Tổng Quan 57 Dự Quyết của  Công Nghị Giám Mục Phi Châu được đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

 

Thứ Bảy 24/10/2009, Công Nghị Giám Mục Phi Châu đă kết thúc bằng việc chấp thuận 57 Dự Quyết được đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

 

B́nh thường, những Dự Quyết của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới hay Công Nghị Giám Mục Châu Lục đều được đệ tŕnh Đức Thánh Cha để Ngài đúc kết trong một Tông Huấn sau mỗi Thượng Nghị hay Công Nghị, và không công khai cho biết trước khi ban hành Tông Huấn này. Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha đương kim cho công bố trước những Dự Quyết này. Lần thứ nhất sau Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XI về Thánh Thể 2-23/10/2005, lần thứ hai sau thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XII về Lời Chúa 5-26/10/2008, và lần thứ ba sau Công Nghị Giám Mục Phi Châu 4-25/10/2009.

 

Dự Quyết thứ nhất nhắm đến việc gia tăng mối hiệp thông giáo hội hơn nữa ở mọi cấp độ, khuyến khích việc cộng tác trong giáo hội. Các Nghị Phụ muốn phấn khích những cấu trúc hiện nay của mối hiệp thông giáo hội, đồng thời cổ vơ những cấu trúc khác nữa như việc thiết lập những hội đồng châu lục cho hàng giáo sĩ, giáo dân và phụ nữ Công Giáo.

 

Các Nghị Phụ cũng lên tiếng “thiết tha kêu gọi tất cả những ai đang lâm chiến ở Phi Châu và làm cho dân chúng của ḿnh phải chịu nhiều khổ đau: ‘Hăy ngưng thù hận và hăy ḥa giải’!” Các ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế “hăy mạnh mẽ ủng hộ cuộc đối chọi với tất cả những thủ đoạn làm cho lục địa Phi Châu trở nên bất ổn”.   

 

Nơi Dự Quyết 20, các Nghị Phụ khẳng định khoản 14 của Maputo Protocol là những ǵ “bất khả chấp”. Khoản này liên quan tới quyền sinh sản của nữ giới, “cho phép phá thai theo y học trong những trường hợp bị tấn công t́nh dục, bị hiếp, loạn luân, và khi việc tiếp tục thụ thai gay nguy hại cho sức khỏe tâm thần cùng thể lư của người mẹ hoặc sự sống của mẹ hay của bào thai”. Tuy nhiên, các vị nói rằng điều khoản này “phản lại với nhân quyền và quyền sống. Nó tầm thường hóa tính cách nghiêm trọng của tội ác phá thai và coi thường vai tṛ nuôi con”.

 

Về vấn đề môi trường - một đề tài cứ luân lưu trong Công Nghị – các Nghị Phụ nhận thấy “một t́nh trạng suy giảm vô trách nhiệm và hủy hoại vô nghĩa trái đất là ‘mẹ của chúng ta’ này. Trong việc đồng lơa với những người giữ vai tṛ lănh đạo về chính trị và kinh tế ở Phi Châu, có một số kinh doanh, chính quyền và những công ty đa quốc và xuyên quốc tham gia vào việc làm phóng uế môi trường, hủy diệt loài thực vật và động vật, bởi thế gây ra t́nh trạng hao moon và hoang phế chưa từng thấy cho những miền đất rộng lớn có thể trồng cấy”.

 

Các vị giám mục trong công nghị cũng bày tỏ mối quan tâm của ḿnh về “15 triệu di dân đang t́m kiếm một quê hương và nơi chốn an b́nh… Nguyên tắc về mục đích chung đối với những sản vật được tạo dựng nên, và các giáo huấn của Giáo Hội về nhân quyền, về việc tự do di chuyển và về quyền lợi của thành phần di dân làm việc, là những ǵ đang càng ngày càng bị vi phạm bởi những chính sách và luật lệ di dân hạn chế trên thế giới đối với dân chúng Phi Châu”.

 

Các Nghị Phụ cũng kêu gọi việc bênh vực gia đ́nh và sự sống con người là những ǵ đang phải đương đầu với những đe dọa bởi “việc phá thai, việc coi thường t́nh mẫu tử (nuôi con), việc bóp méo quan niệm về chính cơ cấu hôn nhân và gia đ́nh, ư hệ về vấn đề ly dị và một thứ tương đối về đạo lư”.

 

Về vấn đề nữ giới ở Phi Châu, các vị nghị phụ “lên án tất cả mọi hành động bạo hành đối với nữ giới, như đánh đập vợ, tước quyền thừa kế của con gái, đàn áp phụ nữ góa bụa nhân danh truyền thống, ép buộc thành hôn, cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ giới, buôn bán nữ giới và một số lạm dụng khác như vấn đề nô lệ t́nh dục và du lịch t́nh dục. Tất cả mọi hành động phi nhân và bất chính phạm đến nữ giới đều phải lean án như nhau”.

 

Đối với vấn đề bị nhiễm Liệt Kháng hay hội chứng Liệt Kháng được các vị Nghị Phụ cho là “một dịch bệnh, cùng với bệnh sốt rét và lao phổi, là những ǵ đang tàn sát dân chúng Phi Châu và gây thiệt hại trầm trọng cho sinh hoạt kinh tế và xă hội của họ”. Thành phần bị Hội Chứng Liệt Kháng “là những nạn nhân của bất công, v́ họ thường không được lănh nhận việc chữa trị bằng nhau như ở các nơi khác. Giáo Hội xin… cho các bệnh nhân Phi Châu được lănh nhận việc chữa trị tương đương như ở Âu Châu”. Các Nghị Phụ cũng kêu gọi “việc nâng đỡ về mục vụ để giúp các đôi phối ngẫu sống với một người bạn đời bị nhiễm hiểu biết và trau dồi lương tâm của họ, nhờ đó họ có thể chọn lựa những ǵ là đúng đắn, với trọn vẹn trách nhiệm v́ lợi ích hơn của nhau, của mối hiệp nhất nơi họ và của gia đ́nh họ”.

 

Các Nghị Phụ cũng “kêu gọi hoàn toàn và phổ quát hủy bỏ án tử h́nh”.

 

Sau heat, các vị nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc huấn luyện chuyên môn và đào luyện về đạo lư cho thành phần phóng viên kư giả trong việc cổ vơ một nền văn hóa đối thoại không gây ra chia rẽ, cảm t́nh, thông tin sai lạc và tầm thường hóa ghê gớm cái khổ đau của con người là tất cả những ǵ có thể tác hại tới t́nh trạng ḥa hợp và ḥa b́nh của các xă hội và cộng đồng”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ VIS của Ṭa Thánh ngày 24/10/2009