TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN

 

(tiếp hôm qua) 

Một số đoạn tiêu biểu bức thông điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần 

Có một hiện tượng rất mâu thuẫn không thể phủ nhận ở đây là thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn. “Thế giới càng văn minh” không phải chỉ ở những khám phá mới lạ đầy kỳ diệu về khoa học và những phát minh càng ngày càng tối tân về kỹ thuật, mà c̣n ở những nhận thức về phẩm giá của con người và quyền lợi của con người về lănh vực nhân bản nữa. Thế nhưng, chính lúc con người càng văn minh về vật chất và nhân bản như thế th́ lại xẩy ra hiện tượng “con người càng bạo loạn”, mẹ giết con ngay trong bụng ḿnh, vợ chồng ly dị, hôn nhân đồng tính, khủng bố khắp nơi, chiến tranh liên tục, hận thù bất tận, kỳ thị tôn giáo, thanh lọc chủng tộc v.v., đến nỗi, con người càng ngày càng đi đến nguy cơ diệt vong, càng đi đến chỗ có thể tự diệt bởi chính những ǵ họ chế tạo ra, nếu không được kịp thời cứu nguy bởi Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần. Phải, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” là nhan đề của bức thông điệp đầu tay của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được ban hành sau khi ngài đăng quang 5 tháng, vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay mùng 4 tháng 3 năm 1979, trong đó, ngài đă nhận định về t́nh h́nh hết sức nguy hiểm của một thế giới càng văn minh lại càng lo âu sợ hăi bị diệt vong, mà chỉ một ḿnh Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần mới có thể giải cứu. Giờ đây, thật là ư nghĩa trong Mùa Vọng là Mùa trông đợi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh cứu chuộc nhân loại, chúng ta cùng nhau nghe lại một số đoạn tiêu biểu bức thông điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần sau đây: 

Thế giới tân tiến đang vi phạm đến quyền lợi con người được chính ḿnh phác họa ra 

Thế kỷ này, cho đến nay, vẫn là một thế kỷ của những hủy hoại lớn lao đối với con người, của những tàn phá vĩ đại, chẳng những về vật chất mà c̣n cả về luân lư, thực sự là thế, có lẽ trên hết là về mặt luân lư. Đồng ư là, về phương diện này, việc so sánh thời đại này hay thế kỷ này với thời đại khác hay thế kỷ khác không phải là một việc dễ dàng, v́ điều này c̣n lệ thuộc vào những tiêu chuẩn lịch sử. Tuy nhiên, dù không mang ra so sánh chăng nữa, người ta cũng không thể nào không nhận thấy rằng thế kỷ này, cho tới nay, vẫn là một thế kỷ mà người ta đă gây ra cho nhau nhiều bất công và khổ đau. Diễn tiến này đă được dứt khoát chế ngự chưa? Dầu sao đi nữa, về điểm này, chúng ta cũng không thể nào không nhớ lại, bằng một nhận thức và hy vọng sâu xa hướng về tương lai, một nỗ lực sáng chói đă ban sức sống cho Tổ Chức Liên Hiệp Quốc, một nỗ lực dẫn đến việc định nghĩa và thiết lập những quyền lợi khách quan và bất khả xâm phạm của con người, mà những chính quyền là phần tử trong tổ chức này buộc nhau phải cương quyết tuân hành. Cuộc dấn thân nỗ lực này đă được hầu hết mọi chính quyền hiện nay chấp nhận và ưng chuẩn, sự kiện này tạo nên một bảo đảm về quyền lợi con người, làm nó thành một nguyên tắc hoạt động cho an sinh của con người trên khắp thế giới... Bất chấp những luận cứ này, các quyền lợi con người vẫn đang bị vi phạm bằng nhiều h́nh thức, khi mà, trong thực hành, chúng ta thấy trước mắt có những trại tập trung, bạo lực, hành hạ, khủng bố, và kỳ thị dưới nhiều thể cách, th́ sự kiện này phải là hậu quả của những chủ trương khác đang gặm nhấm và hầu như thường vô hiệu hóa những nền tảng nhân bản của những tổ chức và dự án hoạt động tân tiến này. Đối với hiện trạng như thế, cần phải có một trách nhiệm trong việc liên tục điều chỉnh những dự án hoạt động, dựa trên quan điểm về các quyền lợi khách quan và bất khả xâm phạm của con người. (đoạn 17) 

Thế giới tân tiến đang sống trong lo âu sợ hăi bởi cái họ làm ra 

"Con người ngày nay h́nh như chưa bao giờ bị đe dọa bởi cái họ làm ra như vậy, nghĩa là từ thành qủa của việc do bàn tay họ làm, và c̣n hơn thế nữa, của công việc do lư trí con người nghĩ ra cũng như của những khuynh hướng do ư con người muốn. Tất cả những ǵ do hoạt động đa diện này của con người sản xuất ra, thường bằng một đường lối không thể nào thấy trước được, rất là nhanh chóng, chẳng những nó gây nên 'sự tách biệt' (alienation), ở chỗ nó thường lấy đi khỏi con người là tác nhân sản xuất ra chúng, mà hơn thế nữa, nó c̣n trở mặt phản lại chính con người, ít là một phần nào đó, qua những hậu quả gián tiếp nó tác dụng khi trả về cho họ. Nó được và có thể được nhắm thẳng vào con người. Điều này có thể tạo nên một màn thảm kịch chính yếu cho việc hiện hữu con người ngày nay trong một chiều kích rộng nhất và phổ quát của nó. Bởi thế, con người đang sống trong nỗi sợ hăi gia tăng. Họ sợ cái họ sản xuất ra - dĩ nhiên không phải là tất cả những cái ấy, hay hầu hết những thứ ấy, nhưng là một phần của nó, đích xác hơn là cái phần chứa đựng một thừa hưởng đặc biệt bởi tài năng và sự sáng tạo của họ - có thể phản lại chính họ tận gốc rễ; họ sợ rằng nó có thể trở thành phương tiện và dụng cụ cho một cuộc tự diệt không thể nào tưởng tượng nổi, so với tất cả những hủy hoại dữ dội và những hủy diệt bất ngờ trong lịch sử mà chúng ta biết đến th́ chỉ là một bóng mờ. Điều này gợi lên một vấn đề là: Tại sao quyền năng được ban cho con người từ ban đầu để họ làm chủ trái đất (cf. Gen 1:28) lại quay ra chống lại họ, gây ra một t́nh trạng bất an không sao hiểu được, một nỗi sợ hăi ư thức hay vô thức, cũng như một mối nguy hiểm, mà trong những cách thức khác nhau, được truyền lan đến cả gia đ́nh nhân loại ngày nay, và đang thể hiện dưới những phương diện khác nhau?... (đoạn 15) 

"Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại" là Chúa Giêsu Kitô, trung tâm điểm của vũ trụ:           

"Đấng Cứu Chuộc của thế gian! Nơi Người tỏ hiện, bằng một đường lối mới mẻ và tuyệt vời hơn, chân lư nền tảng liên quan đến việc tạo dựng mà Sách Khởi Nguyên chứng tỏ qua những lần lập đi lập lại: 'Thiên Chúa thấy nó tốt lành' (đoạn 1). Sự tốt lành bắt nguồn nơi Đức Khôn Ngoan và T́nh Yêu Thương. Nơi Chúa Giêsu Kitô, thế giới hữu h́nh mà Thiên Chúa dựng nên cho con người (x.Gen 1:26-30), một thế giới mà khi tội lỗi đột nhập 'đă lụy thuộc vào sự hư hoại' (Rm 8:20, x.Rm 8:19-22), phục hồi được mối liên hệ với nguồn mạch thần linh nguyên thủy của Đức Khôn Ngoan và của T́nh Yêu Thương... Khi phân tách một cách sâu xa 'cái thế giới tân tiến này', Công Đồng Chung Vaticanô II đă tiến đến một điểm quan trọng nhất của thế giới hữu h́nh, đó là con người, bằng cách, như Chúa Kitô, tiến sâu vào ư thức con người và bằng cách chạm đến mầu nhiệm nội tại của con người, cái mà ngôn ngữ thánh kinh cũng như không phải thánh kinh đă diễn tả bằng chữ 'trái tim'. Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc thế gian, là Đấng đă thấu nhập vào mầu nhiệm của con người một cách đặc thù và dứt khoát, cũng như Người đă đi vào 'tâm can' của họ. Bởi thế, Công Đồng Vaticanô II đă có lư khi dạy rằng: 'Sự thật đó là chỉ có ở nơi mầu nhiệm của Lời Nhập Thể mà mầu nhiệm của con người mới được sáng tỏ. V́ Adong, con người đầu tiên, kiểu mẫu của Đấng phải đến (Rm 5:14) là Chúa Kitô. Chúa Kitô, một tân Adong, trong việc mạc khải mầu nhiệm về Cha và về t́nh yêu của Cha, đă hoàn toàn tỏ cho con người biết về chính con người họ và làm sáng tỏ ơn gọi cao cả nhất của con người'. Công Đồng tiếp: 'Đấng là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh (Col 1:15), tự Ḿnh là một con người hoàn hảo, Đấng đă phục hồi nơi gịng dơi Adong cái tương tự giống như Thiên Chúa đă từng bị nguyên tội làm biến dạng đi. Bản tính loài người, nhờ được mặc lấy chứ không bị mất đi trong Người, đă được nâng lên nơi chúng ta tới một phẩm vị khôn sánh. V́, nhờ Việc Nhập Thể của Người, Người, là Con Thiên Chúa, một cách nào đó, đă hiệp nhất ḿnh với mỗi một người. Người đă làm việc với đôi tay nhân loại, Người đă suy nghĩ với trí khôn nhân loại. Người đă tác động với ư muốn nhân loại, và Người đă yêu thương với trái tim nhân loại. Được sinh hạ bởi Trinh Nữ Maria, Người thực sự là một ngựi trong chúng ta, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi' (Gaudium et Spes, đoạn 22). Người là Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại". (đoạn 8).  

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể và Vượt Qua.

Thân phận loài người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài

Đă được thần linh hóa và tái tạo khi Chúa hóa thành nhục thể và phục sinh từ trong kẻ chết.

Đến nỗi, Chúa đă đồng hóa với hết mọi người anh chị em đồng loại của chúng con,

để rồi khi chúng con tỏ ra yêu thương chia sẻ với họ là yêu thương chia sẻ với chính Cbúa,

ngược lại là chúng con hất hủi và xúc phạm đến chính bản thân Chúa.

Xin cho chúng con biết trở nên anh chị em của mọi người hơn là đặt vấn đề “ai là anh chị em của  tôi?”. Amen.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL