Viếng Thăm Ngũ Niên

 

Đaminh Maria Cao Tấn T ĩnh, BVL

Tổng Hợp cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống ngày Thứ Sáu 17/7/2009

 

 

Ch đề “Viếng Thăm Ngũ Niên” được giành riêng cho biến c viếng thăm định k 5 năm mt ln ca Hi Đồng Giám Mc Vit Nam sang Ṭa Thánh Vatican. Trong biến c “viếng thăm ngũ niên” nói chung này ca hết mi hi đồng giám mc và riêng Hi Đồng Giám Mc Vit Nam, bao gm nhng vic chính yếu như vic viếng thăm m Nh V Tông Đồ Phêrô và Phaolô, vic gp g các thánh b phc v Ṭa Thánh, và vic gp g Đức Thánh Cha chung cũng như riêng. Trong bui phát thanh hôm nay, chúng ta cùng nhau, trước hết nghe bc thư ca Hi Đồng Giám Mc Vit Nam gi Cng Đồng Dân Chúa Vit Nam v biến c “viếng thăm ngũ niên” này, sau đó, chúng ta nghe đến li chúc mng ca Hi Đồng Giám Mc Vit Nam tâu lên Đức Thánh Cha, và sau hết nghe phân tích bài nói ca ĐTC ng cùng Hi Đồng Giám Mc Vit Nam.

 

Nếu để ư chúng ta thy s khác bit rt quan trng gia hai danh xưng “Giáo Hi Vit Nam” và “Giáo Hi Vit Nam”. V́ trong khi “Giáo Hi Vit Nam” là danh xưng ám ch đến mt Giáo Hi địa phương (local Church) hay một Giáo Hi riêng bit (particular Church), liên quan ti cơ cu t chc và văn hóa riêng bit theo địa phương, th́ “Giáo Hi Vit Nam” là danh xưng bao gm mt ư nghĩa thiêng liêng liên quan ti tính cht hip thông và công giáo ca mt Giáo Hi duy nhất toàn cu “ Vit Nam”, hay bt c giáo hi địa phương hoc giáo hi riêng bit nào. Tuy nhiên, để đề cao tính cách hip thông ca Giáo Hi Duy Nht và Công Giáo cũng như để tránh nhng phân chia tách bit, chúng ta thường nghe danh xưng “Giáo Hi Vit Nam”, nht là t Ṭa Thánh. Đó là lư do mi xut hin các Tông Hun “Giáo Hi Phi Châu” ngày 14/9/1995, “Giáo Hi M Châu” ngày 22/1/1999, “Giáo Hi Á Châu” ngày 6/11/1999, “Giáo Hi Đại Dương Châu” ngày 22/11/2001, và “Giáo Hi Âu Châu” ngày 28/6/2003. “Hiệp Thông” là ni dung bc thưới đây ca hi đồng giám mc VN, qua Đức Giám Mc ch tch Phêrô Nguyn Văn Nhơn, gi cng đồng dân Chúa Vit Nam khp thế gii ngày 4/7/2009 t Vatican.

 

Hội đồng Giám mục Việt Nam ngỏ lời cùng Cộng đồng dân Chúa về chuyến viếng thăm ngũ niên 2009

 

Anh chị em thân mến,

 

Từ Rôma, kinh thành muôn thuở của Giáo Hội Công giáo, chúng tôi gửi đến tất cả anh chị em lời chào thân mến và lời cầu chúc chân thành. Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, t́nh yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em.

 

I. SỰ HIỆP THÔNG TRONG GIÁO HỘI

 

Như anh chị em biết, Hội đồng Giám mục Việt Nam đă có chuyến viếng thăm ad limina để viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, từ ngày 22-6-2009 đến 4-7-2009. Trong những ngày này, chúng tôi đă cảm nhận cách sâu xa sự hiệp thông trong Giáo Hội.

 

Do bận rộn với công việc mục vụ, ít khi nào các giám mục Việt Nam có cơ hội sống chung với nhau suốt hai tuần, không chỉ làm việc chung mà c̣n gặp gỡ nhau thân t́nh trong các bữa ăn hoặc trong khi di chuyển. Nhờ đó, chúng tôi hiểu nhau hơn và gần nhau hơn, mối dây huynh đệ được thắt chặt, ưu tư mục vụ được chia sẻ. Đây là kinh nghiệm thật quư báu và chúng tôi thấy khi về lại Việt Nam, các giám mục cần gặp gỡ nhau thường xuyên hơn và thân t́nh hơn. Hiệp thông giữa các giám mục cũng hàm nghĩa hiệp thông giữa các giáo phận. Dù ở xa quê nhà trong những ngày này, chúng tôi vẫn cảm thấy gần gũi với anh chị em v́ biết rằng anh chị em không ngừng cầu nguyện cho chúng tôi; ngược lại, chúng tôi cũng luôn nhớ đến anh chị em, không những trong giờ cầu nguyện chung mà cả trong khi trao đổi với nhau về các công tác mục vụ. Cũng trong mối hiệp thông này, chúng tôi đă đến viếng mộ Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đă gặp các Đức Ông người Việt đang làm việc tại các cơ quan của Toà Thánh, đă gặp Liên Tu sĩ Việt Nam tại Roma, đă đến thăm một số nơi có liên hệ mật thiết với Giáo Hội tại quê nhà.

 

Sự hiệp thông trong ḷng Giáo Hội Việt Nam lại càng phong phú và sâu sắc hơn khi được đặt vào trong mối hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Rôma là nơi mang đậm dấu ấn đức tin của Giáo Hội sơ khai, cũng là thủ đô của Giáo Hội Công giáo. Đến Rôma, chúng tôi như về nhà tổ của toàn thể Giáo Hội, cảm nhận ḿnh thuộc về một gia đ́nh lớn, trải rộng khắp thế giới và trải dài suốt lịch sử. Chúng tôi đă đến dâng lễ và viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Chúng tôi đă đến thăm và trao đổi với hầu hết các Bộ và các Hội đồng Toà Thánh, cách riêng là Bộ Truyền Giáo và Bộ Ngoại Giao. Đặc biệt, ngày 27-6-2009, chúng tôi đă được yết kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và ngài đă có một huấn từ quan trọng dành cho Giáo Hội Việt Nam. Ngoài ra, trong những cuộc gặp gỡ riêng với các giám mục, ngài c̣n ân cần thăm hỏi và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đối với t́nh h́nh Giáo Hội Việt Nam.

 

II. HIỆP THÔNG, ÂN HUỆ THIÊN CHÚA BAN

 

Sự hiệp thông trong Giáo Hội, trước hết và trên hết, không phải là công tŕnh của con người nhưng là công tŕnh của Thiên Chúa. Sự hiệp thông ấy được khơi nguồn từ chính sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. V́ thế, xuyên qua bao thăng trầm của lịch sử, mối hiệp thông trong Giáo Hội vẫn không ngừng được giữ ǵn, bảo vệ và phát huy. Chúng tôi xác tín điều đó khi tham dự Thánh Lễ do chính Đấng kế vị thánh Phêrô chủ sự để mừng kính trọng thể hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. Hơn bao giờ hết, Lời Chúa nói với thánh Phêrô được công bố thật hùng hồn: “Con là Đá, trên Đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và quyền lực hoả ngục cũng không thể thắng được”. Chúng tôi như nh́n thấy ngọn lửa đức tin không những nơi Đức Thánh Cha và các vị lănh đạo khác trong Giáo Hội, mà c̣n cả trong những người từ khắp nơi trên thế giới đến Rôma để học hành, làm việc hay du lịch. Đức tin của chúng tôi vào Thiên Chúa được nâng đỡ và sưởi ấm rất nhiều.

 

Chúng tôi cũng xác tín chân lư đó khi nh́n lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Trong những cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha cũng như các cơ quan của Toà Thánh, chúng tôi đều được nghe những lời khen ngợi dành cho Giáo Hội Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, v́ sức sống mănh liệt của Giáo Hội được biểu lộ qua việc sống đức tin của anh chị em giáo dân, qua sự tận tụy phục vụ của các linh mục tu sĩ, qua sự phong phú về ơn gọi linh mục và tu sĩ. Ai cũng biết Giáo Hội Việt Nam phải đối diện với nhiều khó khăn thử thách, nên lại càng vui mừng khi thấy Giáo Hội không ngừng phát triển. Tuy nhiên, như Đức Thánh Cha đă nói, chúng ta cần nh́n những thành quả đó trước hết như “ân huệ Chúa Kitô ban cho Giáo Hội của anh em”. Cách nh́n đó thúc đẩy chúng ta dâng lên Thiên Chúa tâm t́nh tạ ơn, cùng với ḷng biết ơn các bậc tiền nhân và các chứng nhân đức tin, đồng thời cố gắng phát huy ân huệ mà Thiên Chúa ban qua chính đời sống của ḿnh.

 

III. HIỆP THÔNG VÀ SỨ VỤ

 

Để phát huy ân huệ Thiên Chúa đă ban, huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đưa ra cho chúng ta những chỉ dẫn cụ thể.

 

Về bản thân các giám mục chúng tôi, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng tôi noi gương các vị mục tử mẫu mực trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam để “sống thánh thiện, khiêm tốn, đơn sơ”, thể hiện “t́nh yêu hiền phụ đối với Dân Chúa và t́nh huynh đệ thắm thiết với các linh mục”.

 

Đối với các linh mục, Đức Thánh Cha tỏ ḷng “biết ơn các linh mục triều cũng như ḍng” v́ đă “hiến dâng đời ḿnh cho Chúa” và v́ “những cố gắng mục vụ nhằm thánh hoá Dân Chúa”. Và ngài nhắc nhớ các linh mục: “Để trở nên người dẫn đường chính thực, phù hợp với ḷng Chúa ước mong và với giáo huấn của Giáo Hội, linh mục phải đào sâu đời sống nội tâm và lo hướng tới sự thánh thiện theo gương cha sở họ Ars”.

 

Nói đến sự phong phú của ơn gọi linh mục và tu sĩ tại Việt Nam, nhất là trong đời sống thánh hiến của các nữ tu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: đó là “một ân huệ mà Chúa Kitô ban cho Giáo Hội của anh em”. Và ngài dạy chúng tôi phải “khuyến khích những đặc sủng này bằng cách vừa cổ vơ vừa tôn trọng”.

 

Với anh chị em giáo dân, Đức Thánh Cha đặc biệt quan tâm đến đời sống gia đ́nh và các bạn trẻ. Ngài nói: “Điều rất đáng mong ước là khi dạy cho con cái biết sống theo lương tâm ngay thẳng, trong sự trung tín và sự thật, th́ gia đ́nh trở nên trung tâm các giá trị và những đức tính nhân bản, là trường dạy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa”. Nhiệm vụ của các giám mục là “chú tâm đến việc đào tạo giáo dân cho tốt bằng cách phát huy đức tin và tŕnh độ văn hoá để họ có thể phục vụ Giáo Hội và xă hội cách hữu hiệu”. Đức Thánh Cha ưu tư về giới trẻ, nhất là “những người trẻ tại nông thôn là những người đang bị cuốn hút về thành phố để theo đuổi việc học hành và t́m kiếm công ăn việc làm”. Ngài mong các giám mục “t́m ra đường hướng mục vụ thích hợp cho giới trẻ di dân trong nước.”

 

Đối với dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta, Đức Thánh Cha bày tỏ “ḷng trân trọng sâu xa”. Ngài kêu gọi mọi thành phần trong Giáo Hội “dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng”. Giáo Hội “không hề muốn thay thế Chính quyền”, chỉ muốn “trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, có thể góp phần của ḿnh vào đời sống của dân tộc, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân”. Trong khi tham gia tích cực vào việc dân việc nước, “Giáo Hội không bao giờ miễn chước cho ḿnh việc thực thi bác ái hiểu như các hoạt động có tổ chức của các tín hữu”. Cũng không bao giờ có t́nh trạng “người ta không cần đến đức bái ái của người Kitô hữu v́ ngoài công bằng ra, vẫn cần và sẽ c̣n cần đến t́nh yêu”. Như vậy, tôn giáo “không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia, v́ tôn giáo giúp đỡ các cá nhân thánh hoá bản thân và qua các tổ chức của ḿnh, mong ước phục vụ tha nhân cách quảng đại và vô vị lợi”.

 

Anh chị em thân mến,

 

Để kết thúc lá thư này, chúng tôi xin nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đă nói với chúng tôi: “Khi trở về nhà, anh em hăy chuyển lời chào thăm nồng nhiệt của Đức Giáo Hoàng đến các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, các giáo lư viên và tất cả các tín hữu, nhất là những người nghèo và những người đang đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Tôi nồng nhiệt khuyến khích tất cả hăy trung thành với đức tin đă lănh nhận từ các thánh tông đồ mà chính họ là những chứng tá quảng đại trong những hoàn cảnh khó khăn… Xin Thánh Thần của Đức Kitô hướng dẫn và ban sức mạnh cho họ. Tôi trao phó anh em cho sự che chở đầy t́nh mẫu tử của Đức Mẹ La Vang và lời cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Với tâm t́nh quư mến, tôi vui ḷng ban Phép Lành Tông Toà cho tất cả mọi người”.

 

 

Đức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn ngỏ lời Chào ĐTC Biển Đức XVI

 

Về Giáo Hội Việt Nam, liên quan đến con số các giáo phận, đến hàng giáo phẩm cũng như đến dự án mục vụ và mục tiêu sống của chung cộng đồng dân Chúa ở đây, đă được gói ghém trong bài nói của Đức Giám Mục chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao của Ṭa Thánh ngày 3/7/2009, qua mấy câu tiêu biểu sau đây: Chúng con đây là các Giám mục Công giáo của 26 Giáo phận Việt Nam đến tŕnh diện với Quư ngài. Chúng con đă viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô. Tại đó, chúng con đă cầu nguyện và suy niệm theo truyền thống thánh thiêng từ thời xa xưa của Giáo Hội Công Giáo, để biểu lộ sự hợp nhất của chúng con và của các giáo phận chúng con với đức tin của các Tông đồ. Bây giờ chúng con đến kính chào Đức Hồng y, Quư Đức cha và Quư Đức Ông. Quư ngài biết là Hàng Giáo phẩm Việt Nam đă được thiết lập năm 1960, vào thời điểm mà đất nước chúng con bị chia cắt về mặt chính trị. Măi đến năm 1980, sau khi hai Miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, Hội đồng Giám mục của cả nước Việt Nam mới được khai sinh. Sự kiện lịch sử này, mà vào năm 2010 sắp tới đây sẽ tṛn 30 năm, đă được đánh dấu bởi việc soạn thảo lá thư mục vụ đồng đoàn đầu tiên đề ngày 1 tháng 5 năm 1980, nhằm mời gọi toàn thể Dân Chúa hăy để cho Phúc Âm hướng dẫn ḿnh trong đời sống hằng ngày và trong cuộc dấn thân phục vụ thiện ích chung. Các định hướng mục vụ được tŕnh bày trong lá thư đă kín múc cảm hứng từ các văn kiện Công Đồng Vatican II, đă khích động và trợ lực cho các nỗ lực của giới Công giáo nhằm góp phần vào việc chữa lành các vết thương do cuộc chiến tranh tàn khốc gây ra và nhằm cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tâm linh của một quốc gia đă bị thử thách lâu dài. … ‘Yêu thương và phục vụ’ đó là cốt lơi trong giáo huấn của Chúa Kitô và của Hội Thánh Người. Đó cũng là châm ngôn mà mọi thành phần Dân Chúa tại Việt Nam đă chọn để hướng dẫn hành động của ḿnh. Chúng con cố gắng thực hành châm ngôn ấy trong xă hội của Đất Nước chúng con, một xă hội đang rất cần những giá trị Phúc Âm đích thực…” Chúng ta hăy theo dơi những lời cũng liên quan tới chung Giáo Hội Việt Nam và riêng hàng giáo phẩm VN trong bài tâu tŕnh l ên Đức Thánh Cha của Hội Đồng Giám Mục VN qua Đức Cha Chủ Tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ngày 27/6/2009.

 

”Sau những giây phút khó quên bên mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô để suy niệm và cầu nguyện, để trở về nguồn cội tâm t́nh và củng cố đức Tin trong sự hiệp nhất với Giáo Hội hoàn vũ, giờ đây chúng con, các GM của 26 giáo phận Việt Nam, quây quần bên Đức Thánh Cha để bày tỏ ḷng thần phục kính cẩn và biểu lộ sự hiệp thông phẩm trật với Đức Thánh Cha là Đấng kế vị Thánh Phêrô, bởi lẽ chúng con ư thức rằng Đức Thánh Cha chính là nguyên lư và là nền tảng trường tồn và hữu h́nh của sự hợp nhất của Giáo Hội hoàn vũ (x GH 23).

 

”Giáo Hội tại Việt Nam sắp cử hành một Năm Thánh đặc biệt kéo dài từ đại lễ các Thánh Tử v́ đạo Việt Nam, ngày 24 tháng 11 năm 2009, đến ngày lễ Hiển Linh năm 2011. Trong năm 2009 này chúng con kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa phận Đại Diện Tông Ṭa Đàng Ngoài và Đàng Trong được giao phó cho hai Đức Cha Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte. Rồi ngày 24 tháng 11 năm 2010, sẽ đánh dấu 50 năm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công Giáo tại Việt Nam bằng Tông Hiến ”Venerabilium Nostrorum” kư ngày 24 tháng 11 năm 1960.

 

“Việc ôn lại quá khứ lắp đầy vào ḷng chúng con tâm t́nh tri ân đối với Đức Chúa của Lịch Sử và Hiền Thê của Người là Hội Thánh, Hiền Mẫu yêu dấu của chúng con. Nhưng sự nhận thức về ân huệ nguồn cội không cho phép chúng con tự khép kín vào quá khứ hoặc vào bản thân ḿnh, trái lại sự nhận thức đó đưa đẩy chúng con vào những nẻo đường mới mẻ của thời đại hiện tại và tương lai. Thật vậy, khi tưởng nhớ các Tổ Tiên của chúng con trong đức Tin, và các vị Chủ Chăn tận tụy của chúng con, cách riêng rất nhiều những Chứng nhân tử v́ đạo trung kiên mà máu đào đổ ra đă làm gia tăng con số các tín hữu và khơi dậy biết bao ơn gọi linh mục và tu sĩ cho đến tận hôm nay, th́ chính việc tưởng nhớ đó mời gọi chúng con hăy sống ân huệ đức Tin một cách sâu sắc và tiếp nối sự làm chứng của các ngài cho Phúc Âm giữa ḷng thế giới và giữa ḷng một xă hội đầy ắp những hứa hẹn cũng như những thách đố.

 

“Hàng Giáo Phẩm địa phương được tạo lập vào một thời điểm mà Việt Nam bị chia cắt trên b́nh diện chính trị, và điều đó đă kéo theo những hậu quả sâu đậm trong nhiều lănh vực của xă hội trên Đất Nước chúng con. Phải chờ đến năm 1980, sau khi hai miền Nam, Bắc thống nhất vào năm 1975. Hội Đồng Giám Mục của cả nước Việt Nam mới được khai sinh. Với biến cố lịch sử này, Giáo Hội tại Việt Nam bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của ḿnh. Giáo Hội tại đây đứng trước một khúc ngoặt mới, đặt ra cho Giáo Hội một đ̣i hỏi là, hơn bao giờ hết, phải lớn lên trong đức Tin, phải xây dựng chính ḿnh trong đức Mến, và phải dấn thân cách quyết liệt hơn nữa trong công cuộc Phúc Âm hóa thế giới dưới sự thức đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng khơi dậy ḷng Cậy Trông.. Hiện nay chúng con đang triển khai mọi nỗ lực của chúng con trong không gian được định h́nh bởi ba chiều kích hướng thần ấy.

 

“Đức Thánh Cha quư mến, chúng con sẽ vô cùng hạnh phúc khi dám mơ đến một ngày nào đó, chúng con được đón tiếp Đức Thánh Cha tại mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng con, để kính mời Đức Thánh Cha đến thăm và chúc lành cho cả ba Giáo Tỉnh của chúng con, cách riêng tại Trung Tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang.

 

“Vâng, trọng kính Đức Thánh Cha, chúng con thâm tín rằng Đức Chúa của Lịch Sử và Mẹ Hội Thánh sẽ đồng hành với chúng con trong cuộc lữ hành đức Tin của chúng con, thế nên chúng con lại ra khơi cùng với Đức Thánh Cha là người cầm lái con thuyền của Thánh Phêrô, mắt chúng con luôn hướng về Ngôi Sao Biển lấp lánh ở cuối chân trời và ḷng chúng con đầy ắp niềm Hy Vọng mang sức mạnh cứu độ (x. Rm 8,24).

 

“Nhân danh tất cả các giám mục hiện diện nơi đây, con xin cảm tạ Đức Thánh Cha về những lời hướng dẫn mục vụ Đức Thánh Cha sắp ban cho chúng con, và con cũng xin Đức Thánh Cha ban Phép lành Tông Ṭa cho chúng con và các Giáo phận của chúng con.

 

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI Và Những Dấu Nhấn Mục Vụ Cho Giáo Hội Tại Việt Nam

  

 Theo Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm ngày 29/6/2009 từ Rôma th́ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă thực hiện chuyến viếng thăm ad limina từ ngày 22-06 đến 4-07-2009. Đỉnh cao của chuyến viếng thăm là cuộc gặp gỡ Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vào ngày 27-06-2009. Trong mỗi cuộc gặp gỡ với từng Hội Đồng Giám Mục trên thế giới, Đức Thánh Cha đều ban huấn từ cho các giám mục với những nội dung thần học và trọng tâm mục vụ khác nhau, tùy theo hoàn cảnh của từng Giáo Hội địa phương. Huấn từ này có tầm quan trọng đặc biệt v́ trong tư cách là vị chủ chăn của Giáo Hội phổ quát, huấn từ của Đức Thánh Cha chính là những định hướng mà mỗi Giáo Hội địa phương phải quan tâm khai triển trong đời sống. Chắc chắn mọi thành phần trong Giáo Hội Việt Nam sẽ lắng nghe, suy nghĩ, trao đổi và khai triển nhiều khía cạnh trong huấn từ quan trọng của Đức Thánh Cha. Ở đây chỉ xin gợi lên một vài dấu nhấn mục vụ như bước đầu cho những suy nghĩ và ứng dụng sâu sắc hơn. Huấn từ của Đức Thánh Cha có một cấu trúc rơ ràng và mạch lạc. Sau lời chào mừng, cảm ơn và bày tỏ sự quư mến đối với Giáo Hội và người dân Việt Nam, Đức Thánh Cha nhấn mạnh những lănh vực cần phải quan tâm : linh mục và tu sĩ ; giáo dân, cách riêng đời sống gia đ́nh và các bạn trẻ ; sự hợp tác trong ḷng Giáo Hội Việt Nam ; Giáo Hội và xă hội. Cuối cùng là lời thăm hỏi và chúc lành gửi đến tất cả cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam. Trong mỗi lănh vực, ngài đều đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho đường hướng mục vụ của Giáo Hội Việt Nam”. Vị giám mục đặc trách văn pḥng bí thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam này tiếp tục chia sẻ như sau.

 

Đời sống thánh thiện của các linh mục và tu sĩ

 

Chuyến viếng thăm ad limina của HĐGMVN trùng hợp với thời điểm Giáo Hội toàn cầu bắt đầu bước vào Năm Linh Mục (19-06-2009 – 19-06-2010). Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Trong tầm nh́n của đức tin, chính Chúa quan pḥng đă sắp đặt sự trùng hợp này để Giáo Hội Việt Nam ư thức về ân huệ lớn lao Thiên Chúa ban cho ḿnh : một Giáo Hội phong phú ơn gọi linh mục và tu sĩ trong bối cảnh ơn gọi ấy dường như ngày càng vơi cạn trên nhiều miền đất của thế giới. Ư thức ấy dẫn Giáo Hội Việt Nam đến tâm t́nh tạ ơn Chúa, đồng thời phải tích cực góp phần để ǵn giữ, bảo vệ và phát triển kho tàng Chúa ban cho.

 

Theo ư hướng đó, rất cần quan tâm đến lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha gửi đến các linh mục và tu sĩ Việt Nam. Ngài nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện của linh mục, tu sĩ, theo gương cha sở họ Ars. Đây sẽ là điều đáng ngạc nhiên với những ai chỉ nh́n vị giáo hoàng hiện tại như bậc trí thức thượng thặng của thế giới. Thật vậy, Đức Bênêđictô XVI không chỉ là nhà thần học lỗi lạc trong Giáo Hội Công giáo, nhưng ngài c̣n được nh́n nhận như một trong những nhà tư tưởng uyên bác có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Thế nhưng vị giáo hoàng uyên bác ấy lại nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện, lại đề cao mẫu gương của cha thánh Gioan Maria Vianney, vị linh mục hơi đuối về mặt học vấn! Bởi lẽ hơn ai hết, ngài thấy rơ những giới hạn và cả mối hiểm nguy khi nghiên cứu thần học mà thiếu vắng đời sống nội tâm. Khi đó, thần học chỉ c̣n là một ngành nghiên cứu khoa học thuần túy chứ không có khả năng khơi mạch sự sống đức tin, nhà thần học chỉ c̣n là chuyên viên nói về Thiên Chúa như một đối tượng khách quan chứ không có khả năng nói với Chúa như một chủ thể trong tương giao sống động. Tương tự như thế, khi thiếu vắng đời sống nội tâm, các linh mục và tu sĩ có nguy cơ trở thành những công chức chứ không là mục tử, những giáo viên chứ không là ngôn sứ, những thầy dạy thay v́ là chứng nhân, và sẽ không c̣n khả năng thông truyền sự sống đức tin cho người khác.

 

Hiểu như thế, việc đào sâu đời sống nội tâm và nỗ lực sống thánh thiện phải là mối quan tâm hàng đầu của các linh mục tu sĩ Việt Nam trong giai đoạn tới. Trách nhiệm này trước hết là của từng cá nhân linh mục, tu sĩ, đồng thời các giám mục cũng phải xem đây là mối ưu tư hàng đầu của ḿnh. V́ thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các giám mục phải quan tâm lo lắng cho các linh mục, phải hiểu biết các linh mục trong giáo phận ḿnh cho thấu đáo, phải giúp các linh mục chu toàn việc thường huấn.

 

Người Công giáo tốt và người công dân tốt

 

Đức Thánh Cha tâm đắc với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi các giám mục đề cao vai tṛ của ơn gọi giáo dân trong đời sống gia đ́nh, để gia đ́nh thực sự trở thành trường dạy đức tin và đức mến đối với Thiên Chúa, trở thành cái nôi của những giá trị nhân văn và đức tính nhân bản. Đồng thời, ngài nhấn mạnh đến vai tṛ chứng tá của người tín hữu giáo dân giữa ḷng xă hội, để xă hội nh́n nhận rằng là người công giáo tốt cũng chính là người công dân tốt.

 

Bằng cách nào người giáo dân công giáo có thể  chu toàn sứ mạng đó? Người giáo dân được mời gọi chu toàn sứ mạng đó không phải bằng việc rao giảng giáo huấn của Giáo Hội nhưng bằng chính đời sống cụ thể hằng ngày của ḿnh, một đời sống xây dựng trên cái kiềng ba chân là bác ái, liêm chính và quư trọng ích chung. Xem ra Đức Thánh Cha theo dơi t́nh h́nh của Việt Nam khá sát, v́ đây chính là những trọng điểm của xă hội Việt Nam hôm nay. Khi Việt Nam bước sâu vào tiến tŕnh toàn cầu hóa th́ một mặt, có những phát triển về kinh tế nhưng mặt khác, lại có những tác động tiêu cực về đạo đức và tinh thần. Chủ nghĩa cá nhân len lỏi vào trong cách suy nghĩ và lối sống của người dân, khiến cho “t́nh làng nghĩa xóm” thưở xưa đang dần tan biến. Sự gian dối lan tràn trong cuộc sống hằng ngày, kể cả trong những môi trường đáng trân trọng nhất là giáo dục và y tế, làm cho mối tương quan giữa người với người mất đi sự trong sáng cần thiết. Chủ nghĩa hưởng thụ khiến cho mỗi người chỉ biết đến quyền lợi riêng của ḿnh, của gia đ́nh và phe nhóm của ḿnh, mà không màng ǵ đến ích lợi chung của tập thể xă hội. Trong t́nh h́nh đó, bác ái, liêm chính và quư trọng ích chung quả là những đ̣i hỏi khẩn thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước cách vững bền. Cũng bằng cách sống những giá trị đó, người công giáo có thể minh chứng cho mọi người thấy rằng, nếu mỗi người công giáo thực sự là công giáo th́ điều đó không những không gây tai hại ǵ cho đất nước và dân tộc; trái lại, c̣n làm cho đất nước được phồn thịnh và tốt đẹp hơn.

 

Để đạt được mục đích này, Đức Thánh Cha yêu cầu các giám mục phải chú tâm đến việc đào tạo người giáo dân. Điều đặc biệt là ngài không chỉ nói đến đào tạo về đức tin mà ngài c̣n nói đến cả việc nâng cao tŕnh độ văn hoá của người tín hữu, bởi lẽ khi tŕnh độ văn hoá được nâng cao, người giáo dân sẽ có thể hiểu biết đức tin cách sâu xa hơn và phục vụ Giáo Hội cũng như xă hội cách hiệu quả hơn. Trong thực tế, dù có nhiều giới hạn, Giáo Hội tại Việt Nam đă quan tâm đến việc đào tạo người tín hữu giáo dân dưới nhiều h́nh thức, từ cấp giáo xứ đến cấp giáo phận. Chắc chắn sự nhắc nhở của Đức Thánh Cha sẽ thúc đẩy các vị có trách nhiệm trong Giáo Hội quan tâm hơn nữa đến đ̣i hỏi này.

 

Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của ḿnh

 

Khi nói đến mối tương quan giữa Giáo Hội và xă hội tại Việt Nam, Đức Thánh Cha nhắc lại định hướng của Thư Chung 1980 : “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của ḿnh” (l’Eglise du Christ au milieu de son Peuple). Nếu xét theo từ ngữ, cụm từ mà Đức Thánh Cha dùng có chút thay đổi so với nguyên bản của Thư Chung 1980 v́ Thư Chung nói đến việc “sống Phúc âm giữa ḷng dân tộc”. Thiết nghĩ sự thay đổi này không tương phản mà chỉ muốn làm cho rơ hơn nội dung của Thư Chung 1980. Cụm từ “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của ḿnh” làm nổi bật chiều kích Giáo Hội. Chiều kích ấy trước hết hàm nghĩa cộng đoàn chứ không chỉ là cá nhân. Vấn đề không chỉ là mỗi cá nhân sống Phúc âm nhưng là tất cả Dân Chúa tại Việt Nam cùng sống Phúc âm trong tư cách là những chi thể của cùng một Thân Thể mầu nhiệm. Thứ đến, chiều kích Giáo Hội c̣n hàm nghĩa Dân Chúa tại Việt Nam sống Phúc âm trong mối hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Sẽ không có chuyện tự cho rằng ḿnh sống Phúc âm nhưng lại không hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, cụ thể là với Đấng kế vị thánh Phêrô. Cũng sẽ không có chuyện tự hào ḿnh sống Phúc âm nhưng lại là thứ Phúc âm theo cách giải thích riêng của ḿnh, bởi v́ Phúc âm chỉ được sống và công bố cách chính thực trong mối hiệp thông với Huấn quyền của Giáo Hội. Đây là một trong những điều kiện căn bản để Giáo Hội tại Việt Nam thực sự là Giáo Hội của Chúa Kitô.

 

Sứ mạng đặc thù của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng Chúa Kitô. Tin Mừng đó là Tin Mừng Nước Trời, vương quốc của t́nh yêu và chân lư; do đó, khi loan báo Tin Mừng – bằng lời rao giảng và bằng đời sống – Giáo Hội góp phần không những vào việc phát triển những giá trị nhân văn và tinh thần của người dân Việt Nam, mà c̣n góp phần cho sự phát triển vững bền của đất nước nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi những giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc bị đe doạ trước làn sóng của chủ nghĩa thực dụng và hưởng thụ.

 

Khi loan báo Tin Mừng cho người dân Việt, Giáo Hội ư thức rơ ràng mối liên hệ với đời sống xă hội cũng như với cộng đồng chính trị, v́ người dân Việt là những con người cụ thể đang sống trong môi trường xă hội cụ thể, dưới sự điều hành của một Chính quyền cụ thể. Nói về mối liên hệ này, Đức Thánh Cha khẳng định rơ ràng : Giáo Hội không hề có ư định thay thế Chính quyền dân sự và đ̣i hỏi quyền lực, nhưng chỉ muốn cộng tác nhằm xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng. Ngài cũng xác tín rằng sự cộng tác lành mạnh như thế là điều có thể thực hiện được, trên nền tảng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Hiểu như thế, tôn giáo chân chính không bao giờ là mối nguy hiểm cho dân tộc và đất nước, v́ tôn giáo chỉ nhằm mục đích giúp mỗi cá nhân thánh hoá bản thân, đồng thời qua những tổ chức và hoạt động của ḿnh, tôn giáo phục vụ con người cách quảng đại và vô vị lợi.

 

Kết Luận

 

Vào cuối năm nay, 24.11.2009, Giáo Hội Việt Nam sẽ chính thức khai mạc Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam. Chắc chắn những chỉ dẫn mục vụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ được cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam quan tâm đặc biệt, để cùng nhau sống chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội, phát huy sự hiệp thông trong Giáo Hội, và hăng say thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời cho đồng bào của ḿnh trên quê hương Việt Nam thân yêu.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Mục Tử Nhân Lành,

Chúa vẫn tiếp tục ở lại cùng Giáo Hội cho đến tận thế

để chăn dắt đàn chiên Giáo Hội Chúa qua các vị mục tử của Chúa,

những vị được Chúa chọn thừa kế các vị tông đồ trong hàng giáo phẩm của Giáo Hội.

 Xin thánh hóa chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

và riêng từng vị giám mục của Giáo Hội Việt Nam

để Giáo Hội ở Việt Nam trở nên như một hạt lúa miến mục nát đi mà sinh nhiều hoa trái. Amen.