Thánh Phaolô về Việc Công Chính Hóa

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 19/11/2008 – Bài Giáo Lư 13 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

(tiếp)

 

Bởi thế, đâu là ư nghĩa của lề luật là những ǵ chúng ta được thoát khỏi và là những ǵ không cứu độ chúng ta? Đối với Thánh Phaolô, cũng như đối với tất cả mọi con người đồng thời với ngài th́ chữ lề luật hoàn toàn có nghĩa là Ngũ Kinh, tức là 5 cuốn sách của Moisen. Theo sự dẫn giải của phái Pharisiêu th́ Ngũ Kinh đă bao hàm những ǵ Thánh Phaolô đă học hỏi và tuân thủ, một loạt tác hành bao gồm cả nền tảng về đạo lư cho đến những việc tuân giữ về nghi thức và văn hóa, những ǵ chính yếu khẳng định căn tính của con người công chính – đặc biệt là việc cắt b́, việc tuân giữ liên quan tới đồ ăn tinh tuyền và việc thanh tẩy theo nghi thức nói chung. Những luật lệ liên quan tới việc tuân giữ Ngày Hưu Lễ v.v. Những tác hành này thường xuất hiện trong những cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các người đồng thời với Người. Tất cả mọi điều tuân giữ ấy cho thấy một thứ căn tính về xă hội, văn hóa và tôn giáo đă từng trở thành quan trọng đặc biệt vào thời văn hóa Hy Lạp, bắt đầu vào thế kỷ thứ 3 trước Chúa Kitô Giáng Sinh.

 

Thứ văn hóa Hy Lạp này, một thứ văn hóa đă trở thành văn hóa phổ quát của thời ấy, đă là một thứ văn hóa dường như có lư, một thứ văn hóa rơ ràng chấp nhận đa thần, thứ văn hóa tạo nên một áp lực mănh liệt đối với tính cách đồng nhất về văn hóa và v́ thế đe dọa tới căn tính của Yến Duyên, một dân tộc về chính trị buộc phải dính dáng tới cái căn tính chung này của văn hóa Hy Lạp mà hậu quả là bị mất đi căn tính của ḿnh, bởi đó cũng bị mất luôn cả gia sản đức tin quí báu của Cha Ông họ, mất đức tin vào vị Thiên Chúa duy nhất cũng như vào những lời hứa của ngài.

 

Trước sức ép của nền văn hóa này, một sức ép chẳng những đe dọa tới căn tính của người Do Thái mà c̣n đến niềm tin vào Vị Thiên Chúa duy nhất cùng với các lời hứa của Ngài nữa, th́ cần phải tạo nên một bức tường ngăn cách, một chiếc thuẫn bênh đỡ để bảo vệ cái gia sản quí báu của đức tin; bức tường này thực sự bao gồm những việc tuân giữ và qui luật của người Do Thái. Thánh Phaolô, vị đă biết những điều tuân giữ ấy chính yếu ở nơi phận sự bênh vực tặng ân này của Thiên Chúa, bênh vực gia sản đức tin nơi Vị Thiên Chúa duy nhất, đă thấy cái căn tính này bị đe dọa bởi niềm tự do của Kitô hữu: Đó là lư do tại sao ngài đă bách hại họ. Vào lúc ngài hội ngộ với Đấng Phục Sinh ngài đă hiểu rằng nhờ việc phục sinh của Chúa Kitô th́ t́nh trạng này đă hoàn toàn thay đổi. Với Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa của Yến Duyên, Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đă trở thành Vị Thiên Chúa của tất cả mọi dân tộc.

 

Bức tường này – Thư gửi tín hữu Êphêsô đă nói như thế – giữa Yến Duyên và dân ngoại không c̣n cần thiết nữa: Chính Chúa Kitô là Đấng bảo vệ chúng ta trước chủ nghĩa đa thần cùng với tất cả những ǵ là lệch lạc của chủ nghĩa này; chính Chúa Kitô là Đấng liên hiệp chúng ta với và trong vị Thiên Chúa duy nhất; chính Chúa Kitô là Đấng bảo đảm căn tính thực sự của chúng ta nơi tính cách đa dạng của các nền văn hóa; và chính Người là Đấng làm cho chúng ta nên công chính. Nên công chính chỉ có nghĩa là được ở với Chúa Kitô và ở trong Chúa Kitô. Và như thế đă đủ rồi. Những việc tuân giữ khác không c̣n cần thiết nữa.

 

Đó là lư do tại sao câu phát biểu “chỉ có đức tin” đúng nếu đức tin không chống lại đức ái, không phản lại yêu thương. Tin tưởng là nh́n vào Chúa Kitô, là kư thác bản thân cho Chúa Kitô, là hiệp nhất với Chúa Kitô, là nên giống Chúa Kitô, giống đời sống của Người. Và h́nh thức này, sự sống Chúa Kitô này, là yêu thương; thế nên, tin tưởng là nên giống Chúa Kitô và dự phần vào t́nh yêu của Người. Đó là lư do tại sao, trong Thư gửi tín đồ Galata, Thánh Phaolô trước hết khai triển tín lư của ḿnh về việc công chính hóa; ngài nói về đức tin hoạt động qua đức ái (cf. Gal 5:14).

 

Thánh Phaolô biết rằng toàn thể lề luật được viên trọn nơi t́nh yêu lưỡng diện mến Chúa thương người này. Bởi thế, toàn thể lề luật được tuân giữ trong mối hiệp thông với Chúa Kitô, trong niềm tin kiến tạo đức ái. Chúng ta công chính khi chúng ta được hiệp thông với Chúa Kitô, Đấng là t́nh yêu. Chúng ta sẽ thấy như thế trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần tới Lễ trọng Chúa Kitô Vua. Chính bài Phúc Âm về việc phán xét này lấy tiêu chuẩn phát xét duy nhất là t́nh yêu. Những ǵ Ta hỏi chỉ là việc các người có đến viếng thăm Ta khi ta yếu đau? Khi Ta ngục tù? Các người có cho Ta ăn khi Ta đói khổ, có mặc cho Ta khi Ta trần trụi? Vậy công chính là những ǵ được quyết định nơi bác ái. Thế nên, vào cuối bài Phúc Âm ấy chúng ta có thể nói chỉ duy t́nh yêu, chỉ duy đức ái mà thôi. Tuy nhiên, không có vấn đề mâu thuẫn giữa bài Phúc Âm này và Thánh Phaolô. Vấn đề ở đây là cả hai có cùng một quan điểm giống nhau, quan điểm hiệp thông với Chúa Kitô, tin tưởng vào Chúa Kitô, là những ǵ kiến tạo nên đức bác ái. Và đức bác ái là những ǵ hiện thực mối hiệp thông với Chúa Kitô. Như thế, hiệp nhất với Người chúng ta được nên công chính, ngoài ra không c̣n cách nào khác.

 

Sau cùng, chúng ta chỉ có thể cầu cùng Chúa để Người giúp chúng ta tin tưởng. Tin tưởng thực sự; một niềm tin nhớ đó trở thành sự sống, trở nên mối hiệp nhất với Chúa Kitô, biến đổi cuộc sống của chúng ta. Nhờ đó, nhờ được t́nh yêu Người biến đổi, t́nh yêu Chúa và tha nhân biến đổi, chúng ta mới có thể thực sự công chính trước nhan Thiên Chúa.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 19/11/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)