“Đối Thoại giữa Văn Hóa và Tôn Giáo”

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Sứ Điệp gửi các Chủ Tịch Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn và Văn Hóa nhân Ngày Học Hỏi 4/12/2008

 

 

Kính gửi ĐHY Jean-Louis Tauran,

Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn và

ĐTGM Gianfranco Ravasi,

Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Văn Hóa

 

Trước hết tôi muốn bày tỏ ḷng chân thành hài ḷng của tôi trước việc cùng khởi động của Hội Đồng Ṭa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn và Hội Đồng Ṭa Thánh về Văn Hóa, những hội đồng đứng ra tổ chức một NGày Học Hỏi đề tài “Cuộc Đối Thoại giữa ác Nền Văn Hóa và chư Tôn Giáo”, như việc Ṭa Thánh tham dự vào sáng kiến của Khối Hiệp Nhất Âu Châu được phê chuẩn vào tháng 12 năm 2006 khi công bố năm 2008 là “Năm Âu Châu Đối Thoại Liên Văn Hóa”. Cùng với các vị chủ tịch của những hội động trên đây, tôi thân ái gửi lời chào tới các vị hồng y, các chư huynh khả kính của tôi trong hàng giáo phẩm, các phần tử thượng hạng thuộc phái đoàn ngoại giao làm việc với Ṭa Thánh, cũng như những vị đại diện thuộc thành phần tham dự viên từ các tôn giáo khác nhau vào cuộc họp ư nghĩa này.

 

Qua nhiều năm nay, Âu Châu đă từng ư thức được mối hiệp nhất thiết yếu về văn hóa của ḿnh, bất chấp cái chùm của các th71 văn hóa quốc gia đă h́nh thành nên nó. Cần phải nhấn mạnh là Âu Châu hiện đại, đang nh́n thẳng vào ngàn năm thứ ba, là hoa trái của hai ngàn năm văn minh. Nền văn hóa này đâm rễ vào cả hai gia sản cổ kính lớn lao là Nhă Điển và Rôma, nhất là vào mảnh đất ph́ nhiêu Kitô Giáo, một mảnh đất đă cho thấy khả năng tạo nên những thứ gia sản văn hóa mới khi lănh nhận phần đóng góp nguyên khôi của mỗi một nền văn minh. Tân nhân bản, một thứ tân nhân bản xuất phát từ việc loan truyền sứ điệp phúc âm, là những ǵ thăng hóa tất cả mọi yếu tố xứng đáng với con người cùng với ơn gọi siêu việt của họ, thanh tẩy chúng khỏi những ǵ là cặn bă làm lu mờ gương mặt chân thực của nhân loại được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa. Nhờ đó, Âu Châu xuất hiện trước chúng ta ngày nay như là một tấm vải quí giá, với những sợi tơ được h́nh thành bởi những nguyên tắc và giá trị của Phúc Âm, trong lúc các nền văn hóa quốc gia đă có thể nói lên những quan điểm bao rộng cho thấy những khả năng về tôn giáo, trí tuệ, kỹ thuật, khoa học và nghệ thuật của một “Homo Europeus”. Theo chiều hướng ấy, chúng ta có thể nói rằng Âu Châu đă gây và đang gây tác dụng về văn hóa trên toàn thể nhân loại, và không thể nào lại không đặc biệt cảm thấy trách nhiệm chẳng những đối với tương lai của ḿnh mà c̣n của cả nhân loại nữa.

 

Trong bối cảnh hiện nay, một bối cảnh mà những người đồng thời của chúng ta hơn bao giờ hết thường tự hỏi những vấn nạn thiết yếu vế ư nghĩa cuộc đời cùng những giá trị của nó, th́ lại càng cần hơn bao giờ hết suy nghĩ về những gốc rễ xa xưa đă làm xuất phát ra dồi dào nhựa sống qua các thế kỷ. Cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn hiện lên như là những ǵ ưu tiên đối với Khối Hiệp Nhất Âu Châu, cho thiện ích theo hàng ngang cho các lănh vực văn hóa và truyền thông, giáo dục và khoa học, di dân và thiểu số, giới trẻ và lao nhân. Một khi tính cách đa dạng được chấp nhận như là một sự kiện tích cực th́ cần phải làm cho con người chấp nhận chẳng những sự hiện hữu các nền văn hóa của nhau, mà c̣n ước muốn được phong phú hóa bởi nó na. Khi ngỏ cùng nhng người Công Giáo, vị tiền nhiệm của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Phaolô VI, đă bày tỏ niềm xác tín sâu xa của ḿnh bằng những lời lẽ này: “Giáo Hội cần phải tham gia cuộc dối thoại với thế giới Giáo Hội đang sống. Giáo Hội trở thành thế giới, Giáo Hội trở thành sứ điệp, Giáo Hội trở thành cuộc đàm thoại” (Thông Điệp Ecclesiam Suam, 67). Chúng ta đang sống trong những ǵ thường gọi là một “thế giới đa phương”, được đánh dấu bằng tốc độ truyền thông, t́nh trạng di động của các dân tộc cùng với nền kinh tế của họ, việc liên thuộc về chính trị và văn hóa. Chính ở nơi cái thế giới đa phương ấy, có lẽ đang ở trong giờ khắc thảm thương, cho dù chẳng may nhiều người dân Âu Châu dường như đă quên đi những cội rễ Kitô Giáo của Âu Châu, th́ những cội rễ Kitô Giáo của Âu Châu vẫn đang tồn tại và cần phải vạch vẽ đường đi nước bước cùng nuôi dưỡng niềm hy vọng của hằng triệu người công dân chủ trương nắm giữ những giá trị như nhau.

 

Thành phần tín hữu bao giờ cũng cần phải sẵn sàng cổ vơ những khởi động cho cuộc đối thoại về liên văn hóa và liên tôn, phấn khích việc hợp tác về những đề tài tương ích, chẳng hạn như phẩm giá con người, việc t́m cầu công ích, việc xây dựng ḥa b́nh và phát triển. Với ư hướng này, Ṭa Thánh muốn cống hiến một ư nghĩa đặc biệt cho việc tham dự của ḿnh vào cuộc đối thoại cao cấp về vấn đề hiểu biết giữa chư tôn giáo và các nền văn hóa, cũng như về việc hợp tác cho ḥa b́nh, theo nội dung của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 62 (4-5/10/2007). Muốn trung thực, việc đối thoại cần phải tránh vấn đề chiều theo chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa ḥa đồng, và cần phải được tác động bởi ḷng chân thành tôn trọng nhau cũng như bằng một tinh thần quảng đại giải ḥa và huynh đệ.

 

Tôi khuyến khích tất cả những ai dấn thân vào việc xây dựng một Âu Châu thân t́nh và dễ thương trung thành với những cội nguồn của ḿnh hơn bao giờ hết, đặc biệt tôi muốn kêu gọi thành phần tín hữu hăy góp phần chẳng những vào việc nhiệt liệt bảo vệ gia sản văn hóa và thiêng liêng là những ǵ làm cho họ khác biệt và làm nên yếu tố nguyên vẹn cho lịch sử của họ, mà c̣n dấn thân gia công t́m kiếm những cách thức mới mẻ để giải quyết cách thích đáng những thách đố lớn lao đánh dấu thời đại tân tiến này.  Trong những thứ thách đố ấy, tôi muốn đề cập tới việc bênh vực sự sống của con người qua tất cả mọi giai đoạn của nó, việc bảo toàn tất cả mọi quyền lợi của con người và gia đ́nh, việc kiến tạo một thế giới chân chính và cảm thương, việc tôn trọng thiên nhiên, và việc đối thoại liên văn hóa và liên tôn. Theo chiều hướng ấy, tôi chúc cho ngày học hỏi này được thành đạt như dự tính và xin xin muôn vàn ơn phúc của Thiên Chúa xuống trên tất cả mọi tham dự viên.

 

 

Tại Vatican ngày 3/12/2008

Biển Đức XVI 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/2/008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)