NIỀM VUI THƯƠNG XÓT

 

TĐCTT - HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO XUYÊN VIỆT NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT

21 NGÀY 18/9 - 8/10/2016

 

TĐCTT Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Giáo Phận Ban Mê Thuột

Dòng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình

và Một Chốt Điểm Truyền Giáo

 

 

Giáo Phận Ban Mê Thuột

Giáo phận Ban Mê Thuột (tiếng Latin: Dioecesis Banmethuotensis, không gọi là Buôn Ma Thuột theo tên hành chính) là một giáo phận Công giáo Rôma Việt Nam. Giáo phận có diện tích rộng lớn 24.462,44 km2, trải rộng các tỉnh Đăklăk, Đăknông và một phần của tỉnh Bình Phước (Thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Bù Đốp vàPhước Long). Toàn giáo phận có 408.183 00 giáo dân Công giáo trên tổng số 2.837.911 dân cư (năm 2013) chiếm 14,38% dân số, với 8 giáo hạt, 99 giáo xứ và 71 giáo họ với 116 linh mục (trong đó 93 linh mục thuộc Giáo phận và 13 linh mục thuộc các dòng tu). Giáo phận cũng có 35 tu huynh, 40 chủng sinh và 350 nữ tu.

Giám mục đương nhiệm của giáo phận là Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản.

Đầu năm 1842, Giám mục Tông tòa Đàng Trong Etienne Théodore Cuénot (tên Việt: Thể) đã cử 2 lịnh mục J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy giảng Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên để khai cuộc truyền giáo. Tuy nhiên, chuyến đi đầu tiên này không thành công, vì vậy liên tiếp trong những năm 1842-1846, Giám mục Cuénoi Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và giáo dân tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng việc đều không thành.

Năm 1847, Linh mục Fontaine, thuộc dòng Thừa sai Paris (MEP), đã tìm được đường thâm nhập. Ông sống và truyền giáo cho người dân M’nông bản địa gần buôn Yeng Drôm, giữa Bản Đôn và Đăkmil một thời gian. Ông được xem là nhà truyền giáo đầu tiên trên vùng Đăklăk, mở đường cho công cuộc truyền giáo rầm rộ sau này trên vùng Tây Nguyên.

Ngày 14 tháng 1 năm 1932, Piô XI quyết định thành lập Giáo phận Kon Tum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào, sắc phong Linh mục M. Jannin Phước làm Giám mục hiệu tòa Gadara và bổ nhiệm ông làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Kontum. Ngày 29 tháng 1 năm 1934, tân Giám mục Jannin Phước đến Buôn Ma Thuột. Ông cho thành lập họ đạo Ban Mê Thuộc với số giáo dân khoảng 50 người, thuộc Giáo xứ Plei Pơo (La Sơn, Pleiku), giao cho linh mục Ban làm quản xứ. Ngày 15 tháng 8 năm 1934, một nhà nguyện nhỏ đầu tiên mái tranh vách đất được dựng ở Họ đạo Buôn Ma Thuột. Họ đạo do thầy giảng Phaolô Hiền, từ Họ đạo Mang Yang chuyển qua, phụ trách quản sự.

Ngày 30 tháng 3 năm 1937, giáo họ Buôn Ma Thuột được nâng lên hàng giáo xứ, trở thành giáo xứ đầu tiên tại Đăklăk, do linh mục Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn cai quản. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, do không hợp thủy thổ, linh mục Cẩn mắc bệnh sốt rét và thương hàn, phải về Tòa Giám mục để chữa bệnh. Hai linh mục Pierre Janningros và Pierre Romeuf Phương (giáo phận Quy Nhơn) được cử lên để tạm coi sóc giáo xứ. Mãi đến 26 tháng 7 năm 1942, Tòa Giám mục Kontum mới bổ nhiệm Linh mục Romeuf Phương làm tân Chính xứ Buôn Ma Thuột.

Từ năm 1955, nhiều giáo xứ trên địa bàn Đăklăk, Quảng Đức, Phước Long được hình thành, nhất là cuộc di cư từ Bắc vào đây làm số giáo dân ngày càng thêm đông. Tháng 9 năm 1956, linh mục Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn được bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Ma Thuột. Ông đã vận động các giáo dân xây dựng nhà thờ Buôn Ma Thuột, mà ngày nay là Nhà thờ chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột. Nhà thờ được xây dựng trong một năm và được khánh thành vào tháng 4 năm 1959.

Ngày 22 tháng 6 năm 1967, Giáo hoàng Phaolô VI ra Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập Giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh Đăklăk, Quảng Đức và Phước Long(là những địa phần từng thuộc các giáo phận Ðà Lạt và Kon Tum); đồng thời bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai làm Giám mục tiên khởi giáo phận. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân, trải rộng trên diện tích 21.723km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Bấy giờ, Tòa Giám mục đặt tại thị xã Ban Mê Thuột. Ngày nay tên gọi chính thức của thành phố này là Buôn Ma Thuột nhưng giáo phận vẫn giữ tên gọi là Ban Mê Thuột. 

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ph%E1%BA%ADn_Ban_M%C3%AA_Thu%E1%BB%99t

Dòng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình


1. Bối cảnh cưu mang 


Năm 1954, sau hiệp định Genève 20.7.1954, có nhiều người từ miền Bắc di cư vào lập nghiệp ở tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay). Tới những năm 1957 và 1958, chương trình xây dựng các khu dinh điền đã thu hút thêm một số người thuộc các tỉnh miền duyên hải lên miền Tây Nguyên rải rắc khắp 4 tỉnh Kontum, Pleiku, Đăk Lăk và Phước Long. Đáp lời mời gọi của Đức Giám Mục Kontum, nhiều linh mục đã lên phục vụ đồng bào tại các dinh điền này. Qua đời sống chứng tá phục vụ của các ngài, nhiều người đã đón nhận Tin Mừng. Nhiều họ đạo mới đã hình thành. Số giáo dân ngày càng gia tăng. Ơn gọi chủng sinh và tu sĩ cũng phát triển, đặc biệt từ các xứ đạo di cư miền Ban Mê Thuột. Công cuộc truyền giáo mang một sức sống mới. 

Trong bối cảnh này, Đức Cha Paul Seitz đã cưu mang và khai sinh một đứa con tinh thần, một Dòng nữ giáo phận, để tiếp bước các vị thừa sai đầy nhiệt huyết, loan báo Tin Mừng Hòa Bình của Chúa Kitô đến cho muôn người, đặc biệt cho anh chị em Dân Tộc trên miền Tây Nguyên... 

2. Những bước đầu tại Tân Hương, Kontum 

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1959, tại giáo xứ Tân Hương, chiếc nôi truyền giáo của Kontum, Đức Cha Paul Seitz đã qui tụ một nhóm 18 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 23 thuộc các tỉnh Phú Yên, Pleiku, Đăk Lăk và Kontum, đồng thời tuyển chọn một vài chị trong nhóm các Dì Dòng Mến Thánh Giá không có lời khấn, đang phục vụ tại trường Cuénot Kontum để gia nhập Dòng mới của giáo phận lúc đó được gọi là Dòng Mến Thánh Giá Kontum... 

Ngày 22.8.1963, Dòng thành lập cộng đoàn đầu tiên tại giáo xứ Phương Hòa, Kontum. Chị em dạy giáo lý, văn hoá trong trường tiểu học và phục vụ phòng thánh... 

3. Hiện diện tại Ban Mê Thuột 

Trong thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đức Cha Paul Seitz quyết định thuyên chuyển Dòng về Ban Mê Thuột....

Ngày 26.9.1966, tập viện của Dòng được thành lập tại 133 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột... Cơ sở 133 Phan Chu Trinh, theo ý Đức Cha Paul Seitz, được dùng làm trung tâm sinh hoạt bác ái xã hội và giáo dục của Dòng: nhà nội trú cho học sinh Kinh Thượng, nhà huấn nghệ dạy may và trạm phát thuốc...

Ngày 19.6.1967, toàn Dòng được chuyển về Ban Mê Thuột...


Ngày 22.6.1967, với sắc chỉ Qui Dei Benignitate, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột. 

Ngày 22.8.1967 Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai về nhận giáo phận Ban Mê Thuột. 

Ngày 23.8.1967, Đức Cha Paul Léon Seitz trao Dòng lại cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai và giáo phận Ban Mê Thuột. Từ đó Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai tiếp tục công trình thiết lập và xây dựng Hội Dòng trong chương trình phát triển giáo phận... 

Ngày 31.5.1968, Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai đã công khai chính thức tuyên bố đổi tên Dòng thành “Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình” . 

4. Chính thức thiết lập 

Ngày 31.5.1969, sau khi được phép Tòa Thánh theo văn thư số 2248/69 đề ngày 22.4.1969 của Đức Hồng Y Pietro Agagianian, Bộ Trưởng bộ Truyền Giáo, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giám Mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột, chính thức thiết lập Dòng tại Ban Mê Thuột với danh xưng là “Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình”, được gọi tắt là “Dòng Nữ Vương Hòa Bình”... 


Ngày 29 tháng 6 năm 1971, Đức Cha cho khởi công xây dựng ngôi nhà Mẹ của Hội Dòng tại 222 Lê Văn Duyệt (nay là 254 Xô Viết Nghệ Tĩnh) trên phần đất mà Đức Cha Paul Seitz đã mua cho Hội Dòng. Ngày 7.8.1972, tập viện được chuyển về nhà Mẹ ở 222 Lê Văn Duyệt. Sau hơn một năm xây dựng, ngôi nhà Mẹ Hội Dòng được khánh thành vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời 15.8.1972... 

Ngày 3.2.1977, Hiến Pháp Hội Dòng được Tòa Thánh phê chuấn qua văn thư số 5.907/76 do Đức Hồng Y Agnelo Rossi, Tổng Trưởng bộ Truyền Bá Đức Tin, và đã được Đức Giám Mục giáo phận cho thi hành vào ngày lễ kính thánh Giuse, 19.3.1977... 

Đến nay, nhân sự Hội Dòng gồm có: 221 nữ tu khấn trọn, 126 nữ tu khấn tạm, 44 Tập sinh, 23 Tiền tập sinh, 130 Thanh tuyển sinh. Chị em phục vụ, thực thi sứ vụ truyền giáo chuyên biệt và đào tạo tại 46 cộng đoàn, thuộc 5 giáo phận tại Việt Nam: giáo phận Ban Mê Thuột, Kontum và Nha Trang và tổng giáo phận Sài Gòn. 

http://www.dongnuvuonghoabinh.com/search/label/L%E1%BB%8ACH%20S%E1%BB%AC%20D%C3%92NG

TĐCTT Hành Trình Truyền Giáo với Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình Ban Mê Thuột

Trước tiên, tôi đã liên lạc với Đức Cha Nguyễn Văn Bản, vị giám mục có quê quán ở Qui Nhơn với Cha Phạm Ngọc Tuấn là Tổng Linh Hướng của Nhóm TĐCTT và được vị linh mục TLH này quen biết với đầy mến phục giới thiệu. Và Đức Cha Bản đã giới thiệu chúng tôi với Sơ Cao Thị Trọng thuộc Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, chuyên trách về việc truyền giáo với anh chị em đồng bào thiểu số ở Giáo Phận Ban Mê Thuột. Sơ Trọng, tuy không thể đích thân đồng hành với chúng tôi vào thời điểm chúng tôi góp phần truyền giáo của mình ở Giáo Phận Ban Mê thuột, đã hết mình lo sắp xếp hết mọi sự thuận lợi cho chúng tôi.

Trong email ngày mùng 6/9/2016, sơ cho chúng tôi biết rằng "đã mua và đóng thành từng phần, mỗi phần 15 kg gạo, 25 gói mì tôm, 2 kg muối, 1 hộp bánh, thuốc cảm". "Mỗi gia đình một phần quà trị giá 300.000 vnd". Ngoài ra, sơ còn báo cho chúng tôi biết thêm: "vì không thể đi xe lớn vào làng, nên sẽ tìm 3  xe trung chuyển đưa đoàn vào làng..."

Với email ngày 16/9/2016, trước khi chúng tôi lên đường 2 ngày, Sơ Trọng đã giới thiệu cho chúng tôi một sơ khác (bao gồm cả tên và số điện thoại) thay sơ giúp chúng tôi, và đã báo cho chúng tôi biết các "phần quà đã mua" như sau:

- 165 phần mỗi phần gồm: 15 kg gạo - 30 gói mì tôm - 2 kg muối - trà gừng (thay thuốc cảm) - 1 hộp bánh 

- 165 x 300.000$ = 49.500.000$

- Lương giáo viên 2 lớp học = 40.000.000$ / 1 năm

"đã ứng trước tất cả 89.500.000$". Sơ còn báo thêm: "Trưa ngày 30/9 Cha xứ mời đoàn dùng cơm tại nhà xứ, còn những bữa ăn khác ... đoàn dùng cơm và nghỉ tại Dòng. Việc xe trung chuyển đã được chuẩn bị..."

Quả thực mọi sự đã diễn tiến đúng như những gì đã được Sơ Trọng sắp xếp. Ở mỗi một chốt điểm truyền giáo trong suốt cuộc hành trình xuyên Việt của mình, chúng tôi đều có một kỷ niệm đặc biệt nào đó (xin xem TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt ). Riêng ở Giáo Phận Ban Mê Thuột này, chúng tôi không thể nào quên được đoạn đường 10 cây số lầy lội, dốc dác, sỏi đá, gập ghềnh v.v., từ đường lộ chính vào tới tận nội khu buôn làng mà chúng tôi được dẫn tới. Hôm ấy, mùng 1/10/2016, chúng tôi đã được 2 chiếc xe hơi nhỏ, 1 của chính Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình và 1 do Cha Nguyễn Đức Duy, OMI (Dòng Các Cha Thừa Sai Vô Nhiễm) cùng với 7 chiếc xe gắn máy (của anh em trẻ đồng bào Thượng) chở vào. Tôi là một trong 7 người (4 nữ và 3 nam) được ngồi loại xe ôm gắn máy này.

Tôi cảm thấy như đi ngựa vậy. Trên đường đi, có một chỗ đã khiến tôi nhớ đến lời diễn tả tếu táo nhưng rất thực tế của vị linh mục thừa sai hướng dẫn viên truyền giáo của chúng tôi ở Kontum đó là có những nơi phải sử dụng đến loại xe gắn máy có 4 bánh mới đi được. Đúng thế, có một chỗ người lái xe gắn máy chở tôi đã phải thò hai chân xuống để đẩy cho chiếc xe gắn máy bị tắc nghẹn dừng lại mới qua khỏi vũng lầy. Thì ra hai chân của người lái xe gắn máy bấy giờ quả thực đã trở thành hai bánh phụ của chiếc xe gắn máy gần bị tắt máy bấy giờ! Một trong 7 chiếc xe gắn máy chở một người anh em của chúng tôi đã ngã xuống về bên phải, nhưng cả người lái lẫn người ngồi đằng sau đều không bị thương tích, kể cả chiếc máy chụp được sử dụng vừa chạy vừa chụp đang nắm trong tay của người anh em chúng tôi.

Vào tới địa điểm ấn định, nơi đang chất chứa những thứ quà chúng tôi biếu tặng để sẵn sàng phân phối, chúng tôi mãi vẫn thấy thiếu 3 chị ngồi xe ôm, để có thể bắt đầu biếu tặng quà cho anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số đã qui tụ lại đông đảo đợi chờ. Một lúc sau chúng tôi thấy một đoàn chị em dân tộc tiến đến, mà dẫn đầu (mới chợt nhận ra) 3 chị nhà ta được hóa trang sặc sở trong các bộ áo của các nường dân tộc xinh xinh.

Sau buổi biếu tặng quà khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, nhưng bấy giờ không phân phối cho từng gia đình, mà chỉ tượng trưng cho 4-5 gia đình thôi, rồi sau đó các gia đình sẽ được trao tặng sau bởi chính các vị có trách nhiệm ở đó. Chúng tôi đã chẳng những biếu tặng quà cho các gia đình đại diện đầu tiên ấy mà còn cho các em kẹo bánh nữa. Ở đâu tôi cũng đại diện phái đoàn ngỏ mấy lời chào chúc vắn gọn thích hợp với từng nơi và từng đối tượng (Thượng hay Kinh, giáo dân bần cùng hay lương dân nghèo khổ...), và cũng nhận lại những lời cám ơn từ các vị đại diện ở đó.

Vào thế nào thì ra cũng thế. Chúng tôi cũng trở lại đường lộ chính bằng 2 chiếc xe hơi nhỏ và 7 chiếc xe gắn máy. Riêng tôi, chỉ một mình tôi, tự nhiên lại được người lái đưa đến ngôi nhà nguyện của cộng đoàn anh em đồng bào ở đây là giáo họ Eda, thuộc giáo xứ Phúc Lộc, ở xã Giang Đông, Huyện Krong năng, tỉnh Đăklak. Bữa trưa của chúng tôi ở tại nhà xứ Phúc Lộc, với 3 bàn ăn thật là chật chội không đủ chỗ theo tinh thần truyền giáo khó nghèo. Chúng tôi đã tặng 200 Mỹ kim để cảm tạ 2 vị linh mục (cả cha chánh xứ và cha Duy phó xứ) đã đãi chúng tôi bữa trưa, rồi lên đường trở lại Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình, trải qua đoạn đường dài 80 cây số như lúc đi... để rồi không ngờ chiều hôm ấy chúng tôi lần đầu tiên được thưởng thức các "vũ nguyện Mân Côi" chưa bao giờ thấy, như là một trong 7 bonus trong chuyến đi của chúng tôi (xin xem ở phần bonus sau).

Trong email ngày 19/10/2016, Cha Nguyễn Đức Duy, OMI, vị linh mục phó xứ dẫn chúng tôi đi vào buôn làng của anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số để biếu tặng quà, đã gửi cho chúng tôi một email vắn gọn như sau: "Cám ơn Bác Tĩnh đã chia sẻ những chuyến đi Truyền Giáo của Đoàn thật hạnh phúc! Em ước chi biết trước mà được đi với các Bác thì học hỏi được nhiều ơn Thánh".

Sau đây là các hình ảnh về hành trình truyền giáo của chúng tôi lần đầu tiên mới ở một chốt điểm truyền giáo nhỏ thuộc Giáo Phận Ban Mê Thuật, như những gì đã được trình thuật ở trên:

Ghé thăm Đức Cha Nguyễn Văn Bản ở Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột một chiều mưa, trước khi về Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình













Tại Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình

Sáng sớm hôm sau trời vẫn tiếp tục mưa, anh chị em từ bên nhà ở sang nhà nguyện dự lễ 5 giờ sáng

Ngay sau lễ phái đoàn được mời vào phòng khách của các sơ hưu dưỡng để gặp Sơ Đặng Thị Lành là Mẹ Bề Trên đương nhiệm

Nhóm TĐCTT dâng Ngày Cho Mẹ trước đài Mẹ ở khuôn viên cuối nguyện đường của nhà dòng

lối đi từ nguyện đường về giẫy nhà trọ hai lầu cũng thơ mộng không ít

bên giẫy nhà trọ còn có các phòng ốc làm việc thích hợp của nhà dòng để có thể tự lực mưu sinh

 chốt điểm truyền giáo hôm ấy, mùng 1/10/2016, cần phải được trung chuyển bằng 2 xe hơi nhỏ và 7 xe gắn máy để băng qua một đoạn đường 10 cây số

rời khu buôn làng biếu tặng quà truyền giáo, chúng tôi ra ngoài đường chính để từ đó đến giáo xứ bao trùm khu vực buôn làng này ăn trưa

Riêng một mình tôi bất ngờ được hân hạnh ghé tới nhà nguyện của giáo họ Eda nơi thờ phượng hằng tuần của buôn làng chúng tôi mới đến cách xa cả chục cây số này

tới ăn trưa ở giáo xứ Phúc Lộc (bao gồm cả giáo họ Eda) ở xã Giang Đông, Huyện Krong năng, tỉnh Đăklak.

Ghé nhà thờ viếng Chúa sau bữa trưa trước khi về lại Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình

Nhóm TĐCTT cử hành LTXC tại ngay phòng vẫn được sử dụng cho các bữa ăn của nhóm, sau khi nhóm thăm viếng biếu tặng quà truyền giáo

Sau Chuỗi Thương Xót là phiên họp bất thường về cuộc hành trình tiếp tới ngày mai vào nam, trong đó có cả vấn đề tiền tip và sửa xe bị trầy bởi cà sát cây cầu về Phong Nha

Tôi đã đại diện nhóm TĐCTT ngỏ lời tri ân cảm tạ nhà dòng và sơ bề trên Lành (cùng sơ Tổng Cố Vấn Minh Chánh) đáp từ và chào chúc phái đoàn.

Sơ bề trên cho chúng tôi biết (ngay từ sáng đầu tiên gặp gỡ, tức sau bữa tối hôm trước) rằng chúng tôi là nhóm khách ăn khỏe nhất (không làm khách) và mua đồ (của nhà dòng: nhất là trà gừng) cũng nhiều nhất. Theo lệ nhà dòng không tiếp ai khi cả dòng tĩnh tâm đầu tháng hôm qua nhưng lại ngoại lệ cho nhóm....

Tôi đã chúc quí sơ mang danh hiệu Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình, được  sống đời trinh mẫu như Mẹ, vừa đồng trinh (bằng lời khấn của mình) vừa sinh con (Sinh Chúa Kitô ra cho các linh hồn (bằng đời sống nội tâm mật thiết kết hiệp với Người).

Tôi cũng thêm một chút vui tếu nữa là khi đến với Đức Mẹ Măng Đen ở Kontum hôm trước, chúng tôi thấy mặt của Mẹ xấu xí như bị cùi hủi và chẳng có hai bàn tay, nhưng đến với Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình chúng tôi đã chẳng những thấy được dung nhan dễ thương của Mẹ trên gương mặt vui tươi phục vụ của các sơ, mà còn được thấy đôi tay của Mẹ dịu dàng nơi những điệu vũ nguyện Mân Côi chiều ngày lễ Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu....

Dâng ngày cho Đức Mẹ ngay trước tượng Mẹ trong phòng khách của nhà hưu dưỡng của các sơ trước khi về điểm tâm rồi lên đường

Khi vừa rời khỏi nhà dòng và đang trên đường xuôi nam thì tôi nhận được email ngày 2/10/2016 của Sơ Cao Trọng, người nữ tu được Đức Cha Bản giới thiệu và đã âm thầm giúp chúng tôi thực hiện ý nguyện truyền giáo của chúng tôi ở Giáo Phận Ban Mê Thuột, hỏi thăm về chuyến viếng thăm của chúng tôi đến một chốt điểm truyền giáo do sơ sắp xếp:

"Vào làng người H.mông vùng sâu vùng xa, Bác có cảm nhận gì về số phận của họ không thưa Bác. Con thường xuyên thăm viếng, quan tâm đến những làng tương tự như thế Bác ạ! Thật họ thiếu thốn về tinh thần lẫn vật chất. Xin Bác cầu nguyện cho họ và cho chúng con nữa Bác nhé".

Cùng ngày hôm đó tôi đã hồi âm cho sơ như sau:

"Cám ơn Sơ đã giúp chúng con có những giây phút truyền giáo tuyệt vời nhất là đoạn đường 10 cây số tiến vào nội địa của những người anh chị em hèn mọn của Chúa Kitô. Một trong bảy chiếc xe gắn máy bị lật sang bên phải mà cả hai người.không sao. Tạ ơn LTXC".

Tôi còn nhận được thêm một email rất dễ thương nữa của sơ ngay chiều hôm đó:

"Con mong dịp khác dược đón tiếp Bác và đoàn nơi những buôn làng khác nhau. Xin Bác cầu nguyện cho con luôn có tâm lòng thương xót như chúa đã thương xót".

Hôm 14/10/2016, chúng tôi còn nhận được email của sơ Tổng Cố Vấn Minh Chánh hồi âm cho email chung tôi đại diện phái đoàn gửi cám ơn như thế này:

"Rất ngạc nhiên nhận được thư anh với tâm tình tri ân HƠI NHIỀU, và những lời động viên khích lệ đáng trân trọng, giúp người nhận thấy cần cố gắng hơn để được như thế.

"Xin cùng tạ ơn Chúa với anh và đoàn : Chuyến Hành Hương về Quê Hương bình an, nhiều ý nghĩa, niềm vui và kỷ niệm. Hy vọng những hồng ân ấy sẽ là sức bật, là đòn bẩy nâng chúng ta hướng về trời cao, dẫu chúng ta đang bước đi trong cõi trần...

"Hy vọng trong vòng xoay yêu thương của thời gian, HD Nữ Vương Hòa Bình sẽ có dịp được đón anh và quí vị đến thăm.

"Vâng, ngọn đồi Hòa Bình luôn rộng mở cho mọi người để trao gởi tình Chúa, mở rộng tình người.

"Mến chúc anh Tĩnh, gia đình và những người thân quen luôn an lành và hạnh phúc trong Lòng Thương xót Vô Biên của Thiên Chúa. 

"Chúng ta cùng liên kết trong tình Mẹ Mân Côi".

  Xin xem tiếp

 

1- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những Nét Chấm Phá Đặc Biệt

2- Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót 21 ngày 18/9 - 8/10/2016

3- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Bắc Ninh 20-21/9/2016

4- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016

5- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Hưng Hóa 21-24/9/2016: Phù Yên và Mai Sơn

6- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016

7- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Dòng Mến Thánh Giá Vinh 24-26/9/2016: Bác Ái Cứu Trợ

8- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016

9- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang 26-28/9/2016: Truyền Giáo và Bác Ái Cứu Trợ

10- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Kontum 29/9/2016

11- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Ban Mê Thuột 1/10/2016

12- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên 4-5/10/2016

13- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - ở Giáo Phận Long Xuyên: Các nơi viếng thăm và biếu tặng quà truyền giáo

14- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Những điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình 6-7/10/2016

15- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - 7 Bonus

16- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Hình Ảnh Quê Hương Đất Nước Việt Nam Hiện Nay

17- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Bình An Vô Sự

18- TĐCTT Truyền Giáo Xuyên Việt Năm Thánh Thương Xót - Vang Vọng Tương Lai