CẦU NGUYỆN CHÍNH LÀ GIAO TIẾP VỚI THIÊN CHÚA LÀ THẦN LINH

TRONG TINH THẦN VÀ CHÂN LƯ

 

(tiếp theo)

 

* GIAI ĐOẠN CẦU NGUYỆN THỨ NHẤT:

 

Đó là giai đoạn các tông đồ bắt đầu gặp gỡ và sống với Chúa Giêsu. Giai đoạn này là giai đoạn “đến mà xem” (Gn 1:39) của các tông đồ. Tức là giai đoạn các tông đồ tự nhận định về Chúa Giêsu theo nhận xét bề ngoài và suy nghĩ bề trong của các ông. Và, nhận xét đầu tiên của các ông về Người là:

 

- “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng phải tuân lệnh của Người?” (Mt 8:27).

 

- “C̣n hồ nghi ǵ nữa, Ngài qủa thật là Con Thiên Chúa!” (Mt 14:33).

 

Tuy nhiên, Thiên Chúa ở với loài người là Chúa Giêsu mà các tông đồ “giao tiếp” đó, trong giai đoạn đầu tiên này, đối với các ông, chẳng khác nào như “Hạt Giống rơi xuống vệ đường là những kẻ nghe Tin Mừng về Nước Thiên Chúa mà chẳng hiểu ǵ” (Mt 13:19). Đúng thế, v́ chưa “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư”, nên, dù được nghe giảng dụ ngôn gieo giống (x.Mc 4:13) hay được chứng kiến phép lạ bánh hoá ra nhiều (x.Mc 6:52), “tâm trí họ hoàn toàn mịt mù về ư nghĩa của những biến cố đó” (Mc 6:52).

 

Dầu sao đi nữa, các tông đồ, trong giai đoạn mở màn này, cũng bắt đầu được Ơn Kính Sợ Chúa, khi các ông biết chạy đến kêu cầu Người trong lúc lâm nguy: “Chúa ơi, cứu chúng con với, kẻo chúng con chết mất thôi” (Mt 8:25).

 

Song, v́ hạt giống cầu nguyện của các ông là “Con Người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5) chưa hoàn toàn phát triển nơi con người c̣n như vệ đường của các ông, nên Ơn Kính Sợ nơi các ông cũng chưa mạnh đủ để có thể cản ngăn “nhiều môn đệ đă bỏ đi, không thuộc về nhóm của Người nữa” (Gn 6:66), chỉ v́ họ không nghe được “lời nói trái tai” (Gn 6:60) của Người.

 

 

* GIAI ĐOẠN CẦU NGUYỆN THỨ HAI

 

Sang giai đoạn cầu nguyện thứ hai, thành phần đầu tiên theo Chúa là các môn đệ này được nghe bài giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi (x.Mt 5-7), nghe một loạt dụ ngôn về Nước Trời (x.Mt 13), được chứng kiến tận mắt hai lần Bánh Hoá Ra nhiều (x.Mt

14:13-21; 15:32-39), nhất là được nghe bài giảng về Bánh Hằng Sống (x.Gn 6).

 

Trong giai đoạn này, các tông đồ bề trong được Ơn Minh Luận và bề bề ngoài được Ơn Hiếu Thảo. Với ơn minh luận là ơn “Cha trên trời tỏ ra cho” (Mt 16:17) bề trong để giúp các ông kiện toàn hơn nhận định c̣n bất toàn về Chúa Giêsu của các ông trong giai đoạn đầu. Nhờ đó, qua vị đại diện của ḿnh là thánh Phêrô, các ông có thể tuyên xưng sự nhận biết “Thày là ai?” (Mt 16:15) một cách xác đáng hơn: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

 

Để rồi, cùng với Ơn Hiếu Thảo bề ngoài, các ông đă tỏ ra thông cảm và giao cảm với Thày ḿnh đặc biệt hơn, ít là qua hai trường hợp điển h́nh sau đây. Lần thứ nhất, khi được Thày tỏ cho biết về cuộc tử nạn của Ngài, thánh “Phêrô đă kéo Ngài ra một bên và can gián Ngài rằng: 'Thày ơi, Thày mà lại bị như thế à! Thiên Chúa làm sao lại để cho Thày chịu như vậy được!'” (Mt 16:22). Lần thứ hai, khi Thày bị dân Samaria hất hủi không tiếp đón (x.Lc 9:53), hai thánh “Giacôbê và Gioan thấy vậy đă thưa Ngài rằng: 'Thưa Thày, Thày có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy họ đi không?'” (Lc 9:54).

 

Tuy nhiên, trong đoạn đời cầu nguyện thứ hai này, v́ các tông đồ cũng vẫn chưa hoàn toàn “giao tiếp với Chúa trong tinh thần và chân lư”, nên, đối với các ông, Chúa Giêsu, “Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể” (Gn 1:14), chẳng khác nào như “hạt giống gieo trên đá sỏi là những kẻ nghe Tin Mừng về Nước Thiên Chúa, thoạt tiên vui vẻ nhận lấy, song không đâm rễ sâu, nên chỉ tồn tại được ít lâu, cho đến khi bị cấm cách hay bắt bớ v́ Tin Mừng liền khô héo đi” (Mt 13:20-21).

 

Chính v́ thế, dù không có ư xấu ǵ cả, trái lại, hoàn toàn có ư ngay lành, lại c̣n có ḷng đặc biệt đối với Thày ḿnh, khi thành thật bày tỏ tâm sự của ḿnh trước lời tiên báo về cuộc tử nạn của Người, mà thánh Phêrô đă bị chính Thày quở một cách thậm tệ liền tại chỗ: “Satan, xéo đi khỏi mặt Ta. Ngươi chỉ làm cớ vấp phạm cho Ta. Ngươi không phán đoán theo Thiên Chúa ǵ cả, mà chỉ rặt theo loài người thôi!” (Mt 16:23). Hay, ngay khi các ông v́ Thày mà tự ái đă muốn “xin lửa trời xuống thiêu hủy bọn dân chúng Samaria đă không chịu tiếp đón Người, Người  đă mắng át các ông và nói: 'Các ngươi chẳng có tinh thần ǵ cả. Con Người đến không phải là để giết hại mà là để cứu vớt'”

(Lc 9:55-56).

 

* GIAI ĐOẠN CẦU NGUYỆN THỨ BA

 

Đoạn đời cầu nguyện thứ ba của các thánh tông đồ là thời gian kể từ lúc các ông được thấy Chúa biến h́nh trên núi cao cho tới khi Ngài tử nạn và được mai táng trong mồ đá ba ngày ba đêm.

 

Ở giai đoạn này, Thiên Chúa nắm phần chủ động nhiều hơn trong việc tỏ ḿnh ra cho các tông đồ, và các tông đồ nhờ đó càng hiểu rơ hơn về Thày ḿnh, Đấng mà các ngài đă tuyên xưng: “Là Thày và là Chúa” (Gn 13:13-14) của ḿnh.

 

Trước hết, Người tỏ cho các ông thấy nhân tính vinh hiển được kết hợp với thần tính của Người, khi Người biến h́nh trước mặt các ông (x.Mt 17:1-13). Sau đó, Người lại tỏ cho các ông thêm hai lần nữa về cuộc khổ nạn, tử gía và phục sinh của Người (x.Mt 17:22-23; 20:17-19). Sau hết, trong bữa tiệc ly, Người đă “nói thẳng về Cha” (Gn 16:25) cho các ông, không nói bằng ngôn ngữ mập mờ nữa (x.Gn 16:25), để các ông thấy rằng Người được Cha sai (x.Gn 17:8), Người ở trong Cha và Cha ở trong Người (x.Gn 14:11), ai thấy Người tức là thấy Cha Người (x.Gn 14:9).

 

Phần các tông đồ, càng đi sâu vào Thày, càng được Thày tỏ ḿnh ra cho, càng hứng khởi hơn bao giờ hết, đến nỗi, không muốn rời xa Người nữa, đă xin cắm lều cho Người ở luôn trên núi (x.Lc 9:33), thậm chí, “dù có chết cũng không bao giờ bỏ Thày” (Gn 26:35), có uống chén của Người uống cũng được (x.Mt 20:22) v.v.

 

Thế nhưng, dù các tông đồ bề trong có được Ơn Thâm Hiểu rơ ràng và sâu xa hơn về Thiên Chúa ở cùng thế gian là Chúa Giêsu, Thày của ḿnh đi nữa, và bề ngoài có được Ơn Mạnh Bạo đến nỗi đă dùng gươm chém vào những kẻ dám tra tay bắt Thày chí thánh của ḿnh đi nữa (x.Mc 16:46), các ông vẫn chưa đạt đến tuyệt mức cầu nguyện, nghĩa là vẫn chưa hoàn toàn “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư”. Chúa Giêsu, đối với các ông, ở trong giai đoạn này, chẳng khác ǵ “hạt giống được gieo vào bụi gai là kẻ nghe Tin Mừng, nhưng các lo toan thế gian và ham mê tiền bạc của họ đă làm cho nó nghẹt đi, chẳng sinh lợi lộc ǵ” (Mt 13:22).

 

Các tông đồ đă không lo toan thế gian là ǵ khi các ông c̣n tranh ngôi thứ vào lần Chúa Giêsu lên Giêrusalem cuối cùng (x.Mc 10:34) hay ngay cả trong bữa tiệc ly (x.Lc 22:24) là giây phút đáng lẽ các ông phải cảm thấy buồn đau v́ sắp sửa “không được thấy Thày nữa” (Gn 16:16). Các ông cũng không ham mê tiền bạc là ǵ khi một trong số của các ông là Giuđa Ích-Ca đă nhận bán Thày ḿnh với gía 33 đồng bạc (x.Lc 22:1-6).

 

Bởi thế, gần đến giờ nguy tử của Thày ḿnh rồi, giờ mà “tâm thần Thày buồn chết đi được” (Mt 26:38), buồn đến độ “mồ hôi toát ra như máu nhỏ xuống đất” (Lc 22:44), các ông vẫn như không biết ǵ, vẫn ngủ ngon như thường (x.Mc 14:37).

 

Để rồi, hậu qủa không tỉnh thức và cầu nguyện nên đă sa chước cám dỗ (x.Mt 26:41), đó là các ông “tất cả đều bỏ Người mà tẩu tán” (Mc 14:50; Mt 26:56) khi Người bị bắt điệu đi như tên trộm cướp (x.Mc 18:48; Mt 26:55); cho dù có mon men “theo Người xa xa” (Lc 22:54) như lănh tụ Phêrô, cuối cùng cũng phũ phàng và trắng trợn phủ nhận Người những ba lần trước mặt bọn tùy vệ của các thượng tế (x.Lc 22:56-60).

 

* GIAI ĐOẠN CẦU NGUYỆN THỨ BỐN.

 

Đời cầu nguyện của các tông đồ bước sang giai đoạn thứ bốn cũng là giai đoạn cuối cùng này kể từ khi Chúa Giêsu phục sinh cho tới lúc Chúa Thánh Linh hiện xuống.

 

Trước khi bước sang giai đoạn cầu nguyện cuối cùng này, tức tiến đến tuyệt đỉnh của đời sống cầu nguyện, các tông đồ phải trải qua một cuộc tử nạn kinh hoàng nhất, một đêm tối tăm tuyệt vọng nhất. Đó là thời gian mà “Ánh Sáng thế gian” (Gn 8:12), Thày của các ông, vụt tắt, khi Ngài trút hơi thở trên thập gía, và lặn mất, khi Ngài nằm trong huyệt đá ba ngày ba đêm.

 

Các ông tuyệt vọng và tối tăm không phải ở tại” không c̣n được trông thấy Thày nữa” (Gn 16:16), cho bằng ở tại các ông cảm thấy tất cả những ǵ các ông vốn thấy và quan niệm đều hoàn toàn sụp đổ, hoàn toàn sai lầm về Thày của ḿnh, Đấng toàn năng trên biển cả và giông tố, Đấng toàn năng trên sự chết và qủi ma, cũng là Đấng không thể tự cứu được ḿnh, không thể tự xuống khỏi thập gía (x.Mc 15:31-32).

 

Chính v́ biết trước được sự mù tối và yếu đuối của các tông đồ trước cơn thử thách kinh hoàng đó, để, sau khi trải qua, các ông sẽ thực sự biết tự cầu nguyện cùng Cha nhân danh Thày, chứ không cần phải nhờ Thày cầu nguyện thay cho nữa( x.Gn 16:26), v́ các ông đă biết “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư”, mà Chúa Giêsu đă phải trấn an, khích lệ và hứa hẹn với các ông.

 

- Trấn an: “Một ít lâu nữa các con sẽ chẳng c̣n thấy Thày, song trong ít lâu các con lại được xem thấy Thày” (Gn 16:16).

 

- Khích lệ: “Buồn phiền một thời gian rồi các con lại xem thấy Thày; bấy giờ ḷng các con sẽ mừng vui đến nỗi không ai có thể cướp nó đi khỏi các con được nữa”

(Gn 16:22).

 

- Hứa hẹn: “Các con sẽ được b́nh an trong Thày. Trên thế gian các con sẽ chịu khốn khó. Song hăy can đảm lên. Ta đă thắng thế gian!” (Gn 16:33).

 

Phải, chính lúc vô cùng tối tăm và tuyệt vọng theo tâm trí loài người trước mầu nhiệm siêu linh của Thiên Chúa này, mà cuộc đời của các tông đồ đă trở thành như một mảnh đất tốt cho hạt giống đời đời là Lời Chúa, hiện thân nơi Thày của các ông, sinh hoa kết trái gấp trăm (x.Mt 13:23), và chính con người của các ông cũng trở nên như một hạt lúa miến mục nát đi để trổ sinh muôn vàn hoa trái (x.Gn 12:24).

 

Đúng thế, khi Chúa Giêsu phục sinh từ trong cơi chết và hiện đến với các ông là lúc các ông được Ơn Thượng Trí và Ơn Khôn Ngoan.

 

Các tông đồ được Ơn Khôn Ngoan để “hiểu biết Thánh Kinh” (Lc 24:45) đó là khi Chúa Giêsu “mở trí khôn của các ông” (Lc 24:45), để các ông, dù cứng ḷng mấy đi nữa, như trường hợp của thánh Tôma, cũng phải cúi ḿnh tuyên xưng một cách sâu xa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Gn 20:28).

 

Ngoài ra, một dấu hiệu vững chắc nhất chứng tỏ và bảo đảm việc “giao tiếp” chân thực và bền bỉ của các tông đồ với Thày của ḿnh, “Đấng đă chết nhưng vẫn sống muôn đời” (KH 1:18), đó là, các ông được “b́nh an Thày ban cho” (Gn 14:27) khi Ngài hiện đến chúc cho các ông: “B́nh an cho các con” (Gn 20:19,21,26).

 

Thế rồi, chỉ sau khi Chúa Giêsu lên trời, nghĩa là, chỉ sau khi Thày của các ông ”được nhấc lên trong đám mây khuất khỏi mắt của các ông” (TĐCV 1:9), các ông mới thực sự và chính thức bắt đầu “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh”, bằng cách: “Cùng nhau chuyên tâm cầu nguyện liên lỉ” (TĐCV 1:14). Và, cũng chỉ trong thời gian “cùng nhau chuyên tâm cầu nguyện liên lỉ” này mà các tông đồ đă “nhận được quyền lực từ trên cao” (Lc 24:49).

 

Kết quả, nhờ đời cầu nguyện của ḿnh sau khi “đầy Thánh Linh” (TĐCV 2:4), các tông đồ đă chẳng những có thể “là chứng nhân cho Thày” (TĐCV 1:8): “Chúng tôi không thể không nói về những ǵ chúng tôi đă nghe và đă thấy” (TĐCV 4:20), mà c̣n “vui mừng khi thấy ḿnh đáng chịu khốn nạn v́ Danh (Thày)” (TĐCV 5:41).

 

Tóm lại,

 

“CẦU NGUYỆN CHÍNH LÀ GIAO TIẾP VỚI THIÊN CHÚA LÀ THẦN LINH TRONG TINH THẦN VÀ CHÂN LƯ”

 

Các tông đồ là mô phạm cầu nguyện điển h́nh nhất cho người Kitô hữu và Kinh Lạy Cha là mô thức cầu nguyện lư tưởng nhất của người Kitô hữu. Các tông đồ là mô phạm cầu nguyện điển h́nh nhất cho thành phần Kitô hữu.

 

Bởi v́, các ngài, nhờ Thày dạy cho, đă biết “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần”. Ở chỗ, các ngài đă “chấp nhận” (Gn 1:12) những ǵ được mạc khải, được tỏ ra cho ḿnh nơi và qua “Thày là Đức Kitô” (Mt 16:16), bằng tác động “tin tưởng” (Gn 17:8) của ḷng muốn. Nhưng, các thánh tông đồ đă chấp nhận và tin tưởng những ǵ, nếu không phải là Thày, Đấng “là Chân Lư” (Gn 14:6). Do đó, “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần” cũng là “giao tiếp với Thiên Chúa trong chân lư”. Tức là, đối tượng mà các thánh tông đồ giao tiếp không phải là những ǵ giác quan của các ngài thấy được hay trí khôn của các ngài hiểu được nơi Chúa Giêsu, Thày của ḿnh cũng là Thiên Chúa ở cùng chúng sinh (x.Mt 1:23; Gn 1:14), song là chính bản thân của Chúa Giêsu, “Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), Đấng “đến từ Cha” (Gn 17:8).

 

Kinh Lạy Cha là mô thức cầu nguyện lư tưởng nhất của thành phần Kitô hữu.

 

Bởi v́, để đọc được Kinh Lạy Cha, tức để cầu nguyện theo mô thức của Kinh Lạy Cha, con người thực sự phải “giao tiếp với Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư”. Đúng thế, kinh Lạy Cha chính là “những lời than khôn tả” (Rm 8:26) nhất mà Thần Linh Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu, đă dạy cho chung con người cũng như riêng người Kitô hữu vốn “không biết phải cầu nguyện làm sao cho phải” (Rm 8:26). Như thế, để cầu nguyện đúng như kinh Lạy Cha này, con người cũng phải có Thần Linh Thiên Chúa, Đấng “thấu suốt những ǵ sâu nhiệm nơi Thiên Chúa” (1Cor 2:10), mới được. Một khi con người có Thần Linh Thiên Chúa, tức có tinh thần của Thiên Chúa, họ sẽ có đủ tư cách và khả năng xứng hợp và xứng đáng để “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư”, việc hợp ư Thiên Chúa nhất và đẹp ḷng Thiên Chúa nhất.

 

Thế mà, c̣n ai trong thành phần con cái Thiên Chúa đă sống đúng ư Thiên Chúa và đă làm đẹp ḷng Ngài nhất cho bằng Chúa Giêsu Kitô: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp ḷng Ta mọi đàng” (Mt 3:17, 17:5). Bởi v́, tự bẩm sinh, Chúa Giêsu đă đầy Thần Linh khi được” Cha thánh hóa và sai đến thế gian” (Gn 10:36), và trong cuộc sống nhập thế của Ngài, Ngài cũng chỉ sống theo Thần Linh Thiên Chúa, “đến không theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai” (Gn 5:30). Thế nên, Ngài đă luôn “ở trong Cha và Cha ở trong (Ngài)” (Gn 14:10,20), nghĩa là, Ngài hằng liên lỉ “giao tiếp với Thiên Chúa”, Cha của Ngài. Như thế, theo gương Chúa Giêsu, cầu nguyện là “giao tiếp” với Thiên Chúa “trong tinh thần” ở tại ư muốn xin tuân phục Thiên Chúa, và “trong chân lư” ở tại Thánh Ư Thiên Chúa được thể hiện. “Tinh thần” và “chân lư” này chính là tất cả nội dung và thực chất của kinh Lạy Cha, và kẻ sống kinh Lạy Cha chính là sống Chúa Kitô, Đấng đă dạy con người lời cầu nguyện và cách cầu nguyện của ḿnh.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL