Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Hun T Truyền Tin Chúa Nht XIV Thường Niên 5/7/2009 v việc đổ máu

 

 

Anh chị em thân mến!

 

Trong quá khứ, Chúa Nhật thứ nhất trong Tháng Bảy có đặc tính tôn sùng Máu cực châu báu Chúa Kitô. Trong thế kỷ qua, một số vị tiền nhiệm của tôi đă xác định truyền thống này và Chân Phước Gioan XIII, qua tông thư “Inde a Primis” (30/6/1960), đă giải thích ư nghĩa của của Máu Chúa và chuẩn nhận kinh cầu Máu Thánh Chúa.

 

Đề tài về máu liên hệ tới đề tài về Con Chiên Vượt Qua có một tầm quan trọng trong Thánh Kinh. Trong Cựu Ước, việc rẩy máu của con vật được thánh hiến là tiêu biểu cho và dùng để thiết lập giao ước giữa Thiên Chúa và con người, như người ta đọc thấy trong Sách Xuất Ai Cập: “Bấy giờ Moisen lấy máu mà vẩy lên dân chúng nói: ‘đây là máu của một giao ước được Chúa thiết lập với các người theo tất cả những lời này của Ngài” (Ex 24:8).

 

Chúa Giêsu đă hiển nhiên lập lại công thức này trong Bữa Tiệc Ly, khi trao chén cho các môn đệ của ḿnh, Người phán: “Đây là máu giao ước của Thày sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha thứ” (Mt 26:28). Và, từ cuộc sầu khổ đến khi bị đâm vào cạnh sườn sau khi chết trên thập giá, Chúa Kitô đă thực sự đổ tất cả máu của ḿnh ra như một Con Chiên thực sự bị sát tế v́ phần rỗi nhân loại. Giá trị cứu độ của máu Người được khăng định rơ ràng ở nhiều đoạn Thánh Kinh Tân Ước.

 

Trong Năm Cho Linh Mục này, người ta chỉ cần đọc lại những gịng chữ tuyệt vời này của Thư gửi Do Thái: “Chúa Kitô… đă một lần vĩnh viễn tiến vào cung thánh, không phải bằng máu dê ḅ mà bằng chính máu của ḿnh, nhờ đó đă chiếm lấy ơn cứu chuộc đời đời. V́ nếu máu của những con dê và ḅ cùng việc ray tro của một con bê cái mà c̣n có thể thánh hóa cho những ai ô uế nhờ đó xác thịt được nên thanh sạch, th́ c̣n hơn biết bao máu của Chúa Kitô, Đấng bằng thần trí hằng hữu của ḿnh đă hiến bản thân vô t́ tích của ḿnh cho Thiên Chúa, thanh tẩy lương tâm của chúng ta khỏi các việc làm chết chóc để tôn thờ Thiên Chúa hằng sống” (9:11-14).

 

Anh em thân mến, trong Sách Khởi Nguyên có lời chép rằng máu của Abel, người bị anh ḿnh là Cain sát hại, đă từ mặt đất vang lên Thiên Chúa (cf 4:10). Thảm thương thay, hôm nay cũng như hôm qua, tiếng kêu này vẫn không dứt, v́ máu của con người vẫn tiếp tục chảy bởi bạo lực, bất công và hận thù. Khi nào con người mới biết rằng sự sống là những ǵ linh thánh và thuộc về một ḿnh Thiên Chúa đây? Khi nào con người hiểu được rằng chúng ta tất cả đều là anh em đây? Để đáp lại tiếng kêu của máu vang lên từ nhiều phần đất trên thế giới, Thiên Chúa đang đáp ứng bằng máu Con của Ngài, Đấng đă hiến mạng sống ḿnh v́ chúng ta. Chúa Kitô đă không lấy sự dữ trả đũa sự dữ mà là bằng sự lành, bằng t́nh yêu vô biên của Người. Máu của Chúa Kitô là bảo chứng của một t́nh yêu thủy chung của Thiên Chúa đối với nhân loại. Khi nh́n lên những thương tích của Đấng Tử Giá, hết mọi người, thậm chí khi ở trong những hoàn cảnh cực kỳ khốn cùng về luân lư, có thể nói rằng: Thiên Chúa đă không bỏ rơi tôi, Người yêu thương tôi, Người đă hiến mạng sống Người cho tôi – và nhờ đó tái khám phá ra được niềm hy vọng. Chớ ǵ Trinh Nữ Maria, Vị đứng dưới chân thập giá, cùng với tông đồ Gioan, đă chứng kiến thấy giao ước của máu Chúa Kitô, giúp chúng ta biết tái khám phá ra những ǵ là phong phú khôn lường của ân sủng này, và mải măi sâu xa tri ân cảm tạ ân sủng này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2009