THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

Tuần Ba Ngày Dọn Mừng Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 

 Vị Thánh Quan Thày TĐCTT

 

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL, soạn dọn và chuyển dịch cho Nhóm TĐCTT

 

 

Pope Saint John Paul II's 100th birthday gift to us, and our gift to him -  Catholic Standard - Multimedia Catholic News

 

“Thế giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao!...

Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới tìm thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc! 

Tôi ký thác công việc này cho tất cả mọi người sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa

Chớ gì anh chị em là những chứng nhân cho tình thương!”

(ĐTC GPII – Balan 17/8/2002)

 “Hôm nay đây dường như chúng ta được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới.

Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này,

nếu chính Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina”

(ĐTC GPII – Balan 18/8/2002)

 

 

Vâng, đúng thế, chính vì những lời trên đây của ĐTC Gioan Phaolô II

mà Nhóm TĐCTT mới được thành lập chính thức vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng 4/4/2009

ở Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con Corona GP San Bernardino.

Do đó, trước lễ của Vị Thánh Sáng Lập Nhóm TĐCTT của mình,

chúng ta cũng hãy dọn mừng Lễ của ngài bằng một Tuần Ba Ngày dựa vào chính những lời của ngài,

những lời đã vang động vào Thứ Sáu 11/4/2008 nơi cái loa em đây và đã làm nên Nhóm TĐCTT của chúng ta cho đến ngày hôm nay!

Và vào chính lễ của ngài hằng năm, 22/10, chúng ta hãy hiệp dâng Nhóm TĐCTT thân yêu của chúng ta cho ngài,

để chính ngài tiếp tục hướng dẫn và điều khiển chúng ta,

nhờ đó chúng ta có thể tiếp nối ơn gọi và sứ vụ thương xót của Chị Thánh Faustina như ngài và với ngài

trong Thời Điểm Thương Xót mà ngài đã "trực giác thấy" và được Đức Thánh Cha Phanxicô nhận biết như thế nên đang tiếp nối hiện nay.

 

 

Tuần Ba Dọn Mừng Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

 Ngày 1

Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Chính vì ngài đã "trực giác thấy", như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định, được Thời Điểm Thương Xót,

mà ngài đã cảm thương thế giới loài người trong thời điểm giáo triều của ngài hơn ai hết và hơn bao giờ hết,

nên ngài mới than lên rằng:

“Thế giới ngày nay cần đến tình thương của Thiên Chúa biết bao!..."

Thật vậy, trong chính biến cố ngài về Balan để cung hiến Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Balan,

một Đền Thánh được xây cất ngay sát cạnh Dòng Đức Mẹ Thương Xót của Chị Thánh Faustina,

ngài đã bày tỏ trong bài giảng ngày 18/8/2002 nỗi lo lắng quan tâm của ngài

về hiện trạng vô thần duy vật của thế giới càng văn minh con người càng nguy hiểm như sau:

 

"Thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối cãi về nhiều lãnh vực,

cũng đã bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm 'mystery of iniquity'.

Chúng ta đã tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này.

Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có.

Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa nữa.

Họ tự cho mình quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người.

Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết.

Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lý, họ công khai tấn công cơ cấu gia đình.

Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người;

họ muốn làm cho Thiên Chúa 'hoàn toàn khuất bóng' nơi văn hóa và lương tâm của các dân tộc.

'Mầu nhiệm lầm lỗi' tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này".

 

Xin vị giáo hoàng được Thiên Chúa quan phòng thần linh cố ý chọn từ một nước cộng sản Balan cho Thời Điểm Thương Xót của Ngài,

một vị giáo hoàng đột nhiên xuất hiện trên ngai tòa Thánh Phêrô sau 455 năm Giáo Hội hoàn vũ chỉ có giáo hoàng người Ý,

 một vị giáo hoàng như là "một tia sáng phát ra từ Balan để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha" (Nhật Ký Faustina 1732),

chuyển cầu cho thế giới biết tích cực và chủ động đáp ứng kịp thời những gì ngài đã kêu gọi chung thế giới và riêng Giáo Hội,

trong bài giảng khai triều của ngài ngày Chúa Nhật 22/10/1978:

"Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô", vì Người là "Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis" (Thông Điệp 4/3/1978);

và cho cả Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương chúng con cũng ý thức được tầm quan trọng và tính cách khẩn trương của Thời Điểm Thương Xót,

nhờ đó chúng con thiết tha sống ơn gọi thương xót của chúng con là tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa ở mọi nơi, trong mọi lúc và hết mọi sự.

Amen.

 

 

Tuần Ba Dọn Mừng Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Ngày 2

File:Saint John Paul II painting.jpg - Wikimedia Commons

Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Chính vì ngài đã "trực giác thấy", như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định, được Thời Điểm Thương Xót,

mà ngài đã cảm thương thế giới loài người trong thời điểm giáo triều của ngài hơn ai hết và hơn bao giờ hết,

nên ngài mới nhắc nhở chung loài người và riêng Kitô hữu rằng:

"Trong tình thương của Thiên Chúa thế giới mới tìm thấy hòa bình và nhân loại mới tìm thấy hạnh phúc!"

Đúng thế, cũng trong bài giảng Chúa Nhật 18/8/2002 ở Đền Thánh Lòng Thương Xót Balan hôm ấy,

sau đó ngài còn lập lại trong Huấn Từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật mùng 3/4/2005,

một bài huấn từ ngài đã dọn trước khi qua đời tối 2/4/2005,

lý do tại sao thế giới loài người càng văn minh càng phản loạn và nguy hiểm trong "mầu nhiệm lỗi lầm" của mình

cần đến Đấng "Giầu Lòng Thương Xót" (Thông Điệp 30/11/1980) hơn bao giờ hết và hơn ai hết như sau:

 

"Cảm nghiệm được mầu nhiệm lỗi lầm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương lai,

lo sợ về tình trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt.

Có lẽ chính vì lý do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp hèn,

đã đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rõ ràng

nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi tình thương đời đời của Thiên Chúa" (18/8/2002). 

Chúa Kitô phục sinh đã hiến ban cho nhân loại

một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hãi

tặng ân tình ngài yêu thương, một tình yêu tha thứ, hòa giải và phục hồi tinh thần hy vọng.

Đó là một tình yêu hoán cải tâm can và ban phát an bình. 

Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Lòng Thương Xót Chúa biết bao!" (3/4/2005)

Xin vị giáo hoàng, được Bí Mật Fatima như thị kiến trong phần 3, là "vị giám mục mặc áo trắng",

đang dẫn đoàn Kitô hữu, bao gồm tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân,

"tiến lên một ngọn núi dốc đứng", nhưng phải băng ngang qua "một thành phố lớn" ám chỉ thế giới Tây phương,

một bên đã bị tàn rụi là khối cộng sản Tây phương tự giải thể ở Đông Âu năm 1989 và ở Liên sô năm 1991,

và một bên đang ngấp ngoái dẫy chết là thế giới Tây phương duy tư bản cùng lợi lộc vị kỷ, nơi ngài đã dừng lại cầu nguyện cho họ,

chuyển cầu cho thế giới loài người có thể "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng - Crossing the Threshold of Hope" (Tác Phẩm 1994);

và cho cả Tông Đồ Chúa Tình Thương của chúng con xứng đáng cũng như có thể hoàn thành sứ vụ thương xót của chúng con,

bằng việc rao giảng Lòng Thương Xót Chúa, bằng cả lời nói và việc làm, đáp ứng tác "động lòng thương" của Chúa (Mathêu 9:36,14:14)

qua các Khóa Lòng Thương Xót Chúa, cũng như bằng Hành Trình Truyền Giáo và Bác Ái Xã Hội trong tầm tay của mình.

Amen.

 

 

Tuần Ba Dọn Mừng Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Ngày 3

 

Bishop reflects on Pope John Paul II: A century of witness to Christ -  Trenton Monitor | Online News Site of the Diocese of Trenton, N.J.

 

 

Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Chính vì ngài đã "trực giác thấy", như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định, được Thời Điểm Thương Xót,

mà ngài đã cảm thương thế giới loài người trong thời điểm giáo triều của ngài hơn ai hết và hơn bao giờ hết,

nên ngài mới đặc biệt kêu gọi thành phần Kitô hữu chúng con rằng:

"Tôi ký thác công việc này cho tất cả mọi người sùng mộ Lòng Thương Xót Chúa 

Chớ gì anh chị em là những chứng nhân cho tình thương!”

"Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này..."

Thật vậy, tự mình, thế giới loài người càng văn minh, càng vô thần duy vật, càng mù quáng và yếu nhược,

không thể nào có thể hưởng ứng và đáp ứng lời kêu gọi trong bài giảng khai triều của ngài:

"Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô!"

đúng như những gì ngài đã nhận định và kêu gọi trong tác phẩm Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng

 

 

“Con người hiện đại khó lòng mà trở về với đức tin được lắm,

bởi vì họ sợ những đòi hỏi về luân lý như đức tin buộc họ phải thi hành.

Ở một mức độ nào đó thì đây là một thực tại".

“Ở vào cuối thiên kỷ thứ hai đây, có lẽ chúng ta cần hơn bao giờ hết những lời của Chúa Kitô Phục Sinh: ‘Đừng sợ!’

Con người, thành phần mà ngay cả sau cuộc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản,

vẫn không thôi sợ hãi và thực sự có nhiều lý do để cảm thấy như vậy, cần phải nghe thấy những lời ấy.

Các quốc gia cần nghe thấy những lời ấy, nhất là những quốc gia được tái sinh sau cuộc sụp đổ của đế quốc Cộng sản,

cũng như những quốc gia chứng kiến thấy biến cố này từ bên ngoài.

Các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới cần nghe những lời ấy.

Lương tâm của họ cần phải tin tưởng hơn nữa là Đấng hiện hữu,

Vị nắm trong tay vận mệnh của thế giới đang qua đi này; Đấng giữ chìa khóa tử thần và âm phủ (x Rev 1:18);

Đấng là Nguyên Thủy và là Cùng Đích của lịch sử loài người (x Rev 22:13) – một lịch sử chung cũng như riêng. ..

 Chỉ có một mình Người mới có thể tuyệt đối bảo đảm bằng lời tuyên phán: ‘Đừng sợ!’ mà thôi”

(trang 222, ấn bản Anh ngữ 1994)

 

Xin vị giáo hoàng "mặc áo trắng", đã bị ám sát chết hụt ở Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981,

 "vị giám mục mặc áo trắng", được Bí Mật Fatima như thị kiến trong phần 3,

cùng đoàn Kitô hữu chứng nhân đang cùng nhau quì cầu nguyện dưới chân Cây Thánh Giá lớn ở trên đỉnh núi đức tin,

thì bị một toán lính bất ngờ xuất hiện sát hại hết tất cả,

nhưng máu của các vị tử đạo dưới chân Thánh Giá này đã được hai vị thiên thần ở hai bên cánh Thánh Giá thu lại

để vẫy lên những linh hồn thiện chí tìm về với Chúa, nghĩa là mang lại phần rỗi "những linh hồn cần đến Lòng Thương Xót Chúa hơn",

chuyển cầu cho loài người biết lợi dụng tất cả những gì bất hạnh đang xẩy ra cho họ, do chính họ trực tiếp gây ra cho xã hội của họ,

hay do thiên tai liên tục tàn phá ngôi nhà chung của họ, do họ gián tiếp gây ra, để ăn năn hoán cải trở về với Lòng Thương Xót Chúa;

nhất là cho thành phần Kitô hữu biết đáp lại lời Mẹ Maria thảm thiết kêu gọi ở Fatima ngày 13/10/1917:

"Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi",

đặc biệt cho Tông Đồ Chúa Tình Thương chúng con được xứng đáng Lòng Thương Xót Chúa tỏ mình ra qua chúng con,

bằng đức ái trọn hảo của chúng con đối với tất cả các tội nhân và từng phạm nhân, dù họ gây ra tội ác khủng khiếp đến đâu chăng nữa,

cách riêng với những ai bị chúng con coi như kẻ thù của chúng con,

nhờ đó chúng con được hoan hưởng niềm vui thương xót của Cha Trên Trời là Đấng Xót Thương.

Amen.

 

 

 

 Mừng Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

22/10

NEWS DESK | Saints catholiques, Catholique, Église catholique

Lạy Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chính vì ngài đã "trực giác thấy", như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định, được Thời Điểm Thương Xót,

mà ngài đã cảm thương thế giới loài người trong thời điểm giáo triều của ngài hơn ai hết và hơn bao giờ hết,

nên ngài mới kêu gọi và thúc giục chung Giáo Hội và riêng thành phần Kitô hữu chúng con rằng:

"Duc in altum - Hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới"

Thật vậy, cũng trong tác phẩm "Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" (trang 223-224) của mình,

ngài đã cống hiến cho con người đường lối có thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng đức tin và phá sản văn hóa toàn cầu,

thành phần chỉ sợ mất tự do sống buông thả, đến vô luân và bất nhân, nên không dám mở rộng các cửa cho Chúa Kitô,

Đấng triệt để đòi hỏi con người để nhờ đó giải thoát con người, hơn là đầy đọa hay đán áp con người,

nhưng vì quá yếu nhược, dù văn minh hầu như tột đỉnh, con người vẫn không thể đáp ứng Người.

Đường lối vượt thoát bất khả thiếu này, nhất là đối với thành phần Kitô hữu của Giáo Hội, đó là:

 

“Việc chấp nhận những đòi hỏi của Phúc Âm nghĩa là chấp nhận tất cả nhân tính của chúng ta, 

là thấy nơi nhân tính này vẻ đẹp theo như Thiên Chúa muốn, đồng thời,

trong ánh sáng quyền năng của chính Thiên Chúa, nhìn nhận nỗi yếu hèn của mình:

‘Những gì con người bất khả thì đều khả thi đối với Thiên Chúa’ (Lk 18:27).

Hai chiều kích này bất khả tách biệt:

một đàng, Thiên Chúa muốn con người phải đáp ứng các đòi hỏi về luân lý của Người;

đàng khác, Thiên Chúa, ở một nghĩa nào đó, bị ràng buộc với những đòi hỏi yêu thương cứu độ của Người ...

Thiên Chúa muốn con người được cứu độ,

Người muốn nhân loại tìm thấy tầm vóc viên trọn của họ như chính Người mong muốn nơi họ...

Rất cần phải vượt qua ngưỡng cửa hy vọng,
chứ không phải dừng lại trước ngưỡng cửa này, thế nhưng hãy để mình được dẫn qua".

 

 

Xin vị giáo hoàng đã thực hiện 104 chuyến tông du khắp thế giới

để mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" (Hiến Chế 7/12/1965) đến cho loài người,

giúp Kitô hữu chúng con ý thức được chiều hướng "ra chỗ nước sâu mà thả lưới" đây nghĩa là: 

trước hết phải chèo thuyền "ra" khơi truyền giáo, nhưng phải là "ở chỗ nước sâu",

một chiều kích "sâu" thẳm của Lòng Thương Xót Chúa, đồng thời cũng là chiều kích "sâu" rộng đến "tận cùng thế giới",

một "tận cùng" chẳng những về địa lý mà còn cả về nhân bản, bao gồm những "người anh em hèn mọn nhất" (Mathêu 25:40,44),

của Lòng Thương Xót Chúa, Đấng đã đến để có thể "tỏ lòng yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1), cho đến con chiên lạc cuối cùng (Luca 15:4);

và cho cả Tông Đồ Chúa Tình Thương của chúng con cũng được thực sự cảm nghiệm thấy Lòng Thương Xót Chúa,

như "muối đất" (Mathêu 5:13) ướp mặn bản thân chúng con, để cuộc đời chúng con mới có thể trở thành "ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14),

và mới hoan hưởng niềm vui thương xót của Cha Trên Trời, Đấng Xót Thương khi tìm thấy con chiên lạc và đứa con hoang đàng.

Amen.

 

 

 

 

Thánh Gioan Phaolô II - Thừa Sai Thương Xót

 

The Joy of the Gospel - a reflection on the life of St John Paul II - St  Chad's Cathedral