ĐTC Biển Đức XVI: Tông Du Thánh Địa –

Diễn Từ viếng thăm Trại Tị Nạn Aida ở Bêlem Thứ Tư 13/5/2009

 

 

Cùng Ngài Tổng Thống,

Các Bạn thân mến

 

Cuộc viếng thăm của tôi ở Trại Tị Nạn Aida chiều hôm nay cho tôi một cơ hội tốt đẹp để bày tỏ niềm liên kết của tôi với tất cả những người Palestine vô gia cư đang mong được về nơi sinh quán của mình hay để mãi mãi sống ở quê hương của họ. Xin cám ơn Ngài Tổng Thống về lời chào thân ái của ngài. Và xin cám ơn Bà Abu Zavd cùng những phát ngôn nhân khác của chúng ta. Tôi bày tỏ lòng tri ân đối với tất cả các viên chức của Cơ Quan Hoạt Động và Cứu Trợ của Liên Hiệp Quốc đang chăm sóc cho các người tị nạn, một niềm tri ân của được cảm thấy nơi vô vàn con người nam nữ trên khắp thế giới về công việc được thực hiện ở nơi đây cũng như ở các trại tị nạn khác khắp vùng đất này.

 

Tôi gửi lời chào đặc biệt tới các học sinh cùng giáo viên ở trường học này. Bằng việc dấn thân cho vấn đề giáo dục, anh chị em đang bày tỏ niềm hy vọng ở tương lai. Tôi muốn nói cùng tất cả các bạn trẻ là các bạn hãy làm mới lại những nỗ lực của các bạn trong việc sửa soạn cho thời điểm các bạn lãnh trách nhiệm lo thi hành các sự vụ của nhân dân Palestine vào những năm tới đây. Cha Mẹ đóng một vai trò quan trọng nhất ở chỗ này, và tôi muốn nói cùng tất cả mọi gia đình hiện diện ở trại tị nạn này là hãy cẩn thận nâng đỡ con cái mình trong việc học hành của chúng và hãy nuôi dưỡng các tặng ân của chúng, nhờ đó mới không thiếu viên chức chuyên nghiệp nắm những vị thế lãnh đạo trong cộng đồng Palestine sau này. Tôi biết rằng nhiều gia đình đang bị phân ly – qua tình trạng phần tử trong gia đình bị giam cầm, hay vấn đề giới hạn quyền tự do di chuyển – và nhiều người trong các bạn đã trải qua trường hợp mất mát người thân yêu trong cuộc chiến hận thù. Lòng tôi gắn bó với tất cả những ai đang chịu khổ vì như thế. Xin hãy nhớ rằng tất cả mọi người tị nạn Palestine trên khắp thế giới, nhất là những ai bị mất mát nhà cửa và người thân yêu trong cuộc xung đột mới đây ở Gaza đều được tôi liên lỉ nhớ đến khi cầu nguyện.

 

Tôi muốn tỏ lòng tri ân về việc lành được nhiều cơ quan của Giáo Hội thi hành để chăm sóc cho những người tị nạn ở nơi đây cũng như ở các nơi khác trong Lãnh Thổ Palestine. Phái Đoàn Tòa Thánh đặc Trách Palestine, được thành lập 60 năm trước đây để phối hợp việc trợ giúp nhân đạo Công giáo cho các tị nạn nhân vẫn đang tiếp tục hoạt động rất cần thiết của mình với các cơ quan khác như vậy. Trong trại tị nạn này, sự hiện diện của Các Chị Dòng Truyền Giáo Phanxicô của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria nhắn nhở tới hình ảnh đặc sủng là Thánh Phanxicô, một vị đại tông đồ của hòa bình và hòa giải. Thật vậy, tôi muốn đặc biệt bày tỏ lòng tri ân của tôi về việc đóng góp lớn lao được thực hiện bởi các phần tử khác nhau thuộc gia đình Phanxicô trong vấn đề chăm sóc cho dân chúng ở mảnh đất này, biến mình thành “khí cụ bình an”, theo câu nói thời danh được cho là của Vị Thánh thành Assisi.

 

“Khí cụ bình an”. Dân chúng ở trại tị nạn này, ở những Lãnh Thổ Palestine này và ở cả vùng này mong ước sống hòa bình! Trong những ngày này, niềm mong ước này lại càng trở nên cồn cào hơn nữa khi anh chị em tưởng nhớ những biến cố Tháng 5/1948 và những năm của tình trạng xung khắc, vẫn chưa được giải quyết, sau những biến cố ấy. Giờ đây anh chị em đang sống trong những điều kiện nhất thời và khó khăn, với những cơ hội hạn hẹp về công ăn việc làm. Vấn đề anh chị em thường cảm thấy chán chường là những gì có thể hiểu được. Các khát vọng hợp lý của anh chị em về nơi ăn chốn ở vĩnh tồn, về một Quốc Gia Palestine độc lập, vẫn chưa nên trọn. Thay vào đó, anh chị em thấy mình, cũng như nhiều người ở vùng này và khắp thế giới, bị lọt vào một cơn lốc bạo động, tấn công và phản công, trả thù, và liên tục hủy hoại. Cả thế giới đang mong sao cho cơn lốc bạo động này ngưng lại, cho hòa bình chấm dứt cuộc đánh nhau liên tục ấy.

 

Khi chúng ta qui tụ lại với nhau chiều hôm nay ở nơi đây có một cái nhắc nhở cay nghiệt về tình trạng bí tắc trong mối liên hệ giữa Do Thái và Palestine đó là bức tường. Trong một thế giới càng ngày càng nới rộng biên giới – để buôn bán, du hành, di chuyển dân chúng, trao đổi văn hóa – thật là thảm thương khi thấy những bức tường vẫn còn đang được dựng lên. Còn bao lâu nữa chúng ta mới thấy được những hoa trái của biết bao nhiêu là công việc khó khăn cho việc xây dựng hòa bình! Chúng ta cần phải cầu nguyện tha thiết biết bao để chấm dứt những thứ hận thù khiến cho những bức tường này được dựng lên!

 

Ở cả 2 bên bức tường này, cần phải rất can đảm mới có thể thắng vượt được sợ hãi và ngờ vực, mới có thể kêu gọi chống lại được việc trả đũa cho những mất mát hay thương tích. Cần phải hào hiệp để tìm cách tái hòa giải sau nhiều năm đánh nhau. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng tỏ cho thấy rằng hòa bình chỉ có thể xẩy ra khi đôi bên của cuộc xung đột sẵn sàng muốn vượt ra ngoài những bất bình của mình và cùng nhau làm việc hướng về những mục tiêu chung, mỗi bên nghiêm cẩn lưu ý tới những quan tâm và sợ hãi của người khác, nỗ lực xây dựng một bầu khí tin tưởng. Cần phải sẵn sàng thực hiện những khởi động táo bạo và sáng tạo đối với vấn đề hòa giải: nếu mỗi bên cứ bắt bên kia phải nhượng bộ trước thì thành quả chỉ là những gì bế tắc mà thôi.

 

Vấn đề viện trợ nhân đạo, thứ viện trợ được cung cấp trong trại tị nạn này, đóng một vai trò thiết yếu, thêánhưng việc giải quyết dài hạn cho một cuộc xung đột như thế chỉ có tính cách chính trị mà thôi. Không ai mong là nhân dân Palestine và Do Thái tự mình có thể giải quyết được cả. Cần phải có việc hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, và vì thế tôi muốn lập lại lời kêu gọi tất cả mọi người còn quan tâm hãy gây ảnh hưởng thuận lợi cho một giải quyết chính đáng và bền lâu, tôn trọng những đòi hỏi hợp lý của tất cả đôi bên và nhìn nhận quyền được sống trong an bình và phẩm vị, hợp với luật lệ quốc tế. Tuy nhiên, đồng thời những nỗ lực ngoại giao chỉ có thể thành công khi chính những người Palestine và Do Thái sẵn sàng giải tỏa cái vòng bạo động. Tôi nhớ đến những lời tuyệt vời được gán cho Thánh Phanxicô là “để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi tổn thương… đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn ưu sầu”.

 

Tôi lập lại việc van nài của tôi với tất cả anh chị em về một cuộc dấn thân sâu xa trong việc vun trồng hòa bình phi bạo động, theo gương của Thánh Phanxicô và của những đại kiến thiết hòa bình gia. Bình an cầm phải được bắt đầu ở nhà, trong gia đình, trong tâm can. Tôi tiếp tục nguyện cầu để tất cả mọi bên dính dáng tới cuộc xung khắc ở những mảnh đất này được can đảm và sáng tạo trong việc theo đuổi con đường thách đố bất khả thiếu. Chớ gì một lần nữa nở ra trên mãnh đất này! Xin Thiên Chúa chúc lành an bình cho dân Ngài!

 

Đaminh Maria Cao tn Tĩnh, BVL chuyn dch trc tiếp tù mng đin toán toàn cu ca Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20090513_aida-refugee-camp_en.html

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)