Một Nữ Tu Ḍng Kín trở thành Quan Thày của Việc Truyền Giáo

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Vào ngày 19/10/1997, Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, kỷ niệm 100 năm qua đời của chị nữ tu ḍng kín Carmelô ở Ly-Sơn (Lisieux) qua đời năm 24 tuổi, tu từ năm 15 tuổi, qua Tông Thư Divini Amoris Scientia, ĐTC Gioan Phaolô II đă tôn phong Chị Thánh làm Tiến Sĩ Hội Thánh nữa, vị tiến sĩ thứ 33, và là một trong 3 vị tiến sĩ nữ của Hội Thánh, cùng vị tiến sĩ nữ thứ 31 là Thánh Têrêsa Avilla (người Tây Ban Nha, được Đức Phaolô VI tôn phong ngày 27/9/1970) và vị tiến sĩ nữ thứ 32 là Thánh Catarina Sienna (người Ư, cũng được cùng vị Giáo Hoàng này tôn phong ngày 4/10/1970).

 

Hồ sơ phong thánh cho chị được chính thức bắt đầu khi Đức Piô X phê chuẩn sắc lệnh tiến hành vào ngày 10/6/1914, sau khi chị qua đời mới được 20 năm, kể như rất sớm hay quá sớm vào thời bấy giờ. Sau đó, vào ngày 14/8/1921, Vị Giáo Hoàng Biển Đức XV đă công nhận các nhân đức của chị và công bố chị là bậc Tôi Tớ Chúa. Và vào ngày 29/4/1923, chị được Đức Piô XI tuyên phong chân phước. Cuối cùng, vào ngày 17/5/1925, cũng vị Giáo Hoàng này đă tuyên phong hiển thánh cho chị. Hai năm sau, chị được tôn phong là quan thày của việc truyền giáo theo lời yêu cầu của nhiều vị Giám Mục thừa sai. Trước khi được tôn phong làm quan thày của các nhà truyền giáo trong Giáo Hội nói chung 4 năm rưỡi, tức vừa được tuyên phong chân phước ngày 29/4/1923, chị đă được tuyên nhận là quan thày của các Việc Truyền Giáo Ḍng Carmêlô rồi.

 

Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu được tuyên phong làm quan thày của việc truyền giáo bởi Đức Piô XI qua Thánh Bộ Lễ nghi ngày 14/12/1927, một tước hiệu “tương đương với Thánh Phanxicô Xavier, với tất cả quyền lợi và đặc ân hợp với danh xưng này” (AAS  20 [1927] 147-148; AOCD 2 [1927]  200). Thánh Phanxicô Xavier, từ năm 1748, đă được tuyên phong là “quan thày của tất cả mọi miền đất đông thuộc Cape of Good Hope” (Benedict XV, Maximum illud 1919), sau đó vào năm 1904, ngài được tôn phong làm “quan thày của Công Cuộc Truyền Bá Đức Tin”. Thậm chí trong Thông Điệp Maximum Illud năm 1919, Vị Giáo Hoàng Biển Đức XV đă coi Thánh Phanxicô Xavier “xứng đáng so sánh với các vị tông đồ” (Benedict XV, Maximum illud, n. 7). Có một điều hay ở đây là chính Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă hết ḷng tin tưởng phó ḿnh cho Thánh Phanxicô Xavier qua một tuần cửu nhật được gọi là “tuần cửu nhật ân huệ”, từ ngày 4 tới 12 tháng 3 năm 1897, năm chị qua đời, để xin vị thánh Ḍng tên Tây Ban Nha mô phạm truyền giáo tân thời này chuyển cầu cho ơn được sống ở trên trời mà lại sinh ích dưới thế.

 

Theo bản chất th́ Giáo Hội là truyền giáo. Tức không truyền giáo không phải là Giáo Hội và c̣n là Giáo Hội nữa. Đó là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định về thành phần môn đệ của Người rằng: “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14). Bởi v́ nếu không sáng soi không c̣n là và không phải là ánh sáng thế nào th́ Kitô hữu là thành phần theo Chúa Kitô trên thực tế cũng không phải hay c̣n là Kitô hữu nữa nếu không làm việc tông đồ truyền giáo. Tất nhiên, nói đến truyền giáo thường là nói đến những ǵ trực tiếp liên quan tới hoạt động rao giảng Phúc Âm hay loan truyền Chúa Kitô cho lương dân hay dân ngoại. C̣n nói đến tông đồ thường là nói đến vai tṛ chứng nhân, hay nói đến vấn đề truyền giáo bằng việc sống thánh chứng nhân của ḿnh, để tất cả những ai sống quanh ḿnh và gần ḿnh có thể nhận biết và yêu mến Chúa Kitô. Nói chung, việc tông đồ truyền giáo là việc nhắm đến mục đích làm cho con người nhận biết Chúa Kitô để được cứu độ, tức là việc mang ơn cứu độ đến cho mọi người, cũng là việc cứu rỗi các linh hồn. Hiểu như thế mới thấy được ư nghĩa tại sao một nữ tu kín chẳng bao giờ đi đâu ngoài nội vi đan viện của ḿnh mà lại trở thành quan thày của các nhà thừa sai truyền giáo như Chị Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu. Nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 2008 trong Năm Thánh Phaolô là Vị Tông Đồ Truyền Giáo cho Dân Ngoại, chúng ta hăy cảm nghiệm một lần nữa những tâm t́nh truyền giáo của vị nữ tu kín là quan thày các vị thừa sai.

 

Trong thư đề ngày 15/8/1892 gửi chị Céline là người chị của ḿnh, Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă cho thấy tầm quan trọng của việc truyền giáo như sau: “Có một ngày em nghĩ đến việc làm sao để có thể cứu các linh hồn th́ một câu Phúc Âm đă cho em hiểu được một cách rơ ràng. Vào một lần kia Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ của Người, khi Người chỉ cho các vị cánh đồng lúa chín, rằng: ‘Các con hăy ngước mắt mà coi cánh đồng đă chín đang chờ được gặt’ (Jn 4:35).

 

Sau đó một chút, chị viết thêm như thế này: “Thật vậy, mùa gặt th́ bề bộn nhưng số thợ gặt lại suy giảm; bởi vậy, hăy xin chủ mùa sai thợ đến’. Ôi nhiệm mầu biết bao! Chúa Giêsu không phải là Đấng toàn năng hay sao? Ngài không phải là Đấng đă dựng nên tất cả mọi loài tạo vật hay sao? Vậy th́ tại sao Chúa Giêsu lại nói rằng: ‘hăy sai chủ mùa sai thợ đến’? Tại sao? A! Chính là bởi v́ Chúa Giêsu yêu thương chúng ta khôn tả đến độ Người muốn chúng ta dự phần với Người trong việc cứu độ các linh hồn, những linh hồn đă được cứu chuộc bằng giá máu đổ hết ra của Người”.

 

Từ cảm nhận này, chị đă đi đến kết luận rằng: “Ơn gọi của chúng ta không phải là đi gặt hái ở đồng ruộng đă chín mùa; Chúa Giêsu không nói với chúng ta rằng: ‘các con hăy nh́n xuống, hăy nh́n vào đồng ruộng và hăy đi gặt hái’. Sứ vụ của chúng ta c̣n cao quí hơn nữa ḱa. Đây là những lời của Chúa Giêsu: ‘Hăy ngước mắt lên mà coi. Hăy coi c̣n nhiều chỗ trống ở trên trời ḱa, Người xin các con hăy làm cho đầy những chỗ c̣n trống ấy. Các con là những Moisen đang nguyện cầu trên núi của Ta; các con hăy xin nơi Ta thành phần thợ gặt, và Ta sẽ sai họ đến. Ta chỉ chờ lời nguyện cầu mà thôi, chờ lời than thở của tấm ḷng của các con mà thôi! Như thế th́ việc tông đồ cầu nguyện không phải là việc cao hơn việc giảng dạy hay sao? Là tu sĩ Ḍng Carmêlô, sứ vụ của chúng ta là sứ vụ h́nh thành các thợ truyền bá phúc âm là thành phần sẽ cứu nhiều triệu các linh hồn có chúng ta làm mẹ của họ vậy” (LT 135).

 

Vào Giáng Sinh năm 1886, chị đă cảm thấy ước muốn truyền giáo như sau: “Như các vị tông đồ của Chúa: ‘Thưa Thày, con đă đánh cá thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ hết’… Người đă biến tôi thành một tay đánh cá các linh hồn. Con cảm thấy hết sức ước mong hoạt động để hoán cải các tội nhân, một ước muốn con cảm thấy quá ư là thiết tha mà con chưa từng cảm thấy trước đó” (Story of a Soul, pp. 98–99.)

 

Những tháng sau đó, vào Tháng 7/1887, chị đă cảm thấy ơn gọi truyền giáo của ḿnh đang lúc chị ở trong Vương Cung Thánh Đường ở Ly-Sơn (Lisieux) như thế này: “Một Chúa Nhật kia, khi nh́n vào bức ảnh Chúa ở trên Thánh Giá, con ngỡ ngàng trước gịng máu tuôn xuống từ một trong hai bàn tay thần linh. Con đă cảm thấy một nỗi quặn thắt khi nghĩ rằng máu này đă đổ xuống đất mà không được ai vội vàng hứng lấy. Con quyết định bằng tinh thần của con đứng ở dưới chân cây Thập Giá để lănh nhận sương sa thần linh. Con đă hiểu là con phải đổ máu ấy xuống trên các linh hồn… Con muốn dâng cho Người Yêu của con nước uống và con cảm thấy một nỗi khát khao các linh hồn. Tuy nhiên, không phải là những linh hồn của các vị linh mục đă thu hút con, mà là các linh hồn của thành phần đại tội nhân” (Story of a Soul, p. 99.) Và phải chăng thành phần đại tội nhân được chị cứu này, trước hết là tên sát nhân Pranzini, nhân vật được chị gọi là “người con đầu tiên” của chị (Một Tâm Hồn nguyên ngữ Pháp văn, trang 100).

 

Về cách thức để thực hiện việc truyền giáo là làm cho các linh hồn hoán cải để đượïc cứu độ như thế, vị thánh nữ quan thày của việc truyền giáo này đă nhấn mạnh đến vấn đề đau khổ và nguyện cầu.

 

Về vấn đề đau khổ để truyền giáo cứu độ, chị viết như sau: “Trong việc kiểm điểm trước khi Khấn Ḍng, con đă tuyên bố ở dưới chân Tế Vật Giêsu những ǵ con muốn gia nhập Ḍng Carmêlô, đó là con gia nhập ḍng này là để cứu các linh hồn, nhất là để nguyện cầu cho các vị linh mục. Khi người ta muốn đạt đến mục đích, họ cần phải sử dụng phương tiện; Chúa Giêsu đă làm cho con hiểu rằng chính nhờ khổ đau mà Người muốn ban cho con các linh hồn, và nỗi thu hút được chịu khổ đă gia tăng cân xứng với t́nh trạng gia tăng khổ đau” (Truyện Một Tâm Hồn, trang 149).

 

Gần đến lúc qua khỏi đời này, vào ngày 19/3/1897, chị c̣n tỏ ra tham vọng muốn “cứu các linh hồn sau khi con chết” (Thư 221). Trong Thư 189, chị cho biết phương thế truyền giáo cứu độ đối với một nữ tu kín như chị thế này: “Không thể là một nhà truyền giáo bằng hoạt động, con muốn là một vị thừa sai bằng t́nh yêu và thống hối, như Thánh Têrêsa (Avila)”.

 

Một thí dụ điển h́nh cho tinh thần truyền giáo của vị quan thày của việc truyền giáo này là vào năm 1895, Nhà Kín Sài G̣n đă lập một đan viện ở Hà Nội. Giữa Nhà Kín Sài G̣n và Lisieux vẫn thường trao đổi thư từ với nhau. Mẹ Marie Gonzaga ở Lisieux đă t́m kiếm những ai t́nh nguyện trong đan viện của mẹ. Chị Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă đích thân xung phong như sau: “Con chẳng những đă chấp nhận sống tha hương ở một thành thị vô danh, mà c̣n chấp nhận cả những ǵ c̣n xót xa hơn thế nữa đối với con … Con đă chấp nhận sống tha hương v́ các chị em của con… Thưa Mẹ: để sống ở một Đan Viện Carmêlô hải ngoại, mẹ đă nói với con rằng cần phải có một ơn gọi đặc biệt. Nhiều linh hồn cảm thấy được kêu gọi song lại không phải thế. Mẹ đă nói với con rằng con có ơn gọi này” (Truyện Một Tâm Hồn, trang 216-217).

 

Trong Thư 221 gửi cho linh mục Maurice Roulland là người anh thiêng liêng của ḿnh, chị đă viết thế này: “Con nói là con sẽ đi Đông Dương, nếu Chúa muốn gọi con. Không, đó không phải là một giấc mơ, con có thể cam đoan với cha là nếu Chúa Giêsu nhân lành không đến t́m con sớm để đem về Carmêlô thiên đ́nh th́ con sẽ lên đường đi Carmêlô Hà Nội”.

 

Vị Thánh Nữ Quan Thày các nhà truyền giáo này c̣n nói những lời bất hủ cuối cùng trong cơn bệnh cuối đời của ḿnh như sau: “Con cảm thấy rằng con sắp vào chốn nghỉ ngơi. Thế nhưng, con thực sự cảm thấy rằng sứ vụ của con mới sửa soạn bắt đầu, một sứ vụ làm cho Thiên Chúa được mến yêu như con đă mến yêu Ngài… Thiên đàng của con sẽ giành cho trần gian đến tận thế. Phải, con muốn sống thiên đàng của con bằng cách làm lành trên thế gian… Con không thể hoan hưởng hạnh phúc, con không thể nghỉ ngơi cho đến khi tất cả mọi linh hồn được cứu độ” (LC, July 7, 1897).

 

Nếu không một vị thánh nào mà không sống bé nhỏ mà chỉ có Chị Thánh Têrêsa lại được Giáo Hội tuyên phong là Tiến Sĩ Hội Thánh về giáo thuyết sống hồn nhỏ của chị, chính là v́ chị chủ trương rơ ràng như thế và cho thấy chị đă sống thực sự như thế? Cũng vậy, nếu không một vị thánh nào nên thánh mà không sống đời cầu nguyện và không một vị thánh nào không thương mến các tội nhận và không mong cho Chúa được nhận biết và yêu mến, tức các thánh đều mong cho các linh hồn được nhận biết Chúa để được cứu rỗi, mà chỉ có chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một nữ tu ḍng kín Carmêlô được Giáo Hội tuyên phong là quan thày của các nhà truyền giáo. Chính là bởi v́ chị có ư định rơ ràng và bày tỏ ḷng khao khát cứu các linh hồn bằng đời cầu nguyện, và chẳng những chị muốn cứu các linh hồn ở đời này mà c̣n cả sau khi chị về trời nữa.

 

Thật thế, tất cả ư nghĩa và giá trị của đời sống Kitô giáo là thông đạt Sự Sống Thần Linh, là truyền giáo, v́ họ "là ánh sáng thế gian" (Mt 5:14). Thế nhưng, họ không thể thông đạt sự sống thần linh này nếu chính họ không "sống viên măn hơn" (Jn 10:10). Mà sự sống thần linh này là ǵ, nếu không phải là chính Đấng đă phán "Thày là sự sống" (Jn 14:6). Nhưng họ không thể "sống viên măn hơn" để có thể ṭa "ánh sáng sự sống" (Jn 8:12) là Chúa Kitô ra, nhờ đó làm cho mọi người nhận biết Chúa Kitô "là đường, là sự thật và là sự sống" (Jn 14:6), nếu họ không gặp gỡ Chúa Kitô, không cảm nghiệm Chúa Kitô bằng tất cả con người của ḿnh, bằng đời sống cầu nguyện. Đó là lư do Kitô hữu nào càng sống cầu nguyện, càng nhận biết Chúa Kitô, càng mong muốn cho Người được nhận biết và yêu mến, càng Sống Thánh Chứng Nhân theo ơn gọi của ḿnh. Điển h́nh là trường hợp của Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là người nữ tu âm thầm khả ái của chúng ta chỉ sống đời tận hiến 9 năm vắn vỏi hầu như tầm thường không ai biết đến nhưng đă trở thành quan thày cho việc truyền giáo vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Chúa Nhật 19/10/2008, Khánh Nhật Truyền Giáo, mừng Tân Chân Phước Louis Martin và Zélie Guérin, Cha Mẹ của Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

(xin xem bài về  2 Tân Chân Phước Louis và Zélie, Cha Mẹ Chị Thánh Têrêsa HĐ Giêsu)