Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI vi the Centesimus Annus Pro Pontifice Foundation ngày 13/6/2009 v t́nh h́nh kinh tế thế gii và hướng v bc thông đip th ba ca ngài

 

 

Chư Huynh khả kính trong hàng giáo phẩm và linh mục,

Các bạn danh hữu thân mến!

 

Cám ơn anh chị em đă viếng thăm để đánh dấu dịp đại hội thường niên của anh chị em…. Việc anh chị em qui tụ lại hôm nay đây có một tầm vóc quan trọng và giá trị đặc biệt trong bối cảnh của t́nh trạng mà toàn thể nhân loại đang trải qua vào lúc này đây.

 

Thật vậy, cuộc khủng hoảng tài chính đă xẩy ra cho các quốc gia kỹ nghệ hóa, các quốc gia phát triển khá và những quốc gia đang phát triển, cho thấy một cách rơ ràng là những mô h́nh về kinh tế và tài chính đă từng đóng vai tṛ chủ chốt trong những năm gần đây cần phải xét lại. Hiệp hội của anh chị em bởi thế đă thách đố trong hội nghị quốc tế xẩy ra hôm qua vấn đề theo đuổi và xác định những thứ giá trị cùng những hướng dẫn mà thế giới kinh tế cần phải theo sát để mang lại một thứ mẫu thức mới  về phát triển chú trọng hơn nữa tới những đ̣i hỏi của t́nh đoàn kết cũng như tới việc tôn trong phẩm giá con người hơn. 

 

Tôi hân hoan thấy rằng anh chị em đặc biệt khảo sát tính cách liên thuộc giữa các cơ cấu, xă hội và thị trường – theo bức thông điệp “Bách Niên – Centesimus Annus” của vị tiền nhiệm khả kính Gioan Phaolô II của tôi – bắt đầu từ việc suy tư theo đó nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế được hiểu như là “một hệ thống kinh tế công nhận vai tṛ nống cốt và tích cực của lănh vực thương mại, thị trường, tư sản và trách nhiệm kèm theo về phương tiện sản xuất, cũng như tính chất tự do sáng tạo của con người thuộc lănh vực kinh ế” (khoản 42), chỉ có thể được nh́n nhận như là một đường lối tiến bộ của kinh tế và dân sự nếu nó hướng tới công ích (cf. khoản 43). Tuy nhiên, một nhăn quan như thế cần phải được kèm theo bởi một suy tư khác, theo đó, quyền tự do trong lănh vực kinh tế cần phải đặt ḿnh “trong một thứ khuôn phép về pháp lư mạnh mẽ phục vụ tự do của con người một cách trọn vẹn”, một thứ tự do hữu trách “có tâm điểm là đạo lư và tôn giáo” (khoản 42). Bức thông điệp này thật là thích đáng khi khẳng định rằng: “Con người hoàn toàn nhận biết ḿnh nơi việc tự nguyện ban tặng bản thân ḿnh, vai tṛ sở hữu về luân lư cũng chứng tỏ ḿnh nơi thiên nhiên tạo vật về những cơ hội hoạt động và tăng trưởng con người cho tất cả, vào thời điểm thích đáng và bằng đường lối thích đáng” (khoản 43).

 

Tôi hy vọng việc nghiên cứu được khai triển bởi hoạt động của anh chị em này, hoạt động được tác động bởi những nguyên lư vĩnh hằng của Phúc Âm, sẽ làm phát sinh ra một nhăn quan về nền kinh tế tân tiến tôn trọng nhu cầu và quyền lợi của thành phần yếu kém. Như anh chị em biết, bức thông điệp của tôi về đề tài bao rộng liên quan tới các nền kinh tế và lao công chẳng bao lâu nữa sẽ được ban hành: Bức thông điệp này sẽ nhấn mạnh đến những ǵ, đối với Kitô hữu chúng ta, là các mục tiêu cần phải theo đuổi và những thứ giá trị cần phải cổ vơ và không ngừng bênh vực, với mục đích hiện thực hóa một cuộc chúng sống loài người thực sự tự do và đoàn kết.

…..

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/6/2009