TRANG WEB THỜI ĐIỂM THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - Sinh Hoạt

 

 Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021

Ký Sự và Hình Ảnh

 

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

Ngày 8/11: Ngày Lên Đường - Từ LAX Mỹ qua Frankfurt Đức đến Venice Ý;

 Ngày 9/11: Thánh Antôn ở Padua

 

Ngày 8/11: Ngày Lên Đường từ LAX Mỹ qua Frankfurt Đức tới Venice Ý

 

Từ LAX Mỹ

 

Sau thủ tục gửi hành lý, xuất trình giấy tờ cần thiết và lấy vé máy bay,

anh chị em cùng nhau tiến qua trạm kiểm soát an toàn và lên cổng hãng bay Lufthansa

chờ chuyến bay LH 457 sang phi trường Frankfurt Đức quốc vào lúc 3:05 pm

Trong phái đoàn 24 anh chị em tham dự hành hương, có 4 người cần xe lăn ở phi trường là

Cha Linh hướng hành hương Nguyễn Đức Minh 93 tuổi, Anh Vũ Lung, Chị Nguyễn Ngát và Chị Trần Xuân Hường đều gần bát tuần.

Anh chị em qui tụ lại với nhau một chỗ để chờ boarding vừa làm quen với nhau, vừa hàn huyên tâm sự, vừa nghỉ ngơi ăn uống v.v.

Quí chị hầu hết thuộc nhóm ngoài Nam California (Seattle WA, Wichita KS, San Jose CA, Houston TX)

Nhóm 3 Anh chị Rochester NY

Nhóm qui tụ này hầu hết ở Orange County CA với một chị duy nhất ở Los Angeles CA, bao gồm đủ 4 vị cần xe lăn ở phi trường

 Trừ 4 anh chị đi từ San Francisco cùng ngày và cùng hãng Lufthansa của Đức, 20 anh chị đềi đến phi trường LAX ở Los Angeles từ 12 giờ trưa, nhất là những anh chị không ở Nam California, phải bay từ các nơi tới, thậm chí vừa mới biết kết quả test âm tính trước khi lên đường, như Chị Nguyễn Bích Phượng ở San Jose CA, hay mới có kết quả test ở ngay phi trường LAX, như Chị Nguyễn Thị Sáng ở Wichita Kansas, nhất là chưa biết kết quả tí nào, cho tới khi về lại Mỹ, như 3 anh chị ở Rochester NY là Anh Nguyễn Phong với 2 Chị Trần Anh và Trần Hiền, chưa kể đến 1 chị ở Houston TX là Hoàng Thị Thành bay sang California từ Thứ Bảy và 3 chị ở Seattle WA là Chị Nguyễn Kim Ngọc, Chị Đỗ Kim Sang và Chị Đỗ Ngọc Huệ cũng phải bay xuống LAX sáng Thứ Hai cùng ngày.

 Đó là lý do khi thấy được đầy đủ anh chị em tham gia hành hương, tôi đã không thể nào không vui mừng hớn hở quì ngay xuống trước mặt anh chị em để tạ ơn LTXC đã thực sự hiện diện nơi phái đoàn hành hương TĐCTT và đã rõ ràng tỏ hiện trong chuyến hành hương đức tin lịch sử chộp bắt đầy những vượt qua gian nan khốn khó hết sức bấp bênh và liều lĩnh vào thời điểm cuối năm 2021 mà thế giới loài người vẫn còn đang bị và càng bị khủng hoảng bởi đại dịch toàn cầu!

 

Qua Frankfurt Đức

Phái đoàn vừa ra khỏi chuyến bay Lufthansa LH 457 từ LAX lúc 11 am ngày 9/11 ở phi trường Frankfurt Đức quốc để

chuyển sang chuyến bay cùng hãng Lufthansa LH 328 khởi hành lúc 12:50 pm để bay sang Venice Ý quốc.

Trừ Chị Nguyễn Ngát có xe lăn 1 người được theo kèm bởi Chị Nguyễn Nhật đã đi trước, 3/4 vị còn lại đang lên xe...

Chị Đinh Tuyết Mai (ngồi cuối) đi kèm Anh Vũ Lung, em đi kèm Cha Đức Minh và Chị Xuân Hường (cả 2 ngồi giữa)

Tuy nhiên, trước khi được ngồi trên chiếc xe chở 5 người này, chúng tôi đã phải vượt qua một thời điểm lo sợ bất ngờ.

Vì bấy giờ, người liên lạc xe chở 5 người đột nhiên biến mất, trong khi 5 người chờ mãi chẳng thấy xe nào đến đón mình.

Tôi đã phải tự đi dò hỏi xem sao, bằng không thì chờ cho tới bao giờ, lại nghe vợ tôi báo điện thoại rằng ở trạm kiểm soát nhập cảnh rất dài nữa.

Đi hết các cổng boarding của hãng bay Lufthansa, sang tới tận hãng bay United, mà chẳng thấy một nhân viên nào của họ, tôi càng cảm thấy lo hơn.

Cuối cùng gặp thấy hai chiếc xe chở người trong phi trường đang đứng một chỗ, tôi liền hỏi họ và được họ cho biết sẽ đến đón nhóm 5 người đang bơ vơ như bị "bỏ rơi".

Vừa đến cổng boarding 14 thay vì 24 của hãng bay Lufthansa thì xuất hiện nhóm 4 anh chị khởi hành từ San Francisco cùng với 2 Chị Ngát và Nhật, thành nhóm 11 người.

Tuy nhiên, nỗi vui mừng gặp lại sau một thoáng xa nhau vẫn không thể át được những lo âu bị phân tán, vì nhóm 13 anh chị em do vợ tôi phục vụ đang bị kẹt cứng ở trạm nhập cảnh,

vừa đông lại vừa chậm, bởi vào ngay giờ trưa, chỉ có 5/10 nhân viên kiểm soát, mà lại hạch hỏi đủ thứ rắc rối rất mất giờ, như họ hỏi nhóm 5 người chúng tôi rằng vé về lại Mỹ đâu?

Hai vợ chồng chúng tôi đã phải vận động ở cả 2 nơi: nàng Thúy Nga vợ tôi thì ở cửa ải nhập cảnh để được checked sớm hơn vì đã tới giờ bay, và tôi thì ở quầy nhân viên boarding đều thất bại, nên đành chia tay nhau, nhóm 11 người đi trước, còn nhóm 13 đi sau, nhưng nhóm 11 sẽ chờ nhóm 13 ở Venice, sẽ bay vào lúc 5 giờ đề về khách sạn chung, không đi Padua.

Chính lúc chuyến bay chuyển tiếp đáng lẽ cất cánh vào lúc 12:50 pm như ấn định theo lịch trình bay, thì tôi, vì lo cho nhóm 11 người nên được lọt vào máy bay trước, đã ngồi vào chỗ đàng hoàng tử tế rồi, vẫn không ngớt lo cho nhóm 13 đi sau, bắt đầu rút chuỗi Mân Côi ra, vừa đọc được 1 chục thì nghe phi công thông báo máy bay chờ đợi nhóm 13 anh chị em bị trễ!  Vừa nghe thấy thông báo trong máy bay như vậy, tôi vui mừng liền quay sang báo cho Chị Đinh Tuyết Mai ngồi sau tôi 1 hàng phía bên phải, và gọi báo ngay cho vợ em vẫn đang bị kẹt.

Sau đó 10 phút (chỉ có 10 phút thôi mà bấy giờ sao mà nó lâu thế), nàng báo cho tôi biết là nhóm 13 anh chị em đã đến cổng boarding, tạ ơn LTXC, vậy là kịp rồi, vậy là không bị phân rẽ như năm 2019, cũng ở phi trường Frankfurt này, phái đoàn TĐCTT Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 37 anh chị em đã bị chia ra làm 4 nhóm khác nhau ở các chuyến bay đi các nơi khác nhau ở Âu Châu, (những chuyến bay cùng ngày may mà còn chỗ cho một số nào đó trong phái đoàn TĐCTT bấy giờ mới tự rebook, chứ không phải như thành phần hành khách bị trễ chuyến bay ở LAX bởi trục trặc kỹ thuật đã được nói là hãng bay bên Đức đã booked sẵn cho mình rồi): nhóm 1 từ Vienna Áo quốc (5 người), chỉ có nhóm 2 được bay thẳng đến Jerusalem (2 người), nhóm 3 từ Bucharest nước Romania (12 người), và nhóm 4 từ Milan Ý quốc (14 người), cuối cùng đã qui tụ về Jerusalem sáng Chúa Nhật để kịp mừng Lễ Lá.

Tuy nhiên, dù nhóm 13 đã đến cổng boarding mà mãi chưa thấy vào máy bay, thì ra, qua trao đổi điện thoại thì được vợ tôi cho biết hãng bay đã cancelled 13 người bị trễ, nên phải chờ họ mở lại hồ sơ đã rồi mới được vào. Trong khi đó, người phụ nữ khoảng ngũ tuần ngồi bên cửa sổ cùng hàng ghế với tôi, cách một seat ở giữa, trong thời gian đợi chờ thường tỏ ra rất khó chịu, vừa than tức vừa có những cử chỉ hung hăng giận dữ. Nên khi nhóm 13 anh chị em, thật ra là 15 người, bao gồm cả 2 vợ chồng Á Châu khác cũng bị kẹt ở cửa ải nhập cảnh, vừa vào tới nơi, nhóm 11 người chúng tôi đâu dám reo hò mừng rỡ như ở những trường hợp khác không liên quan đến nhóm của mình, bởi sợ bị tỏ thái độ ác cảm hay gây ác cảm!

 

Tới Venice Ý

Vì chuyến bay chuyến tiếp từ phi trường Franfurk Đức quốc bay trễ hơn 50 phút nên cũng đến phi trường Venice trễ hơn 45 phút.

Thay vì vào lúc 2:05 pm thì vào lúc 2:50 pm. Tuy nhiên, vẫn còn kịp giờ và đủ giờ để đến với Thánh Antôn ở Padua Ý quốc kính viếng và dâng lễ tạ ơn.

Tuy phái đoàn hành hương TĐCTT ngồi gần nhau, tuy không cùng một chỗ trên máy bay, nhưng mỗi lần ra khỏi máy bay thì hơi lộn xộn một chút.

Ở chỗ người thì vừa ra khỏi cửa máy bay liên lên xe lăn đi trước, hay chờ xe lăn đón sau nếu không đủ xe đơn chiếc. Vẫn biết sẽ gặp nhau lại nhưng vẫn phải kiểm đủ người.

Theo kinh nghiệm của những chuyến đi trước, bao gồm cả chuyến 2014 xuống ở phi trường Roma thì hành khách sẽ phải qua cửa ải nhập cảnh một lần nữa.

Vì bấy giờ mới thực sự là vào Ý quốc, còn cửa ải ở Đức chỉ kiểm nhập cảnh ở Đức thôi. Nên em cảm thấy lo cho 3 anh chị ở New York vẫn chưa có kết quả test covid-19.

Bởi thế em đã bàn với vợ em là em sẽ ở lại với 3 anh chị này, để họ lấy test covid-19 ở ngay phi trường Venice, chờ lấy kết quả để có thể qua cửa ải nhập cảnh ở Ý.

Tuy nhiên, lần này hay ở phi trường Venice khác với phi trường Roma, mà không hề có cửa ải nhập cảnh nữa, chỉ đi thẳng đến lấy hành lý rồi ra cửa là xong.

Những anh chị nào đã lấy được hành lý của mình đi đứng tụ lại một chỗ chờ nhau, đợi những anh chị đang chờ lấy hành lý, để cùng ra ngoài một lúc.

Những nhân viên của văn phòng dịch vụ hành hương Nawas Internatioan Travel ở Ý đã ra tận phi trường đón phái đoàn chúng tôi,

chất hành lý ký gửi máy bay của chúng tôi lên 2 chiếc xe đẩy để đưa ra xe tour bus.

Tạ ơn LTXC đã cho phái đoàn hành hương TĐCTT chúng tôi đã cùng đến Ý một lúc, đầy đủ 24 anh chị em - vui như tết, như chẳng có gì xẩy ra!

Chiếc tour bus này sẽ chuyên chở phái đoàn hành hương chúng tôi từ Bắc Ý xuống Nam Ý và ngược về thủ đô Roma.

Bây giờ thì chắc ăn rồi, so với những lúc vượt qua, nhất là ở cửa ải Đức quốc, nhưng vẫn còn cần phải vượt qua suốt chuyến hành hương...

 

 

Ngày 9/11: Thánh Antôn ở Padua

 

Thánh Antôn Padua, sinh quán ở Lisbon Bồ Đào Nha, là một linh mục tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô, và đã chết ở Padua Ý quốc vào ngày 13/6/1231, để rồi vào năm 1263, khi thi thể của ngài được chuyển đến một Đền Thờ mới, thì thi thể của ngài đã bị rữa, chỉ trừ mỗi cái lưỡi và những thanh quản, cả hai hài tích hiếm quí này của ngài hiện đang được bảo trì ở các hộp hài tích thánh bằng vàng tại Nguyện Đường Hài Tích trong Đền Thờ Thánh Antôn Padua. Thi thể của Thánh Antôn Padua được bảo trì tại Nguyện Đường Thánh Antôn, ở cánh ngang.

Đền Thờ Thánh Antôn Padua là một trong những đền thờ đẹp nhất ở Ý quốc, và là nhà thờ Công giáo quan trọng nhất ở Padua, cũng là một trong những nhà thờ rộng lớn nhất thế giới, nơi mỗi năm có tới 6 triệu rưỡi khách hành hương tới kính viếng, như là một trong những đền thánh hành hương được tôn kính nhất thế giới Kitô giáo.

Vị thánh này là một trong những vị được phong thánh nhanh nhất trong lịch sử của Giáo Hội, bởi Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX, vào ngày 30/5/1232, tức chưa đầy một năm. Theo ý nguyện của ngài, là được chôn táng ở ngôi Nhà Thờ nhỏ Thánh Maria Mẹ Thiên Chúa Santa Maria Mater Domini, nơi ngài đã phục vụ hơn một năm (1229-1231) trước khi chết, và chẳng bao lâu sau khi ngài qua đi thì rất nhiều phép lạ đã xẩy ra ở mộ của ngài, khiến ngôi mộ của ngài đã biến thành một nơi hành hương ngay từ đó.

Một năm sau khi vị thánh qua đời, mới bắt đầu xây một nhà thờ mới đủ sức chứa số lượng khách hành hương càng ngày càng đông. Ngôi nhà thờ cũ này là tâm điểm để xây thành Đền Thờ, và vị trí của nó trở thành một Nguyện đường Đức Mẹ Đen (Cappella della Madonna Mora). Công trình kiến trúc Đền thờ này tiếp tục cho tới năm 1310, nhưng chỉ hoàn thành vào thế kỷ thứ 15, bởi có nhiều thay đổi và thêm thắt cho hoàn hảo bao nhiêu có thể.

Đền Thờ Thánh Antôn Padua mang những đường nét kiến trúc khác nhau - mặt tiền trên chóp đỉnh theo kiểu kiến trúc Roma thời trung cổ Âu Châu, 15 vòm cung nhô lên theo kiểu kiến trúc Gothic, các vòm cung được kiến trúc theo kiểu Byzantine, và cấu trúc ở hậu cung bằng những nguyện đường vòng xoay theo kiểu Gothic. Mặt tiền của Đền thờ Thánh Antôn Padua cao 28 mét (92 feet) và rộng 37 mét (121 feet). Ở mặt tiền có 5 vòm cung xen kẽ nhau, và vòm cung ở giữa được phủ lên bằng một cái hốc để tượng Thánh nhân. Có 3 cửa bằng đồng ở mặt tiền. Trên đỉnh của đền thờ này có 8 vòm cung và 2 tháp chuông cao 68 mét (223 feet). Nội cung của Đền thờ này có một cái sàn hình thánh giá Latinh, được chia ra thành ba gian giữa bởi các trụ cột.

 

Vì lịch trình thuận tiện đường đi nước bước cho chuyến hành hương customized của chúng tôi, chuyến hành hương theo ý muốn của chúng tôi hơn là theo những chuyến đi đã được phác họa sẵn của Nawas International Travel, mà từ phi trường Venice, chúng tôi đã được chở đến kính viếng Đền Thờ Thánh Antôn ở Padua Ý quốc ngay chiều hôm Thứ Ba ngày 9/11/2021, vì đền thờ này nằm về phía tây nam, cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ lái xe, rồi mới về hotel ở Venice vào buổi tối, để sáng hôm sau tiện đường sang thẳng Milan rồi về Turin.

Ở Ý quốc, người ta cũng băng ngang qua đường như ở New York, nghĩa là dù đèn đỏ nhưng không thấy xe là cứ đi bừa vậy.

Trên đường đi bộ từ chỗ xe tour bus đến Đền Thờ Thánh Antôn, anh chị em vừa đi vừa chập bắt lấy những hình chụp phong cảnh về chiều còn sáng...

Con đường dẫn đến thẳng Đền Thờ Thánh Antôn ở Padua, như con đường chính ở Vatican dẫn thẳng vào Quảng trường Thánh Phêrô vậy.

Ở Ý quốc, vào thời điểm Tháng 11 trong năm, thì cứ tới 5 giờ chiều là trời tự nhiên tối tăm.

Dù trời đã nhá nhem tôi mà vẫn còn khách hành hương tới kính viếng Đền Thờ Thánh Antôn, dù không nhiều bằng mùa hè.

Bên trong tảng đá này là thi thể của Thánh Antôn trong Đền Thờ Thánh Antôn ở Padua Ý quốc.

Thánh Antôn sinh ở Bồ Đào Nha, nhưng chết ở Padua Ý quốc, nên gọi ngài là Thánh Antôn Padua.

Mặt sau của mộ Thánh Antôn Padua - phái đoàn TĐCTT trầm lắng nguyện cầu theo tâm tình và ý chỉ của từng người.

Mặt trước của mộ Thánh Antôn Padua

Những bàn thờ cạnh (chapels) trong Đền Thờ Thánh Antôn Padua. Các hòm khấn thường ở từng bạn thờ cạnh.

Nhà nguyện lưu giữ các thứ thánh tích khác nhau của Thánh Antôn Padua

3 khung chính lưu giữ các thánh tích quí báu nhất của vị linh mục tu sĩ Antôn Padua Dòng anh em hèn mọn Thánh Phanxicô Assisi,

trong đó, ở khung giữa, còn có hàm của ngài, lưỡi của ngài và thanh quản của ngài.

Anh chị em trong phái đoàn TĐCTT đang chiêm ngắm và chụp hình các thánh tích của Thánh Antôn Padua.

 

 

 

Tấm áo choàng của Thánh Antôn Padua

Quan tài đựng thi thể của Thánh Antôn Padua cho đến năm 1981 

 

Thánh Lễ hành hương 2021 đầu tiên ở Padua Ý quốc

Theo chương trình hành hương thì hôm nay, 9/11 và 17/11, không có lễ,

nhưng cuối cùng ngày nào LTXC cũng ban cho phái đoàn được cử hành cuộc Vượt Qua thương xót của Người

Phái đoàn được chia ra làm 5 nhóm để phụ trách điểm danh cho nhanh, nhất là phụ trách đọc Sách và giỏ tiền trong lễ, mỗi nhóm 2 lần đều nhau.

 Chị Đinh Tuyết Mai đại diện nhóm 4 người ở Santa Ana CA mở màn đọc bài đọc 1 cho Lễ Kính Cung Hiến Đền Thờ Gioan Laterano.

Vì là chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh liên quan đến Giáo Hội,

nên thời điểm hành hương đã cố ý chọn ở trong thời khoảng mở màn là Lễ Cung Hiến Đền Thờ Gioan Laterano 9/11 và kết thúc là Lễ Cung Hiến Đền Thờ Phêrô và Phaolô 18/11.

Ở hầu hết các nhà thờ dâng lễ, sau thánh lễ, vị chủ tế phải ghi vào sổ sách trong phòng áo tên tuổi, địa chỉ và ngày giờ dâng lễ

 

Bữa tối hành hương 2021 đầu tiên ở Venice Ý quốc

 

Chắc chắn anh chị em trong phái đoàn hành hương TĐCTT không hợp với món pasta khai vị của Ý, đa số chỗ nào cũng thế, ngày nào cũng vậy.

Do đó nhìn hình chụp thì hình như ai cũng cảm thấy ngán ngẩm làm sao ấy, hơn là mệt mỏi. Chỉ có 2 nơi và 2 ngày có soup thì ai cũng thích.

Ấy thế mà, sau khi đi kính viếng các đền thờ hay vương cung thánh đường nguy nga đồ sộ và vĩ đại ở Ý, với đầy những nghệ thuật trạm trỗ công phu kỳ lạ,

mới thấy được lý do tại sao dân Ý ăn pasta, một món khai vị trong 3 món cho mỗi bữa ăn (trước món chính ít hơn và món tráng miệng ngọt ngào)

 

TDCTT-2021/HanhHuong11-2021Ngay8-9.mp3

https://youtu.be/fQ7xb8VGR5k

 

Xin xem tiếp

Ngày 10/11: Đền Thờ Thánh ký Marcô ở Venice và Vương Cung Thánh đường Milan