CN Thường Niên 32 A

 Mục lục

  

 

CÁC MÔN ĐỆ NHỚ LẠI

(Lễ Cung Hiến Đền Thờ - Ga 2, 13-22)

 

            Qua bài tường thuật Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ, với cảm nhận lúc này của tôi, thánh sử Gioan một phần nào đă cho tôi nhận ra rằng trước khi Chúa Giêsu phục sinh, một số đọan Kinh Thánh chẳng có ư nghĩa ǵ đối với các môn đệ. Nhưng sau Phục Sinh Vinh Hiển, “các môn đệ của Người nhớ lại lời đă chép trong Kinh Thánh: V́ nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân [Tv 69, 10]” (Ga 2, 17), và “các môn đệ nhớ lại Người đă nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đă nói.” (Ga 2, 22)

 

Như vậy, việc “nhớ lại” làm sáng tỏ sâu xa ư nghĩa việc tẩy uế Đền Thờ của Chúa Giêsu. Hơn nữa, sự Sống Lại của Người làm nẩy sinh việc nhớ lại và nhớ lại trong ánh sáng Phục Sinh làm nổi bật ư nghĩa của lời nói khó hiểu trước đó. Ánh sáng Phục Sinh đă mở mắt tâm hồn các môn đệ ra và nhờ đó, các ngài hiểu được những ǵ đă xẩy ra. Sự “nhớ lại” này không thuần túy là một tiến tŕnh tâm lư hay trí thức. Nhưng việc nhớ lại này là một tác động thâm sâu của Chúa Thánh Thần, là sự hướng dẫn của Đấng ban cho các ngài thấy được sự nối kết giữa biến cố với Lời Chúa, sự nối kết giữa Lời Chúa và thực tại. Nhờ đó, dẫn đưa các ngài vào trong mọi chân lư.

 

Đây cũng chính là mặc khải trong bữa Tiệc Ly mà Chúa Giêsu đă nói trước cho những người đi theo Người:

 

Khi nào Thần Khí sự thật đến,

Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn.” (Ga 16, 13)

 

Suy tư này dẫn tôi đến mẫu gương sáng chói trong việc “nhớ lại”. Thánh Luca nhấn mạnh việc suy niệm nội tâm của Đức Maria trong biến cố thờ lạy của các mục đồng: “C̣n bà Maria th́ hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong ḷng.” (Lc 2, 19) Rồi khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi ngồi trong Đền Thờ cùng với các nhà thông thái khác, thánh sử đă kết thúc tường thuật này với điểm nhấn như sau: “Riêng mẹ Người th́ hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong ḷng.” (Lc 2, 21)

 

Sự việc suy đi nghĩ lại trong ḷng được đánh dấu rất linh động bằng vào việc sau khi Đức Maria đă được sứ thần truyền tin và Mẹ đă “xin vâng” về lời xác tín của sứ thần: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, v́ thế, Đấng Thánh sắp sinh sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.” (Lc 1, 35)

 

Quả thật, chính nhờ Thần Khí Sự Thật mà các môn đệ mới tin vào Sách Thánh và lời Chúa Giêsu đă nói cũng như dẫn các ngài đi đến chân lư là: “Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây chính là Thân Thể Người”. Từ Thân Thể Mầu Nhiệm Người mà sau này thánh Phaolô đă thâm tín rằng: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. V́ Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.” (1Cr 3, 16-17)

 

Mà “phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy” là ǵ, nếu không phải là “Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót, c̣n ai thương xót, th́ chẳng quan tâm đến việc xét xử.” (Gc 2, 13)

 

Ngẫm tới đây, tôi nghe được lời giáo huấn trong Sứ Điệp của THĐGM thế giới lần thứ 12 ghi rơ như sau:

 

"Kinh Thánh là 'chứng từ' của Lời Chúa dưới h́nh thức chữ viết, là văn kiện tưởng niệm theo qui luật, lịch sử và văn chương, làm chứng biến cố mạc khải sáng tạo và cứu độ. V́ thế, Lời Chúa đi trước và đi xa hơn Kinh Thánh, Kinh Thánh cũng được Thiên Chúa linh hứng, và chứa đựng Lời Chúa hiệu năng (cf 2 Tm 3,16). Chính v́ thế, đức tin của chúng ta không có trọng tâm là cuốn Kinh Thánh mà thôi, nhưng là lịch sử cứu độ và một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và là lịch sử. V́ thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần có sự hiện diện của Chúa Thánh Linh, Đấng dẫn đến chân lư toàn vẹn (Ga 16,13). Đây chính là đại Truyền Thống, là sự hiện diện hữu hiệu của Thánh Thần chân lư trong Giáo Hội, là người giữ ǵn Kinh Thánh, được Huấn Quyền Giáo Hội giải thích chính. Với Truyền thống, ta đi đến sự hiểu biết, giải thích, thông truyền và làm chứng về Lời Chúa. Chính thánh Phaolô, khi công bố kinh Tin Kính đầu tiên của Kitô giáo, đă xác nhận ḿnh "truyền lại" điều đă nhận được từ Truyền Thống (1 Cr 15,3-5). “ (số 3)

 

Nhờ “nhớ lại” hay nhờ “sự hiện diện hữu hiệu của Thánh Thần Chân Lư trong Giáo Hội”, những người theo Chúa được dẫn đến chân lư ṭan vẹn là không chỉ yêu mến “lectio divina” mà c̣n hăng say làm chứng cho Chúa bằng tất cả trái tim và tâm hồn chạnh ḷng thương của ḿnh, v́ sự nối kết kỳ diệu giữa Lời Chúa vào cuộc sống hiện tại, tức nhận ra những người đang gặp đau khổ họan nạn chính là Đền Thờ của Thiên Chúa. Mới đây, tôi thích thú và cảm thấy hưng phấn khi đọc được bản tin đăng trên trang nhà của DCCT Việt Nam. Tác giả JB Nguyễn Hữu Vinh tường thuật có đoạn như sau:

 

“Trái ngược với h́nh ảnh thường thấy của những quan chức nhà nước đến thăm nạn nhân băo lụt với hàng đoàn ô tô, ghe xuồng đưa đón, người cầm ô, kẻ đưa rước. Thậm chí có những cuộc cứu trợ đă được nói đến là tốn phí cho việc quan chức đi thăm c̣n gấp mấy số tiền được đưa đi cứu trợ.

 

Chiều nay, Đức Tổng GM Hà Nội Ngô Quang Kiệt đă xuống đến Làng Tám, với một bộ quần áo giản dị và đôi dép lê, một cây gậy tre cầm tay và cùng xắn quần móng lợn lội nước bẩn thăm những nạn nhân. Có những chỗ nước sâu ngập hết cả hai ống quần với làn nước dày đặc bèo, rác và muôn vàn thứ bẩn thỉu và hôi hám.

 

Ngài đă không ngại ngần mưa gió, ướt át và bẩn thỉu đến thăm những người dân này đă mấy ngày nay không bước chân ra khỏi nhà v́ nước ngập, v́ ốm đau. Ngài đến thăm “chú bé” đă hơn 20 tuổi vẫn nằm nguyên một chỗ với ông bà nội, nay mưa lũ phải di chuyển sang ở nhờ nhà khác. Ngài đến thăm những gia đ́nh cô đơn, già cả, yếu đau bệnh tật… Tất cả thể hiện tấm ḷng yêu thương của Ngài, nêu cao tấm ḷng tận tụy v́ nhân dân, v́ tha nhân.

 

Cuộc viếng thăm của Ngài chiều nay, là thể hiện một sự hi sinh hết ḿnh với tinh thần “Ta đến để phục vụ mà không phải là để được phục vụ” đúng như khẩu hiệu của Ngài đă nói lên tất cả “Chạnh ḷng thương”.”

 

Lạy Cha Yêu Thương,

Xin Cha ban Thánh Thần Chân Lư của Cha xuống tràn đầy trong tâm hồn và trái tim để chúng con yêu mến Lời Cha cũng như dẫn đưa chúng con đến Chân Lư toàn vẹn là nhận ra những người đang gặp khốn khó chính là Đền Thờ Thiên Chúa.

 

Xin Chúa Thánh Thần thánh hóa Giáo Hội là Thân Thể Mầu Nhiệm  Chúa Kitô, Chúa chung con. Amen.

 

Lễ Cung Hiến Muc Lục

 

 

Chăm lo Nhà thờ giáo xứ - Tu bổ đền thờ tâm hồn

 

Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng nissan, tức là tháng 4 dương lịch.

 

Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này.

 

Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.

 

Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.

 

Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng. Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.

 

Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.

 

Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. V́ vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền. Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng.4 đồng siếc-lơ th́ người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.

 

Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ. Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.

 

Bên cạnh bọn đổi tiền c̣n có một số người bán ḅ, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm v́ nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.

 

Chính v́ những điều ấy đă làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên ḅ ra khỏi đền thờ; c̣n tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.

 

Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài b́nh thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh ḿnh v́ họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đă mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đă nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.

 

Khung cành đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, căi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện, c̣n các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13). Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy. "Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau ḷng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đă nên ứng nghiệm ( x Gr 7,11).

 

Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ v́ Ngài yêu mến đền thờ.

 

"V́ nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10). Ḷng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x Ga 15,5).

 

Tại sao Chúa Giêsu lại hành động như vậy?

 

- Chúa Giêsu làm như vậy v́ nhà Thiên Chúa đă bị xúc phạm.

 

Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có ḷng tôn kính. Thờ phượng mà không có ḷng tôn kính là việc bất xứng. Đó là việc thờ phượng h́nh thức chiếu lệ. Trong sân Đền thờ người ta căi vả về giá cả, tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.

 

- Chúa Giêsu hành động như vậy để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không c̣n thích đáng nữa.

 

Các ngôn sứ đă loan báo: Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lư ǵ? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê Ta chẳng thèm. (Is 1,11)." Chúa chẳng ưa thích ǵ tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).

Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đ̣i hỏi ḷng thành kính. Lễ vật đẹp ḷng Thiên Chúa là tấm ḷng chân thành.

 

- Lư do thứ ba chính là: "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"

 

Đền thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.

 

Các chức sắc Đền thờ, các con buôn người Do thái đă biến đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng ḅ rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, căi cọ mua bán làm cho khàch hành hương không thể cầu nguyện được.

 

Chúa Giêsu đă thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Ngày nay Chúa cũng muốn người tín hữu chúng ta thanh tẩy nhà xứ giáo xứ ḿnh, thanh tẩy đền thờ tâm hồn ḿnh.

 

Chúa Giêsu đă quan tâm đến Đền thờ, đă thanh tẩy Đền thờ và coi đó là nhà của Cha Ngài. Chúng ta cần quan tâm đến Nhà thờ giáo xứ. Bảo vệ nơi thánh thiêng, tôn nghiêm. Loại trừ những thái độ bất kính. Giữ Nhà thờ, khuôn viên được sạch đẹp. Cùng nhau góp phần xây dựng Nhà Chúa.

 

Chúa Giêsu có ḷng nhiệt thành đối với Nhà Cha. Người Kitô hữu cũng phải nhiệt thành đối với nhà thờ giáo xứ bằng cách giữ ǵn trật tự ngăn nắp trong ngoài. Nhà thờ không phải của Cha Xứ mà là của mỗi người góp công góp sứ xây dựng nên. Nhà thờ là nơi người Kitô hữu họp nhau mỗi ngày để cử hành các Mầu Nhiệm Thánh nên luôn cần ḷng tôn kính chân thành, yêu mến thiết tha.

 

Thiên Chúa không cần nhà thờ. Chỉ có con người mới cần nhà thờ.

 

Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công tŕnh nguy nga tráng lệ xây cất ṛng ră 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Chúa Giêsu lại nói rằng: sẽ có ngày không c̣n ḥn đá nào trên ḥn đá nào.

 

Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Ngài là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lư.

 

Sự thờ phượng thiêng liêng và hoàn hảo nhất chính là sự thờ phượng trong Bí Tích Thánh Thể. Chúa Giêsu vừa hiện diện vừa tự hiến. Một sự tự hiến để thờ phượng liên tục khắp mặt đất và chung của giáo hội toàn cầu. Một hiến tế vừa cảm tạ, vừa ban phát ân sủng. Người tín hữu họp nhau trong nhà thờ cử hành thánh lễ chính là đỉnh cao của việc thờ phượng và đón nhận ân sủng Thiên Chúa ban.

 

Chăm lo giữ ǵn, xây dựng nhà thờ giáo xứ, người tín hữu c̣n phải lưu tâm xây dựng con người ḿnh v́ đó là Đền Thờ của Cha và Con ( x Ga 14,23) và chính thân xác ta cũng là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần ( 1 Cor 6,19).

 

Muc Lục


                     PHẢI SẴN SÀNG KHI CHÚA ĐẾN.


                     Khôn ngoan chuẩn bị sẵn sàng.
                  Đợi cho nước đến vội vàng ích chi.
                     Dầu đèn chẳng chịu mang đi.
                  Năm cô khờ dại lấy ǵ thắp lên.
                     Đón chàng rể phải đốtđèn.
                  Dầu th́ không có một phen nhỡ nhàng.
                     Hỏi mượn năm cô khôn ngoan.
                  Chẳng ai cho mượn bẽ bàng mà thôi.
                     Chàng rể đă đến kia rồi.
                  Không đèn nên phải chịu ngồi ngoài sân.
                     Những ai đèn thắp sáng trưng.
                  Được vào dự tiệc tưng bừng hoan ca.
                     Đời người như thể đóa hoa.
                  Tối tàn sớm nở cũng là như không.
                     Sẵn sàng phải thuộc nằm ḷng.
                  Chờ ngày Chúa đến tâm hồn an vui...
                                       MATTHEU VŨ

 


Muc Lục

 

Con Là Đền Thờ Của Chúa (1)      

 

(Cảm hứng Tin Mừng Gioan 2: 13-22)

 

“Đền Thánh này không phải nơi buôn bán,

Bán buôn làm ô-uế nhà Cha Ta…

Cứ việc phá cho Đền này sập nát,

Nội ba ngày, Ta dựng lại nguy-nga!”



 

Chúa ôi, con đă hiểu ra,

Đền thờ Thiên-Chúa chính là Ngài đây;

Người ta dẫu đă giết Ngài,

Nhưng Ngài sống lại, lên trời hiển-vinh;

Trong h́nh bánh rượu, ẩn ḿnh,

Ngài ban Sự Sống huyền-linh đời đời.

Con là chi-thể của Ngài,

Phải nên gác tía. điện-đài, lầu son.

Hồn con tội lỗi ngập tràn,

Con nay phá huỷ, chẳng c̣n dấu xưa,

Xin Ngài sức mạnh dư thừa,

Để con tái-thiết, kết tua, trang hoàng,

Con thành Đền Thánh cao sang,

Để Ngài ngự măi trong ḷng của con. 

(1) * “Hăy để Thiên-Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ  thiêng-liêng, và hăy để Thiên-Chúa đặït anh em làm hàng tư-tế thánh, dâng những lễ tế đẹp ḷng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô”(thư 1 Phêrô 2,5)

      * “V́ chưng những kẻ đă rửa tội, nhờ sự tái-sinh và ơn xức dầu của Chúa Thánh-Thần, họ được hiến dâng để trở nên một toà nhà thiêng-liêng” (Hiến-Chế Ánh Sáng Muôn Dân, Lumen Gentium, số 10)

Đỗ Quang-Vinh

(Toronto, Canada)

Muc Lục