Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 23/9/2009

Bài Giáo Lư 90 trong Loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền:

Thánh Anselm: Thần Học Gia, Thày Dạy và Mục Tử.

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Ở Rôma, trên Đồi Aventine, có đan viện Biển Đức Thánh Anselm. Với tư cách là một chỗ của Học Viện Cao Cấp cũng như của vị tổng đan viện phụ cho Liên Hiệp Ḍng Biển Đức, nó là một nơi liên kết việc cầu nguyện, học hỏi và quản trị, ba hoạt động này thực sự chính là những đặc tính làm nên đời sống của vị thánh nó được cung hiến, đó là Thánh Andelm ở Aosta, vị chúng ta mừng kỷ niệm 900 năm qua đời năm nay.

 

Có nhiều sáng kiến, đặc biệt được Giáo Phận Aosta phát động cho việc mừng kỷ niệm này, đă phản ảnh cái hứng khởi được nhà tư tưởng thời Trung Cổ này tiếp tục làm bừng lên. Ngài cũng mang danh là Anselm ở Bec và Anselm ở Canterbury, v́ những thành phố này có liên hệ với ngài. Ngài là một nhân vật như thế nào mà được 3 địa phương, cách biệt nhau và ở 3 quốc gia khác nhau,  là Ư, Pháp và Anh, cảm thấy đặc biệt gắn bó như thế? Ngài là một đan sĩ sống đời thiêng liêng sâu xa, là một nhà giáo dục giới trẻ tuyệt vời, là thần học gia với một khả năng suy luận phi thường, là một con người khôn ngoan trong việc quản trị và là tay cương quyết bênh vực quyền tự do của Giáo Hội, Thánh Anselm là một trong những nhân vật nổi nag Thời Trung Cổ, vị đă có thể ḥa hợp tất cả 3 tính chất này lại nhờ cảm nghiệm thần bí sâu xa là những ǵ luôn hướng dẫn tư tưởng và hành động của ngài.

 

Thánh Anselm được sinh vào đời năm 1033 (hay đầu năm 1034 ở Aosta, con đầu ḷng của một gia đ́nh danh giá. Cha là một con người thô bạo, ham sống khoái lạc hưởng thụ và là một con người hoang phí của cải; trái lại, mẹ của ngài là một người đàn bà có những thói quen tốt lành và sâu xa đạo đức (cf. Eadmero, Vita s. Anselmi, PL 159, col 49). Chính mẹ của ngài là người chăm sóc việc đào luyện về nhân bản và đạo giáo đầu tiên cho đứa con trai của ḿnh, người con sau đó bà trao cho các Đan Sĩ Biển Đức của một tu viện ở Aosta. Thánh Anselm, vị từ thời thơ ấu – như tiểu sử gia của ngài thuật lại – đă tưởng tượng chỗ ngự của vị Thiên Chúa tốt lành giữa những đỉnh núi Alps ngất ngưởng những tuyết, đă mơ thấy vào một đêm kia rằng ngài được chính Thiên Chúa mời tới cung điện nguy nga này, Đấng đă niềm nở tiếp đăi ngài một lúc rồi cuối cùng cho ngài ăn “một thứ bánh rất trắng” (ibid, col 51).

 

Giấc mơ này đă lưu lại nơi ngài niềm xác tín là ngài được kêu gọi thực hiện một sứ vụ cao cả. Ở vào lứa tuổi 15, ngài đă xin gia nhập Ḍng Biển Đức, thế nhưng cha ngài phản đối bằng tất cả quyền bính của ông thậm chí không nhường bước khi con ông bị bệnh trầm trọng đến độ cảm thấy gần chết đă van xin mặc chiếc áo ḍng như là niềm an ủi cuối cùng của nó. Sau khi ngài khỏi bệnh và sau khi mẹ ngài mất sớm, Thánh Anselm đă trải qua một giai đoạn phân tán về luân lư, ở chỗ, ngài đă bỏ bê học hành, theo đuổi những đam mê trần thế; ngài đă trở nên điếc lác trước tiếng gọi của Thiên Chúa. Ngài đă trở về nhà và bắt đầu hành tŕnh đi Pháp để t́m kiếm những cảm nghiệm mới mẻ. Sau 3 năm, khi tới Normandy, ngài đến đan viện Biển Đức ở Bec, được thu hút bởi tiếng tăm của Lanfranc ở Pavia, vị đan viện trưởng của đan viện này. Đối với ngài th́ đó là một cuộc gặp gỡ quan pḥng và quyết liệt cho cả cuộc đời c̣n lại của ngài. Dưới sự hướng dẫn của vị đan viện trưởng Lanfrance, Thánh Anselm đă bắt đầu nhiệt thành với việc học hỏi và trong một thời gian ngắn ngài đă trở nên chẳng những là một sinh viên được mến chuộng mà c̣n là một người bạn tâm giao của ông thày dạy ngài nữa. Ơn gọi đan tu bừng lại trong ngài, và sau khi đă cẩn thận suy xét, ngài đă gia nhập ḍng đan tu vào năm 27 tuổi và được thụ phong linh mục. Đời sống khổ hạnh và học hỏi đă mở ra cho ngài những chân trời mới, khiến ngài t́m thấy lại, ở một tầm mức cao hơn, cuộc sống thân t́nh với Thiên Chúa mà ngài đă có được trước đây như là một người con.

 

Khi đan viện phụ Lanfranc trở thành đan viện phụ ở Caen vào năm 1063, th́ Anselm, mới có 3 năm sống đời đan tu, đă được bổ nhiệm làm đan viện trưởng của đan viện ở Bec này và là thày dạy của trường ḍng, cho thấy những tặng ân của một nhà giáo dục tài giởi. Ngài không thích những phương pháp có tính cách độc đoán; ngài đă so sánh giới trẻ với những cây nhỏ bé được tăng trưởng tốt hơn nếu chúng được vây bọc ở trong một nhà kín, và ngài cccccđă cống hiến cho họ một thứ tự do “lành mạnh”. Ngài rất nghiêm với ḿnh và với người khác về việc tuân giữ đời sống đan tu, nhưng thay v́ áp đặt kỷ luật th́ ngài quyết định làm sao cho kỷ luật được tín phục tuân giữ. Khi Đức Đan Viện Phụ Erluino là vị sáng lập đan viện này qua đời, Thánh Anselm được nhất loạt tuyển chọn thay thế vị đan viện phụ này; điều này xẩy ra vào Tháng Hai năm 1079. Trong khi đó, nhiều đan sĩ đă được kêu gọi đến Canterbury để mang tới cho anh em của họ ở phía bên kia Eo Biển Anh Quốc cuộc canh tân đă được diễn tiến trên lục địa này. Công việc của ngài đă được ân cần tiếp nhận, cho tới độ Fanfranc ở Pavia, đức đan viện phụ ở Caen, đă trở thành vị tân tổng giám mục Canterbury và đă yêu cầu Thánh Anselm đến sống với ngài để hướng dẫn các đan sĩ cùng giúp ngài trong hoàn cảnh khó khăn mà cộng đồng giáo hội của ngài đang trải qua sau cuộc xâm chiếm của dân Norman. Việc Thánh Anselm ở đó rất thành công. Thánh nhân đă chiếm được cảm t́nh và ḷng quí mến tới độ khi vị tổng giám mục Lanfranc qua đời, thánh nhân được chọn thay thế vao tṛ tổng giám mục Canterbury. Ngài đă được long trọng tấn phong làm giám mục vào tháng 12 năm 1093.

 

Thánh Anselm đă lập tức dấn thân vào cuộc tranh đấu mănh liệt cho quyền tự do của Giáo Hội, can đảm tán thành việc độc lập về quyền năng thiêng liêng đối với quyền lực trần thế. Ngài đă bênh vực Giáo Hội khỏi t́nh trạng pha ḿnh bất tương xứng của các thẩm quyền chính trị, nhất là của các Vua William Đỏ và Henry I, tỏ ra can trường và ủng hộ vị Giáo Chủ Rôma là vị Thánh Anselm bao giờ cũng chứng tỏ ḷng gắn bó kiên cường và thân ái. Vào năm 1103, ḷng trung thành này đă bắt ngài phải trả bằng cái giá cay đắng lưu đầy xa ṭa tổng giám mục Canterbury của ngài. Và chỉ vào năm 1106, khi Vua Henry I từ bỏ ư muốn phong ban chức vị trong giáo hội, cũng như việc tích lũy các thứ thuế má và thâu tịch các thứ tài sản của Giáo Hội, Thánh Anselm mới có thể trở về Anh quốc, nơi ngài đă được hàng giáo sĩ và dân chúng hân hoan đón mừng. Thế là chấm dứt một cách hân hoan cuộc đối chọi lâu dài mà ngài đă điều hành bằng những thứ khí giới kiên tŕ, hiên ngang và thiện hảo.

 

Vị tổng giám mục thánh hảo đă nhận được rất nhiều lời ca ngợi của những người ở chung quanh ngài này, ở bất cứ nơi nào ngài tới, đă giành những năm cuối đời của ḿnh trên hết cho việc đào luyện hàng giáo sĩ và thực hiện một cách thiêng liêng những cuộc bàn căi thần học. Ngài qua đời ngày 21/4/1109, đă được nâng đỡ bởi những lời Phúc Âm trong Thánh Lễ hôm đó: “Các con là những người tiếp tục ở với Thày trong các cơn thử thách của Thày; như Cha Thày trao cho Thày một vương quốc thế nào th́ Thày cũng trao cho các con để các con ăn uống nơi bàn tiệc của Thày trong vương quốc của Thày…” (Lk 22:28-30). Giấc mơ về bữa tiệc mầu nhiệm mà khi ngài đă có được khi c̣n nhỏ ở ngay đầu cuộc hành tŕnh thiêng liêng của ngài như thế đă trở thành hiện thực. Chúa Giêsu, Đấng đă mời ngài ngồi ở bàn với Người, đă đón nhận Thánh Anselm, khi ngài qua đời, vào vương quốc vĩnmh hằng của Chúa Cha.

 

“Lạy Chúa, con van xin Chúa, con muốn nhận biết Chúa, yêu mến Chúa và được hoan hưởng Chúa. Và nếu trên đời này con không thể trọn vẹn hoan hưởng th́ ít là con có thể tiến bộ mỗi ngày cho đến khi con đạt đến tầm mức viên trọn của nó” (Proslogion, chapter 14). Lời cầu nguyện này giúp chúng ta có thể hiểu được linh hồn thần bí của vị đại thánh Thời Trung Cổ này, vị sáng lập Thần Học Kinh Viện, vị được truyền thống Kitô giáo tặng danh hiệu “tiến sĩ vĩ đại”, v́ ngài đă vun trồng một ước muốn thiết tha trong việc đào sâu kiến thức của ḿnh về các mầu nhiệm thần linh, nhận thức một cách trọn vẹn, cho dù cuộc hành tŕnh t́m kiếm Thiên Chúa này không bao giờ chấm dứt, ít là trên đời này. Tính chất rơ ràng và lập luận vững chắc nơi tư tưởng của ngài bao giờ cũng nhắm đến mục tiêu là “nâng trí khôn lên chiêm ngắm Thiên Chúa” (Ivi, Proemium). Ngài đă nói ni65t cách rơ ràng là bất cứ ai muốn thần học hóa không thể nào chỉ cậy dựa vào trí thông minh của ḿnh, mà cần phải đồng thời vun trồng một thứ cảm nghiệm đức tin  sâu xa nữa.  Theo Thánh Anselm th́ hoạt động của một thần học gia, bởi thế, tiến triển theo 3 giai đoạn: đức tin, tặng ân nhưng không Chúa ban là những ǵ cần khiêm nhượng lănh nhận; cảm nghiệm, một cảm nghiệm ở tại việc nhập thể của lời Thiên Chúa trong đời sống thường nhật của con người; và sau cùng là kiến thức chân thực, một kiến thức không bao giờ lại là hoa trái của những tư tưởng vô khuẩn mà là của một trực giác cchiêm niệm. Thế nên, những lời nói danh tiếng của ngài tiếp tục là những ǵ rất hữu dụng cho cả ngày nay nữa đối với một cuộc nghiên cứu thần học lành mạnh, cũng như đối với những ai muốn đi sâu hơn vào những sự thật của đức tin: “Lạy Chúa, con không dám thấm nhập vào sự uyên thâm của Chúa, v́ con không thể nào cho dù từ xa đối đầu với nó bằng trí khôn của con; thế nhưng con muốn hiểu biết, ít là ở một mức độ nào đó, sự thật của Chúa là những ǵ tâm can con tin tưởng và yêu mến. Con không t́m cách hiểu biết để mà tin tưởng, nhưng con muốn tin tưởng để mà hiểu biết” (Ivi, 1).

 

Anh chị em thân mến, chớ ǵ ḷng yêu chuộng sự thật và niềm khát khao Thiên Chúa liên lỉ, những ǵ làm nên cả cuộc sống của Thánh Anselm, trở thành một kích tố cho hết mọi Kitô hữu trong việc t́m kiếm không biết mỏi mệt cuộc hiệp nhất sâu xa hơn với Chúa Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Ngoài ra, chớ ǵ nhiệt t́nh can đảm làm nổi bật nơi hoạt động mục vụ của ngài, và cũng khiến cho ngài bị những hiểu lầm, đắng cay và cuối cùng bị lưu đầy, là những phấn khích cho các vị chủ chăn, cho thành phần sống đời tận hiến cũng như đối với tất cả mọi tín hữu trong việc mến yêu Giáo Hội Chúa Kitô, trong việc nguyện cầu, hoạt động và chịu đựng v́ Giáo Hội, mà không hề bỏ rơi hay phản bội Giáo Hội. Chớ ǵ Vị Trinh Nữ Thiên Mẫu, vị được Thánh Anselm nuôi dưỡng một ḷng tôn sùng dịu dàng thảo hiếu, xin cho chúng ta ơn này. Thánh Anselm viết: “Lạy Mẹ Maria, ḷng con muốn mến yêu Mẹ, lưỡi con muốn nhiệt liệt ca ngợi Mẹ”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/9/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)