THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

 

"Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta,

chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người"

(Gioan 1:14)

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,
Suy niệm tổng hợp các bài Phúc Âm cho Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, Giữa Bát Nhật Giáng Sinh đến Bát Nhật Hiển Linh, và Tuần Bát Nhật Hiển Linh


Phụng Vụ Lời Chúa: Mầu Nhiệm Chúa Kitô

Cử hành phụng vụ là tột đỉnh sự sống của Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô, và là nguồn mạch cho tất cả mọi sinh hoạt truyền bá phúc âm hóa dưới mọi hình thức của Giáo Hội, như làm chứng, bác ái xã hội và truyền giáo, cùng giảng dạy và quản trị. Cử hành phụng vụ Thánh Thể, cũng gọi là phụng vụ Thánh Lễ, là cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong suốt phụng niên: Từ Nhập Thể và Giáng Sinh, đến Vượt Qua và Thăng Thiên, rồi Hiện Xuống và Hiện Thế.

Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh được Giáo Hội cử hành trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh; Mầu Nhiệm Vượt Qua được Giáo Hội cử hành trong Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh; và Mầu Nhiệm Hiện Xuống và Hiện Thế, tức là Mầu Nhiệm Chúa Kitô sau khi Thăng Thiên đã sai Thánh Thần từ Cha đến với Giáo Hội của Người, nhờ đó Người vẫn tiếp tục Hiện Thế nơi Giáo Hội của Người cho đến ngày cùng tháng tận (xem Mathêu 28:10), một Mầu Nhiệm Hiện Xuống và Hiện Thế được Giáo Hội là Bí Tích ban sự sống thần linh từ Chúa Kitô và bởi Thánh Thần cho chung loài người và cho riêng từng chi thể của Giáo Hội, cử hành trong Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh cho tới hết tuần Lễ Chúa Kitô Vua.

Căn cứ vào toàn bộ Mầu Nhiệm Chúa Kitô được Giáo Hội cử hành suốt phụng niên hằng năm như thế, chúng ta thấy được chủ đề chung cho cả phụng niên ở câu Chúa Giêsu nói về Người trong Phúc Âm Thánh Gioan (12:24): Hạt lúa miến gieo xuống đất... mục nát đi... sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể như hạt lúa miến gieo xuống đất, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh, Người cũng là Đấng Vượt Qua như hạt lúa miến bị mục nát đi trong lòng đất, nơi Mầu Nhiệm Khổ Giá và Phục Sinh, để sinh nhiều hoa trái nhờ Giáo Hội của Người, nơi Mầu Nhiệm Hiện Xuống và Hiện Thế.

Phụng Vụ Lời Chúa: Đề Tài Từng Mùa

Tuy nhiên, vì phụng niên có các Mùa Phụng Vụ khác nhau, hợp với Mầu Nhiệm Chúa Kitô cho từng mùa phụng vụ, mà chủ đề phụng vụ chung hạt lúa miến gieo xuống đầt... mục nát đi... sinh nhiều hoa trái này, còn có các đề tài phù hợp với từng mùa phụng vụ nữa, căn cứ vào Mầu Nhiệm Chúa Kitô ở từng mùa. Chẳng hạn:

1- Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh theo đề tài của câu Phúc Âm: "Lời đã hóa thành nhục thể (Mùa Vọng) và ở giữa chúng ta (Tuần Bát Nhật Giáng Sinh), chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người (sau Bát Nhật Giáng Sinh đến hết Bát Nhật Hiển Linh), vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý (Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh cho đến Mùa Chay)" (Gioan 1:14)

2- Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh theo đề tài của câu Phúc Âm: Mathêu 4:4 - "Con người không sống nguyên bởi bánh, mà còn bởi những lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mùa Chay); Mathêu 20:28 - "Tôi đến để phục vụ và hiến mạng sống mình cho nhiều người" (Tuần Thánh); Gioan 10:25 - "Tôi là sự sống lại (Tuần Bát Nhật Phục Sinh) và là sự sống (Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh)";

3- Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh theo đề tài của câu Chúa Giêsu nói với các tông đồ, trước khi Thăng Thiên về cùng Cha cho đến khi Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, đó là câu: "Các con sẽ nhận được quyền lực từ trên cao khi Thánh Thần hiện xuống trên các con. Để rồi các con sẽ là chứng nhân của Thày ... cho đến tận thế" (Tông Vụ 1:8).

Phụng Vụ Lời Chúa: Đề Tài Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh

Riêng về Mùa Vọng và Giáng Sinh, căn cứ vào đề tài gợi ý hợp với mùa phụng vụ này là câu và ở giữa chúng ta (Tuần Bát Nhật Giáng Sinh), chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người (Sau Bát Nhật Giáng Sinh đến hết Bát Nhật Hiển Linh), vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý (Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh cho đến Mùa Chay)", chúng ta thấy bao gồm 4 yếu tố chính yếu:

@ "Lời đã hóa thành nhục thể" là ý nghĩa của các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Mùa Vọng, nhất là các bài Phúc Âm cho ngày thường trong tuần, từ Thứ Hai sau Chúa Nhật thứ 1 đến hết Thứ Tư tuần 2 Mùa Vọng, như đã được trình bày và chia sẻ ở cái link mp3 TuNhapTheDenGiangSinh.mp3, còn từ Thứ Năm Tuần 2 Mùa Vọng đến hết Thứ Bảy Tuần 3 Mùa Vọng toàn về những gì Chúa Giêsu nói về Tiền Hô Gioan của Người, như cũng đã được trình bày và chia sẻ ở cái link mp3 TienHoGioanTayGia-DauBaoDangThienSai.mp3.

@ "Và ở giữa chúng ta" là ý nghĩa của các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc, bao gồm cả chính Lễ Giáng Sinh, lẫn các ngày trong suốt Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, thứ tự như sau:

Lễ Giáng Sinh: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" đó là "một hài nhi mới sinh, được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ" (Luca 2:12)

Ngày 26/12 - Lễ Thánh Stephanô Phó Tế Tử Đạo: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", như chứng nhân về nhân tính của Người là vị phó tế tử đạo tiên khởi "đã thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa" (Tông Vụ 7:56)

Ngày 27/12 - Lễ Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", như chứng nhân về thần tính của Người là người môn đệ tông đồ Gioan "đã thấy và đã tin" (Gioan 20:8)

Ngày 28/12 - Lễ Các Thánh Anh Hài: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", ở giữa các em bé ở cùng độ tuổi và mang cùng giòng máu Do Thái với Người và của Người, giòng máu vô tội đã bị đổ ra bởi "Hêrođê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống" (Mathêu 2:16).

Ngày 29/12 - "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", như ở với "Simêon, là người công chính và có lòng kính sợ, đang mong đợi niềm an ủi Israel, có Thánh Thần ở trong ông"
(Luca 2:25)

Ngày 30/12 - "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", như ở với "bà tiên tri Anna... không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa... và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel" (Luca 2:36-38)

Ngày 30/12 - Lễ Thánh Gia (thỉnh thoảng mới rơi vào ngày 30/12, nghĩa là bao giờ Lễ Giáng Sinh rơi vào Chúa Nhật, thì Lễ Mẹ Thiên Chúa là Chúa Nhật 1/1 sau đó, sẽ không có Chúa Nhật nào cho Lễ Thánh Gia nữa): "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", nhất là nơi Thánh Gia, như một "Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban đêm" (Mathêu 2:14 - Năm A); như một "Con Trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người" (Luca 2:40 - Năm B); và là một "Chúa Giêsu tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta" (Luca 2:52 - Năm C).

Ngày 31/12 - "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" đó chính là "Ngôi Lời đã có từ nguyên thuỷ... hằng ở với Thiên Chúa, và là Thiên Chúa" (Gioan 1:1).

Ngày 1/1 - Lễ Mẹ Thiên Chúa: "Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" với "tên của Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ" (Luca 2:21)

@ "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" là ý nghĩa của các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc, sau Lễ Giáng Sinh cho đến hết Tuần Bát Nhật Hiển Linh, một lễ Hiển Linh đã được ấn định vào ngày 6/1 hằng năm, nhưng thường được Giáo Hội hoàn vũ nói chung, vì lý do mục vụ, long trọng cử hành vào Chúa Nhật, sau Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, vì thế, Lễ Hiển Linh có thể được cử hành vào Chúa Nhật, dù là trước ngày 6/1, hai là Chúa Nhật sau ngày 6/1, như Chúa Nhật 7/1 hay 8/1:

Ngày 2/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" như một Tiền Hô Gioan, cho dù chưa được trực tiếp gặp Người, nhưng vẫn đã thấy "Ðấng ấy sẽ đến sau tôi, nhưng chính Ðấng đó đã có trước tôi, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người" (Gioan 2:27)

Ngày 3/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", như một Tiền Hô Gioan "đã thấy và làm chứng rằng: Người là Con Thiên Chúa". (Gioan 1:34)

Ngày 4/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", như một trong hai môn đệ của vị tiền hô là Anrê đã nói với Simon em mình rằng: "Chúng tôi đã gặp Ðấng Messia, nghĩa là Ðấng Kitô" (Gioan 1:41)

Ngày 5/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", như một trong hai môn đệ của vị tiền hô là Philip đã nói với Nathanael cũng là Batolomeo bạn của mình rằng: "Ðấng đã được Moisen ghi trong Luật và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người thành Nazarét" (Gioan 1:45)

Ngày 6/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" đó chính "Chúa Giêsu từ Nazarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan" (Marco 1:9)

Ngày 7/1 - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" đó là chính "Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đã tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người" (Gioan 2:11)

Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" "mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem.... khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược". (Mathêu 2:1,11)


Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" là dân cư ngụ và sinh sống ở "đất Giabulon và đất Nephtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm, đã thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết". (Mathêu 4:15-16)

Thứ Ba sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" ở nơi các vị tông đồ, những vị đã lo lắng nhắc với Thày mình rằng: "Chỗ này hoang vắng, mà giờ đã muộn, xin Thầy giải tán họ, để họ đi tới các làng các xóm gần đây mà mua gì ăn". Nhưng, "Chúa Giêsu trả lời họ rằng: 'Các con hãy cho họ ăn đi'", để nhờ đó họ thấy mình bất lực và thấy được vinh hiển của Người khi "Người cầm năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời mà chúc tụng, rồi bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ, để họ phân phát cho người ta; còn hai con cá, Người cũng chia cho mọi người. Và tất cả đều ăn no. Mụn bánh và cá còn dư lại, người ta lượm được mười hai thúng đầy. Mà số người ăn là năm ngàn người" (Marco 6:35-37,41-43)

Thứ Tư sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" ở nơi các vị tông đồ, những vị "thấy Người thì hoảng hốt, nên Người liền lên tiếng bảo họ rằng: 'Hãy yên trí, chính Thầy đây, đừng sợ'. Rồi Người lên thuyền họ, và gió im lặng. Tâm hồn họ lại càng sửng sốt hơn, vì họ chưa hiểu gì về vấn đề bánh: lòng họ còn mù tối. (Marco 6:50-52)

Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" là dân làng "Nadarét là nơi Người sinh trưởng... ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người". (Luca 4:16,22)

Thứ Sáu sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người" như nơi bản thân của "một người mình đầy phong hủi... khỏi phong hủi...", cũng như nơi chung dân chúng, khi chứng kiến thấy nạn nhân phong hủi được chữa lành lạ lùng như vậy đã "đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. (Luca 5:12-13,15)

Thứ Bảy sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", như vị Tiền Hô "Gioan làm phép rửa tại Ainon, gần Salim", vị đã không tỏ ra ganh tị hay cạnh tranh với Đấng đến sau mình, trái lại còn cảm thấy mãn nguyện và vui sướng khi tuyên bố với những người đến báo cho ngài biết về tình hình người ta kéo đến với Chúa Giêsu nhiều hơn ngài rằng: "Chính các ngươi đã làm chứng cho tôi là tôi đã nói: Tôi không phải là Ðấng Kitô, nhưng tôi được sai đến trước Người. Ai cưới vợ, thì là người chồng, còn bạn hữu của tân lang đứng mà nghe tân lang nói thì vui mừng vì tiếng nói của tân lang. Vậy niềm vui của tôi như thế là đầy đủ. Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". (Gioan 3:23,29-30)

Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, một Chúa Nhật vừa là tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh vừa bắt đầu cho Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh những vẫn liên kết chặt chẽ với Mùa Giáng Sinh hay kéo dài Mùa Giáng Sinh - "Chúng ta đã được thấy vinh hiển của Người", khi Người bắt đầu tỏ mình ra lúc Người lãnh nhận phép rửa bởi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, một "Người Con Duy Nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý", ở chỗ: "Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: 'Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta'" (Mathêu 3:17 - Năm A); hay "Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: 'Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha'" (Marco 1:11 - Năm B), hoặc "Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: 'Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha'" (Luca 3:22 - Năm C).

Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh sẽ vẫn gắn liền với Mùa Giáng Sinh, ở chỗ, các bài Phúc Âm, toàn về Phúc Âm Thánh Marcô, nămd ài nhất là 9 tuần lễ, và năm ngắn nhất là 5 tuần lễ, t2ư Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đến áp Thứ Tư Lễ Tron đầu Mùa Chay.


Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh sẽ vẫn gắn liền với Mùa Giáng Sinh, ở chỗ, các bài Phúc Âm, toàn là Phúc Âm Thánh Marcô, một Mùa Thường Niên ở giai đoạn nhất sau Mùa Giáng Sinh này, năm nào Mùa Thường Niên giai đoạn nhất này dài nhất thì có 9 tuần lễ, và năm nào Mùa Thường Niên giai đoạn nhất này ngắn nhất là 5 tuần lễ, từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đến áp Thứ Tư Lễ Tron đầu Mùa Chay,
đều theo chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý", nghĩa là Người Con đầy Thánh Thần, vì Thánh Thần liên quan đến ân sủng, đến yêu thương, đến chân lý và khôn ngoan, mà càn ai yêu thương và khôn ngoan như Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, "đẹp lòng Cha mọi đàng".