THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Mt. 18, 1 - 5

01-10-2008

              

THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Người tín Hửu.com                       02

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR     04

    THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU   Gm. Giuse Vũ Duy Thống              08

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Đ.Ô. Phêrô Nguyễn Văn Tài           12

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Gm. JB.  Bùi Tuần                      28-33

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Lm Phaolô Trần Đoàn Kết                 38

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Lm Micae Trần Đ́nh Quảng           41

THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm          45

   THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU    Lm  Trần Đức Anh, OP                        50

 

 

 

  

Thánh Têrêsa Hài ĐỒng Giêsu

(1873-1897)


Người tin Hữu.com

Tôi thích sự buồn tẻ của việc hy sinh âm thầm hơn là những trạng thái xuất thần. Nhặt một cây kim v́ t́nh yêu cũng có thể hoán cải một linh hồn." Đó là những lời của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một nữ tu ḍng Camêlô thường được gọi là "Bông Hoa Nhỏ," người đă sống một đời âm thầm trong tu viện ở Lisieux, nước Pháp. Và quả thật, những hy sinh âm thầm của ngài đă hoán cải các linh hồn. Không mấy vị thánh của Thiên Chúa nổi tiếng như vị thánh trẻ trung này. Cuốn tự truyện của ngài, Chuyện Một Linh Hồn, được cả thế giới đọc và yêu chuộng. Tên thật của ngài là Thérèse Martin, gia nhập tu viện năm 15 tuổi và từ trần năm 1897 lúc 24 tuổi.

 

Đời sống tu viện ḍng kín Camelô thật buồn tẻ và phần lớn chỉ gồm sự cầu nguyện và làm các công việc trong nhà. Nhưng Thánh Têrêsa có được sự hiểu biết sâu sắc thánh thiện để chuộc lại quăng thời gian ấy, bất kể có nhàm chán đến đâu. Ngài nh́n thấy sự đau khổ cứu chuộc trong sự đau khổ âm thầm, sự đau khổ là đời sống tông đồ của ngài. Thánh nữ nói ngài gia nhập tu viện Camêlô là "để cứu vớt các linh hồn và cầu nguyện cho các linh mục." Và không lâu trước khi chết, ngài viết: "Tôi muốn dùng thời gian ở thiên đàng để làm những điều tốt lành cho trần gian."

 

Vào ngày 19-10-1997, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II tuyên xưng ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh, là người phụ nữ thứ ba trong Giáo Hội được công nhận về sự thánh thiện và về ảnh hưởng tinh thần của những ǵ ngài viết.

 

LỜI DẪN

Thánh Têrêsa có nhiều điều để dạy chúng ta về quan niệm, về thể diện, về cái "tôi." Chúng ta bị nguy hiểm khi nghĩ nhiều về bản thân ḿnh, bị đau khổ khi nhận thức những nhu cầu cần phải thỏa lấp, dù biết rằng không bao giờ chúng ta thỏa măn. Thánh Têrêsa, cũng như bao vị thánh khác, đă t́m cách phục vụ người khác, thực hiện những ǵ không phải cho chính ḿnh, và quên ḿnh trong những hành động âm thầm của t́nh yêu. Ngài là một trong những thí dụ điển h́nh của sự mâu thuẫn trong phúc âm mà khi hiến thân là khi được nhận lănh, khi chết đi là khi vui sống muôn đời.

 

Sự bận rộn với bản thân đă tách biệt con người thời nay với Thiên Chúa, với đồng loại và thực sự xa rời với bản thể. Chúng ta phải học cách quên ḿnh, để suy niệm về một Thiên Chúa là Đấng mời gọi chúng ta thoát ra khỏi sự ích kỷ để phục vụ người khác. Đây là cái nh́n sáng suốt của Thánh Têrêsa Lisieux, và ngày nay cái nh́n ấy có giá trị hơn bao giờ hết.

 

LỜI TRÍCH

Thánh Têrêsa phải chịu đau khổ v́ bệnh hoạn trong suốt cả cuộc đời. Khi c̣n nhỏ, ngài phải trải qua ba tháng đau từng cơn, mê sảng và ngất xỉu. Sau đó, dù yếu ớt nhưng ngài làm việc vất vả trong pḥng giặt quần áo và pḥng ăn của tu viện. Về phương diện tâm linh, ngài phải trải qua một thời kỳ tăm tối khi ánh sáng đức tin dường như tắt ngúm. Năm cuối cùng của cuộc đời, ngài chết dần v́ ho lao. Tuy nhiên, không lâu trước khi chết vào ngày 30-9, ngài th́ thào, "Tôi không muốn bớt đau khổ."

 

Thực sự ngài là một phụ nữ dũng cảm, không rên rỉ v́ bệnh tật và lo âu. Đây là một người nh́n thấy sức mạnh của t́nh yêu, mà sự biến đổi của Thiên Chúa có thể thay đổi mọi sự--kể cả sự yếu đuối và bệnh tật--thành sức mạnh phục vụ và cứu chuộc cho người khác. Không lạ ǵ ngài là quan thầy của công cuộc truyền giáo. C̣n ai có thể thay đổi thế giới ngoài những người ôm ấp sự đau khổ của ḿnh với t́nh yêu?

Người tin Hữu.com

 

 

 

 

 

LỄ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, trinh nữ

(Ngày 1 tháng 10)

Mt 18, 1-4

 

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi CSsR

Sống ở trần gian chỉ có 24 tuổi đời, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă để lại cho trần gian một con đường nên thánh xem ra đơn sơ, giản dị, nhưng cũng là một linh đạo tuyệt vời:” con đường thơ ấu thiêng liêng”. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là ai ?

 

Con đưỜng thơ Ấu thiêng liêng nói ǵ cho ta ?

MỘT CON NGƯỜI. MỘT CUỘC ĐỜI:Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, con ông Louis Martin và bà Maria Guérin. Người sinh ngày 2 tháng 1 năm 1873 tại Alencon nước Pháp. Gia đ́nh Ông bà Louis Martin sinh được 9 người con. Tuy nhiên 4 người con đă qua đời, chỉ c̣n lại 5 chị em gái. Tất cả 5 chị em gái sau này đều bước vào đời tận hiến trong các Ḍng tu. Têrêsa mồ côi mẹ từ lúc chưa tṛn 4 tuổi. Nỗi buồn mất mẹ cứ hằn sâu trong cuộc đời của Têrêsa. Ông Louis Martin bỏ Alencon lui về Lisieux với cả gia đ́nh. Với truyền thống của một gia đ́nh đạo đức và với tấm ḷng đơn sơ, yêu mến Chúa, Têrêsa đă nhất quyết chọn cho ḿnh một con đường. Do đó, thánh nhân đă xin vào tu viện nhà kín  Cát Minh tại Lisieux vào tháng 4 năm 1888 lúc Người mới chưa tṛn 15 tuổi . Thánh Têrêsa luôn cảm nghiệm sâu xa t́nh yêu của Thiên Chúa và Người đă sống cái diệu cảm của một con người đầy ắp Chúa. Tâm hồn của Người thật đạo đức, thánh thiện. Người cảm thấy ơn gọi của Người thật kỳ diệu v́ chính vào đêm giáng sinh năm 1886, một biến cố làm cho Người quay trở về với Chúa và Người nhận thấy con người của ḿnh được biến đổi hoàn toàn. Từ đây, ơn gọi yêu mến Chúa và yêu tha nhân thôi thúc Têrêsa. Người đă có thể nói như thánh Phaolô tông đồ:” T́nh yêu Chúa Kitô thúc bách tôi “. Đời sống trong tu viện Cát Minh càng lúc càng nung đốt tâm hồn của thánh nhân. Đời sống nội tâm của Têrêsa càng ngày càng lên cao. Người đă có mối liên hệ mật thiết với Chúa ở một tầm cao mới, chiều sâu mới, quan hệ t́nh yêu. Thánh nhân cảm thấy càng ngày càng phải kết hợp với Chúa trong cuộc thống khổ của Ngài. Thánh nhân coi thánh kinh là sách gối đầu và là sách duy nhất giúp Người nên thánh và gần gũi Chúa. Tuy nhiên sự thử thách nội tâm và sự đau khổ thể xác diễn ra hằng ngày trong đời sống của thánh nhân đă làm cho thánh nhân càng ngày càng cảm nghiệm sâu xa mầu nhiệm t́nh yêu cao vời của Chúa.

 

Năm 1896 trong đêm thứ sáu tuần thánh, Têrêsa bị ho ra máu lần đầu tiên. Thánh nhân đă sống những tháng ngày trong sự đau khổ triền miên của bệnh tật. Có thể nói, mười tám tháng cuối cùng của cuộc đời Người là một cuộc tử đạo không ngừng. Thân xác bị đau  đớn, nội tâm bị thử thách. Nhưng, thánh nhân đă sống hết ḿnh v́ t́nh yêu. Người ĺa trần vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, hưởng thọ 24 tuổi. Cái tuổi c̣n đầy sinh lực và nhựa sống. Người ra đi trong tiếng th́ thào:” Lạy Chúa, con yêu Chúa”. Đức Giáo Hoàng Piô XI nâng Người lên bậc hiển thánh và đặt Người làm bổn mạng các xứ truyền giáo.

 

CON ĐƯỜNG THƠ ẤU THIÊNG LIÊNG CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU:

Thánh Têrêsa đă bỏ cơi đời để đi vào cơi sống vĩnh hằng, Người đi vào cái trọn vẹn, cái lớn lao: yêu Chúa hơn bất cứ người nào trên dương thế này; Têrêsa muốn dâng ḿnh cho t́nh yêu vô vị lợi, t́nh yêu nhân từ vô biên của Chúa như của lễ dâng hiến toàn thiêu; Têrêsa muốn yêu mọi người như Chúa Giêsu đă yêu nhân loại.

 

Người đă sống trọn vẹn con đường t́nh yêu của Chúa. Người đă chọn một linh đạo cho cuộc đời ḿnh, linh đạo t́nh yêu nhỏ bé. Con đường của Người là con đường thơ ấu thiêng liêng. Têrêsa tựï ví ḿnh như trẻ nhỏ, mà nhỏ nghĩa là yếu đuối, hèn mọn, không thể tự sức ḿnh làm được ǵ; nên phải yêu mến thật nhiều, yêu mến không giới hạn để đạt được điều ḿnh ao ước, mong chờ. Quan niệm của Têrêsa giống như những người nghèo của Thiên Chúa mà đặc biệt là thái độ của Mẹ Maria trong kinh Magnificat. Têrêsa  đă cảm nghiệm được con đường nên thánh qua thái độ, cử chỉ của Đức Mẹ. Têrêsa đă hiểu được bí quyết nên thánh theo thánh kinh:” trở nên người lớn nhất phải trở nên bé nhỏ nhất”. Đây là kinh nghiệm sống của Têrêsa trong cuộc sống hằng ngày. Con đường nên thánh của Người là con đường thơ ấu thiêng liêng. Muốn đi con đường ấy, bí quyết thật giản dị: “ Hăy dâng ḿnh yêu Chúa, hăy chấp nhận đau khổ hy sinh v́ Chúa, hăy chia sẻ tâm t́nh của Chúa cứu độ đang đau khổ trong các chi thể của Hội Thánh để cứu rỗi thế gian”.

 

Hăy yêu Chúa và yêu tha nhân thật nhiều. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đang mời gọi mọi người nên thánh bằng con đường t́nh  yêu, con đường thơ ấu thiêng liêng…Nên thánh không phải là làm những việc vĩ đại, nhưng con người trở nên thánh bằng con đường nhỏ bé thiêng liêng. Têrêsa đă ví chiếc thang máy bác lên Trời là t́nh yêu. Con người chỉ có thể đạt được Nước Trời khi họ sống bé nhỏ và yêu thương.

 

Lạy thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, với tư tưởng phong phú, đầy thánh thiện và đạo đức của Người, xin cho chúng con hiểu được con đường nhỏ bé đầy t́nh yêu của Người. Xin Người làm rơi hoa hồng là những ân huệ từ Trời xuống thật nhiều cho chúng con. Amen.

 

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi CSsR

 

 

 

 

ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

 

Ngày xưa c̣n bé, lúc tôi vừa chân ướt chân ráo vào tiểu chủng viện, người ta đă trao đến tôi cuốn “Một tâm hồn” của thánh Têrêsa như là cuốn sách phải đọc, để học đời sống thiêng liêng. Thú thực, trong mắt nh́n của cậu bé ham chơi là tôi lúc ấy, cuốn “Một tâm hồn” quả là một cuốn truyện vui với những tṛ chơi tuyệt vời. Từ chuyện đi ngang về tắt chui qua bụng ngựa đến chuyện ngắm măi không chán ống kính vạn hoa, từ chuyện nh́n trời buổi tối bỗng thấy sao kết tên ḿnh đến chuyện nh́n đất lượm lên một cọng rác cũng ṿi Chúa giải thoát cho một linh hồn. Tất cả đều là chuyện vui của một cô bé ưu được nuông chiều.
Nhưng lớn lên có dịp nghiềm gẫm nhiều hơn, tôi mới ngộ ra rằng: Đằng sau những tṛ tưởng là trẻ con “mít ướt” ấy lại là cả một tâm t́nh tự nhiên của trực giác tuổi thơ, cộng thêm những thao thức vươn lên của ước mơ xuân trẻ, và đi đi về về trên những nẻo đường vừa thơ vừa trẻ ấy là nhấp nhô những cây thánh giá của hy sinh đong đầy hy vọng. Đó là đường nên thánh của Têrêsa.


1. Đường nên thánh của Têrêsa được dệt bằng những tâm t́nh tự nhiên tuổi thơ.

Người ta vẫn quen gọi đây là “đường thơ ấu thiêng liêng”, nghĩa là đường nên thánh khởi đi từ những tâm t́nh tuổi nhỏ. Rất đẹp và rất thơ. Một phương cách tuy không mới tuyệt đối, v́ Chúa Giêsu đă gợi lên từ xưa: “Ai không nên như trẻ nhỏ sẽ chẳng được vào Nước Trời”, nhưng chính Têrêsa đă đem đến cho phương cách này một nét hấp dẫn mới và một độ rộng mới phù hợp trong tầm với của mọi người, dù là giáo sĩ hay tu sĩ hoặc giáo dân, dù là trí thức bụng đầy chữ nghĩa hay là b́nh dân ít học. Hết thảy đều có thể sử dụng phương cách này hoặc đi trên con đường này. Người Mỹ gọi xa lộ của họ là freeway, nghĩa là đường tự do ra vào, không phải thuê bao, không cần mua vé. Đường thơ ấu thiêng liêng cũng thế, là freeway mở ra cho hết mọi người.


“Nên như trẻ nhỏ” là phương cách của Phúc âm. Nhưng nên như thế nào lại là điều thuộc về phong cách của Têrêsa. Thật vậy, qua chuyện “Một tâm hồn”, thánh nữ đă vận dụng rất tự nhiên mọi biến cố xảy đến trong đời để, phải nói là, nũng nịu và ṿi vĩnh Chúa dẫn ḿnh trên đường nên thánh.Ai trong chúng ta cũng biết t́nh yêu là điều đáng giá nhất trên đời, và chẳng cần bảo ai, người ta vẫn cứ thi nhau làm những việc càng lớn càng tốt để diễn tả t́nh yêu ấy. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Có biết đâu t́nh yêu xét cho cùng cũng là điều thuộc về trật tự của tấm ḷng, thế nên, khi có tấm ḷng lớn, th́ dù việc làm có khiêm tốn đến đâu đi nữa, cũng vẫn là một t́nh yêu đầy đặn vuông tṛn. Nhất là khi tấm ḷng ấy xin dành cho Thiên Chúa là Cha giàu ḷng thương xót. Đó là nét đầu tiên của đường thơ ấu Têrêsa.


2. Đường nên thánh của Têrêsa cũng được ghi dấu bằng những ước mơ tươi trẻ.

Nếu “giống như tuổi thơ”, Têrêsa đă tham lam ôm lấy mọi biến cố trong đời, dù vui hay buồn, dù lớn hay bé. dù hữu ư hay vô t́nh, dù được người khác biết đến hay không, để làm thành vốn liếng sinh lời trong t́nh yêu Chúa, th́ độ bền của nẻo đường thiêng liêng ấy lại ngày từng ngày làm bằng những thao thức trẻ trung táo bạo.


Trẻ trung ở chỗ thánh nữ luôn bị thiêu đốt bời những ước mơ, nói theo kiểu Sea Games, là mơ “cao hơn xa hơn và nhanh hơn” trên đường thánh đức. Có lần Têrêsa muốn yêu Chúa thật nhiều như chưa bao giờ Chúa được yêu như thế. Lần khác thánh nữ lại muốn lên đường truyền giáo thật dài như đường đi của loài người mọi thời gom góp lại.
Táo bạo ở chỗ thánh nữ dù sống trong một đan viện kín cổng cao tường, như Đan viện Cát Minh Saigon đây, Ngài cũng không chịu dừng lại đôi cánh ước mơ, mà c̣n vươn lên những đỉnh cao thao thức, như khi một ḿnh dưới ánh sáng Lời Chúa trong thơ 1 Côrintô chương 12, Têrêsa đă reo lên v́ khám phá ra rằng: từ nay trong Giáo hội ḿnh sẽ là trái tim, trong trái tim ḿnh sẽ là t́nh yêu, và trong t́nh yêu ḿnh được ở trong ḷng Thiên Chúa là Cha.


Thế đó, ước mơ trẻ trung và táo bạo, như con ốc nhỏ mơ uống cả đại dương t́nh thương Thiên Chúa, để dù phận ốc phải chôn vùi ở đáy sâu thầm lặng, cũng vẫn hiên ngang có Chúa gần kề, và dù có phải chết trong kiếp người đi nữa, cũng vẫn tin yêu phó thác, v́ như Têrêsa đă quả quyết lúc lâm chung: “Tôi không chết, nhưng tôi đi vào cơi sống”.


3. Đường nên thánh của Têrêsa c̣n là đường ngă nghiên bóng cây Thánh giá.

Đẹp như tuổi thơ, đẹp như ước mơ, nhưng trên nẻo thiêng liêng ấy, Têrêsa đă gặp không ít khó khăn. Có điều là ngài chủ động tiếp nhận như Thánh giá gieo mầm cứu độ.
Chín tháng đầu tiên trong nhà kín Lisieux, Têrêsa đă cảm nhận thật nhanh hương vị Thánh giá, tức là cái giá phải trả cho sự thánh đức. Đó là những muộn phiền về gia cảnh cha già neo đơn (nhớ nhà); đó cũng là những chịu đựng trước ánh nh́n của người khác, và đó c̣n là những vật lộn với chính bản thân khi phải trút bỏ tất cả để thích nghi được với cuộc sống chung. Về giai đoạn này, Têrêsa tâm sự là ngài đă gặp nhiều gai nhọn hơn hoa hồng, ngài viết: “Đau khổ đă giang tay đón tôi và tôi đă gieo ḿnh vào khổ đau với ḷng yêu mến”.


Nhưng Thánh giá thường xuyên hơn cả trong suốt chín năm tu tŕ của ngài chính là những nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn kia, như thấy ḿnh bất toàn kiểu Phêrô: “Tinh thần th́ mau lẹ nhưng xác thịt lại yếu đuối”, như thấy ḿnh bị bỏ rơi không niềm an ủi kiểu “con tim vô t́nh”, như thấy ḿnh mỏi mệt nản ḷng kiểu “hai môn đệ trên đường Emmaus”. Song cũng khởi đi những Thánh giá trong ḷng vốn nhiều thao thức ấy, thánh nữ khám phá ra tâm t́nh phó thác làm thành ư tưởng chủ đạo giúp ngài nên thánh, đó là “muốn những ǵ Chúa muốn”.


Đă dành, ai cũng có thể gặp đau khổ cách này cách khác, nhưng biết đón nhận đau khổ theo phong cách Têrêsa bằng niềm đam mê dâng hiến nguyện cầu truyền giáo, th́ quả là đă nhận lấy Thánh giá một cách hiệu quả nhất. Đó là đường Thánh giá của hy sinh và cũng là đường Thánh giá của hy vọng.Tóm lại, đường nên thánh của Têrêsa là một tâm t́nh tuổi thơ, là một ước mơ xuân trẻ, và cũng là chia sẻ t́nh yêu Thánh giá. Đó là trực giác một thời, nhưng cũng là bền bỉ một đời. Và trên hết là Hồng Ân Thiên Chúa. Nẻo đường ấy rất thênh thang hôm nay được đặt vào tầm tay của mọi người.Sống tâm t́nh con thảo trước Chúa là Cha yêu thương gần gũi, để reo vui trước những thành công, cảm thông trước khi thất bại và quảng đại dâng hiến chẳng tiếc với Chúa bất cứ sự ǵ. Đó là khởi đầu tập đi trên đường thơ ấu. Vẫn biết rằng “ḍng đời không êm ái như ḍng sông”, như ḍng tu, nhưng đẩy ước mơ lên những đỉnh cao lành thánh như góp phần hy sinh cầu nguyện cho thế giới ḥa b́nh hơn, cho người người thương yêu nhau hơn, cho thị trường công b́nh hơn, cho chân lư tỏa sáng hơn, cho ḿnh cho gia đ́nh cho cộng đoàn được nên thánh hơn. Đó cũng là những bước chân âm thầm trên đường thơ ấu. Và với t́nh yêu phó thác sẵn sàng đón nhận tất cả như hồng ân, cho dẫu là hồng ân vinh quang hay Thánh giá, thể xác hay tâm hồn, cá nhân hay Giáo hội, đó chính là tuyệt chiêu trẻ trung trên đường thơ ấu Têrêsa.


Đường nên thánh của Têrêsa như “chiếc thang máy t́nh yêu” rộng mở. Ai vào, thang sẽ tự động nâng lên. Vấn đề là ta có thích bước vào hay không? Câu trả lời xin dành riêng cho từng người hôm nay. C̣n bây giờ là chứng từ của cô Linsay Youce người đóng vai chính trong một cuốn phim mới về thánh Têrêsa thành Lisieux. Cô đă trở lại đạo sau khi cuốn phim được hoàn thành. Được hỏi: điều ǵ hấp dẫn nhất nơi Têrêsa? Câu trả lời: Đó là việc nên thánh ngay trong tầm tay của mọi người.Mong rằng đó cũng là điều hấp dẫn chúng ta.

 

Gm. Giuse Vũ Duy Thống

 

 

 

Con đưỜng trưỞng thành thiêng liêng

của

Thánh Têrêsa Giêsu Hài ĐỒng

Trích từ ĐÔ Phêrô Nguyễn Văn Tài

 

I. Tin và Tín Thác vào T́nh Yêu Chúa

Trong thời gian qua, đă có nhiều tiếng nói khen ngợi và giải thích thêm con đường tu đức của thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Đồng, mà chúng ta không thể nào lặp lại tất cả nơi đây. Năm 1970, khi viết tập sách nói về kinh nghiệm làm việc tông đồ giữa những anh chị em thợ thuyền tại thủ đô Paris, có tựa đề là Thành Phố Paris Marxit và Xứ Truyền Giáo, Bà Madeleine Delbrêl đă có nhận xét như sau về thánh nữ Têrêsa, bổn mạng của những nhà truyền giáo:


Thánh nữ Têrêsa, bổn mạng của những xứ truyền giáo, đă được an bài để sống vào cuối thế kỷ 19, trong một khoảng thời gian thật ngắn (24 năm tuổi đời và 9 năm tu ḍng), với những công việc kể như là thật nhỏ (như suy niệm, làm việc thông thường phục vụ cộng đoàn, sống trong nhà dưỡng bệnh), nhưng với sự anh hùng mà đôi mắt thường không thể nhận ra được (v́ lúc đó không chị em nào đă lưu ư đến sự thánh thiện của Têrêsa); thánh nữ đă sống truyền giáo trong giới hạn của vài thước vuông của tu viện kín, để dạy cho chúng ta biết rằng có những h́nh thức hiệu nghiệm tông đồ vượt ra khỏi mức độ đo lường của sự kiêu ngạo, rằng những ǵ nh́n thấy được nơi nhửng hành động không luôn luôn tương xứng với giá trị thật của hành động đó, rằng những hoạt dộng truyền giáo theo chiều rộng cần phải được đi đôi với hoạt động truyền giáo theo chiều sâu, cho đến tận cùng, nơi mà tinh thần con người đặt vấn đề chất vấn thế giới và phân vân giữa một bên là mầu nhiệm của một v́ Thiên Chúa muốn làm cho tinh thần con người trở nên bé nhỏ trần trụi, và bên kia là mầu nhiệm của thế giới muốn cho tinh thần con người được cao cả uy quyền.


Như bao người khác, chúng ta muốn khám phá và đi sâu vào Mầu Nhiệm hiện diện nơi thánh nữ Têrêsa và đă làm cho thánh nữ trở thành nhà truyền giáo theo chiều sâu. Tuy bị đóng khung trong vài thước vuông của tu viện kín, thánh nữ đă cảm nghiệm và rao giảng t́nh thương nhân từ của Thiên Chúa và sự tín thác vô bờ vào ân sũng của Ngài, một sự tín thác không lay chuyển và luôn luôn nhiều hơn măi. Ḷng tín thác nầy đă không rời bỏ thánh nữ, cả khi thánh nữ, vào Chúa Nhật Phục Sinh năm 1896, bị rơi vào trong đám mây đen dày đặc; và đám mây đen dày đặc nầy không bao giờ rời thánh nữ cả cho đến giờ chết, và làm cho tư tưởng của thành nữ hướng về trời ? một tư tưởng hết sức thân yêu của thánh nữ ? trở thành nổi khổ tâm và làm phát sinh cuộc chiến dày ṿ nội tâm. Chúng ta muốn đi lại con đường thiêng liêng của thánh Têrêsa, con đường của đức tin luôn trung thành, đi qua đau khổ và bóng tối đức tin, cho đến sự trưởng thành trong t́nh liên đới với những kẻ tội lỗi không tin, cho đến việc đến ngồi cùng bàn với họ mà không tham dự vào tội lỗi của họ. Kinh nghiệm thiêng liêng của thánh nữ cũng là kinh nghiệm thiêng liêng của mọi người Kitô, của mỗi người chúng ta, những kẻ đang phải đối diện với sự không tin thực hành và nhữngï suy tư lộn xộn của thế giới ngày nay. Chúng ta đến với thánh nữ Têrêsa, để xin thánh nữ giúp chúng ta thanh luyện và cũng cố Đức Tin. Xin Thánh Nữ giúp chúng ta được ơn can đảm của đức tin và sẳn sàng phục vụ cho Đức Tin. Tin là hồng ân của Thiên Chúa. Tin Chúa mà không cần những sự an ủi, không đi t́m sự nâng đở của con người. Tin và phó thác cho t́nh yêu của Chúa mà thôi.


Lạy thánh nữ Têrêsa, xin thương cầu cùng Chúa cho chúng con được ơn Chúa Thánh Thần. Xin cầu cùng Chúa cho chúng con được ơn Đức Tin tinh tuyền, vững mạnh, có đủ sức vượt qua đêm tối thử thách, đang phủ lên môi trường chúng con sinh sống. Xin cho chúng con được một ḷng tín thác vào t́nh yêu Chúa như thánh nữ. Amen.


II. NhỮng thỬ Thách

"Ơn gọi của tôi là T́nh Yêu". Và Thánh Nữ Têrêsa đă đi qua trên "Con Đường Nhỏ" để thực hiện ơn gọi sống t́nh yêu đó. Con đường thiêng liêng nhỏ nầy được xem như là con đường đơn sơ, nghĩa là mở rộng cho tất cả mọi người, nhưng không phải v́ thế mà không có tính cách đ̣i hỏi. Nói ngoài miệng th́ xem ra dễ, nhưng nếu phải, và phải là như vậy, nếu phải "Yêu mến Chúa và yêu thương anh chị em" thật sự trong và bằng việc làm, dù là những việc làm đơn sơ, tầm thường, th́ đây thật không phải là một điều tự động, dễ dàng đối với bản tính con người. Đi trên con đường nhỏ của t́nh yêu và sự phó thác cho Thiên Chúa T́nh Yêu, thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng thường đă trải qua những thử thách.


Đọc qua những lời tâm sự của thánh nữ trong Chuyện Một Tâm Hồn, chúng ta có thể lưu ư rằng Thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng đă trải qua những tháng cuối cùng trước khi qua đời, trong thử thách Đức Tin. Thánh nữ đă trải qua điều mà các nhà tu đức gọi là "đêm tối", những giây phút khó khăn, đời sống cầu nguyện trở nên khô khan. Cơn thử thách lớn đến với thánh nữ, bắt đầu từ Phục Sinh năm 1896, cho đến lúc qua đời, tức tháng 9 năm 1897. Thánh nữ tâm sự rằng: Tôi nghĩ tôi đă thực hiện những hành động tuyên xưng đức tin nhiều lần trong thời gian nầy, hơn là trong suốt đời tôi, từ trước cho đến lúc nầy (CMTH, trg 281).


Thánh Têrêsa đă không nói rơ ra bản chất của cuộc thử thách lớn về Đức Tin mà thánh nữ trải qua, là như thế nào. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu được phần nào thử thách đó, một cách gián tiếp, bằng cách đặt nó trong toàn thể cuộc đời của thánh nữ, trong chuổi những thử thách nhỏ, thường ngày, mà thánh Têrêsa đă trải qua, ngay từ đầu.


Có thể nói rằng thánh Têrêsa đă tiến rất nhanh trên "Con Đường Nhỏ", trong đời sống thiêng liêng. Thánh nữ vào ḍng kín Carmelo ở Lisieux lúc mới 15 tuổi và 3 tháng, với tâm hồn có thể nói, là thật hăng say, và với ư chí mạnh mẽ muốn trở thành vị thánh lớn. Trong cuộc sống đan viện, Têrêsa đă trải qua nhiều đau khổ đủ loại. Và đau khổ lớn là căn bệnh của người Cha mà Têrêsa yêu mến nhất, và sự cô đơn mà Têrêsa cảm thấy trong đời sống tu tŕ: Têrêsa cảm thấy như không có ai quan tâm giúp đỡ ḿnh cả. Bầu khí thiêng liêng của tu viện c̣n đượm ảnh hưởng của tinh thần khắc khổ Jansenisme. Têrêsa không bao giờ được rước lễ hằng ngày. Chị Paoline của Têrêsa, làm bề trên tu viện lúc đó, với tên ḍng là Mẹ Maria Gonzague, cũng không cho phép Têrêsa được rước lễ hằng ngày. Điều nầy làm cho Têrêsa thêm đau khổ. V́ thế không lâu trước khi qua đời Têrêsa đă viết cho Mẹ Maria Gonzague như sau:


Thưa Mẹ, trên thiên đàng, con sẽ làm cho Mẹ đổi ư. Và thật sự, tám ngày sau khi thánh nử Têrêsa qua đời, vị tuyên úy mới của tu viện đă khuyên Mẹ Bề Trên Maria Gonzague hăy áp dụng sắc lệnh liên quan đến việc rước lễ hằng ngày.


Cuối năm 1894, Têrêsa khám phá ra "con đường nhỏ". Và năm 1895 cho đến Mùa Phục sinh năm 1896, Têrêsa sống trong niềm vui khám phá và tiến mạnh trên đường thiêng liêng. Ngày 9 tháng 6, Têrêsa dâng hiến chính ḿnh cho t́nh yêu thương nhân từ của Chúa. Và hành động dâng hiến cho t́nh yêu nhân từ của Chúa là quả thật một cuộc cách mạng tu đức, bởi v́ vào thời đó nguời ta "hiến dâng chính ḿnh làm hy lễ cho sự công bằng của Thiên Chúa", hơn là cho t́nh thương nhân từ của Ngài. Têrêsa ghi lại trong nhật kư như sau:


Từ ngày hồng phúc đó, dường như là T́nh Yêu Chúa xăm chiếm trọn vẹn con người tôi và bao phủ lấy tôi; trong mọi lúc t́nh yêu nầy xem ra như canh tân tôi, thanh luyện linh hồn tôi." (trg 241).

Nhưng vào Mùa Phục Sinh năm 1896, Têrêsa bắt đầu đi vào đêm tối của một thử thách lớn. Thử thách ǵ đây? Têrêsa chỉ bộc lộ phần nào cho những vị có trách nhiệm trên Têrêsa mà thôi. Với cha giải tội, với Mẹ Bề Trên Marie Gonzague. Chúng ta có thể đoán phần nào về thử thách lớn đó, trong vài hàng tự thuật như sau:


Trong những ngày vui mừng của Mùa Phục Sinh, Chúa Giêsu cho tôi cảm nghiệm rằng thật sự có những linh hồn không có đức tin. Chúa cho phép linh hồn tôi bị bao phủ bởi những bóng tối dày đặc, và rằng tư tưởng về Trời Cao, tư tưởng hết sức thân yêu đối với tôi trước đây, nay trở thành lư do chiến đấu và dày ṿ. Thử thách nầy không phải chỉ kéo dài rong ṿng vài ngày hay vài tuần rồi thôi, nhưng được an bài kéo dài cho đến lúc Thiên Chúa muốn và lúc Thiên Chúa muốn kết thúc thử thách nầy th́ nay vẩn chưa đến" (Chuyện một tâm hồn).


Trong một đoạn khác nữa, thánh Têrêsa đă viết về thử thách lớn đó như sau:


Khi tôi muốn cho tâm hồn tôi an nghỉ, một tâm hồn đă mệt mỏi v́ những bóng tối từng bao vây lấy nó, th́ nổi khổ tâm dày ṿ của tôi trở thành lớn hơn, v́ nhớ đến vùng đất huy hoàng ánh sáng mà tôi đang hướng tới; tôi có cảm tưởng rằng, những bóng tối, khi làm tiếng nói của những kẻ tội lỗi, đùa giởn với tôi vừa nói với tôi rằng: Mi mơ ước ánh sáng, mơ ước một quê hương được bao bọc trong những hương vị dịu dàng nhất; mi mơ ước được chiếm hữu măi măi Đấng Tạo Dựng tất cả mọi điều kỳ diệu nầy; mi mơ ước một ngày kia mi được giải thoát khỏi những đám mây mù đang vây quanh mi. Hăy tiến tới đi, hăy tiến tới đi, hăy vui mừng lên v́ cái chết, sẽ mang đến cho ngươi không phải điều ngươi hy vọng, nhưng mang đến cho ngươi một đêm tối sâu đậm hơn nữa: đêm tối của hư vô" (Chuyện một tâm hồn, trg 281).


Qua những ḍng tâm sự trên, chúng ta có thể học được bài học nầy cho chính đời sống thiêng liêng của chúng ta. Đó là không thể và cũng đừng chạy trốn, tránh né, những thử thách Chúa cho phép xảy ra để tinh luyện đức tin, đức cậy và đức mến nơi chúng ta. Trước những thử thách, lớn nhỏ, chúng ta hăy noi gương của thánh nữ Têrêsa mà kiên tŕ tuyên xưng Đức Tin của ḿnh, kiên tŕ tín thác và nói lên t́nh yêu của ta đối với Chúa. "Trong giai đoạn thử thách cuối đời nầy, tôi đă tuyên xưng đức tin thật nhiều lần, nhiều hơn tất cả những lần tuyên xưng đức tin trong đời, từ trước đến nay". Chúng ta hăy noi gương thánh Têrêsa mà làm như vậy.


Lạy Chúa, con tin Chúa, con yêu mến Chúa. Xin thương ǵn giữ con trong t́nh yêu Chúa măi măi. Amen.


III. Cầu NguyỆn cho nhỮng kẺ tỘi lỖi.

Khi hay tin một tử tội là anh Enrico Pranzini sắp bị hành quyết v́ đă cố sát ba người phụ nử, Têrêsa lúc đó chưa đi tu và được 14 tuổi, đă dâng lời cầu nguyện cho anh Pranzini được ơn ăn năn trở lại. Và lời cầu nguyện của Têrêsa đă được Chúa chấp nhận. Trước khi bước lên dàn máy chém, anh Pranzini đă hôn kính ảnh Thánh Giá Chúa. Sau nầy, sau khi đă đi tu ḍng kín, Têrêsa kể lại phản ứng của ḿnh trong tập nhật kư tự thuật như sau: "Cần phải cứu rỗi linh hồn anh Pranzini. Tôi đă cầu nguyện, và đă dâng những hy sinh cho anh. Cần xin Chúa Giêsu cứu rỗi anh Pranzini". Têrêsa không ngần ngại tuyên bố: "Anh Pranzini là người con đầu tiên của tôi."

Cầu nguyện cho người tội lỗi được ơn cứu rỗi, đó là một trong những lư do chính thôi thúc Têrêsa vào tu ḍng kín (Chuyện Một Tâm Hồn, trg 549-553).


Rồi lúc đă vào ḍng kín Lisieux, khi cầu nguyện có lúc Têrêsa như cảm thấy ḿnh vượt ra khỏi những bức tường của tu viện, để ngồi vào bàn với những kẻ tội lỗi, như Chúa Giêsu được kể trong phúc âm, là đấng đến ngồi đồng bàn ăn uống với những kẻ tội lỗi, những người thu thuế. Têrêsa có thể nói như là "sống kinh nghiệm đêm tối của những kẻ tội lỗi và cầu nguyện cho họ." Têrêsa ghi lại trong tập Tự Thuật của ḿnh như sau (trg 2280):


Lạy Chúa, người con của Chúa đây đă hiểu được ánh sáng của Chúa, và xin Chúa tha thứ cho những anh chị em của ḿnh. Nguời con của Chúa đây chấp nhận, trong suốt thời gian mà Chúa muốn, chấp nhận ăn bánh của đau khổ và không muốn đứng dậy rời khỏi bàn ăn đầy những sự phiền muộn nầy, nơi những kẻ tội lỗi đáng thương ngồi ăn, cho đến ngày nào Chúa định cách khác. Như thế, thử hỏi nguời con của Chúa không nói lên được như thế nầy hay sao: "Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, bởi v́ chúng con là những kẻ tội lỗi đáng thương" (Luca 18,13). Lạy Chúa, xin ban cho chúng con được ra về với một con người đă được công chính hóa. Ước chi tất cả những ai không được ngọn lửa Đức Tin soi sáng, th́ có thể được nh́n thấy Đức Tin họ chiếu sáng lên. Lạy Chúa Giêsu, nếu bàn ăn mà những người tội lỗi đă làm dơ bẩn đi, cần được tẩy sạch bởi một linh hồn yêu mến Chúa, th́ con đây xin chấp nhận ngồi tại đó để ăn bánh thử thách cho đến khi Chúa muốn đưa con vào nơi đầy ánh áng của Chúa. Ân sủng duy nhất con cầu xin Chúa ban cho con là đừng để con xúc phạm đến Chúa bao giờ! (trg 280).

Những ḍng tâm sự trên mở ra cho chúng ta nh́n thấy một đặc điểm của tinh thần Têrêsa: trước những điều tiêu cực, những tội lỗi của con người thời đại sống xung quanh ḿnh, Têrêsa không bao giờ lên tiếng chỉ trích hay chống đối. Ngược lại, Têrêsa noi theo gương Chúa, đến ngồi vào bàn với những kẻ tội lỗi, chấp nhận lănh lấy những đêm tối, những thử thách, những đau khổ, để cầu nguyện cho họ được ăn năn hối cải, được ơn cứu rỗi. Têrêsa gọi những kẻ "không tin, chống đạo" của thời ḿnh là những "anh chị em" của ḿnh, và chấp nhận đến ngồi vào bàn của họ, ngỏ hầu họ"được ánh sáng Chúa soi chiếu". Têrêsa chiến đấu chống lại những thử thách đức tin, những tội lỗi của anh chị em, bằng chính những đau khổ hy sinh của ḿnh, bằng việc dâng những hy sinh, đau khổ và thử thách cho Chúa để cầu nguyện cho kẻ tội lỗi. Têrêsa đă tâm sự thêm về bí quyết sống nầy như sau:


"Tôi chạy đến Chúa Giêsu của tôi và nói với Chúa rằng tôi sẳn sàng đổ ra cho đến giọt máu cuối cùng, để làm chứng rằng có Thiên Đàng. Tôi nói với Chúa là tôi lấy làm sung sướng hy sinh không nếm hưởng cảnh Thiên Đàng nầy trên mặt đất, để xin Chúa mở cửa cỏi đời đời cho những kẻ không tin đáng thương" (trg 282).


Những kẻ tội lỗi, những kẻ không tin, những kẻ chống đối Chúa, là những con người được Têrêsa yêu mến trước tiên và dâng những hy sinh để cầu nguyện cho những anh chị em ấy. Chúng ta hăy noi theo mẩu gương nầy của thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Đồng.


Lạy Chúa, xin thay đổi tâm hồn chúng con, cho con biết sống yêu thương và cầu nguyện trước hết cho những kẻ làm phiền ḷng con, làm phiền ḷng Chúa, xúc phạm đến con, xúc phạm đến Chúa. Xin thương tha thứ cho chúng con, và chấp nhận những hy sinh đền bù của chúng con. Amen.


IV. đương đẦu vỚi nhỮng thỦ thách.

Trên b́nh diện tự nhiên, đối với một người trẻ 24 tuổi biết ḿnh mắc bệnh nan y sắp chết, th́ điều nầy là một thử thách khủng khiếp biết là chừng nào? Thánh nữ Têrêsa Giêsu Hài Đồng đă phản ứng đối với thử thách nầy ra sao? Thưa, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần Lời Tuyên Xưng Đức Tin. Têrêsa nói lên thái độ sẳn sàng của ḿnh như sau: "Lạy Chúa, con sẵn sàng đổ hết máu ḿnh ra để xác nhận Lời Kinh "Tôi TIN"." Với chứng bệnh lao nan y vào thời đó mà ḿnh đang phải chịu, và với cái chết gần bên, Têrêsa thấy ḿnh bị thử thách thật nặng nề. Nhưng trong chính lúc thử thách đó, Têrêsa không ngừng tuyên xưng đức tin và thốt lên với Chúa lời quả quyết đầy xác tín: Con Yêu mến Chúa. Nếu có dịp đến thăm căn pḥng của Têrêsa tại tu viện kín ở Lisieux, khách hành huơng có thể nh́n thấy khắc trên cửa pḥng lời tuyên xưng như sau: "Chúa Giêsu là t́nh yêu duy nhất của tôi". Sau khi Têrêsa qua đời, và trong dịp làm án phong thánh cho Têrêsa, một số các nữ tu Carmelô đă tỏ ra hơi bực ḿnh với Têrêsa, chỉ v́ họ nghĩ là một vị thánh không nên viết chữ vào tường như vậy. Theo họ, làm như thế là lỗi nhân đức khó nghèo! Thế nhưng tại sao Têrêsa đă phải khắc những ḍng chữ "Chúa Giêsu là t́nh yêu duy nhất của tôi" vào cửa pḥng ḿnh như vậy? Các nhà nghiên cứu con đường tu đức của thánh Têrêsa cho rằng, sở dĩ thánh Têrêsa phải khắc lời tuyên xưng đó trên cửa gỗ, là để tuyên xưng ḷng tin mạnh mẽ của ḿnh. Thử thách lo lớn có thể thắng thế. Những ḍng chữ khắp trên gỗ nằm sờ trước mắt luôn luôn, là một trợ giúp cho Têrêsa đừng bỏ cuộc chịu thua. Và không phải chỉ tuyên xưng đức tin, tuyên xưng t́nh yêu mà thôi, thánh Têrêsa c̣n tuyên xưng niềm vui nữa. Thánh Têrêsa tâm sự:


Mặc cho thử thách cất mất đi mọi niềm vui khỏi tôi, tôi vẫn c̣n có thể tuyên xung: "Lạy Chúa, Chúa đổ tràn niềm vui xuống trên con, trong tất cả mọi việc Chúa làm cho con."


Câu "Lạy Chúa, Chúa đổ tràn niềm vui xuống trên con trong tất cả mọi việc Chúa làm cho con", là câu Têrêsa trích ra từ thánh vịnh 91. Và Têrêsa viết lại câu nầy trên sách Phúc âm của ḿnh. Trong nét viết, Têrêsa ghi đậm hai chữ NIỀM VUI và TẤT CẢ. Trong tập nhật kư, Têrêsa giải thích thêm như sau:


Thử hỏi có niềm vui nào to lớn hơn niềm vui được chịu đau khổ v́ yêu mến Chúa hay không? Lạy Chúa, sự đau khổ càng sâu xa trong tâm hồn, và càng ẩn dấu, không xuất hiện trước mắt các tạo vật, th́ nó càng làm cho Chúa vui ḷng. Và giả như, và điều nầy không bao giờ xảy ra được, giả như Chúa không biết ǵ về sự đau khổ của con, th́ con cũng sung sướng chịu đau khổ, nếu như nhờ đau khổ đó, mà con có thể ngăn cản được hay đền bù cho một tội lỗi chống lại Đức Tin" (trg 282).


Têrêsa cũng đă sáng tác một số bài thơ. Được dịp thưởng thức những bài thơ đó, các nữ tu trong đan viện nhận xét rằng: Têrêsa không gặp vấn đề khó khăn nào cả. Têrêsa luôn luôn sống an vui hạnh phúc. Mọi sự đều tốt đẹp". Nhưng đó là những nhận xét từ bên ngoài. Têrêsa biết rơ ḿnh hơn ai hết, và đă ghi lại những ḍng tâm sự sau đây:


Trong thực tế, nếu xét theo những tâm t́nh mà tôi diển tả trong các bài thơ được sáng tác trong năm nay, tôi xem ra như có một tâm hồn tràn đầy những niềm an ủi và tấm màn Đức Tin xem ra như đă bị xé tan; nhưng, đới với tôi, không phải là màn che nữa, mà là bức tường cao lên đến tận trời và ngăn cản không cho tôi nh́n thấy ṿm trời đầy sao. Khi tôi hát lên niềm hạnh phúc của Trời Cao, hát lên việc đời đời có được Thiên Chúa, th́ tôi không cảm nếm niềm vui nào cả, bởi v́ tôi chỉ hát lên một cách đơn sơ những ǵ tôi quyết định TIN. Thật ra, đôi khi một tia sáng nhỏ của Mặt trời soi chiếu vào trong những bóng tối che phủ lấy tôi; lúc đó thử thách ngưng lại đôi chút, nhưng sau đó, việc nhớ lại tia sáng đó, thay v́ tạo ra trong tôi niềm vui, th́ nó lại làm cho những bóng tối đang bao phủ lấy tôi trở nên dày đặc hơn nữa. (22, chuyện một tâm hồn).


Như thế, chúng ta có thể rút ra kết luận cụ thể nầy là Đức Tin và việc tuyên xưng đức tin là phương thế được Têrêsa dùng để chịu đựng những thử thách, để giữ được Niềm Vui trong tâm hồn giữa những thử thách. "Sự đau khổ càng ẩn khuất khỏi mắt người đời, th́ càng vui ḷng Chúa". Không những cần phải âm thầm làm việc tốt phục vụ anh chị em và không nên khoe khoảng hay ỉ lại, mà c̣n phải biết âm thầm chịu đau khổ v́ t́nh yêu Chúa. Chính Chúa, đấng nh́n thấy rơ mọi sự, sẽ thưởng công cho chúng ta, cho chúng ta nếm hưởng niềm Vui nội tâm, giữa những đau khổ thử thách. Têrêsa đă lưu ư điểm nầy, trong một đoạn thơ gởi cho Mẹ Bề Trên Marie Gonzague như sau:


Thưa Mẹ của con, không bao giờ như trong lúc nầy, con đă cảm nghiệm được Chúa thật dịu dàng và nhân từ đối với con biết là chừng nào: Ngài đă gởi đến con thử thách nầy, vào lúc mà con c̣n có sức mạnh để chịu đựng. Nếu xảy ra lúc trước, th́ con nghĩ là con có lẽ đă bị chím sâu vào trong thất vọng ngả ḷng rồi. Giờ đây, thử thách đă cất đi tất cả những ǵ có thể được coi như là sự thỏa măn tự nhiên trong ước muốn của con về Trời. Thưa Mẹ rất yêu dấu, bây giờ xem ra như không c̣n có ǵ có thể ngăn cản con ra đi, v́ con không c̣n những ao ước to lớn nào khác, ngoại trừ ao ước sống yêu thương cho đến mức độ được chết v́ t́nh thương (9 tháng 6) (trg 282-283).


Têrêsa đă viết những ḍng trên vào ngày 9 tháng 6, ngày kỷ niệm việc Têrêsa dâng hiến chính ḿnh cho t́nh yêu thương nhân từ của Thiên Chúa. Têrêsa đă không có thái độ nổi loạn, trách móc Thiên Chúa, v́ thử thách phải chịu. Lúc nào Têrêsa cũng nhớ rơ sứ mạng duy nhất của đời ḿnh: sứ mạng rao giảng T́nh Thương của Thiên Chúa, sứ mạng hy sinh cầu nguyện cho những kẻ tội lỗi. Và lúc nào Têrêsa cũng nghỉ đến một người mà thôi, là Chúa Giêsu Kitô: Chúa là t́nh yêu duy nhất của Têrêsa.


Lạy Chúa, đấng đă an ủi thánh tông đồ Phaolô trong lúc gặp gian nan thử thách: Ơn Ta đủ cho con. Với các thánh, cũng như với mỗi người chúng con, Chúa cũng luôn bảo đảm như vậy: Ơn Ta đủ cho con. Xin cho con biết noi gương sống của Thánh Nữ Têrêsa Giêsu Hài Đồng, luôn tín thác vào Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.


V. KẾt HiỆp vỚi Chúa Giêsu trên thẬp giá.

Thánh Nữ Têrêsa thường nhắc đến "thử thách" phải trải qua v́ t́nh yêu Chúa, nhưng rất kín đáo tế nhị, không bộc lộ nhiều về bản chất của thử thách đó. Chính v́ thế mà các nhà tu đức học, khi đọc những ḍng tự thuật của thánh nữ, đă có những giải thích khác nhau về "bản chất" của thử thách đó. Có người đă giải thích một cách cực đoan là thánh nữ Têrêsa đă bị thử thách về Đức Tin và đă gần như mất Đức Tin. Có những tác giả khác th́ giải thích "thử thách của Têrêsa" trong viễn tượng "đêm tối tinh thần" mà Thiên Chúa dùng để thanh luyện linh hồn, theo quan niệm và kinh nghiệm thần bí của thánh Gioan Thánh Giá. Quả quyết cực đoan về thánh Têrêsa bị thử thách gần như mất đức tin th́ quả thật là đi xa với những ǵ thánh Têrêsa tâm sự trong tập Tự Thuật. Mỗi lần bị thử thách, là mỗi lần Têrêsa lặp lại lời Tuyên Xưng Đức Tin, như chúng tôi đă có dịp nhắc ở các bài suy niệm trước.Giải thích kinh nghiệm bị thử thách trong viển tượng "đêm tối tinh thần" nầy xem ra gần gủi với tư tưởng của Têrêsa hơn, v́ thánh nữ có nhắc đến "sự thanh luyện đức tin và t́nh yêu" mà thánh nữ đă trải qua như sau:


"Giờ đây thử thách đó cất đi tất cả những ǵ có thể được coi như là thuộc về sự thỏa măn tự nhiên trong ước muốn của Tôi hướng về Trời Cao."


Tuy nhiên, Đức Cha GUY Gaucher, giám mục phụ tá của giáo phận Bayeux và Lisieux, tác giả của nhiều tập sách về Con Đường Thiêng Liêng của Thánh Terêsa vừa đồng thời là một thành viên của nhóm xuất bản Tất Cả Những tác Phẩm của Thánh Têrêsa, đă muốn đi sâu hơn, và giải thích bản chất của thử thách mà Têrêsa phải chịu, là thử thách kết hiệp với Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chết trên thập giá. Thánh Têrêsa được mời gọi tham dự vào cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, để cứu rỗi các linh hồn, để cầu nguyện cho những kẻ không tin. Chi tiết củng cố cho giải thích nầy là trong suốt thời gian Têrêsa bị bệnh, trước khi qua đời, Thánh Têrêsa không bao giờ rời xa thánh giá Chúa Giêsu. Một trong những ảnh giấy về thánh nữ được nhiều người biết đến, là ảnh cho thấy Thánh Nữ Têrêsa ôm bó hoa hồng và cầm thánh giá Chúa trong tay. Thánh Nữ cũng đă thường nói như sau:


"Cái chết đẹp nhất cho và v́ t́nh yêu đă xảy ra trên trần gian nầy, là cái chết của Chúa Giêsu, bởi v́ không ai đă thấy cái chết của Đức Nữ Đồng Trinh Maria; và cái chết của Chúa Giêsu là cái chết trên thập giá, trong sự khủng khiếp, và tôi nghĩ đây là điều mà tôi đang trải qua hiện nay".


Têrêsa nh́n nhận là thử thách nầy đă được Chúa gởi đến cho ḿnh, trong khi ḿnh c̣n đủ sức để chịu đựng. Chúa mời gọi thánh nữ thông phần vào cuộc Thương Khó của Chúa. Thật ra, tất cả mọi người Kitô, đồ đệ của Chúa, đều được mời gọi thông phần vào cuộc Thương Khó và Cái Chết của Chúa. Đây là điều mà Chúa Giêsu gọi là "uống chén Chúa uống", "chịu phép Rửa Chúa chịu", khi trả lời cho hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin được ngồi hai bên tả hữu của Chúa. Con Đường Thiêng Liêng đơn sơ của Thánh Têrêsa thật không dễ dàng, không phải là một lối đi tắt về Trời mà không qua Mầu Nhiệm Thập Giá. Cần phải lớn lên trong đời sống thiêng liêng, qua Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa. Thánh Nữ Têrêsa gặp thử thách, nh́n vào Thập Giá Chúa, nhưng không dừng lại ở Thập Giá. Thánh nữ nh́n Thập Giá, nhưng lại thấy T́nh Yêu. ĐHY Carlo Maria Martini trong bài giảng cho phái đoàn hành hương tại bàn thờ tôn kính Thánh Têrêsa trong Vương Cung Thánh Đường ở Lisieux, ngày 5 tháng 2 năm 1997, đă gọi kinh nghiệm thiêng liêng nầy của thánh Têrêsa là "kinh nghiệm sống những thử thách, những nghịch cảnh, những điều trái ư, theo ánh sáng của T́nh yêu Nhân Từ của Chúa". ĐHY đă nói như sau:

Chúng ta xác tín rằng điểm trung tâm của đời sống và giáo lư của Thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng là T́nh Yêu. Như thế, không phải đêm tối, không phải thử thách đức tin, không phải những hy sinh, nhưng chính T́nh Yêu nhân từ của Thiên Chúa là trung tâm, là điểm chính. Sống nhỏ bé, vả cả sống với những bất toàn của ḿnh trước nhan Thiên Chúa T́nh Yêu, là điều tốt đẹp biết là chừng nào, bởi v́ như thế chúng ta làm sáng tỏ rơ ràng hơn nữa t́nh thương nhân từ của Thiên Chúa Cha. Lúc đó, trước T́nh Yêu vô cùng của Thiên Chúa Cha, th́ mọi dịp, mọi hoàn cảnh, dù là tiêu cực, đều là điều tốt để giúp ta lớn lên; mọi thử thách, mọi điều nghịch ư, sẽ trở thành tích cực và hữu ích để giúp ta LỚN LÊN TRONG T̀NH YÊU.


Lạy Chúa, Chúa đă đi qua con đường thập giá để cứu rỗi chúng con. Theo gương và nhờ lời cầu khẩn của thánh nữ Têrêsa, xin Chúa ban ơn giúp con biết sống mọi giây phút như hạt giống phải chết đi để trổ sinh hoa trái. Xin cho con được trưởng thành trong T́nh Yêu, nhờ qua Thập Giá Chúa.
Amen.

 

Trích từ ĐÔ Phêrô Nguyễn Văn Tài

 

StThereseOfLisieux.jpg

 

 

HỌc nơi thánh nỮ Têrêsa Hài ĐỒng Giêsu

Gm. JB Bùi Tuần

 

Thánh nữ Têrêsa, mà tôi nói tới ở đây, mang theo nhiều tên phụ, như:

·        Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu,

·        thánh Têrêsa thành Lisieux,

·        thánh Têrêsa, bổn mạng các xứ truyền giáo,

·        thánh Têrêsa, tân tiến sĩ Hội Thánh,

·        thánh Têrêsa nhỏ,

·        thánh Têrêsa trẻ đẹp.

Tên phụ nào trên đây cũng dễ thương. Chính nữ tu 24 tuổi này (1873-1897) càng rất dễ thương.

 

Lần nào sang Pháp, tôi cũng đến Lisieux, vào cầu nguyện tại tu viện Carmel, nơi Têrêsa đă sống 9 năm đời tu. Tại đó, tôi thường dâng thánh lễ trên bàn thờ, mà xưa Têrêsa dọn đồ lễ.

 

Cách đây mấy năm, Mẹ Bề trên tu viện tặng tôi một kỷ vật nhỏ. Đó là chút tóc của Têrêsa. Với sợi tóc này, khoảng cách coi như không c̣n là vấn đề. Khoảng cách trong lănh vực t́nh cảm được gần lại rất nhiều và mau lẹ một cách tự nhiên. Nhưng khoảng cách trong lănh vực tư tưởng chỉ gần lại do học hỏi dần dần.

 

Càng ngày, tư tưởng của thánh nữ càng thu hút nhiều người, trong đó có tôi. Nhất là từ khi cuốn Giáo lư Hội Thánh Công giáo được Đức Giáo Hoàng công bố ngày 11/10/1992 đă nhiều lần trích dẫn tư tưởng của thánh nữ, như một uy tín lớn. Nếu muốn kiểm chứng, xin xem các số sau đây trong Giáo lư Hội Thánh Công giáo: 127, 826, 956, 1011, 2011, 2558.

Mọi tư tưởng đạo đức của thánh nữ được gói ghém trong Thủ bản Tự thuật do thánh nữ viết theo lệnh Mẹ Bề trên. Tôi có cảm nghĩ này: Sở dĩ các tư tưởng của thánh Têrêsa được trân trọng và học hỏi, là v́ một đàng các tư tưởng đó chan hoà sự sống Phúc Âm, và một đàng, tinh thần nữ tu Têrêsa là một thứ hơi thở thiêng liêng, mà Chúa Giêsu thổi vào Hội Thánh, để ban Chúa Thánh Thần cho một thời điểm cần nhiều đổi mới.

 

Khi học hỏi nơi thánh Têrêsa, tôi vẫn xin Chúa Thánh Thần chỉ dẫn. Sau đây, là một số điều trong những ǵ tôi đă học được nơi thánh nữ.

 

HỌc Phúc Âm.

StThereseOfLisieux_13.jpg

Thánh Têrêsa lúc 13 tuổi

Có thể nói Têrêsa là một sách Phúc Âm sống. Để chuẩn bị cho Têrêsa đi vào Phúc Âm, Chúa đă cho chị qua con đường sách Gương Phúc. Sách Gương Phúc mang nội dung “Bắt chước gương Chúa Giêsu”. Têrêsa viết: “Từ lâu, con đă sống bằng thứ bột tinh tuyền chứa đựng trong cuốn Gương Phúc. Đó là cuốn sách độc nhất đă đem lại cho con nhiều ơn ích, v́ lẽ lúc bấy giờ con chưa biết t́m kiếm kho tàng giấu ẩn trong Phúc Âm. Con thuộc ḷng hầu hết mọi chương cuốn sách Gương Phúc quí giá”. Thời gian lúc đó, Têrêsa mới 13 tuổi.

 

Gương Phúc đưa tới Phúc Âm. Khi nói về Phúc Âm, Têrêsa khẳng định: “Trên tất cả, vẫn là Phúc Âm. Nó nâng đỡ con suốt giờ nguyện gẫm. Nơi Phúc Âm, con t́m được tất cả những ǵ cần thiết cho linh hồn non yếu của con. Con luôn luôn t́m được ở đó những nguồn sáng mới, những ư nghĩa bí ẩn và huyền nhiệm”.

 

Thực vậy, đọc Thủ bản Tự Thuật, tôi có cảm tưởng suốt đời Têrêsa đă đi trên một con đường được chiếu sáng bởi những chặng cột đèn Phúc Âm, san sát chạy dài.

 

Nếu t́m Phúc Âm trong đời Têrêsa do chính Têrêsa kể lại, người ta thấy những tư tưởng Phúc Âm được nhắc lại rất nhiều lần, hoặc nguyên văn hoặc ư nghĩa. Chỉ xin nêu lên một ít nguồn Phúc Âm và số lần được dùng trong Tự Thuật.

Phúc Âm Matthêu 71 lần.

Phúc Âm Marcô 13 lần.

Phúc Âm Luca 59 lần.

Phúc Âm Gioan 62 lần.

Thư gởi Rôma 10 lần.

Thư gởi 1 Corintô 13 lần

Thư gởi 2 Corintô 06 lần.

Thư gởi Galata 03 lần.

Thư gởi Colôsê 04 lần.

Thư gởi Thessalonica 12 lần.

Thư gởi Do Thái 04 lần.

Khải Huyền 21 lần.

Tông đồ công vụ 03 lần.

Các nguồn Phúc Âm, khi đi vào đời Têrêsa, đă không c̣n là một lư thuyết, nhưng đă biến thành sự sống của Têrêsa. Thiên Chúa trong Phúc Âm là t́nh yêu của chị. Con đường Chúa Giêsu đi trở nên cuộc đời của chị. Khi Têrêsa nói Thiên Chúa là t́nh yêu của tôi, là Đấng cứu độ của tôi, th́ chữ “của tôi” mang rất nhiều ư nghĩa sống động. Chính t́nh tiết đó đă là một yếu tố thúc đẩy tôi học Phúc Âm nơi thánh nữ Têrêsa. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng là một vẻ đẹp thu hút tôi đến với tư tưởng Têrêsa. Yếu tố là tinh thần đổi mới.

 

Tinh thẦn đỔi mỚi.

Trong một giai đoạn lịch sử có thói quen quá đề cao nhiều thứ giá trị, nhưng lại hạ thấp đức bác ái ít là trên thực tế, th́ Chúa đă dùng nữ tu Têrêsa để nhấn mạnh đến đức ái. “Ôi Giêsu! T́nh yêu của con ôi! Con đă t́m thấy ơn gọi của con rồi, ơn kêu gọi của con là t́nh yêu... Trong trái tim Hội Thánh Mẹ con, con sẽ là t́nh yêu”.

 

Trong một nếp sống đạo mà việc cạnh tranh thành tích, ưa thích địa vị, có nguy cơ trở thành b́nh thường, th́ Chúa gởi chị nữ tu ḍng kín Carmel này đến giới thiệu con đường thơ ấu bé nhỏ: “Con muốn t́m ra một phương pháp lên trời bằng một tiểu lộ, vừa thẳng lại vừa ngắn, một tiểu lộ hoàn toàn mới... Thế rồi, con đă đi t́m trong Sách Thánh,. .. và con đă đọc thấy những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: “Ai thực bé nhỏ th́ hăy đến với Ta”... V́ thế mà con chẳng cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày càng sẽ bé dần đi măi”.

 

Trong một t́nh h́nh mà con người muốn khẳng định ḿnh một cách quá đáng, cả trong lănh vực thiêng liêng, Chúa cho chị nữ tu Têrêsa đưa ra một chân lư đầy khiêm tốn, đề cao vai tṛ ơn thánh, nh́n nhận sự yếu đuối của ḿnh: “Lúc đời tàn, con sẽ trở về với Chúa, hai bàn tay trắng, v́ con không xin Chúa đếm các việc con làm. Trước mặt Chúa, sự công chính của con vẫn c̣n đầy thiếu sót. Bởi vậy, con muốn mặc lấy chính sự thánh thiện của Chúa và chiếm đoạt chính Chúa cho đến muôn đời. Con chẳng muốn hưởng ngai báu hay triều thiên nào khác hơn là chính Chúa, ôi lạy Chúa Giêsu con yêu mến”.

 

Trong một cách sống đạo quen an phận với việc giữ đạo nhàn hạ trong nội bộ, với cái nh́n hẹp ḥi, Chúa dùng chị ḍng trẻ Têrêsa nói lên niềm thao thức truyền giáo một cách mê say: “Con muốn đi rao giảng Phúc Âm khắp năm châu, đến tận cùng những hải đảo xa xôi nhất. Con muốn làm vị thừa sai không những trong một ít năm, mà c̣n muốn được làm thừa sai từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế”.

 

Thiết tưởng những ǵ trên đây mà Têrêsa đă nghĩ và sống, đều có thể thực hiện được đối với chúng ta. Nếu cần, mỗi người chúng ta hăy bắt đầu lại hành tŕnh thiêng liêng của ḿnh. Thời của Hội Thánh sẽ đến, khi nhiều người của Hội Thánh sống trong thế gian như những trái tim đầy lửa yêu thương, mang thánh giá cứu độ, thích đi vào những con đường bé nhỏ phục vụ một cách khiêm nhường, để giới thiệu Thiên Chúa là t́nh yêu xót thương.

 

Thánh nữ Têrêsa có lần đă hứa: Khi về trời, sẽ làm mưa hoa hồng xuống. Tôi thấy là thánh nữ đă và đang giữ lời hứa ấy. Nhưng điều nên để ư ở đây là: Mọi người có đón nhận các hoa hồng đó không? Bởi v́ đây là những hoa hồng có thánh giá, tượng trưng cho hy sinh.

Hai vẻ đẹp đó vốn đi đôi với nhau. T́nh yêu thiếu hy sinh là t́nh yêu giả. Hy sinh thiếu t́nh yêu là hy sinh thừa. V́ thế, tượng ảnh thánh nữ Têrêsa thường ôm hoa hồng và thánh giá. Chúng ta nên tâm sự nhỏ nhẹ với thánh nữ về h́nh ảnh như thế của riêng ta. Thiết tưởng đó cũng là cách chúng ta mừng lễ của vị thánh thân thương đă có một thời ao ước được sang tu tại Việt Nam chúng ta.

 

Gm. JB Bùi Tuần

 

StTherese-Lisieux2.jpg

 

 

 

Kinh Thánh trong đỜi thánh nỮ truyỀn giáo Têrêsa

 

Gm. JB Bùi Tuần

Ngày 01 tháng 10 hằng năm, Hội Thánh mừng lễ thánh Têrêsa nhỏ. Thánh nữ Têrêsa nhỏ cũng gọi là thánh Têrêsa thành Lisieux. Năm nay kỷ niệm 110 năm ngày thánh Têrêsa này qua đời lúc mới 24 tuổi (1897-2007).

 

Toà Thánh tôn phong thánh nữ là Quan Thầy các xứ truyền giáo.

 

Tuy dù thánh nữ nhỏ về tuổi, nhỏ về chức vụ, nhỏ về hoạt động bên ngoài. Nhưng tâm hồn thánh nữ đón nhận trọn vẹn ư Chúa về truyền giáo. Nhờ đâu? Nhờ Kinh Thánh. Kinh Thánh đă hướng dẫn Têrêsa đi vào con đường bé nhỏ với lửa t́nh yêu.

 

Thực vậy, Têrêsa nhận thánh ư Chúa từ Kinh Thánh. Thánh ư Chúa đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.

 

1/ Hằng ngày Têrêsa nhận thánh ư Chúa từ Kinh Thánh

Từ nhỏ cho đến chết, Têrêsa bị thiêu đốt trong tâm hồn bởi lửa khao khát Chúa. "Như nai rừng mong mỏi t́m về suối nước trong, Hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống" (Tv 41,2-3).

 

Ḷng khao khát Chúa được chớm nở dần dần ngay từ tuổi bé thơ. Tại gia đ́nh, cha mẹ và các chị thường đọc cho Têrêsa nghe các chuyện thánh rút từ Cựu Ước và Tân Ước. Thêm vào đó, gia đ́nh cũng quen đọc tập "Năm Phụng vụ" của Dom Guéranger. Bài giảng thứ nhất đă làm xúc động Têrêsa tại nhà thờ giáo xứ là bài nói về cuộc thương khó Chúa.

 

Khi đă vào Nhà Ḍng, Têrêsa càng được làm quen với Kinh Thánh. Tại nhà nguyện, nữ tu Têrêsa ban ngày tham dự cầu nguyện nhiều lần bằng Thánh Vịnh và các bài Phúc Âm. Ban tối, cộng đoàn chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm rút từ Phúc Âm và các Giáo phụ.

Tại nhà cơm, các nữ tu được nghe nhắc lại các bài đọc giờ kinh sáng.

 

Kinh Thánh giữ một chỗ đứng quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Kinh Thánh vẫn tiếp tục đi sâu vào tâm hồn Têrêsa trong đời sống tư riêng.

 

Những sách Têrêsa đọc thêm trong đời tư là sách Gương Phúc Chúa Giêsu và vài tác phẩm của thánh Gioan Thánh Giá. Những sách này diễn tả Lời Chúa đă thời sự hoá các tâm hồn. Lời Chúa đă đổi mới họ, đă thiêu đốt họ, đă soi sáng họ, để họ biết thánh ư Chúa. "Thánh ư Ngài là gia nghiệp con măi măi, v́ đó là hoan lạc của ḷng con" (Tv 119,111). Têrêsa t́m nhận được thánh ư Chúa từ Kinh Thánh. Kinh Thánh đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.

 

2/ Thánh ư Chúa đào tạo Têrêsa nên người truyền giáo

Nơi Têrêsa, Kinh Thánh được nghe, được đọc, được suy gẫm, được đón nhận. Hành tŕnh đó đă biến đổi Têrêsa. Biến đổi lớn nhất là đào tạo Têrêsa nên nhà truyền giáo.

Nhà truyền giáo Têrêsa có mấy đặc điểm sau đây:

 

a) Nhận biết ḿnh hèn mọn.

Nhận biết ḿnh có nhiều giới hạn, có nhiều bất xứng, có nhiều yếu đuối, đó là một đ̣i hỏi về nhân bản, về đạo đức truyền thống của nhiều gia đ́nh và dân tộc. Đó c̣n là một lệnh truyền của Chúa Giêsu. Chúa ví sự nhận biết sự thực đó như h́nh ảnh trẻ nhỏ. "Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời" (Mt 18,3). Lời Chúa phán trên đây không là một lựa chọn, nhưng là một mệnh lệnh. Nó dứt khoát và quyết liệt. Têrêsa đă vâng phục mệnh lệnh này và đem ra thực hành. Với quyết tâm và với ơn Chúa, chị nữ tu sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi.

 

Càng bước sâu xuống thân phận hèn mọn, thánh nữ càng nghe rơ lời Chúa kêu gọi: "Nếu ai hết sức bé nhỏ, hăy đến cùng Ta" (Phương ngôn 9,4). Được đến với Chúa trong t́nh trạng đó, thánh nữ cảm thấy ứng nghiệm lời Kinh Thánh nói: "Như người mẹ vuốt ve con ḿnh, cũng thế, Ta cũng sẽ an ủi con, Ta sẽ ôm con trong ḷng Ta, Ta sẽ ru con trên đầu gối Ta" (Is 66,13).

 

b) Nhận ra yêu mến là ơn gọi của ḿnh.

Trong cuốn tự truyện, Têrêsa kể lại đă có lúc ngài đi t́m ơn gọi nào tốt nhất, để có thể phục vụ tối đa Thiên Chúa và các linh hồn. Sau cùng ngài đă t́m thấy: "Ơn gọi của tôi là yêu mến".

 

Chính Kinh Thánh đă soi sáng cho thánh nữ. Đặc biệt là thư thứ nhất của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô.

"Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, th́ tôi cũng chẳng khác ǵ thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.

"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin, đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, th́ tôi cũng chẳng là ǵ.

"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, th́ cũng chẳng ích ǵ cho tôi.

...

"Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại. Nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr 13,1-13).

Khi Têrêsa đă chọn cho ḿnh ơn gọi t́nh yêu, th́ ngài dâng ḿnh cho t́nh yêu Chúa. Từ đó ngài hết t́nh yêu mến Hội Thánh Chúa, kính trọng và nâng đỡ các người trong phẩm trật Hội Thánh, hiệp thông với mọi thành phần Hội Thánh trong t́nh con Chúa. Nhất là ngài cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn.

 

Chia sẻ trên đây thực là bé mọn, mong nó được góp phần nhỏ vào việc tạ ơn Thiên Chúa. Chúa đă làm bao việc lạ lùng nơi thánh nữ Têrêsa.

 

Hơn lúc nào hết, Hội Thánh Việt Nam hôm nay cần đến gương thánh nữ trên đường truyền giáo. Truyền giáo đang được thực hiện dưới nhiều h́nh thức. Nhưng không phải mọi h́nh thức đều tốt như nhau. Thậm chí không phải bất cứ h́nh thức nào cũng tốt. Bởi v́ có một vài h́nh thức tự mang tên truyền giáo, mà đang phản truyền giáo.

 

Có những sinh hoạt xă hội và vui nhộn có tính cách trợ giúp cho việc truyền giáo. Nhưng chúng ta đừng quên những giá trị căn bản làm nên việc truyền giáo. Không nên bớt. Càng không nên bỏ. Nhất là trong thời buổi ham hướng ngoại và duy vật hoá những ǵ là thánh thiêng.

 

 

Gm. JB Bùi Tuần

 

  

 

 

Thánh Nữ Têrêsa Hài ĐỒng Giêsu

Tiến sĩ Hội Thánh

Lm. Phaolo Trần đoàn Kết

 

Trong lễ nghi bế mạc Ngày thế giới Thanh niên lần thứ 12 tại Paris, trước sự hiện diện của hơn một triệu người dự thánh lễ, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: "Ngày 19 tháng 10 tới đây, cũng là ngày thế giới Truyền giáo, Thánh Têrêsa Hài Dồng Giêsu sẽ được tôn phong lên bậc Tiếân sĩ Hội Thánh". Như vậy Thánh Nữ Têrêsa là Vị Thánh Nữ thứ ba được tước hiệu này trong Giáo hội. Cách đây 27 năm, hai vị Thánh Nữ khác đă được ĐTC Phaolô VI tôn phong Tiễn sĩ Hội Thánh: ngày 27.9.1970 Thánh Têrêsa Thành Avila (1515-1582), người Tây Ban nha và ngày 4.10 cũng năm 1970 Thánh Catarina thành Siena (1347-1380), người Ư. Ngoài ra trong Giáo hội c̣n có hơn 30 Vị Thánh Nam được tước hiệu này, như Thánh Augustino, Thánh Gregorio Cả Giáo Hoàng, Thánh Bernard, Thánh Tomaso d'Aquino, thánh Antôn thành Padova v.v...

 

Để được tước hiệu Tiến sĩ Hội Thánh, không đ̣i phải là những vị thông thái đặc biệt, viết nhiều sách vở, nhưng đ̣i Vị Tiến sĩ nêu cao trong Giáo hội một giáo lư, một con đường tu đức có ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của các tín hữu, để giúp họ tiến trên con đường thánh thiện. Con đường Tu đức của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là "Con đường thơ ấu thiêng liêng", được Chúa nói lên trong Phúc Aâm: "Nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời". Con đường thơ ấu này dựa trên đức khiêm tốn, đức phó thác hoàn toàn như người con trong tay người cha, người mẹ và nhất là dựa trên T́nh yêu tha thiết đối với Thiên Chúa, Người Cha thương xót. Trong kinh kính Thánh Nữ, chúng ta thấy rơ con đường mà ngài đă theo: "Lạy Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bà đă sống ở thế gian chẳng bao lâu, Bà đă làm gương nhân đức sạch sẽ như Thiên Thần, đức Kính mến rất đại độ, lại phó ḿnh theo ư Chúa...". Con đường Tu đức của Thánh Nữ để lại đă và c̣n gây ảnh hưởng nhiều đến các linh hồn, không những trong đời sống tu tŕ, mà cả nơi các linh hồn sống giữa thế gian. Đúng như lời tiên tri Thánh nữ đă nói lên khi c̣n sống: "Trên trời, tôi sẽ làm mưa hoa hồng xuống trên trái đất này".

 

Đúng như vậy. Thánh Pio X, Giáo Hoàng (1903-1914), tuyên bố: "Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là Vị Thánh lớn nhất của thời đại mới". Đức Pio XI (1922-1939), vị Giáo Hoàng đă tôn phong Chân phước Têrêsa lên bậc Hiển Thánh Năm Thánh 1925, tôn phong Vị Nữ Tu Ḍng Kín này lên làm Quan Thầy các xứ truyền giáo năm 1927, ngang hàng với Thánh Phanxico Xaviê. Chính Đức Pio XI đă gọi Thánh Nữ Thành Lisieux là "Ngôi sao sáng Triều Giáo Hoàng của ngài". Năm 1944, Đức Pio XII ( 1939-1958 ) đặt Thánh Têrêsa làm Quan Thầy thứ hai của Nước Pháp và trước đó ba năm ( tức 1941 ), Quan Thầy "Mission de France".

 

Việc xin tôn phong Thánh Nữ Têrêsa lên bậc Tiến sĩ không phải chỉ được bàn đến trong những năm mới đây. Việc này đă được thảo luận trong Hội nghị quốc tế tại Lisieux năm 1932 giữa các nhân vật quan trọng trong Giáo hội với sự hiện diện của ĐHY Verdier, TGM giáo phận Paris. Trong số các vị tham dự Hội nghị có các vị linh mục nổi tiếng, như Cha Petitot, Martin, Louis de la Trinité, Thellier de Poncheville, de Tonquedec, François Veuillot...

 

Ngày mồng 7 tháng năm 1982, Cha Léon Merklen lặp lại lời thỉnh cầu này trên nhật báo công giáo La Croix và lời thỉnh cầu đă được đón nhận trên cả thế giới. Mẹ Marie de l'Incarnation, Ḍng Ursulines ở Trois Rivières bên Canada, với sự thỏa thuận của Đức Giám mục giáo phận, Đức Cha Cloutier, đă viết thư cho tất cả các giám mục thế giới. Mẹ đă nhận được từng trăm thư trả lời từ Năm Châu gửi về. Tất cả các thư này đều được giữ lại trong Công hàm của Nhà Ḍng Kín Lisieux.

 

Lời thỉnh cầu của Hội nghị Lisieux năm 1932 không được Đức Pio XI chấp nhận, tuy là một vị Giáo Hoàng sùng kính Thánh Nữ, đă tôn phong lên bậc Hiển Thánh, rồi đặt làm Quan Thầy các xứ truyền giáo. Lư do duy nhất được ngài đưa ra: Têrêsa là một phụ nữ. Năm 1923, chính ngài đă từ chối việc tôn phong Thánh Nữ Têrêsa thành Avila lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh cũng chỉ v́ lư do này: "Obstat sexus" (phái tính ngăn trở). Măi tới năm 1970, Đức Phaolô VI đă tiến một bước can đảm: tôn phong hai Vị Thánh nữ lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh: Têrêsa thành Avila và Catarina thành Siena. Và đây cũng là một mở đường cho Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị Thánh đă nêu lên một giáo lư có tính cách phổ thông cho cả Giáo hội. Hồ sơ về vụ tôn phong này rất dồi dào và gồm tất cả những ǵ các Vị Giáo Hoàng đă nói về "Con đường thơ ấu của Thánh Nữ thành Lisieux", từ Đức Benedicto XV (1914-1922) đến Đức Gioan Phaolo II. Chính Đức Gioan Phaolô II trong cuộc hành hương tại Lisieux ngày 28 tháng 6 năm 1980, đă tuyên bố trước 80 ngàn người dự thánh lễ: "Về Têrêsa thành Lisieux, có thể nói với thành tín rằng: Thần Khí Thiên Chúa đă để cho ngài mạc khải cách trực tiếp cho con người của thời đại ta mầu nhiệm và thực tại nền tảng của Phúc Âm: Sự kiện đă được lănh nhận thực sự: đó là tinh thần của người con nuôi, cho phép chúng ta kêu lên: "Abbà: Lạy Cha". Con đường nhỏ là con đường của tuổi thơ ấu thánh Sainte Enfance). Trong con đường này cùng một lúc có sự xác nhận và có việc làm sống lại của chân lư nền tảng và phổ thông hơn cả. Chân lư nào của sứ điệp Phúc Âm thực sự là nền tảng và phổ thông hơn chân lư này: Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là con cái của Người?"

 

Sau khi đă nhận được và cứu xét lời thỉnh cầu của hơn 50 Hội đồng Giám mục thế giới, với 250 ngàn chữ kư ủng hộ đến từ 107 quốc gia khác nhau, Chúa nhật tới đây 19.10.1997, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm qua đời (30.9.1897) của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Đức Gioan Phaolô II sẽ tôn phong "Vị Thánh lớn nhất của thời đại mới" (lời Đức Thánh Pio X, Giáo Hoàng) lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh.

 

Đức Cha Guy Gaucher, giám mục phụ tá giáo phận Bayeux và Lisieux, nói: "Trước thềm Ngàn Năm thứ ba, việc tuyên bố Vị Nữ Tu Ḍng Kín Carmelo thành Lisieux: Tiến sĩ Hội Thánh, là một dấu hiệu hứa hẹn cho thế giới và cách riêng cho giới trẻ và các người phụ nữ".

 

Lm. Phaolo Trần đoàn Kết

 

 

 

TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Ngày 1- 10

Lm. Micae Trần Đ́nh Quảng

 

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, mà GH kính nhớ hôm nay, là một vị thánh có nhiều liên hệ với chúng ta, nhất là trong khía cạnh truyền giáo, v́ thánh nữ đă được đặt làm Bổn Mạng các miền truyền giáo, cũng như trong khía cạnh tu đức, v́ thánh nữ đă mở ra con đường thơ ấu thiêng liêng.

 

Xin Thánh Têrêxa giúp chúng ta có được một tâm hồn truyền giáo như người, và noi gương người sống đơn sơ phó thác trong bàn tay quan pḥng của Thiên Chúa

 

Têrêxa Hài Đồng Giêsu sinh năm 1873, qua đời năm 1897, quả là một vị thánh rất trẻ, chỉ sống được 24 tuổi đời. Một vị thánh rất hợp thời. Một vị thánh rất gần với chúng ta. Cũng là một trong những khuôn mặt lớn của Giáo Hội công giáo, đă được Đức Piô XI tôn phong làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê của mấy thế kỷ trước. Lại  c̣n  được  phong  tiến  sĩ  Hội Thánh  nữa (1997).

 

Tuổi th́ trẻ, cuộc đời th́ vắn vỏi, mà danh lại cao, sao được như thế ? Thực sự, chẳng có ǵ khác lạ, chẳng có dấu hiệu đặc biệt nào bày tỏ ra bên ngoài. Với chuỗi ngày qua đi như những điệu buồn trong nếp sống kín cổng cao tường, tưởng cũng như trăm ngàn người khác, như trăm ngàn cuộc đời khác. Nhưng không phải vậy. Nếp sống ấy là một sự khai phá, một sự trở về nguồn. Nó không rườm rà, không kênh kiệu. Nó dễ dàng, ai cũng có thể theo được. Nhưng nó lại mới mẻ, do nhiều người đă quên nó, hoặc biết đấy mà không thích hoặc không thèm theo. Nếp sống ấy chính là con đường thơ ấu thiêng liêng của chị thánh.

Mẹ mất sớm, Têrêxa chỉ c̣n biết có t́nh phụ tử. Cũng may, thánh nữ có một người cha rất đạo đức. Ông đă có lần muốn đi tu, nhưng không thành, rồi sau lập gia đ́nh. Ông rất mực thương các con, nhất là đứa con nhỏ sớm mất mẹ. Xin ǵ cho nấy, đ̣i ǵ được nấy. “Ba ơi, bồng con”. “Ba ơi, dắt con lên lầu”. “Ba ơi, đưa con ra ngoài nh́n mấy ông sao”. Người cha bao giờ cũng làm theo những lời xin đó của con. Ông là một thứ gà trống phải kiêm nhiệm cả vai tṛ của gà mái. Tuy chiều Têrêxa, nhưng không bao giờ ông quên nhiệm vụ hướng dẫn con nh́n về quê trời.

 

Sau này, khi lớn lên, Têrêxa hiểu được hơn t́nh của người cha dành cho ḿnh, th́ cũng là lúc chị phải xa cha, xa nhà, giă từ cuộc sống thế tục, theo chân các chị vào tu trong ḍng kín. Song cũng chính ở đây, Têrêxa lại khám phá ra một t́nh phụ tử khác, vừa thay thế cho t́nh cha con ruột thịt, vừa bền lâu và sâu đậm hơn nhiều. Đó là t́nh phụ tử của Thiên Chúa đối với chị. Bền lâu, v́ Chúa Cha hằng hiện diện bên chị. Cần gặp gỡ, chuyện văn, cầu xin, là có ngay. Sâu đậm, v́ Thiên Chúa là T́nh Yêu, hằng tuôn đổ t́nh yêu cho những ai chạy đến với Người. Một t́nh yêu không dựa trên giác quan, không dựa trên cảm xúc nhất thời. Một t́nh yêu hoàn toàn vô vị lợi.

 

Biết vậy nên Têrêxa đă tập sống với t́nh phụ tử ấy. Đối với Chúa là Cha, c̣n ǵ đẹp hơn cho một người con là sống đơn sơ, ngay thật và phó thác, như con trẻ. Trẻ th́ có sao nói vậy. Thưa lại với Chúa khi chị em nói này nói nọ, để được Chúa ủi an. Tỏ bày niềm vui với Chúa khi đă làm một việc lành, để được Chúa chỉ dạy thêm. Gặp khó khăn th́ hoàn toàn phó thác vào Chúa, như gà con nấp dưới cánh gà mẹ.

Nhờ sống đúng t́nh cha con như thế, theo con đường thơ ấu thiêng liêng như thế, mà Têrêxa đă được Chúa chúc phúc. TC có thể nói với mọi người về Têrêxa như thế này: Ai hạ ḿnh xuống như trẻ này, sẽ là kẻ lớn nhất trong Nước Trời.

 

Chúng ta có dám đi theo con đường của Têrêxa chăng? Có muốn sống tinh thần thơ ấu của chị thánh chăng? Trong Tin Mừng, chúng ta được thấy thái độ của Chúa Giêsu đối với trẻ em: để chúng đến gần, chúc lành cho chúng, coi chúng là mẫu mực cho người lớn.

 

Chúa muốn nói ǵ khi tỏ thái độ như vậy? Chắc chắn Ngài không muốn cho chúng ta sống như con nít, vô lo, khờ khạo.

 

Vào Nươc Trời là phải biết suy nghĩ, khôn ngoan, cương quyết, dũng cảm. Nước Trời chỉ dành cho những người có sức mạnh, như có lần Chúa đă nói. Tuy nhiên, Chúa muốn cho chúng ta giống như con trẻ, tức là có những cách xử sự đáng yêu như con trẻ, những cách xử sự phải có đối với Thiên Chúa là Cha chúng ta. Nhất là thái độ cởi mở, luôn phó thác và cậy nhờ vào Cha trong mọi sự.

 

Phần chúng ta, thành thực mà nói, nhiều người trẻ tuổi mà ít trẻ tính, không trẻ tâm hồn. Càng lớn tuổi hơn th́ càng khó hơn. Chúng ta muốn làm người lớn trước mặt người khác, mà vô t́nh cũng muốn làm lớn trước mặt Thiên Chúa. Mà người lớn th́ lắm ưu tư, lo lắng, dằn vặt, muốn tự ḿnh giải quyết mọi sự. Nhưng nhiều khi chẳng giải quyết được ǵ, v́ có những chuyện ngoài khả năng và vượt tầm tay. Như vậy chẳng phải là quên đi tâm t́nh phó thác rồi sao?

 

Chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, “Lạy Cha chúng con”, nhưng gọi tên Cha mà ḷng th́ sợ. Sợ hơn yêu. Sợ th́ đâu c̣n thân t́nh. Chúng ta muốn tránh không nhớ tới Cha. Thảng hoặc nhớ đến th́ làm một hành vi nào đó cho qua một chút bổn phận đối với Cha. Đó là lúc cầu nguyện.

 

Thành thử cầu nguyện không c̣n là những giây phút bộc lộ chân t́nh. Tệ hơn nữa là thái độ tính toán khi đến với Cha: đến th́ được ǵ và mất ǵ. Nhiều lúc chúng ta so đo hơn thiệt, nhất là thấy mất th́ giờ khi làm việc đạo đức. Nhiều lúc chúng ta chán nản khi cầu không được, ước không thấy. Một tâm hồn đơn sơ đâu có tính toán như vậy. Têrêxa đâu có tính toán như vậy. Chúng ta c̣n thua chị thánh nhiều lắm

 

Mỗi người chúng ta, nhân ngày lễ hôm nay, hăy suy nghĩ thêm về cuộc đời của Têrêxa, mà những nét chính hẳn ai nấy đều biết. Chúng ta sẽ thấy rằng, trên con đường thánh thiện, người ta trở thành con trẻ khi nhận ra Thiên Chúa thật lớn và giầu ḷng yêu thương, một t́nh yêu của người cha đối với con cái. Thánh nữ Têrêxa sẽ giúp ta đi vào con đường đó.

Lm. Micae Trần Đ́nh Quảng

 

StThereseOfLisieux2.jpg

 

 

Con Đường Nhỏ của một vị thánh lớn:

Tê-rê-xa Giêsu Hài ĐỒng

(1873-1897)

Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm

 

Thánh Tê-rê-xa thành Li-di-ơ (Lisieux) hay thánh Tê-rê-xa Giêsu Hài Đồng thường được gọi là thánh Tê-rê-xa Nhỏ. Gọi như thế trước hết là để phân biệt với thánh Tê-rê-xa thành A-vi-la (với tên ḍng là Tê-rê-xa Giêsu), vị thánh cải tổ ḍng Cát-minh hồi thế kỷ 15, mà đôi khi c̣n có tên là thánh Tê-rê-xa Cả. Và gọi như thế chắc chắn cũng làm hài ḷng ngài lắm v́ khi sinh thời ngài luôn luôn coi ḿnh là "nhỏ bé", tự ví ḿnh như "bông hoa nhỏ" khiêm tốn giữa đám hoa đồng cỏ nội. Nhưng chúng ta nên biết rằng rất sớm, ngay khi c̣n là một thiếu nữ ở trong gia đ́nh, Tê-rê-xa đă muốn làm thánh và không phải "làm thánh nửa vời" nhưng làm một vị "đại thánh" (trích nguyên văn lời của ngài). Và quả thực, chẳng bao lâu sau khi người nữ tu trẻ tuổi này qua đời -ngài chết lúc 24 tuổi, chỉ 9 năm sau khi vào ḍng Cát-minh--tiếng tăm của ngài đă vang lừng khắp Giáo Hội và ngài đă dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của ngài,--đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại.

 

Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu đă được phong thánh năm 1925, tức 28 năm sau khi từ trần (thời đó coi là mau lắm), được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê năm 1927 và được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nâng lên hàng tiến sĩ Hội Thánh ngày 19 tháng 10 năm 1997.

 

Vậy ngài không hề "nhỏ" chút nào!

Sự cao cả của thánh Tê-rê-xa là đă khám phá lại chân lư trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Tê-rê-xa bám chắc vào giáo lư này với tất cả sức lực của ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp ḷng Chúa Cha. Ngài nói ngài vui mừng v́ ḿnh bé nhỏ bởi v́ Chúa Giêsu đă dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối th́ lại càng phải và có thể cậy dựa vào ḷng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận t́nh của cha mẹ và những người khác chung quanh.

 

Tê-rê-xa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Ma-ri Gông-da-ga năm 1897:

"Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh ḿnh với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay v́ thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho ḿnh lớn lên th́ không được, nên con có thế nào th́ đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn t́m ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đă thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, v́ con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi t́m trong Sách Thánh [...] và con đă đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ th́ hăy đến với Ta' (Châm ngôn 9,4) [...]. Thế rồi con đă đến v́ con đoán con đă gặp được điều con đang t́m kiếm [...]. Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! V́ thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi măi. Ôi lạy Chúa, Chúa đă ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi ḷng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật, Hương Việt dịch, Sài G̣n 1967, tr. 188-189).

 

Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Tê-rê-xa không cần phải t́m kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần phải rèn luyện cho ḿnh thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết ḷng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, ngài càng được t́nh yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn, và ngài đưa t́nh yêu đó thấm nhuần mọi việc ngài làm, mọi khó khăn thử thách ngài gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung, v.v., biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Biết ḿnh nhỏ bé, ngài luyện tập những nhân đức nho nhỏ; thích âm thầm chuyên lo làm vui ḷng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một ḿnh Chúa biết; ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời ḿnh thành một cuộc tử đạo v́ t́nh yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hăm ḿnh nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho ḿnh để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy ḿnh; tránh t́m kiếm tiện nghi, v.v. Có t́nh yêu th́ việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa:

 

"Vâng lạy Đấng ḷng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa t́nh yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nh́n nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm t́nh yêu mến... Con muốn chịu đau khổ v́ yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay th́ tung hoa, miệng th́ ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu [...] Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do t́nh yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công tŕnh khác hợp lại với nhau' (Thánh Gio-an Thánh Giá)" (Trích Thủ bản Tự Thuật, tr. 181).

 

Thánh Tê-rê-xa nh́n nhận rằng Thiên Chúa toàn năng đă làm cho ngài những việc trọng đại, và việc trọng đại nhất là cho ngài biết sự bé nhỏ và bất lực của ḿnh (x. Thủ bản, tr 191). Từ sự ư thức đó, ngài đă rút ra cho ḿnh một phương pháp đơn sơ, không chút cầu kỳ để đến với Chúa, mà người ta gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng. Lời sau đây mà ngài đă nói với người chị ruột Marie du Sacré-Coeur trong một lá thư đề tháng 9 năm 1896, là một lời đầy khích lệ đối với chúng ta hôm nay:

"A, nếu hết mọi linh hồn yếu đuối và bất toàn cảm thấy điều mà linh hồn bé bỏng nhất trong mọi linh hồn, tức là linh hồn Tê-rê-xa nhỏ bé của Chị, th́ sẽ không một ai ngă ḷng trên đường lên núi t́nh yêu, v́ Chúa Giêsu đâu có đ̣i những việc vĩ đại mà chỉ đ̣i sự phó thác và tri ân..." (Thủ bản, tr. 171).

 

Thánh Tê-rê-xa đă đưa lư tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.

 

Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm

 

 

 

Thánh Têrêsa Hài ĐỒng

Con ĐưỜng Thơ Ấu Thiêng Liêng

 

Lm Trần Đức Anh, OP

 

Sáng Chúa nhật 19-10-1997, trước sự hiện diện của gần 100 ngàn tín hữu, trong đó có 23 HY và hàng chục GM các nước, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC Gioan Phaolô II đă long trọng tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Thánh Nhân trở thành vị nữ Tiến Sĩ thứ 3 của Giáo Hội và là vị trẻ nhất, chỉ có 24 tuổi, trong số 33 vị Tiến Sĩ của Hội Thánh.

 

Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC nhận xét Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng không hề cắp sách đến đại học hoặc dự các khóa thần học quy củ nào, và cũng chẳng có bằng cấp. Nhưng sở dĩ Giáo Hội tôn phong Thánh Nữ làm Tiến Sĩ Hội Thánh chính là v́ Thánh Nữ đă mở ra một con đường nên thánh đặc biệt cho các tín hữu, con đường thơ ấu thiêng liêng. ĐTC nói: "Khi tuyên bố một vị nào là Tiến Sĩ Giáo Hội, Huấn Quyền của Hội Thánh muốn giới thiệu với tất cả các tín hữu, đặc biệt là những người thi hành sứ vụ rao giảng trong Giáo Hội hoặc những người thi hành công tác nghiên cứu và giảng dạy thần học, rằng đạo lư được một người tuyên xưng và rao giảng có thể là một điểm tham chiếu, không những v́ đạo lư ấy phù hợp với chân lư mạc khải, nhưng c̣n v́ đạo lư ấy mang lại ánh sáng mới cho các mầu nhiệm đức tin, một sự hiểu biết sâu xa hơn về mầu nhiệm Chúa Kitô."

 

Vài Nét TiỂu SỬ

Thánh Nữ Têrêxa sinh tại Alencon bên Pháp năm 1873. Cha Mẹ ngài là ông bà Louis Martin và Zélie Guérin rất đạo đức, đă được Bộ Phong Thánh nh́n nhận các nhân đức anh hùng, và Bộ cứu xét phép lạ để hoàn tất tiến tŕnh điều tra phong chân phước. Ông bà có 9 người con nhưng 4 người chết sớm. Trong 5 người con gái c̣n lại, Têrêxa là con út: 4 người vào ḍng kín Camêlô và Léonine đi tu ḍng Thăm Viếng.

 

Têrêxa mồ côi mẹ năm lên 4 tuổi, và gia đ́nh dọn về thành Lisieux. Têrêxa có ư định đi vào ḍng kín tại đây mặc dù tuổi c̣n nhỏ. Nhưng gia đ́nh cũng như Đức cha Hugonin đều chống lại dự án này nên Têrêxa quyết định xin phép thẳng với ĐGH. Năm 1887, cùng với cha và chị Céline, Têrêxa đi hành hương Roma và trong buổi tiếp kiến ngày 20 tháng 11 năm 1887, Têrêxa xin ĐGH Leo XIII cho phép vào ḍng kín mặc dù lúc đó mới được 14 tuổi. Nhưng cô chỉ nhận được một câu trở lời mơ hồ và được dẫn ra ngoài, nước mắt dàn dụa.

 

Trở về Lisieux, Têrêxa được phép ĐGM cho vào ḍng kín vào ngày 9-4-1888, lúc đó chị mới được 15 tuổi và 3 tháng. 24 nữ tu tiếp đón Têrêxa. Cuộc sống trong đan viện có nhiều cam go về mặt vật chất cũng như về kỷ luật. Chị Têrêxa ngày càng tiến triển trên con đường yêu mến Chúa. Ước muốn cứu rỗi các linh hồn thúc đẩy Têrêxa định xin tới ḍng kín Camêlô ở Sàigon, nhưng v́ bệnh lao phổi, nên chị Têrêxa phải bỏ ư định này và từ tháng 4 năm 1897, Têrêxa không thể tham dự đời sống cộng đoàn nữa. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 lúc mới được 24 tuổi đời. Chỉ 27 năm sau đó, Đức Pio XI đă tôn phong Têrêxa Hài Đồng Giêsu lên bậc hiển thánh và 2 năm sau ngài tôn thánh nữ làm bổn mạng các xứ truyền giáo, giống như thánh Phanxicô Xavie, Tông đồ miền Viễn Đông.

 

Các tác phẨm cỦa thánh nỮ Têrêxa Hài ĐỒng:

Ngày 30 tháng 9 năm 1898, tức là đúng một năm sau khi Chị Têrêxa qua đời, Mẹ Agnès Chúa Giêsu và Mẹ Marie Gonzague đă cho ấn hành theo thông lệ một thư luân lưu về nữ tu quá cố và gửi tới tất cả các đan viện kín Camêlô. Chỉ khác một điều là bức thư này dày tới 476 trang. Tác phẩm đó mang tựa đề "Truyện một tâm hồn" và trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Cuốn sách này được Mẹ Agnès soạn lại dựa trên 3 thủ bản A, B, C. Măi tới năm 1956, cha Francois de Sante Marie mới tŕnh bày bản phê b́nh, gồm các nguyên bản với phần dẫn nhập và chú thích.

 

·        Thủ bản A là tác phẩm được Têrêxa viết ra theo lời yêu cầu của Mẹ Agnès để kể lại những năm đầu tiên trong cuộc đời thánh nữ. "Truyện mùa xuân của một bông hoa trắng nhỏ", do Têrêxa dùng những giờ phút rảnh rỗi giữa công việc và kinh nguyện để viết lại.

·        Thủ bản B được Thánh Nữ Têrêxa kết thúc vào trung tuần tháng 9 năm 1896: Trong một cuộc tĩnh tâm trong cô tịch, Têrêxa nhận được lá thư của chị Marie Thánh Tâm xin Têrêxa chia sẻ những ánh sáng thiêng liêng đă nhận được trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngay ngày hôm ấy, 13-9-1896, Têrêxa trả lời cho chị Marie, thông báo cho chị kinh nguyện dài mà Têrêxa đă viết ngày 8-9-1896 trước đó để kỷ niệm ngày khấn ḍng, đồng thời kèm theo một thư dài. Thư này cùng với kinh nguyện vừa nói họp thành điều mà người ta gọi là "Thủ Bản B". Trong thủ bản này Têrêxa cũng kể lại một giấc mơ và mô tả các mong ước, các ơn gọi mà Têrêxa ước mong được sống.

·        Thủ bản C do Têrêxa viết ra trong những tháng trước khi qua đời và lần này chị cũng viết v́ đức vâng lời. Sứ mạng huynh đệ mà Têrêxa mô tả chính là một chứng tá sâu xa về đặc sủng Camêlô do Thánh Nữ Têrêxa Avila đă đề xướng khi cải tổ ḍng Camêlo.

 

Ngoài ra, c̣n có các Thư của Têrêxa được công bố toàn bộ vào năm 1948, gồm 266 thư và miếng giấy nhỏ để ghi. Các thư này được gửi cho những người thân yêu trong gia đ́nh, 7 giáo sĩ, 3 tu huynh và hai bạn gái. C̣n thiếu khoảng 60 thư Thánh Nữ Têrêxa viết cho cha giải tội và một số thư viết cho các "người anh thừa sai". Tất cả các thư cho thấy, mặc dù c̣n trẻ tuổi, nhưng Têrêxa đă thi hành nhiệm vụ hướng dẫn các linh hồn qua các thư từ đó.

 

Tập vở vàng gọi là Những Lời Sau Cùng, là tập hợp các lời cuối cùng của Têrêxa ghi lại trên cuốn vở của Mẹ Agnès. Tập này được chính Mẹ Agnès soạn lại, qua đó người ta thấy được chân dung của Thánh Nữ Têrêxa như một phụ nữ bị đóng đinh và chịu đau khổ khôn lường.

 

Năm 1952, cuốn Huấn dụ và Ghi niệm được công bố, rút từ những tuyên bố mà các nữ tập sinh ḍng kín Camêlô ở Lisieux đă cung khai trong cuộc điều tra phong chân phước cho Têrêxa.

 

Thánh nữ Têrêxa cũng viết 54 bài thơ, được thu thập lại và tŕnh bày trong ấn bản phê b́nh vào năm 1979. Ngày nay, sau 20 năm trời nghiên cứu, toàn bộ các tác phẩm của Thánh nữ Têrêxa đă được xuất bản theo nguyên tắc phê b́nh khoa học và được dịch ra các thứ tiếng.

 

Sứ Điệp Của

Thánh Têrêxa Hài ĐỒng Cho ThỜi Nay

1.     Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng đă khám phá và sống trọn con đường t́nh yêu, con đường thơ ấu trong Phúc Âm. Chính con đường đó đă dẫn đưa Têrêxa tới đỉnh cao thánh thiện và trở thành "Tiến Sĩ Hội Thánh", tức là bậc thầy về đàng thiêng liêng. Têrêxa đă ư thức về sự bất toàn và nhỏ bé của ḿnh, nên biết rằng ḿnh không thể nên hoàn thiện với sức riêng. Têrêxa đă t́m thấy trong Phúc Âm chân lư về sự "nhỏ bé", hoàn toàn tín thác nơi t́nh yêu Chúa, không cần phải trở nên "cao trọng", nhưng trở nên bé nhỏ trong ṿng tay của Chúa.

Trong bài thuyết tŕnh tại Lisieux hồi cuối tháng 9-1996, ĐHY Paul Poupard, người Pháp, Chủ tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Văn hóa, đă nêu những nét nổi bật trong sứ điệp của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng cho nhân loại ngày nay như sau:

"Thiên Chúa là t́nh yêu. Ai ở trong t́nh yêu, th́ ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy" (1 Jn 4,16). Têrêxa không ngừng suy niệm về những lời trên đây của thánh Gioan và của Tin Mừng, để từ tâm hồn thánh nữ nảy sinh những trang nồng cháy t́nh yêu đối với Chúa Giêsu, những trang sách này như một tiếng vọng Con Tim của Chúa: 'Tôi hiểu rằng T́nh Yêu bao gồm mọi ơn gọi. T́nh Yêu là tất cả; T́nh Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ Tôi, tôi sẽ là t́nh yêu' (...).

 

2.     "Vậy ai trở nên bé nhỏ như trẻ em ấy, sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời (...). Tại sao trở nên bé nhỏ? Thưa để chọn con đường thơ ấu được thánh nữ Têrêxa tái khám phá, và thánh nữ đă vẽ lại khi khám phá t́nh yêu của Thiên Chúa. Quan niệm của thánh nữ về Giáo Hội thật là độc đáo và táo bạo: trong con tim của Giáo Hội là Mẹ tôi, tôi sẽ là T́nh Yêu. Khi Têrêxa mô tả viễn tượng lớn lao trên đây cho chị ruột là Maria Thánh Tâm ngày 8 tháng 9 năm 1896, thánh nữ đă 23 tuổi và chỉ c̣n sống được một năm nữa. Chắc hẳn thánh nữ phải có một nhận thức sâu xa về Thiên Chúa cũng như về Giáo Hội nên mới có thể quả quyết rằng Giáo Hội có một con tim, và trái tim ấy nồng nhiệt t́nh yêu. Chúng ta hăy đọc lại những lời tuyệt diệu đó, vừa đơn sơ và sâu xa, được sách Giáo Lư của Hội Thánh Công Giáo (n. 826) lấy lại: 'Tôi hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân ḿnh, gồm những chi thể khác nhau, th́ chi thể cần thiết nhất, cao thượng nhất trong tất cả các chi thể mà Giáo Hội không thể thiếu được, tôi hiểu rằng Giáo Hội có một Trái Tim, và Trái Tim ấy nồng cháy T́nh Yêu. Tôi hiểu rằng Chỉ có T́nh Yêu mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hành động, và nếu T́nh Yêu ấy tắt lịm đi, th́ các Tông Đồ sẽ không c̣n rao giảng Phúc Âm nữa, các vị Tử Đạo sẽ từ chối không đổ máu đàu... Tôi hiểu rằng T́nh Yêu bao gồm mọi ơn gọi. T́nh Yêu là tất cả; T́nh Yêu tóm gọn mọi thời gian và không gian... Nói tắt một lời, T́nh Yêu là vĩnh cửu! Lúc ấy tôi kêu lên: Lạy Chúa Giêsu, t́nh yêu của con, ơn gọi của con, nay con đă t́m được rồi, ơn gọi của con chính là T́nh Yêu. Thực vậy, con đă t́m được chỗ của con trong Giáo Hội, và chỗ đó, lạy Chúa, chính Chúa đă cho con. Trong con tim của Giáo Hội là Mẹ con, con sẽ là t́nh yêu' (...).

 

 

3.     "Là Tiến sĩ T́nh Yêu, thánh nữ Têrêxa từng biết rơ thử thách của đức tin trong một thế giới bị nghi ngờ và vô tín ngưỡng vây bủa. Về phương diện đó, thánh nữ Têrêxa có tính chất hết sức thời sự, trong một nền văn hóa quá chú trọng đến các phương tiện nhưng ít quan tâm tới mục đích, tạo nên sự bất măn sâu xa, gây nên sự trống rỗng sâu rộng, gợi lên tiếng kêu lo âu. Nhiều người ngày nay cảm thấy mang máng tiếng gọi của Thiên Chúa T́nh Yêu. Chỉ một ḿnh Chúa mới có thể đáp ứng thực sự những mong đợi của con tim và trí tuệ loài người, trong cuộc t́m kiếm t́nh thương và chân lư, ánh sáng và sự tươi đẹp. Như Đức Gioan Phaolô II đă nói ở Lisieux: 'Chúng ta cảm tạ Chúa v́ thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Cảm tạ v́ vẻ đẹp sâu xa, đơn sơ và trong trắng, được biểu lộ nơi thánh nữ cho Giáo Hội và thế giới. Vẻ đẹp này có sức quyến rũ. Và Thánh nữ Têrêxa thành Lisieux có một ơn đặc biệt thu hút bằng vẻ đẹp của tâm hồn ngài' (Lisieux 2-6-1980, trong cuốn Jean-Paul II, que fais-tu de ton baptême?, Le Centurion, Paris, 1980, p. 234).

 

4.     "Thánh Nữ Têrêxa yêu mến Thiên Chúa với cùng t́nh yêu mà Chúa Cha yêu mến Chúa Con trong Chúa Thánh Linh. Thánh nữ nh́n tha nhân với cùng cái nh́n như thế, cái nh́n được t́nh yêu biến đổi hoàn toàn, nhưng nhiều khi bị những tâm hồn nô lệ tội lỗi coi rẻ: 'Tôi cảm thấy ước muốn nồng nhiệt hoạt động cho sự hoán cải người tội lỗi'. (...)

 

5.     "T́nh yêu Chúa lớn lên nơi thánh nữ Têrêxa, được nuôi dưỡng bằng cái nh́n hướng về Chúa Giêsu: khi c̣n nhỏ dù khi đi câu với cha, dù khi ngồi trên ḷng đầu gối của mẹ đỡ đầu, hoặc ẩn núp sau chiếc màn che giường, Têrêxa đều nghĩ tới Chúa Giêsu, tới trời cao... Về sau, Têrêxa hiểu rằng ḿnh đă suy gẫm. Thánh nữ nói: 'Chúa Nhân Lành đă bí mật dạy tôi'. Têrêxa sống và lớn lên trước nhan Chúa. Ngày thánh nữ rước lễ lần đầu, biết Đấng mà ḿnh tiếp rước: Từ lâu Chúa Giêsu và cô bé Têrêxa hèn mọn này đă nh́n nhau và hiểu nhau... Hôm đó, không c̣n là cái nh́n bên ngoài nữa, nhưng là một sự kết hiệp thực sự, một sự ch́m đắm sâu xa, như giọt nước bé nhỏ giữa ḷng đại dương. Được T́nh yêu Chúa chiếm hữu, Têrêxa được T́nh Yêu Chúa luôn dẫn đưa theo chiều hướng Bonum diffusivum sui (Điều tốt lành tự lan tỏa), như người xưa vẫn nói. T́nh yêu chỉ mong ước được trao hiến: Tôi cảm thấy t́nh bác ái đi vào trong tâm hồn tôi, nhu cầu phải quên ḿnh để làm đẹp ḷng, và từ đó tôi cảm thấy hạnh phúc. Đó không phải chỉ là hạnh phúc mà thôi, nhưng c̣n là niềm vui mừng sâu xa nữa. Têrêxa yêu Chúa bằng chính T́nh yêu của Chúa. Nơi Ngài, thánh nữ khám phá cái nh́n của Thiên Chúa về người khác, cái nh́n của Đấng Tạo Hóa say mê tạo vật của ḿnh. Têrêxa sống sâu xa mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm các thánh thông công, trong đó t́nh yêu c̣n lớn lao hơn t́nh yêu gia đ́nh, dù là gia đ́nh lư tưởng nhất trên mặt đất này, như gia đ́nh được triển nở ở Buissonnets.

 

6.     "Một Chúa nhật kia, khi nh́n ảnh tượng Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Têrêxa xúc động như thể máu đang chảy từ vết thương của ḿnh. Têrêxa cảm thấy vang dội trong con tim tiếng kêu của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá: 'Ta khát'. Têrêxa kể lại: 'Những lời ấy khơi lên trong con một sự nồng nhiệt mănh liệt chưa từng thấy... Con muốn cho Đấng con yêu mến được giải khát và con cảm thấy chính ḿnh đang bị dằn vặt v́ niềm khao khát các linh hồn. Bấy giờ con chưa bị thu hút v́ linh hồn của các linh mục, nhưng là linh hồn của những người đại tội lỗi.' Và Têrêxa quyết định vào ḍng kín Camêlô, nơi Chúa Giêsu lôi kéo chị. Chính trong nhà ḍng kín đó mà chiều kích tông đồ của chị được phát triển đặc biệt. Chị giúp việc đào tạo các tập sinh trong nhà ḍng và đồng thời đảm trách việc hỗ trợ tinh thần cho hai thừa sai. Sự cởi mở đó thật phù hợp với sự quan pḥng của Chúa: đó là dịp để Têrêxa khám phá và biểu lộ sứ mạng tông đồ của chị trong Giáo Hội. Ngày 18 tháng 8 năm 1890, chị Pauline của Têrêxa hỏi: 'Vậy em có muốn lập công không?'. Têrêxa mau lẹ đáp: 'Có chứ, nhưng không phải cho em, mà là cho những người tội lỗi đáng thương, cho các nhu cầu của Giáo Hội'. Thái độ dâng hiến cho T́nh Yêu Từ Bi thật là rơ ràng: 'Con không muốn tích trữ công đức cho ḿnh để được lên trời, con muốn làm việc cho Chúa là T́nh Yêu duy nhất... Con muốn nhận được từ T́nh Yêu Chúa phần thưởng đời đời là chính Chúa' (Sách Giáo Lư Công Giáo, n. 2011)."

 

Cũng v́ đạo lư của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng rất hợp thời với con người ngày nay như thế, nên 50 HĐGM trên thế giới, trong đó có cả HĐGM Hoa Kỳ, đă ủng hộ đơn xin ĐTC tôn phong thánh nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, như chính ĐTC Gioan Phaolô II đă nhắc đến trong công thức phong Tiến Sĩ:

 

"Đáp ứng mong ước của đông đảo anh em trong hàng Giám Mục và rất nhiều tín hữu trên thế giới, sau khi nghe ư kiến của Bộ Phong Thánh và được ư kiến của Bộ Giáo Lư Đức Tin liên quan tới đạo lư nổi bật, sau khi đă suy nghĩ chín chắn và xác tín đầy đủ và chắc chắn, với trọn quyền Tông Đồ, Tôi tuyên bố thánh nữ đồng trinh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần."

 

Trong bài giảng ngày lễ phong Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng làm Tiến Sĩ Hội Thánh, ĐTC ghi nhận rằng vị tân Tiến Sĩ là một phụ nữ, một nữ tu chiêm niệm, một người trẻ tuổi, nhưng đă trưởng thành trên con đường thiêng liêng, đáng được liệt kê vào số các bậc thầy tu đức. Trong số những điểm nổi bật trong các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa, chúng ta phải nói tới khoa học t́nh yêu. Thánh nữ đă viết: "Đức ái đă mang lại cho con ch́a khóa ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu Giáo Hội là một thân thể, gồm nhiều chi thể, th́ không thể nào thiếu được cơ phận quan trọng nhất. Giáo Hội có một trái tim và trái tim ấy được nồng cháy T́nh Yêu. Chỉ có T́nh yêu mới có thể huy động các chi thể của Hội Thánh. Nếu T́nh yêu tắt lịm th́ các tông đồ không c̣n rao giảng Tin Mừng nữa, các vị tử đạo sẽ không c̣n dám đổ máu đào nữa... Con hiểu rằng T́nh Yêu bao gồm tất cả mọi ơn gọi... Lúc đó, trong niềm vui tột đỉnh con thốt lên: Lạy Chúa Giêsu T́nh Yêu của con... con đă t́m được ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là T́nh Yêu!" (Thủ bản B, 3v).

 

Đề cập đến ư nghĩa việc tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh cho thánh nữ Têrêxa Hài Đồng đối với con người thời nay, ĐTC nói rằng: "Đứng trước sự trống rỗng của bao nhiêu lời nói, Thánh nữ Têrêxa tŕnh bày một giải pháp khác, Lời duy nhất cứu độ, khi được hiểu và sống trong thinh lặng, sẽ trở thành một nguồn mạch cuộc sống được đổi mới. Đứng trước một thứ văn hóa duy lư và quá nhiều khi bị chủ thuyết duy vật thực hành tràn ngập, thánh nữ đơn sơ tŕnh bày 'con đường nhỏ', nói lên cốt yếu của cuộc sống, dẫn tới bí quyết của cuộc đời: T́nh yêu Chúa bao trùm và thấm nhập toàn thể cuộc phiêu lưu của con người. Trong thời đại như thời chúng ta, thường bị ảnh hưởng một thứ văn hóa phù du và duy khoái lạc, vị Tiến Sĩ mới tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc soi sáng tâm trí những người khao khát sự thật và t́nh thương".

 

Sau cùng, ĐTC khẳng định rằng "Thánh nữ Têrêxa đă đề ra một con đường nên thánh dành cho tất cả mọi người. Đường nên thánh không phải hệ tại thi hành những công tŕnh vĩ đại, nhưng là con đường tín thác và hoàn toàn phó thác cho ơn thánh Chúa. Con đường đơn sơ đó không thiếu những đ̣i hỏi, v́ Phúc âm đề ra nhiều yêu sách; nhưng ḷng tin tưởng phó thác nơi ḷng từ bi của Chúa khiến cho những cam go trở thành êm ái dịu dàng."

 

Quả thực, trong một thế giới bị trào lưu vô thần, lư thuyết và thực hành, tấn công, các tác phẩm của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là một thành tŕ bảo vệ vững chắc, v́ chứng tỏ một niềm tin được sống một cách chân thành, trẻ trung và nồng nhiệt. Cũng th́ thế, thánh Têrêxa Hài Đồng là bậc thầy tu đức được noi gương nhiều nhất, không những trong các chủng viện và ḍng tu, nhưng cả trong các nhóm, phong trào và hội đoàn giáo dân, cũng như trong các gia đ́nh. Tác phẩm của thánh nữ thuộc vào loại được đọc nhiều nhất thời nay, và trở thành một vị hướng đạo cho hàng triệu người. Ấn bản đầu tiên của cuốn Truyện một tâm hồn, xuất bản năm 1898 đă được dịch ra, ấn hành và tái bản trong hơn 50 ngôn ngữ với hàng triệu bản.

 

ĐHY Dionigi Tettamanzi, TGM giáo phận Milano, đă từng nói với các nữ đan sĩ ḍng kín Cát Minh ở Genova: "Nơi thánh nữ Têrêxa tôi thấy được sự dịu hiền từ ái vô biên của Thiên Chúa. Lời Chúa phán qua Sứ ngôn Isaia đă trở thành kinh nghiệm hằng ngày của Thánh Nữ: "... Những người con nhỏ của Chúa sẽ được bồng ẵm trên tay, chúng được vuốt ve trên đầu gối của Người. Như một người mẹ an ủi con ḿnh, Ta cũng sẽ an ủi các con như vậy" (Is 66,12-13). Sứ điệp này quả thực có tính chất thời sự dường nào! Con người ngày nay đang cần t́nh thương, cần được quan tâm, cần có những quan hệ t́nh người đầy ư nghĩa, cần phải làm sao để họ gặp được những chứng nhân đích thực về sự dịu hiền từ ái của Chúa. Có lẽ cũng v́ thế, con đường của thánh Têrêxa cũng là con đường trở về được chuẩn bị cho những người đă rời xa Thiên Chúa." (Báo Avvenire, 14-10-1997).

 

Lm Trần Đức Anh, OP