Hai tiêu biểu về phương pháp học đối với việc dẫn giải thánh kinh xứng hợp theo Hiến Chế Lời Chúa ở đoạn 12

 

ĐTC Biển Đức XVI ngỏ lời cùng Thượng Nghị Giám Mục trong buổi tổng nghị thứ 14 ngày Thứ Ba 14/10/2008

 

 

Anh Chị Em thân mến, công việc làm liên quan tới tác phẩm của tôi về Chúa Giêsu đă cống hiến một cơ hội phong phú để chẳng những thấy được tất cả những ǵ là tốt đẹp xuất phát từ việc dẫn giải thánh kinh tân thời, mà c̣n thấy được những trục trặc và nguy hiểm trong đó nữa.  Hiến Chế Lời Chúa ở đoạn 12 đă nói đến hai tiêu biểu về phương pháp học đối với việc dẫn giải thánh kinh xứng hợp. Trước hết, Hiến Chế này xác nhận nhu cầu cần sử dụng phương pháp nhận định theo lịch sử, khi diễn tả ngắn ngủi những yếu tố thiết yếu của nó. Nhu cầu này là kết quả của nguyên lư Kitô giáo được thành nên trong Phúc Âm Thánh Gioan 1:14: “Verbum caro factum est”. Sự kiện lịch sử là một chiều kích cấu tạo của đức tin Kitô giáo. Lịch sử cứu độ không phải là một thứ hoang đường, mà là một câu truyện có thật, và bởi dó cần phải được học hỏi bằng những phương pháp tương tự như là một cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về lịch sử. Tuy nhiên, lịch sử này lại có một chiều kích khác, chiều kích của tác động thần linh. Đó là lư do Hiến Chế Lời Chúa đề cập tới lănh vực phương pháp học thứ hai cần thiết cho việc cắt nghĩa đúng đắn lời Chúa, một lời cùng một lúc vừa là những lời của con người vừa là Lời thần linh.

 

Công Đồng nói rằng, theo qui định căn bản về bất cứ việc cắt nghĩa một bản văn nào, th́ Thánh Kinh cần phải được cắt nghĩa trong cùng một tinh thần Thánh Kinh được viết ra, do đó, Công Đồng đă đề ra 3 yếu tố về phương pháp học cần phải lưu ư đến chiều kích thần linh, chiều kích về thánh linh của Thánh Kinh: người ta cần phải: 1) cẩn thận giải thích bản văn về mối hiệp nhất của toàn thể Thánh Kinh; ngày nay việc cắt nghĩa này được gọi là việc giải thích thánh kinh theo qui định của Giáo Hội; vào thời của Công Đồng Chung Vaticanô II th́ từ ngữ này chưa có, nhưng công đồng đă nói đến cùng một vấn đề, đó là ngươờ ta cần phải lưu ư tới mối hiệp nhất của toàn thể Thánh Kinh; 2) bởi thế người ta cần phải lưu ư tới truyền thống tồn tại của toàn thể Giáo Hội, và sau hết 3) tuân theo sự suy luận của đức tin. Chỉ bao giờ tuân theo hai lănh vực phương pháp học này, phương pháp nhận định theo lịch sử và phương pháp theo thần học, người ta mới có thể nói tới việc dẫn giải thánh kinh có tính cách thần học – việc dẫn giải xứng hợp với Thánh Kinh. Nếu ở lănh vực thứ nhất việc dẫn giải thánh kinh về hàn lâm ngày nay làm việc ở một cấp độ rất cao và thực sự giúp ích cho chúng ta, th́ không thể nói như thế về lănh vực dẫn giải thánh kinh kia. Thường th́ lănh vực thứ hai này, lănh vực cấu tạo nên bởi ba yếu tố thần học được đề cập tới trong Hiến Chế Lời Chúa hầu như lại bị thiếu vắng. Và điều này gây ra những hậu quả trầm trọng.

 

Hậu quả thứ nhất của việc thiếu vắng nơi lănh vực phương pháp học thứ hai ấy đó là Thánh Kinh trở thành một cuốn sách hoàn toàn về quá khứ. Những hậu quả về luân lư cũng có thể từ đó mà ra, ở chỗ, người ta có thể biết về lịch sử, thế nhưng Thánh Kinh lại chỉ nói về quá khứ và việc dẫn giải thánh kinh không c̣n thực sự có tính cách thần học nữa, trở thành một thứ historiography, tức một thứ lịch sử về văn chương. Hậu quả đầu tiên là thế này, đó là Thánh Kinh vẫn thuộc về quá khứ, chỉ nói về quá khứ. Cũng có một hậu quả thứ hai c̣n trầm trọng hơn nữa, đó là ở đâu không c̣n tính cách thần linh học của đức tin, như được Hiến Chế Lời Chúa nói tới, th́ được thay thế bằng một thứ thần linh học khác, một thứ thần linh học bị tục hóa, một thứ thần linh học duy thực, với cái then chốt chính yếu của nó là chủ trương Thần Linh không hề xuất hiện nơi lịch sử loài người. Theo thứ thần linh học này th́ khi nào xuất hiện một yếu tố có vể thần linh th́ người ta cần phải cho biết xuất xứ của nó và hoàn toàn ghép nó với yếu tố nhân loại.

 

Bởi thế mới xẩy ra những thứ dẫn giải chối bỏ tính cách lịch sử của các yếu tố thần linh. Ngày nay, những ǵ được gọi là chuyên chính của việc dẫn giải thánh kinh ở Đức chẳng hạn, chối bỏ là Chúa Giêsu đă lập Thánh Thể và nói rằng thi thể của Chúa Giêsu đă ở trong mồ. Việc Phục Sinh không phải là một biến cố lịch sử mà là một nhăn quan thần học. Vấn đề này xẩy ra là v́ thiếu tính chất thần linh học của đức tin: bởi thế mới xuất hiện một thứ thần linh học về triết lư trần tục, một thứ thần linh học chối bỏ cái khả hữu của việc hiện diện thực sự của Thần Linh trong lịch sử. Hậu quả của việc thiếu vắng lănh vực thứ hai của phương pháp học này đó là t́nh trạng xuất hiện một lỗ hổng sâu xa giữa việc dẫn giải thánh kinh theo khoa học và việc đọc lời Chúa. Có những lúc điều này đưa tới một thể thức tỏ ra bối rối ngay cả trong việc soạn dọn các bài giảng. Khi nào việc dẫn giải thánh kinh không phải là thần học th́ Thánh Kinh không thể nào là hồn sống của thần học, và ngược lại, khi nào thần học không phải là những ǵ thiết yếu trong việc dẫn giải Thánh Kinh trong Giáo Hội, th́ thứ thần học này không c̣n nền tảng ǵ nữa.

 

Bởi thế, đối với đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, đối với tương lai của đức tin, cần phải thắng vượt chiều kích nhị nguyên giữa việc dẫn giải thánh kinh và thần học này. Khoa thần học thánh kinh và khoa thần học luân lư tín lư là hai chiều kích của một thực tại duy nhất, những ǵ được chúng ta gọi là Thần Học. V́ thế, tôi hy vọng rằng ở một trong những đề nghị cần phải nói tới nhu cầu lưu ư tới hai lănh vực phương pháp học được đề cập tới ở số 12 trong Hiến Chế Lời Chúa, một đề nghị cho thấy nhu cầu khai triển một thứ dẫn giải thánh kinh chẳng những ở lănh vực nhận định lịch sử mà c̣n cả về lănh vực thần học nữa.  Vậy cần phải mở rộng việc h́nh thành những thứ dẫn giải thánh kinh tương lai theo chiều hướng này, thực sự mở những kho tàng của Thánh Kinh ra cho thế giới ngày nay cũng như cho tất cả chúng ta.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)