Tóm Tắt Thông Điệp “Bác Ái trong Chân Lư” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban hành ngày Thứ Ba 7/7/2009 về Việc Phát Triển Toàn Vẹn Con Người trong Yêu Thương và Sự Thật

 

 

Bức thông điệp “Bác Ái trong Chân Lư” bao gồm phần mở đầu, 6 chương và phần đúc kết. Bản tóm tắt bức thông điệp này được Văn Pḥng Báo Chí của Ṭa Thánh phổ biến cùng ngày cắt nghĩa rằng trong phần dẫn nhập Đức Giáo HOÀng đă nhắc lại cách thức làm sao “bác ái là tâm điểm của giáo huấn của Giáo Hội về Xă Hội”. Tuy nhiên, để pḥng ngừa nguy cơ bác ái bị “dẫn giải sai lạc và tách khỏi việc sống đạo lư”, ngài cảnh giác về cách thức làm thế nào “một Kitô giáo của bác ái thiếu vắng chân lư sẽ không nhiều th́ ít có thể liên hoán với một loạt những cảm t́nh tốt lành, hữu ích cho sự liên kết về xă hội nhưng lại chẳng thích đáng bao nhiêu”. 

 

Đức Thánh Cha đă làm sáng tỏ là việc phát triển cần đến sự thật. Theo đó, ngài nói tới hai “qui chuẩn chi phối hành động luân lư” đó là công lư và công ích. Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi sống bác ái cũng bởi “đường lối về cơ cấu” chi phối đời sống “polis”, tức là việc sống chung xă hội.  

 

Chương thứ nhất của bức Thông Điệp cú trọng tới sứ điệp của Đức Phaolô VI trong bức thông điệp “Việc Phát Triển của Chư Dân”, bức thông điệp “nhấn mạnh tới tầm quan trọng bất khả thiếu của Phúc Âm trong việc xây dựng một xă hội trong tự do và công lư… Đức tin Kitô giáo không dựa vào đặc ân hay vị thế quyền hành… mà là vào một ḿnh Chúa Kitô thôi”. Đức Phaolô VI “đă vạch ra rằng những nguyên nhân của t́nh trạng kém phát triển chính yếu gây ra bởi lănh vực luân lư”. Chúng trước hết ở nơi ư muốn, nơi trí khôn và thậm chí nơi “sự thiếu hụt t́nh huynh đệ giữa cá nhân với nhau và các dân tộc với nhau”.

 

“Việc Phát Triển của Con Người trong Thời Đại của Chúng Ta” là đề tài của chương thứ hai. Nếu lợi lộc, vị Giáo Hoàng viết, “trở thành mục tiêu duy nhất, nếu nó được xuất phát bởi phương tiện bất chính đáng và không lấy công ích làm cùng đích của nó th́ nó đang hủy hoại đi cảnh giầu có và tạo nên cảnh bần cùng”. Theo đó, ngài liệt kê ra một số “những trục trặc” của việc phát triển, chẳng hạn như vấn đề giao dịch về tài chính “phần lớn đầu tư tích trữ”, vấn đề những trào lưu di dân “thường bị gây ra bởi một số hoàn cảnh đặc biệt để rồi không được chú ư đầy đủ”, và “t́nh trạng khai thác thiếu kiểm soát về các nguồn lợi thiên nhiên của trái đất”. Trước những vấn đề tương liên này, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “một tổng luận mới về nhân bản”, nhận định về cách thức làm sao “việc phát triển ngày nay có nhiều tầng lớp lấn át nhau… T́nh trạng giầu có của thế giới đang gia tăng tối đa thế nhưng những chênh lệnh cũng tăng lên”, và những h́nh thức mới của sự nghèo khổ đang xuất hiện. 

 

Ở lănh vực về văn hóa, bức Thông Điệp cho biết, những tiềm năng cho việc giao tiếp đang mở ra những chân trời mới về đối thoại, thế nhưng cũng có cả một nguy cơ lưỡng diện kèm theo nữa, ở chỗ, trong khi xẩy ra nguy cơ về một “thứ chiết trung văn hóa” coi văn hóa “về thực chất tương đương với nhau”, th́ lại có một thứ nguy cơ trái ngược trong việc “san bằng văn hóa và bừa băi chấp nhận những cách cư xử và lối sống”. Theo đó, Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới cái ô nhục của t́nh trạng đói khổ và bày tỏ niềm hy vọng có được “một cuộc canh tân về canh nông thích hợp ở các xứ sở đang phát triển”.

 

Đức Thánh Cha cũng bàn tới vấn đề tôn trọng sự sống, “một vấn đề không thể tách rời những vấn đề liên quan tới việc phát triển của các dân tộc”, khẳng định rằng “khi một xă hội tiến tới chỗ chối bỏ hay hủy hoại sự sống th́ nó tiến tới chỗ không c̣n t́m thấy động cơ cùng nghị lực cần thiết để nỗ lực cho thiện ích thực sự của con người”.

 

Một vấn đề khác liên hệ tới việc phát triển đó là vấn đề quyền tự do tôn giáo. Vị Giáo Hoàng viết “bạo lực là những ǵ ngăn chặn việc phát triển đích thực” và “điều này đặc biệt áp dụng cho nạn khủng bố gay ra bởi chủ nghĩa bảo thủ”.

 

Chương ba của bức Thông Điệp – “T́nh Huynh Đệ, Việc Phát Triển về Kinh Tế và Xă Hội Dân Sự” – được mở ra bằng một đoạn ca ngợi “cảm nghiệm về tặng ân” là những ǵ thường không được nhận thức đầy đủ “v́ quan niệm sống thuần hưởng thụ và duy thực dụng”. Tuy nhiên, việc phát triển, “nếu thực sự nhân bản th́ cần phải giành chỗ cho nguyên tắc nhưng không nữa”. Đối với lư lẽ của thị trường, nó “cần phải hướng tới việc theo đuổi công ích là những ǵ cộng đồng chính trị cũng đặc biệt cần phải chịu trách nhiệm”.

 

Căn cứ vào Thông Điệp “Bách Niên” của Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp “Bác Ái trong Chân Lư” nhấn mạnh tới “nhu cầu cần phải có một hệ thống có ba chủ thể là thị trường, Quốc Gia và xă hội dân sự” và khuyến khích “một thứ dân sự hóa kinh tế”. Bức Thông Điệp “Bác Ái trong Chân Lư” đề cao tầm quan trọng của “những h́nh thức kinh tế lấy t́nh đoàn kết làm căn bản” và cho biết cách thức làm thế nào “cả thị trường và chính trị cần đến những cá nhân cởi mở trước tặng ân hỗ tương”.

 

Chương thứ ba kết lại bằng một thẩm định mới mẻ về hiện tượng toàn cầu hóa, một hiện tượng không chỉ được coi như là một “tiến tŕnh về kinh tế xă hội”. Vấn đề toàn cầu hóa cần phải “cổ vơ một tiến tŕnh văn hóa của việc hội nhập toàn cầu hướng về siêu việt thể lấy con người làm nền tảng và hướng về cộng đồng” và có thể điều chỉnh những trục trặc riêng của nó.   

Chương thứ tư của bức Thông Điệp này tập trung vào đề tài: “Việc Phát Triển của Các Dân Tộc. Các Quyền Lợi cùng Nghĩa Vụ. Môi Trường”. Vị Giáo Hoàng nói rằng các chính quyền và những tổ chức quốc tế không thể “lạc hướng về mục tiêu và ‘tính chất bất khả vi phạm’ của các quyền lợi”. Theo đó, ngài cũng chú trọng tới “những vấn đề liên hệ tới t́nh trạng gia tăng dân số”.

 

Ngài đă tái khẳng định rằng tính dục “không thể bị biến thành một thứ thuần khoái lạc hay chơi bời”. Ngài nói là các Quốc Gia “được kêu gọi để ban hành những chính sách cổ vơ tính chất trọng yếu và toàn vẹn của gia đ́nh”.

 

“Kinh tế cần đến đạo lư để có thể tác hành một cách đúng đắn”, Đức Thánh Cha tiếp tục nói, nhưng “không phải là bất cứ một thứ đạo lư nào, mà là một đạo lư lấy con người làm tâm điểm”. Tính chất tâm điểm của con người này cũng cần phải là nguyên tắc hướng dẫn trong “các chương tŕnh phát triển” cũng như trong việc hợp tác quốc tế. Ngài đề nghị là “các tổ chức quốc tế cần đặt vấn đề về tính chất hiệu năng thực sự của guồng máy quan lại và quản trị của ḿnh là những ǵ thường phải trả một giá thái quá”.

 

Đức Thánh Cha cũng chú ư tới vấn đề năng lượng, nhận định về vấn đề làm sao xẩy ra “sự kiện là có một số Quốc Gia, có những nhóm và công ty về năng lực đầu tư các nguồn năng lượng không thể đổi mới đă cho thấy một cản trở cho việc phát triển ở các xứ sở nghèo khổ… Các xă hội tiến triển về kỹ thuật có thể và cần phải giảm bớt việc tiêu thụ năng lượng nội địa của ḿnh”, đồng thời cũng phấn khích “việc nghiên cứu những h́nh thức năng lượng thay thế”.

 

“Việc Hợp Tác của Gia Đ́nh Nhân Loại” là nhan đề và mục tiêu của chương thứ năm, một chương được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới cách thức làm thế nào “việc phát triển của chư dân trên heat lệ thuộc vào nhận thức nhân loại là một gia đ́nh duy nhất”. Bởi thế mà Kitô giáo và các tôn giáo khác “có thể cống hiến việc đóng góp của ḿnh vào việc phát triển nếu Thiên Chúa có chỗ đứng trong lănh vực quần chúng”.

 

Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới nguyên tắc phụ thuộc, nguyên tắc hỗ trợ con người “qua việc tự động của những cơ chế môi giới”. Vấn đề phụ thuộc, ngài giải thích rằng, “là thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất đối với bất cứ h́nh thức nào của t́nh trạng phúc lợi vơ vét” và “đặc biệt rất thích hợp với việc điều hành vấn đề toàn cầu hóa và hướng nó về việc phát triển con người thực sự”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi các Quốc Gia giầu có “hăy phân phối những phần dồi dào trong tổng sản vật nội địa của ḿnh cho việc viện trợ phát triển”, nhờ đó tôn trọng trách nhiệm của ḿnh. Ngài cũng bày tỏ niềm hy vọng có được phương tiện rộng lớn hơn trong vấn đề giáo dục, thậm chí c̣n hơn thế nữa, cho việc “trọn vẹn h́nh thành con người”, khẳng định rằng việc chiều theo chủ nghĩa tương đối làm cho heat mọi người trở thành bần cùng hơn. Một tỉ dụ về vấn đề này, ngài viết, đó là hiện tượng bại hoại của thứ du lịch tính dục. Ngài nói: “Buồn thay khi nhận thấy rằng hoạt động này thường xẩy ra với sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương”.

 

Đoạn Đức Thánh Cha tiếp tục lưu ư tới vấn đề di dân “đang tạo nên kỷ nguyên” này. Ngài nói “heat mọi người di dân đều là một con người, thành phần v́ thế, có những quyền lợi căn bản, bất khả tách biệt cần phải được mọi người tôn trọng ở mọi trường hợp”.

 

Vị Giáo Hoàng đă giành đoạn cuối cùng của chương năm này cho “nhu cầu được mạnh mẽ cảm nhận” là cần đến một cuộc canh tân Liên Hiệp Quốc và “những cơ cấu kinh tế và tài chính quốc tế… Thật là khẩn trương cần đến một thẩm quyền chính trị thế giới thực sự” có “quyền lực hữu hiệu”.

 

Chương thứ sáu cũng là chương cuối cùng có tựa đề là “Việc Phát Triển của Chư Dân và Kỹ Thuật”. Ở chương này, Đức Thánh Cha cảnh giác “thái độ tự phụ tiếm quyền” nơi ư nghĩa của con người là những ǵ “có thể tái tạo ḿnh bằng những ‘kỳ công’ của kỹ thuật”. Ngài nói kỹ thuật không thể nào có “tuyệt đối tự do”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói rằng “một trận chiến đặc biệt trầm trọng trong việc đối chọi về văn hóa ngày nay giữa thượng quyền của kỹ thuật và trách nhiệm về luân lư của con người đó là lănh vực của khoa đạo đức sinh học”, và ngài nói thêm rằng “lư trí không có đức tin sẽ bị chới với trong một ảo ảnh về quyền toàn năng của ḿnh”. Ngài nói rằng vấn đề về xă hội trở thành vấn đề nhân loại học. Việc nghiên cứu phôi thai bào và tạo sinh sao bản đang “được cổ vơ bằng một thứ văn hóa hết sức vỡ mộng tin tưởng răèg nó làm chủ heat mọi mầu nhiệm”. Vị Giáo Hoàng này cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài về t́nh trạng khả dĩ của một “chương tŕnh cải giống có hệ thống về những cuộc sinh nở”.

 

Ở phần kết luận cho bức Thông Điệp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến làm sao “việc phát triển cần đến thành phần Kitô hữu giơ tay lên nguyện cầu cùng Thiên Chúa”, như nó cần đến “t́nh yêu thương và ḷng tha thứ, việc bỏ ḿnh, chấp nhận kẻ khác, công lư và ḥa b́nh vậy”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được VIS phổ biến ngày 7/7/2009