“Chúa Giêsu, ‘V Giám Mc ca các linh hn’, là nguyên mu ca hết mi tha tác v giáo phm và linh mc”.

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bài Ging L Thánh Phêrô và Phaolô Th Hai 29/6/2009 ti Đền Th Thánh Phêrô v L Thánh Phêrô- Phaolô và trao Giây Choàng Tông Phm cho các v tân TGM

 

Chư Vị Hồng Y

Quí Huynh khả kính trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục

Anh Chị Em thân mến,

 

Tôi gửi lời chào thân ái tới anh chị em bằng những lời của Vị Tông Đồ chúng ta đứng tại mộ của ngài đây: “Xin ân sủng và b́nh an được dồi dào cho anh chị em” (1Pt 1:2). Tôi đặc biệt chào các Phần Tử thuộc phái đoàn Đại Biểu của Ṭa Thượng Phụ Toàn Cầu Constantinople và nhiều vị Tổng Giám Mục sẽ được lănh nhận giây tông phẩm hôm nay. Trong lời nguyện mở đầu của ngày trọng thể hôm nay, chúng tax in Chúa cho Giáo Hội được luôn theo giáo huấn của các vị Tông Đồ là những vị Giáo Hội trước hết đă được các vị loan báo đức tin. Lời kêu cầu chúng ta ngỏ cùng Chúa này đồng thời cũng kêu đặt ra cho chúng ta một vấn đề, đó là phải chăng chúng ta đang theo giáo huấn của các vị đại tông đồ sáng lập này? Chúng ta có thực sự biết các vị hay chăng? Trong Năm Thánh Phaolô vừa kết thúc hôm qua, chúng ta đă nỗ lực lắng nghe lại vị tông đồ này, vị là “thày dạy Dân Ngoại”, nhờ đó học hỏi lại việc đánh vần niềm tin tưởng của chúng ta. Chúng ta đă nỗ lực cùng với Thánh Phaolô và nhờ Thánh Phaolô nhận biết Chúa Kitô, nhờ đó t́m được đường lối sống một cuộc đời Kitô hữu chính trực. Trong Sổ Bộ Tân Ước, ngoài các Thư của Thánh Phaolô, c̣n có 2 Thư khác mang tên Phêrô. Bức Thư đầu chấm dứt với lời chào tỏ tường từ Rôma, nhưng lại được bày tỏ dưới danh xưng khải thị là Babylon: “Hội Thánh ở Babylon, cũng được chọn như anh em, gửi lời chào anh em” (1Pt 3:15). Khi gọi Giáo Hội ở Rôma “cũng được chọn”, ngài đặt giáo hội này trong đại cộng đồng của tất cả mọi Giáo Hội địa phương trong cộng đồng của tất cả những ai được Thiên Chúa qui tụ, nhờ đó, ở “Babylon” của thế giới thời ấy các giáo hội có thể xây dựng Dân của Ngài và đưa Thiên Chúa đi vào lịch sử. Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô là một lời chào được ngỏ từ Rôma cho thế giới Kitô giáo của tất cả một thời đại. Bức thư này kêu mời chúng ta hăy lắng nghe “giáo huấn của các vị Tông Đồ”, những vị chỉ vẽ cho chúng ta con đường dẫn đến sự sống.

 

Bức Thư này là một bản văn rất phong phú được xuất phát từ cơi ḷng vá đánh động tâm can. Phải chăng tâm điểm của nó và nó làm sao khác ngoài h́nh ảnh về Chúa Kitô là Đấng được tŕnh bày như Đâág chịu khổ và yêu thương, như Đấng Tử Giá và Phục Sinh: “Khi bị xỉ vả Người không nhiếc mắng lại; khi bị khổ đau Người đă không đe dọa… Nhờ những thương tích của Người mà anh chị em đă được chữa lành” (1Pt 2:23f). Thế rồi, bắt đầu từ tâm điểm là Chúa Kitô này, bức Thư c̣n là một dẫn nhập vào các Bí Tích Kitô Giáo nền tảng là Rửa Tội và Thánh Thể và là một bài nói với các vị linh mục được Thánh Phêrô cho ḿnh cũng thuộc thành phần linh mục như các vị. Ngài nói với các vị Mục Tử thuộc tất cả mọi thế hệ như là một người đích thân được Chúa trao cho trách nhiệm chăn dắt đàn chiên của Người và bởi thế đă lănh nhận một sứ vụ linh mục đặc cbiệt. Vậy Thánh Phêrô thực sự nói với chúng ta những ǵ trong Năm Cho Linh Mục về công việc của linh mục đây? Trước hết, ngài hiểu thừa tác vụ linh mục là những ǵ hoàn toàn được dựa vào Chúa Kitô. Ngài gọi Chúa Kitô là “Vị Mục Tử và là Đấng Canh Giữ … các linh hồn” (2:25). Trong khi bản dịch Latinh (và Anh ngữ) nói về “Đấng Canh Giữ” th́ bản Hy Lạp lại sử dụng từ ngữ episcopos (giám mục). Sau đó một chút, Chúa Kitô được diễn tả như là vị Mục Tử chính: archipoimen (5:4). Vấn đề lạ lùng ở đây là Thánh Phêrô đă gọi chính Chúa Kitô là một Giám Mục, Vị Giám Mục của các linh hồn. (Biệt chú riêng của người dịch: Chữ “Giám Mục” nơi Việt ngữ rất hay, v́ bao gồm cả hai ư nghĩa Latinh và Hy Lạp – v́ chữ “Giám” nói lên ư nghĩa Canh Giữ và “Mục” có nghĩa là Mục Tử hay Giám Mục). Như thế ngài có ư nói ǵ đây? Từ ngữ Hy Lạp “episcopos” chất chứa động từ “thấy”; v́ thế nó được cuyển dịch thành “đấng canh giữ” hay “vị giám thị”. Tuy nhiên, việc giám thị bề ngoài, như trường hợp canh giữ tù nhân chẳng hạn, chắc chắn không phải là những ǵ được nói tới ở đây.  Trái lại, nó có nghĩa là trông chừng từ trên cao thấy, thấy từ vị trị cao cả của Thiên Chúa. Thấy theo quan điểm của Thiên Chúa là thấy với t́nh yêu thương muốn phục vụ người khác, muốn giúp họ thực sự trở thành chính họ. Chúa Kitô là “Vị Giám Mục của các linh hồn”. Thánh Phêrô nói với chúng ta như thế. Nghĩa là Người thấy chúng ta theo quan điểm của Thiên Chúa. Khi thấy bằng quan điểm của Thiên Chúa, người ta có được một nhăn quan tổng quan, người ta thấy cả những nguy hiểm lẫn những niềm hy vọng và những ǵ có thể xẩy ra. Theo quan điểm của Thiên Chúa người ta thấy được những ǵ là thiết yếu, người ta thấy được con người nội tại. Nếu Chúa Kitô là vị Giám Mục của các linh hồn th́ mục tiêu của Người đó là ngăn ngừa linh hồn con người khỏi trở thành bần cùng và bảo đảm rằng con người không mất đi yếu tính của họ, khả năng t́m kiếm chân lư và yêu thương; bảo đảm rằng họ trở nên quen thuộc với Thiên Chúa; rằng họ không lạc loài ở những ngơ tối đường cùng; rằng họ không đi đến chỗ lẻ loi cô độc mà cùng nhau rộng mở. Chúa Giêsu, “Vị Giám Mục của các linh hồn”, là nguyên mẫu của hết mọi thừa tác vụ giáo phẩm và linh mục. Là một vị Giám Mục, là một linh mục, theo quan điểm này, nghĩa là đảm nhận vị thế của Chúa Kitô. Nghĩa là nghĩ tưởng, trông xem và tác hành theo quan điểm uy thế cao cả của Người. Nghĩa là bắt đầu từ Chúa Kitô để trở thành thuận lợi cho nhân loại cho họ được sự sống.

 

Như thế, chữ “Giám Mục” rất gần với chữ “Mục Tử”; thật vậy, hai ư niệm này có thể giao hoán với nhau. Nhiệm vụ của vị mục tử là nuôi dưỡng và chăn dắt đàn chiên của ḿnh và dẫn chúng đến những đồng cỏ thật sự. Đưa mắt nh́n đàn chiên nghĩa là chú ư để làm sao cho chiên được có dưỡng chất thực sự, để thỏa đáng cái đói của chúng và giăn đi cơn khát của chúng. Nguyên ẩn dụ này có nghĩa là lời Chúa là dưỡng chất cần cho nhân loại. Làm cho lời Chúa luôn hiện diện và mới mẻ, nhờ đó cung cấp dưỡng chất cho con người là công việc của vị Mục Tử chính trực. Và ngài cũng cần phải biết chống lại các kẻ thù, những con sói dữ. Ngài phải đi trước, mở lối dẫn đường, duy tŕ mối hiệp nhất của đàn chiên. Thánh Phêrô, trong bài nói của ngài với các vị linh mục đă nhấn mạnh đến một điều rất quan trọng khác. Đó là nói năng chưa đủ.  Các vị mục tử cần phải làm “gương cho đàn chiên” (5:3) nữa. Khi được mang ra áp dụng thực hành, lời Chúa được biến từ quá khứ thành hiện tại. Thật là tuyệt vời khi thấy nơi các thánh nhân lời Chúa trở thành một lời được ngỏ cùng thời đại chúng ta. Trong những h́nh ảnh ấy như Thánh Phanxicô và rồi một lần nữa như Cha Piô cùng nhiều vị khác, Chúa Kitô thực sự trở thành người đồng thời ở thế hệ của các vị, Người đă từ quá khứ đi vào hiện tại. Ư nghĩa làm nên một vị Mục Tử đó là trở thành mô phạm cho đàn chiên: sống thế giới hiện tại trong đại cộng đồng của Hội Thánh.

 

Rất vắn gọn, tôi muốn anh chị em chú ư hơn nữa tới hai khẳng định khác trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô liên quan tới chúng ta đặc biệt là trong thời đại của chúng ta đây. Trước hết có một câu, ngày nay được khám phá cách mới mẻ, dựa trên những ǵ được các thần học gia thời trung cổ hiểu về công việc của các vị, công việc của thần học gia, đó là: “hăy kính tôn Đức Kitô là Chúa trong tâm can của anh chị em. Hăy luôn sẵn sàng chứng tỏ cho bất cứ ai thắc mắc về niềm hy vọng nơi anh chị em” (3:15). Đức tin Kitô giáo là niềm hy vọng. Nó mở đường cho tương lai. Nó là một niềm hy vọng có lư lẽ, một niềm hy vọng chúng ta có thể và cần phải cho biết lư do. Đức tin xuất phát từ một Lư Trí hằng hữu đă vào thế giới của chúng ta và cho chúng ta thấy Vị Thiên Chúa chân thực. Đức tin vượt trên khả năng của lư trí chúng ta, như yêu thương thấy hơn cả lư trí thuần túy. Thế nhưng đức tin nói với lư trí và trong một đối chọi về biện chứng có thể trở thành một cặp bài trùng với lư trí. Nó không tương phản với lư trí nhưng đồng hành với lư trí và vượt trên lư trí để đem chúng ta vào Lư Trí cao cả hơn của Thiên Chúa. Là những vị Mục Tử của thời đại chúng ta, công việc của chúng ta là trở thành người đầu tiên hiểu được lư lẽ của đức tin. Công việc của chúng ta không phải là để cho đức tin cứ nguyên là một thứ truyền thống mà coi đức tin như là một đáp ứng cho những vấn nạn của chúng ta. Đức tin cần đến việc chúng ta tham phần một cách ư thức, một tham phần được sâu xa hóa và thanh tẩy bằng một thứ chia sẻ của t́nh yêu thương. Một trong những nhiệm vụ làm Mục Tử của chúng ta đó là thấm nhiễm đức tin nơi tư tưởng, là có thể có thể chứng tỏ cho thấy lư lẽ về niềm hy vọng của chúng ta trong các cuộc tranh luận nơi thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, mặc dù rất cần thiết nguyên một ḿnh tư tưởng thôi vẫn chưa đủ. Như chỉ nói năng mà thôi cũng chưa đủ. Theo giáo lư về phép rửa và Thánh Thể của ḿnh ở đoạn 2 Bức Thư Thứ Nhất, Thánh Phêrô ám chỉ tới bài Thánh Vịnh được Giáo Hội thời xưa sử dụng liên quan tới việc hiệp thông, tức là đến câu: “Ôi hăy nếm thử và hăy nh́n coi cho biết Chúa thiện hảo dường bao!” (Ps 34[33]:8; 1Pt 2:3). Nguyên việc nếm thử dẫn đến việc nh́n coi. Chúng ta hăy nghĩ đến các môn đệ đi về làng Emmaus: Chính trong mối hiệp thông yến tiệc này với Chúa Giêsu, chỉ ở nơi việc bẻ bánh mà mắt của các vị đă mở ra. Chỉ ở nơi mối hiệp thông được thực sự cảm nghiệm này với Chúa các vị mới có thể nh́n thấy. Điều này áp dụng cho tất cả chúng ta nữa; chúng ta cần, hơn cả và trên cả việc nghĩ tưởng và nói năng nữa, cảm nghiệm đức tin, mối liên hệ sống động với Chúa Giêsu Kitô. Đức tin không được chỉ là lư thuyết: nó cần phải là sự sống. Nếu chúng ta gặp gỡ Chúa trong Bí Tích, nếu chúng ta nói chuyện với Người trong nguyện cầu, nếu trong những quyết định về cuộc sống thường nhật chúng ta gắn bó với Chúa Kitô th́ bấy giờ “chúng ta thấy” mỗi ngày một hơn Người thiện hảo dường bao; bấy giờ chúng ta cảm nghiệm được việc ở với Người tốt đẹp biết bao. Hơn nữa, khả năng thông đạt đức tin cho người khác một cách khả tín xuất phát từ niềm tin được sống động này. Cha Sở Họ A không phải là một đại tư tưởng gia; thế nhưng ngài “đă nềm hưởng” Chúa. Ngài đă sôág với Người thậm chí cả ở những chi tiết trong cuộc sống thường nhật, cũng như nơi những đ̣i hỏi lớn lao thuộc thừa tác vụ chủ chiên của ngài. Nhờ đó ngài đă trở thành “kẻ thấy”. Ngài đă nếm nên ngài biết rằng Chúa là Đấng thiện hảo. Chúng ta hăy cầu cùng Chúa để Người ban cho chúng ta khả năng nếm hưởng, nhờ đó chúng ta trở thành những chứng nhân khả tín của niềm hy vọng trong chúng ta.

 

Sau hết, tôi muôn nêu lên một câu nho nhỏ nhưng quan trọng của Thánh Phêrô. Ngay ở đầu Bức Thư Thứ Nhất này của ḿnh, ngài nói với chúng ta rằng mục đích của đức tin chúng ta là việc cứu độ của các linh hồn (cf 1:9). Trong một thế giới về ngôn ngữ và tư tưởng của Kitô giáo ngày nay th́ đây là một điều lạ, và đối với một số người, thậm chí c̣n là một chủ trương khủng khiếp nữa. Chữ “linh hồn” đă trở thành những ǵ ngờ ngợ. Vần đề được đặt ra là điều ấy có thể dẫn tới một thứ phân rẽ con người thành thiêng liêng và thể lư, thân xác và linh hồn, trong khi trên thực tế họ là một đơn vị bất khả phân chia. Thêm vào đó, “việc cứu độ của các linh hồn” như là một mục đích của đức tin dường như cho thấy một thứ Kitô giáo cá nhân chủ nghĩa, một thứ mất mát đi trách nhiệm đối với thế giới nói chung, nơi hữu h́nh tính và vật chất tính của nó. Tuy nhiên, không có một điều nào như thế được chất chứa nơi bức Thư này của Thánh Phêrô. Toàn bản văn là ḷng nhiệt thành làm chứng cho niềm hy vọng và trách nhiệm đối với người khác. Để hiểu những ǵ ngài nói về việc cứu độ của các linh hồn như là mục đích của đức tin, chúng ta cần phải bắt đầu nh́n từ một góc cạnh khác. Thật sự vẫn đúng là t́nh trạng thiếu chăm sóc cho các linh hồn, t́nh trạng bần cùng hóa con người nội tại, chẳng những hủy hoại cá nhân mà c̣n đe dọa tới định mệnh của nhân loại nói chung nữa. Thiếu việc chữa lành cho các linh hồn, thiếu việc chữa lành cho con người từ bên trong không thể nào có ơn cứu độ cho nhân loại. Chúng ta cảm thấy lạ lùng khi Thánh Phêrô diễn tả t́nh trạng yếu bệnh thực sự của các linh hồn là t́nh trạng vô tri, tức là t́nh trạng không biết Thiên Chúa. Những ai không làm quen với Thiên Chúa, hay ít là không t́m kiếm Người cách thành tâm, đều bị loại ra ngoài sự sống đích thực (cf 1Pt 1:14). Tuy nhiên, một lời khác từ cùng Bức Thư này có thể giúp hiểu hơn về công thức “cứu độ của các linh hồn”. “Hăy thanh tẩy linh hồn của anh chị em bằng việc tuân phục chân lư” (cf 1:22). Chính việc tuân phục chân lư là những ǵ thanh tẩy linh hồn và nó đồng hiện hữu với sai lầm là những ǵ làm cho nó bị phóng uế. Việc tuân phục chân lư bắt đầu bằng những sự thật nho nhỏ của cuộc sống hằng ngày là những ǵ thường đ̣i hỏi và đớn đau. Bởi thế, việc tuân phục này vươn tới việc tuân phục hoàn toàn trước chính Sự Thật là Chúa Kitô. Việc tuân phục này chẳng những thanh tẩy chúng ta mà trước hết cũng giải thoát chúng ta cho việc phụng sự Chúa Kitô và nhờ đó cho phần rỗi của thế giới nữa, một phần rỗi tuy nhiên bao giờ cũng được bắt đầu với sự thanh tẩy ngoan ngoăn của linh hồn con người nhờ sự thật. Chúng ta có thể vạch ra dường lối hướng tới sự thật chỉ khi nào bằng việc tuân phục và nhẫn nại chúng ta để ḿnh được chân lư thanh tẩy.

 

Giờ đây tôi ngỏ lời cùng chư huynh, Chư Huynh trong hàng Giáo Phẩm thân mến, những huynh sắp sửa lănh nhận giây choàng tông phẩm từ tay tôi. Nó được đan bằng long cừu được Đức Giáo Hoàng làm phép vào Lễ Thánh Agnes. Nhờ đó nó nhắc nhở đến những con cừu và con chiên của Chúa Kitô là thành phần đă được Chúa Kitô Phục Sinh kư thác cho Thánh Phêrô công việc chăn dắt chúng (cf Jn 21:15-18). Giây tông choàng nhắc nhớ tới đàn chiên của Chúa Giêsu Kitô mà chư huynh, Chư Vị Giám Mục thân mến, cần phải chăn dắt trong mối hiệp thông với Thánh Phêrô. Nó nhắc nhở chúng ta về chính Chúa Kitô, Đấng, là Vị Mục Tử Nhân Lành, mang con chiên lạc là nhân loại trên vai của ḿnh để mang nó về nhà. Nó nhắc nhở chúng ta rằng Người là Vị Mục Tử tối cao muốn làm cho ḿnh trở thành Con Chiên gánh lấy định mệnh của tất cả chúng ta; ôm lấy chúng ta và chữa lành chúng ta từ bên trong. Chúng ta hăy cầu cùng Chúa để Người giúp chúng ta trở thành những Mục Tử theo gót chân của Người, “không phải bị ép uổng mà là tự nguyện, như Thiên Chúa muốn anh em … một cách hăng hái… làm gương mẫu cho đàn chiên” (1Pt 5:2f). Amen.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090629_pallio_en.html