Thánh Phaolô về Việc Đời Chờ Chúa Kitô Tái Giáng

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/11/2008 – Bài Giáo Lư 12 trong Loạt bài cho Năm Thánh Phaolô

 

 

Anh chị em thân mến:

 

Đề tài về Phục Sinh, một đề tài chúng ta đă bàn đến tuần vừa rồi, là những ǵ mở ra một chân trời mới – đó là chân trời đợi chờ việc Chúa trở lại. Và v́ thế, nó đưa chúng ta tới chỗ suy nghĩ về mối liên hệ giữa thời hiện tại, thời của Giáo Hội và Vương Quốc của Chúa Kitô, và tương lai (éschaton) đang đợi chờ chúng ta, khi Chúa Kitô sẽ trao Vương Quốc này cho Cha (cf. 1Cor 15:24). Hết mọi trao đổi của Kitô giáo về những điều sau hết, được gọi là cánh chung, bao giờ cũng được bắt đầu từ biến cố Phục Sinh này: Ở nơi biến cố này những điều sau hết đă được bắt đầu, và ở một nghĩa nào đó đă hiện hữu rồi.

 

Thánh Phaolô có lẽ đă viết bức thư thứ nhất của ḿnh vào năm 52, Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thessalonica, trong đó ngài đă nói về việc trở lại này của Chúa Giêsu, được gọi là parousía, mùa vọng, một hiện diện mới mẻ, sau cùng và hiện lộ (cf 4:13-18). Vị Tông Đồ này đă viết thế này cho tín hữu Thessalonica là những người cảm thấy ngờ vực và bối rối: “Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đă chết và sống lại th́ Thiên Chúa cũng muốn những ai đă chết cũng được sống lại như Người” (4:14).

 

Thánh nhân viết tiếp: “Kẻ chết trong Chúa Kitô là người sẽ sống lại trước hết. Đoạn đến chúng ta là những người đang sống, thành phần ở bên trái, cũng sẽ được cất lên cùng với họ trên những đám mây đêågặp Chúa trong không trung” (4:16-17). Thánh Phaolô đă diễn tả việc chờ đón Chúa Kitô đến bằng chính những tảng đá sống động cũng như bằng các h́nh ảnh tiêu biểu, thế nhưng ngài truyền đạt một sứ điệp giản dị và sâu xa, đó là cuối cùng chúng ta măi măi ở cùng Chúa. Tức là, sứ điệp thiết yếu ở bên ngoài các thứ h́nh ảnh đó là tương lai của chúng ta là “được ở với Chúa”. Là thành phần tín hữu, trong đời sống của ḿnh, chúng ta đă được ở với Chúa rồi – tương lai của chúng ta là sự sống đời đời đă được bắt đầu rồi.

 

Trong Bức Thư thứ hai gửi cho tín hữu Thessalonica, Thánh Phaolô đă thay đổi quan điểm, ở chỗ, ngài nói về các biến cố tiêu cực cần phải xẩy ra trước t́nh trạng tận cùng ấy. Ngài nói anh em đừng để ḿnh bị lừa đảo như thể ngày của Chúa thực sự xẩy ra đến nơi rồi theo cách tính toán về ngày tháng. “Hỡi anh em, về vấn đề Chúa Giêsu Kitô của chúng ta đến và việc chúng ta được ở với Người, chúng tôi xin anh em đừng dễ bị hoảng lên bởi những ư nghĩ bất chợt của anh em, hay bởi một ‘thần trí’ hoặc bởi một lời sấm nào đó, hay bởi thư tín được cho là của chúng tôi liên quan tới ngày Chúa gần đến. Anh em đừng để ḿnh bị ai lừa đảo một cách nào đó” (2:1-3).

 

Phần c̣n lại của bức thư này loan báo rằng trước khi Chúa tới sẽ xẩy ra t́nh trạng bội giáo bỏ đạo và t́nh trạng xuất hiện của thành phần thực sự được gọi là “kẻ gian ác”, là “đứa con hư trầm” (2:3), mà sau đó được truyền thống gọi là “tên Phản Kitô” (biệt chú của riêng người dịch bản Việt ngữ này th́  Việt Nam ta xưa kia cho là Quỉ Vương). Thế nhưng, chủ ư của Thánh Phaolô viết bức thư này trước hết có tính cách thực hành. Ngài viết: “Thật vậy, khi chúng tôi c̣n ở với anh em, cúng tôi đă răn bảo anh   em rằng nếu ai không muốn làm việc th́ đừng ăn. Chúng tôi nghe rằng có một số người trong anh  em đang tác hành một cách lệch lạc, ở chỗ không bận bịu làm việc của ḿnh mà cứ xen vào việc của người khác. Con người như thế chúng tôi răn bảo và kêu gọi trong Chúa Giêsu Kitô là hăy âm thầm làm việc và hăy ăn uống phần lương thực của ḿnh” (3:10-12).

 

Nói cách khác, việc đợi chờ Chúa Giêsu đến không châm chước cho chúng ta làm việc ở trên thế gian này, trái lại, nó kèm theo trách nhiệm trước vị Thẩm Phán thần linh về đường lối chúng ta hành động trên đời này. Chính v́ thế mới xuất phát trách nhiệm chúng ta cần phải làm việc trong và cho thế giới này. Chúng ta sẽ thấy điều này trong bài Phúc Âm về các tài năng Chúa Nhật tới đây, trong đó Chúa nói với chúng ta rằng Người đă trao phó cho hết mọi người các thứ tài năng và vị Thẩm Phán ấy sẽ bắt chúng ta phải trả lẽ về chúng, ở chỗ: các người có sinh hoa kết trái hay chăng? Thế nên, việc đợi chờ Người đến bao hàm một trách nhiệm đối với thế gian này vậy.

 

Điều tương tự này cùng với mối liên hệ giống nhau giữa việc trở lại của Đấng Cứu Thế Thẩm Phán và việc chúng ta dấn thân trong đời sống lại tái xuất hiện ở một bối cảnh khác cùng với những khía cạnh khác trong Thư gửi tín hữu Philiphê. Thánh Phaolô bấy giờ đang ở trong tù và đợi lănh nhận bản án có thể bị tử h́nh. Trong trường hợp này, ngài đă nghĩ đến tương lai được ở với Chúa, thế nhưng ngài cũng nghĩ tới cộng đồng Philiphê là cộng đồng đứng trước ng đang cần một người cha là Thánh Phaolô, nên ngài đă viết: “V́ đối với tôi sống là Chúa Kitô và chết là một chiếm đạt. Nếu tôi tiếp tục sống trong xác thịt này, tức lao nhọc mang lại hoa trái cho tôi th́ tôi không biết phải chọn lựa ra sao. Tôi bị mắc kẹt ở giữa đôi đường. Tôi mong được ra khỏi đời này để được ở với Chúa Kitô, v́ như thế th́ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, việc tôi tiếp tục ở lại trong xác thịt này lại là những ǵ cần thiết hơn cho thiện ích của anh em. Bởi thế tôi biết chắc chắn là tôi sẽ ở lại và tiếp tục phục vụ tất cả anh em cho việc thăng tiến của an hem và niềm vui của anh  em trong đức tin, hầu việc anh em hănh diện trong Chúa Giêsu Kitô được dồi dào bởi tôi khi tôi gặp lại anh  em” (1:21-26).

 

Thánh Phaolô không sợ chết, trái lại, điều này thực sự có nghĩa là được hoàn toàn ở với Chúa Kitô. Thế nhưng Thánh Phaolô c̣n tham phần vào những cảm thức của Chúa Kitô, Đấng đă không sống cho chính bản thân Người mà là cho chúng ta. Việc sống cho người khác trở thành một chương tŕnh cho đời sống của thánh nhân, và v́ vậy mà ngài tỏ ra hoàn toàn sẵn sàng làm theo ư muốn của Thiên Chúa, sẵn sàng cho những ǵ Thiên Chúa muốn. Trước hết, ngài sẵn sàng, trong tương lai cũng thế, sống trên trái đất này cho người khác, sống cho Chúa Kitô, sống cho sự hiện diện sống động của Người nhờ đó cho việc canh tân thế giới này. Chúng ta thấy rằng việc ngài được ở với Chúa Kitô là những ǵ tạo nên một thứ tự do nội tâm mạnh mẽ hơn, một thứ tự do trước t́nh trạng đe dọa của chết chóc, thế nhưng cũng là một thứ tự do trước tất cả mọi công việc và khổ đau trong đời sống. Thánh nhân chỉ biết sẵn sàng sống cho Thiên Chúa và thực sự là tự do.

 

Giờ đây, sau khi khảo sát một vài khía cạnh khác nhau của việc đợi chờ Chúa Kitô đến, chúng ta tự hỏi: Đâu là thái độ chính yếu của Kitô hữu đối với những sự sau hết này – tức là sự chết và tận thế? Thái độ đầu tiên là tin rằng Chúa Giêsu đă sống lại, đang ở với Cha, và v́ thế, cũng muôn đời ở cùng chúng ta. Không ai mạnh hơn Chúa Kitô, v́ Người ở cùng Cha, ở với chúng ta. Bởi vậy chúng ta cảm thấy an toàn và không sợ hăi. Đó là một khía cạnh thiết yếu trong việc rao giảng của Kitô giáo. Mối lo sợ các thứ thần linh và chúa tể là những ǵ đă lan ràn khắp thế giới cổ xưa. Cả ngày nay nữa, các vị thừa sai đă thấy – cùng vớùi rất nhiều yếu tố tốt lành nơi những tôn giáo tự nhiên – nỗi lo sợ trước các thần linh và những thứ quyền lực hủy diệt đe dọa chúng ta. Chúa Kitô là Đấng đang sống động; Người đă chiến thắng sự chết và đă chế ngự tất cả mọi thứ quyền lực này. Chúng ta sống với niềm tin tưởng ấy, với nỗi tự do này, với niềm hân hoan ấy. Đó là yếu tố đầu tiên của việc chúng ta sống hướng tới tương lai. Thái độ tiếp đến là niềm tin tưởng rằng Chúa Kitô đang sống với tôi. Và trong Chúa Kitô thế giới mai hậu đă được bắt đầuđiều này cũng cống hiến một niềm tin tưởng hy vọng nữa. Tương lai không phải là một thứ tối tăm khiến người ta không c̣n biết ḿnh ra sao nữa. Tương lai không phải thế. Không có Chúa Kitô, cho cả thế giới ngày nay nữa, th́ tương lai là những ǵ tăm tối; người ta cảm thấy sợ hăi tương lai – rất sợ tương lai. Kitô hữu biết rằng ánh sáng của Chúa Kitô là những ǵ mănh liệt hơn, bởi thế, họ sống trong một niềm hy vọng không mơ hồ, trong một niềm hy vọng bao hàm niềm tin tưởng và ḷng can đảm để đối diện với tương lai.

 

Sau hết, thái độ thứ ba là tin rằng Vị Thẩm Phán sẽ trở lại này – Vị vừa là Thẩm Phán vừa là Đấng Cứu Thế – đă để lại cho chúng ta công việc sống động trong thế giới này theo đường lối Người đă sống. Người đă ban cho chúng ta những nén bạc của Người. V́ thế, thái độ thứ ba của chúng ta là trách nhiệm đối với thế giới, đối với anh chị em của chúng ta trước Chúa Kitô, và đồng thời cũng tin tưởng vào t́nh thương của Người. Cả hai điều này đều quan trọng. Chúng ta không sống như thể lành dữ đều như nhau, v́ cho rằng Thiên Chúa chỉ có thể là Đấng nhân hậu mà thôi. Đây là một một thứ gian xảo. Chúng ta thật sự sống với một trách nhiệm cao cả. Chúng ta có được những tài năng, chúng ta cần phải làm việc để thế giới này hướng về Chúa Kitô nhờ đó nó được canh tân. Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta làm việc và ư thức được trong trách nhiệm của ḿnh Thiên Chúa là vị thẩm phán thực sự, chúng ta cũng tin rằng Ngài là vị thẩm phán tốt lành. Chúng ta biết được dung nhan của Ngài – dung nhan của Chúa Kitô phục sinh, của Đức Kitô tử giá v́ chúng ta. Thế nên chúng ta có thể tin vào ḷng nhân lành của Ngài và tiếp tục tiến bước với đầy ḷng can đảm.

 

Đi kèm với giáo huấn của Thánh Phaolô về cánh chung đó là sự kiện về phổ quát tính của tiếng gọi đức tin, một tính chất liên kết người Do Thái với Dân Ngoại, tức là với thành phần lương dân, như là một dấu hiệu và ngưỡng vọng về thực tại tương lai là những ǵ chúng ta có thể nói rằng chúng ta đă được ngự trị trên trời cùng với Chúa Kitô, nhưng cũng chứng tỏ cho các thế hệ mai hậu cái phong phú của ân sủng (cf. Eph 2:6ff): ‘Cái sau’ ấy trở thành một ‘cái trước’ để làm hiển nhiên t́nh trạng của tầm mức viên trọn chớm nở chúng ta đang sống. Điều này giúp vào việc nhẫn nại chịu đựng khổ đau của giây phút hiện tại là những ǵ không thể so sánh với vinh quang sau này được (cf Rm 8:18). Chúng ta bước đi bởi đức tin chứ không phải nh́n thấy, và cho dù việc ĺa bỏ thân thể này để được sống với Chúa th́ tốt hơn, điều tối hậu đó là làm đẹp ḷng Thiên Chúa dù ở trong thân xác hay ĺa bỏ nó (cf. 2Cor 5:7-9).

 

Sau hết, c̣n một vấn đề cuối cùng dường như có thể hơi khó đối với chúng ta. Thánh Phaolô, trong phần kết của bức Thư Thứ Hai gửi cho tín hữu Corintô đă lập lại và cũng đặt vào miệng lưỡi của tín hữu Corintô, một lời nguyện cầu xuất phát từ các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi ở vùng Palestine, đó là Maranà, thà, nghĩa đen là, ‘Lạy Chúa, xin hăy đến’ (16:22). Đó là lời nguyện cầu của cộng đồng tiên khởi Kitô hữu và cuốn sách cuối cùng thuộc bộ Tân Ước là Sách Khải Huyền cũng kết thúc bằng lời cầu ấy: “Lạy Chúa xin hăy đến!’

 

Chúng ta cũng có thể cầu nguyện như thế chăng? Tôi cảm thấy dường như đối với chúng ta ngày nay, trong cuộc đời của chúng ta, trên thế giới của chúng ta, khó có thể cầu nguyện một cách chân thành cho thế giới này qua đi, cho thành thánh Gia Liêm mới xuất hiện, cho việc chung thẩm và Chúa Kitô thể hiện. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không dám cầu nguyện một cách chân thành như thế v́ nhiều lư do, nhưng chúng ta cũng vẫn có thể, một cách chính đáng và xác đáng, cùng với các tín hữu tiên khởi nói rằng: “lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến”.

 

Thật sự là chúng ta không muốn tận thế xẩy đến vào lúc này đây. Thế nhưng, chúng ta lại muốn thế giới bất công này chấm dứt. Chúng ta cũng muốn thấy thế giới này hoàn toàn đổi thay, thấy văn minh yêu thương bắt đầu, thấy một thế giới công chính và b́nh an, phi bạo động, hết đói khát xuất hiện. Tất cả chúng ta đều muốn điều này – và nó xẩy ra thế nào được nếu thiếu sự hiện diện của Chúa Kitô? Nếu Chúa Kitô không hiện diện, sẽ chẳng bao giờ thực sự có một thế giới công chính và mới mẻ cả. Và mặc dù hoàn toàn và sâu xa khác nhau, chúng ta cũng có thể và phải nói, trước t́nh trạng hết sức khẩn trương và trong các trạng huống của thời đại chúng ta, là Lạy Chúa, xin hăy đến! Xin hăy đến với thế giới của Chúa đây, theo cách thức của Chúa. Xin hăy đến những nơi bất công và bạo động. Xin hăy đến những trại tị nạn, ở Dafur và Bắc Kivu, ở rất nhiều nơi trên thế giới này. Xin hăy đến những nơi nghiện hút. Xin hăy đến cả với những người giầu có bỏ quên Chúa và những ai chỉ sống cho bản thân hị. Xin hăy đến với những nơi nào chưa nhận biết Chúa. Xin hăy đến với thế giới của Chúa và canh tân thế giới của ngày hôm nay. Xin hăy đến với cơi ḷng của chúng con. Xin hăy đến canh tân đời sống của chúng con. Xin hăy đến với tâm can của chúng con để chính chúng con có thể trở nên ánh sáng của Thiên Chúa, của việc Chúa hiện diện.

 

Theo đó, chúng ta hăy nguyện cầu cùng với Thánh Phaolô rằng Maranà, thà! Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến! Và chúng ta nguyện cầu để Chúa Kitô thực sự hiện diện trong thế giới của chúng ta hôm nay đây, và xin Người canh tân nó.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 29/10/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)