ĐTC Biển Đức XVI

về CĐ Chung Vaticanô II với Đức Piô XII Và Gioan Phaolô II

 

 

Hôm Thứ Bảy 8/11/2008, trong lời huấn từ ngỏ cùng tham dự viên hội nghị về “Gia Sản Huấn Quyền của Đức Piô XII”, do Các Đại Học Ṭa Thánh là Gregoriô và Lateranô tổ chức từ ngày Thứ Năm 6-8/2008, ĐTC BĐXVI đă cho biết là Đức Piô XII, vị vừa được mừng kỷ niệm băng hà 50 năm (9/10/1958-2008), là nguồn trích dẫn nhiều thứ hai của Công Đồng này. 

 

Thật sự là Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, là một cơ cấu sinh động không bị mắc kẹt với những ǵ của 50 năm trước đây. Thế nhưng, việc phát triển này xẩy ra một cách liên tục. Đó là lư do tại sao gia sản thuộc huấn quyền của Đức Piô XII đă được tiếp tục nơi Công Đồng Chung Vaticanô II và được đề ra cho các thế hệ Kitô hữu tiếp tới”.

 

ĐTC Biển Đức XVI ghi nhận là có trên 1000 trích dẫn cả bằng lời nói và văn từ từ các vị nghị phụ của công đồng thứ 21 này trong Giáo Hội. Ngài nói: “Tên của Đức Piô XII đă xuất hiện trên 200 lần”, tức là, “trừ Thánh Kinh ra, th́ vị Giáo Hoàng này là nguồn thẫm quyền được công đồng này thường xuyên trích dẫn nhất”. Ngài cho biết tiếp:

 

Ngoài ra, những trích dẫn cho những văn kiện ấy, nói chung, không phải chỉ là những ghi chú dẫn giải thuần túy, mà thường trở thành những câu được thật sứ ghép vào các bản văn của công đồng; chúng chẵng những cống hiến các biện lư cho những ǵ bản văn khẳng định mà c̣n cống hiến một vai tṛ chủ yếu tương hệ nữa”.

 

Vị Giáo Hoàng đương kim cũng bày tỏ nhận định của ḿnh liên quan tới những b́nh phẩm của một thiểu số cho rằng Đức Piô XII không tích cực và chủ động cứu vớt Người Do Thái trong thời Đệ Nhị Thế Chiến cho khỏi bị diệt chủng. Ngài nói:

 

Khi ngài được nói tới trong những năm gần đây th́ vấn đề chú trọng được tập trung quá độ vào một vấn đề duy nhất, thường có khuynh hướng một chiều…. Không kể đến những quan tâm khác, điều này làm cản trở một nhăn quan đầy đủ về một nhân vật có tầm vóc hết sức sâu xa về lịch sử và thần học như Đức Piô XII. Giáo huấn của ngài tiếp tục soi sáng trong Giáo Hội hôm nay đây. Nơi bản thân của Vị Giáo Hoàng Piô XII, Chúa đă ban cho Giáo Hội một tặng ân đặc biệt mà tất cả chúng ta cần phải cảm tạ Ngài”.

 

Vào ngày 28/10/2008, ĐTC Biển Đức XVI đă gửi một văn thư cho hội nghị quốc tế về đề tài “Công Đồng Chung Vaticanô trong Giáo Triều của Đức Gioan Phaolô II”, được bảo trợ bởi Phân Khoa Thần Học Bonaventura và Học Viện về Văn Kiện và Học Hỏi Giáo riều Đức Gioan Phaolô II, nhân dịp 30 năm vị tiền nhiệm này của ngài được bầu làm giáo hoàng, với mục đích “làm sáng tỏ hơn giáo huấn và ḷng mến yêu của vị đại Giáo Hoàng này đối với Giáo Hội trong bối cảnh lịch sử và thần học của một Công Đồng quá thân thương với tâm hồn của ngài”. ĐTC Biển Đức XVI viết tiếp:

 

Tôi hoàn toàn cảm thấy vui mừng về một chủ đề liên kết 2 đề tài hoàn toàn hào hứng đối với tôi: một đàng là Công Đồng Chung Vaticanô II là biến cố tôi đă được hân hạnh tham dự với tư cách là một chuyên gia, và một đàng là h́nh ảnh của vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi Gioan Phaolô II, vị đă đích thân thực hiện việc đóng góp quan trọng cho Công Đồng này như là một Nghị Phụ của Công Đồng, và sau đó, bởi ư Chúa, trở thành vị đầu tiên thực thi Công Đồng này trong những năm tháng của giáo triều ngài... Lư do chính yếu triệu tập Công Đồng này của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đó là làm cho ơn cứu độ thần linh trở thành thuận lợi cho con người thời đại, và các vị Nghị Phụ làm việc theo ư hướng ấy. Chính v́ lư do này mà như tôi đă nhắc nhở vào ngày 20/4/2005, ngày sau khi tôi được bầu làm Giáo Hoàng, là ‘Các Văn Kiện của Công Đồng qua năm tháng vẫn không mất đi tính cách hợp thời của ḿnh; thật vậy, giáo huấn của các văn kiện này đang cho thấy một cách đặc biệt là c̣n hợp với hoàn cảnh mới của Giáo Hội cũng như của xă hội đang toàn cầu hóa” (Sứ Điệp ngỏ cùng  Các Vị Hồng Y ngày 20/4/2005).

 

Thực tế mà nói th́ trong tất cả mọi văn kiện của ḿnh, nhất là nơi các quyết định và tác hành của ḿnh với tư cách Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đă nương theo những thỉnh nguyện chính yếu của Công Đồng Chung Vaticanô II, nhờ đó đă trở thành một dẫn giải viên sáng giá và chứng nhân cố kết của công đồng này. Mối quan tâm liên lỉ của ngài đó là làm cho tất cả mọi người biết đến những lợi lộc có thể xuất phát từ việc chấp nhận quan điểm của Công Đồng này, chẳng những v́ thiện ích của Giáo Hội mà c̣n v́ thiện ích của chính xă hội dân sự và của thành phần hoạt động trong xă hội nữa. ..

 

Tất cả chúng ta đều nặng nợ với ngài đối với biến cố giáo hội ngoại lệ này. Nhiều di sản về tín lư chúng ta thấy trong các Hiến Chế, Tuyên Ngôn và Sắc Lệnh vẫn c̣n kích thích chúng ta đào sâu kiến thức về Lời Chúa để áp dụng Lời Chúa cho Giáo Hội hôm nay, nhớ kỹ rằng nhiều nhu cầu của các con người nam nữ trong thế giới hiện đại đang hết sức cần biết đến và cảm nghiệm được ánh sáng của niềm hy vọng Kitô giáo”. ……….

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo tài liệu được Zenit phổ biến ngày 28/10 và 8/11/2008