ĐTCBĐXVI - Bài Giảng Lễ Giỗ 3 Năm ĐTC Gioan Phaolô II


Anh chị em thân mến


Ngày 2/4 đă trở nên sâu đậm trong kư ức của Giáo Hội như là ngày của Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II chào biệt thế giới này. Chúng ta hăy sống lại cảm xúc của những giờ phút buổi chiều Thứ Bảy hôm ấy, khi mà tin tức của việc ngài qua đời được nghe thấy bởi một đám rất đông dân chúng đang nguyện cầu đầy ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Trong ṿng có ít ngày mà Đền Thờ Vatican và Quảng Trường này đă thực sự trở nên tâm điểm của thế giới. Một gịng người hành hương liên tục tuôn đến kính viếng thi hài của vị Giáo Hoàng đáng kính và lễ an táng của ngài là một chứng từ cuối cùng cho thấy ḷng quí mến và cảm mến ngai đă chiếm được nơi tâm linh của rất nhiều tín hữu và dân chúng ở khắp cùng trái đất.

 

Giống như 3 năm trước đây, cả đến ngày hôm nay nữa, mới chỉ sau một thời gian ngắn sau Phục Sinh. Trung tâm điểm của Giáo Hội đây lại cảm thấy ḿnh ch́m đắm trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô. Thật vậy, chúng ta có thể giải thích cả cuộc đời của vị tiền nhiện thân yêu của tôi, đặc biệt là thức tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài, theo dấu hiệu của Chúa Kitô đă được phục sinh. Ngài đă cảm thấy một đức tin phi thường nơi Người, và cùng với Người, ngài đă giữ được một cuộc trao đổi thân  t́nh, đặc biệt và liên lỉ. Trong số nhiều những tính chất nhân loại và siêu nhiên của ḿnh, ngài có một cảm quan đặc biệt về tu đức và thần bí. 

 

Chỉ cần thấy ngài cầu nguyện là đủ: Bề ngoài ngài ch́m đắm trong Chúa và dường như mọi sự khác trong lúc ấy đều ở ngoài cuộc. Trong khi cử hành phụng vụ, ngài đă chú tâm tới mầu nhiệm đang diễn tiến, bằng một khả năng nhận định một cách nhậy bén cái tính chất sống động của lời Chúa tiến triển qua gịng lịch sử, khi tiến sâu vào dự án của Thiên Chúa. Như ngài thường hay nói, đối với ngài Thánh Lễ là tâm điểm của ngày sống và cả cuộc đời của ngài – thực tại “sống động và thánh hảo” Thánh Thể này đă hiến cho ngài nghị lực thiêng liêng trong việc hướng dẫn dân Chúa tiến bước trên con đường lịch sử.

 

Đức Gioan Phaolô II đă qua đời vào thời điểm vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, “ngày Chúa làm nên”. Những quằn quại của cái chết đă xẩy ra vào “ngày” này, theo cái thời-không mới th́ đó là “ngày thứ tám”, ngày được Ba Ngôi muốn qua công cuộc của Lời nhập thế, tử nạn và phục sinh. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào những trường hợp khác nhau đă cho thấy rằng, một cách nào đó, ngài đă ch́m sâu vào chiều kích linh thiêng này trước đó, trong đời sống của ngài, nhất là trong việc làm trọn sứ vụ là Vị Giáo Chủ Tối Cao.

 

Giáo triều của ngài, nếu được tổng hợp lại và qua nhiều thời khắc đặc biệt, cho chúng ta thấy như là một dấu hiệu và chứng từ của việc Chúa Kitô phục sinh. Chiều kích vượt qua ấy, một chiều kích làm cho cuộc sống của Đức Gioan Phaolô trở thành một đáp ứng hoàn toàn cho tiếng gọi của Chúa, không thể được tỏ hiện mà không tham phần vào những khổ đau và cái chết của Vị Sư Phụ thần linh và là Đấng Cứu Chuộc. Tông Đồ Phaolô đă nói: “Đây là điều đáng tin tưởng, đó là nếu chúng ta đă chết với Người th́ chúng ta sẽ sống với Người; nếu chúng ta kiên tŕ chúng ta cũng sẽ hiển trị với Người” (2Tim 2:11-12).

 

(Nhận định trên đây của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI về “chiều kích Vượt Qua”, cũng như dưới đây về tính cách sống với Chúa Kitô như Mẹ Maria và nhờ Mẹ Maria, của Đức Gioan Phaolô II, người dịch này chẳng những cảm thấy rất chí lư mà cũng cảm thấy rất hân hạnh v́ đă có cùng một cảm nhận như ngài khi xuất bản tác phẩm “Đức Gioan Phaolô II: Sống Là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng” – Phil 1:21 vào cuối tháng 4/2005, cùng một lúc với tác phẩm bày tỏ cảm nhận của ḿnh về vị tân giáo hoàng đương kim: “Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và Cho Một Tân Âu Châu”. Trong bài huấn  từ trước Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm 30/3/2008, Chúa Nhật 2 Phục Sinh, Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa, ĐTC Biển Đức c̣n nhận định về Đức Gioan Phaolô II tiền nhiệm của ngài rằng: “Như Thánh Faustina, Đức Gioan Phaolô II cũng đă trở thành một vị tông đồ của ḷng thương xót thần linh. Vào đêm Thứ Bảy 2/4/2005 không thể quên được ấy, khi ngài vĩnh viễn ĺa đời th́ chính là thời điểm lễ vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh đă được cử hành, và nhiều người nhận định thấy sự trùng hợp đặc thù này, một sự trùng hợp giữa chiều kích Thánh Mẫu là ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và chiều kích ḷng thương xót thần linh”. Trong cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Sống Là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng”, ở những gịng cuối cùng kết thúc cuốn sách, trang 267, tôi đă chia sẻ cảm nhận như sau: “Tóm lại, … Đức Gioan Phaolô IIđă luôn kêu gọi con người đừng sợ mà hăy mở cửa cho Chúa Kitô, nghĩa là hăy tin vào Ḷng Thương Xót Chúa Thế nhưng, để được như vậy, để nhân loại có thể ‘chấp nhận Ḷng Thương Xót Chúa’, Giáo Hội nói chung và vị tân giáo hoàng nói riêng, phải trở thành Tông Đồ của Ḷng Thương Xót Chúa, nhờ ‘việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của t́nh yêu nhân hậu xuất phát từ thánh tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria’”. Rơ ràng nhất là trong tác phẩm “Sống Thánh Chứng Nhân – Fatima Đạo Binh Dàn Trận”, do Phong Trào Thế Giới Tông Đồ Fatima Việt Nam xuất bản năm 2006, ở trang 253, tôi đă cảm nhận như sau: “Phải nói rằng, nơi con người đặc biệt này kết tụ cả thời điểm Thánh Mẫu và Thánh Tâm này, một con người v́ thế đă qua đời vào Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng [vốn là ngày Thánh Mẫu hằng tháng kính Mẹ], áp Lễ Chúa T́nh Thương, nghĩa là được nghỉ ngơi đời đời trong Chúa nơi ḷng Mẹ, rất thích hợp với khẩu hiệu “Totus Tus” của ngài, một khẩu hiệu nói lên linh đạo ‘Nhờ Mẹ đến với Chúa’ của ngài”).

 

Từ thuở nhỏ, Đức Karol Wojtyla đă cảm nghiệm được chân lư của những lời ấy, khi thấy được thập tự giá trên con đường của ḿnh, trong gia đ́nh của ḿnh, với dân tộc của ḿnh. Ngài đă sớm quyết định vác thập giá bên Chúa Giêsu, theo bước chân của Người. Ngài muốn là người tôi tớ trung thành của Người cho đến độ tiếp nhận ơn gọi làm linh mục như là một tặng ấn và là một cuộc dấn thân suốt cuộc đời của ngài. Với Người, ngài đă sống, và cùng với Người ngài đă muốn được chết đi. Ngài đă làm tất cả những điều này nhờ trung gian đặc thù của Mẹ Maria rất thánh là Mẹ của Giáo Hội, Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, người Mẹ đă sâu xa và thực sự liên kết với mầu nhiệm cứu độ nơi việc tử nạn và phục sinh của Người.

 

Trong việc suy tư cảm kích này, những bài đọc Thánh Kinh vừa được công bố là những ǵ hướng dẫn chúng ta: “Đừng sợ” (Mt 28:5). Những lời của vị thiên thần của biến cố Phục Sinh này đă ngỏ cùng những người phụ nữ trước ngôi mộ trống mà chúng ta vừa nghe đă trở nên một mẫu tâm niệm trên  môi miệng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, từ những giây phút long trọng khởi đầu thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài. Ngài đă lập lại những lời ấy vào các trường hợp khác nhau với Giáo Hội cũng như với thế giới trong cuộc hành tŕnh tiến tới năm 2000, và sau khi đă trải qua thời điểm lịch sử đó, cũng như sau này, vào lúc mở màn cho một tân thiên kỷ. Ngài đă luôn luôn nói đến những lời này một cách vững mạnh, đầu tiên bằng việc giơ chiếc cậy được đính thập giá của ngài lên, và sau đó, khi sức lực của ngài bị yếu kém đi, ngài đă gắn liền với cậy gậy thập giá này, cho đến Ngày Thứ Sáu cuối cùng, một ngày mà ngài đă tham dự Đường Thánh Giá ở nguyện đường riêng của ngài, bằng hai cánh tay ôm lấy cây thập tự giá.

 

Chúng ta không thể nào quên được chứng từ yêu mến Chúa Giêsu của ngài cuối cùng thầm lặng ấy. Cảnh tượng hùng hồn của khổ đau nhân loại với niềm tin tưởng này, trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, cũng cho tín hữu cùng thế giới thấy cái bí quyết sống của hết mọi cuộc đời Kitô hữu. Cái “đừng sợ” ấy không phải là những ǵ dựa vào sức lực của loài người, cũng như vào những thành đạt chiếm đưoơc, trái lại, chỉ vào lời Chúa, vào thập giá và vào việc phục sinh của Chúa Kitô. Nơi mức độ mà ngài bấy giờ bị tước lột hết mọi sự, cuối cùng, cho đến chính cả những lời nói của ngài nữa, th́ việc hoàn toàn phó ḿnh cho Chúa Kitô của ngài lại càng được sáng tỏ.


Như đă xẩy ra cho Chúa Giêsu, cũng xẩy ra nơi trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, những lời thốt ra vào lúc tận tuyệt của hy tế tối hậu, của việc trao tặng bản thân ḿnh. Và cái chết là ấn tín của một cuộc sống hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Kitô, nên giống ngài thậm chí về cả thể lư với những đặc tính khổ đau và hoàn toàn phó ḿnh vào tay Cha trên trời. ‘Nào tôi đi về nhà Cha’, những lời này – được những ai ở bên cạnh ngài bấy giờ cho biết – là những lời cuối cùng của ngài, lời hoàn thành của một cuộc sống hoàn toàn hướng về việc nhận biết và chiêm ngưỡng dung nhan Chúa.

 

Quí huynh khả kính và thân mến: tôi xin cám ơn tất cả quí huynh đă liên kết với tôi trong Thánh Lễ cầu cho linh hồn của Đức Gioan Phaolô II thân yêu. Tôi đặc biệt hướng ḷng về những tham dự viên vào hội nghị tiên khởi về Ḷng Thương Xót Chúa, một hội nghị thực sự được bắt đầu hôm nay, và là hội nghị nhắm tới việc đào sâu hơn giáo huấn phong phú của ngài về chủ đề này. T́nh thương của Thiên Chúa, như chính ngài nói, là then chốt đặc biệt cho việc hiểu được giáo triều của ngài. Ngài muốn sứ điệp về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa được phổ biến tới tất cả mọi người nam nữ, và ngài kêu gọi tín hữu hăy trở thành chứng nhân cho sứ điệp này  (Cf. Homily at the dedication of the Shrine of Divine Mercy, Aug. 17, 2002.).

 

Đó là lư do ngài đă muốn nâng lên bàn thờ Nữ Tu Faustina Kowalska, một tu sĩ khiêm hạ đă được ư nhiệm thần linh biến đổi thành vị sứ giả tiên tri của ḷng thương xót thần linh. Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đă biết được và bản thân đă trải qua những thảm họa của thế kỷ 20, và ngài đă tự hỏi ḿnh trong một thời gian dài cái ǵ có thể ngăn chặn được bước tiến của sự dữ. Câu trả lời chỉ có thể t́m thấy nơi t́nh yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, chỉ có t́nh thương thần linh mới có thể hạn chế sự dữ; chỉ có t́nh yêu toàn năng của Thiên Chúa mới có thể lật đổ việc thống trị của những kẻ dữ và quyền lực hủy hoại của cái tôi và hận thù. V́ lư do ấy, trong chuyến viếng thăm  Balan lần cuối cùng của ḿnh, khi trở về quê hương xứ sở của ḿnh, ngài đă nói rằng: “nhân loại không c̣n hy vọng nào khác ngoài t́nh thương của Thiên Chúa”.

 

Chúng ta hăy cảm tạ Thiên Chúa v́ Người đă ban cho Giáo Hội người tôi trung can trường này. Chúng ta hăy ca ngợi và chúc tụng Trinh Nữ Maria về việc luôn canh chừng bản thân ngài và thừa tác vụ của ngài cho lợi ích của dân Kitô giáo cũng như cho toàn thể nhân loại. Và trong lúc chúng ta hiến dâng linh hồn ưu tuyển của ngài cùng với Hy Tế cứu chuộc, chúng ta hăy xin ngài tiếp tục chuyển cầu từ trời cao cho mỗi một người chúng ta, đặc biệt là cho tôi, người đưoc Đấng Quan Pḥng kêu gọi để tiếp tục gia sản thiêng liêng vô giá của ngài. Chớ ǵ Giáo Hôi, theo giáo huấn và gương lành của ngài, trung thành tiếp tục sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của ḿnh một cách bất dung ḥa, không ngừng truyền bá t́nh yêu nhân hậu của Chúa Kitô là nguồn mạch ḥa b́nh chân thực cho toàn thế giới.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 2/4/2008

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)