Thánh Phaolô về Việc Đời Chờ Chúa Kitô Tái Giáng

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/11/2008 – Bài Giáo Lư 12 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

 

Anh chị em thân mến:

 

Đề tài về Phục Sinh, một đề tài chúng ta đă bàn đến tuần vừa rồi, là những ǵ mở ra một chân trời mới – đó là chân trời đợi chờ việc Chúa trở lại. Và v́ thế, nó đưa chúng ta tới chỗ suy nghĩ về mối liên hệ giữa thời hiện tại, thời của Giáo Hội và Vương Quốc của Chúa Kitô, và tương lai (éschaton) đang đợi chờ chúng ta, khi Chúa Kitô sẽ trao Vương Quốc này cho Cha (cf. 1Cor 15:24). Hết mọi trao đổi của Kitô giáo về những điều sau hết, được gọi là cánh chung, bao giờ cũng được bắt đầu từ biến cố Phục Sinh này: Ở nơi biến cố này những điều sau hết đă được bắt đầu, và ở một nghĩa nào đó đă hiện hữu rồi.

 

Thánh Phaolô có lẽ đă viết bức thư thứ nhất của ḿnh vào năm 52, Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thessalonica, trong đó ngài đă nói về việc trở lại này của Chúa Giêsu, được gọi là parousía, mùa vọng, một hiện diện mới mẻ, sau cùng và hiện lộ (cf 4:13-18). Vị Tông Đồ này đă viết thế này cho tín hữu Thessalonica là những người cảm thấy ngờ vực và bối rối: “Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đă chết và sống lại th́ Thiên Chúa cũng muốn những ai đă chết cũng được sống lại như Người” (4:14).

 

Thánh nhân viết tiếp: “Kẻ chết trong Chúa Kitô là người sẽ sống lại trước hết. Đoạn đến chúng ta là những người đang sống, thành phần ở bên trái, cũng sẽ được cất lên cùng với họ trên những đám mây đêågặp Chúa trong không trung” (4:16-17). Thánh Phaolô đă diễn tả việc chờ đón Chúa Kitô đến bằng chính những tảng đá sống động cũng như bằng các h́nh ảnh tiêu biểu, thế nhưng ngài truyền đạt một sứ điệp giản dị và sâu xa, đó là cuối cùng chúng ta măi măi ở cùng Chúa. Tức là, sứ điệp thiết yếu ở bên ngoài các thứ h́nh ảnh đó là tương lai của chúng ta là “được ở với Chúa”. Là thành phần tín hữu, trong đời sống của ḿnh, chúng ta đă được ở với Chúa rồi – tương lai của chúng ta là sự sống đời đời đă được bắt đầu rồi.

 

Trong Bức Thư thứ hai gửi cho tín hữu Thessalonica, Thánh Phaolô đă thay đổi quan điểm, ở chỗ, ngài nói về các biến cố tiêu cực cần phải xẩy ra trước t́nh trạng tận cùng ấy. Ngài nói anh em đừng để ḿnh bị lừa đảo như thể ngày của Chúa thực sự xẩy ra đến nơi rồi theo cách tính toán về ngày tháng. “Hỡi anh em, về vấn đề Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến và việc chúng ta được ở với Người, chúng tôi xin anh em đừng dễ bị hoảng lên bởi những ư nghĩ bất chợt của anh em, hay bởi một ‘thần trí’ hoặc bởi một lời sấm nào đó, hay bởi thư tín được cho là của chúng tôi liên quan tới ngày Chúa gần đến. Anh em đừng để ḿnh bị ai lừa đảo một cách nào đó” (2:1-3).

 

Phần c̣n lại của bức thư này loan báo rằng trước khi Chúa tới sẽ xẩy ra t́nh trạng bội giáo bỏ đạo và t́nh trạng xuất hiện của thành phần thực sự được gọi là “kẻ gian ác”, là “đứa con hư trầm” (2:3), mà sau đó được truyền thống gọi là “tên Phản Kitô” (biệt chú của riêng người dịch bản Việt ngữ này th́  Việt Nam ta xưa kia cho là Quỉ Vương). Thế nhưng, chủ ư của Thánh Phaolô viết bức thư này trước hết có tính cách thực hành. Ngài viết: “Thật vậy, khi chúng tôi c̣n ở với anh em, cúng tôi đă răn bảo anh   em rằng nếu ai không muốn làm việc th́ đừng ăn. Chúng tôi nghe rằng có một số người trong anh  em đang tác hành một cách lệch lạc, ở chỗ không bận bịu làm việc của ḿnh mà cứ xen vào việc của người khác. Con người như thế chúng tôi răn bảo và kêu gọi trong Chúa Giêsu Kitô là hăy âm thầm làm việc và hăy ăn uống phần lương thực của ḿnh” (3:10-12).

 

Nói cách khác, việc đợi chờ Chúa Giêsu đến không châm chước cho chúng ta làm việc ở trên thế gian này, trái lại, nó kèm theo trách nhiệm trước vị Thẩm Phán thần linh về đường lối chúng ta hành động trên đời này. Chính v́ thế mới xuất phát trách nhiệm chúng ta cần phải làm việc trong và cho thế giới này. Chúng ta sẽ thấy điều này trong bài Phúc Âm về các tài năng Chúa Nhật tới đây, trong đó Chúa nói với chúng ta rằng Người đă trao phó cho hết mọi người các thứ tài năng và vị Thẩm Phán ấy sẽ bắt chúng ta phải trả lẽ về chúng, ở chỗ: các người có sinh hoa kết trái hay chăng? Thế nên, việc đợi chờ Người đến bao hàm một trách nhiệm đối với thế gian này vậy.

 

Điều tương tự này cùng với mối liên hệ giống nhau giữa việc trở lại của Đấng Cứu Thế Thẩm Phán và việc chúng ta dấn thân trong đời sống lại tái xuất hiện ở một bối cảnh khác cùng với những khía cạnh khác trong Thư gửi tín hữu Philiphê. Thánh Phaolô bấy giờ đang ở trong tù và đợi lănh nhận bản án có thể bị tử h́nh. Trong trường hợp này, ngài đă nghĩ đến tương lai được ở với Chúa, thế nhưng ngài cũng nghĩ tới c65ng đồng Philiphê là cộng doing đang cần một người cha là Thánh Phaolô, nên ngài đă viết: “V́ đối với tôi sống là Chúa Kitô và chết là một chiếm đạt. Nếu tôi tiếp tục sống trong xác thịt này, tức lao nhọc mang lại hoa trái cho tôi th́ tôi không biết phải chọn lựa ra sao. Tôi bị mắc kẹt ở giữa đôi đường. Tôi mong được ra khỏi đời này để được ở với Chúa Kitô, v́ như thế th́ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, việc tôi tiếp tục ở lại trong xác thịt này lại là những ǵ cần thiết hơn cho thiện ích của anh em. Bởi thế tôi biết chắc chắn là tôi sẽ ở lại và tiếp tục phục vụ tất cả anh em cho việc thăng tiến của an hem và niềm vui của anh  em trong đức tin, hầu việc anh em hănh diện trong Chúa Giêsu Kitô được dồi dào bởi tôi khi tôi gặp lại anh  em” (1:21-26).

 

Thánh Phaolô không sợ chết, trái lại, điều này thực sự có nghĩa là được hoàn toàn ở với Chúa Kitô. Thế nhưng Thánh Phaolô c̣n tham phần vào những cảm thức của Chúa Kitô, Đấng đă không sống cho chính bản thân Người mà là cho chúng ta. Việc sống cho người khác trở thành một chương tŕnh cho đời sống của thánh nhân, và v́ vậy mà ngài tỏ ra hoàn toàn sẵn sàng làm theo ư muốn của Thiên Chúa, sẵn sàng cho những ǵ Thiên Chúa muốn. Trước hết, ngài sẵn sàng, trong tương lai cũng thế, sống trên trái đất này cho người khác, sống cho Chúa Kitô, sống cho sự hiện diện sống động của Người nhờ đó cho việc canh tân thế giới này. Chúng ta thấy rằng việc ngài được ở với Chúa Kitô là những ǵ tạo nên một thứ tự do nội tâm mạnh mẽ hơn, một thứ tự do trước t́nh trạng đe dọa của chết chóc, thế nhưng cũng là một thứ tự do trước tất cả mọi công việc và khổ đau trong đời sống. Thánh nhân chỉ biết sẵn sàng sống cho Thiên Chúa và thực sự là tự do.

 

(c̣n tiếp)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)