Chủ nhật 30 A Thường niên

 Mục lục

 

Yêu

Linh Xuân Thôn

Khi con đến với Ngài

NMVST

Cái nh́n tha thứ

Giuse Hoàng Kim Toan

Chi tiết hay

 

Giới răn yêu thương

Phêrô Nguyễn Văn Tài

Yêu Chúa yêu người

Nguyễn Hữu An

Điều răn trọng nhất

PX Vũ Phan Long, ofm

Noi gương chúng tôi và noi gương Chúa

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Công bố nước trời

Hai Tê Miệt Vườn, ofm

Mến Chúa, yêu người

Cao Trí Dũng

Yêu mến Chúa, yêu anh em

Matthêu Vũ

Hai điều luật quan yếu

Cao Trí Dũng

 

 

 YÊU

Linh Xuân Thôn

Minh Sư  rất thích thú với những phát minh mới mẻ.  Khi nh́n thấy một chiếc máy tính nhỏ nằm gọn trong túi áo, ngài rất đỗi ngạc nhiên. 
Về sau ngài nói như mỉa mai : 'Nhiều người xem ra rất thích thú khi sở hữu những chiếc máy tính cỏn con đó, nhưng trong túi của họ không có ǵ đáng để tính cả! ' 
Thời gian sau, một khách hành hương hỏi ngài đă dạy cho đệ tử điều ǵ, Minh Sư trả lời: 'Phải biết đặt đúng những ưu tiên: thà có tiền hơn là được đếm tiền; thà có kinh nghiệm hơn là biết định nghĩa về kinh nghiệm;  thà được yêu hơn là được hiểu biết về t́nh yêu '

(Anthony de Mello, trích trong 'One Minute Wisdom' )

***

Bạn thân mến!  Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa nhật hôm nay cũng nhắc đến chữ YÊU: 'Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.' (Mt.22:37).  Và đó cũng là câu trả lời cho những người Pharisêu khi họ hỏi thử Đức Giêsu:  'Trong sách luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn quan trọng nhất' ( Mt. 22:36)
Tất cả điều răn của Kitô giáo được tóm gọn trong một chữ YÊU. T́nh yêu là cốt lơi của đời sống Kitô, v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu (1Ga 4:8).  Chính v́ t́nh yêu mà Ngôi Hai con một Thiên Chúa đă đến thế gian, mặc lấy thân phận con người, sống như con người và chết cho con người được sống… Tất cả chỉ v́ một chữ YÊU
Lời Chúa hôm nay mời gọi ta hăy lấy t́nh yêu đáp trả t́nh yêu.  Hăy yêu mến Thiên Chúa , không phải với một t́nh yêu hời hợt nửa vời, nhưng là t́nh yêu với cả con tim của ta, với cả linh hồn và thân xác của ta …Khi yêu là lúc ta mạnh dạn bước vào một đại dương mênh mông, là dấn thân trên một con đường dài hun hút. T́nh yêu cứ vẫy gọi trước mặt.  T́nh yêu giúp ta mạnh dạn bước đi mà không biết mệt mỏi, không c̣n sợ hăi nữa … Và nếu một khi ta giới hạn t́nh yêu cũng là lúc ta bóp chết t́nh yêu.
Lời Chúa hôm nay đă liên kết t́nh yêu Thiên Chúa với t́nh yêu tha nhân: 'Ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh' (Mt.22:39).  Yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân là hai điều răn lớn nhất, quan trọng nhất và không thể tách rời nhau. T́nh yêu tha nhân là thước đo t́nh yêu Thiên Chúa.  V́ nếu ai nói: 'Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em ḿnh, người ấy là kẻ nói dối' (1Ga.4:20)
Lời Chúa hôm nay cũng là một nhắc nhở cho tôi phải suy xét về lối sống của ḿnh.  Như ánh sáng của ngọn đèn luôn luôn có đó, khi tôi đến gần ngọn đèn, tôi được ánh sáng chiếu soi.  Hơi ấm của ngọn lửa cũng luôn luôn có đó,  khi tôi đến gần ngọn lửa, tôi được sưởi ấm. Tương tự như vậy, khi tôi đến gần Thiên Chúa, tôi được t́nh yêu của Ngài bao bọc che chở. V́ Ngài là t́nh yêu nên t́nh yêu của Ngài luôn luôn có đó cho tôi hưởng nhờ.  Gần Ngài tôi được hạnh phúc v́ tôi được sống và được bao bọc bởi t́nh yêu.  Xa Ngài, tôi sẽ phải sống trong u sầu thất vọng và  đen tối v́ thiếu vắng t́nh yêu.
Mời bạn cùng với tôi, chúng ta hăy dành ra đôi ba phút ngắn ngủi cùng nhau đi vào ḷng ḿnh để t́m gặp khuôn mặt của Thiên Chúa.  Ngài ở nơi đâu trong cuộc sống của tôi ? Ngài là ưu tiên thứ mấy trong những ưu tiên cần thiết của cuộc đời tôi ? Và tôi có thực sự yêu mến Ngài không?  C̣n người anh em thân cận với tôi nữa … Lời nói nào tôi đă nói với họ ? Cung cách và lối cư xử nào tôi đă dành cho họ ? Tôi có nh́n thấy khuôn mặt của Chúa nơi người anh em thân cận với tôi không ? Ngài ở đâu ? Ngài ở nơi đâu ?

***

Lạy Chúa, đă nhiều lúc con nghĩ rằng: 'Con phải yêu mến chúa để cho Chúa được vui, cho Chúa được hạnh phúc'.  Nhưng không phải thế, con đă nghĩ sai v́ nếu con không yêu mến Chúa là con bị thiệt tḥi và mất mát: thiệt tḥi cho niềm vui trong cuộc sống hôm nay và mất mát hạnh phúc trong cuộc sống đời đời mai sau …Xin cho con luôn khắc ghi trong ḷng để thực thi lời nhắn nhủ mời gọi của Chúa trong Tin Mừng hôm nay: Yêu Chúa và mến thương tha nhân như chính ḿnh,  Amen.

(Linh Xuân Thôn)

 

Mục Lục

Khi con đến với Ngài

 NMVST

Không phải con đă đi t́m Chúa mà con không gặp, nhưng Chúa đă đến t́m con mà Ngài không nhận ra, v́ con tội lỗi quá.

Giờ sát hạch triết lư, giữa giám khảo ANDRE và thí sinh NEAM.

A - Anh có tin Thượng Đế không ?
N - Không, tôi không tin
A - Thế tại sao anh đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật
N - Thưa, v́ Thượng Đế có thật.
A - Ngài có thật ! sao anh lại chối từ ?
N - Hư vô th́ không có ǵ để tranh luận, chỉ hiện hữu mới có vấn đề tin hay chối.
A - Như vậy, sự từ chối là bằng chứng xác nhận Thượng Đế hiện hữu ?
N - Thưa ngài, đúng vậy. Nhưng không phải tất cả mọi người đến nhà thờ vào ngày Chúa nhật đều tin Thượng Đế.
A - Rất đúng !!! Điểm ...

Khi tiếng chuông giáo đường ngân vang, con đến nhà thờ để làm ǵ ?

Chúa sẽ buồn khi mỗi ngày Chúa nhật con đến để ca lên điệp khúc sám hối, tuyên xưng điệp khúc niềm tin, hát vang điệp khúc tán tụng. Rồi ra về, ḷng con rỗng tuếch.

Chúa sẽ buồn khi con đến để nói lên sự hiện diện của Ngài, để làm chứng Ngài vẫn c̣n sống và ra về với trái tim đóng chặt, khô chết.

Chúa sẽ buồn khi con đến chỉ v́ khoe bộ áo mới, v́ thói quen không đi th́ khó chịu, v́ con sợ tội, v́ con sợ bị người khác cười, v́ lợi lộc riêng tư con đang cần giúp... để khi trở về con vẫn hoàn không, không có Chúa.

Chúa sẽ buồn khi con đến với Ngài mà trí con chỉ nghĩ đến nương rẫy chưa làm, mà ḷng con đặt ở số hàng ngoài sạp chưa bán, mối hàng dang dở con đang chạy, cuộc t́nh lư thú con đang hẹn, chuyến ngao du con sắp đi, bửa tiệc ngon con được mời ...

Chúa sẽ buồn khi chỉ một giờ con dành riêng cho Chúa, rồi cuối cùng con lại t́m cách đánh cắp đưa về con, và ngày Chúa nhật không có ǵ là ngày của Chúa mà chỉ là ngày của riêng con.

Và Chúa sẽ thật buồn khi con nghe lời Chúa không như “Lời Hằng Sống” mà là như một câu chuyện cổ tích, nghe lâu cũng chán, giảng lâu cũng nhàm, để rồi chỉ nghe mà không bao giờ con sống.

 

Mục Lục

 

Cái nh́n tha thứ

 

Lm Giuse Hoàng Kim Toan.

Thông thường người ta hay chú ư đến một vết đen trên trang giấy trắng, hơn là nh́n một tờ giấy trắng c̣n một vết đen. Hai cách nh́n, một chiều tiêu cực và một chiều tích cực. Cách nh́n của tiêu cực hướng người ta về vết đen, để rồi không nh́n thấy trang giấy trắng. Cách nh́n tích cực hướng người ta đến trang giấy trắng c̣n lại một vết đen.

Cách nh́n tiêu cực là cách nh́n tẩy chay, phê phán. Người xưa nói : "Nhân vô thập toàn", dừng lại một điểm xấu để chê bai cái tốt, như vậy là cách nh́n lên án, không chấp nhận con người.

Cách nh́n tích cực là cách nh́n hướng về điểm hẹn chín dần, sống là sự chín dần, chín dần trong ân sủng, chín dần trong tính cách người. Không chỉ riêng ta dừng lại nh́n người với cái nh́n tiêu cực mà đôi khi đối với cả chính ta. Câu chuyện "Hai viên gạch" này là minh hoạ.
"Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đă thẳng chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm v́ chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên chú không lấy đó làm phiền ḷng bởi v́ chú biết ḿnh sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.

Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nh́n công tŕnh lao động của ḿnh, chú bỗng cảm thấy có cái ǵ đó đập vào mắt; mặc dù chú đă rất cẩn thận khi xây bức tường, song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nh́n chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đă cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đ̣i đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công tŕnh ấy đă thốt lên:
"Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!".
"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch c̣n lại đă ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao" - vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân ḿnh khi cứ luôn nghiền ngẫm từng lỗi lầm mà ta đă mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và qui trách nhiệm cho ta. Chúng ta đă hoàn toàn quên rằng đó chỉ là 2 viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hẽ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đă làm.

Cần học cách rộng lượng với người khác và với chính ḿnh. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ. Một thế giới t́nh thương là một thế giới được đón nhận.

Thiên Chúa đă tha thứ cho chúng ta và đến lượt chúng ta cũng hăy tha thứ cho nhau. Có ánh mắt nh́n tha thứ là có ánh mắt dựng xây hoà b́nh. Hoà b́nh xây dựng trên nền tha thứ.

Mục Lục

 

 

Chi Tiết Hay

Phúc Âm
Matthêu 22:34-40

Khi nghe tin Đức Giêsu đă làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, th́ những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: 'Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn lớn nhất ? Đức Giêsu đáp: 'Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu. C̣n điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi hăy yêu người thân cận như chính ḿnh.


Tất cả Luật Mô sê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy'.

 

Chi Tiết Hay

  • Luật Do-thái có tất cả 613 điều răn. Tất cả đều phải tuân giữ, nhưng các thầy rabi thường tranh luận với nhau đến bất tận về tầm mức quan trọng của mỗi luật để chia ra thành điều răn 'lớn' và điều răn 'nhỏ'.
  • Hai điều răn Đức Giêsu trích dẫn là từ sách Thứ Luật 6:5 và sách Lêvi 19:18. Có thể suy ra là Ngài là người đầu tiên liên kết hai điều răn này với nhau. Ngài đặt kính yêu Thiên Chúa trước tiên, và sau đó là thương người; chúng ta chỉ có thể thương người khi chúng ta kính yêu Thiên Chúa. Ngài nhắc nhở rằng các điều răn Thiên Chúa truyền ban là để cho con người kết hợp với Thiên Chúa.
  • Thứ Luật 6:5 là điều răn căn bản và chính yếu của Do-thái giáo. Cho tới bây giờ, điều răn này được dùng để mở đầu mỗi buổi lễ của người Do thái, và đây cũng là luật đầu tiên các trẻ em Do thái phải nhớ. Ḷng kính yêu Thiên Chúa phải là hoàn toàn, bao gồm mọi suy xét, cảm kích, và là nguyên động cho cuộc sống.
  • Theo văn hóa của người vùng Địa trung hải, yêu thương là hoàn toàn quyến luyến với nhau.

Một Điểm Chính

 

Điều răn trọng nhất là phận sự đối với Thiên Chúa và nhân loại: kính yêu Thiên Chúa, và rồi thương người là tạo vật Thiên Chúa đă dựng nên theo h́nh ảnh Ngài.

 

Suy Niệm

  1. Trưóc khi thương ngựi chúng ta phải kính yêu Thiên Chúa. Từ muôn đời Thiên Chúa đă thương yêu con người, và Ngài ao ước chúng ta đáp lại. Nh́n lại những kinh nghiệm sống của chúng ta, khi chúng ta mở ḷng cho t́nh yêu Thiên Chúa phát triển, th́ t́nh yêu ấy giúp chúng ta thế nào để thương người chung quanh, kể cả những người chúng ta không mấy ưa thích ? Kính yêu Thiên Chúa là điều chính yếu cho đời sống nội tâm ? Thương người có phải là tác động cần thiết để đo lường sự trung thực của ḷng kính yêu Thiên Chúa của chúng ta ?
  2. Kính yêu Thiên Chúa có dễ dàng hơn thương người không ? Suy niệm lời giảng dạy: 'Kính yêu Thiên Chúa trước tiên, rồi thương người'.
  3. Suy niệm về ḷng kính yêu Thiên Chúa của chúng ta. Phân tách ḷng kính yêu Thiên Chúa bằng cách nhận định cách chúng ta thường đáp lại t́nh yêu của Thiên Chúa - theo ư ta hay theo ư Chúa ?
  4. Đức Giêsu dạy chúng ta một cách để thương người: 'Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần làm như thế cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy' (Mt. 25:40). Làm thế nào chúng ta có thể t́m thấy Chúa Giêsu trong các người chung quanh, kể cả những người chúng ta không ưa thích ?

 

Mục Lục

 

GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG

Đ.Ô. Phêrô Nguyễn Văn Tài



                Tuần báo Newsweek số ra ngày 10/8/1993 đă ghi lại một sáng kiến mới lạ tại Nhật, đó là "Sư máy". Vị sư máy này, mới nh́n qua, không khác ǵ vị tu hành thực thụ: đầu cúi xuống, mắt khép lại, môi và các cơ bắp trên gương mặt cử động theo nhịp cầu kinh ghi sẵn, một tay cầm chuỗi đưa lên, một tay th́ gơ mơ.  Mỗi vị sư máy có thể cầu kinh không biết mỏi mệt, và có thể thuộc toàn bộ kinh kệ của mười giáo phái Phật giáo khác nhau tại Nhật.  Sáng kiến này được đưa ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu ơn gọi sư săi ngày càng khan hiếm trong các Giáo hội Phật giáo tại Nhật.  Tuy nhiên, như tác giả bài báo ghi nhận: những cái máy làm được mọi sự, duy chỉ một điều chúng không thể làm được, đó là chúng không biết yêu thương.

 

                                   ***********************************
                Yêu thương là đặc điểm của con người.  Thú vật có thể có cảm giác, nhưng đó không hẳn là yêu thương.  Chỉ có con người được tạo dựng theo và giống h́nh ảnh Thiên Chúa t́nh yêu mới thực sự được mời gọi yêu thương mà thôi.
                Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho chúng ta ơn gọi cao cả của con người.  Trả lời cho thắc mắc của luật sĩ, Chúa Giêsu đă thu tóm tất cả lề luật thành một giới răn duy nhất là mến Chúa và yêu người.  Hai mệnh lệnh này là một giới răn duy nhất, bởi v́ không thể kính mến Chúa mà lại ghét bỏ h́nh ảnh của Ngài là con người, cũng như không thể yêu thương con người mà lại không nhận ra và yêu mến Thiên Chúa là nguồn mạch t́nh yêu chân thật.  Tách biệt hai mệnh lệnh ấy là chối bỏ t́nh yêu.  Các luật sĩ và các biệt phái thời Chúa Giêsu quả là những người đạo đức: họ ăn chay, cầu nguyện và tỏ ra yêu mến Thiên Chúa hơn ai hết; thế nhưng Chúa Giêsu đă điểm mặt họ là những kẻ giả h́nh, bởi v́ ḷng yêu mến Chúa nơi họ không được thể hiện bằng t́nh yêu đối với tha nhân.  Chúa Giêsu c̣n gọi họ là những mồ mả tô vôi, bên ngoài th́ bóng loáng, nhưng bên trong th́ thối rữa.  Có thể so sánh thái độ giả h́nh ấy với một người máy: người máy có thể làm được nhiều cử chỉ ngoạn mục, nhưng không có một tâm hồn để yêu thương thực sự.
                Yêu thương là kiện toàn lề luật; yêu thương là cốt lơi, là linh hồn của Đạo.  Đi Đạo, sống Đạo, giữ Đạo, xét cho cùng chính là yêu thương; không yêu thương th́ con người chỉ c̣n là một thứ người máy vô hồn.  Thánh Gioan Tông đồ, người đă suốt đời sống và suy tư về t́nh yêu, vào cuối đời, ngài đă tóm gọn tất cả thành một công thức: "Thiên Chúa là T́nh Yêu", và ngài dẫn giải: "Ai nói ḿnh yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em th́ đó là kẻ nói dối, bởi v́ kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy".
                Nguyện xin cho cuộc sống của chúng ta ngày càng được thanh luyện và gần gũi hơn với cốt lơi của Đạo là Yêu Thương.

Đ.Ô. Phêrô Nguyễn Văn Tài

 

                                  ***********************************

 

Lạy Chúa,

Ước ǵ con có thể yêu Chúa

Bằng một trái tim sốt mến,

Dứt khoát hiến dâng!

Ước ǵ con biết yêu Chúa v́ Chúa

Và ở lại trong t́nh yêu Chúa

Như những nhà thần bí lớn đă biết yêu Chúa…

 

Chớ ǵ con có thể đồng thời yêu anh em

Bằng một trái tim nhân từ, niềm nở thủy chung,

V́ Chúa, v́ anh em,

Mà vẫn đơn sơ, chân thành,

Ân cần săn sóc, hoà ḿnh với họ,

Luôn sẵn sàng yêu mỗi người,

Yêu mọi người, xem tất cả là Dân Chúa.

 

Chớ ǵ con biết yêu anh em

Như Chúa yêu họ, như Chúa yêu con....

Song lạy Chúa, đâu có dễ như vậy

Đối với trái tim phàm hèn con,

Bao giờ cũng chứa đầy tự ái,

Có lúc lạnh lùng như sắt đá,

Có lúc quá trớn bồng bột..

Jean Dozolme

Mục Lục

 

YÊU CHÚA YÊU NGƯỜI.

 

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 

Nhóm Pharisiêu liên minh với nhóm Hêrôđê gài bẫy Chúa Giêsu về vấn đề nộp thuế cho Cêsarê. Họ đă thất bại. Nhóm Pharisiêu lại tiếp tục liên kết với nhóm Xađốc gài bẫy lần nữa; có bảy anh em trai cùng lấy một người vợ, ngày tận thế khi sống lại, người đàn bà đó là vợ của ai trong bảy anh em? Họ cũng thất bại. Chưa chịu thua. Lần này như bài Phúc Âm thuật lại, họ chọn ra một người thông luật để tranh luận với Chúa Giêsu. Thưa Thầy, trong lề luật giới răn nào trọng nhất? Đây là một câu hỏi hóc búa, bởi v́ đạo Do thái có rất nhiều khoản luật mà luật nào cũng đều quan trọng cả.Luật Do thái có tất cả 613 điều luật khác nhau, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 luật phải giữ. Điều răn nào lớn nhất? Lớn nhất tức là quan trọng nhất. Sở dĩ họ đặt câu hỏi này với Chúa Giêsu là v́ một phần v́ họ không nhất trí đựơc với nhau, phần v́ muốn thử Chúa Giêsu để mong đặt Người vào thế bí không thể giải quyết được.

Chúa Giêsu đă trả lời rất xuất sắc: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi hềt ḷng hết linh hồn hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và là điều răn đứng đầu. C̣n điều răn thứ hai cũng giống điều răn này là ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh.

Như thế trong 613 điều luật, Chúa Giêsu đă chọn lọc ra hai điều luật quan trọng nhất là mến Chúa và yêu người từ sách Đệ Nhị Luật (Dnl 6,5) và sách Lêvi (Lv 19,18). Người liên kết hai điều đó lại: mến Chúa th́ phải yêu người, yêu người th́ phải mến Chúa. Cả hai điều ấy có thể tóm lại thành một điều duy nhất là yêu thương. Yêu thương là cốt lơi của tất cả mọi khoản luật khác. 

Suốt cuộc đời, Chúa Giêsu đă làm chứng về sự quan trọng của hai luật đó. Người không chỉ làm chứng bằng lời giảng dạy mà c̣n bằng chính cuộc sống và cái chết của ḿnh.

Yêu Thiên Chúa hết ḷng, hết trí khôn, hết linh hồn. Ḷng mến Chúa phải toàn diện, liên quan đến trái tim linh hồn và cả khối óc của con người.T́nh yêu ấy phải là động lực thúc đẩy tất cả mọi hoạt động tinh thần cũng như thể xác. Chúa Giêsu đă yêu mến Chúa Cha, luôn sống đẹp ḷng Cha, luôn dành thời giờ cầu nguyện tâm sự với Cha. Chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết thập giá bởi ḷng yêu mến Cha và yêu thương nhân loại.

Yêu người thân cận như chính ḿnh, điều răn này cũng quan trọng ngang với điều răn thứ nhất về ḷng mến Chúa, v́ ḷng yêu người phát xuất từ ḷng mến Chúa và cũng cần thiết như ḷng mến Chúa vậy.

 

Đọc Phúc âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu thể hiện ḷng yêu mến đối với hết mọi người.

-Với người ngoại giáo Samaria, trước đây người Do thái xa lánh khinh khi, nay Chúa gần gũi trân trọng.

-Với người tội lỗi, trước đây người Do thái kết án loại trừ, nay Chúa liên kết t́m về.

-Với người thù địch, trước đây người Do thái báo oán tiêu diệt, nay Chúa cầu nguyện làm ơn.

-Với người nghèo, trước đây người Do thái dửng dưng coi thường, nay Chúa chăm sóc tôn trọng.

-Với người anh em, trước đây người Do thái vị kỷ nhỏ nhen, nay Chúa vị tha quăng đại.

 

Chúa Giêsu đă sống t́nh yêu Thiên Chúa và t́nh yêu con người thật tuyệt hảo. Người c̣n ban thêm điều răn mới: Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương  anh em. Yêu thương nhau như Thầy đă yêu, yêu Chúa và yêu người. Yêu Chúa và yêu người có một động từ chung là yêu. Đối tượng của động từ yêu này có vẻ khác biệt nhưng lại không phân biệt. Hai điều răn ấy tuy hai mà một, giống như hai trang của cùng một tờ giấy, tuy hai mặt khác nhau nhưng cũng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Yêu người là yêu Chúa và yêu Chúa là yêu người. Người Kitô hữu có đức tin sẽ nh́n thấy Thiên Chúa nơi anh chị em mà ḿnh gặp gỡ hàng ngày, yêu Chúa nơi họ.

Hai điều răn mến Chúa, yêu người không thể tách rời nhau.Yêu Thiên Chúa chắc chắn dẫn đến yêu tha nhân.T́nh yêu tha nhân cần đặt nền trên Thiên Chúa.Người Kitô hữu đi từ nhà thờ ra nơi cuộc sống rồi từ cuộc sống đi vào nhà thờ.Ngoài cuộc đời, họ gặp Chúa nơi anh em.Trong nhà thờ, họ gặp anh em nơi Chúa.Thánh Gioan đă nói: Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em ḿnh, người ấy là kẻ nói dối; v́ ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, th́ không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy (1Ga 4,20). Do đó, “ai yêu mến Thiên Chúa th́ cũng phải yêu thương anh em ḿnh” (Ga 4,21).  

Có câu chuyện kể rằng: Một ông vua kia có một thư viện rất lớn, trong đó lưu trữ rất nhiều sách vở quư giá như một kho tàng trí thức của nhân loại. Nhà vua muốn đọc tất cả các sách, nhưng không sao đọc được như ư muốn. Một hôm vua cho triệu tập các nhà bác học, các thầy dạy đạo lại để yêu cầu họ tóm gọn lại tất cả các sách thánh hiền thành một ngàn quyển thôi. Nhưng sau đó, vua vẫn thấy số đó là nhiều, nên yêu cầu họ tóm lại thành một trăm. Nhưng rồi vẫn thấy c̣n nhiều, vua yêu cầu họ tóm lại các tư tưởng thánh hiền trong một quyển mà thôi. Các nhà thông thái đều bối rối, không biết phải tóm ra sao, v́ tất cả các sách thánh hiền đều đă được thu gọn vào nhiều chủ điểm tinh hoa nhất trong một trăm cuốn, không thể tóm gọn hơn được nữa. Trong lúc đang bế tắc, th́ một cụ già thông thái đă đứng lên phát biểu: "Thưa quư vị, phàm ở đời th́ hai điều quan trọng nhất là tín và nghĩa. Đây là mục đích của tất cả các sách thánh hiền xưa cũng như nay. Tín là sự tin tưởng dành cho Ông Trời và nghĩa là cách ăn ở có trước có sau dành cho người đời. Nói cách khác, đó là ḷng mến Chúa và đức yêu người. Hai điều này là bản tóm lược toàn bộ Thánh Kinh. Như vậy Thánh Kinh là cuốn sách hay nhất và là bản tóm của tất cả các sách thánh hiền xưa nay". Nghe vậy, toàn thể những người hiện diện đều đồng ư. C̣n bạn, bạn có thấy Thánh Kinh là sách dạy chúng ta về ḷng mến Chúa và yêu người đầy đủ và có giá trị nhất hay không ? Bạn nên có thái độ nào đối với Lời Chúa trong Thánh Kinh, để nhờ đó, chúng ta có thể sống được t́nh mến Chúa yêu người ? 

Đức Cha Giuse Vơ Đức Minh là Đại diện HĐGM Việt Nam tại Thượng HĐGM thế giới lần thứ 13 về Lời Chúa. Trong bài tham luận sáng ngày 11-10-2008, ngài nói:

”Lời Chúa giúp khám phá chân dung đích thực của Chúa Giêsu Kitô, hiện thân t́nh yêu cứu độ của Thiên Chúa, qua mầu nhiệm thập giá. Do kinh nghiệm đau thương mà Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam cảm nghiệm, mầu nhiệm Thánh Giá không những trở nên gần gũi với đời sống thường nhật, nhưng c̣n là nhân tố thiết yếu qui tụ dân Chúa. Vốn thừa hưởng nền văn hóa ngàn năm về việc ”tôn kính tổ tiên” biểu lộ ḷng hiếu thảo của dân tộc chúng tôi, các tín hữu Công Giáo, để cử hành lễ giỗ của người thân trong gia đ́nh, thường lấy hứng từ Bữa Tiệc Ly, từ cuộc Thương Khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, gương của Chúa đánh động sâu xa tâm hồn người Việt Nam. Các tŕnh thuật về những thử thách mà các Tổ Phụ và Ngôn Sứ, đặc biệt là ông thánh Gióp trong Cựu Ước, và của Đức Mẹ Maria, thánh Giuse và các thánh tông đồ trong Tân Ước đă chịu đựng, tiếp tục nâng đỡ đức tin của các tín hữu Công Giáo. 

Lời Chúa, sinh động trong ḍng lịch sử Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam, đă trở thành nguồn hy vọng cho các tín hữu bị bách hại. Kinh nghiệm của các vị Tử Đạo và các thế hệ các vị chủ chăn, tu sĩ và giáo dân, là một bằng chứng hùng hồn. Để diễn tả chân lư đó, ĐTC Biển Đức 16, trong thông điệp Spe salvi, đă trích dẫn đích danh hai người Việt Nam, đó là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, và ĐHY rất đáng thương tiếc Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận”. 

Trong bài phát biểu sáng 14-10-2008 tại Thượng HĐGM thế giới, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, đă đề cao sự nâng đỡ của Lời Chúa cho các tín hữu Công Giáo tại Việt Nam, giữa các cơn thử thách, bách hại.

Trước sự hiện diện của ĐTC và 241 nghị phụ, Đức cha nói:

Giáo Hội tại Việt Nam, một trong những Giáo Hội bị thử thách nặng nề nhất v́ các cuộc bách hại đẫm máu và liên tục. Bị đẩy vào trong một lịch sử dệt bằng hận thù, chiến tranh ư thức hệ và những hạn chế kỳ thị, các tín hữu Công Giáo chúng con ngày càng xác tín rằng chỉ có Lời Chúa mới có thể giữ chúng con ở lại trong t́nh thương, trong an vui, hiệp thông và bao dung.

Con cũng đau ḷng mà thưa với ĐTC và các nghị phụ rằng cho đến nay Việt Nam chiếm hàng đầu về các vụ phá thai. Nhưng điều đáng nói là thảm trạng này đă khơi lên nơi các tín hữu Công Giáo phong trào ”bênh vực sự sống”: họ đi t́m các bào thai bị phá trong các nhà thương, rửa tội cho các bào thai ấy nếu c̣n sống thoi thóp, và thành lập các nghĩa trang để an táng. Ban đầu, hành động này bị chính quyền và các vị lănh đạo nhà thương coi là tội ác, khiến cho các tín hữu Công Giáo phải hành động bí mật. Nhưng nay, tuy nhà chức trách chưa cho phép, nhưng họ để cho làm. Vài nhà làm điện ảnh đă quay thành những phim tài liệu và các kư giả ca ngợi việc làm ấy của các tín hữu Công Giáo trên các cơ quan truyền thông. Tại sao có sự tiến bộ như vậy? Thưa v́ người ta nhận rơ hơn chứng tá của các tín hữu Công Giáo, những người sống Lời Chúa, và dưới ánh sáng của Lời ấy, họ tôn trọng sự sống.

 

Lời Chúa là sự sống cho con người mọi nơi và mọi thời. Xin dâng lên Chúa những tâm t́nh cầu nguyện.

 

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin tạ ơn Chúa đă đến dạy bảo loài người về hai giới răn quan trọng nhất là yêu Chúa và yêu người.

Xin dạy chúng con biết sống tâm t́nh biết ơn về những hồng ân Chúa ban, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi người. Xin dạy chúng con nhận ra h́nh ảnh Chúa nơi anh em để chúng con yêu Chúa và yêu người với tâm hồn rộng mở.  

Lạy Chúa là Thần Khí sự sống và là t́nh yêu,

Xin ban cho con một thời để yêu và một thời để sống,

để con sống v́ t́nh yêu Thiên Chúa,

để con yêu v́ cuộc sống muôn loài.

Xin dạy con biết yêu những điều tốt đẹp cao quư

và biết ghét những điều đê tiện xấu xa.

Xin dạy con luôn sống v́ những điều ḿnh yêu,

và dám chết v́ những điều ḿnh ghét.

Xin cho con biết đưa t́nh yêu vào cuộc sống,

để mỗi giây phút sống,

con đều cảm nhận đựơc niềm hạnh phúc yêu thương.

Xin cho con biết đưa sự sống vào t́nh yêu

để từng giây phút yêu,

con đều làm cho đời sống thêm giá trị.

Cuối cùng,

xin cho con biết hoà nhập cả hai nên một,

để sống là yêu và yêu là sống,

v́ hiểu được rằng Thiên Chúa Hằng Sống

cũng chính là Thiên Chúa T́nh Yêu. Amen 

 

Mục Lục

 

 

Điều răn trọng nhất

(Mátthêu 22,34-40 – CN XXX TN - A)

 

                                                                                                                                Lm PX Vũ Phan Long, ofm

 

1.- Ngữ cảnh

                Trong cấu trúc văn chương của TM Mt, đoạn văn 22,34-40 phải được coi như một bài tường thuật về một cuộc tranh luận nữa của Đức Giêsu với các đối thủ, là các đại diện Do-thái giáo chính thức. Họ t́m cách gài bẫy Đức Giêsu bằng chính những lời nói của Người (cc. 15 và 35) về những vấn đề ngày càng thêm quan trọng: nộp thuế cho Xêda, là vấn đề đặt đối lập các nhóm Hêrôđê, Pharisêu và Nhiệt Thành (Quá Khích) với nhau; sự sống lại của kẻ chết, là vấn đề được phái Xađốc đặt ra; điều răn lớn nhất, là mối bận tâm của người Do-thái tuân thủ luật Môsê nghiêm nhặt, tức phái Pharisêu. Các vấn đề ấy được đặt ra cho một vị Rabbi: “Thưa Thầy” (didaskale; x. cc. 15.24.36); đây là danh hiệu cho thấy là họ hiểu Đức Giêsu đứng vào vị trí nào. Vấn đề cuối cùng được chính Đức Giêsu nêu ra sẽ là vấn đề “con vua Đavít” (22,41-46). Đây là bốn vấn đề thường được người Do-thái thời Đức Giêsu tranh luận nhiều nhất.

Có lẽ bản văn hôm nay cũng phác lại một cuộc gặp gỡ nào đó giữa Đức Giêsu và một vị tôn sư của Do-thái giáo; vị này hẳn là muốn làm sáng tỏ hoặc đào sâu các điều răn. Ở Mc 12,28-34 và Lc 10,25-28, ta không thấy có giọng điệu bút chiến như ở bản văn Mt (x. c. 34). Riêng trong bản văn Mt, vị thông luật hỏi là để “thử” Đức Giêsu.

 

2.- Bố cục

                Bản văn có thể chia thành ba phần:

                1) Người Pharisêu quy tụ lại (22,34);

                2) Câu hỏi về điều răn trọng nhất (22,35-36);

                3) Câu trả lời của Đức Giêsu (22,37-40).

 

3.- Vài điểm chú giải

- Điều răn nào là điều răn trọng nhất (36): Do-thái giáo vẫn đang đi t́m một nguyên tắc thống nhất. Các kinh sư cũng t́m cách xác lập một hệ thống tổng hợp với các đường hướng chủ đạo: Đavít xác định mười một điều (Tv 15,2-5), Isaia sáu (Is 33,15), Mikha ba (Mk 6,8), Amốt hai (Am 5,4), và Khabacúc một (Kb 2,4). Đây là bản tóm lược của Rabbi Simbai (tk 3).

- yêu mến hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn (37): Theo nhân học híp-ri, “trái tim” (ḷng) là cơ sở của t́nh cảm; c̣n “linh hồn” là phương diện sinh lực của con người. “Trí khôn” (dianoia) là từ Hy-lạp cũng có ư nghĩa như “trái tim” theo ngôn ngữ Híp-ri. Mt đă lấy từ Mc 12,30 (“ḷng, linh hồn, trí khôn và sức lực”), nhưng bỏ “sức lực” và chọn giữ lại “trí khôn” để có bộ ba. Cả ba danh từ này được dùng theo nghĩa tổng hợp: t́nh yêu đối với Thiên Chúa phải trọn vẹn, huy động tất cả con người.

- Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ (40): Đức Giêsu không chỉ đặt hai điều răn này đứng đầu 613 quy định của Luật Môsê, như thể ở bên cạnh các quy định ấy; Người c̣n làm thành một tổng hợp. “Luật và các Ngôn sứ” là một thành ngữ tiêu biểu để diễn tả ư muốn của Thiên Chúa đă được ghi giữ trong Kinh Thánh. Vậy từ nay, người ta không c̣n phải lo lắng giữ 248 điều buộc và tránh 365 điều cấm nữa!

 

4.- Ư nghĩa của bản văn

* Người Pharisêu quy tụ lại (34)

Bản văn hôm nay vẫn nằm trong chiều hướng các cuộc tranh luận các nhóm đại diện Do-thái giáo chính thức gây ra với Đức Giêsu. Tuy vậy, các hoàn cảnh tiêu cực này vẫn không ngăn cản Đức Giêsu cống hiến những mạc khải hoặc giáo huấn quan trọng.

 

* Câu hỏi về điều răn trọng nhất (35-36)

                Một người thông luật trong nhóm đă hỏi để “thử” Người (c. 35). Tuy nhiên, câu hỏi này cũng có lư do của nó: các trường phái và các vị thầy Israel vẫn đang cống hiến những lối phân phối và giải thích Lề Luật khác nhau. Họ đă phân tích Luật ra thành 613 điều khoản khác nhau. Các kinh sư đă chọn chủ trương giữ luật thật chi li (“vị luật”). Xu hướng vị luật tỉ mỉ này làm phát sinh khi th́ niềm vui do tuân giữ được trọn vẹn các điều khoản, khi th́ sự tự măn kiểu Pharisêu (x. Lc 15,29), khi th́ sự lo lắng v́ không tuân giữ được tất cả (x. Mt 19,18). Dù sao, cần phải t́m ra một nguyên tắc thống nhất giúp người ta biết định hướng trong cuộc đời và nhất là biết cách quyết định trong các chọn lựa thực tiễn. V́ thế, câu hỏi của vị thông luật không chỉ có tính cách lư thuyết nhà trường, nhưng cũng diễn tả một nhau cầu thực tế.

 

* Câu trả lời của Đức Giêsu (37-40)

                Câu trả lời của Đức Giêsu cũng chẳng độc đáo, dù là trong lời nhắc lại giới răn t́nh yêu đối với Thiên Chúa, hay trong lời nhắc nhớ về t́nh yêu đối với người thân cận. Cả hai điều răn này đều được nói đến trong Lề Luật, và bất cứ người Israel tốt lành nào cũng đều ghi nhớ mà tuân giữ. Đức Giêsu đă chỉ làm một việc là trích sách Đệ nhị luật (6,4-5) và Lêvi (19,18). Nếu có lạ là ở chỗ Người đă đặt hai điều răn này ngang hàng với nhau: “cũng giống” có nghĩa là điều răn thứ hai cũng đáng được quan tâm tuân giữ như đối với điều răn thứ nhất, tức là Người nối kết hai điều răn với nhau và dành cho chúng vị trí cao nhất. Hơn nữa, Đức Giêsu c̣n tuyên bố rằng “tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy”, có nghĩa là hai điều răn này diễn tả trọn vẹn thánh ư Thiên Chúa, do đó hàm chứa tất cả mọi điều răn khác, hay là tất cả các điều răn khác quy về hai điều răn này. Như thế yêu mến người thân cận có nghĩa là phải dành cho người thân cận một sự chăm sóc, một t́nh yêu y như dành cho Thiên Chúa. Nói cách khác, người thân cận cũng phải được yêu mến “hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn”. Không cần phải phân biệt giữa ba từ ngữ này, bởi v́ hy-ngữ thường dùng hai từ “trái tim” và “trí khôn” để dịch từ leb Híp-ri (=  trái tim). Câu văn có nghĩa là phải vận dụng tất cả bản thân mà yêu mến Thiên Chúa.

                Như vậy, câu trả lời của Đức Giêsu đă rơ. Phải yêu mến người khác với trọn vẹn bản thân ḿnh, tức là trong thực tế không chỉ bằng lời nói, c̣n về phương diện con người, bằng cách giúp đỡ tận t́nh, nồng nhiệt. Cách đặt ngang hàng hai điều răn như thế, chúng ta đă thấy trong Bài Giảng trên núi, trong đó Đức Giêsu mời gọi người ta làm hành vi phượng tự sau khi đă giao ḥa với người anh em (5,23-24) và yêu mến cả kẻ thù như Thiên Chúa yêu họ (5,44-48).

 

+ Kết luận

                Câu trả lời của Đức Giêsu không phải là câu trả lời của một kinh sư, dù Người được các người Pharisêu coi như thế. Đây là câu trả lời của vị Chúa Tể Lề Luật. Chính Người công bố Luật và chính Người hoàn tất Luật (x. 5,17). Chính do sự kiện Đức Giêsu hoàn tất Luật mà Người mang lại cho Luật tính chất mới mẻ đích thật. T́nh yêu đối với Thiên Chúa và t́nh yêu đối với tha nhân không phải chỉ là những thái dộ con người bị buộc phải có; hai t́nh yêu này nhập thể nơi bản thân Đức Giêsu. Chính v́ Người đă đến dùng cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người mà hoàn tất “Luật và các Ngôn sứ”, mà Người có thể công bố với giọng uy quyền rằng toàn thể Giao ước cũ đều “tùy thuộc” vào việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Chính nơi Người mà không những Luật Môsê, dưới dạng điều răn, mà cả lời hứa ân phúc, được các Ngôn sứ loan báo, đă được thực hiện trọn vẹn.

 

5.- Gợi ư suy niệm

1. Khi tuyên bố về điều răn trọng nhất (“hai trong một”), Đức Giêsu đă công bố sự giải phóng tuyệt vời cho con người. Bây giờ, ta chỉ c̣n phải tuân giữ hai điều mà thôi. Người nào chu toàn thật sự những ǵ được yêu cầu trong hai điều răn này th́ có thể chắc chắn là đă hoàn tất Lề Luật và thực hiện ư muốn của Thiên Chúa (x. Mt 7,12; Gl 5,14; Rm 13,8-10). Đây chính là điều Thiên Chúa nhắm khi tạo thành con người. Họ được tạo nên để vâng phục Thiên Chúa như chủ và chúa của ḿnh, và cũng để yêu thương Người như cha của ḿnh. Thế mà sự vâng phục chỉ nên trọn vẹn trong t́nh yêu mà thôi.

2. Người thân cận không phải chỉ là người thuộc về cùng một dân tộc, ở trong cùng một quốc gia, nói cùng một ngôn ngữ. Bất cứ ai cũng có thể là người thân cận của tôi, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Tránh né luật yêu thương bằng cách nói đến những người thân cận ở xa, để lơ đi những người ở bên ḿnh đang cần được ḿnh quan tâm, là một cám dỗ dễ rơi vào. Chính t́nh yêu đối với Thiên Chúa và t́nh yêu của Thiên Chúa phải là mẫu mực cho t́nh yêu của con người đối với nhau.

3. Yêu thương anh em không phải chỉ bởi v́ Thiên Chúa yêu cầu, để vâng lời Thiên Chúa. Liên hệ giữa hai t́nh yêu này không phải là một liên hệ pháp lư, vơ đoán, mà là liên hệ nội tại: ta không thể yêu mến Thiên Chúa nếu không yêu thương anh em. Trong khi yêu thương người khác v́ chính họ, ta yêu mến Thiên Chúa v́ chính Người. Chỉ có một t́nh yêu duy nhất, v́ con người chỉ có một con tim. Ta có thể suy ngẫm lại bài thánh ca đức mến của thánh Phaolô để thêm xác tín về điểm này (1 Cr 13,4-6).

 

Mục Lục

 

 

Anh em đă noi gương chúng tôi và noi gương Chúa

Chú giải Thánh Thư Chúa Nhật XXX TN – A (1 Tx 1, 5c-10)

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Trong bài Thánh Thư tuần trước, Thánh Phaolô nói đến quyền năng của Chúa Thánh Thần trong việc rao giảng Tin Mừng đồng thời nhắc cho các tín hữu Thêxalônica rằng Thiên Chúa yêu thương họ, và việc họ đáp trả t́nh yêu này bằng ba nhân đức Tin, Cậy và Mến như thế nào. Bài đọc tuần này tiếp tục phần mở đầu của Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica. Trong đó ngài cám ơn họ v́ sự tiếp đăi nồng hậu họ đă dành cho ngài. Đồng thời ngài ca ngợi họ về việc họ noi gương các ngài làm tông đồ bằng gương sáng thay v́ bằng lời nói. Nhờ họ đă sống đạo một cách gương mẫu như thế mà Lời Thiên Chúa được lan ra khắp vùng, tạo điều kiện dễ dàng cho các Tông Đồ khi đi rao giảng.

5c - Khi chúng tôi c̣n ở giữa anh em, anh em biết chúng tôi sống thế nào v́ anh em.

Trong câu này Thánh Phaolô nhắc lại cách ngài đă sống và cư xử với mọi người khi c̣n ở Thêxalônica. Một vị tông đồ chân chính là người sống những điều ḿnh rao giảng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Câu này không những thích hợp cho các tông đồ, như các linh mục, mà c̣n cho tất cả những ai có nhiệm vụ giáo huấn người khác, kể các cha mẹ, các thầy cô, các Giáo Lư viên và các bậc huynh trưởng. Chúng ta không mong con cái ḿnh chân thật nếu chính ḿnh lại nói dối. Chúng ta không hy vọng học sinh vâng lời chúng ta khi chính ḿnh lại chống đối bề trên. Chúng ta không mong giáo dân đạo đức khi chủ chăn nguội lạnh. Chúng ta không mong ǵ con cái yêu Chúa khi cha mẹ yêu tiền hơn Chúa. Chúng ta không mong có học sinh tốt khi thầy cô xấu….

Câu 6 - Và anh em đă noi gương chúng tôi và noi gương Chúa, đă nhận lấy lời rao giảng giữa bao gian truân, với ḷng hân hoan trong Thánh Thần,

Anh em đă noi gương chúng tôi và noi gương Chúa – Thánh Phaolô không nói rằng noi gương Chúa trước rồi mới noi gương chúng tôi, mà ngài đặt gương của chúng tôi trước gương của Chúa. Thật ra gương của chúng ta cũng là gương của Chúa v́ chúng ta là công cụ Chúa dùng để mọi người thấy Chúa. Mỗi Kitô hữu là một tấm gương phản chiếu h́nh ảnh Chúa cho mọi người. Ngày nay người ta không c̣n trực tiếp gặp Đức Kitô nữa, nhưng gặp Người qua các Kitô hữu. Nếu h́nh ảnh của Chúa nơi chúng ta bị lu mờ hay méo mó th́ người khác cũng thấy Chúa lu mờ hay méo mó qua chúng ta. Thánh Phaolô nhiều lần nhắc nhở các tín hữu phải theo gương ngài. Chính anh em biết rằng anh em phải theo gương chúng tôi; chúng tôi đă không sống vô kỷ luật khi ở giữa anh em. Chúng tôi cũng đă không ăn bánh của ai mà không trả tiền, nhưng chúng tôi đă vất vả khổ cực làm việc đêm ngày để không trở nên gánh nặng cho ai trong anh em. Không phải là v́ chúng tôi không có quyền, nhưng là làm gương để anh em noi theo chúng tôi” (2 Th 3:7-9).

Ngày nay có bao nhiêu mục tử dám nói với giáo dân hay Giáo Lư viên nào dám nói với học viên của ḿnh: “Anh em, hăy cùng nhau bắt chước tôi, và để tâm đến những ai sống theo gương mà anh em thấy nơi chúng tôi” (Ph 3:17) không?

Chỉ có một cách duy nhất để làm gương cho người khác là chúng ta phải noi gương Chúa: khiêm nhường, hiền lành, vâng phục Thánh Ư Chúa Cha. Noi gương Chúa là nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay “yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết trí khôn” cùng “yêu người như yêu chính ḿnh” (x. Mt 22:37,39). Có như thế lời khuyên các tín hữu Do Thái của thánh Tông Đồ mới thật sự có hiệu quả: “Anh em hăy nhớ đến những người lănh đạo anh em, là những người đă giảng lời Chúa cho anh em. Hăy đi theo đức tin của họ, bằng cách suy nghĩ đến kết quả của đời họ” (Dt 13:7).

Đă nhận lời rao giảng giữa bao gian truân –  Th

Nghe Lời Chúa như là tṛ tiêu khiển th́ rất dễ. Đó là lư do tại sao có nhiều người nghe những mục sư gảng đạo trên truyền h́nh có tài ăn nói hấp dẫn như Joe Osteen mà không chán. Đó là lư do tại sao có một số linh mục dùng ṭa giảng làm nơi kể chuyện tiếu lâm. Đó là lư do tại sao có một số linh mục không dám nói về những vấn đề luân lư v́ sợ chướng tai giáo dân. Đó là lư do ngày nay người ta nói rất nhiều về t́nh yêu của Thiên Chúa và hầu như không đả động ǵ đến sự công thẳng của Ngài. Chấp nhận lời Thiên Chúa là chấp nhận một cuộc đổi đời, là chấp nhận trở thành một người mới trong Đức Kitô. Là chấp nhận “vác thập giá ḿnh hằng ngày mà theo Người” (x. Mt 10:38; 16:24; Mc 8:34; Lc 9:23; 14:27). Chấp nhận Lời Chúa là chấp nhận mọi gian truân và đau khổ, kể cả cái chết; là chấp nhận “chịu Phép Rửa trong cái chết của Đức Kitô”,“cùng được mai táng với Người và kết hợp với Người trong cái chết” (x. Rom 6:3-5). Khi chấp nhận Lời Chúa, các tín hữu Thêxalônica đă bị người ta vu oan và bách hại (x. Cv 17:5-6). Khi chấp nhận Lời Chúa, chúng ta chấp nhận từ bỏ tiền tài, danh vọng và mọi thú vui tạm bợ, coi ḿnh như đă chết cho tội lỗi, và đang sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô (Rom 6:11). Vật chất chỉ là phương tiện giúp chúng ta sống để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Khi đặt vật chất làm cứu cánh là chúng ta bỏ Chúa mà quay về thờ tà thần.

Với ḷng hân  hoan trong Thánh Thần – Ḷng hân hoan hay niềm vu chính là một trong những hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:22-23). Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta niềm vui giúp chúng ta chấp nhận Tin Mừng một cách vô điều kiện, và thắng vượt bất cứ trở ngại nào chúng ta gặp phải trên đường theo Chúa. Thánh Goan Kim Khẩu viết: “Một người có thể vui mừng dù bị đánh đập nếu họ chấp nhận những điều ấy v́ Đức Kitô. Một đặc tính của niềm vui này của Chúa Thánh Thần là tạo ra một niềm vui không thể cầm hăm được ngay cả trong những đau khổ và lo buồn…. Theo lẽ tự nhiên của các biến cố th́ đau khổ không tạo ra niềm vui: vui là một đặc ân dành cho những ai chấp nhận chịu đau khổ v́ Đức Chúa Giêsu Kitô; đó là một trong những điều tốt lành mà Chúa Thánh Thần ban cho” (Bài Giảng về 1 Thexalônica).

Câu 7-8 - đến nỗi anh em đă nên mẫu mực cho mọi kẻ tin đạo trong xứ Macêđônia và Akaia. V́ từ nơi anh em, lời Chúa vang dội không những trong xứ Macêđônia và Akaia, mà c̣n trong mọi nơi; ḷng tin của anh em vào Thiên Chúa đă quá rơ rồi, đến nỗi chúng tôi không c̣n nói thêm làm ǵ nữa.

Trong việc sống Đức Tin ai cũng cần những mẫu gương. Thánh Phaolô và các cộng sự viên của Ngài làm gương cho các tín hữu Thêxalônica. Đến lượt họ, họ đă trở thành gương mẫu cho tất cả những ai tiếp xúc họ. Thêxalônica là một trung tâm thương mại và truyền thông quan trọng của người Hy Lạp trong vùng Macêđônia và Akaia. Trong số các Kitô hữu ở thành này có nhiểu người thế giá, kể cả nhiều phụ nữ quư phái (x. Cv 17:4). Chính nhờ danh tiếng và ảnh hưởng, đặc biệt là gương sáng của họ mà Kitô giáo được phát triển mạnh mẽ trong những vùng này.

Trong việc truyền giáo, chúng ta không cần rước sách linh đ́nh, quảng cáo rầm rộ hoặc xây cất những cơ sở đồ sộ, nhưng trước hết và trên hết cần có đời sống gương mẫu. Cần có một Đức Tin thật vững mạnh vào Thiên Chúa. Cần có một ḷng mến Chúa nồng nàn và yêu người tha thiết bằng việc làm. Truyền đạo mà không sống đạo th́ truyền đạo để làm ǵ? Truyền đạo phải đi đôi với sống đạo th́ việc truyền đạo mới có hiệu quả. V́ thế nhiệm vụ chính của các linh mục, các Giáo Lư viên và cha mẹ Công Giáo là lo vun trồng đời sống Đức Tin và Đức Ái của những người Thiên Chúa trao cho ḿnh trước. C̣n những việc khác phải coi là thứ yếu.

Chính qua đời sống gia đ́nh và xă hội của chúng ta mà Lời Chúa được lan ra. Nếu đời sống của một Kitô hữu được lời Chúa biến đổi th́ chính người ấy sẽ trở thành Lời sống động của Chúa hoạt động giữa thấ gian. Nếu mỗi gia đ́nh Công Giáo sống đạo như các tín hữu Thêxalônica th́ xă hội sẽ được biến đổi trong Chúa Thánh Thần. Nếu mỗi giáo xứ thật sự sống như các cộng đồng tín hữu thời Hội Thánh sơ khai (x. Cv 2:42-47) th́ Hội Thánh sẽ lan tràn khắp nơi.

Câu 9 - V́ người ta thuật lại việc chúng tôi đă đến với anh em thế nào, và anh em đă bỏ tà thần trở về với Thiên Chúa làm sao để phụng thờ Thiên Chúa hằng sống và chân thật,

Chúng ta thấy Thánh Tông Đồ vui mừng ra sao khi thấy việc rao giảng của ngài làm cho người ta bỏ tà thần mà trở về với Thiên Chúa. Tà thần đây có nghĩa là tất cả những ǵ người ta coi là cứu cánh của đời họ như tiền tài, danh vọng, thú vui…. Việc Phúc Âm hóa là giúp người ta bỏ chúng mà trở về với Thiên Chúa. Đó chính là toàn thể mục đích của việc rao giảng Tin Mừng. Ngày này có một số thần học gia cho rằng không cần truyền giáo, mà nếu có truyền giáo th́ mục đích chính không phải là kêu gọi người ta trở về với Thiên Chúa. Quan niệm này sai lầm tận gốc. Nếu không cần trở về với Thiên Chúa th́ Đức Kitô phải chết để làm ǵ? Đức Thánh Cha Phaolô VI nói “Đối với Hội Thánh, việc truyền giáo có nghĩa là đem Tin Mừng đến cho mọi tầng lớp nhân loại, và qua ảnh hưởng của nó biến đổi nhân loại từ bên trong cùng canh tân nó” (Evangelii nuntiandi, 18). C̣n ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng dạy Giáo Lư “có hai nhiệm vụ là làm cho Đức Tin ban đầu được trưởng thành, và giáo dục các môn đệ chân chính của Đức Kitô bằng cách cung cấp cho họ một sự hiểu biết sâu xa và có hệ thống hơn về Con Người và sứ điệp của Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Catechesi Tradendae, 19).  V́ thế truyền giáo rất quan trọng, và việc tiếp tục dạy Giáo Lư để giúp giáo dân biết sống Đức Tin là điều thật cần thiết. Người Việt Nam thường quan niệm rằng học Giáo Lư là việc của trẻ em mà thôi, c̣n người lớn th́ không cần. Chính v́ thế mà nhiều người trong chúng ta có thói quen giữ đạo h́nh thức chứ không thật sự sống Đức Tin. Cần phải có những lớp đào luyện giáo dân trưởng thành trong các cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam để thay đổi năo trạng này và giúp người Việt Nam sống đạo thật sự. Chỉ khi đó các mục tử mới thật sự làm tṛn bổn phận Chúa trao phó cho ḿnh.

Câu 10 - để trông đợi Con của Người từ trời mà đến, "Đấng mà Người đă làm cho từ cơi chết sống lại", là Đức Giêsu, Đấng đă giải thoát chúng ta khỏi cơn thịnh nộ sắp đến.

Khác với các tôn giáo khác kể cả Do Thái giáo, sứ điệp Kitô giáo là sứ điệp hy vọng trong Đức Kitô và mong đợi Đức Kitô. Hai điểm căn bản của giáo huấn Kitô Giáo được xác nhận trong câu này. Đó là Đức Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng đă sống lại từ cơi chết và sẽ trở lại để phán xét mọi người.

Điểm thứ nhất là Đức Kitô đă đến chịu nạn chịu chết và sống lại để giải thoát chúng ta và biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: Chúa Giêsu, chính Ngài, đă chịu chết trên Thánh Giá, mang lại cho chúng ta những ǵ hoàn toàn khác: một cuộc gặp gỡ với Chúa của các chúa, một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, và qua đó gặp gỡ một niềm hy vọng c̣n mạnh hơn những cơ cực của kiếp nô lệ, một niềm hy vọng, do đó, thay đổi cuộc sống và thế giới tự bản chất bên trong” (Spe Salvi, 4).  

Điểm thứ nh́ là Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Người ta sợ chết và phán xét v́ họ không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa. C̣n chúng ta, chúng ta không sợ v́ chúng ta có Thiên Chúa, chúng ta là con cái Thiên Chúa. Gặp gỡ Thiên Chúa chính là niềm hy vọng của chúng ta. “Từ thời xa xưa, viễn ảnh của sự Phán Xét đă ảnh hưởng đến các Kitô hữu trong đời sống hàng ngày như một tiêu chuẩn để sắp xếp trật tự cho đời sống hiện tại của họ, như những lời réo gọi trong lương tâm của họ, và đồng thời như niềm hy vọng vào công lư của Thiên Chúa. Đức tin vào Chúa Kitô không bao giờ chỉ nh́n lui lại phía sau hay nh́n lên trên, mà cũng luôn luôn nh́n về phía trước về giờ phán xét mà Chúa luôn nhắc nhở. Việc nh́n về phía trước này làm cho Kitô hữu thấy được tầm quan trọng của hiện tại” (Spe Salvi, 41).

Cơn thịnh nộ sắp đến – là một lời nói bóng gió về h́nh phạt dành cho những người tội lỗi. Ngày nay nhiều người cho rằng không có Hỏa Ngục v́ Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành, Ngài sẽ không nỡ ḷng phạt ai trong Hỏa Ngục đời đời. Lư luận như thế là tự lừa dối ḿnh. V́ nhân lành, Thiên Chúa muốn cho mọi người được lên Thiên Đàng. Ngài không bắt ai phải xuống Hoả Ngục hết. Nhưng v́ tôn trọng sự tự do của chúng ta Ngài cũng không ép ai phải lên Thiên Đàng cả. Khi c̣n sống Thiên Chúa để cho chúng ta tự do lựa chọn hoặc làm con cái Ngài hoặc theo ma quỷ chống lại Ngài. Và chúng ta phải chịu trách nhiệm về dự chọn lựa của ḿnh trong ngày sau hết.

Kết Luận

Sở dĩ Hội Thánh phát triển vững mạnh qua nhiều kỷ nguyên bởi v́ các Thánh Tông Đồ đă noi gương Chúa Giêsu trong khi rao giảng Tin Mừng. Gương của các ngài ảnh hưởng đến các tín hữu, và gương của các tín hữu ảnh hưởng đến môi trường họ đang sống. Những mẫu gương này tạo thành những phản ứng dây chuyền, như một vết dầu loang làm cho Lời Chúa lan tràn khắp nơi. Ngày nay ở nhiều nơi vết dầu này chỉ c̣n hời hợt bên ngoài mà không c̣n cường độ v́ thiếu những mẫu gương Đức Tin sống động, nhất là của các mục tử và các tông đồ giáo dân. Nếu đời sống của mỗi linh mục, của mỗi tín hữu, trở thành những chất xúc tác của Đức Tin để tạo ra những phản ứng dây chuyền mạnh mẽ mới của Tin Mừng th́ chúng ta sẽ có thể biến đổi và canh tân nhân loại từ bên trong như ĐTC Phaolô VI đă nói ở trên.

Lạy Chúa xin giúp con sống Đức Tin để biến đời sống của con thành một lời rao giảng âm thầm cho những người chung quanh con. Amen.

Câu hỏi để thảo luận

  1. Bạn có dám hănh diện nói với những người bạn đă phục vụ như Thánh Phaolô rằng “anh em biết tôi sống thế nào khi c̣n ở giữa anh em” không? Bạn cảm thấy thế nào về cách cư xử của bạn khi phục vụ trong quá khứ? Điều ǵ làm bạn ân hận nhất? Điều ǵ làm bạn hănh diện nhất?
  2. Trong việc tông đồ, cái ǵ là ưu tiên một của bạn?
  3. Bạn hy vọng ǵ trong khi phục vụ? Điều ǵ làm bạn thất vọng nhất?

 

Mục Lục

 

 

CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI

Hai Tê Miệt Vườn, ofm

 

Anh đi Công bố Nước Trời,
Đem ơn cứu độ cho người trần gian.
Thế trần được hưởng B́nh an,
Cuộc đời nhân thế đầy tràn T́nh thương.
Chẳng ai c̣n bị lạc đường,
Sống trong gian dối, ghen tương oán hờn
Mọi người gặp Đấng Chí Tôn,
Chính là Thiên Chúa cội nguồn hồng ân.
Xác hồn đổi mới canh tân,
Chính bằng ân sủng Thánh Thần Ngôi Ba.
Mọi người lại được gặp Cha,
Ngày đêm vui sống trong nhà thân thương.
Vũ hoàn đâu khác Thiên đường,
Khi toàn nhân loại luôn thường yêu nhau.
Đồng hành nhịp bước tiến mau,
Đến quê Vĩnh phúc đời sau trên trời.

Mục Lục

 

 

 

MẾN CHÚA & YÊU NGƯỜI


Hai Điều luật quan yếu và trọng nhất
Mến Chúa hết Linh hồn hết trí khôn
Và hăy Yêu Đồng loại như chính ḿnh
Hai điều này gồm tóm mọi lề luật

Tôi muốn yêu con người h́nh ảnh Chúa
Hết mọi người với tôi là anh em
Cùng có chung một Cha , nguồn Mến yêu
Tôi yêu người đồng loại tác phẩm Chúa

Luôn song hành yêu Chúa yêu người thế
Nếu cần thiết phải chết…đổ máu đào
Chết v́ yêu Thiên Chúa , phúc biết bao
Thương yêu người , cần sẳn sàng cũng chết

Mến Chúa –Yêu người hai giới răn cần thiết
Trái Tim Chúa , nguồn yêu thương vô biên
Yêu đồng loại , yêu thương hết mọi người
V́ con người h́nh ảnh của Thiên Chúa

Hướng tâm lên… cỏi Trời cao muôn thủa
Ước ngày về chốn Vĩnh hằng Quê hương
Ta hân hoan trong chan chứa t́nh thương
Mến Chúa-Yêu người nghĩa t́nh đẹp quá

Sống lữ hành tâm hướng thượng cao cả
Đời thế trần theo năm tháng vui tươi
Nổi nhung nhớ Cỏi Vinh Phúc Nước Trời
Ta hoan vui say T́nh người T́nh Chúa

Cao Trí Dũng

Mục Lục

 

 

 

Yêu mến Chúa, Yêu anh em


                             MATTHEU VU

                     Điều răn nào điều răn trọng nhất.
                     Người Biệt phái nêu câu thắc mắc.
                     Yêu mến Chúa hết cả linh hồn
                     Sẽ có niềm vui cao chất ngất.
                 Chúa cũng dạy phải yêu thương nhau.
                 Kính Chúa yêu người khác ǵ đâu.
                 Hạnh phúc hưởng ngay nơi dương thế
                 Thiên Đàng bên ta quá nhieêm mầu.
                     Đâu có yêu thương có Chúa Trời
                     Chúa luôn phù trợ hết mọi người
                     Yêu nhau mới là môn đệ Chúa
                     Mới được Chúa ban thưởng Nước Trời.
                 Chúa là cứu cánh của đời con.
                 Có Chúa,con chẳng ước ǵ hơn
                 Xin cho con suốt đời yêu Chúa.
                 Yêu hết linh hồn hết trí khôn...

 

Mục Lục

 

Hai điều Luật quan yếu



Chúa tạo dựng ta giống h́nh ảnh Ngài
H́nh ảnh đẹp nhất Thiên Chúa T́nh yêu
Nên giống , gần gủi càng yêu mến nhiều
Ai không yêu thương sao nên giống Chúa

Ai ở trong T́nh yêu là ở trong Chúa
Hằng trăm bộ luật củ chung qui c̣n một
Tóm lại vỏn vẹn “ Mến Chúa-Yêu người”
T́nh yêu trong Tim…t́nh yêu hành động

Yêu không nói … thể hiện qua cuộc sống
Chính hành động biểu hiện thực tế hơn
Gương bày lôi cuốn…không chỉ nói suông
Yêu trao ban “ cho đi và vui nhận ”

Gương của Thầy… yêu hiến ḿnh chịu chết
Hy sinh ḿnh , v́ yêu thương chúng ta
Đường khổ giá …treo ḿnh Golgôta !
Chết v́ yêu…chết thay ta , nhân loại

Đời thiếu vắng yêu thương đời băng hoại
T́nh yêu thật “ ḷng Mến Chúa , Yêu người”
Giới trẻ giờ …hụt hẳng trong ḷng đời
Yêu hưởng thụ , yêu sống vội lạc thú

V́ thiếu vắng T́nh yêu của Thiên Chúa
Và do thế họ thất vọng cô liêu
T́nh yêu thật phải từ nguồn suối yêu
Luôn tuôn chảy từ Tim yêu của Chúa

Nói rỏ hơn T́nh thương từ Chúa đến
Yêu Chân lư ,yêu Sự thật , Công minh
Mến Chúa Yêu người với chân thật ḷng ḿnh
Đời có Chúa Ngài ở bên hiện diện

Không thể bảo yêu người không mến Chúa
Mà luôn luôn mến thương đi song hành
Mến yêu Thầy ta cần giử Lời Thầy
Luôn yêu nhau như Thầy yêu ta vậy .

           Cao Trí Dũng

 

Mục Lục