Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về Công Đồng Chung Vaticanô II

 

 

 

Có thể nói, Công Đồng Chung Vaticanô II ở vào tiền bán thập niên 1960, từ ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa 11/10/1962 đến Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12/1965, là một cuộc cách mạng (nhưng không cấp tiến theo kiểu mất gốc) của Giáo Hội Công Giáo. Tại sao? Trước hết, Công Đồng Chung Vaticanô II là một cuộc cách mạng ở tính cách nội tâm tự kiểm của công đồng này, chứ không có tính cách bài bác lạc thuyết, phạt vạ bè rối hay tuyên bố một tín điều liên quan tới t́nh h́nh khủng hoảng đức tin thuộc thời thế bấy giờ. Bởi đó, người ta không hề thấy Công Đồng Chung Vaticanô II tuyên tín hay bài bác một điều ǵ hết trong 16 văn kiện của công đồng này, bao gồm 4 Hiến Chế, 9 Sắc Lệnh và 3 Tuyên Ngôn. Sau nữa, Công Đồng Chung Vaticanô II là một cuộc cách mạng ở chỗ, nhờ tự kiểm, Giáo Hội chẳng những canh tân nội bộ, với cuộc canh tân vĩ đại nhất và hiển nhiên nhất là canh tân về phụng vụ, mà c̣n cởi mở với thế giới nữa. Một cởi mở được thể hiện tỏ tường nhất qua những chuyến tông du của Giáo Hoàng ngoài Ư quốc, ngay từ khi Công Đồng chưa kết thúc, khi Đức Phaolô VI đến thăm Thánh Địa ngày 4-6/1/1964. Một cởi mở c̣n được thể hiện qua những chủ trương đối thoại với thế giới, như đối thoại liên tôn, đối thoại văn hóa, đối thoại đại kết v.v. Chúng ta hăy nghe Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói về biến cố Công Đồng Vaticanô II hết sức quan trọng này, cùng với nội dung và tác dụng của công đồng ấy, trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến của ngài, ban hành ngày 10/11/1994, từ đoạn 18 đến 20.

18- Công Đồng này là một công đồng cũng giống như các công đồng trước kia, song lại khác hẳn; đó là một công đồng chú trọng vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, đồng thời lại vươn ḿnh ra với thế giới. Thái độ vươn ḿnh ra của Giáo Hội là một đáp ứng có tính cách phúc âm đối với những đổi thay trong thế giới này, những đổi thay bao gồm cả những kinh nghiệm về t́nh trạng hỗn loạn sâu rộng của thế kỷ 20, một thế kỷ rùng rợn với hai cuộc Đại Chiến I và II, với kinh nghiệm về những trại tập trung cùng với những cuộc tàn sát khủng khiếp. Tất cả những biến cố này đă chứng tỏ một cách hết sức hùng hồn là thế giới cần phải được thanh tẩy; nó cần phải cải thiện lại. 

19- Công Đồng Chung Vaticanô II thường được coi như bắt đầu một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt của Giáo Hội. Điều này đúng, nhưng đồng thời nó cũng khó bỏ qua sự kiện là Công Đồng đă rút tỉa rất nhiều kinh nghiệm và suy tư của một qúa khứ vừa qua, nhất là từ di sản tinh thần do Đức Piô XII để lại. Trong lịch sử của Giáo Hội, cái "cũ" và cái "mới" luôn luôn đan kết chặt chẽ với nhau. Cái mới phát xuất từ cái cũ, và cái cũ được diễn đạt trọn vẹn nơi cái mới. Điều này đă xẩy ra với Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng như với hoạt động của các vị giáo hoàng có liên hệ với công đồng, bắt đầu từ Đức Gioan XXIII, tiếp đến Đức Phaolô VI và Gioan-Phaolô I, cho đến vị giáo hoàng đương kim…. 

20- Công Đồng, cho dù không bắt chước tính cách nghiêm trọng của thánh Gioan Tẩy Giả là vị trên bờ sông Dược-Đăng đă kêu gọi thống hối và cải thiện (x.Lk.3:1-7), cũng đă tỏ ra cho thấy một điều của vị tiên tri xưa, đó là, bằng một nghị lực mới, Công Đồng đă chỉ cho con người nam nữ của ngày hôm nay thấy rằng Chúa Giêsu Kitô là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" (Jn.1:29), Đấng cứu chuộc nhân loại và là Chúa của lịch sử. Trong Công Đồng, theo ḷng ước ao thật sự muốn hoàn toàn trung thành với thày ḿnh, Giáo Hội đă tự vấn về căn tính riêng của ḿnh, và đă nhận thức lại mầu nhiệm của ḿnh là thân thể và là hiền thê của Chúa Kitô. Khiêm tốn lắng nghe lời Thiên Chúa, Giáo Hội đă tái xác nhận ơn gọi nên thánh phổ quát; đă phác họa điều khoản về việc canh tân phụng vụ là nguồn mạch và là thượng đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội; đă thúc đẩy việc canh tân cho nhiều phương diện trong sinh hoạt của Giáo Hội, ở cả lănh vực hoàn vũ cũng như ở các Giáo Hội địa phương; đă cố gắng khơi dậy những ơn gọi Kitô giáo khác nhau, từ những ơn gọi của người giáo dân đến những ơn gọi Tu Tŕ, từ sứ vụ của các thày sáu đến sứ vụ của các linh mục và giám mục; và nhất là Giáo Hội đă nhận thức lại được tính cách tập đoàn của hàng giáo phẩm, đó là một thể hiện đặc biệt của việc mục vụ được thi hành bởi các vị giám mục hiệp thông với vị thừa kế thánh Phêrô. Trên căn bản của cuộc canh tân sâu xa này, Công Đồng vươn ḿnh đến các Kitô hữu của các giáo phái khác, với các môn đệ của các tôn giáo khác và với tất cả mọi người của thời đại chúng ta. Không có Công Đồng nào đă từng nói rơ ràng về cuộc hiệp nhất Kitô giáo, về việc đối thoại với các tôn giáo không phải là Kitô giáo, về ư nghĩa đặc biệt của cựu ước đối với dân Yến Diên, về những truyền thống văn hóa khác nhau mà trong đó Giáo Hội phải thực hiện công cuộc truyền giáo của ḿnh, và về phương tiện truyền thông xă hội.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL