THIẾU NHI FATIMA - ĐÂM RỄ VƯƠN CAO

 

 

 

Thiếu Nhi Fatima – Cành Nho bị cắt tỉa

 

 

N

ói đến Fatima hầu như người Công Giáo nào cũng biết. Kể cả người ngoại giáo cũng biết. Thậm chí người Hồi Giáo cũng biết. Như nhân vật đă ra tay ám sát Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, một nhân vật cho tới nay vẫn c̣n thắc mắc về Bí Mật Fatima phần thứ ba liên quan tới hành động sát nhân hụt của anh ta.

 

Nói đến các em Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta th́ đa số đều biết đến danh tính, v́ là 3 em mục đồng Bồ Đào Nha đă được thị kiến thấy “Bà đẹp” hiện ra với các em 6 lần vào các ngày 13, từ tháng 5 tới tháng 10 trong năm 1917, đo đó các em đă là chứng nhân của Biến Cố Fatima và là sứ giả của Mệnh Lệnh Fatima.

 

Thế nhưng, nói đến Phong Trào Thiếu Nhi Fatima th́ hầu như hiếm người biết tới, v́ tính cách sinh sau đẻ muộn của nó, cũng như v́ bản chất thô sơ thầm kín như thôn làng Fatima vô danh tiểu tốt của nó. C̣n những người biết tới, th́ một là (khách quan) cho rằng tại sao đă có Thiếu Nhi Thánh Thể rồi mà lại c̣n thành lập thêm Thiếu Nhi Fatima làm ǵ nữa, (có thể là v́ họ nghĩ rằng chỉ cần một ḍng tu hơn là nhiều ḍng tu trong Giáo Hội)...

 

Phải chăng v́ “hy sinh là thân phận của Thiếu Nhi Fatima” (câu tâm niệm đầu tiên trong 10 Điều Tâm Niệm của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima), một thân phận hoàn toàn phản ảnh trung thực Ơn Gọi của 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi là “dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chịu tất cả những đau khổ Ngài gửi đến cho như một việc đền tạ những ǵ Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn hối cải” (Mẹ Maria nói với 3 em ngày 13/5/1917), mà đau khổ thử thách không bao giờ rời bỏ Thiếu Nhi Fatima, chung cũng như riêng, ở mọi nơi mọi chốn.

 

Phải chăng, chính v́ chủ trương của Thiếu Nhi Fatima “thà như một hạt cải nhỏ bé nhất (xem Mathêu 13:31), hơn là xum xuê như cây vả mà bị Chúa nguyền rủa v́ không sinh hoa kết trái” (Nội Qui khoản 3e), tức chủ trương “quí hồ tinh bất quí hồ đa”, thiên về tinh thần đạo đức nội tâm theo gương 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi, được Thiên Chúa chiếm đoạt để biến các em trở thành hy tế cứu độ trong Thời Điểm Maria, hơn là chỉ thuần túy sinh hoạt vui chơi lành mạnh theo tuổi trẻ, mà hiện nay, bề ngoài, Thiếu Nhi Fatima chính thức chỉ c̣n 4 Đoàn (từ đầu 6 đoàn) đang sinh hoạt (trong tổng số 14 Cộng Đoàn) ở Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles?

 

Thế nhưng, nhờ ơn Chúa, Đấng Quan Pḥng Thần Linh đă thành lập nên nó từ năm 1984, năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nhờ đó Nước Nga đă trở lại vào ngày 25/12/1991, Thiếu Nhi Fatima vẫn “đâm rễ vươn cao” một cách lạ lùng, đến  nỗi càng lận đận khổ đau Thiếu Nhi Fatima càng “đâm rễ vươn cao”!

 

Phải chăng “cành nho nào sai trái th́ Cha Thày cắt tỉa cho càng sai trái hơn” (John 15:2) đă hoàn toàn ứng nghiệm đặc biệt nơi trường hợp của Thiếu Nhi Fatima? Thiếu Nhi Fatima quả thực có sai trái hơn hay chăng? Nếu có th́ từ lúc nào? Và đâu là hoa trái ấy?

 

Nếu “xem quả biết cây” (Matthew 7:20), v́ “cây tốt tất sinh trái tốt c̣n cây xấu tất sinh trái xấu. Một cây tốt không thể nào sinh trái xấu và một cây xấu không thể nào sinh trái tốt” (Matthew 7:18-19) thế nào, mà Phong Trào Thiếu Nhi Fatima (so với con số và tuổi đời) nhỏ bé đầy non dại và huyết lệ lại có thể cung cấp cho Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Giáo Hội Việt Nam nói riêng rất nhiều ơn gọi linh mục và tu tŕ, th́ không phải là Thiếu Nhi Fatima, từ Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên cuối năm 1992, sau 8 năm thành lập, quả thực là một cành nho được cắt tỉa cho càng sai trái hơn hay sao?!

 

Đúng thế, theo tiến tŕnh ơn gọi làm linh mục và sống đời tu sĩ của Thiếu Nhi Fatima (như được liệt kê dưới đây), quả thực Thiếu Nhi Fatima bắt đầu “đâm rễ vươn cao” từ Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên năm 1992, một khóa tĩnh huấn đă được tờ Mục Vụ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles số 152 ngày 15/11/1992 nhận định thế này:

 

·        “Một khóa Tĩnh huấn do Liên Đoàn TN Fatima dự định tổ chức vào ngày 27-29/11/1992, dịp Lễ Tạ Ơn tại chủng viện Ngôi Lời ở Riverside. Ba đề tài chính của 3 ngày phỏng theo sứ điệp Fatima là: Cải thiện cuộc sống, Lần hạt Mân côi, Tôn Sùng Mẫu tâm. Dựa theo 3 đề tài chính này lại chia ra làm nhiều bài huấn đức nhỏ và những giờ phụng vụ kinh nguyện và bí tích. Chương tŕnh kể là hùng hậu và nặng kư. Đây là khóa huấn luyện nồng cốt về đạo đức cho các huynh trưởng và những dự trưởng, và cho một số những người không phải là huynh trưởng nhưng muốn thăng tiến nhu cầu thiêng liêng đạo đức của ḿnh về sứ điệp Fatima. Tuy dù thông cáo cho biết đây là khóa tĩnh huấn, để được huấn luyện về đạo đức, chứ không phải là cuộc cấm trại hay sinh hoạt ngoài trời, nên không có những sinh hoạt vui thú… Tuy nhiên hy vọng các em tham dự khóa sẽ cố gắng vác nổi chương tŕnh tĩnh huấn trong tinh thần vui tươi và ban tổ chức sẽ thoải mái thông cảm với các em”.

 

Thế mà, lạ lùng thay, dù biết trước được sẽ nghe đủ 15 bài huấn đức về 3 Mệnh Lệnh Fatima, mỗi mệnh lệnh 5 bài, hết sức khô khan và “boring” này, giới trẻ Thiếu Nhi Fatima hiện đại bấy giờ chẳng những không tỏ ra hăi sợ đến không dám ghi danh tham dự hay lấy làm buồn chán khi tham dự. Trái lại, như thực tế cho thấy, người nói (các vị giảng huấn) không đủ giờ nói và người nghe (các khóa sinh tham dự) không đủ giờ nghe. Có những bài nói gần hai tiếng liền mà các khóa sinh vẫn chưa muốn nghỉ ngơi. Chính vị linh mục viết những lời ở trong tờ Mục Vụ ấy, khi được mời đến với Thiếu Nhi Fatima vào một khóa mấy năm sau đó, đă phải thú nhận rằng Thiếu Nhi Fatima tỏ ra dám đi ngược chiều sóng thế gian. Trong tờ Tiếng Vọng Fatima, nội san của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, số 9, tháng 7/1993, người ta đă đọc thấy tâm sự của một khóa sinh sau khi tham dự khóa tĩnh huấn đầu tiên như thế này:

 

·        "Ba ngày học tập, ba ngày sống trong b́nh an, ba ngày tâm hồn lắng đọng những lo âu phiền năo của cái thế giới điên cuồng náo động để lắng nghe tiếng Chúa, tiếng an ủi của Mẹ yêu dấu. Ba ngày thật đáng sống, với những tiếng cười vui hồn nhiên, những bữa ăn ngon lành, những tiếng chuông inh tai báo giờ, những bục gỗ qùi làm đau đầu gối, những giây phút thầm lặng xét ḿnh xưng tội, những tâm sự mủi ḷng, những lời chỉ dạy thiết tha... Ba ngày thật quá ngắn. Ba ngày cũng đă qua. Ngước mắt nh́n lên cây Thánh Giá chót vót ở đỉnh đồi mà ḷng tràn ngập niềm cậy trông và vững mạnh. Thiếu Nhi của Mẹ tuy non nớt, nghèo nàn, nhưng sẽ hùng mạnh trong đức tin. Huynh trưởng của mẹ tuy yếu đuối, nhưng sẽ kiên cường lập nên đạo binh liên lỉ chiến đấu với hỏa ngục..."

 

Vâng, Phong Trào Thiếu Nhi Fatima đă bắt đầu sinh động về tinh thần theo chiều hướng “đâm rễ vươn cao” từ đó. Tuy nhiên, giới trẻ Thiếu Nhi Fatima ư thức được rằng, muốn vươn cao cần phải được đâm rễ vào ḷng đất Giáo Hội mới vững chắc. Bởi thế, từ Khóa Tĩnh Huấn 2001, chủ đề học hỏi chính là sứ điệp chủ đề do Đức Thánh Cha chọn và gửi cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới cùng năm. Chẳng hạn chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn 2001: “Các con là muối đất, là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13,14). Chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn 2002 là Tông Thư “Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria” nhân Năm Mân Côi (16/10/2002-19/10/2003), một chủ đề rất thích hợp với Sứ Điệp Fatima của Thiếu Nhi Fatima. Chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn 2003: “Này là Mẹ con” (Jn 19:27) liên quan tới Năm Mân Côi. Chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn 2004 là “Chúng tôi muốn gặp Đức Kitô” (Jn 12:21). Chủ đề của Khóa Tĩnh Huấn 2005 là “Chúng tôi đến triều bái Người” (Mt 2:2). Chủ đề của năm 2006 là “Lời Chúa là đèn soi bước con đi và là ánh sáng soi đường con bước”.

 

Tóm lại, theo chiều hướng thiên về tinh thần và thần linh như thế, Khóa Tĩnh Huấn nồng cốt hằng năm đă trở thành một ḷ nung nấu tinh thần sống đạo liên tục của giới trẻ Thiếu Nhi Fatima cho tới nay, với con số lên tới tất cả là 15 khóa. Như thế, từ con số không, tức từ chỗ tất cả mọi huynh trưởng trước đó đều bị tháo khăn, cho đến nay, sau 15 khóa, con số huynh trưởng đă chính thức tuyên hứa đă lên tới 253 người, trung b́nh mỗi năm có 17 tân huynh trưởng.

 

Ngoài việc tăng số huynh trưởng là thành phần hồn sống của các Đoàn, các Khóa Tĩnh Huấn quan trọng này c̣n làm nẩy sinh những thành quả thiêng liêng chẳng những nơi sinh hoạt chung Liên Đoàn và Đoàn, mà nhất là c̣n ở nơi tâm hồn của mỗi em.

 

Trước hết, về thành quả thiêng liêng nơi sinh hoạt chung Liên Đoàn và Đoàn, đó là Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng ở Liên Đoàn và Thứ Bảy hằng tuần ở mỗi Đoàn.

 

Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng ở Liên Đoàn được bắt đầu do Liên Đoàn tổ chức từ năm 1992 (theo văn thư ban hành ngày 1-3-1992), trước cả Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên, nhưng nhờ Khóa Tĩnh Huấn, Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng được coi như ngày để follow up hay hâm nóng Khóa Tĩnh Huấn trước đó, vẫn được liên tục giữ cho tới bây giờ, không bỏ một Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng nào, trừ 1 lần duy nhất v́ trùng vào chính ngày Tết Nguyên Đán. Con số tham dự kể cả huynh trưởng và dự trưởng tăng gấp đôi (47 người) bắt đầu vào 10/1994 tại El Monte, (62 người) vào tháng 11/1994 tại Đoàn San Gabriel, và (72 người) vào tháng 12/1994 dịp quan thày Liên Đoàn. Sau đó, thường con số tham dự trên dưới 30 người, kể cả những ngày mưa băo như vào Tháng 2/1995 ở Torrance và vào Tháng 2/1998 ở Saint Paul High School, Santa Fe Springs.

 

Sau nữa, về ngày thứ bảy hằng tuần, kể từ ngay sau hai Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên sát nhau (cuối tuần Thanksgiving và cuối tuần trước Lễ Giáng Sinh năm 1992), giới trẻ Thiếu Nhi Fatima từng đoàn đă tự động, (chứ không phải do Liên Đoàn khởi xướng và tổ chức như Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng) tụ họp lại vào các ngày Thứ Bảy hằng tuần để cầu Kinh Mân Côi, học hỏi và sửa soạn cho buổi sinh hoạt Chúa Nhật: đầu tiên là Đoàn Đức Mẹ Carmêlô Los Angeles năm 1993, sau đó tới Đoàn Đức Mẹ Mân Côi Pomona và Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu El Monte cùng năm 1994, và Đoàn Đức Mẹ Sầu Bi San Gabriel năm 1998, (Đoàn Đức Mẹ Truyền Tin Torrance không thực hiện được v́ sinh hoạt hằng tuần vào chính ngày Thứ Bảy). Phải chăng v́  Thiếu Nhi Fatima chuyên chú  tới đời sống thiêng liêng như  thế  mà  người ta thường nói rằng “Thiếu Nhi Fatima chỉ biết cầu nguyện”? Thế nhưng chính điều người ta nói ấy lại là những ǵ mặc nhiên công nhận rằng Thiếu Nhi Fatima là một sự lạ, là một hiện tượng thời đại, v́ trong khi cả người lớn cũng lơ là với đời sống nội tâm cầu nguyện th́ giới trẻ lại yêu thích nguyện cầu, không ham chơi theo bản chất tự nhiên của ḿnh, “không sống nguyên bởi bánh…” (Mt 4:4).

 

C̣n về thành quả thiêng liêng của Khóa Tĩnh Huấn nơi mỗi cá nhân Thiếu Nhi Fatima, nếu so sánh th́ trong những năm đầu, (1984-1992), tức trước khi có Khóa Tĩnh Huấn, chỉ có 1 ơn gọi duy nhất là Sơ Marie Đặng Kim Nhung, nguyên đệ nhất Liên Đoàn Trưởng Thiếu Nhi Fatima TGP/LA, đă theo gương chị Lucia dâng ḿnh cho Chúa nơi đan viện Carmêlô; nhưng từ ngay sau hai Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên vào cuối năm 1992 đă có thêm 3 ơn gọi trong năm 1993 một lúc. Cho tới nay, kể từ khi có Khóa Tĩnh Huấn, hay sau 17 Khóa Tĩnh Huấn, ngoại trừ một số ơn gọi nơi dự trưởng, giới trẻ Thiếu Nhi Fatima chính thức tuyên hứa làm huynh trưởng đă dâng ḿnh cho Chúa tất cả là 17 ơn gọi, trung b́nh mỗi năm (từ sau biến cố Khóa Tĩnh Huấn) có 1 ơn gọi.

 

 

 

Thiếu Nhi Fatima – Hoa trái Ơn Thiên Triệu

 

Phải chăng, chính v́ chủ trương của Thiếu Nhi Fatima “thà như một hạt cải nhỏ bé nhất (xem Mathêu 13:31), hơn là xum xuê như cây vả mà bị Chúa nguyền rủa v́ không sinh hoa kết trái” (Nội Qui khoản 3e), mà hiện nay, bề ngoài, Thiếu Nhi Fatima chính thức chỉ c̣n 4 Đoàn đang sinh hoạt (trong tổng số 14 Cộng Đoàn) ở Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Los Angeles?

 

Phải chăng “cành nho nào sai trái th́ Cha Thày cắt tỉa cho càng sai trái hơn” (John 15:2) đă hoàn toàn ứng nghiệm đặc biệt nơi trường hợp của Thiếu Nhi Fatima, một đoàn thể trẻ mới được thành lập từ năm 1984, nhưng 10 năm sau 1 trong 6 đoàn đă được biến thành Thiếu Nhi Thánh Thể, và 19 năm sau một trong 5 đoàn lại bị sát nhập vào Thiếu Nhi Thánh Thể?

 

Đúng thế, không biết có phải chính v́ bị cắt tỉa như vậy mà Thiếu Nhi Fatima càng sai trái thiêng liêng hơn hay chăng? Chỉ biết rằng, kể từ năm 1993, sau Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên năm 1992, tức mới được 9 tuổi đầu, Thiếu Nhi Fatima đă tiếp tục giữ Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng chung Liên Đoàn, đă thực hiện ngày Thứ Bảy hằng tuần ở Đoàn, đă thực hin các việc tông đồ bác ái, như đi tặng quà Giáng Sinh hay cử hành Đường Thánh Giá, nhất là đă thực sự có dồi dào ơn gọi tu tŕ cả về tu sĩ nhất là linh mục.

 

Thật vậy, kể từ khi được thành lập là năm 1984, Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA, một cơ sở đầu tiên và duy nhất của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima cho tới nay, đă được khá nhiều ơn gọi, thứ tự diễn tiến như sau:

 

1.         Ơn gọi thứ 1 là Liên Đoàn Trưởng LĐ/TNF/TGP/LA đầu tiên Maria Đặng Kim Nhung (nhiệm kỳ 1986-1988), cũng là Đoàn Trưởng đầu tiên của Đoàn TNF/ĐMĐT/SG, vào ḍng kín Carmêlô ở Alhambra, vào Tháng Hoa 5/1988, và đă khấn trọn ngày 30/4/1994, năm TNF lên 10, cũng là năm các trưởng TNF (4/5 đoàn trưởng) bắt đầu lập gia đ́nh.

 

2.     Năm 1993, ơn gọi thứ 2 là Huynh trưởng Giuse Lê Dũng TNF/ĐMC/LA vào ḍng Đồng Công ở Missouri (và đă về v́ t́nh trạng tâm thần của người mẹ góa); ơn gọi thứ 3 là Huynh Trưởng Giuse Lê Hồng Khanh TNF/ĐMC/LA vào ḍng Gioan Tẩy Giả ở Đài Loan, song đă hoàn tục sau thời gian t́m hiểu; ơn gọi thứ 4 là Huynh Trưởng Giuse Nguyễn Đức Tri TNF/ĐMTV/EM vào ḍng Đồng Công ở Carthage, Missouri, và đang là một tu sĩ vĩnh thệ ḍng này (đă học xong triết) với tên được đổi thành Kỷ.

 

3.     Năm 1996, ơn gọi thứ 5 là Trưởng Giuse Phan Thanh Hoàn (em Trưởng Giuse Phan Qúi Công) TNF/ĐMC/LA vào ḍng Chúa Cứu Thế ngày 1/7/1996, và cũng đă hoàn tục sau thời gian được trau luyện thiêng liêng.

 

4.     Năm 1998, ơn gọi thứ 6 là Trưởng Đaminh Nguyễn Ngọc Khuê TNF/ĐMTV/EM đầu năm 1998 đă vào ḍng Truyền Giáo Ngôi Lời ở Iowa (và đă trở về sinh hoạt lại với Đoàn sau một năm t́m hiểu); ơn gọi thứ 7 là Trưởng Maria Nguyễn Thị Kim Hương TNF/ĐMTV/EM vào ḍng Mến Thánh Giá Phát Diệm ở Orange County, sau Trại Hè Fatima 10 (và đă trở lại sinh hoạt với đoàn sau một năm t́m hiểu); ơn gọi thứ 8 là Trưởng Maria Đỗ Ngọc Mai TNF/ĐMMC/PN vào ḍng nữ Đaminh ở Houston, Texas sau Trại Hè Fatima 10 (và đă trở lại sinh hoạt với đoàn sau một năm t́m hiểu); ơn gọi thứ 9 là Trưởng Giuse Nguyễn Tuấn Long TNF/ĐMTT/TR vào Đại Chủng Viện Thánh Gioan, TGP/LA; ơn gọi thứ 10 là Trưởng Antôn Lê Ngọc Đức Phúc TNF/ĐMMC/PN vào ḍng Truyền Giáo Ngôi Lời ở Iowa, sau khi ra trường Đại Học Berkeley.

 

5.         Năm 1999, ơn gọi thứ 11 là Trưởng Đaminh Đinh Minh Chuẩn, TNF/ĐMLĐ/LA, vào ḍng Đạo Binh Chúa Kitô (Legionaires of Christ) ở Connecticut ngày 19-6-1999, sau khi ra trường Đại Học CSULA; ơn gọi thứ 12 là Trưởng Đaminh Nguyễn Chí Hướng, TNF/ĐMTT/Torrance, nhập Đại Chủng Viện Thánh Gioan TGP/LA, cuối tháng 8/1999. Tuy nhiên, sau một năm, Hướng đă hoàn tục và đi Thủy Quân Lục Chiến, nay trở lại phục vụ TNF ở Đoàn Los Angeles.

 

6.         Năm 2000, ơn gọi thứ 13 là Trưởng Anna Hoàng Thị Quỳnh Như, phụ tá Liên Đoàn Phó Giáo Huấn ngành Ấu, vào ḍng Mến Thánh Giá Phát Diệm ở Orange County, California ngày 13/8/2000. Tuy nhiên, v́ hoàn cảnh gia đ́nh, Như đă hoàn tục sau một năm t́m hiểu.

 

7.         Ơn gọi 14 là Đoàn Trưởng Gioan Trần Chí Hiếu của Pomona, đă nhập Đại Chủng Viện Thánh Gioan của TGP/LA ngày Thứ Ba 27/8/2002.

 

8.         Ơn gọi 15 là phụ tá LĐP Ngành Nghĩa Gioan Ngô Thế Vũ đoàn Pomona, đă gia nhập Đại Chủng Viện Thánh Gioan của TGP/LA ngày 23/8/2003, sau khi Liên Đoàn đi tham dự Ngày Thánh Mẫu 26 ở Missouri về. Tuy nhiên, Vũ không ở trực tiếp trong Đại Chủng Viên như Hiếu hay Long (năm thần học 1), v́ TGP/LA vừa bỏ trường triết. Chủng sinh thay vào đó ở một trong hai Nhà Luyện Tập (Formation House), rồi đi học ở đại học ngoài như thường, mỗi tháng trả cho việc ăn ở là 100 Mỹ kim. Trong thời gian đă chính thức theo đuổi ơn gọi làm linh mục và ở Nhà Luyện Tập như thế, Vũ vừa theo học 4 lớp triết lư căn bản thay cho 3 năm triết cần thiết cho 4 năm thần học sau này, vừa giúp sinh hoạt ở Đoàn Torrance gần Nhà Luyện Tập của Vũ, cho đến giây phút cuối cùng vào tối Thứ Bảy của Trại Hè Fatima XVI (20-22/8) 2004, mới về để lên đường tiếp tục đời tu tại một địa điểm hoàn toàn xa cách thế gian là Ḍng Biển Đức gần Portland tiểu bang Oregon.

 

Tóm lại, trên đây, ngoại trừ Sơ Kim Nhung, chỉ kể tới thành phần Huynh Trưởng đă chính thức tham dự Khóa Tĩnh Huấn và tuyên hứa làm Huynh Trưởng kể từ Khóa Tĩnh Huấn đầu tiên 1992, chứ chưa kể tới một số Thiếu Nhi Fatima khác (dự trưởng) cũng đă dâng ḿnh cho Chúa ở các ḍng tu hay theo đuổi làm linh mục. Chẳng hạn Đoàn Pomona có Thảo đă dâng ḿnh cho Chúa năm 1996 và khấn trọn trong Ḍng Trinh Vương ngày 10/6/2006 tại Lincoln Nebraska với tên gọi là Sr. Têrêsa Nguyễn Thanh Thảo, CMR, và Nguyễn Thái Ḥa Đoàn LA vẫn đang theo đuổi ơn gọi trong Ḍng Đạo Binh Chúa Kitô như ơn gọi 11 trên đây. Ngoài ra, Đoàn Los Angeles là Đoàn nhỏ nhất và khổ ải lận đận nhất song lại có nhiều ơn gọi nhất, (kể cả trong thành phần dự trưởng), những tâm hồn đă từng một lần theo đuổi ơn gọi tu tŕ, chẳng hạn như: Trần Thế Quân (Ḍng Gioan Tẩy Giả), Lê Hùng Phong (Ḍng Gioan Tẩy Giả), Lê Tuyết Lan (Ḍng Mến Thánh Giá Phát Diệm), Luân (Ḍng Phanxico) và Trọng (Ḍng Don Bosco).

 

Vào mùa hè năm 2008, Thứ Bảy Lễ Mẹ Thăm Viếng cũng trùng với Lễ Trái Tim Mẹ, 31/5, Thiếu Nhi Fatima được Chúa ban thêm hai linh mục nữa một lúc ở ngay Tổng Giáo Phận Los Angeles là đó là Cha Giuse Nguyễn Tuấn Long (ơn gọi 9, Đoàn Torrance) và Cha Gioan Trần Chí Hiếu (ơn gọi 14, Đoàn Pomona). Và trong tương lai không xa, có thể vào năm 2011/2012, Thiếu Nhi Fatima cầu được thêm 2 vị linh mục nữa là Đaminh Đinh Minh Chuẩn (ơn gọi 11, Đoàn Los Angeles) và Gioan Ngô Thế Vũ (ơn gọi 15, Đoàn Pomona).

 

Thiếu Nhi Fatima vẫn hằng chủ trương cho vào (deposit) Nhà Chúa (“Nhà” Băng Thần Linh) những vốn liếng của ḿnh là thành phần huynh trưởng ưu tú được Chúa gọi theo Chúa trong đời sống tu tŕ làm linh mục hay tu sĩ, để nhờ đó chẳng những TNF có thể giữ được cả vốn mà c̣n kiếm được cả lời gấp trăm về phần thiêng liêng nữa.

 

Đó là lư do Thiếu Nhi Fatima rất hoan hỉ và tổ chức long trọng mừng vị linh mục đầu tiên xuất thân từ Thiếu Nhi Fatima, và coi đây là đặc ân Chúa ban chẳng những cho riêng cá nhân vị linh mục đầu tiên này mà c̣n cho chung cả Phong Trào Thiếu Nhi Fatima nữa, để nhờ đó Thiếu Nhi Fatima càng “Đâm Rễ Vươn Cao” theo chiều hướng “Duc in altum - Nước sâu thả lưới” (cf Luke 5:4) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phác họa cho Giáo Hội hoàn vũ sống trong ngàn năm thứ ba Kitô Giáo.

 

 

TNF Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL