THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

 của

Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

 

 

TÔNG ĐỒ CHÚA TÌNH THƯƠNG

TẶNG QUÀ GIÁNG SINH 2013 VÀ TÂN NIÊN 2014 HOMELESS Ở LOS ANGELES

 

D
ưới đây là một số trích dẫn tiêu biểu từ Tông Huấn NIỀM VUI PHÚC ÂM 2014 của ĐTC Phanxicô
hợp với việc tặng quà homeless của Nhóm TĐCTT nói chung, như chuyến Tặng Quà Đầu Năm 2014,
hay nói ngược lại, Nhóm TĐCTT đã tỏ ra nỗ lực để tích cực đáp ứng tích cực và nhiệt liệt hưởng ứng chính xác bao nhiêu có thể
lời kêu gọi và lòng mong muốn của Chúa Kitô Mục Tử qua vị đại diện của Người trên trần gian là vị giáo hoàng thương xót Phanxicô
 

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Tại sao có thể xẩy ra chuyện một người già lão vô gia cư bị chết phơi thây ra đó thì không phải là một tin tức cần được loan báo

 trong khi đó lại loan tin thị trường chứng khoán xuống 2 điểm chứ? Đó là một trong những trường hợp bị loại trừ" .

(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 53)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Chúng ta có thể nào tiếp tục chịu đựng được cảnh lương thực đổ đi trong khi dân chúng đang chết đói hay chăng? Đó là vấn đề bất quân bình". 
(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 53)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Bởi đó mà đa số dân chúng cảm thấy mình bị loại trừ và bị hất ra ngoài:

không có công ăn việc làm, không có cơ hội vươn lên, không có bất cứ một phương tiện nào để vượt thoát".

(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 53)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Chính con người bị coi là những sản vật tiêu thụ được sử dụng rồi sau đó bị thải đi. Chúng ta đã tạo nên một thứ văn hóa 'disposable - thải trừ / loại bỏ' là thứ văn hóa hiện nay đang lan tràn. Không phải chỉ là vấn đề khai thác và đàn áp mà là một cái gì đó mới mẻ. Vấn đề loại trừ cuối cùng có liên quan tới những gì thuộc về xã hội chúng ta sống; những ai bị loại trừ không còn ở dưới đáy của xã hội hay ở ngoài rìa của xã hội hoặc bị tước lột - họ thậm chí không còn thuộc về xã hội nữa. Thành phần bị loại trừ không bị 'khai thác' mà là thành phần bị ruồng bỏ (outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)"

(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 53)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

Ngày nay tất cả đều bị chi phối bởi luật đấu tranh và thành phần khá nhất sẽ sống còn (the survival of the fittest),
thành phần quyền lực dung dưỡng trên thành phần bất lực.
(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 53)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Một số người vẫn tiếp tục bênh vực cho các thứ thuyết nhỏ giọt (trickle-down theories) chủ trương rằng việc tăng trưởng về kinh tế được kích thích bởi vấn đề tự do mậu dịch sẽ chắc chắn thành đạt trong việc mang lại sự công bằng và sự bao gồm hơn nữa trên thế giới. Ý nghĩ này, một ý nghĩ chưa bao giờ được chứng thực bằng các sự kiện, cho thấy một thứ tin tưởng sống sượng và ngớ ngẩn vào lòng tốt lành của thành phần nắm giữ quyền lực về kinh tế cũng như vào những hoạt động được thần thánh hóa của guồng máy kinh tế đang thịnh hành. Trong khi đó thì thành phần bị loại trừ vẫn đang chờ mong". 

(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 54)

(Ảnh chụp chiều Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)

"Trong việc bảo trì một lối sống loại trừ người khác, hay trong việc bảo trì nhiệt huyết sống cho lý tưởng vị kỷ như thế đã phát triển một thứ toàn cầu hóa trạng thái dửng dưng lạnh lùng. Hầu như không thấy được điều ấy, chúng ta tiến đến chỗ không còn cảm thấy thương cảm trước tiếng kêu gào của người nghèo khổ nữa, không còn khóc thương nỗi đớn đau của người khác và cảm thấy cần giúp đáp họ, như thể tất cả những sự ấy là trách nhiệm của ai đó chứ không phải của chúng ta. Thứ văn hóa giầu thịnh này đã khiến cho chúng ta trở thành u mê; chúng ta cảm thấy kích động khi thị trường cống hiến cho chúng ta một cái gì đó mới mẻ để mua; trong khi đó tất cả những cuộc sống lăn lộn bởi thiếu cơ hội vươn lên chỉ như là một thứ cảnh tượng bàng quan; chúng không làm cho chúng ta cảm thấy rung động".

(Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 54)

 

 

 Những Bàn Tay Trái

 
 
Nếu Chúa dạy rằng: "Khi các con làm phúc thì đừng để tay trái biết những gì tay phải làm" (Mathêu 6:3) thì trong âm thầm vẫn có những bàn tay trái, ở khắp nơi, đã âm thầm bỏ giờ, bỏ công và bỏ của ra để cùng nhau phục vụ anh chị em homeless vô gia cư, điển hình là một nhóm anh chị em giáo dân thiện chí đã và đang làm cho những người anh chị em bất hạnh của mình ở cả Orange County và Los Angeles California.
 
Thật vậy, mỗi tháng một lần, vào Chúa Nhật cuối tháng những bàn tay trái này đã qui tụ lại từ 5 giờ sáng thực hiện chiên gà, chia quà, gói quà thành những bao thực phẩm ngon lành, chất lên xe, kéo nhau lên Los Angeles Downtown là thành phố lớn thứ nhì ở thiên đường Mỹ quốc, để tận tay trao tặng cho những người anh chị em hèn mọn đáng thương của mình, hầu phần nào thực hiện những lời Chúa dạy ở Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi (xem Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5-7), nhất là hoàn trọn giới răn mới "Thày đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như thế" (Gioan 13:34, 15:12), và đáp ứng Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm của Vị Giáo Hoàng muốn "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo".
 
Chúa Nhật 26/1/2014 là chuyến tặng quà đầu tiên trong năm cho những người anh chị em homeless ở Downtown Los Angeles, với 600 phần quà, trong đó từng gói quà có gà chiên, bánh ngọt, chuối, khoai nhuyễn v.v.
 
 
 
Ba chảo lớn chiên gà ở ngay trước cửa garage tư gia của cặp vợ chồng chủ yếu, nơi trở thành kho chất đồ cho anh chị em homeless.
 
 
Trong khi đó, bên trong căn duplex giới trẻ cũng hăng say vui tươi cộng tác làm việc tông đồ bác ái với thành phần người lớn của các em!
 
 
Ở trong garage, một nhóm giới trẻ khác vừa gói gà chiên vào giấy nhuôm vừa cho vào từng bao quà đã được các em trong nhà cho chuối và kẹo vào đó.
 
 
Trong bao quà còn có cả các thứ bánh ngọt như pound cake hợp khẩu vị ngoại quốc, được chia cắt và gói vào giấy nylon trước khi cho vào từng gói quà.
 
 
Món khoai nhuyễn hợp khẩi vị ngoại quốc cũng được nấu sẵn ở nhà và được chia ra từng ly có nắp đậy được cho vào từng gói quà.
 
 
Giới trẻ đang kiểm lại kỷ lưỡng từng gói quà xem gói nào cũng phải đầy đủ các món thực phẩm như nhau mới được...
 
 
các gói quà được kẹp đầu bao và thứ tự chất lên xe, chồng chất lên nhau sao sao cho đủ 600 phần quà cho chuyến đi đầu năm 2014 này.
 
 
Ba chiếc xe, 2 minivan và 1 nhỏ, cả đằng trước lẫn trong bụng (2 chiếc minivan phải bỏ ghế trong ra, đầy những gói quà trước khi lên đường.
 
 
Một đĩa mì và một chén súp cũng được sửa soạn sẵn sàng cho 8 anh chị em, 4 nam 4 nữ, trong đó có 3 cặp vợ chồng, lấy sức lên đường.
 
 
Một trong những người anh em homeless rất vui khi nhận được món quà và còn đòi được chụp hình nữa.
 
 
(Bộ hình ảnh chụp Chúa Nhật 26/1/2014 ở Downtown Los Angeles California - Đaminh Cao Tấn Tĩnh, BVL)


197- 
Cõi lòng của Thiên Chúa dành một chỗ đặc biệt cho người nghèo, đến độ chính Ngài "đã trở nên nghèo" (2Cor 8:9). Toàn thể lịch sử công cuộc cứu chuộc của chúng ta được ghi dấu bằng sự hiện diện của người nghèo...
 

198- ... Đó là lý do tại sao tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo... Việc tân truyền bá phúc âm hóa là một lời mời gọi nhận biết quyền lực cứu độ ở nơi đời sống của họ và đặt chúng vào tâm điểm của con đường Giáo Hội hành trình. Chúng ta được kêu gọi tìm gặp Chúa Kitô nơi họ, lên tiếng cho lợi ích của họ, nhưng cũng được kêu gọi để trở nên bạn hữu của họ, lắng nghe họ, nói cho họ và chú trọng tới sự khôn ngoan huyền diệu Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta qua họ.

 

27- Tôi mơ đến "hướng chiều truyền giáo - missionary option", tức là một thứ thôi thúc truyền giáo có khả năng biến đổi hết mọi sự, nhờ đó những tục lệ của Giáo Hội, những đường lối hành sự, thời gian tính và các chương trình, ngôn ngữ và các cơ cấu đều có thể xứng hợp trở thành phương tiện truyền bá phúc âm hóa cho thế giới ngày nay hơn là việc Giáo Hội cứ bám lấy bản thân mình.

 

49- ... Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức. Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: "Các con hãy cho họ ăn gì đi" (Mk 6:37).