"Thánh Thể là tiếng gọi thánh hóa và hiến  ḿnh cho người khác, v́ ‘mỗi người chúng ta thực sự được kêu gọi, cùng với Chúa Giêsu, trở nên tấm bánh được bẻ ra cho thế gian được sự sống’”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Thứ Năm 7/6/2007

 

 

Vào lúc 7 giờ tối Thứ Năm 7/6/2007, Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă cử hành Thánh Lễ ở quảng trường Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô, sau đó ngài chủ sự cuộc kiệu Thánh Thể đến Đền Thờ Đức Bà Cả.

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Chúng ta vừa xướng lên bài Ca Tiếp Liên: “Dogma datur christianis, / quod in carnem transit panis, / et vinum in sanguinem – Đây là sự thật mỗi Kitô hữu học biết, đó là Người biến bánh thành thịt của Người, rượu thành máu châu báu của Người”.

 

Hôm nay chúng ta hết sức hân hoan tái xác nhận niềm tin của chúng ta nơi Thánh Thể, một Mầu Nhiệm làm nên tâm điểm của Giáo Hội. Trong Tông Huấn mới đây Hậu Thượng Nghị Giám Mục Sacramentum Caritatis, tôi đă nhắc lại rằng Mầu Nhiệm Thánh Thể “là tặng ân Chúa Giêsu Kitô trao ban bản thân của Người, nhờ đó tỏ cho chúng ta thấy t́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với hết mọi con người nam nữ” (số 1).

 

Bởi thế, Corpus Christi là một lễ đặc thù và tạo nên một cuộc hội ngộ quan trọng giữa đức tin và sự chúc tụng đối với hết mọi cộng đồng Kitô hữu.  Lễ này đă được bắt nguồn trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa đặc biệt. Lễ này hiện hữu với một mục đích chính yếu là để công khai tái xác nhận niềm tin của Dân Chúa vào Chúa Giêsu Kitô,  Đấng sống động và thực sự hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể. Đây là một lễ được thiết lập để công khai tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn Chúa, Đấng tiếp tục “yêu thương chúng ta ‘cho đến cùng’, thậm chí cho đến độ hiến ḿnh máu của Người cho chúng ta” (Sacramentum Caritatis, n. 1).

 

Việc cử hành Thánh Thể tối hôm nay đưa chúng ta trở về với bầu không khí của ngày Thứ Năm Tuần  Thánh, ngày mà ở trên Căn Thượng Lầu, vào buối tối áp cuộc Khổ Nạn của ḿnh, Chúa Kitô đă thiết lập Bí Tích Thánh Thể Rất Thánh.

 

 “Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô là âm vang của mầu nhiệm Thứ Năm Tuần Thánh, hầu như là một tác động tuân  theo lời mời gọi của Chúa Giêsu trong việc ‘loan báo trên mái nhà’ những ǵ Người đă chia sẻ trong nơi kín đáo. Các Vị Tông Đồ đă lănh nhận tặng ân Thánh Thể từ Chúa trong mối thân t́nh của Bữa Tiệc Ly, thế nhưng, tặng ân này là để giành cho mọi người, cho toàn thế giới. Đó là lư do tại sao Thánh Thể cần phải được công khai loan báo và hiện lộ, để mọi người có dịp gặp gỡ ‘Chúa Giêsu đi ngang qua’, như đă xẩy ra ở các con đường xứ Galilêa, Samaria và Giuđêa; nhờ đó, mỗi người, khi lănh nhận, th́ được chữa lành và canh tân bởi quyền năng của t́nh Người yêu thương. Các bạn thân mến, đó là di sản vĩnh tồn và sống động được Chúa Giêsu để lại cho chúng ta trong Bí Tích Ḿnh Máu Thánh của Người. Đó là một gia sản cần phải luôn được nghĩ lại và tái diễn để, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khả kính đă nói: “tính cách hiệu nghiệm vô tận (của tặng ân này) được thấm đậm vào hết mọi ngày trong cuộc sống hữu hạn của chúng ta” (cf. Insegnamenti, 25 May 1967, p. 779).

 

Cũng trong Tông Huấn Hậu Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới này, khi dẫn giải về lời than lên của vị linh mục sau khi truyền phép: “Chúng ta hăy loan truyền mầu nhiệm đức tin!”, tôi đă nhận định rằng qua những lời này, vị linh mục “loan báo mầu nhiệm đang được cử hành và bày tỏ sự ngỡ ngàng của ḿnh trước việc biến đổi thực sự bánh và rượu thành ḿnh và máu của Chúa Giêsu, một thực tại vượt trên tất cả những ǵ con người hiểu được” (số 6).

 

Chính v́ đó là một mầu nhiệm vượt trên tầm hiểu biết của chúng ta, mà chúng ta không cần phải lấy làm lạ lùng khi thấy ngày nay nhiều người cảm thấy khó chấp nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Không thể nào không xẩy ra như thế. Đó là những ǵ đă từng xẩy ra từ ngày ở trong hội đường Capernaum Chúa Giêsu công khai tuyên bố rằng Người đă đến để ban cho chúng ta máu thịt của Người làm của ăn của uống (x Jn 6:26-58).

 

Điều này đă trở thành những ǵ dường như “khó nghe”, làm cho nhiều môn đệ của Người rút lui khi nghe thấy thế. Bấy giờ, cũng như hiện nay, Thánh Thể vẫn là ‘một dấu hiệu xung khắc’, và Thánh Thể không thể nào khác đi được, v́ Vị Thiên Chúa hóa thành nhục thể và hy hiến Bản Thân Minh cho thế gian được sự sống đă khiến cho sự khôn ngoan của loài người bị khủng hoảng.

 

Tuy nhiên, bằng ḷng tin tưởng khiêm tốn, Giáo Hội đang sống đức tin  của Thánh Phêrô và của các vị Tông Đồ khác để cùng với các vị loan báo, và chúng ta tuyên xưng rằng: “Lạy Thày, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời” (Jn 6:68). Cả chúng ta nữa, tối hôm nay chún g ta hăy lập lại việc tuyên xưng niềm tin của ḿnh nơi Chúa Kitô, Đấng đang sống động và hiện  diện  nơi Thánh Thể. Phải “đây là sự thật mỗi Kitô hữu học biết, đó là Người biến bánh thành thịt của Người, rượu thành máu châu báu của Người”.

 

Ở tột đỉnh của bài Ca Tiếp Liên này, chúng ta xướng lên rằng: "Ecce panis angelorum, / factus cibus viatorum: / vere panis filiorum" – Này là bánh của thiên thần được ban cho thành phần lữ hành đang phấn đấu; ḱa bánh từ trời của thành phần con cái”. Và nhờ ơn Chúa, chúng ta là thành phần con cái.

 

Thánh Thể là thứ dưỡng thực giành cho những ai lănh nhận Phép Rửa đă được giải phóng khỏi t́nh trạng làm tôi và trở thành con cái; Thánh Thể là lương thực bảo tŕ họ trong cuộc hành tŕnh dài xuất hành qua sa mạc của cuộc sống c on người.

 

Như manna đối với dân Yến Duyên, đối với hết mọi thế hệ Kitô hữu, Thánh Thể là lương thực bất khả thiếu để bảo tŕ họ khi họ vượt qua sa mạc của thế gian này, một thế gian bị cằn cỗi bởi những thể chế ư hệ và kinh tế không cổ vơ sự sống mà là chà đạp nó. Đó là một thế giới bị thống trị bởi lư lẽ của quyền lực và sở hữu hơn là bởi lư lẽ của phục vụ và yêu thương; một thế giới thường bị khống chế bởi nền văn hóa bạo động và chết chóc.

 

Thế nhưng, Chúa Giêsu đă đến gặp chúng ta và bảo đảm với chúng ta rằng: Chính Người là ‘bánh sự sống’ (Jn 6:35,48). Người đă lập lại điều này với chúng ta qua những lời của Câu Xướng Phúc Âm: “Tôi là bánh sự sống từ Trời, ai ăn bánh này th́ sẽ sống muôn đời” (x Jn 6:51). 

 

Trong đoạn Phúc Âm chúng ta vừa công bố, Thánh Luca, khi kể lại phép lạ hóa nhiều của 5 ổ bánh và 2 con cá được Chúa Giêsu dùng để nuôi đám đông “trong một nơi hoang vắng”, đă kết bằng những lời này: “Tất cả đều được ăn no nê” (x Lk 9:11-17).

 

Tôi muốn nhấn mạnh trước hết đến chi tiết “tất cả” này. Thật vậy, Chúa muốn hết mọi người được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, v́ Thánh Thể là để cho hết mọi người.

 

Nếu mối liên hệ chặt chẽ giữa Bữa Tiệc Ly và mầu nhiệm tử nạn của Chúa Giêsu trên cây Thập Giá được nhấn mạnh đến vào Hôm Thứ Năm Tuần Thánh th́ hôm nay, Lễ Corpus Christi, qua việc rước kiệu và đồng ḷng tôn thờ Thánh Thể, cũng chú ư tới sự kiện là Chúa Kitô đă tự hiến ḿnh cho toàn thể nhân loại. Việc Người băng ngang qua các nhà cửa và dọc theo các đường phố của thành phố chúng ta đây, đối với những ai đang sống ở đó, là một cống hiến của niềm vui, của sự sống đời đời, của b́nh an và yêu thương. 

 

Trong đoạn Phúc Âm này, yếu tố thứ hai khiến người ta chú ư đó là việc Chúa làm phép lạ chất chứa lời mời gọi rơ ràng ngỏ cùng mỗi người hăy thực hiện việc góp phần của riêng ḿnh. Năm con cá và hai ổ bánh tiêu biểu cho việc góp phần của chúng ta, ít ỏi nhưng cần thiết, được Người sử dụng để biến thành một tặng ân  yêu thương cho mọi người.

 

Tôi đă viết trong Tông Huấn được đề cập tới trên đây rằng: “Chúa Kitô ngày nay tiếp tục kêu gọi các môn đệ của ḿnh hăy đích thân tham gia” (số 88).

 

Bởi thế Thánh Thể là tiếng gọi thánh hóa và hiến  ḿnh cho người khác, v́ ‘mỗi người chúng ta thực sự được kêu gọi, cùng với Chúa Giêsu, trở nên tấm bánh được bẻ ra cho thế gian được sự sống’” (cùng nguồn vừa dẫn).

 

Đấng Cứu Thế của chúng ta đă ngỏ lời mời gọi đặc biệt cùng chúng ta, hỡi anh chị em ở Rôma thân mến, hăy qui tụ lại bên Thánh Thể ở quảng trường lịch sử này.

 

(ĐTC ngỏ lời chào mọi thành phần tín hữu tham dự)

 

Cuối cuộc cử hành Thánh Thể này chúng ta sẽ cùng nhau đi kiệu như thể mang Chúa Giêsu cách tượng trưng dọc theo các đường phố và qua những khu lân cận thành Rôma. Nhờ đó chúng ta có thể nói làm cho Người ch́m ngập vào đời sống hằng ngày của chúng ta, để Người có thể bước đi ở những nơi chúng ta tiến bước và sống ở những nơi chúng ta sống.

 

Thật vậy, chúng ta biết rằng, như Tông Đồ Phaolô đă nhắc nhở chúng ta trong thư gửi Côrintô, nơi mọi việc cử hành Thánh Thể, cũng như ở buổi Thánh Thể tối hôm nay, chúng ta “loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người lại đến” (x 1Cor 11:26). Chúng ta đang bước đi trên những con đường thế gian, biết rằng Người ở gần bên chúng ta, hy vọng một ngày kia chúng ta thấy Người giáp diện trong cuộc hội ngộ tối hậu.

 

Trong khi chờ đợi, chúng ta hăy lắng nghe tiếng của Người lập lại, như chúng ta đọc thấy trong Sách Khải Huyền, “Này, Ta đang đứng ngoài cửa mà gơ; ai nghe thấy tiếng của Ta mà mở cửa th́ Ta sẽ đến với họ mà ăn uống với họ, để họ được ở với Ta” (3:20).

 

Lễ Corpus Christi muốn làm cho việc gơ cửa này của Chúa được nghe thấy, bất chấp cái cứng ḷng của việc nghe ngóng của nội tâm chúng ta. Chúa Giêsu gơ cửa ḷng của chúng ta và xin được vào chẳng những một khoảng ngày sống mà c̣n măi măi. Chúng ta hăy hân hoan nghênh đón Người, đồng thanh dâng lên Người lời cầu khấn của Phụng Vụ:

 

“Hỡi Mục Tử Nhân Lành là chính bánh ăn xin hăy săn sóc chúng con, / Ôi Giêsu, v́ yêu thương xin hăy làm bạn với chúng con … / Chúa là Đấng làm được và biết hết mọi sự, / Đấng ở trên trái đất này là lương thực tặng ban, / xin ban cho chúng con, mặc dù thấp hèn nhất, được cùng với các thánh nhân, ở nơi Chúa thiết đăi bữa tiệc thiên đ́nh / cho thành phần được thừa hưởng và thực khách”.

 

Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070607_corpus-christi_en.html