Các Vị Giám Mục Hiệp Vương Quốc Về Những Nguy Hiểm của Dự Luật Khoa Phôi Thai Học

 

 

Sau đây là bản văn hai trang rời được ĐTGM Peter Smith, chủ tịch Phân Bộ của Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Wales đặc trách về Trách Nhiệm và Vai Tṛ Công Dân của Kitô Hữu, gửi cho các vị linh mục hôm Thứ Năm 25/9/2008 để phổ biến trong các giáo xứ trước cuộc cứu xét lần thứ ba về Dự Luật Thụ Thai Con Người và Khoa Phôi Thai Học.

 

Mùa Thu này sẽ thấy được những giai đoạn cuối cùng của Dự Luật Thụ hai Con Người và Khoa Phôi Thai Học ở Quốc Hội. Thực sự là có thể xẩy ra việc thay đổi một đạo luật giúp vào việc phá thai được dễ dăi hơn. Các vị Giám Mục Anh Quốc và Wales muốn cống hiến những điều hướng dẫn sau đây về những vấn đề này và những ǵ Anh chị em có thể làm.

 

Quí Chuộng Sự Sống

 

Giáo Hội rơ ràng dạy rằng cần phải tôn trọng và bảo vệ hết mọi sự sống con người từ khi thụ thai. Nạn nhân trước hết của việc phá thai là con trẻ chưa sinh. Người phụ nữ cũng là một nạn nhân v́ họ làm mất đi đứa con của ḿnh nhưng lại không thể thực sự khóc thương. Giáo Hội “chắc chắn đó là một quyết định đớn đau và là một quyết định tan nát ở trong nhiều trường hợp” (“Phúc Âm Sự Sống”, đoạn 99). Cũng có những áp lực quá mạnh về tài chính hay về những ǵ khác khiến cho người phụ nữ “về tâm lư cảm thấy bị bắt buộc phải phá thai” (cùng nguồn, 59). Cần phải t́m những đường lối cụ thể để nâng đỡ phụ nữ nhờ đó họ không hấp tấp đi đến những chọn lựa tai hại nhưng được giúp đỡ để có những quyết định pḥ sự sống.

 

Luật lệ hiện nay như thế nào?

 

Đạo Luật Phá Thai 1967, được tu chính vào năm 1990, cho phép phá hủy bào thai lên tới 24 tuần lễ tuổi nếu có hai vị bác sĩ chứng nhận rằng người mẹ hay những đức con khác của bà có nguy cơ “bị thương tích cho sức khỏe về thể lư hay tâm thần”, th́ việc phá thai ít hơn đối với việc hạ sinh đứa nhỏ. Nếu có những nguy cơ thực sự cho thấy đứa nhỏ bị tật nguyền th́ được phá thai cả khi bào thai sắp sinh. Việc phá thai cần phải được thực hiện bởi một vị bác sĩ và ở tại một bệnh viện hay những cơ sở đặc biệt dược chấp thuận bởi Bộ Nội Vụ.

 

Tại sao giờ đây cần phải hành động?

 

V́ kể từ năm 1967, th́ đây là lần thứ hai chính quyền bảo trợ cho một dự luật cho phép tu chính về vấn đề phá thai. Lần trước điều này đă xẩy ra vào năm 1990, luật phá thai đă thay đổi khá nhiều và nay nó có thể thay đổi một lần nữa. Đă có những nỗ lực sử dụng Dự Luật này để thay đổi luật lệ về phá thai nhưng không thành công. Có 23 điều tu chính nữa đă được đề ra. Bất cứ hay tất cả những tu chính này có thể được bỏ phiếu vào tháng tới.

 

Đâu là những khoản tu chính quan trọng đă được bàn tới?

 

-          Loại trừ khoản “sức khỏe tâm thần” và cho phép phá thai theo yêu cầu dù bào thai lên tới 24 tuần tuổi.

-          Loại trừ nhu cầu cần có 2 vị bác sĩ phê chuẩn việc phá thai.

-          Cho phép các y tá và các mụ đỡ đẻ thực hiện việc phá thai, ngay cả việc phá thai mổ xẻ muộn.

-          Cho phép phá thai ở bất cứ nơi nào có dịch vụ về sức khỏe.

-          Cho phép được sử dụng thuốc phá thai ở nhà mà không cần sự giám sát về y khoa.

-          Nới rộng luật phá thai cho cả miền Bắc Ái Nhĩ Lan.

-          Và một số khoản tu chính bảo đảm là nữ giới có thể nhận được dịch vụ tham vấn.

 

Vấn đề nguy hiểm thực sự ra sao?

 

Những khoản tu chính này đă được bàn đến. Chúng đă được tranh luận và đưa vào Dự Luật của Chính Phủ. Nếu thành phần lương thiện không ra tay hành động th́ thật sự là rất nguy hiểm v́ luật lệ về phá thai sẽ trở nên tệ hại hơn cả hiện nay nữa.

 

Những dự thảo thái quá.

 

Đạo Luật Phá Thai 1967 chỉ có ư định giải quyết vấn đề phá thai có tính cách “ngơ hậu”; như một thứ luật trừ cho những trường hợp khó khăn. Những dự thảo này, khi cho phép phá thai theo yêu cầu mà không cần bất cứ lư do minh chứng nào liên quan tới sức khỏe, loại trừ hết mọi dấu vết của việc bảo vệ em nhỏ chưa sinh. Người phụ nữ cũng bị bỏ rơi nữa. Không phải là tất cả mọi cuộc phá thai đều do yêu cầu của những người phụ nữ chín chắn biết chính xác những ǵ họ muốn. Nhiều vụ đă được yêu cầu bởi những người nữ trẻ và yếu dại trước áp lực căng thẳng và thường cảm thấy lẻ loi cô độc. Những dự thảo này có thể dẫn tới chỗ những em gái mới 14 tuổi đầu uống thuốc phá thai ở nhà, một ḿnh, không cần đến bất cứ một giám sát y khoa nào. Sẽ không cần tới vấn đề dính dáng của một vị bác sĩ v́ bác sĩ có thể chấp nhận mà không cần gặp bé gái ấy và một người y tá có thể cung cấp thuốc men.

 

Ư kiến quần chúng

 

Vào năm 2007, có trên 200 ngàn vụ phá thai ở Anh quốc và Wales. Đại đa số dân chúng ở Anh quốc và Wales (trên 80%) nghĩ rằng chúng at cần phải t́m cách làm cho việc phá thai ít thông dụng hơn, đừng t́m những đường lối làm cho vấn đề phá thai càng lan tràn hơn. Nhiều người (68%) chống lại vấn đề y tá thực hiện việc phá thai, và Hiệp Hội Y KHoa Hiệp Vương Quốc cũng bỏ phiếu chống vấn đề này. Royal College of Nursing chính thức pḥ vấn đề ấy, nhưng chưa tham vấn với đa số phần tử của ḿnh. Cũng thế, hầu hết các GP (trên 75%) không muốn những cuộc giải phẫu của ḿnh trở thành những y viện phá thai.

 

Đâu là những lập luận của những ai muốn thấy vấn đề phá thai được dễ dăi hơn?

 

Lập luận của họ đó là bằng việc làm cho vấn đề phá thai mau chóng hơn và dễ dàng hơn là giúp đỡ thành phần nữ  giới t́m cách phá thai. Họ tố cáo là hệ thống hiện nay gây ra những tŕ trệ.

 

Đâu là những lập luận tương phản?

 

Không có chứng cớ nào cho thấy luật lệ hiện nay gây ra những tŕ trện trầm trọng cho thành phần nữ t́m cách phá thai. Thật vậy, theo thống kê của chính phủ th́ 70% những vụ phá thai được thực hiện trước 9 tuần lễ và 90% trước 13 tuần thai kỳ. Trên 10 năm qua phần trăm của những vụ phá thai sớm đă gia tăng liên tục. Phá thai, ở bất cứ giai đoạn thai nghén nào, đều là một quyết định rất nghiêm trọng và không phải là quyết định phụ nữ cần phải đâm đầu vô làm liền. Hệ thống hiện nay cần phải cung cấp một khoảng hít thở, cung cấp phương tiện tham vấn và chỉ dẫn về những giải pháp chọn lựa khác nhau, nhờ đó không một người nữ nào cảm thấy bị buộc phải chọn lựa việc phá thai. Vấn đề đ̣i hỏi phải có lư do chính đáng liên quan tới sức khỏe; phải có hai vị bác sĩ kư nhận; phải có vị bác sĩ thực hiện việc phá thai; và phải được thực hiện ở bệnh viện, là những ǵ cho thấy tính cách nghiêm trọng của việc phá thai.  Loại bỏ đi những đ̣i hỏi này là đẩy nữ giới và đứa bé chưa sinh vào những nguy cơ trầm trọng. Chúng ta cần phải coi vấn đề phá thai nghiêm trọng hơn chứ đừng coi thường.

 

Những ǵ cần phải làm?

 

Cần có nhiều người bao nhiêu có thể khẩn trương viết cho Dân Biểu của ḿnh. Nếu Anh chị em có giờ, Anh chị em cũng có thể viết cho Thủ Tướng. 

 

Ai là Dân Biểu của tôi và làm sao tôi có thể liên lạc?

 

Anh chị em có thể t́m thấy tên tuổi của Dân Biểu ḿnh trên mạng điện toán toàn cầu sau đây

 

www.parliament.uk/people/index.cfm

 

Hay từ Văn Pḥng Thông Tin của Quốc Hội ở số điện thoại 020 7219 4272

 

Anh chị em có thể viết cho Dân Biểu của ḿnh ở địa chỉ

The House of Commons
London, SW1A 0AA

 

Hay gửi điện thư ở www.writetothem.com

 

Tôi cần viết những ǵ?

 

Những bức thư gửi đi gây tác hiệu nhất khi cúng được viết bằng những lời lẽ của ḿnh và bày tỏ những ǵ quí tâm đang quan tâm tới nhất. Chẳng hạn, nếu anh chị em là y tá, th́ h4y cho biết như vậy, và cho biết anh chị em tại sao không muốn y tá thi hành việc phá thai. Hầu hết các khoản tu chính này sẽ làm cho việc phá thai càng lan tràn hơn nữa, sẽ dẫn nữ giới đến chỗ ít suy nghĩ hơn trước khi phá thai, và khiến nữ giới đương đầu với việc phá thai một ḿnh ở nhà thiếu sự giám sát về y khoa. Những khoản tu chính ấy cũng loại trừ đi tấm áo bảo vệ cuối cùng cho em nhỏ chưa sinh. Quí vị cảm thấy thế nào về điều này?

 

Hăy nguyện cầu v́ tất cả đều lệ thuộc vào Thiên Chúa những hoạt động như thể tất cả đều lệ thuộc vào chúng ta.

 

Muốn t́m hiểu thêm có thể vào mạng điện toàn toàn cầu www.catholicchurch.org.uk

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/9/2008