cuộc nghiên cứu khác cho biết tấm khăn liệm phát xuất từ Palestina thuộc thế kỷ thứ I và có nhiều vết phấn hoa của các loại thảo mộc mọc bên Thánh Ðịa.

Tấm Khăn Liệm dài 4.41 mét, rộng 1.11 mét, dầy 0.34 mm và nặng 2 ký 450 gr, được dệt bằng tay. Hình trên tấm khăn liệm là hình của một người nam trưởng thành trần truồng, có râu và tóc dài, trên trán có vết máu chảy, mũi bị đánh gẫy, thân mình đầy vết roi đánh từ trên xuống dưới chân, phía trước cũng như sau lưng, đàng sau gáy bê bết máu. Tay phải để chéo trên tay trái, cổ tay phải có dấu đinh đóng và máu, chân trái có vết đinh đóng và máu.

Khi đứng xa khoảng 2 mét có thể nhận ra hình người rất rõ với các chi tiết kể trên. 

 

 

Tấm khăn liệm thành Torino: Lưu truyền

Các sử gia đều đồng ý cho rằng lịch sử Tấm Khăn Liệm đã có từ giữa thế kỷ XIV, tức với chứng tích lịch sử chính xác năm 1353. Ngày 20 tháng 6 năm 1353 hiệp sĩ Geoffroy de Charny đã cho xây một nhà nguyện trong thành phố Lirey nơi ông ở, rồi trao cho các kinh sĩ nhà nguyện một tấm khăn và nói rằng đó là Tấm Khăn Liệm xác Chúa Giêsu. Nhưng ông không giải thích tại sao ông lại có được nó. Sự kiện ông sở hữu Tấm Khăn Liệm cũng được chứng minh bởi một chiếc mề đai vớt được trong sông Senne hồi thế kỷ XX, và hiện được lưu giữ trong viện bảo tàng Cluny ở Paris, trên đó có hình Tấm Khăn Liệm trong thế chiều ngang với hình mặt phía bên trái. Trên mề đai cũng có hình các khí giới của nhà Charny và nhà Vergy của bà Jeanne vợ ông.

Có vài tin tức thời ấy liên quan tới Tấm Khăn Liệm như "Ký ức của Arcis" là một lá thư Ðức Cha Pierre d' Arcis, Giám Mục thành Troyes viết năm 1389 cho Ngụy Giáo Hoàng Clemente VII hồi đó được nước Pháp coi là Giáo Hoàng hợp pháp, để phản đối việc trưng bầy Tấm Khăn Liệm do Geoffroy II, con của Geoffroy tổ chức. Ðức Cha D' Arcis viết rằng Tấm Khăn Liệm đã được trưng bầy lần đầu tiên trước đó 34 năm, tức vào năm 1355, nhưng thật ra nhiều sử gia cho rằng vào năm 1357, tức sau khi Geoffroy qua đời trong trận đánh tại Poitiers ngày 19 tháng 9 năm 1356. Và Ðức Cha D'Arcis cho biết vị tiền nhiệm của ngài là Ðức Cha Henry de Poitiers đã mở án chống lại Kinh sĩ trưởng vì nghi ngờ tính chất xác thực của khăn liệm, do đó tấm khăn mới bị giấu đi để không bị tịch thu và nghiên cứu. Các nhà thần học được Ðức Cha Henry de Poitiers tham khảo bảo đảm là không có Tấm Khăn Liệm với hình của Chúa Giêsu, bởi nếu không thì các Phúc Âm đã nói tới. Ngoài ra, có một họa sĩ đã thú nhận ông đã vẽ tấm khăn, nhưng Ðức Cha D' Arsis không cho biết tên.

Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ đối với Ký ức của Ðức Cha D'Arsis. Ðã không có tài liệu nào xác định việc Ðức Cha Henry de Poitiers đã cho mở cuộc điều tra Tấm Khăn Liệm. Trong một thư viết cho Geoffroy de Charny năm 1356 ngài đã không đả động gì tới Khăn Liệm. Có vài sử gia cho rằng Ðức Giám Mục D'Arsis muốn tuyên bố Tấm Khăn Liệm là khăn giả, vì thấy nó lôi cuốn qúa nhiều tín hữu hành hương tới Lirey, và như thế gây thiệt hại cho số tiền thu vào ở nhà thờ chính tòa Troyes, vì trong chính năm 1389 mái nhà thờ đã bị sập và đang rất cần tài chánh dể tu sửa.

Công tước Geoffroy cũng gửi cho Ðức Clemente VII một bức thư phản kháng, vì thế năm 1390 Ðức Clemente VII mới đưa ra một giải pháp dung hòa. Một đàng ngài ra sắc lệnh cho phép trưng bầy Tấm Khăn Liệm, đàng khác lại bắt phải tuyên bố rằng nó là một bức vẽ và hình người trên tấm khăn liệm không phải là hình của Chúa Giêsu Kitô, nhưng là một bức vẽ hay bản vẽ bắt chước Tấm Khăn Liệm. Nhưng vài tháng sau đó có lẽ vì nhận được các tin tức khác nên Ðức Clemente VII thay đổi kiểu diễn tả và nói tấm khăn là một hình ảnh hay một diễn tả không loại trừ tính cách xác thực của nó. Ngoài ra, Ðức Giáo Hoàng cũng cấm Ðức Cha D' Arcis không được nói chống lại Tấm Khăn Liệm, nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông.

Vài năm sau đó khoảng năm 1415 quận công Humbert de la Roche, chồng của bà Marguerite de Charny, con gái Geoffroy II, nhận Tấm Khăn Liệm và cất kỹ khi xảy ra chiến tranh giữa Bourgogne và nước Pháp. Sau đó bà Marguerite từ chối không giao Tấm Khăn Liệm cho kinh sĩ đoàn nhà nguyện Lirey nữa. Các kinh sĩ tố cáo bà, nhưng vụ kiện kéo dài nhiều năm, và bà Marguerite bắt đầu tổ chức các cuộc trưng bầy tại nhiều nơi trong Âu châu. Năm 1449 tại Chimay bên Bỉ sau một cuộc trưng bầy Tấm Khăn Liệm, Ðức Giám Mục địa phương ra lệnh điều tra và buộc bà Marguerite trình sắc chỉ của Ðức Clemente VII định nghĩa Tấm Khăn là một bức họa vì thế không được phép trưng bầy cho dân chúng kính viếng nữa, và bà Marguerite bị trục xuất khỏi thành phố. Trong các năm tiếp theo bà tiếp tục từ chối trả tấm khăn lại cho các kinh sĩ Lirey, rồi năm 1453 bà bán tấm khăn cho nhà Savoia. Vì cung cách hành xử này năm 1457 bà bị dứt phép thông công.

Nhà Savoia cất giữ Tấm Khăn Liệm tại Chambéry và năm 1502 cho xây một nhà nguyện để giữ Tấm Khăn Liệm. Năm 1506 Ðức Giáo Hoàng Giulio II cho phép tín hữu công khai tôn kính Tấm Khăn Liệm. Ðêm mùng 3 rạng ngày mùng 4 tháng 12 năm 1532 nhà nguyện Chambéry bị cháy. Một vị cố vấn của công tước và hai tu sĩ của tu viện gần đó đã cùng vài bác thợ rèn phá cổng vào nhà nguyện và vội vàng đem hòm bằng bạc đựng Tấm Khăn Liệm ra ngoài. Vài giọt bạc bị nung chảy ra rơi trên Tấm Khăn Liệm và đốt cháy nhiều chỗ. Sau đó Tấm Khăn Liệm được giao cho các nữ tu Clara Chambéry giữ. Các chị đã tu sửa Khăn Liệm bằng cách khâu vá các mảnh vải bị cháy lớn nhất và khâu Khăn Liệm vào một tấm vải khác đệm bên dưới. Trong cùng thời gian đó tin đồn Tấm Khăn Liệm đã bị cháy hay bị đánh cắp khiến người ta cho mở cuộc điều tra chính thức và thu thập chứng từ của những người đã trông thấy Tấm Khăn Liệm trước và sau cuộc hỏa hoạn. Kết qủa chứng nhận rằng đó là Tấm Khăn Liệm thật và năm 1534 nó lại được trưng bầy cho tín hữu kính viếng.

http://vntaiwan.catholic.org.tw/thanhoc/mucluc.htm 

 

Không ngờ, trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 2019, trưa 13/4, được vào tận bên trong mồ Chúa (như tấm hình trên đây) mà không thấy Tấm Khăn Liệm

Cho đến hôm nay lại được đến tận nơi Tấm Khăn Liệm Thánh là "chứng tích phục sinh" của Chúa Kitô Vượt Qua ở Vương Cung Thánh Đường Thành Turin này

 Tấm màn che gian hòm lưu giữ Tấm Khăn Liệm Thánh đã được kéo lại vì đã hết giờ thăm viếng, ngay sau tấm hình em nhờ một khách hành hương ở đó bấy giờ chụp cho em sau Thánh lễ của phái đoàn TĐCTT. Bà tour host đã phải xin mở lại cho nhóm được chụp chung một tấm hình kỷ niệm vì mới lễ xong và trước đó chưa kịp chụp, nên chụp vội chỉ được 20/24 người

 

Tấm Khăn Liệm thành Torino: Ánh sáng

Torino (Vatican News 24-06-2020) - Trong những ngày này, bà Emanuela Marinelli, một trong những chuyên gia và học giả nổi tiếng về Tấm Khăn Liệm thành Torino đã cho xuất bản một cuốn sách với tựa đề "Ánh sáng mới trên Tấm Khăn Liệm". Qua tác phẩm này, tác giả chứng minh sự trùng khớp giữa Tấm Khăn Liệm thành Torino và khăn liệm xác Chúa trong ngôi mộ ở Giêrusalem.

Cụ thể, bà Marinelli và một số chuyên gia giới thiệu một cập nhật chuyên sâu về các nghiên cứu Khăn Thánh từ xưa cho đến nay. Chính bà là người đã nghiên cứu sâu từng mảnh của tấm khăn và đưa ra những kết luận, xác định những nghiên cứu cách đây 40 năm của nhà hóa học người Mỹ, Walter C. McCrone trong tạp chí khoa học The Microscope Journal. Trong tạp chí này, nhà khoa học tuyên bố Khăn Liệm thành Torino là một "bức tranh hoàn hảo".

Ở những trang đầu của cuốn sách, bà Emanuela Marinelli đưa ra những kết luận của công trình nghiên cứu khoa học lịch sử quan trọng nhất được thực hiện cho đến nay về thánh tích. Công trình nghiên cứu có sự đóng góp của các chuyên gia nổi tiếng khác. Phần kết của cuốn sách là những suy tư sâu sắc của Orazio Petrosillo, từng là nhà văn của Vatican, về việc chiêm ngắm "Người của Khăn Liệm".

Như thế, với tác phẩm này người đọc có thể thực hiện một hành trình thiêng liêng và lịch sử thực sự, qua các địa điểm và hàng thế kỷ, theo vết tích của Khăn Thánh. Bắt đầu với việc vận chuyển từ Edessa, nay là Urfa ở Thổ Nhĩ Kỳ, liên kết với khuôn mặt của thánh Giuđa Tađêô, tông đồ Chúa Giêsu. Trong hành trình này người đọc sẽ khám phá nhiều tài liệu tham khảo của các nguồn Ả Rập, Hồi giáo và Constantinople, nơi Khăn Liệm được "tỏ lộ"; tiếp đến là hàng thế kỷ thời Trung cổ của việc sùng kính; sau cùng là thời hiện đại, với các nghiên cứu được thực hiện nhờ các công nghệ tinh vi hơn, các thí nghiệm được tiến hành bởi các nhà vật lý của Trung tâm nghiên cứu ENEA ở Frascati gần Roma.

Kết quả nghiên cứu cho rằng, cơ thể của người chết đã để lại trên tấm khăn liệm một dấu vết bí ẩn có thể giải thích.

Trong các thời gian qua Tấm Khăn Liệm thành Torino đã được trưng bầy cho tín hữu kính viếng vào các năm 1978, 1998, 2000, 2010 và 2013 với video sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô.

Khăn Liệm được trưng bày gần đây nhất vào dịp thứ Bảy Tuần Thánh 11 tháng 4 năm 2020 trong buổi cầu nguyện xin cho đại dịch chấm dứt. (Catt.ch 20/6/2020)

http://vntaiwan.catholic.org.tw/thanhoc/mucluc.htm

 

Tấm hình chụp muộn màng và vội vàng (vì hết giờ) này chỉ thêm được Chị Mai Ngọc Dung, nhưng 3 chị chưa kịp đến vì đang shopping ở gian gần bàn thờ Thánh Gioan Tẩy Giả

Một điều cũng cần được lưu ý ở đây nữa là tấm Khăn Liệm Thánh này đang được lưu giữ và kính viếng ở quê quán của Thánh Gioan Don Bosco.

https://photos.app.goo.gl/FxZLPJEnX6QmjUre8

https://photos.app.goo.gl/Q7KcoghM52tNXWFu5 (không còn công hiệu nữa nên đã được thay bằng cái link trên)

Video clip về toàn bộ khăm liệm được dẫn giải, dài hơn 6 phút trên đây, được quay trực tiếp từ màn ảnh TV trong Đền Thờ, sau Thánh Lễ và trước khi phái đoàn rời Đền Thờ.

 

 

Dâng lễ kính Khăn Liệm Thánh

Bàn thờ cạnh dâng kính Thánh Gioan Tẩy Giả ngay bên cánh trái của gian cung thánh có bàn thờ chính

Thánh lễ hôm nay theo bài lễ về Tấm Khăn Liệm có sẵn ở nơi này, nên các bài đọc đều bằng tiếng Anh

Trong số 24 anh chị em hành hương, có duy một mình Anh Trần Vi Chánh, phu quân Chị Trần Vũ Kim Liên, chưa Công giáo nhưng lễ nào cũng lên lĩnh phép lành hiệp lễ

 

Đường về Florence

Cảnh thu tuyệt vời với bầu trời và bầu khí Đà Lạt Việt Nam - một cảnh bên đường chụp vội khi xe dừng bánh chờ đèn đỏ

Trên đoạn đường từ Florence tới Turin và từ Turin trở về lại Florence, mất hơn 4 tiếng lái xe đi và 4 tiếng về, ngoài giờ kinh sáng Mân Côi chiều Thương Xót,

Chúng tôi còn lợi dụng thời giờ để chia sẻ cảm nghiệm hành hương với nhau sau 4 ngày đầu kể như đã đủ chất lượng để tâm sự với nhau

Chuyến hành hương nào cũng thế, bữa trưa bao giờ cũng tự túc, tùy lúc và tùy người, nhưng thường ai cũng có nhu cầu output rồi input một lúc

Thường đi vệ sinh (output) ở đâu cũng trả tiền, rẻ nhất 50 xu, mắc nhất là 1 đồng rưỡi, còn các chỗ dừng bước giang hồ này thì free

Vì tâm lý tự nhiên cho thấy đã bước vào thì khó ra, một khi đã output cho ra thì thế nào cũng input cho vào, không nhiều thì ít

Anh chị em nói giỡn với nhau về quầy hàng này là ở đây họ bán những củ thịt, bởi mới trông vỏ thì giống cũ gì đó, nhưng nhìn kỹ bên trong vỏ lại là thịt

Sau khi ăn uống là lúc ngó nhìn trên lối ra khỏi cửa tiệm ăn là nơi có bán cả những thứ đồ ăn thức uống nữa

Với tập sách hành trang hành hương do em soạn dọn cho từng anh chị em tham gia, trong đó bao gồm cả PVLC hằng ngày, các bài Thánh ca hát trong lễ, các chi tiết cần biết, cần nhớ và cần làm khi hành hương, đặc biệt là lược sử về các nơi hành hương, em đã đọc những gì liên quan đến những nơi hành hương hôm nay trước khi đến từng nơi.

Phái đoàn sẽ ngủ tại khách sạn ở Florence này 2 đêm. Chỉ ở Florence và Assisi mới ở 2 đêm; Venice, Milan, San Giovanni Retondo 1 đêm; còn Rome 3 đêm

Đi hành hương hay du lịch thường chóng đói, bởi phải bách bộ khá nhiều, từ nơi này đến nơi kia, cùng một địa điểm,

nhưng khỏe, không cần tập thể dục thể thao, mà lại ăn ngon, ngủ khỏe, lên cân, hồn an, xác mạnh, đời vui, sống thánh...

 

 

 

 

TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay11.mp3

 

https://youtu.be/mFoySMWfFM8

 

Xin xem tiếp

Ngày 12/11: Vương Cung Thánh đường Florence; Vương Cung Thánh đường và Tháp Nghiêng ở Pisa